What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

thoidaianhhung

Administrator
Bản chất của lobby trên toàn thế giới
Bản chất của lobby trên toàn thế giới là hoạt động ngầm, có khả năng điều động những khối tiền khổng lồ để chi phối một cách mạch lạc tất cả những công tác có khả năng đem về cho họ thêm nhiều lợi tức hơn nữa

Ở một nước pháp quyền thì ít khi những nhóm lobby hành xử trái luật, tuy nhiên họ thừa quyền năng để thay đổi luật pháp khi cần, cũng như tạo ảnh hưởng để thay thế bất cứ nhân sự nào nằm trên lộ trình của họ, dù vị trí của những người này cao đến đâu

Những nhóm lobby hùng mạnh với hoạt động ngầm ngày càng đông. Trên thế giới có khá nhiều người như thế, trong nhóm siêu quyền lực thì Bilderberg là nhóm năng hoạt động nhất. Không biết thực hư đến đâu, người đồn rằng ông Obama hoàn toàn là một sản phẩm của Bilderberg khi ông đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Cách đây ít lâu, Tân Tổng Thống Pháp cũng bị nghi ngờ tương tự (liên quan đến nhóm lobby Do Thái)

Các tập đoàn tài phiệt Mỹ được liên kết chặt chẽ với chính phủ mà nó chỉ định và kiểm soát, thực thi quyền năng. Vài cái tên nổi tiếng về quyền lực như The Council on Foreign Relations, The Trilateral Commission, The Rockefeller Foundation …Đó là chưa nói tới Franc-maçonnerie, một tổ chức ngầm đa quốc gia với những cấu trúc và lê nghi cầu kỳ, một chủ thể có khả năng thay đổi nhân sự ở các tập đoàn lớn nhất thế giới và nội các của nhiều cường quốc trên thế giới. Tổ chức này đã “tặng” nước Pháp khá nhiều tổng thống và bộ trưởng từ hàng trăm năm nay. Còn những tổ chức đạo giáo thì vô số, to hay nhỏ đều có ảnh hưởng ít nhiều đến nền tảng kinh doanh, nhất là các lĩnh vực quân sự, tài chính và dầu khí

Những thành viên của các nhóm lobby mạnh đến độ họ có khả năng tiến cử bất cứ lúc nào nhân sự vào nội các trong khá nhiều quốc gia trên thế giới (cá nhân tôi đã đích thân trải nghiệm bên Châu Âu), uốn nắn chính sách tiền tệ cũng như hành lang pháp lý của một quốc gia để trục lợi. Có những trường hợp khó lòng giải thích bằng lý lẽ

Ví dụ ngân hàng J.P Morgan có khả năng làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán thế giới từ vài chục năm nay, không bao giờ biết lỗ lãi là gì, ngược lại lợi nhuận của mỗi năm lên hàng tỷ USD, bất chấp xu hướng vĩ mô lên hay xuống. Họ đã dễ dàng lướt qua mọi khủng hoảng tiền tệ 1987, 2008…lương bổng và tiền thưởng cho những lãnh đạo của họ lên ngất ngưởng tới hàng trăm triệu USD mỗi năm

Nội dung bài viết trên được chia sẻ trong cuốn sách "Một Đời Quản Trị" của GS Phan Văn Trường

Một Đời Quản Trị
Những trang sách từ cuộc đời Giáo sư Phan Văn Trường




Giáo sư Phan Văn Trường ký tặng sách cho bạn đọc trong buổi ra mắt sách

Hầu hết lãnh đạo của các công ty ở Việt Nam đều chỉ biết quản lý mà không biết quản trị. Quản lý thì có thể áp dụng những mô hình doanh nghiệp đã được thử nghiệm trên thế giới, phân bổ công việc hiệu quả nhưng quản trị thì đòi hỏi phải đi sâu vào lòng người, nắm bắt năng lực thật sự của những cộng sự sát cánh với mình, gắn kết giữa người với người. Đây là điều được tôi chứng minh xuyên suốt cuốn sách

Giáo sư Phan Văn Trường



Bên cạnh những chia sẻ về Một đời quản trị, Giáo sư Phan Văn Trường còn cho biết trong thời gian tớ, ông sẽ bắt tay viết một tập sách về cách ứng xử của người lãnh đạo đối với những nhân viên ở cấp thấp nhất và cách nhìn nhận của xã hội đối với những người đã không còn khả năng lao động

"Tôi gọi những người đó là cánh chim cuối đàn, không kỹ năng, không còn chiến lược trước cuộc đời vì tuổi già, sức khỏe. Bày tỏ lòng nhân ái đối với họ là con đường để đưa công ty đi lên và giúp đất nước này phát triển"
 
Last edited by a moderator:
Tìm hiểu cơ chế vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ

- Chính sách đối ngoại của Mỹ có ảnh hưởng không nhỏ tới nền chính trị của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính sách này cũng chịu sự tác động rất lớn của cơ chế vận động hành lang (lobby) - một thói quen chính trị - đặc trưng nổi bật của các chính trị gia Hoa Kỳ.

Lobby hay vận động hành lang từ lâu đã là một thói quen chính trị, một phần không thể thiếu trong đời sống chính tr - xã hội Mỹ. Được coi là nét đặc trưng, một thứ văn hóa - chính trị Mỹ cho nên ở đây hoạt động lobby diễn ra rất sôi nổi, phổ biến và được pháp luật ghi nhận, quy định và bảo hộ.

Theo nghĩa đen, danh từ lobby chỉ hành lang rộng của toà nhà quốc hội, phòng chờ trong tiền sảnh của khách sạn hay tòa nhà lớn. Nhưng theo nghĩa bóng, lobby được hiểu là việc "vận động người có chức quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích và chính trị, kinh tế, xã hội". Ởnước Mỹ, đó chính là quá trình vận động các nghị sĩ, dân biểu trong quốc hội để họ đưa ra hoặc ủng hộ các đạo luật, nghị quyết, chính sách có lợi cho các "nhóm lợi ích" khác nhau.

Tại sao vận động hành lang lại phát triển mạnh nhất ở nước Mỹ và trở thành đặc trưng của nền chính trị Hoa Kỳ? Điều này một phần xuất phát từ đặc điểm của quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ.

Nước Mỹ được tổ chức theo chế độ liên bang, gồm ba bộ phận là cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ, đứng đầu là Tổng thống) và cơ quan tư pháp (Tòa án liên bang). Ba cơ quan này có quyền hạn và chức năng độc lập với nhau nhưng vận hành theo cơ chế cân bằng và kiểm soát nhằm bảo đảm cho quyền lực không tập trung quá nhiều vào một cá nhân hoặc một cơ quan nào. Theo cơ chế đó, các cơ quan của bộ máy nhà nước không chỉ nắm giữ những quyền lực đặc trưng của mình mà còn được trao một số quyền lực thuộc lĩnh vực của các bộ phận khác. Như vậy là giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị nước Mỹ có sự phụ thuộc, kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau.

Trong ba bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Mỹ thì Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền lực cao nhất, giữ vai trò lãnh đạo đất nước và đại diện cho toàn thể nhân dân Mỹ. Quốc hội gồm hai viện là Thượng viện và Hạ viện. Quốc hội ngoài quyền ban hành, thông qua các đạo luật, sửa đổi Hiến pháp còn có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của một cơ quan hay cá nhân nào đó. Với quyền lực này buộc Tổng thống phải có quan hệ chặt chẽ với Quốc hội để tranh thủ sưu đồng thuận với những chính sách của mình. Quốc hội Mỹ còn có quyền tối cao trong lĩnh vực thương mại, quyền tuyên bố chiến tranh hay hoà bình, ngăn cản chiến tranh hoặc tiến hành các chương trình nghiên cứu nhằm bảo đảm các vấn đề quốc phòng chung. Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội còn có quyền nắm giữ ngân sách và trong thực tế, đã có nhiều lần Quốc hội dùng quyền phân bổ ngân sách để tác động lên chính sách đối ngoại. Quốc hội có thể không thông qua việc chi ngân sách để thực thi một hiệp định mà Tổng thống đã ký với một nước khác hoặc không phân bổ ngân sách cho một kế hoạch cụ thể của Tổng thống. Ngay cả trong trường hợp Tổng thống muốn điều động quân đội để tiến hành chiến tranh nhưng nếu không được Quốc hội phê chuẩn và cấp ngân sách thì cuộc chiến tranh cũng không thể tiến hành được.

Trong quá trình hoạch định chính sách, đặc biệt là chính sách đối ngoại có sự tham gia của cơ quan hành pháp, đứng đầu là Tổng thống. Tổng thống là đại diện tối cao của đát nước trong quan hệ đối ngoại, có toàn ký kết các hiệp ước với sự phê chuẩn của Thượng viện và trên thục tế, Thượng viện phê chuẩn phần lớn các hiệp ước mà Tổng thống đã ký. Tổng thống còn có toàn quyền ký kết các hiệp định hành pháp với các quốc gia khác trên thế giới.

Sự vận hành của nền chính trị nước Mỹ còn có sự tham gia, tác động của các tổ chức chính trị, xã hội khiến cho nó ngày càng thêm phức tạp. Quốc hội thường rất nhạy cảm trước công chúng về các chính sách đối ngoại vì Quốc hội phải đối mặt với các cuộc thăm dò dư luận về các vấn đề cụ thể, trước việc công chúng có thực sự quan tâm đến chính sách đối ngoại hay không. Đây là cơ hội cho các tổ chức chính trị, xã hội có thể tác động nhằm thúc đẩy hay cản trở việc thông qua hoặc thực hiện một chính sách nào đó bằng việc thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, giới truyền thông hoặc thông qua ảnh hưởng của các nhóm lợi ích khác nhau. Sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều chủ thể khác nhau và quá trình lập pháp nói chung và quá trình hoạch định chính sách đối ngoại nói riêng của nước Mỹ khiến cho nó trở nên rất phức tạp, chồng chéo, nhiều khi còn dẫn tới xung đột, mâu thuẫn với nhau. Các nhóm lợi ích, các giai cấp trong xã hội đều muốn thể hiện vai trò và sự ảnh hưởng của mình đối với những quyết định của các cơ quan lập pháp nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Các nhà lập pháp, hành pháp cũng mong muốn những quyết định mà họ đưa ra nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chúng, những người mà họ là đại diện. Đó chính là cơ sở để hoạt động lobby phát triển mạnh mẽ và trở thành đặc trưng trong đời sống chính trị Mỹ.

Vận động hành lang gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích (nhóm gây áp lực) trong xã hội Mỹ. Thực chất đó là những nhóm chính trị có chung lợi ích với nhau nên tập hợp lại để tự bảo vệ mình, thường là các hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội Y tế, Hội luật gia, v.v..Ở Mỹ, yếu tố sắc tộc và thành phần xã hội rất đa dang, phức tạp có nhiều tộc người, nhiều nhóm cư dân cho nên quyền lợi của mỗi nhóm cư dân không giống nhau, nhiều khi còn đối lập, mâu thuẫn với nhau. Do vậy họ cần thể hiện được vai trò, sự tác động của mình với hệ thống chính trị thông qua các nhóm lợi ích. Trong tác phẩm "Logic chính trị Mỹ", các tác giả Samuel Kernell, Gary C.Jacobson phân tích: "Các nhóm lợi ích được đánh giá là bộ phận tham gia rất quan trọng và quý báu trong nền chính trị dân chủ của xã hội công nghiệp hiện đại”. Các nhóm lợi ích tham gia vận động hành lang liên tục, vào tất cả các cơ quan quyền lực và theo đuổi mục tiêu của mình bằng tất cả các cách thức có thể. Sức mạnh của các nhóm lợi ích chính là ở là phiếu họ ủng hộ cho các ứng cử viên trong cuộc bầu cử vào các chức vụ của Chính phủ hoặc đóng góp tài chính cho các chiến dịch vận động tranh cử. Chính nhờ hoạt động của các nhóm lợi ích mà các chính sách của chính phủ ban hành phù hợp với mong muốn của nhân dân.

Vận động hành lang là việc vận động người có chức quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích và chính trị, kinh tế, xã hội. Còn nhà vận động hành lang là một người, một nhóm người hoặc một tổ chức chuyên nghiệp giữ vai trò trung gian giữa cử tri, các nhóm lợi ích với nghị sĩ quốc hội nhằm tác động tới những chính sách, dự luật đang được xem xét tại Nghị viện.

Tại Mỹ, lobby là một trong những nghề được coi trọng và đông đảo nhất. Đến năm 2007, tại thủ đô Washington DC của Mỹ có khoảng 5 vạn người sống bằng nghề lobby. Tại đây có một con phố mang tên K-Street, được coi là con phố của hoạt động lobby, nơi tập trung hàng loạt các công ty lobby lớn, hoạt động sôi nổi, tấp nập.

Những nhà vận động hành lang thường là các quan chức nghỉ hưu, chuyên viên làm việc tại Quốc hội, luật sư có kinh nghiệm. Những nhà vận động hành lang có danh tiếng thường là cựu bổ trưởng, tướng lĩnh quân đội, cố vấn, trợ lý của tổng thống, thượng nghị sĩ đã từng nắm giữ chức vụ chủ chốt tại quốc hội, kể cả Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ. Nghề lobby có sức hút như vậy cho nên nhiều nghị sĩ Mỹ, đã từng được đông đảo các nhà lobby vây đón xung quanh, sau khi nghỉ hưu cũng trở thành nhà vận động hành lang. Từ năm 1998 đến năm 2005, đã có tới 43% trong tổng số 198 thành viên của Quốc hội Mỹ rời khỏi chính trường đã đăng ký hành nghề lobby. Điển hình là trường hợp của Nghị sĩ Bob Livingston, sau khi rời khỏi chính trường, năm 1998, ông đã chuyển sang làm nghề lobby. Chỉ trong vòng 6 năm, nhóm lobby do ông thành lập đã phát triển thành một trong 12 công ty lobby lớn nhất nước Mỹ. Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger từng là nhà vận động hành lang cho nước Nhật.

Tuy nhiên, hoạt động lobby cũng rất dễ bị lợi dụng, bị mua chuộc bởi những lợi ích to lớn, những khoản lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Để minh bạch hoạt động này và kiểm soát nó, luật pháp Mỹ có quy định rất rõ ràng và cụ thể đối với hoạt động lobby. Ngày 19-12-1995, Tổng thống Clinton ký ban hành Đạo luật về công khai hoá hoạt động lobby (Lobbying Disclosure Act of 1995) nhằm “bắt buộc những người hoạt động lobby phải đăng ký, phải công khai hoá các khách hàng, các cuộc tiếp xúc, công khai hoá các vấn đề lobby và số tiền công được chi trả...”Sau này, các điều khoản bổ sung, sửa đổi cho bộ luật này cũng được ban hành nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động lobby. Theo đó, các cựu đại diện thương mại Mỹ và phó của họ bị nghiêm cấm suốt đời đối với việc vận động hành lang cho người nước ngoài; Các quan chức Nhà trắng không được phép làm cho các công ty lobby trợ giúp về luật và tư vấn trong vòng 5 năm kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ của mình...Tuy có nhiều quy định và kiểm soát chặt chẽ như vậy nhưng ở Mỹ vẫn thường xuyên có nhiều vụ bê bối liên quan tới hoạt động lobby. Samuel Ward, “ông vua lobby của Mỹ ” ở thế kỷ XIX đã nói: “bữa tối là phương thức hiệu quả nhất để tiến hành lobby”.

Không chỉ quan trọng và phổ biến trong bản thân nền chính trị Mỹ, hoạt động lobby còn cần thiết với các quốc gia, tổ chức khi có quan hệ kinh tế, chính trị với Mỹ và muốn có lợi ích từ mối quan hệ này mang lại. Tại Washington có nhiều đại diện của các chính phủ, công ty, tổ chức nước ngoài. Lobby được họ sử dụng như phương cách quan trọng để tiếp cận Quốc hội và chính quyền Mỹ, bảo vệ lợi ích và bày tỏ mong muốn của mình.

Điển hình cho các nhóm vận động hành lang nước ngoài là Israel. Bằng sự năng động của giới lobby Do Thái, của Uỷ ban Quốc hội công cộng Mỹ-Israel (AIPAC), Israel đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong hàng loạt các vấn đề, kể cả việc dựng hàng rào an ninh trên vùng lãnh thổ tranh chấp với Palestin. Nhóm lobby của Israel là sự kết hợp của nhiều tổ chức có quy mô lớn, được hỗ trợ bởi nguồn tài chính mạnh mẽ (15 triệu USD năm 1994) và các mối quan hệ gắn bó, thân thiết với các quan chức Mỹ.

Ở châu Á, Nhật Bản là nước đi đầu và gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động lobby với Mỹ. Hoạt động lobby được Chính phủ Nhật xây dựng thành chiến lược hết sức chi tiết và khôn khéo, phối hợp nhịp nhàng giữa chính trị và kinh tế để bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh cũng như tạo ra lợi thế cho mình. Nhật Bản chi khoảng 400 triệu USD mỗi năm cho hoạt động lobby với Mỹ và là nước chi nhiều nhất cho hoạt động này với Mỹ. Tất nhiên là với số tiền chi tiêu lớn như vậy thì lợi ích nó mang lại không hề nhỏ, đơn cử là trường hợp của Công ty Toshiba của Nhật. Năm 1987, Toshiba đã bán kỹ thuật tàu ngầm tiên tiến cho Liên Xô, vì vậy mà Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu ra quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm của Toshiba trong 3 năm. Nếu quyết định này có hiệu lực thì thiệt hại của Toshiba ước tính lên tới khoảng 10 tỉ USD. Công ty này đã bỏ ra 10 triệu USD cho chiến dịch lobby của Chính phủ Nhật trong quan hệ Nhật-Mỹ. Nhờ vậy mà cuối cùng Quốc hội Mỹ chỉ hạn chế một số sản phẩm của Toshiba và thiệt hại của công ty này chỉ là vài trăm triệu USD.

Trung Quốc cũng là nước thực hiện rất thành công hoạt động lobby với Mỹ. Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung (HCBC) gồm hàng trăm công ty, tập đoàn của Mỹ có lợi ích trong việc làm ăn với Trung Quốc đã tích cực vận động Quốc hội và Chính phủ Mỹ xem xét việc tiếp tục giành quy chế thương mại cho Trung Quốc. Họ đã tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Tổ chức Nông nghiệp liên bang Mỹ để mở rộng quy chế Thương mại bình thường (NTR) cho Trung Quốc được gia hạn hằng năm. Tổ chức Nông nghiệp liên bang là nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng rộng lớn với dân chúng Mỹ. Tổ chức này có tới hơn 4,9 triệu gia đình thành viên tại 50 bang, được thừa nhận là tổ chức lobby có khả năng huy động sự ủng hộ của dân chúng lớn nhất đối với các vấn đề trong nước và quốc tế có liên quan đến nông dân và những người chăn nuôi gia súc ở Mỹ. Trung Quốc chính là thị trường lớn thứ sáu cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ. Nếu lobby thành công, Quy chế Thương mại bình thường hàng năm cho Trung Quốc và hàng dệt may Trung Quốc được xuất sang Mỹ thì đổi lại, hàng nông nghiệp của Mỹ cũng được xuất sang trung Quốc. Những nông hộ Mỹ có thêm việc làm, có thêm thu nhập. Trong suốt 2 tháng Hạ viện Mỹ thảo luận về vấn đề này, các nhóm kinh doanh và nông dân đã bao vây các Hạ nghị sĩ bằng các cuộc điện thoại, thư từ, email, các boá cáo ngắn theo chuyên đề để thuyết phục họ về những lợi ích của việc phê chuẩn NTR cho Trung Quốc. Sau đó, trong quá trình Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì lobby cũng là một biện pháp hữu hiệu và đắc lực nhất trong các phiên đàm phán đa phương và song phương kéo dài suốt 12 năm. Cho tới nay, hoạt động lobby của Trung Quốc với Mỹ vẫn được tiếp tục và tăng cường hơn trước, kết hợp nhiều phương thức khác nhau. Mỗi năm, Trung Quốc chi khoảng 80 triệu USD cho hoạt động lobby với Mỹ.

Tại Đông Nam Á, một số quốc gia như Campuchia, Inđônêsia, Philippin, Malaysia, Myanma, Singapo, Thái Lan... đều có chi phí từ vài chục nghìn đến hàng triệu USD cho hoạt động lobby với Mỹ. Các tập đoàn kinh tế, thương mạicủa các quốc gia này chũng chi những khoản tiền lớn, đôi khi gấp tới hàng chục, hàng trăm lần của chính phủ cho hoạt động lobby, phục vụ lợi ích của công ty, tập đoàn đó tại Mỹ.

Theo quan điểm của các nhà sáng lập nước Mỹ, chính trường cũng như thương trường, nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, chính trường sẽ ổn định vì nhà nước có đủ thông tin để biết dân cần gì, có yêu cầu, nguyện vọng gì. Nhà vận động hành lang cần thiết và được xem như người làm dịch vụ thông tin tiếp thị, môi giới trong thương trường. Chính vì vậy, lobby được xã hội và luật pháp thừa nhận như một phần không thể thiếu, như bộ phận song sinh của nền chính trị Mỹ. Tất cả những mối quan hệ, việc ban hành đạo luật, chính sách hay các vụ mua bán, làm ăn đều không thể thiếu hoạt động lobby. Tất cả những ai muốn ảnh hưởng với dư luận hay quá trình hoạch định chnhs sáhc của chính quyền đều phải thực hiện lobby. Trong một chính trường phức tạp, nhiều mối quan hệ đan xen như ở Mỹ thì lobby đơn giản chính là sự trao đổi, cung cấp thông tin cho các bên hiểu đâu là lợi ích liên quan thiết thực đến vấn đề mình quan tâm. Các nhà lobby giúp các nhóm cư dân, các tổ chức trong xã hội Mỹ, có lợi ích ở Mỹ đạt được nguyện vọng của mình một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ một phía hay nhiều phía. Đồng thời, các nhà lập pháp cũng cần đến thông tin mà các nhà lobby cung cấp cho họ song thông tin phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và thuyết phục. Đó là mối quan hệ xuất phát từ lợi ích của cả hai phía, mối quan hệ trao đổi, “có đi có lại” đúng với bản chất của người Mỹ.

Bên cạnh các nhân tố có sự chi phối lớn là tiền và quyền lực thì sự ảnh hưỏng của công chúng cũng đóng vai trò quan trọng. Nhiều nhóm bobby nước ngoài ở Mỹ đã sử dụng kênh ngoại giao nhân dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tác động đến công chúng Mỹ, tạo những ấn tượng tốt đẹp với cử tri Mỹ.

