What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn cơ khí Quang Trung

LOBBY.VN

Administrator
Hai lần được phong ''Vua''

Những năm 1995 -1996, doanh nhân Nguyễn Tăng Cường (ông chủ của DN tư nhân Cơ khí Quang Trung) được giới cơ khí gọi là vua thép. Hiện nay ông lại được gọi với cái tên đáng khâm phục, vua cần cẩu. Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, không được đào tạo bài bản nhưng hàng loạt ý tưởng táo bạo của ông đã trở thành hiện thực. Thậm chí nhiều sản phẩm do DN tư nhân Cơ khí Quang Trung sản xuất còn vượt quá tầm tưởng tượng của giới khoa học – cơ khí trong nước.

Vua thép

Vào những năm 1990, toàn bộ sản phẩm thép đặc chủng như chịu nhiệt, chịu ăn mòn… đều phải nhập ngoại. Tất cả các nhà máy luyện kim, Trường Đại học Bách khoa… chưa nơi nào nghiên cứu chế tạo thành công. Có lẽ chính vì vậy, khi sản phẩm thép chịu nhiệt của DN tư nhân cơ khí Quang Trung – Ninh Bình mà lúc đó còn là Tổ hợp tác và do một anh lính nghĩa vụ xuất ngũ làm giám đốc chẳng được ai để mắt tới. Ông Cường cho biết, lúc ấy cả Công ty chỉ có hơn chục người, máy móc thiết bị lạc hậu, chỉ có vài cái máy tiện rách, mua thanh lý của các DN lớn nhưng hơn 100 loại thép đặc chủng đã được luyện thành công. Với cơ ngơi như vậy thì người ta đồn Cơ khí Quang trung đi mua thép về rồi gắn mác của mình vào bán cũng là dễ hiểu.

Sản phẩm đầu tiên Cơ khí QT nhắm đến là tấm ghi đỡ clinker trong hệ thống sản xuất xi măng. Clinker được nung đỏ ở nhiệt độ cả nghìn độ C và đổ vào tấm ghi này. Chính vì vậy mà tấm ghi phải đảm bảo ổn định ở nhiệt độ 1300oC. Mang sản phẩm đến nhà máy xi măng Bỉm Sơn – Thanh Hoá nhưng lúc ấy không ai dám dùng ghi do Cơ khí QT sản xuất. Mặc dù nghe tiếng dùng sản phẩm của Cơ khí QT có thể tiết kiệm được hàng chục tỷ đông mỗi năm, nhưng người ta vẫn không dùng bởi chưa dám tin sản phẩm của Cơ khí QT có thể “chịu được nhiệt”.

Lúc đó mỗi ngày hệ thống lò của Bỉm Sơn nung một lượng clinker quy ra tiền là 4 tỷ đồng. Nếu tấm ghi hỏng, muốn thay, phải 1 tuần mới nguội lò, rồi thay ghi mất thêm 15 ngày nữa. Như vậy thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ. Ông Cường cho biết ông đã liều gõ cửa Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Mạnh Kiểm lúc đó là lãnh đạo bộ. Nhìn thấy lợi ích đối với ngành xi măng nếu dùng sản phẩm của Cơ khí QT nên ông Kiểm quyết định cho thử. 2 Viện khoa học Công nghệ của Bộ Quốc phòng và Bộ KH - CN Môi trường cùng vào cuộc. Gang có thể hoá lỏng ở 1050oC, thép chảy ở 1300oC nhưng tấm ghi của Cơ khí QT vẫn trợ gan cùng tuế nguyệt. Tuy vậy kết quả của hai viên nói trên cũng không qua được bức “tường thép” của sự trì trệ thâm căn cố đế lúc ấy. Người ta khẳng định, tư nhân không thể làm nổi. Người khác lại bảo, có khuất tất trong thử nghiệm. Chưa ai chịu tin, thử đi thử lại mãi, mất gần 3 năm tấm ghi chịu nhiệt mới được nhà máy xi măng Bỉm Sơn dùng thử. Hợp đồng lúc ấy ghi, thanh toán 70%, 30% trả sau 1 năm.

Cũng vào giai đoạn này, nhà máy hoá chất Super phốt phát Lâm Thao liên tục bị đình đốn sản xuất do hệ thống ống dẫn axit1 cũ nát. Nhập khẩu thì không được vì nguồn duy nhất là Liên Xô đang bị khủng hoảng. Đây là loại ống có 2 đầu bích, chịu áp lực tới 10kg/cm2 trong môi trường axít và nhiệt. Khắp trong Nam ngoài Bắc, tất cả đầu bó tay không đúc nổi. Cứ rót kim loại vào khuôn, kim loại nguội, ống co lại và một đầu bích lại lập tức đứt rời. Khi ấy Super phốt phát Lâm Thao phải chấp nhận đúc ống một đầu bích và lập hẳn một nhà máy 400 công nhân hàng ngày chỉ ren, lắp đầu bích còn lại. Tuy vậy, đưa vào sử dụng, nhiệt độ tay đổi ống lại đứt, chưa kể độ dày thành ống không đều nên phần lớn bị vỡ toác, axit trào lên láng, sản xuất ngưng trệ.

Không theo lối mòn thất bại, Cơ khí QT đã phát hiện ra những yếu điểm của phương pháp đúc truyền thống. Với khuôn đúc có thể co dãn, chế tạo thiết bị triệt tiêu toàn bộ áp suất trong lòng ống khi đúc đã giúp Cơ khí QT đúc thành công ống dẫn a xít và Super phốt phát Lâm Thao nhờ đó có thể hoạt động ổn định. Thành công này đã mang về cho Cơ khí QT hợp đồng đúc ống trong 5 năm, mỗi năm theo mức sử dụng trước đó là 5.000 ống. Tuy vậy mới đúc được 2.100 cái thì từ năm 1990 đến nay đã phải ngừng hợp đồng do ống không chịu hỏng.

Câu chuyện kể về chiếc cánh khuấy a xít ở Super phốt phát Lâm Thao lúc ấy cũng khiến nhiều người nhớ mãi. Một DN của trường ĐH Bách khoa và Cơ khí QT cùng tham gia chế tạo. Một tuần sau, cánh khuấy trong bồn axít do DN của trường ĐH Bách khoa biến mất. Không ai hiểu tại sao, tưởng do kẻ trộm. Tìm mãi thì ra cánh khuấy bị axít ăn mòn hết. Trái lại cánh khuấy do Cơ khí QT chế tạo tì vẫn trơ trơ. Hơn 100 loại thép đặc chủng do Cơ khí QT chế tạo đã giúp nhiều DN trong nước nhất là ngành xi măng, hoá chất không phải nhập khẩu nhiều chi tiết thiết bị như trước đây. Bản thân ông Nguyễn Tăng Cường cũng được giới cơ khí trong nước tôn làm vua thép. Tuy vậy những xì xèo về Cơ khí QT mua sản phẩm của người khác rồi gắn tên mình vẫn chưa hết hẳn.

Vua cần cẩu

can_cau.jpg

Những năm 1990 – 1995, ông Cường bắt đầu nhắm đến việc sản xuất các thiết bị nâng hạ. Ông cho biết, lúc ấy mơ ước lớn nhất là chế tạo được thiết bị đồng bộ mang tên Cơ khí Quang Trung. Ông đã bỏ ra toàn bộ tiền bạc có được từ lúc làm “vua thép” để mua các cần cẩu, cẩu trục cũ hỏng mà các DN bán phế liệu về “mổ” ra nghiên cứu. Ba năm sau, người ta bắt đầu thấy xuất hiện cầu trục mang tên Cơ khí QT. Sự thành công này giúp Cơ khí QT kiếm được chân “dự bị” trong cuộc đấu thầu chế tạo thiết bị nâng hạ cho nhà máy phốt pho vàng ở Apatít Lào Cai. Lúc ấy được đưa vào với chân “dự bị” nhưng giá bỏ thầu thấp, phương án thi công ưu việt đã giúp Cơ khí QT chiến thắng. Tên tuổi Cơ khí QT bắt đầu được chú ý trong lĩnh vực chế tạo thiết bị nâng hạ. Năm 2003 sản phẩm cẩu chân đế 80 tấn ra đời. Năm 2005, tại Chợ công nghệ và thiết bị VN 2005 (Techmart 2005), Nhà máy đóng tàu Nam Triệu đã ký mua một loạt cần trục và cẩu chân đế tải trọng từ 30 đến 100 tấn do Cơ khí QT sản xuất với hợp đồng trị giá 350 tỷ đồng. Việc trang bị một loại thiết bị nói trên cùng với máy ép thuỷ lực đa chiều (có thể ép mũi tàu 53.000 tấn) đã giúp năng lực sản xuất của Nam Triệu tăng vọt. Với chất lượng cao cả về sản phẩm lẫn dịch vụ hậu mãi trong khi giá bán còn thấp hơn cả Trung Quốc, Cơ khí QT đã đột phá thành công thị trường cung ứng thiết bị nâng hạ cho các DN đóng tàu, các DN trong ngành thuỷ điện từ Bắc vào Nam.

Đối với các công ty không đủ vốn, Cơ khí QT thực hiện phương án bán thiết bị trả chậm. Chính cách làm này đã giúp nhiều DN ăn nên làm ra. Nhà máy đóng tàu Nha Trang, doanh thu 20 tỷ đồng. Một năm sau khi lắp 4 cẩu trục của Cơ khí QT, doanh thu lên 384 tỷ đồng và lập tức ký được hợp đồng đóng tàu trị giá tới 500 triệu USD.

Tuy nhiên sự kiện Cơ khí QT chế tạo thành công cần cẩu sức nâng 500 tấn cho nhà máy thuỷ điện Sesan 3 mới là sự kiện khiến giới chuyên môn kinh ngạc. Số là chiếc cần cẩu này được đặt hàng sản xuất tại Nga. Tuy nhiên đã quá hạn cả năm trời mà đối tác vẫn chưa bàn giao. Chậm trễ này khiến tiến độ xây xựng nhà máy thuỷ điện bị chậm, ảnh hưởng rất lớn đến an toàn năng lượng điện quốc gia. Ngành điện đã tìm đến Cơ khí QT. Chỉ mất hơn 2 tháng, điều kỳ iệu tiếp tục xảy ra, cây cẩu đã sừng sững đứng trên công trình Sesan 3.

Hiện nay tỷ lệ nội địa hoá của các thiết bị do Cơ khí QT chế tạo đã đạt hơn 90%. Các phụ tùng nhập ngoại chỉ còn biến tần, vòng bi. Phần quan trọng nhất là cơ khí chuyển động, tính toán kết cấu đều do DN tự giải quyết dựa trên đội ngũ kỹ thuật lành nghề và các phần mềm tính toán chuyên dụng hiện đại nhất. Với hơn 300 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có khá nhiều sáng kiến cấp nhà nước, Cơ khí QT đã phát minh một bí quyết kỳ diệu, chế tạo bánh răng hình sao thay cho bánh răng đường kính lớn dùng cho cẩu chân đế trên 100 tấn. Đây chính là điểm mấu chốt đưa Cơ khí QT thành DN duy nhất chế tạo được cẩu sức nâng ở VN.

Vẫn bị nghi ngờ...

Nguyen_tang_cuong.jpg

Cái bánh răng cần cẩu nói trên cũng là một kỷ niệm buồn đối với cơ khí QT và với ông Cường. Năm ấy được sự động viên của tỉnh Ninh Bình, ông Cường “đưa cần cẩu” đi dự thi Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ VN. Cũng như với ghi chịu nhiệt các trước đó gần 10 năm, các nhà khoa học của Hội đồng xét giải không ai tin Cơ khí QT làm được mâm xoay cẩu. Người ta lại xì xèo, có lẽ mua ở đâu rồi gắn mác vào.

Theo giới khoa học, để chế tạo mâm xoay này tối thiểu phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Nhưng “ngược đời”, ông Cường khẳng định, chỉ cần 1 tỷ. Hồ sơ dự thi bị gạt. Có lẽ là hữu xạ tự nhiên hương, mãi đến khi bộ phim tài liệu “Hoa của Thép” nói về những gian nan và thành công của ông Cường do Đài TH VN sản xuất nhận được giải Vàng liên hoan phim tài liệu toàn quốc thì Quỹ Vifotech và Hội đồng xét giải mới giật mình. 16 giáo sư, kỹ sư cơ khí đầu ngành đến Cơ khí QT để mục sở thị. Tới tận lúc ấy, người ta vẫn không ngĩ một DN tư nhân với một ông giám đốc ngoại đạo về cơ khí lại có thể làm được điều mà các Viện nghiên cứu, các DN nhà nước được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng không làm nổi. Ông giám đốc ngoại đạo đã đưa các giáo sư đi hết ngạc nhiên này đến các ngạc nhiên khác. Ngay tại xưởng sản xuất của mình, hàng trăm thắc mắc của Hội đồng Vifotech đã được ông Cường trả lời mà không cần trợ giúp của các kỹ sư trong công ty, từ vấn đề về dự ứng lực, gia tốc hành trình cho tới luyện kim, điều khiển bằng tần số… Cuộc viếng thăm trở thành buổi kiểm tra trình độ chuyên môn ông giám đốc và cũng từ đó, Cơ khí QT thoát tiếng “mua của người khác để gắn tên mình”.

