What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn gia đình

LOBBY.VN

Administrator
10 gia đình giàu nhất châu Á​


Tài sản của 3,3 triệu cá nhân giàu có tại châu Á được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần lên 15,81 nghìn tỷ USD vào năm 2015

Số lượng triệu phú và tỷ phú tại châu Á đang tăng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới

Ngân hàng Julius Baer dự báo tài sản của 3,3 triệu cá nhân giàu có tại khu vực sẽ tăng gấp 3 lần lên 15,81 nghìn tỷ USD vào năm 2015

Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, cùng với đó là sự đi lên của thị trường bất động sản và kinh tế nói chung giúp một số doanh nghiệp tại châu Á tăng trưởng nhanh. Xét đến văn hóa kinh doanh gia đình tại châu Á, nhiều công ty lớn nhất ở châu Á đều là công ty gia đình, anh, em, con trai, con gái giữ vị trí chủ chốt trong công ty. Nhóm công ty gia đình này đã định hình sự phát triển của không ít ngành tại nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và Singapore

Dưới đây là danh sách 10 gia đình giàu nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương với số liệu tính toán từ Wealth-X, một công ty nghiên cứu chuyên cung cấp thông tin cho các ngân hàng tư nhân và công ty tư vấn. Giá trị tài sản của mỗi gia đình được tính toán dựa trên tài sản nằm giữ, lương, cổ tức và mọi tài sản đầu tư khác. Trong mỗi gia đình có ít nhất 2 thành viên tham gia vào công việc kinh doanh

10. Gia đình nhà Wang

Lãnh thổ: Đài Loan

Công ty: Formosa Plastics Group

Tổng giá trị tài sản ước tính: 8,6 tỷ USD

Gia đình nhà Wang sáng lập ra công ty nhựa Formosa Plastics Group, một trong những công ty nhựa lớn nhất thế giới và là công ty kinh doanh đa ngành lớn nhất Đài Loan. Công ty này là một trong những công ty chuyên sản xuất sản phẩm hóa dầu tại châu Á và hiện đang nắm kiểm soát khoảng 100 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác, từ y tế cho đến giáo dục

DaiLoan.jpg

Hai ông Yung-ching và Yung-tsai Wang sáng lập ra công ty vào năm 1958. Ông Yung ching dù chỉ học hết phổ thông nhưng đã cùng với người em của mình đưa công ty phát triển lên quy mô lớn nhất tại châu Á, với 4 công ty niêm yết trực thuộc bao gồm Formosa Petrochemical, Formosa Plastics, Nan Ya Plastics và Formosa Chemicals & Fibre

Bà CherWang, con gái của ông Yung-ching, đã chọn con đường khác để thành công. Công ty điện thoại HTC của bà có doanh thu 9,8 tỷ USD trong năm 2010. Bà Chẻ và chồng Wen Chi Chen được Forbes bình chọn người giàu nhất Đài Loan với tài sản khoảng 8,8 tỷ USD tính đến nay


9. Gia đình nhà Ng

Đất nước: Singapore

Công ty: Far East Organization, Sino Group

Tổng giá trị tài sản ước tính: 8,9 tỷ USD

Gia đình Ng sở hữu công ty bất động sản Far East Organization lớn nhất tại Singapore và công ty bất động sản Sino Group ở Hồng Kông. Nếu tính cả hai công ty này, người ta có công ty bất động sản lớn nhất châu Á với doanh thu hàng năm ước khoảng 4,3 tỷ USD

Singapore.jpg

Ông Ng Teng Fong đã sáng lập ra 2 công ty này. Năm 2010, ông đã qua đời vì bệnh xuất huyết não ở tuổi 82. Ông nổi tiếng với lối sống giản dị, ông sống tại một căn nhà trong suốt 30 năm ngay cả khi tài sản của ông ngày một nhiều hơn. Sau khi ông mất, hai con trai lên nắm quyền quản lý 2 công ty. Tại Singapore, công ty có tầm ảnh hưởng rất lớn, công ty hiện sở hữu khách sạn Fullerton cùng với khoảng 700 bất động sản có giá trị khác tại Singapore

