What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Xuân Trường

LOBBY.VN

Administrator
Chùa Bái Đính
Công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt nam

Nằm trong địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, du khách đi thêm gần 6 km là tới khu vực chùa Bái Đính. Cách thủ đô Hà Nội trên 100 km, chùa Bái Đính là công trình Phật giáo do một nhóm tư nhân và các quỹ hảo tâm từ thiện đóng góp gây dựng (Công ty TNHH Nguyễn Xuân Trường thiết kế xây dựng và là chủ đầu tư), được coi là lớn nhất Việt Nam về diện tích và quy mô xây dựng

Mặc dù mới hoàn tất trên 30% tổng khối lượng xây dựng, nhưng mỗi ngày chùa Bái Đính đón trên 50.000 người thập phương đến chiêm ngưỡng công trình

Tam Thế Điện - Pháp Chủ Điện - Tháp Chuông và cổng Tam Quan có diện tích 107ha nằm trong tổng thể rộng 2.000 ha của trung tâm du lịch Tràng An. Chùa có 500 pho tượng La Hán đá nguyên khối do thợ đá làng Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình thực hiện, sẽ được đặt dọc hai bên đường từ cổng Tam Quan đến chân Tam Thế Điện (với chiều dài hơn 0,5 km)

Tổng cộng có đến 8.000m3 gỗ quý gồm: sến, táu, lim, vàng tâm được sử dụng làm cột, kèo, mái… Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, nặng 27 tấn và 36 tấn, được đặt trong Tháp chuông 24 mái, 3 tầng (do nghệ nhân Nguyễn Văn Sứng, thành phố Huế thực hiện)

Chùa dự kiến khánh thành vào giữa năm 2010, để chuẩn bị cho Đại hội Phật giáo thế giới diễn ra tại đây vào tháng 9-2010

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Dự án này thuộc danh sách các công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng (giống chùa Nhật Bản hay Trung quốc) nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Ý Yên, chế tạc đá Ninh Vân, mộc Phú Lộc, thêu Ninh Hải.v.v...

Chùa Bái Đính là công trình Phật giáo do một nhóm tư nhân và các quỹ hảo tâm từ thiện đóng góp gây dựng. Công ty Xuân Trường là đơn vị đầu tư thi công với vốn đầu tư bước đầu khoảng 6.000 tỷ đồng Việt Nam

Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 công nhân xây dựng gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng về xây dựng như mộc Từ Sơn, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính

Điều đặc biệt ở công trường xây dựng chùa Bái Đính là không gian nơi đây luôn mở. Ngay từ khi xây dựng với đại tượng phật còn đặt ở ngoài trời đã thu hút rất đông các đoàn người hành hương chiêm bái. Du khách có thể đi bất cứ nơi nào để quan sát các bộ phận công trình đang hình thành

Ngày 17/5/2008, chùa Bái Đính là địa điểm để đại biểu các nước tham quan, chiêm bái trong đại lễ Phật đản thế giới tổ chức lần đầu tại Việt Nam. Trong ngày, các vị đã làm lễ hô thần nhập tượng, chính thức khánh thành giai đoạn I khu chùa

Ngày 25/6/2008 Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm chùa Bái Đính. Ông đã tặng chùa Bái Đính bức tượng Di đà bằng chất liệu đá Campuchia, đặt tại điện Tam Thế và trồng cây lưu niệm tại chùa. Ngày 18/1/2009 phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Campuchia cũng đến thăm quan khu chùa

Ngày 6/6/2009 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử hành đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật về thờ tại chùa Bái Đính. Đây là sự kiện văn hóa, tôn giáo rất đặc biệt và lộ trình rước ngọc xá lợi được bảo vệ nghiêm ngặt để đưa 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh Tăng có nguồn gốc và lịch sử lưu giữ suốt hơn 2500 năm ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan

Ngày 3/3/2010 Chủ tịch Phật giáo thế giới ở Ấn Độ tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ngọc xá lợi Phật. Đây là lần đầu tiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức cử hành cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về nước. Và là lần thứ hai Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tổ chức đại lễ cung nghinh Ngọc xá lợi Phật.Cả hai sự kiện đều diễn ra ở chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình

Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới liền nhau, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam. Chùa Bái Đính là một trong những di sản văn hoá quốc gia có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh và danh thắng. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra trong suốt mùa xuân. Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Như vậy, phần lễ gồm tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho

Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông. Leo núi chơi hang, chơi động với đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Các hoạt động hội hè với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, thi hát diễn ra khá nhộn nhịp đông vui. Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp của sông nước, đất trời, núi rừng, hang động…
 
Last edited by a moderator:
Chuyện đảo dừa

Ở quần đảo Trường Sa, Nam Yết được mệnh danh là “hòn đảo dừa” bởi dừa rợp bóng mát những con đường quanh đảo; hàng dãy dừa hiên ngang, sừng sững trước gió bão

Chúng tôi đến Nam Yết trong tiết trời nắng gay gắt, thế nhưng khi vào sâu trong đảo thì cái nóng không còn, mà thay vào đó là những luồng gió mát dịu khẽ luồn qua từng tán cây mù u, bàng, phong ba, đặc biệt là dừa

Dừa có rất nhiều, trải dài dọc hai bên các con đường quanh đảo, chỗ nào, góc nào cũng có dừa. Dừa đứng xen lẫn với nhiều loại cây khác tạo thành tầng tầng lớp lớp cây xanh che phủ cho đảo. Còn dọc hai mặt trước và sau của nhà làm việc, hội trường thì có rất nhiều cây cảnh nở hoa rực rỡ. Vì thế, cũng có nhiều người gọi đây là “hòn đảo xanh”

Quân và dân đảo Nam Yết đã khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết bằng nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao. Phát huy nội lực, tích cực chủ động tăng gia sản xuất, chăn nuôi và khai thác hải sản, chủ động được phần lớn nguồn thực phẩm như rau xanh, thịt gia súc gia cầm, góp phần nâng cao đời sống quân dân. Chỉ huy trưởng đảo Nam Yết, Bùi Hải Phước dẫn chúng tôi đi xem vườn rau tăng gia của cán bộ chiến sĩ. Thật bất ngờ bởi vườn rau rất xanh tốt, rau muống và mồng tơi là hai loại chủ đạo. Đại tá Đỗ Văn Thành - Chủ nhiệm hậu cần Quân chủng Hải quân cùng mọi người rất phấn khởi và trầm trồ trước dãy cây mồng tơi xanh ngắt, lá nào lá nấy to mọng nước

Để đạt được những thành quả như thế, các cán bộ, chiến sĩ đảo phải có những cố gắng vượt bậc và có những cái mẹo riêng. Ví như phải xây tường bao quanh vườn rau nhằm chắn gió biển hay tận dụng nước sinh hoạt, chất thải để bón cho rau thường xuyên. Bí quyết để có được những thành công đó, theo Chỉ huy trưởng Bùi Hải Phước: “Trước hết là ý chí của con người, dù có khó khăn đến đâu nhưng có tâm huyết với công việc và mảnh đất mình sống thì sẽ thành công. Thứ hai là sự hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”. Chiến sĩ Nguyễn Văn Trung, 20 tuổi, quê ở Hải Phòng tâm sự: “Em ra đảo được 10 tháng rồi, ở đây ai cũng nỗ lực hết anh à. Bên cạnh nhiều nhiệm vụ khác thì chăm sóc cây xanh, rau xanh trên đảo là một công việc hằng ngày được chú trọng, vì thế mà đạt được kết quả tốt như anh thấy đó, quanh đảo toàn một màu xanh”

Vấn đề lo lắng nhất của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết hiện nay là vườn dừa đang bị khô hạn và sâu bệnh. Chia sẻ về vấn đề này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết sẽ liên lạc với tỉnh Bến Tre (nơi có rất nhiều dừa và có kinh nghiệm chữa sâu bệnh) để tìm cách cứu những cây dừa trên đảo Nam Yết. Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Công ty TNHH Xuân Trường (ở Ninh Bình) cũng hứa sẽ giúp đỡ đảo Nam Yết giữ gìn và phát triển vườn dừa

Cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cao trong mọi tình huống, trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết đã hỗ trợ nước ngọt, lương thực - thực phẩm, tổ chức chăm sóc cứu chữa ngư dân ra đánh bắt xa bờ bị đau ốm, gặp nạn. Cụ thể năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010 đã cứu giúp 202 lượt ngư dân gặp tai nạn lao động trên biển, trong đó cấp cứu thành công 5 ca liệt nửa người do lặn sâu và 1 ca bị đau thắt vùng ngực do nhồi máu cơ tim; giúp ngư dân gần 13.000 lít nước ngọt. Việc cấp cứu thành công bệnh “giảm áp” khi lặn sâu là một kỳ tích vượt bậc, được lãnh đạo Quân chủng hoan nghênh, đánh giá cao và sẽ đúc rút kinh nghiệm để truyền đạt lại cho các đơn vị khác
 
Last edited by a moderator:
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa

Ba ngôi chùa trên đảo Trường Sa lớn, đảo Sinh Tồn và đảo Song Tử Tây khang trang, sừng sững trước phong ba bão táp. Trong mỗi ngôi chùa đều có những câu đối bằng chữ quốc ngữ vừa nói lên sức cảm hóa to lớn của đạo Phật, vừa khẳng định được chủ quyền của ta đã có tự ngàn xưa trên mảnh đất nơi tiền tiêu hải đảo.

Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa đều được xây dựng theo phong cách cổ truyền thống, một gian hai trái, hay ba gian hai trái, mái cong với những đầu đao truyền thống, bằng các loại gỗ quý xưa cha ông ta dùng đóng thuyền vượt biển. Những pho tượng trong chùa được chế tác công phu bằng ngọc quý. Đặc biệt ngôi chùa nào chính diện cũng hướng về Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, như tấm lòng người Việt từ bao đời nay. Ở chùa, ai cũng có cảm giác trong lòng tĩnh lặng, ấm áp như đứng trên đất liền, nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Một trong những điều làm Phật tử và tất cả những người đến thăm viếng chùa đều vô cùng ngưỡng mộ là các hoành phi, câu đối bằng chữ quốc ngữ. Ở chùa Trường Sa Lớn và chùa Sinh Tồn có đôi câu đối:

Uy thần biển đảo cổ vẫn truyền / Chùa Phật Trường Sa nay còn tỏ

Cá đọc kệ được thành tiên/ Rồng nghe kinh mà mộ đạo

Những câu đối ngắn gọn, xúc tích, vừa nói lên sức cảm hóa to lớn của đạo Phật, vừa khẳng định được chủ quyền của ta đã có tự ngàn xưa trên mảnh đất nơi tiền tiêu hải đảo.

Cũng trong mô típ ấy, ở chùa Song Tử Tây, ngôi chùa bề thế nhất trong ba ngôi chùa, lại có những cặp câu đối:

Mây lành che khắp thập phương nhân / Trời tuệ rọi soi ngàn thế giới

Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam/ Quần đảo huy hoàng chất ngất biển đông ngời thắng cảnh

Đức rồng vời vời dân khang vật thịnh vạn niên / Chùa Phật huy hoàng nhân kiệt địa linh muôn thuở.

Mây lành che đông hải một trời cam lộ tưới Trường Sa/ Thắng tích ánh đảo xa vạn cổ danh lam truyền Song Tử

Kim thân tỏa sáng ba ngàn thế giới tất quy y/ Đức Phật uy nghiêm tất thảy trời người đều kính phục

Lại một lần nữa, Phật tử cảm nhận sức mạnh cảm hóa vô hình mà lớn lao của đạo Phật, đồng thời là niềm tự hào về một thắng cảnh trời Nam, về mảnh đất địa linh nhân kiệt tự ngàn xưa và mãi mai sau.

Mục đích của đạo Phật thật cao cả, bởi vậy bước vào những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, nơi bốn bề mênh mông sóng nước, kẻ thù rình rập, thắp một nén tâm hương, đọc và suy ngẫm những câu đối ta thêm ngộ được chân lý sống: cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đích của cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, của cộng đồng, của dân tộc và nhân loại với một trái tim tốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác. Trong lòng mỗi người không còn cảm giác trống rỗng, bi quan, mà tràn ngập sự thanh thản, đầy ắp niềm vui. Để rồi dù có gặp bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, vẫn đủ niềm tin và nghị lực vượt lên vì quê hương đất nước. Đấy phải chăng là sự hạnh phúc của sự Giác ngộ viên mãn, tối thượng theo giáo lý của nhà Phật, rất gần gũi với lẽ sống của mỗi người dân nước Việt, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

Trong chuyến ra thăm đảo tháng 6 mới đây, các vị sư cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tổ chức đại lễ cầu siêu cho linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh thân mình bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc cùng các đồng bào tử nạn trên biển theo nghi thức trang trọng nhất của nhà Phật. Hòa thượng Thích Thanh Đàm 84 tuổi, Ủy viên trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, minh chứng cho các buổi đại lễ. Cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thành kính đến dự rất đông. Lễ cầu siêu trang nghiêm nhưng ấm áp tình người. Tất cả đều thành kính tưởng niệm những liệt sĩ đã hy sinh bảo bệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.

Hòa thượng Thích Giác Nghĩa, Phó ban nghi lễ Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, không nén được nỗi xúc động nói: “Những ngôi chùa hiện diện trên quần đảo Trường Sa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh và xác nhận chủ quyền của đất nước. Tôi đã từng tham gia nhiều lễ cầu siêu trên cả nước, nhưng lễ cầu siêu ở Song Tử Tây thật vô cùng đặc biệt, khiến tôi vô cùng xúc động và cảm nhận rõ hơn mối giao hòa âm dương. Đây là đại lễ cầu siêu lần đầu tiên được tổ chức ở nơi đảo xa. Mong rằng hàng năm chúng ta tổ chức đại lễ cầu siêu nơi đây như một hành động tri ân với các liệt sĩ vị quốc vong thân”.

Song Tử Tây 5/6/2010
 
Last edited by a moderator:
Bóng Phật ở Trường Sa

- Bóng Phật thấp thoáng bên những người thành tâm. Những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đã đứng trong mưa nắng biển Đông, ngấm vị mặn gió đại dương cùng những người lính đảo thức canh suốt đêm ngày nơi phần đất thiêng liêng của Tổ quốc.


Cách đất liền hàng trăm hải lý, giữa tiếng sóng gầm, gió rít, tiếng kêu của bầy hải âu, độ nhật, tiếng chuông chùa lại ngân lên. Đó là tiếng chuông trong các ngôi chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây trên các đảo cùng tên trong quần đảo Trường Sa. Tiếng chuông nơi đảo khơi nghe thoát tục mà thật gần gụi.
Trong đoàn công tác số 10 của Bộ Tư lệnh hải quân ra quần đảo Trường Sa những ngày đầu tháng 6, có nhiều giáo phẩm, tăng ni, phật tử. Một tiếng chuông để kinh kệ, tĩnh tâm trong muôn trùng sóng nước ầm ào, không phải ai cũng có được trên hành trang tu tập.

Trước các buổi lễ cầu siêu cho những anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân và đồng bào tử nạn trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa (do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Quân chủng Hải quân, công ty Xuân Trường tổ chức), người ta lại thấy hòa thượng Thích Thanh Đàm ra đứng trầm ngâm trước biển

Vị hòa thượng quá bát tuần của Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đứng rất lâu dưới tam quan chùa Song Tử Tây nhìn ra biển vắng. Sau, ông lại rảo nhẹ một vòng quanh cổng chùa, thi thoảng dừng bước, lần tràng hạt. Giữa náo động của công việc chuẩn bị cho các buổi lễ, của bầy mòng biển chốc chốc lượn qua, khoảnh khắc tĩnh tại của vị sư luống tuổi là khoảng lặng đáng nhớ trong hải trình gấp gáp

Có sự trùng hợp kỳ lạ, sau mỗi lễ cầu siêu dài hàng giờ kết thúc, trời đổ nước lên những hòn đảo mà nhiều tháng qua không có lấy một giọt mưa.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, người chứng kiến và chụp ảnh những hiện tượng lạ, chia sẻ: "Tôi nhấn mạnh đây chỉ là sự ngẫu nhiên, nhưng cảnh đám mây hình rồng hướng về chùa, cầu vồng và những cơn mưa sau lễ cầu siêu, làm chúng ta xúc động. Những người tham gia lễ cầu siêu rất thành tâm. Tôi cho rằng khi con người có lòng tin, chúng ta sẽ nhận thức khác, thuận theo những điều tốt đẹp".

Niềm tin ấy giúp thượng tọa Thích Giác Nghĩa, Phó ban nghi lễ Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, sám chủ của các nghi lễ, đã không biểu hiện một chút mệt mỏi nào sau khi chủ trì thực hiện hàng loạt các nghi thức nghiêm cẩn, kéo dài nhiều giờ như lễ cáo giang sơn, bạch phật khai kinh, bạt vớt trầm luân, cầu siêu, chẩn tế âm linh cô hồn...

"Đức Phật dạy bốn ân: quốc gia thủy tổ, cha mẹ, thầy tổ và những người giúp đỡ tác thành. Lễ cầu siêu là để phần nào báo đáp các ân đó, giúp linh hồn những anh hùng liệt sĩ được nhẹ nhàng siêu thoát", thượng tọa Thích Giác Nghĩa cho biết.

