What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

The State Bank of Myanmar

LOBBY.VN

Administrator
Myanmar lên kế hoạch mở thị trường chứng khoán​

a48myanmar.jpg

Kinh doanh ở Myanmar thường vấp phải vấn đề tham nhũng và khung pháp lý không rõ ràng​

- Myanmar đang đàm phán với nhà điều hành sàn chứng khoán Hàn Quốc về việc thành lập thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn nước ngoài

Đây là động thái mới nhất trong một loạt các bước nhằm huy động nguồn vốn từ ngoài nước của Myanmar

Trước Myanmar, Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) đã hợp tác với Lào mở sàn giao dịch chứng khoán và hiện tại cũng đang thiết lập một thị trường chứng khoán ở Campuchia, dự kiến mở cửa vào tháng 7 tới

Ông Lee In-pyo, Giám đốc dự án sàn chứng khoán tại Campuchia cho biết: “Chúng tôi đã có cuộc thảo luận trước đó với Myanmar. Mọi điều đều có thể xảy ra”

Phát ngôn viên của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) tại Seoul nói, các đại diện của sàn này đã tới Myanmar hai lần nhưng “hiện vẫn chưa có quyết định cụ thể nào”

Myanmar là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên song tốc độ phát triển kinh tế bị cản trở do chính sách quản lý yếu kém

Tuy nhiên, những cải cách đang được tiến hành. Giới chức nước này đã tư nhân hóa hàng trăm công ty nhà nước và đang tìm cách mở rộng các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, vận tải và nông nghiệp

Myanmar đang thu hút đầu tư từ các nước láng giềng, thúc đẩy du lịch, khai thác gỗ, đá quý và dầu khí. Hiện các nguồn tài nguyên này đang được khai thác bởi 2 nhà đầu tư lớn nhất là Trung Quốc và Thái Lan

Các nhà phân tích cảnh báo, việc kinh doanh ở Myanmar thường gặp phải rất nhiều vấn đề như tham nhũng và khung pháp lý không rõ ràng

Quá trình tư nhân hóa đến nay vẫn rất mập mờ với hầu hết tài sản được chuyển giao cho các doanh nghiệp có mối quan hệ gần gũi với chính quyền quân sự
 
Myanmar chặng đường thả nổi tỷ giá đồng tiền đầy gian nan​

c7enguoiduatin13127688271158076151HinhanhcaTourDuLichMyanmaDuLichMyanmaTourMyanmaGiaReDuLichMianma.jpg

Myanmar sẽ phải đối mặt với một con đường gian nan, khó khăn để thả nổi đồng nội tệ hơn bất kì đất nước châu Á nào cũng đã từng có những bước đi tương tự

Myanmar đã lên kế hoạch sẽ thả nổi đồng tiền của mình trong ngày 01/4 tới, tiến tới sử dụng hệ thống tiền tệ một tỷ giá duy nhất

Trong vài thập kỷ trước, Đài Loan và Hàn Quốc đã loại bỏ tỷ giá cố định với đồng USD và cho phép thị trường tự do định giá đồng tiền của mình, trong khi Myanmar sẽ chỉ thả nổi đồng nội tệ trong giới hạn cho phép vào ngày 1/4 tới

Nhưng những quốc gia như Hàn Quốc hay Đài Loan khi quyết định thả nổi tỷ giá, đã được trợ giúp bởi thực tế rằng cả hai đều có thị trường tài chính và ngân hàng trong nước phát triển, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi một khi những giới hạn tỷ giá được gỡ bỏ

Trong khi đó, Myanmar, đất nước đã bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài bởi những lệnh trừng phạt, lại đang thực hiện kế hoạch thả nổi đồng tiền mà thiếu đi “tấm lưới an toàn” của hệ thống tài chính phát triển. Việc thiếu cơ sở vật chất sẽ là trở ngại lớn ngăn cản các nhà đầu tư vào nước này

Nền kinh tế Myanmar, không như Đài Loan và Hàn Quốc, là một nền kinh tế kém phát triển, không được kết nối với thị trường toàn cầu

Win Thin, người phụ trách chiến lược các thị trường mới nổi Brown Brothers Harriman tại New York cho hay: Myanmar "giống như một quốc gia cực kì sơ khai. Thực sự, nước này đang bắt đầu từ một cơ sở rất thấp"

Trong ngày 1/4 tới, Myanmar dự định để đồng nội tệ giao dịch quanh mức 800-820 kyat/USD, gần mức tỷ giá giao dịch hiện tại trên thị trường tự do, nhưng gấp hơn 100 lần so với tỷ giá chính thức ở mức 6 kyat/USD

Lộ trình này tương tự những gì Đài Loan và Hàn Quốc đã làm. Họ dần dần mở rộng phạm vi giao dịch trước khi cho phép đồng tiền được trao đổi tự do. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương ở cả hai nước vẫn tiếp tục can thiệp để đảm bảo một mức kiểm soát nhất định