Hiện nay, công việc xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ có quy mô lớn nhất khu vực do Cơ khí QT đầu tư tại Quảng Ninh, (vượt xa Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…) đang bước vào giai đoạn lắp đặt thiết bị. Đây là đề án sản xuất thiết bị cơ khí trọng điểm duy nhất được Chính phủ cho hưởng chế độ ưu đãi đầu tư. Nhà máy này sẽ chính thức hoạt động vào giữa năm 2008 và mỗi năm cho ra đời hàng nghìn cẩu tháp, cẩu chân đế đến các loại cẩu trục, cẩu bánh xích, …doanh thu trên 2000 tỷ đồng/năm, mỗi năm nộp 100 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Quảng Ninh

Cơ khí Quang Trung
 
Last edited:
Xí nghiệp cơ khí Quang Trung
Ứng dụng thành công công nghệ vào sản xuất cơ khí chế tạo máy

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đi đầu trong việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất, trở thành doanh nghiệp KH&CN với những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Uông Bí – Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình, một điểm sáng của ngành cơ khí chế tạo máy

Ngày 14/11/2009, Thứ truởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và đại diện một số đơn vị của Bộ đã đưa đoàn đại biểu Quốc hội Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đến thăm, làm việc tại Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Uông Bí – Quảng Ninh)

Xí nghiệp cơ khí Quang Trung là một doanh nghiệp tư nhân nhưng có nhiều thành công trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm giá trị lớn, siêu trường, siêu trọng đóng góp cho xã hội, thay thế hàng nhập ngoại. Đặc biệt, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, một số công trình của Xí nghiệp đã làm lợi cho đất nước hàng nghìn tỷ đồng

Sau khi nghe báo cáo tóm tắt những thành công của Xí nghiệp, đoàn đại biểu Quốc hội đã đi thăm toàn bộ nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ. Đoàn đại biểu đánh giá cao những kết quả doanh nghiệp đã đạt được. Có được những thành công này này là nhờ sự cố gắng của Giám đốc Nguyễn Tăng Cường cùng các cán bộ, nhân viên trong Xí nghiệp, đã vận dụng những tiến bộ KH&CN đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất. Bên cạnh đó, Xí nghiệp cũng đã triển khai tốt các chính sách của Nhà nước. Nghị định 115/2005 NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và Nghị định 80/2007 NĐ-CP về thành lập doanh nghiệp KH&CN đã tạo một cuộc cách mạng trong hoạt động KH&CN. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung chính là một điểm sáng trong cuộc cách mạng này

Thay mặt Xí nghiệp, Giám đốc Nguyễn Tăng Cường cũng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm của Xí nghiệp, đề xuất những biện pháp cụ thể cần tháo gỡ, cũng như những mong muốn của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ từ phía Nhà nước… Đoàn đại biểu Quốc hội đã ghi nhận những thành công cũng như những kiến nghị của Xí nghiệp, đồng thời bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp như Xí nghiệp cơ khí Quang Trung góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
 
Last edited:
Doanh nhân Nguyễn Tăng Cường
Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường người mài sắt nên kim

“Mình bắt đầu vào nghề như thế nào ư (?!) Với số vốn liếng tinh thần thì giàu có lắm. Gia đình mình ba đời làm nghề cơ khí. Ông nội thì sửa chữa súng đạn cho bộ đội Việt Minh. Cha mẹ thì làm công nhân cơ khí hết bậc thợ. Rồi đến mình – anh bộ đội hết nghĩa vụ quân sự – bắt đầu từ một “ngôi lều” sửa chữa xe đạp với số vốn cố định là cờ-lê, mỏ-lết, vài cái bật tanh xe, kìm, búa, săm cũ, nhựa vá,...

Cứ như định mệnh không cho thoát khỏi cái nghiệp gia đình vậy. Mình không muốn theo nghề của cha ông để lại vì sợ cái nghèo truyền kiếp. Cha mẹ mình nghèo lắm. Nếu không, mình đã “xuất ngoại” từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ trước ấy chứ ! Ngày ấy, ngoài chế độ ưu tiên, chỉ cần có hai chỉ vàng bốn con chín là xong thôi. Mình thiếu mất vế cuối nên phải ở nhà. Sau khi hết nghĩa vụ quân sự, mình xin vào làm ở nhà máy Nhiệt điện ở quê. Đồng lương ít ỏi không đủ sống, thế là làm thêm cái nghề vá xe đạp

Một hôm, có đôi trai gái đi Honda tít tận Hải Phòng về Ninh Bình thì xe bị hỏng nặng, đến chỗ mình hỏi chữa. Mình liều mạng nhận lời. Tháo hết cả máy mà không đoán ra bệnh. Hì hục lau buzi rồi tháo tung cả đầu bò ra để sửa, mình phát hiện: sự cố chính là ở chỗ này. Từ đó, mình kiêm luôn cái nghề sửa chữa xe máy. Thời gian này, xe honda 67, loại “đầu vênh máy cánh” cũ từ miền Nam ùn ra Bắc rất nhiều. Đây chủ yếu là xe bãi nên phần máy hỏng đều do đầu bò quá nát cần phải thay thế. Mình mày mò nghiên cứu và làm thử, thế là thành công. Được thị trường chấp nhận ngay. Bán chạy lắm ! Ham quá, mình lại tiếp tục nghiên cứu làm cho bằng được cái xi-lanh. Thấy đẹp ngoài sự mong đợi, mình làm hàng loạt để bán. Thị trường “yêu” mình bởi chất lượng hàng tốt, giá lại rẻ. Mình tích luỹ được một số vốn kha khá, thế là mở xưởng... Ai ngờ, lại quay về chính cái nghề của cha ông tiên tổ. Trước thì sợ. Bây giờ thì mê lắm ! Có được thành công như ngày hôm nay, trước tiên, mình phải cảm ơn gia đình đã cho mình dòng máu ngấm nghề...”

Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường đã mở đầu câu chuyện với tôi bằng những lời tâm sự hết sức cởi mở, mộc mạc, chân tình như thế đó.
Tôi gặp anh mới chỉ một lần ở Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 6 được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 11 năm 2000. Song, hình ảnh con người trán cao mắt sáng ấy cứ hiện lên trong tôi. Không thể không nói về anh. Một người được làng văn gọi với những cái tên sáng như “người anh hùng trẻ tuổi có tầm nhìn chiến lược”, hay một giám đốc tài hoa nhiều mặt”, rồi “tay trắng làm nên cơ đồ”... Không ngoài số đó, tôi gọi anh là “người mài sắt nên kim”. Thật giản dị, nhưng chẳng phải ai cũng dễ làm nên chuyện

Từ một thợ sửa xe, sau khi đã mày mò nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm đầu bò, xi-lanh xe máy được thị trường chấp nhận, tích luỹ được một số vốn kha khá. Năm 1989, Nguyễn Tăng Cường quyết định thành lập một tổ hợp sản xuất bởi ngày càng có nhiều người tìm đến để đặt mua mà một mình làm không xuể. Hơn nữa, anh nhận thấy, đây là thời điểm “nhạy cảm” của thị trường. Nhà nước xoá bỏ tem phiếu bao cấp, không còn chế độ phân phối mà chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Mạnh dạn đầu tư sản xuất ra sản phẩm tốt, bán rẻ sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Thế là 160 triệu đồng tích luỹ được, anh thực hiện ngay vào chiến lược sản xuất có quy mô nhà xưởng. Anh trở thành ‘ông chủ” của 9 công nhân ở tuổi 28 với những bước đi chập chững, mới chỉ có dòng máu cơ khí gia truyền cùng với kinh nghiệm trường đời và quyết tâm làm giàu với những ý nghĩ mạnh dạn, táo bạo

Thị trường đã ủng hộ anh. Mặc dù nhiều doanh nghiệp cơ khí của Nhà nước ở thời điểm đó được đặt ở những vị trí khá thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ như các tỉnh, thành phố lớn còn lao đao trước những biến động của thị trường, nhưng tổ hợp nhỏ bé của anh ở tít tận thị xã nhỏ bé Ninh Bình vẫn không ngừng phát triển

Năm 1992, cùng với đà đi lên của tổ hợp, để đáp ứng nhu cầu và hoà nhịp với sự phát triển của thị trường, anh quyết định thành lập Xí nghiệp cơ khí Quang Trung. Cùng với 9 người “bạn hữu” đã cùng anh ngay từ những ngày đầu thành lập tổ hợp, anh “chiêu nạp” thêm nhân tài trên khắp mọi miền tổ quốc. Già có, trẻ có, người có trình độ kỹ sư, người có tay nghề. Anh tìm lên tít tận làng nghề đúc ở Duy Tiên - Hà Nam để “học lỏm” và tìm thợ

Anh tự hào rằng, anh có được ngày hôm nay là do anh biết sử dụng nhân tài. Sự kết hợp giữa trình độ khoa học kỹ thuật với kinh nghiệm truyền thống làng nghề được hun đúc. Sự tỷ mỷ, kỹ lưỡng của người già có kinh nghiệm với tính năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ... Và điều quan trọng nữa, anh tiết lộ “đó là sự trọng dụng, tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người bởi đó là ý kiến xây dựng, tạo cho họ một môi trường thoải mái ấm cúng như một ngôi nhà chung cần được phát triển vì mục tiêu chung là cuộc sống. ở đó, họ có điều kiện để phát huy khả năng, năng lực của mình, họ được trả thù lao xứng đáng với những gì họ đã tạo ra...”
Nói về danh hiệu AHLĐ được Đảng và Nhà nước ta trao tặng, anh Nguyễn Tăng Cường khiêm tốn: “ Các cộng sự đã giúp mình có được ngày hôm nay, họ gián tiếp là những anh hùng, bởi Xí nghiệp cơ khí Quang Trung cũng được vinh dự là đơn vị AHLĐ thời kỳ đổi mới”

Mười lăm năm phát triển, vẫn một cái tên, song sự trưởng thành của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung thì lớn mạnh không ngừng. Từ một tổ hợp nhỏ bé ban đầu chỉ với 600 m2 đất, nhà xưởng chỉ có chiếc máy tiện T6M15 do Nhà máy cơ khí Giải phóng chế tạo, đến nay, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung được xây dựng đồ sộ với quy mô hiện đại vào loại nhất nhì thị xã Ninh Bình. Từ lúc chỉ có 9 công nhân lao động, đến nay, xí nghiệp có trên 200 CBCNV, trong đó chủ yếu là kỹ sư và thợ kỹ thuật bậc cao. Từ những sản phẩm ban đầu khi mới thành lập tổ hợp là đầu bò, xi lanh, pit-tông xe máy, đến năm 1992, ngay sau khi thành lập xí nghiệp, anh Nguyễn Tăng Cường - một người chưa từng được học chuyên sâu công nghệ đúc đã cùng tập thể nghiên cứu thành công sản phẩm ống gang chịu axit có 2 mặt bích liền, dày 8mm, chịu được áp suất 10 kg/cm2, chịu được axit H2SO4 nồng độ tới 76%. Sản phẩm này trước kia ngành hoá chất phải nhập của Nga (Liên Xô cũ) với giá cao. Cũng năm ấy, xí nghiệp đã cho ra đời chiếc cẩu trục đầu tiên có sức nâng 10 tấn, sử dụng gầu ngoặm 3,2 m3, công suất 3000 tấn/ngày cung cấp cho Supe lân Lâm Thao (hơn hẳn hàng cùng loại của Liên Xô khi đó chỉ đạt 2.200 tấn/ngày)...

Sự “gây sốc” của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung hôm nay hệt như ngày đơn vị mới đăng ký thành lập doanh nghiệp và đầu tư vào lĩnh vực cơ khí lúc bấy giờ đang rất khó khăn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm. Thế nhưng, nhờ say mê với nghề, cộng với sự thức thời, anh Nguyễn Tăng Cường đã đưa doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong ngành cơ khí nước nhà. Từ chỗ chuyên cung cấp phụ tùng như bi đạn, tấm lót và các sản phẩm cơ khí luyện kim cho các nhà máy xi măng, ngày nay, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung đã chế tạo được khoảng 50 chủng loại cẩu, bao gồm: cẩu trục, cổng trục, cẩu chân đế, cẩu tháp... Việc chế tạo thành công các thiết bị nâng hạ không chỉ mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp mà còn mở ra một trang mới cho ngành cơ khí Việt Nam, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước do không còn phải nhập khẩu. Ông Nguyễn Văn Thụ - Thành viên Ban chỉ đạo cơ khí trọng điểm của Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam khẳng định: “Xí nghiệp cơ khí Quang Trung là một đơn vị đạt được những thành tựu nhất định, có đóng góp cho nền kinh tế, đặc biệt cho ngành cơ khí còn non trẻ của đất nước, cụ thể đối với lĩnh vực chế tạo các loại cẩu. Hầu hết thiết bị cẩu trục của xí nghiệp từ trước đến nay chúng ta chưa làm được. Họ đã nâng tỷ lệ nội địa hoá lên tới 90%...”