Những ngôi chùa trên các đảo trong quần đảo Trường Sa đều có không gian đẹp, đặc biệt là chùa Song Tử Tây. Khuôn viên chùa rộng rãi, tầm nhìn khoáng đạt hướng thẳng ra Thái Bình Dương. Đây đích thị là chốn thanh tịnh, an dưỡng tâm hồn sau những giờ tập luyện, tăng gia sản xuất, lao động của bộ đội và nhân dân trên đảo.

Đại tá Nguyễn Kiều Kinh, Trưởng phòng chính sách, Cục chính trị Quân chủng hải quân, khẳng định: "Trước khi là lính, bộ đội phải là những công dân có cái tâm hướng thiện. Các ngôi chùa là một trong những chỗ dựa tinh thần góp phần giúp lính đảo xây dựng ý chí chiến đấu"

Bóng Phật vẫn thấp thoáng bên những người thành tâm. Những ngôi chùa ấy đã đứng trong mưa nắng biển Đông, ngấm vị mặn gió đại dương cùng những người lính đảo thức canh suốt đêm ngày nơi phần đất thiêng liêng của Tổ quốc
 
Last edited by a moderator:
Ninh Bình giữa đôi bờ lịch sử - tương lai

Điểm dừng chân trước khi chúng tôi đếnThủ đô Hà Nội, là vùng đất chiêm trũng nằm lọt thỏm giữa những dãy núi đá vôi và nhiều con sông cuộn dòng ngang dọc. Dân gian ở đây có câu nói cửa miệng: “Sống ngâm da, chết ngâm xương”, còn những ngọn núi thì từ hàng triệu triệu năm trước cũng đã “ngâm chân” trong nước để tạo nên thế núi hình sông kỳ vĩ “rồng chầu, hổ phục” và thế đất “khai cơ lập nghiệp” của những bậc đế vương lập quốc. Đó chính là cố đô Hoa Lư của vua Đinh “cờ lau tập trận” và những ông “vua” ngày nay đã xây dựng và phát triển Ninh Bình thành quê hương có nhiều “cái nhất” của Việt Nam

Một vùng nước non thơ mộng

Theo các anh ở Báo Ninh Bình, để khám phá và “thẩm thấu” vùng đất cố đô Hoa Lư cần dành ra thời gian ít nhất cũng phải…1 tuần lễ. Trong khi chúng tôi chỉ có thể lưu lại tối đa là một ngày đêm, cho nên chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” một số di tích, thắng cảnh xoay quanh Đinh Tiên Hoàng đế và vị anh hùng chống Tống- Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, sau này là vua Lê Đại Hành mở đầu cho thời Tiền Lê kéo dài trong 29 năm, cho đến trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô về thành Đại La– Thăng Long vào năm 1010.

Thật may mắn, chúng tôi được anh Trần Trung Vựng– Chánh Văn phòng của Báo Ninh Bình làm “hướng dẫn viên” suốt tuyến, anh là bộ đội đặc công nước đã từng ngang dọc khắp địa bàn Tây Nam Bộ từ năm 1971 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cho nên gặp người Vĩnh Long, anh như gặp lại…cố nhân.

Trên dọc đường vào quần thể du lịch nổi tiếng Tam Cốc– Bích Động, chúng tôi đi ven sông Vân Sàng có nghĩa là “chiếc giường mây”- con sông đã đi vào câu chuyện huyền sử dân gian gắn với mối tình của Thái hậu Dương Vân Nga và vị tướng trẻ tài năng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Vừa qua khỏi sông Vân Sàng là chạm ngõ làng đá Ninh Vân, bằng chiếc cầu đá chạm khắc thật tinh xảo. Qua cầu đá là Hạ Trạo- địa danh gắn liền với lịch sử đời Trần, nơi vua Trần xuất phát vào vùng núi đá lập căn cứ địa, củng cố binh lực chuẩn bị chống Tống lần 2. Nơi ấy bây giờ là thắng tích đền Thái Vi. Muốn vào đó, khách phải xuống thuyền chèo tại bến Đình Cát, thuộc địa phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Thuyền lướt nhẹ trên mặt nước trong vắt, mênh mông bao quanh dãy núi Ngũ Nhạc nguyên sơ thiên tạo. Chỉ một đoạn ngắn thôi mà đã hiện ra đầy ắp những di tích lịch sử, văn hóa; những hang động phả ra làn hơi mát lạnh, từ trần đá thạch nhũ rũ xuống tạo nên nhiều hình thù lạ mắt lô nhô, óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.

Ngắm nhìn cảnh núi non, mây nước bao la cũng là dịp hiếm hoi để chúng ta thả bay trong gió những lo toan trần tục, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của các vị vua đã lập quốc dựng đô trên vùng đất này. Đó là cố đô Hoa Lư- kinh đô đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

...Và đến Ninh Bình ngày nay

Vừa qua cầu Non Nước bắc ngang con sông Đáy, chúng tôi đã thấy thành phố chia 2 phần rõ rệt. Phía Nam là trung tâm cũ của thành phố, phía Bắc là những khu nhà hành chính, những biệt thự hiện đại và những công trình hoành tráng. Khu đất mà theo anh Vựng, mỗi mét vuông lên đến hàng chục triệu đồng. Và cũng hiếm có tỉnh nào mà ngay trong một thành phố có rất nhiều bệnh viện chuyên khoa như Ninh Bình. Ngoài Bệnh viện Đa khoa 11 tầng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng với năng lực lên đến 700 giường bệnh, còn có Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Tâm Thần,… mới xây dựng với trang- thiết bị hiện đại

Nằm giữa khu đô thị mới ở phía Bắc là Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế, do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường thi công xây lắp. Toàn bộ dự án có tổng mức đầu tư trên 1.543 tỉ đồng, riêng tượng Đinh Tiên Hoàng đúc bằng đồng nguyên chất cao 10,4m đã cơ bản hoàn thành. Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế là công trình có giá trị về văn hóa- lịch sử, cùng với chùa Bái Đính là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Ninh Bình hướng đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long– Hà Nội.

Chùa Bái Đính cũng là một tuyệt phẩm của doanh nghiệp Xuân Trường nhằm tôn vinh Phật giáo, nằm ở phía Tây Khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, cách TP Ninh Bình 15 km. Chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như: chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều tượng đá La Hán nhất, có nhiều cây bồ đề nhất... Chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam năm 2010.

Hơn ngàn năm về trước, 3 triều đại vua tại Ninh Bình: Đinh, tiền Lê và Lý đều rất quan tâm và coi đạo Phật là quốc giáo nên công trình này cũng là thể hiện tấm lòng hướng về nguồn cội của tỉnh Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư nên được xem là một phần của cố đô.

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) rộng 80 ha, là công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo tháp, tháp chuông, khu học viện Phật giáo, khu đón tiếp và các công trình hạ tầng, phụ trợ,... Rất nhiều hạng mục tại đây còn đang trong giai đoạn xây dựng, nhưng vẫn thu hút rất đông du khách đến tham quan, chiêm bái.

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến Ninh Bình là sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: kinh tế- văn hóa- xã hội. Cũng ngay trong ngày đầu tiên, các đồng nghiệp của Báo Ninh Bình đã thông báo cho chúng tôi 2 tin vui. Tập đoàn Thành Công vừa tổ chức lễ khánh thành dây chuyền lắp ráp ôtô Hyundai Thành Công Ninh Bình. Dự án được triển khai tại Khu công nghiệp Giàn Khẩu (Gia Viễn), với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 650 tỉ đồng, công suất thiết kế là 40.000 xe/năm, đảm bảo lắp ráp đa dạng các chủng loại xe như: xe du lịch, xe tải, xe khách và các loại xe chuyên dụng,… Trước đó, Tập đoàn Hoàng Phát Vissai Ninh Bình cũng vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu xi măng với tổng giá trị sản phẩm trên 1.000 tỉ đồng với Tập đoàn Peakward Enterprises (Hồng Kông), với tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu trên 1.000 tỉ đồng

Sự thành công của nhiều doanh nghiệp của tỉnh Ninh Bình là một trong những đề tài lý thú, làm chúng tôi phải tò mò, tìm hiểu xem phải chăng có sự kết nối nào giữa lịch sử và hiện tại, giữa hào khí của đất và người cố đô xưa và những người con của quê hương Ninh Bình ngày nay; làm nên cá tính, khí chất, làm nên thành công của nhiều doanh nghiệp Ninh Bình đã và đang tiếp tục phát triển vùng đất này trở thành nơi hội tụ của nhiều công trình văn hóa- lịch sử, cũng như nhiều dự án kinh tế đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế. Đó sẽ là chủ đề chính mà chúng tôi đề cập trong ký sự tới, để tìm hiểu kỹ hơn về 2 vị vua Đinh– Lê, cũng như con đường lịch sử mà Lý Công Uẩn đã đi qua trong hành trình dời đô về thành Đại La– Thăng Long, Hà Nội ngày nay
 
Last edited by a moderator:
Tập đoàn Xuân Trường - Xá lợi của lòng tin

Có ngọc xá lợi rồi, làm được điều gì kỳ diệu, có ích cho dân và cho nước còn là câu chuyện dài của tu tập và đạo hạnh, của mệnh nước, nhưng một dân tộc biết hy vọng thì không thể không vươn lên đầy sức sống.