Các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, vẫn đang giữ một tỷ giá tham chiếu chính thức, nhưng cho phép đồng tiền giao dịch trong một biên độ xung quanh tỷ giá tham chiếu. Ông Thin nhận xét Trung Quốc được coi là mô hình mẫu cho các nền kinh tế mới nổi tại châu Á xem xét khi quyết định thả nổi đồng tiền
 
Myanmar thả nổi đồng Kyat để cải cách chính trị​

Chính quyền Myanmar tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung công bằng, minh bạch ngày 1/4 vừa qua và quyết định thả nổi đồng Kyat

Bầu cử bổ sung

Năm 1990 Myanmar tổ chức tổng tuyển cử. Lần đó, đảng Liên minh dân tộc vì dân chủ ( NLD) thắng lớn nhưng chính quyền, cụ thể là nhóm tướng lĩnh không công nhận. Năm 1991 bà Aung Shan Suu Kyi - thủ lĩnh NLD bị cầm tù. Năm 1992, bà Suu Kyi được giải thưởng Hòa bình Nobel

Gần 20 năm sau, 2010, Myanmar lại tổ chức tổng tuyển cử. Thế nhưng, lần này ở Cộng hòa liên bang Myanmar lại bầu Hạ viện gồm 440 ghế, Thượng viện có 224 ghế. Theo Hiến pháp, 25% số ghế hạ viện (110 ghế) và 25% ghế ở thượng viện (50 ghế) thuộc về quân đội do các quân nhân bầu chọn

Đảng đoàn kết và phát triển Liên bang (do giới quân nhân đứng sau) trong bầu cử năm 2010 chiếm 78% số ghế (có một số ghế là quân nhân ttham gia USDP)

Cuộc bầu cử bổ sung ngày 1/4/2012 có lý do là: một số hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ tham gia vào chính quyền của Tổng thống Thein Sein nên bầu cử bổ sung các ghế này. Tổng cộng trống 37 ghế ở hạ viện, 6 ghế ở thượng viện, bằng 43 ghế. Trống hai ghế ở nghị viện địa phương (Myanmar có 14 nghị viện địa phương ở 7 bang, 7 vùng). Vậy cuộc bầu cử này được chọn 45 ghế

Do chiếm đa số ghế ở Quốc hội (hạ viện và thượng viện) nên USDP chủ trương tranh cử ở mức độ vừa phải, thể hiện “dân chủ”. NLD xem đây là thời cơ sau 22 năm, tạo một mốc mới nhưng cũng hiểu rằng chưa thể thay đổi quyền lực. Đại biểu của NLD tập trung ở cố đô Yaman, Madalay,…Các đảng nhỏ khác chưa có sức mạnh tham gia để tập dượt

Cuộc bầu cử diễn ra hợp lệ ngày 1/4 vừa qua. Sau một tuần sẽ có kết quả chính thức nhưng ngày 3/4, các phương tiện phát thanh truyền hình từ Thủ đô Naypyidaw của Myanmar công bố những số liệu ban đầu như sau

NLD trúng với 85% phiếu, giành 42/45 ghế, trong đó, gồm 37 ở hạ viện và 3 ở thượng viện và 2 ghế ở nghị viện địa phương. Kết quả này không ngoài dự đoán của dư luận ở trong và ngoài nước

Sự kiện mang tính sống còn: Tỉ giá mới của đồng tiền

Một sự kiện tài chính – kinh tế nhưng có tầm quan trọng mang tính sống còn với nền kinh tế nói riêng và vận hội cả nước Myanmar nói chung, là thay đổi tỉ giá Kyat. Kết quả được mong đợi là nó kéo theo đầu tư ào ạt của nước ngoài vào Myanmar, giảm bớt sức hút của các thị trường khác

Người ta hướng vào bề nổi bầu cử bổ sung mà ít nghĩ đến đổi tiền. Ngày 1/4, trong lúc mọi người đi bầu thì Nhà nước Myanmar tuyên bố thả nổi đồng tiền Kyat cho ngang giá thị trường bấy lâu nay. Từ giá cứng nhắc 1 USD = 6,4 Kyat chuyển sang 1 USD = 818 Kyat

Tỉ giá cũ đã ấn định hàng chục năm nay, dẫn đến khó khăn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, thống kê Nhà nước... Từ nhiều năm nay, giá đồng Kyat so với USD dao động từ 300, 400, 600 đến 1000 Kyat ăn 1 USD và gần đây ở mức xoay quanh 800 Kyat ăn 1 USD

Cuộc bầu cử bổ sung là một mốc trên tiến trình dân chủ hóa vốn được đề ra từ nhiều năm trước, có sự thúc đẩy nhanh hơn theo yêu cầu cả từ trong và ngoài nước

Tỷ giá Kyat so với USD là một mốc rất quan trọng. Người ta nhớ rằng từ năm 1996 – 2010, chỉ có 10 tỉ USD đầu tư vào Myanmar, khi cuối năm 2010 có Chính phủ dân sự thì đến năm 2011 đầu tư lên đến 20 tỉ USD trong một năm

Cuộc bầu cử bổ sung và chuyển tỷ giá trên sát thị trường đẩy tiến trình cải cách chính trị và kinh tế Myanmar đi nhanh hơn
 
