What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Super Lobbyist Thein Sein

Tổng thống Myanmar thăm chính thức Singapore​

Tổng thống Myanmar Thein Sein bắt đầu chuyến thăm chính thức Singapore bốn ngày. Tháp tùng ông có nhiều Bộ trưởng, các quan chức cấp cao và các chủ doanh nghiệp của Myanmar

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Thein Sein tới một quốc gia Đông Nam Á từ khi nhậm chức hồi tháng 3/2011

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long và Bộ trưởng danh dự Goh Chok Tong, và tới chào xã giao Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam

tg_301_My.jpg

Tổng thống Myanmar thăm chính thức Singapore​

Singapore hiện là nhà đầu tư lớn nhất ở Myanmar. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 2,07 tỷ USD trong tài khóa 2010-2011. Đầu tư của Singapore vào Myanmar từ năm 1988 đạt 1,18 tỷ USD. Ông Thein Sein từng thăm Singapore năm 2009 khi còn làm Thủ tướng

Myanmar sẽ đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2014
 
Singapore cam kết giúp Myanmar phát triển kinh tế​

0102b.jpg

Singapore sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho Myanmar với các chương trình và khóa học trong các lĩnh vực như dạy tiếng Anh, công nghệ thông tin...
Chuyến thăm hữu nghị Singapore bốn ngày (từ 29/1-1/2) của Tổng thống Myanmar Thein Sein nhằm tăng cường hợp tác song phương đã gặt hái được những thành công quan trọng, trong đó có việc Singapore đồng ý trợ giúp về mặt kỹ thuật cho Myanmar

Trong chuyến thăm của ông Thein Sein, hai nước đã ký bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật, theo đó Singapore sẽ giúp Myanmar phát triển kinh tế

Sự hỗ trợ này sẽ bao gồm ba lĩnh vực ưu tiên gồm hành chính công, phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực nhằm giải quyết một cách cơ bản mọi khía cạnh của phát triển kinh tế, từ chính sách vĩ mô đến đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại

Theo bản ghi nhớ, Singapore sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho Myanmar với các chương trình và khóa học trong các lĩnh vực như dạy tiếng Anh, công nghệ thông tin...

Các chủ ngân hàng Singapore cũng sẽ cung cấp cho Myanmar sự hỗ trợ kỹ thuận dành cho khu vực nhà nước và tư nhân nhằm tăng cường sự kết nối giữa Myanmar với các ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, Singapore còn giúp Myanmar chuẩn bị tiếp quản vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Thein Sein tới một quốc gia Đông Nam Á từ khi nhậm chức hồi tháng 3/2011. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã gặp Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long và Bộ trưởng danh dự Goh Chok Tong, và tới chào xã giao Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam

Singapore hiện là nhà đầu tư lớn thứ sáu vào Myanmar. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 2,07 tỷ USD trong tài khóa 2010-2011
 
Mỹ từng bước dỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar​

Ngày 6-2, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ một trong những biện pháp trừng phạt Myanmar

Giới quan sát nhận định đây là động thái mới nhất cho thấy Washington đã công nhận những chuyển biến tích cực trong quá trình tiến tới cải cách chính trị của Naypyidaw sau nhiều thập kỷ do quân đội lãnh đạo

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tuy chưa thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt về kinh tế, song Ngoại trưởng Hillary Clinton đã ký sắc lệnh thông qua việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với quốc gia Đông Nam Á này trong khuôn khổ Đạo luật Bảo vệ nạn nhân nạn buôn người

Quyết định dỡ bỏ này sẽ cho phép Myanmar tiếp đón các phái đoàn của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tới nước này để đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật có giới hạn sau khi bị cấm vận hàng chục năm qua

Trước đó, trong chuyến thăm Mianma hồi tháng 12-2011, Ngoại trưởngHillary Clinton cũng đã cam kết ủng hộ quá trình đánh giá của các thể chế nói trên nhằm hưởng ứng những cải cách đáng khích lệ tại quốc gia này

Chính quyền dân sự lên nắm quyền tại Myanmar từ năm 2011 sau cuộc bầu cử hồi tháng 11-2010. Kể từ đó, Naypyidaw đã có một loạt động thái tích cực, trong đó có việc thả hàng trăm tù nhân và đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ và nhóm nổi dậy thiểu số lớn nhất nước này
 
Chủ tịch Quốc hội tiếp Tổng Kiểm toán Myanmar​

– Ngày 7/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Tổng Kiểm toán Liên bang Myanmar, ngài Lunn Maung nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam

KTNN.jpg

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Kiểm toán Liên bang Myanmar Lun Maung​

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng Myanmar đã tổ chức thành công cuộc bầu cử vừa qua; cho rằng đây là một bước tiến mới trong đổi mới, hòa hợp dân tộc, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Bày tỏ sự vui mừng trước kết quả hợp tác tốt đẹp giữa Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với Cơ quan Tổng Kiểm toán Liên bang Myanmar, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai bên cần thực hiện tốt các thỏa thuận đã đạt được; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chuyên môn, đặc biệt là việc quy định địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, ngành Kiểm toán Nhà nước Việt Nam sẵn sàng hợp tác, phối hợp với Kiểm toán Myanmar, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai quốc gia

Tổng Kiểm toán Liên bang Myanmar, ngài Lunn Maung cho rằng kể từ khi Myanmar và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương giữa hai nước đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực

Ngài Tổng kiểm toán cũng cho biết Myanmar đã thiết lập được một chính quyền dân chủ, trên con đường phát triển, xây dựng đất nước, mặc dù còn rất nhiều khó khăn. Nhà nước Myanmar sẽ quyết tâm, nỗ lực vượt qua những khó khăn đó và luôn mong muốn có sự hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác kiểm toán

Ngài Lunn Maung hy vọng, Việt Nam quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển quan hệ hợp tác với Myanmar; cơ quan Kiểm toán hai nước cũng sẽ không ngừng đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia

Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước và Cơ quan Tổng Kiểm toán Liên bang Myanmar đã chia sẻ những kinh nghiệm về chuyên môn

Hai bên nhất trí tăng cường cung cấp thêm các thông tin, kinh nghiệm liên quan đến chuyên môn kiểm toán để cùng nhau nâng cao năng lực của mỗi bên; tăng cường hợp tác về đào tạo, chia sẻ kiến thức thông qua hội nghị, hội thảo chung về hoạt động kiểm toán

