What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Samsung ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Samsung chuẩn bị chuyển giao quyền lực
Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc vừa ra thông báo về kế hoạch cải tổ đội ngũ lãnh đạo. Theo đó, Lee Jae-yong, con trai duy nhất của Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee được tiến cử vào vị trí Chủ tịch Samsung Electronics

Hiện Lee Jae-yong, 42 tuổi, đang là Phó chủ tịch Samsung và Giám đốc đối nội (COO) của Samsung Electronics. Như vậy, tương lai của Lee đã được "sắp đặt" sẵn để trở thành Chủ tịch mới của mảng điện tử Samsung

Hồi giữa tháng 11, đích thân tỷ phú giàu nhất Hàn Quốc, Chủ tịch Lee Kun-hee, đã tiến cử con trai mình, nhằm đáp lại sự băn khoăn của dư luận rằng, ông có định để Jae-yong "kế nghiệp" hay không

Chủ tịch hiện tại kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Samsung Electronics, Choi Gee-sung, sẽ lui xuống làm "phó tướng", nhưng vẫn đảm nhiệm cương vị CEO như trước

Sự thay đổi cũng diễn ra ở những khu vực khác. Lee Boo-jin, con gái của ông Lee Kun-hee, sẽ được tiến cử vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO khách sạn Shilla, Chủ tịch Samsung Everland và cố vấn cho Samsung C&T

Kang Ho-moon, Chủ tịch kiêm CEO bộ phận Samsung Mobile Display, sẽ được tiến cử vào chức Phó chủ tịch Văn phòng trụ sở Samsung Trung Quốc. Cho Soo-in thay thế Kang làm Chủ tịch kiêm CEO Samsung Mobile Display

Trước đó, hồi năm 2007, cũng từng xuất hiện tin đồn rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy thay đổi nhân sự ở tập đoàn số một của Hàn Quốc sắp diễn ra. Chủ tịch Tập đoàn sẽ nhường ghế cho con trai

Tờ Chosun Ilbo khi đó cho hay, Lee Jae-yong đã có nhiều hoạt động mà người ta cho rằng còn hơn cả cương vị của ông trong tập đoàn. Ông đã đi một mình ra nước ngoài rất nhiều lần, trong đó ít khi đi cùng cha ông

Dựa trên những cơ sở này, ngày càng nhiều người trong tập đoàn dự đoán rằng Samsung sẽ sớm được trao cho Lee Jae-yong. Thời gian có vẻ đang chín muồi. Năm 2008 sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của tập đoàn và Lee Jae-yong bước sang tuổi 40

Tờ báo cũng cho hay, cách quản lý giữa hai cha con tỷ phú Lee lộ rõ những khác biệt. Trong khi người cha chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với các công ty Nhật Bản, người con lại nhấn mạnh đến hợp tác với các đối tác Mỹ

Năm 2007, Lee Jae-yong từng đến Mỹ và gặp gỡ Giám đốc điều hành hãng máy tính Apple Steve Jobs. Họ đã nói chuyện về sự phát triển công nghệ của Samsung và ngành công nghệ thông tin toàn cầu

Sau đó, tại Hội nghị 3G thế giới (3GSM World Congress) ở Tây Ban Nha diễn ra trong năm 2007, Lee Jae-yong đã gặp các giám đốc điều hành hãng máy tính HP và hãng viễn thông AT&T

Nhiều người nói, ông Lee Jae-yong cũng quan tâm nhiều hơn đến các thiết bị công nghệ thông tin như điện thoại định vị, bluetooth và loa ngoài cũng như bán dẫn, màn hình tinh thể lỏng LCD và plasma

Tuy nhiên, 2007 cũng là năm xảy ra những biến động lớn ở Samsung. Cuối năm này, Samsung đã phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng với mức độ nghiêm trọng không kém gì scandal hối lộ của tập đoàn xuyên quốc gia Siemens (Đức)

Ngày 5/11/2007, trên truyền hình, ông Kim Yong Cheol, cựu Giám đốc bộ phận pháp lý của Samsung, buộc tội các quan chức chóp bu của Samsung đã thiết lập vô số quĩ đen trị giá hàng triệu USD

Tháng 4/2008, ông Lee Kun-hee xin từ chức và sau đó bị kết án 3 năm tù treo với tội danh trốn thuế. Đến cuối năm 2009, ông được chính Tổng thống Hàn Quốc ký lệnh ân xá. Tháng 3/2010, ông Lee Kun-hee trở lại với chiếc ghế cao nhất tại công ty

Tháng 6/2010, ông Lee Kun-hee được đánh giá là người giàu nhất Hàn Quốc tính theo giá trị cổ phiếu nắm giữ, sau khi công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung được niêm yết trên sàn Kospi hôm 12/5

Theo Chaebul.com, một trang web địa phương chuyên về thông tin liên quan tới các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc, giá trị cổ phiếu của ông Lee Kun-hee, tính tới hết ngày 12/5, là 8.780 tỷ Won (10,71 tỷ USD)

Ông Lee sở hữu gần 5 triệu cổ phiếu phổ thông, 12.000 cổ phiếu ưu đãi của Samsung Electronics, 2,2 triệu cổ phiếu của tập đoàn Samsung C&T Corp. và hơn 41,5 triệu cổ phiếu của Samsung Life Insurance

Công ty Samsung thành lập năm 1938, với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây và cá khô. Năm 1960, hãng điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu

Năm 1983, Samsung sản xuất được chíp điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc. Ông Lee Kun-hee tốt nghiệp Ðại học Waseda (Nhật Bản) và Ðại học G.Washington (Mỹ)

Năm 45 tuổi, ông thừa kế sự nghiệp từ người cha quá cố. Sau khi điều hành Samsung, ông quyết tâm đổi mới toàn diện quy trình sản xuất của Samsung

Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Ông đã thuê công ty thiết kế nổi tiếng của Mỹ IDEO để thiết kế màn hình vi tính

Năm 1995, Samsung thành lập phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của Trường cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ)

Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi, lên 470 người, và được cử đi tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ai Cập, Ấn Ðộ, Pháp, Ðức, Mỹ... để tìm ý tưởng mới

Từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hàng năm. Samsung chi 6 tỷ USD để nghiên cứu, tiếp thị, tìm hiểu tâm lý tiêu dùng và quảng bá hình ảnh trên toàn thế giới

Năm 2003, sản phẩm LCD cho máy tính của Samsung đã sánh vai cùng Sony của Nhật Bản). Ðến nay, Samsung đã trở thành nhà sản xuất màn hình LCD máy tính lớn nhất toàn cầu
 
Last edited:
Samsung thành công với phương châm “Tùy cơ ứng biến”

- “Thương trường là chiến trường”. Vì vậy, nhiều chủ doanh nghiệp đã vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” để xử lý tình huống. Samsung của Hàn Quốc là một trong hãng vận dụng thành công “Binh pháp tôn Tử” trên thương trường

Năm 1938, ông Lee Byung Chull (1910-1987), một nông dân ở huyện Uiryeong tới thị trấn Daegu lập công ty thương mại với 40 nhân viên gồm người thân thích và bạn bè. Công ty thương mại của ông chủ yếu làm bánh đa và mì sợi. Sau thời gian làm ăn phát đạt, ông chuyển đến Seoul năm 1947. Nhưng không may cho ông là Chiến tranh Triều Tiên xảy ra, nên ông lại phải chạy tới thành phố Busan và chuyển sang gia công chế biến đường kính

Khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc và do ngành dệt may của Hàn Quốc phát triển bùng nổ trong những năm 1960, ông Lee Byung Chull lại chuyển sang lập nhà máy có tên Cheil Mojik chuyên dệt vải và sản xuất sơ sợi. Đến cuối những năm 1960, các ngành bảo hiểm, chứng khoán phát triển mạnh mẽ ỏ Hàn Quốc, nên ông Lee Byung Chull lại đổi nghề, cùng một số bạn bè hùn vốn thành lập công ty liên doanh quy mô lớn hơn mang “Samsung” - chuyên kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ, nhằm mục đích hỗ trợ lẫn nhau để có sức cạnh trên thị trường

Sang những năm 1970, công nghiệp nặng ở Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh, Lee Byung Chull lại cùng đồng nghiệp quyết định chuyển sang kinh doanh đóng tàu

Đến những năm 1980, cách mạng khoa học kỹ thuật mới nổ ra và công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh trên thế giới. Ông Lee Byung Chull lại cùng đồng nghiệp quyết định lấy phát triển công nghiệp điện tử làm hướng kinh doanh chủ đạo và Samsung chuyển sang công nghiệp điện tử. Đến những năm 1990, máy tính, các loại sản phẩm nghe nhìn và điện thoại di động...phát triển mạnh mẽ, Samsung đã nhanh chóng, kịp thời chuyển sang các sản phẩm đó và chiếm thị phần không nhỏ trên thế giới. Đến cuối những năm 1990, Samsung đã sản xuất tới 800 triệu điện thoại di động, cạnh tranh ngang ngửa với các hãng lớn trên thế giới

Năm 2009, về công nghiệp nặng, Samsung xếp thứ 2 thế giới về đóng tàu, xếp thứ 35 trong số 225 công ty công nghiệp mạnh nhất thế giới. Tạp chí “Fortune” xếp Samsung ở vị trí 14 trong số 500 doanh nghiệp mạnh nhất toàn cầu năm 2009. Năm 2010, Samsung xếp thứ 19 trong số 50 công ty nghe nhìn mạnh nhất toàn cầu. Shilla Hotel, chi nhánh của Samsung, cũng xếp hạng thứ 58 trong số 100 khách sạn tốt nhất toàn cầu năm 2009. Năm 2007, Tạp chí “Institutional Investor” xếp Samsung thứ 22 trong số các công ty đầu tư có hiệu quả nhất toàn cầu ở khu vực Châu Á. Năm 2007, Ngân hàng đầu tư Samsung (Samsung Securities) được xếp thứ 14 trong số các công ty tổng hợp toàn cầu. Năm 2006, Samsung đứng thứ 5 về xuất khẩu của và chiếm tới 25% GDP của Hàn Quốc, xếp thứ 35 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới

Trong nhiều thập kỷ, Samsung liên tục thay đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn liên tục thành công và vươn lên mạnh mẽ. Vậy bí quyết thành công của Samsung là gì ?

Ngay từ nhỏ, Lee Byung Chull rất thích đọc sách dã sử Trung Quốc, trong đó ông mê nhất là “Binh pháp Tôn Tử”. Trong chương “Chín điều biến hóa khi dụng binh”, Tôn Tử đã đưa ra tư tưởng cơ bản là “tùy cơ ứng biến, linh hoạt dụng binh”. Lee Byung Chull rất tâm đắc với tư tưởng này. Ông cho rằng giống như chiến trường, thương trường đòi hỏi phải ứng biến kịp thời, chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Bởi vì, trên thương trường, chủ doanh nghiệp không phải đối phó với một địch thủ như trên chiến trường mà đối phó với nhiều địch thủ khác nhau, có thế và lực khác nhau từ nhiều nước trên thế giới. Bởi vậy, nếu không ứng biến kịp thời thì chủ doanh nghiệp sẽ thất bại

Khi được hỏi về bí quyết thành công của Samsung, Lee Byung Chull cho rằng: “Samsung thành công là do đã thức thời chuyển đổi theo thời cuộc. Tôi luôn nói với các đồng nghiệp rằng trên thế gian này, sự vật luôn biến đổi. Hơn nữa trong kinh doanh hiện đại, thương trường còn phức tạp và biến hóa hơn chiến trường. Nắm chắc phương châm này và biết cách thay đổi, tiến cùng thời đại người ta sẽ thắng. Nếu không, sẽ chết”. Ông cho rằng có rất nhiều nhân tố tạo ra biến đổi trên thương trường, nhưng thay đổi về khoa học kỹ thuật mang tính quyết định nhất. Khoa học kỹ thuật và phương thức quản lý tiên tiến luôn luôn thay đổi. Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời và nhạy bén với mọi thay đổi

Khi bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh trong những năm 1990, tháng 6/1993, ban lãnh đạo Samsung đã tiến hành đối thoại với hơn 1.800 nhân viên để tìm ra biện pháp tiến lên. Kết quả cuộc đối thoại này là phải cải cách và thay đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp với sự thay đổi của thế giới. Ban lãnh đạo phải đi đầu trong công cuộc cải cách, phải nhận thấy rõ những yếu kém, những nhận thức và tập quán lỗi thời, phải nhanh chóng cải tổ lại cơ cấu từ ban lãnh đạo tới các dây chuyền sản xuất và kinh doanh

Năm 1997, Samsung đã lơi lỏng trong đánh giá và nắm bắt sự thay đổi, biến hóa của tình hình kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ thế giới, nên đã nếm mùi thất bại trong cuộc khủng hoảng tiền tệ tài chính châu Á. Sau bài học thất bại này, Chủ tịch hãng Lee Kun Hee đã nhận lỗi và từ chức vì đã không kịp thời thay đổi. Nhưng sau đó Samsung đã kịp thời sửa lại lỗi lầm và tiếp tục trỗi dậy và vươn lên, nhanh chóng đuổi kịp những công ty hàng đầu thế giới

Đánh giá về sự thành công của Samsung, nhiều nhà nghiên cứu và kinh tế thế giới nói: “Là một doanh nghiệp Hàn Quốc mà Samsung chẳng hề giống Hàn Quốc chút nào !”

