What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc trở thành siêu cường mới nhờ công nghệ ?

t436393.jpg

Không phải mọi thứ đều được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng trong bất cứ sản phẩm công nghệ nào, chúng ta đều có thể dễ dàng tìm thấy một vài chi tiết “Made in China”

Và đó có thể là lý do để nhiều người tin rằng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc giống như Anh đã thống trị thế giới trong suốt thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã chứng tỏ quyền bá suốt thế kỷ 20 ?

Về phần mình, Trung Quốc cũng đã có những động thái bày tỏ tham vọng khá “lộ liễu” như bỏ ra ngót 40 tỷ USD cho Thế vận hội Olympics Bắc Kinh, 45 tỷ USD cho Triển lãm quốc tế Shanghai Expo hay gửi phi hành gia Trung Quốc đầu tiên vào vũ trụ. Trung Quốc cũng đồng thời phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của mình trên quy mô mà không một quốc gia nào dám nghĩ tới

Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ hoàn thành thêm 50 sân bay mới vào năm 2016, một trong số đó – Sân bay Bắc Kinh Đại Hưng – có diện tích tương đương với vùng tam giác quỷ Bermuda. Rất nhiều những dự án khổng lồ khác như tòa tháp Thượng Hải cao thứ hai thế giới với 128 tầng, dự án năng lượng gió lớn nhất thế giới, cây cầu vượt biển dài nhất thế giới qua vịnh Hàng Châu hay tuyến đường sắt nhanh nhất thế giới Hàng Châu – Thượng Hải

Trung Quốc cũng đã hoàn thành công trình khét tiếng đập Tam Hiệp, nhiều khả năng đây sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, công trình đòi hỏi di dời 1,24 triệu dân, tương đương với toàn bộ số dân của thành phố Dallas của Mỹ


Nguồn lực con người


Trung Quốc chưa bao giờ khan hiếm nguồn lực con người, theo số liệu công bố hồi tháng 4 năm 2010, dân số đã tăng lên 1,34 tỷ người, hơn hẳn dân số Hoa Kỳ 1 tỷ người. Mặc dù tỉ lệ sinh được thắt chặt ở mức rất thấp kể từ khi Trung Quốc ban hành chính sách “một con” vào năm 1978, hiện nay Trung Quốc vẫn chiếm tới 1/5 dân số thế giới

Hàng triệu công nhân trẻ của Trung Quốc hiện nay đang được thuê để sản xuất ra những chiếc laptop, iPhone, iPad, iPod và MacBook cho Apple, những chiếc điện thoại di động như Nokia, Sony, Nintendo hay các loại máy Android cho các hãng danh tiếng hay các thiết bị chơi game cho Microsoft và rất nhiều các loại linh kiện, phụ kiện công nghệ cao khác

Tất cả những điều đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cho Trung Quốc, GDP tăng xấp xỉ 10% mỗi năm trong suốt 30 năm qua. Kể cả trong thời kỳ khủng hoảng của năm 2009, GDP nước này vẫn tăng ngất ngưởng ở mức 9,2% trong khi Mỹ chỉ đạt 2,7%. Các nước trong khối euro còn tồi tệ hơn, thậm chí khu vực này giờ còn đang phải cầu cứu sự giúp đỡ, viện trợ từ Trung Quốc

Trong lúc này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng nâng cao mức sống trung bình lên, trong đó bao gồm cả việc tăng mức lương cơ bản. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc đã có thay đổi trong định hướng trọng tâm phát triển từ việc chú trọng phát triển một nền kinh tế sản xuất, cung cấp sang một nền kinh tế sản xuất tiêu thụ

Chính phủ Trung Quốc cho rằng họ cần sớm chiếm lại trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với sức mua dồi dào ngay tại quốc gia mình: Mọi công nhân đều mong muốn được sở hữu những sản phẩm mà trước đây họ chỉ làm cho một mục đích chính: Xuất khẩu

Với quy mô dân số khổng lồ, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành thị trường tiêu thụ các loại máy vi tính, điện thoại, ô tô và có số lượng thuê bao internet lớn nhất thế giới

“Người Trung Quốc luôn có ý thức phải tích lũy tiền, chi tiêu tiết kiệm, nhưng khi tiền kiếm được nhiều hơn, sức mua sẽ tăng lên nhanh chóng

Đó là một tất yếu” - Milko van Vuijil - nguyên Giám đốc điều hành mảng máy tính (PC) của tập đoàn IBM ở Trung Quốc nay đã trở thành Phó chủ tịch Tập đoàn Lenovo, nói

Lộ “tử huyệt”

Nhưng Trung Quốc có ít nhất hai điểm yếu trong việc phát triển các doanh nghiệp điện tử - công nghệ. Thứ nhất, hầu hết các sản phẩm công nghệ này được sản xuất bởi các hãng điện tử Đài Loan và Nhật Bản đóng tại Trung Quốc nhằm tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào

Thứ hai, chỉ có rất rất ít thương hiệu của Trung Quốc có thể trụ vững được trong cuộc chơi khốc liệt trên trường quốc tế. Trung Quốc có thể là một quốc gia sản xuất khổng lồ nhưng lợi nhuận lại rất nhỏ bé. Họ hoàn toàn không thể chạm được vào những món hời béo bở có được do thiết kế độc đáo hay sở hữu những nhãn hàng cao cấp, sang trọng

The Economist đã làm một phép minh họa chi tiết dựa trên phép tính chi phí sản xuất của một chiếc iPhone (số liệu được cung cấp bởi iSuppli). Theo đó, giá thành sản xuất của một chiếc iPhone là 178 USD và giá bán trung bình là 560 USD. Apple hưởng 368 USD, trong khi Foxconn chỉ kiếm được 7 USD cho mỗi chiếc iPhone được làm tại nhà máy Foxconn Thâm Quyến. Nên chẳng có gì ngạc nhiên khi Foxconn phải vật lộn để kiếm tiền còn Apple ung dung thu về một khoản bộn lên tới 80 tỷ USD

Tóm lại, Trung Quốc chỉ có thể phát triển vượt lên được nếu như những công ty của Trung Quốc có thể sản xuất những siêu phẩm của chính mình để hấp dẫn thế giới chứ không phải chỉ đơn giản là đi “làm mướn cho kẻ khác”

Để thay đổi được điều này không phải dễ nhưng trong lịch sử, người Nhật đã làm được. Trong quá khứ, đã có giai đoạn hàng hóa của Nhật luôn bị coi là loại hàng nhái kém chất lượng. Phải đến những năm 1970 – 1980, Nhật Bản đã có bước cải tiến đột phá, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín cho các thương hiệu của mình

Khoảng thời gian này Nhật Bản đã gầy dựng thành công một loạt các thương hiệu tiếng tăm hàng đầu thế giới như Sony, Honda, Toyota, Yamaha, Panasonic, Nikon, Canon…

Bài học này đã được các công ty Đài Loan vận dụng triệt để và đạt được thành công như HTC và Asus, họ đã chăm chỉ làm việc để vượt lên khẳng định mình, trong khi các công ty Trung Quốc vẫn lơ đãng ở phía sau

Từ một góc nhìn khác có thể thấy Trung Quốc đã có một hố sâu ngăn cách với nền thương mại quốc tế từ thời Cách mạng văn hóa. Khi nền kinh tế mở cửa lại, các doanh nghiệp phương Tây vẫn rất dè dặt trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc

Họ thích giao thương gián tiếp với Trung Quốc thông qua những hãng trung gian của Singapore, Hong Kong và Đài Loan hơn là làm ăn trực tiếp với quốc gia này

Thay vì xây dựng một nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất một triệu chiếc laptop trong một tháng, người ta có thể đặt hàng chúng từ các hãng sản xuất của Đài Loan như Foxconn, Compal, Quanta, Wistron hay Pegatron

Việc đó giúp cho các công ty Đài Loan phát triển kỹ năng thiết kế của mình nhưng Trung Quốc thì vẫn mãi chỉ là nơi cung cấp địa điểm và nhân công giá rẻ

Không may cho Trung Quốc, mức sống và chi phí lao động của nước này đang ngày càng tăng cao, tình trạng phát triển không đồng đều, quá tập trung ở ven khu vực ven biển là Bắc Kinh và Thượng Hải càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng

Theo một bản báo cáo của IMF, Trung Quốc đang là quốc gia có mức chi cao thứ 3 trong khu vực các nước “Châu Á mới nổi” cho các khoản tiền lương và phúc lợi xã hội bắt buộc. Theo đó, Malaysia là nước đắt đỏ nhất (5.824 USD), Thái Lan (2.415 USD), Trung Quốc (2.250 USD) và Phillipines (2246 USD) những những quốc gia kể trên có vẻ hấp dẫn nhà đầu tư hơn Trung Quốc

Giả dụ như chúng ta có hàng triệu lao động như Foxconn và khi mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn, chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ tới việc di dời đến những vùng lao động hấp dẫn hơn như Việt Nam (1.152 USD), Indonesia (1.059 USD) hay Ấn Độ (942 USD)

Tuy nhiên, Foxconn và các công ty đa quốc gia khác nhanh chóng nắm bắt “chiến lược phát triển về phía Tây” của Đảng cộng sản Trung Quốc, họ đã di chuyển các nhà máy vào sâu trong nội địa nơi có nguồn đất đai và mức sống thấp hơn

Hơn nữa, các công ty đa quốc gia có thể mở nhà máy của họ ở bất cứ nơi đâu, Foxconn cũng đã có các nhà máy ở Việt Nam, Ấn Độ, Slovakia, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Mexico và Brazil