Nhật Bản giúp đỡ Myanmar thành lập thị trường chứng khoán​

Ngày 11/4, sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Daiwa, công ty môi giới lớn thứ hai Nhật Bản cho biết, họ vừa ký một hiệp định với Myanmar về việc hỗ trợ nước này thành lập và thúc đẩy thị trường chứng khoán

TSE và bộ phận nghiên cứu của Daiwa Securities Group Inc. dự kiến sẽ ký một bản ghi nhớ với ngân hàng trung ương Myanmar trong tháng Năm tới

Theo nguồn tin từ Wall Street Journal (WSJ), quốc gia này đã lên kế hoạch xây dựng thị trường cổ phiếu mới trong năm 2015

Hiệp ước này là bước đi đầu tiên sau khi thống đốc ngân hàng trung ương Myanmar trong cuộc trả lời phỏng vấn WSJ cho biết các nhà chức trách đang chuẩn bị một cuộc cải cách rộng rãi trên toàn hệ thống tài chính lạc hậu của nước này

TSE và Daiwa đã bắt đầu những cuộc đàm phán với chính phủ Myanmar kể từ giữa năm 2010. Tuy nhiên hiệp ước này đã bị trì hoãn do Myanmar đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc chính trị và kinh tế sau khi chính phủ mới lên nắm quyền cuối năm ngoái

Sự tham gia của Nhật Bản lần này là do mối quan hệ của Daiwa và Myanmar từ những năm 1996. Năm đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Myanmar được thành lập dưới hình thức liên kết giữa Viện nghiên cứu Daiwa và Ngân hàng Kinh tế Myanmar. Tuy nhiên trung tâm này đã tỏ ra không hiệu quả khi chỉ giao dịch OTC cổ phiếu của 2 công ty bản địa
 
Việt Nam là tương lai của Myanmar ?​

Thị trường tiền tệ của Myanmar non trẻ nhất thế giới. Máy ATM đầu tiên tại đất nước này mới hoạt động được 6 tháng. Và sàn chứng khoán chỉ có duy nhất 2 công ty niêm yết

Từ khi Myanmar thả nổi tỷ giá đồng nội tệ vào tuần trước, ông Stuart Culverhouse, chuyên gia kinh tế trưởng tại Exotix, liên tục nhận được nhiều cuộc gọi từ các quỹ đầu cơ muốn rót tiền vào thị trường tiền tệ non trẻ nhất thế giới

Ông nói với họ rằng họ sẽ cần phải chờ đợi: Cuối cùng Myanmar cũng đã có một hệ thống tiền tệ hoạt động bình thường thế nhưng người nước ngoài và nhà đầu tư vẫn chưa được tiếp cận. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong ngày thứ Tư khẳng định sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt áp dụng với Myanmar

Thế nhưng ngay cả nếu các biện pháp trừng phạt của phương Tây được giỡ bỏ, Myanmar hiện vẫn duy trì nhiều quy định điều tiết hạn chế nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tiền tệ trên thị trường hoặc đầu tư vào Myanmar mà không có sự chấp thuận. Giới quan sát cho rằng chính phủ có thể không thay đổi các quy định cho đến năm 2015 bởi đang cố gắng thu hút nhà đầu tư

Chủ nhật vừa qua, chính phủ Myanmar chính thức bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định của chính phủ, đưa ra giá trị mới của đồng kyat ở mức tỷ giá 818 kyat/USD và cho phép giao dịch tự do. Đồng kyat sẽ hoạt động dưới chế độ tỷ giá thả nổi, giống như đồng won Hàn Quốc hay đồng rupee của Ấn Độ, cụ thể giá trị của đồng tiền sẽ được quyết định bởi biến động trong ngày nhưng Ngân hàng Trung ương sẽ vẫn có thể can thiệp để điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết

Hiện chưa có nhiều loại tài sản để mua tại Myanmar, ngay cả nếu Myanmar thay đổi các quy định. Thị trường nợ Myanmar còn chưa phát triển, thị trường chứng khoán chỉ có duy nhất 2 công ty niêm yết và cổ phiếu nhóm công ty này hiếm khi được giao dịch. Chủ yếu các công ty châu Á đầu tư vào Myanmar, vào dự án hạ tầng hay năng lượng

Theo ông David Grayson, người đứng đầu Auerbach Grayson & Co, một công ty môi giới toàn cầu chuyên về các thị trường sơ khai, cho biết Yoma Strategic Holdings, một công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore, là một trong số ít nhà đầu tư có thể tiếp cận được với Myanmar

Ông Grayson chỉ ra: “Hiện chưa có cơ chế cho đầu tư nước ngoài vào Myanmar. Thế nhưng ai cũng chờ đợi điều đó”

Việc cải tổ chế độ tỷ giá cho thấy chính phủ Myanmar thực sự nghiêm túc về chính sách cải tổ chính trị và kinh tế, đồng thời muốn các biện pháp trừng phạt bị giỡ bỏ, mở cửa đối với thị trường quốc tế