Vào lúc 7h45 ngày 3.3, chiếc máy bay VN9985 được thuê riêng đã hạ cánh xuống sân bay Gaya (Ấn Độ). Đây có thể coi là một chuyến bay “thần tốc”, chỉ với mục đích rước xá lợi Phật từ Bồ Đề đạo tràng (Bodh Gaya) về chùa Bái Đính (Ninh Bình) trong vòng 6 tiếng.

Ra đón đoàn là hoà thượng Thích Huyền Diệu cùng các phật tử. Mới gặp nhau tay bắt mặt mừng, thầy đã tủm tỉm: “Các vị quả là có cơ duyên và may mắn. Năm xưa, Đường Tăng phải mất hơn 6 năm mới đến được Bồ Đề đạo tràng, còn nay các vị chỉ mất vài tiếng đồng hồ trên con chim sắt là đã rước được xá lợi Phật, đó cũng chính là điều kỳ diệu rồi”.


Chuyến hành hương chóng vánh


Sân bay Gaya mới mở chưa lâu nên khá vắng vẻ. Mở ngoặc một chút, trước đây là nơi đồng ruộng khô cằn chỉ toàn trâu, bò ghé thăm. Nhưng chính nhờ thầy Huyền Diệu thuyết phục và sử dụng uy tín lớn của mình đối với địa phương (thầy có nhiều đóng góp cho cộng đồng người Ấn ở đây) mà sân bay này mới được xây dựng. Lâu lâu mới có dòng khách hành hương bằng đường hàng không.

Một vài người đàn ông Ấn Độ ra nhìn đoàn khách đến quá sớm với vẻ ngạc nhiên. Từ lúc 8h sáng, sân bay hẻo lánh, đơn sơ này mới được đánh thức vì tiếng ồn và đám đông gần 150 hành khách VN đứng chờ làm thủ tục nhập cảnh.

Đúng giờ làm việc, hai nhân viên hải quan Ấn Độ mới đủng đỉnh ra làm thủ tục. Phải nói là họ gần như “vật lộn” với đống hộ chiếu và visa của đoàn khách, với một tốc độ chậm chạp không ngờ. Rốt cuộc, các hoà thượng cũng thở phào vì đã qua được cửa nhập cảnh. Mất gần 1,5 tiếng, đoàn hoà thượng mới ra khỏi sân bay để đến Bồ Đề đạo tràng.

Có rất đông nhóm nhà tu hành ngồi đợi sẵn dưới gốc bồ đề. Người nhắm mắt, kẻ lim dim hay cúi đầu cầu nguyện. Mỗi nơi một sắc màu áo khác nhau: Trắng, vàng, nâu đỏ hay vàng sậm. Dưới gốc bồ đề rợp bóng xanh mát, tiếng chim hót, vẹt kêu, những chú sóc chuyền cành hoan hỉ, có cảm giác yên bình kỳ lạ. Một nguồn năng lượng mạnh mẽ, an lạc chan hoà lan toả.

Tương truyền rằng, chính dưới gốc bồ đề này, sau 3 ngày 3 đêm thiền định, đức Phật đã đạt được sự giác ngộ và thấu hiểu, xuống sông tắm rửa, chấm dứt thời kỳ khổ hạnh và tu tập 7 tuần liên tục để đắc đạo.

Hỏi ra, mới hay ngay từ sáng, 11 đoàn tu sĩ các nước và vùng lãnh thổ đã đến đợi và mong cùng cầu nguyện, tụng kinh với đoàn VN. Thầy Thích Huyền Diệu hướng dẫn nghi lễ rước xá lợi Phật.Trước đó, thầy nhắc nhở từng thành viên hãy giữ từng bước chân an lạc, tập trung chú niệm và đừng để “con ma” mua sắm hành mình mà lạc đoàn.

Có 4 đoàn bạn cùng tụng niệm, nguyện cầu an lạc cho VN (Lào, Myanmar, Tây Tạng...). Thi thoảng, một vài chiếc lá bồ đề rơi xuống vạt áo thầy chùa và một số người nhặt lên tặng cho những thành viên trong đoàn, như một lời chúc may mắn.

Quanh khu vực cây bồ đề, nhiều nhóm nhỏ nhà tu hành, trong đó có nhiều người nước ngoài xá lạy, tụng kinh rất trang nghiêm. Cạnh đó là những chiếc cốc thuỷ tinh nhỏ đựng hoa và nến, làm thành một bàn hoa nến với những chuỗi vòng hoa quấn quanh các hoa văn ở các tháp nhỏ trông rất đẹp mắt.

Một cậu bé thầy tu người Sri Lanka đến làm quen với khách hành hương, bằng cách đưa tặng một chiếc lá bồ đề cuống còn tươi, không quên nở nụ cười thân thiện trên môi. Hỏi ra, cậu năm nay mới 12 tuổi, đi tu được 4 năm. Nụ cười sáng loá, ánh mắt lanh lợi, hỏi lần đầu tiên khách đến thăm Bồ Đề đạo tràng thì thích gì nhất, sau đó là một câu gợi ý, đại loại là cần ít tiền đô hoặc vài rupi. Cậu đi tu vì nhà quá nghèo, nếu vào chùa thì dù sao vẫn có cái để ăn hơn và ở chốn đất Phật này cũng an ổn hơn ở chốn quê nhà.

Sau những bài kinh cầu nguyện dưới gốc bồ đề cổ thụ, cuối cùng đại diện Hội Phật giáo Thế giới trao 9 viên ngọc xá lợi đựng trong 3 bảo tháp lưu ly cho các hoà thượng VN và người có công tổ chức chuyến đi đặc biệt này cho phái đoàn- doanh nhân Nguyễn Xuân Trường. Ông cũng chính là người bỏ ra trên 6.000 tỉ đồng xây ngôi chùa Bái Đính lớn nhất VN.

Phái đoàn đi vòng quanh gốc bồ đề và tháp Đại Giác ngộ, sau đó bước vào tạ lễ ở cung chính điện của tháp, rồi lên xe trở về VN Phật Quốc tự. Trên đường quay ra, có nhiều người ăn xin, từ bà lão, ông lão đến những đứa bé gầy gò, bẩn thỉu, nhưng mặc nhiên không chèo kéo khách tham quan.

Nhưng ngược lại, ngay ở gốc bồ đề - nơi có đủ màu sắc những chiếc áo cà sa của nhiều nước và lãnh thổ, không khí trang nghiêm và những người hành hương chỉ đến cúi lạy hoặc hôn lên bức tường có chạm trổ phù điêu bao quanh gốc bồ đề để tỏ lòng tôn kính đức Phật, thì dường như chỉ người Việt ta mới có thói quen nhét tiền lẻ 1-2 đôla ở mọi chỗ, thậm chí, ngay cả trên khay đựng bảo tháp chứa xá lợi Phật! Nhiều người trong đoàn còn đi... phát "tiền đô" cho các tu sĩ các nước trong thời gian đang hành lễ. Những người tu hành nhận, lặng lẽ không nói gì.

Ra khỏi Bồ Đề đạo tràng về đến chùa VN Phật Quốc tự không xa là bao. Xung quanh, xen kẽ những ngôi chùa của các nước là những cánh đồng xơ xác, những mái tranh xiêu vẹo, hay những căn nhà xây vội lụp xụp, những hàng lưu niệm toàn vòng và tràng hạt luôn đông khách. Một vùng nông thôn Ấn nghèo xơ rơ, nắng nóng và hoang vắng lạ lùng. Đến chùa Việt, mới có nhiều bóng cây xanh mát lành.

Ngôi chùa được xây lên dường như thể hiện khả năng kỳ diệu của con người: Chỉ với 60USD ban đầu, nhưng bằng sức lực từng tí một, bằng lòng kiên nhẫn và sự trợ giúp của các môn đệ trên khắp thế giới, thầy Huyền Diệu đã có một ngôi chùa khang trang trên đất Phật, cách Bồ Đề đạo tràng không xa. Mới đây nhất, thầy đã cho xây xong toà bảo tháp để đựng xá lợi. Thầy cho rằng đây là điều kỳ diệu của đời thầy.


Lòng tin và sự nghèo khó


Không hiểu sao, những người đàn bà gầy guộc, vất vả bế con nhỏ, những cụ già nghèo khổ, hay những chú bé còm nhom bán dạo mấy chiếc lá bồ đề, vòng chuỗi trong Bồ Đề đạo tràng lại trông không có vẻ buồn phiền hay đau khổ. Họ nhìn khách hành hương với một vẻ không hẳn đã ngạc nhiên, không hẳn đã xa lạ và ánh mắt có chút tia cười. Một tiến sĩ tâm lý người Mỹ từng nói: Có những người giàu, nhưng không có gì vui, vì họ sống mà không còn niềm hy vọng. Nhưng, những người dân nghèo ở Ấn Độ thì lại an lạc trong chính sự thanh đạm của cuộc sống hằng ngày, họ còn nhìn thấy tương lai.