8. Gia đình Hartono

Đất nước: Indonesia

Công ty: Djarum Group

Tổng giá trị tài sản ước tính: 11 tỷ USD

Gia đình Hartono giàu nhất tại Indonexia và hiện đang sở hữu hãng sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới – tập đoàn Djarum. Tập đoàn đồng thời nắm cổ phần đa số tại một trong những ngân hàng lớn nhất Indonexia – ngân hàng Bank Central Asia, phần lớn tài sản của gia đình đến từ ngân hàng này

Indonexica.jpg

Anh em nhà Robert Budi Hartono và Michael Bambang Hartono thừa hưởng tài sản từ cha đẻ người Trung Quốc, ông Oei Wie Gwan, người sáng lập ra Djarum vào năm 1951. Sau khi ông qua đời vào năm 1963, hai anh em đã tiếp quản công việc kinh doanh, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, ngoài ra họ bắt đầu xuất khẩu thuốc lá khoảng 10 năm sau đó. Sản phẩm thuốc lá của công ty chiếm khoảng 97% thị phần tại Mỹ năm 2009, trước khi Tổng thống Obama cấm bán thuốc lá có hương liệu, trừ hương bạc hà bởi lo ngại nó ảnh hưởng đến giới trẻ

7. Gia đình Lee Kun Hee

Đất nước: Hàn Quốc

Công ty: Samsung

Tổng tài sản ước tính: 11,6 tỷ USD

Ông Lee Kun Hee hiện đang giữ chức chủ tịch công ty điện tử Samsung, công ty thuộc tập đoàn Samsung, tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất của Hàn Quốc với khoảng gần 70 công ty trực thuộc. Tập đoàn đóng góp 20% GDP của Hàn Quốc

Hanquoc.jpg

Tập đoàn Samsung được sáng lập bởi ông Lee Byung Chull, cha của ông Lee Kun Hee, vào năm 1938. Ông Kun Hee trở thành chủ tịch công ty sau khi cha của ông qua đời vào năm 1987. Ông nổi tiếng với việc đã thành công khi đưa Samsung thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới

Samsung Electronics hiện là công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới, hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới sau Apple và đồng thời cạnh tranh với HP vị trí công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu

Tuy nhiên trong vai trò người đứng đầu tập đoàn, ông Lee Kun Hee đối đầu với nhiều áp lực. Vị chủ tịch 69 tuổi bị buộc tội trốn thuế, bội tín vào năm 2008, bị phạt tù 3 năm nhưng sau đó được ân xá. Ông đã rời khỏi Samsung trong 2 năm và sau đó trở lại vào năm 2010

6. Gia đình Kuok

Đất nước: Malaysia, Singapore

Công ty: Kuok Group

Tổng tài sản ước tính: 16,1 tỷ USD

Gia đình Kuok giàu có nhất tại khu vực Đông Nam Á, gia đình này sở hữu tập đoàn Kuok, một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành tại châu Á, trong đó phải kể đến ngành nông nghiệp, dịch vụ tài chính

Malaysia.jpg

Tập đoàn Malaysia này được sáng lập vào năm 1949 bởi 3 anh em nhà Kuok, người trẻ tuổi nhất hiện cũng đã 88 tuổi. Khởi đầu với hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, tập đoàn này mở rộng hoạt động sang Singapore vào năm 1952 và sau đó mở rộng tại Thái Lan, Indonexia, Hồng Kông và Trung Quốc

Ông Khoon Chen, 57 tuổi, hiện đang làm giám đốc điều hành của Kuok Group và công ty bất động sản Kerry Properties tại Hồng Kông. Người con trai thứ hai trong gia đình, ông Khoon Ean hiện giữ chức chủ tịch chuỗi khách sạn Shangri-La tại châu Á. Tuy nhiên nguồn tiền lớn nhất đến từ cổ phần đa số tại Wilmar International, công ty kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới

5. Gia đình Sunil Mittal & Family

Đất nước: Ấn Độ

Công ty: Bharti Group

Tổng giá trị tài sản ước tính: 16,5 tỷ USD

Sunil Bharti Mittal là người sáng lập ra Bharti Group, đồng thời ông cũng là chủ tịch của công ty Bharti Airtel, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của Ấn Độ. Hãng viễn thông Bharti Airtel đứng thứ 5 trên thế giới với tổng số thuê bao khoảng 200 triệu

d22Ando4.jpg

Ông Mittal sáng lập công ty vào năm 1976 khi ông mới 18 tuổi và chỉ có duy nhất 500USD trong túi. Khi đó công ty mới thành lập của ông chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp. Đến năm 54 tuổi, ông thành lập công ty viễn thông Bharti Telecom, công ty đầu tiên tại Ấn Độ đưa ra thị trường sản phẩm điện thoại để bàn vào thập niên 1980. 1 thập kỷ sau đó, công ty tiếp tục giới thiệu ra thị trường sản phẩm máy fax và điện thoại không dây

Hiện công ty đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ tài chính và sản xuất tại khoảng 19 nước trên thế giới

4. Gia đình Kwok

Lãnh thổ: Hồng Kông

Công ty: Sun Hung Kai Properties

Tổng giá trị tài sản ước tính: 22 tỷ USD

Gia đình Kwwok sáng lập ra công ty bất động sản Sun Hung Kai (SHK) Properties, công ty bất động sản lớn nhất châu Á tính theo giá trị thị trường

Công ty được sáng lập năm 1963 bởi doanh nhân Tak Seng Kwok người Trung Quốc đại lục và ông Fung King Hey và ông Lee Shau Kee. Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào năm 1972 và nhanh chóng trở thành một trong những công ty lớn nhất trên sàn tính theo giá trị thị trường. Giá trị thị trường của công ty hiện ở mức 34,25 tỷ USD

HongKong3.jpg

Ông Tak Seng qua đời vào năm 1990, để lại toàn bộ tài sản cho người vợ, bà Kwong Siu-hing và 3 con trai. Công ty tiếp tục kinh doanh tốt khi thị trường bất động sản Hồng Kông và Trung Quốc tăng trưởng nóng. Tháng 9/2011, công ty công bố lợi nhuận đạt 2,75 tỷ USD trong khoảng thời gian 1 năm kết thúc vào tháng 6/201. Công ty hoàn thành việc xây dựng tòa nhà cao nhất Hồng Kông, tòa nhà ITC 88 tầng vào năm 2010

3. Gia đình Lakshmi Narayan Mittal

Đất nước: Ấn Độ (không thường xuyên lưu trú)

Công ty: ArcelorMittal

Tổng giá trị tài sản ước tính: 28 tỷ USD

Lakshmi Narayan Mittal sáng lập ra công ty ArcelorMittal, công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới. Mittal được coi như người giàu thứ 6 trên thế giới, theo Forbes

“Đại gia” ngành thép 61 tuổi sáng lập ra công ty MittalSteel vào năm 1989. Công ty sau đó sáp nhập với Arcelor vào năm 2006 để thành lập nên tập đoàn hiện tại với trụ sở tại Luxembourg. Ông Mittel hiện đang giữ chức chủ tịch kiêm CEO của công ty và nắm khoảng 40% cổ phần công ty. Một số thành viên khác trong gia đình cũng tham gia vào công việc kinh doanh của công ty bao gồm con trai, con gái của ông

Ando5.jpg

Năm 2004, ông tổ chức đám cưới với Amit Bhatia, đám cưới xa xỉ thứ 3 trong lịch sử hiện đại, tiêu tốn đến 60 triệu USD. Đám cưới diễn ra tại cung điện Versailles của Pháp, gia đình Mittal chi tiền cho khoảng 1 nghìn khách mời ở chơi tại Paris trong 1 tuần

Công ty gia đình này vẫn đang có kế hoạch mở rộng hoạt động ra toàn cầu. Hiện nay ArcelorMittal đang hợp tác cùng “đại gia” than đá Peabody của Mỹ để mua lại gần 60% cổ phần tại công ty sản xuất than đá Macarthur Coal lớn nhất thế giới với giá khoảng 5 tỷ USD

2. Gia đình Li Ka-shing (Lý Gia Thành)

Lãnh thổ: Hong Kong

Công ty: Cheung Kong, PCCW, Hutchison Whampoa

Tổng giá trị tài sản ước tính: 32 tỷ USD

HongKong22.jpg

Ông Lý Gia Thành được coi như một trong những doanh nhân quyền lực nhất tại châu Á, các công ty mà ông đang sở hữu có tổng giá trị thị trường khoảng 92 tỷ USD

