What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thị trường Trung Quốc

LOBBY.VN

Administrator
Khai thác lợi thế, giảm nhập siêu với Trung Quốc​

- Điều kiện địa lý, giao thông là lợi thế quan trọng của Việt Nam so với nhiều nước khác trong hợp tác thương mại với Trung Quốc

nongsan.gif

Hàng đoàn xe nông sản nối đuôi nhau ở cửa khẩu, chờ xuất sang Trung Quốc


Ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương đã nhấn mạnh điểm này khi trao đổi về vấn đề điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc

Ông cho rằng, lợi thế và điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại với Trung Quốc, trước hết phải kể đến sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ hai nước thông qua hành lang pháp lý cởi mở, các cam kết ưu đãi thông thoáng, các biện pháp hỗ trợ, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư…

Ngoài ra, cũng cần phải kể đến thị trường tiêu thụ rộng lớn của Trung Quốc với gần 1,5 tỷ người tiêu dùng, với nhu cầu đa dạng, nhiều cấp độ, sức mua lớn và không ngừng tăng cao. Nhiều nét tương đồng về văn hóa cũng góp phần tích cực giúp các hoạt động giao thương phát triển

Trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc đang đề ra các yêu cầu kỹ thuật để quản lý thương mại. Việt Nam và các nước khác thường xuyên theo dõi sát những thay đổi về chính sách này và có thể yêu cầu Trung Quốc giải thích, điều chỉnh nếu cần thiết để không cản trở thương mại

Trên thực tế, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng đã và đang thường xuyên trao đổi với phía Trung Quốc theo hướng này. Mặt khác, việc đầu tư, nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu của Trung Quốc cũng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngày càng bền vững hơn.

Về cơ bản, chúng ta nỗ lực giảm nhập siêu nói chung bằng hai hướng, đó là tăng cường xuất khẩu và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất trong nước

Chúng ta sẽ tăng tỷ trọng các nhóm hàng công nghiệp, những mặt hàng mới có hàm lượng giá trị gia tăng cao, giảm dần xuất khẩu hàng khoáng sản, nguyên liệu thô, nông sản chưa gia công, chế biến

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da...

Kết quả cho thấy, tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo đang tăng dần trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc đã cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc là một tín hiệu đáng mừng

Ngoài ra, cần làm tăng sức tiêu thụ hàng Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa phong trào Người Việt dùng hàng Việt, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam dùng thiết bị Việt Nam...

Tuy nhiên, việc cùng lúc thực hiện yêu cầu giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu, trong khi vẫn phải đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là bài toán kinh tế tổng hợp. Và để giải quyết được, đòi hỏi sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ, sự phối hợp thực thi linh hoạt của các bộ, ngành, địa phương và sự ủng hộ của doanh nghiệp và người dân

Ông Bùi Huy Sơn cho biết, trước năm 2005, Việt Nam chỉ nhập từ Trung Quốc chủ yếu các mặt hàng tiêu dùng với giá trị thấp như xe đạp, hoa quả, bia, rượu. Trong khi đó, chúng ta xuất sang Trung Quốc các mặt hàng khoáng sản, nguyên liệu thô, có giá trị lớn hơn. Vì lẽ đó, cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam

Tuy nhiên, giai đoạn sau, cùng với đà hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, quy mô nền kinh tế chúng ta không ngừng lớn mạnh, hướng ra xuất khẩu, năng lực sản xuất gia tăng. Nhu cầu máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu tăng cao trong khi nguồn nguyên liệu trong nước chưa đủ đáp ứng cho sản xuất

Các cam kết mở cửa thị trường cũng được thực hiện từ giai đoạn này như ACFTA... Mặc dù các doanh nghiệp đã rất nỗ lực, nhưng hàng hóa Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh về chất lượng, giá thành, mẫu mã...

Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc, sau nhiều năm đầu tư, với mẫu mã đa dạng phong phú mà giá cả lại rất cạnh tranh nên nhiều nhóm hàng nguyên vật liệu, máy móc (thiết bị dây chuyền sản xuất, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất, xăng dầu, sắt thép, kim loại, phương tiện vận tải, phân bón) để đầu tư phát triển sản xuất đã được không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng nhập về

Những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư để phát triển kinh tế. Nhiều dự án lớn về thủy điện, nhiệt điện... được triển khai. Và nhiều thiết bị, máy móc của Trung Quốc có chất lượng đáp ứng yêu cầu và giá cả cạnh tranh đã trở thành là sự lựa chọn cho các nhà đầu tư không chỉ tại Việt Nam mà tại cả các nước/khu vực phát triển như Mỹ, EU...

Chúng ta đang dần hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm nguyên nhiên liệu thô, vốn mang lại kim ngạch thương mại lớn mà giờ chủ yếu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Ngược lại, chúng ta lại vẫn phải nhập về máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Vì lẽ đó, cán cân thương mại lệch dần về phía Trung Quốc

Theo ông Bùi Huy Sơn, nhập siêu từ Trung Quốc không phải vấn đề mới và cũng không phải chỉ riêng Việt Nam. Nhiều năm qua, Trung Quốc thặng dư thương mại với thế giới gần 140 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc xuất siêu sang nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU

Năm 2010, chúng ta có 10 nhóm sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm gần 70% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, đều là những nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu không chỉ phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho cả sản xuất hàng xuất khẩu. Đó là máy móc, thiết bị, phụ tùng (22,9%), vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da giày (14,6%), sắt thép, sản phẩm sắt thép các loại (10,5%), xăng dầu các loại (5,4%), hóa chất và sản phẩm hóa chất (4,5%), phân bón (2,7%)