Hăng say lao động, đam mê nghiên cứu tìm tòi, táo bạo thử nghiệm... dường như đã ngấm sâu vào dòng máu AHLĐ Nguyễn Tăng Cường. Đối với anh, nghiên cứu là để tìm ra những sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, để khẳng định vị thế của một đơn vị anh hùng, của một cá nhân anh hùng. Và, cao hơn nữa, nghiên cứu để chứng tỏ trí tuệ, tài sức của người Việt Nam có thể tự làm ra những sản phẩm cao cấp, không phụ thuộc vào hàng nhập ngoại. Sau mỗi cuộc tìm tòi nghiên cứu thành công tạo ra được một sản phẩm mới là một lần xí nghiệp tiết kiệm cho nhà nước hàng triệu đô la ngoại tệ. Đồng nghĩa với điều đó, ngành cơ khí lại có thêm một sản phẩm được nội địa hoá. Chỉ một sản phẩm cẩu trục 500 tấn cung cấp cho nhà máy thuỷ điện Sê-San 3 - Plâycu hồi đầu năm 2006 thôi cũng đủ để minh chứng cho điều đó. Sản phẩm này cũng đang phục vụ tích cực cho ngành công nghiệp đóng tàu cỡ lớn ở Việt Nam. Nói đến ngành công nghiệp đóng tàu, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện về ông vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỷ 20 với một ý chí quyết tâm mãnh liệt: “làm sao để thế giới biết đến người Việt, nước Việt”. Ông là Bạch Thái Bưởi. Từ một người làm thuê, với ý chí và nghị lực phi thường, ông đã mua được 30 chiếc tàu và cả xưởng sửa chữa tàu của hãng Marty - Pháp, trong đó có tới 3 chiếc tàu viễn dương. Ông được coi là “bậc anh hùng trong kinh tế giới nước nhà”. Ngày nay, đã có những doanh nhân Việt Nam vinh dự được đón nhận biểu tượng Chân dung doanh nhân Bạch Thái Bưởi khi có những thành tích cao trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt vì sự phát triển bền vững, vì tôn vinh giá trị Thương hiệu Việt. AHLĐ Nguyễn Tăng Cường là một trong những doanh nhân như thế

Cơ khí là ngành công nghiệp phần cứng, vừa là vỏ bọc, vừa là xương sống trụ cột, vừa là cốt lõi của sự trường tồn. Một doanh nghiệp tư nhân, một cá nhân lao động vì sự phát triển chung của đất nước, vì sự phát triển của ngành công nghiệp mũi nhọn, hăng say lao động, từ ‘hai bàn tay trắng làm nên cơ đồ”, với “tầm nhìn chiến lược”... thật đáng trân trọng và tự hào! AHLĐ Nguyễn Tăng Cường thật xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Anh đã minh chứng cho tuổi trẻ một con đường lập thân, lập nghiệp: “có công mài sắt, có ngày nên kim!”
 
Last edited:
Đề xuất một số hợp tác với cty Quang Trung

Công ty cơ khí Quang Trung đang nổi lên là một đơn vị có tiềm lực công nghệ mạnh làm nền tảng để phát triển. Việt Nam rất cần những công ty như vậy có khả năng tạo ra các sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện tại các sản phẩm không chỉ thuần là cơ khí nữa mà có thể gồm nhiều hệ thống điện tử, phần mềm đi kèm tạo nên "phần hồn" của sản phẩm. Giá trị của "phần hồn" trong sản phẩm ngày càng tăng, có thể chiếm 30-50% giá trị sản phẩm (VD như giá trị hệ thống điện tử, phần mềm chiếm tới một nửa giá trị ô tô). Do đó thiết nghĩ công ty Quang Trung cũng sẽ cần trang bị các hệ thống điện tử, phần mềm để gia tăng giá trị cho sản phẩm của họ.

Tuy nhiên một công ty khó có thể thực hiện mọi module từ cơ khí đến điện tử, phần mềm. Ngày nay các sản phẩm có độ phức tạp cao đều do một chuỗi sản xuất thực hiện, trong đó một công ty đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi sản xuất và rất nhiều nhà thầu phụ tham gia cung cấp một module nào đó trong chuỗi sản xuất. Vì vậy nếu Quang Trung có các nhà thầu phụ cung cấp các module điện tử, phần mềm để Quang Trung "rảnh tay" tập trung vào thế mạnh của họ là cơ khí thì sẽ tối ưu nhất.

Để xác định các module nào, các thầu phụ nào có thể hợp tác với Quang Trung thì sẽ cần nhiều buổi giao lưu, tiếp xúc trao đổi thông tin với Quang Trung. Bài viết này chỉ đưa ra một số ví dụ sơ bộ có thể hợp tác như sau:

1. Hợp tác triển khai các tính năng "thông minh" cho cẩu container của Quang Trung
- Xác định, theo dõi vị trí container sử dụng GPS: Các cảng container/ICD khi tiến hành các hoạt động xếp dỡ container luôn có nhu cầu xác định, theo dõi chính xác vị trí của container ở trên bãi để nâng cao hiệu quả xếp dỡ. Quang Trung có thể kết hợp với một đơn vị khác để trang bị thêm tính năng đó cho cẩu. Mỗi khi cẩu của Quang Trung nâng hạ một container, nó sẽ tự động gửi thông tin về vị trí container vừa nâng hạ tới trung tâm điểm khiển.
- Tự động hóa xếp dỡ container sử dụng GPS và một số module điện tử điều khiển khác (trang bị cho cẩu giàn RTG): hiện nay công nghệ điện tử viễn thông cho phép điều khiển cho cẩu tự động tới chính xác vị trí nào đó để nâng/hạ congtainer. Nhờ đó cẩu có thể được lập trình sẵn để tự động việc bốc xếp mà không cần (hoặc cần rất ít) sự điều khiển của lái cẩu.
- Tăng độ chính xác khi gắp/hạ container sử dụng GPS, camera: cẩu sẽ hỗ trợ tài xế gắp/hạ container bằng cách kiểm soát chính xác vị trí hiện tại của cẩu so sánh với vị trí container. Camera hỗ trợ lái cẩu ở góc nhìn khác (giống như camera lùi xe ô tô)
- Tự động identify container ID dùng RFID: cẩu có khả năng nhận diện nó đang nâng/hạ container nào (mã số cont bao nhiêu). Các cảng sẽ đơn giản hóa được nhiều thời gian và nhân lực cho công tác kiểm tra, giao nhận, theo dõi, phân loại các container.

2. Hợp tác triển khai hệ thống quản lý và điều hành nhà máy sản xuất cho Quang Trung
- Để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí tối thiểu thì nhất định phải tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm tra kiểm soát được mọi tiêu chí chất lượng/năng suất ở mọi khâu trong quy trình. Việc ứng dụng các thiết bị điện tử, đo lường, sử dụng các phần mềm quản lý, điều hành, theo dõi nhà máy sẽ gúp Quang Trung tạo ra quy trình sản xuất tối ưu như vậy. Phần mềm phải kết nối được với các thiết bị điện tử, kết nối với các máy móc trong nhà máy (nếu các máy móc này cũng thông minh, có khả năng gửi các thông tin hoạt động) ... để từ đó theo dõi mọi khâu sản xuất của nhà máy. Dựa vào các thông tin thu thập trên thực tế để dần dần đưa ra quy trình sản xuất tối ưu nhất.

Hi vọng rằng các công ty Việt Nam có thể cùng bắt tay tạo ra một sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và hoàn toàn tự chủ về công nghệ để có thể chiếm lĩnh thị trường nội địa, sau đó hướng tới xuất khẩu.
 
Last edited by a moderator:
Nhiều sản phẩm cơ khí có thuế suất nhập khẩu 0%

Mức thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng đối với nhiều loại vật tư, linh kiện thuộc danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm

Các vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất thiết bị nâng hạ thuộc Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất thiết bị nâng hạ thuộc Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Theo đó, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất các thiết bị nâng hạ như cổng trục 50 tấn trở lên, cẩu chân đế từ 30 tấn trở lên, cần trục từ 10 tấn trở lên, cẩu bánh xích từ 50 tấn trở lên, cẩu bánh lốp chân cứng từ 50 tấn trở lên, cẩu trên tàu biển từ 20 tấn trở lên, cẩu tháp từ 5 tấn trở lên được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%

Mức thuế nhập khẩu ưu đãi này (0%) cũng được áp dụng đối với các loại đầu máy diezel công suất từ 800 mã lực trở lên; sản xuất phôi thép đúc, rèn hợp kim cao có trọng lượng từ 1,5 tấn trở lên (dùng trong công nghệ chế tạo máy); thép đóng tàu thủy; các loại máy canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phầm nông nghiệp - ngư nghiệp, các kho bảo quản phục vụ xuất khẩu...

Doanh nghiệp nhập khẩu (hoặc uỷ thác nhập khẩu) linh kiện, vật tư sản xuất thiết bị nâng hạ phải có xác nhận của Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm là loại hình doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cơ khí trọng điểm

Doanh nghiệp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu cam kết sử dụng đúng mục đích linh kiện, phụ tùng sản xuất thiết bị nâng hạ để sản xuất thiết bị nâng hạ. Các trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên hoặc sử dụng không đúng mục đích để sản xuất thiết bị nâng hạ thì các linh kiện, vật tư nhập khẩu này được áp dụng theo mức thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu với cơ quan Hải quan

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/3/2009 và áp dụng đến hết ngày 31/12/2015
 
Last edited:
Chế tạo thành công cần cẩu lớn nhất Việt Nam

94d1e9b5c69569.jpg

Cần cẩu siêu trường, siêu trọng 1200 tấn của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình thiết kế, chế tạo lắp đặt cẩu trục gian máy, cẩu trục chân đế cho Công trình thủy điện Sơn La-Công trình trọng điểm cấp quốc gia-vừa được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của Việt Nam năm 2010

Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung, Nguyễn Tăng Cường cho biết: Xí nghiệp hiện có gần 1.500 cán bộ, công nhân. Trong đó 26% có trình độ đại học và kỹ sư, 36% là công nhân bậc cao, còn lại là thợ từ bậc 3/7 trở lên và lao động phổ thông. Nghiên cứu đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm luôn được xác định là yếu tố quyết định để phát triển bền vững

Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất được Xí nghiệp xác định là một tiêu chí thi đua để khuyến khích, động viên người lao động phát huy hết khả năng chuyên môn của mình. Người có sáng kiến, cải tiến được áp dụng vào sản xuất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đều được tôn vinh, khen thưởng xứng đáng; việc cử cán bộ đi đào tạo, nghiên cứu, lựa chọn công nghệ ở trong nước và ngoài nước cũng là nhiệm vụ thường xuyên của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung

Đến nay, Xí nghiệp đã làm chủ được các công đoạn nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo phôi, gia công, nhiệt luyện, lắp ráp, tiêu chuẩn hoá các sản phẩm với tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 80% đến 90%. Mỗi năm có thể sản xuất khoảng 1.000 chiếc cần cẩu các loại có chất lượng cạnh tranh, giá chỉ bằng 40% so với châu Âu và 70% so với Trung Quốc. Doanh thu của Doanh nghiệp không ngừng tăng lên: năm 2005 là 379 tỷ đồng, năm 2009 là 933 tỷ đồng

Trong những năm qua, Xí nghiệp thực hiện hàng chục đề tài khoa học cấp Nhà nước, tập trung vào việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo phôi, gia công, nhiệt luyện, lắp ráp để chế tạo các thiết bị nâng hạ phục vụ các công trình trọng điểm. Có thể kể đến: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cổng trục một dầm có tải trọng 200 tấn, 300 tấn, 450 tấn, đã được ứng dụng ở các công ty đóng tàu, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, qua quá trình sử dụng chất lượng không kém của nước ngoài và được đánh giá rất cao; nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết kế chế tạo trên máy CNC đầu tiên; nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo xe cần cẩu bánh xích 100T, cần dài 42,7 m; nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo cần trục chân đế 180 tấn; nghiên cứu làm chủ công nghệ thiết kế, đúc chính xác chân vịt tàu biển cỡ lớn từ 7.000 DWT đến 53.000 DWT bằng vật liệu thép inox không rỉ 3X13, đường kính cánh từ 3-6 m, tự trọng 12 tấn với hình dáng mẫu mã hợp lý, chất lượng tương đương và có thể thay thế hàng nhập ngoại; nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công cẩu trục gian máy với sức nâng 1.200 tấn cho công trình thuỷ điện Sơn La, rút ngắn tiến độ, thời gian thi công đập cho công trình 2 năm. Đây là chiếc cẩu lớn nhất Việt Nam và khu vực do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo với tỷ lệ nội địa hoá đạt 90%; công trình nối ống dầu ngoài khơi đã làm lợi cho Nhà nước gần 10 triệu USD

Trong những ngày đầu năm mới 2011, cán bộ công nhân Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung đang thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
 
Last edited:
Doanh nhân Việt nam - Sản phẩm chất lượng quốc tế

thumb92865g2.jpg

Ông Nguyễn Tăng Cường đang trao đổi với ông bộ trưởng Khoa Học Công Nghệ Việt Nam

Ngày 20/8/2010, rotor có trọng lượng 1.000 tấn trái tim của tổ máy số 1 đã được lắp đặt thành công đánh dấu một cột mốc quan trọng của công trình thủy điện Sơn La, trên con đường tiến tới phát điện tổ máy đầu tiên cuối năm 2010. Góp phần quyết định vào thành công này là chiếc cẩu trục có sức nâng 1.200 tấn do Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung sản xuất

Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tăng Cường, Anh hùng Lao động, Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung – người được trong giới cơ khí chế tạo mệnh danh là “ông vua cần cẩu”, về những thành công của xí nghiệp và những trăn trở của ông trong sự phát triển của ngành cơ khí.

xinghiepcokhiquangtrung.jpg

Roto 1000 tấn được cầu trục của xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình đưa vào vị trí lắp đặt

Tôi được nghe kể là trước ngày lắp đặt rotor, khi cẩu trục đang vận hành thử thì đột nhiên ngừng hoạt động và những người thợ lắp máy trên công trường không sao khởi động lại được, khi người ta phải cầu cứu đến ông, mới biết chính ông ngồi tại nhà máy ở Quảng Ninh đang bấm nút điều khiển cho cẩu trục này ngừng hoạt động để “cảnh cáo” sự lần lữa trong việc thanh toán hợp đồng mua cẩu trục của bên A ?

