What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

Các chính trị gia Mỹ đã lobby cho giới tội phạm kinh tế nước ngoài

Cựu GĐ FBI William Sessions trước đây đã từng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ lũng đoạn của mafia Nga tại Mỹ, đồng thời tuyên bố: “Chúng tôi có đủ khả năng chiến thắng giới tội phạm có tổ chức”. Nhưng hiện giờ, chính Sessions lại đang bận rộn để chạy chọt cho một nhân vật đang nằm trong danh sách “Những tội phạm đặc biệt nguy hiểm” của FBI.

Công dân Nga Semen Mogilevich, kẻ theo đánh giá của FBI, đang là một trong những trùm tội phạm thế lực nhất của Nga. Hoạt động nhân danh Mogilevich, Sessions đang cố gắng ký kết được một thỏa thuận ngoài tòa án với Bộ Tư pháp Mỹ.

Vấn đề là Mogilevich đang bị buộc tội gian lận thương mại, đồng thời còn là một nhân vật chủ chốt trong một vụ điều tra khác của Bộ Tư pháp Mỹ về một số thương vụ mờ ám trong lĩnh vực năng lượng giữa Nga và Ukraina.

William Sessions chỉ là một trong nhiều quan chức vận động hành lang (lobby) hàng đầu của Washington đang nhận những khoản tiền hậu hĩnh để bảo vệ quyền lợi cho những khách hàng từng “có tì vết” từ các nước thuộc Liên Xô cũ.

Dịch vụ lobby hạng sang tại Washington từ lâu đã không còn xa lạ với những khách hàng nước ngoài cần tới bất cứ một nhu cầu đặc biệt nào. Như Jack Abramoff - bị kết án vì tội gian lận và hối lộ năm 2006 - từng đại diện cho quyền lợi của các khách hàng từ Pakistan và Nga.

Ngay cả cựu Tổng thống Charles Taylor của Liberia (đang chuẩn bị phải ra tòa với tư cách tội phạm chiến tranh) cũng từng phải nhờ tới dịch vụ của chuyên gia lobby này.

Những năm gần đây đã ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng số lượng các cựu quan chức quốc gia và nhà tài phiệt từ Nga đang tìm kiếm những “bạn bè mới” tại Washington.

Nhiều nhân vật trong số này đang dần nắm giữ những vai trò quan trọng trong thị trường kinh tế thế giới, do đang nắm trong tay quyền kiểm soát nhiều nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên phong phú tại khu vực lục địa Á - Âu. Đó là lý do khiến những nhà tài phiệt này đã không tiếc tiền của để thuê mướn những chuyên gia lobby có ảnh hưởng hàng đầu ở Washington nhằm bảo vệ cho quyền lợi kinh doanh của mình tại Mỹ.

Có thể dễ dàng đưa ra vài minh chứng cho xu hướng này. Chẳng hạn như với khoản thù lao hậu hĩnh 560 ngàn USD, Bob Doyle (cựu thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện và là ứng cử viên tranh cử tổng thống của phe Cộng hòa hồi năm 1996) đã giúp đỡ một nhà tỉ phú người Nga nhận được hộ chiếu vào kinh doanh tại Mỹ. Nhân vật này đã bị các đối thủ cạnh tranh buộc tội có dính dáng tới các âm mưu hối lộ.

Còn Tập đoàn Alpha Group của Nga đã trả cho hãng lobby có ảnh hưởng tại Mỹ là Barbour Griffith & Rogers khoản tiền tới 2 triệu USD trong một thương vụ giành quyền kiểm soát một tập đoàn viễn thông khác. Một ông chủ của hãng lobby này chính là Haley Barbour, Thống đốc của bang Mississipi.

Chính vì những tài sản có nguồn gốc mờ ám của những ông chủ giàu có ở Nga, các khoản tiền thù lao được họ trả cho giới lobby cũng được che giấu bằng mọi cách sao cho kín đáo nhất. Như hồi năm 2005, chính trị gia Yuri Boiko từ Ukraina để trả công cho một chuyên gia lobby đã sắp xếp cho ông ta được gặp gỡ với giới lãnh đạo đảng Cộng hòa, đã thanh toán qua tiền chuyển khoản từ công ty ma Annex Holdings, được lập ra chỉ để làm bình phong.

Chính Boiko hiện đang bị Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ và điều tra vì có liên quan đến một khách hàng mafia khác của Sessions. Với những mục đích trên, danh sách các công ty ma kiểu trên có thể lần ra không phải là ít.

Vào năm 2004, một công ty của Anh có tên Foruper Ltd. (không hề có vốn cũng như cả nhân viên) đã chi trả một khoản tiền 820 ngàn USD cho Hãng Barbour Griffith. Điều tra cho thấy, Foruper là con đẻ của một luật sư chuyên trách tổ chức việc đàm phán về cung cấp khí gas thiên nhiên, hiện cũng đang là đối tượng điều tra của người Mỹ.

Theo giải thích của Barbour Griffith, số tiền này là để trả công cho “việc vận động cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tài chính giữa Đông Âu và phương Tây”. Trong giai đoạn 2002-2003, Barbour Griffith cũng nhận được tổng cộng tới 320 ngàn USD từ một tổ chức có tên “Friends of Ukraine” nhờ những dịch vụ tương tự như trên.

Theo luật pháp Mỹ, những công dân nước này khi đảm bảo các dịch vụ cho khách hàng nước ngoài trong lĩnh vực lobby hay quan hệ cộng đồng (PR) cần phải đăng ký và có báo cáo chi tiết cho các cơ quan liên bang có thẩm quyền. Tuy nhiên, nội dung những báo cáo này thường chỉ mang tính mập mờ và chiếu lệ.

Chẳng hạn như Bob Doyle khi báo lên thượng viện về việc hợp tác của mình với nhà tỉ phú Nga Oleg Deripaska, chỉ nói rằng, dịch vụ này “có liên quan tới chính sách về hộ chiếu và hoàn tất các thủ tục của Bộ Ngoại giao Mỹ”. Deripaska (được mệnh danh là ông vua nhôm tại Nga) từ lâu đã bị dính dáng tới nhiều vụ kiện tại tòa án.

Các đối thủ cạnh tranh đã nộp đơn kiện lên nhiều tòa án tại Mỹ và Anh, buộc tội trùm tài phiệt này dính líu tới nhiều âm mưu hối lộ, dọa dẫm, thậm chí còn tổ chức đánh dằn mặt nhiều người khác. Chính vì những lý do này mà Bộ Ngoại giao Mỹ từ nhiều năm qua đã từ chối cung cấp hộ chiếu cho Deripaska vào Mỹ.

Năm 2003, Deripaska đã trả một khoản tiền hào phóng 300 ngàn USD cho Hãng luật Alston & Bird của Bob Doyle. Kể từ thời điểm đó, ông Doyle đã rất tích cực thuyết phục Chính phủ Mỹ rằng, khách hàng của ông ta không phải là một tội phạm và công việc làm ăn cũng hoàn toàn trong sạch. Kết quả là đến năm 2005, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thay đổi quan điểm với Deripaska và đồng ý cấp thị thực nhập cảnh cho ông ta.

Sau sự kiện này, Bob Doyle và công ty của ông ta nhận được thêm một khoản tiền thưởng 260 ngàn USD nữa
 
Last edited:
Bàn tay vô hình trên chính trường

Nếu như trong kinh tế có thuyết “Bàn tay vô hình" của Adam Smith, thì trong chính trường, vị Tổng thống thứ 4 của Mỹ năm 1809 James Madison, một trong những người thành lập quốc gia giàu có nhất thế giới này, là người phổ biến một thuyết “bàn tay vô hình" khác mang đậm màu sắc chính trị. Đó là nghề Lobby, hay còn gọi là Vận động hành lang

Nói đến lobby tất yếu phải nói đến nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà trong lĩnh vực chính trị, ngay cả những nước thân thiện với Mỹ và có văn hóa gần gũi với Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Australia cũng phải cần chuyên gia lobby để vận động thường xuyên với chính khách Mỹ. Ở châu Á cũng vậy, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có đội lobby hùng hậu ở Mỹ. Thậm chí từng có bài báo được đăng tải trên BBC đã kết luận rằng: "Làm ăn với Mỹ phải biết lobby, vì đó là cái thế chính trị mà người Mỹ thường vận dụng tối đa để tranh thủ quyền lợi kinh tế thương mại khi giao dịch với nhau và với người nước ngoài"

Chính trường như thương trường

Trong suy nghĩ của nhiều người, lobby là chuyện đi đêm, hối lộ, phi pháp…, nhưng một số người khác thì cho rằng lobby là nghệ thuật trong kinh doanh hoặc vĩ mô hơn, đó là sách lược quốc gia. Nói đơn giản hơn, lobby là một hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định

Ở Mỹ, lobby không chỉ là nghề hợp pháp mà thậm chí còn được ghi trong Hiến pháp. Vì vậy, ở Washington, người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh vào giờ ăn trưa và ăn tối, những nhóm người đạo mạo trong bộ vest xám, tay xách cặp, đổ về những địa điểm nổi tiếng ở quanh tòa nhà Quốc hội. Ở những nơi này, người ta có cả những phòng riêng thường ngày dành cho những cuộc họp "gây quỹ". Những người ngoài cuộc khó có thể biết điều gì đang diễn ra sau những vuông cửa kính mờ

Tổng thống thứ tư của Mỹ James Madison là người phổ biến thuyết "bàn tay vô hình" trong chính trường, tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam Smith. Theo ông, chính trường cũng như thương trường. Nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, vì nhà nước có đủ thông tin để biết và cung cấp được những cái dân cần. Từ đó, vai trò của những người vận động hành lang được xem là cần thiết như vai trò của người làm dịch vụ thông tin, tiếp thị, môi giới... trong thương trường. Người lobby ở Mỹ có thể đại diện cho bất cứ cá nhân, tập thể chính trị, xã hội, kinh tế nào, kể cả những cá nhân, tập thể chính phủ nước ngoài, chỉ cần họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ

Hiện có hơn 22.000 nhóm lợi ích và khoảng 50.000 người đăng ký chính thức hành nghề lobby tại Mỹ. Phần lớn những người lobby là các quan chức, luật sư, chuyên viên từng làm việc ở Quốc hội, trong đó có nhiều cựu Bộ trưởng, tướng lĩnh, dân biểu, thượng nghị sĩ… Vì vậy mà ông Paul Miller, Chủ tịch Liên đoàn các nhà vận động hành lang Mỹ, mới tự hào khoe: "Không có chúng tôi, tôi không biết có điều luật nào được thông qua ở Mỹ hay không"