Đó cũng là những nhóm hàng mà chúng ta chưa thể tự đáp ứng đủ nhu cầu (như xăng dầu), hoặc chưa có sản phẩm đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh để phục vụ sản xuất, xuất khẩu (như vải, phụ liệu dệt may, da giày)
 
Việt Nam nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc​


100115080328_indonchinagarment226.jpg

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam


Tin cho hay năm 2010 Việt Nam nhập tới trên 20 tỷ đôla hàng hóa từ Trung Quốc, khiến cán cân thương mại càng chênh lệch

Hiện chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một số nguồn tin ước tính lượng nhập siêu từ Trung Quốc sang Việt Nam năm vừa qua có thể lên tới 12,6 tỷ đôla

Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn Tổng cục Hải quan cho hay kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc năm 2010 là 20,01 tỷ đôla Mỹ

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị (5,47 tỷ đôla), sắt thép (gần 5,12 tỷ), vải may mặc (2,13 tỷ), máy vi tính và sản phẩm điện tử (1,68 tỷ); và xă ng dầu (khoảng 1,06 tỷ đôla)

Cũng theo tờ báo này, Việt Nam nhập nhiều mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng với kim ngạch cao như thủy hải sản, nông sản, quần áo và giày dép…

Trong khi đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dù đã hết sức cố gắng vẫn chỉ đạt chừng 6,5 tỷ đôla

Theo thống kê đăng trên trang Diễn đàn Kinh tế Việt Nam của báo điện tử VietnamNet, sự mất thăng bằng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trầm trọng và gia tăng với tốc độ "chóng mặt"

Báo này cho hay năm 2000, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam mới ở mức 135 triệu đôla, tăng lên 200 triệu vào năm 2001

Năm 2007, lượng nhập siêu là 9,1 tỷ đôla nhưng năm 2009 đã là 11,5 tỷ đôla

Quá phụ thuộc


Các nhà kinh tế tỏ ra quan ngại về điều mà họ gọi là "phụ thuộc quá lớn" vào một thị trường Trung Quốc

Tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu toàn năm ngoái của Việt Nam đã vượt qua các thị trường lớn khác như EU và Asean

Đó là còn chưa tính tới lượng hàng hóa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch

Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu và khoáng sản sơ chế

Báo VietnamNet dẫn nguồn Bộ Công thương nói danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2011-2012 bao gồm cả alumin khai thác và sơ chế tại các dự án bauxite ở Tây Nguyên

Tuy nhiên, với chính sách giảm xuất khẩu than đá và dầu thô để bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam, theo VietnamNet, việc cân bằng lại cán cân thương mại với nước láng giềng khổng lồ khó mà thực hiện được
 
60% gạo ở miền nam Trung Quốc nhiễm kim loại nặng​


- Các nhà nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho hay 10% gạo của nước này bị nhiễm cadmium (Cd) - một trong ba kim loại nguy hiểm nhất cho cơ thể con người bên cạnh chì và thủy ngân. Trong khi đó, ở các tỉnh miền nam con số này lên đến 60%

481972.jpg

Có tới 10% gạo ở Trung Quốc nhiễm kim loại nặng cadmium​

Báo Global Times ngày 16-2 dẫn lời các chuyên gia nghiên cứu cho hay cadmium thải ra từ các mỏ than và rác thải công nghiệp tràn xuống đồng ruộng Trung Quốc khiến lúa, rau màu bị nhiễm độc. Khi kiểm tra các mẫu gạo ở tỉnh Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Đông, các nhà khoa học nhận thấy có tới 60% gạo ở đây nhiễm cadmium

Kim loại này tồn dư trong cơ thể lâu ngày có thể gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, đau bụng, tăng men gan, đau xương khớp, thiếu máu, dị tật thai nhi…

Phần lớn số gạo nhiễm độc nói trên được người dân địa phương tiêu thụ và bán ra thị trường trong nước

Chen Tongbin, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc chuyên về ô nhiễm đất, ước tính kim loại nặng đã làm ảnh hưởng đến 10% đất nông nghiệp của Trung Quốc, trong đó các chất độc hại chủ yếu là cadmium và thạch tín

Các nhà nghiên cứu đã gặp gỡ những người dân làng Sidi ở khu tự trị Quảng Tây phía nam Trung Quốc và nhận thấy họ mắc chứng bệnh yếu xương chân bất thường trong hàng chục năm qua. Người dân ở tỉnh Chiết Giang cũng có những biểu hiện tương tự. Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết đây là hậu quả của việc sử dụng gạo nhiễm cadmium hằng ngày

Hiện gạo là lương thực chủ yếu của 65% dân số Trung Quốc - đất nước sản xuất ra 200 triệu tấn hằng năm. Một số nông dân cho hay họ thấy mệt mỏi khi ăn gạo nhiễm độc nhưng không thể có đủ tiền để mua loại gạo sạch hơn trên thị trường
 
Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng mạnh​


Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khá mạnh, trong đó tăng mạnh nhất là vào thị trường Trung Quốc

Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 41,5 tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước, nhiều gấp ba lần chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chưa kể dầu thô đạt khoảng 19 tỉ USD, tăng 28,1%

Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng cũng tăng khá mạnh, trong đó, cà phê ước tăng khoảng gần 81%, cao su gần 96% (dù chỉ tăng 24,5% về lượng), dệt may tăng 30,3%...

Cũng theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, nhu cầu nhập khẩu, mức giá nhập tăng nhanh ở các thị trường lớn đã giúp xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường này tăng nhanh, theo đó đáng chú ý nhất là hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong 6 tháng qua đã tăng hơn 40%, xuất khẩu vào Mỹ tăng 22%, vào EU tăng 35%, vào Nhật tăng 23%...

