What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn phần mềm TMA

LOBBY.VN

Administrator
Chưa đến lúc làm phần mềm “Made in Vietnam”​

9698_Nguyen-Huu-Le.jpg

TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty TMA


Đầu tư nghiên cứu để tạo ra phần mềm, tạo giá trị riêng, nhưng TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty TMA, vẫn tập trung gia công hơn là tự phát triển

TMA là công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm, song lại coi gia công mới là chiến lược chính

Không thể bỏ gia công

Giấc mơ tạo sản phẩm phần mềm riêng của ông Lệ đang từng bước trở thành hiện thực sau khi phòng nghiên cứu của TMA làm thành công phần mềm giải pháp di động “Trang vàng TP.HCM”, cung cấp cho các nhà phân phối điện thoại đi động để cài đặt cho sản phẩm iPad và iPhone. Sau sản phẩm này, TMA đang nghiên cứu và hoàn tất một số sản phẩm như phần mềm chỉ đường trên xe bus để phục vụ trong nước. Hiện tại các phòng nghiên cứu và phát triển của TMA vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp phần mềm mới

Tại sao TMA không đẩy mạnh làm phần mềm riêng, trong lúc rất nhiều công ty “đàn em” trong ngành đang hăm hở đầu tư vào đây? Ông nói: “Tôi đã xác định làm gia công phần mềm từ ngày trở về, cách đây gần 14 năm. Đến nay, TMA hoàn toàn cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn của Ấn Độ, Trung Quốc, 2 quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm”.

Bàn thêm về tỉ suất lợi nhuận giữa gia công và làm chủ một phần mềm (nếu thành công), ông Lệ cho biết, lợi nhuận thu về từ làm chủ một sản phẩm cao gấp 5-10 so với làm gia công. Tuy nhiên, theo ông Lệ, giấc mơ sản phẩm riêng còn phải được nuôi dưỡng trong một thời gian dài nữa. Theo ông, thị trường nội địa còn quá nhỏ và luật bản quyền chưa được thực thi tốt là trở ngại đầu tiên. Trở ngại thứ 2 là chi phí để đi tìm khách hàng, tiếp thị có thể tốn gấp 3 lần chi phí làm ra sản phẩm

“Chẳng hạn, đầu tư làm một phần mềm tốn khoảng 100.000 USD. Nhưng chi phí để tìm khách hàng, marketing là 300.000 USD. Nếu thành công, sản phẩm có thể bán được 1 triệu USD. Tuy nhiên, 300.000 USD mà nhà đầu tư bỏ ra đó hoàn toàn không được bảo đảm. Bởi nếu marketing không thành công, nhà sản xuất mất cả 400.000 USD cho sản phẩm đó”, ông Lệ cho biết

Do vậy, dù hiểu rõ giá trị gia tăng thu được từ sản phẩm của mình sẽ cao hơn rất nhiều, song ông Lệ không chọn giải pháp đầu tư có nhiều rủi ro trong thời điểm này

Tuy vậy, TMA cũng không bỏ hoàn toàn lĩnh vực này mà chọn cách liên kết với đối tác nước ngoài để chia sẻ rủi ro về tài chính cũng như tiếp thị sản phẩm ra thị trường thế giới. Năm 2010, TMA hợp tác với đối tác ở Úc làm sản phẩm phần mềm theo tỉ lệ ăn chia 7/3, phía TMA bỏ công làm và hưởng 30% trên tổng giá sản phẩm bán ra. “Nếu phía đối tác nước ngoài bán được, chúng tôi sẽ có lợi, bằng không, khối kiến thức thu về cũng tốt cho kỹ sư sau này”

Sống khỏe trong bão

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã khiến không ít công ty gia công phần mềm trong nước gặp khó khăn. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), có ít nhất 12% doanh nghiệp phần mềm kinh doanh khó khăn thua lỗ, dẫn đến đóng cửa. Có công ty chọn giải pháp chuyển sang làm lĩnh vực khác theo chiến lược lấy ngắn nuôi dài như Global System Engineering làm trà xuất khẩu. Ngược lại, “TMA đang hoạt động hết công suất và làm không kịp đơn đặt hàng”, ông Lệ cho biết. Doanh thu năm 2010 của TMA khoảng trên 10 triệu USD và mức tăng trưởng vẫn giữ ổn định 40%