Báo điện tử “Kinh tế Trung Quốc” ngày 23/7dẫn phát biểu của nhà nghiên cứu Trung Quốc Thời Thống Vũ cho rằng Trung Quốc có rất nhiều nhà hiền triết cũng như quân sự trước đây như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Tôn Tử, Tư Mã Thiên... Nhưng trong việc nghiên cứu và học hỏi các nhà tư tưởng lớn này, người Trung Quốc lại không bằng người Nhật Bản và Hàn Quốc. Phải chăng người Trung Quốc đã đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của chính mình ?
 
Last edited:
Samsung đồng hành cùng sự phát triển của Việt Nam
“Chúng tôi rất tự hào bởi các sản phẩm cao cấp dán mác ‘Made in Vietnam’ có mặt trên khắp thế giới”, ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc khu Tổ hợp Samsung Việt Nam, cho biết

Công ty Samsung Electronics Việt Nam đang dần hiện thực hóa kế hoạch đầu tư tổ hợp công nghệ cao Samsung Complex giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn lên tới 1,5 tỉ USD sau khi đưa dây chuyền sản xuất điện thoại di động thứ hai tại nhà máy ở Bắc Ninh vào khai thác

Samsung Electronics Việt Nam (SEV) dự đoán sẽ đạt mốc công suất ấn tượng 100 triệu sản phẩm/năm vào cuối 2012 sau khi chính thức đưa dây chuyền sản xuất điện thoại di động thứ hai vào khai thác vào đầu tháng 9 năm nay

“Với dây chuyền sản xuất thứ hai, chúng tôi kỳ vọng mức kim ngạch xuất khẩu của SEV trong năm 2011 sẽ vượt mốc 4 tỉ USD”, ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc khu Tổ hợp Samsung Việt Nam, nói

Quy trình sản xuất theo chuẩn của Samsung toàn cầu

Điểm nổi trội trong công nghệ của SEV là sự kết hợp giữa tính hiện đại và đồng bộ cao trong toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại di động. Theo đó, tất cả các khâu của quá trình sản xuất điện thoại di động từ công đoạn gắn các chip lên bản mạch chính đến việc cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng đều được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, tự động hóa cao được phối hợp theo hình thức dây chuyền được điều khiển từ hệ thống máy tính trung tâm. Dây chuyền này còn rất linh hoạt vì có thể dễ dàng thay đổi tùy theo sản phẩm như từ máy tính bảng có thể chuyển sang sản xuất điện thoại di động thông minh và ngược lại với tốc độ rất nhanh

Kết thúc quy trình sản xuất là khâu kiểm định chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ chịu nhiệt, chịu sốc điện cao thế, độ va đập cơ học… để người tiêu dùng có thể yên tâm với các sản phẩm điện thoại di động có chất lượng cao từ SEV. Ngoài ra, các nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam để cung ứng cho việc sản xuất tại SEV cũng phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Samsung tương tự các thị trường khác trên toàn cầu. Vì vậy, nhà máy của SEV ở Khu Công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 về chất lượng và quy trình sản xuất. Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới của Samsung và chỉ xếp sau nhà máy tại Hàn Quốc

Từ khi đi vào hoạt động, SEV đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc và trở thành một trong những dự án đầu tư thành công của Samsung Electronics trên toàn cầu. Từ tháng 7.2009 đến tháng 9.2010, năng lực sản xuất của SEV đã tăng hơn 5 lần lên mức hơn 5 triệu sản phẩm/tháng. Dự kiến, đến năm 2012 SEV sẽ cung ứng đến 100 triệu sản phẩm/năm cho các kênh phân phối của Samsung và trở thành một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động có quy mô lớn nhất của Samsung trên toàn cầu

Cùng Việt Nam phát triển

“SEV và một số nhà cung cấp nguyên phụ liệu Việt Nam đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện thoại di động của Samsung. Chúng tôi rất tự hào bởi các sản phẩm cao cấp dán mác “Made in Vietnam” đã và đang có mặt trên khắp thế giới”, ông Shim chia sẻ

Chính thức đi vào hoạt động tháng 10.2009, SEV đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và chưa đầy một năm sau khi đi vào sản xuất, SEV đã đạt cột mốc kim ngạch xuất khẩu lên tới 1 tỉ USD. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của các dự án đầu tư của SEV tại Việt Nam. Dự kiến riêng trong năm nay, tổng doanh số xuất khẩu của SEV sẽ đạt hơn 4 tỉ USD. Như vậy, tổng mức xuất khẩu lũy kế từ khi thành lập đến hết năm 2011 của SEV sẽ là hơn 6 tỉ USD. Sản phẩm của SEV được xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới, trong đó có đến 42,2% được bán ở châu Âu, thị trường được xem là khắt khe nhất hiện nay

Tiếp đến, không chỉ là nhà sản xuất, lắp ráp các sản phẩm đầu cuối, SEV còn đóng vai trò như một thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư vệ tinh. Đây chính là một trong những lý do mà ngay từ khi bắt đầu hoạt động, SEV đã được đánh giá là một hình mẫu mới trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hiện SEV đã thu hút được 30 dự án vệ tinh và theo kế hoạch, đến năm 2015, SEV và Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Complex sẽ có khoảng 200 công ty vệ tinh, trong đó 50% là của Việt Nam, để cung ứng nguồn nguyên phụ liệu cho khu tổ hợp công nghệ khổng lồ này

Giải quyết vấn đề nguồn nhân lực địa phương cũng là một trong những kết quả tích cực mà SEV đã làm được. Hiện tổng số nguồn nhân lực của SEV là 15.646 người với năng lực sản xuất 11 triệu sản phẩm/tháng. Tháng 10 năm nay, dự kiến con số này sẽ tăng lên 17.500 người. Đại diện SEV cho biết trong năm nay, công ty sẽ tuyển thêm rất nhiều vị trí kỹ sư chất lượng cao để phục vụ cho việc mở rộng nhà máy trong thời gian tới

Ngoài ra, SEV còn quan niệm một doanh nghiệp thành công phải mang lại sự thịnh vượng và phát triển cho cộng đồng địa phương. Vì vậy, trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội cũng là một tiêu chí hàng đầu của SEV tại Việt Nam với các hoạt động thường niên như trao tặng học bổng, thư viện, phòng máy tính cho các trường cấp 3 tại tỉnh Bắc Ninh, xe lăn cho người tàn tật, hiến máu nhân đạo...

Với những bước tiến vững chắc, Ban Giám đốc của SEV kỳ vọng đến năm 2015, Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Complex sẽ là đơn vị dẫn đầu Việt Nam về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông với khoảng 200 nhà cung cấp, kéo theo nhu cầu nhân lực lên đến hơn 100.000 cán bộ công nhân viên. Khi đó, Samsung sẽ có những tác động mạnh mẽ và rất tích cực đến tình hình kinh tế xã hội của khu vực tỉnh Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung

Vĩnh Bảo
 
Last edited:
Samsung khiến thế giới phải nghiêng mình kính nể như thế nào
Samsung cần cù, giỏi giang, bền bỉ và phát triển theo định hướng riêng biệt, cực kỳ khó bắt chước của họ. Đơn giản bởi người sáng lập ra Samsung muốn thế

Người sáng lập ra các chaebol (tập đoàn lớn) của Hàn Quốc đầy tham vọng. Hãy nhìn vào tên họ chọn cho tập đoàn của mình: Daewoo (Vũ trụ rộng lớn), Hyundai (Kỷ nguyên hiện đại) và Samsung (3 ngôi sao sáng) với ngụ ý công việc kinh doanh sẽ có quy mô lớn và bền vững

Câu chuyện về Samsung bắt đầu vào năm 1938, Samsung khi đó sản xuất và kinh doanh mì. Nhanh chóng, Samsung phát triển thành hệ thống bao gồm 83 công ty đóng góp 13% vào xuất khẩu Hàn Quốc. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Samsung bổ sung thêm ngành dệt vào những năm 1950 và cuối cùng tham gia vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng cuối thập niên 1960

Năm 1983, Samsung sản xuất chip điện tử đầu tiên. Samsung sản xuất nhiều tivi hơn bất kỳ công ty nào khác và có thể nhanh chóng thay thế Nokia trong vai trò hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới

Ai cũng muốn tìm hiểu bí quyết thành công của Samsung. Trung Quốc cử đại diện đến nghiên cứu xem Samsung làm gì, cũng giống như chính phủ nước này đã gửi đoàn đến chính phủ Singapore để học hỏi. Samsung có thể coi như mô hình tư bản mới của châu Á. Samsung bỏ qua lối suy nghĩ thông thường của phương Tây

Samsung phát triển và thành công trên nhiều lĩnh vực không hề liên quan, từ sản xuất chip cho đến bảo hiểm. Cơ chế quản lý theo kiểu tập đoàn gia đình, phân cấp rõ ràng đề cao việc mở rộng thị phần hơn lợi nhuận có một cấu trúc khá phức tạp. Tuy nhiên Samsung cực kỳ sáng tạo

Samsung giờ đã vượt qua nhiều công ty Nhật mà tập đoàn từng dè bỉu như Sony. Samsung đã trở thành phiên bản General Electric của châu Á

Ngày sau, Samsung sẽ trở thành GE hay Daewoo ?

Có quá nhiều điều để ngưỡng mộ Samsung. Samsung đầy kiên nhẫn: quản lý của Samsung quan tâm đến tăng trưởng dài hạn hơn lợi nhuận ngắn hạn. Samsung biết cách khuyến khích nhân viên. Họ luôn biết cách suy nghĩ một cách có chiến lược: họ biết nhận diện thị trường nào sẽ phát triển và kỳ vọng vào nó

Samsung cực thành công khi đặt cược vào tương lai phát triển của chip DRAM, màn hình tinh thể lỏng và điện thoại di động, Trong thập kỷ tới, Samsung lại muốn “đánh bạc”: Samsung muốn đầu tư 20 tỷ USD vào 5 lĩnh vực mà tập đoàn mới chỉ là “tân binh” bao gồm năng lượng mặt trời, bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng, thiết bị y tế, thuốc và pin cho ô tô chạy điện. Dù nhóm ngành này chẳng liên quan đến nhau nhưng Samsung cho rằng nó có 2 điểm chung

Thứ nhất, nó sẽ tăng trưởng nhanh nhờ quy định môi trường ngày một khắt khe (năng lượng mặt trời, bóng đèn LED và ô tô điện) hoặc khai phá nhu cầu tại thị trường các nước mới nổi (thiết bị y tế và dược phẩm)

Ngoài ra, cả 5 lĩnh vực này sẽ được hưởng nguồn tín dụng giá rẻ cho phép sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp. Đến năm 2020, Samsung dám dự báo sẽ thu được 50 tỷ USD doanh thu từ nhóm lĩnh vực mới này còn Samsung Electronics sẽ có doanh thu toàn cầu 400 tỷ USD

Cũng dễ hiểu tại sao Trung Quốc thích mô hình của các “chaebol”. Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc ban đầu thịnh vượng nhờ mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ (dù không phải Samsung được lòng tất cả quan chức)

Các ngân hàng chịu áp lực bơm tín dụng giá rẻ vào các chaebol, nhóm này được khuyến khích khai phá những lĩnh vực mới, từ lĩnh vực quy mô lớn như đóng tàu hay công nghiệp nặng. Người Hàn Quốc muốn tiết kiệm chứ không phải tiêu dùng. Hàn Quốc phát triển thành cường quốc xuất khẩu

Tại Trung Quốc, chính phủ đề ra kế hoạch dài hạn, bơm tiền vào những ngành mà họ coi như chiến lược và làm việc chặt chẽ với nhóm tập đoàn lớn như Huawei và Haier. Một số nhà hoạch định chính sách Trung Quốc muốn tin rằng sự can thiệp của nhà nước mang đến con đường để đứng đầu thế giới. Samsung phù hợp với mong muốn của họ

Không có ngôi sao nào sáng mãi

Có 3 điều cần lưu ý về mong muốn của người Trung Quốc. Thứ nhất, sự thịnh vượng của Hàn Quốc chịu ít tác động từ hoạt động kinh tế chỉ huy hơn so với suy nghĩ của người Trung Quốc. Hàn Quốc nay hoàn toàn dân chủ và mọi chuyện thuận lợi hơn trong bối cảnh mới

Thứ hai, hệ thống chaebol không có lợi cho Hàn Quốc nhiều như người ta tưởng từ mô hình của Samsung. Nhiều công ty tài chính nhà nước bơm tiền cho các chaebol để sản xuất ra các siêu công ty như Samsung hay Hyundai