Sự lợi hại của đồng tiền lobby

Thực vậy, một ví dụ điển hình của lobby chính trị từ nước khác vào Mỹ là năm 1994, khi Tổng thống Clinton trao Quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho Trung Quốc, đồng thời tuyên bố từ nay không gắn vấn đề nhân quyền với việc xét MFN cho Trung Quốc hàng năm

Số là đầu thập niên 1990, thời điểm Trung Quốc bắt đầu nổi lên tại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ tỏ ra lo ngại trước "mối đe doạ từ Trung Quốc". Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ thường xuyên dùng chiêu "nhân quyền" để gây sức ép về thương mại, cụ thể là đe doạ miễn áp dụng quy chế MFN. Thời hạn áp dụng MFN chỉ trong vòng 1 năm, nên cứ sau 12 tháng, Quốc hội Mỹ lại sẽ bỏ phiếu để quyết định xem có tiếp tục trao MFN cho các nước hay không. Nếu Quốc hội bỏ phiếu chống, điều này không những gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi muốn vào thị trường Mỹ, mà đặc biệt cản trở các tập đoàn lớn của Mỹ khi muốn làm ăn tại Trung Quốc. Vì vậy, mục tiêu lobby của Trung Quốc tại thời điểm này là "làm sao gây ảnh hưởng để Trung Quốc được hưởng MFN tại cuộc bỏ phiếu hàng năm ở Quốc hội" và trước tiên "tập trung nhằm thuyết phục Quốc hội và chính quyền Mỹ tách vấn đề nhân quyền khỏi việc áp dụng MFN"

Chẳng phải ngẫu nhiên khi cùng lúc các lãnh đạo Boeing công khai lên tiếng yêu cầu chính quyền Mỹ tiếp tục dành cho Trung Quốc quy chế MFN (Tờ Wall Street Journal trước đó đã đưa tin hãng Boeing đang sắp hoàn tất hợp đồng bán máy bay chở khách trị giá khoảng 5 tỉ USD cho Trung Quốc), còn Chủ tịch Hạ viện Tom Foley công khai "đối đầu" với các thành viên đảng Dân chủ tại Nhà Trắng khi tuyên bố rằng Tổng thống "không nên gắn vấn đề nhân quyền với thương mại". Thực chất, Hạ nghị sĩ Foley đại diện cho vùng Spokane, bang Washington - quê hương của hãng Boeing. Với sự vận động hành lang tích cực ở Mỹ như vậy, Trung Quốc đã giành được quy chế MFN năm 1994 với lời đảm bảo của Tổng thống Clinton "sẽ không gắn vấn đề nhân quyền với việc xét quy chế MFN cho Trung Quốc hàng năm"

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Ngày 20/4/2010, dàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng BP (Anh) bỗng phát nổ ở Mỹ, làm 11 công nhân tử nạn và 3 người bị thương nặng, đồng thời gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng hơn hẳn vụ tràn 11 triệu gallon dầu từ tàu Exxon Valdez năm 1989. Chỉ tính riêng chi phí khắc phục sự cố, BP đã tốn đến 930 triệu USD

Một trong những bằng chứng cho thấy sự "dễ dãi" của Mỹ khi tập báo cáo phản ứng khẩn cấp dày cộp 583 trang mà BP soạn theo yêu cầu Luật liên bang Hoa Kỳ gần như không bàn đến cách làm thế nào chặn đứng một vụ tràn dầu ở độ sâu. Mỉa mai thay, báo cáo xử lý tình huống khẩn cấp của BP lại có không ít phần đề cập đến sự cần thiết bảo vệ hải sư, rái cá biển trong khi những động vật này không hề có mặt ở vùng vịnh Mexico. Tất cả cho thấy báo cáo của BP dường như chỉ được thực hiện chiếu lệ, theo yêu cầu Luật liên bang Hoa Kỳ, chứ không là bản kế hoạch tác chiến thật sự nhằm xử lý hậu quả một khi xảy ra sự cố...

Theo Newsweek, BP đã sử dụng chiêu vận động hành lang để Mỹ bớt săm soi hoạt động kinh doanh của họ. Với tài ngoại giao và quen biết rộng của Tổng giám đốc điều hành BP Tony Hayward, hãng dầu lớn thứ tư thế giới này đang cố làm sao 15,9 triệu USD mà họ chi cho các chiến dịch lobby đạt hiệu quả. Một trong những nỗ lực của Hayward là làm dịu bớt sự nghiêm khắc của những điều luật mới liên quan phòng chống ô nhiễm dầu ban hành năm 2009. Theo CBS News, kết quả "nhẹ nhàng" này còn nhờ vào khoản chi lobby từ 2 năm trước khi xảy ra vụ Deepwater Horizon. BP đã thuê 12 công ty lobby và chi ra 32 triệu USD để gây ảnh hưởng tốt cho kinh doanh của họ tại Quốc hội, Nhà Trắng và ít nhất 14 cơ quan liên bang

Từ một vài câu chuyện điển hình trên, có thể thấy rằng các mối quan hệ, những vụ mua bán lớn ở Mỹ, kể cả vấn đề dính líu đến chính trị đều không thể thiếu hoạt động lobby - "bàn tay vô hình" thực sự trên chính trường

Minh Minh
 
Last edited:
Google chi đậm cho hoạt động vận động hành lang

Chỉ tính trong quý 3 năm 2010, Google đã mạnh dạn mở hầu bao để chi 1,2 triệu USD cho công tác vận động hành lang. Con số thể hiện mức tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái

Không hổ danh là đại gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Google luôn bạo dạn chi tiền so với các đối thủ khác

Cụ thể, những cố gắng vận động hành lang và gây dựng niềm tin nơi chính phủ của gã khổng lồ Google vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cụ thể, trong quý 3 năm 2010, Google đã chi 1,2 triệu USD cho việc “lobby” so với con số 1,08 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Cứ đà này, dự tính Google sẽ chi khoảng 5 triệu USD trong năm nay khi mà Facebook mới chỉ nhân đôi chi phí của mình từ 60 nghìn thành 120 nghìn USD trong quý 3 này

Không chỉ vậy, chỉ trong 3 quý đầu năm 2010, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm cũng đang gần “bắt kịp” con số ngân sách của cả năm 2009 (3,92 triệu USD so với 4,03 triệu USD năm 2009). Bởi vậy, theo dự tính của các chuyên gia, Google sẽ chi khoảng 5 triệu USD cho các công tác vận động hành lang

Tuy nhiên, nếu xét riêng trong năm 2010, khoản ngân sách này đang có dấu hiệu giảm dần. Trong quý 1 năm 2010, Google chi 1,38 triệu USD và con số tương ứng của quý II là 1,34 triệu USD. Mặc dù vậy, theo như bản thông báo từ Consumer Watchdog (một tổ chức về tiêu dùng), số tiền này của Google vẫn vượt trội hơn rất nhiều so với các tên tuổi khác như Apple (340.000 USD) và Facebook. “Kẻ” duy nhất vượt mặt Google không ai khác chính là Microsoft với việc bỏ ra khoảng 1,63 triệu USD trong quý 3

Chiến lược “lobby” chủ yếu của Google trong quý 3 vừa qua bao gồm: các hoạt động liên quan đến nhập cư, quy định quảng cáo trực tuyến như vi phạm bản quyền, vấn đề về cạnh tranh, cải cách quyền sáng chế, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, điện toán đám mây, các loại năng lượng có thể làm mới, lưới điều khiển thông minh…

Một lĩnh vực khác mà Google tập trung nguồn lực chính là “Sự cởi mở và cạnh tranh trong thị trường dịch vụ trực tuyến”, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vụ thôn tín trị giá 700 triệu USD của công ty phần mềm du lịch ITA. Có nguồn tin cho rằng, vụ việc này đang được điều tra bởi các nhà chức trách có thẩm quyền tại Mỹ

Bên cạnh Google, một cái tên nổi tiếng khác là Facebook cũng tăng gấp đôi khoản tiền dành cho các công việc vận động hành lang (từ 60.000 USD trong quý 2 lên 120.000 USD trong quý 3). Tuy nhiên, số tiền này vẫn ít hơn cùng kỳ năm ngoái (khoảng 121.000 USD)

Khác với Google, Facebook tập trung vào những quy định toàn cầu về các công ty phần mềm và giới hạn trong việc truy cập internet bởi các chính phủ nước ngoài, vấn đề về an toàn trên mạng, bản quyền…
 
Last edited:
Doanh nghiệp Việt chỉ biết… hầu kiện

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, phàn nàn, các doanh nghiệp, hiệp hội hội nhập quốc tế quá… “ngoan”, rất ít sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước

Nguyên nhân, theo ông Huỳnh là do thiếu đủ thứ: tính liên kết vì lợi ích chung, tiền, kinh nghiệm, thông tin, trợ giúp pháp lý… Bởi vậy, thay vì chủ động khiến kiện khi bị xâm hại lợi ích, doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết… hầu kiện từ các đối tác nước ngoài.

50% lơ mơ về quyền khởi kiện

Tại hội thảo “dạy” gần 100 doanh nghiệp chuyên sản xuất trong nước của Hà Nội cách khởi kiện, ông Huỳnh giải thích các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ duy nhất doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa mà không trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Quyền quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu

Tuy nhiên, một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho thấy, 66% doanh nghiệp không hiểu hoặc hiểu sơ sài nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO. Tỷ lệ hiểu về cam kết gia nhập WTO liên quan tới ngành mình có khả quan hơn song 81,48% không biết gì về diễn biến đàm phán của Việt Nam đang tiếp tục thực hiện trong khuôn khổ WTO…

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, ông Cao Sĩ Kiêm thừa nhận trong 17.000 thành viên, khoảng 50% có hiểu “lơ mơ” về quyền khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ. Hơn 10% thành viên đã phản ánh hàng hóa nước ngoài bán phá giá vào Việt Nam song thông tin chưa rõ ràng, mang nặng đánh giá theo cảm tính bên ngoài, chưa tham vấn luật sư... Do đó Hiệp hội mới “hỗ trợ” bằng động tác chuyển kiến nghị của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng

Cơ quan quản lý phải hỗ trợ doanh nghiệp

Rút kinh nghiệm từ vụ kiện duy nhất (một số nhà sản xuất kính Việt Nam đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối kính nổi nhập khẩu) thất bại khá sớm, ông Huỳnh đề nghị Chính phủ cần quy định cơ chế các cơ quan quản lý phải cung cấp những loại thông tin nào để hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội thu thập chứng cứ khởi kiện. Chuẩn bị tiến tới thành lập những hội chuyên về nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi hội viên chặt chẽ hơn và tránh mâu thuẫn quyền lợi giữa nhiều thành viên trong một hội. Đồng thời đưa một số luật sư ra nước ngoài đào tạo về lĩnh vực tự vệ thương mại. Quan trọng nhất, các doanh nghiệp cùng lợi ích và hiệp hội cần chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý để chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi kiện

Ngày 30/7, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và dự án hỗ trợ thương mại đa biên sẽ tổ chức hội thảo tương tự tại TP HCM. Phó cục trưởng Đỗ Bá Phú mong muốn vào đầu hoặc cuối hằng năm sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp, hiệp hội nhằm tổng kết kinh nghiệm, bàn bạc những biện pháp khởi kiện hữu hiệu nhất đối với những ngành hàng nằm trong “tầm ngắm”. Trước mắt, Cục quản lý cạnh tranh sẽ phối hợp với Công ty CP cao su Sao Vàng thu thập thông tin một số nhà nhập khẩu đặt mua lốp ô tô Thái Lan, Trung Quốc chất lượng kém, khai man thuế nên giá bán tại Việt Nam rất rẻ.