Theo ông Lệ, TMA có 2 lợi thế. Thứ nhất là kinh nghiệm gần 15 năm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các công ty lớn trên thế giới. Thứ 2 là quy mô hạ tầng (có 6 lab) và nhân sự hơn 1.000 kỹ sư. Để có những đơn đặt hàng lớn và để các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới chấp nhận, TMA đã đầu tư nhiều về hạ tầng, đặc biệt đầu tư chuẩn quản lý quy trình chất lượng chuẩn dành cho các công ty gia công hàng đầu quốc tế. Theo ông Lệ, chi phí để làm chuẩn này không thấp, lên đến hàng trăm ngàn USD

Vừa thu được phí, vừa có nhân sự

Từ 6 kỹ sư khi lập công ty, đến nay, TMA đã có gần 1.000 kỹ sư có thể thực hiện những hợp đồng lớn

Chiến lược nhân sự của ông là thay vì ngồi chờ sinh viên ra trường tìm đến công ty, ông đã tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn có thu học phí. Đối tượng là sinh viên ngành công nghệ thông tin đã tốt nghiệp, khóa học kéo dài từ 3-6 tháng. Trung bình có khoảng 30-40% học viên ở lại làm sau đào tạo. Bên cạnh đó, khoảng hơn 1 năm qua, ông hợp tác với các khoa trường đại học, đào tạo miễn phí cho các em sinh viên năm cuối chuyên ngành này để thu hút nhân lực

“Chỉ cần 1/3 số học viên này ở lại làm việc, coi như chúng tôi đã lấy lại đầu tư rồi”, ông cho biết. Bởi nếu chọn tuyển từ ngoài vào, sau 2 tháng thử việc không đạt lại ra đi, công ty mất chi phí đào tạo từ 20-30 triệu đồng

Ông Lệ coi những kỹ sư hiện tại và những học viên mới là thế hệ kế thừa cho giấc mơ tạo ra phần mềm “made in Việt Nam” sau này, khi có cơ hội

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ

• 1965: du học Úc, tốt nghiệp đại học ngành điện

• 1977: nghiên cứu và giảng dạy ngành công nghệ thông tin, nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành viễn thông tại trường Đại học Adelaide (Úc)

• 1978: làm việc tại Công ty Viễn thông Nortel (Canada). Sang Nhật làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu của Nortel tại Nhật

• 1993: Phó Chủ tịch Tiếp thị Toàn cầu của Nortel

• 2000: Tổng Giám đốc Công ty Paragon Solutions châu Á - Thái Bình Dương, phụ trách Paragon Solutions Việt Nam (PSV) và Paragon Solutions Ấn Độ.

• 2001 - nay: Chủ tịch TMA
 
Cảnh báo bản quyền phần mềm với doanh nghiệp xuất khẩu​

- Tại hội thảo về “Quản trị tài sản phầm mềm và tăng cường năng lực cạnh tranh” sáng nay 12.10 tại TPHCM, ông Vũ Bá Phú, phó cục trưởng cục Quản lý cạnh tranh, cho rằng đạo luật mới về vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin của bang Washington và Louisiana là một công cụ bảo hộ khá hữu hiệu ở các nước phát triển. Và có thể luật này không chỉ áp dụng trong hai bang của Mỹ mà có thể mở rộng trên toàn nước Mỹ hoặc ở các nước phát triển khác

Theo đó các doanh nghiệp khi xuất khẩu các sản phẩm sang Hoa Kỳ sẽ phải xuất trình các giấy chứng nhận để chứng minh việc họ sử dụng các sản phẩm phần mềm có bản quyền cho toàn bộ quy trình sản xuất, xuất khẩu và phân phối sản phẩm đó. Các doanh nghiệp không đáp ứng sẽ có nguy cơ không thể xuất được hàng vào Mỹ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và dụng cụ thể thao

Từ việc áp dụng bản quyền phần mềm cũng làm tăng nguy cơ bị áp biên độ phá giá cao hơn trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Trong trường hợp cơ quan điều tra Hoa Kỳ áp dụng đạo luật này trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, họ có thể cộng thêm các chi phí sản xuất thực tế từ việc sử dụng phần mềm trong doanh nghiệp (chi phí thiết kế, quản lý, tiếp thị, phân phối…)

Ông Phạm Xuân Phúc, phó chánh thanh tra bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, cho biết năm 2010 lực lượng thanh tra liên ngành đã thanh tra tại 60 doanh nghiệp và kiểm tra 2.361 máy tính, hầu hết doanh nghiệp sử dụng phần mềm không hợp pháp với trị giá gần 1,34 triệu đô-la Mỹ. Từ đầu năm đến nay thanh tra 50 doanh nghiệp và kiểm tra gần 2000 máy tính, ước tính giá trị phần mềm gần nửa triệu đô-la Mỹ
 
Top