What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Mỹ Lan

LOBBY.VN

Administrator
MyLan Printing Media Corporation

MyLan Printing Media Corporation (MPM) is the sole producer of thermal CTP offset printing plates in Vietnam. A joint venture between world-leading specialty chemicals manufacturer American Dye Source, Inc. (ADS) of Canada and internationally reputable plate manufacturer Ipagsa Industrial S.L. of Spain, MPM produces high quality plates for both the domestic and international markets. By combining ADS's patented technology with Ipagsa's experience, we are able to develop and manufacture innovative products at competitive prices for clients around the globe

MPM's research and development facilities are state of the art, demonstrating our commitment to the progress of printing plate technology. As a pioneer in both CTP plates and related materials, our products are manufactured under cutting edge patents held worldwide. At MPM, our devotion to environmental protection is illustrated through not only our innovative manufacturing techniques and products, developed to minimize pollution, but also through our advanced waste management processes. We seek not only to preserve our natural surroundings, but also to instill a sense of respect for the environment among our employees

The employees of MPM are undoubtedly the company's most valuable assets. Therefore, we are in constant search of bright individuals to join our dynamic team. We offer competitive salaries, health insurance, free gourmet meals and athletics, and other benefits and perks. If you are interested in joining MPM to launch your career or to advance an existing one, please visit our Careers page

MyLan Printing Media Corporation
 
Hiện thực mơ ước của một Việt kiều​

- Cty Hoá chất Mỹ Lan tại khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh do tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ - một Việt kiều, một doanh nhân thành đạt ở Canada đầu tư. Nơi đây sản xuất vật liệu hóa chất quang điện tử đầu tiên ở Việt Nam và là thứ 12 trên toàn cầu

Đây cũng là hiện thực của một ước mơ hơn 20 năm sống nơi đất khách quê người của TS Nguyễn Thanh Mỹ

Ông Nguyễn Thanh Mỹ nói, không bao giờ quên được ấn tượng khi nhìn thấy dòng sông ở quê hương buổi trở về sau nhiều năm xa cách. Con sông quê chảy vắt qua ngôi làng nhỏ ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Dòng nước nhẹ nhàng trôi cứ như thời gian chưa hề qua đi mấy mươi năm với biết bao số phận con người lên xuống nổi chìm

Nơi đây, 10 tuổi Nguyễn Thanh Mỹ phụ má bán càrem nuôi bốn đứa em, dòng sông in dấu nhiều kỷ niệm vất vả nhưng trong trẻo hồn nhiên. Dòng sông quê nhà luôn tắm mát tâm hồn Nguyễn Thanh Mỹ suốt những năm lăn lộn xứ người

Mơ ước cháy bỏng trong lòng TS Nguyễn Thanh Mỹ trong lần trở về quê hương ấy. Rồi năm 2003, Cty Hóa chất Mỹ Lan ra đời và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất, một năm sau đó đã có sản phẩm xuất khẩu

Đầu năm 2007, Cty Sản xuất Vật tư ngành in Mỹ Lan tiếp tục được khởi công xây dựng, dự kiến đầu năm 2008 đi vào hoạt động. Các nhà máy tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, hơn thế bằng nỗ lực của ông, một công nghệ tiên tiến đã hiện diện tại địa phương nghèo

Ông Nguyễn Thanh Mỹ vừa là Tổng Giám đốc Cty Hoá chất Mỹ Lan, vừa là Chủ tịch HĐQT Công ty ADS chuyên sản xuất hoá chất kỹ thuật cao, như vật liệu quang điện tử, chống làm giả

Ông đã có 50 bằng sáng chế được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó nổi bật là phát minh bản kẽm CTP (Computer To Plate) - một công nghệ mới trong ngành in được thế giới sử dụng rộng rãi. Ông đang làm việc tại IBM, Kodak nhưng từ bỏ để trở về quê. Tự lo toan mọi việc từ tổ chức bộ máy nhân sự đến kiểm tra vận hành máy móc chuyên ngành

GS - TS Đào Hữu Lễ ở Viện nghiên cứu khoa học Quebec-Canada là người thầy hướng dẫn ông Nguyễn Thanh Mỹ làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ tại Viện này: "Mỹ làm việc ở IBM hai năm, tôi có hỏi tại sao không trở về Canada để mở xí nghiệp mà làm công cho người khác. Mỹ mới trở về Canada, mượn một phòng nhỏ trong chỗ tôi làm việc để thành lập cơ sở nghiên cứu và kinh doanh