Thị trường Trung Quốc dẫn đầu thị trường về nhập khẩu cao su từ Việt Nam, ngoài ra các mặt hàng khác như gỗ, than đá, dầu thô và một số mặt hàng nông sản khác như hạt điều, cà phê, sắn...Trong khi đó thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật lại dẫn đầu về tiêu thụ hàng dệt may, giày dép của Việt Nam

Dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhưng nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm cũng gia tăng, dẫn đến nhập siêu vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra (16%). Ước tính nhập khẩu của cả nước đạt khoảng 49 tỉ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu tăng tới 7,5 tỉ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu

Hiện Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu các thị trường xuất khẩu vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 5/2011, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc khoảng hơn 9 tỷ USD (tăng 22,3%), nhập siêu với Trung Quốc lên tới 5,34 tỷ USD
 
Làm gì để chống thương lái Trung Quốc tự do gom hàng trên đất Việt ?​

PhamChiLan11.jpg

- Việc thương lái Trung Quốc tự do và ráo riết gom hàng ở nước ta đang gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và đời sống nhân dân

Trước tình trạng thương nhân Trung Quốc đang ráo riết thu gom các loại nông sản, thực phẩm như vải thiều Lục Ngạn, thủy hải sản, sắn, trứng vịt… với giá cao hơn giá thị trường, cao hơn giá thu mua của các thương nhân Việt Nam trong thời gian qua đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước phải lên tiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào (tại cửa khẩu Lạng Sơn, mỗi ngày có hàng ngàn tấn nông sản, thực phẩm được xuất sang Trung Quốc)

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã trao đổi với phóng viên DVT về vấn đề này

Bà có quan điểm như thế nào về tình hình thương nhân Trung Quốc đã và đang ráo riết đổ xô gom các mặt hàng nông sản, thủy sản ở Việt Nam ?

Tất cả các thương nhân Trung Quốc khi vào Việt Nam mua bán giao dịch các mặt hàng trên đều sang theo hình thức tự do hoặc du lịch và không có bất cứ giấy phép kinh doanh nào, cũng như không thuộc tổ chức kinh doanh nào, điều này khiến chính quyền và các cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát được khi họ kinh doanh trên địa bàn đồng thời không thể thu được một đồng thuế nào

Về câu chuyện vải Lục Ngạn ở Bắc Giang thì nó đã xảy ra từ vài năm nay, đến mùa là các thương lái Trung Quốc lại tập trung đến đấy, tự đứng ra thu gom hàng, quyết định giá cả bao nhiêu… Và một khi họ đứng mua thì không ai tranh mua nổi với họ nữa (nhờ giá mua của họ tốt hơn)

Việc các thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua với giá cao hơn là vì họ không hề mất một đồng thuế nào, đồng thời không phải bỏ ra bất cứ một chi phí nào như doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn làm là liên kết 3 nhà, 4 nhà, ứng trước tiền, hỗ trợ kỹ thuật…cho người nuôi đồng thời hỗ trợ xăng dầu, phương tiện để người dân nuôi trồng và đánh bắt

Thêm vào đó, gần đây nông dân có phong trào đua nhau đi phá rừng keo để cung cấp gỗ cho các thương lái Trung Quốc làm dăm gỗ sản xuất giấy, ván ép, đồng thời phá những vùng đất để trồng sắn (khoai mì) cung cấp cho thị trường Trung Quốc

Vậy tình trạng đó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống người dân và nền kinh tế Việt Nam ?

Một phần nó làm đảo lộn thị trường của Việt Nam, kể cả thị trường bình thường, thí dụ làm giảm mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Các công ty thủy sản hiện nay đều kêu rất dữ dội là họ đang bị thiếu nguyên liệu trầm trọng, nguồn nguyên liệu trở nên rất bấp bênh, giá cũng đắt lên vì họ phải cạnh tranh với những thương lái Trung Quốc. Đồng thời làm méo mó một số quy hoạch, thí dụ như khi thương nhân Trung Quốc vào thuê đất, mua gỗ, mua sắn thì người dân bỏ hết các thứ khác để trồng cho họ. Đất một khi đã trồng sắn rồi thì sau đó sẽ bạc đi rất nhanh, muốn trồng lại các thứ khác thì không trồng được cây khác nữa

Đối với bà con khu vực nghèo, như Quảng Trị chẳng hạn, việc trồng cây keo, củ sắn để bán cho thương nhân Trung Quốc , thì trước mắt là có lợi, nhưng khi họ đột ngột dừng không mua nữa hoặc hạ giá, trả giá xuống thấp như đã từng xảy ra thì số phận của những người nông dân này sẽ ra sao? Và đến lúc họ gặp khó khăn thì Nhà nước mình lại là người phải đứng ra để gánh chịu, lo cứu trợ…

Vậy ngành quản lý thị trường ở đâu khi người nước ngoài tự do vào lãnh thổ Việt Nam kinh doanh như vậy ?

Điều bất hợp lý nhất đó là để cho những thương lái của nước ngoài vào Việt Nam hoàn toàn không có giấy phép kinh doanh, không biết người ta là ai, tuy nhiên họ lại khống chế thị trường, quyết định giá cả và nhà nước hoàn toàn không kiểm soát được họ, đồng thời không thu được một đồng thuế nào. Trong khi đó bất cứ một doanh nghiệp, một thương lái hay bất cứ hộ gia đình nào ở Việt Nam nếu đến Bắc Giang hay bất cứ địa bàn nào giao dịch kinh doanh đều phải đăng ký với nhà nước và nộp thuế

“Ông vào nước tôi kinh doanh, mỗi ngày ông mua 100 tấn vải, trị giá 100 tấn vải là bao nhiêu thì tương ứng với thuế mà tôi đánh trên các doanh nghiệp của tôi thì tôi cũng có quyền thu của ông như thế”. Nếu không ở đây sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa người công dân kinh doanh Việt Nam và một anh từ nước ngoài vào

Trong thời gian tới cần có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này ?