Hai bên sẽ tiếp tục ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ Tổ chức Các cơ quan kiểm toán tối cao khu vực Đông Nam Á (ASEAN SAI) để giúp ASEAN SAI ngày càng phát triển
 
“Kinh ngạc” với thay đổi đang diễn ra tại Myanmar​

Myanmar3.jpg

Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực

Giới chính trị gia Myanmar đang cải tổ hệ thống với tốc độ mạnh ít thấy. Đầu tháng 2/2012, lần đầu tiên Bộ trưởng Tài chính Myanmar công bố chi tiết về ngân sách của chính phủ

Ông còn công bố thêm Myanmar hiện đang nợ nước ngoài khoảng 11 tỷ USD. Vài ngày sau đó, xuất hiện thông tin rằng đại diện của Tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ được vào Myanmar từ đầu tháng 4/2012

Myanmar đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Trên chính trường, đảng đối lập sẽ chạy đua vào một số ghế trong nghị viện. Nếu cuộc bầu cử sắp tới chứng minh được sự tự do và công bằng của nó, hẳn các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có nhiều lý do để giỡ bỏ trừng phạt đã áp dụng với Myanmar từ giữa thập niên 1990

Nghị viện Myanmar cũng đang cân nhắc về luật truyền thông mới để giúp Myanmar trở thành một trong những môi trường thông tin tự do nhất trong khu vực. Chỉ 1 năm trước đây thôi, các tờ báo thậm chí còn không được nhắc đến tên bà Suu Kyi

Người ta cứ nghĩ câu chuyện cổ tích đang diễn ra. Tuy nhiên không ít người vẫn hoài nghi chính phủ của nước quân sự, cầm quyền từ năm 1962, thực tế đang thay đổi nhanh chóng như vậy để làm gì. So với nhiều đợt biến động chính trị tại Trung Đông, cải cách trong hệ thống chính trị của Myanmar cho đến nay diễn ra khá êm xuôi. Dù vậy, thay đổi chưa hẳn đã sâu sắc như Libya hay Ai Cập

Có lẽ những người đứng đầu đất nước đã thay đổi cách nghĩ. Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực

Trong tinh thần cởi mở, quan chức Myanmar thừa nhận rằng nước này sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở nên thịnh vượng sau khi Myanmar gia nhập thị trường thống nhất của các nước Đông Nam Á vào năm 2015. Hơn thế nữa, nhiều quan chức chính phủ đang rất muốn đất nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều nguồn và tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt từ IMF và WB. Dưới sự trừng phạt của phương Tây, Myanmar đã từ chối sự tiếp cận trên. Nếu cần phải thả tù nhân để đổi lấy việc các biện pháp trừng phạt được giỡ bỏ, Myanmar cũng chấp nhận

Nhiều người cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không khiến giới chức Myanmar lo lắng bởi họ sẽ có thể phụ thuộc vào hỗ trợ từ Trung Quốc. Không hẳn như vậy, tại khu vực miền Bắc Myanmar, hành vi của một số công ty Trung Quốc còn khiến chính phủ Myanmar không hài lòng

Chính phủ Myanmar thừa nhận còn nhiều yếu tố khác đã tác động khiến Myanmar thay đổi. Một quan chức cho biết quá trình cải tổ được đẩy nhanh do “mùa xuân Arập” vào năm 2011. Đảng cầm quyền lo sợ các nhóm đối lập có thể đổ ra đường phố giống như họ đã làm vào năm 1988 và năm 2007, có thể cùng với nhiều nhóm vũ trang và người thiểu số ở khu vực biên giới. Quan chức Myanmar khẳng định đã đến lúc đoàn kết dân tộc

Ông Thein Sein, Tổng thống tân cử của Myanmar, cũng khiến mọi người kinh ngạc với tâm lý ưa đổi mới của ông. Ông dám thừa nhận chế độ có nhiều điểm sai lầm, thất bại và cần phải học từ nhiều nước khác. Người khác nhận xét ông có tính cách chân thật, đồng cảm và biết lắng nghe
 
Quá trình cải tổ tại Myanmar bước vào giai đoạn mới​

myanmar13.jpg

Diễn biến mới nhất này cho thấy nỗ lực của chính phủ Myanmar trong việc giải quyết xung đột giữa các khu vực và sắc tộc khác nhau

Nhà hoạt động Aung San Suu Kyi đã chính thức khởi động cuộc vận động chạy đua vào nghị viện tại khu vực nông thôn phía Nam Yangon

Như vậy quá trình cải tổ hệ thống chính trị của Myanmar đã có bước tiến mới

Quyết định ra tranh cử trên được công bố cùng với bài phát biểu tại Yangon vào ngày Chủ Nhật để kỷ niệm ngày Union Day, ngày mà vào năm 1947, cha của bà Aung San Suu Kyi, anh hùng Aung San chủ trì buổi ký kết thỏa thuận hợp tác giữa người theo tôn giáo và lãnh đạo Myanmar

Bà Suu Kyi khẳng định sẽ chẳng thể nào hy vọng về hòa bình hay thịnh vượng nếu không có sự đoàn kết giữa tất cả các nhóm sắc tộc tại Myanmar

Diễn biến mới nhất này cho thấy nỗ lực của chính phủ Myanmar trong việc giải quyết xung đột giữa các khu vực và sắc tộc khác nhau. Những tháng gần đây, chính phủ đã ký thỏa thuận hòa bình với ít nhất 7 nhóm hoạt động và nay đang tập trung vào khu vực Kachinh tại khu vực Đông Bắc, nơi cuộc giao tranh giữa lực lượng nổi dậy và lực lượng của chính phủ đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 60 nghìn người

Bà Suu Kyi đã đưa ra một số bài phát biểu vận động tranh cử trên khắp đất nước Myanmar trước khi bà công bố chính thức quyết định tranh cử vào ngày 01/04. Thế nhưng sự xuất hiện của bà trong vai trò ứng viên tại khu vực cử tri constituency cho thấy cái mà các nhà chính trị gọi là sự phát triển từ một nhân vật biểu tượng thành chính trị gia