Đúng thế. Ở ta hiện nay làm ra sản phẩm bán được đã khó, nhưng lấy được tiền thì còn khó hơn, phải chạy vạy đủ kiểu

Việc chế tạo cẩu trục 1.200 tấn, một thiết bị công nghệ cao như vậy hẳn ông được sự trợ giúp của một số viện nghiên cứu ?

Tất nhiên là chúng tôi rất cần đến sự hợp tác của các nhà khoa học, nhất là tôi vốn chỉ là anh thợ cơ khí không học hàm học vị gì

Kể từ khi chúng tôi chế tạo cẩu trục chân đế 80 tấn đầu tiên vào năm 2001, đến nay sau 10 năm một loạt sản phẩm cẩu đã ra đời: cẩu chân đế từ 80 tấn đến 180 tấn; cẩu trục từ 30 tấn đến 700 tấn với khẩu độ dài “kinh khủng” – 180m; cẩu trục lần lượt từ 50 tấn đến 320 tấn, 560 tấn (nhân đôi là 1.120 tấn)

Tất cả các sản phẩm đó hầu như đều do chúng tôi cái thì tự mày mò nghĩ ra, cái thì mổ xẻ lấy của ông nọ bà kia mỗi người một ít, mỗi chỗ một ít để hình thành ra sản phẩm của mình chứ không sao chép nguyên xi của ai. Sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu cơ khí cho chúng tôi là không đáng kể

Gần đây nhất trong việc thiết kế chế tạo cần cẩu bánh xích 100 tấn một loại cẩu mà ở khu vực Đông Nam Á chưa có nước nào sản xuất. Việc này chúng tôi được sự hợp tác của ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Xây Dựng

Vì sao họ không hợp tác được với ông ?

Do nhiều nguyên nhân. Trước hết, họ không tin vào những ý tưởng táo bạo, những mục tiêu, tham vọng mà những người thợ chúng tôi dám nghĩ dám làm, họ sợ mất công, mất sức vô ích; và điều quan trọng hơn, nói ra hẳn nhiều người không vừa lòng. Có viện với hàng chục GS, TS, đã từng làm một đề tài khoa học cấp Nhà nước chế tạo cẩu trục 5 tấn, tiêu không ít tiền của Nhà nước, mà đến nay hình hài chiếc cẩu trục đó vẫn chưa thấy đâu, trong khi chúng tôi làm chiếc cẩu chân đế 80 tấn không lấy của Nhà nước đồng nào. Với kiến thức “què”, kiến thức “lùn” như vậy, dù muốn, việc đó cũng chẳng giúp được gì nhiều cho chúng tôi... Chưa kể, trong số họ có người còn đố kị với những thành công của chúng tôi

Tôi hy vọng thời gian tới sự hợp tác giữa chúng tôi với các nhà khoa học sẽ ngày càng có hiệu quả hơn

Sản phẩm của Quang Trung có gì đặc biệt so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài ?

Cần cẩu của chúng tôi có kiểu dáng công nghiệp riêng, không giống bất cứ sản phẩm nào trên thế giới. Về tính năng có cái còn thua kém một chút so với các sản phẩm nước ngoài nhưng giá thành rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn ít, kinh nghiệm ngắn, chúng tôi lại phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với các sản phẩm nhập khẩu vì không được sự bảo hộ của Nhà nước. Lẽ ra sản phẩm của chúng tôi, đã nội địa hóa lên tới 85-90%, thì 10-15% chi tiết cần nhập khẩu phải miễn thuế thì Nhà nước lại đánh thuế rất cao, trong khi đó thuế nhập khẩu cần cẩu hiện nay bằng 0

Hàn Quốc muốn có được Hyundai, Daewoo, Samsung... Park Chung Hee đã đề ra chính sách rất quyết liệt để phát triển chế tạo máy, đầu tư một lượng vốn rất lớn với lãi suất gần như bằng 0, cùng với rất nhiều ưu đãi về thuế, đất đai...

Xin ông cho biết một vài sản phẩm công nghệ cao nào mà xí nghiệp đang ở trong giai đoạn hoàn thiện ?

Chúng tôi nghiên cứu thiết kế chế tạo cùng một lúc nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó trọng điểm là cần cẩu bánh xích 100 tấn và thiết bị đóng cọc trong xây dựng cơ bản

Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều viện nghiên cứu cơ khí, nhiều nhà khoa học nhưng chưa ai dám nghĩ đến làm chiếc cần cẩu bánh xích 100 tấn vì nó có tới hàng ngàn chi tiết, mà chi tiết nào cũng quan trọng, cũng chưa sản xuất được ở Việt Nam. Nói hơi quá, với cung cách làm ăn ở các viện như hiện nay, thì tập hợp tất cả các viện nghiên cứu cơ khí ở Việt Nam lại cũng không làm được chiếc cẩu đó. Còn thiết bị đóng cọc với những tính năng của nó sẽ tạo ra bước đột phá trong việc giảm giá thành và rút ngắn thời gian thi công công trình

khchsn20090213152891223.jpg

Quang cảnh nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ Quảng Ninh -Đơn vị trực thuộc Xí Nghiệp Cơ Khí Quang Trung

Việc chế tạo những sản phẩm đó ông có đăng ký thành các đề tài nghiên cứu để nhận sự hỗ trợ tài chính từ Nhà nước ?

Vài năm gần đây, Bộ KH&CN quan tâm nhiều đến sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao. Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã vài lần đến tìm hiểu việc làm ăn của xí nghiệp. Được sự khích lệ và ủng hộ của Bộ, chúng tôi đã đăng ký việc thiết kế chế tạo chiếc cẩu đó thành đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước. Đề tài này đã nghiệm thu ở cấp cơ sở, được đánh giá là đã tạo ra bước đột phá trong việc thiết kế, chế tạo những loại cần cẩu có trọng tải lớn hơn. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ để tổ chức nghiệm thu cấp Nhà nước

Có nhà khoa học đã hỏi tôi tại sao ông không chia đề tài này thành nhiều đề tài nhỏ để lấy được nhiều tiền hơn? Tôi trả lời, đúng là có thể chia thành rất nhiều đề tài: chế tạo xích là một đề tài, chế tạo bánh sao, hệ thống bánh tì, hộp hành tinh vi sai, mâm phoi, cần cẩu – mỗi thứ cũng là một đề tài. Nhưng tôi đăng ký đề tài là để khẳng định vị thế về năng lực, về chất xám của xí nghiệp chứ đâu cần lấy tiền của Nhà nước. Chúng tôi sống và sống đàng hoàng chủ yếu nhờ việc bán được sản phẩm, được thị trường trong nước chấp nhận, thậm chí có thể xuất khẩu được

Thực tế, ông đã xuất khẩu chưa ?

Hiện chưa. Thứ nhất, bản thân những sản phẩm cỡ lớn của chúng tôi mới bắt đầu thành công chừng mười năm nay, cần thêm thời gian để lắng nghe phản hồi của khách hàng đánh giá chất lượng của nó. Thứ nữa, hiện nhập siêu của nước mình rất lớn, làm sao để Nhà nước không phải bỏ tiền mua cần cẩu nước ngoài đã là thành công của chúng tôi rồi

Mục tiêu lâu dài của Xí nghiệp ông trong lĩnh vực chế tạo cơ khí là gì ?

Như đã nói ở trên, tôi muốn chế tạo được nhiều sản phẩm cơ khí có chất lượng cao giúp đất nước giảm được ngoại tệ nhập khẩu; muốn khi đi ra nước ngoài, không ai dám coi thường cung cách làm ăn của doanh nhân Việt Nam. Khi gặp mình họ phải kính cẩn cúi chào, bắt tay mình một cách thân thiện. Tôi cũng thực sự mong muốn góp phần vào sự phát triển ngành cơ khí chế tạo bởi thiếu nó thì ngành công nghiệp của đất nước không thể phát triển

cngvin20090213177736324.jpg

Khuôn viên nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ Quảng Ninh

Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng như vậy ông cần sự hỗ trợ gì về phía Nhà nước và của các cơ quan khoa học ?

Chúng tôi cần nhất là có những chính sách đúng đắn, có hiệu lực trong vòng ít nhất vài ba chục năm của Nhà nước. Muốn vậy, các cơ quan tham mưu cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các doanh nghiệp, phải thực sự lắng nghe những ý kiến tâm huyết trung thực, phải vì lợi ích chung của đất nước. Nếu không sẽ chỉ có những chính sách xa rời thực tế, gây tác hại khôn lường. Ví dụ như hiện nay vay ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh với vay để kinh doanh bất động sản đều phải trả lãi suất như nhau, thì chỉ khuyến khích người ta đi buôn đất. Hay như, để chế tạo cơ khí cần có sáu công đoạn: Thiết kế chế tạo khuôn mẫu, đúc, cắt gọt, nhiệt điện, lắp ráp. Nhưng hiện nay chính sách của chúng ta lại chỉ quan tâm đến khâu cuối cùng là lắp ráp. Do vậy nên mặc dù có chiến lược phát triển công nghiệp ô tô với nhiều tham vọng, nhưng những chính sách được ban ra lại chỉ khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tháo gỡ ô tô đưa về Việt Nam, vặn thêm con ốc vào là xong, hầu như không có tỷ lệ nội địa hóa nào ở Việt Nam cả. Do vậy, chiến lược đó thất bại thảm hại

Còn sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu thì tôi đã nói ở trên, với cung cách như hiện nay, nếu không cải tổ một cách toàn diện thì không thể trông mong gì ở họ

Vậy theo ông cải tổ như thế nào ?

Tôi biết từ nhiều năm nay Bộ KH&CN đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tổ chức lại cơ cấu và hoạt động của các viện nghiên cứu theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhưng qua làm việc với một số viện nghiên cứu tôi thấy dường như chưa có mấy thay đổi. Họ vẫn thích tự chủ chi tiêu tiền tài trợ của Nhà nước, còn chịu trách nhiệm về việc vẽ ra các đề tài nghiên cứu để đút vào ngăn kéo… thì không. Theo tôi, Nhà nước cần có cơ chế buộc các nhà khoa học phải chịu trách nhiệm về số tiền mà Nhà nước đầu tư cho mình giống như doanh nghiệp chúng tôi, làm được thì được, thua lỗ thì phải trả nợ, phá sản…

Hiện trong lĩnh vực cơ khí có quá nhiều vụ viện phân tán ở các Bộ, ngành, tiềm lực rất hạn chế, chẳng ai chịu ai, thích là làm không có một định hướng, một tiếng nói chung, nên từ nhiều năm nay đóng góp được rất ít cho sự phát triển của công nghiệp. Vì vậy cần tổ chức lại các vụ, viện nghiên cứu cơ khí của các Bộ, ngành thành một Trung tâm Nghiên cứu, Thiết kế và Chuyển giao công nghệ Quốc gia với các phòng nghiên cứu chế tạo máy, nghiên cứu vật liệu... và phòng tình báo công nghiệp. Phòng này có nhiệm vụ hết sức quan trọng là lấy được công nghệ cao bằng mọi cách, kể cả ăn cắp, chứ nếu mua theo con đường chuyển giao công nghệ thì bị rất nhiều ràng buộc bởi nhiều điều kiện bất lợi mà thực ra họ đâu có bán cho mình công nghệ mới. Tôi biết việc này hiện nay chủ yếu dựa vào mấy ông tùy viên, như vậy khó mà có công nghệ mình mong muốn

Trung tâm đó sẽ chịu trách nhiệm với Nhà nước thực hiện các chương trình nghiên cứu trọng điểm theo mục tiêu: làm được sản phẩm gì? Trong bao năm, đầu tư bao nhiêu tiền? Và để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình đó, trung tâm cần có chức danh tổng công trình sư

Phát triển lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu, bằng việc trước mắt hình thành từ 3 đến 5 trung tâm ở ba vùng miền do Nhà nước đầu tư, và giao cho một doanh nghiệp có khả năng quản lý sử dụng khai thác, nộp thuế và trích khấu hao. Tiếp theo là việc hình thành trung tâm đúc công nghệ cao cũng ở ba vùng miền. Các trung tâm đó tác động lan rộng công nghệ cơ khí chế tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng, miền đó

Được biết, ông đã có dự án trình Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ trong việc xây dựng một Trung tâm nghiên cứu của Xí nghiệp. Dự án này đã triển khai đến đâu ?

img0017mmx.jpg

Một trong sản phẩm nâng hạ của Xí Nghiệp

Để chủ động phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu triển khai một số sản phẩm mới, từ vài ba năm nay chúng tôi đã bỏ ra nhiều tỉ đồng để mua trang thiết bị cho trung tâm CNC. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời gian tới, chúng tôi cần hình thành một trung tâm nghiên cứu có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại. Vì vậy theo sự chỉ đạo của Bộ KH&CN chúng tôi đã xây dựng xong dự án của trung tâm nghiên cứu đó, nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ Tài chính duyệt cấp kinh phí. Tôi nghĩ Nhà nước cần phải có sự nhìn nhận lại việc phân bổ tài chính đầu tư cho khoa học. Ai thật sự làm có hiệu quả, có tiềm năng phát triển và nhất là có ý tưởng mới thì cần được đầu tư chứ không chỉ dựa vào cái danh của các viện. Tôi thấy trên báo chí nói, có phòng thí nghiệm trọng điểm được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà nhiều thiết bị hầu như vẫn đắp chiếu

Ông có thể khái quát những yếu tố dẫn đến sự thành công của Quang Trung ?