Tuy nhiên, chính vì lobby gắn với tiền bạc, quyền lực và lợi ích cho nên nó là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, ranh giới giữa sự trong sáng, công khai, minh bạch với vụ lợi, hối lộ là rất mong manh dễ bị vượt qua. Do vậy, bên cạnh những quy định của luật pháp thì đạo đức của các nhà vận động hành lang, bản lĩnh của các chính trị gia chính là những nhân tố hết sức quan trọng để lobby đóng góp tích cực, hiệu quả nhất vào nền lập pháp và hành pháp của nước Mỹ cũng như đối với các quốc gia, tổ chức, công ty, cá nhân có quan hệ với Mỹ, có lợi ích tại Mỹ.
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề vận động hành lang trên thế giới
Bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Gần đây, vấn đề “Vận động hành lang” đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam. Có hẳn một cuộc hội thảo lớn đã được tổ chức. Điều đó cho phép chúng ta khẳng định rằng: Vận động hành lang là một vấn đề quan trọng đã xuất hiện khá lâu trên thế giới và vấn đề này đang ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của chúng ta.

Theo cuốn từ điển Anh-Việt được tín nhiệm ở Việt Nam, “Lobby” trước hết là một danh từ có 3 nghĩa: a. cổng, lối vào, sảnh đường. b. phòng họp nghị viện. c. nhóm người cố gắng tác động đến các nhà chính trị. “Lobby” còn là động từ có hai nghĩa: a. vận động ủng hộ luật mới. b. vận động thông qua (hay bác bỏ) một đạo luật. Tìm trong cuốn “ Bách khoa toàn thư” tiếng Anh, chúng tôi gặp từ mục “Lobbying”, trong đó đề cập nhiều tới kinh nghiệm lobby ở Mỹ, vấn đề “Lobbies” và vấn đề vận động hành lang gián tiếp (Indirect lobby).

Ở Việt Nam có một phản xạ tự nhiện khá chính xác là: mỗi khi nói tới vấn đề vận động hành lang là người ta tức khắc liên tưởng, gắn nó ngay vào xã hội Mỹ, quốc hội Mỹ, chính phủ Mỹ, chính trường Mỹ. Chính xác bởi lẽ vận động hành lang ở Mỹ luôn được coi là sôi động nhất thế giới. Dưới góc độ lịch sử, vận động hành lang (Lobby) được lấy theo tên địa điểm diễn ra đầu tiên trong lịch sử - đó là hành lang của nghị viện Anh – nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi với đồng nghiệp hoặc bất cứ người nào bên cạnh để bổ sung thông tin về vấn đề đang được thảo luận hoặc quyết định tại nghị viện.

Trên thực tế, từ “lobby” (vận động hành lang) bắt nguồn khoảng năm1840 tại quốc hội Anh Quốc, khi công dân Anh có quyền đến hành lang Quốc hội gặp các nghị sĩ để bày tỏ nguyện vọng của mình. Dần phát triển và lan rộng, giờ đây ở Mỹ, Châu Âu, Canada - những nơi được xem là có các hoạt động lobby chuyên nghiệp và sôi động nhất, các tổ chức và cá nhân hành nghề lobby đều phải đăng ký hoạt động. Đa số là đại diện cho quyền lợi của giới kinh doanh, với ngân khoản rất lớn để được hưởng lợi về chính sách. Mới đây, một uỷ viên Hội đồng Vận động hành lang của Québec (Canada) đã giới thiệu kinh nghiệm của nước này: người vận động hành lang phải công khai về cá nhân và thân chủ, công khai tổ chức công mà anh ta sẽ vận động. Đồng thời, nhà vận động hành lang còn phải công khai các hoạt động gián tiếp cho việc vận động như quảng cáo, vận động công luận…Một cơ quan về vận động hành lang được thành lập để giám sát kiểm tra các hoạt động này và các nhà vận động hành lang phải đăng ký hoạt động với cơ quan này.

Tổng quan, tại các nước phát triển, lobby được pháp luật thừa nhận và hoạt động công khai. Hoạt động lobby không phải ở trong phòng họp mà ở ngoài hành lang với nhiều hình thức phong phú. Các chuyên gia lobby gây ảnh hưởng với các đối tác thông qua việc mời đi dự thảo nước ngoài, phát các hồ sơ kỹ thuật, gọi điện thoại, đến thăm văn phòng làm việc, tặng quà, mời giữ vai trò cố vấn cho công ty…Thực tế nhãn tiền là khi Liên minh Châu Âu (EU) chọn Bruxells (Bỉ) làm trụ sở thì dòng chảy các chuyên gia lobby cũng ồ ạt về đây bởi các công ty biết rằng những gì diễn ra ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tương lai và chiến lược hoạt động của họ. Các chuyên gia lobby hoạt động dưới những cái áo như: văn phòng đại diện báo chí, tìm hiểu thị trường, luật…Hiện tại đây có tới 1.000 nhà báo nước ngoài, 3.000 hãng lobby với khoảng 15.000 nhân viên. Đã có một thời Pháp không quan tâm tới hoạt động lobby và khi đó hàng đống hồ sơ làm ăn của các doanh nghiệp Pháp nằm tồn đọng dài dài. Ngược lại Anh khá có kinh nghiệm làm lobby tại đây.

Nói đến lobby tất yếu phải nói đến nước Mỹ. Ngày nay, từ lobby tại Mỹ chỉ việc người dân tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của các nhân viên chính phủ, từ các nghị sĩ đến các nhân viên trong guồng máy hành chính bằng nhiều hình thức khác nhau như gặp mặt, gửi thư, gửi các văn bản góp ý, biểu tình. Lobby có nền tảng vững chắc trong Hiến pháp Mỹ - đó là quyền được đề nghị với chính phủ trong hiến pháp. Tại Mỹ, hiện có rất nhiều công ty tư vấn về lobby. Thông thường họ là các cựu nghị sĩ . Các tổ hợp luật chuyên về nhà nước cũng thường làm lobby. Các công ty lớn thường có một văn phòng ngoại giao hay văn phòng liên chính phủ chuyên về lobby. Các văn phòng này thường đặt ở thủ đô Washington D.C. Các tổ chức phi chính phủ lớn cũng thường có một văn phòng hay chí ít là một nhân viên chuyên về liên hệ chính phủ. Trong lobby ở Mỹ cũng có xảy ra tham nhũng. Vì vậy Quốc hội Mỹ tìm cách giảm tham nhũng bằng cách yêu cầu các chuyên gia lobby (tiếng Anh là lobbyist) đăng ký với Quốc hội trong một danh sách công khai. Luật Mỹ cấm nhân viên nhà nước nhận quà trên 25 USD. Các công ty nước ngoài cũng có thể lobby tại Mỹ, thông thường là qua một công ty chuyên về lobby. Đài Loan được coi là bỏ chi phí lớn nhất cho việc lobby tại Mỹ vì họ cần Mỹ hỗ trợ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Các công ty Trung Đông cũng khá tốn kém về lobby khi muốn đầu tư tại Mỹ.

Pháp luật Mỹ công nhận lobby là một hoạt động hợp pháp, công khai và được điều chỉnh bởi 3 Bộ Luật: Luật công khai vận động hành lang (lobbying Disclosure Code), Bộ Luật về Ngân sách Liên bang (Internal Revenue Code) và Luật đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act). Thực tế, ngay cả một số cơ quan chính phủ trung ương và địa phương cũng lobby các nhà lập pháp. Tại thủ đô Washington.D.C, lobby là một trong năm nghề đông đảo nhất, bên cạnh các nghề: viên chức nhà nước, ấn loát, dịch vụ pháp luật và dịch vụ du lịch. Hiện có hơn 22.000 nhóm lợi ích có tổ chức tại Mỹ và khoảng 50.000 người đăng ký chính thức hành nghề lobby. Trong đội ngũ đang hành nghề lobby có khá nhiều luật sư (ở thủ đô Washington cứ 40 người dân thì có một luật sư) và các cựu quan chức của chính phủ. Cựu ngoại trưởng Henry Kissingger có thời kỳ làm lobby cho Nhật Bản, cựu Bộ trưởng Lục quân làm lobby cho một tập đoàn đầu tư…Các nước đồng minh của Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, úc, Nhật, Hàn Quốc…cũng có một đội ngũ lobby hùng hậu ở Mỹ. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho các hoạt động lobby ở Mỹ, do vậy đã có được mối quan hệ tương đối tốt và ổn định với nước này, dù quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc luôn đặc biệt phức tạp. Singapore cũng là nước thành công trong các hoạt động lobby tại Mỹ nhờ đội ngũ chuyên gia lobby thuộc biên chế sứ quán nước này tại Mỹ được đào tạo rất tốt và hoạt động rất hiệu quả.

Chúng ta có bài hát rất hay, ở đó đậu lời có cánh “ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay”. Hiện trạng lobby ở Mỹ hiện nay có điểm tựa vững chắc trong lịch sử. Ngay từ ngày lập quốc, những cha đẻ của nước Mỹ, đã hình dung một xã hội dân chủ trong đó tiếng nói của người dân phải được truyền tải một cách đầy đủ nhất đến chính quyền. Một trong những công thần lập quốc của nước Mỹ là ông James Madison (sau này trở thành Tổng thống thứ tư của Mỹ vào năm 1809) là người phổ biến thuyết “bàn tay vô hình” trong chính trường, tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam Smith. Theo ông, chính trường cũng như thương trường. Nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, vì nhà nước có đủ thông tin (những yêu cầu, nguyện vọng, áp lực từ dân) để biết và cung cấp được những cái dân cần. Từ đó, vai trò của những người vận động hành lang trong chính trường Mỹ được xem là cần thiết như vai trò của người làm dịch vụ thông tin, tiếp thị, môi giới…trong thương trường. Người lobby ở Mỹ có thể đại diện cho bất cứ một cá nhân, tập thể chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại nào, kể cả những cá nhân, tập thể chính phủ nước ngoài, chỉ cần điều kiện là họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ. Phần lớn những người lobby là các quan chức hội hữu, những chuyên viên từng làm việc ở Quốc hội, các luật sư có kinh nghiệm chuyên ngành (của thân chủ họ). Những người lobby có tên tuổi lớn thường là những cựu Bộ trưởng, tướng lĩnh, cố vấn hay trợ lý của tổng thống, dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng nắm những chức vụ chủ chốt ở Quốc hội, hoặc ngay cả những cựu tổng giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ.

Để hiểu và vận dụng tốt lobby ở Mỹ cần quan tâm tới một số vấn đề sau. Trước hết, công bằng đối với người Mỹ có nghĩa “sòng phẳng” nhiều hơn là “đúng” theo nghĩa đạo đức. Nghĩa là, nếu tôi đẩy được anh làm chuyện gì mà anh đồng ý dù không thực sự hài lòng, hoặc anh bị toà xử thiệt hại vì anh không có người biện hộ tốt thì cũng là sòng phẳng. Như vậy, khi chính quyền Mỹ có áp lực từ Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ ( trực tiếp hay gián tiếp qua các dân biểu của họ) và lấy lý do nào đó để ngăn chặn một nước đưa tôm, cá vào Mỹ, mà nước xuất khẩu không có tiếng nói và một phần lực mạnh mẽ thì phải chấp nhận thiệt thòi. Nguyên tắc này áp dụng cho cả người Mỹ với nhau. Hoạt động lobby ở Mỹ tuy là công khai nhưng giá trị chính lại nằm ở những hoạt động “hậu trường”, vì các cuộc gặp gỡ giữa chính phủ và chính phủ thường có giá trị rất giới hạn. Các chính khách khi gặp nhau thường phải giữ kẽ, phải theo bài và không quan chức nào muốn xem là vì áp lực trực tiếp của một chính phủ khác mà phải thay đổi chính sách. Cho nên những nước khôn khéo biết làm việc với Mỹ thường cật lực lobby chính trường Mỹ và đã thương lượng, dàn xếp một tình thế tối ưu trước khi gặp nhau chỉ để chính thức hoá câu chuyện.

Nếu ai đó trên thế giới này ước muốn làm tốt công tác lobby ở Mỹ để mang lại lợi ích cho đất nước mình mà lại không chịu khó tìm hiểu thấu đáo Hệ thống quyền lực chính trị ở Mỹ thì người đó suốt đời sẽ mãi chỉ là người mơ mộng đáng yêu. Cơ quan quyền lực cao nhất và mạnh nhất ở Mỹ là Quốc hội - gồm Hạ viện với 435 dân biểu có nhiệm kỳ 2 năm và Thượng viện với 100 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm. Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ 2 năm cho dân biểu là để các vị này luôn bị áp lực phải phục vụ dân vì phải đi năn nỉ dân bầu lại cho mình 2 năm một lần. Vai trò của thượng nghị sĩ là để cân bằng những đòi hỏi quá đáng từ Hạ viện vì các thượng nghị sĩ không bị áp lực tranh cử nặng nề như các dân biểu. Quyền lực của Quốc hội phần lớn dựa trên vai trò làm luật theo nhu cầu, nguyện vọng của dân và chuẩn chi ngân sách nhà nước. Do Quốc hội Mỹ nắm hầu bao nên cơ quan này có quyền chi phối mọi hoạt động của cơ quan hành pháp. Tổng thống có muốn làm gì mà Quốc hội không duyệt thì cũng không xong. Tổng thống có ký hiệp định với ai mà Quốc hội không duyệt thì không có hiệu lực. Quốc hội muốn gì, nếu không ảnh hưởng lớn đến an ninh, quyền lợi, chiến lược của quốc gia thì thông thường phía hành pháp đều xuôi theo. ở Mỹ, Quốc hội thực sự là cánh cửa để doanh nghiệp, tập thể, hội đoàn tác động trực tiếp nhằm cải thiện quyền lợi của họ.

Tại Mỹ, khi có xung đột quyền lợi thì một trong những nguyên tắc chính để tạo cân bằng là thương lượng , qua đó hy vọng tìm được sự nhượng bộ của cả hai bên, làm sao mỗi bên có lợi một ít, hoặc không bên nào được lợi hết hoặc bị thiệt hết. Khi hai bên không thể tự giải quyết ổn thoả thì mới đem nhau ra toà hay để cho phía thứ ba đứng ra giải quyết giùm. Đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn chi phí và thời gian.

Đầu tư vào các hoạt động lobby khá tốn kém. Nhưng đây là phương pháp ngừa bệnh cho nên thực ra còn rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh. Kinh nghiệm của các nước làm lobby hữu hiệu với Mỹ là dùng các chuyên gia lobby có thế lực ở Mỹ. Người nước ngoài khó có kiến thức, quan hệ, tư cách pháp nhân cần thiết để tiếp cận dễ dàng với chính giới Mỹ. Trong phạm trù kinh tế, thương mại, nếu muốn làm ăn trên quy mô lớn và lâu dài với Mỹ thì cần phải có một chiến lược, chương trình lobby cụ thể.

Vừa qua, một cơ quan thông tấn lớn của Việt Nam đã cho ra mắt một tài liệu có giá trị về bầu cử và vận động hành lang ở Mỹ. Theo đó, hiện có hơn 20.000 nhà vận động hành lang đã đăng ký chính thức với nghị viện Mỹ. Về bản chất, khái niệm “Nhà vận động hành lang – Lobbyist” để chỉ những người có khả năng gây ảnh hưởng, tác động đến những quan chức chính trị trong chính quyền. Trong lịch sử nước Mỹ, những nhà vận động hành lang đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào những năm 1870. Mục tiêu của những người này là nhằm vào Chính quyền và Nghị viện. Còn nhớ khi luật về chăm sóc sức khoẻ được đưa ra thảo luận vào năm 2003 tại Hạ viện, người ta đã thống kê được 950 nhà bảo vệ cho ngành công nghiệp dược và các công ty bảo hiểm y tế, trong khi Hạ viện chỉ có hơn 400 nghị sĩ có mặt. Theo luật liên bang, vận động hành lang là một quá trình được thực hiện bởi một người liên quan trước một đại biểu được bầu, một công chức làm việc trong phủ tổng thống hay trong khoảng 200 cơ quan liên bang (các cơ quan chính quyền Mỹ) nhằm đệ trình hay đề nghị sửa đổi một đạo luật. Luật năm 1995 quy định người làm công việc vận động hành lang kiếm được ít nhất 5.000 USD hoặc tiêu ít nhất 20.000 USD cho hoạt động này trong suốt sáu tháng và phải thiết lập được hơn một mối quan hệ. Người làm công việc này buộc phải đăng ký và thông báo tài khoản của họ. Tính tới tháng 3/2005, đã có 21.500 nhà vận động hành lang đăng ký ở Hạ viện. Theo đánh giá của Trung tâm Hoà nhập công chúng thì kể từ năm 1998, đã có 22.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của 3.500 công ty vận động hành lang và hơn 27.000 người làm công việc này. Văn phòng vận động hành lang Akin, Gump, Strauss, Hauer & Felt có khoảng 100 luật sư với doanh thu 6 triệu USD hiện là đại diện của tập đoàn Boeing, ngành kinh doanh điện ảnh Hollywood hay tập đoàn dầu lửa Trung Quốc.

Nước Mỹ hiện có khoảng 20 công ty chuyên vận động hành lang có thứ hạng cao, trong đó nổi bật có 2 công ty đóng trụ sở trên phố K (thủ đô Washington). Năm 2005 có 1.300 nhà vận động hành lang là các cựu nghị sĩ. Ngài John Asheroft - cựu Bộ trưởng tư pháp của tổng thống Bush - hiện là đại diện của “Choise Point”, một công ty chuyên thu thập và bán các thông tin cá nhân, đồng thời là đại diện của tổ hợp công nghiệp hàng không quân sự Ixraen Airecraft. Giờ đây, các chuyên gia vận động hành lang thường hứa hẹn tặng các chuyến du lịch cho các nhân vật trong mục tiêu hay cung cấp tài chính cho chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên. Vừa qua, tại Mỹ, một thượng nghị sĩ sắp mãn nhiệm bị đối phương cáo buộc đã nhận 11 triệu USD từ một người bạn đứng đầu một công ty vận động hành lang.

Việt Nam cũng đã từng biết và làm lobby ở Hoa Kỳ. Lịch sử bang giao giữa Mỹ và Việt Nam liên hệ tới hoạt động lobby dài hơn một thập niên. Hẳn chúng ta còn nhớ Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam hồi năm 1988 và Trung tâm quốc tế tại Washington đồng ý thành lập Hội đồng thương mại Mỹ-Việt để thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ và rồi Hội đồng thương mại Mỹ-Việt (United States-Vietnam Trade Council) đã ra đời năm 1989. Thành phần hội viên đầu tiên gồm một số chuyên gia và đại công ty tại Mỹ như AT&T, City Bank, Boeing, Caterpilla, Nike… Qua sự điều hợp của Hội đồng, các công ty thường xuyên gặp mặt riêng với các nghị sĩ liên bang, cũng như trình bày quan điểm tại các cuộc họp của Quốc hội về việc cần thiết lập giao thương kinh tế với Việt Nam.

Như vậy, lobby trong tiếng Anh có nghĩa là hành lang rộng của nhà Quốc hội, nơi chờ đợi trong tiền sảnh của khách sạn hay toà nhà lớn. Đồng thời, lobby còn có nghĩa bóng rất thông dụng là vận động người có chức có quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích gì đó về kinh tế, chính trị, xã hội…Hiệu quả của lobby rất cao. Năm 1987, công ty Toshiba sau khi bán kỹ thuật tàu ngầm tiên tiến cho Liên Xô đã xuýt bị cấm đưa sản phẩm Toshiba vào Mỹ trong vòng 3 năm. Thiệt hại của Toshiba có thể sẽ lên đến 10 tỷ USD nếu lệnh cấm được thực hiện. Toshiba đã chi ra 10 triệu USD cho chiến dịch lobby và sử dụng Hệ thống lobby của chính phủ Nhật trong quan hệ Nhật-Mỹ. Cuối cùng chỉ có một số sản phẩm của Toshiba bị cấm và thiệt hại tính ra chỉ mất vài trăm triệu USD. Với Việt Nam, gần đây có vụ kiện cá tra, cá Basa khiến người nuôi cá Việt Nam lao đao cũng xuất phát từ áp lực của các lobby đại diện cho các tập đoàn nuôi cá da trơn ở Mỹ. Từ đó, có thể thấy rằng tất cả các mối quan hệ, những vụ mua bán lớn, làm ăn lớn ở Mỹ đều không thể thiếu hoạt động lobby. Trong khi hầu hết các nước Châu á đã “vào cuộc”, lo thúc đẩy việc vận động hành lang ở Mỹ thì theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ, đến năm 2004, tại khu vực Đông Nam á, chỉ có Việt Nam và Lào là không có chi phí cho hoạt động lobby.
 
Last edited:
Hàn Quốc sắp chính thức hoá vận động hành lang

Từ trước tới nay, nhiều hình thức vận động hành lang hay gây tác động ngầm đã tồn tại trên chính trường Hàn Quốc song nó chưa bao giờ được ghi lại. Chỉ khi một bí mật hay một hành động trái phép nào đó bất ngờ bị tiết lộ và phơi bày trên báo chí thì công chúng mới có dịp ''ngó'' vào thế giới bóng tối của những người vận động hành lang.

Bà Lee Seung-hee, một nghị sĩ thuộc đảng nhỏ đối lập Dân chủ Thiên niên kỷ (MDP) đã tìm cách thay đổi tình trạng trên bằng cách đề xuất một đạo luật về vấn đề này. Nghị sĩ Lee hy vọng bộ luật có thể đưa ra chỉ dẫn về các hoạt động của vận động hành lang.

Hôm qua, một cuộc tranh cãi nóng bỏng về đạo luật vận động hành lang đã diễn ra tại Quốc hội. Đây là diễn đàn đầu tiên trong một loạt diễn đàn tương tự do bà Lee mở ra để bàn về đạo luật này trước khi đệ trình nó lên cơ quan lập pháp.

''Lần tôi cảm thấy thất vọng nhất kể từ sau khi trở thành nghị sĩ đó là phải chứng kiến một đạo luật quan trọng được một vài người hấp tấp thông qua, chỉ bởi vì không có chuyên gia nào hay đảng phái nào có liên quan thu hút được đầy đủ sự chú ý'', nghị sĩ Lee nói trong bài phát biểu khai mạc.

Nhà lập pháp này thừa nhận, trước đây Hàn Quốc từng tạo ra một hình ảnh không mấy thiện cảm trong con mắt quốc tế. Tiêu biểu là, ông Park Tong-sun - một người vận động hành lang dưới thời cố Tổng thống Park Chung-hee đã gây ra vụ ''Korea Gate'' tại Quốc hội Mỹ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh những hoạt động kiểu trên ngày càng quan trọng Hàn Quốc phải tận dụng ưu thế của những nhà vận động hành lang trong và ngoài nước bằng cách đặt họ vào trong hệ thống, bà Lee nhấn mạnh. Quan điểm của bà Lee được nhiều người ủng hộ.

Theo dự thảo luật do Nghị sĩ Lee đệ trình, cá nhân hay tổ chức muốn tác động tới quá trình làm luật có thể vận động các quan chức chính phủ sau khi đăng ký tại Bộ Tư pháp. Những người, tổ chức này phải báo cáo hoạt động cho Bộ Tư pháp 2 lần trong năm.

Bà Lee dự định tổ chức 2 cuộc thảo luận tương tự về chủ đề này nhằm thu thập ý kiến của những người quan tâm như luật sư, các thành viên tổ chức dân quyền, các chuyên gia pháp lý vào 18 và 25/5.
 
