What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Robert Kuok

LOBBY.VN

Administrator
Du thuyền làm bằng 100.000 kg vàng và bạch kim​

billionare.jpg

Tỷ phú Malaysia Robert Kuok đã mua chiếc du thuyền đắt nhất thế giới​

Đại gia Malaysia vừa mới chi 4,8 tỷ USD mua một chiếc siêu du thuyền phủ bạch kim và vàng, khiến nó trở thành chiếc du thuyền đắt nhất từng được bán

Chiếc du thuyền, được đặt tên là History Supreme, là công trình của Stuart Hughes, người cung cấp của các tiện ích cao cấp Anh. Người ta phải mất ba năm để hoàn thành History Supreme và bao phủ nó trong 100.000 kg vàng

Các phòng ngủ đặc biệt xa hoa, được tô điểm thêm bạch kim. Các bức tường nghệ thuật cũng được làm bằng đá thiên thạch

history-supreme-yacht.jpg

Phần dưới của con tàu được mạ vàng​


Đại diện của nhà sản xuất chiếc du thuyền Stuart Hughes tiết lộ, du thuyền được bán với giá 4,8 tỷ USD, gấp tới 10 lần số tiền "ông trùm" Nga Roman Abramovitch bỏ ra để tậu chiếc Eclipse, du thuyền được coi là đắt nhất thế giới


Tỷ phú Malaysia Robert Kuok đã mua chiếc du thuyền đắt nhất thế giới.
Kuok vốn nổi tiếng là một doanh nhân sắc sảo. Được biết, ông đã giảm hơn 1/3 tài sản của mình để mua con tàu xa hoa này. Là một tỷ phú tự lập, Kuok cũng là người sở hữu Tập đoàn Kuok, một mạng lưới các doanh nghiệp đa dạng với ba công ty con tại Hong Kong, Singapore và Malaysia

Kuok là chủ sở hữu của South China Morning Post, một tờ nhật báo có lợi nhuận cao nhất thế giới và được mệnh danh là "Vua đường của Malaysia" vào những năm 70

hes-the-owner-of-the-south-china-morning-post-at-one-time-the-worlds-most-profitable-daily-newspaper-and-was-dubbed-the-sugar-king-of-malays.jpg

Kuok là chủ sở hữu của South China Morning Post, một tờ nhật báo lợi nhuận cao nhất thế giới, và được mệnh danh là "Vua đường của Malaysia" vào những năm 70

billionare2.jpg

Tuy nhiên, phần lớn tài sản của ông có được là từ cổ phần ở Wilmar, công ty dầu cọ được xếp hạng lớn nhất thế giới

billionare3.jpg

Kuok cũng có một "đế chế" khách sạn. Ông đã thành lập Tập đoàn Shangri La, quản lý hàng chục khách sạn sang trọng trên khắp châu Á

billionare7.jpg

Ông đã kết hôn hai lần và có 8 đứa con. Nhiều người trong số họ đang giúp ông điều hành tập đoàn

billionare5.jpg

Ông đã từng đập bỏ ngôi biệt thự độc quyền của mình và xây dựng 5 căn nhà ở những vị trí khác nhau để tránh tập trung tài sản một nơi​
 
Người giàu nhất Malaysia chia sẻ kinh nghiệm làm giàu​

b7231_20110918091753_sept1911_robertkuok.jpg

Ông Tan Sri Robert Kuok​

- Vua đường, đồng thời người sở hữu chuỗi khách sạn Shangri-La, người đàn ông giàu nhất Malaysia, ông Tan Sri Robert Kuok, 87 tuổi, gần đây chia sẻ kinh nghiệm làm giàu trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV)

Hầu hết các tờ báo của Trung Quốc cho biết ông Kuok ngại phương tiện truyền thông và hiếm khi đồng ý để được phỏng vấn. Trong số các chủ đề nêu ra, ông nói về bước đột phá của ông vào ngành công nghiệp du lịch ở Trung Quốc, liên doanh với các doanh nghiệp đường và mẹ ông

Kinh doanh khách sạn

Ông Kuok nói khi lần đầu tiên ông tham gia vào ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc, cơ sở vật chất, đặc biệt là nhà vệ sinh tại Trung Quốc, tồi tệ khiến ông không tin nước này có thể thu hút khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, ông cảm giác rằng Trung Quốc sẽ có ngành công nghiệp du lịch thịnh vượng nhất vì họ có di tích lịch sử và các địa điểm tham quan

