What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Marubeni

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Nhật đầu tư 630 triệu USD xây nhà máy thực phẩm​

Tập đoàn Marubeni sẽ liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai kinh doanh thịt gia súc tại Việt Nam

Theo kế hoạch, Marubeni sẽ xây dựng một hệ thống từ chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi gia súc, gia công chế biến thịt cho đến bán sản phẩm với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ yen (630 triệu USD)

Marubeni sẽ xây dựng nhà kho quy mô lớn tại cảng Phú Mỹ dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2012. Tập đoàn này dự kiến sẽ nhập khẩu đậu tương và ngô từ Brazil để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc

Ngoài ra, Marubeni sẽ hợp tác với Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai tăng nguồn nguyên liệu sản xuất và tăng sản lượng thức ăn gia súc lên 3,5 triệu tấn vào năm 2020, gấp 3 lần so với hiện nay

Marubeni cũng sẽ tham gia điều hành chung nông trường nuôi 1 triệu con lợn/năm của Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

Ngoài cung cấp thịt, liên doanh này còn gia công, chế biến thực phẩm như giò, xúc xích với sản lượng hàng vạn tấn/năm và cung cấp hàng cho các siêu thị của Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai và các hệ thống siêu thị khác
 
Chúng tôi muốn đứng vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam​


Ngày 21/7, Tập đoàn Marubeni và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Dofico đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực sản xuất và phân phối nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc. Sự hợp tác giữa hai đơn vị này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trồng, chế biến và phân phối thực phẩm, nông sản tại Việt Nam

sukien1.jpg

* Thưa ông, lễ ký kết này có ý nghĩa như thế nào với Marubeni ?

- Lễ ký kết ghi nhớ hợp tác lần này có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi, bởi vì Marubeni luôn mong muốn mở rộng kinh doanh tại các nước Đông Nam Á, mà đặc biệt là ở Việt Nam. Marubeni là công ty hàng đầu ở Nhật Bản về chế biến lương thực, thực phẩm. Dofico cũng là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực này tại Việt Nam

Với dự án hợp tác giữa hai đơn vị, chúng tôi muốn đem đến cho người sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy, đồng thời sẽ đưa chúng tôi đứng ở vị trí số 1 về ngành này tại thị trường Việt Nam. Song song đó, chúng tôi cũng muốn góp phần làm tăng tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

* Để tiến tới vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam, Marubeni đã đặt ra những chiến lược nào ?

- Marubeni và Dofico đã thảo luận để đặt ra những mục tiêu cụ thể cho lộ trình hợp tác của cả hai bên. Mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Marubeni và Dofico sẽ được củng cố qua từng bước đi phù hợp với từng giai đoạn khác nhau

Trước hết, chúng tôi sẽ hỗ trợ Dofico nhập khẩu nguyên liệu thô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và phát triển ngành chăn nuôi. Marubeni ASEAN (Singapore) và Proconco (Công ty CP Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc nhãn hiệu Con Cò) đã ký thỏa thuận trong lĩnh vực thức ăn gia súc

Dofico đã có một mạng lưới sản xuất, phân phối khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng tôi, cụ thể là Công ty Nisshin Marubeni sẽ hỗ trợ tối đa về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất cho Dofico trong thời gian tới. Sau khi những mục tiêu này đạt được thành công, chúng tôi sẽ nghiên cứu những bước đi tiếp theo

* Còn trong lĩnh vực chăn nuôi, mục tiêu cụ thể của Marubeni là gì, thưa ông ?

- Nisshin Marubeni sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng như năng lực sản xuất của từng nông trại. Chúng tôi sẽ xây dựng quy trình khép kín từ khâu chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi cho đến chế biến sản phẩm từ chăn nuôi và phân phối ra thị trường. Chúng tôi muốn mỗi sản phẩm chúng tôi đưa đến người tiêu dùng đều là sản phẩm chất lượng cao, an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng

* Về mặt kỹ thuật, Marubeni sẽ có những hỗ trợ nào cho Dofico ?