Thế nhưng nguồn tín dụng quá ồ ạt và dễ dãi cũng gây ra nhiều hậu quả tồi tệ. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998, hơn một nửa trong số các chaebol vỡ nợ bởi họ đã mở rộng quá bừa bãi. Daewoo chẳng còn là “Vũ trụ rộng lớn” nữa

Người ủng hộ mô hình các chaebol khẳng định khủng hoảng đã khuyến khích họ đổi mới, các tập đoàn lớn bớt vay tiền và mở rộng quá mức. Họ không vay tiền ồ ạt như trước kia. Hiện Samsung có cả đống tiền để chi cho các kế hoạch mở rộng của mình. Bất chấp nhiều thập kỷ cải tổ chính trị, mối quan hệ giữa các tập đoàn và chính phủ vẫn quá “thân mật”. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (cựu chủ tịch của Hyundai) đã miễn tội cho rất nhiều ông chủ của các tập đoàn

Đối với Samsung, cả châu Á cũng như thế giới phải ngưỡng mộ và nghiên cứu về sự thành công của Samsung. Thế nhưng chẳng phải Samsung làm gì cũng giỏi, hiện bạn có thấy ai lái ô tô Samsung chưa ? Thành công của Samsung không dễ học theo

Samsung cần cù và táo bạo bởi gia đình của người sáng lập muốn nó như vậy. Mọi chuyện tại Samsung sẽ vẫn theo hướng đó miễn con cháu của người sáng lập đủ thông minh và sáng suốt

Tuy nhiên nếu cháu chắt của người sáng lập không thành công được như các bậc tiền bối, cổ đông của công ty cũng sẽ khó lòng mà sa thải người đó. Chế độ ở Samsung khác hoàn toàn so với GE, Sony hay Nokia

Câu chuyện của Samsung luôn mới, một tập đoàn gia đình với văn hóa mạnh và luôn biết nhìn vào dài hạn và biết tận dụng một chính phủ luôn muốn chiều lòng các tập đoàn. Dù vậy, đừng nghĩ bất kỳ ai sẽ có thể mãi mãi ở trên đỉnh vinh quang
 
Last edited:
Khi R&D là cốt lõi của sự thành công
R&D được xem là cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và thành công của Samsung trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất TV

Trung thành với mục tiêu trở thành nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ số 1 thế giới, Samsung hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc phải làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm đột phá. Do đó, R&D (nghiên cứu và phát triển) là bộ phận được xem là cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và thành công của Samsung trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất TV

Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối thập niên 90, Chủ tịch Samsung khi đó là ông Lee Kun Hee đã quyết tâm dốc toàn lực để đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật số vốn còn rất sơ khai. Trong đó, TV chính là mặt hàng chủ lực trong kế hoạch dẫn đầu lĩnh vực kỹ thuật số đầy tham vọng này của Samsung. Ông đã từng phát biểu rằng: “Trong thời đại analog, thật khó để bắt kịp với các hãng điện tử đi trước. Nhưng trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tốc độ chính là yếu tố để quyết định kẻ chiến bại”

Từ đó, chiến lược được Samsung đề ra là tự mình sản xuất hầu hết các sản phẩm với sự cải tiến về công nghệ nhanh chóng nhằm đón đầu thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, hơn 1 thập kỷ qua, R&D là bộ phận được coi trọng và đầu tư mạnh mẽ nhất của hãng. Cho đến thời điểm hiện tại, bộ phận R&D của Samsung đã có đến hơn 50.000 nhà khoa học và kỹ sư với nhiều quốc tịch khác nhau, chiếm hơn 1/4 tổng số nhân viên của Samsung trên toàn thế giới

Đội ngũ R&D hùng hậu này có mặt tại hơn 42 trung tâm nghiên cứu ở 8 quốc gia trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Nga, Israel, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và được Samsung dành cho ngân sách trung bình 10% trong tổng doanh thu hàng năm của Hãng

Nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ này, đội ngũ R&D Samsung những năm gần đây đã liên tục cho ra đời những sản phẩm công nghệ đột phá, đặc biệt là TV, ngành hàng chủ lực của Hãng, tạo ra những xu hướng giải trí hoàn toàn mới mẻ và khác biệt trên chiếc TV tại gia

Việc ứng dụng thành công công nghệ đèn nền LED vào chiếc TV năm 2009 được xem là một thành quả cực kỳ quan trọng mà bộ phận R&D Samsung đã đóng góp cho lĩnh vực nghe nhìn thế giới những năm gần đây. Công nghệ LED (còn gọi là Diot phát quang) đã được ứng dụng từ lâu trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị hay quảng cáo điện tử ngoài trời với ưu điểm là có màu sắc rực rỡ, độ tương phản và độ sáng cao

Tuy nhiên, công nghệ này chưa bao giờ được ứng dụng trong lĩnh vực TV vì đèn nền LED chỉ có thể áp dụng cho các màn hình cực lớn với chi phí rất cao. Do đó, khi Samsung chính thức công bố thế hệ TV đầu tiên của mình sử dụng công nghệ này đã tạo nên bất ngờ rất lớn cho giới công nghệ

Bởi lẽ, không chỉ ứng dụng thành công đèn nền LED vào chiếc TV với các ưu điểm về độ sáng, tương phản, màu sắc vượt trội so với công nghệ LCD mà Samsung còn tạo ra độ mỏng chỉ 29,9 mm (mỏng hơn 7 cm so với TV LCD) trên các thế hệ TV LED đầu tiên

Sau thành công của sản phẩm TV LED, một năm sau đó, năm 2010, đội ngũ R&D Samsung tiếp tục cho ra đời công nghệ 3D trên chiếc TV tại gia chỉ vài tháng sau khi siêu phẩm 3D đầu tiên là Avatar vừa được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu

Không chỉ mang đến những hình ảnh 3D sống động, rõ nét với các chip xử lý mạnh mẽ Valencia, Arsenal 3D, đội ngũ R&D Samsung còn thành công trong việc phát triển tính năng chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D theo thời gian thực. Với tính năng này, việc trải nghiệm không gian 3 chiều trên chiếc TV tại gia của người dùng thêm phong phú và không phụ thuộc nhiều vào nguồn phát 3D

Sau công nghệ 3D, đội ngũ R&D Samsung tiếp tục giới thiệu một bước tiến mới của TV là dòng Smart TV với giao diện Smart Hub độc đáo trong năm 2011. Giao diện này cung cấp những tính năng, tiện ích chưa từng có với các thế hệ TV trước đây với khả năng duyệt web, chat video, cập nhật mạng xã hội, tải ứng dụng. Thêm vào đó là kho ứng dụng Samsung Apps với hơn 400 ứng dụng, trò chơi để người dùng tự tải về

Đáng chú ý nhất trong các thế hệ TV những năm gần đây của Samsung là việc ép thành công độ mỏng màn hình và đường viền của chiếc TV đến mức khó tin. Tháng 7.2010, mẫu TV LED C9000 có độ mỏng 7,89 mm được chính thức có mặt trên thị trường. Chỉ vài tháng sau đó, vào tháng 1.2011, 2 mẫu TV LED D7000, D8000 được Samsung ra mắt với đường viền TV siêu mỏng chưa đến 5 mm. Đây là những độ mỏng thách thức mọi giới hạn về công nghệ và thiết kế mà đội ngũ R&D Samsung đã nghiên cứu và phát triển thành công, điều chưa từng có hãng điện tử nào có thể làm được

Những thành công trong việc phát minh và cải tiến vượt bậc về công nghệ của đội ngũ R&D đã giúp TV Samsung gặt hái được nhiều giải thưởng lớn trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong 3 năm liên tục, từ 2009 đến 2011, TV Samsung đều đoạt giải thưởng công nghệ danh giá nhất trong năm “Sản phẩm có công nghệ sáng tạo tốt nhất” do CES (Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ) bầu chọn và 2 giải thưởng EISA (do Hiệp hội Nghe nhìn châu Âu bình chọn) vào năm 2010, 2011 với các mẫu TV đỉnh cao của Hãng

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của DisplaySearch, đến quý II/2011, Samsung vẫn đang dẫn đầu thị trường TV toàn cầu với 22,6% thị phần. Đây là quý thứ 24 liên tiếp kể từ quý I/2006 Samsung giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực này và gần như chắc chắn rằng, 2011 sẽ là năm thứ 6 liên tiếp Samsung dẫn đầu về thị phần TV toàn cầu

TV Samsung đang được nhìn nhận như là một thương hiệu TV của sự đổi mới và có chất lượng cao nhờ vào đội ngũ R&D đầy nhiệt huyết và sáng tạo của Hãng. Hằng ngày, đội ngũ R&D Samsung vẫn tiếp tục miệt mài khám phá và tạo ra những công nghệ và mẫu TV mới nhất để đón đầu thị trường và phục vụ cho người tiêu dùng trên 120 quốc gia mà TV Samsung đang có mặt
 
Last edited:
Tập đoàn Samsung không ngừng vươn cao

- “Sự trỗi dậy không ngừng của Samsung” là nhận định của báo Pháp Le Monde. Đến năm 2020, tập đoàn này sẽ có những biến đổi cơ bản về chiến lược nhằm đạt đến mục tiêu trở thành “tập đoàn hàng đầu thế giới cả trăm năm”

Hiện tại, Samsung là một trong những nhà cung cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác nữa…

Nhưng có lẽ tập đoàn này không có ý định dừng lại ở đó. Nguyên tắc của tập đoàn này là một khi tất cả đã chạy tốt hay gần như vậy, thì cũng nên nghĩ đến chuyện đi xa hơn một chút

Ông Lee Kun-hee chủ tịch hãng Samsung kêu gọi hơn 80 doanh nghiệp thuộc tập đoàn phải đưa ra những chương trình hoạt động mới từ đây cho đến năm 2020

Le Monde cho biết trong nhiều loại sản phẩm do tập đoàn sản xuất, có lẽ thành công nhất là mảng sản phẩm điện thoại di động, nhất là loại điện thoại thông minh và linh kiện điện tử. Doanh thu năm 2011 của Samsung tăng 6,7%, đạt 165.000 tỷ won (tương đương với 112 tỷ euro)

Samsung đã bán ra hơn 300 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay. Nếu xu hướng này vẫn được duy trì thì có thể Samsung sẽ vượt qua mặt hãng Nokia, để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lãnh vực điện thoại cầm tay trước cuối năm 2012. Còn trong lãnh vực bán dẫn, Samsung hiện chiếm vị trí thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau hãng Intel của Mỹ

Liên quan đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp giải trí, nhất là mảng sản xuất màn hình TV, Samsung cho biết tuy rằng giá màn hình TV đã sụt xuống 20% , nhưng tập đoàn vẫn tỏ ra khá lạc quan cho tương lai. Cuối năm 2011, Samsung đã mua lại cổ phần của Sony trong công ty liên doanh S-LCD, chuyên sản xuất các loại màn hình tinh thể lỏng. Sự phát triển công nghệ trong các lãnh vực hình ảnh 3 chiều (3D), các dịch vụ trên mạng Internet, các kiểu màn hình OLED hay màn hình trong suốt cho phép lượng bán ra tập đoàn này tăng vọt từ 43 triệu chiến lên 50 triệu chiếc trong năm 2012 này

Như vậy, theo chiến lược đề ra, bất chấp kinh tế thế giới gặp khó khăn, Samsung dự định trong năm 2012 này sẽ có những đầu tư hàng loạt trị giá 47.800 tỷ won (32,4 tỷ euro), tức tăng thêm 12% so với năm 2011

Trước mắt, nhằm phục vụ cho kế hoạch lâu dài, Samsung sẽ dành ra 13.600 tỷ won (9,2 tỷ euro) cho nghiên cứu và phát triển. Và 3.200 tỷ won (2,2 tỷ euro) cho đầu tư vốn

Để ngồi vững trên chiến lược đa dạng hóa, Samsung cố gắng nắm bắt sang nhiều lãnh vực mới như y tế, pin năng lượng mặt trời hay các loại pin cho các loại xe chạy bằng điện

Chiến lược sát nhập - thâu tóm phải được dẫn dắt với sự táo bạo và quả quyết vì nó cho phép Samsung nắm bắt được một cách nhanh chóng các công nghệ mũi nhọn
 
Last edited:
Samsung xây nhà máy điện thoại di động mới tại Việt Nam

- Ngày 13.10, Công ty TNHH Samsung Electronics cho biết họ có kế hoạch đầu tư 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động mới ở Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, đây là một phần trong những nỗ lực nhằm mở rộng dây chuyền sản xuất toàn cầu của công ty

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), công ty con thuộc sở hữu của nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, đang cân nhắc hai địa điểm ở miền Bắc Việt Nam: một là khu vực nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và hai là thành phố cảng Hải Phòng cho việc xây dựng nhà máy mới này

Một nguồn tin riêng của công ty cho hay hiện SEV đang nghiêng về địa điểm đầu tiên

Hiện SEV đang điều hành một nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Yên Phong, khu vực nông thôn nằm ở phía Đông Bắc từ năm 2009, với công suất hàng năm đạt 150 triệu sản phẩm
 