Thành công trước hết là do chúng tôi đam mê với công việc, có hoài bão, tham vọng lớn, có sự thống nhất ý chí, chỉ đạo tập trung, triển khai rất quyết liệt như việc thi hành mệnh lệnh của quân đội. Khi giám đốc phát ra lệnh, người nhận lệnh ký xác nhận đồng ý hay không đồng ý nhận việc. Khi đã nhận việc thì được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để làm. Nếu đã làm hết khả năng mà không xong thì có người giúp đỡ nếu vẫn không được thì tất cả sẽ thức trắng đêm để làm cho bằng được

Dù học vị học hàm không có, nhưng đam mê, lăn lộn trong thực tế sản xuất, tôi đã tích lũy được một vốn tri thức đáng kể về các lĩnh vực: điện, tự động hóa, vật liệu, chế tạo hệ thống module bánh răng..., ngay cả một số kỹ sư sừng sỏ cũng không thể qua mặt tôi được, nên tôi có thể chỉ đạo và tổ chức thực hiện đến từng chi tiết nhỏ nhất của các thiết bị, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng có

Nguyên tắc của chế tạo cơ khí là bản vẽ thiết kế phải được phê duyệt rồi mới đưa vào sản xuất. Nếu không thành công thì người ký duyệt phải chịu trách nhiệm. Do vậy có những bản vẽ thiết kế tốt, lại phải xếp vào ngăn kéo vì nhiều vị ở các vụ, viện sợ trách nhiệm không dám ký duyệt. Còn ở tôi, từ ý tưởng chúng tôi làm mô hình nhỏ, thí nghiệm, sửa đi sửa lại, khi nào thành công mới tiến hành thiết kế và tôi là người chịu trách nhiệm ký vào bản vẽ. Do vậy phát huy được tối đa tính sáng tạo của mọi người. Mọi sản phẩm hoàn thành tốt đều là công lao, là niềm vui chung của mọi người. Đó là về tinh thần còn về vật chất, lợi nhuận làm ra, ngoài việc đầu tư phát triển xí nghiệp, tôi dành một phần không nhỏ để có thể trả một mức lương, thưởng hấp dẫn, tùy theo năng lực và kết quả công việc của từng người

Ông điều hành công việc trong ngày như thế nào ?

Thành nếp, dậy 4 giờ sáng, không xuống đất, lúc đó rất tỉnh táo, suy nghĩ về công việc của mình ngày hôm nay cái gì làm trước cái gì làm sau, làm như vậy thì được lợi gì hại gì, cứ thế mà triển khai. Thời gian trong ngày tôi chủ yếu điều hành công việc trực tiếp ở cơ sở, ít khi ngồi ở văn phòng và cũng ít khi dùng đến văn bản, giấy tờ, nên đâu cần trợ lý, thư ký

Với những kinh nghiệm có được, hẳn ông có thể góp phần xây dựng một chính sách phát triển ngành cơ khí có tính khả thi cao ?

Đúng vậy. Nếu được tham gia vào việc đó, thì bằng cả tâm huyết và tri thức thu lượm được từ trong thực tế lao động sản xuất, tôi tin là những ý kiến của tôi sẽ góp phần giúp cho chính sách có tính khả thi hơn. Vấn đề là chẳng có ai hỏi tôi, mà đôi khi người ta còn nghĩ tôi là vỗ ngực

Đáng chê trách nhất là một số lãnh đạo, chuyên viên viện nghiên cứu chiến lược của một số bộ ngành được Đảng và Nhà nước giao cho công việc làm chính sách đã non yếu về trình độ, lại thiếu sự vi hành, thiếu sự giao lưu cầu thị nên tham mưu cho cấp trên ban hành chính sách không sát với thực tiễn. Có nhiều người nói chính sách mơ ngủ, vuốt đuôi, không đi được vào cuộc sống
 
Last edited:
Thành công từ niềm đam mê khoa học và lòng quyết tâm

P1000151TC.jpg

- Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, với niềm đam mê khoa học và quyết tâm vươn lên, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới Nguyễn Tăng Cường - Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình) đã vượt lên bao khó khăn trở thành doanh nhân "top 1" với biệt danh "vua thép" và "vua cần cẩu" của Việt Nam. Anh cũng chính là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình được vinh dự tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII diễn ra mới đây tại Hà Nội

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Ninh Bình, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Nguyễn Tăng Cường trở về địa phương và bắt đầu công cuộc mưu sinh cho bản thân và gia đình. Ban đầu, anh mở quán sửa chữa xe máy, xe đạp. Mong ước lúc đó của Nguyễn Tăng Cường là có riêng cho mình một chiếc xe máy, “chỉ để tìm hiểu cho bằng hết các nguyên lý hoạt động”. Với bản tính tò mò, không chỉ sửa chữa mà anh còn cải tiến. Anh lặn lội lên vùng rừng núi, mua xe cũ khung mọt về sửa chữa rồi bán. Các xilanh thì phải đem đến nơi khác roa lại. Thế là ý tưởng đúc xilanh nảy ra trong đầu và anh đã quyết tâm thực hiện. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, những sản phẩm đầu tay của anh đều…hỏng. Không chán nản, tích lũy thêm kiến thức và hoài bão đúc xilanh cuối cùng cũng thành công. Thành công này đã khiến anh trở thành một trong những người đầu tiên đúc xilanh ở Việt Nam thời bấy giờ

Với những kiến thức tích lũy được từ việc đúc chiếc xilanh đầu tay cộng với niếm đam mê cơ khí cháy bỏng đã thôi thúc Nguyễn Tăng Cường chuyển sang đúc công nghiệp, để rồi doanh nghiệp cơ khí Quang Trung chào đời và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Một thân một mình, Nguyễn Tăng Cường quyết định dấn thân vào lĩnh vực, mà đối với ngành cơ khí trong nước thời đó, còn “lạ nước lạ cái”

P1000154TC.jpg

Ban đầu doanh nghiệp cơ khí Quang Trung chỉ hơn chục người, máy móc chủ yếu là hàng thanh lý nên việc cho ra lò những sản phẩm thép đặc chủng chịu mòn, chịu nhiệt, theo hầu hết các chuyên gia máu mặt thời đó, là điều "hoang đường". Bất chấp những lời khuyên can, anh cất công đi nhiều nơi học hỏi và liều thử nghiệm, thất bại rồi lại làm không chịu chùn bước. Sau bao phen vất vả, cuối cùng anh cũng “trình làng” sản phẩm thanh ghi cho Nhà máy ximăng Bỉm Sơn.... Dần dần, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung khẳng định thương hiệu và tiếp tục cung cấp cho ngành ximăng nhiều sản phẩm thép như tấm nghiền, tấm lót, xích chịu nhiệt…

Không chỉ dừng lại những sản phẩm sản xuất từ thép cho ngành ximăng, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung đã trở thành doanh nghiệp cơ khí tư nhân đi đầu cả nước áp dụng khoa học và công nghệ, sản xuất thép cao cấp phục vụ cho những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Và không ai trong ngành cơ khí lại không biết đến cái tên Nguyễn Tăng Cường để rồi họ phong anh là “vua thép”

Vốn là một người ưa mạo hiểm, cộng với vốn có được khi làm “vua thép”, anh hăm hở lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới sản xuất cẩu trục. Bôn ba nhiều nước học hỏi cùng với những bí quyết tích lũy được, anh đặt ra bài toán: phải làm ra những chiếc cần cẩu, cẩu trục “made in Việt Nam”. Rồi từ nghiên cứu sách vở, kiến thức tích lũy được sau mỗi lần “xuất ngoại”, anh đã tìm ra một kết cấu riêng vừa giúp giảm vật liệu lại tăng mômen xoắn lên ít nhất 3 lần, và đến nay, tỷ lệ nội địa hóa các các sản phẩm thiết bị nâng hạ của Xí nghiệp đã lên đến 90%

Nhưng điều thật sự gây bất ngờ cho giới khoa học cơ khí Việt Nam là khi anh tuyên bố: sản xuất mâm xoay cần cẩu. Không ai tin vì để làm được những bộ phận như thế phải có trình độ công nghệ cao, thiết bị tối tân và…tiền-đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Lại càng "sốc" hơn khi anh khẳng định, “không chỉ làm được mâm xoay 6 mét như của Nga mà có thể làm được mâm xoay 36 mét với vốn đầu tư chỉ hơn 1 tỷ đồng”. Những vị giáo sư đầu ngành cho rằng anh "ngoa ngôn" quá. Nhưng không, với bí quyết riêng của mình, sản phẩm mâm xoay với đường kính lớn hơn 6 mét đã được…ra lò với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật vượt trội khiến nhiều nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên. Đối với Nguyễn Tăng Cường, phương châm sống là, “không có gì được tất cả và cũng không có gì mất tất cả. Muốn thành công phải đam mê khoa học, lấy khoa học và công nghệ để để vươn lên”

Từ một doanh nghiệp cơ khí với vài chục lao động, thiết bị chắp vá, giờ đây, với sự dẫn dắt, chèo lái của người giám đốc tài năng Nguyễn Tăng Cường, Xí nghiệp cơ khí Quang trung đã vượt lên bao khó khăn bộn bề để trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước với gần 1.500 cán bộ công nhân. Trong đó 26% là trình độ đại học và kỹ sư; 36% là công nhân bậc cao; còn lại là thợ từ bậc 3/7 trở lên và lao động phổ thông. Hằng năm, Xí nghiệp cung cấp hàng nghìn tấn thiết bị và hàng trăm chiếc cẩu các loại cho các ngành công nghiệp trong cả nước như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Ximăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam,…

“Đến nay, chúng tôi đã được các công đoạn nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo phôi, gia công, nhiệt luyện, lắp ráp, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 80% đến 90%. Mỗi năm có thể sản xuất khoảng 1000 chiếc cần cẩu các loại có chất lượng cạnh tranh giá chỉ bằng 40% so với Châu Âu và 70% so với Trung Quốc. Doanh thu doanh nghiệp không ngừng tăng lên: năm 2005 là 379 tỷ đồng, năm 2007 là 700 tỷ đồng, 2009 là 933 tỷ đồng. Thu nhập của cán bộ, công nhân viên không ngừng tăng lên từ 2.500.000 đồng/người/năm 2005 lên bình quân 5.000.000 đồng/người/năm 2010. Bên cạnh đó, các hoạt động nhân đạo, từ thiện cũng luôn được đơn vị quan tâm, tham gia đóng góp ủng hộ như quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc gia cam, quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,,, với số tiền hơn 3 tỷ đồng…” – Nguyễn Tăng Cường khoe với chúng tôi

Vừa qua, Xí nghiệp đã ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ giúp cho ngành dầu khí Quốc gia và ngành điện 2 công trình làm lợi cho đất nước hàng nghìn tỷ đồng. Đó là việc nghiên cứu chế tạo thành công cẩu trục gian máy với sức nâng 1200 tấn cho công trình thủy điện Sơn La. Rút ngắn tiến độ, thời gian thi công đập cho công trình 02 năm; tiết kiệm vay lãi gần 5000 tỷ đồng cho Nhà nước và đưa công trình vào khai thác sớm trước 02 năm. Đây là chiếc cần cẩu lớn nhất Việt Nam và khu vực do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa 90%

Gần đây nhất, Công ty đã hoàn thành công trình nối ống dầu ngoài khơi cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia khi con tàu dải ống của Tập đoàn bị tai nạn gãy nát chiếc cẩu 540 tấn. Nếu đưa ra nước ngoài sửa chữa thì ít nhất cũng mất từ 11 đến 14 tháng, tiêu tốn từ 15 đến 20 triệu USD. Ngành Dầu khí buộc phải thuê một tàu khác của nước ngoài với cước phí 300.000 USD/ngày, thời gian thuê là 12 tháng. Đúng trong lúc khó khăn, Nguyễn Tăng Cường và đồng nghiệp được mời đến khảo sát, thiết kế và đồng ý đảm nhiệm việc này. Và chỉ 3 tháng sau, anh đã hoàn thành hợp đồng theo đúng cam kết với tổng trị giá 4,5 triệu USD, rẻ hơn thuê nước ngoài gần chục triệu USD, tiến độ được rút ngắn 9 tháng. Những thành công trên của Xí nghiệp đã đem đến một ấn tượng tốt đẹp cho ngành cơ khí Việt Nam, khẳng định thương hiệu các sản phẩm cơ khí Quang Trung ở trong nước, khu vực và trên thế giới

Với những thành tích của anh và tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung, từ năm 2000 đến nay, tập thể cán bộ, công nhân viên xí nghiệp Quang Trung và cá nhân anh vinh dự và tự hào được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Quả Cầu vàng; giải thưởng Bạch Thái Bưởi; giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ. Giải Cicotech và hàng trăm các bằng khen của các bộ ngành, Trung ương và địa phương. Năm 2010, anh được Thủ tướng Chính phủ phongtặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng nhiều bằng khen và các danh hiệu thi đua khác...