Hôm qua bà đứng trong một chiếc xe ô tô có cửa sổ trời, cười và vẫy tay với đám đông khi đoàn tuần hành của bà bao gồm 40 ô tô và hàng trăm xe máy diễu hành suốt 7 tiếng dọc con đường dài 31km đến Kawhmu. Bà tuyên bố đặt vấn đề giải quyết tình trạng thất nghiệp lên hàng đầu
 
EU viện trợ 200 triệu USD cho Myanmar​

- Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách phát triển, ông Andris Piebalgs, đã tới Myanmar vào cuối tuần để đánh giá tiến trình cải cách ở nước này và tuyên bố gói viện trợ trị giá 200 triệu USD để chống nghèo đói, theo báo Myanmar Times ngày 14-2

547996.jpg

Bộ trưởng hợp tác kinh tế và phát triển Đức Dirk Niebel trong một cuộc gặp bà Aung San Suu Kiy ở Myanmar​

Ông Piebalgs là cao ủy đầu tiên của EU gặp mặt Tổng thống Myanmar U Thein Sein, kể từ khi ông Thein Sein nhậm chức vào tháng 3-2011, theo thông báo từ phái bộ EU tại Thái Lan

Trong chuyến thăm hai ngày, ông Piebalgs sẽ tìm hiểu xem EU có thể ủng hộ tiến trình thay đổi tốt hơn như thế nào, thông báo nói. Chuyến thăm cũng bao gồm một cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi và một số nhân vật chính trị khác, gặp các đối tác trong những dự án viện trợ của EU ở Myanmar và một bệnh viện do EU đầu tư

Theo AFP, ngài cao ủy cũng tuyên bố khoản viện trợ 150 triệu euro (khoảng 200 triệu USD) hỗ trợ Myanmar trong vòng hai năm tới. Ông Piebalgs nói ông hi vọng khoản tiền “sẽ mang lại một khác biệt lớn”. EU đã cung cấp 174 triệu euro (230 triệu USD) kể từ năm 1996 giúp Myanmar đối phó với các bệnh sốt rét, lao phổi, cải thiện điều kiện sống ở vùng nông thôn và đưa trẻ em tới trường

“Tình hình mới khiến chúng tôi có thể tăng cường viện trợ - ông Piebalgs nói, với lời giải thích các gói cứu trợ trước kia đều phải giải ngân thông qua những tổ chức phi chính phủ và Liên Hiệp Quốc - Vấn đề là sử dụng tiền như thế nào và điều đó chúng tôi sẽ trao đổi với chính quyền. Chúng tôi sẽ đánh giá khả năng hoạt động của bộ máy để vận hành các phúc lợi xã hội, chẳng hạn như thế. Một phần tiền cũng sẽ được chi cho các hoạt động tín dụng vi mô, nhưng phần lớn nhất dành cho y tế và giáo dục”

EU không gắn các điều kiện chính trị với khoản viện trợ này “vì chúng tôi muốn ủng hộ người dân Myanmar”, ông Piebalgs nói, đồng thời nhận định cuộc bầu cử ngày 1-4 tới sẽ có vai trò cốt lõi trong việc xây dựng lòng tin về tiến trình cải cách vẫn còn “mong manh”. Ông kêu gọi bầu cử tự do, công bằng và nói EU sẽ cử quan sát viên tham gia cuộc bầu cử

Từ tháng 1, EU đã nới bỏ các lệnh cấm vận chống lại Myanmar. Hiện EU đang xem xét lại các lệnh cấm vận vũ khí, xuất khẩu đá quý và phong tỏa tài sản với gần 500 người và 900 pháp nhân của Myanmar. “Chúng tôi đang đánh giá lại toàn bộ quan hệ với Myanmar”, ông Piebalgs nói
 
Châu Âu bỏ lệnh cấm nhập cảnh với quan chức Myanmar​

- Ngày 17-2, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với 87 quan chức chính phủ Myanmar, trong đó có Tổng thống Thein Sein. Đây là kết quả sau những cải cách chính trị ở Myanmar.
Tuy nhiên, lệnh phong tỏa tài sản đối với các quan chức Myanmar vẫn được giữ nguyên


548469.jpg

Thủ lĩnh đối lập Aung Sann Suu Kyi đến thị trấn Pyapon, Ayeyarwady ngày 17-2-2012​

Những cá nhân trong danh sách được nới lỏng hạn chế đi lại còn có các phó tổng thống, thành viên nội các, người phát ngôn lưỡng viện quốc hội và gia đình họ

"Chúng tôi đã chứng kiến những thay đổi lịch sử ở Myanmar và chúng tôi rất khuyến khích giới chức nước này tiếp tục tiến trình đó", đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton nói, đồng thời tỏ ý sẽ tiếp tục nới lỏng lệnh cấm vận khác trong tương lai

Vào tháng 4-2012, các thành viên châu Âu sẽ xem xét lại các chính sách trừng phạt với Myanmar và có thể tiếp tục nới lỏng nữa, tùy vào một phần kết quả bầu cử bổ sung quốc hội Myanmar sắp tới

Ngân hàng Thế giới cũng đang xem xét quay trở lại hoạt động ở Myanmar

* Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar cùng ngày ra thông cáo cho biết các chính đảng cạnh tranh trong cuộc bầu cử bổ sung sắp tới tại nước này nay được phép tiến hành chiến dịch vận động tranh cử trên đài phát thanh và truyền hình nhà nước

Có tổng cộng 17 chính đảng sẽ tham gia các cuộc bầu cử bổ sung vào ngày 1-4 để chạy đua vào 48 ghế trống. Mỗi chính đảng đều có 15 phút để trình bày chính sách và cương lĩnh hành động của mình trên phương tiện truyền thông nhà nước
 
Mùa xuân Myanmar​

Sau hơn nửa thế kỷ bị cô lập với thế giới bên ngoài, Myanmar đã mở cánh cửa “bí hiểm”của mình để tạo nên những thay đổi đáng kinh ngạc

Vẫn còn hoài nghi

Giới chính trị gia Myanmar đang cải tổ hệ thống với tốc độ “gây bất ngờ cho cả thế giới” kể từ khi tướng Thein Sein trở thành tổng thống dân sự vào tháng 3/2011, thay thế cho tướng độc tài Than Shwe

