What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Việt Kiều tại Myanmar

thoidaianhhung

Administrator
Việt kiều ở Myanmar đau đáu nỗi nhớ quê​

Dù thực tế mỗi năm có hàng chục nghìn kiều bào về quê ăn Tết, song vẫn có người bao nhiêu năm chỉ mơ cầm tấm vé trên tay để được một lần trở về. Mong được một lần đặt chân lên mảnh đất quê hương, nhưng ước mơ cháy bỏng ấy vẫn chưa thành sự thật…


Có ai đó nói, kiều bào về thăm quê hương không phụ thuộc vào túi tiền, mà là việc họ có thu xếp được hay không. Câu chuyện mà Đất Việt ghi nhận được ngày cuối năm không hẳn như thế.


Hai cha con bác Trí, Việt kiều ở Myanmar, tại buổi chia tay​


Nơi chỉ có 80 người gốc Việt


Thật tình cờ, trong một lần đến công tác ở Myanmar, tôi gặp những người Việt “hiếm hoi” đang sống ở đây. Nói là hiếm hoi, vì nếu năm 1990 - 1994, ở Myanmar có khoảng 500 người Việt Nam sinh sống, thì hiện nay, con số này theo Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài chỉ còn có 80 người. Buổi tiệc chia tay trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Đại sứ Trần Văn Tùng thiết tha mời một số bà con đại diện đến tham dự. Bữa ấy, chỉ có khoảng chục Việt kiều, nhưng không phải tất cả đều ở Rangon, nơi đặt trụ sở đại sứ quán. Nhiều người phải đến từ ngày hôm trước, vì ở cách Rangon cả 100 km. Đại sứ Tùng giới thiệu với tôi từng người một, và nói: “Hầu hết bà con ở đây đều nghèo, nhưng cái tình với quê hương thì đậm đà lắm”.

Việt kiều tại Myanmar đều nhập quốc tịch nước sở tại, hầu hết là thế hệ thứ hai, có cha mẹ là người Việt đến sống ở đây từ trước và sau năm 1945. Năm 1960, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, hàng chục nghìn người trở về xây dựng đất nước. Số còn lại định cư tới bây giờ.

Theo bác Trí, năm nay gần 60, bố mẹ bác đều là người Việt Nam lưu lạc đến Myanmar đã lâu, sinh ra bác tại đây. “Ngần này tuổi rồi, nhưng tôi chưa một lần được về thăm quê hương, dù trong lòng rất muốn”, bác Trí nói, với ánh mắt đau đáu, khiến người ngồi đối diện không dám hỏi thêm, sợ chạm vào nỗi buồn của bác (và cả nhiều người khác nữa). Nghèo, đó chính là điều khiến cho ước mơ về quê cha đất tổ cứ vời vợi mãi trong lòng. Hôm đó, bác và cả con trai, con dâu và các cháu của mình cùng đến chia tay đại sứ Tùng.

Con trai bác Trí, người duy nhất trong tổ đánh cá của anh còn sống sót sau cơn bão Nargis lịch sử hồi tháng 5/2008, nói anh nhất định sẽ cùng cha về thăm Việt Nam khi điều kiện cho phép. Đại sứ Tùng dặn dò các cộng sự của mình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con có đủ giấy tờ khi về nước.


Ước mơ vẫn là uớc mơ

Có lẽ sau hơn 40 năm, kể từ năm 1960 khi kiều bào tại Myanmar và các nước khu vực như Thái Lan, Lào… về nước theo lời kêu gọi của Bác Hồ, thì đến nay, số người Việt ở Myanmar có điều kiện về thăm quê chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong số những người tôi gặp hôm ấy, chỉ có duy nhất chú Hùng đã về Việt Nam. Về đến quê hương, nhưng chú không còn nhớ được cha mẹ mình ngày xưa sinh sống nơi nào. Thế nhưng vậy cũng là hơn những người bà con của bác ở Myanmar.