Ông Kuok là người xây dựng khách sạn Shangri-La đầu tiên tại thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) vào những năm 1980. Ngày nay, toàn thế giới có 72 khách sạn Shangri-La, trong số đó có 34 khách sạn ở Trung Quốc. Hiện tại, 45 khách sạn đang được xây dựng thêm, trong đó 28 khách sạn ở Trung Quốc

Ông Kuok cho biết khách sạn là ngành công nghiệp dịch vụ phụ thuộc vào nhân viên phục vụ khách hàng, từ người quản lý đầu tàu đến người lao động bình thường. Vì vậy, quan tâm chăm sóc nhân viên trở thành nguyên tắc của ông ngay từ lần đầu tiên bước chân vào ngành công nghiệp này. “Trách nhiệm lớn nhất của ban giám đốc là chăm sóc nhân viên” - ông tâm sự

Khởi nghiệp từ đường

Nhắc lại những năm đầu lập nghiệp, ông Kuok cho biết mẹ ông, bà Tang Kak Ji, và các anh em của ông quyết định thành lập công ty Kuok Brothers Ltd sau khi cha ông qua đời vào năm 1948. Trong các cuộc họp hội đồng quản trị, ông Kuok đề nghị đầu tư hết vào việc kinh doanh nhà máy đường tinh luyện. Bên cạnh gạo và lúa mì, đường cát cũng rất quan trọng trong ngành thực phẩm, ông lý luận

Đường cát rẻ tiền nên là thứ có thể kiếm lợi nhuận, ông nói thêm. “Đường không giống như hóa dầu, đôi khi có nhu cầu, đôi lúc không. Vì vậy, cách đơn giản và khôn ngoan nhất để làm giàu là đầu tư vào các nhà máy đường tinh luyện” - ông nói

Thành công nhờ nỗ lực

Ông Kuok cho biết để có được thành công như hôm nay, 90% phụ thuộc vào nỗ lực trong công việc, còn lại là trí tuệ. Thành công của ông trong kinh doanh nhà máy đường nhờ lúc đó ông trẻ tuổi và có thể nói tiếng Anh

Ông cho biết các doanh nhân mà ông đã gặp tại London và New York đã tò mò khi ông - một người Trung Quốc, có thể nói tốt tiếng Anh. Ông phải quản lý năm đến sáu văn phòng trong ngày và ăn tối cùng các quản lý công ty để tìm hiểu ý kiến của họ. Lúc ông đi ngủ cũng đã gần một giờ sáng

“Tôi nghĩ nhiều người thông minh hơn tôi. Tuy nhiên, cuộc sống về đêm của họ lại lộn xộn hơn. Hôm sau, họ sẽ ngủ gục tại bàn làm việc. Tôi không ngủ, vì vậy, tôi làm việc tốt hơn” - ông nói

Ông cho biết những người muốn dấn thân vào kinh doanh phải có lòng can đảm. “Mỗi doanh nghiệp có rủi ro riêng. Nếu bạn không đủ can đảm, bạn sẽ luôn luôn nghèo” - ông nói

Ông Kuok, người giữ vị trí giàu nhất Malaysia từ năm 2006 khi tạp chí Forbes châu Á bắt đầu xếp hạng 40 người giàu nhất Malaysia, cho biết ông không thích tiền. Tuy nhiên, ông hy vọng các công ty của ông sẽ tiếp tục tạo ra nhiều lợi nhuận để tất cả nhân viên có tiền thưởng

Ông Kuok nói thông thạo tiếng Hoa, thừa hưởng từ mẹ, người luôn dạy ông phải ghi nhớ nguồn gốc. Ông cho biết mẹ ông là người có ảnh hưởng nhất đối với ông. Bà luôn khuyên ông phải khiêm nhường, giúp đỡ người nghèo và hy vọng ông sẽ là doanh nhân có đạo đức tốt

Ngọc Yến
 
Umno cronies' greed make us suffer

Umno cronies' greed make us suffer​

UMNO cronies got richer by tens of billions of ringgit. But it caused a national loss of more than 200 billion for Malaysia as a whole !