Doanh nhân người Hồng Kông gốc Trung Quốc nổi tiếng này có xuất phát điểm trên con đường kinh doanh khá khiêm tốn. Ông rời trường học từ năm 12 tuổi và chuyển đến Hồng Kông cùng gia đình vào năm 1928. Sau khi làm việc một thời gian tại công ty nhựa, ông đứng ra mở công ty nhựa riêng của mình ở tuổi 22, nay công ty đã phát triển thành Cheung Kong Industries, công ty đầu tư bất động sản hàng đầu tại Hồng Kông

Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào năm 1972 và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, thâu tóm Hutchison Whampoa và Hong Kong Electric

Hoạt động kinh doanh của các công ty mà ông Lý Gia Thành sở hữu hiện rất đa dạng, từ đóng tàu cho đến viễn thông, công nghệ sinh học; quy mô hoạt động rộng khắp tại Trung Quốc, Anh và Úc. Hai con trai ông đang tham gia thực tiếp vào việc điều hành công ty của gia đình

1. Gia đình Ambani

Đất nước: Ấn Độ

Công ty: Reliance Industries & Reliance

Tổng giá trị tài sản ước tính: 37,6 tỷ USD

Gia đình Ambanis giàu nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Công ty Reliance Industries & Reliance, công ty niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán Ấn Độ, có giá trị thị trường 55,6 tỷ USD

Ông Dhirubhai Hirachand Ambani sáng lập ra công ty vào năm 1966, ban đầu công ty sản xuất và kinh doanh hàng dệt may và từ đó đến nay đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác bao gồm hóa dầu, truyền thông và năng lượng. Câu chuyện khởi nghiệp của Dhirubhai từ một nhân viên bình thường lên một “đại gia” giúp ông trở thành thần tượng của người Ấn Độ

AnDo33.jpg

Công ty Reliance Industries niêm yết cổ phiếu vào năm 1977. Ông Dhirubhai mất vào năm 2002, hai con trai của ông tiếp quản hoạt động kinh doanh, tuy nhiên mối quan hệ giữa hai người này không được tốt dẫn đến việc tập đoàn bị chia tách vào năm 2006. Người anh trai hiện quản lý Reliance Industries quản lý các tài sản dầu lửa của tập đoàn. Người em trai đang nắm công ty Reliance Group hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, y tế và nhiều lĩnh vực khác

Trong thập kỷ qua, gia đình Ambani chịu không ít “tai tiếng” tại Ấn Độ bởi dính líu đến các cuộc điều tra của cảnh sát về hoạt động kinh doanh và cáo buộc tham nhũng tại tập đoàn. Ông Mukesh Ambani nổi tiếng khắp thế giới với việc xây tòa nhà 1 tỷ USD, đắt nhất thế giới, tại Mumbai, thủ đô Ấn Độ
 
10 đại công ty gia đình lớn nhất ở Mỹ​

0026_450.jpg

Nhà Kock là chủ sở hữu tập đoàn năng lượng hàng đầu ở Mỹ, Kock Industries​

Theo trang Business Insider, các công ty gia đình hiện đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế Mỹ. Số liệu thực tế cho thấy, khoảng 1/3 doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 là công ty gia đình

Cũng như các công ty gia đình ở châu Á, các doanh nghiệp thuộc loại hình này ở Mỹ đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Các công ty này thực sự là những “đế chế” có ảnh hưởng lớn tới bộ mặt kinh tế quốc gia

Tạp chí Family Business mới đây đã đưa ra danh sách 100 công ty gia đình lớn nhất ở Mỹ. Trong đó nhiều tên tuổi lớn đã quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như hãng kẹo sô-cô-la Mars, chuỗi siêu thị Wal-Mart…

Dưới đây là 10 công ty lớn nhất thuộc danh sách này, do trang Business Insider trích dẫn và giới thiệu

10. Mars


018.jpg

Chủ sở hữu: Gia đình Mars
Trụ sở: McLean, bang Virginia
Doanh thu hàng năm: 30 tỷ USD
Website: www.mars.com