Tôi nghĩ Bộ Công thương, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Công an cần đưa ra một khuôn khổ pháp lý, đưa ra quy chế về quản lý kinh doanh, hướng dẫn địa phương trong việc kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nêu trên. Đồng thời chính quyền các địa phương phải có trách nhiệm kiểm soát địa bàn. Những mặt hàng mang tính chất mùa vụ như vải, thì một năm chỉ tập trung dồn dập một vài tuần ở địa phương, thì chính quyền địa phương không thể không biết được. Chính quyền địa phương là người đâu tiên phải có trách nhiệm giám sát đối với những người kinh doanh để đảm bảo tất cả những người kinh doanh đến đấy là người kinh doanh có đăng ký, có nộp thuế kinh doanh và có tất cả những địa chỉ cần thiết để khi có tranh chấp gì giữa người bán và người mua thì chính quyền còn có thể đứng ra giải quyết được

Trung Kiên
 
Vùng nguyên liệu Việt nam có nguy cơ vào tay người TQ ?​

- Không phải đợi đến khi thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom hàng nông sản tận tay người nông dân như trong thời gian vừa qua mà thực trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào tại các doanh nghiệp Việt Nam đã tồn tại trong một vài năm qua

Năm ngoái, khi trả lời báo chí ông Đinh Ngọc Đạm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC), cho biết: Năm 2010, công ty cần khoảng 13.000 tấn cao su nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, việc mua nguyên liệu rất khó khăn và công ty mới mua được của Tập đoàn Cao su được khoảng 4.000 tấn. Để đảm bảo đủ hàng cho sản xuất, DRC phải mua nguyên liệu ở bên ngoài với chất lượng không ổn định như tính năng cơ lý, độ nhớt, thành phần tạp chất... nên phải mất thêm chi phí để xử lý nguyên liệu

Thường thì các doanh nghiệp có nhu cầu cao su nguyên liệu đều phải mua từ Tập đoàn cao su Việt Nam, tuy nhiên do giá cả tăng cao trong thời gian qua nên các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã tập trung cho xuất khẩu. Do đó, mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng Top 5 thế giới, nhưng ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên vẫn bị động về nguồn nguyên liệu !

Trong khi các doanh nghiệp trong nước đang quá bị động đối với việc tiếp cận vùng nguyên liệu hay phụ thuộc quá nhiều vào các thương lái thì thương nhân Trung Quốc lại rất chủ động đến tận nơi thu gom với nhiều hình thức thanh toán rất linh động

Theo ghi nhận của TBKTSG thì một doanh nghiệp chế biến cao su tư nhân cho biết "Nếu như trước đây, các doanh nghiệp cao su muốn xuất sang Trung Quốc thì phải vận chuyển ra tận cửa khẩu Móng Cái nhưng hiện nay thương nhân Trung Quốc tới tận nhà xưởng mua, đặt trước tiền cọc, thậm chí có cơ sở thiếu vốn, thương nhân nước này còn cho ứng vốn trước"

Đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều loại nông sản khác tương tự như: tôm, cá, hồ tiêu, cà phê, trứng vịt, ...

Từ trước đến nay, hầu hết các loại nông sản thực phẩm Việt Nam vẫn được thu gom bởi một lực lượng thương lái hùng hậu. Thực tế thì lực lượng thương lái này đã nắm quyền chi phối thị trường nông sản thực phẩm trong một thời gian dài. Khi sản phẩm được làm ra từ người nông dân đến được tay các doanh nghiệp sản xuất thì giá đã bị đội lên đáng kể do các khâu trung gian. Do đó, khi xuất hiện ồ ạt các thương nhân Trung Quốc thu mua tận tay nông dân với giá cao hơn thì thương lái Việt Nam bị "đói hàng" dẫn tới tình trạng khan hiếm tại các doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi

Thực tế này cho thấy, trong khâu thu mua nguyên liệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang có vấn đề và đã bộc lộ những yếu kém nhất định. Việc để cho thương lái nắm quyền chi phối thị trường như trong thời gian qua đã làm cho giá nguyên liệu vừa bị đội lên cao nhưng người nông dân thì lại bị o ép. Nông dân Việt Nam đã không được nhận xứng đáng giá trị sản phẩm do mình làm ra trong một thời gian dài nên sự ưu ái dành cho những thương nhân đến từ Trung Quốc là điều dễ hiểu

Sự xuất hiện ồ ạt của thương nhân Trung Quốc thu gom nông sản trong thời gian qua đã khiến nông sản Việt Nam "chảy" quá nhiều qua biên giới đồng thời đẩy giá các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu lên cao bất thường

Trước tình hình đó, ngày 09.07 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với bộ Công Thương và UBND các tỉnh có đường biên giới khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quản lý chặt việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang các nước có chung đường biên giới

Cũng trong công điện này, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, tùy tiện, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý giá, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bảo đảm cho nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập cho nhân dân

Để thực hiện được các yêu cầu trên thì ngoài các phương án kiểm soát chặt chẻ hàng hóa lương thực, thực phẩm đang ồ ạt xuất khẩu qua biên giới bằng nhiều con đường từ tiểu ngạch cũng như chính thức thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước

Các doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm Việt Nam cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đồng thời phải tiết giảm những chi phí không cần thiết nhằm có chính sách thu mua nguyên liệu đầu vào hợp lý bởi người nông dân sẽ khó chấp nhận bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá bán cho thương nhân Trung Quốc nhưng lại bị o ép, kiểm soát chất lượng quá khắt khe