The following is a translation of the 忠政快讯 commentary on how Najib stole Robert Kuok's sugar business so that greedy UMNO cronies could enjoy the profits, and how Malaysia's economy suffered as a result

Recently, the govt offended Robert Kuok. As a result, the Malaysian economy suffered a great blow. And now, after Chinese Premier Wen Jiabao's visit to Malaysia, Najib's administration truly understands Robert Kuok's influence in China

Crony got richer, Malaysia got poorer

UMNO cronies are loyal when there's easy money for the taking. To keep them happy, Najib twisted Robert Kuok's arm to get the profits from his sugar empire. As a result, UMNO cronies got richer by tens of billions of ringgit. But it caused a national loss of more than 200 billion for Malaysia as a whole !

(Those who have insider knowledge on this are still cursing until God knows when)

So, the Malaysian sugar king was forced to leave his own country, but ironically, he has now become the world's sugar emperor. How? He bought the world's largest sugar mills in Australia, investing a cool 10 billion US dollars

So, Najib's government benefited a few UMNO families at the expense of national interests. Very ungrateful, when it is a known fact that Robert Kuok had given a lot of help to the Malaysian Govt for several decades. A Chinese idiomatic expression calls this 'turning a pig's intestine inside out' because on the other side is a lot of shit

Palm oil slap in the face

In the global political gossip columns, insiders are smiling because Chinese Premier Wen Jiabao's visit to Malaysia hit a snag with Najib. How? You see, before this visit, Najib and his cabinet had hinted several times that they hoped China would double the amount of palm oil imports from Malaysia

China is the largest buyer of Malaysian palm oil. But there is strong competition with Indonesia, which is trying to sell palm oil at lower prices to China and India. Najib is very worried about this. So during the official visit, he hoped to seal a new palm oil trading contract with China, to double the average of 10 million tonnes sold by Malaysia every month

But Wen Jiabao said that this was impossible. Najib was very disappointed. He knew the Chinese market demand; even for China to import 1,000,000 tonnes per day is not a problem. So where was the problem ?

The problem was that Robert Kuok did not agree !

How was Robert Kuok able to influence China's decision? Who owns the monopoly of China's national oil market? The market leader is Arowana cooking oil, accounting for nearly 40% of the market. And the Arowana cooking oil boss is, Robert Kuok !

Think about it. If Premier Wen Jiabao had agreed to buy more Malaysian palm oil, who is going to refine it into cooking oil? Privatised enterprises, of course! With 40% market share, if the Arowana cooking oil company refuses the additional supply, how is the Chinese government going to utilise the extra crude palm oil ?

Najib, insensible from the start, did not know that Kuok was so influential in China. By helping UMNO cronies get rich, he jeopardized the prosperity of Malaysia and its ordinary people

Ask what Kuok has done for his country

After losing his throne, the Sugar King left Malaysia, understandably disappointed and unhappy. Many people still remember that, in the early days of Malaysia, we did not have aviation professionals, and the BN govt asked Kuok's father to help set up Malayan Airways

In the 1970s, our maritime industry was also a vacuum, and Malaysian govt sent representatives to Hong Kong to request Kuok's help. For the sake of national development, Kuok put aside the Group's business and returned to Malaysia to help establish a national shipping industry. This later became MISC, the Malaysia International Shipping Corp

When Malaysia repeatedly faced economy difficulties, Robert Kuok was a big help. He even posted bail for MCA's Tan Koon Swan's CBT case. The govt owes Robert Kuok a great deal, but it used strong-arm tactics to forcefully take over Kuok's sugar empire in Malaysia. Truly ungrateful

Kuok's relationship with China

When Deng Xiaoping announced China's reforms, he needed aid from generous overseas Chinese entrepreneurs. Robert Kuok promptly joined other helping hands in the Chinese economic miracle such as Hong Kong's Henry Fok and Li Ka-shing. Kuok was the first to respond to Deng Xiaoping in Beijing and built China's first five-star hotel (Shangri-La)

Kuok has over 30 years of friendship with China's leadership. Najib failed to recognise this when he ate Kuok's sugar empire in Malaysia, partly to benefit the business connections of his greedy fat 'vampire' wife's family. Imagine doing this to an international tycoon – what humiliation in return for patriotic help in the past, from his own country ?

Early this year, Kuok announced plans to invest US$10 billion in Indonesia to develop refineries in the world's largest sugarcane growing areas. The global economy was facing a downturn. The Malaysian govt traveled the world to solicit investments. How much was Malaysia’s foreign investment? Kuok’s single investment in Indonesia was equivalent to US$10 billion! Of course, when the news hit the papers, he was criticized for being 'unpatriotic', preferring to take so much money to Indonesia instead of Malaysia. Can you smell the bullshit ?