Mars là một trong những công ty gia đình chuyên kinh doanh thực phẩm lớn nhất thế giới. Các mặt hàng chính của Mars là sô-cô-la, kẹo cao su, thức ăn… Frank C. Mars là người đã sáng lập nên công ty này vào năm 1911, ban đầu chỉ là một cửa hàng bán kẹo do người nhà tự làm. Hiện công ty này có hơn 65.000 nhân viên trên toàn cầu. Mars hiện vẫn là công ty tư nhân với thành phần ban giám đốc là người nhà Mars

9. Bechtel

028.jpg

Chủ sở hữu: Gia đình Bechtel
Trụ sở: San Francisco, bang California
Doanh thu hàng năm: 30,8 tỷ USD
Website: www.bechtel.com

Bechtel là một công ty về xây dựng, quản lý dự án, với hơn 100 năm kinh nghiệm. 4 thế hệ trong gia đình Bechtel đã tham gia quản lý công ty này. Cho tới nay, Bechtel đã có 23.000 dự án trên 140 nước. Ngày nay, 49.000 nhân viên đang phục vụ cho Bechtel. Riley Bechtel, “cháu đích tôn” của nhà sáng lập Warren Bechtel, hiện là Giám đốc điều hành của công ty này

8. HCA Holdings

038.jpg

Chủ sở hữu: Gia đình Frist
Trụ sở: Nashville, bang Tennessee
Doanh thu hàng năm: 31,5 tỷ USD
Website: www.hcahealthcare.com

Công ty quản lý chuỗi bệnh viện tư nhân này được cha con ông Thomas Frist sáng lập. Đầu năm nay, công ty này đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Hiện nhà Frist có hai người nằm trong ban lãnh đạo của công ty này, trong đó một người là cựu Thượng nghị sỹ Bill Frist

7. News Corp

048.jpg

Chủ sở hữu: Nhà Murdoch
Trụ sở: New York, bang New York
Doanh thu hàng năm: 33,4 tỷ USD
Website: www.newscorp.com

Bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ một tờ báo nhỏ do cha để lại, sau hơn 50 năm miệt mài với hàng loạt các chương trình kinh doanh tầm cỡ, Rupert Murdoch đã xây dựng thành công News Corporation - tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới. Hồi giữa năm nay, “đế chế” truyền thông News Corp. “gặp hạn” với vụ tai tiếng của tờ lá cải News of the World

6. Comcast

058-1.jpg

Chủ sở hữu: Nhà Roberts
Trụ sở: Philadelphia, bang Pennsylvania
Doanh thu hàng năm: 37,94 tỷ USD
Website: www.comcast.com

Theo công bố hồi tháng 7 về chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ (ACSI) trên trang Business Insider, nhiều khách hàng tỏ ra không hài lòng với công ty truyền hình cáp này bởi những thông báo thiếu rõ ràng về kế hoạch thay đổi, nâng cấp hay thanh toán. Khách hàng không nâng cấp lên tivi kỹ thuật số thì còn bị mất một số kênh, thời gian chờ đợi các chuyên viên kỹ thuật lâu và giá tăng đột xuất

5. Carlson Companies

068.jpg

Chủ sở hữu: Nhà Carlson
Trụ sở: Minnetonka, bang Minnesota
Doanh thu hàng năm: 38 tỷ USD
Website: www.carlson.com

Công ty chuyên về du lịch và tiếp thị này được thành lập vào những năm 1930. Carlson Companies từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những nơi làm việc tốt nhất ở Mỹ. Sau sự kiện 11/9/2001, Carlson bị tác động nặng nề. Giám đốc điều hành công ty khi đó là bà Marilyn Carlson Nelson đã bằng tài năng của mình đưa công ty tăng trưởng trở lại. Hiện bà Marilyn nằm trong ban giám đốc công ty

4. Koch Industries

078.jpg

Chủ sở hữu: Koch Family
Trụ sở: Wichita, bang Kansas
Doanh thu hàng năm: 100 tỷ USD
Website: www.kochind.com

Koch Industries là một tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Mỹ. Tập đoàn này được xây dựng vào đầu những năm 1940. Tới nay, Koch có tới 50.000 nhân viên. Công ty này từng phải đối mặt với những chỉ trích về việc bảo vệ môi trường và hỗ trợ tài chính cho các ứng cử viên chính trị Đảng Cộng hòa. Hiện Charles và David Koch đang lãnh đạo công ty này

