What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Viettel Cafe

LOBBY.VN

Administrator
Viettel Global kinh doanh thêm cafe do thiếu hụt nguồn cung USD
Hiện nay một số thị trường đầu tư của Tổng công ty Viettel Global đang thiếu hụt nguồn cung USD dẫn đến việc công ty con không có nguồn USD để trả nợ hợp đồng mua thiết bị, do đó Viettel Global tính mở thêm ngành kinh doanh mới...

Trong tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 dự kiến tổ chức vào ngày 25/6 tới của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel- Viettel Global (mã CK: VGI- UPCoM), có 1 tờ trình của Hội đồng quản trị về việc bổ sung ngành nghề mới: Kinh doanh xuất nhập khẩu cafe

Trong tờ trình này, Viettel Global cho biết hiện nay một số thị trường đầu tư của Tổng công ty đang thiếu hụt nguồn cung USD dẫn đến việc công ty con không có nguồn USD để trả nợ hợp đồng mua thiết bị với Viettel Global, do đó Tổng công ty dự kiến ký hợp đồng thu mua cafe với công ty thị trường để thay thế cho nguồn USD cần thu từ công ty con tại thị trường

“Tổng công ty cần thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cafe để có thể thực hiện các giao dịch nhập khẩu cafe từ công ty con”, Hội đồng quản trị Viettel Global nhấn mạnh, đồng thời cho biết, theo điều 16 điểm đ Điều lệ Tổng công ty, đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Tổng công ty. Do đó, việc bổ sung ngành nghề kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu cafe phải được phê duyệt bởi đại hội đồng cổ đông tổng công ty

Trước đó, trong một lần chia sẻ với VnEconomy, ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng, Viettel Global cũng phải tính toán để không thụ động phụ thuộc và trông chờ vào các chính sách của chính phủ các nước sở tại trong việc giải quyết những khó khăn về tỷ giá, mà bản thân Viettel Global cũng phải tìm các phương án để ứng phó

Trong đó có tính đến giải pháp mua hàng hóa tại một số thị trường của Viettel bằng tiền bản địa, sau đó sẽ chuyển về nước bán thu tiền. Cụ thể, các hàng hóa là thế mạnh của các nước, như châu Phi là các loại hạt, rất đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, gỗ, nhiều mặt hàng về sợi… thì Viettel Global có thể mua về bán trong nước hoặc xuất khẩu trực tiếp sang các nước khác để giảm rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận

“Đấy là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp cũng làm. Tất nhiên, giải pháp này sẽ được chúng tôi tìm hiểu cụ thể, đảm bảo các mặt hàng phải có thế mạnh, chắc ăn mới làm”, ông Thắng nói với VnEconomy

Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2020 đã được kiểm toán của Viettel Global cho thấy doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt xấp xỉ 19.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.201 tỷ đồng

Kết quả trên tăng tương ứng tăng 85 tỷ và 102 tỷ đồng so với báo cáo tài chính tự lập. Viettel Global cho biết nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng là do giảm chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi của công ty mẹ

Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuộc về cổ đông công ty đạt lần lượt là 429 tỷ và 560 tỷ đồng

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 (kết quả kinh doanh hợp nhất chưa kiểm toán), Viettel Global cho biết, doanh thu của Tổng công ty năm 2020 đạt gần 18.900 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận đạt đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng và là mức cao nhất trong 5 năm lại đây của Viettel Global

So với năm 2019, doanh thu của Viettel Global tăng 1.858 tỷ, tương ứng tăng 11% và lợi nhuận trước thuế tăng 1.190 tỷ đồng lên 1.201 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 năm

Động lực tăng trưởng của cả hệ thống đến từ sự tăng trưởng kinh doanh tốt từ các công ty thị trường nước ngoài, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Công ty Mytel tại Myanmar và Công ty Natcom tại Haiti, đồng thời trích lập dự phòng phải thu khó đòi giảm làm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm

Ngoài ra, một trong những điểm tích cực nhất trong số liệu tài chính 2020 của Viettel Global là kết quả kinh doanh từ các công ty liên kết. Theo đó, Mytel cùng các công ty liên kết khác của Viettel Global đạt tổng doanh thu gần 16.300 tỷ đồng trong năm vừa qua, tăng 38% so với mức 11.800 tỷ của năm 2019

Về cơ cấu doanh thu, thị trường Đông Nam Á vẫn đóng góp chủ đạo với hơn 9.140 tỷ đồng, tiếp đến là châu Phi với 6.600 tỷ và Mỹ Latin đạt 3.200 tỷ đồng

Theo đó, về cơ cấu doanh thu, thị trường Đông Nam Á đóng góp chủ đạo với hơn 9.100 tỷ đồng, tiếp đến là châu Phi với 6.500 tỷ và Mỹ Latin đạt 3.200 tỷ đồng. Mỹ Latin với duy nhất mạng Natcom tại Haiti được xem là một trong những điểm sáng năm qua khi doanh thu tăng trưởng tới 47% còn lợi nhuận cũng tăng 53% từ 369 tỷ lên 566 tỷ đồng
 
Last edited:
Làm ruộng ở lục địa đen: Việt Nam thôi xuất khẩu gạo

- Việt Nam đứng thứ 13/227 quốc gia, lãnh thổ có số dân tăng nhanh. Năm 1950 có 27 triệu người, năm 2000 có 78 triệu người. Theo dự kiến năm 2050 sẽ là 124 triệu người. Dân số tiêu dùng gạo khá cao, không thừa khi nghĩ đến chuyện xuất khẩu kỹ thuật, nhân lực trồng lúa thay vì chỉ xuất khẩu gạo

Trong tương lai, có lẽ Việt Nam không còn là nước xuất khẩu gạo khi mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 21.000ha do: yêu cầu trưng dụng đất vào các mục đích khác, phải đảm bảo an ninh lương thực, nông dân tự thu hẹp diện tích lúa trong từng vụ, lo làm gạo ngon cơm hoặc chuyển đất lúa sang các cây trồng khác, tác động bất lợi do biến đổi khí hậu


Những bước đi ban đầu


Các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới luôn kỳ vọng vào thị trường gạo giá rẻ ở châu Phi. Họ giữ được thông hiểu liên tục về thị trường. Cách đây nửa thế kỷ, nhiều chuyên gia Việt Nam đã nhìn châu Phi như một vùng đất cần được chia sẻ và họ đã liên tục giúp châu Phi với tư cách chuyên gia của các tổ chức quốc tế khác nhau. Có lẽ vì vậy ý tưởng xuất khẩu chuyên gia kỹ thuật giúp châu Phi tự túc lương thực của GS Võ Tòng Xuân cũng là đóng góp có tính liên tục của các chuyên gia Việt Nam

GS.TS Võ Tòng Xuân, với tư cách giám đốc công ty TNHH Phát triển nông thuỷ sản Việt – Phi (VAADCO VN) cho rằng châu Phi là nơi có nhiều dự án hỗ trợ quốc tế, cũng là nơi rất nghiệt ngã khi tiếp cận thực tế và các nguồn tài trợ này. GS Xuân bắt đầu thực hiện chương trình “xây dựng điểm trình diễn” lần đầu tại Sierra Leone và Nigeria từ năm 2006 – 2008. Trong bốn năm triển khai kỹ thuật trồng lúa nước kiểu Việt Nam, giáo sư Xuân đã chứng minh giải pháp bốn bước là đúng: (1) đưa các giống lúa từ Việt Nam sang trồng thử nghiệm để chọn giống lúa thích nghi, (2) nhân giống lúa thích nghi, (3a) thiết lập hệ thống thuỷ lợi (3b) thiết kế đồng ruộng sử dụng nước trời mưa, và (4) tổ chức sản xuất bằng cách đưa nông dân giỏi sang kèm cặp nông dân địa phương

“Năm ngoái, Sudan và Mozambique tiếp nhận phương thức này và Mozambique đã chạy nhanh hơn các nơi khác. Những giống lúa từ Việt Nam đưa sang đang được nhân ra trên 300ha. Hệ thống thuỷ lợi đang được xây dựng nhờ kinh phí từ LAP, Lebanon tài trợ thông qua công ty Ubuntu AGRO. Sierra Leone và Nigeria bị chựng lại do địa phương không đủ kinh phí phát triển hệ thống dẫn thuỷ nhập điền

Bộ trưởng Nông nghiệp Sudan, TS Abdelhalim I.Almutafie nghe giáo sư Võ Tòng Xuân, nói: “VAADCO VN chỉ có kỹ thuật chứ không có tiền”, đã rót kinh phí ban đầu để thực hiện các thử nghiệm chứng minh kỹ thuật Việt Nam áp dụng được tốt ở đây. Sau đó cùng kêu gọi đầu tư, vay tiền ngân hàng Sudan, mời nông dân giỏi của Việt Nam qua hướng dẫn nông dân địa phương trồng lúa... TS Abdelhalim I.Almutafie ủng hộ cách làm này. Ông hiểu rằng cách cầm tay chỉ việc mới có thể cải thiện tình hình. Tuy nhiên, theo GS Xuân không phải nước nào ở châu Phi cũng “chịu chơi“ như Sudan

Nhân rộng thiện cảm về Việt Nam?