Vận động hành lang để kiện

Doanh nghiệp sản xuất nội địa phải hiểu được cơ chế các vụ kiện phòng vệ thương mại, phối hợp với nhau trong một hiệp hội trước khi đệ đơn kiện nhằm thu thập đủ chứng cứ, thỏa mãn tư cách khởi kiện. Thuê luật sư thương mại chuyên nghiệp tư vấn pháp lý trong suốt quá trình khởi kiện. Chuẩn bị chiến lược vận động “hành lang” phù hợp nhằm chống lại áp lực lớn từ các nhà sản xuất nước ngoài. (Tư vấn của chuyên gia Liên minh châu Âu và Hãng luật Baker&McKenzia)
 
Last edited by a moderator:
Những người giàu sắp rời Thụy Sĩ

- Có nhiều nguy cơ xảy ra làn sóng người giàu rời Thụy Sĩ và nước này sẽ trở thành điểm đến đầu tư kém phần hấp dẫn.

Theo giới quan sát, lời cảnh báo trên là có căn cứ nếu Chính phủ Thụy Sỹ thực thi kế hoạch đánh thuế tối thiểu vào thu nhập và tài sản, khiến những người giàu sẽ chuyển đến sống ở những nơi "rẻ hơn" và các công ty hàng đầu "lảng tránh" đầu tư vào đây

Ngày 28/11, Thụy Sỹ sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về kế hoạch mà Đảng Dân chủ Xã hội (SP) đề xuất về việc đánh thuế tối thiểu 22% đối với các khoản thu nhập trên 250.000 franc (254.000 USD) và 5% đối với những tài sản có trị giá trên 2 triệu franc. Một nhóm vận động hành lang chống lại kế hoạch này cho rằng đây là kế hoạch sẽ gây thiệt hại cho Thụy Sỹ. Theo họ, nếu bị đánh thuế vào sự giàu có của mình, ông ta sẽ ít đầu tư vào công ty hơn, tác động đến việc làm và chi phối đến quyết định của ông ta trong việc có đặt trụ sở công ty ở Thụy Sỹ nữa hay không

Lo lắng khả năng các cử tri sẽ ủng hộ kế hoạch trên trong các cuộc trưng cầu dân ý, các doanh nghiệp hàng đầu đã cảnh báo họ có thể rời Thụy Sỹ. Tỷ phú Alfred Schindler, Chủ tịch công ty thang máy mang tên ông, nói ông không muốn rời bỏ đất nước Thụy Sỹ. Tuy nhiên, mức thuế mà ông phải đóng có thể lên tới trên 70% là một sự tước đoạt khó chấp nhận. Các triệu phú khác như người sáng lập tập đoàn giao dịch hàng hóa Glencore, Marc Rich và nhà vô địch tennis Roger Federer, cũng đang quan tâm theo dõi diễn biến trưng cầu dân ý

Thụy Sỹ là nơi tập trung đông nhất các triệu phú ở châu Âu. Đất nước này từng thu hút nhiều triệu phú, trong đó có ngôi sao nhạc pop Tina Turner và vận động viên đua xe Công thức 1 Michael Schumacher, với các mức thuế đặc biệt ưu đãi. Các bang của nước này đã đưa ra các mức thuế thấp đối với các cá nhân và doanh nghiệp, nhằm thu hút các công ty nước ngoài. Đảng Dân chủ Xã hội nói kế hoạch trên sẽ chỉ tác động đến 1% người đóng thuế Thụy Sỹ

Nghị sỹ SP Margret Kiener Nellen cho rằng cử tri Thụy Sỹ sẽ thể hiện sự phẫn nộ về mức lương trong các doanh nghiệp và tiền thưởng ở các ngân hàng lớn trong cuộc trưng cầu dân ý. Bà không cho rằng Schindler sẽ rời khỏi Thụy Sỹ, vì nếu muốn chuyển tới Monaco, thì ông đã có thể làm như vậy cách đây nhiều năm
 
Last edited:
Ông Thaksin thuê công ty lobby

- Thủ tướng bị phế truất của Thái Lan Thaksin Shinawatra vừa thuê công ty luật "hạng sang" của Mỹ Baker Botts để giúp ông vận động hành lang (lobby)

Các chính trị gia đối lập với ông Thakisn tỏ ra e ngại với thông tin trên và nghi ngờ ông chưa từ bỏ chính trị như đã hứa. Nhân vật cao cấp thuộc đảng Dân chủ Kobsak Sabhavasu cho rằng ông Thaksin muốn tìm sự hậu thuẫn của Mỹ để quay trở lại Thái Lan

Được biết một trong những nhân vật chủ chốt của công ty Baker Botts là ông James Baker, (cựu) Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Bush "cha". Tuy nhiên đại sứ Mỹ tại Thái Lan Ralph Boyce nói tất cả mọi người đều có quyền thuê công ty lobby và hành động của ông Thaksin không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Bangkok và Washington

Những ngày này, ông Thaksin đang đi nghỉ mát trên đảo Bali của Indonesia
 
Last edited:
Doanh nghiệp nên tận dụng 'quyền lực mềm'

- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên cho rằng, cần có cái nhìn mới xung quanh việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt muốn vươn ra thế giới cần tận dụng các quyền lực mềm

Có nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm, doanh nghiệp cần biết tận dụng các lợi thế để lấn sang sân chơi toàn cầu. Ông có ý kiến gì ?

Theo tôi, trong bối cảnh này Việt Nam nên coi phát triển kinh tế làm trung tâm của mọi trung tâm. Tôi từng có cuộc trao đổi với GS Joseph Nye, cha đẻ của học thuyết Quyền lực mềm nổi tiếng thế giới và ông tán thành quan điểm Việt Nam phải nắm bằng được cờ nhân văn để tụ lực thế giới

Việt Nam với thế mạnh về nông nghiệp hoàn toàn có thể tuyên bố lo được một phần đáng kể an ninh lương thực cho thế giới. Nhưng ở đây đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện cho vấn đề nông nghiệp, phải nâng giá trị nông nghiệp toàn chuỗi. Làm được việc này, thế giới phải cần Việt Nam. Đó là điểm thứ nhất

Điểm nữa, Việt Nam hoàn toàn có thể đi tiên phong trong khắc phục biến đổi khí hậu bằng mô hình phát triển bền vững. Hai chương trình này cực kỳ nhân văn trong bối cảnh hiện nay. Nếu Việt Nam làm được như vậy, đó chính là quyền lực mềm. Khi mới nêu vấn đề này ra, nhiều người cho là tôi ở trên mây. Nhưng ngay Joseph Nye cũng cho rằng, đây chính là quyền lực mềm của Việt Nam

Phát triển các thương hiệu hàng đầu của quốc gia để tạo đà cho doanh nghiệp vươn ra quốc tế có được coi là một dạng của quyền lực mềm?
Tôi tán đồng quan điểm này. Ở đây phải nhận thức rõ, doanh nghiệp có vị thế toàn cầu thì doanh nghiệp phải là trung tâm của cái gì đó hay là một mắt xích quan trọng trong chuỗi nào đó

Doanh nghiệp Việt Nam chưa vươn ra toàn cầu có phải vì thiếu khát vọng, thiếu liên kết ?

Tôi nghĩ, khát vọng của mỗi cá nhân và các doanh nghiệp đều có. Nhưng ở mức độ cao, xa hơn, vì sứ mệnh lớn tầm quốc gia để từ đó đi khai phá, chinh phục ở nước khác, đem lại giá trị cho Việt Nam thì tôi chưa thấy. Đa phần khát vọng thuần về cá nhân. Doanh nghiệp còn phải được trang bị lý tưởng và cần lực thúc đẩy nó lao về phía trước

Từ năm 2003 đến 2008, tôi đắm chìm trong các chương trình vận động và bỏ bê Trung Nguyên. Sau đó tôi ngộ ra một chuyện: Tôi rồi cũng sẽ chết và phải làm điều gì đó có ích cho xã hội. Từ đó tôi nhìn cà phê như một thứ quyền lực

Trong quá trình đi vận động làm thương hiệu chung cho cà phê Việt Nam, tôi cũng gặp nhiều thách thức, nhiều người nghĩ tôi làm vì lợi ích cho Trung Nguyên. Các doanh nghiệp trong ngành cũng chống. Trong những cuộc khác tôi cũng đơn độc. Rất là buồn

Nhiều người khẳng định để doanh nghiệp phát triển và xây dựng được thương hiệu, không thể không vận động hành lang (lobby) ?