Về mặt chính trị, Myanmar đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Trên chính trường, đảng đối lập sẽ chạy đua vào một số ghế trong nghị viện

myanmarmuaxuan-1.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Tổng thống Myanmar Thein Sein với cuộc gặp lịch sử bàn về tương lai của Myanmar​

Chính phủ mới cũng công bố đại diện của Tổ chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ được vào Myanmar từ đầu tháng 4/2012. Nghị viện Myanmar cũng đang cân nhắc về luật truyền thông mới để giúp Myanmar trở thành một trong những môi trường thông tin tự do nhất trong khu vực

Nói đây là “sự thay đổi chóng vánh” vì mới cách đây một năm, các tờ báo thậm chí còn không được nhắc đến tên lãnh tụ của phong trào đấu tranh cho dân chủ Suu Kyi

Vì vậy, không ít người vẫn hoài nghi trước sự thay đổi của chế độ độc tài quân sự cầm quyền từ năm 1962. Trước sự hoài nghi của quốc tế, quan chức Myanmar thừa nhận rằng nếu duy trì thể chế hiện tại, nước này sẽ không thể trở nên thịnh vượng sau khi Myanmar gia nhập thị trường thống nhất của các nước Đông Nam Á vào năm 2015

Ngoài ra, Chính phủ Myanmar cũng thừa nhận còn nhiều yếu tố khác đã tác động khiến giới lãnh đạo nước này phải thay đổi cách nghĩ trước một thế giới đang biến chuyển rất nhanh. Giới chính trị Myanmar cũng không giấu giếm sự lo ngại trước những tác động của “mùa Xuân Arập” làm sụp đổ nhiều chính quyền trên thế giới

Đảng cầm quyền Myanmar lo sợ các nhóm đối lập có thể đổ ra đường phố giống như họ đã làm vào năm 1988 và năm 2007, có thể cùng với nhiều nhóm vũ trang và người thiểu số Karen và Chacin ở khu vực biên giới...

Trong hơn hai thập kỷ qua, khi bị cộng đồng quốc tế cô lập, trừng phạt vì những vị phạm nhân quyền, đồng minh thân cận và quan trọng nhất của giới lãnh đạo quân sự Myanmar là Trung Quốc. Nhưng thời gian qua, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này không còn mặn nồng như trước

Quyết định đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc tại trợ vào cuối tháng 9/2011 chứng tỏ có những rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước. Đã đến lúc Myanmar nhận ra sau hơn 50 năm nền chính trị độc tài quân sự của mình dựa hẳn vào gã khổng lồ Trung Quốc vẫn không tìm ra lối thoát khỏi nghèo đói và bất ổn

Những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Myanmar phù hợp với chính sách mới của Mỹ về Á châu. Để khích lệ cho xu hướng này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm Myanmar. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tại nước này trong hơn 50 năm qua

Đây được xem như một dấu hiệu làm tăng thêm hy vọng nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia và đánh dấu sự mở cửa với thế giới bên ngoài của Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague, Alain Juppe Bộ trưởng ngoại giao Pháp... cũng như đại diện ngoại giao các nước khác cũng liên tục có các chuyến đi tới Myanmar trong thời gian gần đây

Dưới ảnh hưởng của Mỹ, hàng loạt các quyết định quan trọng mang tính lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong sự thay đổi nền chính trị của Myanmar, từ độc tài quân sự sang chính quyền dân sự theo đuổi tự do dân chủ

Điều đáng chú ý là việc chính quyền Myanmar đã tiến hành ký kết thỏa thuận ngừng bắn với các lực lượng phiến quân sắc tộc thiểu số và ra lệnh cho quân đội chấm dứt xung đột

Bước ngoặt thay đổi thương mại của châu Á ?

Nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Myanmar có thể tăng trưởng khoảng 5,5% vào năm 2012. Nếu so sánh mức tăng trưởng dự báo này với nhóm nước láng giềng trong khu vực, có thể thấy 5,5% là con số khá lớn xét đến triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém. Dù vậy, Myanmar còn có tiềm năng tăng trưởng cao hơn

Để gạt bỏ những nghi ngờ về thực tâm cải cách của chế độ Myanmar, các nước phương Tây một mặt xem xét từng bước giảm nhẹ cấm vận, mặt khác, sẵn sàng hỗ trợ chính quyền Naypyidaw trên con đường dân chủ hóa. Trong tháng Tư, Liên hiệp Châu Âu sẽ khai trương văn phòng đại diện. Một ủy viên châu Âu sẽ công du nước này để thảo luận việc trợ giúp 150 triệu euro cho Myanmar

Myanmar từng là một quốc gia giàu có nhất Đông Nam Á với tài nguyên thiên nhiên như khí đốt tự nhiên, các nguồn lâm sản, khoáng sản dồi dào và nguồn lao động giá rẻ (nói tiếng Anh) hơn bất kỳ nơi đâu

Tiềm năng này khiến cho Myanmar trở thành một quốc gia vô cùng hấp dẫn, đang được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị để nhảy vào đầu tư ngay khi điều kiện có thể

Chính phủ nước này mới thông qua luật lao động, giảm thuế đầu tư nước ngoài (miễn thuế 8 năm) và tham khảo ý kiến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hoàn thiện hệ thống tiền tệ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Tuần trước, một số ngân hàng địa phương được phép giao dịch giữa đồng kyat của Myanmar với đồng USD, euro và đô la Singapore. Một số công ty lớn, bao gồm Total SA ( Pháp) được tiếp tục hoạt động tại Myanmar

Tập đoàn Cnooc Trung Quốc, PTT của Thái Lan và các công ty châu Á khác tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này. Một trong số các thương hiệu phương Tây đầu tiên gia nhập vào thị trường Myanmar là Unilever

Một số trong những dự án khổng lồ được giới đầu tư quốc tế chú ý là các cảng nước sâu và trung tâm công nghiệp ở khu vực thành phố Twai phía nam của Myanmar

Với tổng giá trị đầu tư lên đến khoảng 8,6 tỷ USD, Chính phủ Myanmar đã có ý định biến khu vực này trở thành trung tâm kinh doanh đáp ứng tất cả nhu cầu của khu vực châu Á về mọi mặt

Đối với cảng nước sâu ở Twai sẽ có công suất hơn 200 triệu tấn, trong khi các cảng nước sâu lớn nhất ở Thái Lan - Laem Chabang chỉ mới đạt cỡ 47 triệu tấn, nghĩa là chỉ bằng 1/4 của cảng Twai