Theo các chuyên gia, nhiều nước vẫn chờ đợi sự trợ giúp và chưa chắc các nước châu Phi khác “chịu chơi“ như Sudan. Do đó, nếu xem chuyên gia nông nghiệp Việt Nam “cầm tay chỉ việc” cho nông dân châu Phi là hình ảnh đẹp thì đầu tư làm điểm trình diễn tại các nước châu Phi, quảng bá kỹ thuật canh nông Việt Nam, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín Việt Nam, tận dụng cơ hội giúp châu Phi từ các nguồn tài trợ lớn hơn... tại sao không?

PGS.TS Dương Văn Chín, phó viện trưởng viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam tại Liberia, một trong những quốc gia châu Phi đang có sự hỗ trợ của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam, nói: “Người dân Liberia rất tình cảm đối với chuyên gia trồng lúa đến từ Việt Nam. Họ hiểu rằng người Việt đến đây giúp họ trồng lúa chứ không phải tìm đất sản xuất lúa cho chính mình”

Theo GS Xuân, xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật ở châu Phi là cách tạo dựng hình ảnh đẹp không chỉ là thiện chí mà là giá trị nhân bản của Việt Nam giúp châu Phi tự túc lương thực. Đây là nét khác biệt giữa Việt Nam với các nước tới châu Phi để tìm kiếm nguồn lợi khác (thậm chí khoanh khu vực đưa nông dân địa phương ra khỏi vùng sản xuất...) Ngoài ra còn nhằm xây dựng chuỗi cung ứng cho những trang trại tại châu Phi khi họ cần giống cây trồng, nhân lực, nông cơ, nông cụ, vật tư... Sau cùng là nhằm xây dựng hình ảnh mới cho việc xuất khẩu lao động từ các nông dân giỏi và cung cấp hàng hoá khác cho nhu cầu tại chỗ

Riêng các nông dân giỏi của Việt Nam có thể tự túc canh tác kiếm thêm thu nhập từ việc trồng rau màu, vốn là nguồn thực phẩm thiết yếu nhưng các nước châu Phi phải nhập khẩu. Theo GS Xuân, riêng khoản này mỗi lao động có dư vài ba trăm đôla mỗi tháng là chuyện bình thường. Trong khi đó dù là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng ở Việt Nam đời sống người trồng lúa rất bấp bênh

GS Võ Tòng Xuân cho biết trước đây ông từng gởi đề nghị tới bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình bày về kế hoạch đầu tư kỹ thuật và chuyên gia nông nghiệp sang châu Phi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu
 
Last edited:
Cần thay đổi cách tiếp cận thị trường châu Phi
Vì sao vẫn còn là tiềm năng ?

Vì sao những thị trường ở châu Phi đã được doanh nghiệp khai thác trong những năm qua vẫn còn ở tình trạng “nhiều tiềm năng”? Nhiều ý kiến cho rằng, châu Phi là thị trường mới, thông tin về thị trường này của doanh nghiệp còn hạn chế, trình độ phát triển của khu vực này không cao, khả năng tài chính yếu, rủi ro trong thanh toán, cước vận tải cao...

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Quang Liên, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nam Phi, “chúng ta không thể viện dẫn một số lý do như trên để tiếp tục khai thác thị trường châu Phi theo cách như trong giai đoạn vừa qua”.

Ông Liên cho rằng, tất cả những vướng mắc trên của doanh nghiệp đã được giải quyết. Bởi những thị trường xa xôi hơn như châu Âu, châu Mỹ, doanh nghiệp trong nước đều đã khai thác thành công. Tương tự, những khó khăn về vận tải cũng đã được khai thông, khi những hãng tàu quốc tế đã mở nhiều tuyến vận tải cung cấp hàng cho thị trường này.

Lý do thiếu thông tin cũng không còn chính xác, vì mỗi năm, Nhà nước đều tổ chức những chuyến xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi, nhiều hội nghị hội thảo giới thiệu về thị trường này cũng đã được hai bên tổ chức.

“Nếu doanh nghiệp thật sự quan tâm đến thị trường châu Phi, sẽ không khó tìm kiếm thông tin về thị trường này trên Internet”, ông Liên nói.

Vì lẽ đó, vị tham tán thương mại của Việt Nam tại Nam Phi khẳng định: doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt thị trường châu Phi là do chưa thật sự “mặn mà” với thị trường này. Doanh nghiệp vẫn còn dè dặt, đầu tư nhỏ giọt ở những lĩnh vực được đánh giá là nhiều tiềm năng trong nhiều năm qua.

Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản, ông Đặng Ngọc Quang, Tham tán thương mại Việt Nam tại châu Phi, cho biết Ai Cập đã vượt lên các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) trở thành nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất khu vực Trung Đông và châu Phi. Nhưng khi phía Ai Cập mong muốn Việt Nam hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Theo ông Quang, Ai Cập có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm thủy sản như cá ngừ, tôm hùm, bạch tuộc, hải sản tươi... nhưng doanh nghiệp trong nước không xuất khẩu được vì thiếu hàng. Nhiều doanh nghiệp thủy sản trong nước vẫn chưa coi trọng thị trường Ai Cập, vì mải mê với những thị trường truyền thống khác. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Ai Cập lên đến hàng triệu tấn thủy sản/năm, nhưng Việt Nam chỉ xuất được 30.000 tấn thủy sản các loại/năm.

Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với các nước khác tại thị trường châu Phi còn hạn chế. Doanh nghiệp chỉ dừng lại ở kế hoạch mà không có những giải pháp cụ thể, lâu dài. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua cho thấy, Việt Nam quá phụ thuộc vào những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản cũng không phải là điều tốt. Thị trường châu Phi sẽ là nơi để doanh nghiệp bỏ bớt trứng ra những giỏ khác để tránh rủi ro.

Nhưng điều đáng buồn là nhiều doanh nghiệp không nắm bắt cơ hội. Khi thị trường còn khó khăn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để khai thác và chiếm lĩnh. Nếu chậm vài năm nữa, khi những công ty nước ngoài bắt đầu “đổ bộ” sang châu Phi, doanh nghiệp trong nước lại rơi vào tình trạng trâu chậm uống nước đục.

Điều này càng rõ ràng hơn ở phần quản lý nhà nước, khi mà hiện nay Việt Nam chỉ có năm cơ quan thương vụ tại 54 quốc gia châu Phi. Những thị trường lớn như Trung Phi, Tây Phi, Đông Phi, Việt Nam chỉ có một thương vụ tại Nigieria.

Cần tập trung hơn…

Để khai thác tốt thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tập trung hơn và có những giải pháp cụ thể cho thị trường này. Đơn cử, Công ty Acecook đã tham gia giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và các nhà phân phối tại Nam Phi tại hội chợ triển lãm Saitex và Big Seven được tổ chức tại đây vào tháng 7/2010.

Tương tự, Công ty Lotus Rice (Tp.HCM) đã quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua việc tài trợ cho hội nghị về gạo tại Cape Town (Nam Phi) cũng được tổ chức vào tháng 7 vừa qua ở Nam Phi. Lotus Rice có chiến lược cụ thể và rõ ràng để khai thác thị trường Nam Phi. Công ty này thuê chuyên gia thị trường là người nước ngoài “bám trụ” tại Nam Phi để phát triển thị trường.

Ông Nguyễn Công Hiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á, cho rằng doanh nghiệp cần lựa chọn những phương thức kinh doanh phù hợp ở thị trường châu Phi nhằm tận dụng tốt cơ hội và hạn chế những rủi ro từ thị trường này. Đối với doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường châu Phi nên chọn cách xuất khẩu qua trung gian, khi quy mô còn nhỏ và phân tán. Doanh nghiệp cần tận dụng những công ty trung gian của châu Âu để xuất hàng vào châu Phi. Những công ty này có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trường châu Phi, có tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu và Mỹ, nhờ đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu được rủi ro trong việc thanh toán khi xuất hàng sang châu Phi.

Doanh nghiệp cũng cần tận dụng những thương vụ hoặc các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại châu Phi để xuất khẩu hàng hóa trực tiếp. Những quốc gia như Nam Phi, Ai Cập, Angola... đã có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và hệ thống tài chính mạnh là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp cũng cần duy trì tốt những quan hệ với đối tác xuất khẩu trực tiếp để làm đầu mối mở rộng thị trường sang các quốc gia lân cận.

Việc mở cửa hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại thị trường châu Phi cũng là điều cần thiết. Các doanh nghiệp có thể thông qua các thương vụ để làm trung gian chọn đối tác liên kết kinh doanh tại nước sở tại. Hiện châu Âu dành cho 33 nước châu Phi được hưởng tiêu chuẩn “Tối huệ quốc ưu đãi về thuế quan” (GSP), khi hàng hóa của châu Phi xuất khẩu vào khối này. Vì vậy, việc đầu tư vào châu Phi sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng là cách làm hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thương mại mà Mỹ và EU dành cho các nước châu Phi.

Đối phó với nạn lừa đảo thương mại tại châu Phi

Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á, để tránh rủi ro khi giao dịch với các đối tác tại châu Phi, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau.