Last edited by a moderator:
“May áo” cho lobby

Những năm gần đây, việc các cơ quan quản lý lấy ý kiến người dân, DN, hiệp hội DN… khi xây dựng các văn bản pháp luật được xem như một xu hướng mới trong việc xây dựng chính sách. Hơn lúc nào hết, “vận động chính sách công” phải được xem như việc làm cần thiết và hợp lý - đó là ý kiến của nhiều chuyên gia nghiên cứu! Tuy nhiên, nhiều DN, hiệp hội… lại cho rằng tiếng nói của họ đang bị các cơ quan quản lý xem nhẹ.

Ngay từ năm 2001, với Chỉ thị 16 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc vận động chính sách ở nước ta đã được thực hiện. Đó là việc tham vấn ý kiến của các DN, các hiệp hội DN, hiệp hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân về các văn bản luật, pháp lệnh, các nghị định của Chính phủ... Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) - đại diện của cộng đồng DN - được giao thực hiện nhiệm vụ này. Qua cầu nối VCCI, DN từ vị trí “đối tượng thực thi” đã có thêm vai trò phản biện và xây dựng chính sách ngay từ khi còn trứng nước. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, sự “lắng nghe và tiếp thu” những ý kiến này nhiều khi vẫn chỉ là hình thức. Vận động chính sách vẫn bị gán với một ý nghĩa khá tiêu cực đã trở thành trở ngại cho việc thừa nhận và xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động này.

“Việt Nam cần có quy định về hoạt động lobby và công khai hóa hoạt động này. Chỉ khi nào Nhà nước ra tay thì lobby mới có thể phát triển. Phân tích đúng và đủ giữa lợi ích liên quan, đó là một hoạt động kỹ thuật và cũng đầy nghệ thuật của lobby. Thông thường lợi ích của hoạt động lobby không phải là “phong bì” mà là lá phiếu và nó được xem như là một loại lobby tử tế. Đây là hai mặt của một vấn đề: muốn có lobby tử tế thì cần phải có hệ thống pháp chế tốt. Hệ thống pháp chế tốt khi có trách nhiệm và đáng tin cậy, đồng thời cũng phải công khai và minh bạch trong hoạt động. Nếu thể chế đó không tốt thì khó có thể có... lobby tử tế”.

Danh chưa chính

Phải khẳng định rằng, hoạt động "vận động chính sách" của DN đã có ở VN. Điều này có thể minh chứng bằng những điều chỉnh của Chính phủ về chủ trương trong hoạt động kinh doanh và khẳng định rằng kết quả này có sự tác động của công tác vận động. Tuy nhiên, điều đáng buồn là việc "lấy ý kiến DN..." vẫn mang tính hình thức. Vì thế tất yếu khi văn bản quy phạm pháp luật ấy ra đời, các DN, hiệp hội DN... vẫn bức xúc những điều đã... thắc mắc khi nó còn là dự thảo.

Trong một cuộc "lobby chính sách" đầu 2007, ông Phúc Tiến - Giám đốc Trung tâm đào tạo VN Hợp Điểm, cho rằng, cần “danh chính” cho các thuật ngữ "to lobby", "vận động chính sách" để DN thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động kiến nghị, tác động đến Chính phủ xem xét điều chỉnh chủ trương, để giúp hoàn thiện luật pháp, cải thiện tốt hơn cho môi trường kinh doanh. Bởi “danh có chính, ngôn mới thuận...”. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng: "Không nên ngại từ "vận động chính sách" và ngại hoạt động này. Hơn nữa, còn phải lập quỹ để phục vụ cho tốt hơn". Nên thành lập một "Ban Vận động chính sách công" nhằm tạo bước đi tiên phong trong việc tác động để Nhà nước, xã hội công nhận hoạt động “vận động chính sách”.

Ngôn nhiều khi... bất thuận

Điều này là một thực tế, bởi chưa có văn bản quy định rõ ai sẽ là cơ quan tiếp thu tham vấn, thậm chí là phản biện của DN, Hiệp hội DN... nên trong quy trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện này vấn đề cần điều chỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó được giao chủ trì soạn dự thảo và tiếp thu ý kiến tham vấn. Nhiều chuyên gia cho rằng với cách thức này, “đối tượng bị quản lý” khó có thể được tiếp thu một cách triệt để và khách quan. Bởi về hình thức, chúng ta có một Ban dự thảo với đầy đủ thành phần của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhưng quyết định cuối cùng khi trình Chính phủ vẫn thuộc về đơn vị chủ trì. Vì vậy, thông qua văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hơn nữa quyền lực của Bộ, ngành và tư tưởng “không quản được thì... cấm” vẫn là một rào cản khó vượt qua của vận động chính sách. Hậu quả của tình trạng nêu trên là, nhiệt tình của nhân dân, các doanh nhân và các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu, góp ý, phản biện cho các văn bản chính sách có thể mòn mỏi đi, Bởi vì, họ cho rằng, những góp ý đầy tâm huyết chưa được tiếp thu xứng đáng.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã khẳng định: Thực chất lobby là sự trao đổi lợi ích, là sự trao đổi quyền lợi khả thi và hiệu quả. Đó không chỉ là hoạt động của DN mà còn là công việc của quốc gia. Lobby hiệu quả sẽ tạo ra một sự đồng cảm giữa chính quyền và DN và từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế. Nói như Luật gia Vũ Xuân Tiền - đó chính là hướng tới một tương lai xa - tương lai của một “Nhà nước dịch vụ” xóa dần tư tưởng “Nhà nước quản lý” vẫn đang còn... rơi rớt từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trước đây.

Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế: "Nhiều cơ quan nhà nước chưa thực sự coi trọng tham vấn, tổ chức tham vấn một cách hình thức, hỏi nhưng không lắng nghe DN. Một số trường hợp cơ quan nhà nước coi quyền và lợi ích của mình là trên hết nên thiết kế văn bản pháp quy có lợi cho mình, tránh và khước từ tham vấn, hoặc chọn người tham vấn thuận lợi cho mình... Vì vậy, rất cần sớm có Luật về hội; Nghị định về Hiệp hội DN, văn bản pháp quy về vận động chính sách”.

Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN: “Có những việc “đúng luật” nhưng thiếu đạo đức kinh doanh cũng cần được lobby để xã hội có thái độ thích đáng. Đơn cử như vụ NK thép Trung Quốc của Cty CP Thép Việt Ý. Sau hàng loạt văn bản và kiến nghị của Hiệp hội Thép, văn phòng luật sư, Ban Pháp chế VCCI, cơ quan truyền thông và ý kiến của người tiêu dùng, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Thủ tướng đã kết luận: "Đây là việc làm đúng luật nhưng Thủ tướng không khuyến khích vì thiếu đạo đức kinh doanh, giao cho Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Hiệp hội Thép Việt Nam kiểm điểm, rút kinh nghiệm”

Ông Vũ Xuân Tiền - Chủ tịch Hội đồng thành viên - Cty tư vấn VFAM VN: Tôi cho rằng, hiện nay, có khá nhiều tổ chức đủ khả năng "nhận thầu" việc thực hiện các dự án xây dựng chính sách, việc “lobby chính sách” như VCCI, Hội Luật gia VN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN, một số viện nghiên cứu và một số Cty tư vấn, Cty luật... Tuy nhiên, "nhận thầu" việc thực hiện các dự án xây dựng chính sách kinh tế - xã hội phải là hoạt động có điều kiện, trong đó, điều kiện về nhân lực nghiên cứu và quá trình hoạt động trong lĩnh vực pháp luật có vị trí quan trọng hơn cả. Vì vậy, trước hết phải quy định những điều kiện hoạt động của các tổ chức vận động chính sách chuyên nghiệp và bổ sung hoạt động này vào danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh.
 
Last edited:
Lobby không còn là nghề xa lạ

Nghề lobby (vận động hành lang) là một nghề khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn mới mẻ và đôi khi còn được hiểu chưa chính xác ở các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam.

Đầu năm mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bà Maria Laptev - một nhà lobby chuyên nghiệp có hai quốc tịch Anh và Canada, xung quanh việc phát triển nghề mới này tại Việt Nam.

Bà Maria Laptev hiện là Giáo sư môn lobbying, Học viện quản lý kinh tế UBI, Bruxel, Vương quốc Bỉ. Bà đồng thời còn là Phó chủ tịch Tập đoàn quan hệ chiến lược Fleishman-Hillard; là sáng lập viên của Hiệp hội chuyên nghiệp EPACA; nguyên là thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Liên minh châu Âu (EU).

Thưa bà, lobby vẫn là một khái niệm còn khá xa lạ trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Hiện tại, còn rất nhiều người đánh đồng một cách rất đơn giản là "lobbying" với việc đưa tiền để được nhận một sự ủng hộ hay giúp đỡ nào đó. Trên quan điểm của một nhà tư vấn quản lý chuyên nghiệp cho nhiều công ty đa quốc gia lớn, xin bà vui lòng cho biết thêm một số những nội dung cơ bản của lobbying?

Khái niệm "lobby" có thể được hiểu một cách rất đặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn thế nữa.

Tôi thì định nghĩa lobby là một cuộc đối thoại giữa một ngành hoặc những người có tiền khác với các nhà lập pháp, và tất nhiên mục tiêu của nó luôn là ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định. Tuy nhiên lobby nên là con đường hai chiều, tiếp thu và truyền đạt cho người khác hiểu được làm thế nào họ có thể tìm được một chính sách tốt nhất trong việc ban hành pháp luật.

Lobby là công cụ quản lý cần thiết cho tất cả các công ty, kể cả các hoạt động sản xuất nhỏ, riêng lẻ, công ty vừa và nhỏ, các tập đoàn lớn hay công ty đa quốc gia. Nó có thể là việc được thông báo ở giai đoạn sớm nhất về các chính sách có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn hoặc hành động bạn thấy cần thiết để làm tăng lợi nhuận, hay đơn giản chỉ là việc xếp hạng doanh nghiệp - sự kiện thể hiện cam kết của công ty bạn với một số nội dung nào đó của chính sách, hay đặc biệt hơn là lobby quá trình lập pháp hay ngăn chặn những quy định cụ thể có thể ra đời thông qua tiến trình làm luật.

Vậy hoạt động lobby ở các nước đang phát triển thì sao?

Lobby còn là một khái niệm không chỉ xa lạ với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay tại một số nước là thành viên mới của Liên minh châu Âu - EU, một số người vẫn còn nghĩ rằng một khi bạn trả tiền, nhất định bạn sẽ được nhận một kết quả cụ thể nào đó, ví dụ nếu bạn chi tiền để gặp một ai đó ở Bộ Giao thông, bạn sẽ buộc họ phải đồng ý dành cho bạn hợp đồng mà Bộ này đang mời đấu thầu.

Tuy nhiên, sự thật không phải như thế. Tiền của bạn không thể mua được quyết định, do đó bình thường cứ hình thức tài chính nào liên quan đến chính sách hay quá trình ban hành quyết định nên cởi mở và minh bạch hơn cho tất cả mọi người biết điều đó.

Ví dụ, cho đến tận bây giờ, ở rất nhiều quốc gia, đại biểu quốc hội vẫn có thể giữ vị trí lãnh đạo trong công ty và được trả lương cho việc đó. Rõ ràng khi người ta đang làm công việc như một người ban hành quyết định, họ sẽ đặt lên bàn tất cả những lợi ích của công ty mà người ta đang làm việc. Cảm giác chung là ở đâu việc đó diễn ra thì ở đó con người hiểu được lợi ích của bạn và tuyên bố nó một cách minh bạch (nói cách khác chỉ trước cuộc thảo luận liên quan đến công ty bạn), và đây là một hoạt động được chấp nhận.

Quan điểm hiện đại tại các nước phát triển đã thừa nhận lobbying là một nghề, mà đã là nghề thì thường có những quy định hành nghề (Codes of Conduct). Xin bà cho biết đôi nét về những quy định ấy ở các nước phát triển?

Khi nghề lobby đang trở nên phổ biến hơn và hoạt động lobby đang ngày càng được nói đến nhiều hơn, lobby đang được dạy trong các trường chuyên về kinh doanh như một môn học của chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), thì có nghĩa là hoạt động này đang được chuyên nghiệp hoá. Quy định về đăng kí và hoạt động lobby mới chỉ tồn tại ở Mỹ và Canada.

Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp này ở châu Âu cũng đã được điều chỉnh bằng các quy định hành nghề từ hàng chục năm nay. (Quy định hành nghề này được thông qua bởi Nghị viện châu Âu).

Theo tôi thì quy định hành nghề lobby ở đâu thì cũng cần phải dựa trên tính minh bạch cao và vì thế tất cả mọi người cần phải biết mình đang đại diện cho ai và vì lợi ích của ai.

Bà nghĩ thế nào nếu những người làm lobby (lobbyist) tại Việt Nam cần một số tư vấn của một người làm lobby chuyên nghiệp như bà?

Tôi tin rằng tôi có thể tư vấn được cho lobbyist ở Việt Nam nếu tôi được làm việc với họ. Có thể nói bao trùm công việc lobbying chính là phương pháp tiếp cận, cụ thể hơn đó chính là phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống giữa hai hay nhiều bên. Theo đó mục tiêu cuối cùng là quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định ở các nước khác nhau lại dựa trên những yếu tố văn hoá rất khác nhau.

Thực ra tôi chưa có nhiều thực tiễn làm lobby tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định rằng khía cạnh văn hoá trong lobby là vô cùng quan trọng, quyết định tạo nên một cách tiếp cận hiệu quả hay không.

Lobby và quan hệ công chúng (PR) hay bị lẫn lộn, bà nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Lobbying và PR đều là hai hoạt động giao tiếp nhằm tạo nên ảnh hưởng và thay đổi những nhận thức hay quan niệm hoặc giả chỉ để thay đổi thái độ. Điểm khác biệt ở đây chính là mục tiêu của lobby là để thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định.

Điều này đồng nghĩa với việc người ta có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêu của lobby.

Bà có thể nói rõ hơn về tính minh bạch của Lobby?

Tính minh bạch trong lobby là yếu tố quan trọng bậc nh t trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra một nhà Lobby chân chính. Để có được một quan hệ có giá trị và bền vững, cả hai bên đều rất rõ ràng và cởi mở về mục tiêu và lợi ích của mỗi bên.

Theo quan điểm của bà, Việt Nam có nên có một bộ luật hay những quy định pháp lý về lobby hay không? Và tại sao?

Việc xây dựng một hành lang pháp lý đương nhiên phải dựa trên nhu cầu và phải có sự chuẩn bị và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, như thế mới đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng có liên quan.

Tôi cho rằng thực tiễn của hoạt động lobby tại Việt Nam đã có rồi và theo những cách rất riêng, với một hoạt động chưa có những quy định hành nghề thì không tránh khỏi những hiểu sai và cách tiếp cận vấn đề sai. Trước tiên cần phải có những quy định hành nghề đã, còn việc tạo ra những văn bản pháp lý hay bộ luật sẽ là công việc phải làm sau khi công nhận nó là một nghề.
 
Last edited by a moderator:
About STRATFOR

Friedman.jpg

George Friedman là người sáng lập và lãnh đạo công ty thông tin tư nhân Stratfor. Ông đã viết nhiều sách và bài báo về các chủ đề chính sách an ninh, truyền thông & công nghệ


STRATFOR is the world’s leading online publisher of geopolitical intelligence. Our global team of intelligence professionals provides our Members with insights into political, economic, and military developments to reduce risks, to identify opportunities, and to stay aware of happenings around the globe.

STRATFOR provides three types of intelligence products:

* Situational Awareness - News is a commodity that you can get anywhere on the Internet. Situational Awareness is knowing what matters, and an intelligence professional’s responsibility - STRATFOR’s responsibility - is to keep you apprised of what matters without wasting your time with clutter. We provide near real-time developments from street revolutionary movements to military invasions. OJ’s latest arrest and mudslinging in Washington and Brussels don’t make the cut.

* Analyses - STRATFOR tells its Members what events in the world actually mean. We also tell you when events are much ado about nothing. Oftentimes the seemingly momentous is geopolitically irrelevant and vice versa. We discern what’s important objectively - without ideology, a partisan agenda, or a policy prescription.

* Forecasts - Knowing what happened yesterday is helpful; knowing what’s going to happen tomorrow is critical. STRATFOR’s intelligence team makes definitive calls about what’s next. These aren’t opinions about what should happen; they’re analytically rigorous predictions of what will happen.

STRATFOR provides published intelligence and customized intelligence service for private individuals, global corporations, and divisions of the US and foreign governments around the world. STRATFOR intelligence professionals routinely appear at conferences and as subject-matter experts in mainstream media. STRATFOR was the subject of a cover-story article in Barron’s entitled The Shadow CIA.

STRATFOR was founded by Dr. George Friedman in 1996. STRATFOR is privately owned and has its headquarters in Austin, TX.

P.S: George Friedman là người sáng lập và lãnh đạo công ty thông tin tư nhân Stratfor

STRATFOR
 
Last edited by a moderator:
Vận động hành lang ảnh hưởng đến việc cải cách y tế

Ủy ban Tài chánh Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật cải cách bảo hiểm sức khỏe nhằm giảm chi phí bảo hiểm và mở rộng bảo hiểm đến cho nhiều người dân Mỹ hơn nữa. Tại cuộc bỏ phiếu của Ủy ban, Thượng nghị sĩ Olympia Snow là thành viên đầu tiên của đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ việc cải cách bảo hiểm sức khỏe. Tuy nhiên những nhà lập pháp không phải là những người duy nhất có liên quan đến những cuộc tranh luận về bảo hiểm sức khỏe. Những người vận động hành lang cũng đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. những chuyên gia về chính sách công có nhận xét là những nhóm đại diện cho các công ty bảo hiểm, bệnh viện và ngành công nghiệp dược phẩm có nhiều quyền lực trong việc hình thành các luật lệ về chăm sóc sức khỏa. Những nhóm đại diện cho người tiêu thụ và công đoàn lao động cũng nỗ lực ảnh hưởng đến kết quả. Thông tín viên Elizabeth Lee của Ðài VOA giải thích.

Tại Washington, Tổng Thống Barack Obama đạt được thắng lợi khi dự luật bảo hiểm sức khỏe được thông qua tại Ủy ban Tài chánh Thượng viện và giúp ông tiến thêm một bước gần hơn đến việc cải cách được hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ. Dự luật mới này đòi hỏi hầu hết dân chúng Mỹ phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Những công ty bảo hiểm không còn có thể từ chối bảo hiểm cho những người có bệnh từ trước.

Tuy nhiên biện pháp này vẫn còn gặp phải sự chống đối mạnh mẽ. Một bản phúc trình mới đây của một nhóm thuộc ngành bảo hiểm sức khỏe cho biết là nhìn chung, chi phí bảo hiểm hàng năm một gia đình phải trả sẽ tăng lên khoảng 4000 đô la trong thập niên tới.

Bà Karen Ignagni, chủ tịch của tổ chức Các chương Trình bảo Hiểm Sức khỏe Hoa Kỳ tuyên bố là dự luật được Thượng viện thông qua không bao gồm những khoản phạt đủ mạnh để bắt buộc những người không có bảo hiểm mua bảo hiểm.

Bà nói: "Nếu mọi người không bị bắt buộc thì sẽ xảy ra tình trạng là có người chỉ mua bảo hiểm một khi họ thấy cần."

Cách đây 7 tháng, nhóm các công ty trong ngành bảo hiểm hứa ủng hộ kế hoạch của Tổng Thống Barack Obama: "Chúng tôi cam kết ủng hộ, đóng góp và giúp thông qua luật bảo hiểm sức khỏe năm nay."

Giáo sư Judy Feder thuộc đại học Georgetown cho biết là những người vận động hành lang thường hay thay đổi quan điểm của họ khi những dự luật tại Quốc hội thay đổi: "Những nhóm có quyền lợi, như là ngành bảo hiểm, công nghiệp dược phẩm, bệnh viện và các bác sĩ có những may rủi lớn lao trong bất cứ những sự thay đổi nào trong hệ thống bảo hiểm sức khỏe của chúng ta và trong hệ thống hiện nay và họ luôn luôn theo dõi những thay đổi này để xem những thay đổi có lợi hay có hại cho họ."

Bà Feder nói là những quyền lợi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại chương trình cải cách bảo hiểm sức khỏe khi Tổng thống Bill Clinton ngồi tại Tòa Bạch Ốc. Vào những năm đầu của 1990, ngành bảo hiểm sức khỏe nỗ lực làm cho dân chúng Mỹ lo sợ tránh xa các kế hoạch cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khỏe bằng những chương trình quảng cáo thương mại.

Bà nói: "Một số những chương trình này có liên hệ đến những việc chống đối mạnh mẽ của những nhóm quyền lợi liên hệ đến ngành bảo hiểm cùng với những nhóm quyền lợi trong doanh thương, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ thường thực sự tấn công kế hoạch cải cách."

Hơn một thập niên qua, những tiếng nói ủng hộ cải tổ hệ thống y tế lại lớn hơn. Ngành công nghiệp dược phẩm cũng như hiệp hội bác sỹ lớn nhất của Hoa Kỳ đang ủng hộ Tổng thống Obama, để cân bằng lực lượng trong cuộc trnah đấu để cải tổ y tế. Giờ đây những chương tirnh quảng cáo cũ lại được làm sống dậy.

Bây giờ lại có những cách quảng cáo mới dựa trên nội dung quảng cáo cũ nhắm gây sợ hãi trong dân chúng về chuyện cải tổ y tế.

Các chuyên gia về chính sách công tuyên bố là việc gây áp lực đối với các nhà lập pháp và tạo nên sự sợ hãi trong dân chúng Mỹ là dụng cụ mà những nhà vận động hành lang áp dụng để ảnh hưởng đến kết quả của những chính sách đang được tranh cãi tại Quốc hội.

Và nỗi sợ hãi được cả hai phía áp dụng. Bà Feder nói: "Họ làm dân chúng hoảng sợ vì công chúng Hoa Kỳ hoàn toàn không đoan chắc được về hệ quả của một cải cách lớn lao."

Con đường đi đến cải cách bảo hiểm sức khỏe vẫn còn rất dài, Hạ và Thượng viện Hoa Kỳ còn phải phối hợp dự luật của mỗi viện. Còn về việc nhóm nào thắng trong cuộc tranh luận này thì còn tùy công luận chuyển biến như thế nào và còn tùy vào các nhà lập pháp cảm thấy là họ nên biểu quyết ủng hộ hay nên bác bỏ dự luật cải tổ.
 
Last edited by a moderator:
Viet Nam businesses must learn to lobby

Vietnamese business associations still lack the experience and strategies necessary to effectively lobby State officials, economists said last week.

Nguyen Dinh Cung, director of the Central Institute for Economic Management’s (CIEM) Macroeconomic Policy Department, told a seminar in HCM City that business associations have yet to establish independent lobbying units or outline clear-cut objectives for their interactions with the Government.

Lobbying is an important part of policy-making, especially with regards to the development of new bills or legal documents, changes to the business climate or state measures on raising businesses’ competitiveness.