Cả chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu đã phát đi tín hiệu sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu Myanmar tiếp tục điều chỉnh chính sách tích cực như trên. Chính phủ Singapore cũng kết hợp với Myanmar để hối thúc chính phủ Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt

Lam Hồng
 
Miến Điện dỡ bỏ hạn chế tranh cử​

120215131225_aung_sansuu_kyi_304x171_reuters_nocredit.jpg

Đây là lần đầu tiên đảng của bà Suu Kyi tham gia tranh cử kể từ khi chính quyền quân sự lên cầm quyền​

Chính quyền Miến Điện đã dỡ bỏ các hạn chế vận động tranh cử, đảng chính trị của bà Aung San Suu Kyi cho biết hôm thứ Hai ngày 20/2

Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) than phiền trong một cuộc họp báo rằng họ bị ngăn chặn sử dụng các địa điểm để người ủng hộ tụ họp

“Đây là một thay đổi rất có ý nghĩa,” người phát ngôn của Liên đoàn Nyan Win nói với hãng tin AFP. “Chúng tôi vẫn đang hy vọng có một cuộc chơi công bằng”

Trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào ngày 1/4 sắp tới, các đảng phái sẽ cạnh tranh nhau 48 ghế trong Quốc hội nước này

Một thành viên NLD khác nói với hãng tin Reuters rằng Ủy ban bầu cử Liên hiệp (UEC) đã liên hệ với đảng này để cho họ biết lệnh cấm sử dụng các sân đấu thể thao, vốn đã ngăn chặn một cuộc tập hợp ủng hộ đảng NLD được dự kiến vào ngày 14/2, đã được dỡ bỏ

Trước đó, trong một cuộc họp báo ở Rangoon, NLD đã cảnh báo rằng cuộc bầu trước thời hạn này sẽ không công bằng nếu chính phủ áp đặt các hạn chế

Người phát ngôn Nyan Win nói với các phóng viên rằng đảng của ông đã bị ngăn không cho sử dụng ba sân vận động cho các cuộc tập hợp

Cuộc bầu cử lần này được xem như là phép thử đối với cam kết cải cách của chính quyền Miến Điện

NLD đã tẩy chay cuộc bầu cử vào năm 2010 nhưng sau đó đã đồng ý tham gia tiến trình bầu cử sau khi chính phủ do quân đội hậu thuẫn đưa ra một số cải cách dân chủ

Ngay cả khi NLD giành được tất cả 48 ghế thì chính phủ hiện tại được quân đội hậu thuẫn vẫn sẽ có đa số quyết định ở Quốc hội

Tuy nhiên, phóng viên BBC Jonah Fishner ở Bangkok cho biết, một chiến thắng cho phe đối lập sẽ được xem là mang tính biểu tượng rất lớn

Mặc dù số lượng ghế được bầu trong kỳ bầu cử này không nhiều, cách thức chính quyền Miến Điện tiến hành bầu cử sẽ có tác động lớn đối với việc phương Tây có dỡ bỏ cấm vận đối với nước này hay không
 
Myanmar đang trở thành “nam châm” hút tiền ?​

myanmar4.jpg

Nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội trong khắp các lĩnh vực, từ tài chính cho đến khách sạn và chế biến thực phẩm

Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít đối với doanh nghiệp nào muốn làm ăn ở Myanmar

Ông Hans Vriens, tư vấn viên tại Singapore, nhận xét về biến chuyển mới tại Myanmar: “Không phải ngẫu nhiên mà đất nước 60 triệu dân tại khu vực kinh tế năng động nhất thế giới bất ngờ mở cửa đón hoạt động kinh doanh từ nước ngoài.” Đất nước một thời bị cô lập nay đã chuyển từ đất nước độc tài quân sự sang đất nước mở cửa hơn

Myanmar giàu tài nguyên gỗ, khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và khoảng cách đây khoảng nửa thế kỷ Myanmar từng là nền kinh tế giàu có nhất trong khu vực. Nhiều thập kỷ bị cô lập và trừng phạt đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim trên

Nay Myanmar đang hòa mình vào thế giới thực. Quân đội đã nới lỏng kiểm soát và chính phủ đang hết sức khuyến khích đầu tư nước ngoài. Liệu kinh tế có lấy lại được hào quang của ngày xưa ?

Quá trình cải tổ của Myanmar đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ phía ngoại giao các nước. Thập niên 1990, chính phủ Mỹ và nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế do chính phủ Myanmar không thực hiện tốt nhiều chính sách chính trị. Các lệnh trừng phạt có thể bị dỡ đi

Các công ty nước ngoài, đặc biệt nhóm công ty phương Tây, chạy đua đầu tư. Chính phủ nhiều nước khác cũng đang rất quan tâm đến Myanmar

Chính phủ Mỹ đang cho phép các chuyên gia thuộc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vào Myanmar để giúp chính phủ hiện đại hóa hệ thống tài chính. EU đã bãi bỏ hạn chế visa với một số thành viên cao cấp thuộc chính phủ và dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách vào tháng 4/2012

Các công ty phương Tây ấn tượng với dân số đông tại Myanmar, nguồn tài nguyên dồi dào và nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ tại Myanmar ở mức cao. Tại Myanmar, người dân khao khát nhiều thứ sau thời gian dài đất nước đóng cửa

Hiện ở Myanmar, rất ít người sở hữu ô tô, gần như vắng bóng siêu thị và trung tâm mua sắm hiện vốn đang mọc lên như nấm khắp châu Á. Chuyên gia Vriens khẳng định nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội trong khắp các lĩnh vực, từ tài chính cho đến khách sạn và chế biến thực phẩm

Chính phủ mới của Myanmar đang chào đón nhà đầu tư phương Tây. Trong những năm bị trừng phạt, nhóm nhà đầu tư lớn chủ yếu là các công ty Trung Quốc muốn khai thác dầu, gỗ và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác

Rất ít trong số các công ty trên mang đến nhiều phúc lợi cho người lao động tại địa phương hoặc quan tâm đến môi trường. Nay Myanmar đã có nhiều lựa chọn khác