Đối với các nước nói tiếng Pháp ở Tây Phi, tất cả các văn bản hành chính đều sử dụng tiếng Pháp. Do vậy, những văn bản hành chính viết bằng tiếng Anh có thể là giả mạo. Hình thức giao dịch thông qua thương mại điện tử chưa phổ biến ở các nước châu Phi, vì vậy các doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với hình thức giao dịch này.

Thẩm tra lý lịch thương nhân bằng cách yêu cầu đối tác cung cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp (Certificate of Incorporation) do ủy ban về doanh nghiệp (Corportation Affairs Commission - CAC) cấp; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Certificate of Registration) do CAC cấp; chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế ba năm liên tiếp và số liệu kiểm toán.

Để ngăn ngừa việc làm giả những giấy tờ này, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ cho thương vụ Việt Nam ở nước sở tại thẩm định.

TBKTSG
 
Last edited:
Lãnh sự danh dự Mô dăm bích tại Việt Nam - Lê Thiết Thảo

Le.jpg

Ông Lê Thiết Thảo

Kinh nghiệm sau 20 năm học tập, sinh sống và làm việc tại Ăng gô la và Mô dăm bích, ông là người đầu tiên đưa lao động phổ thông Việt Nam sang Ăng gô la làm việc

Chính sự “ăn nên làm ra” của lao động Việt Nam tại Ăng gô la là mô hình đang được ông tiếp tục áp dụng tại Mô dăm bích - đất nước đang cần nhiều lao động có kinh nghiệm trồng lúa

Để tìm hiểu cách thức làm giàu của người Việt tại Ăng gô la và những dự định đưa lao động phổ thông sang Mô dăm bích làm nông nghiệp, PV Tiền phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thiết Thảo - Lãnh sự danh dự Mô dăm bích tại Việt Nam

Hiện ở Ăng gô la đã có bao nhiêu lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc, họ làm giàu bằng cách nào, thưa ông?

Ăng gô la nằm ở phía Tây Nam châu Phi. Diện tích tự nhiên là 1 triệu 3 trăm ngàn ki – lô - mét vuông. Ăng gô la là đất nước có rất ít nhà xưởng nên nét khác biệt giữa Ăng gô la với các nước đang sử dụng lao động Việt Nam là lao động Việt Nam khi sang đó phải tự chủ động thành lập các nhà xưởng, cửa hàng... để buôn bán, kinh doanh

Những người tham gia các khu buôn bán này đa số là người có quốc tịch Việt Nam. Đội ngũ lao động phổ thông Việt Nam ở Ăng gô la có mặt hầu hết từ thành thị đến nông thôn. Đến thời điểm này, đã có khoảng 6.000 lao động Việt Nam làm việc tại Ăng gô la

Những lao động Việt Nam đầu tiên đến Ăng gô la làm việc hiện đều đã thành danh và trở thành các ông chủ, bà chủ ngay tại nước bạn.

Thu nhập của người lao động Việt Nam tại Ăng gô la có cao không, thưa ông?

Bình quân thu nhập của một lao động phổ thông từ 600-800 USD. Còn những lao động nào đã từng buôn bán, kinh doanh ở Ăng gô la thời gian dài, có thể thu nhập lên đến hàng ngàn USD, thậm chí là hàng chục ngàn USD.

Ngoài việc sang Ăng gô la làm chủ bằng cách buôn bán và kinh doanh, lao động Việt Nam còn có thể làm thêm ngành nghề gì, thưa ông?

Hiện, họ đang có nhu cầu rất lớn lao động có kinh nghiệm trồng lúa. Vì ngành nông nghiệp Ăng gô la chậm phát triển nên họ rất muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Hầu hết các cánh đồng ở Ăng gô la đều bị bỏ hoang vì họ có rất ít người biết về kỹ thuật trồng lúa

Ăng gô la hiện có 5 tỉnh, mỗi tỉnh có 10 nghìn ha. Đây là cơ hội việc làm rất lớn cho lao động phổ thông Việt Nam. Nếu ta giúp họ phát triển nông nghiệp, họ sẽ chi các khoản phí từ vé máy bay cho đến chỗ ăn, ở để Việt Nam cử các nông dân, kỹ sư của mình khi sang giúp họ

Một nông dân bình thường biết trồng lúa sang bên đó, họ trả lương 300 - 400 USD/người/tháng; lao động lái máy cày, máy xúc lương 700 - 800 USD; kỹ sư (tùy vào trình độ chuyên môn) lương 1.000 - 1.200 USD và có thể cao hơn

Chi phí để sang Ăng gô la làm việc có cao không, thưa ông?

Nếu lao động nào muốn cấp visa, thông qua Cty gửi công văn đến Đại sứ quán Ăng gô la. Căn cứ vào nội dung công văn, Đại sứ quán sẽ cấp visa cho người lao động. Họ chỉ thu khoản lệ phí gọi là tiền quỹ

Cục xuất nhập cảnh lấy số tiền đó để mua vé cho người lao động. Tính tổng chi phí cho một lao động phổ thông tự do của mình sang bên đó làm ăn vào khoảng 10.000USD

Có thể nói, lao động Việt Nam hiện đang “ăn nên làm ra” tại Ăng gô la, liệu ông có áp dụng mô hình này tại Mô dăm bích?

Hiện tôi cũng đang nung nấu ý tưởng đó. Tôi nghĩ rằng, lao động Việt Nam thành công tại Ăng gô la thì không có lý gì lại không thành công tại Mô dăm bích. Mô dăm bích có diện tích tự nhiên là 800.000 km2, dân số 20 triệu người. Thế mạnh của Mô dăm bích là xuất khẩu thủy điện

Mô dăm bích có đất đai màu mỡ, nhưng sản xuất lúa lại cho năng suất thấp. Một năm, với diện tích 1ha chỉ cho thu hoạch 5 tạ thóc; trong khi đó ở Việt Nam, có tỉnh cùng chừng ấy diện tích cho thu tới hàng tấn thóc. Sau khi trao đổi với phía Việt Nam, họ chỉ đưa ra yêu cầu là giúp họ thu được 1 tấn/ha là được vì như thế họ đã có lãi

Điều này chứng tỏ, Chính phủ Mô dăm bích đang rất cần lao động có kinh nghiệm trồng lúa?

Có thể nói, Mô dăm bích là thị trường lý tưởng cho người Việt Nam sang đó làm ăn. Hiện, Việt Nam đã có 2 Cty làm ăn rất phát đạt tại đây đó là Cty Mặt trời Châu Phi và Cty Tân Chín Hương. Hai Cty này hiện đang kinh doanh một loạt các cửa hàng bán quần áo, đồ điện tử…

Để sang Mô dăm bích làm việc, thủ tục thế nào, thưa ông?

Thủ tục để sang Mô dăm bích rất đơn giản: lao động chỉ cần có lý lịch tư pháp rõ ràng, được công chứng và dịch thuật sang tiếng Bồ Đào Nha và nộp thêm một khoản phí quản lý là được

Đặc biệt, lao động Việt Nam sang đó làm việc sẽ gặp nhiều thuận lợi vì Mô dăm bích không quy định thời gian làm việc. Lao động muốn làm việc trong thời gian bao lâu cũng được và thậm chí có thể định cư lâu dài

Có thể nói, Mô dăm bích và Ăng gô la là hai đất nước thân thiện với lao động Việt Nam. Hơn nữa, họ đều muốn Việt Nam giúp họ phát triển nông nghiệp. Nếu ta đồng ý giúp đỡ họ, đây sẽ là cơ hội việc làm lớn cho hàng ngàn lao động Việt Nam
 
Last edited by a moderator:
Từ lục địa đổ vỡ trở thành vùng đất của cơ hội

- Châu Phi đã thay đổi từ một trường hợp từ thiện của thế giới thành vùng đất của những cơ hội đầu tư.

Cách đây không lâu, thế giới thương tiếc cho sự đổ vỡ lục địa đen. Trong tuyên bố vào năm 2001, Thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định "Tình hình tại Châu Phi là một vết sẹo trong lương tâm của thế giới," lời khẳng định này sau đó đã được lặp lại nhiều lần. Nội chiến, kinh tế trì trệ, và gánh nặng bệnh tật dường như không thể đảo ngược tình trạng nghèo đói vĩnh viễn ở khắp châu lục.

Tuy nhiên, một thập kỷ sau đó, Châu Phi đã bỏ lại đằng sau thời kì u ám và đen tối. Từ một vùng đất đầy đau thương, ngày nay Châu Phi vẫn tồntại với các trung tâm đô thị ngày càng mọc lên nhiều hơn, phát triển tầng lớp tiêu dùng cùng những giao dịch kinh doanh nóng. Đó là vùng đất của cơ hội.

Trên thực tế, hiện nay Châu Phi là một trong những khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2008, GDP chung của lục địa đen tăng trưởng 4,9% mỗi năm – tăng nhah gấp hai lần so với những thập kỷ trước đó. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế của châu Phi đạt 1,6 nghìn tỷ USD, gần ngang bằng với Nga và Brazil.