For the moment, Malaysia's palm oil trade with China will remain on agreed terms (no increase). Indonesia has more palm oil than Malaysia – cheaper too. Now that Kuok has invested so much money in Indonesia, its govt treats him like a god of wealth. Certainly open to negotiations on anything. Moreover, Indonesia has been eyeing the opportunity to take over the palm oil supply contract from Malaysia

At least give the beggars something – frozen durian

Buying frozen durian was the consolation China gave instead of buying more Malaysian palm oil

Business needs more than cow sense. Who ever supplies millions of ringgit in frozen durian to a brand-new market with small durian consumption? How much time and effort is needed to market frozen durian from Malaysia? Thai durian does not sell well in China, let alone frozen durian from Malaysia. If the market is proven non-receptive to frozen durian, how do we deal with return goods? A total loss with capital. Is this how to do business ?

Kuok is not just China's top hotelier, king of cooking oil, and the world’s sugar emperor. He is also the patent owner of the Coca-Cola soft drink brand in the Chinese market. He is also involved in a diverse range of businesses in China, and has created millions of jobs there. The Beijing central leadership has great respect for him as a savvy and powerful entrepreneur. When the man speaks, the weight of his words can be far-reaching

And yet, Robert Kuok is one of the few outstanding Malaysians who has never accepted any of the high-faluting titles which are churned out every year for 'distinguished' VIPs. Many people address him as Tan Sri or Datuk Robert Kuok when in fact, he does not have such titles and needs none
 
Tập đoàn khổng lồ đứng sau dầu ăn Neptune là ai ?
Một trong những doanh nghiệp dầu cọ lớn nhất thế giới; chiếm hơn 1/2 thị phần dầu ăn tại Trung Quốc và Việt Nam...

PalmForest_zps73a1ace9.png

Chuỗi sản phẩm về cọ là nguồn lợi nhuận chính của Wilmar​

Wilmar thành lập năm 1991, hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất châu Á trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Singapore về vốn hóa thị trường và doanh thu

Cánh tay nối dài của gia đình Kuok

Doanh nghiệp này có thể coi là một trong những bộ phận kinh doanh của Kuok Group trong lĩnh vực dầu cọ. Gia đình Kuok và các công ty có liên quan là những cổ đông chính của Wilmar.

Hệ thống tập đoàn Kouk với các công ty thành viên như Kuok Brothers, Kouk Group, Kerry Holdings, Kerry Group... hiện đang có rất nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản tại Đông Nam Á và Hong Kong

kuok_zpsc7174688.png

Bên trái: Robert Kuok - người giàu nhất Malaysia & Đông Nam Á
Bên phải: Kuok Khoon Hong - người giàu thứ 7 Singapore​

Chủ tịch kiêm TGĐ của Wilmar hiện là ông Kuok Khoon Hong (62 tuổi). Ông Kuok là người giàu thứ 7 trong số 40 người giàu nhất Singapore với tài sản tính đến tháng 7/2012 là 2,3 tỷ USD

Ông Kouk Khoon Hong là cháu gọi bằng chú của tỷ phú Robert Kuok (Kuok Hock Nien - Quách Hạc Niên)– người giàu nhất Maylaysia và cũng là người giàu nhất Đông Nam Á với tổng tài sản 12,4 tỷ USD

Hai người con của Robert Kuok là Kuok Khoon Chen và Kuok Khoon Ean cũng có mặt trong HĐQT của Wilmar

Doanh nghiệp lớn nhất thế giới về dầu cọ

Các hoạt động kinh doanh chính của Wilmar bao gồm trồng cọ, ép dầu từ cọ và các hạt có dầu; tinh luyện dầu ăn, đường; sản xuất phân bón, chế biến ngũ cốc… Tập đoàn hiện có hơn 300 nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối trải dài hơn 50 quốc gia

Trong lịch sử hoạt động, Wilmar đã tiến hành nhiều thương vụ M&A để mở rộng quy mô. Năm 2007, Wilmar hoàn tất sáp nhập với các mảng trồng cọ, dầu ăn, ngũ cốc… của Kuok Group trong một thương vụ trị giá 2,7 tỷ USD; đồng thời tái cấu trúc để mua lại các mảng dầu ăn, chế biến hạt có dầu, ngũ cốc từ Wilmar Holdings Pte Ltd với giá 1,6 tỷ USD

Năm 2010, Wilmar tiếp tục mua lại Sucrogen – công ty đường lớn thứ 5 thế giới của Australia với giá 1,47 tỷ USD