Before associations lobby, they should be aware of the rules of the game, Cung said, especially knowing which state agencies deal with which specific legal issue.

In addition to contacting these agencies, business associations can take the further step of approaching the policy makers, technocrats or specialists who draft the new policies – as long as lobbyists work only to persuade, not coerce, public officials, Cung said.

Businesses should also assemble lobbying task forces, as well as develop clear and concrete objectives. For example, HCM City’s Young Entrepreneurs’ Association established a Policy Lobbying Committee at an early stage and it was very successful, Cung said.

"No less important are the associations’ financial strength, passion and enthusiasm," he said.

Luong Trong Nghia, a lawyer at the HCM City-based Investment and Trade Promotion Centre (ITPC), said the most formidable legal obstacles to associations’ conducting effective lobbying were in the fields of taxation and customs laws.

ITPC, which lobbied for policies to raise the competitiveness of small- and medium-sized businesses, said the laws surrounding lobbying are often too complicated for many business associations to understand.

Nguyen Thanh Nhon, general director of the Technology Joint Stock Company, said that since lobbying is a sensitive procedure, it requires certain formal processes.

Meanwhile, Tran Hong Lac, vice president of the HCM City Informatic Association, said lobbying at the National Assembly would be better than the current situation.

A lawyer based in HCM City said lobbying, as a legitimate business activity, should be conducted by businesses in an appropriate fashion.

As businesses still lack regular contacts with administrators, associations should lobby to build connections between the State and the Vietnamese business community
 
Last edited by a moderator:
Nền Dân Chủ Hoa Kỳ với các đảng
Cộng Hòa, Dân Chủ và đảng Tư Bản Lobby

Trên lý thuyết thì tại Hoa Kỳ có nhiều đảng phái, nhưng trong thực tế, với chính sách bầu bán của Mỹ thì chỉ còn lại hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ là có thể hoạt động hữu hiệu, nhưng cả hai đều phải có sự bảo trợ của nhóm Tư bản tài phiệt.

Tập đoàn tài phiệt qua trung gian các lobbyist dùng tiền bạc hay lợi lộc hối lộ hợp pháp hay phi pháp các nhân viên Chính phủ và Quốc Hội để họ điều hành hay ban hành các luật lệ có lợi cho các công ty tư bản, với điều kiện giản dị: hãy giúp Công ty chúng ta thì nhà ngươi sẽ được ủng hộ tài chánh khi tranh cử, khi về vườn sẽ được thuê làm cố vấn lương cao bạc triệu, hay bảo trợ đi thuyết trình với cả trăm ngàn đô la mỗi buổi, được mua các cổ phần đặc biệt của công ty, gia đình, con cái được bảo trợ giúp đỡ, v.v....

Do đó tất cả hai đảng đều bị nhóm tư bản tài phiệt chi phối, nghĩa là bị tiền bạc chi phối. Hơn nữa phần đông người làm chính trị là người giàu, có tiền đầu tư vào cổ phần các công ty nên họ cũng củng cố quyền lợi cá nhân của họ, cũng như người vô sản thì thích cộng tài sản của cả mọi người lại để rồi phân chia đồng đều.

Những người không thuộc hai đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa thường được gọi là "Độc lập", hay các đảng không mấy người biết đến tên, nếu mấy nhóm nầy có một hai người đắc cử vào Quốc hội, thì cũng bị đa số dùng biểu quyết dân chủ áp đảo thành ra đơn độc cũng không làm nên trò trống gì.

Trong các cuộc bầu cử ta thường thấy hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ kình chống lẫn nhau để dành phiếu, nhưng đảng nào khi thắng thế cũng đưa đến thi hành chánh sách của nhóm Tư Bản.

Vì sao ? Vì bất kỳ người nào ra tranh cử mà muốn được đắc cử đều phải có tiền, tiền quảng cáo để đề cao mình và hạ thấp đối thủ bằng mọi thủ đoạn, kể cả các thủ đoạn mà báo chí thường mệnh danh là "hạ cấp".

Muốn cho cử tri biết đến tên mình, muốn nhồi vào đầu óc cử tri việc không thành có, có thành không, để hạ đối phương, nâng cao thành tích của mình, thì phải trả tiền cho giới truyền thông ngày ngày lải nhải quảng cáo trên TV, radio, báo chí, gieo rải tin đồn thất thiệt, nhồi sọ cử tri, biến đổi sự thật. Do đó người làm chính trị cần phải có thật nhiều tiền, và khi đã nhận tiền của ai thì phải làm vừa lòng người ta, nếu không thì cũng chẳng đứng được lâu, được một kỳ là bị thải. Không có tiền thì làm sao mà ứng cử với đắc cử ?

Nhóm tư bản khôn khéo vừa ra tranh cử, mà mà còn đưa con rối của mình lên chính trường rồi giật dây bên trong do các lobbies điều khiển. Người dân đi bầu thường có ngạn ngữ " Đi bầu để chọn người ít xấu nhất trong đám xấu" (to select the bad rather the worst).

Người đang có điạ vị tại chính trường mà không theo hướng dẫn của Tư bản thì khó mà tái cử, vì tư bản sẽ không cấp tiền tranh cử, mà lại dồn tiền cho kẻ đối lập, dùng mỹ nhân kế gài bẫy để phế truất. Đấy là một cách tham nhũng hợp pháp chỉ có Mỹ mới dám công khai làm như vậy, và Mỹ đã dùng cách nầy để đảo chánh hạ bệ đối thủ tại các nước khác một cách hợp pháp.

Người ủng hộ tha hồ đóng tiền hay lập các tổ chức dùng để ủng hộ hay bôi nhọ người ra tranh cử, và chỉ có nhóm tài phiệt mới có nhiều để tiền trợ cấp vì khi phe ta mà đắc cử thì có dịp thâu lại hàng ngàn hàng triệu lần.

Hảng sản xuất khí giới, bom đạn, xe cộ, phi cơ, xăng nhớt, hóa chất muốn bán được hàng chỉ cần cho các lobbyist đến rỉ tai các cố vấn chính trị, là phải đánh chỗ nầy, tấn công nước nọ... bí mật cung cấp tin tức giả tạo... thì sẽ có chiến tranh ngay. Thế là toàn dân phải è cổ đóng thuế mua khí giới cho chiến tranh làm giàu cho các nhà thầu, nhà sản xuất khí cụ, máy bay, xe tăng v.v....

Tại Mỹ, tất cả trẻ thường phải học xong hết bậc trung học, việc học hành đều được hoàn toàn miễn phí, trẻ nghèo còn được trợ cấp đầy đủ để yên tâm theo học. Ngưòi nghèo, trẻ em, người già cả, người yếu đau đều được trợ cấp tiền bạc, thực phẩm, y tế và nhà ở rất đầy đủ.

Như vậy dân trí và kinh tế cá nhân rất là cao, nhưng phần đông lại bị ảnh hưởng của quảng cáo tuyên truyền mánh mung của chuyên viên bầu cử nên thường sai lầm khi xử dụng lá phiếu của mình. Đối với dân di cư
không rành tiếng Mỹ, việc sai lầm càng có độ rất cao, như một mặt thì thích hưởng trợ cấp xã hội cao, khai gian lận, nhưng mặt khác lại thích vào đảng của người giàu cho sang dù đảng nầy chủ trương cắt xén trợ cấp xã hội.

Do việc gia nhập đảng rất tự do và dễ dãi, nên cử tri Hoa Kỳ không thấy "Đảng" là quan trọng, vào đảng nào cũng vậy, chỉ được hãnh diện khi đảng ta thắng. Trên thực tế thì cử tri thường chọn đảng theo quyền lợi của mình, nhưng cũng có người chọn đảng theo lý tưởng xã hội hay tôn giáo.

Đại khái có thể tạm xếp loại như sau:

- Đảng Cộng Hòa - Republican: Đảng nầy được cho là bảo thủ, phần đông gồm các người giàu có, các nhà tôn giáo, những nhà kinh doanh, đầu tư tài chánh và chứng khoán; phần đông họ là những người giàu có, hay thừa hưởng tài sản giàu có, họ muốn giữ nguyên tình trạng đã đưa họ lên sự giàu sang, hoặc được sự kính nể và đóng góp tài chánh của những con chiên ngoan đạo, muốn bớt thuế trên số tài sản to lớn của họ. Một số người nghèo, hoặc một số năm nhận trợ cấp xã hội, làm việc nhọc nhằn đã tạo nên sự nghiệp có nhà, có xe, có tài sản, trở thành giàu sang (nếu so với mực sống tại các nước nghèo khổ của quê hương cũ), họ thích có được danh dự cùng đảng phái với những quan quyền, người giàu sang. Một số khác thường bị ảnh hưởng của tôn giáo mà chọn đảng mà họ cho là bảo vệ tôn giáo.


- Đảng Dân Chủ - Democratic: Thường đa số là những người phải làm việc mới có tiền sinh sống, nói nôm na là "tay làm hàm nhai". Vì phải làm để có tiền sinh sống họ ít có thời giờ, chỉ mong có luật lệ giúp đỡ cho những người kém may mắn, có công ăn việc làm đều đặn, có trợ cấp khi thất nghiệp, con em có cơ hội đến trường ĐH để sau nầy có một đời sống dễ chịu hơn, sung túc hơn, không luôn lo sợ cảnh tay làm hàm nhai, lâu lâu lại nhận được tờ giấy màu hồng báo thôi việc. Tuy nhiên vì lý tưởng hay vì lý do nầy nọ, nhóm người nầy cũng thích nhập đảng Cộng Hoà và nhóm người của Cộng Hòa nói trên cũng thích nhập đảng Dân Chủ.

Một số khác được thành danh với cấp bằng đại học, có việc làm quan trọng, hoặc trở nên rất giàu có, hiểu rằng cũng nhờ chánh sách trợ cấp xã hội cho người già, người nghèo, các sinh viên gặp cảnh khó khăn, nên họ mới có cơ hội hiên tại để đền ơn lại xã hội, họ có cái lý tưởng là làm việc gì để giúp lại cho người kém may mắn như mình ngày xưa, hơn là "qua sông rồi lại chặt cầu", để tự hào là giàu có giữa đám người nghèo khổ.

Đảng Tư Bản Lobby: Gồm nhân viên của nhóm tài phiệt của thị trường chứng khoán phố Wall, các công ty về dầu hỏa, ngân hàng, tài chánh, bảo hiểm, y tế, dịch vụ và sản xuất (xe hơi, khí giới,v.v..) gọi chung là Tập đoàn tài phiệt. Nhóm nầy thường xử dụng một lực lượng lobbyist hùng hậu lên đến cả hàng trăm ngàn lobbyist thường là những người có liên lạc mật thiết với các quan chức hành pháp, dân biểu, nghị sĩ, như là cựu đồng nghiệp, cựu công chức, thân nhân, v,v... Tư bản thuê các lobbyist với giá cao và thường trả thêm các phí tổn, để ngày ngày đến hành lang Quốc hội, Nhà Trắng, Lầu năm Góc hay các Công sở Liên Bang và các Tiểu Bang, để phục vụ chiêu đãi hết quan lớn đến quan nhỏ, rỉ tai hứa hẹn, hăm dọa, lén lút hối lộ và công khai đóng góp tiền tranh cử.

Trong thực tế thì Tập đoàn Tư bản đã nắm quyền điều khiển chính sách quốc gia bằng đoàn quân lobbyist hùng hậu trải đầy hành lang Quốc hội,(mà theo thống kê năm 2008 thì mỗi người dân cử trung bình có 85 người lobby chạy theo nâng bốc), và trong các dinh thự của Hành pháp thì số người lobbyist này càng đông gấp bội. Có báo chí cho rằng "Chính sách Năng Lượng " của ông Phó Tổng Thống đưa ra trước đây đã được chính lobbyist Tư bản Dầu hoả soạn thảo có lợi cho họ, nên chỉ có vài năm sau là giá xăng tăng gấp đôi, gấp ba, chỉ có hãng xăng dầu có lợi to, dân nghèo phải dành tiền mua xăng để đi xe nên không dám mua sắm, tiền chuyên chở cao vật giá tăng, đưa kinh tế Mỹ vào cảnh khủng hoảng năm 2008, ảnh hưởng đến cả thế giới

Trước kia đã có một số luật lệ giới hạn để bảo vệ người xử dụng ngân hàng và các công ty đầu quyền thì có chánh sách thả lỏng kiểm soát để các công ty nầy tự do, tự điều chỉnh. Thế là các nhà băng, nhà đầu tư, tài chánh tha hồ lươn lẹo, cho vay cẩu thả để có nhiều lợi, chỉ cần có vài năm thôi là giá nhà cửa và giá xăng tăng lên gấp đôi gấp ba lần giả tạo, đưa đến sự sụp đổ nền tài chánh lớn nhất thế giới là Hoa kỳ. Không lấy gì làm lạ khi vào cuối năm 2008 dân chúng Hoa Kỳ đã bầu một ông Tổng thống thuộc về thiểu số da màu
 
Last edited by a moderator:
Vận dụng nguyên tắc Lobby trong hoạt động kinh doanh

Một số nước có nên kinh tế thị trường phát triển đã vận dụng nhiều công cụ, nguyên tắc kinh tế để đạt mục đích hiệu quả kinh doanh và được pháp luật thừa nhận, một trong những vấn đề đó là LOBBY. Vấn đề này, đối với Việt Nam phần nào đã có manh nha, nhưng trên thực tế chưa thể vận dụng được vì chưa có quy định bằng văn bản pháp luật. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập thị trường quốc tế thì vấn đề đó có muốn hay không thì cũng phải chấp nhận khi làm việc với đối tác. Vì vậy việc nghiên cứu các nguyên tắc LOBBY là một sự cần thiết đối với ngành du lịch

Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về Lobby và Lobbyist

Trong tiếng Anh từ Lobby có nghĩa là hành lang của một toà nhà quốc hội của một quốc gia nào đó; trong một khách sạn hay một toà nhà lớn thì từ Lobby là tiền sảnh tầng 1 của toà nhà là nơi để khách chờ đợi để làm thủ tục làm việc hay xuất nhập vào khách sạn. Nhưng từ Lobby còn có nghĩa bóng nữa mà từ lâu các nước thường áp dụng trong nghiệp vụ kinh doanh; nước áp dụng nhiều nhất là Mỹ. Đối với nước Mỹ hoạt động Lobby được cho là hợp pháp và được quy định bởi luật ví dụ Luật Liên bang ban hành năm 1946 có quy định về hoạt động Lobby; Luật Đăng ký Tác nhân nước ngoài ban hành năm 1938 quy định phạm vi hoạt động Lobby nước ngoài; Đạo luật về Công khai hoá hoạt động Lobby ban hành năm 1995 điều chỉnh các môi quan hệ trong và ngoài nước của Lobbyist nội dung quy định bắt buộc nhưng người hoạt động Lobby phải đăng ký, phải công khai hoá các khách hàng, công khai các nghiệp vụ, đối tác, các cuộc tiếp xúc và tiền công được hưởng từ các dịch vụ.... tại Mỹ phố K- Street tại trung tâm thủ đô Washington D.C được xem là trung tâm hoạt động của các văn phòng, công ty Lobby; nhiều chính trị gia là Nghị sĩ đã từ bỏ chính trị mà chuyển sang hoạt động Lobby; kể từ năm 1998 đến nay có 198 thành viên Quốc hội Mỹ sau khi rời bỏ chính trường đã đăng đàn nghề Lobby- phải chăng đây là nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận mà không cần đầu tư vốn ban đầu hay lấy "nó rán nó ".

Ở một số nước phát triển hoạt động Lobby còn mang tính chính trị- xã hội sâu sắc và có tác động nhất định đến hình thành nên các chính sách đối nội, đối ngoại thậm chí các dự án kinh tế lớn...Đối với nước ta khái niệm LOBBY còn mới trên lý thuyết và chưa có văn bản pháp luật nào thừa nhận đó là hoạt động hợp pháp, công khai và nộp thuế nên chưa có văn phòng, công ty LOBBY như các nước khác trên thế giới.Tuy nhiên loại hình này đã hình thành manh nha Lobby ở nước ta từ lâu trên nhiều góc độ khác nhau và tại nhiều lĩnh vực của xã hội mà thường gọi theo nghĩa đen là chạy "cửa sau".

Vậy nghiệp vụ Lobby và Lobbyist là

Hoạt động Lobby là sử dụng các phương pháp để tranh thủ vận động những người có chức có quyền, có thế lực để giúp cá nhân, cơ quan, công ty đạt được mục đích nào đó trong kinh tế, chính trị, xã hội...

Như vậy có thể hiệu được hoạt động của LOBBY là hoạt động cung cầu thông tin và người cần thông tin để thực hiện vấn đề nào đó chính là Lobbyist.

Các thông tin cần được lấy từ những người có uy tín, có vị trí xã hội và danh tính của họ có ảnh hưởng nhất định đối với một vấn đề nào đó. Vì vậy một số nước phát triển, phần lớn Lobbyist là những cựu quan chức, cựu Bộ trưởng, thủ tướng, tướng lĩnh, các cố vấn trợ lý của Tổng thống; các dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng nắm chức vụ quan trọng trong Quốc hội, chính phủ sau khi về hưu họ đã gia nhập Lobbyist hoặc là các văn phòng, công ty kinh doanh lobby thuê, ký hợp đồng các chính trị gia này dưới dạng hợp đồng chuyên gia hay cố vấn cho từng lĩnh vực nào đó.

Vai trò của Lobbyist có một vai trò quan trọng nhất định đối với nhiều lĩnh vực của một số nước thậm chí có vai trò đối với chính trị, cũng như thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại... Phương thức thực hiện chính của lobbyist là thông qua những mối quan hệ với các chính khách để tạo ra được cái thế chính trị, cái lực ( bao gồm cái thực hoặc ảo) để đạt một vấn đề nào đó- chính là nghiệp vụ của lobby. Vì vậy, trong chính sách của lobby có một nguyên tắc cần phải tuân thủ là để có thế lực cần thiết để đạt các vấn đề cần phải có chiến lược lobby mang tầm cở và đa lĩnh vực hay nói cách khác đầu tư vào lobby là rất tốn kém nhưng đây là giải pháp trong lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả nhất thường là mua được những thông tin hay các hợp đồng ngon nhất, nếu như có được thông tin thông qua lobby thì sẽ tiên đoán được kết quả và chuẩn bị trước được các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao đặc biệt có nhiều cơ hội để thắng đối thủ cạnh tranh trong một vấn đề nào đó.

Đối với Việt Nam, việc vận dụng nguyên tắc lobby trong hoạt động kinh doanh đang bị hạn chế do quan niệm Lobby là một hiện tượng không lành mạnh. Nhưng hiện nay nước ta đã gia nhập WTO hoà nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu nên dù có không muốn vẫn phải tuân theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường trong đó có Lobby. Hiển nhiên, ngành du lịch cũng vậy. Vấn đề này đặt ra cho các nhà hoạch định về chính sách pháp luật cần phải nghiên cứu khi đất nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

Phần 2: Vận dụng nguyên tắc Lobby đối với kinh doanh khách du lịch OUTBOUND

Khách du lịch OUTBOUND là người Việt Nam, người nước ngoài học tập công tác tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình du lịch du lịch quốc tế của các công ty du lịch Việt Nam.

Trong mấy năm qua khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng về số lượng khách; mức chi tiêu, ngày lưu trú dài hơn khi tham quan du lịch tại nước ngoài. Điểm lại thị trường tham quan của khách du lịch Việt nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng công, Ma cao ...và các nước khối ASEAN; ngoài ra một số công ty đã tổ chức một số đoàn đi các nước Bắc Á, Châu Âu, Úc và châu Mỹ.. nhưng số lượng đoàn còn hạn chế. Qua điều tra sơ bộ cho thấy: Trước năm 2004, số lượng khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan, Singapor, Malaisia, Hồng Kông chiếm 65%, nhưng từ năm 2006 tập trung nhiều thị trường Trung Quốc, Singapor, Malaisia; còn đi Thái lan đã giảm hơn so với những năm trước. Số lượng khách đi theo đoàn nhiều nhất tập trung vào khối cơ quan xí nghiệp, công ty liên doanh, bên cạnh đó các đại lý bán hàng cho các hãng cũng được thưởng bằng chuyến đi du lịch nước ngoài thường có số lượng khách đông nhất.

Thường khách du lịch Việt Nam đi theo đoàn cơ quan xí nghiệp... thì nguồn kinh phí được trích từ hiệu quả kinh doanh như tiền thưởng, tiền phúc lợi, lợi nhuận... để lại cho cho nhiều mục đích trong đó có tổ chức cho cán bộ công nhân tổ chức đi du lịch trong và ngoài nước. Nhưng nguồn kinh phí đó thường do thủ trưởng đơn vị bao gồm: Giám đốc, Tổ chức công đoàn là người đại diện cho cán bộ công nhân viên quyết định về mức chi, thời gian và địa điểm tham quan... Vì vậy, để lấy được các đoàn khách du lịch quyết định bới các yếu tố là tranh thủ được các nhân vật trên với chương trình du lịch hấp dẫn, giá cả hợp lý thì mới có thể cạnh tranh được được đoàn; trong thực tế các công ty lữ hành đều có chương trình du lịch, giá cả tương đối giống nhau thập chí chỉ khách nhau tiêu đề và tên công ty. Vậy vấn đề quyết định cạnh tranh thị trường là vận động hành lang ( LOBBY) đối với người quyết định của các cơ quan xí nghiệp công ty.

Bất cứ công ty lữ hành nào có thị trường tiềm năng về khách du lịch OUTBOUND nào đó thì trước đó họ đã có thời gian vận động hành lang tranh thủ được thủ trưởng nơiđơn vị có cán bộ công nhân viên đi du lịch nước ngòai và hàng năm các công ty du lịch phải luôn thực hiện LOBBY đối với nhân vật đó để giữ được thị trường. Nếu có sự thay đổi lãnh đạo tại các cơ quan đó thì công ty lữ hành phải thực hiện lại vận động hành lang với người mới để cạnh tranh.

Đối với công ty lữ hành mới thành lập chưa có thị trường tiềm năng thì cần phải vận dụng nguyên tắc LOBBY để xâm nhập thì trường hoặc cạnh tranh thị trường với các đối thủ tiềm năng. Để tiếp cận được thị trường là phải vận động hành lang để tranh thủ với đối tượng quan trọng trong các cơ quan xí nghiệp là:

Thông qua mối quan hệ quen biết để tiếp cận người quyết định. Nghiên cứu các mối quan hệ của đối tượng để nhờ họ giới thiệu làm quyen; khi tiếp cận được đối tượng thì bắt đầu tranh thủ và vận động họ giúp đỡ.

Thông qua mối quan hệ cấp trên và cấp dưới cùng ngành, cùng lãnh thổ. Vấn đề này áp dụng nguyên tắc thủ trưởng " chỉ đạo" cấp dưới để tiếp cận ban đầu với đối tượng, sau đó tiến hành vận động hành lang tranh thủ cạnh tranh thị trường.