Châu Phi là một trong hai châu lục – cùng với Châu Á – có GDP tăng trong thời suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2009. Và các khoản thu trực tiếp từ tài nguyên thiên nhiên -nền tảng của nền kinh tế châu Phi - chỉ chiếm 24% tăng trưởng trong thập kỷ qua, phần còn lại đến từ các các lĩnh vực đang bùng nổ khác như tài chính, bán lẻ, nông nghiệp, và viễn thông. Không phải mọi quốc gia ở châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ diễn ra hầu như ở khắp mọi nơi.

Cải cách chính phủ, chính trị ổn định hơn rất nhiều, cải thiền tình hình kinh tế vĩ mô, cùng với một môi trường kinh doanh lành mạnh hiện đang được tiến hành ở vùng đất tưởng như phải bỏ đi một cách tuyệt vọng. Lạm phát đã giảm xuống mức trung bình 8% trong những năm gần đây, chỉ sau một thập kỷ, mà trong thời gian đó đã duy trì ở mức 22%.

Các nước Châu Phi đã hạ bớt các rào cản thương mại, cắt giảm thuế, tư nhân hóa các doanh nghiệp, và tự do hóa nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngân hàng. Hiện nay, Châu Phi tự hào có hơn 100 doanh nghiệp nội địa do doanh thu hơn 1 tỷ USD. Và dòng vốn chảy vào lục địa này tăng từ 15 tỷ USD vào năm 2000 lên 87 tỷ USD trong năm 2007. Lý do hoàn hảo để giải thích điều này: Châu Phi đưa ra tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cao nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Những rủi ro rất lớn và sự bất ổn định chắc chắn vẫn còn, nhưng xu hướng dài hạn vẫn khả quan. Nhu cầu hàng hóa của thế giới đang tăng lên, và Châu Phi cũng là địa điểm thuận lợi để sinh lời. Nhu cầu phát triển nhanh nhất đối với nguyên liệu đầu vào đến từ thế giới của các nền kinh tế mới nổi, trong đó khu vực cận Sahara hiện đang chiếm một nửa.

Những sản phẩm của Châu Phi như dầu, khí đốt, khoáng sản, và tài nguyên khác khác dự kiến sẽ tăng trưởng 2-4 % mỗi năm trong 10 năm kế tiếp. Với mức giá hiện nay, điều này sẽ nâng cao giá trị sản xuất tài nguyên lên tới 540 tỷ USD vào năm 2020 - và có thể còncao hơn nhiều tùy thuộc vào sự tăng giá của hàng hóa.

Một tài nguyên lớn hơn của tăng trưởng sẽ là sự tăng trưởng của tiêu dùng đô thị tại Châu Phi. Năm 1980, chỉ 28% người châu Phi sống ở các thành phố. Ngày nay, 40% dân số của lục địa sống ở các đô thị, tỷ lệ này gần bằng với Trung Quốc, lớn hơn Ấn Độ, và có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Số hộ gia đình có thu nhập theo ý muốn dự kiến sẽ tăng 50% trong 10 năm tiếp theo lên tới 128 triệu. Hiện tại, chi tiêu hộ gia đình của châu Phi đứng đầu với 860 tỷ USD một năm, lớn hơn cả Ấn Độ và Nga. Và tiêu dùng tại châu Phi đang tăng nhanh gấp 2 đến 3 lần so với ở các nước phát triển giàu có và có thể đạt 1,4 nghìn tỷ USD doanh thu hàng năm trong vòng một thập kỷ.

Không có sự tăng trưởng nào giống sự như tăng trưởng nào, và việc đô thị hóa của Châu Phi cũng tăng nhu cầu đối với các tuyến đường mới, hệ thống đường sắt, nước sạch, điện, và cơ sở hạ tầng khác.

Ngay cả nông nghiệp, lĩnh vực châu Phi bị tụt hậu từ lâu, cũng sẵn sàng để cất cánh. Lục địa này có tới 60% đất canh tác bỏ hoang trên thế giới .Vì vậy, nếu nông dân đưa thêm đất vào sử dụng, tăng năng suất cây trồng chính lên 80% mức trung bình thế giới, và chuyển sang canh tác cây trồng có giá trị cao hơn, lục địa của những người nông dân có thể tăng giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm của họ từ 280 tỷ USD ở thời điểm hiện nay lên khoảng 500 tỷ USD vào năm 2020.

Các công ty đa quốc gia cũng đã sẵn sàng thay đổi tư duy, ngay cả khi chính trị thế giới vẫn tồn tại suy nghĩ coi Châu Phi như một trường hợp từ thiện. Kể từ năm 2000, các công ty viễn thông đã đăng ký 316 triệu thuê bao mới tại Châu Phi, nhiều hơn dân số của Hoa Kỳ.

Walmart gần đây cũng chào giá 4,6 tỷ USD cho một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất tại khu vực này này, đồng thời xác nhận rằng các doanh nghiệp toàn cầu cho rằng châu Phi có tiềm năng thương mại với quy mô chưa từng thấy kể từ khi Trung Quốc mở cửa hơn 20 năm trước đây.

Những triển vọng sẽ chỉ phát triển như khi châu Phi đô thị hóa. Hiện tại, châu lục này có đến 52 thành phố với dân số ít nhất là 1 triệu dân, tương đương với Tây Âu hiện nay.

Trong khi những thách thức vẫn còn, châu Phi có một tương lai tươi sáng – ai cũng có thể đặt cược vào đây, giống như vô số các doanh nghiệp đang làm hàng ngày
 
Last edited:
Thương mại Việt Nam - Nam Phi năm 2010 cao nhất từ trước tới nay​

xuatkhau.jpg

Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều năm 2010 đạt hơn 640 triệu USD, tăng 26,7% so với cả năm 2009

Theo Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi mà kinh tế Nam Phi được dự báo tiếp tục tăng trưởng từ 3,5% đến 4%

Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á dẫn các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Nam Phi trong năm 2010 đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay với mức kim ngạch là 640,31 triệu USD, tăng 26,7% so với cả năm 2009 và gấp ba lần so với mức kim ngạch của năm 2005

Việt Nam xuất sang Nam Phi đạt 487,76 triệu USD và nhập khẩu đạt 152,55 triệu USD
 
Đẩy mạnh XTTM thị trường châu Phi

- Một trong những trọng tâm công tác XTTM khu vực châu Phi năm 2011 là triển khai Đề án “Phát huy khả của các doanh nghiệp thương mại tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Phi”, tìm hiểu khả năng mở kho ngoại quan ở một số nước châu Phi

Ông Lý Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á (Bộ Công Thương)- đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi về công tác XTTM khu vực châu Phi

Vụ trưởng nêu rõ, 2011, Chương trình XTTM sẽ tập trung vào Kenya, Ai Cập, khảo sát thị trường bông sợi tại Mali và Burkina Faso,tham gia hội chợ Senegal và Angiêri, nghiên cứu chính sách tại CH Trung Phi,tổ chức cuộc gặp bên mua/bên bán về gỗ tại Quy Nhơn, hội thảo ngân hàng Việt Nam và châu Phi tại Hà Nội, dự triển lãm đồ nhựa tại Marốc, tổ chức triển lãm hàng Việt Nam tại Nigiêria

Năm nay, Việt Nam sẽ mời các đoàn doanh nghiệp nhập khẩu từ châu Phi quy mô lớn vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, gặp gỡ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Namtại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.Công tác nghiên cứu, tuyên truyềntrong năm 2011được tổ chức trên diện rộng tập trung vào cơ hội kinh doanh,cảnh báo bất ổn chính trị, thay đổi chính sách thương mại

Theo Vụ trưởng, thực hiện chỉ tiêu tăng xuất khẩu 20%, công tác XTTM khu vực châu Phi tiếp tục tập trung vào xây dựng cơ sở pháp lý, định hướng và mở đường cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, ưu tiên lớn nhất thúc đẩy và tăng cường hợp tác song phương với các nước, triển khai kết quả các kỳ họp ủy ban liên chính phủ, rà soát việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận đã ký và đề xuất đàm phán ký thoả thuận mới…

Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á cho biết Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ Việt Nam- châu Phi đang được xúc tiến nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại và hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam với một số thị trường trọng điểm tại châu Phi

Đầu tiên là định hình hiện trạng quan hệ, chỉ ra phương hướng và các lĩnh vực hợp tác cụ thể với một nước châu Phi có tiềm năng nhất, trên cơ sở đó tham mưu nội dung chuyên ngành cho các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước... và kết quả đã ký nhiều thỏa thuận quan trọng, mở đường cho doanh nghiệp Việt Nam vào châu Phi

Thứ hai, góp phần tạo dựng cơ sở pháp lý làm nền tảng cho quan hệ iệt Nam- châu Phi. Bộ Công Thương đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành tổ chức, tham dự các kỳ họp ủy ban liên chính phủ giữa Việt Nam và các nước châu Phi,tổ chức thành công Phiên chuyên đề trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế iệt Nam- châu Phi lần hai, phối hợp với các cơ quan hữu quan giải tỏa ách tắc xuất khẩu sang châu Phi, vận động Nam Phi và Ai Cập công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Thứ ba, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, khảo sát thị trường, nghiên cứu chính sách, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường châu Phi. Các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên ngành cũng được tổ chức với sự phối hợp của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) như các cuộc gặp người mua- người bán các mặt hàng gạo, dệt may, bông,hội thảo hợp tác chế biến nông sản…