Wilmarstructure_zps5a9817aa.png

Cơ cấu lợi nhuận theo các lĩnh vực kinh doanh chính
Chuỗi sản phẩm về cọ đóng góp 2/3 lợi nhuận của Wilmar​

Hiện nay, Wilmmar là công ty lớn nhất thế giới về trồng, chế biến và kinh doanh dầu cọ với mạng lưới phân phối tại hơn 50 quốc gia

Đến cuối năm 2011, tổng diện tích rừng cọ của Wilmar đạt 247 nghìn ha. Khoảng 74% số đó nằm ở Indonesia, 24% ở Đông Malaysia và 2% ở châu Phi

Công ty chế biến dầu cọ và lauric thành dầu tinh luyện, chất béo, oleochemicals và nhiên liệu sinh học

Các sản phẩm của lĩnh vực trồng trọt là dầu cọ thô và nhân cọ được bán cho bộ phận chế biến và tinh luyện dầu của Wilmar. Phần lớn dầu ăn được tiêu thụ tại Việt Nam là hỗn hợp nhiều loại dầu với thành phần chính là dầu cọ

Bên cạnh dầu cọ, Wilmar còn kinh doanh các mặt hàng nông sản khác như chế biến và kinh doanh các loại hạt có dầu (mè, vừng, lạc...) và ngũ cốc, tinh luyện đường, sản xuất dầu ăn... Tuy nhiên, các lĩnh vực liên quan đến dầu cọ vẫn là nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận

Tại Trung Quốc, Wilmar là nhà sản xuất dầu ăn đóng chai lớn nhất với khoảng 50% thị phần

Trong 9 tháng đầu năm 2012, hai mảng đường và chế biến-kinh doanh hạt có dầu và ngũ cốc bị lỗ, dẫn đến lợi nhuận ròng của Wilmar giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái dù doanh thu tăng nhẹ

Lợi nhuận sụt giảm đã kéo theo sự giảm mạnh của giá cổ phiếu Wilmar. Đến cuối năm 2012, vốn hóa thị trường của Wilmar là hơn 20,1 tỷ SGD, tương đương 16,5 tỷ USD

wilmar-kqkd_zps9e10c659.png

Kết quả kinh doanh của Wilmar qua các năm

wilmar-price_zps1ee1ee33.png

Giá cổ phiếu Wilmar mất 40% giá trị so với đầu năm nay​

Nguyên nhân chủ yếu là do các mảng Hạt có dầu-ngũ cốc và đường bị lỗ
kéo lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2012 giảm 30% so với cùng kỳ

Thống lĩnh thị trường dầu ăn Việt Nam

Công ty con tại Việt Nam là Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) cũng là nhà sản xuất dầu ăn lớn nhất. Theo thông tin trong báo cáo thường niên năm 2011 của Wilmar thì Calofic chiếm khoảng trên 55% thị phần dầu ăn đóng chai

Các sản phẩm dầu ăn của Calofic gồm có Neptune, Simply, Meizan...

Wilmar nắm 68% cổ phần của Cái Lân, phần còn lại thuộc về Tổng Công ty Công nghiệp dầu thực vật (Vocarimex). Năm 2011, Calofic đạt hơn 10.500 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng LNST

Kết quả kinh doanh năm ngoái của Cái Lân bỏ khá xa so với doanh nghiệp có thị phần thứ 2 là Tường An với doanh thu và lợi nhuận năm ngoái là hơn 4.400 tỷ và 25 tỷ đồng

Trước sự tăng trưởng mạnh của Cái Lân, thị phần của Tường An đã hao hụt khá nhiều trong những năm vừa qua. Nếu như năm 2006 Tường An chiếm 35% thị phần thì hiện tại chỉ còn chiếm khoảng 25-26%

CaloficTuongAN_zps09cebbe9.png

Tại Việt Nam, Wilmar còn một công ty con khác là Công ty Wilmar Agro Việt Nam, trụ sở chính tại Cần Thơ với hoạt động chính là kinh doanh cám gạo và trích ly dầu cám

Cám gạo đã trích ly dầu, gọi là cám gạo giàu đạm với thương hiệu Cám Vàng, được nhà máy cung cấp cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản cả nước. Năm 2011, Wilmar Agro Vietnam đạt gần 1.000 tỷ doanh thu và 42 tỷ đồng LNST
 
Top