What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Super Lobbyist Thein Sein

BIDV sẽ mở ngân hàng 100% vốn tại Myanmar​

20120322193121BIDV.jpg

BIDV đã mở văn phòng đại diện tại đường Pyay Road tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar vào năm 2011

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết đang đề nghị được mở ngân hàng 100% vốn hoặc liên doanh tại Myanmar ngay khi chính phủ nước này mở cửa ngành ngân hàng

Được biết, BIDV đã mở văn phòng đại diện tại đường Pyay Road tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar vào năm 2011. Hiện nay, ông Trần Bắc Hà đang là Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) với 45 thành viên là các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

Trong buổi họp nhà đầu tư song phương tại Hà Nội, chủ tịch Hiệp hội nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar hy vọng sẽ còn thêm nhiều bước tiến mới được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác. Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam đã có 15 dự án xin đầu tư tại Myanmar với giá trị 514 triệu USD. Hiện đã có một số dự án được cấp phép như Simco Sông Đà, Vietnam Airline, Viettel, PVN, PVEP, Viglacera

Hoàng Anh Gia Lai mới đây cũng công bố đầu tư xây dựng khu tổ hợp mua sắm, văn phòng và nhà ở trị giá 300 triệu USD tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar. Theo ông Hà, đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar có thể tăng gấp 4 lần lên 2 tỷ USD vào năm 2015
 
Myanmar sẽ mở cửa cho các ngân hàng ngoại​

Một quan chức cấp cao Myanmar cho biết nước này có thể sẽ mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư trong năm 2015 và dự luật đầu tư nước ngoài sẽ được thông qua trong những tháng tới

Ông U Than Lwin, phó Chủ tịch Ngân hàng KBZ và nguyên phó Thống đốc ngân hàng Trung ương Myanmar cho biết ông tin rằng ngân hàng Trung ương Myanmar có thể sẽ hạ lãi suất vì mức lãi suất hiện tại của quốc gia này hiện đang cao hơn lãi suất của nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á

Lãi suất tiền gửi hiện tại ở mức 8% trong khi lãi suất cho vay cố định ở mức 13%. Tuy nhiên, ông không cho biết cụ thể về thời điểm hạ lãi suất

Động thái này được dự báo là một phần của chương trình mở cửa nền kinh tế Myanmar, được khởi động từ năm ngoái sau cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm dưới chế độ quân chủ. Chính phủ Myanmar kể từ đó đã phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị, hợp pháp hóa chính đảng đối lập và theo đuổi một số cải cách khác nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài

Hệ thống tài chính của Myanmar vẫn còn khá sơ khai so với những tiêu chuẩn quốc tế. Quốc gia này chỉ vừa mới có những máy ATM đầu tiên và thẻ tín dụng thì chưa được sử dụng rộng rãi. Đầu tháng này, chính phủ Myanmar cũng khẳng định quyết tâm cải cách hệ thống giao dịch tiền tệ, đưa về hệ thống một tỷ giá thống nhất

Ông U Tham Lwin cho biết KBZ Bank – ngân hàng thương mại lớn nhất Myanmar dựa trên giá trị tài sản – hy vọng sẽ dẫn đầu xu hướng đổi mới bằng cách mở rộng hệ thống ngân hàng

Ông cũng cho biết các ngân hàng Myanmar đang trong quá trình thiết lập hệ thống Swift, để có thể kết nối với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng Đông Nam Á và Nhật Bản cũng như đang đàm phán với các công ty như Visa nhằm đưa ứng dụng vào Myanmar

Luật đầu tư nước ngoài mà sẽ nới lỏng những quy định thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại đây dự kiến cũng sẽ được công bố trong vài tháng tới

Bên cạnh biên soạn lại luật đầu tư nước ngoài, chính phủ Myanmar cũng đã lên dự thảo bộ luật mới về ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương nước này độc lập trong thiết lập lãi suất

Ông cũng cho biết những quy định hiện hành,vẫn chưa cho phép những nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các sản phẩm tín dụng nội địa mặc dù họ có thể mở tài khoản tại các ngân hàng địa phương

Tuy nhiên, tới năm 2015, chắc chắn Myanmar sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các nhà đầu tư nước ngoài tại đây
 
Bà Suu Kyi giành một ghế trong quốc hội Myanmar​

- Cuộc bỏ phiếu bầu cử quốc hội bổ sung của Myanmar đã kết thúc lúc 4 giờ 30 phút chiều 1.4, phiếu bầu đã được kiểm ở khu tuyển cử Kawhmu, phía nam Yangon

d311cf6997d9b0316bb0671e1482d8c9.jpg

Những người ủng hộ đảng NLD giơ cao ảnh chân dung bà Aung San Suu Kyi sau khi có kết quả sơ bộ cho thấy bà đã giành được một ghế trong quốc hội Myanmar​

Mặc dù Ủy ban bầu cử Myanmar vẫn chưa xác nhận bất kỳ kết quả nào, nhưng một quan chức của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi cho biết các điểm bỏ phiếu ở thành phố Kawhmu đã được kiểm và kết quả cho thấy bà Aung San Suu Kyi giành được 65% phiếu bầu, giành được một ghế trong quốc hội Myanmar sau khi đánh bại hai ứng cử viên khác trong cuộc bầu cử lần này

Thông báo trên đã làm nức lòng hàng trăm người ủng hộ bà tại Kawhmu. Kết quả chính thức sẽ có khoảng một tuần sau khi cuộc bầu cử kết thúc

Ưu tiên hàng đầu của bà sau cuộc bầu cử là giới thiệu các quy định pháp luật mới, kết thúc các cuộc nổi dậy kéo dài âm ỉ trong suốt những năm qua và sửa đổi hiến pháp năm 2008 vốn bảo đảm cho quân đội giữ vai trò chính trị và ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn quốc

Bà Aung San Suu Kyi sinh năm 1945 tại Yangon, Myanmar. Trong những năm 1985-1995 bà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Myanmar và bị chính quyền Myanmar giam lỏng. Năm 1991, bà được trao giải Nobel Hòa bình. Tháng 11.2010, bà Suu Kyi được trả tự do, sau khi bị quản thúc tại gia 15 năm
 
Myanmar con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á ?​

20120403094521_Yangon_1333420015.jpg

Myanmar đang ở ngã ba đường về chính trị và kinh tế. Liệu nước này có thể trở thành con hổ kinh tế mới của châu Á, hay vẫn sẽ bị cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu ?

Mọi con mắt đang đổ dồn về cuộc bầu cử quốc hội bổ sung tại Myanmar - sự kiện được coi là phép thử cho cam kết cải cách dân chủ của nước này

Chính phủ có thể cải cách nhanh bao nhiêu thì các trừng phạt của Mỹ và EU sẽ càng nhanh chóng được dỡ bỏ bấy nhiêu và tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này sẽ càng được thúc đẩy bấy nhiêu

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn 30 năm qua có sự tham gia của đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu. Mỹ đã bắt đầu lập lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar như một bằng chứng cho sự thừa nhận các cuộc cải cách chính trị đang diễn ra tại nước này. Như Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói tuần trước, người Myanmar đang "đem đến cho cộng đồng quốc tế một niềm hy vọng lớn"

Sự vươn lên của nền kinh tế Myanmar có thể thúc đẩy tăng trưởng khu vực, cũng như thương mại và đầu tư trong lòng ASEAN. Theo ước tính của IHS Global Insight, tăng trưởng GDP của Myanmar dự báo đạt khoảng 6%/năm cho tới năm 2020, với tổng GDP tăng gấp đôi lên mức 124 tỷ USD vào năm 2020

Thị trường tiêu dùng nội địa cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, tạo một thị trường tăng trưởng nhanh cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước khác trong ASEAN. Cuối cùng, dân số Myanmar đông thứ tư trong ASEAN, đạt khoảng 50 triệu người, cũng là một tiềm năng không thể bỏ qua

Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Myanmar sẽ còn nhanh hơn nữa nếu được thúc đẩy bởi các cuộc cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn. Một nguy cơ chính đối với tăng trưởng nhanh này là làm tăng sức ép lạm phát. Lạm phát đã được dự báo ở mức trung bình 9% vào năm 2011, và sẽ lên tới 10% trong năm nay

Giống như các quốc gia khác trong ASEAN, Myanmar đã nhất trí thời gian biểu tự do hóa thuế quan theo Thỏa thuận Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Dự kiến, các cuộc cải cách kinh tế và tự do hóa thuế quan của Myanmar sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu của ASEAN tạo một thị trường chung duy nhất cho thương mại hàng hóa vào năm 2015. Tuy nhiên, Myanmar vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước

Một cuộc cải cách kinh tế vĩ mô cần thiết sẽ là thực thi kế hoạch một tỷ giá hối đoái duy nhất từ ngày 1/4, khi Myanmar chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi được điều tiết, cho phép hạn chế tình trạng bóp méo thị trường, đồng thời thúc đẩy tính cạnh tranh trong xuất khẩu

Dự luật đầu tư của Myanmar sẽ thúc đẩy đầu tư, theo đó miễn thuế trong 5 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm không quốc hữu hóa, và nới lỏng kiểm soát tư hữu đất đai. Ngoài ra, người nước ngoài được quyền thuê đất, được lập doanh nghiệp mà không cần liên kết với doanh nghiệp địa phương, các công ty liên doanh có thể được thành lập với ít nhất 35% vốn nước ngoài

Các lao động không có tay nghề cao được các công ty nước ngoài tuyển dụng phải là 100% người bản địa, trong khi các công nhân lành nghề bản địa phải chiếm ít nhất 25% các hoạt động của một công ty sau 5 năm đầu tiên, 50% sau 10 năm và 75% sau 15 năm

Nguồn tài nguyên dầu và khí tự nhiên của Myanmar là tiềm năng lớn cho sự phát triển tương lai. Chính phủ nước này gần đây ước tính trữ lượng khí tự nhiên vào khoảng 22.500 tỷ mét khối, nhấn mạnh đến tiềm năng phát triển có thật trong tương lai

Myanmar hiện đang thăm dò và khai thác cả trên đất liền và ở ngoài khơi, các đường ống dẫn dầu và dẫn khí tự nhiên đang được xây dựng từ bờ biển Arakan đến miền Nam Trung Quốc với tổng chi phí 2,5 triệu USD. Một số công ty dầu từ các nước châu Á đang khai thác các mỏ dầu và khí ở Myanmar

Lĩnh vực nông nghiệp cũng có tiềm năng lớn đối với sự phát triển trong tương lai. Myanmar có thể cải thiện đáng kể thu nhập từ xuất khẩu gạo trong trung hạn, thông qua các công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp như cải thiện năng suất lúa, công nghệ thu hoạch hiệu quả hơn, cũng như tác động của các biện pháp tư nhân hóa thị trường

Trong khi đó, du lịch cũng đang bật nảy, khi giới doanh nhân nước ngoài đến thăm Myanmar gia tăng mạnh nhằm tìm hiểu các cơ hội đầu tư vào đây

Myanmar vẫn phụ thuộc mạnh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng các cuộc cải cách kinh tế, nhu cầu nội địa tăng nhanh và đầu tư nước ngoài gia tăng cộng thêm chi phí nhân công tương đối thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng thấp

Sự chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra nhiều thách thức. Trong đó, một số thách thức chính là Myanmar cần cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển lĩnh vực tài chính, và chống tham nhũng.