Thông qua những nhân vật có uy tín, có quyền hoặc thế lực để họ vận động những người quan trọng ưu tiên thị trường cho đơn vị mình. Giải pháp này khó khăn hơn hai giải pháp trên, nhưng nếu thực hiện được thì đảm bảo được thị trường tương đối lâu dài.

Để duy trì được thì trường tiềm năng các công ty lữ hành phải có mối quan hệ đặc biệt với người quan trọng thông qua việc trích các khoản hoa hồng hậu hĩnh dưới các hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, để cạnh tranh được đối thủ khác mỗi công ty lữ hành giử khách luôn có nhiều sản phẩm mới tức là luôn có chương trình hấp dẫn khách; cần phải phối hợp với các công ty lữ hành đón khách có chất lượng dịch vụ tốt, thái độ phục vụ nhiệt tình đối với khách trong quá trình tổ chức các đoàn khách du lịch Việt Nam tham quan nước ngoài; đồng thời có giá cả hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách du lịch để khách du lịch hoặc người Lãnh đạo các đơn vị họ có thể lưa chọn, có lý do khi thông qua lựa chọn công ty công ty lữ hành


Nguyễn Đăng Tuyền
T.S Võ Quế
Viện NCPT Du lịch
 
Last edited:
Super Lobbyist Lý Gia Thành

LyGiaThanh.jpg

Lobbyist có nghĩa là chuyên gia vận động hành lang, nếu có cơ hội bầu chọn ai là nhân vật vận động hành lang ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ 20 tôi sẽ bầu cho tỷ phú Lý Gia Thành. Chúng ta hãy tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú, chuyên gia vận động hành lang Lý Gia Thành.

1. Cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của Lý Gia Thành

Trong văn hóa kinh doanh của người Hoa có một vị trí được cộng đồng doanh nhân xây dựng và tôn vinh là khái niệm “Ông chủ của những Ông chủ”. Khái niệm ông chủ một nhà hàng, ông chủ một nhà máy lớn, ông chủ của một tập đoàn kinh tế trong con mắt của người dân, người lao động bình thường họ đều là những nhân vật quan trọng. Hành động của họ, công việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ điều hành có ảnh hưởng đến cuộc sống của một nhóm người nhất định có cùng lợi ích kinh tế trong tổ chức đó.

“Ông chủ của những Ông chủ” là nhân vật mà hành động của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của các tổ chức kinh tế mà các ông chủ đang điều hành. Ông chủ của những ông chủ phải là những nhân vật nắm trong tay những lĩnh vực kinh tế huyết mạch của cả vùng, thậm chí mang tầm quốc gia.

Lý Gia Thành chính là “Ông chủ của những ông chủ” của giới kinh doanh Hong Kong cũng như giới doanh nhân người Hoa trên toàn thế giới. Lý Gia Thành nắm trong tay 5% nền kinh tế Hong Kong, những ngành kinh tế huyết mạch như Bất động sản, ngân hàng, hải cảng, đội tàu biển ở Hong Kong và Trung Quốc. Những tài sản quan trọng trong cộng đồng Hoa Kiều tại Canada, Mỹ, Singapo, Thai Land, Malaysia…

Tư tưởng, triết lý kinh doanh và hành đồng của Lý Gia Thành ảnh hưởng đến định hướng và quyết định kinh tế của các ông chủ nhỏ trong cộng đồng doanh nhân Hoa Kiều. Cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 Lý Gia Thành nổi lên là doanh nhân người Hoa thành đạt giàu có bậc nhất tại Hong Kong. Trong kinh doanh ông là một ông chủ luôn vì lợi ích của người lao động và người tiêu dùng, trong cuộc sống ông là người sống ôn hòa được mọi người nể trọng. Ông luôn nhớ lại lời nói của người cha trước lúc mất, dù làm việc ở bất cứ nơi đâu hãy luôn nhớ về quê hương, mảnh đất Triều Châu nhỏ trong Đại Lục. Hướng về quê hương, mong muốn đóng góp cho quê hương phát triển giàu có…một người thành công trong xã hội tư bản ông đang xây dựng quan hệ để kết nối với nền kinh tế cộng sản…ông đã vượt qua những định kiến chính trị tràn ngập trong suy nghĩ của cộng đồng doanh nhân Hong Kong lúc bấy giờ…ông đã tạo ra sự khác biệt…ông chính là người mở đường cho chủ nghĩa kinh tế tư bản đến làm ăn tại Trung Quốc đại lục

Năm 1978 Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã nhận ra vai trò của của Lý Gia Thành trong nền kinh tế Hong Kong, chính phủ TQ đã chọn Lý Gia Thành trở thành người đại diện dẫn đường để giúp TQ tiến ra thế giới. Nền tảng từ suy nghĩ mong muốn TQ phát triển, Lý Gia Thành dự đoán được những thay đổi chính trị to lớn ở thị trường khổng lồ này, ông đã nắm được chìa khóa quan trọng…chìa khóa vàng mà bất cứ một doanh nhân hay các tổ chức kinh tế lớn nào trên thế giới đều muốn nắm giữ…lịch sử đã trao chìa khóa cho người đại diện vĩ đại Lý Gia Thành. Phải đánh giá chính xác rằng đây là thương vụ đầu tư chính trị qua trọng trong sự nghiệp kinh doanh của ông, một phần không nhỏ tài sản của ông đã được gây dựng từ mối quan hệ chính trị này.

Lý Gia Thành đã làm gì để được lịch sử và chính phủ TQ lựa chọn ? Ngay khi những điều kiện kinh tế cho phép ông đã trở về đầu tư đóng góp cho quê hương phát triển. Ông xây dựng các kênh mua bán hàng hóa từ quê hướng để xuất khẩu, đầu tư tạo công ăn việc làm cho người dân. Đóng góp xây dựng trường học, bệnh viện tại quê hương…đóng góp mà ông tâm huyết nhất đó là góp tiền xây dựng trường đại học Sán Đầu một trong những trường đại học hàng đầu TQ lúc bấy giờ. Mong muốn đóng góp cho quê hương từ tận đáy lòng, điều mà những ông chủ người Hoa lúc bấy giờ ở Hong Kong chưa dám làm…họ còn e ngại những vấn đề chính trị lịch sử tại TQ. Mảnh đất mà họ đã phải bỏ chạy sau cuộc cánh mạng văn hóa những năm 60…

Chính phủ TQ mời Lý Gia Thành làm cố vấn kinh tế đặc biệt, từ đây ông đã có thể dùng tài năng của mình giúp chính phủ quy hoạch phát triển kinh tế một cách khoa học hiệu quả…giàu có và thành công như những gì tập đoàn mà ông đã làm được. Các đặc khu kinh tế được mở ra, thị trường rộng lớn 1 tỷ dân mở cửa…đó là cơ hội lớn chưa từng có cho cộng đồng doanh nhân thế giới…doanh nhân Hoa Kiều là người nắm trong tay cơ hội lớn nhất. Lý Gia Thành là người lãnh đạo chỉ đường đối với cộng đồng doanh nhân này…

Những tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tư bản đã thông qua Lý Gia Thành để tương tác với chính phủ TQ. HSBC đã mời Lý Gia Thành tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới này, một điều chưa từng có trong lịch sử tồn tại, tập đoàn là hiện thân của giới tư bản Anh Quốc giờ đây có sự hiện diện của một người TQ. Chính chìa khóa chính trị mà Lý Gia Thành nắm giữ với chính phủ TQ đã tạo dựng vị trí quốc tế cho cá nhân ông và tập đoàn mà ông điều hành. HSBC đã có bước nhượng bộ đồng ý bán toàn bộ cổ phần nắm giữ tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố một tập đoàn thương mại hơn 100 năm tồn tại, tập đoàn thương mại hàng đầu của giới chủ tư bản. Lý Gia Thành đã nắm được một trong huyết mạch nền kinh tế Hong Kong với giá rẻ mạt…rất nhiều doanh nhân giàu có muốn sở hữu Hòa Ký Hoàng Phố và thời điểm đó tiềm lực tài chính họ có thể chiến thằng Lý Gia Thành…họ đã thất bại…Lý Gia Thành nắm trong tay chìa khoa chính trị…thứ tài sản mà họ không thể có.

Nắm được những tập đoàn kinh tế huyết mạch của Hong Kong và có vai trò quan trọng trong ngân hàng HSBC, Lý Gia Thành dẫn đầu đoàn quân khai phá thị trường TQ rộng lớn. Dẫn các nguồn tài chính tư bản khổng lồ cho nền kinh tế khát vốn mọi thứ đang cần đầu tư, nắm trong tay quyền được thực hiện xây dựng hạ tầng ngành năng lượng, dầu mỏ, hải cảng...Lý Gia Thành đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình...ông là chia khóa mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu.

Từ năm 1978 đến năm 1993 có hơn 75% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TQ là vốn của Hoa Kiều, nếu ví Lý Gia Thành là con Cá Mập thì khi con cá mập này đến khai phá miền đất nào đàn cá con sẽ bám theo để lấy phần và mong nhận được sự tre trở của cá mập. Ông đã thành công, tư bản Hoa Kiều với nét chung về văn hóa ngôn ngữ đã hòa nhập vào thị trường TQ nhanh và thành công hơn tư bản phương tây trong giai đoạn 10 năm đầu mở cửa. Môi trường kinh doanh mà tư bản Hoa Kiều tạo dựng giai đoạn đầu là điều kiện để đầu tư tư bản phương tây bùng nổ trong 2 thập kỷ sau đó tại Trung Quốc lục địa

2. Hệ tư tưởng Đất Mẹ của cộng đồng Hoa Kiều

Tôi muốn bắt đầu triết lý tư tưởng này bằng một chiến công của người anh hùng Heracles trong thần thoại Hy Lạp. Một câu chuyện thần thoại cho người đọc nhiều suy nghĩ. Xây dựng phép so sánh ở đây chúng ta coi thần Antaeus là hình đại diện của công đồng Hoa kiều trên khắp thế giới, nữ thần đất Gaia là hiện thân cho đất nước Trung Quốc

Heracles vượt qua miền đất xứ Libya. Tại đây chàng gặp thần Antaeus, con trai của Poseidon và Gaia. Antaeus thường bắt những người qua đường phải đánh vật với hắn, ai thua đều bị hắn giết. Gặp Heracles, Antaeus cũng bắt chàng phải vật nhau với hắn. Sở dĩ trước đây không ai địch nổi hắn vì một khi hắn còn chạm chân vào đất thì hắn còn được nhận sức mạnh từ mẹ hắn là nữ thần Đất Gaia. Heracles vật nhau khá lâu với Antaios và nhiều lần vật ngã được hắn nhưng hễ hắn ngã xuống là lại mạnh hơn trước. Thấy thế, chàng liền nhất bổng hắn lên và siết chặt hắn trên không.

Với rất nhiều quốc gia cộng đồng ngoại kiều có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, cộng đồng ngoại kiều giúp các quốc gia đó hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng và thành công. Ví dụ điển hình nhất là cộng đồng Hoa Kiều và Do Thái, đây là những cộng đồng ngoại kiều rất thành công về mặt kinh tế và được cả thế giới ghi nhận.

Ngoại kiều khi đến sinh sống và làm ăn ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới họ mãi mãi chỉ là nhóm dân tộc thiểu số, họ có những bất lợi rất lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh tế bản địa. Vậy làm thế nào họ có thể thành công rực rỡ về kinh tế và nhiều khi còn lẫn át cả doanh nghiệp bản địa. Thành công đó chỉ có được khi họ kết nối được sức mạnh của đất mẹ, tổ quốc nguồn cội của dân tộc đó, trong mọi cuộc chiến mỗi khi vấp ngã họ lại được đất mẹ tiếp thêm sức mạnh…nguồn sức mạnh vô tận đó là cơ sở để họ chiến thắng mọi đối thủ.

Hoa Kiều là cộng đồng thành công nhất, cộng đồng hoa kiều tại Mỹ, Châu Âu hay Đông Nam Á họ có tính cộng đồng rất cao, luôn luôn hỗ trợ và đùm bọc nhau để xây dựng các tổ chức kinh tế mạnh. Một doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn đưa hàng hóa xâm nhập thị trường Mỹ, Châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới…việc đầu tiên của họ không phải là phải đào tạo một đội quân học thật giỏi ngôn ngữ, học văn hóa…cách thức kinh doanh bản địa…việc này làm nhanh cũng phải mất nhiều năm…cơ hội thành công chưa hẳn cao. Việc đầu tiên của họ là kết nối với cộng đồng hoa kiều tại những quốc gia đó, cộng đồng sống hàng trăm năm ở quốc gia bản địa, họ hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phương thức kinh doanh bản địa…cộng đồng hoa kiều đã trở thành người đại diện bán hàng đối với các doanh nghiệp của đất mẹ xa xôi. Doanh nghiệp Trung Quốc giành thành công kinh tế nhờ họ tìm được những người đại diện hoàn hảo như thế tại một quốc gia xa xôi. Nguồn vốn của hoa kiều luôn muốn đầu tư sản xuất hàng hóa tại đất mẹ Trung Quốc nơi họ am hiểu với những lợi thế đặc biệt giúp cho họ có thể tăng lực cạnh tranh hàng hóa và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn với các doanh nghiệp bản địa.

Lợi ích luôn có cho cả hai bên, ngoại kiều và đất mẹ. Giả sử rằng nếu cộng đồng hoa kiều không kết nối với đất mẹ Trung Quốc, họ sẽ như là vị thần Antaeus dễ dàng bị đánh bại trước những doanh nghiệp bản địa thiện chiến.

Người Do Thái cũng thế họ thành công vì họ xây dựng được các kết nối toàn cầu của cộng đồng người Do Thái, hỗ trợ nhau cùng nhau chiến đấu và chiến thắng trước kẻ địch.

Sự đồng điệu về văn hóa, ngôn ngữ…đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục năm để thâm nhập và kinh doanh thành công tại thị trường toàn cầu.

3.Thời cơ lịch sử tạo nên huyền thoại Super Lobbyist

Theo lý thuyết những kẻ xuất chúng thì Lý Gia Thành sinh ra đúng thời, năm 1970 chính quyền Bắc Kinh từng bước mở cửa nền kinh tế, năm đó Lý Gia Thành ở độ tuổi 40, lứa tuổi chín nhất trong cuộc đời con người. Sau 20 năm lăn lội kinh doanh tại Hồng Kông ông đã xây dựng được cơ nghiệp khá lớn, ông là người nổi bật nhất trong giới kinh doanh Hoa Kiều tại Hồng Kông. Thời điểm đó hoạt động kinh doanh của Hoa Kiều vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong quy mô kinh tế Hồng Kông, những doanh nghiệp tiềm lực tài chính mạnh nhất, nắm trong tay những ngành kinh tế mũi ngọn đều nằm trong tay giới tư bản Anh Quốc và phương Tây.
Trung Quốc giành độc lập năm 1949, tự hào về sức mạnh chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh chính quyền Trung Quốc đưa ra hàng loạt kế hoạch tham vọng xây dựng lại nền kinh tế. Tầng lớp lãnh đạo không hiểu cách vận hành nền kinh tế đưa ra những chiến lược kinh tế mang tính hoang đường và chịu những thất bại nặng nề. Kế hoạch nhà nhà làm thép để trở thành nước công nghiệp, tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân năm 1964…chính quyền Bắc Kinh tập chung mọi nguồn lực cho mục tiêu ảo tưởng trên. Các ngành kinh tế khác không được đầu tư, hàng hóa khan khiếm, đời sống nhân dân đói khổ.

Đỉnh điểm các sai lầm của chính quyền Bắc Kinh là thực hiện cuộc cách mạnh văn hóa 1960 đến 1970 đã hủy hoại mọi giá trị của xã hội Trung Quốc, chính quyền không coi trọng tầng lớp tri thức, giới tư bản, xã hội mất niềm tin và chính quyền.

Từ năm 1949 tầng lớp tư bản, tri thức tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố lớn khác tiến hành di cư sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Mỹ. Không có niềm tin vào chính quyền Bắc Kinh, sợ hãi trước chính sách và pháp luật chính quyền TQ thực hiện, họ ra đi tìm miền đất an toàn hơn để phát triển.
Cuộc di cư mang theo nguồn vốn và tầng lớp tinh anh nhất của TQ, cuối thập niên 60 xã hội TQ xơ xác, không vốn, không tầng lớp tri thức, mất niềm tin ở nhân nhân, không trông chờ gì sự giúp đỡ của phương Tây.
Chính quyền Bắc Kinh phải thay đổi, họ xóa bỏ những lý tưởng mà bao năm qua họ theo đuổi, họ nhận ra rằng ảo tưởng đó không bao giờ thành hiện thực. Một chính quyền mới ra đời, một chính quyền tư duy thực tế, chính quyền muốn TQ phát triển theo nền kinh tế tư bản.

Chính quyền Bắc Kinh phải đi tìm người thầy dạy mình hiểu về nền kinh tế tư bản, không thể dựa vào phương Tây, chính quyền TQ hiểu rằng người thầy của mình chính là cộng đồng Hoa Kiều đang sinh sống và làm ăn ở các nước Phương Tây, người thầy gần nhất chính là cộng đồng Hoa Kiều tại Hồng Kông. Cộng đồng đã mất niềm tin vào chính quyền Bắc Kinh, họ đã phải di cư để tìm con đường sống, lý do gì thuyết phục họ trở về.
- Làm thế nào để tiếp cận giới tư bản Hoa Kiều ?
- Làm thế nào để lấy được niềm tin tư bản Hoa Kiều ?
Lý Gia Thành từ bé đã được cha mẹ giảng dạy về giá trị văn hóa của quê hương và đất mẹ. Khi kinh tế ở Hồng Kông ông vẫn luôn tìm cách giữ liên hệ thông tin với quê hương, tìm mọi cách gửi tiền, về quê hướng đầu tư, về quê hương làm ăn…ngày đó hoạt đông kinh doanh Hong Kong và Đại Lục bị cấm. Ông vẫn vượt qua những khó khăn đó, ông hiểu những điều ông làm đã giúp rất nhiều cho quê hương đất mẹ, giúp đỡ cho người dân quê ông đỡ khổ.

Ông là một trong số ít doanh nhân Hong Kong duy tri hoạt động kinh doanh với Đại Lục từ năm 1949 nên ông luôn nằm trong hệ thống giám sát của chính quyền Bắc Kinh. Gần 20 năm quan sát Lý Gia Thành chính quyền Bắc Kinh hiểu được tài năng và tầm nhìn của ông, một người luôn hết mình vì nhân dân TQ. Chính quyền Bắc Kinh lựa chọn ông là người đại diện giúp đỡ chính quyền tiếp cận nền kinh tế tư bản.

Thời điểm này đã giúp Lý Gia Thành trở thành huyền thoại, ông trở thành chuyên gia vận động hành lang của chính quyền Bắc Kinh với thế giới tư bản. Không phải nói quá thời điểm đó uy tín của Lý Gia Thành với giới tư bản còn lớn hơn cả uy tín của chính quyền Bắc Kinh với giới tư bản. Lời nói và hành động của Lý Gia Thành được tôn trọng hơn cam kết của chính quyền Bắc Kinh.

Ông cố vấn giúp chính quyền Bắc Kinh xây dựng chính sách kinh tế phù hợp, đánh thức các tiềm năng như nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường rộng lớn nhu cầu tiêu dùng cao, tài nguyên, khoáng sản phong phú. Những chính sách này nhận được sự ủng hộ của giới tư bản đầu tư Hoa Kiều và tư bản phương Tây. Trước đó giới tư bản không có cơ hội nói chuyện với chính quyền Bắc Kinh, họ không thể tác động đến các chính sách của chính quyền, Lý Gia Thành đã làm được điều mà họ đã chờ đợi bấy lâu.

Thời điểm Lý Gia Thành trở thành chuyên gia vận động hành lang trong lịch sử có lẽ phải hàng ngàn năm mới có. Chưa bao giờ chính quyền TQ lại khủng hoảng như thế, họ cần phải thay đổi nhanh để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói. Có lẽ nhiều người phương Tây cũng không lạ gì cách làm của Lý Gia Thành nhưng họ không thể làm được đơn giản vì họ không phải là người TQ.

Lý Gia Thành là người đại diện vận động hành lang cho giới tư bản đầu tư phương tây và hơn 100 triệu Hoa Kiều trên khắp thế giới, những nhà đầu tư đã nhìn thấy miếng bánh tại thị trường TQ họ chỉ đợi minh chủ như Lý Gia Thành phất cờ dẫn đầu đội quân đầu tư này.

Lý Gia Thành mang vốn của mình tham gia các dự án khổng lồ của chính quyền Bắc Kinh, đây là cam kết lớn nhất để các nhà đầu tư khác đi theo. Thời điểm đó khi chính sách của chính quyền Bắc Kinh chưa hoàn thiện Lý Gia Thành đứng ra làm việc trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư làm ăn ở TQ. Nếu các nhà đầu tư nhỏ tự mang vốn vào đất nước mà chính sách chưa ổn định thì rất mạo hiểm, thậm chí còn vướng vào vấn đề phạm luật khi làm việc với giới quan chức địa phương thiếu hiểu biết. Lý Gia Thành làm việc trực tiếp với các siêu quyền lực tại Bắc Kinh là điều đảm bảo chắc chăn cho hoạt động đầu tư của giới tư bản.

Hoạt động vận động hành lang của Lý Gia Thành mang lại lợi ích cho nhân dân TQ và lợi ích cho giới tư bản Hoa Kiều. Hoạt động đầu tư mang lại cho ông 1 USD lợi nhuận thì đã mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc và nên kinh tế thế giới 1000 lợi nhuận.

Giới tư bản Anh Quốc, Mỹ….đã phải nhường cho ông những miếng bánh trong thế giới của họ, liên kết làm ăn với Lý Gia Thành giúp họ tìm thấy cơ hội đầu tư vào TQ.

Phẩm chất giúp Lý Gia Thành trở thành huyền thoại vận động hành lang trong lịch sử vận động hành lang thế giới chính là khả năng dự đoán được vận mệnh đất nước Trung Quốc trong thời điểm quyết định của lịch sử.

Hai mươi năm sau khi trở thành chuyên gia vận động hành lang của chính quyền Trung Quốc và giới tư bản Hoa Kiều Lý Gia Thành đã trở thành tỷ phú được kính trọng trong giới tư bản toàn cầu.

Quan điểm chính trị về lợi nhuận và hệ tư tưởng đất mẹ mà ông đã thực hiện sẽ trở thành bài học lớn cho tầng lớp doanh nhân và chuyên gia vận động hành lang trẻ học tập.

Tran Dai Thang
Lobbyist Manager - Lobby Vietnam Club
Mobile: 0122.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited by a moderator:
“Đại gia” công nghệ Mỹ đua… lobby

Các hãng công nghệ ở thung lũng Silicon rút ra một kinh nghiệm xương máu: “thuốc đặc trị” nhiều chuyện đau đầu là đầu tư để lobby tại Capitol Hill – Văn phòng chính phủ Mỹ.