- Trong quá trình hợp tác, chắc chắn sẽ có sự học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Nisshin Marubeni sẽ hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất, tuy nhiên, chúng tôi cũng phải học hỏi nhiều điều từ Dofico. Trên thực tế, chưa chắc những kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam do sự khác biệt về văn hóa

Kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh, người tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng thực phẩm. Marubeni và Dofico sẽ cố gắng hết sức để tìm hiểu và đáp ứng yêu cầu thực phẩm an toàn của người tiêu dùng

* Chăn nuôi trước nay thường gắn liền với vấn đề ô nhiễm môi trường, liệu những công nghệ Marubeni hỗ trợ cho Dofico có khắc phục được tình trạng này không ?

- Ô nhiễm do ngành chăn nuôi không phải là vấn đề của riêng Việt Nam hay Nhật Bản, mà là vấn đề chung của thế giới. Marubeni và Dofico sẽ cùng nhau đưa ra những giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng này. Chúng tôi sẽ đề ra những quy chuẩn chất lượng thích hợp cho quy trình sản xuất và sản phẩm

* Hiện nay ở Việt Nam, tình hình lạm phát khiến giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của Marubeni trong việc đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến khách hàng trong khi vẫn giữ giá cả phải chăng ?

- Nhật Bản cũng từng trải qua hoàn cảnh tương tự như hiện nay ở Việt Nam khi giá thực phẩm tăng rất cao. Tuy nhiên, các công ty cung cấp lương thực, thực phẩm không vì thế mà tăng giá liên tục theo giá thị trường. Chúng tôi bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, thậm chí có những lúc bán sản phẩm không lợi nhuận

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản luôn có chính sách trợ giá cho doanh nghiệp trong tình hình khó khăn. Tôi không biết những kinh nghiệm của Marubeni có phù hợp với tình hình ở Việt Nam hay không, nhưng chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả những hiểu biết của mình để cùng với Dofico tìm ra phương án khả thi cho thị trường Việt Nam

Giá thịt heo tăng cao, một phần cũng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ góp phần ổn định giá của thức ăn chăn nuôi bằng việc phát triển trồng cây nguyên liệu tại Việt Nam.

Phát triển nguồn nguyên liệu ngay tại chỗ cũng giúp giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, tôi cũng hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có một quỹ bình ổn trợ giá cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực

* Hiện tại ở Việt Nam cũng có nhiều liên doanh trong lĩnh vực nông sản và lương thực, thực phẩm. Liên doanh giữa Marubeni và Dofico có lợi thế gì vượt trội hơn ?

sukien3.jpg

Ông Wakabayashi Satoshi, Giám đốc Điều hành Bộ phận Nguyên liệu thực phẩm - Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)​

- Dofico là doanh nghiệp lớn, vững mạnh và có uy tín trên thị trường. Bà Tổng giám đốc Nguyễn Thị Lệ Hồng là người lãnh đạo rất có năng lực đã lèo lái Dofico đạt được những thành quả rất khả quan. Tôi và bà Hồng đã ngồi lại với nhau và chỉ mất một tháng để đi đến bản ghi nhớ ngày hôm nay (21/7)

Lợi thế lớn nhất, theo tôi là quyết tâm cao của lãnh đạo hai phía. Sự hợp tác này cũng giống như một cuộc hôn nhân, nhân tố quyết định hạnh phúc không phải là ngôi nhà đẹp mà là sự đồng thuận của cả hai phía

Lợi thế tiếp theo là chúng tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm thành công, thất bại từ các liên doanh đi trước. Dofico cũng đang có kế hoạch xây dựng và kêu gọi đầu tư cho Khu liên hợp Công Nông nghiệp AgroPark với công nghệ hiện đại, quy trình khép kín phục vụ hoạt động của các công ty nông sản, từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến thực phẩm và phân phối. Những yếu tố này sẽ là lợi thế đặc biệt của chúng tôi

* Ông có thể cho biết lộ trình cụ thể của dự án hợp tác này ?

