What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tham vọng cường quốc về y tế

LOBBY.VN

Administrator
Ngành dược bùng nổ, Trung Quốc có thêm 15 tỷ phú
Bắc Kinh đang nới lỏng quy định để phát triển y tế

Ít nhất 15 tỷ phú mới sẽ xuất hiện từ ngành công nghiệp dược phẩm của Trung Quốc, lớn thứ 2 thế giới, trong bối cảnh Bắc Kinh đang đẩy nhanh tốc độ phê duyệt thuốc bán ra thị trường

Trong số này có Lou Jing - Chủ tịch của 3SBio - có 1,8 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg. Ông sở hữu 26% cổ phần của nhà sản xuất thuốc, cả trực tiếp và thông qua các công ty gia đình

Jing về nước sau khi hủy niêm yết trên sàn Nasdaq, Mỹ, vào năm 2013. Cổ phiếu của công ty sản xuất thuốc điều trị ung thư này bắt đầu giao dịch tại Hong Kong 2 năm sau đó. Trong 5 năm qua, giá trị thị trường của công ty tăng từ 392 triệu USD lên khoảng 7,3 tỷ USD và tài sản của Jing tăng hơn 30 lần

Một tỷ phú khác là Frank Zhang, Chủ tịch kiêm CEO GenScript Biotech - công ty đầu tiên được chính phủ Trung Quốc cho phép thử nghiệm công nghệ điều trị ung thư máu CAR-T trên người. Tài sản của ông tăng hơn 2 lần kể từ thông báo tháng 12/2017, lên 1,3 tỷ USD

Nổi bật nhất là Jiang Rensheng, người nằm trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg với 4,7 tỷ USD tài sản. Trong 2017, công ty Sản phẩm Sinh học Chí Phi Trùng Khánh của ông có doanh thu gấp 3 lần năm trước. Cổ phiếu này lãi hơn 65% trong năm nay khi được chính phủ Trung Quốc cấp phép bán vaccine HPV

Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc đang phát triển mạnh, với doanh thu của 253 công ty công nghệ sinh học và dược phẩm do Bloomberg theo dõi tăng trung bình 26% trong năm ngoái

Ngành này đã "chứng minh hiệu quả tài chính cùng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vững chắc, dẫn đầu tất cả các ngành công nghiệp", Zhang Jialin, một nhà phân tích ngành công nghiệp tại ICBC International, Hong Kong, nhận định

Lâm Ngọc
 
Last edited:
Trung Quốc chênh vênh trong giấc mộng tiên phong y tế
Dù cách Trung Quốc ứng phó viêm phổi cấp được đánh giá tốt hơn SARS, họ dường như chưa thể chứng minh vai trò dẫn dắt y tế toàn cầu

Gần hai thập kỷ sau đại dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp) vào năm 2002-2003, Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV), khiến gần 500 người thiệt mạng và gần 25.000 ca nhiễm trên toàn cầu

Dịch khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc từ tháng 12/2019, sau đó lan ra 31 tỉnh thành của nước này cùng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/1 tuyên bố dịch bệnh là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đặt ra yêu cầu về nỗ lực của cả thế giới trong việc phòng chống dịch

Tuy nhiên, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tuyên bố này "không phải lá phiếu bất tín nhiệm với Trung Quốc", nói thêm rằng WHO tiếp tục tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của đất nước. Ông cũng nhiều lần ca ngợi những nỗ lực của Trung Quốc trong quá trình ứng phó với virus corona

000-1OL7NY-3808-1580796188.jpg

Nhân viên y tế kiểm tra bệnh nhân nhiễm nCoV tại một bệnh viện ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc hôm 28/1

"Tốc độ Trung Quốc phát hiện dịch, cô lập virus, xác định trình tự bộ gene và chia sẻ chúng với WHO cũng như thế giới vô cùng ấn tượng và không thể mô tả bằng lời. Trung Quốc cũng cam kết minh bạch và hỗ trợ các nước khác. Theo nhiều cách, họ thực sự đang thiết lập một tiêu chuẩn mới trong việc ứng phó dịch bệnh. Tôi không hề phóng đại", Ghebreyesus phát biểu, nói thêm rằng sẽ có nhiều ca nhiễm hơn khắp thế giới nếu không nhờ những nỗ lực của Trung Quốc

Để nhận được những lời ca ngợi từ đại diện tổ chức y tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc đã trải qua chặng đường dài sau loạt chỉ trích 17 năm trước. Họ bị cáo buộc cố gắng che đậy dịch SARS, căn bệnh bắt nguồn từ những khu chợ ẩm ướt tại tỉnh Quảng Đông, sau đó lây nhiễm cho hơn 8.000 người và khiến khoảng 800 người thiệt mạng