Jamie Popkin, một nhà phân tích đồng thời đã từng gắn bó, am hiểu rất sâu về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, cho biết những ngành công nghiệp nhẹ, nơi mà chi phí nhân công chiếm vai trò rất quan trọng như dệt may, da giày nay đã chuyển lãnh địa hoạt động đến các khu vực như Việt Nam, Campuchia và Lào

Tuy nhiên, ông cho rằng những khoản đầu tư lớn của chính phủ Trung Quốc dành cho năng lượng xanh, viễn thông, đường truyền băng thông rộng và cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, sân bay, cầu cảng sẽ phát huy tác dụng hỗ trợ cho rất nhiều ngành công nghiệp bao gồm cả công nghệ thông tin. “Nhưng với điều kiện, công nghiệp phải thật sự là công nghiệp”, ông nói thêm

Thêm một lý do khác để ở lại Trung Quốc là nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa. Điều đó dễ dàng cho các tập đoàn đa quốc gia hơn rất nhiều so với các công ty nhỏ của Trung Quốc đang chật vật để vươn lên

Nhưng không phải tất cả mọi người đều lạc quan về triển vọng của Trung Quốc. Tỷ lệ sinh thấp có nghĩa là ngày càng ít thanh niên đang bước vào tuổi lao động, trong khi số lượng người già, hưu trí ngày càng tăng báo hiệu sự kết thúc của nguồn lợi từ "cổ tức nhân khẩu học"

Tăng trưởng đang chậm lại từ hai chữ số xuống còn 7-8% một năm và tiền lương đang tăng nhanh hơn GDP. Gánh nặng xã hội sẽ càng tăng thêm khi một số lương lớn lao động thủ công không có tay nghề sẽ bị thất nghiệp, nhường lại công việc của mình cho máy móc với chi phí thấp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn

Nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của đồng Euro, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ hay những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác. Nếu phương Tây có thể không còn giữ được sức mua rộng rãi như trước kia, bong bóng xuất khẩu của Trung Quốc có thể bị vỡ

Trung Quốc hiện là một phần quan trọng của nền kinh tế của thế giới và dù họ có trở thành một siêu cường hay không, những gì xảy ra với Trung Quốc trong thập kỷ tới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả phần còn lại của thế giới

Nguyễn Hoàng
 
Last edited:
10 gương mặt giàu nhất Quốc hội Trung Quốc

Tạp chí Hồ Nhuận cho hay 70 đại biểu giàu nhất Quốc hội Trung Quốc có tổng tài sản lên tới 89,9 tỷ USD, gấp 10 lần tổng tài sản của các thành viên Quốc hội, tòa án tối cao và Tổng thống Mỹ

Những đại biểu quốc hội giàu nhất là ông Zong Qinghou, bà Wu Yajun và ông Lu Guanqui. Trong đó, Zong Qinghou là Chủ tịch Tập đoàn sản xuất nước giải khát lớn nhất Trung Quốc Hangzhou Wahaha; bà Wu Yajun sở hữu công ty bất động sản Longfor Properties; còn ông Lu Quanqiu là Chủ tịch hãng phụ tùng ôtô Wanxiang

Báo cáo cũng cho biết, các chính trị gia Trung Quốc đang ngày càng giàu lên nhanh chóng. Năm ngoái, tổng tài sản của các lãnh đạo chính trị Trung Quốc đã tăng thêm 11,5 tỷ USD, tương đương 15% so với năm trước đó, trong khi thu nhập bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc chỉ ở mức 2.425 USD/năm

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, báo cáo của Hồ Nhuận "đã chỉ ra những thách thức mà thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc trong năm nay sẽ phải đối mặt, khi phải chống lại tình trạng bất ổn xã hội ngày càng gia tăng do chiếm đoạt đất đai bất hợp pháp và nạn tham nhũng"

Dưới đây là 10 đại biểu Quốc hội Trung Quốc giàu nhất theo báo cáo Hồ Nhuận. Thông tin và hình ảnh được hãng tin CNBC tổng hợp và công bố hôm qua (20/3/2012)

10. Yang Xuegang, 47 tuổi

Tài sản: 2,05 tỷ USD
Công ty: Tập đoàn Risun

Yang Xuegang là đại biểu Quốc hội Trung Quốc từ năm 2008. Ông hiện là Chủ tịch Tập đoàn Risun, hãng sản xuất và cung cấp than đá, than cốc và các sản phẩm hóa chất trên toàn cầu. Tập đoàn Risun có trụ sở tại Bắc Kinh và được thành lập từ năm 1995. Vợ của ông Yang, bà Lu Xiaomei, là một trong 10 phụ nữ giàu nhất Trung Quốc

9. Liu Zhongtian, 48 tuổi

Tài sản: 2,05 tỷ USD
Công ty: China Zhongwang

Tỷ phú Liu Zhongtian là người sáng lập kiêm Chủ tịch của China Zhongwang, công ty lớn nhất châu Á về sản lượng hàng hóa làm từ nhôm. Ông trở thành đại biểu Quốc hội Trung Quốc từ năm 2003 và đang ở nhiệm kỳ thứ hai. Năm 1993, Liu Zhongtian thành lập China Zhongwang tại tỉnh Liêu Ninh. Năm 2009, công ty niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông

8. Song Zuowen, 65 tuổi

Tài sản: 2,13 tỷ USD
Công ty: Tập đoàn Nanshan

Song Zuowen là Chủ tịch Tập đoàn Nanshan. Công ty này hiện có gần 60 chi nhánh và đang kiểm soát một trong những hãng sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc. Ông là đại biểu Quốc hội Trung Quốc từ năm 2003

Nanshan được thành lập năm 1978. Hiện công ty tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ năng lượng, xây dựng, giáo dục cho tới du lịch

7. Ding Shizhong, 42 tuổi

Tài sản: 2,29 tỷ USD
Công ty: Hãng dụng cụ thể thao ANTA

Ding Shizhong, 42 tuổi, là thành viên trẻ nhất trong top 10 đại biểu Quốc hội Trung Quốc giàu nhất. Ông được bầu vào Quốc hội từ năm 2008. Ding bắt đầu bán giày thể thao từ năm 17 tuổi và tới năm 1991 thì đứng ra lập công ty riêng

Ông gia nhập ANTA vào năm 1994 và hiện làm chủ tịch điều hành hãng. Ông đã đưa ANTA trở thành hãng dụng cụ thể thao có sức cạnh tranh cao ở thị trường Trung Quốc

6. Guo Guangchang, 45 tuổi

Tài sản: 2,61 tỷ USD
Công ty: Tập đoàn Fosun

Guo Guangchang, đại biểu Quốc hội Trung Quốc từ năm 2003, là đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Fosun

Công ty này được thành lập vào năm 1992 với số vốn ban đầu là 4.000 USD. Hiện công ty tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh như phát triển địa ốc, sản xuất thép, khai khoáng, tài chính và bán lẻ. Guo được mệnh danh là "Warren Buffett của Trung Quốc"

5. Zhu Yicai, 48 tuổi

Tài sản: 3,32 tỷ USD
Công ty: Tập đoàn Yurun

Zhu Yicai là chủ tịch của một trong những hãng chuyên cung cấp sản phẩm làm từ thịt lớn nhất ở Trung Quốc đại lục. Ông cũng là một trong số 6 tỷ phú Trung Quốc dưới 50 tuổi nằm trong top 10 đại biểu quốc hội giàu nhất ở Trung Quốc. Ông thành lập Yurun vào năm 1993. Công ty này hiện có hơn 200 chi nhánh

4. Liu Canglong, 57 tuổi

Tài sản: 3,79 tỷ USD
Công ty: Tập đoàn Sichuan Hongda

Liu Canglong là Chủ tịch Tập đoàn Sichuan Hongda, một trong những hãng sản xuất chì và kẽm lớn nhất Trung Quốc. Công ty này được thành lập vào năm 1979 và hiện có 37 công ty con thuộc nhiều lĩnh vực như địa ốc, tài chính và du lịch

Liu Canglong hiện nắm giữ 70% cổ phần trong Sichuan Hongda, 30% còn lại do anh trai ông là Liu Hailong nắm giữ. Con số 3,79 tỷ USD là tài sản chung của cả hai anh em ông

3. Lu Guanqiu, 66 tuổi

Tài sản: 4,74 tỷ USD
Công ty: Tập đoàn Wanxiang

Lu Guanqiu, đại biểu Quốc hội Trung Quốc từ năm 1987, là người sáng lập kiêm chủ tịch hãng sản xuất linh kiện ôtô lớn nhất Trung Quốc. Wanxiang được thành lập vào năm 1969 với số vốn ban đầu là 500 USD

Hiện công ty này đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc với hoạt động tại 8 quốc gia và hơn 45.000 lao động trên phạm vi toàn cầu. Lĩnh vực kinh doanh của công ty khá đa dạng, như tài chính, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, địa ốc...