Các thương vụ tại châu Phi cũng thể hiện được vai trò “đầu cầu”, tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ tại châu Phi và ngược lại,phát hiện các doanh nghiệp châu Phi lừa đảo giúp doanh nghiệp phòng tránh rủi ro

Thứ tư, nâng lên một bước công tác thông tin,tuyên truyền, phối hợp với VCCI, các hiệp hội ngành hàng, địa phương tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường châu Phi, cung cấp thông tin, xuất bản sách chuyên sâu về thị trường châu Phi

Lý giải cho kết quả tích cực trong quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam- châu Phi, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á nêu rõ, bất chấp ảnh hưởng tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi vẫn đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi 1,33 tỷ USD hàng hóa các loại, tăng 95%; năm 2009 đạt 1,62 tỷ USD, tăng 22% và năm 2010 trên 2,1 tỷ USD, tăng 30%. Thị trường xuất khẩu vào châu Phi được mở rộng, Việt Nam đã trao đổi thương mại với tất cả 53 nước châu Phi. Đáng chú ý là thương mại với châu Phi, Việt Nam luôn xuất siêu

Bên cạnh thương mại tích cực, hợp tác công nghiệp Việt Nam- châu Phi cũng rất sôi động. Hết năm 2010, Việt Nam có nhiều dự án lớn về thăm dò, khai thác dầu khí với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD. Trong đó, dự án tại Angiêri đã phát hiện có dầu và khí, dự án tại Mađagaxca cũng có kết quả khả quan và Việt Nam còn tham gia một số dự án dầu khí tại Camơrun, Tuynidi và ký thoả thuận hợp tác dầu khí với Môdămbích, Ăngôla, Sudan… Ngoài dầu khí, Việt Nam có một số dự án lớn như dự án nhà máy sản xuất phân DAP trị giá 800 triệu USD tại Marốc, dự án viễn thông của Vietel tại Môdămbích

Không chỉ xuất khẩu, châu Phi còn là nguồn cung cấp nhiều loại nguyên liệu quan trọng cho sản xuất trong nước. Năm 2009, Việt Nam mua từ châu Phi 550 triệu USD hàng hóa các loại và năm 2010 khoảng 700 triệu USD với các thị trường nhập khẩu chính là Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Nigiêria và Ghana

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á, doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang châu Phi. Trước tiên là khả năng thanh toán hạn chế nên dù nhu cầu của châu Phi lớn nhưng các doanh nghiệp châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm. Đây là rào cản lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam

Tình hình chính trị bất ổn định do xung đột nội bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực với một số điểm nóng mới đã xuất hiện ở Bờ Biển Ngà, Tuynidi, Angiêri, Môritani, Ai Cập… làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại

Châu Phi có hạ tầng thương mại, thông tin liên lạc kém phát triển khiến việc tìm hiểu thông tin về thị trường hạn chế, dẫn tới khó khăn trong việc xác định các mặt hàng xuất khẩu, khó tìm hiểu và liên lạc với đối tác trong khi mạng lưới cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở châu lục này quá mỏng, mới có 5 trên tổng số 53 nước

Một vấn đề nữa là hiện tượng lừa đảo thương mại tại Tây Phi và Trung Phi mấy năm gần đây khá thường xuyên, gây lo ngại cho một bộ phận doanh nghiệp. Tình trạng quan liêu hành chính ở châu Phi cũng khiến kinh doanh ở châu Phi mất nhiều thời gian và chi phí

Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á cho rằng, với khó khăn trên, thúc đẩy xuất khẩu vào châu Phi cần có những doanh nghiệp có năng lực mạnh làm đầu mối. Bởi vậy, để nâng cao năng lực thâm nhập thị trường châu Phi, tháng 10/2010, Bộ Công Thương đã phê duyệt Đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp thương mại tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi”

Đối tượng được hỗ trợ theo đề án này là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp có mong muốn và kế hoạch kinh doanh lâu dài với thị trường châu Phi, năng lực kinh doanh quốc tế, tài chính mạnh thực hiện được hợp đồng xuất nhập khẩu lớn, làm đầu mối và qua đó mở đường cho các doanh nghiệp khác. Đồng thời, đề án cũng xác định 9 thị trường đầu mối và 3 nhóm mặt hàng trọng điểm để thúc đẩy xuất khẩu vào châu Phi

Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh theo hướng cụ thể hơn như tổ chức các đoàn mua hàng của châu Phi vào Việt Nam tham dự hội chợ, giao thương, ký hợp đồng với các doanh nghiệp đầu mối, vận động các tổ chức quốc tế cung cấp thông tin đối tác châu Phi. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, bảo lãnh các hợp đồng xuất khẩu lớn; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá cho châu Phi
 
Last edited:
Xuất khẩu sang Senegal có bước tiến mạnh

Xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal trong 4 tháng đầu năm đạt 78,85 triệu USD, gần bằng tổng giá trị xuất khẩu cả năm 2010, trong đó dẫn đầu là gạo

Điểm nổi bật là trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal là đã thêm nhiều mặt hàng mới, như sản phẩm sắn, hạt tiêu, máy vi tính, linh kiện ô tô, bánh kẹo, hải sản, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm cao su và gỗ...

Dẫn đầu xuất khẩu sang Senegal là gạo (92%), bỏ xa mặt hàng xếp thứ hai là linh kiện phụ tùng xe máy (5%)

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 78,85 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng thời gian, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Senegal đạt 5,8 triệu USD

Năm 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu sang Senegal chỉ đạt 80 triệu USD, trong đó gạo chiếm 59,7 triệu USD. Tiềm năng cho nông sản Việt Nam tại Senegal vẫn còn rất lớn

Theo Tổ chức các nhà sản xuất và chuyên gia nông nghiệp Senegal, do thường xuyên bị hạn hán, sản xuất lúa địa phương chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập từ 700.000 đến 900.000 tấn gạo mặc dù đã có những tiến bộ nhờ thực hiện Chương trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp vì sự phồn vinh (GOANA) do Tổng thống Wade khởi xướng

Có vị trí địa lý chiến lược yiếp giáp với 5 nước thuộc Liên minh kinh tế và tền tệ Tây Phi (UEMOA), cơ sở hạ tầng tốt và tình hình chính trị ổn định, Senegal được xem là trung tâm thương mại của tiểu vùng Tây Phi. Nhờ vậy, Senegal có thế mạnh này làm trung chuyển cho các luồng hành hóa và dịch vụ sang Mali, Guinea, Conakry, Gambia, Guinea-Bissau và Mauritania

Ngoài ra, với tiềm năng về nông nghiệp (lạc, điều, bông..) và công nghiệp (dầu mỏ), Senegal có thể đóng vai trò đầu cầu cho Việt Nam về đầu tư và thương mại
 
Last edited:
Chuyên gia Việt Nam sang Mozambique giúp cải thiện trồng lúa

- Bốn chuyên gia Việt Nam vừa rời Hà Nội để tới Mozambique trong khoảng 3 tháng để giúp đất nước châu Phi này cải thiện công tác trồng lúa. Chính phủ Mô-zăm-bíc kỳ vọng rằng việc này sẽ giúp tăng gấp đôi sản lượng lúa tại khu vực trong dự án

lua30052011_72672.jpg

Chính phủ Mozambique kỳ vọng việc này sẽ giúp tăng gấp đôi sản lượng lúa tại khu vực trong dự án

Các chuyên gia này được cử đi công tác trong khuôn khổ Dự án Hợp tác ba bên Cải thiện Kỹ thuật Nâng cao Năng suất lúa nước tại Nante, huyện Maganja da Costa, tỉnh Zambezia, Mozambique, được ký kết vào tháng 12 năm ngoái tại Hà Nội giữa JICA Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

Trong mô hình hợp tác ba bên này, các chuyên gia Việt Nam sẽ phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản tiến hành nghiên cứu cơ sở, lựa chọn khu thí điểm và xây dựng hoạt động của Dự án

Các chuyên gia sẽ làm việc tại Nante, huyện Maganja da Costa, tỉnh Zambezia, nơi có tiềm năng phát triển trồng lúa nhờ có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên, năng suất vẫn thấp do kỹ thuật canh tác yếu và công tác quản lý thủy lợi kém hiệu quả. Chính phủ Mozambique kỳ vọng rằng Dự án này sẽ giúp tăng gấp đôi sản lượng lúa tại khu vực này

Là một trong 4 chuyên gia, ông Đinh Xuân Dực đã có kinh nghiệm làm chuyên gia nông nghiệp tại Lào, Campuchia và Senegal. Ông Dực phát biểu rằng mặc dù sẽ có nhiều vất vả, ông vẫn cảm thấy háo hức với chuyến công tác này

“Chúng tôi sẽ sống trong những ngôi nhà tranh, điện nước hạn chế và sẽ làm việc trong một nền văn hóa hoàn toàn mới. Nhưng chúng tôi đều rất háo hức với chuyến công tác này vì đây là cơ hội để chúng tôi đem những kiến thức và chuyên môn tốt nhất của chúng tôi giúp người nông dân châu Phi cải thiện việc trồng lúa” - người kỹ sư 57 tuổi nói