Nếu thành công, Myanmar sẽ có thể gia nhập nhóm thị trường mới nổi tăng trưởng tốt như Thái Lan hay Việt Nam. Báo cáo tháng 1/2012 của IMF nhận định Myanmar có thể trở thành cường quốc kinh tế sơ khai mới tại châu Á

Nhà đầu tư cho rằng Việt Nam có thể mang đến cho người ta dự báo về tương lai của Myanmar. Cuối thập niên 1980, kinh tế Việt Nam rất khó khăn sau nhiều năm chiến tranh và không tiếp cận với thị trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã theo đuổi chính sách cải tổ chính trị và kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thập kỷ qua thuộc nhóm cao nhất thế giới

Chính phủ Myanmar đang cân nhắc cho phép ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Myanmar và có kế hoạch mở cửa thị trường chứng khoán mới cũng như thị trường trái phiếu sôi động hơn vào năm 2015

Chính phủ Mỹ mới đây đã tuyên bố sẽ giỡ bỏ một số biện pháp hạn chế chống Myanmar để khuyến khích chính phủ này cải tổ hơn nữa

Thế nhưng trên đường phố Yangon, thủ đô của Myanmar, tình hình dường như không đổi khác nhiều. Du khách vẫn đổ xô đến các quầy đổi tiền trên phố và vác theo hàng đống tiền kyat. Máy ATM đầu tiên tại Myanmar bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2012

Nhiều ngân hàng địa phương bắt đầu tuân thủ quy định của chính phủ, đưa ra mức tỷ giá gần sát với tỷ giá tham chiếu. Thế nhưng các quầy đổi tiền trên phố vẫn đưa ra mức tỷ giá 780 kyat/USD, không ít du khách thất vọng tràn trề, đặc biệt những người biết về mức tỷ giá 818 kyat/USD
 
Nhật xóa nợ 3,7 tỷ USD và nối lại ODA cho Myanmar

Theo AFP, Nhật Bản sẽ xóa 300 tỷ yen (3,7 tỷ USD) nợ cho Myanmar và có kế hoạch nối lại viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á này

Tờ Asahi Shimbun đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda dự kiến sẽ công bố kế hoạch xóa nợ trên trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Myanmar Thein Sein vào ngày 21/4 tới

Tờ báo viết: "Sau khi xóa khoản nợ trên, Nhật Bản có kế hoạch nối lại các khoản vay chính thức bằng đồng yên cho nước này lần đầu tiên sau 25 năm"

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản từ chối xác nhận thông tin trên, song lại nói: "Đúng là hai nước đang thảo luận về vấn đề nợ cũng như các kế hoạch tiến tới nối lại Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Myanmar"

Chuyến thăm của ông Thein Sein (từ 20-24/4) là chuyến công du đầu tiên tới Nhật Bản của một nguyên thủ Myanmar trong 28 năm qua
 
Máy ATM – Điều kỳ diệu mới của các ngân hàng Myanmar​

tai-xuong-5.jpg

Khi Myanmar mở cửa sau 5 thập kỷ, đất nước vốn chỉ dùng tiền mặt này đã tìm được phương án thay thế - những chiếc thẻ nhựa

Các ngân hàng tư nhân của Myanmar đã bắt đầu cho ra mắt các máy ATM trong vài tuần gần đây, hứa hẹn sẽ thay đổi tương lai của đất nước mà người dân thường kéo theo bao tải và va li đựng đầy tiền mặt khi đi đến ngân hàng. Kể cả một số công ty lớn và các phòng ban của chính phủ cũng ưa thích sử dụng tiền mặt. Giờ đây, những kế hoạch đầy tham vọng đang được vạch ra

Hệ thống ngân hàng Myanmar là một trong những hệ thống lạc hậu nhất thế giới sau nhiều năm bị áp đặt các chính sách cấm vận. Việc chuyển tiền ra nước ngoài thường phải thông qua sự trợ giúp của hawala – hình thức chuyển tiền nguyên thủy của châu Á với các tổ chức chuyển tiền trôi nổi

Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, các ngân hàng đã giới thiệu hệ thống ngân hàng điện tử cơ bản mặc dù vẫn có một số giới hạn. Máy ATM của các ngân hàng không được kết nối với nhau và không thể giao dịch trực tuyến. Mặc dù lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu đã được tạm dừng, các ngân hàng Myanmar vẫn không thể kết nối với các ngân hàng trên toàn thế giới

Theo Maung Maung Win, một trong hai phó thống đốc ngân hàng nhà nước Myanmar, trong vòng 2 tháng tới, NHTW sẽ thành lập một phòng ban mới chuyên trách xây dựng hệ thống thẻ ghi nợ cho phép các ngân hàng chia sẻ máy ATM với nhau và cung cấp các dịch vụ đa dạng

Trong những năm 1950, đã có một số ngân hàng địa phương và nước ngoài hoạt động ở Myanamar, tuy nhiên, sau cuộc hỗn loạn quân sự năm 1962, các ngân hàng bị dẹp bỏ khi đất nước này tiến tới kinh tế xã hội chủ nghĩa. Năm 1988, nền kinh tế thị trường quay trở lại và đến năm 1992 các ngân hàng tư nhân được phép hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài bắt đầu mở văn phòng đại diện với hi vọng kinh doanh trên đất nước giàu tài nguyên có dân số 60 triệu người