Năm đầu đã thành công tới mức thành lập luôn xí nghiệp, từ đó đi lên không ngừng. Mỹ làm việc rất giỏi, có nhiều phát minh nên chính phủ Quebec đề nghị Mỹ mở rộng bằng cách chính phủ cùng góp vốn cổ phần để xây xí nghiệp tại Montreal. Rồi Mỹ trở về quê hương, theo tôi việc trở về của Mỹ rất thành công"

Tuy nhiên, khó khăn nhất là đội ngũ khoa học kỹ thuật quá thiếu để mở rộng hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh. Nên tôi đang ấp ủ mơ ước xây dựng một học viện chất dẻo để đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, có thể làm được các sản phẩm dùng trong ngành quang điện tử mà thế giới cần

TS Nguyễn Thanh Mỹ về nước lần đầu vào năm 1999 và đã nhận thấy nhu cầu hóa chất phục vụ ngành in ở Việt Nam rất lớn. Nhưng chủ yếu đang phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc với chất lượng không ổn định, trong khi đó Công ty ADS của ông ở Canada hằng năm sản xuất hoá chất cung cấp cho nhiều nước trên thế giới

Những loại hoá chất của ông có chất lượng cao mà giá thành chỉ bằng khoảng 75% so với giá các công ty Việt Nam nhập khẩu. Từ chuyến đi đó, TS Nguyễn Thanh Mỹ xây dựng nhà máy chuyên sản xuất các chất hữu cơ và chất dẻo linh hoạt, quang điện tử và in kỹ thuật số trị giá 10 triệu USD

Tuy nhiên, đầu tư nhân lực mới là vấn đề quan tâm hàng đầu của ông. Nên khi trường Đại học Trà Vinh thành lập ông đã đặt vấn đề cho mở chuyên ngành ứng dụng chất dẻo linh hoạt và vật liệu nano và lấy Công ty Hóa chất Mỹ Lan làm nơi thực tập và tuyển dụng sinh viên khi tốt nghiệp

Tháng 7/2007, Bộ GD-ĐT cho phép trường Đại học Trà Vinh tổ chức chiêu sinh chuyên ngành rất mới này, UBND tỉnh Trà Vinh cũng quyết định đầu tư 14 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo chuyên ngành. Đợt tuyển sinh đầu tiên có tới 869 thí sinh đăng ký dự thi vào chuyên ngành trong khi nhà trường chỉ tuyển 24 sinh viên

TS Nguyễn Thanh Mỹ cho biết, Công ty Hóa chất Mỹ Lan sẽ tài trợ một phần chi phí trong quá trình học tập của các sinh viên. Phương thức đào tạo là doanh nghiệp đề xuất chương trình, cung cấp thiết bị và để sinh viên thực tập, nhà trường thực hiện quá trình đào tạo

Tiến sĩ Phạm Tiết Khánh- Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh vui vẻ nói: "Trường Đại học Trà Vinh mới thành lập nhưng có Khoa Kỹ thuật Công nghệ Hóa học chuyên ngành Ứng dụng chất dẻo linh hoạt và Vật liệu nanô đầu tiên ở ĐBSCL. Chúng tôi mời TS Nguyễn Thanh Mỹ làm cố vấn chương trình và mời gọi các GS - TS người Việt ở nước ngoài về giảng dạy"

Ứng dụng chất dẻo linh hoạt và vật liệu nanô là tên gọi một chuyên ngành rất mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đặc biệt, trên thế giới, thường chỉ dạy về chất dẻo linh hoạt và vật liệu nano ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ hoặc sinh viên năm thứ 3, thứ 4, còn dành hẳn 4 năm chuyên đào tạo như Đại học Trà Vinh thì chưa ai làm

GS - TS Đào Hữu Lễ ở viện KHCN quốc gia Quebec- Canada nhận xét: "TS Nguyễn Thanh Mỹ đã đưa bản đồ Trà Vinh cho thế giới biết đến, những gì Mỹ làm ở đây chúng tôi coi là cỡ tầm thế giới chứ không phải tầm Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có nơi đào tạo sinh viên có kiến thức cao cấp như vậy

Chất dẻo TS Mỹ đang làm thuộc thế hệ mới của thế kỷ 21 rất tối tân. Ví dụ như bản kẽm mà TS Mỹ làm ở nhà máy Mỹ Lan là một trong 4 nhà máy trên thế giới có thể sản xuất ra"