Để giúp đất nước trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ đang cố gắng đẩy mạnh các chương trình cải cách hệ thống pháp lý và kinh tế. Luật mới liên quan đến đất đai và đầu tư đang được bàn thảo, nhiều khu vực kinh tế đặc biệt được tạo ra, chính phủ sẵn sàng đón nhận lời khuyên từ các bên

Quan chức chính phủ Myanmar đang tạo nên hình ảnh một Myanmar như điểm liên kết chiến lược giữa Trung Quốc, Ấn Độ với Đông Nam Á, nơi cửa ngõ của 3 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Dù vậy, làm ăn kinh doanh ở Myanmar không hề dễ dàng. Thứ nhất, tỷ giá biến động mạnh. Tỷ giá chính thức hiện ở mức 6 kyat/USD trong khi đó tỷ giá trên thị trường chợ đen ở mức 800 kyat/USD

Myanmar thiếu một hệ thống ngân hàng phù hợp. Trong tinh thần cởi mở, các quan chức thừa nhận rằng tình trạng tham nhũng đã trở thành cố hữu. Tổ chức minh bạch thế giới xếp Myanmar ở thứ hạng 180/183 nước. Việc xây dựng một hệ thống pháp lý tốt có thể mất thời gian dài

Dù sao cũng phải kể đến việc một số công ty đã thành công tại Myanmar trong nhiều năm, bất chấp các lệnh trừng phạt. Total đã quen với việc kinh doanh tại những nơi khó khăn

DHL, công ty vận chuyển của Đức, đã hưởng lợi từ việc không có nhiều hãng cung cấp dịch vụ bưu chính đáng tin cậy ở nước này. Dù vậy vẫn còn nhiều ngoại lệ. Nếu Myanmar muốn thực sự tăng trưởng bùng nổ như nhiều nước châu Á khác, Myanmar sẽ phải tiếp tục cải tổ trong nhiều năm tới
 
Myanmar tiến tới thả nổi đồng nội tệ​

Việc thả nổi đồng nội tệ sẽ chấm dứt 35 năm neo giữ tỷ giá với Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Myanmar đang tiến gần tới quyết định dỡ bỏ tỷ giá hối đoái cố định, điều đe dọa ngăn cản thương mại và đầu tư khi quốc gia này tìm cách thiết lập quan hệ với Phương Tây sau 5 thập kỷ dưới chế độ quân sự

Các nhà chức trách sẽ sớm công bố việc chuyển đổi sang thả nổi đồng kyat, và tìm cách giữ nó tăng trên tỷ giá không chính thức là khoảng 800 kyat/USD, một nguồn tin của Bloomberg cho biết

Các quan chức Myanmar sau đó sẽ kích hoạt thị trường hối đoái liên ngân hàng, tại đó ngân hàng trung ương sẽ can thiệp để tác động tới giá trị của đồng kyat

Việc thả nổi đồng nội tệ sẽ chấm dứt 35 năm neo giữ tỷ giá với Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, với 6,4 kyat/SDR, cao hơn 125 lần sao với tỷ giá phi chính thức trên thị trường. Những hạn chế về dòng vốn khiến Myanmar kế thừa di sản khoảng 7 tỷ giá hối đoái riêng có tại nước này

Bước đi này sẽ đánh dấu thay đổi lớn nhất về mặt kinh tế của Tổng thống Thein Sein kể từ khi ông lên nhậm chức năm ngoái. Thay đổi sẽ đặt nền tảng cho Myanmar nối lại quan hệ với thương mại toàn cầu
 
Tàu khu trục Myanmar thăm Đà Nẵng​

9h sáng nay, hai tàu khu trục của Myanmar đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong 3 ngày (từ 12 đến 14/3)

Hai tàu khu trục mang tên Ums Mahar Bandoola (F-21) và Ums Mahar Thiha Thura (F-23) có cùng thông số kỹ thuật. Mỗi tàu dài 103,2 m, rộng 10,8 m, trọng tải 1.726 tấn, được trang bị các loại pháo, ngư lôi… và có 123 thủy thủ

tau_myanmar_2.jpg

Tàu khu trục của Myanmar cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) sáng nay​

Tại lễ đón, đại diện Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đánh giá cao chuyến thăm của đoàn thủy thủ nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và góp phần vào sự ổn định trên biển Đông cũng như trong khu vực

Theo chương trình, các sĩ quan và thủ thủ đoàn Myanmar sẽ đến chào xã giao Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, tham quan mua sắm tại phố cổ Hội An (Quảng Nam)...

Đây là lần đầu tiên tàu khu trục Myanmar tới thăm Việt Nam và cũng là tàu quân sự đầu tiên đến thăm TP Đà Nẵng trong năm 2012
 
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm chính thức Myanmar​

Chinhphu.vn - Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Myanmar ngày 12/3

IMG_3595.jpg

Tổng thống Myanmar Thein Sein tiếp Bộ trưởng Phạm Bình Minh​

Trong thời gian thăm Myanmar, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chào xã giao Tổng thống Thein Sein

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Tổng thống Myanmar Thein Sein đánh giá cao việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau; nhất trí hai nước sẽ tiếp tục phối hợp, tăng cường hợp tác trong quan hệ song phương cũng như trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trân trọng chuyển đến Tổng thống Thein Sein lời thăm hỏi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Bộ trưởng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp với Myanmar. Bộ trưởng Phạm Bình Minh thông báo phía Việt Nam hoan nghênh và đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Thein Sein để chuyến thăm đạt kết quả thành công tốt đẹp

Nhân dịp này, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng bày tỏ cảm ơn và đề nghị Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư

Tại cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai bên nhất trí cần tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao nhằm tạo sự gắn bó, tin cậy và định ra các đường hướng lớn cho sự phát triển quan hệ hai nước

Hai bên nhất trí cần đẩy mạnh việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao, đồng thời đánh giá cao vai trò của các cơ chế như Ủy ban Hỗn hợp và Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước, thống nhất cần thúc đẩy sớm việc tổ chức họp các cơ chế này trong năm nay

Về hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục và du lịch, hai bên khẳng định sẽ thúc đẩy các ngành hữu quan để sớm triển khai các thỏa thuận đã đạt được

Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp với nhau tại các diễn đàn khu vực và thế giới, khẳng định cùng các nước ASEAN khác xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015. Phía Việt Nam bày tỏ hoan nghênh và ủng hộ Myanmar giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014