Tâm sự với chúng tôi trong không khí Xuân Tân Mão đang đến rất gần, Giám đốc Nguyễn Tăng Cường cho biết, hiện Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung đang tập trung cao độ để hoàn thành xây dựng "Nhà máy chế tạo cần cẩu bánh xích đầu tiên tại Việt Nam" ở khu công nghiệp Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình - Công trình đã được Liên đoàn Lao động tỉnh chọn gắn biển Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ III. "Tôi mong muốn và tin rằng, sau khi nhà máy đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có những sản phẩm cơ khí chính xác chất lượng cao không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà sẽ được xuất khẩu đến những nước có ngành công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển cao mà từ trước đến nay, chúng ta vẫn phải nhập khẩu cần cẩu của họ như Đức, Trung Quốc...Và chắc chắn, chúng tôi sẽ làm được điều đó!" - Giám đốc Nguyễn Tăng Cường khẳng định
 
Last edited:
Cơ khí Quang Trung đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng

Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung là đơn vị có đội ngũ nghiên cứu khá đông đảo, có nhiều sáng kiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào ngành sản xuất cơ khí. Một số sản phẩm có giá trị khoa học có thể thay thế hàng ngoại nhập, chủ động hội nhập và tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước

Hiện Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung đang nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm bộ sản phẩm thiết bị máy ép nén cọc nhồi đa năng. Thiết bị này dùng phương pháp nén đất vào nền móng. Công nghệ cho phép đổ bê-tông sau khi ép nén hết chiều sâu của cọc theo thiết kế, là cọc liền từ đáy dọc lên tới mặt nền

Theo tính toán của Xí nghiệp, sản phẩm này có suất đầu tư thấp hơn 50% so với công nghệ khoan cọc nhồi, tốc độ nhanh hơn, không phải dùng hóa chất, không gây ô nhiễm môi trường, không phải chờ đợi bê-tông đủ độ đông cứng, giảm nguyên vật liệu, bảo đảm nền móng tốt hơn. Công năng của loại này là vừa là cọc chống, vừa là cọc ma sát vì bề ngoài của cọc là dạng xù xì có gai, bê-tông sẽ vào các khe của lòng đất tốt hơn các cọc bê-tông đúc sẵn

Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung Nguyễn Tăng Cường cho biết: Xí nghiệp đã mạnh dạn bỏ vốn để nghiên cứu thiết kế sản phẩm. Mong muốn của Xí nghiệp là được tham gia Ðề tài khoa học cấp Nhà nước, được lấy ý kiến đánh giá và phản biện một cách rộng rãi từ các bộ, ngành, vụ, viện... để công nhận quy chuẩn hóa sản phẩm, làm cơ sở đưa sản phẩm tham gia vào các công trình xây dựng của đất nước
 
Last edited:
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân làm việc tại Ninh Bình

Ngày 17-11, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do đồng chí Nguyễn Quân, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng đoàn đã về làm việc tại Ninh Bình, kiểm tra tình hình hoạt động khoa học công nghệ

94ec4e62392b44.jpg

Lễ ký hết Chương trình phối hợp hoạt động

Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Nam, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành có liên quan

Tại buổi làm việc, Đoàn đã nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động khoa học - công nghệ của tỉnh thời gian qua. Theo đó, hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh có những chuyển biến tích cực

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực khoa học và công nghệ ngày càng lớn. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Ngân sách đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm gần đây tăng hơn năm trước, bình quân đạt 10 tỷ đồng/năm. Từ năm 2009-2011, tổng ngân sách đầu tư là 44,4 tỷ đồng…

soKHCN2.jpg

Bộ Trưởng và lãnh đạo tỉnh thăm Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quân, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh: Khoa học công nghệ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của Ninh Bình nói riêng. Chính vì thế, trong thời gian tới, Ninh Bình cần quan tâm giải quyết những vấn đề

Tăng cường tiềm lực phát triển khoa học công nghệ ở 4 nội dung chính là nhân lực, vật lực, nguồn lực và thông tin lực

Phải có đội ngũ cán bộ khoa học từ tỉnh đến cơ sở, phải đầu tư cơ sở vật chất cho các Trung tâm khoa học công nghệ của tỉnh. Tỉnh cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đến tận cơ sở để cán bộ và nhân dân có đầy đủ các thông tin về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới; cần bố trí ngân sách đúng mục đích và phù hợp, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ

Ngoài nguồn vốn từ địa phương và Trung ương, cần huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp hoặc thu hút đầu tư qua hợp tác quốc tế cho hoạt động khoa học công nghệ. Đồng thời phát triển khoa học công nghệ phải có trọng tâm, trọng điểm để đạt hiệu quả cao

Để thực hiện được các vấn đề đặt ra, trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ làm tốt các vấn đề: Tập trung phê duyệt các dự án, giao cho các doanh nghiệp địa phương chủ trì thực hiện; tận dụng tối đa các chương trình mục tiêu Quốc gia để có nguồn hỗ trợ kinh phí từ Trung ương; xây dựng mạng lưới cán bộ từ tỉnh đến cơ sở và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; giúp cho các doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa…

Tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để phục vụ tốt nhu cầu, xây dựng một số dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo ra một số sản phẩm chủ lực của tỉnh; phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng để xã hội thấy được vai trò của khoa học công nghệ

Tại buổi làm việc đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh Ninh Bình và Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2015
 
Last edited:
Lãnh đạo tỉnh khảo sát nghiên cứu xây dựng cảng biển nước sâu

– Hôm nay, 23-11, các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã đến khảo sát tại một số địa điểm trên địa bàn thị xã Cẩm Phả và huyện Hải Hà để nghiên cứu hình thành ý tưởng xây dựng cảng biển nước sâu

23-11-2011bithu3.jpg

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan khảo sát nghiên cứu xây dựng cảng biển nước sâu trên địa bàn tỉnh

Khu vực đảo Cái Chiên và hòn Miều, huyện Hải Hà là khu vực có luồng nước sâu, nằm trong vụng kín gió có khả năng xây dựng cảng nước sâu đón tàu có trọng tải lớn và rất gần với cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Khu vực Hòn Nét là địa điểm có thể neo đậu cùng lúc hàng trăm tàu lớn, rất thích hợp cho việc xây dựng cảng biển nước sâu

Ngày 24-01-2011, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về việc đầu tư dự án cảng biển nước sâu tại đảo Hòn Miều và đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh căn cứ Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 09-11-2010 và phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện Dự án Cảng biển nước sâu tại đảo Hòn Miều và đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo đúng quy định

Bên cạnh đó, ngày 9-11-2011, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo chủ đầu tư lập đề án cảng nổi nước sâu đa năng tại Hòn Nét, thị xã Cẩm Phả và làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để được hướng dẫn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 26-5-2011 của Văn phòng Chính phủ

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đang khảo sát tại khu vực đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà

Tại địa điểm Hòn Nét (thị xã Cẩm Phả) và Đảo Cái Chiên, Hòn Miều (huyện Hải Hà), Tập đoàn cơ khí Quang Trung (Uông Bí) đã trình bày ý tưởng thiết kế xây dựng cảng biển tại các địa điểm trên

Sau khi nghe lãnh đạo nhà máy trình bày ý tưởng và tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao ý tưởng xây dựng cảng biển nước sâu của của tập đoàn

Các đồng chí lưu ý các ngành chức năng phối hợp với Tập đoàn cơ khí Quang Trung (Uông Bí) tiếp tục nghiên cứu khảo sát phương án, thiết kế xây dựng cảng nước sâu để tạo đà thúc đẩy hoạt động thương mại khu kinh tế mở và hành lang kinh tế phía Bắc. Đồng thời, cũng lưu ý phương án thiết kế xây dựng cần tránh ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan di sản-kỳ quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long
 
Last edited:
Nguyễn Tăng Cường và “ván bài” thủy điện Sơn La

“28 triệu người ở hạ lưu, trong đó có TP Hà Nội sẽ chìm trong biển nước, ai sẽ chịu trách nhiệm ?”

Câu nói đó cứ ám ảnh mãi Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình) khi anh mạo hiểm đánh cược toàn bộ tài sản, tính mạng và danh dự của mình để “được” làm cần cẩu 1.200 tấn cho thủy điện Sơn La

Ông Cường, nói được làm được

Chỉ còn 2 tháng nữa, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á sẽ khánh thành. Đã có khoảng 12.000 cán bộ công nhân đã làm việc không ngừng nghỉ suốt 5 năm qua để làm nên công trình này

Sẽ có rất nhiều câu chuyện về cống hiến, sáng tạo và cả hy sinh để có được thành công này. Trong số đó đến chuyện Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường chế tạo chiếc cần cẩu 1.200 tấn

Câu chuyện ấy giống như một “ván bài khoa học” mà sự rủi ro lắm khi lại nhiều hơn may mắn, cái được- mất, thắng - thua thường không thể nói trước cho đến khi kết quả cuối cùng có thể sờ được, mắt thấy, tai nghe

Gặp Nguyễn Tăng Cường bốn năm sau ngày quyết định “đánh cược” làm cẩu 1200 tấn ở thủy điện Sơn La, anh tâm tư: “Ngày ấy, mình chỉ có duy nhất suy nghĩ, nếu không quyết tâm làm thì bao giờ mới có cơ hội chứng minh Việt Nam có thể làm được cần cẩu hạng nặng, làm chủ công nghệ chế tạo những máy móc nâng hạ thiết bị siêu trường, siêu trọng ?”

Anh nói: “Nếu như thủy điện Sơn La đưa ra đấu thấu thiết bị cần cẩu hạng nặng, chắc chắn Trung Quốc sẽ trúng thầu, vì giá rẻ. Nhưng công nghệ, chất lượng là một câu hỏi

Còn nếu mua đồ ngoại, chúng ta sẽ phải trả tới 25-26 triệu USD cho chiếc cần cẩu châu Âu. Còn tôi, tôi chỉ bán với cái giá 8,5 triệu USD và tôi tin là mình sẽ đáp ứng được mọi điều kiện về chất lượng !”

Bài toán giá thành nghe rất hấp dẫn. Nhưng ông Cường và DN của mình ngày ấy đã có gì để chứng minh cho EVN, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học công nghệ… về lời nói của mình ?

20121012162138_Nguyen-Tang-Cuong-2_zps4e88b4ce.jpg

Giới thiệu về các thành tựu trong sáng tạo công nghệ

Thực tế, lúc đó dù đã khá nổi tiếng nhưng người ta chỉ biết ông Cường đã được cẩu 500 tấn ở thủy điện Sê - San 3 trong vòng 2 tháng 15 ngày. Nhờ đó, đã cứu cánh cho công trình trước bàn thua trông thấy khi có thể phải trả lãi vay quá hạn 250 tỷ đồng vì bị đối tác nước ngoài giao chậm hàng hơn 1 năm rưỡi. Chuyện này khiến cho ngành điện bất ngờ, “không tưởng tượng nổi” là “ ông Cường nói được, làm được”

Ông cường cũng đã được mệnh danh là “vua thép” khi cung cấp hàng loạt thiết bị phụ tùng chế tạo bằng thép đặc chủng trong các nhà máy xi măng, hóa chất, đóng tàu… Ông đã được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, được Huân chương lao động hạng Nhất…

Nhưng dường như tất cả đó cũng vẫn chưa đủ phá tan định kiến “DN Việt Nam không thể chế tạo được chiếc cần cẩu tới 1.200 tấn !”

Đây gần như là một thách thức, một ván bài khoa học và kinh tế đầy mạo hiểm, vì chưa có ai ở Việt Nam, kể cả anh Cường, làm cần cẩn 1.200 tấn. Tất cả đều đứng trước lựa chọn: Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nếu thành công thì không sao, nếu thất bại thì tai họa rất lớn. Vì thế, có thể, có những người ủng hộ anh nhưng lại chẳng dám nói ra !

Hồi ấy, trong một hội thảo về thủy điện Sơn La, người ta gay gắt phản đối Nguyễn Tăng Cường vì “nếu không may chiếc cần cẩu bị trục trặc kỹ thuật, làm vỡ đập, 28 triệu dân ở hạ lưu, trong đó có Tp Hà Nội sẽ bị chìm trong biển nước, ai sẽ chịu trách nhiệm ?”

Nguyễn Tăng Cường cũng gay gắt không kém: “ Ở hạ lưu, tôi còn anh em ruột thịt, còn đồng nghiệp, đồng chí, không lẽ tôi không có trách nhiệm sao ?

Tôi làm còn vì lòng tự tôn dân tộc Việt Nam ! Tôi đánh cược với toàn bộ tính mạng, tài sản và danh hiệu Anh hùng Lao động để khẳng định là tôi làm được !”