Cũng cần nói thêm, trường Đại học Trà Vinh thành lập trên cơ sở trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh do Canada tài trợ với 5 năm được đánh giá là vận dụng thành công mô hình cao đẳng cộng đồng của các nước Bắc Mỹ vào điều kiện Việt Nam. Trường Đại học Trà Vinh hôm nay đã phát huy được kết quả đáng kích lệ ấy

Hiện ở Cty Hóa chất Mỹ Lan có đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn có khả năng tạo một điểm tựa để các sinh viên ở trường Đại học Trà Vinh tiếp thu những thành tựu mới và nghiên cứu trong lĩnh vực quang điện tử, hoá vật liệu. Các kỹ sư của Cty còn phụ đạo về điện tử, chất dẻo linh động active polymer là ngành rất mới cho các giảng viên ở trường Đại học Trà vinh

Dĩ nhiên, không ít khó khăn cho TS Nguyễn Thanh Mỹ trong quá trình thực hiện ước mơ của mình. Là một doanh nhân, nhà khoa học sống và làm việc nhiều năm ở nước ngoài, về nước đôi lúc ông gặp phải sự nhìn nhận chưa đúng về con người và công việc

Song TS Nguyễn Thanh Mỹ không nhụt chí, khi gặp tuy duy chưa thống nhất ông sẵn sàng trao đổi nhiều lần để đi đến thống nhất, bởi ông về Trà Vinh bằng cả tấm lòng, bằng ước mơ mãnh liệt thời thơ ấu. "Không thể trách móc quê hương", ông nói như vậy

Với một quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực, lấy hiệu quả công việc cụ thể chứng minh tâm huyết với quê hương, ông đã vượt qua các khó khăn và xây dựng nên niềm tin ở mọi người xung quanh
 
Chúng ta bình đẳng về ước mơ​

Phong cách đơn giản, mái tóc ngả bạc khiến ông Nguyễn Thanh Mỹ trông già hơn tuổi và có vẻ từng trải. Dù sống ở nước ngoài, làm việc cho các công ty lớn trên thế giới, nhưng cách ăn mặc và lối nói chuyện dân dã của ông khiến người đối diện quên đi cảm giác đang trò chuyện với một doanh nhân thành đạt và một nhà khoa học nổi tiếng

Cậu bé bán cà rem trở thành tiến sĩ

tc-1.jpg

* Giữa thời kỳ Trà Vinh còn là một trong những tỉnh nghèo bậc nhất ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngó lơ, còn người lao động trong tỉnh cứ lao về TP.HCM kiếm sống..., thì ông lại ôm hàng chục triệu USD về đầu tư. Có phải ông “giàu quá” không ?

- Ngay cả vợ tôi còn nói là sớm muộn gì cô ấy cũng xin Nhà nước cho tôi giấy chứng nhận “doanh nhân dũng cảm”

Ngày trở về nước năm 2004, tôi đã nói với mọi người là tôi kinh doanh tại Việt Nam không phải vì lợi nhuận, mà đơn giản vì vùng đất này chính là quê hương của tôi và ước mơ lớn nhất trong đời tôi là trở về quê hương để đầu tư, giúp quê hương phát triển

Không có gì to tát ở đây, chỉ là một tình cảm tự nhiên như bao người con xa quê khác

Ba dự án đầu tư của tôi tại Trà Vinh gồm: hóa chất, vật liệu quang điện tử và vật tư ngành in (sản xuất bản kẽm theo công nghệ CTP), với tổng vốn đầu tư đến nay đã là 20 triệu USD (hơn 400 tỷ đồng) và tôi chưa mang được đồng lãi nào về Canada

Tuy nhiên, công sức bỏ ra đang đưa giấc mơ của tôi trở thành hiện thực, đó là Trà Vinh đã trở thành một địa phương có ngành công nghiệp công nghệ cao vào loại hiện đại của thế giới

Trên thế giới hiện chỉ có 11 nhà máy sản xuất vật liệu quang điện tử thì nhà máy thứ 12 chính là dự án đầu tư của tôi vào Tập đoàn Mỹ Lan nằm tại Khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh

* Ông nói đây là giấc mơ của cả cuộc đời ông, vậy nguyên cớ nào khiến ông quyết tâm đến vậy ?

- Tôi là con cả trong một gia đình nghèo có 5 anh em, sinh sống tại làng Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Năm tôi lên 9 tuổi, cha bỏ mẹ và anh em chúng tôi, lấy vợ mới rồi đi biệt xứ. Tết Mậu Thân 1968, căn nhà nhỏ ở quê bị đại bác lạc bắn sập, 6 mẹ con tôi mất nhà...

