What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn JolliBee

P

PoCoLo

Guest
Tập đoàn Phillipines đang nắm giữ Highlands Coffee và phở 24 là ai ?​

15482_tap-doan-phillipines-dang-nam-giu-highlands-coffee-va-pho-24-la-ai.jpg

Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể vươn ra ngoài phạm vi trong nước

Khi nhắc tới đồ ăn nhanh (fastfood), người ta thường liên tưởng ngay tới nước Mỹ, thiên đường fastfood với những cái tên như McDonald’s, KFC, Pizza Huts,... Những thương hiệu này đã nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới

Ngay tại những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, nơi nhiều người đánh giá là fastfood không phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa như Trung Quốc, Nhật Bản,…, những cửa hàng phục vụ kiểu Mỹ cũng giành chiến thắng vang dội

Tuy nhiên, vẫn có một tập đoàn Đông Nam Á đủ sức cạnh tranh với những ông lớn đến từ phía bên kia bán cầu. Cái tên JolliBee đến từ Phillipines đã cho người ta thấy, không chỉ người Tây mới giỏi làm đồ ăn nhanh

Khởi nghiệp từ người bán kem

Ở Phillipines, cái tên Tony Tan Caktion được coi là một huyền thoại sống về tài kinh doanh. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Tony Tan từ một ông chủ cửa hàng bán kem đã vươn lên trở thành một tỉ phú với hơn 2500 cửa hàng đồ ăn nhanh ở khắp mọi nơi trên thế giới

Tony Tan Caktion sinh năm 1947, là con thứ ba trong gia đình bảy anh em. Bố mẹ ông là người gốc Hoa di cư sang Phillipines với mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Bố Tony Tan nhờ tài nấu ăn của mình đã nuôi sống cả gia đình và kiếm đủ tiền cho ông theo học đại học ở Manila

Năm 1975, Tony Tan Caktion đã thuyết phục được gia đình đem hầu hết tiền tiết kiệm mua nhượng quyền lại hai cửa hàng bán kem. Công việc kinh doanh của ông diễn ra khá thuận lợi. Với tài quan sát tinh tế, Tony nhận ra nhiều người đến quán kem của ông còn có nhu cầu với các loại đồ ăn khác như gà rán, hamburger hay sandwich, và ông đã kết hợp bán cả những mặt hàng này trong cửa hàng của mình

Đến năm 1978, sau khi có trong tay 6 cửa hàng kem, Tony tự hỏi: “Tại sao chúng ta không chuyển sang bán hamburger nhỉ?” Câu hỏi được đặt ra khi số lượng người đến hỏi mua đồ ăn nhanh ngày càng nhiều, đôi khi còn nhiều hơn cả đến ăn kem

Câu hỏi của Tony Tan cũng đánh dấu thời điểm JolliBee ra đời. Ông cùng các thành viên trong gia đình đã nghĩ ra một biểu tượng dễ thương – sự kết hợp giữa một nhân vật hoạt hình của Disney và hình ảnh chú ong chăm chỉ để tạo nên cái tên JolliBee

Khi được hỏi tại sao ông không tiếp tục chọn cách mua nhượng quyền mà lại xây dựng một thương hiệu mới, Tony Tan trả lời: “Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể phát triển ra ngoài phạm vi đất nước”

Bản thân Tony Tan Caktion cũng không thể ngờ rằng hai mươi năm sau, cái tên JolliBee có thể giúp ông kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền

Đánh bại những tập đoàn đa quốc gia

Thời điểm JolliBee được thành lập, các tập đoàn đa quốc gia, điển hình là McDonald's đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Phillipines. Tuy nhiên, JolliBee đã dễ dàng giành chiến thắng trước tập đoàn hùng mạnh này bởi theo Tony Tan, McDonald’s khá “ngây thơ”

“McDonald’s tốt ở tất cả mọi thứ, nhưng họ lại thiếu sự hiểu biết về văn hóa bản địa”, Tony Tan nhận định

Khả năng nắm vững văn hóa và khẩu vị của người dân bản địa là bí quyết giúp chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của JolliBee giành chiến thắng trước các tập đoàn đa quốc gia. JolliBee hiểu rõ những món ăn mà người Phillipines yêu thích như mì xào, spaghetti, hay thói quen ngửi đồ ăn trước khi dùng

Đặc biệt, đồ ăn của JolliBee có giá thành rẻ hơn nhiều so với McDonald’s. Hợp khẩu vị, hợp túi tiền là những yếu tố quyết định chiến thắng của JolliBee trên sân nhà trước các ông lớn đa quốc gia