Rồi anh nói: “Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại. Nếu mình không làm gì thì chẳng có gì chứng minh rằng mục tiêu đó đạt được”

“Bây giờ thành công rồi, cần cẩu hoạt động lắp rotor cho 6 tổ máy chưa bao giờ bị hỏng, mình mới tạm thở phào nhẹ nhõm”, anh tâm sự

Những sáng tạo trên công trường thế kỷ

Đối với những người ngoài cuộc, thật khó để giải thích vì sao việc làm cẩu 1200 tấn lại đặc biệt đến thế. Nhưng chỉ cần biết rằng, mức độ an toàn, chính xác cho thiết bị này phải là tuyệt đối. Một chiếc cần cẩu thả rotor nặng cả nghìn tấn vào lỗ tổ máy, chỉ có “chừa” khoảng cách 8mm, nếu sai sót, cần cẩu thả chệnh đi, va vào một bên đi là coi như hỏng cả công trình, là tai họa. Trên thế giới, sự cố lắp đặt các rotor do cần cẩu đâu phải ít

Khi nói chuyện thủy điện Sơn La đã đi sớm tiến độ 2 năm, Nguyễn Tăng Cường cho biết: “Công trình thủy điện nào cũng có 2 phần xây dựng và phần lắp máy. Muốn sử dụng công nghệ gì thì cũng phải bằng ấy năm mới xong được, theo quy trình rất rõ ràng”

Nhưng vấn đề sớm 2 năm ở đây chính là sáng kiến thay đổi quy trình công nghệ lắp máy đó. Theo giải pháp đã được thẩm định, khi xây đập lên đỉnh cao là 228 m xong, mới bắt đầu lắp cần cẩu, thử các cửa van 17.000 tấn để xem có kín, khít không

Sau đó, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước mới cho tích nước mất khoảng 9 tháng, thử mất 11 tháng, lắp cần cẩu mất 3 tháng. Vây là toàn bộ quy trình thông thường sẽ mất tới 23 tháng”

Nhưng khi đó, một giải pháp khác được đề ra. Đó là khi lên đến cao trình có 162m, anh Cường đã cho lắp một “cẩu chân què” của cẩu, xây đến đâu, thử cửa van luôn đến đó, làm cuốn chiếu 2 trong 1. Nhờ đó mà rút ngắn thời gian 2 năm

“Sáng kiến đó là của anh Nguyễn Bá Tân, một chuyên gia đầy kinh nghiệm của công ty Tư vấn xây dựng điện 1, rất giỏi và có nhiều đóng góp lớn cho thủy điện Sơn La. Mình chỉ là người thực thi dưới sự chấp thuận của Ban quản lý và bác Thái Phụng Nê”, anh Cường nhấn mạnh

Lúc lắp rotor đầu tiên ở thủy điện Sơn La, Nguyễn Tăng Cường cũng hồi hộp nhưng anh bảo, vẫn không bằng vụ lắp cần cẩu đầu tiên ở thủy điện Sesan 3. Vì đó là lúc, anh chưa bao giờ làm cho công trình thủy điện

Cũng bắt đầu tư đây, EVN đã hợp tác với xí nghiệp cơ khí Quang Trung trong việc cung cấp cần cẩu cho hàng loạt các dự án thủy điện khác như Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Tranh, Huội Quảng, Bản Chát, Hủa Na. Tới đây, thủy điện Lai Châu cũng được sự chấp thuận của Thủ tướng tiếp tục cho xí nghiệp cơ khí Quang Trung làm cần cẩu hạng nặng

20121012162138_Nguyen-Tang-Cuong-1_zpsecf7ad67.jpg

Ông Cường cùng các kỹ sư ngiên cứu các bản vẽ kỹ thuật

Thương hiệu cơ khí chế tạo Việt

Nguyễn Tăng Cường đã làm cả giới cơ khí chế tạo máy nể phục! Vì anh nói được, làm được. Anh đã cho người ta thấy “sức mạnh” của 5 giải pháp chế tạo cần cẩu như nghiên cứu thiết kế chế tạo hộp số hành trình; chế tạo vành mâm xoay cho các cần cẩu chân đế; bộ điều khiển động cơ lồng sóc kiểu biến tần; dự ứng lực cho các sản phẩm kết cấu và công nghệ đúc chính xác trong chân không

Những chiếc cần cẩu anh chế tạo có tỷ lệ tới 90% nội địa hóa. Và giờ, không chỉ là 1.200 tấn, ông “vua” cần cẩu này có thể cho ra đời những chiếc cần cẩu 5.000-6.000 tấn “made in Vietnam” với giá còn cạnh tranh hơn giá của nước láng giềng

Nhìn vào những công trình chế tạo máy hoành tráng đó, ít ai ngờ rằng, vị Anh hùng Lao động – nhà khoa học này chẳng hề mang danh bằng cấp học hàm học vị lớn nào. Anh học cơ khí từ các cụ ở nhà, trải qua 3 đời làm nghề sửa chữa máy móc. Thuở thanh niên, anh từng mở hiệu sửa chữa xe đạp. Rồi sau đó, anh bước vào làm nghề vật liệu, nấu gang luyện thép

Nhà khoa học vừa mới được trao giải thưởng Hồ Chí Minh này, khi đó, đọc sách hướng dẫn của Nga về cách nấu thép, còn chẳng hiểu “thép khác gang ở hàm lượng carbon thì carbon tính chất là gì ?” và chẳng nấu ra được “mác thép gì”

Cứ thế anh Cường mày mò, tự học mà đi lên. Nhiều lúc, anh thất bại thê thảm. Day dứt nhất là vụ cung cấp thiết bị cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Vừa đưa vào hoạt động thì tấm thiết bị này đã bị vỡ. Vậy là 2 vị cán bộ kỹ sư, phụ trách kỹ thuật ở nhà máy vì anh mà bị kỷ luật nặng

Đã một thời, có bao nhiêu tài sản tích lũy được, anh ném hết vào nghề. Cho đến khi, anh nấu được tất cả các loại mác thép đặc chủng chế tạo chi tiết trong môi trường khắc nghiệt cho nhà máy xi măng, hóa chất… lợi nhuận gặt hái được nhiều, trình độ tay nghề lên cao thì cũng là lúc, anh nhận thấy “cái áo này quá chật !” Phải đi vào sản phẩm cơ khí đồng bộ và mang thương hiệu Việt !

Với hoài bão lớn lao đó, anh Cường mới bắt đầu lao đầu vào nghiên cứu làm cần cẩu, nội địa hóa, modun hóa dần dần toàn bộ và đến nay, doanh nghiệp của anh có thể làm được tới 50 chủng loại cẩu khác nhau

Thuở ban đầu, trước khi chế tạo thành công được những sản phẩm cơ khí thương mại, bán được, giá rẻ, chất lượng tốt thì Nguyễn Tăng Cường mất tới 10 năm để chỉ “tiêu” tiền là chính, nghiên cứu và chế tạo rồi… thất bại. Một Nguyễn Tăng Cường từng bị coi là “dở hơi” vì lao đầu vào đá giờ đã chứng minh rằng, chỉ cần có hoài bão, có đam mê, có kiên trì là có thể thành công

Bấy lâu, đi hội thảo nhiều về ngành cơ khí ở Bộ Công Thương, có không ít những ông chủ đầu tư các dự án công nghiệp than thở rằng: Tỷ lệ nội địa hóa thấp, rồi sản phẩm Việt Nam chưa đạt chứng nhận quốc tế, rồi giá thành còn cao, DN Việt thiếu chuyên nghiệp… nên khó chọn hàng nội, “buộc” phải “cắn răng” nhập ngoại

Vì thế, Nguyễn Tăng Cường vẫn đau đáu vì sao cơ khí Việt Nam, sao cứ mãi ỳ ạch, đì đẹt đến thế dù cho chính sách về cơ khí trọng điểm đã ban hành rồi. Anh cho rằng, Nhà nước còn thiếu hoạch định chiến lược dài hạn cho ngành này, thiếu những sự đầu tư bài bản, chuyên nghiêp bằng cơ chế chính sách cụ thể và vốn ưu đãi. Tiềm lực công nghiệp, công nghệ không nằm ở các bộ ngành Chính phủ mà nằm ở chính các doanh nghiệp

Bởi “nếu không làm gì thì biết bao giờ, Việt Nam mới trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 ?”

Phạm Huyền
 
Last edited:
Vua thép - Vua liều

- Ông là một trong những người “khùng” hiếm hoi khiến nhiều nhà khoa học, nhà quản lý thán phục vì những công trình sáng tạo "khủng"; cũng là một doanh nhân cực kỳ thành đạt. Nhưng đằng sau ánh hào quang doanh nhân là sự nhọc nhằn trong từng giấc ngủ

Những giấc ngủ không trọn vẹn của “Vua thép”

Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường là cái tên gắn liền với câu chuyện “huyền thoại” về chiếc cần cẩu lớn nhất Việt Nam (sức nâng 1.200 tấn) phục vụ cho công trình thủy điện Sơn La đi vào vận hành hồi 8/2010

Khi chiếc rotor khổng lồ có trọng lượng 1.000 tấn - trái tim của tổ máy số 1 - đã được lắp đặt thành công, vị Tổng Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung và tập thể cán bộ của nhà máy đã trào nước mắt hạnh phúc sau bao ngày vất vả

Thành công này đánh dấu một cột mốc quan trọng của công trình Thủy điện Sơn La trên con đường tiến tới phát điện tổ máy đầu tiên cuối năm 2010

Để đến được với thành công đó, ông Cường đã phải trải qua một hành trình cam go với nhiều thách thức tưởng như không thể vượt qua. Nếu công trình thất bại, toàn bộ cửa đập sẽ vỡ tung, nước lũ tràn xuống hạ lưu đe dọa tính mạng 25 triệu người dân đang sinh sống

Nhưng bằng thực tế, ông đã chứng minh trước hội đồng khoa học quốc gia: Chiếc cần cẩu siêu trọng của ông sẽ đảm bảo vận hành 100% an toàn

Đến nay, với hơn 300 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung trở thành doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, với giá trị tài sản trên 600 triệu USD. Mới đây, với cụm công trình "Ứng dụng 5 giải pháp KHCN chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam", cá nhân ông Cường được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh

vuathep2-e014c_zpsa9b86d5f.jpg

Trăn trở, sâu sát với công việc trong từng khâu nhỏ nhất

Liên tục di chuyển như con thoi để điều hành, kiểm tra 2 tổ hợp công nghiệp quy mô lớn trên 1.000 ha tại Ninh Bình và Quảng Ninh, với nhiều đơn vị trực thuộc như: nhà máy chế tạo, trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, trường đào tạo nghề… với trên 2.000 công nhân, kỹ sư, thợ bậc cao đang làm việc, ông Cường không giấu diếm sự lo lắng trong thời điểm kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, sản xuất khắp nơi đình trệ hoặc thu hẹp

Theo đà khó khăn đó, siêu thị cần cẩu duy nhất tại Việt Nam nằm trong khuôn viên Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung tại Uông Bí (Quảng Ninh) cũng rơi vào tình trạng thưa vắng khách. Dàn cần cẩu khổng lồ đứng buồn với nắng mưa đang ngóng chờ được vận hành, cống hiến. Chỉ vào những tấm thép nằm chồng chất dưới chân công trình, ông Cường cho biết, đơn đặt hàng về cần cầu trọng tải lớn hiện rất hiếm hoi

“Cần cẩu của chúng tôi có kiểu dáng công nghiệp riêng. Về tính năng có cái còn thua kém một chút so với các sản phẩm nước ngoài nhưng giá thành rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn ít, kinh nghiệm ngắn, chúng tôi lại phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với các sản phẩm nhập khẩu vì không được sự bảo hộ của Nhà nước. Lẽ ra sản phẩm đã nội địa hóa lên tới 85-90%, thì 10-15% chi tiết cần nhập khẩu phải miễn thuế thì lại đánh thuế rất cao, trong khi đó thuế nhập khẩu cần cẩu hiện nay bằng 0”- ông Cường chia sẻ

Gánh nặng và trách nhiệm phải bảo đảm đời sống của hàng nghìn cán bộ lao động khiến vị thủ lĩnh nhiều đêm mất ngủ. Nhưng đây không phải là lần đầu ông Cường đối mặt với khó khăn, không phải ngẫu nhiên ông được gọi là “Vua thép”

Nhiều năm trước, ông đã từng mất trắng tài sản với ý tưởng: thép chịu nhiệt - sản phẩm chịu được nhiệt độ tới 1.200 độ nhưng vẫn cứng, bền, chịu được va đập

“Đã từng trắng tay, mất hết nhà cửa, còn mỗi cái tivi 17 inch, nhưng không bỏ cuộc. Tôi đã tiếp tục mang sản phẩm đi thử nghiệm ở các nhà máy và các Viện. Kết quả đều tốt, nhưng mang bán thì không ai mua

Tôi phải nhờ người quen để nhà máy xi măng Bỉm Sơn cho phép đưa sản phẩm thép vào thử nghiệm. Khi chứng minh được sản phẩm của Quang Trung thậm chí tốt hơn của ngoại, lúc đó mới đem được ra thị trường

Từ mặt hàng thép đầu tiên, tới nay, xí nghiệp đã sản xuất được hàng nghìn chủng loại thép khác nhau, phục vụ mọi cầu của mỗi công trình” – ông nhớ lại

Hiện tại xí nghiệp vẫn vận hành đều đặn, không có cảnh công nhân rảnh tay. Những dây chuyền máy móc hiện đại trị giá hàng trăm triệu USD vẫn đều đặn cho ra những sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp trong nước. Tính đến nay, hàng loạt thiết bị cơ khí phức tạp đã được sản xuất thành công, với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 80-90%

Chỉ vào dãy nhà cao tầng hiện đại trong khuôn viên nhà máy, ông Cường cho biết, đã “ném” gần 600 tỷ để có mô hình khép kín gồm: Chung cư dành cho cán bộ công nhân viên có sức chứa trên 2.000 người. Ai có nhu cầu đều sẽ được cấp chỗ ở miễn phí. Ngay bên cạnh là trường mẫu giáo khang trang sẵn sàng đón con em cán bộ công nhân, có bể bơi, sân bóng đá, sân tenis, nhà văn hóa đa năng, trường đào tạo thực hành...