- Chắc chắn là Marubeni và Dofico sẽ phải thảo luận thêm nhiều vấn đề liên quan trước khi ký hợp đồng chính thức. Theo chúng tôi ước tính, ít nhất sẽ mất 3 tháng để Marubeni và Dofico có một thỏa thuận hợp tác lâu dài

Trong 5 nội dung mà Marubeni và Dofico cam kết, có một nội dung đã được thực hiện. Hai công ty con của chúng tôi là Marubeni ASEAN (Singapore) và Proconco đã ký thỏa thuận cung cấp nông sản chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất. Marubeni rất mong muốn cùng hợp tác, cùng phát triển với Dofico và sẽ nỗ lực để thúc đẩy dự án tiến triển với tốc độ nhanh nhất có thể

* Ông đánh giá chất lượng môi trường đầu tư ở Việt Nam như thế nào và có mong muốn nhận được sự hỗ trợ gì về mặt chính sách của Chính phủ Việt Nam hay không ?

Marubeni là tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Marubeni kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực như nuôi trồng nông sản, sản xuất thực phẩm theo dây chuyền khép kín, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc công nghiệp, tài chính, kho vận, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Marubeni hoạt động trên phạm vi toàn cầu với 119 chi nhánh, văn phòng tại 69 quốc gia

- Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy môi trường đầu tư ở đây rất lý tưởng. Đất nước các bạn có nền chính trị ổn định, người lao động Việt Nam cần cù, siêng năng cũng như người Nhật Bản

Marubeni từng đầu tư ở nhiều quốc gia với mức đầu tư khác nhau. Chúng tôi chọn Việt Nam một phần vì mức đầu tư ở đây cũng rất vừa phải, phù hợp

Là một công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ hỗ trợ xây dựng môi trường cạnh tranh và đầu tư lành mạnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển, đặc biêt là ở trong một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm là lương thực, thực phẩm
 
Marubeni thành lập công ty ở Việt Nam

317bc_marubeni_a.jpg

Ông Hiroshi Ikuno (phải), Giám đốc điều hành Công ty Marubeni Asean, trao đổi với Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM Hida Harumitsu (trái) và ông Yasutaka Nasu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM sau buổi lễ ra mắt công ty​


TBKTSG Online - Sau 20 năm hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, Marubeni - tập đoàn hoạt động đa ngành của Nhật và là một trong 5 tập đoàn thương mại lớn của Nhật, tối 6-12 chính thức ra mắt Công ty TNHH Marubeni Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tại sự kiện trên, ông Ryuhei Shimasaki, Tổng giám đốc Công ty TNHH Marubeni Vietnam, cho biết ngoài hoạt động xuất nhập khẩu như từ trước đến nay, công ty sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh thị trường trong nước vốn đang phát triển.

Theo ông Shimasaki, Marubeni trong thời gian tới sẽ cùng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh việc liên doanh hợp tác sản xuất trong lĩnh vực nông sản, chế biến thực phẩm, hải sản...

Một trong dự án này là hợp tác với Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico). Trước đó vào tháng 7-2011, Dofico và Tập đoàn Marubeni đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm

Theo đó, hợp tác giữa Dofico và Marubeni sẽ diễn ra trên 3 phương diện thiết lập chuỗi sản xuất khép kín các mặt hàng nông sản phục vụ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi; đầu tư xây dựng hạ tầng và kêu gọi đầu tư cho dự án Khu liên hợp công nông nghiệp Đồng Nai Agropark; và phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm tươi sống an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Bên cạnh việc ký kết hợp tác giữa Dofico và Marubeni, một chương trình hợp tác khác giữa Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt - Pháp (Proconco) và Công ty Marubeni Singapore cũng được ký kết với nội dung Marubeni Singapore sẽ hỗ trợ nhập khẩu nguyên liệu thô cho Proconco trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thông qua đầu tư vào dịch vụ vận tải cung ứng

Marubeni dự kiến cũng sẽ hợp tác với các công ty khác để liên doanh sản xuất đồ hộp cá, các loại hải sản…

Theo ông Shimasaki, những sản phẩm này làm ra trước mắt sẽ tiêu thụ trong nước, sau đó hướng đến xuất khẩu. Bên cạnh tiêu thụ nội địa, Marubeni Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Việt Nam đi thế giới.