Hai bên chia sẻ tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC)

Nhân dịp này, phía Việt Nam hoan nghênh việc Myanmar đang tích cực xem xét tham gia Ủy hội sông Mekong quốc tế, góp phần vào việc sử dụng bền vững nguồn nước của con sông này

Hằng Thu
 
Nhộn nhịp ngoại giao Miến Điện – Việt Nam​

Các thành viên hải quân Miến Điện có mặt ở Đà Nẵng, trong khi các quan chức cao cấp của Việt Nam cũng đang thăm Miến Điện

Sáng nay, hai tàu khu trục của hải quân Miến Điện đã cập cảng Tiên Sa, mở đầu chuyến thăm thành phố Đà Nẵng trong ba ngày

Truyền thông Việt Nam cho hay tổng cộng có 246 sĩ quan và thủy thủ sẽ gặp Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, lãnh đạo Đà Nẵng

Theo chương trình, họ cũng sẽ được đưa đi tham quan và mua sắm ở phố cổ Hội An

Tháng 11 năm ngoái, Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Miến Điện, Đại tướng Min Aung Hlaing, chọn Hà Nội làm điểm công du nước ngoài đầu tiên

Giới quan sát khi ấy cho rằng việc ông Min Aung Hlaing chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc để xuất hành lần đầu là vì muốn thể hiện Miến Điện đang tách khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc

Tìm cơ hội kinh doanh

Trong khi đó, một nhân vật quyền lực trong chính trị Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP. HCM Lê Thanh Hải, lại đang thăm Miến Điện

Chuyến đi khởi hành từ hôm 11/3 của Ủy viên Bộ Chính trị dẫn theo cả 50 doanh nghiệp đi tìm cơ hội hợp tác và đầu tư

Trước đó Việt Nam cho hay có thể TP. HCM sẽ ký thỏa thuận “kết nghĩa” với thành phố Rangoon, và ký một số hợp đồng đầu tư, du lịch

Một siêu thị có vốn đầu tư của Việt Nam cũng sẽ được xây ở Rangoon.
Cũng đang có mặt ở Miến Điện là một chuyến thăm riêng rẽ của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh

Kể từ khi Miến Điện loan báo một số cải tổ chính trị cuối năm ngoái, số lượng người Việt Nam xin visa thăm Miến Điện đã tăng hẳn lên.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đang để mắt đến thị trường Miến Điện, trong đó gồm cả gỗ, khoáng sản của nước này

Thống kê cho biết thương mại hai chiều còn rất khiêm tốn – năm ngoái Việt Nam nhập khoảng 85 triệu đôla hàng hóa Miến Điện và xuất hơn 82 triệu đôla
 
Myanmar miễn thuế 5 năm cho doanh nghiệp nước ngoài​

Chính phủ Myanmar đang cố gắng chấm dứt nhiều thập kỷ cô lập kinh tế. Myanmar đồng thời công bố đã bắt đầu chế độ thả nổi tỷ giá đồng kyat bắt đầu từ tháng 4/2012

Dự thảo luật mới của Myanmar sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng chế độ giãn thuế trong vòng 5 năm, đảm bảo ngăn quốc hữu hóa và có thể lập công ty tại địa phương mà không cần đến phải có đối tác tại địa phương. Chính phủ Myanmar đang cố gắng chấm dứt nhiều thập kỷ cô lập kinh tế

Myanmar đồng thời công bố đã bắt đầu chế độ thả nổi tỷ giá đồng kyat bắt đầu từ tháng 4/2012, động thái để ngăn tác động tiêu cực từ việc dòng vốn vào Myanmar tăng vọt

Động thái mới nhất của chính phủ Myanmar phản ánh quyết tâm thu hút nhà đầu tư sau nhiều năm trừng phạt kinh tế. Nó còn phản ánh về các cuộc tranh luận trong nội địa Myanmar về cải tổ quy định đầu tư nước ngoài

Có thể kể đến một số thay đổi nổi bật: doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập công ty ở Myanmar mà không cần đến đối tác địa phương như theo yêu cầu trước đó; chính phủ đảm bảo ngăn quốc hữu hóa; nới lỏng hạn chế sử dụng đất tư nhân; miễn thuế 5 năm đối với các công ty nước ngoài

Luật đầu tư mới nhất này đã được điều chỉnh sau phiên bản gần nhất được đưa ra vào tháng 1/2012 để làm giảm sự phản đối từ phía các nhóm kinh doanh địa phương, theo họ, một số quy định trong luật đầu tư tạo điều kiện quá mức cho các công ty nước ngoài, ví như đề xuất miễn thuế đến 8 năm

Chính phủ Myanmar, trong khi đó, tiếp tục đẩy mạnh cải tổ chế độ tỷ giá, vốn được coi như thực sự cần thiết để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư

Chính phủ Myanmar sẽ bắt đầu chế độ thả nổi tỷ giá đồng kyat từ ngày 01/04/2012, khởi đầu năm tài khóa mới, và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng, dưới sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Mục tiêu là để thống nhất 7 loại tỷ giá khác nhau đang được doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng sử dụng, dù ban đầu chính phủ muốn duy trì tỷ giá đồng kyat gần mức không chính thức của thị trường khoảng 800 kyat/USD, tỷ giá chính thức cao gấp 120 lần, khoảng 6,4 kyat/USD, theo chế độ neo tỷ giá 35 năm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein​

Chinhphu.vn – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Myanmar Thein Sein sẽ thành công tốt đẹp; khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tiếp tục đưa quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa

_BAC0114.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Myanmar Thein Sein​

Chiều 20/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein đang thăm chính thức nước ta

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Thein Sein thăm chính thức Việt Nam; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, đặc biệt đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Myanmar phát triển tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước

Chúc mừng những thành tựu to lớn của Myanmar đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn mong muốn cùng với Myanmar tiếp tục đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả Việt Nam và Myanmar

Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên duy trì cơ chế tham khảo chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao; thúc đẩy hợp tác trong tiểu vùng sông Mê Công (CLMV)

Đồng thời, hai bên đẩy mạnh triển khai các chương trình, các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, tài chính, viễn thông, năng lượng…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm của Việt Nam là ủng hộ để Myanmar đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2014; sẵn sàng hợp tác chặt chẽ, ủng hộ Myanmar trong các diễn đàn khu vực