Lobby ở các nước khác thì được coi là hoạt động bình thường. Chính phủ không thể ba đầu sáu tay ngó thấu tất cả để ra chính sách. Đó là thực tiễn cuộc sống. Có những nhóm chỉ đi lobby cho lợi ích riêng của mình và mặc kệ những người khác. Cái đó thì nên chống và nên có hàng rào để chống. Còn những nhóm lobby cho đại cục, cho những chính sách tốt liên quan đến quốc kế dân sinh thì phải tiếp nhận. Chính phủ và xã hội cần tạo cơ hội cho các nhóm đó phát triển. Nhưng hiện nay, đích cuối cùng vẫn chủ yếu là lợi ích nhóm nhiều hơn. Cái đó đáng phê bình, lên án
 
Last edited:
Mời nghị sỹ chỉ trích cá tra đến Việt Nam ‘mục sở thị’

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiệp hội này vừa gửi thư mời ông Struan Stevenson, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu, đến ĐBSCL để chứng kiến quá trình nuôi, thu hoạch và chế biến, xuất khẩu loài cá này

Theo VASEP, ông Struan Stevenson đã đưa ra những chỉ trích mang tính kích động về tính an toàn của cá tra, như các điều kiện làm việc tại trại nuôi và nhà máy chế biến cá tra ở Việt Nam trong bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu tuần qua

Những lời phát biểu này được báo chí Châu Âu trích lại, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cá tra Việt Nam

Thư mời nêu rõ: VASEP tin rằng, khi tận mắt chứng kiến các sản phẩm được nuôi, thu hoạch và chế biến thì ông Struan Stevenson có thể chỉnh sửa phát biểu.

VASEP khẳng định, các trại nuôi và nhà máy chế biến cá tra đều đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thế giới và vẫn đang tiếp tục xem xét quy trình, cũng như các thủ tục, nhằm đảm bảo ngành công nghiệp cá tra của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn thị trường quốc tế yêu cầu
 
Last edited:
Trung Quốc năng nổ làm thuyết khách vụ Triều Tiên

Đóng vai trò nhất định tại bán đảo đang tranh chấp, phía Trung Quốc mấy hôm nay tỏ ra năng nổ vận động cho tình hình Triều Tiên – Hàn Quốc

Trong diễn biến mới nhất, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ nên phối hợp với Trung Quốc tìm cách giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Đới Bỉnh Quốc cho rằng giải pháp cần ưu tiên hiện nay là tìm cách làm dịu tình hình và từ bỏ mọi động thái có thể làm căng thẳng thêm tình hình

Trước đó một ngày, phía Trung Quốc cũng đã lên tiếng đề nghị các trưởng đoàn đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhóm họp khẩn tại Bắc Kinh trong ít ngày nữa, vào đầu tháng 12 tới

Tuy nhiên sau đó Triều Tiên đã bác bỏ khả năng này

Trong khi đó, phía Hàn Quốc lại đang tỏ ra căng thẳng. Ngày 29/11, Tổng thống Lee Myung-bak trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia đã tuyên bố Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu tiếp tục các hành động khiêu khích

Ông Lee cũng cam kết tiến hành cải cách quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh của quân đội

Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành cuộc diễn tập quân sự và sẽ chỉ kết thúc vào ngày 1/12 tới

Cuộc tập trận đã bắt đầu từ hôm qua với sự tham gia của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Mỹ USS George Washington cùng các tàu chiến USS Cowpens, USS Shiloh, USS Stethem và USS Fitzgerald

Phía Hàn Quốc cũng đưa hai tàu khu trục, một tàu tuần tiễu hải quân, máy bay chiến đấu chống tàu ngầm tham gia tập trận

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định cuộc tập trận chung này mang tính chất phòng thủ nhằm ngăn chặn những động thái khiêu khích tiếp theo của Triều Tiên

Phía Triều Tiên khẳng định cuộc tập trận Mỹ-Hàn là "hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng"

Bình Nhưỡng khẳng định sẽ tiến hành các cuộc tấn công quân sự nếu Mỹ và Hàn Quốc vi phạm lãnh hải nước này
 
Last edited:
Lobby - chuyện vận động hành lang

Đó không phải là sự lén lút, “đi đêm” nhằm trục lợi. Đó là một nghệ thuật mà ở khía cạnh tích cực, nó mang lại lợi ích rất lớn cho người lobby; mang lại thông tin cho người được lobby và lợi ích chung cho xã hội.
Lobby được định nghĩa là “hình thức vận động nhằm mục đích gây ảnh hưởng lên các quyết định của chính quyền để phục vụ một lợi ích cụ thể nào đó”. Hoạt động này do các cá nhân (tức nhà vận động hành lang), tổ chức (nhóm lobby) tiến hành, nhằm vào quan chức chính phủ, giới lập pháp, thậm chí cả cơ quan tư pháp


Một câu chuyện cười


Có một câu chuyện cười thế này: Tại phiên họp quốc hội ở một xứ kia, đến lượt một nghị sĩ phát biểu. Ông ta bức xúc: “Báo cáo với quốc hội là tôi sắp phải kể một câu chuyện rất khó chịu liên quan tới công ty ABC. Bọn ABC thật đáng ghét. Chuyện là thế này, thưa quốc hội. Hôm qua có một tay tự nhiên đến gõ cửa nhà tôi, xưng là người của hãng ABC. Hắn đề nghị tôi cái gì các vị biết không. Ôi, thật là xúc phạm. Hắn bảo ABC sẽ trả cho tôi 1 triệu đôla để nói từ “ABC” bảy lần trước quốc hội ngày hôm nay. Tất nhiên là tôi đã nổi giận. Tất nhiên là tôi đã tống cổ cái thằng cha đại diện bọn ABC hỗn láo ấy đi ngay lập tức. Nhưng mà, báo cáo quốc hội, thật sự là tôi không thể nào không thể hiện nỗi bức xúc của mình ra đây được. Cái bọn ABC này thật sự là quá lắm. Tôi không thể nào mà không đưa chuyện của chúng nó ra đây để chửi cho chúng nó một trận được. Chỉ mong từ giờ không có thằng cha ABC nào đến làm phiền bất cứ ai trong số chúng ta. Cũng mong là các vị hết sức cảnh giác với cái tên ABC. Đấy, xin báo cáo quốc hội là như thế”. (Hóa ra, ông nghị sĩ ấy đã đề cập đến “ABC” đến hơn bảy lần!)

Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng phản ánh phần nào mối liên hệ giữa các nhà lập pháp (nghị sĩ, đại biểu quốc hội) với các nhóm lợi ích. Và đó là bản chất của hiện tượng lobby - vận động hành lang - một hoạt động hợp pháp trong đời sống chính trị của nhiều nước trên thế giới

Mang lại thông tin cho chính khách

Luật pháp ở các nước phương Tây (Mỹ, châu Âu) từ lâu đã công nhận hoạt động lobby. Người ta cho rằng lobby là một phần hợp lý và cần thiết của dân chủ, nó mang lại nhiều lợi ích: Các cá nhân và tổ chức, thông qua lobby, có thể góp phần hợp lý vào các quyết định chính trị vốn dĩ có thể ảnh hưởng tới họ và trong nhiều trường hợp là tới cả xã hội. Còn chính quyền thì nhờ có lobby mà tiếp cận được với các luồng thông tin và quan điểm từ xã hội

Bên cạnh chính phủ và quốc hội, các nhóm lobby thậm chí còn có thể tác động cả tới nhánh tư pháp. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu đã từng đệ đơn kiện lên tòa án bang và liên bang, đồng thời tiến hành vận động chống các đạo luật phân biệt chủng tộc. Nỗ lực của họ đưa đến kết quả Tòa Tối cao Mỹ tuyên bố những đạo luật đó vi hiến

Tại Mỹ, hầu như vào bất kỳ thời điểm nào cũng có hàng trăm vụ việc ở các tòa án bang và liên bang, với các nhóm lobby theo đuổi vận động, thưa kiện, nhằm mang lại chiến thắng cho họ hoặc cá nhân, tổ chức đã thuê họ làm đại diện. Nhiều vụ lớn được đưa lên mục tin nổi bật trên báo chí, càng giúp cho các nhóm lợi ích liên quan được thêm nhiều người biết đến. Tại Anh, dịch vụ lobby chuyên nghiệp là một ngành kinh doanh tăng trưởng ổn định suốt những năm vừa qua, với sự tham gia của đông đảo công ty tư nhân và nhà tư vấn độc lập. CIPR, một viện nghiên cứu về quan hệ công chúng (PR), ước tính nước Anh có khoảng 48.000 người hành nghề PR, và 30% trong số đó làm nghề lobby hay gọi cách khác là “quan hệ chính phủ”. Vậy nếu tổng giao dịch của thị trường PR nói chung trị giá 6,5 ngàn tỉ bảng thì doanh thu của lobby ở vào khoảng 1,9 ngàn tỉ bảng Anh (năm 2007)

Lợi ích xã hội

Bên cạnh lực lượng công ty PR và nhà tư vấn độc lập coi lobby là dịch vụ kinh doanh, còn có rất nhiều cá nhân/tổ chức làm lobby khác như các hội nghề nghiệp, NGO, công đoàn, hội từ thiện…

Tổ chức Friends of the Earth (Bạn của trái đất) tự giới thiệu rằng họ đã lobby thành công rất nhiều vụ việc, ví dụ như “góp phần bảo vệ Nghị định thư Kyoto, thuyết phục nghị sĩ, thúc đẩy Nghị viện Anh thông qua tám đạo luật trong tám năm”

Một tổ chức khác thì thực hiện chương trình “Tighten the Net” (Siết chặt Internet). Họ tuyên bố đã tác động thành công khiến Bộ Nội vụ Anh phải chi 1,5 triệu bảng cho việc giáo dục thanh thiếu niên Anh về tác hại của Internet

Thực tế ở các nước phương Tây cho thấy trong quá trình hình thành, các chính sách luôn phải chịu rất nhiều áp lực và ảnh hưởng. Việc can thiệp để định hình chính sách gồm rất nhiều hoạt động được tiến hành đồng loạt, đồng thời, từ tiếp xúc trực tiếp với quan chức chính phủ, đại biểu quốc hội đến xúc tiến quan hệ với báo chí. Do đó, bản thân báo chí cũng được coi là một lực lượng lobby. Ở Anh, một đạo luật chống chó dữ, chó dại đã đi vào hiệu lực năm 1991, sau một loạt tin tức trên báo về các vụ trẻ em bị chó tấn công, kèm với đó là các bài xã luận đề nghị cơ quan lập pháp phải có luật ngăn chặn những tai nạn kiểu này

Hoạt động lobby được tiến hành nhằm vào cả giới hành pháp lẫn lập pháp. Viện CIPR đã tiến hành khảo sát các nhà lobby, đại đa số cho rằng “lobby nghị viện quan trọng hơn lobby chính phủ”. Thống kê cũng cho thấy nhiều nghị sĩ rất “đắt sô”, được các nhà lobby tiếp xúc tới 100 lần một tuần, tất nhiên là cũng tùy vấn đề nào quan trọng hay không. 22% số nghị sĩ Anh được giới lobby “thăm hỏi” hơn 50 lần/tuần