2. Wu Yajun, 48 tuổi


Tài sản: 6,64 tỷ USD
Công ty: Longfor Properties

Wu Yajun là người phụ nữ duy nhất có tên trong top 10 đại biểu Quốc hội Trung Quốc giàu nhất. Bà cũng là người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, theo đánh giá của tạp chí Hồ Nhuận

Bà đã có mặt trong danh sách tỷ phú của Hồ Nhuận suốt 10 năm nay. Tài sản của bà chủ yếu là từ công ty địa ốc Longfor được thành lập vào năm 1995

1. Zong Qinghou, 67 tuổi

Tài sản: 10,76 tỷ USD
Công ty: Hangzhou Wahaha

Zong Qinghou là đại biểu Quốc hội Trung Quốc giàu nhất. Ông hiện là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng sản xuất đồ uống lớn nhất Trung Quốc. Zong đã sáng lập công ty này ở Hàng Châu vào năm 1987 với số vốn vay 22.000 USD

Wahaha hiện có 200 công ty chi nhánh và còn tham gia vào cả lĩnh vực may mặc quần áo cho trẻ em. Wahaha hiện chiếm 15% thị phần nước giải khát ở Trung Quốc, còn doanh thu từ quần áo trẻ em đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm
 
Last edited:
Nhật Bản trở thành đích đến mới của các dòng vốn Trung Quốc

155714c10cdfc10572Foxconn1.jpg

Hon Hai, công ty mẹ của Foxconn tại Trung Quốc đã đầu tư 10% cổ phần vào hãng điện tử Nhật Bản Sharp

Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh những thương vụ thâu tóm tại Nhật Bản – dấu hiệu cho thấy sự phụ thuộc của Nhật Bản vào dòng vốn từ Trung Quốc trong tái thiết nền kinh tế

Trong vài tháng gần đây, các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào các công ty Nhật Bản đang gặp khó khăn do thiếu vốn

Quỹ đầu tư tư nhân Trung Quốc Hony Capital đang đàm phán với công ty quản lý quỹ TPG của Mỹ về thương vụ mua lại hãng chíp nhớ lớn nhất Nhật Bản, Elpida Memory. Tháng trước, tập đoàn Đài Loan Hon Hai, công ty mẹ của Foxconn đã đầu tư 10% cổ phần vào hãng điện tử Sharp

Gần đây, Panasonic cũng đã bán một số bộ phận sản xuất đồ gia dụng cho hãng điện tử Trung Quốc Haier. Năm ngoái, công ty sản xuất máy tính Trung Quốc Lenovo cũng đã thành lập một liên doanh sản xuất máy tính cá nhân tại Nhật với tập đoàn NEC

Những thương vụ trên cho thấy một giai đoạn mới của những dòng đầu tư mạnh mẽ giữa hai nước. Hàng thập kỷ trước, dòng vốn chỉ chảy theo một chiều – từ Nhật Bản sang Trung Quốc – khi các công ty Nhật đổ tiền vào xây dựng nhà máy tại Trung Quốc. Những hoạt động như vậy vẫn tiếp diễn, thậm chí còn gia tăng khi các công ty Nhật cố tránh tình trạng chi phí sản xuất trong nước tăng lên

Nhưng giờ đây, dòng vốn lại chảy theo hướng ngược lại, khi các công ty Nhật Bản gặp khó do doanh số suy giảm khi nhu cầu trong nước yếu ớt và một đồng yên mạnh tạo áp lực lên xuất khẩu, đang tìm cách cắt giảm những bộ phận kinh doanh không hiệu quả hay huy động vốn phục vụ tái cấu trúc

Takashi Nomura, luật sư chuyên về các công ty Trung Quốc tại Nishimura Asashi cho biết. “Từ lâu, các công ty Nhật Bản không hề nghĩ tới việc bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng hiện tại việc nhận dòng vốn tứ các công ty Trung Quốc hay tìm kiếm sự giúp đỡ để thâm nhập thị trường Trung Quốc xem ra lại là một lựa chọn khả thi”

Sakae Takatsuka, chủ tịch NEC Personal Computers, doanh nghiệp liên doanh trong đó Lenovo sở hữu 51% cổ phần, cho biết ban đầu, ban điều hành NEC khá lo ngại về việc hợp tác cùng công ty Trung Quốc, nhưng sau đó đã an tâm phần nào về sự hiện diện trên toàn cầu của công ty này. “Khi chúng tôi tiếp nhận sức mạnh từ những thương hiệu toàn cầu như Lenovo, các chuyên gia công nghệ Nhật Bản sẽ được thúc đẩy hơn nữa”

Khó có thể tính toán chính xác tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Nhật Bản bởi phần lớn hoạt động đầu tư thường được thực hiện thông qua một quốc gia thứ ba, như Singapore, Quốc đảo Cayman Island và Hong Kong, nhằm phần nào tránh thu hút sự chú ý và những tranh cãi không đáng có

Theo ước tính của Bộ Tài chính Nhật Bản, giá trị đầu tư ròng từ Trung Quốc đại lục đã đạt mức kỷ lục 27,6 tỷ yên (314,1 triệu USD) trong năm 2010, gấp hơn 20 lần con số của 5 năm trước đó

Tuy vậy, con số này vẫn khá khiêm tốn so với 278 tỷ yên đầu tư từ Mỹ. Hoạt động đầu tư vào Nhật Bản đã giảm mạnh vào cuối năm ngoái do hậu quả từ thảm họa động đất – sóng thần, song cũng đang có những dấu hiệu phục hồi

Theo dõi từ các chuyên gia cho thấy dòng tiền từ Trung Quốc vào Nhật Bản đã gia tăng đáng kể. Từ tháng 4/2003 đến tháng 3/2011, các công ty Trung Quốc chiếm khoảng 89 trong tổng số 901 thương vụ đầu tư có sự phối hợp của Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (Jetro), cơ quan xúc tiến đầu tư và thương mại của chính phủ, đưa Trung Quốc thành quốc gia đầu tư nhiều thứ hai vào Nhật Bản, sau Mỹ. Mikihiko Shimizu, giám đốc phụ trách xúc tiến đầu tư của Jetro cho biết ông kỳ vọng ngày càng nhiều dòng tiền từ Trung Quốc sẽ cập cảng Nhật Bản trong tương lai

Theo Kotaro Masuda, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Đầu tư và Thương mại Quốc tế, các công ty Trung Quốc thường bị hấp dẫn bởi danh tiếng và công nghệ hiện có của các doanh nghiệp Nhật Bản: “Họ muốn tận dụng công nghệ và hình ảnh thương hiệu của các công ty Nhật Bản, nhằm cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trong nước và gia tăng thị phần trên sân nhà”

Một số ngân hàng lớn của Nhật như Mitsubishi UFJ đang mở rộng dịch vụ nhằm hỗ trợ các công ty Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản cũng đã bắt đầu đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, như việc giãn thuế cho các công ty nước ngoài thiết lập cơ sở nghiên cứu hay chi nhánh tại Nhật Bản

Minh Quang
 
Last edited:
Những kỹ sư "made in Japan" trên đất Trung Quốc

Tài năng của họ đã giúp những tập đoàn khổng lồ của Nhật Bản bành trướng ra toàn thế giới vào những năm 1980, và giờ đây, hàng ngàn kỹ sư của Nhật Bản đang tìm được cuộc sống mới trong lòng Trung Quốc

Masayuki Aida, một kỹ sư 59 tuổi, đã từng cống hiến suốt 30 năm cho một công ty tại Tokyo, nay lại dành phần lớn những năm của tuổi 50 tại Đông Quan, một trung tâm sản xuất phía nam đồng bằng Châu Giang của Trung Quốc

Với những tiếng ồn không dứt của còi xe, mùi hóa chất khắp nơi, Đông Quan vẫn còn thua xa Tokyo hay Osaka. Thành phố chỉ lác đác vài khu xây dựng trong khi ăn mày ôm khư khư những hộp thiếc, áp sát mọi chiếc xe hơi trên những giao lộ

Đối với Aida và nhiều kỹ sư Nhật sát tuổi nghỉ hưu khác thì sự lựa chọn lại khá đơn giản – đối mặt với vài năm sống không thu nhập khi Nhật Bản nâng tuổi bắt đầu nhận lương hưu hay làm việc tại các công ty Trung Quốc đại lục hoặc Hồng Kông ?

“Người ta không sản xuất những thứ này ở Nhật Bản nữa." Aida, nghệ nhân chuyên làm khuôn đúc cho các loại hàng hóa, từ đồ chơi, tai nghe cho tới máy pha cà phê tâm sự: “Tôi muốn truyền lại cho lớp trẻ tất cả kiến thức cũng như kỹ thuật về các loại khuôn mà tôi đã học được”

Đối với Nhật Bản, sau 2 thập kỷ kinh tế trì trệ, một làn sóng di cư nhỏ của các kỹ sư cho thấy các doanh nghiệp đối thủ tại Trung Quốc đang tiếp nhận dòng thành tựu kỹ thuật, tay nghề đằng sau những sản phẩm “Made in Japan”

Số liệu từ chính phủ Nhật Bản cho thấy có tới 2.800 người Nhật Bản nhập cư đang sống tại Đông Quan, thành phố với dân số hơn 8 triệu người

Ông Yasushi Ishizuka, giám đốc cơ quan phụ trách chính sách tài sản trí tuệ tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Dịch vụ Nhật Bản nhận định: “Về phía Nhật Bản, các quốc gia mới nổi đang hưởng trọn những dòng lợi ích chúng ta đã nuôi dưỡng. Đó chính là vấn đề”

Nhật Bản đã trải qua thời kỳ chảy máu chất xám lần đầu khoảng 20 năm trước khi các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung, LG… tìm cách tiếp cận những kỹ sư từ các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Các thương hiệu điện tử lớn của Hàn Quốc đã vươn lên đứng đầu thế giới cũng là nhờ những chuyển dịch nhân dự này

Trong khi đó những đại gia Nhật Bản như Sony, Panasonic và Sharp được dự báo sẽ thua lỗ kỷ lục tới 21 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3 vừa qua

Theo giới phân tích, những kỹ sư luống tuổi người Nhật tại Trung Quốc không sở hữu những công nghệ mang tính đột phá để có thể nhấn chìm các doanh nghiệp Nhật Bản một lần nữa. Song về lâu dài, hậu quả có thể rất nặng nề bởi các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ sớm học được những kỹ năng giúp họ đạt được hiệu quả trong sản xuất các sản phẩm chất lượng cao