Có một thực tế đáng để các doanh nghiệp trong nước học hỏi và xem xét đang diễn ra từ các vùng nguyên liệu Việt Nam. Đó là từ chỗ tìm kiếm, thu gom hàng hóa thì nay, các thương nhân Trung Quốc đang bắt tay vào việc đầu tư, hợp tác với người nông dân để thu gom, chế biến rồi xuất sang Trung Quốc, thậm chí họ còn đưa cả người Trung Quốc qua để tham gia trực tiếp sản xuất và kiểm soát chất lượng ngay tại các cơ sở mà họ vừa thỏa thuận hợp tác, đầu tư tại một số cơ sở giết mổ gia cầm ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Từ chỗ các doanh nghiệp Việt Nam bị 'hớt tay trên' ngay trên sân nhà thì nếu doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam không có những chính sách kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì nguy cơ các vùng nguyên liệu ở Việt Nam rơi vào tay người Trung Quốc là điều khó tránh khỏi

Theo các thông tin trên báo chí trong thời gian qua thì thương nhân Trung Quốc không ngồi ở văn phòng mua hàng qua mail, fax, mà rất cơ động. Họ thường vào tận các vùng nguyên liệu, tuyển thông dịch, thuê thương lái hoặc doanh nghiệp Việt Nam lo việc thu gom, còn họ thì đứng ra giám sát. Trong khi đó phương thức thu gom của các doanh nghiệp Việt Nam thì như thế nào ? Chẳng lẽ đến khi phải mua lại nguyên liệu từ người Trung Quốc thì họ mới tỉnh ra? Khi đó thì đã quá muộn

Trần Minh Quân
 
Trung Quốc mua gom nông sản: Biết cách gắn kết với nông dân​

- Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó do thương nhân Trung Quốc tranh mua nguyên liệu. Nhưng cũng từ cuộc cạnh tranh này, có thể thấy thương nhân Trung Quốc biết cách để tạo sự gắn kết ở vùng nguyên liệu, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi

Từ tháng 6.2011, lò giết mổ gia cầm của ông La Mâu Toại, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang có thêm tám công nhân mới là người Hồ Bắc – Trung Quốc. Họ được một thương nhân Trung Quốc thuê, đưa sang Việt Nam làm công việc giết mổ vịt. Toàn bộ sản phẩm đều được chủ mua mang về Trung Quốc. Đó là trường hợp cụ thể cho việc doanh nghiệp Trung Quốc lên kế hoạch để hoàn chỉnh dây chuyền mua nguyên liệu từ Việt Nam

Kiểm soát chất lượng đầu vào

Ông Toại cho biết, cách nay vài tháng, có người phiên dịch dẫn một ông thương nhân nói tiếng Hoa đến, ngỏ ý muốn thuê lại cơ sở để thu gom vịt đẻ, vịt siêu thịt giết mổ đem về Trung Quốc làm vịt quay. Mặc dù giá thuê không được ông Toại tiết lộ, nhưng có lẽ thương vụ thuê đứt cả cơ sở công suất 700 – 1.000 con mỗi đêm hấp dẫn hơn nhiều lần so với công việc giết mổ bán nội địa trước đây, mới khiến ông Toại đồng ý. Thuê xong địa điểm, ông chủ Trung Quốc không sử dụng lao động tại chỗ mà đưa luôn người từ Hồ Bắc qua là công nhân để kiểm soát chất lượng. Và ông Toại được trả tiền thuê để làm đầu mối thu gom vịt

Ở khu vực Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá (Long An), nơi tập trung đàn vịt đẻ chạy đồng lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ông Đinh Văn Thế, chi cục trưởng chi cục Thú y Long An cho biết cũng xuất hiện các lò chuyên giết mổ vịt theo đơn đặt hàng của thương nhân Trung Quốc. “Họ sang thuê lại cơ sở, rồi thuê luôn chủ lò mổ mua gom vịt, giết mổ rồi đóng container lạnh chở về”, ông Thế nói

Thương nhân Trung Quốc không ngồi ở văn phòng mua hàng qua mail, fax, mà thường vào tận các vùng nguyên liệu, tuyển thông dịch, thuê thương lái hoặc doanh nghiệp Việt Nam lo việc mua gom, còn họ thì chỉ việc đứng ra giám sát. Ông Toại nói, thương nhân Trung Quốc thường túc trực ở cửa lò mổ để loại những con không đạt 1kg trở lên

Anh Keo, một đại lý mua dừa có trụ sở ở Bến Tre nói rằng khi thương nhân Trung Quốc có mặt ở vườn dừa, nghĩa là họ nắm rõ thông tin mùa vụ, nhận định sát xu hướng thị trường, từ đó đưa ra mức giá mua hợp lý. “Thương nhân Trung Quốc thường đưa ra mức giá trước một ngày để tôi đặt với thương lái. Nhưng bao giờ cũng vậy, khi hàng chở lên tàu thì họ tìm mọi cách ép…”, anh Keo tâm sự. Với vai trò trung gian mua dừa từ miệt vườn bán lên tàu cho thương nhân Trung Quốc, cứ mỗi trái dừa anh Keo hay những đại lý khác ở Bến Tre được trả 50 đồng tiền công, bao gồm cả tiền điện thoại, tiền thuê ghe ngày hai lượt chở dừa từ Bến Tre ra các tàu neo đậu ở bến Hàm Luông, kể cả chọn dừa, chuyển dừa từ ghe lên tàu…