1265280505img.jpg

Google ngày càng trở nên “thân thiết” với chính quyền của Tổng thống Obama

Và Google đang là một ví dụ điển hình nhất cho bài học này. Trong vòng 5 năm qua, gã khổng lồ tìm kiếm từ chỗ gần như không có sự hiện diện nào tại Washington đã trở thành hãng công nghệ chi tiêu nhiều nhất cho các hoạt động lobby trong năm 2009.

"Sự gia tăng các khoản chi cho lobby phản ánh một cách chính xác sự phát triển của công ty, từ chỗ một “chú bé tí hon” trở thành một người khổng lồ", Dave Levinthal, giám đốc truyền thông của Trung tâm hồi đáp chính trị Mỹ nói.

Sự hiện diện của Google ở Washington không chỉ thể hiện ở việc họ “chi đậm” nhất mà người của hãng còn trở thành các “nhân vật thân cận” với các nhà lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thậm chí có những nhân viên của Google đã trở thành quan chức nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tổng thống Obama.

Hơn ai hết, Google hiểu rằng họ không thể lặp lại sai lầm mà Microsoft đã từng mắc phải trong những năm 90. Khi đó, Microsoft đã tự phụ về sức mạnh của mình và cố tình lờ đi quyền lực chính trị và cái giá phải trả là hàng loạt những vụ điều tra và phiên tòa độc quyền với những khoản phạt nặng nề.

Google luôn luôn tin rằng họ có một trách nhiệm đặc biệt trong việc làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn và các chiến dịch lobby là một phần trong cuộc thập tự chinh ấy. Trên thực tế, những khoản đầu tư lên đến hàng chục triệu USD này chỉ phản ánh một điều duy nhất: Google đang đi theo bước chân của những đại gia công nghệ khác ở thung lũng Silicon.

Điều này không tốt mà cũng chẳng xấu vì đôi khi những chiến dịch lobby của họ cũng vì quyền lợi của người dùng. Trả lời câu hỏi này, Alan Davidson, người phụ trách các chính sách chính phủ của Google vẫn một mực khẳng định họ đổ tiền cho các chiến dịch lobby chỉ để chứng minh sự “khiêm tốn” của mình, "Chúng tôi hiểu rằng tăng trưởng luôn đi kèm với trách nhiệm và trách nhiệm của chúng tôi là phải thể hiện được tư cách của một hãng dẫn đầu ngành công nghiệp này”.

Bắt đầu thực thi các chiến dịch lobby của mình từ năm 2005. Trong năm 2009, Google đã chi 4,03 triệu USD, đứng thứ 2 trong số các hãng công nghệ Mỹ sau Oracle với 5,1 triệu USD. Bắt đầu từ quý IV/2009, Google đã vượt lên dẫn đầu với các khoản chi trị giá 1,12 triệu USD trong khi Oracle chi 1,05 triệu USD.

Thực ra không chỉ một mình Google “tăng tốc”, tổng số tiền mà top 10 hãng công nghệ hàng đầu thung lũng Silicon đã chi cho hoạt động lobby từ 12,4 triệu USD trong năm 2005 lên 26,4 triệu USD trong năm 2009.

Đại diện của Google không nói cụ thể những vấn đề mà Google đã và đang vận động để được giải quyết là gì nhưng ông này cũng viện dẫn những ví dụ khác như các hãng viễn thông AT&T, Verizon hay Comcast… cũng đã chi tới 17 triệu USD trong năm 2009 từ mức 12 triệu USD của năm 2005.

“Đầu tư cho các hoạt động lobby không có gì là sai vì nó thể hiện các doanh nghiệp và chính phủ đã gần nhau hơn nhưng thật nguy hiểm nếu các hãng lạm dụng việc này để che mắt khách hàng cũng như dư luận”, tờ New York Times có lần đã bình luận và lấy dẫn chứng là dự án Google Books.

Lobby & technoloby
 
Last edited by a moderator:
Lobby - Hợp pháp hay bất hợp pháp ?

Chủ đề chính trị luôn được coi là khô khan, và thực tế là rất nhạy cảm khi nói chuyện hay đề cập đến. Với người Mỹ mới thì dễ dàng hơn, dễ hơn chỉ 1 chút thôi, khi họ có thể thốt lên: "I hate Bush!" (Tôi ghét ông Bush) còn những con người đến từ UK nhất là England, Scotland thì điều tốt nhất là nói chuyện thời tiết ở Iraq bây giờ thế nào, chứ không nên động tới vấn đề chính trị với họ. Bởi nếu bạn hỏi 1 người già đến từ Anh Quốc: "Thưa ông, ông nghĩ thế nào về thủ tướng Tony Blair ?" thì họ sẽ gạt mà rằng: "Tôi không thích nói đến chính trị" . Còn đối với một người thế hệ sau này của cả Mỹ hay Anh Quốc, bạn sẽ nhận được câu trả lời: "Tôi không biết, mà tôi cũng chẳng quan tâm!"

Bài báo được đăng trên BBC nói về nghề lobbist có 1 câu "Làm ăn với Mỹ phải biết lobby vì đó là cái thế chính trị mà người Mỹ thường vận dụng tối đa để tranh thủ quyền lợi kinh tế thương mại khi giao dịch với nhau và với người nước ngoài." Nếu như trong cuốn từ điển kinh tế có thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith, thì trong chính trường, vị tổng thống thứ 4 của Mỹ năm 1809, một trong những người thành lập quốc gia giàu có nhất thế giới này, James Madison là người phổ biến 1 thuyết "bàn tay vô hình" khác mang đậm màu sắc chính trị

Lobby/Lobbying (tiếng Việt được dịch là ‘Vận động hành lang”) còn được gọi với 1 cái tên khác: 'Interest representation'. Với ngôn ngữ chuyên nghiệp của 1 nghề, tiếng Mỹ sử dụng thuật ngữ 'public affairs'. Lobby có thể hiểu đơn giản và rất đặc trưng là 1 "hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành 1 quyết định". Khái niệm Lobby và PR là 2 khái niệm tách rời, và không nên đánh đồng với nhau, cho dù chúng có cùng 1 đích: tạo ảnh hưởng và thay đổi những nhận thức hay quan niệm hoặc giả chỉ để thay đổi thái độ của 1 vấn đề nào đó. Điểm khác biệt ở đây chính là mục tiêu của lobby là để thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định. Và người ta hoàn toàn có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêu của lobby

Đối với Việt Nam, hoạt động của một Lobbyist còn khá xa lạ và nhiều khi còn được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tài liệu từ Tổng cục 3 - Bộ Công an (VN) có viết "ở khu vực Đông Nam á, cho đến năm 2004, chỉ có Việt Nam và Lào là không có chi phí cho hoạt động lobby, còn các quốc gia và vùng lãnh thổ như Campu-chia, Hồng Kông, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, My-an-ma, Sing-ga-po, Thái Lan, Phi-lip-pin đều có các khoản chi phí từ vài chục nghìn đến hàng triệu đôla cho hoạt động lobby ở Mỹ." Tuy nhiên, có 1 thực tế là sau những lần thua liên tiếp trong các vụ kiện bán phá giá tôm, cá basa hay hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc, dần dần thì chúng ta cũng hiểu tại sao nhiều khi tưởng chừng như rất vô lý, chúng ta thậm chí còn chưa kịp đưa ra các bằng chứng chống kiện, thì quốc hội Mỹ đã thông qua dự thảo đánh thuế hàng hoá của Việt Nam. Lý do rất đơn giản: Các tổ chức tại Việt Nam lúc này chưa hề nắm rõ thị trường Mỹ và cũng đã không có 1 ý tưởng nào về việc thuê Lobbyist trong vụ kiện (Chi phí thuê Lobby cho dù là có khá lớn, nhưng thực chất không ăn thua gì so với thiệt hại khoảng 20 triệu USD từ việc Mỹ nâng mức thuế chống bán phá giá đánh vào sản phẩm cá tra, basa đông lạnh). Trong khi đó, những tổ chức như Liên minh Tôm miền Nam (SSA) và Hiệp hội Tôm bang Lousiana (LSA), ngoài việc thuê Công ty Luật Dewey Ballantine, họ còn sử dụng hàng loạt các công ty chuyên hành nghề lobby nổi tiếng tại đây như Livingston, Jones Walker, Waechter, Poitevent&Denegre... để vận động các quan chức lưỡng viện Mỹ ủng hộ họ trong vụ kiện bán phá giá Việt Nam. Và họ đã thắng

Pháp luật Mỹ đã công nhận Lobby là một hoạt động chính thức hợp pháp và công khai. Lobby được điều chỉnh bởi Đạo luật Công khai vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act 1995 - LDA) (trong đó có quy định: “bắt buộc những người hoạt động lobby phải đăng ký, phải công khai hoá các khách hàng, các tiếp xúc, công khai hoá các vấn đề lobby và số tiền công được chi trả…”.), Bộ luật về ngân sách Liên Bang (Internal Revenue Code - IRC), và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act - FARA). Chuyên gia vận động hành lang (lobbyist) được hiểu là cá nhân đại diện cho khách hàng của mình được thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với các quan chức có thẩm quyền. Họ thường là các cựu nghị sĩ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền tiểu bang hoặc liên bang, những người đã từng giữ các vị trí tại Hạ viện, Thượng viện Mỹ. Chính vì vậy, họ đã duy trì được mối quan hệ và uy tín để có thể thực hiện các hoạt động lobby. Lobbyist là 1 nghề tại Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), và với tư cách là 1 nghề, 1 lobbyist cũng bị buộc phải tuân theo những quy định hành nghề đặc trưng (thuật ngữ 'Codes of Conduct'). Những lobby không chuyên nghiệp và những người chỉ vận động với công nhân viên cấp dưới của Quốc hội hay nhà nước cũng phải đăng ký, nếu vi phạm có thể bị phạt tới $50.000.Hoạt động nghề nghiệp này ở châu Âu cũng đã được điều chỉnh bằng các quy định hành nghề từ hàng chục năm nay và được thông qua bởi Nghị viện châu Âu. Những người Mỹ có câu "Ở đây, chỉ có Toà án là không thể lobby mà thôi!"

Thời báo Sài Gòn (Saigon Times) viết: "Các cuộc vận động hành lang đóng vai trò rất lớn trong chính trường Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta không nên rập khuôn theo bất cứ một khuôn mẫu nào bởi Việt - Mỹ có những nét đặc thù khác hẳn xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử riêng trong quan hệ hai nước. Phương châm mà chúng ta theo đuổi sẽ là tiếp xúc rộng rãi, chủ động tiếp cận và đối thoại thẳng thắn không né tránh kể cả với những nhân vật có quan điểm khác biệt." Lobby rõ ràng là nhu cầu thiết yếu trong phát triển chính trị và kinh tế, nhưng nếu rập khuôn của Mỹ hay bất kỳ nước nào khác, thì cũng chẳng khác gì việc chúng ta bê nguyên bộ giáo dục của Liên bang Nga thời trước vào Việt Nam

Một ví dụ điển hình của Lobby chính trị từ nước khác vào Mỹ là năm 1994, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Clinton trao quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho Trung Quốc, đồng thời tuyên bố: từ nay sẽ không gắn vấn đề nhân quyền với việc xét quy chế MFN cho Trung Quốc hàng năm. Việc lobby đó được thực hiện ở đâu ? Đầu thập niên 1990, thời điểm Trung Quốc bắt đầu nổi lên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã bắt đầu tỏ ra lo ngại trước cái mà họ coi là "mối đe doạ từ Trung Quốc". Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ thường xuyên dùng chiêu "nhân quyền" để gây sức ép về thương mại, cụ thể là đe doạ miễn áp dụng quy chế MFN. Theo điều luật sửa đổi của Tu chính án Jackson-Vanik áp dụng cho những nước hạn chế tự do di trú, Tổng thống phải xác định xem các nền kinh tế bị Mỹ coi là "phi thị trường" có cho phép tự do di trú không trước khi ban cho họ quy chế MFN. Có được MFN đồng nghĩa với việc được hưởng mức thuế quan thấp nhất ở Mỹ. Thời hạn của việc áp dụng MFN chỉ trong vòng 1 năm, nên cứ sau 12 tháng, Quốc hội Mỹ lại sẽ bỏ phiếu để quyết định xem có tiếp tục trao MFN cho các nước hay không. Nếu Quốc hội bỏ phiếu chống, điều này không những gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi muốn vào thị trường Mỹ, mà đặc biệt cản trở các tập đoàn lớn của Mỹ khi muốn làm ăn tại Trung Quốc. Vì vậy, mục tiêu Lobby của Trung Quốc tại thời điểm này là "làm sao gây ảnh hưởng để Trung Quốc được hưởng Quy chế Tối huệ quốc (MFN) tại cuộc bỏ phiếu hàng năm ở Quốc hội" và trước tiên "tập trung nhằm thuyết phục Quốc hội và chính quyền Mỹ tách vấn đề nhân quyền khỏi việc áp dụng MFN."

Chẳng phải ngẫu nhiên khi cùng lúc các lãnh đạo Boeing công khai lên tiếng yêu cầu chính quyền Mỹ tiếp tục dành cho Trung Quốc quy chế MFN (Wall Street Journal trước đó đã đưa tin hãng Boeing đang sắp hoàn tất hợp đồng bán máy bay chở khách trị giá khoảng 5 tỉ USD cho Trung Quốc), chủ tịch Hạ viện Tom Foley công khai "đối đầu" với các thành viên đảng Dân chủ tại Nhà Trắng khi tuyên bố rằng Tổng thống Clinton "không nên gắn vấn đề nhân quyền với thương mại". "Đó là hành động thách thức và đối đầu", ông Foley nói. Thực chất, Hạ nghị sĩ Foley đại diện cho vùng Spokane, bang Washington - quê hương của hãng Boeing. Về phía Trung Quốc, sau khi nhận được những tín hiệu tích cực mở đường ấy, nhiều đoàn đại biểu cũng đã sang thăm Mỹ để đẩy mạnh hoạt động hành lang. Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung (UCBC) thành lập năm 1973 với mục tiêu ban đầu là giúp đỡ những doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc trong điều kiện hai bên chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Thế nhưng mục tiêu của tổ chức này lúc đó là gì thì ai cũng hiểu, đó là kêu gọi liên kết giữa các tập đoàn của Mỹ và Trung Quốc trong việc lobby quy chế MFN. Tới năm 2005, số thành viên của Hội đồng đã lên tới gần 250 công ty và sẽ tiếp tục tăng mạnh do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và những thách thức doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt tại thị trường này. Trong số các thành viên chủ chốt của Hội đồng, có rất nhiều tập đoàn khổng lồ, nổi tiếng thế giới như Boeing, Intel, IBM, Coca Cola, HP, Morgan Stanley, AIG, Exxon, Erricson, Motorola....) Kết quả thì ai cũng rõ Trung Quốc giành được quy chế Tối huệ quốc năm 1994 với lời bảo của Clinton "sẽ không gắn vấn đề nhân quyền với việc xét quy chế MFN cho Trung Quốc hàng năm"!

Tại Mỹ, khi có xung đột quyền lợi thì một trong những nguyên tắc chính để tạo cân bằng và ổn định chung là thương lượng, qua đó hy vọng tìm được sự nhượng bộ của cả hai bên, mỗi bên có lợi một ít, không bên nào được lợi hết, hoặc thiệt hết. Khi hai bên không thể tự giải quyết ổn thỏa thì mới “đụng trận” đem nhau ra tòa, hay để cho một phía thứ ba đứng ra giải quyết giùm. Đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn kém chi phí cũng như thời gian. Muốn có được cái thế lực cần thiết để thủ thân thì cần phải có một chiến lược lobby ở tầm quốc gia (về mặt chính trị) và ở tầm doanh nghiệp / hiệp hội (về mặt kinh tế thương mại). Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông Thomas O’Neil đã nói một câu mà sau này rất hay được các nhà chính trị và vận động hành lang sử dụng: “Chính trị là việc địa phương” (“All politics is local”). Ý nghĩa của câu nói này là các dân biểu bị áp lực trực tiếp và thường xuyên từ cử tri của mình, và phải ưu tiên phục vụ đòi hỏi của họ; nếu không thì sẽ thất cử, khi ấy cho dù người dân biểu có mục tiêu phục vụ lý tưởng tốt đến đâu cũng không có đất để hoạt động

Một đoạn từ BBC "Không có phương tiện lobby thì doanh nghiệp trong nước sẽ không có khả năng tiên đoán những hậu quả không lường được, và cũng sẽ không có khả năng trở tay một cách bài bản và có hiệu quả khi bị gây sự từ những nhóm đặc quyền ở Mỹ. Lobby ở Mỹ là một vấn đề mà nếu không biết lo xa tất sẽ có buồn gần; cái giá phải trả sẽ rất lớn, từ những thiệt hại cụ thể đến những hệ quả lâu dài hơn."


Mashimaro
 
Last edited by a moderator:
Tìm hiểu về lobby​

Lobby (danh từ): hành lang; hành lang ở nghị viện (a lobby politician : kẻ hoạt động chính trị ở hành lang, kẻ hoạt động chính trị ở hậu trường); (từ Mỹ,nghĩa Mỹ) nhóm người hoạt động ở hành lang (nghị viện). Động từ lobby: (từ Mỹ,nghĩa Mỹ) vận động ở hành lang (đưa ra hoặc thông qua một đạo luật ở nghị viện); hay lui tới hành lang nghị viện; tranh thủ lá phiếu của nghị sĩ

Khái niệm "lobby" hiểu theo nghĩa đơn giản là “vận động hành lang” - là một từ rất phổ biến trong đời sống chính trị Mỹ, gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích - hay nhóm gây áp lực. Lobby cũng có thể được hiểu một cách rất đặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định - gây tác động đến các quan chức có thẩm quyền hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn thế nữa

Đây là một nghề được giới thượng nghị sỹ Mỹ lựa chọn sau khi nghỉ hưu và là một nghề khá phổ biến ở các nước phát triển

Quy định của pháp luật Mỹ

Về cơ sở pháp lý, Lobby được điều chỉnh bởi Đạo luật Công khai vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act 1995 - LDA), Bộ luật về ngân sách Liên Bang (Internal Revenue Code - IRC), và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act - FARA)

Hiến pháp Mỹ năm1787 trong bản sửa đổi đầu tiên, bằng việc khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và yêu sách hoà bình, đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho cái gọi là “những nhóm lợi ích đặc biệt”. Theo đó, bất cứ một nhóm nào cũng đều có quyền yêu cầu các quan điểm của họ phải được sự lắng nghe của công chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và các toà án. Đến năm 1946, Luật về nhóm gây áp lực được thông qua. Đến năm 1995, Quốc hội Mỹ đã biểu quyết chấp thuận một đạo luật mới quy định thể lệ hành nghề vận động hành lang để thay thế đạo luật năm 1946


Chính thức là vào ngày 09/12/1995, Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạo luật về công khai hoá hoạt động lobby (Lobbying Disclosure Act of 1995) - điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động lobby cả trong và ngoài nước Mỹ và quy định: “bắt buộc những người hoạt động lobby phải đăng ký, phải công khai hoá các khách hàng, các tiếp xúc, công khai hoá các vấn đề lobby và số tiền công được chi trả…”. Luật này đã có những quy định hạn chế cho những người làm lobby. Chẳng hạn, luật cấm các thượng nghị sỹ và nhân viên văn phòng thượng viện không được nhận quà hoặc chiêu đãi đáng giá trên 100 đô la mỗi người mỗi năm, cấm không được tham dự những chuyến đi giải trí do tư nhân đài thọ. Tuy nhiên, thể lệ về quà cáp và chiêu đãi cũng có tới 24 trường hợp ngoại lệ. Luật mới cũng buộc những người làm lobby mỗi năm phải báo cáo với nhà nước hai lần về số tiền họ nhận của các công ty, nhận để làm gì và thân chủ của họ là ai; và quy định rằng, bất cứ ai được trả tiền để vận động các nhà lập pháp và các quan chức chính phủ đều được coi là người làm lobby, nếu người ấy dùng ít nhất 20% thì giờ của mình để đại diện cho thân chủ trong mỗi thời gian sáu tháng. Luật cũng yêu cầu, cả những lobby không chuyên nghiệp và những người chỉ vận động với công nhân viên cấp dưới của Quốc hội hay nhà nước cũng phải đăng ký, nếu vi phạm có thể bị phạt tới 5 vạn đôla

Hoạt động nghề nghiệp này ở châu Âu cũng đã được điều chỉnh bằng các quy định hành nghề (được thông qua bởi Nghị viện châu Âu) từ hàng chục năm nay

Các nhóm lợi ích

Các nhóm lợi ích ở Mỹ ra đời rất sớm và ngày càng phát triển nhanh về số lượng, tổ chức, quy mô và kỹ năng hoạt động. Các nhóm lợi ích, về thực chất là các phe phái chính trị tập hợp lại với nhau vì một lợi ích chung nào đó. Do đó, các nhóm lợi ích của Mỹ hết sức đa dạng, nhiều nhóm có lợi ích đối lập nhau và thậm chí có mâu thuẫn với lợi ích của cả bản thân nước Mỹ

Nguồn gốc ra đời của các nhóm lợi ích nằm ở chính mục tiêu mà họ theo đuổi, đó là: thứ nhất, các nhóm lợi ích ra đời nhằm bảo vệ những lợi ích của họ về kinh tế. Theo Madison, một trong những người sáng lập nền cộng hoà Mỹ, “nguồn gốc lâu đời và phổ biến nhất tạo nên các phe phái là ở sự phân chia khác nhau và không công bằng của cải”. Cho đến ngày nay, các tổ chức về thương mại, kinh doanh và nghề nghiệp là những tổ chức đông đảo và có thế mạnh hàng đầu trong số các nhóm lợi ích ở Mỹ; thứ hai, các nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã hội, phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử nước Mỹ. Chẳng hạn các phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, đòi quyền bình đẳng của phụ nữ trong bầu cử…; thứ ba, các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ chính phủ trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị, tinh thần. Đặc biệt, khi chính phủ mở rộng các hoạt động của mình thì đồng thời cũng xuất hiện thêm các nhóm lợi ích để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ nhằm nâng cao lợi ích của họ. Chẳng hạn như sự ra đời của các tổ chức hưu trí, cựu chiến binh, hay cả những nhóm lợi ích thuộc chính phủ như Liên hiệp quốc gia các thành phố, Liên đoàn các thị trưởng Mỹ, Hội đồng chính phủ các bang…; thứ tư, các nhóm lợi ích ra đời cũng nhằm đối phó với những quy định của chính phủ. Khi có thêm các công việc kinh doanh và nghề nghiệp hoạt động dưới sự điều hành của nhà nước, nhiều tổ chức mới lại ra đời để bảo vệ những lợi ích của họ. Các nhóm lợi ích này thường là những hiệp hội nghề nghiệp có hiểu biết sâu về lĩnh vực của mình. Trong số này, có những nhóm lớn và mạnh như Hiệp hội y tế Mỹ, Hội luật gia Mỹ, Hiệp hội quốc gia các đài phát thanh…

Sự phát triển hết sức nhanh chóng của các nhóm lợi ích này có thể được giải thích bởi sự đa dạng về mặt xã hội và sắc tộc ở Mỹ. Việc đánh giá vai trò và tác động của các nhóm lợi ích là hết sức khác nhau, tuỳ theo đối tượng, lĩnh vực và trường hợp cụ thể. Nhìn tổng thể, các nhóm lợi ích đấu tranh, vận động nhằm vào các bộ phận khác nhau của chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm mình. Đối với các nhóm lợi ích có tổ chức, hoạt động vận động diễn ra liên tục, nhằm vào tất cả các cơ quan quyền lực của chính quyền và theo đuổi các mục tiêu của họ bằng tất cả những cách thức có thể. Sức mạnh của các nhóm lợi ích nằm ở lá phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử vào các chức vụ khác nhau của chính phủ và những đóng góp tài chính của họ cho các chiến dịch vận động tranh cử thông qua các uỷ ban hành động chính trị (PAC)

Hiện nay, các nhóm lợi ích có nhiều ảnh hưởng ở Quốc hội là: Liên đoàn các trang trại (Farm Breau Fedaration); Tổ chức công đoàn AFL - CIO; Hiệp hội các nhà chế tạo quốc gia (National Farmers Union); Liên đoàn người tiêu dùng Mỹ (Consumer Federation of America Conservative Union); Liên đoàn toàn quốc của những người đóng thuế (Natinonal Taxpayers Union)… Các nhóm quyền lợi này thường ảnh hưởng tới các nghị sỹ của cả hai đảng (đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ), do đó trong không ít trường hợp, lá phiếu của các nghị sỹ thể hiện tác động của các nhóm lợi ích hay của các khu vực hơn là của đảng phái. Điều này thường dẫn đến sự hình thành liên minh giữa các nghị sỹ của hai đảng có chung lợi ích để vận động và thông qua các dự luật có liên quan.