Tuy nhiên, trong năm 2003 các vụ gian lận của khu vực ngân hàng khiến 3 ngân hàng sụp đổ. Hoạt động rửa tiền từ đó đã giảm dần nhưng hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong đó có các qui định giới hạn khiến các ngân hàng nước ngoài chỉ có thể nghiên cứu tại các văn phòng đại diện mà thôi

Có 17 ngân hàng nước ngoài vẫn duy trì các văn phòng như vậy tại Myanmar. Con số tăng lên khoảng 40 vào đầu những năm 2000 và tiếp tục tăng lên trong vài tuần trở lại đây

Theo Maung Maung Win, các ngân hàng Nhật Bản quan tâm nhiều nhất đến khu vực ngân hàng của Myanmar. Hai ngân hàng của Nhật Bản là Mitsubishi và Sumitomo cùng với United Overseas Bank đến từ Singapore và một số ngân hàng khác của Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ cũng tỏ ra hứng thú

Sớm nhất là đầu năm 2013 hoặc chậm nhất là đến năm 2015, các ngân hàng nước ngoài có thể được phép mở các ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh tại Myanmar, phụ thuộc vào luật đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và kết quả của các cải cách ở Myanmar

Cùng lúc này, các ngân hàng nội địa cũng đang ráo riết gia tăng dịch vụ trước khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Irrawaddy Bank thuộc sở hữu của tập đoàn Zaw Zaw's Max mới được thành lập cách đây 2 năm nhưng đang đặt mục tiêu mở rộng qui mô với 45 chi nhánh và 1.500 nhân viên trong năm tới. Ngân hàng này hiện đang có 20 chi nhánh với 970 nhân viên
 
Hai định chế tài chính hàng đầu thế giới đồng loạt tiến vào Myanmar​

my.jpg

Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tuyên bố thiết lập văn phòng tại Myanmar

Đây được xem là một bước tiến quan trọng mới trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Myanmar với phương Tây, cũng như với những nỗ lực cải cách ở nước này

Thông cáo báo chí ngày 1/8 của WB cho biết, tổ chức này đang đẩy mạnh hỗ trợ Myanmar cải cách, đồng thời mở văn phòng quốc gia tại nước này. Ngoài ra, WB cũng dự kiến một khoản viện trợ không hoàn lại 85 triệu USD để giúp người dân Myanmar thông qua các dự án đầu tư vào trường học, đường xá, nước sạch…

"Chúng tôi cam kết tham gia xóa đói giảm nghèo. Văn phòng mới mở tại Myanmar sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận được với một số những người nghèo nhất ở Đông Á. Họ đã bị tách biệt khỏi nền kinh tế toàn cầu quá lâu và việc họ nhận được lợi ích thực sự từ cải cách của chính phủ là rất quan trọng", ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, phát biểu

Theo tin từ Wall Street Journal, văn phòng của WB tại Myanmar đã được mở tại một trung tâm thương mại ở Yangon vào ngày 1/8

Cùng với việc mở văn phòng và xem xét viện trợ không hoàn lại cho Myanmar, WB tuyên bố, quốc gia này sẽ đủ tiêu chuẩn để được cấp vốn vay không lãi suất từ Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA), một quỹ của WB dành cho các quốc gia nghèo nhất, một khi Myanmar trả hết số tiền 397 triệu USD còn thiếu nợ WB

Bà Pamela Cox, Phó chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng, WB sẽ không xóa nợ cho Myanmar, nhưng sẽ dàn xếp để Myanmar tìm được vốn vay để giải quyết số nợ này. Dự kiến, đến tháng 10 năm nay, WB sẽ hoàn thành một chiến lược tạm thời nhằm định hướng các hoạt động tương lai ở Myanmar

Cùng với WB, ADB cũng vừa mở văn phòng ở Myanmar. Trong thông cáo báo chí ngày 1/8, định chế tài chính này cho biết đã tiến thêm một bước nữa theo hướng tái hòa nhập với Myanmar thông qua mở văn phòng và cử nhân viên đến quốc gia này

Ông Stephen P. Groff, Phó chủ tịch ADB phụ trách các khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương phát biểu: “Thiết lập văn phòng ở Myanmar cho phép chúng tôi tăng cường hiểu biết của mình về những thách thức đối với quốc gia này, và cách tốt nhất để hỗ trợ nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững”

“Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, với 1/4 trong số 60 triệu dân của quốc gia này đang sống trong đói nghèo, 3/4 dân số không được sử dụng điện. Mặc dù quốc gia này cho thấy đã sẵn sàng cho một thời kỳ tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn cần phải thực hiện cải cách hơn nữa và phải thận trọng cân bằng tăng trưởng với sự bền vững nhằm hiện thực hóa các tiềm năng và giảm nghèo trên diện rộng”, ADB nhận định