Bà Năm, chủ cơ sở chuyên chế biến trứng muối ở An Giang kể: “Người mua trứng muối tại Trung Quốc ngỏ ý sẵn sàng đầu tư thêm vốn để tôi mở rộng nhà xưởng. Họ muốn ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ hàng theo từng tháng, từng quý…” Trong khi đó, nhiều công ty lớn chuyên sản xuất bánh trung thu tại TP.HCM mua trứng từ cơ sở này về làm bánh trong nhiều năm, nhưng mỗi mùa bánh đều không đưa ra số lượng mua chắc chắn, không hề có cam kết lâu bền. Chính vì vậy bà Năm cũng như nhiều chủ cơ sở muối trứng khác ưu tiên bán cho thương nhân Trung Quốc hơn

Yếu thế ngay trên sân nhà

Nhiều thương lái dừa ở Bến Tre cho biết họ thích bán cho thương nhân Trung Quốc vì lấy liền tiền mặt, hàng không bị loại nhiều như doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo các thương lái này, doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa của Việt Nam chưa có ai bỏ tiền đầu tư hay ký hợp đồng mua bán với nhà vườn. Tương tự là mặt hàng cao su. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài khi giá thị trường tăng hay giảm họ vẫn lấy hàng và số lượng mủ mua dự báo trước cả năm. Còn doanh nghiệp trong nước sẵn sàng phá vỡ hợp đồng nếu thấy có lợi cho họ, và họ thường mua nhỏ giọt chứ không có kế hoạch chuẩn bị dài hạn

Gia tăng xuất khẩu, thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá hàng hoá tăng cao, sản xuất bị đình trệ, mà việc đóng cửa một số cơ sở chế biến dừa ở Bến Tre là ví dụ điển hình. Theo sở Công thương tỉnh Bến Tre, hơn 70 doanh nghiệp và khoảng 1.000 cơ sở tham gia sản xuất, chế biến ở địa phương hoạt động chưa đến 70% công suất

Bích Thủy - Đặng Hoàng
 
Trung Quốc mua gom nông sản: Biết cách gắn kết với nông dân​

- Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó do thương nhân Trung Quốc tranh mua nguyên liệu. Nhưng cũng từ cuộc cạnh tranh này, có thể thấy thương nhân Trung Quốc biết cách để tạo sự gắn kết ở vùng nguyên liệu, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi

Từ tháng 6.2011, lò giết mổ gia cầm của ông La Mâu Toại, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang có thêm tám công nhân mới là người Hồ Bắc – Trung Quốc. Họ được một thương nhân Trung Quốc thuê, đưa sang Việt Nam làm công việc giết mổ vịt. Toàn bộ sản phẩm đều được chủ mua mang về Trung Quốc. Đó là trường hợp cụ thể cho việc doanh nghiệp Trung Quốc lên kế hoạch để hoàn chỉnh dây chuyền mua nguyên liệu từ Việt Nam

Kiểm soát chất lượng đầu vào

Ông Toại cho biết, cách nay vài tháng, có người phiên dịch dẫn một ông thương nhân nói tiếng Hoa đến, ngỏ ý muốn thuê lại cơ sở để thu gom vịt đẻ, vịt siêu thịt giết mổ đem về Trung Quốc làm vịt quay. Mặc dù giá thuê không được ông Toại tiết lộ, nhưng có lẽ thương vụ thuê đứt cả cơ sở công suất 700 – 1.000 con mỗi đêm hấp dẫn hơn nhiều lần so với công việc giết mổ bán nội địa trước đây, mới khiến ông Toại đồng ý. Thuê xong địa điểm, ông chủ Trung Quốc không sử dụng lao động tại chỗ mà đưa luôn người từ Hồ Bắc qua là công nhân để kiểm soát chất lượng. Và ông Toại được trả tiền thuê để làm đầu mối thu gom vịt

Ở khu vực Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá (Long An), nơi tập trung đàn vịt đẻ chạy đồng lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ông Đinh Văn Thế, chi cục trưởng chi cục Thú y Long An cho biết cũng xuất hiện các lò chuyên giết mổ vịt theo đơn đặt hàng của thương nhân Trung Quốc. “Họ sang thuê lại cơ sở, rồi thuê luôn chủ lò mổ mua gom vịt, giết mổ rồi đóng container lạnh chở về”, ông Thế nói

Thương nhân Trung Quốc không ngồi ở văn phòng mua hàng qua mail, fax, mà thường vào tận các vùng nguyên liệu, tuyển thông dịch, thuê thương lái hoặc doanh nghiệp Việt Nam lo việc mua gom, còn họ thì chỉ việc đứng ra giám sát. Ông Toại nói, thương nhân Trung Quốc thường túc trực ở cửa lò mổ để loại những con không đạt 1kg trở lên

Anh Keo, một đại lý mua dừa có trụ sở ở Bến Tre nói rằng khi thương nhân Trung Quốc có mặt ở vườn dừa, nghĩa là họ nắm rõ thông tin mùa vụ, nhận định sát xu hướng thị trường, từ đó đưa ra mức giá mua hợp lý. “Thương nhân Trung Quốc thường đưa ra mức giá trước một ngày để tôi đặt với thương lái. Nhưng bao giờ cũng vậy, khi hàng chở lên tàu thì họ tìm mọi cách ép…”, anh Keo tâm sự. Với vai trò trung gian mua dừa từ miệt vườn bán lên tàu cho thương nhân Trung Quốc, cứ mỗi trái dừa anh Keo hay những đại lý khác ở Bến Tre được trả 50 đồng tiền công, bao gồm cả tiền điện thoại, tiền thuê ghe ngày hai lượt chở dừa từ Bến Tre ra các tàu neo đậu ở bến Hàm Luông, kể cả chọn dừa, chuyển dừa từ ghe lên tàu…