Last edited:
Samsung thuê 100 ha đất cho “kế hoạch Thái Nguyên”
Hãng Samsung đã đạt được bước tiến quan trọng trong kế hoạch xây dựng tổ hợp sản xuất công nghệ cao tại Thái Nguyên

Ngày 6/2, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng thuê 100 ha đất trong thời gian 49 năm với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Yên Bình để triển khai dự án này. Bên cho thuê đất sẽ bàn giao mặt bằng theo hai giai đoạn và kết thúc năm 2013 việc bàn giao đất phải được hoàn tất để Nhà đầu tư triển khai tổng thể dự án

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đánh giá cao sự lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng dự án tổ hợp công nghệ cao của tập đoàn Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình và yêu cầu các sở, ban, ngành, chính quyền huyện Phổ Yên cần làm tốt công tác phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Yên Bình trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất để Samsung Electronics Việt Nam sớm triển khai xây dựng dự án

Phía Samsung cho biết sau lễ ký kết hợp đồng thuê đất, tập đoàn này sẽ xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao với quy mô vốn đầu tư hàng trăm triệu USD

Trước đó, Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư tổ hợp này với tổng số vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD

Nguồn tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng đầu tư dự án thứ hai của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) vào Việt Nam, ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh đã từng chủ trì cuộc họp với đại diện các sở, ban, ngành và UBND huyện Phổ Yên nhằm đánh giá tiến độ về mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã thống nhất thành lập ban chỉ đạo hỗ trợ thực hiện đầu tư các dự án trong khu công nghiệp Yên Bình với 28 thành viên do ông Dương Ngọc Long làm Trưởng ban

Trước đó, trong tháng 9/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 7171 về việc giải quyết ưu đãi đầu tư cho Samsung Electronics Việt Nam

Theo công văn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến đồng ý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan, làm việc cụ thể với Tập đoàn Samsung để định hướng việc đầu tư dự án thứ hai của Samsung vào tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục được hưởng các quy định ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật

Vào ngày 6/12/2012, Samsung đã đề xuất với tỉnh Thái Nguyên việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao với quy mô vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên

Theo đề xuất này, Samsung sẽ hình thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất, tương tự như dự án tại Bắc Ninh hiện nay. Việc sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là các dòng sản phẩm thế hệ mới, ứng dụng công nghệ cao, có giá trị thương mại và là sản phẩm mũi nhọn của tập đoàn này như Galaxy S III, Galaxy Tab, Galaxy Note…

Dự án dự kiến sẽ thu hút 10.000 lao động trong những năm đầu đi vào hoạt động và có thể tăng lên 30.000 lao động trong những năm tiếp theo. Samsung cũng đề nghị được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, được miễn thuế trong 4 năm kể từ khi có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo…

Dự án đầu tư của Samsung tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh có vốn đầu tư ban đầu là 670 triệu USD đã được tăng vốn lên 1,5 tỷ USD vào tháng 11/2012. Theo tính toán của Samsung, năm 2012, nhà máy Samsung tại Bắc Ninh sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 12 tỷ USD

Anh Minh
 
Last edited:
4 tỷ USD cho dự án của Samsung tại Thái Nguyên
Tham dự buổi làm việc nói trên có ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, một số lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên

Ngày 18/3 tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã có buổi làm việc với Công ty Đầu tư và Phát triển Yên Bình về công tác quy hoạch, thu hút đầu tư và bàn cơ chế chính sách đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tổ hợp công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình

Báo cáo tại cuộc làm việc này, phía Công ty Đầu tư và Phát triển Yên Bình cho biết tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã quyết định đầu tư tổ hợp sản xuất điện tử tại khu công nghiệp số 1 Yên Bình với quy mô vốn khoảng 4 tỷ USD. Nếu thông tin từ Yên Bình là chính xác, đây có thể sẽ là dự án lớn nhất của Samsung nằm ngoài lãnh thổ Hàn Quốc

Lãnh đạo công ty Yên Bình cũng cho biết đơn vị này đang đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế nhằm kêu gọi các nhà đầu tư, và hiện đã có các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Anh, Canada, Singapore, Hàn Quốc… đến tìm hiểu và nghiên cứu

Tại buổi làm việc, công ty Yên Bình đề nghị Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh cùng với công ty kiến nghị với Chính phủ đưa khu tổ hợp Yên Bình trở thành khu kinh tế quốc gia, đồng thời giúp đỡ công ty kêu gọi xúc tiến đầu tư

Được hình thành từ ý tưởng là một thành phố xanh, phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và công nghệ, khu tổ hợp Yên Bình có diện tích khoảng 8.000 ha, dự kiến có 6 phân khu chức năng, dân số quy mô trên 200.000 người

Tham dự buổi làm việc nói trên có ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, một số lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên

Theo tường thuật trên Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên, ông Vương Đình Huệ đã “ghi nhận sự nỗ lực của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình trong công tác quy hoạch, vận động đầu tư”, đồng thời hứa sẽ xem xét đề xuất của công ty về việc đưa tổ hợp Yên Bình vào danh sách khu kinh tế quốc gia

Sau khi làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương và tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế tại dự án của Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình 1. Đoàn cũng đã đến thăm và kiểm tra tại dự án mỏ đá kim Núi Pháo và Công ty Gang thép Thái Nguyên

Theo các thông tin trước đó, Samsung công bố kế hoạch đầu tư tổ hợp này với tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD. Theo kế hoạch này, Samsung sẽ hình thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất, tương tự như dự án tại Bắc Ninh hiện nay

Việc sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là các dòng sản phẩm thế hệ mới, ứng dụng công nghệ cao, có giá trị thương mại và là sản phẩm mũi nhọn của tập đoàn này như Galaxy S III, Galaxy Tab, Galaxy Note…

Dự án dự kiến sẽ thu hút 10.000 lao động trong những năm đầu đi vào hoạt động và có thể tăng lên 30.000 lao động trong những năm tiếp theo. Samsung cũng đề nghị được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, được miễn thuế trong 4 năm kể từ khi có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo…

Vào ngày 6/2/2013, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng thuê 100 ha đất trong thời gian 49 năm với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Yên Bình để triển khai dự án này. Bên cho thuê đất sẽ bàn giao mặt bằng theo hai giai đoạn và kết thúc năm 2013 việc bàn giao đất phải được hoàn tất để nhà đầu tư triển khai tổng thể dự án

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã thống nhất thành lập ban chỉ đạo hỗ trợ thực hiện đầu tư các dự án trong khu công nghiệp Yên Bình

Tháng 9/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 7171 về việc giải quyết ưu đãi đầu tư cho Samsung Electronics Việt Nam. Theo công văn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến đồng ý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan, làm việc cụ thể với Tập đoàn Samsung để định hướng việc đầu tư dự án thứ hai của Samsung vào tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục được hưởng các quy định ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật

Anh Minh
 
Last edited:
Samsung chi 900.000 USD để vận động hành lang
Hãng tin Bloomberg vừa phân tích dữ liệu từ nội dung hồ sơ được Samsung nộp lên nhà chức trách Mỹ, cho thấy hãng công nghệ Hàn Quốc đã tiêu tốn đáng kể chi phí vào việc vận động hành lang tại Mỹ, nhằm cạnh tranh với những đối thủ hàng đầu nơi đây

Trước Samsung thì Apple, Google, Microsoft và những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu khác đều phải chi ra hàng triệu USD mỗi năm để tiến hành vận động hành lang Washington

Theo Bloomberg, số tiền vận động hành lang mà Samsung sử dụng trong năm ngoái là 900.000 USD, tăng tới 500% so với mức 150.000 USD của năm 2011

Trong khi đó, đối thủ Apple chi ra gấp đôi lượng tiền của Samsung trong năm ngoái để vận động hành lang, song chừng đó không đáng kể nếu so với khoản tiền khổng lồ lên tới 18,2 triệu USD vận động hành lang của Google

Trong bối cảnh Samsung tiếp tục tham gia cuộc chiến với Apple tại tòa án ở Mỹ, giới phân tích tin rằng số tiền mà hãng công nghệ Hàn Quốc phải chi ra để “bôi trơn” các khâu liên quan sẽ tăng nhiều hơn nữa trong năm nay

Văn Hưng
 
Last edited:
Samsung Thái Nguyên, dự án tỷ đô “nhanh bất ngờ”
Dự án của Samsung tại Thái Nguyên, cũng như ở Bắc Ninh, đã “đụng trần ưu đãi” của Việt Nam...

Cho đến cuối năm ngoái, trả lời phỏng vấn báo Korean Times, Chủ tịch Tập đoàn Samsung, ông Lee Kun Hee, vẫn cho rằng “kế hoạch Thái Nguyên” vẫn chỉ mới là ý tưởng

Nhưng trước sự nhiệt tình của phía Việt Nam, đặc biệt là của UBND tỉnh Thái Nguyên, cũng như từ những thành công nhanh chóng của dự án Samsung tại Bắc Ninh, ban lãnh đạo Samsung đã ra quyết định đầu tư

Sáng 25/3, tại lễ khởi công xây dựng tổ hợp công nghệ cao Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina Nguyễn Văn Đạo, một trong những người tham gia quá trình chuẩn bị cho cả dự án Bắc Ninh lẫn Thái Nguyên, nói không chỉ nhanh chóng ra quyết định đầu tư, việc khởi công cũng đã được tiến hành nhanh một cách bất ngờ

Không chỉ là một nhà máy đơn thuần, dự án của Samsung trong tương lai sẽ là một tổ hợp. Dự án được khởi công hôm nay là nhà máy sản xuất điện thoại di động và máy ảnh kỹ thuật số với tổng công suất trên 100 triệu sản phẩm/năm và có vốn đầu tư 2 tỷ USD. Nhưng ít nhất, một dự án nhà máy sản xuất thiết bị vi xử lý và bộ tích hợp với vốn đăng ký đầu tư 1,2 tỷ USD cũng dự kiến sẽ được xây dựng

Cho dù dự án thứ hai này đang trong quá trình đàm phán và chưa được đại diện Samsung chính thức đề cập, song trong các bài phát biểu của lãnh đạo Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên sáng 25/3, con số 3,2 tỷ USD cho cả hai dự án đã được đề cập

Công việc kinh doanh của Samsung đang tăng trưởng tốt trên quy mô toàn cầu. Với vị thế hàng đầu về điện thoại di động, nguồn cung sản phẩm đang trở nên thiếu, và không có cách nào khác Samsung phải nhanh chóng gia tăng quy mô sản xuất

Ông Đạo nói dự án của Samsung tại Thái Nguyên, cũng như ở Bắc Ninh, đã “đụng trần ưu đãi” của Việt Nam. Nhưng nếu chỉ nhìn vào ưu đãi thì không thấy hết được những lợi ích mà Samsung đã mang lại

Cho đến nay, dự án của Samsung tại Bắc Ninh đã thu hút 80 công ty vệ tinh so với kế hoạch ban đầu là 200. 80 công ty này đã tạo việc làm cho 80 ngàn lao động khác. “Dự án Thái Nguyên sẽ thu hút thêm nhiều hơn thế. Và quan trọng hơn, công nghiệp phụ trợ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác trong nước cũng phát triển”, ông Đạo nói

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong diễn văn đọc tại lễ khởi công dự án của Samsung tại Thái Nguyên sáng nay, nói ông đặc biệt ấn tượng với tốc độ tăng trưởng của Samsung Bắc Ninh

“Năm ngoái Samsung xuất khẩu 12,6 tỷ USD. Ba tháng đầu năm nay, Samsung xuất khẩu 5,2 tỷ USD, bằng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đấy là những con số hết sức ý nghĩa, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của Việt Nam, cũng như thể hiện mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc”, Thủ tướng nói

Cũng khó diễn tả hết sự vui mừng của những lãnh đạo của Thái Nguyên với dự án này. Với quy mô 2 tỷ USD, đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Thái Nguyên tính đến thời điểm hiện nay, và đây cũng là thành quả ngọt cho quá trình nỗ lực liên tục nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian qua

Tân Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, ông Nguyễn Đình Phách, nói dự án của Samsung là một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình xây dựng Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp mạnh ở phía Bắc. Thời gian qua, Thái Nguyên đã thu hút được 600 dự án lớn nhỏ với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 200 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án của Samsung sẽ là một bước ngoặt quan trọng

Thái Nguyên đã quyết liệt chuẩn bị cho ngày khởi công này. Trong tổng số 100 ha đất dự kiến dành cho dự án của Samsung, trước mắt sẽ mới chỉ sử dụng 50 ha. Để có mặt bằng cho dự án, hơn 50 hộ dân đã được “giải phóng”, tạm thời đi “ở trọ”, như thừa nhận của người dân nơi đây trong khi chờ khu tái định cư tập trung

Mức đền bù mà họ nhận được, dự kiến là 350 nghìn đồng/m2 đối với đất thổ cư, 210 nghìn đồng/m2 đối với đất ruộng và 190 nghìn đồng/m2 đối với đất vườn đồi, một người dân vừa được “giải phóng” cho biết