Ngày nay, khi đến Phillipines, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những cửa hàng của JolliBee ở khắp các nhà ga, trung tâm thương mại, các khu phố lớn. Với hơn 2000 cửa hàng, ngoài chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Jollibe, tập đoàn sở hữu khá nhiểu thương hiệu khác như Chowking, Greenwich, Red Ribborn,… và tham gia nhượng quyền Burger King. Các thành viên trong gia đình Tony Tan lần lượt nắm giữ công việc quản lý và vai trò chủ chốt trong công ty

Bên ngoài Phillipines, Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng của tập đoàn này

Doanh thu của tập đoàn này vẫn đang tăng đều qua các năm. Tổng kết quý 3/2012, doanh thu tại Phillipine tăng 9,6%, Trung Quốc tăng 26,5%, khu vực Đông Nam Á và Trung Đông tăng 24,7% và tại Mỹ - quê hương của đồ ăn nhanh, JolliBee cũng tăng trưởng 12,6%

Năm 2004, Tony Tan Caktion được tập đoàn tư vấn Ernst & Young bình chọn là doanh nghiệp thành công nhất thế giới. Với tổng tài sản hiện nay ước tính đạt 1,25 tỉ USD, Tony Tan Caktion hiện là một trong những người giàu nhất Philippines

Chiến lược ở Việt Nam

Tại Việt Nam, JolliBee đã xuất hiện từ khá sớm. Cửa hàng đầu tiên được JolliBee mở tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1996. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương hiệu này mới bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, JolliBee có khoảng 30 cửa hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh

Tại Hà Nội, JolliBee vẫn chưa thực sự hiện diện khi chỉ có 2 cửa hàng ở Hà Đông. Nếu so với số lượng các cửa hàng của KFC (130 cửa hàng), Lotteria (133 cửa hàng) thì vẫn còn khá khiêm tốn

Tuy nhiên, tập đoàn này lại có thương vụ khá đình đám tại Việt Nam khi mua lại bộ phận kinh doanh tại Hồng Kông và 49% bộ phận kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn Quốc tế Việt Thái (VTI). VTI là tập đoàn nắm giữ nhiều chuỗi cửa hàng nổi tiếng với các thương hiệu như HighLands Coffee, Phở 24, Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma cao và Hồng Kông

Giá trị của thương vụ (thực hiện qua công ty con của JolliBee là JolliBee Worldwide) là 25 triệu USD và VTI cũng sẽ nhận được khoản vay trị giá 35 triệu USD với lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2016

Việc mua lại cổ phần của VTI là một phần trong kế hoạch mua lại các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Á và Mỹ của JolliBee nhằm mở rộng quy mô của tập đoàn này

JolliBee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê Highlands tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của JolliBee trên toàn châu Á

Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho JolliBee, khi cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu
 
Highland Coffee & Jollibee

Thương vụ Jollibee mua nửa bộ phận kinh doanh của Viet Thai International (VTI), chủ sở hữu thương hiệu Highlands Coffee, nằm trong kế hoạch đầy tham vọng của họ

Theo đó, tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu

highlands-coffee.jpg

Đang ăn nên làm ra như vậy, tại sao David Thái chấp nhận bán Highlands Coffee ?

Thương vụ Jollibee mua nửa bộ phận kinh doanh của Viet Thai International (VTI), chủ sở hữu thương hiệu Highlands Coffee, nằm trong kế hoạch đầy tham vọng của họ

Theo đó, tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu

Đây là một thương vụ được Jollibee đánh giá cao, bởi vì ngay trước khi đặt bút ký với VTI, họ đã quyết định bán chuỗi cà phê Ti-Amo của Hàn Quốc mới sở hữu được hơn một năm. Trong thương vụ mua lại cổ phần của VTI, bên cạnh Highlands Coffee, Jollibee còn nắm được nhượng quyền của chuỗi Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma Cao và Hồng Kông (thuộc quyền của VTI từ trước)

Sức quyến rũ của Highlands Coffee

Ông chủ David Thái của Highlands Coffee lớn lên ở Seattle (Mỹ), quê hương của cửa hàng Starbucks đầu tiên. Có lẽ vì vậy mà người ta có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa Starbucks và chuỗi Highlands Coffee