Chú Hùng nói tiếng Myanmar, tiếng Anh thành thạo, nhưng riêng tiếng Việt thì lâu ngày quá, không dùng, chú đã quên hết. Mãi đến đầu năm 2005, chú mới bắt đầu học lại. Chỉ trong 6 tháng tự mày mò, tiếng Việt của chú đã khá chuẩn. Chú nói: “Hầu hết bà con tại đây không thể nói được tiếng Việt, nên chúng tôi rất muốn mở lớp dạy, nhưng vì mọi người sinh sống rải rác, nên không có điều kiện”. Rồi chú quay sang nói bằng tiếng Anh, để mọi người cùng nghe: “Tuy vậy, trong trái tim tất cả chúng tôi đều luôn ghi nhớ mình là người Việt Nam”. Chị Phượng ngồi bên cạnh (phải khó khăn lắm mới phát âm được tên mình), gật đầu xác nhận điều này.

Buổi chia tay diễn ra trong không khí thật bịn rịn. Tôi nhận thấy, những bà con Việt kiều ở đây muốn thông qua Đại sứ Tùng gửi gắm tình cảm của mình về quê hương và ước mong một ngày nào đó họ có điều kiện đặt chân lên mảnh đất cha ông
 
Lập nghiệp ở Myanmar​

- Người Việt ở Myanmar chỉ là một “tiểu cộng đồng” vì ngoài số ít sang làm ăn, các nhà sư sang học tập, số định cư lâu năm chỉ vài chục hộ nhưng họ đều thành đạt.

Những gia đình kiều bào định cư lâu năm mấy thế hệ trên đất nước chùa vàng này hiện chủ yếu ngụ ở các TP lớn như Yangon, Mandalay... Dù ít ỏi nhưng những gia đình Việt kiều vẫn có truyền thống giữ mối liên lạc thường xuyên với nhau và quan tâm đến tin tức quê nhà.

Thành đạt nhờ cần cù

Ông Min Shan, ngụ ở Dagon Township, TP Yangon, là thế hệ thứ hai. Cha ông của ông theo dòng người di tản từ VN sang Lào rồi qua Myanmar cách đây gần 60 năm, thời kỳ VN đang bước vào cao điểm cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông được cha mẹ đặt tên Việt là Nguyễn Hùng nhưng ít ai biết. “Để hòa nhập, thích nghi được với người dân địa phương, hầu như tất cả người Việt đều đã đổi tên, họ theo người bản địa. Mọi giao tiếp, sinh hoạt, trang phục, ngôn ngữ đều sửa đổi cho giống người Myanmar” - ông Shan giải thích.

Từ thế hệ đầu tiên qua Yangon định cư, mưu sinh với nghề bán nước mát, trà đá rồi trầu têm cho dân địa phương, mấy mươi năm sau gia đình ông Shan đã sở hữu trong tay ba cửa hàng lớn buôn bán hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng cùng hai cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Ông Shan hiện đã có dâu, rể người Myanmar và ba cháu nội. Hai người con của ông đều là giám đốc các công ty thương mại lớn ở Mandalay, TP lớn thứ hai của đất nước. Ông Shan khoe người Myanmar gốc Việt tuy rất ít nhưng hầu hết đều thành đạt và giàu có sau thời gian lập nghiệp khó khăn ban đầu. “Do cần cù, siêng năng lại nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cơ nên bà con kiều bào thích nghi nhanh và có thể làm ăn khấm khá tại vùng đất đầy khép kín nhưng có nhiều cơ hội cho những người biết làm ăn”.

Theo lời ông Shan, tại TP Yangon, người Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng hầu hết đều là những “đại gia”. Nhiều người là ông “trùm” trong các lĩnh vực thương mại, xây dựng, kinh doanh vàng bạc, đá quý, bất động sản...

Ông Soc Than, một doanh nhân thành đạt ở TP Mandalay, kể vui rằng hầu như cả người Myanmar và người VN sang đây du lịch, làm ăn ngắn hạn đều không biết ông có tên khác là Lê Đức Bình. Ông phân trần: “Sống ở nơi thường xảy ra biến động nên ít ai muốn nhận mình là người nước ngoài”. Gia đình ông từ Nghệ An sang đây lập nghiệp hơn 50 năm trước, đến nay đã là thế hệ thứ ba.