Cả tuổi thơ tôi phải sống trong cơ cực ở vùng quê nghèo nhất nước, mưu sinh bằng cách rong ruổi khắp các nẻo đường để bán cà rem và bánh mì, thời gian còn lại thì đi học lóm. Năm 1978, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Phú Thọ (bây giờ là Đại học Bách khoa TP.HCM), nhưng vẫn không thoát được cái nghèo

Vì vậy, năm 1979, tôi tìm cách đi nước ngoài với hy vọng kiếm đủ miếng ăn cho mình, cho mẹ và mấy đứa em nhỏ. Ký ức về sự nghèo khổ của quê hương luôn thôi thúc tôi làm được điều gì đó để giúp những cậu bé, cô bé ở đây không phải bán cà rem kiếm sống vất vả như tôi ngày nào... Có lẽ sự thôi thúc đó lớn hơn đối với một người xa quê hương, xa gia đình đằng đẵng

* Vậy ông đã đổi đời ngay sau khi sang được Canada ?

- Không có màu hồng như vậy đâu. Hơn 12 năm đầu sống tại vùng đất mới, tôi phải làm đủ thứ nghề: rửa chén, làm bếp, bồi bàn... ở nhà hàng, chỉ để làm được một việc là kiếm sống. Chỉ đến lúc gặp được Nhàn, bà xã tôi bây giờ, thì cuộc đời tôi mới sang trang. Hồi cưới Nhàn, tôi đã hứa với gia đình vợ sẽ trở thành kỹ sư để xứng với vị thế của gia đình cô ấy

Trong 7 năm đi học, tôi giành được một lúc hai học bổng (NSERC và FCAR), bảo vệ thành công luận án thạc sĩ về “Chất xúc tác dị thể” và tiến sĩ về “Hợp chất cao phân tử liên hợp điện quang”

Sau đó, tôi được nhận vào làm ở một số công ty điện toán và in ấn như: IBM, Sun Chemical và Kodak Polychrome Graphics. Đến năm 1997, tôi chính thức ra ngoài tự mở hãng và kinh doanh cho đến bây giờ

* Phải thừa nhận là sự nghiệp khoa học của ông rất rực rỡ: nào là TS. Trung tâm Nghiên cứu khoa học năng lượng và vật liệu INRS - Energie et Materiaux, Varennes, Quebec (Canada), rồi các giải thưởng IBM - Invention Achievement Award (1994), Sun Chemical - Inventor Award (1995, 1996, 1997), Dianippon Ink and Chemicals - Silver Award for CTP Technology (1997), và cả trăm bằng sáng chế được thế giới công nhận. Vậy tại sao ông không chăm chút cho sự nghiệp nghiên cứu mà lại bước ra thị trường để kinh doanh ?

- Về lĩnh vực kinh doanh, tôi thừa nhận mình không được học hành, đào tạo bài bản, mà chỉ là một “thợ đụng”, tức đụng đâu làm đó. Tuy nhiên, máu kinh doanh có lẽ đã ngấm vào tôi từ nhỏ, khi còn đi bán cà rem, bánh mì

Nhưng nguyên nhân chính khiến tôi có bước rẽ lại bắt đầu từ một câu chuyện lúc tôi còn làm tại IBM: Một buổi sáng đến công ty, tôi thấy một nhà khoa học rất giỏi buồn bã bước ra từ phòng của người điều hành, tìm hiểu thì được biết ông ta bị cho thôi việc

Ngay lập tức tôi cảm thấy hoang mang: nhà khoa học đó rất giỏi, có nhiều cống hiến nhưng cuối cùng cũng phải ra đi, vậy thì đến một lúc nào đó cũng sẽ tới lượt mình

Từ đó tôi bắt đầu thấy chán phận làm thuê. Sau IBM, tôi cũng rời bỏ công việc tại Kodak với mức lương 100.000USD/năm, để mở hãng riêng mang tên American Dye Source, Inc. (ADS) chuyên nghiên cứu, sản xuất những vật liệu hữu cơ dùng trong ngành in, phát quang, điện tử hữu cơ, tạo hình ba chiều, màng biến đổi năng lượng Mặt trời hữu cơ, chống hàng giả... với vốn liếng hầu như chỉ là mấy cái bằng sáng chế

Thời đó, số tiền đầu tiên tôi kiếm được là 25.000 USD khi bán bằng sáng chế và mua ngay một chiếc xe tặng vợ (cười)

Thay đổi tư duy doanh nhân Việt kiều về nước đầu tư

* Trở về Việt Nam đầu tư khi đã rất giàu, vậy chắc việc kinh doanh của ông tại Việt Nam không có khái niệm “khó khăn” ?