Liệu những con người cùng khổ ốm yếu này nhìn những người hành hương chúng tôi có giống như những kẻ nghèo khó đến từ một vương quốc khác hay chăng? Không phải là một vương quốc có thể đo được bằng của cải, mà là vương quốc về tình thương và tinh thần.

Một người thầy từng đến ở ngôi chùa VN Phật Quốc tự một năm vài ba tháng, đã nhận xét: Ấn Độ là một quốc gia kể cũng lạ. Rất mạnh về phần tâm linh, rất nhiều thiền sư, giỏi tu tập, nhưng lại có khá đông dân chúng chấp nhận cuộc sống nghèo khổ và không phải lo cho ngày mai. Phải chăng họ được tự tại và an lạc trong chính tâm hồn họ?

Có mặt trong đoàn rước xá lợi, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về kinh nghiệm hành hương sâu sắc của mình: “Khi đến đất Phật, chứng kiến những gì diễn ra, thấy Phật giáo có lẽ cũng như những tôn giáo khác thôi, khiến cho con người gần nhau hơn, đó cũng là điều hội nhập mà chúng ta hướng tới.

Trong không gian linh thiêng ấy, có những người Tây Tạng, người nước ngoài, người VN quây quần cùng hướng tới đấng tối cao nào đó để mong muốn có những điều tốt đẹp. Nhân đây cũng có thể nói công đức của thầy Huyền Diệu làm cho VN chúng ta nằm ngay trong lòng đất thiêng này, thể hiện sự gắn bó của Phật giáo đối với đời sống chúng ta không chỉ trong quá khứ, hiện tại, mà cả ở tương lai nữa.

Điều thứ ba, ta vừa ở trong nước sang, trong không khí lễ hội, người dân đi chùa chiền rất đông. Bên cạnh những mặt hứng khởi của tôn giáo, tín ngưỡng trong nước, ta vẫn thấy mặt trái của nó, ở trong nước, không hiểu vì sao có tập quán người ta rải tiền khắp nơi, trong khi dân chúng Ấn Độ còn nhiều người nghèo khổ, mà họ biết ứng xử, đời sống tâm linh của họ rất trong sạch. Đi rồi, tôi mới ngẫm, chúng ta nên trở lại với không gian tín ngưỡng vốn có của Phật giáo”.

Thầy Huyền Diệu còn đang ấp ủ một dự án khác - viết bộ tuyển tập về lịch sử Phật giáo VN 2.000 năm, với sự hợp tác của nhà sử học Dương Trung Quốc. Qua thầy Huyền Diệu, mới biết được cơ duyên mà Giáo hội Phật giáo VN được trao tặng 9 viên ngọc xá lợi Phật và Thánh tăng này là nhờ tình thâm hữu và mối tri ân của ngài Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới - vốn là bạn thân của thầy- trao tặng.

Nhân chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 9.2009 của Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, bà có ý định mang ngọc về. Nhưng chính thầy Huyền Diệu cho rằng, nên làm một lễ rước đặc biệt để tôn vinh giá trị của xá lợi Phật.

Thầy cho biết: Đây là điều kỳ diệu, không phải nước nào cũng tổ chức được một chuyến rước như vậy đâu. Đầu tiên, mọi người gắng thành tâm tu tập theo đúng lời Phật dạy, thì sẽ có những điều màu nhiệm không thể giải thích được. Những người đi rước xá lợi Phật cũng có cơ duyên riêng và nên tu tập sau chuyến đi này.

Theo thầy Thích Nhật Từ: “Xá lợi thật ít lắm, còn đây đó người nói, đó chỉ là xá lợi niềm tin. Nói là xá lợi không thật thì người ta nghe mà buồn, vì niềm tin là chính. Chính phủ Thái Lan phải đóng tiền bảo hiểm 5 triệu USD để được thỉnh rước được xá lợi Phật và phải cúng dường cho Chính phủ Trung Quốc mấy trăm nghìn USD. Nếu ở Thái Lan có xá lợi thật thì không ai dại gì mà bỏ ra số tiền nhiều như thế để làm điều đó. Còn xá lợi thỉnh từ Trung Quốc là xá lợi thật. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có một viên thôi. VN đến thời điểm này chỉ có viên ngọc xá lợi rước từ chuyến này là thật, còn đợt trước có lẽ là xá lợi niềm tin dù không ai nói ra”

Chuyến hành hương ngắn ngủi, biết đến một Ấn Độ đậm màu sắc tâm linh tại một vùng quê nghèo như Gaya, dù chỉ thoáng qua, cũng đủ ám ảnh cả một cuộc hành trình. Những viên xá lợi - kim thân của đức Phật, như thầy Nhật Từ đã nói, có thể chỉ là niềm tin và có thể sẽ mãi là niềm tin, hay lòng tin của một dân tộc. Có ngọc xá lợi rồi, làm được điều gì kỳ diệu, có ích cho dân và cho nước còn là câu chuyện dài của tu tập và đạo hạnh, của mệnh nước, nhưng một dân tộc có hy vọng, biết hy vọng thì không thể không vươn lên đầy sức sống
 
Last edited by a moderator:
Chùa Bái Đính: Lễ hô thần nhập tượng Quán Thế Âm
Ngày 21 tháng 01 năm 2010, tại chùa Bái Đính - Ninh Bình đã tổ chức trọng thể lễ hô thần nhập tượng Thiên thủ thiên nhãn lớn nhất Việt Nam

Ngày mồng 8 tết lễ hô thần nhập tương Quan thế Âm trên khu quần thể di tích chùa Bái Đính đã diễn ra trọng thể có sự chững minh của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt nam HT Thích Phổ Tuệ cùng chư tôn đức giáo phẩm HĐTS TW CHPGVN , Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Ninh Bình và các tinh thành trong cả nước cùng hàng ngàn phật tử thập phương về tham dự .Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm cùng các vị đại diện lãnh đạo các bộ, ban , ngành trung ương và lãnh đạo địa phương

Để chùa Bái Đính trở thành di sản văn hóa thế giới, công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt nam, chùa đang từng giai đoạn hoàn thiện, đón mừng kỷ niệm 1000năm lịch sử

Sau Nghi lễ niệm Phật trì chú , Đức Pháp chủ HTThích Phổ Tuệ cùng chư tôn Đức tăng Ni và các vị lãnh đạo thăp hương lễ Phật tại chính Điện

Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội chùa Bái Đính. chùa Bái Đính đã đón hàng ngàn du khách nô nức về trẩy hội trong dịp tết ,tất cả các động, chùa, đền trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, cờ hội được treo lên khiến không khí lễ hội bao trùm cả vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị Phật tổ , sơn thần,, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Thánh Nguyễn, Đinh Bộ Lĩnh . Tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo tâm linh ở Việt Nam;với sự sùng bái tự nhiên, Tam giáo đồng nguyên

Ngôi chùa Bái Đính tráng lệ,“Hạ Long trên cạn” lớn nhất Đông Nam Á, chùa Bái Đính - Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam,Bái Đính - “Lục nhất” Việt Nam Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc dân tộc Việt nam . Đặc biệt được sử dụng nguyên vật liệu chính của các địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng ... Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề nổi tiếng Việt nam , do các nghệ nhân thể hiện như: đúc đồng Ý Yên ,chế tạc đá Ninh Vân, mộc Phú Lộc.v.v
 
Last edited by a moderator:
Thâm trầm, kỳ vĩ chùa Bái Đính

Một khu nhà mái ngói vảy cá màu nâu trầm, đầu đao uốn cong những nét hoa văn cách điệu mềm mại giữa núi non xanh mướt “sơn thủy hữu tình”; Một vùng “địa linh nhân kiệt” long mạch tràn trề giấu trong lòng đất và huyệt quý ngùn ngụt khí nguyên; Một chốn sắc sắc không không, tĩnh lặng, linh thiêng, thâm sâu, giao hòa nhân địa thiên... Ấy là chùa Bái Đính ở đất cố đô ngàn năm văn vật Ninh Bình. Tôi đã đến nơi đây không chỉ một lần, lần nào lòng cũng nhẹ nhõm, đầu óc tràn đầy cảm thức thanh thản và thư thái

Tôi luôn luôn có một niềm tin vững chắc người ta đến chùa Bái Đính ở Ninh Bình thường có hai phương diện khác nhau