3. Cargill

088.jpg

Chủ sở hữu: Nhà Cargill/ MacMillan
Trụ sở: Wayzata, bang Minnesota
Doanh thu hàng năm: 107,88 tỷ USD
Website: www.cargill.com

Cargill là công ty chưa niêm yết lớn nhất ở Mỹ, được thành lập vào cuối giai đoạn nội chiến 1865. Đây là nhà sản xuất lớn thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp cùng nhiều loại hình dịch vụ. Giám đốc điều hành hiện tại của công ty, Gregory Page, là lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử công ty này không phải từ gia đình Cargill hay MacMillan

2. Ford Motor Co

098.jpg

Chủ sở hữu: Nhà Ford
Trụ sở: Dearborn, bang Michigan
Doanh thu hàng năm: 128,95 tỷ USD
Website: www.ford.com

Cái tên Ford đã quá quen thuộc với nhiều người ham thích xe hơi. Đây là một trong ba “đại gia” sản xuất ôtô của nước Mỹ. Hiện nhà Ford có ba người đang nằm trong ban lãnh đạo tập đoàn, trong đó William Clay Ford là Chủ tịch điều hành

1. Wal-Mart

108.jpg

Chủ sở hữu: Nhà Walton
Trụ sở: Bentonville, bang Arkansas
Doanh thu hàng năm: 421,85 tỷ USD
Website: www.walmart.com

Chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu nước Mỹ này bắt đầu khởi nghiệp vào năm 1962 và hiện đã có chi nhánh ở hầu khắp thế giới. Gia đình Walton, chủ sở hữu Wal-Mart, nhiều năm liền được tạp chí Forbes đưa vào danh sách các tỷ phú thế giới. Rob Walton, con trai người sáng lập công ty, hiện đang giữ chức Chủ tịch Ban giám đốc công ty
 
10 tỷ phú giàu nhất châu Phi​

Lần đầu tiên tung ra danh sách 40 người giàu nhất châu Phi, Forbes đã cho thấy tầm quan trọng của “lục địa đen” đối với thế giới. Tổng tài sản của các đại gia này lên tới 64,9 tỷ USD, trong đó có 16 người là tỷ phú

Nam Phi đóng góp tới 15 người trong danh sách, theo sau là Ai Cập với 9 người, Nigeria với 8 người và Ma-rốc với 5 người. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng tỉ phú thì Ai Cập lại là nhiều nhất với 7 trên tổng số 16 người

Có sáu quốc gia ở châu Phi có mặt trong danh sách. Độ tuổi trung bình của những người trong danh sách này là 61 và tất cả 40 người đều là đàn ông. Dưới đây là top 10 người giàu nhất châu Phi

1. Aliko Dangote

Aliko_Dangote.jpg

Dangote năm nay 54 tuổi nhưng đã sở hữu khối tài sản trị giá 10,1 tỉ USD. Ông là nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Aliko Dangote chuyên về hàng hóa và vật liệu xây dựng, được mệnh danh là vua xi măng của châu Phi. Dangote Cement được niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria vào cuối năm ngoái và hiện đang là công ty có giá trị lớn nhất trên sàn. Về sau, ông thành lập tập đoàn Dangote Group - kết hợp sản xuất xi măng, tinh luyện đường, xay bột và sản xuất muối. Ông còn là một nhà từ thiện nổi tiếng khi hào phóng chi ra hàng triệu USD cho việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội

2. Nicky Oppenheimer

Nicky_Oppenheimer.jpg

Trùm kim cương 66 tuổi của Nam Phi Nicky Oppenheimer xếp thứ 2 với 6,5 tỉ USD. Ông là chủ tịch của công ty khai thác kim cương DeBeers, tuy nhiên đầu tháng 11 vừa rồi, ông đã tuyên bố bán toàn bộ số cổ phần của mình trong công ty, chấm dứt hơn 80 năm thống trị của gia đình Oppenheimer. Oppenheimer có niềm đam mê đặc biệt đối với trực thăng và criket. Ông cũng là ông chủ của Tswalu Kalahari Reserve - khu giải trí lớn nhất Nam Phi