Một điều lạ là trái với quan niệm cho rằng các công ty PR dễ tiếp xúc với giới nghị sĩ và nhà làm chính sách hơn cả nhờ có nguồn lực tài chính, các nghị sĩ được hỏi đều nói rằng họ cảm thông hơn và do đó thường bị thuyết phục bởi các tổ chức NGO, các hội thiện nguyện hơn là bởi các công ty lobby chuyên nghiệp

Điều kiện tiên quyết: Công khai, minh bạch

Như đã nói, lobby vốn là một hoạt động hợp pháp và cần thiết trong sinh hoạt nghị trường ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của lobby là: nó phải diễn ra một cách công khai, minh bạch. Nếu không minh bạch thì nó sẽ chỉ là sự “móc ngoặc” để trục lợi giữa chính quyền và các nhóm lợi ích có liên quan

Năm ngoái, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Francis Maude từng tổng kết ngắn gọn về điều kiện đối với các nhà vận động hành lang khi ông yêu cầu họ “thứ nhất, bước ra khỏi bóng tối; thứ hai, công khai khách hàng của mình”, nghĩa là lobby phải diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và công chúng phải được biết cá nhân, tổ chức nào đang tiến hành hoạt động lobby (hoặc đang thuê ai làm lobby)

Các nước công nhận hoạt động lobby đều có luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tinh thần chung của các đạo luật là buộc những cá nhân/tổ chức lobby chuyên nghiệp phải đăng ký hành nghề và có báo cáo định kỳ, thường xuyên. Ngoài ra còn nhiều hạn chế chi tiết khác đối với lobby, chẳng hạn Luật Minh bạch và Giải trình trong lập pháp (năm 2006) của Mỹ quy định: Cấm những người lobby biếu quà cho các nhà lập pháp hay mời họ đi ăn; người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ và đăng nội dung trên công báo

Nhìn rộng ra, sự công khai minh bạch là nền tảng của mọi hệ thống chính trị có chất lượng tiến bộ. Về điểm này, Bộ trưởng Francis Maude, đảng viên đảng Bảo thủ Anh, đã khẳng định: “Rất cần phải công khai, minh bạch hơn nữa để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cao của đời sống chính trị. Nếu ngành lobby không tự điều chỉnh được theo hướng này thì sẽ phải có luật để buộc các nhà lobby phải giải trình nhiều hơn”

Vì sao lại gọi là lobby ?

Trong tiếng Anh, từ “lobby” vốn có nghĩa là “sảnh, hành lang”. Có giả thuyết cho rằng động từ “lobby” với ý nghĩa “vận động hành lang” xuất phát từ việc các thành viên Quốc hội Mỹ hay tụ tập ở hành lang của tòa nhà Quốc hội trước và sau mỗi phiên tranh luận. Theo một giả thuyết khác, cựu Tổng thống Ulysses S. Grant của Mỹ, thời còn đương nhiệm, đã dùng từ “lobby” để ám chỉ việc làm của những người thường xuyên lui tới sảnh khách sạn Williard ở Washington DC để tìm cách tiếp cận Grant - ông hay đến đó để trốn vợ hút xì gà và uống rượu brandy

Các nhà nghiên cứu cho rằng động từ “lobby” mang nghĩa “vận động hành lang” đã xuất hiện trên giấy tờ từ năm 1820: “Những bức thư khác từ Washington khẳng định rằng mỗi khi có vấn đề cần thỏa thuận ở Hạ viện, các thành viên của Thượng viện đã không chỉ “lobby xung quanh Hạ viện” mà còn tìm đủ cách đe dọa các đại biểu yếu thế…”

Đoan Trang
 
Last edited:
Chiến lược vận động hành lang

Để hình dung cách thức tiến hành vận động hành lang, chúng tôi xin giới thiệu chiến lược của một tổ chức Tư vấn vận động hành lang ở Vương quốc Anh

Bước thứ nhất của người vận động: Hình dung rõ mình muốn đạt kết quả gì? Ai là người có khả năng giúp đạt được kết quả này? Điều gì là mối quan tâm lớn nhất của những người này? Cách thức nào là tốt nhất và hợp pháp để tiếp cận những người này? Những sự kiện nào là quan trọng nhất đối với vấn đề cần vận động? Không phải áp lực mà lợi ích mới mang lại hiệu quả vận động, do đó, phải biết chọn đúng người để cung cấp đúng thông tin, đúng thời điểm và đúng cách

Làm thế nào để tiếp cận quan chức Chính phủ: Trong phần lớn trường hợp thì các chính khách thường hạn chế tiếp xúc với cử tri. Do vậy, biện pháp khả dĩ nhất để tiếp cận bộ trưởng là thông qua nghị sỹ. Cách khác là thông qua các tổ chức vận động chuyên nghiệp, các hiệp hội, liên minh (có càng đông thành viên càng tốt) mà người ta vẫn gọi là "Nhóm gây áp lực". Cách thứ ba là thông qua phương tiện thông tin đại chúng mà Chính phủ thường phải đưa ra chính kiến trên các phương tiện này.

Làm thế nào để tiếp cận nghị sỹ: Cách đơn giản nhất là gửi thư yêu cầu cho nghị sỹ. Tuy nhiên, nhiều khả năng các vị dân biểu chỉ là hòm thư giữa bạn và Chính phủ, chỉ làm nhiệm vụ gửi thư của bạn đến vị bộ trưởng có liên quan. Cách thứ hai là tới gặp vị dân biểu của bạn bằng cách điền vào phiếu hẹn tại hành lang trung tâm của Hạ viện (Central Lobby) để hẹn một cuộc gặp. Tuy nhiên, cách này thường không hiệu quả. Bạn cũng có thể tới gặp nghị sỹ tại Văn phòng địa phương. Có nghị sỹ chỉ tiếp một lượng hạn chế cử tri trong ngày vào những giờ nhất định, một số khác lại đòi có lịch hẹn trước thông qua thư ký

Vận động bằng cách nào sẽ mang lại hiệu quả: Hiệu quả tùy thuộc vào quan điểm tiếp xúc cử tri của từng nghị sỹ. Vì vậy trước khi tiếp cận nên tìm hiểu kỹ về mối quan tâm của vị nghị sỹ này và trong cuộc nói chuyện của bạn, đừng quên xoáy vào đó. Không nên nói chuyện với tư cách cá nhân mà phải chứng tỏ cho nghị sỹ thấy bạn thay mặt một nhóm cử tri hoặc hiệp hội để nói lên suy nghĩ của mình. Tìm hiểu quan điểm của vị nghị sỹ này về vấn đề bạn định vận động thông qua trang web cá nhân của nghị sỹ, báo chí, Kỷ yếu nghị viện. Nêu rõ những yêu cầu bạn dự định đề nghị và kế hoạch để đạt được kết quả

Tiếp cận thẳng các bộ trưởng: Nếu bạn nhân danh công dân viết thư thì thư trả lời sẽ do Thư ký Bộ trưởng dự thảo. Còn nếu bạn nhân danh một tổ chức, một hiệp hội có uy tín để viết thư thì có thể Bộ trưởng sẽ phải ký hoặc duyệt thư trả lời trực tiếp. Khi viết thư, bạn nên mở đầu bằng những câu gây thiện cảm như: "Nhân danh những người ủng hộ mãi mãi cho Công Đảng..." (Đảng cầm quyền ở Anh). Bạn nên biết cách sử dụng ảnh hưởng của các tờ báo có uy tín đối với đảng phái của Bộ trưởng hoặc dựa vào cương lĩnh tranh cử của Bộ trưởng để tăng cường sức thuyết phục cho lý lẽ của mình. Bạn nên phân tích lợi thế chính trị và những "nguy cơ chính trị" nếu Bộ trưởng không hành động hoặc hành động khác với điều bạn muốn

Làm thế nào để gây chú ý về lợi ích chính trị: Hãy tiếp cận những người có ảnh hưởng tới quan điểm chính trị của Bộ trưởng như Cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng. Cố vấn chính sách, Nghiên cứu viên của các nhóm đảng phái, Chuyên viên Văn phòng địa phương của đại biểu là Bộ trưởng; các vị cố vấn địa phương tại đơn vị bầu cử của Bộ trưởng
 
Last edited:
Obama vận động hành lang các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa

Hôm qua (20.12), Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực vận động các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa quay lại thảo luận Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí chiến lược mới với Nga, vấn đề mà bấy lâu vẫn gây ác cảm với đảng Cộng hòa khi đảng này cho rằng, hiệp ước có thể ảnh hưởng tới nền an ninh quốc gia

Nhà Trắng và các nghị sĩ đảng Dân chủ đã bày tỏ niềm tin rằng, họ đã bỏ phiếu tán thành cho hiệp ước được Tổng thống Obama và Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev ký kết hồi tháng Tư. Trong nội dung đàm phán về hiệp ước START mới, hai bên cũng đã bàn về việc khởi động lại chương trình thanh tra vũ khí hạt nhân của Mỹ nhằm thiết lập lại mối quan hệ giữa hai quốc gia từng là kình địch thời chiến tranh lạnh

Một số Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã nghiêng về xu hướng ủng hộ hiệp ước như Thượng nghị sĩ bang Massachusetts, Scott Brown đã công bố sẽ hỗ trợ các hiệp ước sau khi ông nhận một cuộc gọi từ Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ngoài ra, Thượng nghị sĩ Johnny Isakson bang Georgia, người cũng có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Clinton, đã gửi tín hiệu mạnh mẽ rằng ông sẽ hỗ trợ phê chuẩn hiệp ước

Với sự giúp đỡ của 8 thành viên đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ đã đánh bại trong vấn đề tăng số lượng thanh tra vũ khí với số phiếu là 64/33. Họ cũng bác bỏ một phương án đề xuất về tăng số lượng tên lửa với 64/33 phiếu. Một nỗ lực nhằm thay đổi các điều ước quốc tế liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến lược cũng không thành công với 62/35 phiếu bầu

Ông Obama, người đã trì hoãn kỳ nghỉ Giáng sinh của mình, cũng đã vận động các thượng nghị sĩ qua điện thoại nhằm đạt được hiệp ước START mới trước khi đảng Cộng hòa tăng số lượng thành viên tại Thượng viện. Phó Tổng thống Joe Biden và bà Clinton cũng đã kêu gọi các nhà lập pháp thúc đẩy việc phê chuẩn