Trong Dự án ba bên này, tổng cộng sẽ có 6 chuyên gia được cử sang làm việc tại Mozambique. Bốn chuyên gia này sẽ được cử sang Mozambique lần tiếp theo cùng với chuyên gia về bảo vệ thực vật và công nghệ sau thu hoạch vào khoảng tháng 10 năm 2011 khi một vụ lúa mới bắt đầu
 
Last edited:
Châu Phi có thể vượt châu Á về nguồn cung lúa gạo
- Sản lượng lúa gạo tại châu Phi có thể tăng gấp 2-3 lần và thậm chí có thể xuất sang châu Á trong tương lại gần

Đây là dự báo của giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI

Nhiều vùng lớn của châu Phi cận Sahara có điều kiện tự nhiên phù hợp với sản xuất lúa gạo và có thể trở thành nguồn cung cấp lương thực cho toàn cầu trong tương lai đặc biệt là các nước Sudan, Mali, Senegal, Ghana và dọc khu vực đồng bằng Niger

Ngược lại, diện tích đất canh tác ở châu Á đang bị bão hòa và có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Nguy cơ nước biển dâng cao và bão lớn do biến đổi khí hậu luôn de doạ các khu vực đồng bằng trồng lúa. Bên cạnh đó, áp lực dân số khu vực này sẽ kéo theo nhu cầu về lương thực trong tương lai

Ngài giám đốc kết luận, châu Phi có tiềm năng lớn vượt châu Á và trở thành khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong tương lai gần. Trong vòng 25 năm tới, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tìm nguồn cung ứng gạo từ các nước cận Sahara

Mặc dù vậy, khu vực này vẫn chưa phát huy tối đa lợi thế của mình. Hiện, châu Phi vẫn phải nhập khẩu 40% sản lượng gạo từ châu Á

IRRI đang có kế hoạch liên kết hơn 20 quốc gia cận Sahara châu Phi nhằm hỗ trợ thúc đẩy ngành lúa gạo khu vực này thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ giới hoá công cụ sản xuất…
 
Last edited:
Sierra Leone dự kiến nhập 50.000 tấn gạo Việt Nam năm nay
Ngày 21/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Sierra Leone, ông Richard Konteh, đã ký kết bản ghi nhớ giữa hai bộ về hoạt động mua bán gạo

Bản ghi nhớ trên sẽ đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Sierra Leone. Qua đó, Việt Nam tiếp tục là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu, nâng cao vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực và quốc tế

Dự kiến lượng gạo Sierra Leone sẽ nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2011 là 50.000 tấn

Cộng hòa Sierra Leone là nước ở khu vực Tây Phi, có dân số trên 5 triệu người. Những năm gần đây, Sierra Leone khá quan tâm tới việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Năm 2010, quốc gia này đã nhập khẩu khoảng 14.000 tấn, trị giá 8,04 triệu USD, chiếm trên 40% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo (19,13 triệu USD) từ Việt Nam

Việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang Sierra Leone cũng có ý nghĩa lớn đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam, giúp tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi - khu vực nhập khẩu 1/4 lượng gạo xuất khẩu hàng năm của nước ta
 
Last edited:
FPT đầu tư vào Nigeria

- FPT dự kiến tìm cơ hội hợp tác trong dịch vụ băng thông rộng, nội dung số, trò chơi trực tuyến, các giải pháp trong lĩnh vực viễn thông...

Theo đó, hôm nay, ngày 5/7, Công ty cổ phần FPT đã ký kết hợp tác với Công ty 21st Century Technologies (Nigeria)

Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh của FPT là viễn thông, giáo dục và sản xuất thiết bị

FPT dự kiến tìm cơ hội hợp tác trong các dịch vụ băng thông rộng, nội dung số, trò chơi trực tuyến, các giải pháp trong lĩnh vực viễn thông, sản phẩm công nghệ… Đồng thời, FPT dự kiến sẽ tư vấn kinh doanh và xây dựng mạng lưới hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ cho 21st Century Technologies …

21st Century Technologies là công ty ICT số 1 của Nigeria chuyên cung cấp các giải pháp viễn thông, data center, Internet...

Thị trường Nigeria nói riêng và thị trường châu Phi nói chung có tiềm năng rất lớn về dân số, tài nguyên. Đây sẽ là thị trường "đầy hứa hẹn" đối với nhiều quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam
 
Last edited:
Xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà tăng mạnh trở lại

- Sau thời gian ngừng trệ do khủng hoảng chính trị hậu bầu cử tổng thống Bờ Biển Ngà, xuất khẩu sang thị trường này đã bắt đầu được nối lại

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ta sang Bờ Biển Ngà đã đạt 57,1 triệu USD tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái

Như vậy, sau tháng 2 và 3 bị ngừng trệ do khủng hoảng chính trị hậu bầu cử tổng thống Bờ Biển Ngà, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã bắt đầu được nối lại vào tháng 4 và tăng mạnh vào tháng 6 (đạt mức 31,3triệu USD), nâng tổng kim ngạch 6 sáng đầu năm lên con số 57 triệu USD

Mặt hàng gạo chiếm tới 96% tổng giá trị xuất khẩu, tương đương 55 triệu USD với khối lượng 113.614 tấn. Riêng tháng 6, Việt Nam đã xuất được 64.365 tấn gạo, đạt 31,3 triệu USD, tăng 973% về lượng và 1.103% về giá trị so với tháng 5

Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Phi (đứng thứ ba về xuất khẩu và thứ hai về nhập khẩu trong 3 năm qua). Năm 2010, trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới 262 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu 133 triệu USD và nhập khẩu 129 triệu USD hàng hóa các loại

Từ trước tới nay, gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà, chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xét về số lượng, gạo Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng từ 12-13% tổng lượng gạo nhập khẩu của Bờ Biển Ngà mỗi năm. Dự báo trong thời gian tới, gạo vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang thị trường này

Ngoài mặt hàng gạo, Việt Nam còn xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà sản phẩm dệt may, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm cao su, săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy, v.v...
 
Last edited:
Dồn dập đầu tư sang châu Phi

- Không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu các sản phẩm lúa gạo, đồ gỗ, may mặc, giày da và nhập khẩu nguyên liệu thô... các doanh nghiệp (DN) VN đang đẩy mạnh việc tìm cơ hội và triển khai dự án đầu tư sang thị trường châu Phi

515802.jpg

Học viên Nam Phi được đưa sang Việt nam để đào tạo tại xưởng chế biến gỗ của Công ty Trường Thành

Hàng loạt hoạt động thăm dò thị trường, liên kết đào tạo nhân lực bản địa, mở văn phòng đại diện, xây dựng nhà máy sản xuất... được các DN tiến hành

"Với những chính sách ưu đãi từ phía Nam Phi cộng với việc chủ động đầu tư, tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, sản phẩm gỗ của TFF sẽ có đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc trên thị trường châu Phi và thế giới"

Ông Võ Trường Thành (tổng giám đốc TFF)


Sẵn sàng cho thị trường mới

Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TFF) vừa kết thúc khóa đào tạo đầu tiên cho 21 học viên Nam Phi tại Trung tâm Đào tạo chế biến gỗ ở Đắk Lắk. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ liên kết hợp tác đầu tư của TFF với Nam Phi trong việc xây dựng nhà máy chế biến gỗ, trồng rừng nguyên liệu, mở showroom trưng bày sản phẩm gỗ tại quốc gia châu Phi này

Ông Võ Trường Thành, tổng giám đốc TFF, cho biết: “Chương trình đào tạo dự kiến kéo dài ba tháng nhưng chúng tôi đã dành hẳn năm tháng cho công tác đào tạo khóa học đầu tiên này. Họ chính là lực lượng lao động nòng cốt cho công tác vận hành nhà máy chế biến gỗ của TFF tại Nam Phi”. Các học viên không chỉ học tập về kỹ năng chế biến gỗ tại VN mà còn chia sẻ lẫn nhau về ngôn ngữ, văn hóa. Đây là bước chuẩn bị rất cần thiết ban đầu, bởi khi nhà máy của TFF tại Nam Phi hoạt động sẽ thu hút 300-1.000 lao động và lao động VN chỉ chiếm 10%

Theo ông Thành, sau gần 10 năm khảo sát, thăm dò thị trường Nam Phi, công ty đi đến quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, tổ chức trồng 10.000ha rừng nguyên liệu có chứng nhận FSC (chứng nhận gỗ hợp pháp) và mở showroom bày bán sản phẩm gỗ tại đây. Đến thời điểm này, các công đoạn tiến hành đầu tư đều thuận lợi. Dự kiến đến cuối năm 2013, khi lực lượng lao động này hoàn thiện các kỹ năng cũng là lúc nhà máy chế biến gỗ đi vào hoạt động

Đa dạng lĩnh vực đầu tư

Xuất sang châu Phi tăng 209%

Theo Tổng cục Hải quan VN, trong bảy tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang các thị trường chính (khoảng 10 nước) của châu Phi đạt 2,1 tỉ USD, tăng 209% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn bao gồm: lúa gạo, thủy sản, may mặc, đồ gỗ...