Một trong những ưu tiên trước mắt là cần thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính, nhằm tạo bước đệm cho phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi tự do hóa mạnh mẽ lĩnh vực tài chính, để cho phép các thể chế tài chính nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính cho sự phát triển kinh tế ở Myanmar

Bên cạnh đó, Myanmar cũng cần hợp tác chặt chẽ với IMF, WB và ADB trong hoạch định phát triển kinh tế của Myanmar. Đến nay đã có nhiều dấu hiệu tích cực về điểm này, sau khi Myanmar hợp tác với IMF trong quá trình cải cách tỷ giá hối đoái

Nền kinh tế Myanmar có thể nổi lên như một nền kinh tế con Hổ ASEAN tiếp theo, bất chấp nhiều thách thức về chính trị và kinh tế, nếu Chính phủ Myanmar tiếp tục thúc đẩy lịch trình cải cách. Đây sẽ là lực đẩy mạnh và tích cực đối với khu vực ASEAN, giúp thực hiện mục tiêu dài hạn là thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Sau nhiều thập kỷ bị cô lập về kinh tế, các cuộc cải cách đang được áp dụng sẽ đem lại những tiến bộ đáng kể giúp tăng mức sống của người dân Myanmar, vì vậy, chính phủ chỉ cần chắc chắn rằng họ có thể giữ vững tốc độ cải cách nhanh chóng hiện nay

Châu Giang
 
Bước tiến đầu tiên của Myanmar trên con đường dân chủ​

Cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung diễn ra hôm 1/4 công bằng, minh bạch với phần thắng áp đảo của đảng Liên minh vì dân chủ (NLD). Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Mynamar thực sự bắt đầu tiến lên trên con đường dân chủ ?

Bước đi đầu tiên

NLD chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vừa qua nhưng đảng của bà Suu Kyi mới chỉ nắm được khoảng 5% tổng số ghế trong Quốc hội. 80% số ghế còn lại hiện nằm trong tay quân đội (khoảng 25% số ghế) và các đảng mà họ “chống lưng”

Cuộc bỏ phiếu hôm 1/4 chỉ bầu 45 trong tổng số 664 ghế Quốc hội. NLD giành 40 trong tổng số 44 ghế mà họ tranh cử

Điều này đồng nghĩa với việc giới quân sự tiếp tục có quyền phủ quyết mọi sửa đổi Hiến pháp nếu có bởi theo luật pháp Myanmar, văn bản này chỉ được chỉnh sửa khi nhận được hơn 75% số phiếu trong Quốc hội

Và dẫu cho trong các cuộc bầu cử tới, NLD có giành thêm ghế và chiếm đa số tại Quốc hội thì thực quyền mà họ nắm cũng sẽ không nhiều bởi trước khi “cải tổ”, giới quân sự Myanmar “gài” vào Hiến pháp điều khoản: quân đội có thể giành lấy quyền điều hành đất nước trong tình huống khẩn cấp

Một doanh nhân giấu tên nhận định: “Cơ cấu hiện hành giúp quân đội duy trì thế lực trong hệ thống chính trị; cũng như chống lại mọi hành động “xét lại” nhằm vào giới tướng lĩnh (đã về hưu). Còn về tiến trình cải cách của Myanmar, nó chỉ tiếp tục diễn ra khi được quân đội ủng hộ mà thôi”

j0vglcsf.jpg

Quân đội vẫn là "trái tim" của Myanmar​

Ngoài việc hệ thống chính trị Myanmar vẫn mặc chiếc áo xanh của quân đội, nước này còn đối mặt với “đại nạn” khác: xung đột sắc tộc. Hiện các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40% dân số nhưng Chính phủ của Tổng thống Thein Sein lại vừa phá bỏ lệnh ngừng bắn với nhiều đảng chính trị của các dân tộc thiểu số. Việc này kích động xung đột, thậm chí có phần “nóng” hơn trước

Nếu chính sách chia để trị tiếp tục được Chính phủ triển khai, Myanmar sẽ rất khó hòa hợp hợp dân tộc, nếu không muốn nói là không thể. Khi không thể đoàn kết, sống chung trong một đất nước, dưới một chính quyền, làm sao Myanmar có thể trở phát triển nhanh, đạt được nền dân chủ toàn diện…

Hy vọng

Dẫu chưa thể dân sự hóa hoàn toàn hệ thống chính trị, chiến thắng của NLD vẫn là tín hiệu vui cho Myanmar

17 tháng trước, bà Aung San Suu Kyi vẫn bị “giam tại gia”. Đảng NLD bị đặt ngoài vòng pháp luật và bất kỳ ai có ảnh của bà đều bị bắt giữ. Trên trường quốc tế, Myanmar bị phương Tây tảy chay, kinh tế trì trệ…

Vậy mà giờ đây, người phụ nữ 66 tuổi từng đoạt giải Nobel hòa bình đang ăn mừng chiến thắng ngọt ngào cùng hàng triệu người ủng hộ, phương Tây liên tiếp chúc mừng, và doanh nhân bốn phương đang nô nức đổ về đây…

Myanmar-2.jpg

NLD của bà Suu Kyi chiến thắng vang dội​

Quan trọng hơn, chiến thắng này mang tới cho bà Suu Kyi và NLD quyền lực thực tế (dù còn nhỏ bé). Nguyên nhân là trước khi giành hầu hết số ghế trong cuộc bầu cử bổ sung hôm 1/4, bà Suu Kyi cũng như NLD dẫu có ảnh hưởng rất lớn với nhân dân thì cũng chỉ là về mặt tinh thần

Thế nhưng, với chiến thắng vừa qua, với việc giành 5% số ghế trong Quốc hội, NLD và bà Suu Kyi hoàn toàn có quyền hợp pháp để hành động, có "chính danh" để đấu tranh... Nói cách khác, tiếng nói của bà có sức nặng hơn và quan trọng nhất, có tính pháp lý

Không chỉ có lợi cho bà Suu Kyi, chiến thắng này còn mang lại nhiều ích lợi cho toàn bộ Myanmar. Ngay sau khi cuộc bầu cử diễn ra, hàng loạt cường quốc phương Tây lên tiếng hoan nghênh, ca ngợi đó là cuộc bỏ phiếu dân chủ, công bằng… Họ cũng khẳng định sẽ từ từ tháo gỡ các lệnh cấm vận áp đặt cho nước này hàng chục năm qua

Việc mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới bên ngoài chắc chắn sẽ giúp kinh tế Myanmar cất cánh; vai trò, vị thế của bản thân Chính phủ cũng được nâng cao trong lòng dân chúng và trường quốc tế

Có lẽ đây mới chính là động cơ khiến phe quân sự Myanmar bất ngờ cải cách theo hướng dân chủ trong vài tháng qua. Nói cách khác, có lẽ họ không sợ bà Suu Kyi, cũng chẳng phải lệnh cấm vấn của phương Tây… mà sợ chính nhân dân Myanmar

Cụ thể, nếu tiếp tục bị cấm vận, kinh tế của Myanmar gần như chắc chắn sẽ sụp đổ. Kinh tế khó khăn quá sẽ làm người dân bất mãn, nổi dậy như những gì người dân Bắc Phi từng làm trong Mùa xuân Arab mà hậu quả cuối cùng sẽ là nổi dậy trên quy mô lớn, lật đổ mọi Chính phủ (dù là dân sự hay quân sự)

Trên bình diện quốc tế, chiến thắng của NLD cũng là tin vui với phương Tây bởi Myanmar dân chủ hóa đồng nghĩa với việc nước này “Tây hóa”. Ở quy mô lớn hơn, phong trào ”Tây hóa” có thể lan rộng từ Myanmar ra toàn Đông Nam Á và quan trọng nhất: Tây, Nam Trung Quốc… nhất là Tân Cương và Tây Tạng - "mục tiêu ưa thích" của phương Tây

Đối với riêng bà Suu Kyi, chiến thắng hôm 1/4 là nguồn động viên mạnh mẽ bà tiếp tục đấu tranh vì nền dân chủ nước nhà. Điều này hẳn sẽ làm giới quân sự phiền lòng không ít nhưng do bà có ảnh hưởng lớn tới người dân trong nước, cũng như nổi tiếng toàn cầu (từng đoạt Nobel Hòa bình)… Chính phủ Myanmar không thể "loại bỏ" nên có thể sẽ “sử dụng, biến” bà thành Đại sứ thiện chí của Myanmar

Nếu Chính phủ Mynamar thực sự đề nghị bà Suu Kyi như vậy, nhiều khả năng bà sẽ đồng ý bởi khi đó, bà sẽ có cơ hội để thế giới hiểu hơn về Myanmar, qua đó thúc đẩy phong trào dân chủ, cũng như tháo dỡ sự trừng phạt, cấm vận… mà phương Tây áp đặt

Ở phía ngược lại, khi đó bên có lợi cũng bao gồm cả Tổng thống Thein Sein và những người ủng hộ cải cách khác (ngoài phe Suu Kyi). Họ sẽ có thêm động lực để cải cách, cũng như chống lại những kẻ thủ cựu, muốn quay lại, duy trì hệ thống chính trị cũ…

Tóm lại, chiến thắng của NLD dường như là cơn mưa mát lành, giải khát cho nhiều phe phái (kể cả giới quân sự trong nước), ngoại trừ những ngoại quốc muốn Myanmar bị cô lập để trục lợi

Trong cuộc bầu cử đó, 17 chính đảng tham gia tranh cử với 157 ứng cử viên đua tranh vào 45 ghế, gồm 37 ghế Hạ viện, 6 ghế hượng viện và 2 ghế tại các cơ quan lập pháp cấp khu vực và cấp bang. Với dân số 55 triệu người, Myanmar có quân đội 400.000 người
 