Bà Năm, chủ cơ sở chuyên chế biến trứng muối ở An Giang kể: “Người mua trứng muối tại Trung Quốc ngỏ ý sẵn sàng đầu tư thêm vốn để tôi mở rộng nhà xưởng. Họ muốn ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ hàng theo từng tháng, từng quý…” Trong khi đó, nhiều công ty lớn chuyên sản xuất bánh trung thu tại TP.HCM mua trứng từ cơ sở này về làm bánh trong nhiều năm, nhưng mỗi mùa bánh đều không đưa ra số lượng mua chắc chắn, không hề có cam kết lâu bền. Chính vì vậy bà Năm cũng như nhiều chủ cơ sở muối trứng khác ưu tiên bán cho thương nhân Trung Quốc hơn

Yếu thế ngay trên sân nhà

Nhiều thương lái dừa ở Bến Tre cho biết họ thích bán cho thương nhân Trung Quốc vì lấy liền tiền mặt, hàng không bị loại nhiều như doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo các thương lái này, doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa của Việt Nam chưa có ai bỏ tiền đầu tư hay ký hợp đồng mua bán với nhà vườn. Tương tự là mặt hàng cao su. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài khi giá thị trường tăng hay giảm họ vẫn lấy hàng và số lượng mủ mua dự báo trước cả năm. Còn doanh nghiệp trong nước sẵn sàng phá vỡ hợp đồng nếu thấy có lợi cho họ, và họ thường mua nhỏ giọt chứ không có kế hoạch chuẩn bị dài hạn

Gia tăng xuất khẩu, thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá hàng hoá tăng cao, sản xuất bị đình trệ, mà việc đóng cửa một số cơ sở chế biến dừa ở Bến Tre là ví dụ điển hình. Theo sở Công thương tỉnh Bến Tre, hơn 70 doanh nghiệp và khoảng 1.000 cơ sở tham gia sản xuất, chế biến ở địa phương hoạt động chưa đến 70% công suất

Bích Thủy - Đặng Hoàng
 
Vải thiều Việt Nam tại Trung Quốc: 300.000đồng/kg​


Thương lái Trung Quốc mua vải thiều tại Bắc Giang với giá trung bình khoảng 13.000 - 15.000 đồng/kg, nhưng bán tại Trung Quốc với giá cao hơn khoảng 20 lần

Cuối tháng 7.2011, trong chặng dừng chân quá cảnh ở sân bay Bạch Vân, Quảng Tây, Trung Quốc, chúng tôi ghé thăm 2 cửa hàng bán trái cây và thật bất ngờ khi nhìn thấy vải thiều ghi giá 48 nhân dân tệ (RMB hay CNY) một cân Trung Quốc (bằng 1/2 kg)

Như vậy, với tỷ giá RMB/VND thời điểm đó, một kg vải thiều có giá chính xác là 305.760 đồng. Chúng tôi có mua và ăn thử và tin chắc rằng đây chính là vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam (hình chụp đính kèm)

Theo tìm hiểu của SGTT, người trồng và kinh doanh của Việt Nam đã bán loại vải thiều với giá thấp hơn khoảng vài chục lần so với giá bán tại Trung Quốc

Cụ thể: Tháng 7.2011, nhiều thương lái Trung Quốc đã có mặt tại Lục Ngạn (Bắc Giang) để thuê kho bãi và bắt đầu thu mua vải thiều. Ông Lê Xuân Thuỷ ở xã Giáp Sơn cho biết sản lượng vải cả vụ của nhà ông là 4,3 tấn, song chỉ có 1,8 tấn vải đẹp là bán được cho thương lái Trung Quốc với giá từ 13.000 – 15.000 đồng/kg. Hơn 2,5 tấn còn lại là vải sớm, chỉ bán được cho thương lái chở vào Nam với giá trung bình 5.000 đồng/kg. Nhà bà Nguyễn Thị Bảy xã Tân Quang cũng tương tự khi chỉ chọn được hai trong số năm tấn vải của mình bán cho thương lái Trung Quốc với giá có hôm 16.000 đồng/kg. Một số nông dân cho biết, có thời điểm bán chỉ được 4.000 đồng/kg, với giá này "chỉ đủ trả tiền thuê người hái vải...”

da9eed48bd704ad9d76222b1f6981051.jpg

Trái vải Việt Nam rất được thương nhân Trung Quốc ưa chuộng trong thời gian vừa qua​

Theo ông Hoàng Minh Phương, phó trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Lục Ngạn, năm nay huyện được mùa vải thiều, khoảng 90.000 tấn, cao gấp rưỡi năm ngoái. Khoảng 60% lượng vải này xuất sang Trung Quốc, chủ yếu theo đường chính ngạch. Và để giúp nông dân tiêu thụ vải kịp thời, được giá, tỉnh đã có chủ trương cho phép thương lái Trung Quốc trực tiếp thu mua hàng tại địa phương

Ông Phương cũng thừa nhận đầu ra cho vải thiều Lục Ngạn hiện còn rất khó khăn. Ngày 29.6 vừa qua, UBND huyện đã mời tổng công ty Chế biến rau củ quả của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về gặp gỡ nông dân trồng vải trong huyện. Tại hội nghị, công ty cho biết năm nay sẽ mua khoảng 15.000 tấn vải phục vụ chế biến xuất khẩu với mức giá không quá 8.000 đồng/kg; trên mức này, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả. Vị đại diện này phân tích: giá thu mua trái vải cho công nghiệp chế biến không thể so sánh với giá do thương lái Trung Quốc đưa ra cho loại vải ngon, mẫu mã đẹp

Trước đó, ngày 26.6, UBND huyện Lục Ngạn cũng đã hỗ trợ kinh phí cho hiệp hội Trồng và tiêu thụ vải thiều thực hiện chương trình đưa trái vải vào các siêu thị Big C, Tràng Tiền tại Hà Nội, song, theo ông Phương, sản lượng tiêu thụ của nguồn này không đáng kể
 