Một là, lòng thành đến chùa làm một Phật tử, thắp hương cầu xin đức Phật phù hộ cho đất nước “quốc thái dân an”, và tẩy rửa những bụi trần làm cho tâm hồn thanh sạch, lòng thảnh thơi, không vướng bận mọi thứ tham sân si ở ngoài đời nhốn nháo. Đứng trước đức Phật bác ái, từ bi hỉ xả, lòng ta tĩnh lại, tự nhủ mình phải sống tốt hơn, đẹp hơn

Hai là, vãn cảnh chùa Bái Đính chỉ bằng trí tò mò, tính cách ưa khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp của tự nhiên và nhân tạo. Nhưng, ngay cả niềm say mê du lịch khám phá này cũng sẽ cuốn vào không gian tâm linh lay động lòng người. Lúc đó, nhận thức con người từ tự phát đến tự giác, người ta sẽ khám phá bản thân mình và khám phá cả thế giới tâm linh nữa

Khu Chùa Bái Đính là một quần thể nằm trên núi Bái Đính, phía núi bên này là Bái Đính cổ tự và phía núi bên kia Bái Đính tân tự. Chùa Bái Đính mới xây rộng 80ha nằm trên sườn núi, bên dưới là thung lũng ở phía tây Cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Quy mô Bái Đính tân tự rất hoành tráng, phong phú gồm: Điện Tam thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Tháp chuông, Bảo Tháp, khu học viện Phật giáo… Có một điều rất khác so với kiến trúc chùa, hoặc đình, đền ở Việt Nam từ xưa đến nay nhỏ bé đến mức quá khiêm tốn thì Bái Đính tân tự vượt trội là ở quy mô đồ sộ, hoành tráng với các hình khối lớn và sử dụng chất liệu đá xanh để tạc nên các vị La Hán, gỗ tứ thiết cỡ bự để làm cột kèo, bẩy, kẻ. Du khách dễ bắt gặp không gian nghệ thuật kiến trúc chùa phương Đông quen thuộc gần gũi tựa hồ Nhật Bản hay Trung Quốc, nhưng kiến trúc sư và người thợ làng nghề tài hoa đã thổi hồn Việt vào cát, đá, gỗ, xi măng để chắt ra cái đẹp thâm trầm, thanh thoát đậm bản sắc dân tộc làm nên một Bái Đính tân tự độc đáo. Đó là những nét cong tinh thế ở đầu đao, vòm mái tròn mềm mại, đường uốn lượn làm mặt đá cũng mềm lòng xao động; ba tầng mái cong vút in lên nền trời xanh mang dáng hình chim phượng đang bay làm cho chùa tươi hồn, sống động. Đến với Bái Đính huyền hoặc du khách sẽ chìm ngập vào không gian kiến trúc dân tộc mang phong cách phương Đông độc đáo đậm đà, không một yếu tố ngoại lai phương Tây nào có mặt vô lối ở nơi chốn linh thiêng này

Người ta đã nói đến mức thuộc lòng rằng, chùa Bái Đính đạt nhiều kỉ lục nhất: Tượng Phật Tổ và Phật Di Lặc bằng đồng 100 tấn to lớn nhất Đông Nam Á. Chuông đồng 36 tấn lớn nhất Đông Nam Á. Khu chùa rộng 107 ha (Bái Đính cổ tự 27ha và Bái Đính Tân tự 80 ha) lớn nhất Việt Nam. Chùa có tượng La Hán bằng đá nhiều nhất Việt Nam (500 vị). Và 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ cũng đã đưa chùa Bái Đính lên hàng nhiều bồ đề nhất Việt Nam. Rồi giếng Ngọc đường kính 30 mét nước trong mát không bao giờ cạn được công nhận là giếng chùa to nhất Việt Nam…

Có một điều rất đáng tiếc là nhiều du khách đến Bái Đính chỉ dừng chân ở chùa Bái Đính mới xây rồi lên xe ô tô về nhà, bỏ lỡ dịp thăm nhiều nơi kỳ thú và di tích văn hóa tâm linh ở quần thể danh thắng này. Sẽ là một thiếu sót và thiệt thòi rất lớn bởi sự vô tình hoặc am hiểu không tường tận vì đã bỏ sót không tới Bái Đính cổ tự. Đó là một khu chùa cổ được xây dựng từ năm 1136 mang kiến trúc thời Lý trên núi Bái Đính yên tĩnh lạ lùng. Huyền sử truyền lại rằng nhà sư Nguyễn Minh Không trong một lần đi lấy thuốc về chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông phát hiện ở đây có hang động đẹp đã cho dựng một ngôi chùa thờ Phật và làm vườn thuốc nam chữa bệnh cho nhân dân. Ngày nay chùa được tôn tạo lại rộng 27ha cách điện Tam thế Bái Đính tân tự khoảng 800m về phía Đông

Dưới chân núi Bái Đính là thung Chùa rộng khoảng 3 ha. Đứng ở thung nhìn lên núi cao sừng sững cô độc giữa một vùng bán sơn địa mênh mông. Hai bên là hai dãy núi khép lại tạo nên hình cánh cung hướng về phía tây giống hình tay ngai. Thật là một vùng non nước hữu tình nên thơ. Đến Bái Đính, du khách không nên bỏ qua hang động tối sáng mang đậm huyền thoại và tâm linh. Bước chân du khách sẽ đặt vững chắc lên 300 bậc đá xanh, một chút mồ hôi lấm tấm nơi vầng trán được không khí mát lạnh trên cao làm dịu cái nóng khát, gió mát trong lành ùa tới, mọi phiền muộn, toan tính đời thường bay biến hết. Bên phải là Hang động sáng thờ Phật, bên trái là thờ Tiên; đi hết hang sáng qua vành thung lũng là đền thờ thần Cao Sơn. Bà Chúa Thượng ngàn được thờ giữa hang động chính… Có quá nhiều trạng thái tình cảm và nẩy sinh lắm ý nghĩ khi đến núi Bái Đính. Lúc thì tôi cảm thấy mình đang trôi về thời tiền sử, sống với người xưa trong hang động tối sáng nhập nhòa ẩn hiện, nghĩ đến cái hoang dã, bản nguyên. Bỗng chốc lại tưởng như mình bước vào vương quốc thần thoại của ngài Cao Sơn đại vương con thứ 17 của Lạc Long Quân trấn giữ một cửa cố đô Hoa Lư. Rồi lại trở về với cuộc sống mộc mạc đời thường hưởng thú vui trần tục, soi gương giếng Ngọc, ngắm núi Bái Đính xanh và thung Chùa yên bình, nhập hồn mình vào cõi tâm linh chùa chiền tĩnh lặng

Theo lệ xưa, ngày mùng 6 tháng Giêng là khai hội Bái Đính và kéo dài hết 1 tuần. Ngày nay, khi quy mô và tầm vóc chùa Bái Đính to lớn, hoành tráng trở thành khu văn hóa tâm linh vượt quá tầm cỡ một tỉnh và cũng thể theo nguyện vọng của nhân dân nên Lễ hội Bái Đính kéo dài suốt mùa xuân. Mùa xuân năm 2010 lễ hội Bái Đính tưng bừng diễn ra, phật tử và du khách khắp nơi kéo về nô nức. Phần lễ diễn ra với nghi thức trang trọng tôn thờ Phật tổ, thần Cao Sơn, Bà Chúa Thượng ngàn và gắn với lễ tôn thờ Lý Quốc Sư - Thánh Nguyễn Minh Không

Tương truyền núi Bái Đính là nơi Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thịnh nước dân yên. Sau này, Bái Đính cũng là nơi vua Quang Trung làm lễ tế trời trước lúc quân sĩ kéo ra thành Thăng Long đánh quân Thanh xâm lăng. Chính vì thế, phần lễ chùa Bái Đính được gắn thêm nội dung tôn thờ Đinh Tiên Hoàng đế và vua Quang Trung. Tôi đã có may mắn dự lễ chùa Bái Đính, chứng kiến và bị dẫn dụ bởi một không gian tâm linh đậm đặc tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tôn giáo đồng nguyên: Phật, Nho, Đạo. Làng rước thần từ động ra. Cờ phướn tươi vui, trống rộn giã đi trước, phường bát âm tiếp theo. Trai thanh rước kiệu, gái tú phù kiệu. Các bô lão râu tóc bạc trắng như cước, các cụ bà hiền hậu cùng đi rước thần trong không khí tín ngưỡng dân gian vừa linh thiêng huyền hoặc vừa dân dã, mộc mạc, nguyên sơ

Vũ Ninh Giang
 
Last edited by a moderator:
Gặp người thiết kế chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một công trình kiến trúc nổi bật với vẻ đẹp hoành tráng, kỳ vĩ và lộng lẫy. Sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa trong nghệ thuật tạo hình đã biến vùng đất phật vốn trầm mặc, đơn sơ thành một nơi nhộn nhịp, đầm ấm bởi sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội. Năm 2010 có khoảng 3 triệu lượt khách đến với khu du lịch này, những ngày khai hội đầu xuân lượng khách hành hương vượt lên đến 50.000 người

Tại sao chùa Bái Đính lại nổi tiếng nhanh như vậy ? Và kiến trúc chùa Bái Đính có điểm gì nổi bật ?