Ít ai biết, ông đã phải trả một cái giá khá “chát”, đó là sự bất đồng trong gia đình, vì khoản tiền bỏ ra đầu tư không sinh lời trực tiếp. “Đời sống của người lao động có đảm bảo họ mới yên tâm gắn bó với nhà máy, mới nghĩ được nhiều sáng kiến trong quá trình sản xuất, đó mới là cách phát triển bền vững”- vị thủ lĩnh quả quyết

Bỏ nghìn tỷ tiền túi mong phát triển khoa học nước nhà

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của KHCN trong sự phát triển, từ năm 2009, ông Cường đã mạnh tay đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Công nghệ cao, xây dựng phòng thí nghiệm kiểm định, kiểm nghiệm thiết bị nâng hạ siêu trường, siêu trọng…

“Được sự chỉ đạo của Bộ KH&CN dự án về trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao cũng đã được Xí nghiệp triển khai. Tuy nhiên, do những bất cập trong chính sách cấp duyệt kinh phí, phân bổ tài chính đầu tư cho khoa học nên Trung tâm hiện vẫn chưa thể đi vào hoạt động…”- ông Cường ưu tư

Không nản lòng, ông Cường vẫn tiếp tục thử sức mình khi đi sâu vào lĩnh vực đóng tàu với một ý tưởng chưa ai nghĩ tới: xây dựng cảng biển nổi nước sâu đa năng đầu tiên ở Việt Nam. Hiện, mỗi cảng biển trong nước phải đầu tư khoảng 2 tỉ USD, nhưng chỉ là cảng nhỏ, chỉ tiếp nhận được tàu 3 vạn tấn nên chưa có sức cạnh tranh

“Nguyên nhân do ta không có cảng biển nước sâu, tàu lớn không thể vào được. Nhưng về nguyên tắc, muốn có cảng nước sâu phải xây dựng ở vị trí mực nước sâu trên 15m trở lên. Cái khó là các cảnhg biển của ta lại không đáp ứng được yêu cầu về độ sâu như vậy. “Khó ló cái khôn”, sau đó tôi chợt nghĩ: tại sao lại không làm cảng nổi

Cảng nổi này có thể tiếp nhận tàu 100.000 tấn. Nhưng ý tưởng của tôi liều lĩnh quá, không ai dám ủng hộ. Vậy là tôi tự bỏ vốn ra làm cảng nổi, nếu được sẽ cống hiến cho đất nước, không được tôi chịu rủi ro một mình” - ánh mắt ông ánh lên sự quyết tâm

vuathep-e014c_zps92e80e86.jpg

Cảng nổi nghìn tấn đang trong quá trình hoàn thiện tại Quảng Ninh

Nói là làm, ngay trong tháng 10 này, chiếc cảng nổi đầu tiên của ông Cường sẽ được đưa vào vận hành tại khu vực cảng Hải Hà, Quảng Ninh, với tổng kinh phí đầu tư lên tới trên 1.300 tỉ đồng. Doanh nhânh này lại có thêm biệt danh “Vua liều”. Nhưng theo ông, nếu ngành này phát triển được sẽ giải quyết việc làm cho hàng triệu người, bảo vệ được cả biển Đông, phát triển được công nghiệp phụ trợ đồng thời cứu được ngành đóng tàu, làm sống lại nhiều lĩnh vực đang chết theo

Chưa dừng lại, “Vua liều” vẫn đang tiếp tục với ý tưởng lợi dụng sóng biển để phát năng lượng. Thế giới đã lao vào biển, ném xuống biển nhiều tỉ USD, nhưng tới nay vẫn chưa có quốc gia nào, nhà khoa học nào thành công trong việc làm ra điện từ sóng biển để đưa vào thương mại, mà chỉ thành công về mặt khoa học

Nhưng điều đó không khiến nhà khoa học tay ngang này “ngán”. Khoản vốn hơn 30 tỷ đồng để thực hiện ý tưởng sản xuất năng lượng sạch đã được đầu tư. Sản phẩm ra đời là chiếc máy phát điện từ năng lượng sóng biển đang chờ được vận hành tại vùng biển thuộc tỉnh Hải Hậu, Nam Định

Thanh Trầm
 
Last edited:
Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Cường
Ông Nguyễn Tăng Cường sinh năm 1960 tại mảnh đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình trong gia tộc giàu truyền thống về cơ khí. Với niềm đam mê cháy bỏng "nối nghiệp cha ông", nên ngay từ năm 1981 khi hoàn thành nghĩa vụ Quân sự trở về ông đã bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề sửa chữa xe đạp, xe máy

Vốn sẵn ý chí vững vàng, thông minh trời phú, chỉ với hai bàn tay trắng, sau ba mươi năm miệt mài lao động, tên tuổi của ông đã trở nên quen thuộc trong ngành cơ khí chế tạo Việt Nam và trở thành biểu tượng cho ngành khoa học công nghệ nước nhà

Năm 2000, ông vinh dự được chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2006, ông là một trong một trăm doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Năm 2007, ông được trao Huân chương lao động Hạng nhất. Năm 2010, ông được trao danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc

Ngoài ra ông còn vinh dự nhận giải thưởng Bạch Thái Bưởi, giải thưởng sao vàng đất Việt, quả cầu vàng, giải thưởng VIFOTEC và hàng trăm bằng khen của Nhà nước và địa phương.... vì đã có thành tích cao trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt vì sự phát triển bền vững, vì tôn vinh giá trị thương hiệu Việt

Đặc biệt vào tháng 2 năm 2012 vừa qua, Giám đốc Nguyễn Tăng Cường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh: Ứng dụng 5 giải pháp khoa học công nghệ để chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam" - giải thương cao quý nhất về Khoa học công nghệ. Ông là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay nhận được giải thưởng này trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật

Hiện nay, tổng tài sản của ông Nguyễn Tăng Cường có giá trị trên 600 triệu USD bao gồm

- Tài sản tại Xí nghiệp cơ khí Quang Trung - Ninh Bình

- Tài sản tại Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ - Quảng Ninh

- Tài sản tại Công ty cổ phần Thiết bị cẩu và Phi tiêu chuẩn - Ninh Bình và nhiều tài sản khác...

Đó là thành quả xứng đáng cho một con người đam mê lao động, nhiệt huyết với khoa học kỹ thuật

Ông là vị thuyền trưởng tài ba, ông đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người yêu lao động sáng tạo, có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng, các nhà khoa học tập hợp lại như một mái nhà chung

Ông đã lãnh đạo đơn vị gặt hái được rất nhiều thành công trong khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, áp dụng và làm chủ các công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm rất độc đáo

Các sản phẩm này dần thay thế hàng nhập ngoại, đẩy lùi hàng ngoại và tiến tới cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những thành tích trên, Ông đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và phong tặng cho tập thể Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung: Huân chương lao động Hạng nhất, Hạng nhì, Hạng ba, huân chương Độc lập

Năm 2000, Ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới". Ngoài ra, đơn vị còn đạt rất nhiều giải thưởng khác như: Thương hiệu cạnh tranh, giải Sao vàng đất Việt, giải Quả cầu vàng, Bạch Thái Bưởi, giải thưởng Hồ Chí Minh, v.v.....và hàng trăm huy chương vàng cho các sản phẩm thương hiệu Quang Trung
 
Last edited:
Dự án cầu vượt Đại Cồ Việt - Trần khát Chân

Cauvuot1_zpsd714e47d.jpg

Các dự án dự kiến sẽ được khởi công ngay dịp Tết Nguyên đán 2013. Cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân (giao phố Huế - Bạch Mai) chiều dài dự kiến hơn 332m, có mặt cắt ngang khoảng 9 - 12m. Tổng mức đầu tư ước tính là 164 tỷ đồng
 
Last edited:
Dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà

Lãng phí hàng trăm tỉ đồng

- Sau lễ khởi công rầm rộ năm 2007, “siêu dự án” khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) với quy mô 4.988ha đến giờ vẫn nằm bất động

78907ce76de4fe79bfd6c37656fb42a8_zpsa66ae965.jpg

“Siêu dự án” khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà vẫn ngổn ngang, chưa có lối thoát

Dự án dở dang khiến hàng trăm tỉ đồng đã chi vào việc “xẻ núi, lấp biển” trở thành công cốc, gây lãng phí rất lớn

Tiền tỉ bị cuốn trôi !

Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà do công ty Đầu tư phát triển kinh tế Hải Hà (thuộc tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – Vinashin) đầu tư, được khởi công vào tháng 3.2007. Theo quy hoạch, “siêu dự án” này gồm nhiều hợp phần như: cảng biển, nhà máy đóng tàu, nhà máy luyện thép, luyện than cốc, nhà máy nhiệt điện, kho chứa dầu…

Trong đó, cảng Hải Hà nằm trên diện tích 768ha, có tổng công suất bốc dỡ hàng hoá lên tới 35,1 triệu tấn/năm, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 – 80.000 tấn

Cuối tháng 3.2013, chúng tôi có mặt tại dự án khu công nghiệp này và chỉ thấy một vùng đồi núi bị đào phá, ngổn ngang đất đỏ. Từ quốc lộ 18 vào khu vực này chỉ có một con đường đất nhỏ. Đường công vụ dẫn vào dự án cảng Hải Hà mới san lấp được một phần nền bằng đất đỏ, dài chừng 2km (toàn tuyến là 9km). Toàn bộ khu vực xây dựng cảng Hải Hà hiện chỉ là những dãy núi bị bóc xẻ nham nhở, vùng bãi triều cũng được san lấp dở dang

Ông Đỗ Ngọc Lân, ở núi Lò Chum, xã Quảng Phong – người bị thu hồi đất tại dự án cảng Hải Hà, cho biết: “Năm 2007, diện tích san lấp đã ăn ra đến chân đảo Hòn Miều, có thể đi bộ ra đảo. Tuy nhiên, suốt mấy năm nay dự án bỏ không nên sóng biển, thuỷ triều đã cuốn trôi hết đất cát san lấp, giờ lại trở thành bãi triều như trước đây”

Theo ông Lân, việc san lấp được làm cấp tập trong vòng 40 ngày, do công ty Vinashin Cái Lân thực hiện, thế nhưng, sau lễ khởi công, không thấy thi công nữa

Đến năm 2010, người dân lại thấy máy móc, công nhân ầm ầm kéo đến làm đường công vụ, song cũng chỉ được vài tháng thì dừng hẳn. Hiện nay, tại công trường, người dân không còn thấy lực lượng công nhân và xe máy thi công. Tại những dãy lán trại, nhà ở dành cho công nhân ngày xưa bây giờ chỉ còn vết tích là bể chứa nước, bếp ăn đã bị phá tan hoang

Ông Phùng Danh Đài, phó trưởng ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Công ty cổ phần Đầu tư phát triển kinh tế Hải Hà nói là đã chi hơn 280 tỉ đồng vào dự án, nhưng chưa có cơ quan nào kiểm chứng con số này đúng hay không. Trong khi thực tế, họ mới đổ được ít đất cát và chưa đầu tư gì cả”

Theo một báo cáo của ban Logistics (Vinalines) khi tổng công ty này nhận chuyển giao dự án từ Vinashin (năm 2010) thì “rất khó kiểm chứng con số 281 tỉ đồng đã chi, vì toàn bộ khối lượng cát đổ ra biển mênh mông, đến giờ, do sóng gió thuỷ triều, một khối lượng lớn đất cát đã bị cuốn trôi”

Hơn nữa, theo ông Đài, Vinashin hay công ty cổ phần Đầu tư phát triển kinh tế Hải Hà chưa được ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án này, bởi vì theo quy định, chủ đầu tư phải có vốn sở hữu tối thiểu bằng 20% giá trị đầu tư của dự án. Thế nhưng, doanh nghiệp không chứng minh được năng lực tài chính để triển khai dự án

Sẽ chia nhỏ cảng biển

Do Vinalines gặp khó khăn về tài chính, nên cuối năm 2011, dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà lại được đổi chủ sang công ty cổ phần tập đoàn Indevco (Quảng Ninh). Từ đó đến nay, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần họp bàn với Indevco để hối thúc đẩy nhanh tiến độ dự án. Thực tế, theo ghi nhận của chúng tôi, đến cuối tháng 3.2013 vẫn không có bất cứ nhân lực, máy móc, thiết bị nào của Indevco trên công trường

Để tìm lối thoát cho “siêu dự án”, ngày 6.2.2013, bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án điều chỉnh đầu tư cảng biển tại đây. Theo đó, bộ Giao thông vận tải đang hướng dẫn xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình) lập dự án cảng nổi nước sâu đa năng với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.898 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Dự án gồm hai hợp phần: phần bến nổi phục vụ bốc dỡ hàng container, với công suất 230.000 TEU/năm; phần bến cứng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải tới 30.000 tấn

Theo ông Đài, hiện nay Indevco đang làm dự án theo quy hoạch đã duyệt (năm 2010, Vinashin đã điều chỉnh các hạng mục), để trình các bộ, ngành và Chính phủ phê duyệt. Ở hợp phần cảng biển, sẽ được chia nhỏ cho cả Indevco và xí nghiệp cơ khí Quang Trung cùng tham gia đầu tư. Tuy nhiên, “việc chuyển giao dự án vẫn chưa hoàn thành vì chưa đủ hồ sơ tài liệu của Vinashin, hiện dự án này vẫn đang nhùng nhằng lắm”, ông Đài nói

Trao đổi về phương án làm cảng nổi nước sâu đa năng của xí nghiệp cơ khí Quang Trung, ông Đài cho biết: “Đến giờ, họ chưa gửi hồ sơ dự án sang ban quản lý, nên chưa thể đánh giá gì về dự án, cũng như năng lực của chủ đầu tư. Riêng năng lực tài chính của doanh nghiệp, cần phải có nhiều cơ quan của tỉnh, thậm chí của trung ương xem xét, thẩm định”

Trong khi đó, bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ cho xí nghiệp cơ khí Quang Trung được hưởng cơ chế ưu đãi đặc biệt như: miễn tiền thuê đất, mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp… cho đến khi dự án hoàn vốn. Để đầu tư dự án này, xí nghiệp cơ khí Quang Trung còn xin được vay vốn với lãi suất chỉ… 3%/năm trong vòng 15 năm (!?)

Việc thu hút các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đầu tư cảng biển có thể là lối thoát cho dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà. Nhưng điều mà nhiều người quan tâm là cơ sở để đưa ra phương án đầu tư cảng Hải Hà của hai doanh nghiệp này hình như vẫn dựa trên các đánh giá về nguồn hàng, điều kiện giao thông cũ của Vinashin, mà chưa có nghiên cứu, đánh giá lại trong điều kiện kinh tế hiện nay. Điều này đã làm cho nhiều người lo ngại về tiến độ triển khai và tính hiệu quả của dự án

Phương Nga
 
Last edited:
Top