Tập đoàn Marubeni đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội và TPHCM vào năm 1991, lập văn phòng công tác tại Quảng Ngãi vào năm 2009 để triển khai các hoạt động thương mại trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, hóa chất, bột giấy, năng lượng, khoáng sản kim loại, thiết bị máy móc, đồng thời cũng tham gia vào các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng như điện lực, thông tin, nhà máy…

Với mục đích tăng cường hoạt động thêm một bước nhằm phục vụ nhu cầu trong nước đang ngày tăng mạnh ở Việt Nam, Marubeni đã quyết định thành lập công ty tại Việt Nam

Marubeni Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 5 triệu đô la Mỹ sẽ thực hiện quyền xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, dịch vụ môi giới thương mại, cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng đối với máy móc, thiết bị do công ty nhập khẩu và phân phối; cũng như cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường...

Tập đoàn có hơn 600 công ty thành viên tại 84 quốc gia

Quốc Hùng
 
Vinacomin đàm phán bán alumina từ dự án bauxite Tân Rai​

- Theo lãnh đạo của Vinacomin, hai đối tác Trung Quốc và Nhật Bản đã đàm phán với Vinacomin từ năm ngoái để mua alumina sản xuất từ dự án bauxite Tân Rai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang đàm phán với các đối tác là Aluminum Corp of China Ltd của Trung Quốc và Marubeni Corp của Nhật Bản về kế hoạch bán alumina từ dự án khai thác nhôm đầu tiên của Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc Vinacomin, ông Nguyễn Văn Biên cho biết, Tập đoàn sẽ bắt đầu sản xuất tại nhà máy alumina ở Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Đồng ở Tây Nguyên vào đầu quý II năm nay. Mỏ bauxite Tân Rai là một trong hai mỏ đang được khai thác

Ông Biên nói thêm, Marubeni đã giúp Vinacomin vay 300 triệu USD hợp vốn từ các ngân hàng ở nước ngoài và một thỏa thuận cho vay sẽ được ký kết vào đầu năm nay. Aluminum Corp. of China Ltd., hay còn gọi là Chalco, là công ty cung cấp kỹ thuật và nhà thầu xây dựng cho dự án, ông Biên nói

Theo ông Biên, Chalco và Marubeni đã bắt đầu đàm phán với Vinacomin từ năm ngoái để mua alumina sản xuất từ dự án Tân Rai tuy nhiên hợp đồng mua bán chưa được ký kết. Một thỏa thuận khác sẽ được tính tới tiến độ của việc xây dựng nhà máy

Trong khi Vinacomin tính toán dựa trên nhu cầu dài hạn và có thể sản xuất nhôm sau năm 2015 thì Alcoa Inc., Rio Tinto Group và các đối thủ toàn cầu đang cắt giảm sản lượng xuống khi giá nhôm lao dốc khiến giảm lợi nhuận công ty. Lãnh đạo của Vinacomin cũng nhận định rằng, giá nhôm giảm chỉ là vấn đề trong tạm thời

Sản lượng alumina tại nhà máy Tân Rai sẽ đạt 300.000 tấn trong năm nay và tăng lên 520.000 tấn trong năm tiếp theo trước khi đạt được công suất khoảng 650.000 tấn vào năm 2014. Dự án thứ hai của Vinacomin tại Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông đang được triển khai, dự kiến sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 2014 với sản lượng 300.000 tấn và có thể lên tới 650.000 tấn vào năm 2016