Giáo sư, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính sinh năm 1941 tại Hà Nội, năm 1967 ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Matxcơva và sau đó bảo vệ luận án phó tiến sĩ kiến trúc về di sản văn hóa tại nơi này. Hiện ông là ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch hội đồng kiến trúc, 20 năm làm Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (Viện Bảo tồn di tích Việt Nam), trực tiếp chủ trì, tham gia thực hiện hàng chục dự án trùng tu và tôn tạo di tích ở Hà Nội, Hội An, Huế, Mỹ Sơn, Ninh Bình… Và trong số đó, công trình chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á là một kiệt tác kiến trúc của ông dành tặng đất cố đô văn hiến

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, ông rất tự hào về những gì bình dị nhất trong đời sống quê hương, quý trọng phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán của đất nước và dân tộc. Đồng thời việc được học tập và thụ hưởng nền văn hóa Nga vĩ đại, trở về quê hương, ông đã tìm thấy sự đồng cảm nơi những di sản kiến trúc mang đậm giá trị văn hoá Việt. Những yếu tố ấy đã kết tinh và thăng hoa trong nghệ thuật kiến trúc chùa Bái Đính để nơi đây sớm trở thành kỳ quan văn hóa nổi tiếng của nhân loại. Chùa Bái Đính do giáo sư thiết kế đã sử dụng vật liệu địa phương là đá xanh Ninh Bình và đúc đồng Ý Yên – đều là những sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa Hoa Lư. Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết Cúc Phương, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phú Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc siêu chùa

Kể từ khi tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc ở nước Nga về, đã gần 50 năm Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính tâm huyết với nghề bảo tồn, trùng tu các công trình di tích – kiến trúc. Khởi đầu từ các đình chùa trên đất Bắc như bốn đền Hoa Lư tứ trấn, nhà Hát lớn Hà Nội sau đó ông tham gia cuộc tổng điều tra nghiên cứu tháp Chăm, lập hồ sơ và trực tiếp tham gia trùng tu Chùa Cầu, hàng chục ngôi nhà cổ Hội An; cố đô Huế, …

Theo ông, cốt lõi của việc trùng tu là nắm cho được thực trạng di sản kiến trúc dân tộc, duy trì và trùng tu theo những phương pháp khoa học. Ông luôn nhấn mạnh, môn tu bổ di tích trở thành lĩnh vực hoạt động của nhiều ngành như sử học, khảo cổ học, kiến trúc sư, mỹ thuật, bảo tàng, hóa học… và cả những bàn tay của các nghệ nhân của nhiều nghề truyền thống. Chính vì thế, cái khó của trùng tu chính là phải đảm bảo tăng tuổi thọ cho công trình nhưng vẫn giữ được cái gốc của di tích, cái cốt cách của văn hóa truyền thống

Công trình chùa Bái Đính nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận, ví như tại sao lại xây dựng khu chùa lớn quá khổ như vậy? Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã chỉ rõ đến từng chi tiết: Ta cứ nghĩ như trong một gia đình, xưa kia nghèo khó chỉ lợp tranh vách đất, bàn thờ tổ tiên tạm bằng tấm ván đóng gá vào vách đất… nay con cháu có khá giả hơn, nhưng không đủ tiền mua đất mới, chẳng lẽ lại không được xây một ngôi nhà mới trên đất tổ tiên cho to lớn khang trang hơn để ở, đặt ban thờ tổ tiên trang nghiêm tố hảo hơn hơn để thờ tự? Đúng thực ông bà ta ngày xưa làm chùa đa phần là thấp và vừa phải. Thời đó là vậy! Ở thôn quê có không ít ngôi chùa phải xây dựng lại, với dân số gấp cả trăm lần, nếu theo ông cứ giữ nếp chùa cổ thì không được. Ninh Bình đã có Nhà thờ Phát Diệm nguy nga và hùng vĩ như vậy. Tại sao Chùa Bái Đính lại không được mở rộng diện tích, khuôn viên,phong cảnh chùa... Đó là ý nguyện của bác Hồ “con cháu sau này xắp xếp lại Giang Sơn”. Như chúng ta đã biết, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, là lễ hội tôn vinh lễ tế đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Quang Trung gây được tiếng vang trong lòng công chúng, nếu không có những lễ hội lớn thế này chắc người ta sẽ không biết Phật giáo là gì, Nho Giáo là gì? Chúng ta cần những lễ hội Phật giáo lớn như thế này để gây tạo nên sự chú ý, nhờ vậy người ta mới tìm hiểu Phật giáo và đến với đạo. Việc xây chùa to không có gì đáng bàn. Ngược lại, nó cáng chứng tỏ vị trí của Đạo Phật trong xã hội. Bằng chứng là nhiều ngôi cổ tự ở nước ta có từ thời Đinh – Lê - Lý vẫn trường tồn ở khu vực Hoa Lư đó là các chùa Duyên Ninh, chùa Bà Ngô, chùa Bàn Long, chùa Hoa Sơn, chùa Phong Phú, chùa Cổ Am, chùa Thiên Tôn thời Đinh Tiên Hoàng; các chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ thời Lê Đại Hành; các chùa Bái Đính, chùa Am Tiên, chùa Địch Lộng thời Lý và các chùa Linh Cốc, chùa A Nậu, chùa Đẩu Long, chùa Dầu, chùa Tháp thời Trần xưa được xây dựng rất hoành tráng. Thời ấy, Đạo Phật là quốc đạo nên chùa chiền mới được đầu tư xây dựng công phu, quy mô như vậy. Nhờ thế mà những ngôi chùa ấy mới tồn tại đến ngày nay là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam, văn hóa Việt Nam

Với chùa Bái Đính (ở Ninh Bình), được xây mới hoành tráng như vậy là quá quý. Chắc chắn đây sẽ là điểm hành hương lâu dài không chỉ cho Phật tử mà cả những người không theo Đạo Phật, cũng như theo một tôn giáo cụ thể nào đó. Theo ghi nhận lịch sử, có cả những ngôi chùa đã không còn nữa như chùa Báo Ân ở Hà Nội, nhưng vẫn đọng lại trong tâm trí người đời. Chùa này với Tháp Báo Thiên đã trở thành một trong tứ đại khí của người Việt Nam do thiền sư Minh Không người con của cố đô Hoa Lư chế tạo. Hoặc giả như chiếc chuông trong Đền Trấn Vũ (cũng ở Hà Nội), có ai kêu ca việc đúc nó tốn kém đâu, mà hàng vài trăm năm nay nó đã như một biểu tượng tinh thần của người dân Việt

Nếu ai đó về một số huyện thuộc Nam Định, Ninh Bình... thời gian gần đây sẽ thấy hệ thống nhà thờ công giáo mọc lên rất nhiều, to lớn, với giá trị một kiến trúc chủ đạo chi phối không gian rộng lớn xung quanh. Trong khi nhà thờ tích cực xây mới, sửa chữa mở mang, nhà chùa có nên? Chỉ riêng tâm lý ấy cũng đủ để thấy vì sao Đạo Phật chậm mở mang hơn công giáo, cho dù tuổi đời có trước ở ta không biết bao năm mà kể. Vì vậy, nếu chùa được xây lớn, chuông được đúc to mà có tác động thực tới cuộc sống tâm linh của con người, thì không Phật tử nào oán thán. Họ chỉ thấy tự hào mà thôi

Việc xây chùa lớn chắc chắn thu hút nhiều khách du lịch, kể cả khách quốc tế đến với cố đô Ninh Bình, một tỉnh còn tiềm ẩn đầy tiềm năng du lịch. Bằng chứng mới đây nhất là khi chùa khánh thành, số khách thập phương đến đây hành hương tăng lên rất nhiều. Chùa Bái Đính chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, nhưng giá trị văn hóa (thể hiện kiến trúc, quy mô...), giá trị tâm linh (là nơi tu tập, chiêm bái, học hỏi Phật pháp) khi ngôi chùa được sử dụng đúng mục đích, được quản lý bởi những người có đạo tâm, tầm nhìn, có khả năng và am hiểu Phật pháp còn chói lọi hơn nhiều. Hơn nữa, nếu đời nay không xây dựng những công trình lớn, thì đời sau làm sao có thể hưởng những di sản mà cha ông để lại. Nếu chúng ta cứ sống mãi với chùa Một Cột, chùa Bích Động... thì đời nay, thời đại Hồ Chí Minh để lại di sản Phật giáo gì cho mai sau? Đồng ý rằng "cứu một người phúc đẳng hà sa", hay cứu một người còn hơn xây tháp bảy tầng, thế nhưng nếu không có phương tiện thì làm sao mà hoằng pháp lợi sinh, đem giá trị của Phật giáo làm lợi cho nền văn hóa, đạo đức của xã hội?! Việc xây những ngôi chùa lớn, có kiến trúc độc đáo, có những kỷ lục (như tượng phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, số vị La hán nhiều nhất, khuôn viên rộng nhất...) cũng chính là một cách tạo điểm nhấn hành hương, chiêm bái, qua đó truyền bá đạo pháp, giáo dục, hướng đến những giá trị chân thiện mỹ