Trung Quốc liên tục thúc đẩy các công ty cải tiến, song nhiều chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục nặng tính lý thuyết chính là một cản trở lớn cho quá trình này. Và vì vậy, với nhiều công ty, mua lại nhân tài từ Nhật Bản là cách lấp lỗ hổng nhanh nhất

Morinosuke Kawaguchi, phó giám đốc bộ phận tư vấn quản trị tại Arthur D Little Tokyo cho biết: “Những kỹ năng liên quan tới sản xuất, như đúc khuôn, là điều mà các công ty phải mất rất nhiều công sức, với nhiều năm thử nghiệm liên tục

Chỉ một lỗi nhỏ trong quá trình đúc khuôn có thể dẫn tới sản phẩm lỗi hàng loạt. Vì vậy, làn sóng nhập cư của các kỹ sư Nhật Bản sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa Trung Quốc, cho phép các công ty đạt tới hiệu suất cao hơn”

Aida cho biết tay nghề của các kỹ sư Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể từ 10 năm qua: “Lần đầu tiên tôi tới Trung Quốc, một sản phẩm được coi là hàng hóa miễn là nó không long ra từng mảnh. Nhưng kể từ đó, họ đã bắt nhịp rất nhanh”

Những con số gần đây về thương mại cho thấy điều đó. Doanh số xuất khẩu máy móc và thiết bị điện tử giá trị cao của Trung Quốc đã tăng 9,1% trong quý I/2012 so với cùng kì năm ngoái lên 253 tỷ USD

Bên cạnh những công ty lớn, có tới hàng nghìn các doanh nghiệp nhỏ hơn tại Trung Quốc đang nhận ra việc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài không hề tốn kém như vẫn nghĩ

Mặt khác, nguồn cung lại không thiếu. Hàng triệu người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số của Nhật Bản đang bước vào độ tuổi nghỉ hưu, và rất nhiều trong số đó là các kỹ sư

Việc bỏ lại cuộc sống an nhàn tại Nhật để đến với Trung Quốc không bởi lý do tài chính

Tomio Oka, một kỹ sư chuyên làm khuôn cho các bộ phận điện thoại di động, đã rời bỏ công việc tại một bộ phận trong tập đoàn Panasonic để tới làm việc cho một doanh nghiệp Đài Loan tại Đông Quan trong năm 1998

Oka nhớ lại: “Mọi người trong gia đình tôi đều phản đối. Lúc đó, tôi đang làm cho một công ty danh tiếng với thu nhập ổn định. Một thời gian vợ tôi thậm chí còn dọa ly dị. Nhưng tôi muốn mở một cánh cửa mới cho tương lai của mình thay vì để người khác dẫn dắt cuộc đời”

Tuy nhiên, bắt đầu một sự nghiệp thứ hai tại Đông Quan không phải là không có những thách thức

Không có những tiện nghi như các thành phố của Nhật Bản, Đông Quan chỉ có phương tiện công cộng duy nhất là xe buýt, taxi thì không có đồng hồ, khiến hầu hết người nước ngoài đều bị tính đắt. Móc túi và ăn mày thì ở khắp mọi nơi

“Tôi lớn lên khi chiến tranh vừa kết thúc, khi mọi thứ vẫn còn lộn xộn. Vậy nên môi trường xung quanh không phải là vấn đề với tôi.” Aida nói

Rất nhiều kỹ sư Nhật để lại gia đình tại quê hương để đến Trung Quốc. Tại đây, sau giờ làm việc, nhiều người có thể tự do tại các quán rượu, quán bar, karaoke với những nữ phục vụ trẻ đẹp

Một kỹ sư Nhật nói: “Còn gì để làm tại đây sau 7h tối nữa nếu không phải là đi uống với bạn bè hay karaoke ?”

Tuy nhiên, Oka cho biết phần lớn họ đều muốn hỗ trợ gia đình: “Chúng tôi sẽ phải nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng phải đợi tới tận 63-65 tuổi để bắt đầu nhận lương hưu”

Nhật Bản hiện tại đang phải gánh tổng số nợ lên tới 10 nghìn tỷ USD, gấp đôi kích thước nền kinh tế. Áp lực này đã khiến chính phủ phải tăng dần tuổi nhận lương hưu lên trên 60, khiến nhiều người lâm vào cảnh sống không thu nhập trong một thời gian, nguyên nhân của làn sóng di cư này
 
Last edited:
Doanh nghiệp quốc doanh - Người hùng hay tội đồ ?​

taucaotocgaytainanmotduandodoanhnghiepquocdoanhtrungquocdautu.jpg

Tàu cao tốc gây tai nạn – một dự án do doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đầu tư​

Được hưởng những ưu ái đặc biệt từ chính phủ, các doanh nghiệp này đã đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng cũng chính họ đang tạo ra nhiều vấn đề lo ngại

“Trong những năm 1980 và đầu 1990, rất nhiều quan chức chính phủ và các giáo sư đại học chuyển sang kinh doanh để làm giàu. Giờ mọi người không còn có được sự dũng cảm ấy nữa. Quan điểm chung của mọi người, của môi trường đầu tư, các định chế , đó là đều ngả về phía các doanh nghiệp lớn hơn là các công ty nhỏ, công ty mới khởi nghiệp”, Wang Jianlin, chủ tịch tập đoàn bất động sản (BĐS) Dalian Wanda phát biểu trước các phóng viên trong buổi lễ ký kết hợp đồng mua lại chuỗi rạp chiếu phim AMC Entertainment tại Mỹ hồi tháng 5

Wang, một doanh nhân thành công đang sở hữu một du thuyền 24m cùng một máy bay riêng, cho biết vài năm gần đây ông thấy rất nhiều nhà đầu tư người Trung Quốc đã bán công ty của mình để ra nước ngoài. “Khi hầu hết các doanh nhân không còn động lực phấn đấu, họ bán doanh nghiệp để đi tận hưởng cuộc sống bởi không còn gì để kinh doanh ở đất nước này”

Những nhận xét của Wang đã cho thấy phần nào những tranh cãi đang nóng lên từng ngày tại Trung Quốc: liệu cấu trúc của nền kinh tế có hủy hoại kinh tế tư nhân. Và như thường lệ ở đất nước này, mối quan tâm hàng đầu đó là câu nói cửa miệng “guojin mintui”, có nghĩa là “nhà nước tiến lên, tư nhân tụt hậu”

Từ lâu việc kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực then chốt luôn là chính sách của Bắc Kinh. Tuy những năm 1970 nền kinh tế có sự chuyển đổi, với sự phát triển nhanh, đan xen giữa kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp quốc doanh (state owned enterprises - SOE), nhưng gần đây xu hướng này không còn được giữ vững

“Chúng tôi nhận thấy có sự nổi lên của những tập đoàn công nghiệp rất hùng mạnh có mối liên hệ chặt chẽ với Nhà nước”, Mark Williams, kinh tế trưởng khu vực châu Á của quỹ đầu tư Capital Economics tại London nhận định“

Xu hướng này mới bùng lên mạnh từ năm 2008 khi chính phủ tập trung hoàn toàn vào việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc chuyển vốn đầu tư cho các SOE”

Trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn bị lạnh nhạt lại bị tác động mạnh bởi nhu cầu giảm sút ở các thị trường nước ngoài, chi phí nhân công tăng còn khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế. Một số người Trung Quốc cho rằng các SOE là hòn đá tảng của nền kinh tế trong khi những người khác lại xem sự khuynh loát ngày càng tăng của những doanh nghiệp này là một sự chệch hướng nguy hiểm so với tư tưởng cải cách

“Hiện tại đang có sự tranh cãi lớn về định hướng phát triển”, Patrick Chovanec, phó giáo sư tại Đại học kinh kế và quản lý Tsinghua, Bắc Kinh nói“

Liệu có phải mô hình kinh tế thị trường hay tư bản nhà nước của Trung Quốc không chỉ thành công mà còn đang lấn át thế giới ? Liệu đó có phải là chỉ báo cho tương lai ? Hay có điều gì đó không đúng đắn với mô hình đó, liệu nó có thiếu bền vững hay cần phải được thay đổi không ?”

Nhiều nhà kinh tế đều chỉ ra rằng kỷ nguyên tăng trưởng nhanh dựa vào xuất khẩu và đầu tư đã kết thúc. Và rằng Bắc Kinh cần xây dựng tăng trưởng dựa trên tiêu dùng cá nhân và kinh tế tư nhân. Dù vậy việc gạt các SOE sang một bên không phải chuyện dễ nếu không muốn nói là bất khả thi

Trước hết quá trình rút lui của chính phủ Trung Quốc khỏi vai trò trung tâm của nền kinh tế đã chậm lại. Trong khi đó các SOE quy mô trung bình đang chứng tỏ sức cạnh tranh lớn hơn so với vài năm trước, họ lớn mạnh hơn cả về tài chính lẫn quy mô

Ngoài ra, hiện rất nhiều người đang ủng hộ lĩnh vực kinh tế quốc doanh một phần bởi hệ thống này đã giúp Bắc Kinh thêm linh hoạt trước khủng hoảng tài chính. Không ít người cho rằng các SOE giữ một vai trò quan trọng, là công cụ để chính phủ thực hiện các chính sách công nghiệp hóa, giúp phát triển những ngành chiến lược như quốc phòng hay vũ trụ

Họ đồng thời cũng là những “quán quân quốc gia”, tạo nên những thương hiệu đủ sức thu hút công nghệ, nhân lực và đem về doanh thu từ nước ngoài. Minh chứng rõ nhất đó là số lượng các công ty Trung Quốc trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune đã tăng từ chỉ 3 công ty năm 2007 lên tới 61 công ty vào năm ngoái. Hơn 2/3 số này là các SOE