Phương Tây cân nhắc làm gì với Miến Điện​

Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu hoan nghênh chuyển biến ở Miến Điện, nhưng chưa nói chi tiết về khả năng dỡ bỏ cấm vận

Trong cuộc bầu cử bổ sung, đảng của lãnh tụ dân chủ, Aung San Suu Kyi, giành được hầu hết các ghế mà họ tranh cử, trở thành lực lượng đối lập chính tại quốc hội

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành thắng lợi ở 43 trong 44 địa điểm bầu cử

Chiến thắng lớn này sẽ lần đầu tiên đưa bà Suu Kyi vào quốc hội, mặc dù nó không đe dọa ưu thế đa số của Đảng Đoàn kết và Phát triển được quân đội ủng hộ

Chờ đợi

Từ Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, nói: "Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng những bước đi cải cách ở Miến Điện bằng bước đi tương hợp"

"Tôi không có gì để thông báo, nhưng sẽ có thêm chuyển động từ chúng tôi trong những tuần sắp tới"

Trong khi đó, phát ngôn viên của Liên hiệp châu Âu (EU), cho hay các ngoại trưởng của khối có thể bắt đầu dỡ bỏ cấm vận khi họ gặp nhau trong ba tuần nữa

Người phát ngôn Maja Kocijancic nói: "Các ngoại trưởng sẽ thừa nhận những đổi thay và sẽ có tín hiệu tích cực từ Hội đồng châu Âu"

Hôm qua tại hội nghị thượng đỉnh của Asean ở Phnom Penh, các lãnh đạo ra kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận chống Miến Điện

Tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan nói về cuộc bầu cử: "Đây là bước đi lớn cho việc hòa giải dân tộc ở Miến Điện và sẽ cho phép Miến Điện hòa nhập với châu Á và thế giới"

Miến Điện sẽ là chủ tịch luân phiên của Asean vào năm 2014

Trong một diễn biến khác, Thụy Sĩ đã xóa bỏ lệnh cấm visa với Tổng thống Thein Sein cùng 86 quan chức của Miến Điện, có hiệu lực từ ngày 3/4

Nhưng Thụy Sĩ nói các khoản tiền của các quan chức này ở Thụy Sĩ vẫn đang bị phong tỏa. Lệnh trừng phạt kinh tế, trong đó nhắm đến 39 công ty thuộc quân đội, cũng vẫn duy trì
 
Kỷ nguyên mới nào cho kinh tế Myanmar ?

Giàu tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi, Myanmar là một trong những thị trường hiếm hoi còn sót lại của châu Á chưa được khai thác. Cùng một chính phủ mới, Myanmar có thể chờ đợi một kỷ nguyên mới hưng thịnh hơn ?

Cải cách kinh tế thần tốc

20 năm sau cuộc bầu cử thất bại và bị giam giữ, bà Aung San Suu Kyi, 66 tuổi, đại diện Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) đã trở lại vẫn với lời kêu gọi một "kỷ nguyên mới" cho đất nước chùa vàng. Bằng chiến thắng trong cuộc bầu cử bổ sung ngày 1/4, những người ủng hộ hy vọng bà sẽ đánh dấu một bước ngoặt ở Myanmar

Kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được chính thức công bố trong vòng một tuần tới. Tối 1/4, NLD thông báo bà San Suu Kyi đã giành được chiến thắng lịch sử khi đắc cử một ghế nghị sĩ đại diện cho Kawhmu tại Hạ viện, với 75% phiếu ủng hộ. Hàng trăm người đã tung hô chúc mừng ở bên ngoài trụ sở của NLD tại thủ đô Yangon

Bà San Suu Kyi, đại diện cho phe dân chủ tại Myanmar vốn luôn được Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây ủng hộ. Các chuyên gia nhận định, việc cho phép bà San Suu Kyi tham gia tranh cử cũng như động thái của chính phủ Myanmar sau thông tin trên sẽ là một "phép thử" xem Myanmar có thực sự muốn một cuộc cải cách hay không. Nếu chính phủ Myanmar công nhận kết quả trên, nó sẽ cho thấy nỗ lực của nước này trong việc tìm kiếm sự công nhận của quốc tế và mong muốn các quốc gia phương Tây nhanh chóng gỡ lệnh cấm vận

Kể từ cuối năm 2010, chính phủ Myanmar đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một loạt các biện pháp về đối nội và đối ngoại được thực thi với tốc độ kỷ lục. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, Tổng thống Thein Sein đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng như mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tham dự một cuộc họp ở Naypyidaw, cho phép bà và đảng của bà tham gia tranh cử. Ông cũng dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với truyền thông, trả tự do cho gần 200 tù chính trị, thảo luận ngừng bắn với các nhóm vũ trang thiểu số...

Về kinh tế, trong những tháng đầu năm 2012, Myanmar cũng đang có nhiều chính sách thay đổi "chóng mặt". Nhiều chính sách cải tổ nền kinh tế, mở cửa đã được áp dụng để thu hút đầu tư, như các chính sách ưu đãi, miễn thuế trong 5 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm không quốc hữu hóa, và nới lỏng kiểm soát tư hữu đất đai

Mới đây nhất, Myanmar vừa quyết định thả nổi đồng tiền của mình Theo đó, tỷ giá hối đoái chính thức của đồng kyat hiện nay được ấn định cao gấp 125 lần so với tỷ giá Nhà nước quy định trước đó, lên mức 800 kyat/1 USD

Việc thả nổi đồng kyat được coi là bước tích cực theo hướng đi đến thống nhất các tỷ giá hối đoái hiện nay giúp cho các nhà hoạch định chính sách lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước dễ dàng hơn; thúc đẩy tính cạnh tranh, xuất khẩu, cũng như giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm kinh doanh, giao dịch tại Myanmar

Kỳ vọng nào cho Myanmar ?

Giàu có về tài nguyên, đặc biệt là khí tự nhiên, vàng và đá quý, Myanmar là một trong những thị trường hiếm hoi còn sót lại của châu Á chưa được khai thác. Nguồn tài nguyên của nước này có thể sánh ngang với các quốc gia giàu tài nguyên như Ấn Độ, Trung Quốc

Về vị trí địa lý, Myanmar hoàn toàn thuận lợi để giao thương buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với ý định của Mỹ - vốn đang có kế hoạch tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào thị trường mới này ngay sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ

Tuy nhiên, dù Myanmar đang tỏ ra "cởi mở" hết sức có thể, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho quốc gia này. Sự cấm vận trong gần nửa thế kỷ khiến quốc gia từng giàu có nhất khu vực này bị cô lập và tụt hậu, trở thành quốc gia nghèo nhất trong khu vực. Mức GDP của Myanmar chỉ khoảng 50 triệu USD, quá nhỏ bé so với nước láng giềng Thái Lan là 348 triệu USD

Dù Myanmar đang có những thành tựu trên con đường giải quyết hai khó khăn chính của nền kinh tế đó là những biện pháp cấm vận của Mỹ và việc trao đổi tỷ giá không mạch lạc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề khác

Những khó khăn dễ thấy nhất đó là: cơ sở hạ tầng lạc hậu, luật đầu tư yếu kém, một hệ thống ngân hàng gần như tê liệt, quản lý Nhà nước không hiệu quả, tình trạng thiếu việc làm sự thiếu hụt của lao động tay nghề cao

Tình trạng thiếu việc làm ở quốc gia này cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Thực tế, có một lượng lớn lao động tay nghề thấp đang làm việc tại Thái Lan. Theo một bản báo cáo, có khoảng 1 triệu lao động di cư của Myanmar vào Thái Lan, chiếm khoảng 1/3 số lượng công nhân có tay nghề thấp tại đây và có mức lương chỉ bằng 30 - 50% công nhân bản xứ. Ở đây, những người Myanmar bị đối xử như công dân hạng hai, luôn phải làm những công việc nguy hiểm, bẩn thỉu và khó khăn

Mặc dù vậy, hiện tại, các chuyên gia cho biết, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy lượng người Myanmar di cư sang Thái Lan đang chậm lại. Nghèo đói và không có việc làm khiến những người lao động tay nghề thấp phải sang các quốc gia láng giềng để tìm việc

Ngoài vấn đề lao động, chính phủ Myanmar còn phải nỗ lực hơn trong việc cải cách nền nông nghiệp - khu vực đang chiếm 2/3 dân số nhưng lại hoạt động không hiệu quả và năng suất thấp

Với những khó khăn còn chồng chất như vậy, còn quá sớm để nói tới thành công của Myanmar, hay khả năng đuổi kịp Việt Nam hay Thái Lan. Nhưng với những nỗ lực đáng ghi nhận trong cải cách của chính phủ thời gian qua, Myanmar đang có những bước đi vững chắc để chuẩn bị cho một "kỷ nguyên mới" hưng thịnh hơn

Quốc Dũng
 
Vì đâu Tổng thống thành nhà vận động dân chủ ?​

Ông là một thành viên đã từng rất trung thành của một trong những chế độ quân sự cứng rắn nhất thế giới và giờ đây ông đang làm "sứt mẻ" một số trong những di sản tồi tệ nhất của chế độ ấy - khi ông quyết định thả tù chính trị, nới lỏng một phần quy định với báo chí và cho phép phe đối lập tham gia cuộc bầu cử quốc hội

Câu chuyện tại sao U Thein Sein, Tổng thống của Myanmar, lại chuyển biến từ một người vốn cánh tay phải trong chế độ cũ trở thành một nhà vận động cho những thay đổi dân chủ vẫn còn rất nhiều bí ấn cũng như chuyện tại sao các nhà lãnh đạo của chế độ quân sự cũ lại cho phép ông làm những việc như vậy

Nhưng trong nhiều cuộc phỏng vấn với những người từng chứng kiến sự thăng tiến của ông Thein Sein trong quân đội (gồm cả hai cố vấn) và một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới quê hương ông, một bức tranh đã bắt đầu xuất hiện về người đàn ông đã luôn luôn có sự khác biệt so với những tướng tá đồng nhiệm

20120404110641_tong.jpg

Tổng thống Myanmar U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ​

Ở tuổi 66, ông Thein Sein có dáng mảnh khảnh, trí thức và ôn hoà hơn so với các thành viên trong chế độ quân sự lên nắm quyền sau cuộc nổi dậy năm 1988. Ông được đánh giá là một nhân vật "sạch", không vướng vào tham nhũng - vấn nạn đã nhuộm đen rất nhiều tướng tá Myanmar