WB và ADB đã rút khỏi Myanmar từ hàng chục năm qua, do áp lực từ Mỹ và các nhà lãnh đạo toàn cầu khác muốn gây sức ép đối với chính quyền quân sự ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính vào năm 1962

Myanmar là thành viên của Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), một đơn vị của WB, từ năm 1952. Từ năm 1987, WB đã không phê duyệt thêm khoản vay mới nào cho nước này. Năm 1998, Chính phủ Myanmar tuy đã nợ quá hạn, nhưng vẫn là một thành viên của WB

Tương tự, từ năm 1988, ADB đã không có hoạt động ở Myanmar, mặc dù quốc gia này là một thành viên trong chương trình Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đã tham gia các hoạt động khu vực được ADB tài trợ trong suốt 20 năm qua

Sau khi chính quyền dân sự lên nắm quyền lực ở Myanmar từ năm ngoái và thực hiện mạnh mẽ các cải cách kinh tế và xã hội, Mỹ và các nước phương Tây đã bắt đầu nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Myanmar. Gần đây nhất, Mỹ đã bỏ lệnh cấm các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Myanmar. Cũng chính Washington đã nhất trí để WB, ADB và một số định chế đa phương khác tái khởi động một số hoạt động ở Myanmar

Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng cùng một thị trường tiềm năng chưa được đánh thức, Myanmar đang được xem là sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài

An Huy
 
Myanmar được xóa nợ hàng tỉ đôla​

- Quốc gia này vừa được Nhật Bản xem xét xóa khối nợ tới 3,7 tỉ USD, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đồng ý miễn khoản nợ gần 1 tỉ USD

593382_zps784cab2c.jpg

Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Koriki Jojima (phải) bắt tay người đồng cấp Myanmar Win Sein hôm 11-10​

AP ngày 11-10 cho hay lãnh đạo tài chính khối G7 trong cuộc họp hằng năm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và WB tại Tokyo đã đưa ra các giải pháp xóa nợ và viện trợ cho Myanmar

Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Koriki Jojima cho biết Nhật Bản sẽ gia hạn cho Myanmar khoản nợ chưa trả 6 tỉ USD và miễn 60% số nợ trên, tương đương 3,7 tỉ USD. Họ sẽ dùng các khoản vay tạm thời từ các ngân hàng Nhật Bản để dần giúp Myanmar xóa những khoản nợ này

Ngoài ra, Nhật Bản sẽ tiếp tục viện trợ Myanmar trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, cảng và phát triển nông thôn

Ngân hàng ADB tuyên bố xóa khoản nợ 500 triệu USD và WB cũng đồng ý miễn nợ 450 triệu USD cho Myanmar

Mỹ đã nhất trí cho phép các tổ chức tài chính quốc tế như WB tạo điều kiện cho Myanmar vay nợ và xóa bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt trong hàng thập kỷ qua, khi Myanmar vẫn còn dưới chế độ cai trị của quân đội

Các quyết định này sẽ giúp Myanmar vượt qua được những khó khăn kinh tế để thực hiện cải cách. Bộ trưởng tài chính Myanmar Win Shein cho hay họ đã lên kế hoạch quản lý kinh tế vĩ mô trong sạch như thiết lập hệ thống ngân hàng hiện đại, thị trường hối đoái và cải cách ngân sách quốc gia

Tổng thống Myanmar Thein Sein năm 2011 đã đưa ra các cải cách chính trị và kinh tế sau khi Myanmar trải qua gần nửa thế kỷ nằm dưới chế độ cai trị quân sự. Hiện mục tiêu lớn của họ là thu hút đầu tư nước ngoài để tăng năng suất cho nông nghiệp và xây dựng các ngành công nghiệp

Phan Anh
 
Nhật chạy đua với Trung Quốc ở thị trường Myanmar
Nhật đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Myanmar thông qua viện trợ và đầu tư với mức độ tương đương với vốn đầu tư Nhật đổ vào Myanmar vào thời kỳ đỉnh cao kinh tế Nhật (thập niên 1980)

Theo hãng tin Reuters, ngày 13-10 tại Tokyo (Nhật), trong cuộc họp báo bên lề hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch WB Jim Yong Kim cam kết đến đầu năm 2013 sẽ có chương trình giúp đỡ Myanmar xóa nợ

WB đã ngừng cho Myanmar vay từ năm 1987 trong khi Myanmar vẫn còn nợ 400 triệu USD. Đến nay Myanmar vẫn còn nợ gần 7,7 tỉ USD của các chủ nợ lớn, trong đó có Nhật, Ngân hàng Phát triển châu Á, Câu lạc bộ Paris. Chủ nợ chính của Myanmar là Nhật với khoản nợ 6,3 tỉ USD

Hồi tháng 4, Nhật đã cam kết xóa nợ cho Myanmar 3,8 tỉ USD. Mới đây Nhật cam kết tiếp tục cho Myanmar vay với lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi (0,01% trong 50 năm, trả dần sau khi vay 10 năm) và hỗ trợ Myanmar kết nối với các định chế tài chính quốc tế