Với hai gam màu chủ đạo là đỏ-đen, từ đồng phục nhân viên đến cách bài trí không gian nội thất, Highlands Coffee tạo ấn tượng hiện đại, năng động nhưng vẫn gần gũi và dễ nhớ đối với khách hàng. Nền nhạc Jazz chủ đạo trong các quán Highlands Coffee tạo cảm giác thư giãn và sang trọng

Đặc trưng hơn, Highlands Coffee phục vụ đầy đủ từ những loại cà phê nổi tiếng của thế giới cho đến món cà phê truyền thống kiểu Việt Nam. Vấn đề đồng nhất chất lượng toàn hệ thống rất được xem trọng và họ kiên quyết không nhượng quyền. Starbucks cũng ít khi nhượng quyền. Trong nhiều trường hợp, chính tập đoàn này đã mua lại cửa hàng của đối tác để tự tay quản lý và phát triển

Highlands Coffee chọn phân khúc doanh nhân để phục vụ. Họ chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền đẹp trong thành phố. Điều này vừa thể hiện đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị là một thương hiệu cà phê sang trọng, sành điệu

Nhờ vậy, Highlands Coffee trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn thứ hai Việt Nam với 54 chi nhánh. Đồng thời ấn tượng thương hiệu được ghi dấu khá chắc chắn. Thừa thắng xông lên, VTI tiếp tục đưa những thương hiệu nổi tiếng về Việt Nam như Hard Rock Café, Emporio Armani Caffé hay Nike

Tại sao bán ?

Đang ăn nên làm ra như vậy, tại sao David Thái chấp nhận bán ?

Tìm hiểu lại những thông tin liên quan đến thương vụ này, có thể thấy rằng để đổi lại số cổ phần trong VTI, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này sẽ được VTI dùng để đầu tư cho tương lai

Nhưng liệu mọi chuyện chỉ có thế ? Hay vì cả David Thái lẫn Jollibee đều đã nhìn thấy được viễn cảnh Starbucks sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam trong tương lai gần ?

Tên tuổi cũng như những thành công của Starbucks ở các thị trường khác là một mối đe dọa cho Highlands Coffee. Ở Việt Nam, tuy chưa thực sự hiện diện nhưng lớp trẻ hầu như ai cũng đều đã từng nghe nói đến thương hiệu cà phê chuỗi lớn nhất thế giới này rồi

Nhiều khả năng ông lớn đến từ Mỹ sẽ là đối thủ cạnh tranh thực tiếp ở phân khúc doanh nhân mà Highlands Coffee đang chiếm ưu thế. Trong bối cảnh đó, việc Jollibee tiếp cận và ngỏ lời tham gia vào VTI có vẻ như khá đúng lúc

Jollibee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho Jollibee, bởi vì hiện nay cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu

Xem chừng cuộc chiến cà phê giữa Starbucks và Highlands Coffee tại Việt Nam, nếu xảy ra, sẽ vô cùng thú vị. Bởi vì Starbucks có thừa kinh nghiệm chinh chiến quốc tế, còn Jollibee lần này lại đang được sở hữu lợi thế địa phương rất lớn… của người Việt
 
KFC, Lotteria, Jollibee chiếm lĩnh thị trường fastfood Việt

KFC với thế mạnh là gà rán khi sở hữu trên 60%, Lotteria lợi thế với bánh mì hamburger chiếm 60-70%

Những ông trùm như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut đang làm mưa làm gió trong thị trường thức ăn nhanh (fastfood) của Việt Nam. Mới đây tập đoàn cung cấp dịch vụ đồ ăn nhanh hàng đầu của Mỹ-Burger King, đã mở hệ thống chuỗi cửa hàng của mình tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán sẽ có một cuộc "nội chiến" thương hiệu ngoại, trong khi thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam đã đuối nay lại đuối hơn

306833_462365743810249_258340217_n.jpg

Các thương hiệu nước ngoài phần lớn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thông qua mô hình chuyển nhượng thương hiệu. Đây là giải pháp tối ưu cho các nhà đầu tư (nhà đầu tư), giúp doanh nghiệp (doanh nghiệp) giảm chi phí, bớt rủi ro và gánh nặng về quản lý thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng chen chân vào Việt Nam

Mặc dù mới xâm nhập vào thị trường Việt, nhưng Burger King chuẩn bị mở 12 cửa hàng từ nay đến hết năm 2012. Cụ thể, tại TP HCM sẽ có 5 cửa hàng, Hà Nội 3, Đà Nẵng 1 và các sân bay 3