Nhằm giúp cho chính sách của ông Obama được nhanh chóng phê chuẩn, Đô đốc Mike Mullen, tham mưu trưởng liên quân, cũng đã gửi một lá thư cho các nhà lập pháp nhắc lại sự hỗ trợ cho các hiệp ước này. “Hiệp ước này sẽ giúp tăng cường khả năng của quân đội... đó là bảo vệ công dân Mỹ, tôi tin tưởng vào sự thành công của nó. Tôi hy vọng hiệp ước sớm được phê duyệt”, ông Mullen viết

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số thành viên bảo thủ của đảng Cộng hòa vẫn nhấn mạnh, hiệp ước sẽ hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa - cơ sở chính bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh, và họ còn cho rằng, khó có thể xác minh sự tuân thủ của Nga

Tổng thống Obama đã bị mô tả “thất bại nặng nề” trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào ngày 2.11 khi đảng của ông mất quyền kiểm soát Hạ viện và giảm số ghế tại Thượng viện. Tuy nhiên, ông đã đạt được “hai chiến thắng chính trị lớn” với việc Quốc hội thông qua thỏa thuận cắt giảm thuế và bãi bỏ lệnh cấm người đồng tính phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông trước cuối năm nay là phê chuẩn hiệp ước START mới

Với chiến lược vận động hành lang các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, năm thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà bao gồm ông Richard Lugar của bang Indiana, Olympia Snowe và Susan Collins của bang Maine, George Voinovich của Ohio và Brown cho biết sẽ trở lại đàm phán về hiệp ước, trong khi bốn người khác là Robert Bennett của Utah, Judd Gregg của New Hampshire, Tennessee của Bob Corker và Isakson cho biết họ đã nghiêng về phía phê duyệt

Tại Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã cảnh báo sẽ phản đối bất kỳ sự thay đổi nào trong hiệp ước. “Tôi chỉ có thể nhấn mạnh một thực tế là hiệp ước đã được đề ra nghiêm ngặt và chặt chẽ, theo quan điểm của chúng tôi, nó hoàn toàn đáp ứng đầy đủ lợi ích quốc gia của cả Nga và Mỹ”, ông Lavrov phát biểu trên hãng tin Interfax của Nga

Nếu Hiệp ước START mới đạt được thì sau 7 năm thực hiện, số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ, gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng, sẽ giảm xuống còn một nửa so với Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (START-1), từ 1.600 xuống còn 700

Số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30% so với Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Mátxcơva đầu năm 2002, từ 2.200 xuống còn 1.550. Số bệ phóng tên lửa (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800 đơn vị. START mới có hiệu lực 10 năm kể từ ngày Quốc hội 2 nước phê chuẩn và có thể gia hạn mỗi lần 5 năm
 
Last edited:
Zambia tiến hành lobby nhằm nới lỏng lệnh cấm buôn bán ngà voi

Zambia hiện đang sở hữu kho dự trữ ngà voi trị giá gần 1 triệu đô la Mỹ, nhưng lại chưa thể bán ra thị trường do vấp phải lệnh cấm buôn bán ngà voi được "Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật hoang dã" ban hành. Bộ trưởng Du lịch và môi trường Zambia cho biết, nước này đang tiến hành vận động hành lang để lệnh cấm trên được nới lỏng

Theo Bộ trưởng Du lịch và Môi trường Zambia, nước này đã bắt đầu tiến hành vận động hành lang để lôi kéo sự ủng hộ cho đề xuất mới nhằm kêu gọi sự nới lỏng lệnh cấm buôn bán ngà voi trên thị trường, giúp Zambia giải quyết 21 tấn ngà voi đang tồn trong kho

Bộ trưởng Du lịch và Môi trường Zambia Catherine Namugala cho biết, nước này đã lên kế hoạch vào năm 2013 tới sẽ tái đệ trình bản đề xuất trước đó đã bị Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật hoang dã viết tắt là CITEs bác bỏ vào tháng 3 năm nay

“ Zambia muốn tái đệ trình đề xuất này, và chúng tôi muốn bán lượng ngà voi dự trữ vì nhờ đó đất nước sẽ có thêm nguồn thu. Số tiền thu được có thể được sử dụng để chi cho các chương trình bảo vệ loài voi”

Bà Namugala cho biết Zambia có thể thu được khoảng 1 triệu đô la Mỹ từ việc bán 21 tấn ngà voi này, hầu hết là được thu thập từ các con voi bị chết do thảm họa thiên nhiên

Cuộc họp của 175 nước tham gia Công ước CITEs đã bỏ phiếu bác bỏ ý kiến của Zambia và Tanzania rằng, số lượng voi cá thể đang gia tăng, và gây nguy hiểm cho người dân tại các vùng xa xôi

Bà Namugala cho biết, hiện vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về những mối đe dọa mà người dân gặp phải khi sống chung với voi tại Zambia

“ Zambia nên được cho phép loại bỏ khỏi danh sách cấm, vì chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền. Và nhiệm vụ của chúng tôi là phải đảm bảo các nguồn lợi thiên nhiên phục vụ lợi ích của nhân dân. Nếu như lệnh cấm không được nới lỏng, chúng tôi cảm thấy rằng, môi liên hệ giữa việc bảo tồn và sử dụng bền vững đã bị Công ước CITES bỏ qua, vì bạn không thể nào đảm bảo công tác bảo tồn nếu người dân sống cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên này không được hưởng lợi gì từ nó”

Bộ trưởng Du lịch và Môi trường Zambia cho biết, Zambia sẽ tiến hành vận động hành lang đối với những nước như Kenya, vốn là những nước đã phản đối đề xuất của Zambia trong năm nay

“ Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua đối thoại, thông qua các kênh ngoại giao với bạn bè của chúng tôi, ngay cả những nước trước kia đã phản đối đề xuất của chúng tôi, sẽ trở nên hiểu rằng, lợi ích của người dân Zambia đang phụ thuộc vào họ, và chúng tôi sẽ nhất trí rằng, là người châu Phi, chúng tôi sẽ không tham dự hội nghị sắp tới với tinh thần chia rẽ”

Zambia cũng lên kế hoạch đàm phán với các tổ chức phi chính phủ để họ hiểu rằng Zambia cũng rất quan tâm tới việc bảo tồn loài voi

Được biết, Zimbabwe, Namibia, Nam Phi và Botswana là những nước châu Phi đã được cho phép bán ngà voi sau hội nghị của Công ước CITEs hồi năm 2007
 
Last edited:
Facebook xây dựng nhóm vận động hành lang ở Washington
- Đây là một trong những biện pháp nhằm đối phó với áp lực ngày càng gia tăng từ phía Washington trong các vấn đề bảo mật thông tin người sử dụng

Trang mạng xã hội lớn nhất thế giới đang mở rộng văn phòng 6 người ở thủ đô Washington, đồng thời chi nhiều hơn cho các khoản vận động hành lang

Đại diện Facebook cũng tổ chức các buổi họp với các nhà lập pháp, Quốc hội và các chuyên gia bảo mật nhằm tìm hướng giải quyết cho vấn đề hiện tại là đảm bảo quyền riêng tư cho hơn 500 triệu người sử dụng.

Nhà sáng lập Facebook, người vừa tạp chí Times bầu chọn là “Nhân vật của năm 2010” khẳng định: “Bảo mật và đảm bảo quyền kiểm soát thông tin cá nhân của người sử dụng là một trong những yếu tố cơ bản nhất trên mạng internet”

Bảo mật thông tin đang là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người sử dụng khi mạng internet đang phát triển nhanh chóng, việc kết nối thông tin diễn ra mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn. Các công ty lớn như Facebook và Google ngày càng khai thác có hiệu quả hơn những thông tin cá nhân của người sử dụng để kiếm lợi nhuận

Quốc Hội, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Phòng thương mại đang xem xét bổ sung và làm rõ các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng tại các công ty mạng lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng

Nhiều khả năng, một dự thảo luật về vấn đề bảo mật trên mạng internet sẽ được các nhà lập pháp đưa ra vào năm tới, theo lời của Chủ tịch Ủy ban thương mại Thượng viện Mỹ, Jay Rockefeller

Hiện tại, Facebook cho phép người sử dụng trao đổi, chia sẻ thông tin giữa những người có mối quan hệ “bạn bè” với nhau, đồng thời giúp các nhà quảng cáo tìm được khách hành mục tiêu thông qua các mối quan hệ này và sở thích của họ

Công ty cũng cung cấp những công cụ để người dùng hạn chế đối tượng chia sẻ thông tin của mình cho những người thứ 3. Điều này được gọi là “cách người dùng kiểm soát thông tin của mình”. Tuy nhiên, đối với các cơ quan chức năng thì công cụ này là chưa đủ

Nhóm phụ trách về vấn đề này tại Nhà Trắng cho biết, họ ủng hộ những lựa chọn “không theo đuổi” các thông tin và chuyển động trực tuyến của người sử dụng các trang mạng xã hội

Jeffrey Chester, giám đốc điều hành trung tâm kỹ thuật số của Đảng Dân chủ cho rằng: vấn đề bảo mật các thông tin riêng của người sử dụng là một “quả bom nổ chậm” của Facebook, dù cho công ty này có chi bao nhiêu tiền cho các chiến dịch vận động hành lang đi nữa

Giáo sư Sunil Gupta của Harvard nhận định rằng: “Bảo mật có thể chính là gót chân Achilles của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này”

Facebook đang cố gắng vận dụng những giải pháp mà Google, Microsoft và Apple đã từng sử dụng trong việc giải quyết các vấn đề tương tự trước đây

Tuy nhiên, những cản trở này không làm chậm tốc độ tăng trưởng của Facebook. Doanh thu ước tính năm 2010 của trang mạng xã hội này có thể sẽ gấp đôi so với năm trước, lên 1,4 tỷ USD

Bên cạnh đó, Facebook cũng tiết lộ một thông tin thú vị là hầu hết các ứng cửa viên của Hạ viện và Thượng viện đều sử dụng mạng xã hội này để thuyết phục các cử tri trong cuộc bầu cử vừa qua
 
Last edited:
Mục tiêu của Trung Quốc tại Washington
Khôi phục hình ảnh

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ tới thăm Mỹ vào tháng tới. Giới phân tích cho rằng, ông cần xóa bỏ những “tổn thất” trong chính sách ngoại giao. Chuyến công du chính là lúc để kiểm soát những tổn thất ấy