- Tôi chỉ không gặp khó khăn về nguồn vốn chứ những chuyện khác khi tiến hành đầu tư thì phải gọi là từ “khổ đến khổ”. Nhớ những ngày đầu về nước xin giấy phép đầu tư, Nghị quyết 36 chưa được thực hiện thì người Việt ở trong nước nghĩ về Việt kiều không được tốt lắm

Nhiều người có thái độ cảnh giác đối với tôi và nói Việt kiều về nước chỉ vơ vét, kiếm một mớ tiền rồi về nước. Suy nghĩ này của họ buộc tôi phải chứng minh cho họ thấy tôi xây dựng nhà máy thật, đầu tư thật và quyết tâm phát triển thật

Có lẽ cũng từ những suy nghĩ tiêu cực đó mà giai đoạn đầu làm hàng xuất khẩu, hải quan hành tôi “lên bờ xuống ruộng” khi làm thủ tục. Có những lần tôi tức phát khóc, đá bàn, đá ghế ở hải quan và bảo: “Có bị bỏ tù tôi vẫn phải nói”...

Có lúc tôi đã muốn bỏ cuộc, trở về Canada sống cho khỏe, nhưng khi thấy những bạn trẻ không có việc làm, vùng quê không có cơ hội phát triển thì tôi lại nhẫn nhịn. Mãi đến năm 2007, khi Luật Doanh nghiệp ra đời thì việc kinh doanh mới bớt khổ

Nhưng còn rất nhiều việc phải làm để môi trường đầu tư của chúng ta thực sự thu hút đầu tư. Những điều cần hoàn thiện thì nhiều lắm, từ chính sách, thủ tục đến cả cách cư xử của các nhà chức trách

Chẳng hạn, như ngày 3/8 vừa qua, tự nhiên có khoảng mười mấy người của Phòng Cảnh sát chống tội phạm về môi trường tỉnh kiểm tra nhà máy đột xuất. Kiểm tra là chuyện thường nhưng họ la lối, quát tháo như kiểu đi bắt tội phạm khiến tôi rất thất vọng

Sự thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Long Đức của các doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp đang trở thành rào cản lớn. Hiện chúng tôi phải bỏ ra hàng tỷ đồng để tự xây dựng quy trình xử lý nước thải, nhưng vẫn bị cơ quan chức năng hạch sách đủ điều...

* Khó khăn vậy nhưng hằng năm Mỹ Lan vẫn có lợi nhuận, điều này chứng tỏ ông đã kinh doanh rất hiệu quả ?

- Hiện nay Công ty Mỹ Lan (95% xuất khẩu) lợi nhuận hằng năm 50%, Công ty sản xuất vật tư (40% xuất khẩu, hơn 10% sản xuất trong nước) lợi nhuận 60%/năm, còn Công ty Quang điện tử Mỹ Lan sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2012. Nhưng so với Canada, việc kinh doanh tại Việt Nam có nhiều điểm khác biệt

Để kinh doanh “hiệu quả” thì ngoài thực lực, bạn phải vất vả hơn. Chẳng hạn như in ấn là ngành khá đặc thù và các công ty in thường là của Nhà nước. Công ty của tôi là công ty tư nhân, khó có thể bán hàng trực tiếp, vậy nên tôi chọn cách bán hàng qua đại lý

Bớt những phiền nhiễu gây ức chế như tôi vừa kể, tôi nghĩ các nhà đầu tư như tôi có thể làm tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn

* Ông nói kinh doanh không phải để kiếm lợi nhuận, nhưng những con số lợi nhuận ông đưa ra lại chứng tỏ ông “làm chơi ăn thật”. Vậy ông có nghĩ rằng kinh doanh trong nước đang rất dễ dàng ?

- Lợi thế của tôi là có thể sử dụng những phát minh của mình để kiếm tiền, nên lợi nhuận hằng năm của Công ty được duy trì là chuyện đương nhiên. Mỗi môi trường kinh doanh có cái khắt khe riêng, không thể nói ở nơi này dễ dàng hơn nơi kia

Như đã nói, tôi đầu tư về Việt Nam không phải để kiếm tiền. Giàu có thì biết thế nào cho đủ. Mục đích chủ yếu của tôi là tạo cho người lao động Việt Nam môi trường làm việc với chất lượng, mức lương như ở Canada (35.000 CAD/năm)

Tôi và gia đình tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống là nỗ lực giúp những người xung quanh mình, để họ cũng có cuộc sống đầy đủ, có việc làm tốt hơn. Tôi luôn đối xử tốt với nhân viên, đổi lại họ cũng hết lòng với Công ty và chính họ đã có những phát minh giúp Công ty có được lợi nhuận

Lấy công việc làm niềm vui riêng

* Sau mười mấy năm bước ra kinh doanh và thành công, theo ông, ông là người chọn nghề hay chính nghề đã chọn ông ?