Lobbyist - Họ là ai ?


Lobbyist (Chuyên gia vận động hành lang) được hiểu là cá nhân đại diện cho khách hàng của mình được thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với các quan chức có thẩm quyền. Họ thường là các cựu nghị sĩ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền tiểu bang hoặc liên bang, những người đã từng giữ các vị trí tại Hạ viện, Thượng viện Mỹ. Các thượng nghị sỹ Mỹ sau khi nghỉ hưu 1 năm có thể làm nghề Lobby. Chính vì vậy, họ đã duy trì được mối quan hệ và uy tín để có thể thực hiện các hoạt động lobby.
Các chuyên gia và tổ chức lobby chuyên nghiệp tại Mỹ được khuyến khích đăng ký hoạt động chính thức. Họ phải thực hiện chế độ báo cáo hai lần một năm về các nội dung hoạt động và vụ việc mà mình tham gia. Riêng đối với các hoạt động lobby đại diện cho các chính phủ nước ngoài, theo quy định của FARA, phải báo cáo trực tiếp cho Bộ Tư Pháp Mỹ

Chuyên gia lobby hoạt động nhằm gây ảnh hưởng, tác động đến các quan chức, những người có thẩm quyền; các hoạt động chuẩn bị lên kế hoạch, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện một mục đích nào đó...

Các lobbyist làm gì để gây ảnh hưởng? Họ tiếp xúc với các đối tác, các quan chức... mời đối tác đến những nhà hàng sang trọng nhất, mời đi hội thảo nước ngoài, phát các hồ sơ kỹ thuật, thi thoảng gọi điện thoại, hay bất chợt đến văn phòng làm việc tặng quà, mời các quan chức giữ vai trò cố vấn cho công ty...

Nghề Lobby và lợi ích mang lại từ công nghệ Lobby

Nguyên nhân của sự ra đời, tồn tại và không ngừng phát triển của nghề lobby ở Mỹ là chế độ đa đảng phái và các quy định liên quan đến hoạt động lập pháp của nghị viện gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ

Pháp luật Mỹ công nhận đây là một hoạt động chính thức hợp pháp và công khai. Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh

Trên thực tế, lobby ở Mỹ đã và đang là một tồn tại mang tính chính trị - pháp lý - xã hội, có tác động mạnh mẽ đến Quốc hội và chính phủ Mỹ trong tất cả các công đoạn của quá trình xây dựng pháp luật và hình thành chính sách đối nội, đối ngoại, “đồng thời cũng góp phần làm suy yếu các đảng phái chính trị”. Trong mối quan hệ với Quốc hội và Chính phủ, lobby Mỹ đồng thời là sự phản ánh, giám sát, kiềm chế, đối trọng của các nhóm lợi ích và nhân dân Mỹ đối với các cơ quan công quyền. Lobby không phải là một ngành quyền pháp lý mà mang tính chất xã hội. Nhưng xét về bản chất, nó là sự chia sẻ quyền lực giữa nhà nước và xã hội. Sự thừa nhận về mặt pháp lý của lobby cũng là sự minh hoạ cụ thể về tính đại diện của Quốc hội Hoa Kỳ

“Một khi đã đắc cử vào các cơ quan lập pháp hay hành pháp các cấp từ liên bang đến bang và địa phương, thì những thành viên Quốc hội và quan chức nhà nước sẽ bị cả một đạo quân “lobby” đông đảo bao vây và chiếu cố tận tình”. Tại Mỹ, trong nền chính trị hiện đại, lobby chính là việc dùng thế lực tiền bạc của tiền bạc để vận động và làm áp lực để Quốc hội hoặc các cơ quan nhà nước hành động theo chiều hướng phục vụ quyền lợi của tư bản. “Nói cách khác, tư bản đã bỏ tiền ra để sắp đặt người làm việc nhà nước…, đôn đốc, theo dõi xem những người đó có phục vụ đúng quyền lợi của tư bản không”. Ngay cả một số cơ quan chính phủ trung ương và địa phương cũng dùng tiền bạc để lobby các nhà lập pháp. Tại thủ đô Washington, lobby là một trong năm nghề đông đảo nhất, bên cạnh các nghề làm công nhân viên chức nhà nước, ấn loát, dịch vụ pháp luật và dịch vụ du lịch. Tại đây, hiện có khoảng 5 vạn người sống bằng nghề này và đội ngũ ngày càng thêm đông đảo. Năm 1981 có 5.662 người làm lobby đăng ký hợp pháp tại Văn phòng thượng viện, đến năm 1986 đã lên tới hai vạn người, chưa kể thủ phủ các bang và các thành phố trong cả nước. Trong đội ngũ lobby, một số không ít là luật sư (ở Washington cứ 40 người dân thì có một người là luật sư) và những cựu quan chức chính phủ. Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger có thời kỳ làm lobby cho nước Nhật, cựu Bộ trưởng lục quân Clifford Alexander làm lobby cho một tập đoàn đầu tư… Những tổ chức doanh nghiệp, công nghiệp hoặc những công ty càng lớn thì đội ngũ lobby của họ càng mạnh

Về hình thức hoạt động, lobby không phải ở trong phòng họp, trên các phiên họp của nghị viện hay các uỷ ban của nghị viện, mà ở ngoài hành lang và hết sức phong phú bên ngoài trụ sở nghị viện với các cấp độ khác nhau. Ngoài việc chiêu đãi tiệc tùng liên miên, đưa các nghị sĩ đi chơi đâu đó bằng máy bay riêng hay mời dự hội thảo, hội nghị, những người làm lobby luôn sẵn sàng để chiều theo sở thích, ý muốn của những nhân vật quyền thế trong mọi tình huống. “Cái tục lệ dùng tiền bạc để vận động tranh cử và vận động làm luật này, luật khác, xét về bản chất, có thể sánh với tục “mua quan bán tước” trong thời phong kiến. Nó gây nhiều lạm dụng, tệ đoan và tai tiếng”. Bởi vì những luật lệ về lobby ở Mỹ rất thoáng nên không thể nào liệt kê hết các phương thức hoạt động của những kẻ “đổi chác mua bán quyền thế ” ở thủ đô Washington. Từ những kẻ chạy vòng ngoài chiêu đãi công nhân viên nhà nước ở cấp thấp, cho đến những người có vây cánh giao dịch mật thiết và kín đáo hoặc công khai với những thượng nghị sĩ và các thành viên nhà nước cấp cao

Ở Mỹ, những lobby nhiều tiền và do đó nhiều thế lực nhất là những lobby đại diện cho các tập đoàn tư bản, tiêu biểu là:

Lobby công nghiệp quốc phòng: Có sức mạnh vô địch, chi phối Quốc hội và nhà nước. Nó đại diện cho đông đảo các công ty và các nhà thầu cực lớn, cung cấp máy bay, tàu chiến, súng, bom và mọi thứ hàng cần thiết cho quân đội Mỹ. Trong suốt thời gian của cuộc chiến tranh lạnh, đông đảo các nghị sỹ của cả hai phe đã liên hệ mật thiết với lobby của các công ty này. Trong kỳ tổng tuyển cử 1987 - 1988, những uỷ ban hành động chính trị của các công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng đã ủng hộ trên 7 triệu đô la tiền cứng, tức là tiền ủng hộ trực tiếp cho các cá nhân là ứng cử viên Thượng viện và Hạ viện.

Lobby dầu khí: Sức mạnh chỉ sau lobby công nghiệp quốc phòng. Sau cuộc khủng hoảng vùng Vịnh năm 1990, lobby dầu khí vận động nhà nước có chính sách bao cấp để gia tăng sản xuất dầu khí trong nước nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu khí nhập khẩu từ Trung Đông.

Lobby phục vụ nước ngoài: Những người làm lobby phục vụ quyền lợi của chính phủ nước ngoài phải đăng ký hoạt động với nhà nước Mỹ và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Công việc của họ trên hai phương diện: Cố vấn cho chính phủ nước ngoài về chủ trương, chính sách và xu thế của nhà nước Mỹ đối với các vấn đề liên quan đến hai nước; vận động để Quốc hội và Tổng thống Mỹ theo đường lối hợp với nguyện vọng của chính phủ nước ngoài mà người làm lobby phục vụ. Trong lịch sử và hiện tại, rất nhiều chính phủ là khách hàng của các lobby Mỹ như Trung Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, ăng-gô-la, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ở Châu Âu, phải nói rằng hoạt động lobby phát triển mạnh mẽ nhất tại Bruxellers (Bỉ). Từ khi Liên minh Châu Âu chọn nơi này làm trụ sở, Bruxellers trở thành “miền đất hứa” đối với các lobbyist, bởi các công ty biết rằng nhất cử nhất động ở đây dều ảnh hưởng tới tương lai, tới chiến lược hoạt động lâu dài của họ. Các lobbyist sẽ hoạt động dưới những cái tên như: văn phòng đại diện báo chí, tư vấn, tìm hiểu thị trường, luật... Theo thống kê, hiện có khoảng 1000 nhà báo nước ngoài, 3000 hãng lobby các loại (văn phòng giao tế nhân sự, đại diện của các doanh nghiệp, liên đoàn nghề nghiệp...) với số nhân viên khoảng 15.000 người. Riêng số lobbyist ở Bruxelles đã tương đương với số nhân viên của EU. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp, các nước quan tâm đến hoạt động lobby như thế nào. Về lý thuyết, thể chế của Châu Âu hoạt động trên cơ sở công khai, mọi quyết định đều phải được 15 nước thành viên với hơn 600 dân biểu thông qua trước bàn dân thiên hạ; nhưng thực tế các cuộc vận động hành lang của các lobbyist có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định này.

Đơn cử như Pháp đã phải trả giá cho việc không quan tâm đến công nghệ lobby là việc hàng đống hồ sơ làm ăn của các công ty Pháp vẫn ằm phủ bụi trên bàn của các quan chức EU. Hay Scheider Electrics lên tiếng rằng học thiệt hại vài tỷ euro vì các quan chức Bruxelles không cho học sát nhập với Legrand vào năm 2001

Người Anh thì rất hài lòng với hoạt động lobby của họ tại Bruxellers. Họ có 2 công ty tư vấn là Hill & Knowton và Busson Marsteller; về luật thì có Cleary Gottlieb, Linklaters.

Qủa là lợi ích do lobby mang lại cực kỳ to lớn do vậy mà ngoài các tập đoàn tư bản Mỹ, một số tổ chức phi chính phủ cũng đang có hoạt động lobby và đáng chú ý là một số tổ chức phản động trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng có những hoạt động mang tính lobby để tác động vào các chính sách không có lợi cho Việt Nam từ Quốc hội Mỹ. Chẳng hạn tìm cách ngăn cản quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, thông qua đạo luật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, hay đạo luật về chống bán phá giá cá basa… Tuy nhiên, cũng có những lobby đại diện của một số công ty Mỹ đã vận động Quốc hội và Tổng thống Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Cu Ba, thúc đẩy ký hiệp định thương mại với Việt Nam…

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, các hoạt động lobby nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ mậu dịch, tranh thủ đầu tư, viện trợ ở Mỹ của một số nước đã trở thành đề tài thời sự. Các cơ quan lập pháp và hành pháp Mỹ chấp nhận hoạt động này, còn các chính phủ hay các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì coi đây là một hoạt động tất yếu khi quan hệ với Mỹ, muốn gặt hái lợi ích từ chính quyền Mỹ, từ thị trường và từ xã hội Mỹ.

“Ở khu vực Đông Nam Á, theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, cho đến năm 2004, chỉ có Việt Nam và Lào là không có chi phí cho hoạt động lobby, còn các quốc gia và vùng lãnh thổ như Cam-pu-chia, Hồng Kông, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, My-an-ma, Sing-ga-po, Thái Lan, Phi-lip-pin đều có các khoản chi phí từ vài chục nghìn đến hàng triệu đôla cho hoạt động lobby ở Mỹ”. Mục tiêu lobby của các quốc gia này là vận động để Mỹ ủng hộ trong các mối quan hệ chính trị, thương mại quốc tế, nhất là thuế quan, hàng xuất khẩu vào Mỹ được hưởng quy chế “tối huệ quốc”, để Mỹ tách vấn đề nhân quyền theo giá trị của Mỹ ra khỏi vấn đề quan hệ kinh tế, thương mại, vấn đề mua vũ khí và kỹ thuật cao của Mỹ… Bên cạnh những hoạt động lobby của chính phủ, các tập đoàn kinh tế, thương mại của các nước này cũng chi những khoản không nhỏ (có thể gấp hàng chục, hàng trăm lần chính phủ) cho các hoạt động lobby phục vụ lợi ích của chính các tập đoàn, các công ty đó ở Mỹ

Được biết trong vụ kiện tôm, Thái Lan đã phải chi khoảng 2 tỷ USD cho việc thuê các công ty lobby của Mỹ. Cũng trong vụ kiện bán phá giá tôm, Liên minh tôm miền nam (SSA) và Hiệp hội tôm Lousianna (LSA) ngoài việc thuê Công ty Luật Dewey Ballantine còn sử dụng hàng loạt các công ty khác như: Livingston, Jones Walker, Poievent & Denegre để tổ chức các hoạt động lobby nhằm tạo sự ủng hộ trong vụ này.

Hoạt động lobby ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, tại các thành phố lớn, chúng ta đã ít nhiều nghe nói đến hoạt động PR (Public Relations – Quan hệ công chúng), tuy nhiên, các hoạt động lobby còn quá xa lạ và nhiều khi được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Lobby và PR đều là hai hoạt động giao tiếp nhằm tạo nên ảnh hưởng và thay đổi những nhận thức hay quan niệm hoặc giả chỉ để thay đổi thái độ. Điểm khác biệt ở đây chính là mục tiêu của lobby là nhằm thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc người ta có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêu của lobby.

Theo bà Maria Laptev - nhà lobby chuyên nghiệp có hai quốc tịch Anh và Canada – trong một lần trao đổi với báo giới Việt Nam (TBKTVN) – đã chỉ ra rằng công việc lobby chính là phương pháp tiếp cận, cụ thể hơn đó chính là phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống giữa hai hay nhiều bên. Theo đó mục tiêu cuối cùng là quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định ở các nước khác nhau lại dựa trên những yếu tố văn hóa rất khác nhau. Và bà cũng khẳng định rằng khía cạnh văn hóa trong lobby là vô cùng quan trọng, quyết định tạo nên một cách tiếp cận hiệu quả hay không. Các quy định hành nghề lobby cần phải dựa trên tính minh bạch và tất cả các lobbyist cần phải biết mình đang đại diện cho ai và vì lợi ích của ai. Tính minh bạch trong lobby là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra một nhà lobby chân chính. Để có được một quan hệ có giá trị và bền vững, cả hai bên đều rất rõ ràng và cởi mở về mục tiêu và lợi ích của mỗi bên. Việc xây dựng một hành lang pháp lý đương nhiên phải dựa trên nhu cầu và phải có sự chuẩn bị và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, như thế mới đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng có liên quan. Bà cho rằng thực tiễn của hoạt động lobby tại VN đã có rồi và theo những cách rất riêng, với một hoạt động chưa có những quy định hành nghề thì không tránh khỏi những hiểu sai và cách tiếp cận vấn đề sai. Trước tiên cần phải có những quy định hành nghề đã, còn việc tạo ra những văn bản pháp lý hay bộ luật sẽ là công việc phải làm sau khi công nhận nó là một nghề.

Thực tế, qua vụ kiện bán phá giá cá basa và vụ kiện bán phá giá tôm, các luật gia cho rằng, ý nghĩa đích thực của các hoạt động lobby cần được hiểu rõ để có thể áp dụng. Chúng ta không thể đứng ngoài xu thế hội nhập, và dĩ nhiên để có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ đã đến lúc cần phải quan tâm nhiều hơn đến điều này


HTH
 
Doanh nghiệp Việt trong “Thế giới phẳng”​


- Trong cuốn “Thế giới phẳng”, cuốn sách gối đầu giường của doanh nhân, chính trị gia và các nhà nghiên cứu quốc tế, thông điệp của Thomas L. Friedman với độc giả là: toàn cầu hoá là xu hướng khách quan, đó chính là quá trình thu hẹp mọi khoảng cách, phá vỡ dần mọi rào cản - quá trình làm phẳng thế giới. Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam (DNVN), cũng đồng nghĩa với việc phải thích nghi với một thị trường toàn cầu với luật chơi quốc tế. Trước khi tận dụng được những cơ hội của toàn cầu hoá, DN phải biết đối phó với những thách thức của quá trình làm phẳng thế giới.

Sai một ly, đi một dặm

Hơn 15 năm làm công tác xuất nhập khẩu khẩu, đã từng đàm phán với các đối tác của hơn 20 quốc gia khác nhau nhưng ông Trần Bình Duyên, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Dược Trung ương Mediplantex cho đến giờ vẫn không thể quên bài học “xương máu” đối với doanh nghiệp ông trong khi làm ăn với đối tác nước ngoài cách đây không lâu.

Ông Duyên kể, vì tin cậy nên Công ty đã ưu tiên cho một đối tác nước ngoài -tự “lựa chọn” phương thức thanh toán. Lúc đó, đối tác chọn phương thức thanh toán điện chuyển tiền, chứ không thanh toán theo phương thức L/C. Không may, khi thực hiện hợp đồng lớn này, đối tác mất khả năng thanh toán, giá trị hợp đồng lại lên tới hàng triệu USD. Hậu quả là Công ty Dược Trung ương Mediplantex mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc theo kiện và chỉ đòi lại được một phần giá trị hợp đồng.

Có thể thấy, câu chuyện kinh doanh thời hội nhập bây giờ sẽ hoàn toàn khác trước. Nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã từng nói: “DN hội nhập giống như con thuyền ra khơi mà ra khơi phải biết thời tiết sẽ như thế nào? Chính vì thế, DN không chỉ cần thu thập và hiểu rõ thông tin thị trường, bạn hàng, mà còn phải hiểu rõ luật pháp quốc tế, đặc biệt là tập quán kinh doanh, “luật chơi” của nước sở tại nhằm tránh rủi ro“.

Theo ông Emmanuel Moulin, luật sư điều hành của hãng luật Ngo, Miguérès & Associés, khó khăn lớn nhất mà các DNVN gặp phải hiện nay là khả năng thích nghi với thị trường quốc tế. “Lấy ví dụ việc xuất khẩu gạo của VN sang Nga chẳng hạn. Mặc dù Nga chưa gia nhập WTO, nhưng nước này lại áp dụng các qui định nhập khẩu gạo như của WTO. Theo qui định của WTO, bất kỳ nước thành viên WTO nào cũng có quyền quyết định cấm nhập khẩu mặt hàng nào đó, cụ thể là gạo, nếu thấy không an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế, khi các DNVN xuất khẩu vào thị trường Nga, cần nắm rõ các qui định này” - ông Emmanuel Moulin nói.

Ý tưởng mới là nhân tố quyết định

Lâu nay, không ít doanh nhân vẫn nghĩ: vốn liếng, công nghệ, mặt bằng, lao động là những yếu tố kinh doanh quan trọng nhất. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, những ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo còn quan trọng hơn nhiều.

Ví dụ, sau khi 2 hãng nước giải khát có gas lớn của thế giới thâm nhập vào thị trường VN là Cocacola và Pepsi thì sản phẩm có gas của công ty nước giải khát Sài gòn Tribeco không thể cạnh tranh được với sản phảm của 2 hãng này. Một thời gian sau, Tribeco quyết dịnh thay đổi nước uống có gas bằng các đồ uống khác hẳn như: sữa đậu nành đóng chai, các loại nước trái cây.... Và rõ ràng, sự khác biệt này đã giúp Tribeco có chỗ đứng ở thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Một ví dụ khác là cho đến thời điểm này, Phở 24 đã là một thương hiệu nổi tiếng của Tập đoàn An Nam. Giám đốc Tập đoàn này, ông Lý Quí Trung đã thành công khi lựa chọn mô hình bán loại đồ ăn giữa phân đoạn quán phở bình dân và nhà hàng sang trọng, điều chưa từng có trên thị trường. Chính sự lựa chọn độc đáo này đã giúp phở 24 có được một thị phần đáng kể, và quan trọng là cho đến giờ vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh.

Kinh doanh cũng phải lobby

Với thế giới, thuật ngữ lobby (vận động hành lang) không mới, nhưng còn lạ lẫm với nhiều DN, doanh nhân VN. Thực tế là khi chinh phục thị trường quốc tế, các DN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là những rào cản thương mại. Những vụ kiện bán phá giá cá da trơn, tôm vào thị trường Hoa Kỳ hay da giày vào thị trường EU... đã dạy cho các nhà quản lý VN rất nhiều bài học quí. Theo Tổng lãnh sự VN tại Francisco (Mỹ) - ông Trần Tuấn Anh, “lobby” cần phải đi trước một bước. Đặc biệt là ở Mỹ, nếu không lobby thì sẽ không bảo vệ được lợi ích của quốc gia, lợi ích của DN. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái lan, Philipin, Mailaysia… đều cho thấy Lobby là công cụ tối quan trọng. “Tất nhiên, lobby có nhiều cách và chúng ta phải làm một cách bài bản và cần phải làm thường xuyên và liên tục cả một quá trình, chứ để xảy ra chuyện bán phá giá hay sự cố, DN mới tiến hành lobby thì chẳng khác gì nước đến chân mới nhảy” - ông Trần Tuấn Anh nói.