Tuy nhiên những lợi thế mà các SOE tạo ra được đánh đổi bằng cái giá không hề rẻ mà rõ ràng nhất là sự sụt giảm về hiệu quả kinh tế. Trong bài viết của mình trên tạp chí Caixin hồi tháng 6, chuyên gia kinh tế Andy Xie từng chỉ ra rằng các khoản đầu tư cố định của các SOE có chi phí cao hơn các doanh nghiệp tư nhân thường từ 20 – 30% và cần khoảng thời gian dài hơn 50% để hoàn thành

“Sự thất thoát thông qua việc mua sắm tài sản với giá cao, hoạt động thuê ngoài và bán tài sản giá rẻ đang ở mức khổng lồ”. Và những thất thoát này cuối cùng đều đổ lên vai người dân. Những người chỉ được hưởng lãi suất tiết kiệm chừng 3% hoặc thấp hơn do chính sách trần lãi suất của chính phủ. Điều này đã làm giảm khả năng tiêu dùng của họ và dẫn đến hiện tượng mà các nhà kinh tế gọi là “sự trấn áp tài chính”

Trong khi đó, bằng cách ấn định lãi suất cho vay ở mức 6%, ngân hàng trung ương Trung Quốc lại giúp các ngân hàng thương mại bỏ túi phần chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay, đồng thời giúp người đi vay (phần lớn là các SOE) được vay vốn với giá rẻ. Các doanh nghiệp tư nhân thì lại ít có khả năng tiếp cận vốn do bị xem là có rủi ro phá sản cao hơn

Việc có dòng vốn giá rẻ với mức ổn định này đã tạo điều kiện cho các SOE lãng phí đến mức gây sốc. Michael Pettis, một giáo sư tài chính tại Trường quản lý kinh tế, đại học Peking từng lấy mỏ thép Sino mà công ty quốc doanh CITIC Pacific đang phát triển ở miền Tây nước Úc làm ví dụ

Với quy mô lớn gấp 4 lần các dự án quặng thép trong nước, khu mỏ này dự kiến sẽ cần số vốn khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2006. Thế nhưng hiện tại dự án này đang chậm tiến độ đến 3 năm và số vốn đã đội lên 7,1 tỷ USD. Một số nhà phân tích còn khẳng định tổng mức đầu tư cho dự án này sẽ vượt quá 10 tỷ USD

Do đó hầu như chắc chắn dự án sẽ không có lãi “trừ khi người Úc đã cực kỳ ngu ngốc đến mức bán thứ gì đó trị giá 10 tỷ USD ở mức giá chỉ 2 tỷ USD”, ông Pettis mỉa mai

“Nếu đó là một tập đoàn của Mỹ, có lẽ bạn đã bị hội đồng quản trị đình chỉ hoặc sa thải. Nhưng chuyện này vẫn cứ tiếp tục diễn ra và nó khiến tôi có suy nghĩ rằng vốn không phải vấn đề. Các SOE luôn có thể vay vốn với lãi suất rất thấp còn việc họ có tạo ra lợi nhuận hay không là chuyện hoàn toàn khác”

Thanh Tùng
 
"Quan" ngân hàng Trung Quốc bị điều tra gây rúng động​

27082012184543.jpg

Dương Khôn, thời còn tại vị trong một lần trò chuyện cùng nông dân​

Hôm 30/5/2012, cảnh sát “mời tới làm việc” đối với ông Dương Khôn – Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc khiến dư luận nước này một phen xôn xao

Thương nhân thần bí, ông là ai ?

Hôm 30/5 vừa qua, ngay sau khi thông tin ông Dương Khôn bị cảnh sát mời tới để “hợp tác, cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra” bị rò rỉ trên mạng, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc vội vã ra thông cáo trấn an khách hàng

Ban đầu, thông cáo của ngân hàng này khẳng định, ông Dương chỉ phải đến cơ quan điều tra để cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cảnh sát kinh tế

Tuy nhiên, một ngày sau, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, vị lãnh đạo năm nay 53 tuổi đã bị các nhà điều tra của Ủy ban Kiểm tra, Kỷ luật Trung ương bắt giữ ở Bắc Kinh

Vụ bắt giữ diễn ra sau khi ủy ban này nhận được đơn khiếu nại về các hoạt động đánh bạc bất hợp pháp ở đặc khu hành chính Ma Cao. Những nguồn tin từ các trang mạng xã hội cho rằng, đằng sau sự vụ này còn có nhiều thông tin liên quan chính trị, kinh tế, thậm chí là đường dây “mafia kinh tế”

Nhiều tờ báo ở Trung Quốc cho biết, các cuộc điều tra mở rộng đã phát hiện ông Dương Khôn liên quan đến những hoạt động đánh bạc, trong đó có việc sử dụng sai mục đích tiền từ tài khoản của một khách hàng

Theo tờ Tin tức Trung Quốc, vụ ông Dương bị bắt đã làm “nổi lên” một thương nhân thần bí - ông Vương Diệu Huy. Nhân vật này được nói là có nhân thân cực kỳ phức tạp và sở hữu số tài sản ước tính lên đến hàng trăm triệu NDT. Ông Vương được biết tới như là người đã sáng lập khu thương mại quốc tế sầm uất ở khu Triều Dương, Bắc Kinh

Thêm vào đó, công trình đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thiên Tân cũng có sự đầu tư của ông Vương. “Về mặt giấy tờ, ông Vương là chủ tịch hội đồng quản trị của Cty Trung Huy, có nhiều mối liên hệ với các ngân hàng. Rất nhiều lãnh đạo các ngân hàng có mối quan hệ thân thiết với Vương”, một nguồn tin giấu tên nói với Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc

Vài ngày sau khi “quan ngân hàng” Dương Khôn bị bắt, “thương nhân thần bí” Vương Diệu Huy cũng bị cảnh sát bắt tại nhà riêng

“Những thông cáo báo chí từ cơ quan điều tra có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm cực lớn. Rất có thể, các lãnh đạo an ninh kinh tế trong lực lượng công an đã có nhiều bằng chứng về “trục ma quỷ” Dương - Vương”, trang backchina, một trang báo của người Trung Quốc ở hải ngoại bình luận

Theo những tài liệu chính thức được công khai trên báo chí Trung Quốc, thương nhân họ Vương thường hoạt động trong lĩnh vực mua bán ô tô, xây dựng, bất động sản, khoáng sản, và thậm chí còn là một nhà sưu tầm thư họa

Trước khi bị bắt, ông Vương đứng thứ 6 trong số 10 nhà sưu tầm thư họa lớn nhất Trung Quốc. Để lọt vào Top 10, mỗi năm người sưu tập phải chứng minh được mình đã bỏ ra ít nhất... 100 triệu NDT để mua các tác phẩm thư họa, bao gồm tranh, thư pháp, vật dụng của các danh gia thư họa Trung Quốc

"Trục ma quỷ" hay “mafia kinh tế” ?

Theo báo Tài chính Trung Quốc, vụ án Dương Khôn được phanh phui do ông này bị bắt quả tang đang đánh bạc tại một Cty bất động sản ở Bắc Kinh. Trong khi đó, chủ của Cty này không ai khác chính là Vương Diệu Huy

Cty thuộc dạng Cty con này của ông Vương thực chất mới là đơn vị nắm quyền lực và tài chính ở khu thương mại quốc tế Triều Dương, lớn nhất thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Năm 2004, Cty này chính thức ra đời với số vốn điều lệ đăng ký lên tới 180 triệu NDT. Điều trùng hợp là cũng trong năm đó, ông Dương được cất nhắc lên vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc

Có nguồn thông tin nói rằng, trước khi ngồi ghế Phó Chủ tịch, ông Dương có nhiều năm là “sếp sòng” trong các hoạt động cho vay vốn của ngân hàng này

Khi ông Dương và ông Vương lần lượt theo nhau vào đồn cảnh sát, nhiều luồng thông tin trên các trang mạng xã hội cho rằng: Rõ ràng, có mối quan hệ mờ ám giữa một bên là “quan ngân hàng” và một bên là chủ doanh nghiệp

Ông Vương cần tiền, và cần được hỗ trợ để có được quyền xây dựng, đầu tư vào khu thương mại quốc tế Triều Dương. Trong khi đó, ông Dương là người có thừa sức giúp vị doanh nhân có tiếng ham mê thư họa được toại nguyện

Mảnh đất ở khu Triều Dương thuộc dạng được giới bất động sản Trung Quốc cho rằng, “các doanh nghiệp sẵn sàng đánh nhau vỡ đầu để nhảy vào”

Gần một năm sau khi thành lập, tháng 9/2004, Cty của ông Vương thắng thầu gói xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu Triều Dương với số tiền bỏ thầu hơn 1 tỷ NDT. Đồng thời, Cty này cũng giành quyền khai thác khu trung tâm rộng 150.000m2 của Triều Dương

Nghi án đường dây “mafia kinh tế” hiện vẫn chưa có kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, đây hẳn phải là một vụ lớn liên quan đến một khoản tiền lớn, do Dương Khôn là một quan chức cấp cao và hành động của chính quyền Bắc Kinh trong vụ này tỏ ra nhanh chóng

Văn Việt
 
Ngôi vị giàu nhất Trung Quốc có chủ mới​

- Tỷ phú đồ uống Zong Qinghou của Trung Quốc vừa nổi lên thành người giàu nhất nước này sau khi công bố mức cổ phần nắm giữ trong tập đoàn Hangzhou Wahaha Group