Theo báo New York Times (Mỹ), sau khi Myanmar cải cách triệt để, trong nhiều nước nâng cấp quan hệ ngoại giao và thương mại với Myanmar (thị trường 60 triệu người tiêu dùng), Nhật tiếp cận Myanmar toàn diện hơn hết

Nhật đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Myanmar thông qua viện trợ và đầu tư với mức độ tương đương với vốn đầu tư Nhật đổ vào Myanmar vào thời kỳ đỉnh cao kinh tế Nhật (thập niên 1980)

Tại Yangon, các kỹ sư Nhật đang chuẩn bị kế hoạch tái thiết toàn bộ mạng lưới giao thông, cấp nước, viễn thông, mạng Internet và khôi phục bốn nhà máy điện. Nhật cũng chuẩn bị xây dựng một khu công nghiệp lớn và một thành phố vệ tinh ở ngoại ô Yangon

Ông Masahiko Tanaka, trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật, cho biết chiến lược toàn diện của Nhật là triển khai đến Nhật toàn bộ tập đoàn công nghiệp Nhật. Ông nhận xét trong 20 năm qua, Nhật chưa hề có một chiến lược nào quy mô như thế

Báo New York Times nhận định với quyết định giao các phần quyết định trong công cuộc quy hoạch và kiến thiết đất nước cho Nhật, Myanmar đang dần dần mở rộng chọn lựa ngoài Trung Quốc vốn là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar trong những năm qua

Chuyên gia Sean Turnell tại ĐH Macquarie (Úc) nhận định Myanmar sẽ trở thành chiến trường chiến lược giữa Nhật và Trung Quốc trong cuộc chiến tìm kiếm ảnh hưởng ở châu Á

Trung Quốc và Nhật có mối quan tâm khác nhau ở Myanmar. Nhật muốn tận dụng nhân công rẻ của Myanmar để mở rộng mạng lưới nhà máy từ Thái Lan và Indonesia sang Myanmar. Trong khi đó, Trung Quốc quan tâm khai thác tài nguyên thiên nhiên của Myanmar như khí đốt, đá quý, gỗ, cao su, thủy điện

Với mục đích đầu tư như thế, làn sóng phản ứng Trung Quốc ở Myanmar đã bột phát trong thời gian qua do lo ngại Trung Quốc chiếm đoạt tài nguyên. Bằng chứng là các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc khai thác mỏ đồng gần Monywa và Myanmar quyết định ngưng dự án xây dựng đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư

Giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu CARI (Malaysia) John Pang nhận định Myanmar ưu tiên cho nhà đầu tư Nhật chủ yếu vì Nhật tiếp cận Myanmar với chủ trương xây dựng niềm tin khiến Myanmar cảm thấy không bị đe dọa như với Trung Quốc
 
Myanmar chuẩn bị mở TTCK

6027410.jpg

Ngày 24/10/2012, Phó Chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đoan Hùng có buổi tiếp Đoàn công tác NHTW Myanmar do bà Daw Thida Myo Aung, Phó Tổng vụ trưởng NHTW Myanmar dẫn đầu

Ngày 24/10/2012, Phó Chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đoan Hùng có buổi tiếp Đoàn công tác Ngân hàng Trung ương Myanmar do bà Daw Thida Myo Aung, Phó Tổng vụ trưởng Ngân hàng Trung ương Myanmar dẫn đầu cùng đại diện các cán bộ Ngân hàng Trung ương Myanmar, Bộ Tài chính và Ngân khố, đại diện một số ngân hàng Myanmar

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Nguyễn Đoan Hùng đã giới thiệu với Đoàn tổng quan quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban Chứng khoán, sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam đến thời điểm hiện tại cũng như định hướng, kế hoạch phát triển Thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới

Về phần mình, bà Daw Thida Myo Aung cảm ơn Phó Chủ tịch đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời chia sẻ một số thông tin về thị trường Myanmar. Hiện tại, Chính phủ Myanmar đang xem xét các điều kiện để thành lập Thị trường chứng khoán

Do đó, Myanmar rất quan tâm tới những kinh nghiệm Việt Nam đã tích lũy được trong quá trình phát triển Thị trường chứng khoán, đặc biệt là vấn đề tạo kênh huy động vốn cho Chính phủ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán

Với những nỗ lực thực thi cải cách mở cửa mạnh mẽ của Chính phủ, nền kinh tế Myanmar đã đạt được một số kết quả tích cực. Trong 5 tháng đầu năm 2012, Myanmar đã thu hút trên 408 triệu USD trong 20 dự án tới từ 10 nước và vùng lãnh thổ

Theo dự báo của ADB, Myanmar có thể đạt mức tăng trưởng GDP 7-8%/năm trong vòng ít nhất một thập kỷ nữa và trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2030

Tính từ năm 1988 đến tháng 6/2012, đã có 477 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Myanmar, chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, khai khoáng, xây khu công nghiệp, du lịch và khách sạn, chăn nuôi, ngư nghiệp và vận tải. Ngành tài chính – ngân hàng cũng đang là lĩnh vực có nhiều cải cách mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm lớn của các tổ chức tài chính nước ngoài
 