Chủ đầu tư khu công nghiệp Yên Bình, nơi Samsung hạ cánh, có lẽ là người hạnh phúc nhất Thái Nguyên trong buổi sáng 25/3. Với lợi thế tự nhiên là nằm ngay mặt đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang trong giai đoạn hoàn thành, khu công nghiệp Yên Bình rõ ràng đang trở thành địa chỉ đỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước sau sự kiện Samsung, mặc dù theo quan sát của VnEconomy, nhà đầu tư này chưa thực sự bỏ ra nguồn vốn đáng kể nào cho việc xây dựng hạ tầng
 
Last edited:
Samsung xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
- Chiều 14/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam. Hiện Samsung Việt Nam đang dự định xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất Đông Nam Á của mình tại Hà Nội

Mở đầu cuộc tiếp, Thủ tướng bày tỏ mong muốn được nghe ông Choi Joo Ho, người đã đảm nhiệm vị trí đứng đầu Tổ hợp Samsung Việt Nam được khoảng 6 tháng, cho biết về những vướng mắc, trở ngại khi làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn của nhà đầu tư

Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh thời gian qua, ông Choi Joo Ho cho biết, Samsung Việt Nam đã đạt doanh thu 28,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 24 tỷ USD tính đến cuối tháng 5/2019; dự kiến cả năm 2019, doanh thu của Tổ hợp đạt 73,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 63,5 tỷ USD, tăng trưởng 5% so với năm 2018

Ông Choi Joo Ho cũng báo cáo về việc triển khai kế hoạch xây dựng tòa nhà trung tâm nghiên cứu và phát triển của Samsung tại Việt Nam theo đề xuất của Thủ tướng tại cuộc tiếp trước đó với lãnh đạo Tập đoàn

Hiện Samsung Việt Nam đã tiến hành các thủ tục cần thiết để xây dựng trung tâm tại Hà Nội và khi đi vào hoạt động, trung tâm có quy mô tới 3.000 người, sẽ là cơ sở nghiên cứu và phát triển lớn nhất tại Đông Nam Á

Hiện nay, Samsung Việt Nam đã phải đi thuê trụ sở để làm trung tâm nghiên cứu và phát triển. Thời gian qua, trung tâm này tập trung nhiều cho công tác đào tạo nhân lực làm phần mềm và sắp tới sẽ đào tạo các lĩnh vực khác như 5G, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Ông Choi Joo Ho mong muốn Thủ tướng quan tâm, tạo điều kiện cho Samsung Việt Nam triển khai xây dựng trung tâm này

Đánh giá cao kế hoạch nói trên, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một trung tâm nghiên cứu và phát triển quy mô lớn của Samsung tại Việt Nam. Điều này thể hiện quyết tâm làm ăn lâu dài của Tập đoàn tại Việt Nam. Thủ tướng cũng hoan nghênh sự hợp tác giữa Hà Nội và Samsung trong vấn đề này và yêu cầu Hà Nội tạo điều kiện tối đa cho Tập đoàn

Thủ tướng đánh giá cao kết quả điều hành của ông Choi Joo Ho khi sản lượng xuất khẩu năm 2019 của Samsung Việt Nam sẽ tăng 5%. Điều này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Thủ tướng bày tỏ mong muốn Samsung gắn bó, làm ăn lâu dài tại Việt Nam vì “thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi”. Cho rằng hiện không khí đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam rất tốt, Thủ tướng mong muốn Samsung mở rộng hoạt động đầu tư của mình tại Việt Nam, “tại sao không phải 20 tỷ USD (vốn đầu tư) mà chỉ là 17,4 tỷ USD”

Thủ tướng khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục ủng hộ Tập đoàn mở rộng đầu tư mang tính chiến lược tại Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện tử mà mở rộng năng lực phát triển công nghệ, tiếp tục nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm công nghệ thế hệ mới phù hợp với xu thế phát triển cũng như yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai Chính phủ điện tử, một lĩnh vực mà Samsung có nhiều kinh nghiệm

Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ phụ trợ của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội hợp tác tham gia cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện cho các dự án của Tập đoàn

Thủ tướng cũng mong muốn Samsung thúc đẩy các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam

Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, ông Choi Joo Ho cho biết Tập đoàn đã mời gọi một doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn đầu tư vào tỉnh Bắc Giang với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD
 
Last edited:
Samsung chuyển dây chuyền hàng cao cấp sang Việt Nam vì dịch COVID-19
- Tập đoàn mẹ Samsung Electronics vừa xác nhận sẽ tạm thời chuyển dây chuyền lắp ráp hai sản phẩm cao cấp Galaxy G20 và Z Flip tới Việt Nam, sau khi phát hiện 6 công nhân nhiễm COVID-19 tại nhà máy ở Hàn Quốc


Một người Hàn Quốc trải nghiệm Galaxy S20 tại một cửa hàng ở Seoul

Theo Hãng tin Reuters, Samsung đã tạm thời đóng cửa nhà máy ở Gumi, nơi chỉ cách vùng dịch COVID-19 của Hàn Quốc là Daegu khoảng 1 tiếng lái xe, sau khi phát hiện thêm một công nhân nhiễm bệnh

Tổng cộng kể từ cuối tháng 2, chỉ riêng nhà máy này đã có tới 6 công nhân nhiễm bệnh. Dự kiến nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động lại vào ngày mai 7-3

Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp xấu nhất, Samsung quyết định sẽ chuyển dây chuyền sản xuất "một số smartphone cao cấp" tới Việt Nam

Samsung không nói rõ các sản phẩm cao cấp này là gì nhưng nhà máy ở Gumi là nơi sản xuất Galaxy G20 và Z Flip - hai sản phẩm cao cấp Samsung hiện nay

Samsung dự định sẽ sản xuất 200.000 chiếc điện thoại cấp cao mỗi tháng tại Việt Nam và đưa số điện thoại này về lại Hàn Quốc từ cuối tháng 3

"Một khi tình hình dịch COVID-19 đã ổn định hơn, chúng tôi sẽ đưa dây chuyền về lại Gumi", thông báo của Samsung ngày 6-3 có đoạn nêu rõ

Theo Reuters, các nhà máy Samsung ở Việt Nam hiện sản xuất tới 50% số smartphone của cả tập đoàn. Nhà máy ở Gumi chỉ góp một tỉ lệ nhỏ vào tổng sản lượng của Samsung

Sự bùng phát của dịch COVID-19 khiến các tập đoàn công nghệ của Hàn Quốc giật mình và ảnh hưởng đến cả các tập đoàn bên ngoài Hàn Quốc do sự kết nối cung ứng


Gã khổng lồ Apple của Mỹ đang ngồi trên đống lửa vì sợ nguồn cung bị thiếu hụt. Tập đoàn này mua các tấm nền màn hình điện thoại từ LG Display, cụm camera từ LG Innotek và RAM từ Samsung

Các nhà máy của LG tại Hàn Quốc đã tạm ngừng hoạt động trong vài ngày gần đây vì diễn biến dịch bệnh
 
Samsung đặt cược vào dược phẩm sinh học
- Samsung Biologics nhận ra cơ hội chưa từng có trên thị trường dược phẩm khi nhu cầu ngày một tăng cao giữa đại dịch Covid-19. Hãng đang gấp rút xây thêm nhà máy mới trị giá 2 tỉ đô la Mỹ và một khu phức hợp mới

02755_superplant.jpg

Bên trong một nhà máy của Samsung Biologics. Siêu nhà máy mới sẽ được hình thành năm 2022 với vốn đầu tư 2 tỉ đô la

Siêu nhà máy


Một siêu nhà máy dược phẩm trị giá 2 tỉ đô la sẽ hình thành ở khu ngoại ô Songdo ở phía tây Seoul vào năm 2022. Đây sẽ là nhà máy dược sinh học lớn nhất trên thế giới với diện tích 230.000 m2 mặt bằng, hơn tổng diện tích của ba nhà máy dược hiện tại của Samsung cộng lại

Mục tiêu của Samsung là đón bắt nhu cầu gia tăng chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra và tận dụng tức thì các cơ hội mà dịch mang đến cho ngành dược toàn cầu

Nhu cầu các loại thuốc phức hợp mới tăng vọt kể từ khi đại dịch bắt đầu. Điều này cũng làm lộ rõ tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ của ngành sản xuất dược phẩm trên thế giới, có nguy cơ ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng. Nhu cầu tăng cấp tốc mang lại nhiều lợi ích cho Samsung Biotics chuyên sản xuất các loại thuốc phức hợp chữa trị các bệnh hiếm gặp. Năm nay, hãng dược kín tiếng này bắt đầu lấn sang các phương pháp kháng thể có tiềm năng ngừa Covid-19

Samsung Biotics sản xuất các nguyên liệu dược sinh học cho những hãng dược lớn nhất thế giới, bao gồm Bristol-Myers Squibb Co. và Roche Holding Ltd. CEO Kim Tae-han nói với tờ Wall Street Journal rằng ban đầu nhà máy được hoạch định nhỏ hơn rất nhiều so với kế hoạch hiện tại. Ông đã tích cực thúc đẩy việc mở rộng nhà máy trong năm nay sau khi nhận thấy đại dịch đã tạo nên lĩnh vực dược phẩm mới – chữa trị bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, buộc các nhà sản xuất thuốc và chính phủ các nước lao vào công cuộc tìm kiếm các nguồn cung ứng dược mới

Cơ hội lớn trong thách thức


“Covid-19 cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn là một cuộc khủng hoảng”, ông Kim nói. Ông là người dẫn dắt Samsung Biologics kể từ năm 2011 và đưa chi nhánh dược thành một trong những công ty hàng đầu của Samsung

Trong quí 2 vừa rồi, lượng đơn hàng của Samsung Biologics tăng gần ba lần, đạt 1,5 tỉ đô la so với cùng kỳ năm trước. Hợp đồng gần đây với GlaxoSmithKline PLC trị giá đến 370 triệu đô la trong hai năm tới, tương đương khoảng 60% doanh số năm ngoái của hãng

CEO Kim nói rằng ba nhà máy của hãng gần như chạy hết công suất tối đa nhanh hơn dự định. Nhà máy mới sẽ giúp Samsung Biologics đáp ứng nhu cầu. Các quan chức cấp cao của Samsung Bilogics nói họ đang thảo luận với các hãng dược sinh học khác để sản xuất kháng thể Covid-19, nhưng từ chối tiết lộ tên các đối tác

Trước khi dịch ập đến, các nhà phát triển thuốc đã bắt tay với các hãng dược sản xuất theo đơn đặt hàng như Samsung Biologics để sản xuất các phương thức chữa trị phức hợp. Đặc biệt là khi các loại dược sinh học đang ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong mua bán dược phẩm toàn cầu

Công nghệ sinh học hiện chiếm đến 30% doanh số các loại thuốc bán theo đơn và bán tại quầy. Các loại thuốc này sẽ tăng trưởng thêm 5% cho đến năm 2026, theo số liệu của hãng nghiên cứu EvaluatePharma. Năm năm trước, lĩnh vực này chiếm hơn 25% tổng doanh số

Các nhà phát triển thuốc còn đang chạy đua để chế tạo các loại kháng thể và vắc xin để chữa trị Covid-19. Họ đang bị thúc giục phải xem lại cách thức và địa điểm mà họ phát triển các phương thức chữa trị. Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy sản xuất nhiều hơn nữa các loại thuốc ở trong nước và ít phụ thuộc hơn vào nguồn bên ngoài. Thậm chí, họ còn chuẩn bị cho Eastman Kodak Co. vay 765 triệu đô la, nhưng thương vụ này đã đổ bể vào tháng 8 vừa rồi

Ngày càng có nhiều đơn hàng đến từ các hãng dược bị ảnh hưởng bởi gián đoạn chuỗi cung ứng trong năm rồi. Trước, nhiều hãng kiên quyết bám vào các đơn đặt hàng để tiết kiệm tiền đầu tư. Nhưng nay, họ sẵn sàng chi nhiều hơn để bảo đảm có được hợp chất từ nhiều nguồn cung khác nhau

“Tình hình hiện nay là mọi người đang kéo đến tận nhà máy của các hãng dược sản xuất theo đơn đặt hàng. Thậm chí ngay cả trước dịch, nhiều nhà máy này chạy hết công suất vì đơn hàng quá nhiều”, Eric Langer, Chủ tịch của văn phòng Rockville thuộc BioPlan Associtates ở bang Maryland (Mỹ), phát biểu

Tham vọng đứng đầu mảng dược sinh học


7e859_insidesuperplant.jpg

Samsung bắt đầu tham gia mảng dược phẩm vào năm 2011 và đặt tham vọng trở thành trung tâm dược phẩm sinh học hàng đầu trên thế giới

Samsung Biologics chỉ là một trong hàng chục công ty con thuộc tập đoàn Samsung của Hàn Quốc – vốn được biết đến nhiều nhất ở mảng điện thoại thông minh và hàng điện tử tiêu dùng. Đế chế kinh doanh của Samsung còn vươn ra công viên giải trí và bảo hiểm nhân thọ. Nhưng mảng kinh doanh dược sinh học của Samsung chỉ mới bắt đầu trong thời gian gần đây