Giới trẻ Trung Quốc đầu tư vào “bề mặt”​

- Để sở hữu chiếc túi xách của một thương hiệu nổi tiếng với giá tiền ít nhất ? Một túi hàng nhái “loại 1”, một túi đựng hàng bằng giấy bên ngoài có in tên thương hiệu hoặc logo... sẽ biến mong ước thành sự thật

Đó là hiện tượng mà tờ Trung Quốc Nhật Báo đưa ra để cảnh báo về hiện tượng chạy đua "bề mặt" trong thanh niên nước này

534439.jpg

Giới trẻ Trung Quốc sẵn sàng chi tiền mua hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng để cảm thấy “tự tin hơn”​


Nhiều người không đủ tiền mua những sản phẩm hàng hiệu nên chấp nhận mua túi đựng hàng bằng giấy, có nhãn hiệu và logo của thương hiệu nổi tiếng. Một số người còn tìm mua cả sách hướng dẫn sử dụng hàng của thương hiệu đó, hay các hóa đơn mua hàng “xịn” được bán trên mạng

Những “mặt hàng” này không sử dụng được vào việc gì trong thực tế, nhưng lại giúp người sở hữu thỏa mãn cái hư danh, và báo chí Trung Quốc gọi đây là hiện tượng “tiêu dùng bề mặt”

"Bạn không thể phân biệt một cái túi đựng hàng giả và cái xịn - một người mua cái túi đựng hàng Louis Vuitton rởm nói - Để người khác nghĩ mình vừa mua 1 cái túi Louis Vuitton mà chỉ cần mình mang theo túi đựng hàng bằng giấy này thì cũng “hoành tráng” chứ”

Một người khác có tên "Pengpeng and Pipi" viết trên diễn đàn: "Khi sở hữu cái túi đựng hàng hiệu rởm, tôi cảm thấy như mình bước lên một tầng lớp xã hội khác, cao hơn, thấy hạnh phúc, phấn chấn hẳn lên, và cũng vênh được mặt lên một chút”. Một khảo sát trên website bán xe hơi cho biết một nửa những người sinh sau năm 1980 hay 1990 đã mua hoặc có ý định mua xe hơi trước tuổi 30

Khi được hỏi vì sao giới trẻ lại có xu hướng tiêu dùng bề mặt như vậy, tờ Trung Quốc Nhật Báo dẫn lời trí thức trẻ Thiện Tú Khâm cho biết vì xã hội Trung Quốc đánh giá con người thường dựa vào bề ngoài. Cô mua quần áo hàng hiệu là vì “nếu tôi không mặc đồ đẹp, lịch sự, trang trọng thì thậm chí người bán hàng ở mấy trung tâm mua sắm cũng không thèm để ý đến sự có mặt của tôi, và điều này rất khiến tôi cảm thấy tổn thương"

Đồng Khôn là sinh viên năm 1 ở Đại học Hồ Bắc. Cả lớp cậu ai cũng có máy tính xách tay, và ai không có thì rất đau khổ, thúc giục ba mẹ mua cho bằng được. Cậu cho biết bạn học của mình ngày càng chú ý tới việc mua hàng có thương hiệu, ai không đủ tiền thì sẵn sàng mua hàng nhái với giá chỉ còn một nửa. Đồng Khôn cho rằng thói quen tiêu dùng này xuất hiện vì thói quen so sánh với người bên cạnh. Ai xuất thân từ gia đình không có điều kiện thì dùng đồ nhái để lấy lại sự tự tin

Giám đốc Trung tâm tâm lý ĐH Phúc Đán Tôn Thế Kim nhận định có mối liên hệ giữa một tuổi thơ thiếu được tôn trọng với sở thích dùng hàng nhái và vung tay quá trán khi tiêu dùng trong giới trẻ. Họ muốn tìm ra cách đơn giản, trực tiếp để có được sự tôn trọng của người khác. Xã hội ngày nay đã khiến giới trẻ cảm thấy lúng túng, khi những thông tin họ nhận được cho rằng họ chỉ nổi bật nhờ vật chất như quần áo hàng hiệu, để có thể vênh mặt với đời và bù đắp vào tâm hồn trống rỗng của họ. Dĩ nhiên các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội khai thác điểm này để kiếm bộn tiền

Giám đốc Học viện Kinh tế của Trung Quốc Dương Xuân Tuyết cho rằng lối tiêu thụ bề mặt này do một số quan chức nêu gương xấu, và những người được xem là thành công trong xã hội đã thể hiện một cách tiêu dùng phô trương và xa hoa. Có những người thuộc lớp có thu nhập trung bình thậm chí sẵn sàng chi cả tháng lương để có được áo quần hàng hiệu

"Lối tiêu dùng này về lâu dài không có lợi cho sự phát triển của đất nước” - ông Tuyết nhận định. Ông cho rằng ít nhãn hiệu trong nước nổi tiếng trong giới trẻ, do vậy lối tiêu dùng này ảnh hưởng lớn tới sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước và buộc họ phải cóp nhặt từ các thương hiệu nước ngoài

Ông cho rằng nền tảng đạo đức xã hội tốt là chìa khóa để giảm hiện tượng này. Theo đó, lối tiêu dùng bề mặt không hẳn là hoàn toàn xấu mà cần có hướng dẫn đúng đắn. Con người cần biết nhu cầu thật sự của họ là gì và biết vì sao họ đang mua đồ đó. Ông Tuyết cho rằng nhiều người đã nhận ra và họ đã lắng nghe suy nghĩ của mình
 
Top