00-b025c.jpg

Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, “trùm” nước giải khát 66 tuổi Zong hiện đang nắm hơn 80% cổ phần của Wahaha, hãng đồ uống lớn thứ ba của Trung Quốc - lớn gần hơn 2 lần so với ước tính ban đầu

Với mức cổ phần này, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Zong tăng vọt lên mức 21,6 tỷ USD, cao hơn 13,4 tỷ USD so với người đang giữ ngôi vị giàu nhất Trung Quốc - tỷ phú Robin Li, nhà sáng lập công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Baidu

Với giá trị tài sản ròng nêu trên, ông Zong hiện là người giàu thứ 23 thế giới và giàu thứ 3 ở châu Á, chỉ sau tỷ phú Li Ka-shing của Hồng Kông và tỷ phú Mukesh Ambani của Ấn Độ

Trong khi đó, tài sản của tỷ phú Li từ đầu năm đến nay đã giảm 3,8%, còn 8,2 tỷ USD. Cổ phiếu Baidu niêm yết trên sàn Nasdaq của Mỹ đã mất giá 23% kể từ cuối quý 1 tới nay do lo ngại về sự cạnh tranh gay gắt từ Qihoo 360 khi công ty này tung ra một công cụ tìm kiếm mới vào ngày 16/8

Tập đoàn Wahaha của tỷ phú Zong hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc suốt mấy thập kỷ qua. Hãng đồ uống này có khoảng 60 nhà máy tại 29 tỉnh thành khắp Trung Quốc, sản xuất nước giải khát, thực phẩm và sữa công thức cho trẻ em, chưa kể cả quần áo trẻ em

“Zong trở thành tỷ phú nhờ kinh doanh đúng lĩnh vực, định vị chuẩn xác Wahaha và nắm bắt cơ hội tăng trưởng ở những thành phố quy mô nhỏ. Wahaha giờ đã là một thương hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc, nên việc công bố cổ phần và mức tài sản của Zong sẽ càng tăng cường hình ảnh của Wahaha và Zong trên thị trường quốc tế”, nhà phân tích Zhang Lu thuộc công ty chứng khoán Capital Securities Corp. ở Thượng Hải nhận định

Trong tiếng Trung Quốc, Wahaha có nghĩa là “những đứa trẻ đang cười”. 25 năm trước, Zong cùng với hai giáo viên nghỉ hưu đã sáng lập nên tập đoàn này bằng 22.048 USD vốn vay. Hiện tại, Wahaha chiếm thị phần 7,2% trên thị trường đồ uống nhẹ của Trung Quốc, sau đối thủ Coca-Cola với mức thị phần 16,8% và công ty Tingyi niêm yết ở thị trường Hồng Kông - theo số liệu của hãng nghiên cứu Euromonitor International có trụ sở ở London

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 3 với Bloomberg, ông Zong cho biết, trong năm 2011, tập đoàn có trụ sở tại Hàng Châu này của ông đạt doanh thu 11 tỷ USD và lợi nhuận 1 tỷ USD. Theo dự kiến của Wahaha, năm 2012, hãng sẽ đạt lợi nhuận 1,6 tỷ USD trên 13,3 tỷ USD doanh thu. Hiện Wahaha vẫn chưa phải là một doanh nghiệp đại chúng

Phương Anh
 
Trung Quốc ráo riết thâu tóm​

Chào mua lại hãng dầu khí Nexen của Canada với giá lên tới 15,1 tỉ USD là thương vụ gần đây nhất trong làn sóng thâu tóm tài sản giá trị ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc

Giữa tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đưa ra một lời đề nghị khá sốc: mua lại hãng dầu khí Canada Nexen với giá 15,1 tỉ USD, cao hơn đến 60% thị giá cổ phiếu của Công ty

Điều này một lần nữa đã gióng lên hồi chuông báo động về sự bành trướng của Trung Quốc thông qua việc thâu tóm các tài sản giá trị của thế giới

Có nhiều cách giải thích cho hành động này. Nhưng dễ thấy nhất là lý do đảm bảo an ninh năng lượng và ý đồ gia tăng sức ảnh hưởng trên toàn cầu của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang lâm vào khủng hoảng như hiện nay

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Để đảm bảo nguồn cung ổn định, không bị phụ thuộc nhiều vào các biến động địa chính trị của thế giới, chiến lược của Trung Quốc sẽ là lần lượt thâu tóm những nguồn dầu mỏ quan trọng. Và các tập đoàn kinh tế nhà nước, vốn nhận được sự ủng hộ về mặt quyền hạn cũng như tài chính của chính phủ nước này, đã trở thành những kẻ đi săn với nhiều vũ khí

Charles Burton, Phó Giáo sư Khoa Chính trị tại Đại học Brock (Canada), nhận xét về thương vụ 15,1 tỉ USD nói trên như sau: “Tại sao CNOOC muốn xuất hiện một cách hoàng tráng như thế tại Canada? Câu trả lời là thương vụ đầu tư này sẽ giúp gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Canada

Đặc biệt, nếu thâu tóm Nexen thành công thì sẽ mở đường đưa nhiều tập đoàn nhà nước khác vào Canada nhờ nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ mà Trung Quốc đã tích lũy được qua nhiều năm thặng dư thương mại”

Thực vậy, với dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỉ USD, cùng với sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này đang vươn cánh tay dài ra khắp thế giới, từ các nước châu Âu, Mỹ Latinh, châu Phi, Úc cho đến các quốc gia láng giềng ở châu Á

Theo tờ Wall Street Journal, chỉ riêng trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, kể từ năm 2009, doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện các hợp đồng kinh doanh ở nước ngoài trị giá hơn 50 tỉ USD. Đó là chưa kể các khoản cung cấp tín dụng trị giá hàng chục tỉ USD cho các dự án khai thác dầu ở Venezuela, Brazil, Kazakhstan và một số quốc gia khác

Ngoài dầu khí, những nguồn tài nguyên quan trọng khác như các mỏ khoáng sản cũng được Trung Quốc ráo riết thâu tóm, đặc biệt tại Úc, Mông Cổ và các nước châu Phi. Chẳng hạn như thương vụ đang được đàm phán giữa công ty khoáng sản Sundance của Úc và Hanlong Mining của Trung Quốc. Nếu được thực hiện, thương vụ này sẽ có giá trị trên 1 tỉ USD

Khủng hoảng châu Âu cũng là cơ hội để Trung Quốc bành trướng sức mạnh tài chính của mình. Tập đoàn đóng tàu COSCO của nước này đã nhân cơ hội Hy Lạp khủng khoảng để nhanh chân đầu tư vào cảng Piraeus cách đây 2 năm. Và hiện nay, COSCO đang có kế hoạch mở rộng quy mô đầu tư, xây dựng tại đây một trung tâm logistics, làm đầu mối vận chuyển để giúp hàng hóa Trung Quốc có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào châu Âu trong tương lai

Hồi tháng 4, Công ty Three Gorges Corp của Trung Quốc cũng đã hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty sản xuất điện EDP của Bồ Đào Nha với giá trị 3,5 tỉ USD. Thậm chí trên lĩnh vực tài chính, Trung Quốc cũng để lại dấu ấn với việc Bank of China có ý định tham gia mua lại tài sản của Royal Bank of Scotland (Anh) khi ngân hàng này thực hiện tái cơ cấu

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng đang trì trệ, cũng nằm trong tầm ngắm. Theo tờ Financial Times, từ đầu năm đến nay, các thương vụ thâu tóm tài sản Mỹ của doanh nghiệp Trung Quốc đã đạt gần 8 tỉ USD, gần bằng mức kỷ lục 8,9 tỉ USD của năm 2007. Điển hình là thương vụ thâu tóm AMC Entertainment với giá 2,6 tỉ USD hay việc Tập đoàn Dầu khí Sinopec chi 2,4 tỉ USD để mua thêm cổ phần tại Devon Energy

Ở Đông Nam Á, tầm ảnh hưởng của các công ty Trung Quốc cũng được thể hiện rõ nét. “ Đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á đang tăng lên với tốc độ 2 con số mỗi năm”, Tiến sĩ Ken Shao, thuộc Đại học Murdoch (Úc), nhận xét. Các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm là dệt may, điện tử, thép, đóng tàu, hóa chất và công nghệ thông tin

Song song với quá trình đầu tư vào các nước sở tại, Trung Quốc cũng có những vụ thâu tóm đáng chú ý. Điển hình là thương vụ mua lại Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam vào năm ngoái của CPP, nhà sản xuất thức ăn gia súc của Trung Quốc, trị giá 609 triệu USD. Thương vụ này đã dấy lên lo ngại về nguy cơ độc quyền trên thị trường thức ăn gia súc Việt Nam khi thị phần của CP chiếm khoảng 20% toàn thị trường

Tính chung cả năm 2011, Trung Quốc đã vượt lên chiếm vị trí thứ hai về giá trị các thương vụ thâu tóm tại Việt Nam với 723 triệu USD (theo Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus), chỉ sau Nhật. Ông Hoàng Mạnh Thắng, chuyên viên cao cấp của Công ty Kiểm toán Ernst & Young, dự báo nhiều khả năng xu hướng này sẽ càng mở rộng trong nửa cuối năm nay và thậm chí đến năm sau

Lúc này, có lẽ sự trỗi dậy của Trung Quốc đang là niềm hy vọng của một thế giới đang vật lộn với khủng hoảng. Châu Âu và Mỹ sẽ có thêm tiền để tái cơ cấu. Các mỏ khoáng sản ở Úc và châu Phi sẽ tiếp tục có nguồn tài chính để phát triển