Một đơn vị khác đang xúc tiến hợp tác đầu tư sang châu Phi là Tập đoàn FPT. Mới đây FPT ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty 21st Century Technologies (Nigeria) hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh của mình là viễn thông, giáo dục và sản xuất thiết bị. Trong đó, FPT dự kiến tìm cơ hội hợp tác trong các dịch vụ băng thông rộng, nội dung số, trò chơi trực tuyến, các giải pháp trong lĩnh vực viễn thông, sản phẩm công nghệ...

Để chuẩn bị những hoạt động đầu tư này, FPT đã tổ chức các hoạt động liên kết đào tạo cho học viên từ châu Phi

Trước đó, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) được cấp phép đầu tư mạng di động tại Mozambique. Hiện đơn vị đã triển khai mở cơ quan đại diện và đưa nhân sự sang xây dựng mạng lưới

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), đến nay đã có tổng cộng 13 dự án đầu tư tại bảy quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi, tổng vốn đăng ký đạt 777,4 triệu USD vào nhiều lĩnh vực đầu tư bao gồm: thăm dò, khai thác dầu khí, mạng viễn thông, chế biến gỗ và trồng rừng, đầu tư hợp tác chuyển giao kỹ thuật trồng lúa nước...

Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, từ nay đến cuối năm 2011 sẽ có ít nhất ba chương trình xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường và ký kết hợp tác với các quốc gia lớn của châu Phi. Bên cạnh những hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm đối tác về xuất khẩu gạo, sản phẩm may mặc, da giày, thiết bị điện tử..., các hoạt động đầu tư cũng được xúc tiến mạnh mẽ tại Nam Phi, Mozambique, Cộng hòa Trung Phi, Nigeria... để tận dụng những cơ hội và ưu đãi từ chính sách khuyến khích đầu tư ở các quốc gia này

Một trong những yếu tố để TFF quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và trồng rừng tại Nam Phi là những ưu đãi của chính phủ nước sở tại cho đối tác. Ông Thành cho biết: “Chính phủ Nam Phi tạo điều kiện cho chúng tôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi trên tổng 50% vốn đầu tư. Những chi phí trang bị máy móc sản xuất cũng được chính phủ hỗ trợ 30%. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo nhân công bản địa phục vụ nhà máy đều được trợ giúp”

Ông Lý Quốc Hùng - vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - nhận định nếu DN đầu tư vào thị trường châu Phi sẽ tận dụng được nhiều lợi thế về nhân công, thuế suất ưu đãi của nước sở tại cũng như khi sản phẩm đó xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ... “Hầu hết các quốc gia châu Phi đều có những chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư ở mọi lĩnh vực. Những ưu đãi về vay vốn đầu tư, giảm thuế, đơn giản thủ tục đầu tư, cam kết không quốc hữu hóa tài sản... được các quốc gia áp dụng phổ biến” - ông Hùng cho hay
 
Last edited:
Giúp châu Phi trồng lúa: Bắt đầu từ Sierra Leone​

To-Van-Truong.jpg

TS. Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam trong chuyến làm việc tại châu Phi​

- Sau Sierra Leone, các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục sang giúp Nigeria, Morambique, Cộng hòa hồi giáo Mauritania,...

Ngưỡng mộ và ấn tượng trước thành tích phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2005, tiến sỹ Sama Monde, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone đã đến nhờ trường đại học An Giang sang giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực cho Sierra Leone

Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%. Ngay cả thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu

Năm 2006, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên

Từ ngày 12/11/2007 đến ngày 22/11/2007, đoàn chuyên gia Việt Nam đã đến làm việc về tiến trình của dự án với các quan chức của Phủ Tống thống và Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone. Đoàn đi khảo sát thực địa, đánh giá sơ bộ kết quả bước đầu, thảo luận với người dân địa phương và các quan chức liên quan

Sau khi đi khảo sát thực địa, hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh, thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa vì có điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước thích hợp

Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương

Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân:

- Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa

- Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín)

- Bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa

Về quy hoạch và thiết kế các công trình thủy lợi, đã khảo sát đo đạc bình đồ, thiết kế sơ bộ hệ thống cấp nước (trạm bơm, kênh, cống điều tiết) cho khu trồng lúa. Qua đợt khảo sát thực địa, đoàn công tác đã quyết định phải điều chỉnh lại thiết kế hệ thống công trình thủy lợi cả về quy mô và kích thước

Sự điều chỉnh này đã giảm được kinh phí hơn 100 nghìn USD so với thiết kế ban đầu

Cũng từ kết quả khảo sát, đoàn cũng đã xác định lại diện tích có khả năng trồng lúa ở đây chỉ vào khoảng 112 ha chứ không phải là 200 ha như ước tính ban đầu của phía bạn

Căn cứ vào tính hình thực tế và rút kinh nghiệm bài học thất bại của Đài Loan khi đầu tư xây dựng khu thí điểm trồng lúa năm 1961 và Trung Quốc năm 1972 ở Mange Brreh, đoàn công tác nhận thấy Mange Bureh chỉ nên trồng lúa 2 vụ trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm để tận dụng ưu điểm của vùng này là hàng năm có lương mưa rất lớn khoảng 3.000 mm/năm. Giống lúa của Việt Nam khoảng 90 ngày rất thích hợp 2 vụ trong mùa mưa

Nếu bố trí vụ lúa thứ 3 vào mùa khô, theo tính toán, chỉ riêng tiền mua xăng dầu để chạy máy bơm còn đắt hơn tiền nhập khẩu lương thực và sau này có bàn giao thì người dân địa phương cũng không thể thực hiện vì lý do kinh tế

Vì vậy, vụ lúa thứ 3 chỉ nên trồng trong mùa khô khi Chính phủ phát triển thủy điện để vừa có điện chạy máy bơm, vừa cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác. Theo đánh giá, tiềm năng thủy điện của Sierra Leone còn rất lớn, chưa được khai thác

Đoàn công tác nhận thấy rằng, để đảm bảo chương trình an ninh lương thực và phát triển kinh tế bền vững cần phát triển “mô hình kinh tế trang trại” trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, với sản phẩm chính vẫn là hai vụ lúa trong mùa mưa (theo mô hình sản xuất của nông dân An Giang). Vụ thứ ba chủ yếu trồng mè, đậu phộng (theo mô hình sản xuất của nông dân Tây Ninh). Các loại hoa màu có giá trị kinh tế cao như bắp cải, củ cải, ớt xanh, củ hành, dưa leo, cà rốt, cải xanh, gừng, xoài. Các loại cây dài hạn như mì, mía, điều, cao su, tiêu, trà, thuốc lá. Ở những vùng trũng sẽ làm ao, nuôi thủy sản nước ngọt cá, tôm; kết hợp chăn nuôi như heo, gà vv…

Chương trình an ninh lương thực cho Sierra Leone cũng cần chú trọng các lớp đào tạo huấn luyện chuyển giao công nghệ, nông dân tham gia chọn tạo giống lúa ở cộng đồng và kỹ thuật sản xuất lúa giống. Bởi vì nếu người dân không biết cách tự tạo ra giống lúa nguyên chủng thì chỉ sau vài vụ sản xuất lúa sẽ bị thoái hóa

Từ chương trình thí điểm ở Sierra Leone, GS Võ Tòng Xuân và các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục sang giúp Nigeria, Morambique, cộng hòa hồi giáo Mauritania,… với mục đích giúp họ “cái cần câu hơn cho xâu cá” cùng với tinh thần truyền bá “văn minh lúa Việt” để xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt Nam có trách nhiệm với xã hội loài người và đẩy mạnh uy tín và sự cống hiến của Việt Nam với nhân loại

Người Việt nam có câu nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Việt Nam đã nhận giúp đỡ rất nhiều và bây giờ nên giúp người khác, đó là lẽ đời. Ta sẽ được nhiều hơn mất, được ở vị thế, ở uy tín chính trị của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế

Tổng giám đốc Viện lúa quốc tế Robert Zeigler cũng đã từng nói: “Việt Nam đã và đang hưởng lợi rất lớn từ IRRI, do vậy, Việt Nam nên đóng góp cho IRRI để giúp các nước còn đang nghèo đói khác”

TS.Tô Văn Trường
Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam
 
Tăng cường hợp tác với Cộng hoà Trung Phi và Cameroon​

- Phía Cộng hòa Trung Phi và Cameroon mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như: công nghiệp, kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu...