Thành lập năm 2011, Samsung Biologics có lời năm 2015 và lên sàn một năm sau đó. Hiện hãng dược chín năm tuổi này là một trong những hãng sản xuất thuốc theo đơn đặt hàng có quy mô lớn nhất thế giới. Nhà máy ở Songdo là nhà máy dược sinh học lớn nhất thế giới, theo công ty theo dõi thị trường BioPlan Asscociates. Đối thủ của hãng ở châu Âu là Lonza Group AG và Boehringer-Ingelheim GmbH cũng lên kế hoạch để mở rộng sản xuất

Samsung Biologics cũng lên kế hoạch phát triển lớn trong thập kỷ tới. Hãng đang chuẩn bị kế hoạch xây khu phức hợp thứ hai gần cụm nhà máy đầu ở Songdo. Khu phức hợp mới có thể chứa đến bốn nhà máy

CEO Kim nói hãng không xây nhà máy ở Trung Quốc vì “lý do kinh tế, không phải là chính trị”. Ông chỉ ra các điều kiện không rõ ràng và không thuận lợi cho doanh nghiệp dược sinh học ở Trung Quốc. Hơn 70% nhu cầu dược sinh học sản xuất theo đơn đặt hàng đến từ Mỹ và Tây Âu

Ông nhìn nhận rằng sự phát triển của Samsung Biologics là một phần của quá trình dịch chuyển phát minh và sản xuất dược sinh học sang châu Á. Điều này gợi lại câu chuyện di chuyển sang châu Á của ngành công nghiệp đóng tàu và hóa chất trước đây. “Hiện đa số các hoạt động kinh doanh dược phẩm sinh học là ở phương Tây”, ông Kim phát biểu

“Có thể 10 năm hay 20 năm nữa, tỷ lệ này là 50/50”, ông nói
 
Samsung đầu tư lớn để xây chuỗi cung ứng chip nội địa, tránh phụ thuộc bên ngoài
Samsung Electronics đang xây dựng mạng lưới các nhà cung ứng nguyên liệu và thiết bị chế tạo chip ngay tại Hàn Quốc bằng cách đầu tư vào ít nhất 9 công ty con. Đây là nỗ lực mới trong chiến lược xây các vùng “đệm hơi” nhằm giảm bớt các cú sốc từ căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu. Đây cũng là một phần trong kế hoạch đầu tư khổng lồ đến 206 tỉ đô la được Samsung Electronics công bố cuối tháng 8 vừa rồi

SamsungStrategy.jpg

Samsung Electronics công bố hôm 24-8 rằng sẽ đầu tư 206 tỉ đô la cho các ngành công nghệ cốt lõi
Rót vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho 9 hãng công nghệ đột phá

Theo các bản cáo bạch của Samsung và 9 công ty con nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, số tiền Samsung đầu tư vào các công ty này đạt giá trị 276,2 tỉ won, khoảng 238 triệu đô la, kể từ mùa hè năm ngoái. Dòng vốn này hoàn toàn tương phản với số đầu tư khá ít ỏi của Samsung đối với nhà cung ứng trước tháng 7-2020

Cả 9 công ty cỡ trung này đều có thế mạnh riêng. Samsung chiếm tỉ lệ cổ phần ít hơn 10% ở mỗi công ty, phần lớn thông qua các dàn xếp riêng tư để mua cổ phiếu. Nhưng Samsung cam kết hỗ trợ hết mình về vấn đề kỹ thuật cho 9 công ty. Nhiều trong số này dự định sẽ dùng nguồn vốn mới cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D). Tám trong số công ty trên đã niêm yết trên sàn, công ty còn lại là hãng con của công ty đại chúng

Đợt mạnh dạn chi đầu tư lần này bắt đầu với Soulbrian – hãng cung cấp hydrogen fluoride (HF) sử dụng trong sản xuất chip – với nguồn vốn 24,9 tỉ won trong tháng 7-2020. Riêng nhà phát triển hệ thống đánh bóng đĩa bán dẫn KCTech nhân được 20,7 tỉ won trong tháng 11 năm ngoái. Rất nhiều trong các sản phẩm của nhóm công ty trên thuộc các lĩnh vực mà các đối tác Nhật Bản đang chiếm tỉ lệ thị phần lớn

Samsung cũng mua cổ phẩn trong các công ty có công nghệ hay vật liệu công nghệ mũi nhọn hoặc đột phá. Tập đoàn đã đầu tư 43 tỉ won trong tháng 3 rồi vào Fine Semitech, hãng chuyên chế tạo vật liệu bảo vệ cho phim mạng che (photomask). Tương tự là khoản đầu tư 21 tỉ won vào hãng DNF chuyên sản xuất vật liệu công nghệ cao vào tháng 8 rồi. Samsung dự định hợp tác với các công ty này để theo đuổi công nghệ chế tạo chip với mạch nối càng mỏng càng tốt

“Bẳng cách tăng cường hợp tác diện rộng với các công ty, chúng tôi hướng tới ngành công nghiệp bán dẫn có sức cạnh tranh hơn”, Samsung nói về mục đích đầu tư trong tài liệu nộp Sở chứng khoán Hàn Quốc

“Chiến lược đầu tư sống còn” cho các ngành công nghệ cốt lõi

Tập đoàn Samsung sẽ đầu tư 240.000 tỉ won, tương đương 206 tỉ đô la, trong vòng ba năm tới để mở rộng hoạt động trong mảng dược sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn và tự động hóa – thông cáo của Samsung Electrics hôm 24-8 viết. Tập đoàn này nói đây là “chiến lược đầu tư sống còn” và vốn sẽ trải đều từ nay đến hết năm 2023, nhằm giúp tập đoàn củng cố vị thế toàn cầu trong những ngành công nghệ cốt lõi như chế tạo chip. Trong khi đó, Samsung sẽ tìm kiếm các cơ hội phát triển mới ở các lĩnh vực như tự động hóa hay công nghệ viễn thông thế hệ mới Samsung Electronics cũng là hãng chế tạo chip nhớ hàng đầu thế giới. Hãng này đang có kế hoạch củng cố công nghệ và vị thế dẫn đầu thị trường thông qua các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty. Hãng đã không cung cấp số liệu về khoản đầu tư cho các hoạt động này. Samsung Electronics cũng không nói con số khổng lồ 206 tỉ đô la đã bao gồm khoản đầu tư 17 tỉ đô la mà hãng này nói sẽ đầu tư cho nhà máy chip mới ở Mỹ

Kế hoạch hiện tại lớn hơn chiến lược Samsung công bố vào năm 2018. Tập đoàn quyết định đầu tư lớn để giữ vững vai trò “cánh chim đầu đàn”, đặc biệt “trong các tình huống khẩn cấp” tại quê nhà hay nước ngoài

“Công nghiệp chip là vùng đệm an toàn cho nền kinh tế Hàn Quốc… Khoản đầu tư lớn là chiến lược sống còn trong bối cảnh một khi chúng ta mất thế mạnh cạnh tranh, chúng ta không thể nào đảo ngược hay làm lại nữa”, thông cáo của Samsung Electronics

Phòng thủ trước những biến đổi địa chính trị và dịch bệnh

Nikkei Asia cho rằng một trong những lý do tập đoàn Hàn Quốc tăng cường đầu tư là các tranh cãi hay căng thẳng quốc tế đã phủ mây mờ đối với triển vọng của mảng chip thuộc tập đoàn

Khi Nhật Bản bắt đầu siết chặt các quy định về nguyên liệu chế tạo chip xuất khẩu sang Hàn Quốc vào tháng 7-2019, các doanh nghiệp và chaebol (tập đoàn) của xứ kim chi bắt đầu nhận thức rõ ràng về nguy cơ phụ thuộc vào Nhật Bản

Tổng thống Moon Jae-in đã đối phó bằng cách thúc đẩy sản xuất nội địa các loại vật liệu, linh kiện và thiết bị chế tạo chip. Trong ngân sách quốc gia năm 2022 công bố hồi tháng rồi, Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại đã dành 1.680 tỉ won, khoảng 1,45 tỉ đô la, để phát triển công nghiệp. Tỉ lệ này tăng 9% so với ngân sách năm 2021 và Nhà Xanh tuyên bố rằng nhằm mục đích giảm lệ thuộc vào nguồn cung ứng nước ngoài đối với các loại nguyên liệu công nghệ mũi nhọn

Các nhà cung ứng liên quan đến ngành chip ở Hàn Quốc cũng đang mở rộng sản xuất. Trong 14 nhà cung ứng được eBest Investement & Securities chọn là các công ty được hưởng lợi nhiều từ chính sách ưu tiên cho hàng nội địa “made in South Korea”, 13 công ty ghi nhận mức tăng trưởng doanh số 39% trong nửa đầu năm nay, vượt xa tỉ lệ chung 17% của tất cả các công ty Hàn Quốc

SK Hynix và các hãng khác cũng có những bước đi tương tự, phát triển các nhà cung ứng nguyên liệu ngay trong nội bộ của tập đoàn

Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã vượt qua các hãng Nhật Bản và dẫn đầu trong lĩnh vực chip nhớ và màn hình LCD. Nhưng các nhà cung ứng vẫn đang trong giai đoạn hình thành khi đề cập đến vật liệu và thiết bị chế tạo đòi hỏi công nghệ phức tạp và mất nhiều năm cho công tác R&D. Hệ quả là một số ngành phụ thuộc một thời gian dài vào các nhà cung ứng nước ngoài

Samsung vẫn đang so với hãng bán dẫn TSMC của Đài Loan trong các loại bán dẫn có kích thước nhỏ nhưng năng lực cao. Tập đoàn vẫn không thay đổi chính sách trong việc tận dụng các hình thức công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Mỹ và châu Âu

Nhưng không thể bỏ qua các nguy cơ chính trị đang gia tăng. Với các hoạt động chế tạo chip ở Trung Quốc, Samsung có thể lâm vào tình thế các nhà máy này bị cắt nguồn cung ứng nguyên liệu và thiết bị do những đối đầu trực diện và kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington

Các nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng nội địa của Samsung không thể một sớm một chiều mà có được. Nhưng quy mô to lớn của tập đoàn khiến chuyển động này vô cùng quan trọng. Sự thay đổi này cũng có tác động đến các chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả các nhà chế tạo của Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ có các hợp đồng lớn với các chaebol Hàn Quốc. Nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng chip toàn cầu bị đứt đoạn, khiến các hãng điện tử dân dụng và xe hơi điêu đứng
 
Cờ Vây nhân tài Samsung
Làm thế nào, nhờ chiến lược nhân sự, triết lý đãi ngộ gì mà bao nhiêu năm nay, gã khổng lồ Samsung vẫn có thể tuyển và giữ chân được nhân tài để phục vụ cho khát vọng "phủ sóng" toàn cầu?

Cuộc chiến tuyển dụng nhân tài

"Tôi cảm nhận sâu sắc rằng tôi không còn được tôn trọng và không tin tưởng" là lời đồng giám đốc điều hành SMIC Liang Mengsong viết trong thư từ chức vào tháng 12/2020

Đối với thế giới bên ngoài, Liang Mengsong có thể không phải là một nhân vật nổi tiếng. Nhưng trong SMIC và ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu nói chung, cái tên này có sức ảnh hưởng lớn

Liang Mengsong gia nhập SMIC vào năm 2017. Ông nói trong đơn từ chức của mình rằng trong hơn 3 năm, ông đã làm việc chăm chỉ để hoàn thành 5 thế hệ chip từ 28 nanomet đến 7 nanomet

Trước khi gia nhập SMIC, ông Liang Mengsong từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại TSMC và Samsung. Ông đóng một vai trò quan trọng trong mỗi công ty và thậm chí đôi khi ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

anh-2-1655112213234.jpg

Cựu giám đốc điều hành SMIC Liang Mengsong - một nhân tài trong giới chip bán dẫn

Sự kiện Liang Mengsong từ chức đã gây rúng động thị trường vốn khi đó. Cổ phiếu của SMIC giảm gần 10% khi mở cửa, giá trị thị trường bốc hơi hơn 30 tỷ nhân dân tệ, chứng khoán Hồng Kông tạm ngừng giao dịch


Lý do khiến thị trường chứng khoán phản ứng gay gắt dựa trên nhận định rằng những nhân tài kỹ thuật chủ chốt rất quan trọng trong ngành bán dẫn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty


Ngành công nghiệp bán dẫn có mật độ nhân tài cao nhất. Một người, một nhóm thường có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ngành. Một số kinh nghiệm tự tích lũy diễn ra từ từ và còn lâu mới có thể bắt kịp những người khác

Có được một tài năng hàng đầu ít nhất có thể giúp công ty không phải đi nhiều đường vòng và chi phí cho mỗi đường vòng có thể lên đến hàng tỷ USD