Thậm chí kể cả những người phê bình cũng phải thừa nhận rằng, vợ và các con gái ông đã tránh được sự phô trương hào nhoáng khác hẳn so với gia đình người tiền nhiệm của ông tại một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á

Những cuộc phỏng vấn nối tiếp nhau, những người chỉ trích cũ hay kẻ trung thành đều nhất trí đánh giá về ông ở sự chân thật và khiêm nhường. Một cựu cố vấn và là người viết diễn văn cho tổng thống, U Nay Win Maung, đưa ra bình luận về ông: "Không tham vọng, không quả quyết, không có sức lôi cuốn nhưng rất chân thành"

Chân thành cải cách

Chính sự chân thành của ông Thein Sein về cải cách đã thuyết phục bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ, trở lại hoạt động chính trị trong năm ngoái. Quyết định ấy là một bước ngoặt với ông, không chỉ dành cho ông sự ủng hộ ở trong nước mà còn giúp ông xích lại gần Mỹ - nhà "quán quân" trong việc áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế

Trong những ngày Aung San Suu Kyi quyết định tranh cử, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thăm Myanmar, trở thành quan chức cấp cao nhất nước Mỹ tới thăm quốc gia này trong nửa thế kỷ. Ông Thein Sein đang trở thành một người mà chính quyền sẽ nhìn vào khi họ nỗ lực khẳng định vị trí quyền lực của mình ở châu Á và là "phép thử" với sự trỗi dậy của Trung Quốc

Hôm qua, ông tiếp tục công khai lên tiếng ủng hộ quá trình cải cách cho dù phe đối lập đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội hôm chủ nhật. Ông khẳng định, cuộc bầu cử "được tiến hành theo một cách rất thành công". Trong khi đó, thắng lợi của phe đối lập cộng với thắng lợi của chính bản thân bà Aung San Suu Kyi đã giành được chiếc ghế cho chính mình có thể đặt ra mối đe dọa với đảng cầm quyền - đảng sẽ đối mặt với cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015

Nhưng những người chỉ trích vẫn không hoàn toàn hài lòng với thay đổi mà Thein Sein đang tiến hành. Dù rất nhiều tù chính trị đã tự do nhưng vẫn còn nhiều người trong trại giam. Và họ cũng không quên quá khứ của ông. Nhưng Irrawaddy, một ấn phẩm của người lưu vong ở Thái Lan, gần đây đã nêu sự khác biệt khi thông tin rằng, đơn vị của ông năm 1988 hoặc đã thả những nhà hoạt động dân chủ, hoặc giao họ cho chính quyền địa phương có lẽ là để cứu sống họ

Khuensai Jaiyen, biên tập viên tổ chức cung cấp tin tức về một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất Myanmar tổng kết những cảm nhận tương đối tốt về vị Tổng thống. “Nếu bạn hỏi mọi người ở đây, vị chỉ huy nào họ thích nhất, thì sẽ là ông ấy". Khuensai nói qua điện thoại. “Hoặc chính xác hơn, ông ấy là chỉ huy mà họ ít ghét nhất”

Một cố vấn cho vị Tổng thống đã từ chối trả lời câu hỏi về nền tảng của ông Thein Sein hay động cơ dẫn ông đến cải cách. Chỉ biết rằng, ít nhất cho đến bây giờ, ông đang cố gắng đưa nước mình hướng tới một xã hội cởi mở hơn

Một chất xúc tác xuất hiện, đó là bão Nargis. Cơn bão xảy ra cách đây 4 năm là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của Myanmar, khiến hơn 130.000 người thiệt mạng và biến miền quê trù phú thời thơ ấu của ông Thein Sein thành nơi của những ngôi làng bị san phẳng, những dòng sông trôi nổi xác người

Khi ấy, Thein Sein là lãnh đạo đơn vị phản ứng khẩn cấp của chính quyền quân sự. Nhưng khi đi khắp châu thổ Irrawaddy trên một chiếc trực thăng, ông đã thấy quốc gia nghèo khổ của mình bị động thế nào trước thảm họa. Cơn bão trở thành "thứ kích hoạt tinh thần", U Tin Maung Thann, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu ở Yangon chuyên cố vấn chính sách cho Tổng thống nói. “Nó khiến ông hiểu ra những hạn chế của chế độ cũ"

Ở cương vị lãnh đạo ủy ban ứng phó của chế độ cũ, ông Thein Sein đã bị đổ lỗi một phần cho những hạn chế của chính phủ. Những người chỉ trích phê bình gay gắt quyết định từ chối viện trợ nước ngoài trong việc cấp phát lương thực và những hàng hoá khác. Nhưng theo giới phân tích, ít nhất ông Thein Sein đã tự mình tiếp cận với dân, khác các tướng tá đồng nhiệm

Hình mẫu 'sạch'

Ông chào đời tại ngôi làng hẻo lánh Kyonku và lớn lên trong nghèo khó. Là con út trong ba người con, ông sinh ra ở căn nhà gỗ nhỏ bé trên con đường chạy qua trung tâm thị trấn, nơi cách tây nam Yangon khoảng 8h đi xe. Cha mẹ ông không có đất đai, và cha ông, U Maung Phyo, kiếm sống bằng nghề đan chiếu - U Kyaw Soe, người cùng làng nói

Nhưng cha của ông nguyên là một tăng ni Phật giáo, người mà dân làng mô tả là có học thức khác thường. “Lý do chính cho sự thành công của ông là cha ông", Kyaw Soe nói. “Ông là người thầy vĩ đại và có những giá trị đạo đức đáng tôn trọng"

Kyaw Soe cho biết, vị tổng thống đã không hề thiên vị Kyonku kể từ khi lên nắm quyền một năm trước đây. Và sự thiếu thốn của làng là minh chứng cho tính chân thực của Thein Sein. Ngôi làng vẫn không có con đường trải đá, thiếu nước sạch. Du khách được cảnh báo không ra ngoài khi tối trời trên con đường bụi bặm nối Kyonku với thế giới bên ngoài vì có thể họ sẽ cham mặt những con voi sinh sống trên các quả đồi

Đánh giá của Kyaw Soe cũng giống nhiều người khác. “Chắc chắn những người thân cận với quân đội, người nghĩ rằng ông là một trong số những người tốt hơn cả, đều chung ý nghĩ ông không hề tư lợi cá nhân", Larry M.Dinger, đại biện lâm thời của Mỹ tại Myanmar nói

Sự khiêm nhường, không phô trương của ông đã tạo ra ấn tượng tốt đẹp với những người dân Myanmar, những người đã chứng kiến sự phô trương ngày một xa hoa không hề nao núng của các cựu tướng lĩnh quân sự sau khi chế độ cũ bán nhiều tài sản giá trị của đất nước trong năm dẫn tới chuyển giao quyền lực 2011. Một số nhà phân tích dự đoán rằng, sự giàu có có thể là một phần giải thích vì sao những nhà lãnh đạo cũ ưng thuận với các cải cách của Tổng thống

Khi bước sang năm thứ hai làm Tổng thống, ông Thein Sein lại đang nhằm tới những mục tiêu táo bạo

Trong bản Thông điệp liên bang hồi tháng 3, ông cam kết sẽ áp dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, và tăng gấp đôi chi tiêu cho giáo dục. Ông cũng nhắc lại "quyền lực thứ tư" của truyền thông đại chúng và khẳng định báo chí "có thể đảm bảo tự do và trách nhiệm"

Ít nhất cho tới nay, ông Thein Sein đã thể hiện một mức độ hiểu biết về chính trị, địa chính trị. Bằng việc ngừng dự án xây con đập thủy điện do Trung Quốc tiến hành gây nhiều tranh cãi, ông đã giảm bớt nỗi lo lắng khá phổ biến ở Myanmar - quốc gia 55 triệu dân - sẽ bị láng giềng rộng lớn hơn nhiều "khai khẩn"

Vẫn còn nhiều người lo lắng rằng, cải cách có thể bị dừng lại hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào Tổng thống. Người viết diễn văn cho Tổng thống, ông Nay Win Maung, trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng, có lý do cho những lo lắng ấy. “Những thay đổi không được dự tính trước", ông nói. "Nó không phải là chiến lược, nó dựa trên cá nhân"

Thái An
 
Cải cách Myanmar 4 lý do để chế độ cũ thay đổi​

Trong hơn nửa thế kỷ, chính quyền quân sự của Myanmar được cho là đồng nghĩa với tham nhũng - vấn nạn khiến quốc gia từng nằm trong số thịnh vượng nhất Đông Nam Á tới bờ vực sụp đổ kinh tế

Một năm trước đây, các nhà lãnh đạo quân sự đã bước sang một bên, chuyển giao quyền lực vào tay chính phủ dân sự trên danh nghĩa được hình thành từ phần lớn các tướng tá cũ để bắt đầu cải cách chính trị, ký kết ngừng bắn với hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số, cam kết hiện đại hoá kinh tế. Và đây là bốn lý do vì sao giới quân sự thay đổi hướng đi của họ

Tự bảo vệ

Tướng Than Shwe, người lãnh đạo Myanmar cho tới năm ngoái, có thể đã nhìn vào lịch sử khi ông chuyển giao quyền lực. Theo truyền thống, một nhà quân sự chuyên quyền của Myanmar khi chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm chuyên quyền tiếp theo sẽ sớm thấy bản thân bị tống giam hoặc bị quản thúc, người thân thì bị tước đoạt tài sản

Bằng cách mở đường cho một chính phủ dân sự trên danh nghĩa, Than Shwe chắc chắn rằng, quyền lực không thể còn được nắm giữ trong tay người có đủ sức mạnh lật đổ ông

Thay vào đó, quyền lực ở Myanmar giờ đây dàn trải trong quân đội, các phe nhóm khác nhau trong chính phủ và một quốc hội ngày càng hoạt động tích cực hơn

Than Shwe giờ đây khá lặng lẽ, có thể là tận hưởng thành quả những gì ông có được khi làm lãnh đạo Myanmar và đã quyết định ai nên có được những hợp đồng kinh doanh béo bở ở quốc gia giàu tài nguyên này

Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Bị cô lập với hầu hết thế giới phương Tây vì cách hành xử và bởi những lệnh cấm vận kinh tế, Myanmar buộc phải trông chờ ngày càng nhiều vào người láng giềng khổng lồ là Trung Quốc. Bắc Kinh đã có những nỗ lực ngoại giao tốt nhất để ủng hộ Myanmar trên diễn đàn quốc tế và trở thành đồng minh không thể thiếu được của quốc gia Đông Nam Á