Các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ nhận được vốn đầu tư. Tuy vậy, nếu nhìn xa hơn, việc các tài sản quan trọng của thế giới như dầu mỏ, khí đốt, cơ sở hạ tầng, tài chính, nguyên vật liệu lần lượt rơi vào tay các công ty Trung Quốc quả thật rất đáng ngại

Sơn Thanh
 
Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc gặp rắc rối​

20121017172127_CNTB_1350268062_zpscdac4593.jpg

Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang ngày càng gặp vấn đề, cả ở trong và ngoài nước

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định không cho một công ty tư nhân Trung Quốc mưa cánh đồng phong năng gần một căn cứ quân sự Mỹ ở Oregon. Chưa bàn đến việc quyết định của tổng thống là đúng hay sai, thì việc này đã là một tiền lệ sẽ khiến các doanh nhân và giới lãnh đạo Trung Quốc lo ngại

Ở phương Tây, nhiều công ty tốt nhất của Trung Quốc đang bị đối xử một cách đầy nghi ngại: Huawei, gã khồng lồ viễn thông, đã bị chặn trên một số thị trường ở Mỹ, và vụ Công ty dầu khí hải ngoại quốc gia Trung Quốc (CNOOC) muốn mua lại hãng Nexen của Canada đã làm bùng phát một trận bão. Mà không chỉ phương Tây, giới lãnh đạo Myanmar cũng đã quay lưng lại với các doanh nghiệp của Trung Quốc

Đằng sau sự nghi ngại là một nhận thức - được củng cố bởi sự tái nổi lên của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) của Trung Quốc - rằng công việc kinh doanh của Trung Quốc quá gắn với Đảng Cộng sản. Nhiều nước tin rằng chính tăng trưởng của SOEs đang giúp Trung Quốc vươn lên. Điều ngược lại mới đúng: SOEs đã kiếm chác nhiều từ sự tiến bộ của Trung Quốc. Và quan trọng hơn, các SOEs chắc chắn sẽ gây trở ngại trong tương lai

Nhà nước phải rút lui

Trong những năm 1990, có một logic đằng sau sự thúc đẩy SOEs. Chứng kiến các tài sản nhà nước thời hậu Xô viết rơi vào tay các nhà tài phiệt, Trung Quốc đã xây dựng một nhóm chọn lọc gồm các SOEs được hưởng các khoản vay giá rẻ, đất đai và năng lượng, để sự giàu có vẫn thuộc về Đảng. Các công ty tốt nhất trong số này mang tầm cỡ thế giới

Tổng lợi nhuận của Sinopec và China Mobile vào năm 2009 còn lớn hơn lợi nhuận của 500 công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc cộng lại. Các SOEs đóng góp rất nhiều vào việc vung tiền đầu tư - điều đã cứu nền kinh tế Trung Quốc khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và góp phần thực hiện lời kêu gọi "công trước, tư sau". Đảng đã khuyến khích việc củng cố các SOEs trong các ngành công nghiệp quan trọng, và bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh của bên ngoài

Và nhà nước phải chịu hậu quả. Một nghiên cứu độc lập của Trung Quốc cho thấy nếu tất cả các trợ cấp của chính phủ và các khoản trợ cấp trá hình biến mất, SOEs sẽ mất tiền. Họ khó mà trả được lợi tức cho chính phủ. Đa số tài sản rốt cuộc làm giàu cho các lãnh đạo SOEs và giới chức chính trị, thường là con cháu các lãnh đạo. Tiền có thể đầu tư hiệu quả hơn nhiều nhưng lại được tái đầu tư vào SOEs, củng cố sức mạnh của chúng, và tăng tài sản của các ông chủ của chúng

Sức mạnh của các SOEs đang làm hại các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, vốn đang ngày càng bị đẩy ra ngoài rìa bởi các hàng rào quy định luật lệ. Ở nước ngoài, các SOEs cũng gây ra không ít vấn đề, không chỉ ở Mỹ. Giới lãnh đạo Myanmar đã quá chán cảnh vô số các SOEs Trung Quốc hoành hành trong nước mình - một lý do dẫn tới quyết định của họ gần đây là mở cửa với phương Tây. Quan trọng hơn cả, SOEs đang hủy hoại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, vốn đang khát tiền đầu tư

Con đường Trung Quốc đi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung đã chứng tỏ họ rất can đảm : cuối những năm 1990, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đã tấn công mạnh vào các SOEs yếu kém nhất. Nhưng hơn một thập kỷ sau đó, đáng lo ngại khi thấy các doanh nghiệp này đã trở lại thắt chặt gọng kim của mình

Đảng cần bắt đầu tư nhân hóa SOEs, mở các lĩnh vực của mình cho cạnh tranh, và cho phép khối tư nhân một lần nữa giúp Trung Quốc tiến lên phía trước. Một số nhà cải cách ở Trung Quốc biết rằng điều này phải diễn ra

Tháng Tư, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có một bài phát biểu tấn công sức mạnh độc quyền của các ngân hàng nhà nước lớn. Nhưng ông sắp ra đi, và chưa rõ ai sẽ lên nắm quyền trong thế hệ lãnh đạo mới từ tháng 11 tới

Những người cứng rắn lo ngại rằng sự sống còn của Đảng Cộng sản đang bị đe dọa. Nhưng còn một điều đáng lo ngại nữa, đó là sự kỳ diệu của nền kinh tế trong 30 năm qua

Châu Giang
 
Các hãng công nghệ TQ dùng ASEAN làm bàn đạp chinh phục thế giới

alibaba-jack-ma-e1404399389211-620x400_11713373.jpg

Các tập đoàn như Alibaba, Tencent và Didi Chuxing đang ngày càng hiện diện nhiều hơn tại Đông Nam Á, nơi có cộng đồng Hoa kiều đông nhất thế giới

Giữa lúc Isaac Ho cùng một số nhà đầu tư khác đang theo dõi một bài thuyết trình về dự án khởi nghiệp chuyên về tầm soát ung thư tại Singapore, thì một trong những tỷ phú người Trung Quốc có mặt trong phòng đã bất ngờ đứng dậy. Không nói câu nào, vị tỷ phú này viết dòng chữ "Tốc độ x Thị phần" bằng tiếng Hoa lên bảng.

Đó là một công thức đơn giản, có nghĩa là: hãy là người đầu tiên và lớn nhất trên thị trường, bằng bất cứ giá nào. Đó cũng là lúc Isaac Ho hiểu rằng bức tranh ngành công nghệ ở Đông Nam Á đang thay đổi như thế nào.

Là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm Venturecraft Group, Isaac Ho khá nổi tiếng trong giới startup chuyên về công nghệ y tế (medtech) tại Singapore, nhờ thường xuyên tổ chức các buổi tiệc networking nơi rượu whisky chảy như suối. Nhắc lại thời khắc kể trên, ông nói: "Đó là thời điểm tôi hiểu được chiến lược của người Trung Quốc. Nếu bạn không phải là số 1, bạn sẽ trở nên hết thời; Nếu bạn là số 1, bạn có thể mua công nghệ mới hơn. Đó là một cuộc chơi mà người chiến thắng sẽ có tất cả".

Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Didi Chuxing đã vươn tới vị trí thống lĩnh như ngày hôm nay, thông qua các thương vụ M&A với tốc độ và quy mô khiến thế giới phải sửng sốt. Alibaba và Tencent đã lọt vào nhóm 10 tập đoàn lớn nhất thế giới, tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Công ty 5 tuổi đời Didi Chuxing đã "đá văng" Uber khỏi thị trường Trung Quốc một phần sau một cuộc chiến tiêu tốn hàng tỷ USD.

361505_1177416.jpg

Nhà sáng lập kiêm CEO Cheng Wei của Didi Chuxing (bên phải) nói chuyện với Anthony Tan, nhà sáng lập kiêm CEO của Grab, trong một hội thảo tại Bắc Kinh

Giờ đây, khi thị trường Trung Quốc chậm lại và có dấu hiệu bão hòa, các ông lớn công nghệ của nước này đang chuyển hướng sang phần còn lại của thế giới. Điểm dừng chân đầu tiên của họ là Đông Nam Á: khu vực có dân số đông gấp đôi nước Mỹ và cộng đồng Hoa Kiều lớn nhất thế giới.

Theo ước tính của PricewaterhouseCoopers, người Trung Quốc đã đầu tư 37,8 tỷ USD vào các hãng công nghệ ở nước ngoài trong năm ngoái, tăng hơn gấp đôi so với năm 2015. Một vài thương vụ đáng chú ý:

- Alibaba bỏ ra 1 tỷ USD để thâu tóm hãng thương mại điện tử Lazada của Singapore, và dùng công ty này làm mũi nhọn tiến vào ASEAN.

- Tencent, sau khi đã góp vốn vào startup có giá trị lớn nhất Đông Nam Á là Sea (Garena), được cho là sắp đầu tư vào một startup tỷ đô khác là dịch vụ gọi xe Go-Jek (Indonesia).

- Didi Chuxing, hiện đã là công ty startup có giá trị nhất châu Á và thứ nhì thế giới, đã góp vốn vào dịch vụ gọi xe Grab (Singapore) và công bố ý định vươn ra toàn cầu.

Ông Thomas Tsao, thành viên sáng lập của quỹ Gobi Partners, nói: "Những gì bạn đang thấy là một sự thay đổi trong suy nghĩ. Những công ty này đang bắt đầu khao khát không chỉ trở thành tay chơi lớn nhất tại Trung Quốc, mà còn đang nghĩ đến quy mô toàn cầu."

Đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc đổ xô rót vốn vào Đông Nam Á. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào mọi lĩnh vực tại đây, từ vận tải đến bất động sản. Chỉ riêng trong năm 2016, dòng vốn FDI từ Trung Quốc chảy vào 6 nền kinh tế Đông Nam Á đã tăng gấp đôi, theo Credit Suisse ước tính.