Có thể nói chùa Bái Đính là một công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam thời hiện trên cơ sở tiếp thu những truyền thống di sản văn hóa quý báu của nhân loại. Quả thật khó có thể nói hết những tư duy và tầm nhìn chiến lược của Giáo sư – kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, cánh chim đầu đàn của ngành kiến trúc – xây dựng Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, trong tương lai, Chùa Bái Đính sẽ trở thành điểm đến nổi tiếng – một kỳ quan văn hóa thế giới trấn trạch ở cửa ngõ phía tây cố đô Hoa Lư
 
Last edited by a moderator:
Trường đại gia ăn chay trường
- Nguyễn Văn Trường nổi danh với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng anh là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay

1. Tôi hỏi: Anh ăn chay vì sức khỏe hay vì thi công chùa Bái Đính? Anh cười hiền: “Tôi chỉ là một phật tử nhưng cũng ngộ ra nhiều. Tôi ăn chay vì thấy thứ đồ ăn ấy hoàn toàn thay thế được thực phẩm thông thường và hợp với mình”

Dưới tòa Tam Thế của chùa Bái Đính có hẳn một nhà ăn chay to uỳnh, rộng thoáng, có thể phục vụ cùng lúc hàng trăm người. Đồ ăn bày theo dạng buffet. Cạnh đó bày bán hàng thủ công mỹ nghệ của Ninh Bình: tranh thêu Văn Lâm, tràng hạt đá, vòng đá Ninh Vân…

Nhân viên khách sạn Hoa Lư lắm lúc thấy tôi sốt ruột đợi anh, bảo: “Anh cứ ăn trước, sếp em không dùng những thứ này. Tối nào anh ấy cũng qua đây ăn cơm chay rồi mới về nhà”. Có lúc hơn 21 giờ tài xế mới đỗ xịch chiếc Lexus (hồi trước các đại gia ở Ninh Bình đều đi Prado, sau đó lại đồng loạt chuyển sang Lexus), trả anh xuống sảnh khách sạn. Lúc đó anh mới được ăn tối

Nhưng 8 giờ sáng hôm sau, Trường đã dậy, lượn một vòng từ khách sạn, cà phê Hoa Lư, sang khu văn phòng. Khu văn phòng vốn là trụ sở của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Ninh Bình. Khu nhà sau núi Dục Thúy là trụ sở của Sở Du lịch Ninh Bình

Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường. Tất cả đều có đường nét hơn sau khi Xuân Trường nhận về tút tát lại. Khách sạn Hoa Lư to nhất tỉnh trước đây tôi chứng kiến rất hiếm khách tây chịu qua đêm, nay thì nườm nượp

Hồ nước quanh núi Dục Thúy cũng được Xuân Trường xây kè, cải tạo, trông thơ mộng hẳn lên. Núi Non Nước (Dục Thúy Sơn) - thắng cảnh đã đi vào thơ Nguyễn Trãi - bỗng trở thành một điểm đến mới cho du khách ngay giữa thành phố

2. Có quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính, bản đồ du lịch của Ninh Bình bỗng thay đổi hẳn. Từ chỗ chỉ có Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, Vân Long - kênh Gà, nay Bái Đính và Tràng An lại đứng đầu bảng về lượt người tham quan dù chưa hoàn thành. Từ chỗ không có khách lưu trú, nay lượng khách nghỉ đêm tại khách sạn tăng lên đáng kể, vì riêng thăm thú Tràng An và Bái Đính đã mất trọn một ngày

Niềm vui lớn nhất của Trường đại gia là hàng ngàn người dân Gia Viễn quê anh có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng, chụp ảnh. Những thứ việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa

Trường ít nói, và không bao giờ chịu để báo chí chụp ảnh, trừ lúc chẳng thể đặng đừng. Phần lớn tôi phải chụp lén, chụp vội, khi anh và các nhà sư đưa Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đón tại sân bay, khi anh đứng lẫn trong các bậc tăng ni làm lễ cầu an tại Bái Đính, hoặc khi anh buộc phải lên sân khấu nhận kỷ lục VN cho nghi lễ cung nghinh Ngọc xá lợi lớn nhất Việt nam, ngôi chùa nhiều xá lợi Phật nhất Việt nam

Đợt đón Ngọc xá lợi, Trường đích thân sang Ấn Độ. Ở Nội Bài, anh đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Ai cũng biết, Ngọc xá lợi làm tăng tính thiêng và tăng thanh danh cho ngôi chùa

Nhưng ít ai biết, bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, anh âm thầm đứng sau tài trợ

3. Trường rất quyết liệt trong công việc, kể cả bạn bè anh cũng không thỏa hiệp. Doanh nghiệp bạn xin tham gia thi công một đoạn trong cả con đường mà Xuân Trường trúng thầu. Gần Tết, doanh nghiệp này có nguy cơ không hoàn thành đúng cam kết. Trường gọi điện, nói thẳng: Anh không làm xong được thì ra khỏi chỗ đó ngay. Tết hay lễ cũng thế thôi.
Quyết liệt với công việc, với lời hứa. Nhưng chất của Trường là thuần hậu, dường như anh không bao giờ muốn chạm đến cái ngưỡng cuối cùng trong xử thế. Thân ai, cũng không thân quá. Muốn ép ai, cũng không ép người ta đến đường cùng (dù anh đúng). Có dạo, tôi tìm hiểu về loạt dự án xi măng bao quanh thành phố du lịch

Thành phố Ninh Bình, theo quy hoạch vùng đồng bằng Bắc bộ đã phê duyệt, đến năm 2020 sẽ mang tên Hoa Lư và trở thành một trung tâm du lịch của đồng bằng sông Hồng. Thế mà đua nhau mọc lên nhan nhản nhà máy xi măng gần Tam Cốc, gần làng thêu Văn Lâm, gần hang động Tràng An. Lạ thật

4. Nhà Trường nằm trên đường Xuân Thành. Nhà kiêm luôn trụ sở doanh nghiệp. Người dân quanh đó cười bảo: “Anh Trường thì chẳng biết có bao nhiêu nhà”. Hai người con của Trường được cho đi học ở Anh quốc từ nhỏ. Trong nhà còn lại anh và vợ cùng cô giúp việc. Mỗi năm Trường sang Anh thăm con dăm ba lần

Cùng với chùa Bái Đính, hang động Tràng An, Xuân Trường đã trúng thầu và đang thi công nhiều công trình khác. Ninh Bình đã phê duyệt dự án quảng trường Đinh Tiên Hoàng rộng 60ha, và doanh nghiệp trúng thầu không ai khác chính là Xuân Trường

Có lần tôi bảo: Anh làm nhiều quá nên phân tán máy móc, nhân lực. Đường 10 làm mãi không xong, nắng thì bụi, mưa thì lầy, người dân huyện Yên Khánh và Kim Sơn khổ lắm

Trường không giận, chỉ trầm ngâm: Bái Đính là công việc lớn nhất trong đời tôi, phải tập trung thôi. Đường 10 đúng là ậm ạch về tốc độ, nhưng chủ yếu do vài ba hộ dân không chịu di dời. Trong năm nay sẽ hoàn thiện nâng cấp mở rộng đường 10

5. Đêm, khách ở Bái Đính đã vãn. Gió lộng thổi trên những hồ nước rừng cây Gia Sinh - Gia Viễn. Tôi nhìn lên những tượng Phật uy nghi, những đầu đao cong vút của tòa Tam Thế, Pháp Chủ, Quan Thế Âm Bồ Tát giữa nền trời đen thẫm, hai hàng la hán 500 vị 500 vẻ mặt con người

Có thể đi qua hai hàng la hán ấy hàng ngàn lần, nhưng không phải ai cũng trải nghiệm được đủ sắc thái của con người trong cuộc đời mênh mông mà hữu hạn. Có lẽ, để có một cái tâm an tĩnh khi đi chùa, chính là lúc này

Tôi gọi cho Trường. Anh đang nằm viện, điều trị bệnh về đường hô hấp. Nhiều lần anh ốm, nhưng có khách quan trọng đến, anh vùng dậy chạy đi ngay, thậm chí cuối ngày còn tiễn khách về Hà Nội. Chợt nghĩ, với con người hối hả tất bật không có mấy thời gian cho riêng mình ấy, vào bệnh viện lần này có khi lại là quãng nghỉ đúng nghĩa !

Trần Thanh - Tienphong.vn
 
Last edited by a moderator:
Top