Các tướng tá đều trang bị vũ khí từ Trung Quốc, thực hiện 35% giao dịch thương mại của họ với Trung Quốc, giúp các hãng Trung Quốc xây dựng đập thủy điện ở Myanmar để đáp ứng nhu cầu thủy điện của người Trung Quốc

Những năm gần đây, doanh nhân Trung Quốc đã tràn vào phía bắc Myanmar và không được lòng dân địa phương

Chính phủ Myanmar quyết định rằng, cách duy nhất để họ giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc là tìm kiếm sự cạnh tranh từ các nước phương Tây. Nhưng để làm được điều này, họ phải thuyết phục Mỹ và EU dỡ bỏ cấm vận. Cách tốt nhất là bắt đầu một nền chính trị cởi mở, và thuyết phục thế giới rằng, Myanmar đã bắt tay vào con đường dân chủ

Chấm dứt sự trừng phạt từ phương Tây và nghèo đói

Khi các nỗ lực mở cửa kinh tế sản sinh ra chút quả ngọt và ngày càng có nhiều quan chức cấp cao Myanmar thăm viếng quanh Đông Nam Á, thì đất nước này đã thấu hiểu họ tụt hậu thế nào. 50 năm trước, Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Ngày nay, họ là quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á. Và họ thấy đây là nỗi xấu hổ quốc gia

Myanmar cam kết gia nhập thị trường chung (ASEAN) năm 2015; và để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ quốc tế từ nhiều hướng nhất có thể. Nó đồng nghĩa với việc chấm dứt cấm vận từ phương Tây và có nghĩa là quá trình dân chủ hóa phải diễn ra ít nhất đủ để khiến phương Tây hài lòng

Không hẳn là “mùa xuân Ảrập”

Những gì đang xảy ra ở Myanmar không hẳn là phiên bản châu Á của “mùa xuân Ảrập”. Những tướng lĩnh tự mình đi vào con đường cải tổ chính trị từ vài năm trước đây, dù rất chậm chạp - nghĩa là khá lâu trước khi họ có thể cảm thấy sợ hãi vì những sự kiện diễn ra ở Trung Đông

Và quan trọng hơn, cải cách không phải là kết quả từ những cuộc nổi dậy. Thay vào đó, tiến trình cải cách được áp dụng từ trên xuống

Dĩ nhiên, nhìn vào “mùa xuân Ảrập” với những bất ổn lan khắp Trung Đông, những tướng lĩnh quân sự rời quyền lực có thể tự chúc mừng vì khả năng tiên đoán tốt
 
Mỹ nới lỏng cấm vận Miến Điện​

120405032704_burma_daily_life_304x171_bbc_nocredit.jpg

Kinh tế Miến Điện vẫn trong tình trạng kém phát triển​

Hoa Kỳ loan báo họ sẽ nới lỏng một số lệnh cấm vận đối với Miến Điện

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết một số hạn chế đi lại và tài chính sẽ được nới lỏng và các lãnh đạo Miến Điện sẽ được phép đến Mỹ

Trước đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng nói họ sẽ xem xét thực hiện các bước đi tương tự

Những tuyên bố này được đưa ra sau cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Miến Điện hôm Chủ nhật ngày 1/4 mà kết quả cho thấy đảng đối lập do nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi đứng đầu đã giành được đa số ghế

Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đã giành được 40 trong tổng số 45 ghế trong cuộc bầu cử mà được thừa nhận rộng rãi là tự do và công bằng

Đáp lại những cải cách dân chủ của Miến Điện, Ngoại trưởng Clinton nói rằng nước bà sẽ có những bước đi để mở văn phòng đại diện của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại nước này và sẽ gửi một đại sứ đầy đủ

Tại cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean hôm thứ Tư ngày 4/4, các nhà lãnh đạo Asean đã kêu gọi dỡ bỏ ngay lập tức tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Miến Điện để giúp cho tiến trình phát triển kinh tế và chính trị của nước này

Từ London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết một số quốc gia trong Liên minh châu Âu có thể sẽ sẵn sàng dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đối với Miến Điện

“Điều này không có nghĩa là mở cửa thương mại hoàn toàn và tức thì với Miến Điện,” ông nói thêm

Ngoại trưởng Hague cũng cho biết ông sẽ gia tăng áp lực lên Miến Điện để nước này thả các tù nhân chính trị

Mặc dù NLD giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật, kết quả này cũng không ảnh hưởng gì đối với thế áp đảo ở Quốc hội của phe quân đội cầm quyền ở nước này

Quân đội và đảng chính trị của họ là Đảng đoàn kết và phát triển liên bang (USDP) vẫn nắm khoảng 80% số ghế tại Quốc hội

BBC
 
Mỹ bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Myanmar sau 22 năm​

Chính quyền của Tổng thống Obama đã đề cử Derek Mitchell, đặc phái viên của bộ ngoại giao Mỹ tại Myanmar, là đại sứ Mỹ đầu tiên ở quốc gia Đông Nam Á kể từ năm 1990

20120407125316_daisu.jpg

Ông Derek Mitchell là đặc phái viên của bộ ngoại giao Mỹ tại Myanmar​

Động thái này sẽ được tuyên bố công khai trong vài ngày tới. Theo giới phân tích, nó thể hiện tiến trình nhanh chóng của Washington trong việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với chính phủ đang cải cách mạnh mẽ của Tổng thống Thein Sein

Ông Mitchell, từng là cố vấn chính sách đối ngoại trong chiến dịch tranh cử của Obama trước đây và là phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương. Chính quyền Obama đã bổ nhiệm đặc phái viên đầu tiên của mình tới Myanmar cách đây gần một năm, ngay trước khi ông Thein Sein lên nắm quyền sau khi giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử quốc gia vào cuối năm 2010

Đại sứ mới của Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trong trong quản lý tiến trình quan hệ với chính phủ Myanmar – chính phủ được Washington đang khuyến khích mạnh mẽ để tiếp tục cải tổ kinh tế và chính trị

Đầu tuần này, Mỹ - nước áp dụng các biện pháp cấm vận kinh tế cứng rắn với Myanmar cuối những năm 1990 – đã tuyên bố đang từng bước nới lỏng các hạn chế tài chính với quốc gia này

Tuyên bố do Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra sau cuộc bầu cử quốc hội ở Myanmar hôm chủ nhật. “Chúng tôi hoan nghênh Tổng thống Thein Sein và các cộng sự của ông vì sự lãnh đạo và can đảm của họ”, bà Hillary nói

Ngoại trưởng Mỹ cho hay, ngoài việc đề cử một đại sứ - lần đầu tiên Mỹ sẽ có tại Myanmar kể từ khi hạ cấp quan hệ hai bên năm 1988, Washington sẽ cho phép có chọn lựa một số quan chức Myanmar tới thăm Mỹ và nới lỏng các hạn chế trong việc xuất khẩu những dịch vụ tài chính. Mỹ cũng sẽ mở một văn phòng của Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á

Theo các quan chức Mỹ, không có thời gian cụ thể để tiến hành những thay đổi mà bà Clinton tuyên bố cho dù việc đề cử một đại sứ có thể diễn ra khá sớm và một số quan chức cấp cao Myanmar đã được mời tới thăm Mỹ

Myanmar có cả nửa thế kỷ dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự và có nhiều thập niên hứng chịu các lệnh cấm cận cứng rắn của Mỹ. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu xem xét lại chính sách với nước này và đề xuất một số sáng kiến để đổi lấy cải cách. Năm ngoái, chính quyền quân sự đã chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự và cam kết đi tới dân chủ

Tháng 12 trước, Ngoại trưởng Clinton đã tới thăm Myanmar và trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ viếng thăm nước này trong hơn 50 năm. Lúc đó, bà cam kết rằng, các hành động tích cực của chính phủ Myanmar sẽ nhận được phản ứng tích cực từ Mỹ

Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua ở Myanmar, lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi và đảng Liên minh dân tộc vì dân chủ (NLD) của bà đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử quốc hội với 43 ghế. Cũng đầu tuần này, ông Thein Sein đã thể hiện sự hài lòng với cuộc bầu cử khi nói nó được tiến hành “một cách cực kỳ thành công”

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Tổng thống Myanmar đang phải đối mặt với áp lực từ những người bảo thủ trong chính quyền của mình – chính quyền vẫn do các quan chức quân sự về hưu chiếm ưu thế

Trước khi tham gia chính quyền Obama, ông Mitchell từng công tác tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington – nơi ông làm việc với Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, người có ảnh hưởng quan trọng trong chính quyền Washington với việc thúc đẩy quan hệ với Myanmar. Việc bổ nhiệm ông Mitchell được thông tin đầu tiên trên trang web của tờ Foreign Policy
 
Myanmar đón lãnh đạo phương Tây đầu tiên​

Thủ tướng Anh David Cameron sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Myanmar vào thứ sáu, trở thành nhà lãnh đạo một nước phương Tây lớn đầu tiên tới quốc gia Đông Nam Á kể từ khi phương Tây áp dụng cấm vận với nước này cuối những năm 1990

20120410163923_da.jpg

Thủ tướng Anh David Cameron sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Myanmar​

Theo quan chức chính phủ Myanmar, quyết định này không được lên lịch trước trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của lãnh đạo Anh gồm các nước Nhật, Singapore, Malaysia và Indonesia. Một người phát ngôn của Phố Downing nói: “Chúng tôi chưa từng xác nhận trước kế hoạch công du của Thủ tướng"

Chuyến thăm được đưa thêm vào lịch trình của ông Cameron sau khi Myanmar tổ chức thành công cuộc bầu cử quốc hội hôm 1/4 và được phương Tây đánh giá tích cực. Nó diễn ra sau chuyến thăm của William Hague - Ngoại trưởng Anh vào tháng 1. Ông Hague cũng là chính khách Anh đầu tiên tới Myanmar từ năm 1955

Một bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Thein Sein nói rằng, chặng dừng chân của ông Cameron, cho dù lên kế hoạch khá vội vàng, nhưng sẽ là "khoảnh khắc quan trọng" với Myanmar. Nó diễn ra trước một cuộc gặp quan trọng của các quốc gia EU vào 23/4 tại Brussels để cân nhắc về chính sách cấm vận của khối này với Myanmar và trước chuyến thăm Nhật của ông Thein Sein vào cuối tháng