"Dịch SARS đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Trung Quốc với tư cách cường quốc trách nhiệm như họ tự nhận. Từ đó, Trung Quốc từng bước đẩy mạnh vai trò của họ trong lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt tại WHO, nhằm cho thế giới thấy rằng họ sẵn sàng nhận trách nhiệm", Lai-Ha Chan, giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney, Australia, cho hay

Trong báo cáo vào tháng 4/2003, WHO trực tiếp gửi thông điệp đến Bắc Kinh về "yêu cầu cấp thiết nhằm cải thiện việc giám sát và kiểm soát tình trạng lây nhiễm bệnh" tại nước này. Hai năm sau, chính phủ Trung Quốc thừa nhận hệ thống chăm sóc sức khỏe và những cải cách y tế 20 năm trước "thất bại về cơ bản"

Kể từ đó, Trung Quốc tăng cường tham gia vào các vấn đề y tế toàn cầu, bắt đầu với chiến dịch thành công hồi năm 2006 nhằm đưa Margaret Chan trở thành giám đốc WHO. Cựu giám đốc cơ quan y tế Hong Kong này đã lãnh đạo WHO suốt hơn một thập kỷ

Hồi năm 2014, khi dịch Ebola bùng phát ở châu Phi, Bắc Kinh trong vai trò cường quốc mới nổi đã lần đầu tiên ra tay giúp đỡ các quốc gia khác khi WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Các nhóm quân y Trung Quốc được cử đến Sierra Leone và Liberia, nơi họ hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, cũng như trực tiếp chăm sóc lâm sàng và huấn luyện y tế

Viện trợ từ Trung Quốc để xây bệnh viện, cũng như sự hiện diện của những nhóm y tế tại các nước đang phát triển, dần được chấp nhận trở thành một phần trong mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Bắc Kinh với nhiều quốc gia, chủ yếu thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường

Trong quá trình hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc toàn cầu, Bắc Kinh còn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm đối phó với những vấn đề sức khỏe cấp bách. Một trong số đó là HIV/AIDS, lĩnh vực mà Trung Quốc đang làm việc với nhiều bên, bao gồm Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), WHO, UNICEF, Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Thế giới

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ liệu Trung Quốc có đang hoàn toàn tuân theo nghĩa vụ lãnh đạo y tế toàn cầu họ đề ra hay không. Từ khi dịch viêm phổi cấp lần đầu được chính quyền công bố vào ngày 31/12, tính chính xác và kịp thời của thông báo này không ngừng bị soi xét

Theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet do các bác sĩ và giới nghiên cứu Trung Quốc có mặt tại Vũ Hán thực hiện, nCoV có thể bắt đầu lây nhiễm trong cộng đồng vài tuần trước khi giới chức công bố dịch. Một bài báo trên NY Times cũng cho biết ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 12. Đến thời điểm giới chức tích cực hành động từ ngày 20/1, nCoV đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng

Pak Lee, giảng viên quan hệ quốc tế và chính trị Trung Quốc tại Đại học Kent ở Anh, đặt ra những câu hỏi về việc liệu phản ứng của Trung Quốc có bị cản trở bởi sự chậm trễ trong khâu phổ biến thông tin thông qua bộ máy chính phủ hay không. Lee nhận thấy số người chết được xác nhận tăng từ 278 lên tới 448 chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi "nỗ lực toàn diện để ngăn virus lây lan"

"Liệu đây có đơn giản chỉ là sự trùng hợp? Có cơ sở để tin rằng giới chức địa phương không tiết lộ quy mô lây nhiễm chính xác cho tới khi ông Tập truyền đi mệnh lệnh nghiêm ngặt", Lee nhận định

Giảng viên Chan ở Australia đánh giá hệ thống hành chính của Trung Quốc là chướng ngại vật trong giấc mộng tiên phong y tế của họ. "Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành mục tiêu trở thành lãnh đạo y tế toàn cầu. Để đạt được vị trí đó, một quốc gia phải quản lý hiệu quả vấn đề sức khỏe công cộng trong nước trước khi bước ra thế giới", bà nói

Theo chuyên gia này, vấn đề chính của Trung Quốc là họ không sẵn lòng thay đổi hệ thống y tế cộng đồng, gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành cũng như cách dòng chảy thông tin về sức khỏe lan truyền trong nước

"Để gây ảnh hưởng tới thế giới, Trung Quốc cần minh bạch hơn và có trách nhiệm ở mọi cấp chính quyền", Chan nêu ý kiến

Ánh Ngọc
 
Top