- Trước đây, tôi là người chọn kinh doanh, nhưng bây giờ nghĩ lại có lẽ nghề kinh doanh đã chọn tôi. Tôi cảm thấy kinh doanh là cái nghiệp, trước sau gì tôi cũng phải làm. Nói như thế vì ngay từ nhỏ tôi đã nung nấu chuyện kiếm tiền, mà chỉ có kinh doanh mới dễ kiếm tiền thôi

Giống như nghiên cứu, kinh doanh không chỉ cần có tiền, có kinh nghiệm, có mánh lới, mà còn phải có cả đam mê. Tôi dám nghĩ, dám làm, đam mê công việc, lấy công việc làm niềm vui trong cuộc sống nên đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình

Tuy vậy, con người ai không có tuổi già, suốt cuộc đời tôi rong ruổi kiếm tiền nên bây giờ cũng là lúc bắt đầu nghỉ ngơi để tập trung đào tạo người kế thừa

* Khi trò chuyện với bà Nhàn, tôi thấy bà luôn rạng ngời mỗi khi nhắc đến ông. Có lẽ trong mắt vợ con, ông là người chồng, người cha hoàn hảo, vậy đã bao giờ ông làm buồn lòng những người trong gia đình mình chưa ?

- Dù làm bất cứ chuyện gì tôi cũng được vợ ủng hộ, nên đó chính là động lực buộc tôi phải làm tốt mọi chuyện. Bằng chứng là mỗi sự thay đổi trong cuộc đời tôi đều có nguyên nhân là vì vợ con, gia đình và quê hương. Tên công ty Mỹ Lan là tên của con gái tôi đấy !

Năm 2004, tôi trở về Việt Nam một mình để xây dựng nhà máy, vợ ở lại Canada chăm sóc các con. Bà xã nói rằng tin tưởng tôi 100% và tôi luôn cảm ơn và chịu ơn vợ vì điều này

* Ông nói đang chuẩn bị người kế thừa, vậy chắc các con của ông cũng sẽ sớm trở về quê hương như ông ?

- Hiện con trai lớn của tôi đang điều hành Công ty ADS tại Canada, con gái Mỹ Lan thì theo ngành luật sư, con trai út đang theo học ngành kinh tế. Các con tôi có trở về hay không tôi cũng không chắc

Tôi mong muốn sản xuất các sản phẩm quang điện tử với công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ kỹ sư hóa học chất lượng để góp phần vào sự nghiệp phát triển khoa học và kinh tế của Trà Vinh trong tương lai

Tôi cũng hợp tác với Trường Đại học Trà Vinh để thành lập khoa Hóa học ứng dụng, đào tạo hai chuyên ngành: Hóa học ứng dụng chất dẻo linh hoạt và Vật liệu nano - công nghệ in. Tôi nhận tất cả các sinh viên đang học và ra trường về làm tại Mỹ Lan, tôi cũng trực tiếp đào tạo các em và nếu em nào giỏi thì cũng có quyền kế thừa Mỹ Lan

Tôi từng rửa chén để bước vào khoa học thì không có lý do gì những người trẻ có điều kiện ăn học lại không thành công. Hãy tạo môi trường và cơ hội cho những thanh niên ở đây thể hiện khả năng và cùng ước mơ chúng tôi có hàng trăm, hàng ngàn bằng phát minh

* Cơ hội của ông đang trải đều cho những nhân viên của mình và điều đó trước hết được thể hiện qua văn hóa quản trị ?

- Đúng vậy, tôi đã đề ra ba tiêu chí cho Mỹ Lan là chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, tập trung sản xuất các sản phẩm quang điện tử có giá trị cao và nơi làm việc phải luôn tiện nghi, sang trọng. Ở Mỹ Lan, chỉ có khác nhau về cấp bậc chứ không khác nhau về cách đối xử

Nơi làm việc của tôi và nhân viên đều như nhau. Thậm chí, khu vực nhà vệ sinh dành cho nhân viên cũng phải đạt tiêu chuẩn khách sạn 4 sao. Bữa trưa cho nhân viên được nấu bởi những người có tay nghề nấu nhà hàng. Phòng ăn sạch sẽ và hiện đại như trong một khách sạn lớn. Vợ chồng tôi và khách đến công ty đều ngồi ăn cùng nhân viên trong nhà ăn này...