Ngoài ra, Baroness Ashton - người phụ trách đối ngoại của EU cũng dự kiến thăm Myanmar vào 28/4 trong khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã lên kế hoạch tương tự vào tháng 5. Bà Baroness Ashton sẽ mở sứ quán của phái đoàn EU tại Yangon và gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như phe đối lập

Theo giới phân tích, ở đây có sự "phi lý nhất định" khi ông Cameron sẽ là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên tới thăm quốc gia Đông Nam Á kể từ khi các biện pháp trừng phạt quốc tế được áp dụng. Anh đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn các nước EU khác trong việc duy trì trừng phạt với Myanmar - chủ yếu là cấm kinh doanh trong các lĩnh vực như gỗ, đá quý, các tài nguyên tự nhiên khác cũng như ngăn chặn quan hệ quân sự

Trong năm qua, quan điểm của Anh đã gây ra sự căng thẳng với các thành viên khác, đặc biệt là Đức - chủ tịch đương nhiệm của EU và Italy khi cả hai nước thúc giục có quan hệ mở rộng hơn với Myanmar

Kể từ cuộc bầu cử quốc hội 1/4, một số nước EU đã kêu gọi dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt ngoại trừ lệnh cấm viện trợ quân sự. Nhưng Anh và một số thành viên nhỏ hơn trong khối gồm cả Cộng hoà Séc lại yêu cầu cách tiếp cận giai đoạn, nhằm gây áp lực thúc đẩy cải cách nhiều hơn

EU đã nới lỏng một số biện pháp cấm vận với Myanmar bao gồm lệnh cấm đi lại với một số quan chức nước này. Mỹ, Nauy và Australia cũng đã dần dỡ bỏ một số trừng phạt với Myanmar và nhiều nước đã bắt đầu lên kế hoạch để các quan chức cấp cao thăm quốc gia này

Phản ứng tích cực của cộng đồng quốc tế diễn ra sau khi chính phủ Myanmar tiến hành cuộc bầu cử 1/4 với thắng lợi lớn của lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi và đảng của bà. Bà Suu Kyi đã có một ghế trong quốc hội trong số 43 vị trí mà các ứng viên đảng của bà giành được. Bà sẽ bước vào quốc hội Myanmar vào cuối tháng 4

Trong chuyến công du một ngày, ông Cameron sẽ gặp Tổng thống Thein Sein ở Naypyidaw và bà Suu Kyi ở Yangon. Ông cũng sẽ hội đàm với một số nhà lãnh đạo trong chính phủ và quốc hội Myanmar. Các cuộc gặp của Thủ tướng Anh sẽ tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ song phương trong bối cảnh Myanmar đang cải cách mạnh mẽ

Anh trong những năm gần đây trở thành nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Myanmar - ngay cả khi họ phản đối nới lỏng cấm vận. Trong chuyến thăm tháng 1, Ngoại trưởng William Hague đã cam kết viện trợ 289 triệu USD trong ba năm cho các dự án giáo dục và y tế của quốc gia Đông Nam Á. Con số này có thể tăng mạnh trong ít năm tới khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây được nới lỏng hoặc chấm dứt

Nhật Bản gần đây đã quyết định bắt đầu lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong kỳ vọng thúc đẩy hơn nữa tại Myanmar rằng, nới lỏng trừng phạt của phương Tây sẽ mở rộng rất nhiều mối quan hệ quốc tế và kinh doanh

Nhưng dấu hiệu đáng kể nhất của một nước phương Tây để cải tiến quan hệ với Myanmar là Mỹ. Tuần trước, Mỹ tuyên bố bắt đầu nới lỏng hạn chế về tài chính với Myanmar. Hôm thứ sáu, Washington đã đề cử Derek Mitchell - đặc phái viên của Nhà Trắng tại Myanmar - làm đại sứ mới của Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù phải chờ được thông qua, nhưng quan chức Myanmar nói rằng, đó chỉ là "hình thức"
 
Ông Cameron kêu gọi ngừng cấm vận Miến Điện​

120413112800_jp_suukyi304x171_nocredit.jpg

Ông Cameron là thủ tướng Anh đầu tiên thăm Miến Điện từ 1948​

Thủ tướng Anh nói cần đình chỉ cấm vận kinh tế Miến Điện để khuyến khích các thay đổi ở quốc gia này

Ông David Cameron vừa tới Nay Pyi Taw trong chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Anh tới Miến Điện trong hơn 60 năm

Đây là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Đông Á của ông nhằm thúc đẩy các lợi ích của Anh quốc

Ông Cameron đã hội kiến Tổng thống Thein Sein trước khi đến Rangoon để hội đàm với nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi

Trước đó, ông đã hoan nghênh những động thái tiến đến dân chủ của Miến Điện và nói nước ông có thể sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt Miến Điện

Ông Cameron đang có chuyến thăm chớp nhoáng đến đảo quốc Singapore và gặp thủ tướng nước này Lý Hiển Long trước khi lên đường đi Miến Điện

Miến Điện đã nằm dưới sự cai trị gần 5 thập kỷ của chính quyền quân đội vốn bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng và nắm giữ quyền lực tuyệt đối, khiến Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác áp đặt lệnh cấm vận

Năm 2010, Miến Điện tổ chức tổng tuyển cử đầu tiên sau 20 năm

Hồi tháng Ba năm 2011, chính phủ dân sự trên danh nghĩa được quân đội hậu thuẫn lên nắm quyền và đã thực hiện một loạt những cải cách, bao gồm phóng thích hàng trăm tù chính trị, đã dẫn đến phỏng đoán rằng nhiều thập kỷ nước này bị quốc tế cô lập có thể đang đi đến hồi kết

Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu sẽ bàn đối sách với Miến Điện vào ngày 23/4 sắp tới

Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm vận vũ khí và phong toả tài sản gần 500 người sẽ hết hạn vào ngày 30/4

Hồi đầu năm nay, EU đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với Tổng thống Thein Sein cùng với hơn 80 quan chức của Miến Điện

"Mặc dù Anh có tiếng là một trong những nước thận trọng nhất đối với những thay đổi gần đây ở Miến Điện trong khối EU thì nước này cũng không thể phớt lờ tiến trình cải cách của Miến Điện"
Phóng viên BBC Rachel Harvey


Nếu EU thấy hài lòng rằng những bước tiến gần đây của chính phủ Miến Điện là bền vững th̀i họ sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt tài chính

Phóng viên Đông Nam Á của BBC Rachel Harvey, hiện đang có mặt ở Rangoon, cho biết mặc dù Anh có tiếng là một trong những nước thận trọng nhất đối với những thay đổi gần đây ở Miến Điện trong khối EU thì nước này cũng không thể phớt lờ tiến trình cải cách của Miến Điện

Ông Cameron mong muốn các cuộc gặp ở Miến Điện sẽ giúp định hình lập trường của nước Anh, theo phóng viên Harvey

Phát biểu trên đài BBC hôm thứ Năm 12/4, Thủ tướng Cameron nói ông sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và “cảm ơn những gì mà ông ấy đã làm” trong cuộc cải cách dân chủ

Ông Cameron được dự kiến sẽ nói Tổng thống Thein Sein rằng nước Anh sẵn sàng ủng hộ cho quốc gia này trong các lĩnh vực như xây dựng dân chủ, chống tham nhũng, hòa bình và hòa giải nếu quốc gia này tiếp tục các cải cách và nếu các lệnh cấm vận của EU được dỡ bỏ

Sau đó, ông sẽ có cuộc họp báo chung với lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, người mới vừa được bầu vào Quốc hội sau hai thập kỷ bị quản thúc tại gia

Cải cách là thật

Trước đó, trong chuyến thăm Malaysia, ông Cameron cho biết ông và các lãnh đạo trong khu vực tin rằng mong muốn cải cách của chính phủ Miến Điện là chân thật

“Tôi hy vọng sau các cuộc hội đàm, tôi sẽ tự tin quay về nước, về gặp các đối tác trong Liên minh châu Âu để giải thích rằng chuyển biến ở Miến Điện là không thể đảo ngược,” ông nói

Mười thành viên trong phái đoàn các doanh nghiệp tháp tùng ông Cameron, bao gồm các công ty quốc phòng, cũng lên đường tới Miến Điện

Tuy nhiên, Downing Street khẳng định chuyến thăm này chỉ mang tính chất chính trị và các doanh nhân chỉ tham gia vào các hoạt động 'văn hoá'

Hôm thứ Năm 12/4, nữ bá tước Kinnock, nguyên là ṃôt bộ trưởng thuộc Công đảng và là chủ tịch của nhóm chuyên trách về Miến Điện của Nghị viện Anh, nhận định thủ tướng Cameron đã đúng khi thừa nhận những tiến bộ này

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo việc “dỡ bỏ cấm vận”. Bà nói rằng vẫn còn quá sớm để xem xét bỏ cấm vận vũ khí và các hạn chế trong các ngành kinh tế chủ chốt của Miến Điện chẳng hạn như khai mỏ và gỗ trong khi quân đội vẫn độc quyền nắm quyền
 
Na Uy đồng ý dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với Myanmar​

Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Stoere ngày 15/4 cho biết nước này đã đồng ý dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Myanmar, song vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Naypyidaw

Theo hãng thông tấn NTB của Na Uy, ông Stoere đã đáp ứng lời đề nghị của bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Manma, trong cuộc điện đàm ngày 15/4

Ông cho biết sự hỗ trợ tài chính đối với Myanmar có thể được nối lại và những hạn chế về thị thực sẽ được nới lỏng sau khi những trừng phạt kinh tế do Na Uy áp đặt được dỡ bỏ

Tuy nhiên, Na Uy sẽ tiếp tục cấm vận quân sự đối với Myanmar và duy trì lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự sang nước này

Tuyên bố mới nhất của ông Stoere về vấn về nói trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt đối với Myanmar trong chuyến thăm gần đây đến quốc gia Đông Nam Á này

Tháng Giêng vừa qua, Na Uy tuyên bố nước này sẽ bãi bỏ chính sách hạn chế các công ty tư nhân của Na Uy làm ăn hoặc đầu tư tại Myanmar

Tuy nhiên, quốc gia Bắc Âu này đã quyết định tiếp tục làm theo những trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) chống Myanmar
 
Australia dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận với Myanmar​

Ngày 16/4, Australia cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận đi lại và hoạt động tài chính đối với Tổng thống Myanmar và hơn 200 nhân vật khác sau một loạt cải cách ở nước này

Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho hay: "Chúng tôi sẽ dỡ bỏ cấm vận sau khi thảo luận với bà Aung San Suu Kyi và những nhân vật khác của phe đối lập cũng như với chính phủ Myanmar và các quốc gia khác"

Phát biểu tại London, nơi ông có cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh William Hague, ông Carr cho biết số quan chức chính phủ Myanmar trong danh sách cấm vận sẽ giảm từ 392 xuống gần 130 người, trong đó có Tổng thống Thein Sein và các bộ trưởng

Theo ông Carr, gần 130 người khác vẫn nằm trong danh sách cấm vận bao gồm các quan chức cao cấp của quân đội và nhiều người bị nghi lạm dụng nhân quyền

Ông Carr đồng thời cũng cảnh bảo nếu Myanmar không tiếp tục tiến hành cải cách thì quyết định trên có thể bị hủy bỏ

Quyết định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Anh David Cameron và lãnh đạo phe đối lập Mianma Aung San Suu Kyi cùng đưa ra lời kêu gọi ngừng cấm vận đối với Myanmar sau một loạt các cuộc đàm phán mang tính bước ngoặt
 
Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt với Myanmar​

Ngày 17/4, Bộ Tài chính Mỹ đã nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Myanmar để cho phép các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ một số hoạt động nhân đạo, tôn giáo và giáo dục tại quốc gia Đông Nam Á này

Văn phòng Giám sát tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã phát đi một thông cáo cho biết tùy thuộc vào những hạn chế nhất định, các lệnh trừng phạt sẽ được nới lỏng để cho phép các dự án đáp ứng những nhu cầu con người cơ bản, xây dựng nền dân chủ và quản lý, giáo dục, tôn giáo, thể thao hiệu quả cũng như phát triển phi thương mại tại quốc gia này

Đây là một trong nhiều biện pháp mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra tiếp sau các cuộc bầu cử mới đây ở Myanmar

Ngoài ra, Mỹ cũng dự định nới lỏng các giới hạn để cho phép đầu tư tại quốc gia này cũng như xuất khẩu các dịch vụ tài chính khác. Hiện Mỹ vẫn duy trì trừng phạt cứng rắn đối với thương mại của Myanmar

Dự kiến, Liên minh Châu Âu (EU) tuần tới sẽ thảo luận việc ngừng cấm vận kinh tế đối với Myanmar. Động thái này của EU có thể sẽ tạo áp lực đối với Mỹ phải đưa ra hành động tương tự nhằm cạnh tranh kinh doanh
 
Myanmar: Suu Kyi xuất ngoại lần đầu sau 24 năm​

20120418174333_suu.jpg

Người từng giành giải Nobel Hoà bình, nghị sĩ vừa đắc cử trong cuộc bầu cử quốc hội ở Myanmar - Suu Kyi - đã chấp nhận các lời mời tới thăm Na Uy và Anh ở chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong suốt 24 năm

Đảng của bà Aung San Suu Kyi cho biết, bà sẽ tới hai nước trên vào tháng 6. Kế hoạch công du của bà diễn ra vài tháng sau khi Myanmar tiến hành những cải cách bước ngoặt về kinh tế, xã hội và chính trị bao gồm cả cuộc bầu cử lịch sử ngày 1/4. Sự kiện này chứng kiến việc bà được bầu vào quốc hội sau gần năm thập niên dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự

Lịch trình của bà dự kiến có buổi thăm Oxford, nơi bà theo học đại học những năm 1970, một người phát ngôn của đảng Liên minh dân tộc vì dân chủ (NLD) nói. "Nhưng tôi không biết chính xác ngày giờ", Nyan Win nhấn mạnh ông cũng không biết bà sẽ thăm nước nào đầu tiên. Trước đó, Suu Kyi cho biết có thể là Na Uy

Bà Aung San Suu Kyi, 66 tuổi, lần đầu tiên bị bắt giữ năm 1989 và phần lớn thời gian trong hai thập niên qua phải chịu các hình thức giam giữ, quản thúc khác nhau. Bà từ chối rời Myanmar trong những giai đoạn ngắn được tự do vì e ngại không được phép quay trở lại

Bà đã giành một trong số 43 ghế mà các thành viên đảng của bà có được ở cuộc bầu cử quốc hội vừa qua tại Myanmar. Cuộc bầu cử diễn ra sau hàng loạt cải cách của Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng quân đội, kể cả quyết định thả tù chính trị và tạo điều kiện tự do hơn cho báo chí

Aung San Suu Kyi đã được mời đến thăm Anh khi bà gặp Thủ tướng David Cameron ở Rangoon cuối tuần trước. Khi ấy, bà nói sẽ cân nhắc lời mời. Bà nhấn mạnh: "Hai năm trước đây, tôi sẽ nói rằng, cám ơn lời mời của ông nhưng thật đáng tiếc"

Tuần trước, Thủ tướng Anh đã trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên tới thăm Myanmar trong nhiều thập niên qua. Ông Cameron tuyên bố có sự thay đổi lớn trong quan điểm sau khi bà Suu Kyi giành được một vị trí trong quốc hội

Thủ tướng Anh đã có cuộc gặp với Tổng thống - nhà cải cách của Myanmar Thein Sein. Ông Cameron kêu gọi tất cả các biện pháp của Liên minh châu Âu, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí, nên ngừng lại, dù không phải là loại bỏ hoàn toàn

Anh có truyền thống giữ quan điểm cứng rắn về cấm vận với Myanmar vì những lo ngại nhân quyền và sự thay đổi của họ dường như sẽ “dọn đường” cho việc ngừng các biện pháp trừng phạt từ EU vào cuối tháng này. Một số nước EU đã dỡ bỏ ít nhiều hạn chế với Myanmar trong năm nay. Các ngoại trưởng 27 nước trong khối sẽ quyết định những bước đi tiếp theo khi gặp nhau vào 23/4 tới

Hàng loạt quan chức ngoại giao cấp cao phương Tây, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Anh William Hague đã tới thăm Myanmar kể từ khi chính phủ mới lên nắm quyền từ năm ngoái

Trong tháng 2, EU đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại với 87 quan chức Myanmar gồm cả ông Thein Sein, nhưng vẫn giữ quyết định phong tỏa tài sản đối với họ. Một số biện pháp trừng phạt khác của EU là cấm vận vũ khí, cấm kinh doanh đá quý và phong tỏa tài sản của gần 500 người
 
Chuyển đổi ở Myanmar: Kéo cưa lừa sẻ​

"Mùa xuân Myanmar" rõ là đang bừng nở nhưng liệu có còn không nguy cơ về một cơn gió lạnh cuối đông có thể làm những đài hoa mới hé lụi tàn?
Hướng xuất ngoại đầu tiên của Dow (quý Bà) Aung San Suu Kyi sang Na Uy và Anh quốc vào tháng 6 tới đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhà lãnh đạo đối lập này, một chính khách vừa trúng cử quốc hội, tin tưởng vào tương lai của quá trình dân chủ hóa đất nước Myanmar

Khi Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra lời mời vào tuần trước, bà Suu Kyi thẳng thắn: "Nếu cách đây hai năm, tôi đã nói rằng, cám ơn lời mời, nhưng rất tiếc là tôi không thể nhận lời. Còn giờ đây, tôi lại nói rằng, vâng, có thể tôi sẽ tới Anh quốc, và đó là một tiến triển quan trọng"

Sau 24 năm, đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của bà sau hàng chục năm bị giam cầm và quản thúc tại gia. Tháng 12 năm ngoái ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã ngỏ lời mời bà Suu Kyi viếng thăm Hoa Kỳ và theo khẳng định mới đây nhất của bà Clinton, lời mời đó vẫn còn tính thời sự

Và cũng sau 28 năm, lần đầu tiên, một nguyên thủ Myanmar - Tổng thống Thein Sein thăm chính thức Nhật Bản từ 20-24 tháng này và Tổng thống Sein sẽ có cuộc họp thượng đỉnh song phương với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Hai bên sẽ kết thúc hồ sơ về viện trợ phát triển của Nhật cho Miến. Ông Sien cũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Nhật Bản - Mekong, diễn ra cùng ngày

Một nguồn tin ngoại giao châu Âu vừa cho biết EU "đã đồng ý về nguyên tắc" việc tạm ngưng các biện pháp trừng phạt kinh tế Myanmar trong vòng một năm. Tuy nhiên Bruxelles vẫn duy trì cấm vận vũ khí đối với quốc gia này

Theo giới quan sát, đây là những bước tiến quan trọng trong việc chấm dứt các biện pháp nhằm cô lập Myanmar mà cộng đồng quốc tế đã áp đặt từ nhiều năm qua

Dân tộc này sẽ hết trầm luân ?

Bàn tay tế độ duy nhất của (Dow) Suu Kyi có đủ để cứu vớt Myanmar ra khỏi bể trầm luân? Bà Suu Kyi đã cố giữ không cho các đảng viên của mình quá hăng say men chiến thắng khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành đa số ghế trong bầu cử quốc hội bổ sung vừa qua

Hãy nghe chính lời của quý Phu nhân: "Các đảng viên NLD và người ủng hộ hân hoan vào lúc này là điều bình thường. Tuy nhiên, phải tránh hoàn toàn những phát biểu, cách xử sự và hành động có thể gây tổn hại và phiền muộn cho những đảng phái khác cùng người dân. Tôi muốn mọi đảng viên NLD phải bảo đảm rằng chiến thắng của nhân dân là một chiến thắng có phẩm giá"

Một giảng viên từ Ðại học Oxford đã làm phép so sánh: nếu bà Suu Kyi là một Nelson Mandela của Á Châu thì phải chăng bà đã gặp được một de Klerk qua Tổng thống Thein Sein

Tiễng vỗ tay chỉ có thể vang lên nếu có hai bàn tay. Hai bàn tay đó được kết nối trong cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai người vào 19/8 năm ngoái và lần thứ hai 11/4 mới đây. Liệu tiếng vỗ tay này còn vang bao xa ?