3. Nassef Sawiris

Nassef_Sawiris.jpg

Về thứ 3 là tỉ phú người Ai Cập Nassef Sawiris của công ty xây dựng Orascom. Năm nay 50 tuổi và có số tài sản trị giá 4,75 tỉ USD, Nassef Sawaris đang sở hữu công ty có giá trị giao dịch thị trường lớn nhất Ai Cập - Orascom Construction - được thành lập bởi cha ông là Onsi Sawaris. Công ty tài chính quốc tế IFC của World Bank đã đầu tư 50 triệu USD vào cổ phiếu của Orascom Construction trong năm 2011. Ngoài ra, Sawiris còn nắm cổ phần lớn trong đại gia xi măng Lafarge và Texas Industries

4. Johann Rupert


Johann_Rupert.jpg

Johann Rupert năm nay 61 tuổi, sở hữu khối tài sản trị giá 4,7 tỉ USD. Ông là chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn kinh doanh hàng xa xỉ Richemont của Nam Phi, sở hữu các nhãn hàng tên tuổi như Vacheron Constantin, Cartier, Alfred Dunhill, Montblanc và Chloé. Doanh thu của Richemont đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm nay do sự phục hồi kinh tế và nhu cầu hàng xa xỉ đang lên từ châu Á. Ông cũng là một trong bốn tỉ phú người Nam Phi trong danh sách này

5. Mike Adenuga

Mike_Adenuga.jpg

Mike Adenuga năm nay 56 tuổi, là nhà tài phiệt người Nigeria với số tài sản lên tới 4,3 tỉ USD. Ông là chủ tịch công ty khai thác dầu mỏ lớn nhất Nigeria, sản xuát ra hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày. Ngoài ra, ông còn sở hữu hãng viễn thông di động lớn thứ 2 Nigeria - Globalcom. Ở Nigeria, Mike Adenuga nổi tiếng là người ưa riêng tư và an toàn, vì thế mỗi lần xuất hiện, ông chỉ đi ô tô chống đạn với tài xế riêng và hàng tá vệ sĩ

6. Naguib Sawiris

Naguib_Sawiris.jpg

Năm nay 57 tuổi, vị tỉ phú Ai Cập này có tổng tài sản trị giá 2,9 tỉ USD. Ông chính là người đã gây dựng nên Orascom Telecom và bán lại cho người khổng lồ viễn thông Vimpelcom của Nga vào tháng 4/2011 với giá 6,5 tỉ USD, đồng thời trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Ông cũng tham gia hoạt động chính trị và đã lập nên đảng Ai Cập tự do, chủ trương thúc đẩy tự do thương mại và nền tảng thực tế

7. Miloud Chaabi

Miloud_Chaabi.jpg

Miloud Chaabi năm nay 82 tuổi và là một doanh nhân người Ma-rốc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Khối tài sản của ông được định giá là 3 tỉ USD. Chaabi là chủ tịch của Ynna Holding, hoạt động trong lĩnh vực xây nhà, khách sạn, siêu thị và năng lượng tái tạo. Ông từng là một thành viên Quốc hội, và tháng 2 vừa rồi, ông đã cùng những người biểu tình diễu hành đến Quốc hội để yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng trong kinh tế và chính trị

8. Cristoffel Wiese

Cristoffel_Wiese.jpg

Tỉ phú “Cristo” của Nam Phi năm nay 70 tuổi và có tổng tài sản trị giá 2,7 tỉ USD. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm cổ đông lớn nhất của chuỗi siêu thị bán lẻ giá rẻ lớn nhất châu Phi. Ông cũng nắm trong tay tới 40% cổ phần trong chuỗi cửa hàng thời trang giảm giá Pepkor

9. Onsi Sawiris

Onsi_Sawiris.jpg

Onsi Sawiris năm nay 81 tuổi, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sở hữu khối tài sản trị giá 2,6 tỷ USD. Ông là giàu thứ ba tại Ai Cập, đồng thời là người đứng đầu gia đình giàu có nhất nước này. Cả ba người con trai của ông là Naguib Sawiris, Samih Sawiris, Nassef Sawiris đều rất thành công trong việc điều hành ba công ty của tập đoàn Orascom là Orascom Telecom, Orascom Hotels and Orascom Construction