"Trong quá khứ, hàng trăm nghìn người nuôi một quân vương; ngày nay, một thiên tài có thể nuôi sống 200.000 người", cố chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã nói trong một bài phát biểu nội bộ vào năm 2002

anh-4-1655112213297.jpg

Ngày nay, một nhân tài có thể nuôi sống được nhiều người trong công ty

Các nhà sản xuất chip toàn cầu, bao gồm Micron Technology và TSMC của Đài Loan, đang tham gia vào việc tuyển dụng tích cực để thu hút các kỹ sư kỳ cựu nhằm đáp ứng nhu cầu về chip, đặc biệt là đối với những người được sử dụng trong việc phát triển các thiết bị điện tử tiên tiến

Sự bùng nổ của xưởng đúc là do đơn đặt hàng chip tăng mạnh khi nhu cầu tiêu dùng đối với tivi, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và ô tô đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19 sớm hơn dự kiến


Vào năm 2020, tầm quan trọng của chip trong nền kinh tế quốc dân một lần nữa sẽ được đề cao, điều này càng làm tăng thêm sự cạnh tranh khốc liệt về tài năng chip

Ngành công nghiệp chip cũng trở thành một trong số ít ngành tuyển dụng điên rồ trong năm nay. Một chuyên gia săn đầu người đã đề cập rằng mức tăng lương cho các nhân tài trong ngành chip đã tăng với tốc độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, từ 20% lên 30% và sau đó là 40%

Năm 2020, thị trường bán dẫn toàn cầu có giá trị 415,5 tỷ USD. Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Omdia, thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng lên 489 tỷ USD do nhu cầu tăng cao

Cuộc chiến chip đang phát huy tác dụng mạnh mẽ khi những "gã khổng lồ" công nghệ từ khắp nơi trên thế giới đua nhau khẳng định vị thế thống trị của họ trong một thị trường đang rộng mở. Nhu cầu tăng mạnh đối với chip - một vật nhỏ xíu được sử dụng hầu như trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy tính, card đồ họa, ô tô đến tủ lạnh - đang khiến các nhà sản xuất chip căng thẳng. Đổi lại, các công ty đang sử dụng lợi nhuận béo bở mà họ đã tích lũy được trong đại dịch Covid-19 để giữ chân những nhân tài hàng đầu

Micron, nhà sản xuất DRAM số 3 thế giới và là nhà sản xuất NAND lớn thứ năm, đang trong quá trình thuê nhân công cho các nhà máy của hãng ở châu Á, bao gồm Singapore và Ấn Độ

TSMC, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, cũng bắt đầu tuyển dụng các kỹ sư cho kế hoạch phát triển tại Mỹ. Công ty Đài Loan cho biết họ sẽ đầu tư 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy đúc quy trình 5 nanomet ở Phoenix, Arizona vào năm 2024

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta có trụ sở tại Hàn Quốc, tổng chi tiêu vốn của năm nhà sản xuất chip hàng đầu như Samsung, Intel, TSMC, Micron và SK Hynix dự kiến tăng lên mức kỷ lục 95,2 tỷ USD trong năm nay, tăng 28% so với mức 74,3 tỷ USD trong năm 2020

Samsung tham gia vào cuộc chiến


Công ty bán dẫn khổng lồ Samsung Electronics đang tìm kiếm tài năng hàng đầu trong bối cảnh toàn ngành thúc đẩy tuyển dụng công nhân có kỹ năng cao để tận dụng sự bùng nổ chất bán dẫn dự kiến cùng với sự phục hồi kinh tế

Samsung, nhà cung cấp chip nhớ lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, mới đây đã đăng một thông báo tuyển dụng toàn cầu để thuê những công nhân có kinh nghiệm trong hàng chục lĩnh vực liên quan đến bộ phận sản xuất chip của mình

Phần lớn việc làm mới sẽ chuyển sang các công việc liên quan đến chip thế hệ tiếp theo như Z-NAND, một biến thể bộ nhớ flash hiệu suất cao chuyên dụng mà Samsung đang sản xuất để cạnh tranh với các sản phẩm đối thủ như ổ cứng thể rắn Optane của Intel Corp

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này cũng đang mở rộng lực lượng lao động trong bộ phận chip ô tô để đảm bảo các chuyên gia về DRAM ô tô, hệ thống thông tin giải trí, hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến và cảm biến hình ảnh

Việc tuyển dụng tích cực của Samsung diễn ra khi ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu được cho là đang bước vào một "siêu vòng quay"

Samsung và các công ty sản xuất chip toàn cầu khác đang vận hành hết công suất khi những nhà sản xuất ô tô và thiết bị điện tử cạnh tranh nhau để giành chip trong bối cảnh nguồn cung cạn kiệt

anh-3-1655112213241.jpg

Ông lớn ngành bán dẫn Samsung tham gia cuộc chiến săn lùng nhân tài

Nikkei đưa tin, Samsung đã trích ra 11 tháng lương như một khoản thưởng cho việc giữ lại lực lượng kỹ sư có trình độ. Tổng 11 tháng bao gồm 2 tháng tiền thưởng được thanh toán vào tháng 12/2021 và 3 tháng "tiền thưởng dịch vụ" bổ sung vào tháng 1/2022. Thêm vào nguồn tài chính dồi dào cho nhân viên Samsung là một khoản tiền thưởng tương đương nửa năm lương, liên kết để chia sẻ lợi nhuận

Theo Korea Exchange, tính đến ngày 31/12/2020, Samsung đã sử dụng gần 110.000 nhân viên tại Hàn Quốc, với mức lương trung bình hàng năm là 127 triệu won (tương đương 106.000 USD), theo báo cáo hàng năm của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Con số này tăng 26% so với 5 năm trước và mức trung bình có thể sẽ cao hơn, do thu nhập cao vào các năm tới

Con số đó không nói lên toàn bộ câu chuyện, vì nhà sản xuất chip còn cung cấp những lợi ích hào phóng khác. Nhân viên có thể thưởng thức bữa sáng, bữa trưa và bữa tối miễn phí tại nhiều căng tin khác nhau trong công ty và phần lớn học phí cho con cái họ do Samsung chi trả

Những chính sách này bắt nguồn từ triết lý đãi ngộ của cố lãnh đạo Lee Kun-hee, lãnh đạo lâu năm của Samsung, đưa ra vào năm 2001: Hiệu quả công việc phải được đền đáp xứng đáng. Samsung là một trong những công ty Hàn Quốc đầu tiên giới thiệu hệ thống chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên

Với sự gia tăng ổn định của nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn, các nhà sản xuất chip đang cạnh tranh để tìm kiếm những tài năng có thể phát triển công nghệ mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất

Chính phủ Hàn Quốc nhận ra rằng tình trạng thiếu chất bán dẫn là một nguy cơ nghiêm trọng trong ngành công nghiệp cốt lõi và đã thực hiện các biện pháp để đào tạo thêm nhân tài. Cụ thể như khuyến khích các trường đại học hàng đầu thành lập các khóa học bán dẫn. Tuy nhiên, những nỗ lực đào tạo thêm nhiều công nhân có trình độ vẫn không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường chip

Samsung đưa ra các ưu đãi đặc biệt để thu hút các kỹ sư giỏi và tăng lương để giữ chân nhân viên khi các đối thủ không ngừng "rình rập"

Quá khứ săn người tài của Samsung


Trong suốt quá khứ, Samsung từng đưa ra nhiều chính sách để săn nhân tài. Do đó, nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của những nhân viên chủ chốt

Để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển chip, Samsung bắt đầu săn người khắp nơi. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người Hàn Quốc trong các công ty bán dẫn của Mỹ. Để thu hút những người này, Samsung đã mở một Viện nghiên cứu Bắc Mỹ tại Thung lũng Silicon, nơi tập trung các công ty bán dẫn, và tuyển dụng với mức lương cao gấp 2-3 lần. Cố chủ tịch Lee Kun-hee cũng đã hơn 50 lần đến Thung lũng Silicon để giới thiệu công nghệ và tài năng

Mục tiêu tuyển dụng nhân sự chính của Samsung là các công ty Nhật Bản với công nghệ hàng đầu. Năm 1985, nhóm của Takeshi Chuanxi, người phụ trách bộ phận bán dẫn của Tập đoàn Toshiba Nhật Bản, đã phát triển và sản xuất thành công bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động 1MB. Và Samsung nhắm vào Takeshi Chuanxi

Năm 1986, Takeshi được mời đến thăm nhà máy bán dẫn mới xây dựng của Samsung. Sau đó, Samsung đã tổ chức một phái đoàn đến thăm lại Toshiba và nhân cơ hội này để thăm dò Takeshi

Tuy nhiên, thời điểm đó, ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản đang ở thời kỳ hoàng kim, nên việc săn người là vô cùng khó khăn. Samsung đã cố gắng hết sức để tận dụng nguồn chất xám này, chẳng hạn như mời các kỹ sư Nhật Bản sang làm tư vấn cho Samsung. Họ thường không làm công việc cụ thể, nhưng họ nhận được đồ ăn, thức uống và nhiều "niềm vui" khác vào cuối tuần

anh-5-1655112214617.jpg

Samsung thu hút được nhiều nhân tài nhờ chiến lược nhân sự hấp dẫn
Năm 1987, Toshiba của Nhật Bản đã bán cho đơn vị tư nhân 4 máy công cụ điều khiển kỹ thuật số 9 trục hiệu suất cao cần thiết để sản xuất tàu ngầm hạt nhân, và Mỹ đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản. Mỹ đã ký "Hiệp định bán dẫn" với Nhật Bản, yêu cầu Nhật Bản dừng bán phá giá tại thị trường Mỹ. Hàng hóa Nhật Bản vào thị trường Mỹ chỉ có thể bằng hoặc cao hơn giá hợp lý, và các công ty Mỹ sẽ chiếm được 20% thị trường Nhật Bản

Động thái này đã khiến các nhà sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản, vốn ban đầu chiếm 80% thị trường chất bán dẫn toàn cầu, gặp rắc rối. Tuy nhiên, điều này đã tạo cơ hội tốt cho Samsung Semiconductor săn tìm người. Họ bắt đầu săn lùng các kỹ sư Toshiba với mức lương cao gấp 3 lần

Với sự hỗ trợ của những tài năng kỹ thuật này, Samsung đã nhanh chóng hoàn thành bước nhảy vọt của chip 256-bit và 486-bit, đồng thời vượt qua các tiêu chuẩn kỹ thuật của các công ty Nhật Bản. Thị phần của hãng trên thị trường toàn cầu ngày càng tăng

Samsung đã phát triển chip 256-bit và chính thức tham gia vào cuộc cạnh tranh thị trường chip toàn cầu; chỉ sau 10 năm, thị phần chip sản xuất hàng loạt của Samsung đang tiến gần đến Nhật Bản

Samsung tuân theo một triết lý kinh doanh đơn giản - đó là cống hiến tài năng về mặt con người và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ cao cấp, giúp đóng góp cho xã hội toàn cầu. Triết lý kinh doanh của Samsung gắn liền với "tài năng của con người"

Theo đó, công ty tập trung vào việc phát triển và bồi dưỡng nhân viên ngay từ những ngày đầu tiên thành lập công ty, đồng thời luôn khuyến khích mọi người phát huy hết tiềm năng bằng cách cung cấp một môi trường tự điều chỉnh và sáng tạo

Samsung cũng tôn trọng sự đa dạng của nhân viên và đặt ưu tiên vào việc bảo vệ các quyền của nhân viên và nghiêm cấm phân biệt đối xử. Đặc biệt, công ty cam kết tuân thủ các luật và quy định có liên quan ở các quốc gia mà Samsung thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tôn trọng tất cả các quyền của người lao động

Với chiến lược nhân sự và triết lý đãi ngộ như vậy, không khó để hiểu tại sao cả trong quá khứ và hiện tại - trong hoàn cảnh cạnh tranh nhân tài gay gắt, Samsung vẫn có thể tuyển dụng được nhân tài phục vụ cho tham vọng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu của mình

Cẩm Hà
 
Samsung chi 15 tỷ USD để thiết lập cơ sở R&D chip
Samsung đang có kế hoạch chi 20 nghìn tỷ KRW (khoảng 15 tỷ USD) vào năm 2028 để thiết lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) chip tại Hàn...