Tổng thống Thein Sein cho biết, chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống Việt Nam – Myanmar; đồng thời nhận định trong thời gian qua, hai nước đã mở rộng quan hệ hợp tác trên khá nhiều lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng… và đã mang lại những kết quả hết sức tích cực

Bày tỏ sự đồng tình với các quan điểm, đề nghị nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Thein Sein cảm ơn thiện chí hợp tác cũng như sự ủng hộ của Việt Nam đối với Myanmar trong các diễn đàn khu vực và quốc tế

Tổng thống Thein Sein mong muốn tăng cường, mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, an ninh, quốc phòng…; đồng thời mong muốn Việt Nam chia sẻ với Myanmar những kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước

Tổng thống Thein Sein khẳng định Myanmar sẽ luôn tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam sang hợp tác, đầu tư lâu dài, làm ăn hiệu quả tại Myanmar, nhất là hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, viễn thông, du lịch, nhà hàng, khách sạn…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc
 
Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar​

Chinhphu.vn - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 20/3/2012, Tổng thống Cộng hoà Liên bang Myanmar Thein Sein đã thăm chính thức Việt Nam

_BAC0076.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Myanmar Thein Sein​

Tại buổi hội kiến Tổng thống Thein Sein sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ tin tưởng chuyến thăm lần này của Ngài Tổng thống sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt sẵn có giữa hai nước

Hai vị lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua; đồng thời nhất trí cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước trong thời gian tới, trong đó có việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; trao đổi đoàn các cấp; duy trì tổ chức thường xuyên các cơ chế hợp tác hiện có như Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác song phương, Ủy ban hỗn hợp về thương mại và Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, quốc phòng; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD vào năm 2015

Hai bên cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực như nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, tài chính ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Chính phủ Liên bang Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Myanmar

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, trong ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng như MeKong mở rộng (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), hợp tác giữa 3 dòng sông (ACMECS)...

Tổng thống Thein Sein bảy tỏ cảm ơn và đánh giá cao việc Việt Nam đã ủng hộ Myanmar giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Chủ tịch Trương Tấn Sang mong Myanmar sớm trở thành thành viên Ủy hội sông MeKong quốc tế

Hai vị lãnh đạo cũng chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng và sớm hoàn thành Bản Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC). Hai bên cũng nhất trí cho rằng cần bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước sông MeKong, vì lợi ích và sự phát triển bền vững chung của các nước ven sông

Tổng thống Myanmar Thein Sein mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm chính thức Myanmar. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Myanmar​

- Chiều 20/3, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Tổng thống

Medium_AVNG6011895.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Myanmar Thein Sein​

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng và nồng nhiệt chào đón Tổng thống Thein Sein, chúc chuyến thăm lần này của ông đến Việt Nam thành công tốt đẹp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ hài lòng về các kết quả đạt được trong các cuộc hội kiến của Ngài Tổng thống với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cho rằng những kết quả đó sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước lên tầm cao mới

Tổng thống Thein Sein bày tỏ cảm ơn các vị lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Ngài Tổng thống và Đoàn đại biểu những tình cảm tốt đẹp và sự đón tiếp chu đáo, nồng hậu

Tổng thống Thein Sein và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thông báo cho nhau về tình hình của mỗi nước; trao đổi một số đường hướng lớn trong việc phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới, nhấn mạnh việc cần thiết phải thực hiện tích cực, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao

Hai vị lãnh đạo cũng đã trao đổi về việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Đảng cầm quyền, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo và qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước

Nhân dịp này, Tổng thống Thein Sein đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Myanmar và Tổng Bí thư đã vui vẻ nhận lời, thời gian của chuyến thăm sẽ được thu xếp sau
 
Đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar có thể tăng gấp 4 lần​

Hoàng Anh Gia Lai mới đây công bố đầu tư xây dựng khu tổ hợp mua sắm, văn phòng và nhà ở trị giá 300 triệu USD tại Yangon – thành phố lớn nhất của Myanmar

Sự quan tâm của nhà đầu tư phương Tây đối với Myanmar cho đến nay chưa nhiều hơn những chuyến viếng thăm và tuyên bố mơ hồ

Thế nhưng đối với nhà đầu tư Việt Nam, mọi chuyện khác hẳn. Trước khi Myanmar tiến hành thực hiện chương trình cải tổ chính trị và kinh tế vào năm 2011, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều dè dặt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tiếp tục với các kế hoạch đầu tư

Nhân chuyến thăm của Tổng thống Myanmar đến Việt Nam, trong buổi họp nhà đầu tư song phương tại Hà Nội trong ngày thứ Tư, chủ tịch hiệp hội nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar thông báo dự án đầu tư khoảng 100 triệu USD trong lĩnh vực nông nghiệp của Myanmar và ông hy vọng sẽ còn thêm nhiều bước tiến mới được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả lĩnh vực viễn thông di động gần như chưa được khai phá

Ông Trần Bắc Hà, chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, kêu gọi nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến Myanmar – mảnh đất vàng cuối cùng còn lại ở Đông Nam Á

Ông cho biết Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (An Giang Plant Protection) và VinaCapital, một tổ chức quản lý quỹ, đã ký kết thỏa thuận với tập đoàn Eden, để phát triển nhà máy chế biến nông nghiệp trị giá 100 triệu USD

Ông Trần Bắc Hà, chủ tịch của ngân hàng đã mở văn phòng đại diện tại đường Pyay Road tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar vào năm 2011, còn cho biết thêm hai tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam bao gồm VNPT và Viettel đang hy vọng có được giấy phép để xây dựng hệ thống điện thoại di động tại Myanmar, đất nước hiện vẫn phải chấp nhận hệ thống viễn thông kém

Và Hoàng Anh Gia Lai, công ty bất động sản lớn của Việt Nam, mới đây công bố đầu tư xây dựng khu tổ hợp mua sắm, văn phòng và nhà ở trị giá 300 triệu USD tại Yangon

Nhìn chung, Việt Nam muốn tăng đầu tư trực tiếp vào Myanmar từ 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và nâng kim ngạch thương mại 2 chiều từ 167 triệu USD vào năm 2011 lên 500 triệu USD vào năm 2015
 
Top