* Thời gian của ông là thời gian của nhà khoa học hay của nhà kinh doanh ?

- Từ nhiều năm nay, tôi có thói quen thức dậy vào 2g30 sáng. Tôi có nhiều việc phải làm nên thời gian với tôi rất quan trọng. Nhớ hồi còn làm ở nhà hàng, một tuần làm 7 ngày, từ 2g chiều đến 2g sáng, tự học đến 4g30. Học ở trường từ 8g45 sáng tới 1g trưa

Khi đó, mơ ước thường trực nhất của tôi là một ngày được ngủ đủ 8 tiếng. Hiện nay, tôi thấy tinh thần mình vẫn rất tốt, thậm chí tôi có thể nhớ tên 500 nhân viên và vị trí của từng người một. Đã từ rất lâu tôi lấy công việc làm thú vui riêng rồi mà
 
Alan Phan - Niềm tin tìm lại

Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những suy đồi của xã hội bao quanh. Chúng ta còn hy vọng, thì định mệnh quê hương còn thay đổi

Là một người luôn tin vào thế mạnh của doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền kinh tế quốc gia, mỗi lần về lại quê hương là tôi thắp đuốc đi tìm các doanh nhân, đại gia Việt thành công để nhận lãnh những bài học mà tôi nghĩ là thực tiễn cho thế hệ sau này. Có rất nhiều tấm gương thành công của Việt kiều tại Âu, Mỹ, Úc…nhưng tôi muốn nhìn thấy tận mắt một đặc sản “made in Vietnam”

Tôi không lưu tâm đến lãnh vực doanh nghiệp nhà nước. Các vị quản lý này thường được bổ nhiệm do những liên hệ, gốc rễ không rõ ràng và kết quả kinh doanh của họ đã thể hiện khả năng thực sự với những tỷ số tài chánh yếu kém như mức hòan trái trên vốn , doanh thu trên tài sản , hay doanh thu và lợi nhuận của mỗi nhân viên. Vẫn có những ngoại lệ, nhưng nếu phân khúc công của nền kinh tế hoạt động hữu hiệu và sắc bén thì Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc đã làm bá chủ thế giới cách đây vài chục năm trước. Cha chung vẫn không ai khóc

Trong khi đó, những doanh nhân đang điều khiển các bộ máy quản lý doanh nghiệp tư chưa chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn 80 đại gia tôi gặp trong 4 năm qua đều chia sẻ một mẫu số chung: họ rất năng động, khôn ngoan, thông minh, liều lĩnh, thủ đọan, kiên trì và gỉỏi ứng biến. Họ biết rất rõ về những trung tâm quyền lực và có liên hệ mật thiết với mọi quan chức còn quyền. Họ đã dựng nên những gia tài đáng kể nhờ biết lợi dụng khe hờ luật lệ, chiếm đăc quyền, đặc lợi trong mọi bối cảnh phức tạp và vượt xa đám đông với tài năng đặc thù này

Tuy vậy, họ đều hiểu rằng khi ra khỏi sân chơi nhà, những lợi thế cạnh tranh nói trên sẽ bốc hơi và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp họ sẽ ế ẩm so với đồng nghiệp. Ngay cả những công ty công nghệ thong tin (IT) hàng đầu của Việt Nam cũng không đưa ra thị trường đặc sản nào sáng tạo. Các công ty này thành công ở Việt Nam nhờ làm đại diện cho những công ty đa quốc hay có những hợp đồng béo bở với chánh phủ

Có thể nói là tôi khá bi quan trước khi đặt chân đến Trà Vinh và đi thăm nhà máy của Mỹ Lan. Vợ chồng anh chị Ngyễn Thành Mỹ, Việt kiều từ Canada, đã bỏ ra 6 năm và 1 triệu dollar để tạo dựng công ty này. Thành quả sau cùng là một doanh nghiệp mà tôi vẫn mơ ước vì chính cá nhân mình, sau 42 năm làm ăn khắp thế giới, cũng không thể thực hiển nổi

Tôi vẫn thường “dạy” các doanh nhân trẻ và các sinh viên đại học về bốn nhân tố tôi cho là cần thiết cho sự thành công:

(a) sản phẩm có công nghệ hay cá tính đăc thù để tạo một mức lợi nhuận cao

(b) đội ngũ quản lý bài bản và quan tâm đến phúc lợi của nhân viên

(c) doanh thu bền vững và dòng tiền lưu chuyển mạnh

(d) và trên hết, một tầm nhìn và tư duy sáng tạo, lâu dài cho doanh nghiệp

Vượt biên và định cư tại Canada vào năm 1979 với hai bàn tay trắng, anh Mỹ đã phải làm bồi bàn, phụ bếp trong suốt 10 năm để có tiền đi học. Anh đậu Tiến Sĩ về hóa học và đi làm cho IBM, Polycom-Kodak thêm 7 năm trước khi vay tiền ra lập công ty riêng. Lơi thế cạnh tranh của anh là những công trình nghiên cứu, bằng sáng chế anh thu nhận sau hơn 20 năm. Dù vậy, anh cũng trải qua bao thăng trầm như nhiều doanh gia khác. Mãi đến 2004, công ty anh mới có chút ổn định và khi về thăm quê ở Trà Vinh, anh nảy sinh ý định thiết lập công ty tại quê nhà như một bày tỏ tri ân.

Khi tôi nhìn 4 khu nhà máy khang trang với 40,000 mét vuông đã xây dựng trong một công viên rộng hơn 20 hectares, tôi mới thấy công phu anh to lớn thế nào, nhất là khi anh kể lại chuyện khởi nghiệp với vài chục công đất ruộng ngập nước anh đã thuê. Lo cho môi trường, anh xây nhà máy xử lý nước thải trước. Hai ấn tượng để tôi kính phục khi thăm nhà máy: đây là nhà máy sạch nhất thế giới (chỉ nhìn tất cả các nhà vệ sinh cho nhân viên sạch thơm như ở một khách sạn 5 sao) và cách gây dựng cho mọi nhân viên một tư duy sống và làm việc như đang ở tại một quốc gia tiền tiến (các anh chị em phần lớn đến từ các gia đình nông dân quanh đồng bằng Cửu Long)

Mô hình kinh doanh của nhà máy là khai thác công nghệ nano để xuất khẩu các lọai polymer linh động trong ngành in nhiệt CTP với những laser hồng ngoại hay tử ngoại. Đặt tại môi trường thôn quê cách tỉnh Trà Vinh 15 cây số, nhà máy như một ốc đảo huyền thọai của Dr. No trong cuốn phim cùng tên của điệp viên James Bond 007

Hiện nay, với hơn 530 nhân viên, doanh thu của nhà máy chỉ 12 triệu dollars (hơn 70% xuất khẩu) nhưng lợi nhuận lên đến 3 triệu dollars. Trên hết, lương nhân viên cao hơn lương tại các thành phố lớn, cùng với cơ hội thăng tiến tràn ngập vì những khóa đào tạo liên tục của công ty. Công viên nhà máy nhiều cây xanh hơn những khu du lịch sinh thái mà tôi đã đi qua

Quỹ Jaccar của Pháp đầu tư 12 triệu dollars để chiếm 30%, cho công ty một thị giá hơn 40 triệu dollars. Công ty không có một khỏan nợ ngân hàng nào. Các tình trạng kinh tế vĩ mô hòan tòan không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Với 1 triệu dollar và không một thế lực nào “chống lưng”, anh chị Mỹ đã kiếm được rất nhiều tiền cho mình, mọi người liên quan và cả tỉnh Trà Vinh. Chúng ta cần khỏang 1,000 anh chị Mỹ khắp Việt Nam để đất nước bắt kịp đà tiến của nhân loại

Đêm về, trong buổi trò chuyện với anh chị Mỹ và một số nhân viên quản lý trẻ (không ai trên 30 tuổi), chúng tôi nói về giả thuyết “tư duy quyết định định mệnh” của con người cũng như của doanh nghiệp và ngay cả của quốc gia. Tôi xác định lại niềm tin sâu xa của tôi vào con người Việt, như tôi đã tin vào chị Gấm (bài Niềm Tin Vào Con Người Việt của tôi) , như tôi đã tin vào đám thuyền nhân trôi dạt khắp xứ người với hai bàn tay trắng, như tôi đang tin vào thế hệ trẻ hiện nay đang dò dẫm tìm lối thóat trong giông bão và như tôi vẫn còn tin vào một phép lạ nào đó ở giờ thứ 25

Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những suy đồi của xã hội bao quanh. Chúng ta còn hy vọng, thì định mệnh quê hương còn thay đổi
 
Top