Ông Than hiện là chủ cơ sở lớn chuyên mua bán, kinh doanh “đặc sản” đá quý nổi tiếng của xứ sở được mệnh danh là “xứ ngọc” này. “Thỉnh thoảng tôi về VN thăm lại quê hương, lo công việc làm ăn của mình. Đi lặng lẽ, về cũng lặng lẽ với tên họ Myanmar vì không muốn phiền hà. Ở VN tôi không còn bà con thân thích nhưng vẫn thích về bởi trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ về quê hương, gốc gác của mình”.

“Quê hương trong tim”

Đó cũng là tâm sự chung của bà con kiều bào tại vùng đất chùa vàng, chùa bạc xa xôi. Ông Shan bộc bạch: “Quê hương luôn ở trong tim của mình. Ba tôi vẫn dạy chúng tôi như vậy từ những ngày đầu sang đây lập nghiệp. Tình cảm đó luôn được giữ mãi đến bây giờ”. Ông bảo trong sinh hoạt gia đình, bà con kiều bào vẫn nói chuyện bằng tiếng Việt, nấu các món ăn truyền thống của người VN...

Con cháu thế hệ thứ ba, thứ tư vẫn được ông bà, cha mẹ dạy tiếng Việt, phong tục, tập quán của người VN... “Gia đình nào có con dâu, con rể là người địa phương đều được chúng tôi chỉ dạy về truyền thống của người VN để nhập gia tùy tục” - ông Than nói. Theo ông Than, dù số lượng ít, sống rải rác nhưng các hộ kiều bào vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau. Thỉnh thoảng vào dịp lễ, tết truyền thống của người Việt, họ vẫn điện thoại, gặp gỡ, họp mặt, bàn luận, hỏi thăm nhau về tin tức ở quê nhà.

Trong đợt bão Nargis tháng 5-2008, bà con kiều bào sinh sống ở Myanmar đã giữ liên lạc thường xuyên với nhau để kịp thời giúp đỡ nếu có người gặp khó khăn. Mỗi khi có người Việt sang đây làm ăn, học tập, “tiểu cộng đồng” người Việt đều sẵn sàng mở lòng hỗ trợ, giúp đỡ.

Cũng như bao nhiêu người Myanmar khác có truyền thống đi chùa hằng ngày cầu nguyện cho đất nước được thanh bình, gia đình và bản thân được hạnh phúc, ông Shan nói mỗi ngày đến ngôi chùa Vàng Shwe Dagon cầu nguyện, ông vẫn không quên cầu nguyện cho quê hương VN của mình luôn thanh bình và phát triển. “Đó cũng là ước nguyện chung của kiều bào trên vùng đất Phật này với quê hương” - ông khẳng định như vậy
 
Hội chợ triển lãm thương mại - dịch Sài gòn
Khảo sát thị trường tại Myanmar 2012​

- Được sự chấp thuận của bộ Công thương Việt Nam, bộ Thương mại Myanmar và sự chỉ đạo của UBND TP.HCM, trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) sẽ tổ chức hai chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đồng thời tìm kiếm nhà phân phối và đối tác tại Myanmar của doanh nghiệp. Cụ thể

Chương trình 1: Hội chợ triển lãm thương mại – dịch vụ TP.HCM tại Myanmar 2012 – HOCHIMINH CITY EXPO 2012, Tatmadaw Hall, TP.Yangon, Myanmar từ ngày 15 – 19.6.2012.

Chương trình 2: Khảo sát thị trường và giao lưu thương mại tại hai TP.Yangon và Mandalay từ ngày 14 -19.6.2012 do lãnh đạo UBND TP.HCM dẫn đoàn

Các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được hưởng ưu đãi về chi phí. Doanh nghiệp quan tâm vui lòng đăng ký sớm trước ngày 11.5.2012

Do số lượng gian hàng hội chợ và số lượng doanh nghiệp tham gia đoàn khảo sát thị trường có hạn nên đề nghị các doanh nghiệp nhanh chóng đăng ký tham dự

Mọi thông tin chi tiết chương trình và tham vấn xin vui lòng xem trong hồ sơ đính kèm hoặc liên hệ

Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư – ITPC

Phòng Xúc tiến thương mại

51 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (08) 3911 5354

Fax: (08) 39101 303

Email: trade@itpc.gov.vn

A.Hoàng Long: 0909 888 555 Email: longhh@itpc.gov.vn

longhh@gmail.com

C.Thúy Vy: 0906 752 552 Email: vynnt@itpc.gov.vn
 
Bà Suu Kyi thăm Miến kiều ở Thái Lan​

120530112931_aung_san_suu_kyi_976x549_elvis_nocredit.jpg

Bà Aung San Suu Kyi đã đi thăm người Miến nhập cư tại Thái Lan trong chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ hơn hai thập niên qua

Lãnh đạo đối lập Miến Điện đã đến Bangkok vào tối thứ Ba 29/5 trong sự tiếp đón nồng nhiệt

Trong hơn 20 năm qua bà Suu Kyi đã hoặc bị quản thúc tại gia hoặc luôn sợ rằng nếu rời khỏi Miến Điện sẽ không được phép quay trở lại

Nhưng những cải cách mới đây đã dẫn tới việc bà thắng cử vào Quốc hội hồi tháng trước và bà tin tưởng rằng bà sẽ được phép trở lại Miến Điện

Bà Suu Kyi, lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), đã được cấp hộ chiếu hồi đầu tháng Năm

Thứ Tư 30/5, bà đã tới thăm Mahachai, khu vực cách thủ đô Bangkok 30km về phía nam, nơi có đông người lao động nhập cư từ Miến Điện

Đối với nhiều người đang cầm biểu ngữ mang các dòng chữ "Tự do cho Miến Điện" và "Chúng tôi muốn về nhà", bà Suu Kyi là hiện thân cho dân chủ qua cuộc đấu tranh của bà chống lại chính quyền quân phiệt

Phóng viên BBC tại Bangkok Jonah Fisher nói việc bà Aung San Suu Kyi quyết định tới thăm lao động nhập cư Miến Điện đầu tiên trong cuộc hành trình cho thấy con người và uy tín của bà

Trọng dân chủ

Ước tính có khoảng 130.000 người tị nạn Miến Điện sống trong các trại ở Thái Lan sau khi chạy khỏi Miến Điện vì bị truy bức

Rất nhiều người khác làm việc ở Thái Lan cả hợp pháp và bất hợp pháp, chủ yếu trong các ngành xây dựng và đánh cá, cũng như tại các nhà máy

Trong chuyến đi lần này, bà Suu Kyi cũng có kế hoạch hội kiến Thủ tướng Thái Lan và sẽ tham gia vào các phiên họp và thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào thứ Sáu, 1/6

"Nhìn ra ngoài thế giới, các quốc gia thành công nhất là các quốc gia có dân chủ"
Bộ trưởng Thông tin Miến Điện Kyaw Hsan


Sau chuyến thăm Thái Lan, bà Suu Kyi sẽ quay trở về Miến Điện trước khi lên đường đi châu Âu trong tháng Sáu

Theo dự kiến, bà sẽ tới Na Uy để chính thức nhận giải Nobel Hòa bình mà bà được trao tặng năm 1991; và thăm Anh Quốc, nơi gia đình của bà sinh sống

Bà đã nhận lời phát biểu tại Quốc hội Anh ngày 21/6. Cũng có tin bà Suu Kyi sẽ đi Geneva, Paris và Ireland

Trong khi đó, Tổng thống Miến Điện Thein Sein, ban đầu dự định tham gia diễn đàn kinh tế ở Bangkok lần này, đã hoãn chuyến đi và chuyển sang tuần tới

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Thông tin Miến Điện Kyaw Hsan vừa có cuộc phỏng vấn hiếm hoi với BBC

Ông nói cải cách đang tiếp tục ở Miến Điện và cả chính quyền do phe quân sự hậu thuẫn cũng như phe đối lập cần tìm "điểm chung" và "cùng nỗ lực vì đất nước"

Ông nói: 'Nhìn ra ngoài thế giới, các quốc gia thành công nhất là các quốc gia có dân chủ"

Tuy vậy, ông Kyaw Hsan khẳng định: ''Quân đội chúng tôi có dân chủ", và nói thêm rằng các tướng lĩnh đều trọng dân chủ
 
Top