Ông Biên cho biết thêm, Vinacomin cần khoảng 30.000 - 40.000 tỷ đồng hàng năm cho kế hoạch đầu tư đến năm 2015. Vinacomin có kế hoạch bán ít nhất 1.500 tỷ đồng trái phiếu trong nước trong nửa đầu năm nay. Kế hoạch đầu tư sẽ tập trung vào than, khoáng sản và năng lượng

Năm nay, lợi nhuận trước thuế của Vinacomin dự kiến giảm từ 8.000 tỷ đồng đạt được trong năm ngoái xuống còn 6.280 tỷ đồng do lãi suất cao, chi phí đầu vào biến động và những bất ổn không dự đoán trước được của kinh tế toàn cầu

Phương Dung - Bloomberg
 
Xây nhà máy điện trị giá tới 2,3 tỷ USD ở Việt Nam​

xay-nha-may-dien-tri-gia-toi-23-ty-usd-o-viet-nam_zpse2adab59.jpg

Đài RFA dẫn lời Công ty điện lực nhà nước Hàn Quốc (KEPCO) cho biết một tập đoàn quốc tế do KEPCO dẫn đầu đã ký thỏa thuận trị giá 2,3 tỷ USD để xây một nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam

Trong khuôn khổ thỏa thuận về xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy, tập đoàn này sẽ xây nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất 1,2 triệu kilowatt vào năm 2018 và vận hành nhà máy trong 25 năm, trước khi giao lại cho phía Việt Nam

KEPCO và công ty Murabeni của Nhật Bản, mỗi công ty sẽ chiếm 50% cổ phần trong nhà máy này

Mặc dù trị giá dự án này là 2,3 tỷ USD nhưng người ta tin rằng nhà máy sẽ mang lại cho riêng công ty KEPCO 15 tỷ USD trong 25 năm hoạt động kể từ khi nhà máy hoàn tất vì Chính phủ Việt Nam đã đồng ý mua tất cả lượng điện do nhà máy sản xuất
 
Marubeni-Kepco trúng thầu nhiệt điện Nghi Sơn 2

avatar-2_zps3b6d6d19.jpg

Bộ Công Thương trao thầu cho Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) trúng thầu dự án Nhiệt điện than Nghi Sơn 2​

Chiều 22/3, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức trao thầu cho hai nhà đầu tư là Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) trúng thầu Dự án Nhiệt điện than Nghi Sơn 2 tại Thanh Hóa theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT)

Dự án Nhiệt điện than BOT Nghi Sơn 2 có quy mô 1.200 MW, gồm 2 tổ máy công suất 600 MW, nằm cạnh Nhà máy Nhiệt điện than Nghi Sơn 1 có quy mô 600 MW của do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư

Đây là dự án được thực hiện theo hình thức BOT đầu tiên trong ngành điện tiến hành lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn giá điện

Ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), cho biết đây là dự án BOT được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương đấu thầu quốc tế và sau khi xem xét hồ sơ thì hai tổ hợp nhà thầu Marubeni - Kepco đã trúng thầu

Dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2 áp dụng công nghệ siêu tới hạn với hiệu suất cao, góp phần giảm tiêu thụ than, giảm phát thải khí nhà kính và các vấn đề về môi trường khác

Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn và kinh tế cho khu vực Bắc Trung bộ, giảm tổn thất công suất truyền tải trên hệ thống điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng nam Thanh Hoá - bắc Nghệ An, đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn - Thanh Hoá

"Dự kiến nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 sẽ vận hành thương mại vào năm 2017," ông Phong nói

Marubeni là một tập đoàn hàng đầu về thương mại và đầu tư của Nhật Bản, đã tham gia nhiều dự án xây dựng nhà máy điện tại Việt Nam như Nhà máy điện dầu Trà Nóc (Cần Thơ), Nhà máy điện than Na Dương, Nhà máy điện than Hải Phòng 1... Trong khi đó, Kepco cũng là tập đoàn lớn của Hàn Quốc chuyên trong lĩnh vực điện

Đức Duy
 
Top