Cơ sở này trải rộng trên diện tích 109.000m2 và sẽ nằm trong khuôn viên Giheung hiện có của Samsung, gần Seoul. Đây là một trong ba trung tâm lớn do Samsung điều hành tại Hàn Quốc cùng với Hwaseong và Pyeongtaek


Theo một tuyên bố, DRAM 64MB đầu tiên trên thế giới được phát triển tại khuôn viên trường Giheung vào năm 1992. Nó đã giúp Samsung trở thành nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu trên thế giới

Tháng trước, Samsung đã đánh bại TSMC để trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên trên thế giới bắt đầu sản xuất chip 3nm (nanomet). Các chip 3nm sử dụng diện tích bề mặt ít hơn 16% và điện năng ít hơn 45% so với chip 5nm hiện đang được sử dụng

"Khu phức hợp R&D hiện đại mới của chúng tôi sẽ trở thành trung tâm đổi mới, nơi những tài năng nghiên cứu giỏi nhất trên khắp thế giới có thể đến và cùng nhau phát triển", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Samsung, Kye Hyun Kyung nói

Sau khi dịch COVID-19 dẫn đến sự gián đoạn trong việc cung cấp chip, các công ty chip đã bắt đầu khám phá nhiều địa điểm trên toàn cầu để thiết lập các cơ sở sản xuất chip mới. Intel đang thiết lập các cơ sở mới ở Mỹ và Đức. Tháng 11 năm ngoái, Samsung cũng thông báo sẽ thành lập một cơ sở sản xuất chất bán dẫn mới tại Texas, Mỹ với vốn đầu tư ước tính khoảng 17 tỷ USD

Mặc dù việc sản xuất chip vẫn đang trong giai đoạn sơ khai ở Ấn Độ, hầu hết các công ty chip toàn cầu như Intel, Texas Instruments, Qualcomm và Nvidia đều có cơ sở R&D tại đây
 
Samsung đẩy mạnh đầu tư R&D
Các khoản đầu tư kỷ lục vào R&D có thể giúp Samsung tăng sức cạnh tranh, đảm bảo nhân lực để đối phó suy thoái kinh tế


14822122022.jpg

Nhà máy bán dẫn của Samsung Electronics tại Giheung

Samsung sẽ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội vào ngày 23/12. Với quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD, đây là trung tâm R&D lớn nhất của công ty tại khu vực Đông Nam Á

Đầu tư vào R&D đang là xu hướng của các tập đoàn lớn. Không chỉ giúp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ cùng ngành, đẩy mạnh R&D cũng là biện pháp đảm bảo nguồn nhân lực, đối phó suy thoái kinh tế toàn cầu

Lợi thế khi đẩy mạnh R&D

Theo số liệu của Cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc, tổng chi phí R&D của 20 công ty lớn nhất nước này, tính đến quý III/2022 là 26,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong số đó, Samsung Electronics đứng đầu với 14,5 tỷ USD, chiếm 55%. Theo Seoul Economic Daily, đây là mức đầu tư kỷ lục của Samsung cho R&D. Xếp sau là SK Hynix, cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực bán dẫn với mức đầu tư 2,8 tỷ USD

Vào tháng 6, Samsung đã khởi công xây dựng trung tâm R&D cho lĩnh vực bán dẫn tại khuôn viên nhà máy Giheung (Hàn Quốc). Đây là lần đầu tiên sau 8 năm, Samsung thành lập cơ sở nghiên cứu bán dẫn mới

Ông Lee Jae-yong, thời điểm đó là phó chủ tịch Samsung, cho biết việc xây dựng trung tâm R&D là bước đệm để đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho các dự án phát triển chip bán dẫn thế hệ mới

Khi nhu cầu tuyển dụng kỹ sư và trang bị cơ sở vật chất ngày càng lớn, các văn phòng nghiên cứu cũ không còn đáp ứng hiệu quả. Do đó, tăng cường xây dựng trung tâm R&D có thể đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và đảm bảo nguồn nhân lực

Không chỉ Samsung, các công ty như TSMC, Intel hay SMIC cũng tăng cường đầu tư vào R&D. Do đó, thành lập trung tâm nghiên cứu sẽ giúp Samsung chủ động phát triển công nghệ, tạo lợi thế trước những đối thủ cùng ngành

Với sự bùng nổ của xe điện, ngành công nghiệp pin phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Vào tháng 8, công ty sản xuất pin Samsung SDI đã thành lập trung tâm R&D đầu tiên tại Mỹ, lên kế hoạch mở rộng sang Trung Quốc vào năm 2023. Trước đó, Samsung SDI đã xây dựng cơ sở R&D tại một số nước châu Âu

Tương tự trung tâm nghiên cứu bán dẫn, Yonhap cho biết việc thành lập cơ sở R&D dành cho pin giúp Samsung SDI đảm bảo lợi thế cạnh tranh về công nghệ, chủ động tinh chỉnh pin dựa trên quy định và nhu cầu sử dụng tại từng khu vực

Samsung SDI sẽ hợp tác với các trường đại học, startup trong lĩnh vực pin để hỗ trợ những dự án nghiên cứu pin lithium, đồng thời đón đầu công nghệ sản xuất pin thế hệ mới

Thông qua các trung tâm R&D, Samsung SDI kỳ vọng đảm bảo nhân lực chất lượng cao tại địa phương, đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty pin lớn nhất thế giới vào năm 2030

14722122022.jpg

Ảnh dựng trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội. Ảnh: Samsung Electronics

Theo báo Hàn Quốc, Chủ tịch Samsung Electronics đã lên đường sang Hà Nội để tham dự lễ khánh thành trung tâm R&D vào chiều 21/12

Trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam dự kiến chào đón khoảng 3.000 nhân sự, tập trung nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, Big Data, các sản phẩm di động như smartphone và tablet

Nguồn tin trong giới kinh doanh cho biết trước và sau lễ khánh thành ngày 23/12, ông Lee có thể gặp các lãnh đạo chính phủ để thảo luận về những dự án đầu tư tiếp theo của Samsung tại Việt Nam, bao gồm chất bán dẫn

Xu hướng R&D của Samsung

Ngày 20/12, Samsung Research, bộ phận R&D của Samsung Electronics đã công bố 7 xu hướng công nghệ của năm, gồm mạng 6G, trí tuệ nhân tạo (AI), robot, công nghệ camera, phần mềm, chăm sóc sức khỏe và công nghệ truyền hình

Đó là 7 lĩnh vực được Samsung Electronics đẩy mạnh nghiên cứu trong năm nay. Công ty Hàn Quốc đã tổ chức các sự kiện, gửi bài báo nghiên cứu để đăng trên tạp chí khoa học và trình bày tại các hội thảo quốc tế

Việc đầu tư các trung tâm R&D, thay vì mở rộng nhà máy cũng là biện pháp đối phó suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm nay, hầu hết cơ sở sản xuất phải cắt giảm sản lượng, sa thải nhân viên do giảm doanh thu, hàng tồn kho tăng đột biến

“Từ năm 2023, tốc độ đầu tư cơ sở vật chất sẽ chậm lại và tỷ lệ R&D cao hơn”, một lãnh đạo trong giới kinh doanh dự đoán
 
Chủ tịch Samsung đã đến Hà Nội để dự lễ khánh thành trung tâm R&D
Samsung Electronics, trong số những công ty khác, gần đây đã đầu tư rất nhiều để xây dựng một trung tâm nghiên cứu mới

Trước khi khai trương trung tâm R&D này, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã ba lần tổ chức kỳ thi tuyển dụng Global Samsung Aptitude Test, chỉ riêng trong năm nay – một đợt tuyển dụng lớn hiếm thấy ở cả trong và ngoài nước

“Khoảng 99% trong số 2.000 nhân viên của trung tâm là nhân sự công nghệ địa phương, tốt nghiệp từ các trường ưu tú như Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Hà Nội,” một lãnh đạo Samsung Electronics Việt Nam nói với The Korea Herald

“Gần một nửa dân số Việt Nam dưới 25 tuổi, đây là một thị trường hấp dẫn để khai thác sức mạnh của lao động trẻ"

Lực lượng lao động Việt Nam là xương sống trong hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của Samsung, khi Việt Nam chiếm khoảng 50% tổng lượng xuất khẩu điện thoại di động của họ. Bắt đầu từ TV vào năm 1995, các sản phẩm chính của Samsung, từ điện thoại thông minh đến màn hình cho đến thiết bị mạng, hiện đang được sản xuất ở Việt Nam

'Trung tâm R&D sắp tới là đỉnh cao của cam kết kéo dài hàng thập kỷ của Samsung đối với quốc gia Đông Nam Á này' -The Korea Herald đánh giá. 'Tòa nhà 16 tầng tọa lạc trên khu đất rộng tại thủ đô Hà Nội, là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung trong khu vực'

Trung tâm này dự kiến sẽ đóng vai trò chính trong việc phát triển phần mềm cho điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android và nghiên cứu về công nghệ mạng 5G và 6G

Vị lãnh đạo của Samsung cho biết thêm: “Trung tâm R&D mang ý nghĩa biểu tượng rằng, đất nước đang chuyển đổi từ một cơ sở sản xuất thành một trung tâm chiến lược, nơi những đổi mới công nghệ quan trọng sẽ diễn ra'

Bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Trong khi Ngân hàng Thế giới ước tính mức tăng trưởng kinh tế 7,5% trong năm nay, thì chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng ít nhất 8%

Đáng chú ý hơn là sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực đổi mới, với ít rào cản pháp lý hơn. Samsung và Viettel, nhà khai thác viễn thông lớn nhất Việt Nam, đã hợp tác để xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng 5G

Samsung, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, cũng chứng kiến xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong 7 tháng đầu năm nay, khối lượng xuất khẩu tăng 18% lên 343 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Và công ty dường như sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để tiếp tục mở rộng chỗ đứng của mình ở Việt Nam

Samsung Electro-Mechanics, nhánh sản xuất phụ tùng của gã khổng lồ công nghệ, có kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất chất nền công nghệ cao cho chip (nguyên gốc: advanced substrates for chips) ở Việt Nam, với lô hàng đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7 năm sau

Cũng theo The Korea Herald, ông Lee Jae-yong - Chủ tịch Samsung đã đến Hà Nội để dự lễ khánh thành trung tâm R&D mới này
 
Samsung Electronics đầu tư 230 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip


Theo chính phủ Hàn Quốc, Samsung Electronics sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất chip máy tính khổng lồ ở thủ đô Seoul với khoản đầu tư lên tới 230 tỷ USD. Kế hoạch này đã được Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố vào ngày 15/3 và được phía Samsung chính thức xác nhận

Ông nói: “Chúng tôi sẽ xây dựng cụm sản xuất linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới với hệ thống công nghệ cao mới tại khu vực Thủ đô Seoul, dựa trên khoản đầu tư tư nhân trị giá gần 300 nghìn tỷ won”

Theo một tuyên bố của chính phủ Hàn Quốc, cơ sở này sẽ được xây dựng tại tỉnh Gyeonggi (Seoul) và nhận đủ số tiền đầu tư trong khoảng 20 năm

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cũng cho hay, kế hoạch của Samsung sẽ bao gồm xây dựng 5 nhà máy sản xuất chip, thu hút 150 nhà sản xuất vật liệu, bộ phận, thiết bị, cùng các tổ chức nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn gần Seoul

Ngoài đầu tư của khu vực tư nhân, chính phủ nước này cũng sẽ cung cấp ngân sách 25 nghìn tỷ won trở lên trong 5 năm để dành cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo

Chính phủ cũng sẽ cung cấp khoảng 360 tỷ won để phát triển bao bì chip và khoảng 100 tỷ won cho cơ sở hạ tầng điện nước trong năm nay cho các khu liên hợp công nghiệp

Ngoài ra, Samsung Electronics, các công ty con và liên kết gồm Samsung Display, Samsung SDI và Samsung Electro-Mechanics cũng có kế hoạch đầu tư 60,1 nghìn tỷ won trong 10 năm tới vào các khu vực bên ngoài vùng đô thị Seoul để phát triển công nghệ đóng gói chip, màn hình và pin

Động thái phát triển toàn diện này được xem là một phần cho cuộc đua toàn cầu nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp chip

Vào tháng 5/2022, Samsung Electronics (SSNLF) đã vạch ra kế hoạch rót hơn 350 tỷ USD vào các hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới cho đến năm 2026. Họ cho biết sẽ đầu tư chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi như sản xuất chip và dược phẩm sinh học

Hiện chưa rõ liệu khoản đầu tư được công bố trước đó có trùng với khoản đầu tư được chính phủ công bố vào thứ 4 (15/3) hay không

Sanjeev Rana, một nhà phân tích của tập đoàn tài chính CLSA đã nói với CNN rằng các kế hoạch đầu tư của Samsung trong hai thập kỷ tới trung bình sẽ khoảng 15 nghìn tỷ won mỗi năm. “Điều này phù hợp với kỳ vọng của thị trường”, ông nói

Samsung được biết đến nhiều nhất nhờ lĩnh vực điện tử, điện thoại thông minh và TV. Trong những năm gần đây, tập đoàn đã tiến xa hơn trong vai trò là nhà cung cấp chất bán dẫn khi các nhà sản xuất trên khắp thế giới gặp phải tình trạng thiếu hụt

Theo thông tin do Samsung cung cấp, chip bộ nhớ - vốn là nguồn lợi nhuận chính của công ty sẽ tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch đầu tư sắp tới. Đối với lĩnh vực chip máy tính cao cấp, Samsung sẽ cạnh tranh trực tiếp với Intel và TSMC của Đài Loan (Trung Quốc)

Trong vài năm qua, các nền kinh tế lớn bày tỏ lo ngại về việc mất khả năng tiếp cận với chất bán dẫn. Vì vậy, nhiều nơi, bao gồm cả Washington và các công ty lớn như Apple đã yêu cầu các công ty bán dẫn phát triển ngành công nghiệp chip nội địa

Hàn Quốc, quê hương của hai đơn vị sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới - Samsung Electronics và SK Hynix đang nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng để trở thành đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực này
 
Top