10. Patrice Motsepe

Patrice_Motsepe.jpg

Patrice Motsepe năm nay 48 tuổi và là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty khai thác vàng Harmony Gold Mining ở Nam Phi từ năm 2003. Ngoài ra, ông còn là đối tác liên doanh của một trong số những công ty luật lớn nhất Nam Phi là Bowman Gilfillan. Năm 2002, ông được bầu chọn là nhà lãnh đạo của năm bởi các CEO trong top 100 công ty hàng đầu Nam Phi. Cũng trong năm đó, ông được nhận giải thưởng Nhà khởi nghiệp xuất sắc nhất của Ernst&Young. Motsepe hiện là chủ tịch của Cộng đồng doanh nghiệp Nam Phi, đồng thời sở hữu câu lạc bộ bóng đá Mamelodi Sundowns
 
Đầu tư vào kinh tế tư nhân phải lên 40%​

kinh_te_phat_trien.jpg

- Đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân phải lên 40% thay vì 35% như trước đây vì vốn phải được đổ vào những lĩnh vực ngành nghề có tác động lan tỏa cao

Ông Trương Đình Tuyển - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đã nhấn mạnh điều này và nêu rõ đây chính là điều kiện bảo đảm mức tăng trưởng 6% năm 2012 theo kế hoạch đề ra

Ông Trương Đình Tuyển cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2012 tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Trường hợp lạm phát năm 2012 ở mức 9% thì lãi suất huy động sẽ xuống 11%/năm và lãi suất cho vay ở mức 13 - 15%/năm

Ông Trương Đình Tuyển và các chuyên gia khác đều cho rằng, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong năm 2012, cần có những biện pháp để giảm lãi suất thay vì hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh có lãi mới đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nên việc giảm thuế sẽ không bằng việc hỗ trợ vốn đối với họ. Có khoảng 30% doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, số còn lại thì khó. Đó là chưa kể, muốn vay vốn ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp. Mà việc này, với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đơn giản. Do đó, quỹ hỗ trợ tín dụng cần phát huy hơn nữa để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn thông qua vay tín chấp

Các chuyên gia nhấn mạnh, lãi suất giảm 2% sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn so với việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Để có thể giảm lãi suất, Chính phủ hiện đang cố gắng giảm lạm phát và lạm phát 1 con số nếu không quyết tâm thì sẽ không làm được. Cơ sở để đưa ra mức lạm phát dưới 10% là từ nhiều tháng nay lượng tiền liên tục được rút về là điều kiện để kiểm soát lạm phát tốt hơn trong thời gian tới

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Chuyên gia kinh tế cao cấp khẳng định quan điểm: việc mở rộng tiền tệ và tín dụng hiện nay là chưa thích hợp. Việt Nam nên duy trì chính sách tiền tệ, tín dụng thắt chặt và Ngân hàng Nhà nước không nên bơm tiền cho các ngân hàng thương mại để nới lỏng tiền tệ

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, điều quan trọng là trong khối lượng tín dụng đó bao nhiêu được phân bổ cho doanh nghiệp nhà nước, bao nhiêu được phân bổ cho khu vực dân doanh; tỷ trọng tín dụng vào bất đông sản là bao nhiêu, vào sản xuất là bao nhiêu. Bởi khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tiếp cận vốn

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng: khó khăn là cơ hội để cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp. Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ, tài nguyên ngày càng khan hiếm, doanh nghiệp phải thích nghi với xu thế này. Điều chỉnh sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới. Doanh nghiệp nên áp dụng công nghệ thông tin để cắt giảm chi phí hành chính

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã đưa ra một số gợi ý giải pháp cho doanh nghiệp vừa vả nhỏ như:

- Làm phân tích SWOT cho tình hình hiện nay và tương lai. Suy nghĩ toàn cầu, hành động cụ thể và quyết đoán. Tốc độ, hiệu quả là quan trọng nhất trong tình hình biến động hiện nay

- Đề ra các chương trình hành động có thứ tự ưu tiên và tập trung hoàn thành từng bước. Học Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Đánh nhỏ, thắng nhỏ, đánh chắc, thắng chắc” trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược lâu dài

- Coi trọng nguồn nhân lực, đào tạo , bồi dưỡng. Tăng cường bộ phận nhân sự về đào tạo, bồi dưỡng

- Tăng cường hoạt động của các hiệp hội để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Thanh Hà
 
Top