Nếu Myanmar tiếp tục con đường dân chủ bằng cách hòa giải thực sự từ bên trong, kết nối thông thoáng với Hoa Kỳ, EU và các nước láng giềng, thay vì để vùng đất đầy nguồn tài nguyên của đất nước cho một mình Trung Quốc khai thác, thì liên bang này sẽ phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, quy tụ được tiểu lục địa Trung-Ấn và Đông Nam Á vào một quần thể năng động

Báo "Nhân Dân", cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam mới đây nghi nhận các động thái của một số quốc gia phương Tây trong quan hệ với Myanmar, đánh giá các động thái đó là sự cổ vũ tiến trình dân chủ ở nước này

Theo tờ "Nhân Dân", những chuyển biến ở quốc gia sẽ giữ ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014 đang mở ra giai đoạn phát triển mới không chỉ ở Myanmar mà còn cả trong khu vực ĐNÁ

Tuy đang chứng kiến một giai đoạn đầy hấp dẫn trong bước chuyển đổi của cả một dân tộc, nhưng dư luận không thể không nhìn vào các khía cạnh phức tạp hơn của một đất nước đang bước ra ánh sáng sau bao thế hệ chìm đắm trong cô lập và lạc hậu; hậu quả tất yếu của tệ nạn này là tham nhũng và bị ngoại bang đè đầu cưỡi cổ

Năm nay 66 tuổi, lãnh tụ đối lập có vấn đề về sức khỏe. Không ai biết bà Su Kyi có thể đại diện cho đảng mình vào mùa bầu cử 2015 trong cuộc đấu tranh giành 75% số ghế còn lại trong quốc hội hay không

Nhưng nói chung với đa số người dân Miến, Dow Suu (quý Phu nhân Suu) gần như là một á thánh, và trên đôi vai gầy của á thánh đó đang đè nặng tương lai của cả một dân tộc

Chuyển đổi không diễn ra trong một đêm

"Khi một hệ thống cần thay đổi, thì không thể làm việc đó chỉ trong một đêm. Một số nước từng cố gắng chuyển đổi trong một đêm đều đã đi xuống." Đó là phát biểu của chính Tổng thống Sein khi ông nói về tương lai còn trắc ẩn trên con đường tiến tới dân chủ của quốc gia đa chủng tộc này

Myanmar là một vương quốc lớn đã hình thành và phát triển xung quanh thung lũng trung tâm sông Irrawaddy. Tên của thung lũng này trong tiếng của bộ tộc Miến là Myanmar, vì vậy đó cũng là tên chính thức của quốc gia. Tuy nhiên, khoảng 1/3 số dân Myanmar không phải là người Miến Điện

Khu vực biên giới của người thiểu số chiếm tới 7 trên tổng số 14 bang của Myanmar. Các khu vực xung quanh thung lũng Irrawaddy là nơi cư ngụ của người Chin, Kachin, Shan, Karen và Karenni - những dân tộc có lực lượng quân đội chính quy và bán chính quy. Đất nước có tới 11 nhóm vũ trang và các nhóm này đã từng đánh nhau với lực lượng quốc gia từ đầu Chiến tranh Lạnh

Nhưng vì sao một chế độ quân sự bỗng dưng thay đổi? Theo Ko Ko Gyi, thuộc tổ chức Thế hệ 88, năm diễn ra phong trào nổi dậy của sinh viên, thì "đó là vì lý do kinh tế, với lại Myanmar sẽ là chủ tịch ASEAN vào năm 2014, và cuối cùng, quốc gia này muốn có những lực lượng khác để đối trọng với Trung Quốc"

Những người hoài nghi cho rằng chính quyền Myanmar đã dùng 45 chiếc ghế đại biểu quốc hội lần này để đổi lấy cảm tình của cộng đồng quốc tế, một cái giá không đắt, và đã thành công. Hoa Kỳ loan báo sẽ giảm nhẹ trừng phạt, còn Liên hiệp châu Âu sẽ công bố chính thức việc này vào ngày 23/4 tới

Liệu với 43 ghế trên tổng số 664 ghế ở quốc hội, đảng NLD của bà Suu Kyi có gây được ảnh hưởng? Làm thế nào để sửa đổi Hiến pháp khi mà phải cần có 75% đại biểu ủng hộ để tránh việc quân đội nắm quyền trở lại trong trường hợp khủng hoảng, và cản trở bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống ?

Trong khi đó, những người lạc quan lại tin rằng công cuộc cải cách ở Myanmar sẽ bền vững vì có nguồn gốc sâu xa hơn là những lý do kinh tế. Tiến trình này là mắt xích trong hàng loạt các động thái mềm dẻo gần đây như việc làm sống lại Thỏa thuận đóng quân tại Darwin (Australia), đẩy nhanh quá trình hình thành Hiệp định Đối tác xuyền Thái Bình Dương (TPP), nâng cấp hệ thống "các quan hệ đối tác chiến lược" để hỗ trợ các nước nhỏ và vừa trong những cố gắng bảo vệ chủ quyền và lãnh hải trên Biển Đông, cổ vũ tiến trình dân chủ hóa nói chung...

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên bao la và dân số 48 triệu người, nếu Mianma có thể quy tụ tất cả các sắc tộc trong những thập kỷ tới, đất nước này có cơ may tiến gần đến việc trở thành một cường quốc trung bình. Điều này không nhất thiết gây tổn hại đến các lợi ích của Trung Quốc, nhưng lại có thể giải phóng thương mại cho toàn châu Á và thế giới Ấn Độ Dương

Dù lạc quan hay hoài nghi, những ngày này, cộng đồng quốc tế đều đặt hy vọng vào sự chuyển đổi mô thức phát triển ở Myanmar. Tuy khó khăn vẫn còn ở phía trước nhưng đáng mừng là bạn đã có đường băng để cất cánh !

Đáng lạc quan hơn nữa là trong Tổ Lái của bạn có những người có tâm và có tầm, chứ không chỉ suốt ngày lo đấu đá nội bộ, bỏ khoang lái ra tranh giành chỗ với hành khách (!)

Nguyễn Thiều Quang
 
EU dỡ bỏ cấm vận Myanmar​

Liên minh châu Âu quyết định ngừng các biện pháp cấm vận đối với Myanmar trong vòng một năm, trừ cấm vận vũ khí

Phụ trách chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton, người sẽ tới Myanmar trong tuần này cho biết, mục tiêu của khối là ủng hộ những tiến bộ “không thể đảo ngược” ở quốc gia Đông Nam Á. Động thái này chắc chắn khiến chính phủ Myanmar hài lòng và mở đường cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đây hoạt động

Quyết định trên sẽ được cân nhắc lại trong tháng 10. Dự kiến, EU sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với hơn 800 công ty hoạt động ở các lĩnh vực gỗ, khai khoáng; cho phép đầu tư vào khoảng 50 công ty gần gũi với chính phủ; chấm dứt các hạn chế nhập cảnh và lệnh cấm đi lại đang ảnh hưởng tới gần 500 người

Động thái của EU diễn ra sau những quyết định tương tự của Mỹ và Australia, diễn ra cùng ngày với việc quốc hội mới bầu của Myanmar triệu tập phiên họp đầu tiên mà không có bất kỳ thành viên nào trong đảng của lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi tham dự. Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đã giành 43 ghế trong quốc hội mới ở cuộc bầu cử ngày 1.4. Nhưng đảng này đã không tham dự kỳ họp quốc hội đầu tiên do tranh cãi về vấn đề tuyên thệ

Trong khi đó, Tổng thống Myanmar nói với báo giới ở Tokyo - nơi ông có chuyến công du nước ngoài đầu tiên ở cương vị mới - rằng, ông để ngỏ khả năng thảo luận để thay đổi việc tuyên thệ. “Có thể xem xét lại nếu điều đó phục vụ lợi ích công chúng”, ông cho biết

Một người phát ngôn của NLD, Nyan Win bày tỏ tin tưởng là tranh cãi sẽ sớm được giải quyết. “Chúng tôi đang hợp tác với chính phủ, nên vấn đề sẽ sớm được khắc phục”, ông nói

Có một số câu hỏi đặt ra về quyết định của EU - diễn ra ngay trong lúc bà Suu Kyi, 66 tuổi, người giành giải Nobel hòa bình nên nhận ghế của bà trong quốc hội mới cùng với 42 thành viên khác của NLD

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Anh David Cameron đã hoan nghênh quyết định của Brussels. Ông khẳng định, Myanmar đã “tiến hành những bước đi quan trọng hướng tới cải cách và họ có quyền mong chờ thế giới đáp lời”

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển gần đây đã có những phản ứng tích cực trước những nỗ lực cải cách chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar. Nhật Bản hôm 22/4 cho biết sẽ từng bước xóa khoản nợ 3,7 tỉ USD và nối lại các cam kết viện trợ phát triển để ủng hộ cải cách dân chủ và kinh tế của Myanmar

Mỹ đã bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Myanmar sau 22 năm và tuyên bố đang từng bước nới lỏng các hạn chế tài chính với quốc gia này. Australia cũng sẽ gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Myanmar cùng hơn 200 người nữa đang bị cấm vận về di chuyển và tài chính
 
Ngân hàng Thế giới sắp lập văn phòng tại Myanmar​

avatar-33.jpg

Ngày 26/4, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo sẽ mở văn phòng đại diện tại quốc gia Đông Nam Á này vào đầu tháng Sáu năm nay

Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, bà Pamela Cox, cho biết văn phòng đại diện sẽ được đặt tại thành phố Yangon, hoạt động dưới sự điều hành của một người bản địa và có nhiệm vụ thu thập các dữ liệu kinh tế cần thiết để xây dựng một chương trình viện trợ mới, phù hợp với quốc gia Đông Nam Á này

Bà Cox nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của WB tại Myanmar là giúp đỡ người dân nước này thông qua các chiến lược phối hợp cùng chính quyền sở tại nhằm cải thiện đời sống của người dân cũng như hỗ trợ nước này đối phó với các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Cox cũng lưu ý các chương trình viện trợ của WB sẽ không thể bắt đầu một khi Myanmar chưa thể thanh toán các khoản nợ đọng, gồm 393 triệu USD nợ WB và hơn 500 triệu USD nợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác. Theo bà, một trong những ưu tiên hàng đầu của WB hiện nay là cân nhắc các giải pháp tốt nhất giúp Myanmar giải quyết các món nợ nói trên

Dự kiến, trong tháng Sáu tới, bà Cox sẽ tới Myanmar cùng một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tư nhân của WB, đánh giá hình hình và thảo luận với giới chức nước này "những việc cần làm"

Quyết định của WB mở văn phòng tại Myanmar được đưa ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng tuyên bố sẽ nới lỏng một số lệnh cấm vận đối với quốc gia Đông Nam Á này, bao gồm một số qui định về tài chính, đầu tư và đi lại. Một số nước như Na Uy và Australia cũng đã quyết định dỡ bỏ các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Myanmar

Năm 1987, WB đã ngừng hoàn toàn chương trình viện trợ kinh tế cho Myanmar sau khi nước này không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ
 
Top