1478747455097_echinaodi-t1_476932_1174776.jpg

Gần như toàn bộ các nước Đông Nam Á đều nằm trong danh sách những nước nhận nhiều vốn FDI từ Trung Quốc nhất

Tuy nhiên, hầu hết số vốn đó ít khi được rót vào ngành công nghệ Đông Nam Á, vốn đang còn khá non trẻ. Tuy nhiên, trước thực trạng là tỷ lệ người dùng smartphone và tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng tại khu vực này, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang bắt đầu dồn sự chú ý. Đông Nam Á cũng có lượng dân số gốc Hoa đông nhất thế giới, và những điểm tương đồng về văn hoá là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư từ Trung Quốc.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của 5 nước ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều sẽ ở mức trên 5% cho đến năm 2022, cao hơn hẳn mức trung bình 3% của khu vực Bắc Á.

Ngoài ra, chưa có hãng công nghệ nào thực sự giành vị trí độc tôn tại khu vực này. Grab và Go-Jek đang cạnh tranh nhau trong mảng dịch vụ gọi xe, Tokopedia và Lazada đối đầu trong mảng thương mại điện tử, nhưng không ai đủ mạnh để chi phối hẳn thị trường. Trong khi đó Trung Quốc đã có những công ty đủ mạnh để thống trị hoàn toàn một lĩnh vực, như tìm kiếm (Baidu), thương mại điện tử (Alibaba), mạng xã hội (Tencent), và dịch vụ gọi xe (Didi).

Doanh nhân công nghệ tiên phong của Israel là Yossi Vardi bình luận rằng những động thái của Alibaba nhằm tiến ra ngoài Trung Quốc đã gợi nhắc ông về nước Mỹ vào những năm 1960-1970, khi các công ty Mỹ bắt đầu hướng ra bên ngoài để tìm kiếm tăng trưởng và trở thành những tập đoàn đa quốc gia. Vardi phát biểu tại một hội nghị ở Singapore hồi tháng trước rằng: "Đây là một hiện tượng rất, rất đáng kể và mới chỉ là khởi đầu".

Nhiều thỏa thuận M&A nữa có thể sẽ sớm diễn ra trong nay mai. Hãng thương mại điện tử lớn thứ nhì Trung Quốc là JD.com đang được cho là sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD vào trang thương mại điện tử trực tuyến Tokopedia (Indonesia). Go-Jek được cho là đang đàm phán với Tencent để nhận thêm vốn 1 tỷ USD. Tencent đã tăng cường đầu tư vào ngành truyền thông ASEAN: JOOX của Tencent là ứng dụng âm nhạc được tải xuống nhiều nhất ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia vào năm 2016, theo App Annie. Vào tháng 1/2017, JOOX đã thành lập một liên doanh với công ty nội dung số OoKbee (Thái Lan).

Bà Grace Xia, giám đốc cao cấp của Tencent về chiến lược và đầu tư, cho biết: "Cơ hội ở Châu Á là không có gì sánh nổi". Bà Xia đã liên tục xuất hiện tại các hội nghị trong khu vực ASEAN vào tháng 5 vừa qua, một điều hiếm thấy đối với các nhà lãnh đạo Tencent, vốn ít khi xuất hiện trước công chúng. Xia nói thêm: "Đông Nam Á đang ngày càng tăng tốc, với rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về hành vi người tiêu dùng".

hq161104e01_1_1175161.jpg

Nhà sáng lập Alibaba là tỷ phú Jack Ma (bên phải) bắt tay Thủ tướng Najib Razak của Malaysia

Hiện tại, Alibaba đang dẫn đầu làn sóng công nghệ Trung Quốc tại Đông Nam Á. Họ đang tập hợp lực lượng chuẩn bị "mai phục" Amazon tại khu vực này, thông qua việc mua lại Lazada. Nhà sáng lập Jack Ma đã tới Kuala Lumpur vào tháng 3 vừa qua và tuyên bố rằng Malaysia sẽ là trung tâm logistics đầu tiên của Alibaba nằm ngoài Trung Quốc, và là bệ phóng cho khu vực Đông Nam Á.

Công ty Ant Financial thuộc sở hữu của cá nhân Jack Ma, vốn là công ty dịch vụ tài chính trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, cũng đã hợp tác với tập đoàn Charoen Pokphand (CP Group) của Thái Lan thông qua việc đầu tư vào công ty con của CP là Ascend Money. Mục tiêu của Ascend là đem lại dịch vụ tài chính cho 340 triệu cư dân Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, Ant Financial cũng đã đạt được những thỏa thuận tương tự với tập đoàn Emtek của Indonesia.

Michael Lints, một nhà điều hành của quỹ Golden Gate Ventures cho biết: "Đầu tiên là Alibaba tiến vào Đông Nam Á, và giờ đây chúng ta đang ngày càng thấy nhiều công ty hạng hai của Trung Quốc đang hướng về khu vực này".

Không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư và môi giới tại ASEAN cũng đang bị cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc. Hian Goh, nhà sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm NSI Ventures ở Singapore, cho biết ngày càng có nhiều nhà đầu tư tại Trung Quốc đã liên hệ với ông và các công ty mà NSI đầu tư vào. Ông Goh nói: "Mối quan tâm của Trung Quốc đến Đông Nam Á đã tăng lên rất nhiều."

800x-1.png

Tăng trưởng GDP thực của các nước ASEAN. Màu cam là năm 2016, màu xanh là năm 2017, màu vàng là dự báo giai đoạn 2017-2021

Không phải ai cũng hoan nghênh sự xuất hiện của người Trung Quốc. Peng Ong, giám đốc quản lý của Monk's Hill Ventures, cho biết rằng việc Alibaba và Tencent tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á sẽ dẫn tới việc thổi phồng định giá của các startup chuyên về dịch vụ tài chính và thương mại điện tử, khiến cho cuộc chơi này chỉ còn dành cho những người có nhiều tiền nhất. "Sẽ có một vài công ty sẽ được định giá ở mức điên rồ," Ong nói.

Ngoài ra, vẫn còn đó sự thù nghịch với cộng đồng người Hoa tại những nước như Malaysia và Indonesia, vốn đã từng dẫn tới nhiều vụ bạo lực đẫm máu. Những người khác lại lo ngại về việc các công ty Trung Quốc sẽ bóp nghẹt các startup của Đông Nam Á.

Leon Hermann, trưởng bộ phận Nam Á và Đông Nam Á tại Global Founders Capital, nói: "Sự cạnh tranh khốc liệt, vốn đã là điều thường thấy ở Trung Quốc, vẫn chưa xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á".

Tuy nhiên, ông Piyush Gupta, người đứng đầu ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á là DBS (Singapore), đã gọi Alibaba và Tencent là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ông.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm và các startup Đông Nam Á cũng cần phải cảnh giác. "Đã đến lúc họ phải tỉnh giấc vì sân nhà của họ đang bị xâm chiếm", Khailee Ng, quản lý khu vực Đông Nam Á của quỹ 500 Startups, cho biết.

Tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới là Indonesia, các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã có những bước thám sát đầu tiên. Adrian Li của quỹ Convergence Ventures, vốn là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên chuyển từ Trung Quốc đến Jakarta, đã dẫn nhiều nhà đầu tư hàng đầu của Trung Quốc đến thành phố này vào năm ngoái. Danh sách này bao gồm nhà đồng sáng lập Bob Xu của tập đoàn giáo dục New Oriental; đồng sáng lập Cai Wensheng của hãng ứng dụng Meitu; nhà sáng lập Kai-fu Lee của quỹ Sinovation Ventures. Họ đã gõ cửa các doanh nghiệp công nghệ lớn của Indonesia là Go-Jek và Tokopedia, cũng như tìm tới những công ty mới nổi như trang web hẹn hò Paktor.

Indonesia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc cách đây một thập kỉ: tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng bán lẻ là cơ hội cho sự thăng tiến của Alibaba; lượng người dùng smartphone bùng nổ đã tạo ra gần một tỷ người dùng ứng dụng WeChat của tencent; sự phát triển của tầng lớp trung lưu muốn được giải trí và mua hàng hóa chất lượng tốt.

800x-1.png

Tăng trưởng danh thu bán lẻ tại Indonesia từ 2012-2016 là số thực, từ 2017 tới 2020 là dự phóng

Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng có nhiều cơ hội hơn, khi chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump đang hướng sự ưu tiên vào trong nước. Nhà đồng sáng lập Alexis Ohanian của diễn đàn Reddit đã than phiền rằng các nhà đầu tư Mỹ đang bỏ qua một cơ hội lớn. Quỹ Warburg Pincus - vốn có chủ tịch là cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner, người từng học cấp 3 ở Bangkok - là một trong số ít những quỹ đầu tư mạnh về công nghệ của Mỹ có mặt tại ASEAN.

"Tôi rất vui khi thấy Trung Quốc đóng vai trò lãnh đạo, nhưng nó cũng làm tôi bực mình vì trước giờ nó là điều chúng tôi vẫn làm", Ohanian đã nói như thế tại hội nghị TechInAsia vào tháng 5.

Ngoài các dòng vốn và công nghệ Trung Quốc, Đông Nam Á cũng có thể học tập được khá nhiều về nền văn hóa kinh doanh của người Hoa. Amit Anand, nhà sáng lập quỹ Jungle Ventures tại Singapore, nói: "Vốn và kiến thức của họ rất quan trọng. Nhưng họ cũng mang lại tinh thần táo bạo và liều lĩnh mà khu vực này đang còn thiếu".


Bá Ước
 
Top