Thời báo Los Angeles giới thiệu bài viết của tác giả Barbara Demick

Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ thay đổi một hình ảnh bị lu mờ vì những sai lầm trong chính sách đối ngoại. Nhà Trắng cho biết, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhận lời mời từ Tổng thống Mỹ Obama và tới Washington ngày 19/1, có một bữa tiệc tối chính thức cùng lịch trình gặp gỡ ở phòng Bầu dục. Trung Quốc đã “giảm âm lượng” trong sự ủng hộ với Triều Tiên, thúc giục Bình Nhưỡng chấp nhận các thanh sát viên hạt nhân và kiềm chế trong phản ứng với Hàn Quốc

Nydailynews"Vào cuối ngày, ông Hồ Cẩm Đào cần một cuộc gặp thượng đỉnh thành công”, Michael Green, một cố vấn châu Á hàng đầu của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, hiện là nhà phân tích tại Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế ở Washington, nói. Ông nhấn mạnh, tuy vậy “đó có thể là một chiến thuật hơn là sự công nhận thẳng thắn rằng, Trung Quốc cần thỏa hiệp”

Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hầu như không có sai lầm, người Trung Quốc lại có những bước đi “lạc chỗ” không ngờ trong ngoại giao. Sự quả quyết của Bắc Kinh - trong cách hành xử trên trường quốc tế - đã làm lu mờ hình ảnh họ xây dựng và vun đắp lâu nay như một người khổng lồ hiền từ với sự thịnh vượng chỉ góp phần thúc đẩy giàu có của những nước láng giềng

Quan hệ mỏng manh

Những mối quan hệ được “chăm sóc” cẩn trọng giữa Trung Quốc với Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Âu dường như gặp rắc rối

"Chúng ta cần phải làm một số công việc khôi phục”, Thẩm Đinh Lợi, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải cho biết. "Trung Quốc cần khiêm nhường và nhã nhặn đánh giá sự giúp đỡ của Mỹ trong quá trình phát triển của mình và không nên sử dụng sức mạnh đang lên gây ra bất hòa”

Trong nhiều vấn đề khúc mắc, có chính sách tiền tệ của Bắc Kinh tạo lợi thế cho ngành xuất khẩu nhưng “không được lòng” các đối tác thương mại; việc Trung Quốc dường như ủng hộ vô điều kiện với Triều Tiên, đặc biệt là sau vụ quân đội Bình Nhưỡng nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc ngày 23/11 làm bốn người thiệt mạng

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, tỉ lệ người Hàn Quốc tán thành Trung Quốc đã giảm từ 66% năm 2002 xuống còn 38%. Ít ngày sau vụ đấu pháo tại đảo Yeonpyeong, 92% người được hỏi nói rằng, họ thất vọng với phản ứng của Trung Quốc

"Hành xử của Trung Quốc đã tạo ra một xu thế bất lợi với chính nước này, dẫn tới việc tạo ra một khối chống Trung Quốc của Mỹ và các đồng minh”, Susan Shirk, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học California, San Diego nhận định. "Nó vụng về và phản tác dụng”

Chính sách cứng rắn

Theo Shirk, sự quả quyết quá mức của Trung Quốc gần đây là kết quả của sự “yếu đi” trong tầng lớp lãnh đạo cao nhất, dẫn tới việc quyết định chính sách thuộc về tay bộ máy an ninh và tuyên truyền kiểu như quân đội

Đây là một ví dụ điển hình: phản ứng thái quá của Bắc Kinh trong vụ va chạm hồi tháng 9 giữa một tàu cá Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật Bản đã dẫn tới việc Nhật “đại tu” chính sách phòng thủ, với chỉ dẫn chủ chốt là thay đổi các tài nguyên tập trung về khu vực biển Hoa Đông. Tại Nhật Bản, 90% người được hỏi trong một cuộc điều tra dư luận hồi tháng 10 cho là quan hệ với Trung Quốc ở mức độ xấu, so với 45% trong năm 2009, theo kết quả thăm dò mà báo Yomiuri Shimbun đưa ra.
Hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông cũng đã đẩy nhiều quốc gia châu Á xích lại gần hơn với Mỹ. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với cả một khu vực biển rộng lớn cũng khiến Malaysia, Indonesia và Singapore lo lắng

Theo Shirk, một chính sách cứng rắn dường như càng gia tăng bởi cuộc đua quyền lực trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012, khi Chủ tịch nước, Thủ tướng và nhiều thành viên Bộ Chính trị sẽ là những người mới

Gần đây, đã xuất hiện những dấu hiệu cân nhắc lại ở Bắc Kinh. Tháng trước, Trung Quốc lặng lẽ nối lại việc vận chuyển đất hiếm sang Nhật. Quan chức nước này cũng nối lại hội đàm với giới quân sự Mỹ - hoạt động bị đình trệ trong gần như cả năm nay khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Sự thay đổi này đã được các quan chức Lầu Năm Góc đưa ra những bình luận tích cực
 
Last edited by a moderator:
Lobby: Đừng biến công khai, minh bạch thành "móc ngoặc"

- Để đạt được các mục tiêu của mình, doanh nghiệp không chỉ ngồi chờ các cơ quan quản lý tạo ra "sân chơi, luật chơi" mà chính doanh nghiệp phải tạo dựng cho mình thế chủ động. Lobby, còn gọi là vận động hành lang, là một hoạt động quan trọng để phục vụ mục đích đó

Vận động hành lang (lobby) được lấy theo tên địa điểm mà hoạt động này diễn ra đầu tiên trong lịch sử, đó là hành lang của Nghị viện Anh quốc, nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi với đồng nghiệp hoặc với bất kỳ người nào để bổ sung thông tin về vấn đề đang được thảo luận hoặc quyết định tại Nghị viện

Lobby: điều kiện tiên quyết là công khai minh bạch

Nghĩa đen gốc tiếng Anh của Lobby là hành lang rộng của nhà Quốc hội, nhưng còn có nghĩa bóng rất thông dụng, đó là "vận động người có chức, có quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích gì đó về kinh tế, chính trị, xã hội..."

Tại một số quốc gia, vận động hành lang được luật pháp thừa nhận như một hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của lobby là phải diễn ra một cách công khai, minh bạch. Nếu không, đó sẽ chỉ là sự "móc ngoặc" để trục lợi giữa chính quyền và các nhóm lợi ích có liên quan

Các nước công nhận hoạt động lobby đều có luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tinh thần chung của các đạo luật là buộc những cá nhân/tổ chức lobby chuyên nghiệp phải đăng ký hành nghề và có báo cáo định kỳ, thường xuyên.

Pháp luật Mỹ công nhận lobby là một hoạt động hợp pháp, công khai và được điều chỉnh bởi ba bộ Luật: Luật Công khai Vận động hành lang (Lobbying Disclosure Code), Bộ Luật về Ngân sách Liên bang (Internal Revenue Code) và Luật Đăng ký Đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act)

Tại thủ đô Washington.D.C, lobby là một trong năm nghề đông đảo nhất, bên cạnh các nghề: viên chức nhà nước, ấn loát, dịch vụ pháp luật và dịch vụ du lịch

Các nước đồng minh của Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Hàn Quốc... cũng có một đội ngũ lobby hùng hậu ở Mỹ

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho các hoạt động lobby ở Mỹ, do vậy đã có được mối quan hệ tương đối tốt và ổn định với nước này, dù quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc luôn đặc biệt phức tạp

Nhu cầu thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành và hoạt động, để đạt được các mục tiêu của mình, doanh nghiệp kinh tế không chỉ ngồi chờ các cơ quan quản lý tạo ra "sân chơi, luật chơi" mà phải thấy, chính doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp (hiệp hội) phải chủ động tạo dựng cho mình thế chủ động

Thế chủ động nói đến ở đây là "vận động hành lang". Vận động để nhằm sớm hình thành chính sách, đưa chính sách đó nhanh đi vào thực tế. Chính sách đó có lợi cho doanh nghiệp và thuận lợi cho quản lý, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng

Có thể nói, đây chính là một nhu cầu thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp nói chung

Để làm được điều này thì trước hết, vấn đề đang quan tâm cần được nêu ra, cần được công khai tranh luận về các ý kiến của các bên khi tham gia và mỗi khi chuẩn bị đi đến kết luận cũng cần công bố cho xã hội biết để mọi người dân, với quyền giám sát của mình, thấy được sự cân nhắc đó là hệ quả tối ưu nhất, có lợi cho các bên

Vai trò của các hiệp hội là cần sớm chuyên nghiệp hoá hoạt động đóng góp xây dựng chính sách có liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp kinh tế với tư cách như người phản biện, thể hiện sự công tâm và hướng tới phát triển

Đặc biệt là chủ động đề xuất, kiến nghị việc hình thành chính sách pháp luật cho doanh nghiệp thuộc hiệp hội của mình

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, những hoạt động vận động hành lang của các doanh nghiệp để Chính phủ ra các quyết sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra một cách công khai và có có tỉ lệ hoa hồng rõ ràng

Nhưng để thúc đẩy mọi hoạt động phát triển theo chiều hướng tốt, nhanh chóng đem lại lợi ích cho cộng đồng thì các doanh nghiệp phải dựa trên một nền tảng pháp lý rõ ràng. Chính những điều này đang đòi hỏi cần phải xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động vận động chính sách đối với doanh nghiệp

XUÂN THÀNH
 
Last edited:
Em gái Thaksin chạy đua chức thủ tướng Thái Lan

Em gái của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra có thể là ứng viên của phe đối lập nước này cho chức thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp tới

"Một số thành viên đảng Puea Thai đang ủng hộ Yingluck Shinawatra làm ứng viên ra tranh chức thủ tướng nhưng chúng tôi phải tham vấn và bỏ phiếu trong cuộc họp sắp tới của đảng", AFP dẫn lời Pormpong Nopparit, phát ngôn viên của Puea Thai, cho hay

Yingluck, 43 tuổi, là em gái út của Thaksin. Nếu đắc cử, bà sẽ là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Bà hiện là chủ tịch tập đoàn bất động sản SC

Trước đó, báo chí địa phương cho biết Thaksin ủng hộ chọn cựu Bộ trưởng Thương mại Mingkwan Saengsuwan làm người đứng đầu Puea Thai

Ông cho biết đảng này có thể chọn ứng viên sau khi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền, giải tán quốc hội. Theo luật, việc này sẽ được thực hiện trước cuối năm nay

Thaksin nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nghèo Thái Lan nhưng bị lật đổ trong cuộc đảo chính không đổ máu năm 2006

Chính trị gia tỷ phú Thái Lan Thaksin hiện sống lưu vong để tránh án tù vì tội tham nhũng. Ông còn bị truy nã vì tội danh khủng bố vì bị cho là kích động làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Bangkok hồi năm ngoái
 