Myanmar cải tổ Ngân hàng Trung ương
Cho đến nay, Ngân hàng Trung ương Myanmar chỉ giữ vai trò "in tiền" để bù vào thâm hụt ngân sách của Chính phủ

Ngày 11/7, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã ký ban hành luật mới về cải tổ Ngân hàng Trung ương Myanmar. Đây là bước đi cải cách mới nhất của chính quyền Naypyidaw nhằm tăng cường lòng tin vào nền kinh tế nước này

Mặc dù chi tiết của đạo luật mới chưa được công bố, nhưng theo giới chức Myanmar, Ngân hàng Trung ương Myanmar sẽ trở thành một cơ quan độc lập, không trực thuộc Bộ Tài chính. Cho đến nay, Ngân hàng Trung ương Myanmar chỉ giữ vai trò "in tiền" để bù vào thâm hụt ngân sách của Chính phủ

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, Chính phủ bán dân sự Myanmar đã thực hiện một loạt cải cách về thể chế và kinh tế

Năm 2012, Naypyidaw đã cải cách hệ thống ngoại hối phức tạp của nước này nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. Hiện nhiều công ty nước ngoài đang đổ tới Myanmar để tìm kiếm cơ hội đầu tư sau khi Mỹ và các nước phương Tây dỡ bỏ phần lớn các lệnh trừng phạt quốc gia Đông Nam Á này
 
Myanmar sẽ có sàn chứng khoán trong năm nay


Cuối tháng này, sàn sẽ chạy thử với sự trợ giúp của một công ty IT

Ngày 15/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Myanmar Maung Maung Thein khẳng định thị trường chứng khoán Myanmar sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay. Các thông báo trước đó cho rằng sàn chứng khoán Myanmar sẽ ra mắt vào năm 2015. Tuy nhiên, nhiều hoạt động chuẩn bị cho sự kiện này đã được thực hiện

NHTW Myanmar đang phối hợp với Viện nghiên cứu Daiwa và Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Cuối tháng này, sàn sẽ chạy thử với sự trợ giúp của một công ty IT

Cũng theo Maung Maung Thein, Luật Giao dịch chứng khoán đang được trình lên Hạ viện. Một thời gian ngắn sau khi luật được thông qua, sàn giao dịch chứng khoán sẽ được hình thành

Ông Maung Maung Thein cũng cho biết một ủy ban đã được thành lập để đảm bảo việc ra mắt sàn giao dịch được thuận lợi.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Hla Maung, sẽ là một sự ngạc nhiên nếu như sàn chứng khoán Myanmar được thành lập vào cuối năm nay

Sàn chứng khoán ra đời càng sớm thì càng tốt. Tuy nhiên, đây là một thị trường tài chính và do đó phải có các công ty đại chúng có thể bán cổ phiếu

Nếu không, thị trường yếu ớt và sẽ gặp thất bại. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng các công ty Myanmar sẽ gặp rất nhiều khó khăn với vấn đề về thuế

Tiến sĩ Aung Thura, CEO của Thura Swiss Company và là người cung cấp dịch vụ nghiên cứu kinh tế cho các công ty đại chúng ở Myanmar, nhận định các công ty mới nổi như KBZ và AGD sẽ gia nhập vào TTCK chứ không phải là những công ty hiện đã là công ty đại chúng. Hiện nay, ở Myanmar chỉ có hai công ty đại chúng đăng ký trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Myanmar (MSEC)

Trong khi đó, một nhà nghiên cứu kinh tế quốc tế cho rằng người dân Myanmar nên được phổ biến kiến thức về TTCK trước khi sàn chứng khoán ra đời và điều đó sẽ giúp giai đoạn đầu suôn sẻ hơn

Sàn giao dịch sẽ được đặt ở gần Bandoola Garden – nơi ngân hàng Myawaddy đang đặt trụ sở

Minh Anh
 
Pháp thỏa thuận xóa nợ 550 triệu USD cho Myanmar
Tương đương 50% tổng số nợ

Ngày 31/7, Pháp đã ký một thỏa thuận với Myanmar xóa 550 triệu USD, tương đương 50% trong tổng số 1,1 tỷ USD mà Myanmar nợ nước này

Việc giảm nợ sẽ giúp quốc gia Đông Nam Á ổn định và phát triển kinh tế theo tiến trình cải cách

Thỏa thuận này được Bộ trưởng Tài chính Myanmar U Win Shein và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq ký tại Naypyidaw ngày 31/7 theo tinh thần cuộc họp của Câu lạc bộ Paris hồi đầu năm nay

Cũng theo thỏa thuận, khoản nợ còn lại 550 triệu USD của Myanmar sẽ được trả trong 15 năm với lãi suất 2%

Myanmar và các nước chủ nợ của Câu lạc bộ Paris đã đạt được thỏa thuận tại Paris ngày 25/1 về cách xử lý toàn diện nợ quốc tế của nước này, theo đó Myanmar được giảm nợ gần 6 tỷ USD, tương đương 60% tổng nợ của nước này từ các nước chủ nợ Câu lạc bộ Paris
 
Top