Xu hướng thức ăn nhanh gia nhập vào Việt Nam từ những năm 1990, mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng đã đạt được mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 26%, một con số đáng mơ ước so với nhiều loại hình dịch vụ khác. Số lượng khách hàng lớn do thế mạnh chính là chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2004, sau 3 năm hoạt động, đã có 37 cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Lotteria. Theo như kế hoạch ban đầu, Lotteria hướng tới sẽ mở 79-80 cửa hàng, nhưng đến nay, Lotteria đã có 124 cửa hàng và phấn đấu đạt 140 cửa hàng cho đến hết tháng 12

Không kém cạnh, KFC sau 15 năm gia nhập thị trường Việt Nam đã có 125 cửa hàng. Theo ông Lê Hoài Nam, Giám đốc tiếp thị thương hiệu KFC, cho biết: "Ngay khi vào Việt Nam, KFC đã xác định chiến lược phát triển gắn với gà rán và tạo những không gian đồng nhất thân thiện trong chuỗi cửa hàng mình. KFC đang có những đổi mới trong thiết kế cửa hàng theo hướng trẻ trung, hiện đại"

Bên cạnh đó, Jollibee cũng tăng tốc với hơn 30 cửa hàng. Và tuy chưa đạt đến con số hàng chục, nhưng những cái tên như Pizza Hut, Afresco… cũng góp phần tạo sự sôi động cho thị trường. Điều này chứng tỏ thị trường kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam đang bị doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ với trên 70%

Trong đó, KFC với thế mạnh là gà rán khi sở hữu trên 60%, hay Lotteria lợi thế với bánh mì hamburger chiếm 60-70%, còn lại là thương hiệu bánh Pizza... Trong tương lai, 2 chuỗi siêu thị này sẽ đạt mức 200 cửa hàng rải khắp trên cả nước

Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang săn đón thị trường Việt Nam thì các nhà đầu tư trong nước lại không mấy hứng thú đối với thị trường tiềm năng này. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh cơm kẹp "Made in Việt Nam" của Vietmac có đối tượng phục vụ chủ yếu là dân văn phòng cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định trước sự xâm chiếm thị trường của các thương hiệu ngoại

Kinh Đô là một trong số ít doanh nghiệp mở cửa hàng thức ăn nhanh theo kiểu Việt tại Việt Nam: Công ty Kinh Đô Sài Gòn, thành viên của Tập đoàn Kinh Đô Sài Gòn đã mở cửa hàng K-Do Bakery phục vụ café, bánh sandwich, pizza, hamburger và các loại thức uống theo kiểu mô hình thức ăn nhanh

Tuy nhiên, ông Trương Hàm Liêm, Giám đốc tiếp thị Lotteria, nhận định: "Kinh doanh theo kiểu Kinh Đô không phải là kinh doanh thức ăn nhanh, nên chúng tôi không liệt kê những hình thức này là đối thủ cạnh tranh"

Chuỗi cửa hàng Wrap & Roll cũng bán các món ăn liền, nhưng không phải thương hiệu thức ăn nhanh

Bà Võ Trần Anh Thy, đại diện K-Do Barkery, cũng cho rằng thức ăn nhanh không phải là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Lý Quý Trung, chủ thương hiệu Phở 24, những năm gần đây, Việt Nam xuất hiện khá nhiều chuỗi cửa hàng ẩm thực Việt chủ yếu theo mô típ phục vụ nhanh chứ không phải thức ăn nhanh. Khách hàng đến cửa hàng chỉ cần 5 phút để có tô phở nóng, đĩa cơm tấm

Chủ hệ thống Warp&Roll - bà Kim Oanh, cho rằng chuỗi cửa hàng chuyên bán các món cuốn và gỏi của mình là nhà hàng chứ không phải cửa hàng thức ăn nhanh. Hiện Wrap&Roll đang làm thủ tục nhượng quyền ra nước ngoài với phong cách nhà hàng mang phong cách Việt. Nhìn nhận về cơ hội khi khảo sát phần lớn khách hàng đều cho rằng họ đến thưởng thức thức ăn nhanh không chỉ vì thương hiệu mà còn muốn được hưởng không khí, phong cách tạo bởi thương hiệu đó

Các hãng thức ăn nhanh đều cho rằng thị trường thức ăn nhanh Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Vì vậy, McDonald's, Burger King hay các thương hiệu khác vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu không chịu "chạy" mà cứ "đi đủng đỉnh" thì khi những thương hiệu lớn trên thế giới này vào Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận một thực tế rằng thị trường thức ăn nhanh sẽ là "sân chơi" hoàn toàn của các thương hiệu nước ngoài
 
Top