Last edited:
Ngoại giao bán máy bay
Các nhà ngoại giao đã và đang kiêm luôn vai trò “tiếp thị” trong các thương vụ máy bay khổng lồ trên thị trường thế giới

Theo hàng trăm thư tín do WikiLeaks tiết lộ, các nhà ngoại giao Mỹ là một phần lực lượng bán hàng ở mức độ lớn hơn những gì người ta biết đến trước đây. Chuyện nước Mỹ giúp các công ty của họ làm ăn ở nước ngoài không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì mỗi thương vụ tạo ra hàng ngàn việc làm, và rằng các đối thủ nước ngoài cũng làm như thế. Nhưng những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy thực sự có một cuộc “chiến tranh bán hàng” giữa các nhà ngoại giao Mỹ và các đồng sự châu Âu

Những thỏa thuận cao cấp

Thỏa thuận mua máy bay Mỹ của Ả Rập Xê Út là một ví dụ rõ ràng nhất của “ngoại giao bán hàng”. Quốc gia này hồi tháng 11.2010 tuyên bố mua 12 máy bay Boeing 777 trị giá 3,3 tỉ USD

Theo WikiLeaks, cuối năm 2006, Israel Hernandez, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, tự tay mang một lá thư của Tổng thống George W. Bush đến văn phòng của Quốc vương Abdullah, thúc giục ông này mua đến 43 máy bay Boeing để hiện đại hóa hãng hàng không Ả Rập Xê Út và 13 máy bay cho đội bay của hoàng gia nước này. Ông Abdullah đọc thư của ông Bush và tuyên bố máy bay Boeing là sự chọn lựa của ông. Quốc vương Ả Rập Xê Út cũng cho biết vừa từ chối mua 2 máy bay Airbus mới mà mua 1 chiếc Boeing đã qua sử dụng một thời gian

Nhưng trước khi cam kết trang bị một đội bay gồm chủ yếu là máy bay Boeing, vị vua xứ dầu mỏ có một yêu cầu. “Tôi yêu cầu ông về nói với ngài tổng thống và tất cả giới chức liên quan rằng tôi muốn có tất cả những công nghệ mà Tổng thống Bush có trên Air Force One”. Báo The New York Times dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận hồi tháng trước rằng Mỹ đã cho phép “nâng cấp” máy bay của Quốc vương Abdullah nhưng không cho biết chi tiết cụ thể “vì những lý do an ninh”

Yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ có một chỗ trên một chuyến bay trong tương lai của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ được đưa ra đầu năm 2010, khi hãng Turkish Airlines đang xem xét mua đến 20 máy bay Boeing. Chính phủ Thổ nắm giữ chưa đầy phân nửa số cổ phần tại hãng, nhưng Bộ trưởng Giao thông vận tải Binali Yildirim nói rõ với Đại sứ Mỹ tại Thổ James F.Jeffrey rằng tổng thống nước này muốn có sự hỗ trợ cho chương trình không gian “mới ra ràng” cùng sự trợ giúp của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nhằm cải thiện an toàn hàng không. Trong thư gửi về Washington, ông Jeffrey viết rằng việc cho phép FAA giúp Thổ cải thiện an toàn hàng không và các chương trình thám hiểm không gian có thể làm lợi cho cả 2 nước. Thỏa thuận được công bố 1 tháng sau đó, khi Turkish Airlines đặt mua 20 chiếc Boeing

Sự thừa nhận

Theo The New York Times, các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và hãng Boeing, trong những cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, thừa nhận vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ trong việc giúp họ bán máy bay, bất chấp một thỏa thuận thương mại được các lãnh đạo Mỹ và châu Âu ký kết cách đây 3 thập niên nhằm loại trừ sự can dự chính trị vào quá trình này

Ông Robert D.Hormats, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế, cho biết nền kinh tế nước này ngày càng dựa nhiều vào việc xuất khẩu sang các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ La-tinh và Trung Đông. Vì thế, hoạt động thúc đẩy việc bán các hàng hóa cao cấp như máy bay đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của chính quyền Obama nhằm giúp nước này hồi phục từ tình trạng suy thoái. Boeing là đơn vị xuất khẩu số 1 của Mỹ. Mỗi tỉ USD doanh thu của hãng đồng nghĩa với việc tạo ra 11.000 việc làm ở Mỹ

Airbus thì thường không tiết lộ chi tiết các thương vụ của họ, nhưng một quan chức giấu tên của hãng thừa nhận ngoài các thỏa thuận quốc tế, việc mua bán “không hoàn toàn tách khỏi việc tạo lập quan hệ chính trị”. Theo WikiLeaks, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hồi năm 2008 đã hủy chuyến thăm Bahrain nhằm bảo vệ thương vụ bán máy bay Airbus cho hãng hàng không Gulf Air sau khi biết nó đã bị Boeing “nẫng tay trên”
 
Last edited:
Bill Clinton vận động hành lang để đưa World Cup trở lại Mỹ
Cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ trực tiếp tham gia vận động hành lang trước thời điểm FIFA bỏ phiếu kín chọn nước chủ nhà World Cup 2018 và 2022 đầu tháng 12 tới

"Tôi rất hân hạnh đại diện cho đất nước trong cuộc vận động tranh quyền đăng cai một sự kiện có tầm quan trọng, ý nghĩa lớn lao với người Mỹ và các công dân khác trên toàn cầu như World Cup", thông cáo của Clinton hôm qua có đoạn

Cựu tổng thống 64 tuổi trước đó đã đồng ý làm Chủ tịch danh dự của Ủy ban vận động đăng cai World Cup 2022 của Mỹ. Ở World Cup 2010, Clinton đã cùng một số nhân vật khác trong ban vận động của Mỹ sang Nam Phi dự khán một số trận. Tại đây ông đã tranh thủ tiếp xúc để thuyết phục các Ủy viên ban chấp hành FIFA về việc đưa World Cup trở lại Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 1994

Theo thông cáo của Clinton, ông sẽ có mặt tại trụ sở FIFA tại Zurich ngày 1/12 tới để tiến hành vận động hành lang lần chót. Ông cũng sẽ tham gia vào phần thuyết trình cuối cùng của đoàn Mỹ với các Ủy viên ban chấp hành trước khi FIFA tiến hành bỏ phiếu kín chọn chủ nhà World Cup 2018 và 2002 vào ngày 2/12

"Tôi rất tâm huyết với cuộc vận động này, bởi qua đó tôi nhận thấy động lực đoàn kết mạnh mẽ của World Cup, giải đấu đưa mọi người không phân biệt tuổi tác, thành phần xã hội hay đức tin tôn giáo lại gần nhau", thông cáo của Bill Clinton nói thêm

Sau khi trở về từ World Cup 2010 ở Nam Phi, Bill Clinton đã dành rất nhiều thời gian làm việc với Ủy ban vận động Mỹ về các sáng kiến để ghi điểm cho kế hoạch đăng cai World Cup 2022. Theo ông, Mỹ có một lợi thế lớn trong cuộc đua khốc liệt này là sự sẵn có nhiều sân vận động hiện đại cùng hạ tầng giao thông phục vụ sự kiện ở các thành phố dự kiến đăng cai World Cup

Ngoài Mỹ, có 4 ứng viên khác có mặt trong vòng cuối cùng cuộc đua tranh quyền làm chủ nhà World Cup 2022 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Qatar. Trong khi đó, World Cup 2018 là cuộc đua giữa Anh, Nga, liên minh Bỉ - Hà Lan và liên minh Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha
 
Last edited:
Kinh nghiệm vận dụng lobby trong kinh doanh
Tại Hội thảo “Doanh nghiệp và hoạt động vận động hành lang” vừa diễn ra tại TP.HCM, các chuyên gia đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến vận động hành lang (lobby)

Theo GS. Stephen Walt (Mỹ), trong bối cảnh hiện nay của Mỹ, lobby là một hoạt động hoàn toàn hợp pháp. “Chúng tôi có một thể chế rất công khai về lobby. Một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động này là hỗ trợ soạn thảo xây dựng luật”, GS. Stephen Walt nói

Tại Australia, lobby cũng được xem là hoạt động hợp pháp. Ông Alex Malley, Tổng giám đốc điều hành toàn cầu của Hiệp hội Kế toán - Công chứng CPA cho biết, ở Australia, lobby đem lại những tố chất tích cực cho hoạt động chính trị, thúc đẩy sự lành mạnh trong hệ thống chính trị

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiện Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cũng cho rằng, lobby là bộ phận của dân chủ hóa trong việc làm ra chính sách. Mặt khác, lobby giúp DN có thể nói ra những vấn đề liên quan đến lợi ích của mình

Như vậy, lobby có khả thi ở Việt Nam không? Cần những điều kiện gì cho hoạt động này? Ông Trần Sĩ Chương, Chủ tịch HĐQT Công ty ABBO (người có nhiều năm làm việc liên quan đến hoạt động lobby tại Mỹ) cho rằng, lobby là cần thiết trong cả chính trường lẫn thương trường

Kinh nghiệm qua vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại Mỹ cho thấy, nếu không hiểu rõ hoạt động lobby của Mỹ, thì khi làm ăn với họ, DN Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Cụ thể, trong năm 2010, khi cá tra được vào danh sách 10 mặt hàng thuỷ sản ưa chuộng nhất nước Mỹ, lập tức, Hiệp hội Cá da trơn Mỹ (CFA) đã tung nhiều thông tin bôi xấu cá tra Việt Nam, cũng như lobby Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Chính phủ Mỹ. Vài tháng sau, DOC công bố quyết định sơ bộ tăng thuế chống bán phá giá từ 0% lên 130% với cá tra Việt Nam

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, trong vụ cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã khôn khéo lobby dựa vào đồng minh chính trong lòng nước Mỹ (những nhóm lợi ích có mâu thuẫn với nhau tại Mỹ). VASEP đã vận động Hiệp hội Cá da trơn Mỹ để đấu tranh cho việc này, nhờ đó đã đạt được những thắng lợi nhất định…

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, lobby là vấn đề cần thí điểm, chứ chưa thể đưa vào luật. “Cho phép lobby mà chưa có luật thì rất nguy hiểm. Hoạt động này cần phải làm thí điểm. Đó phải là kết quả hội ý của rất nhiều bên có lợi ích liên quan, như đại diện của các cơ quan nhà nước, các DN, hiệp hội DN, đại diện các tổ chức quần chúng…”, bà Ninh nói
 
Last edited:
Top