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Cộng hoà Trung Phi và Cameroon, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Lê Dương Quang dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại hai nước này từ ngày 23/8 đến ngày 1/9/2011

Hiện Cộng hòa Trung Phi đang ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, nền sản xuất công nghiệp hầu như chưa có. Vì vậy, Trung Phi mong muốn được hợp tác phát triển sản xuất công nghiệp với Việt Nam, cam kết sẵn sàng cấp giấy phép khai khoáng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trong dịp này, hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ giữa hai bên về hợp tác trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp

Trong khi đó, phía Cameroon mong muốn nhập gạo trực tiếp cũng như học tập kinh nghiệm trồng lúa, trồng và chế biến cao su, cà phê, hạt tiêu của Việt Nam. Tháng 2/2011, Cameroon đã thành lập Công ty cung ứng hàng thiết yếu và đây sẽ là đầu mối để nhập gạo của Việt Nam

Phía Cameroon đặc biệt khuyến khích các công ty của Việt Nam tham gia các dự án khai khoáng, phát triển thủy điện và chế biến gỗ tại nước này

Chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác đã mở ra những triển vọng mới cho hợp tác trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế thương mại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu thị trường còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội mở rộng giao thương, hợp tác trong thời gian tới
 
Doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường Sudan​

Sau khi ra mắt văn phòng lãnh sự quán tại TP.HCM vào cuối tháng 8/2011 và chuyến viếng thăm, làm việc với Chủ tịch UBND cùng Sở Ngoại vụ TP.HCM, ông Adil Ibrahim Mustafa Ahmed, Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Sudan đã có lời mời các doanh nghiệp VN sang thăm và tìm hiểu thị trường Sudan để có những hợp tác lâu dài

asudan-1.jpg

Ông Adil Ibrahim Mustafa Ahmed, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sudan trò chuyện với doanh nghiệp Việt Nam​


Sudan là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho các doanh nghiệp VN trong lĩnh vực khai khoáng và chế biến thực phẩm. Sudan cũng là một thị trường tiềm năng để DN sản xuất hàng tiêu dùng VN khai thác mở rộng thị trường

Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát - Lãnh sự Danh dự Sudan tại TP.HCM đang chuẩn bị kế hoạch tổ chức chương trình cùng các doanh nghiệp VN sang thăm và làm việc với chính phủ Sudan vào tháng 10 tới. Tham dự chương trình này, các doanh nghiệp VN sẽ được Bộ trưởng Bộ thương mại Cộng Hòa Sudan đón tiếp, cung cấp thông tin chính xác và có cái nhìn thực tế về thị trường lớn thứ 3 châu Phi này. Thông qua chương trình, các doanh nghiệp VN có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình và chủ động tìm kiếm được cơ hội hợp tác đầu tư tại Sudan
 
Hàng Việt Nam vào châu Phi, Trung Đông chưa nhiều​

- Hiện không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được châu Phi, Trung Đông vốn được đánh giá là tiềm năng, nhưng lượng hàng vào đây vẫn còn khá khiêm tốn khi doanh nghiệp nhận thấy không dễ gặp được đúng đối tác để vào thị trường này

Ông Ngô Kiều Phát, phụ trách xuất nhập khẩu của công ty TNHH Tân Quang Minh (Bidrico), cho biết hiện nhiều mặt hàng của công ty, như nước ngọt, nước ép trái cây, rau câu, được bán tại thị trường Tây Phi. Tuy nhiên, hiện công ty chưa xuất khẩu trực tiếp hàng qua thị trường này, mà bán hàng cho khách hàng Pháp và Đức. Hàng của Bidrico sau đó mới được các đối tác này bán lại cho thị trường Tây Phi

Ông Phát cho biết công ty cũng từng có nỗ lực xuất hàng trực tiếp sang châu Phi nhưng vẫn chưa gặp được đúng đối tác. Cụ thể, có lần ông cũng tham gia hội chợ ở quận 7, TPHCM và có gặp gỡ làm việc với vài khách hàng châu Phi, nhưng ông nhận định rằng khó mà tìm được khách hàng tin cậy. “Lúc gặp, cái gì họ cũng khen là tốt, nhưng sau đó thì không liên lạc”, ông nói

Trong khi đó, một số doanh nghiệp đã xuất được hàng sang thị trường châu Phi và Trung Đông, như thủy sản, may mặc,….nhưng số lượng hàng hoá được đặt cho mỗi đơn hàng khá ít

Một nhân viên phụ trách kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Bình Minh (có trụ sở tại Đồng Tháp) cho biết công ty có xuất cá ba sa vào Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nhưng lượng hàng xuất chỉ vài container. Hay, có doanh nghiệp may mặc cũng cho biết lượng hàng được đặt tại Trung Đông cũng ở mức 2-3 trăm chiếc áo, nên lãi không đáng là bao do chi phí vận tải cao

Do đó, một số doanh nghiệp cho biết đang nỗ lực tìm hiểu thông tin và kiếm thêm khách hàng ở hai thị trường này để tăng doanh số. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro cao, như rủi ro trong thanh toán, giao nhận, hay bị lừa đảo, cũng khiến doanh nghiệp ngại trong việc tìm đối tác

Hiện công ty thủy sản Bình Minh, công ty điều Tân Hoà đang xuất trực tiếp sang thị trường Trung Đông, nhưng phải qua giới thiệu của công ty môi giới, nên sau khi nhận tiền hàng phải chia lợi nhuận cho công ty môi giới

Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), doanh nghiệp có thể nhờ môt số cơ quan, như Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, để kiểm tra thông tin về đối tác trước khi ký kết làm ăn. Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết, nhu cầu nhập hàng hoá của Trung Đông và châu Phi rất lớn, nhưng giá cả hàng Việt Nam tương đối cao nên doanh nghiệp cần cân đối lại giữa chất lượng và giá cả

Theo ông Mohamed El-Ezaby, tổng giám đốc công ty cung cấp dịch vụ về xuất nhập khẩu Australian PTY, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Đông và châu Phi khá thấp

Cụ thể, tính riêng thị trường Ai Cập, số liệu xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất sang Ai Cập, với giá trị hơn 436 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam không có trong danh sách 18 nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất vào Ai Cập

Ngoài ra, Brazil là đối tác xuất lương thực lớn nhất vào Ai Cập, với giá trị 265 triệu đô la Mỹ từ Brazil trong 9 tháng đầu năm 2010, tiếp đến là Mỹ, Argentina, Hà Lan, Thái Lan. Việt Nam không nằm trong danh sách 15 nước xuất khẩu thực phẩm nhiều nhất vào Ai Cập

Trần Thu
 
Xuất khẩu xi măng Việt Nam hướng đến châu Phi​

Theo dự kiến xuất khẩu vào năm 2012, sẽ có khoảng 500 nghìn tấn xi măng và 5,5 triệu tấn clinker, thị trường chủ yếu vẫn là các nước ở châu Phi

Hiệp hội Xi măng Việt Nam ước tính, trong năm 2012, lượng xi măng tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt từ 52 - 53 triệu tấn và lượng xuất khẩu vào khoảng 6 triệu tấn

Ông Nguyễn Văn Điệp, Chánh văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, năm 2011, do chính sách thắt chặt đầu tư công, lãi suất cho vay ở mức cao… đã khiến nhiều công trình xây dựng bị cắt giảm, bất động sản ế ẩm… Những yếu tố trên đã khiến lượng tiêu thụ xi măng trong nước cả năm chỉ ở mức 49,15 triệu tấn

Lượng xuất khẩu là 5,5 triệu tấn, cộng với lượng dự trữ khoảng 3 triệu tấn. Theo đó, sản lượng của toàn ngành mới đạt 85% công suất thiết kế (tổng công suất thiết kế là 67 triệu tấn) và lượng tiêu thụ đạt 91% kế hoạch của năm

Trong năm 2012, theo ông Điệp sẽ có thêm 8 nhà máy xi măng mới với tổng công suất 6,9 triệu tấn đi vào hoạt động, nâng công suất của toàn ngành lên 73 triệu tấn. Trong khi, tổng lượng tiêu thụ xi măng trong năm tới của Việt Nam mới chỉ đạt gần 60 triệu tấn, tức chiếm khoảng 86% công suất của toàn ngành

Trong 6 triệu tấn sản phẩm dự kiến sẽ xuất khẩu vào năm 2012, sẽ có khoảng 500 nghìn tấn xi măng và 5,5 triệu tấn clinker. Về thị trường, ông Điệp cho rằng vẫn chủ yếu là các nước ở châu Phi
 
Thoát bẫy “công ty ma” tại châu Phi
- Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công thương cho biết hai doanh nghiệp Việt Nam vừa tránh được vụ lừa đảo giá trị hơn chục triệu USD từ các “công ty ma” tại Togo

Trường hợp thứ nhất, một khách hàng ở Lomé, Togo có tên là African Poverty Alleviation Commission cần mua bột mì với số lượng 25.000 tấn, trị giá hơn 11 triệu USD. Khách hàng đề nghị doanh nghiệp làm hồ sơ tham gia đấu thầu

Theo hướng dẫn doanh nghiệp gửi hồ sơ và ba ngày sau nhận được thông báo đã thắng thầu. Phía ‘‘công ty ma” hối thúc doanh nghiệp mua vé máy bay sang Togo để ký hợp đồng và cảnh báo nếu không sang đúng hẹn sẽ bị hủy hợp đồng. Song doanh nghiệp cũng có thể chuyển trước 1.800 euro để họ thay mặt giúp làm thủ tục nhập khẩu

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á kết luận African Poverty Alleviation Commission là một tổ chức lừa đảo. Địa chỉ của tổ chức trên hoàn toàn không có thật

Trường hợp khác, qua Internet một đối tác tại Togo đề nghị hợp tác sản xuất bảng quảng cáo, tháp ăngten... dự án quy mô khá lớn với doanh nghiệp

Những điều kiện hợp đồng đều tiến hành khá nhanh chóng, lợi nhuận cao

Tuy nhiên, qua xác minh của Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, tất cả thông tin của đối tác tại Togo đều là ảo
 
Top