Còn ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội thêu đan TP.HCM cho biết: “Liên quan đến cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam mà Mỹ hiện đang áp dụng, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã có một số hoạt động Lobby, cụ thể là đã gửi một bản điều trần tới Nhóm phụ trách giám sát bên Hoa kỳ; Hiệp hội dệt may VN cũng đã gửi người tham gia điều trần trực tiếp đối với Uỷ ban thương mại Hoa kỳ, chúng ta cũng liên tục thông tin về những bấtt hợp lý của cơ chế giám sát trên phương tiện thông tin đại chúng… Chúng tôi cũng tác động đến Hiệp Hội DN nhập khẩu Hoa Kỳ, và Hội người tiêu dùng Hoa Kỳ để họ hỗ trợ tác động tới Chính phủ Hoa Kỳ trong vấn đề chống giám sát này”
 
Lobby, một nghề ngoài tầm tay chúng ta ?​


Ở Hoa Kỳ, lobby tức là nghề vận động hành lang (VĐHL) được coi là hợp pháp. Chúng ta cứ tập gọi “lóp bi” cho tiện bởi vì nếu dịch ra tiếng Việt rất là dài dòng.

Lương căn bản của nghề này khoảng $47.983/năm. Người ta ước tính hơn 10% trong tổng số những người hành nghề này kiếm nhiều hơn $100.000/năm. Người mới vào nghề tại các công ty tư nhân (private firm) cũng suýt soát gần $40.000/năm.

Theo đài truyền hình PBS gần đây, hiện nay có khoảng 37 ngàn người hành nghề lobby ở Thủ đô Washington.

Có người cho lobby là một hình thức “hối lộ”. Nhận xét này không đúng mà cũng không sai. Bởi vì nếu đúng là hối lộ, chắc chắn những người Mỹ sống bằng nghề này đã bị tù.

Chúng ta thấy Tổng thống Richard Nixon bị buộc phải từ chức về vụ Watergate. Tổng thống Bill Clinton bị thẩm vấn về vụ Monica Lewinski. Gần đây nhất, Thống đốc tiểu bang Illinois, Rod Blagojevich bị Thượng viện bang truất phế vì mưu tính hối mại chức quyền…

Trong khi đó, Tổng thống George H.W. Bush Senior sau khi rời khỏi Tòa Bạch Ốc, ông được công ty Carlyle Group mời làm cố vấn với đồng lương cao. Tưởng cũng nên nhắc lại, tập đoàn Bin Laden của Saudi Arabia có phần hùn trong công ty này. Lúc đó, chính phủ Saudi Arabia đã chi hơn 170 tỷ USD để mua vũ khí của Mỹ qua trung gian Carlyle Group.

Cũng thế, Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara sau khi rời khỏi chức vụ, hai tháng sau đó ông được bổ nhiệm chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (Work Bank). Vì thế, viên chức cao cấp ở Mỹ không còn giữ chức vụ, chưa phải là hết cơ hội hái ra tiền.

Ở đất nước này, đại đa số viên chức hay những nhà lập pháp đương quyền hầu như không bao giờ họ nhận quyền lợi hay tặng phẩm từ nhóm lobby. Và ai là người cần đến vận động hành lang (lobby) để thông qua luật lệ có lợi cho họ? Thường là những công ty hay tập đoàn đấu thầu các dịch vụ liên quan đến quốc phòng, họ mới bỏ tiền ra trả lương cho những công ty hay văn phòng chuyên về vận động hành lang.

Hiện nay, tổ chức Organizing for America cho biết các công ty bảo hiểm sức khỏe đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la để lobby ở Quốc hội và Thượng viện với hy vọng giết chết dự luật cải tổ y tế do Tổng thống Barack Obama đề nghị.

Trong tổng số 37 ngàn người nói trên, sống bằng nghề này, không biết có người Việt Nam nào không. Ngoài ra, cũng có những hình thức lobby khác nữa, có lẽ rất ít người Việt Nam ở Mỹ quan tâm tới
 
Hé lộ thêm về người từng 'làm mưa làm gió' ở Washington​

Nhờ có nhân vật “hảo tâm” này mà nước Mỹ có một nguồn cung cấp dồi dào và ổn định cho các chiến dịch tranh cử, các cuộc du ngoạn tới Caribbe của những nhà lập pháp và các khoản chi phí cho những tổ chức vận động hành lang.

Đó chính là tỷ phú bang Texas R. Allen Stanford, người bị buộc tội gian lận thuế lên đến 8 tỷ USD hồi năm ngoái.

images1926792_thutrang.jpg

Allen Stanford (trái) và Barack Obama khi còn là Thượng nghị sĩ​


Theo hồ sơ, nhà tài phiệt người Mỹ này cùng với các chi nhánh của công ty mình đã bỏ ra hơn 5 triệu USD để trả các khoản phí cho hoạt động vận động hành lang từ năm 2002.

Vị doanh nhân này và ban lãnh đạo công ty cũng đã đóng góp ít nhất là 2 triệu USD cho các ứng cử viên bao gồm các nhà lập pháp chủ chốt và thêm hàng ngàn đôla hỗ trợ chi phí máy bay và nghỉ ngơi tại các khu nghỉ dưỡng.

Từ các cuộc phỏng vấn với những chuyên gia vận động hành lang thì mục tiêu chính của Stanford trong mấy năm qua là giảm tối đa các khoản thuế phải nộp tại Sở Thuế vụ (IRS).

Cũng theo những người này, trong vài năm vừa qua, Stanford đã chuyển đến St. Croix ở Virgin Islands vận động hành lang để bảo vệ và mở rộng thêm các quy định về thuế nhằm cho phép ông này chỉ phải nộp thuế thu nhập ở mức tối thiểu của liên bang.

Trong khi đó, các đồng minh của ông này tại Quốc hội cũng đã cố gắng để lo liệu việc “tấn công” vào các quy định, tuy nhiên cho đến nay những nỗ lực đó đã không thành công.

Trong số những người nhận được sự “hào phóng” của Stanford có Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Charles Rangel. Rangel là người đã có chủ trương ủng hộ chính sách nới lỏng thuế đối với những cư dân ở Virgin Islands trong một thời gian dài.

Trong năm 2007, Rangel đã đưa ra một dự luật nhằm thi hành một quy chế là giới hạn việc giám sát của người dân với những khoản thuế thu nhập đã nộp. Cũng năm đó, Rangel đã tới Antigua tham dự một hội nghị nhằm phát triển các quỹ tài trợ của Stanford.

Và đến năm 2008, Rangel được trao tặng một phần thưởng hậu hĩnh là 28.300USD. Tuy nhiên, ông Rangel khi được hỏi đã nói rằng: “Tôi đã gặp Stanford vài lần, người này không bao giờ trao đổi về bất kỳ vấn đề pháp lý nào với tôi và cũng chưa từng có đại diện nào của ông ta bàn tới các vấn đề này”.

Vào năm 2002, Stanford đã ký hai tờ séc trị giá 250.000USD gửi cho đảng Dân chủ. Ông này cũng là một nhà tài trợ cỡ bự cho Gregory Meeks, một thành viên của Ủy ban Dịch vụ tài chính nhà đất chuyên giao dịch với các ngân hàng nước ngoài.

Gregory đã nhận được một khoản ước tính khoảng 17.600USD từ một quỹ quyên góp do Stanford đứng đầu được tổ chức tại Virgin Islands vào tháng 7. Theo những thông tin tài chính được tiết lộ, chiến dịch của Meeks sau đó đã hoàn trả cho các nhà tổ chức sự kiện 3.591USD phí thực phẩm và đồ uống.

images1926817_Sir_Allen_Stanford___.jpg

Tỷ phú Allen Stanford​

Từ năm 2003 đến năm 2006, cứ đến tháng Giêng là Meeks cùng vợ lại có một chuyến “công tác” đến Caribbe. Theo hồ sơ liên bang cung cấp, những chuyến đi đều đã được chi trả thông qua hội đồng kinh tế các nước Bắc - Nam Mỹ, một tổ chức mà nhân vật đứng đằng sau không ai khác chính là Stanford.

Chuyến công tác đầu tiên với mục đích là “thâm nhập thực tế”, chuyến đi tiếp theo là để tham dự hội nghị bàn tròn giữa các doanh nghiệp. Trong các chuyến đi này, chi phí khách sạn và những bữa ăn lên đến hơn 2.000USD. Và có ít nhất 1 lần, việc đi lại là do máy bay của Stanford đảm nhận.

Chính ông Meeks từng nói: “Tôi chỉ có thể nói rằng Allen Stanford luôn luôn đối xử với tôi rất công bằng, tử tế và thẳng thắn. Tôi không hiểu chuyện điều tra này là về cái gì, nhưng nếu có ai hỏi tôi về người này, thì tôi xin nói rằng, đây là một người giàu có và tốt bụng luôn luôn giúp đỡ mọi người".

Theo hồ sơ vận động hành lang, tập đoàn tài chính Stanford còn tặng 10.000USD cho đại hội bóng chày vào tháng 7, một sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm quyên góp cho các họat động từ thiện.

Cũng theo hồ sơ này, trong danh sách những người ủng hộ Standford còn có chuyên gia vận động hành lang và gây quỹ của đảng Dân chủ ở bang Texas, Ben Barnes, với chi phí lên tới 1,125 triệu trong suốt hơn 2 năm qua.

Trong quá trình vận động hành lang cho tập đoàn tài chính Stanford, Barnes cho biết ông làm việc vì mục tiêu “phát triển kinh tế cho Caribbe, đặc biệt là Virgin Islands”. Luật thuế mà Stanford vận động hành lang cho phép người dân ở Virgin Islands chỉ phải nộp thuế ở mức 3,5% và được giải thích rằng đây là một biện pháp phát triển kinh tế cho vùng đất này.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Banes đã nói rằng, ông đã hỗ trợ cho Stanford trong việc thiết lập một mối quan hệ với văn phòng chính phủ Washington về rất nhiều vấn đề phát triển kinh tế khác nhau ở Caribbe.

Trong số những vấn đề đó, ông cho biết, Stanford đã không thành công trong việc thay đổi các quy định về thuế thu nhập từ nước ngoài của mình, bao gồm cả mức thuế suất thấp áp dụng cho cư dân đảo Virgin.

Ông Barnes cũng cho biết thêm, ông không hề có mối liên hệ nào đến các hoạt động kinh doanh của Stanford, mặc dù ông và Stanford đã làm bạn với nhau hơn 20 năm rồi.

Stanford đang chống lại án phạt của IRS về số tiền thuế phải hoàn lại lên tới hơn 20 triệu USD và hình phạt cho những vi phạm trong năm 2000 và 2001, theo tài liệu trong hồ sơ thuế tại Tòa án Thuế vụ ở Washington, DC.

IRS cũng đang truy thu tiền thuế từ khoản lợi nhuận 150 triệu USD mà Stanford thu được từ Ngân hàng Quốc tế Stanford trong 2 năm đó. Larry Campagna, luật sư của ông, cho biết rằng, thân chủ của mình chống lại những lời buộc tội kia.

Một trong những người được hưởng sự ưu đãi nhiều nhất từ Stanford là Thượng nghị sĩ Bill Nelson với số tiền 43.000USD và nghị sĩ Pete Sessions với 39.000USD. Nelson nói rằng, ông sẽ tặng số tiền đó cho quỹ từ thiện.

Còn ở cấp bang, người nhận trợ giúp lớn nhất từ Stanford là cựu Thống đốc bang California Gray Davis. Stanford đã hỗ trợ cho chiến dịch năm 2002 của ông này 200.000USD và thêm 100.000USD để giúp ông ta tái đắc cử trong lần bỏ phiếu năm tiếp theo.

Cả hai ông Sessions và Davis đã không hề có bất kì phản ứng nào khi được yêu cầu đưa ra ý kiến của mình trước giới truyền thông.

Minh Thu (theo Wall Street Journal)
 
Welcome to the American League of Lobbyists​

Welcome to American League of Lobbyists website. We are the preeminent national organization that represents government relations and public affairs professionals. Our mission is to "enhance the development of professionalism, competence and high ethical standards for advocates in the public policy arena, and to collectively address challenges which affect the First Amendment right to 'petition the government for redress of grievances.'"

As professional lobbyists, we perform a tremendously important service not only to our employers and clients but also to the public at large, in an ethical, legal and Constitutional manner. ALL members adhere to a principled Code of Ethics that focuses on promoting the highest level of ethical lobbying in the country. Additionally, the League stresses the importance of continued education of the lobbying community by promoting the Lobbying Certificate Program which helps those of all skill levels improve their knowledge of the legislative process and lobbying profession.

Over the next year, the American League of Lobbyist we will be working to educate people on the lobbying process, and why every American should be an advocate at some level. The government is too immense and complex, which makes it difficult for decision-makers to clearly see an issue from all vantage points and to identify the best course of action. Lobbyists serve as educators and information envoys to help legislators and the administration make informed and logical decisions. Lobbyists represent every walk of life in an effort to make sure their voices and issues are heard by decision makers.

The American League of Lobbyists believes that through transparency, continued ethical representation and a strong educational campaign, we will help Americans understand the critical roles that lobbyists play in our society. The right to petition the government is central to ensuring that this country will always be one of the people, by the people and for the people and lobbyists help convey that message.

Membership in the league is open to any full-time, professionally employed lobbyist, at either the state or federal level. Our membership keeps growing and we looking forward to providing more member value and opportunities to our members in 2010.

To join the League, click here. Also, feel free to send us your comments through the "Contact Us" page. Thank you for visiting our web site.


Dave Wenhold, CAE, PLC
President of the American League of Lobbyists
 
Lobby tại Mỹ: Thả con săn sắt, bắt con... cá voi
Đầu năm 2004, Hải quân Mỹ trình lên Quốc hội đề xuất ngân sách chính thức cho năm tài chính tiếp theo. Những giới hạn chi tiêu đã buộc Hải quân Mỹ phải cắt giảm nhiều hạng mục dự kiến, trong đó bao gồm việc mua máy bay phản lực Gulfstream hiện đại vào loại hàng đầu thế giới.

Bởi thế, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khi đó là Đô đốc Vernon E Clark, quyết định đi một con đường khác - xin ngân sách đặc biệt dành cho những nhu cầu cấp thiết. Ông tìm đến những nhà vận động hành lang trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, trong đó có những người làm việc cho công ty hàng không vũ trụ Gulfstream và tập đoàn mẹ của công ty này là General Dynamics.

4 tháng sau đó, tới thời điểm dự luật ngân sách quốc phòng năm 2005 được thông qua, Hải quân Mỹ đã có được chiếc Gulfstream đúng như mong đợi.

1 "ăn" 28

Không chỉ có Hải quân Mỹ được lợi từ thỏa thuận sân sau này. Khoản phân bổ ngân sách được thông qua này đem lại cho Gulfstream hợp đồng cung cấp máy bay trị giá 53 triệu USD. Cũng trong năm 2004, bằng con đường vận động hành lang, tập đoàn mẹ General Dynamics và các công ty con đã giành được 29 hợp đồng từ ngân sách Chính phủ, thu về 169 triệu USD.

Đây thực sự là những vụ làm ăn “một vốn… mấy chục lời” vì số tiền mà tập đoàn này phải chi cho việc vận động hành lang (lobby) trong năm 2004 chỉ là 5,7 triệu USD. Nói cách khác, 1 USD bỏ ra cho việc vận động hành lang lại đem về cho General Dynamics gần 30 USD từ Chính phủ Mỹ.

Một trong những điều bí hiểm nhất của Washington là các công ty thu được chính xác bao nhiêu tiền từ những nỗ lực vận động hành lang trong Quốc hội Mỹ. Kết quả một cuộc điều tra do tạp chí BusinessWeek tiến hành đối với hơn 2.000 khoản phân bổ ngân sách đặc biệt của Chính phủ Mỹ trong năm 2005 khiến nhiều người bất ngờ: Trung bình, các công ty thu về khoảng 28 USD tính trên mỗi USD bỏ ra cho hoạt động vận động hành lang.

Tuy nhiên, cá biệt có những công ty thu về 100 USD, thậm chí còn cao hơn, tính trên mỗi USD bỏ ra. Đây thực sự là một tỷ lệ lớn, vì ước tính, các công ty thuộc chỉ số Standard & Poor 500 của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ thu được có 17,52 USD tính trên 1 USD tiền vốn bỏ ra trong năm 2006. Còn trong hoạt động tiếp thị trực tiếp, cứ 1 USD bỏ ra, công ty chỉ thu về được 5 USD.

Có thể nói, những công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động vận động hành lang. Trong số 50 công ty được hưởng nhiều nhất từ ngân sách đặc biệt trong năm 2005, phần lớn đều là những công ty công nghiệp quốc phòng như Raytheon và Lockheed Martin. Chỉ có một số rất ít những công ty ở các lĩnh vực khác lọt vào top 50 này.

Tính đến nay, Boeing là tập đoàn thu về nhiều nhất từ phân bổ ngân sách đặc biệt, trong năm 2005, tập đoàn này thu được tổng số 456 triệu USD từ 29 khoản phân bổ ngân sách đặc biệt dành cho các hạng mục từ công nghệ tên lửa tới máy bay trực thăng. Trong năm trước đó Boeing chỉ chi 8,5 triệu USD vào việc vận động hành lang.

Điều này có nghĩa là cứ 1 USD chi vào vận động hành lang cho ngân sách đặc biệt, Boeing thu về 54 USD. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là một phần nhỏ trong cả chiếc bánh 28 tỷ USD tổng giá trị hợp đồng mà tập đoàn này ký kết với Chính phủ Mỹ trong năm 2005.

Nhưng thành công nhất trong việc vận động hành lang có lẽ phải kể đến Scientific Research, một công ty công nghiệp quốc phòng nhỏ bé ở Atlanta. Năm 2004, công ty này chi vỏn vẹn 60.000 USD vào vận động hành lang, nhưng đến năm tài chính 2005, đã giành được các hợp đồng với tổng trị giá lên tới 20 triệu USD. Như vậy, với mỗi USD bỏ ra cho vận động hành lang, công ty này thu về 344 USD!

Scientific Research gặt hái được hành công đến vậy là nhờ thuê được đúng công ty để vận động hành lang. Trong năm 2004, công ty này chỉ thuê duy nhất công ty Hurt, Norton & Associates để vận động hành lang cho mình. Đây là công ty nằm dưới sự điều hành của Robert H. Hurt, người trước đây từng có thời gian dài làm việc cho cựu Nghị sỹ đảng Dân chủ Sam Nunn khi ông này còn chức chủ tịch Ủy ban Các lực lượng vũ trang của Thượng viện.

Những vụ bê bối

Nhìn chung, các nhà vận động hành lang đều biện luận rằng, ngân sách đặc biệt là khoản chi tiêu hợp lý vào những dự án cần thiết mà vì một lý do nào đó bị giới cầm quyền không để ý tới. Lập luận này ngày càng được Quốc hội Mỹ chấp nhận rộng hơn. Vào năm 1987, Tổng thống Ronand Reagan phủ quyết dự luật ngân sách đường bộ đặc biệt bao gồm 157 hạng mục với tổng ngân sách phân bổ là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2006, Quốc hội Mỹ đã gật đầu với 13.000 hạng mục ngân sách đặc biệt với tổng trị giá 67 tỷ USD.

Các nhà phê bình thì cho rằng, Quốc hội Mỹ đang chi tiền sai mục đích. Theo quy trình thông thường, các dự án đề nghị phân bổ ngân sách phải được xếp hạng ưu tiên và chỉ được phân bổ trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh. Với những khoản ngân sách đặc biệt cho những nhu cầu được coi là cấp thiết, điều này hiếm khi xảy ra. Các thành viên Quốc hội có quyền tự quyết khá rộng trong việc hướng ngân sách đặc biệt vào những dự án “cưng” của họ. “Những dự án như thế chủ yếu nhằm những mục đích chính trị và địa vị, thay vì những nhu cầu cần thiết,” Keith Ashdown, một chuyên gia về thuế nhận định.

Lịch sử đáng buồn của việc phân bổ ngân sách đặc biệt ở Mỹ là một danh sách dài những hành động lạm dụng: Ngân sách bị sử dụng để mua phiếu cho việc thông qua các đạo luật, ngân sách bị chuyển tới cho các nhà tài trợ chính trị, và ngân sách bị dùng cho việc hối lộ. Hôm 30/6 vừa qua, FBI đã bất ngờ khám xét nhà của Thượng nghị sỹ Stevens trong một cuộc điều tra về hành vi tham nhũng có liên quan đến ngân sách đặc biệt.

Trước tình hình những vụ bê bối có liên quan đến ngân sách gần đây, trong tháng 8, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cải cách nhằm giảm tình trạng lạm dụng ngân sách đặc biệt bằng cách công khai quy trình phân bổ vốn bấy lâu nay nằm trong vòng bí mật. Liệu nỗ lực này có thành công hay không? Câu trả lời sẽ chỉ có được khi năm 2007 kết thúc.

Nghề béo bở

Tại Mỹ, vận động hành lang đã trở thành một ngành triển mạnh. Thống kê cho thấy, vào năm 1998, có tới 1.447 công ty và tổ chức thuê người vận động hành lang để giải quyết các vấn đề về ngân sách. Tới năm 2006, con số này đã tăng lên tới 4.516.

Không chỉ số lượng khách hàng tăng, số công ty chuyên về vận động hành lang cho ngân sách đặc biệt đương nhiên cũng tăng. Từ chỗ chưa có gì, tới nay đã có trên 10 công ty như thế. Trong lĩnh vực kinh doanh đầy lợi nhuận này, các công ty vận động hành lang này không cần phải mất công quảng cáo mà các khách hàng luôn tự tìm đến. “Ai muốn có kết quả tốt thì đều tìm đến tôi. Người nào thông minh thì biết được ai có thể đem đến điều đó cho họ,” một nhà vận động hành lang chuyên về ngân sách cho nhu cầu từng tuyên bố như vậy.

Trở lại với câu chuyện về chiếc Gulfstream mà Đô đốc Clark xin ngân sách ở đầu câu chuyện này. Năm đó, Clark đề xuất một chiếc C37 - phiên bản quân sự của chiếc Gulfstream G550 dân sự mà nhiều giám đốc điều hành trên khắp thế giới vẫn sử dụng để đi lại. Với lập luận rằng, chiếc máy bay này là cần thiết cho hạm đội của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi các sỹ quan phải đi lại trên những tuyến đường rất xa, các nhà vận động hành lang cho Gulf Aerospace và General Dynamics đã thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách đặc biệt này.

Tuy nhiên, điều đáng nói là sau đó, chiếc C37 mới cứng chưa bao giờ tới phục vụ hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Sau khi tiếp nhận chiếc máy bay này, Hải quân Mỹ quyết định để chiếc máy bay này tại căn cứ không quân Andrews ở gần thủ đô Washington và phục vụ cho hai quan chức cao cấp là Bộ trưởng Hải quân và Tham mưu trưởng Hải quân. Còn chiếc máy bay được đưa đến Thái Bình Dương là một chiếc máy bay cũ, cùng chủng loại với những chiếc máy bay khác đã được sử dụng tại đó !
 
Last edited by a moderator:
Top