What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây India

LOBBY.VN

Administrator
Nhà nước yếu, doanh nghiệp mạnh

Cứ nhắc đến kinh tế Ấn Độ thì người ta hay so sánh với Trung Quốc, như một cuộc long hổ tranh hùng giữa hai nền kinh tế đông dân nhất và phát triển nhanh nhất hành tinh

Người Trung Quốc đi trước và đang có những bước tiến vượt bậc, còn Ấn Độ tự tin sẽ bắt kịp người hàng xóm khổng lồ của mình. Giới bình luận nhận định, nếu phải chọn làm ăn giữa Trung Quốc và Ấn Độ thì đa số các nhà đầu tư nước ngoài đều chọn Trung Quốc vì thị trường lớn hơn, chính quyền ưu đãi hơn; nhưng nếu kinh tế thế giới phát triển theo hướng tri thức, sáng tạo, thì lợi thế của Ấn Độ là rất đáng kể

Sức mạnh của nhân dân

Đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung (Commonwealth Games) cuối cùng cũng đã khai mạc hôm 3-10 tại thủ đô New Delhi, bất chấp nguy cơ đổ vỡ do những sự yếu kém về cơ sở vật chất và an ninh của nước chủ nhà. Nhiều người tin rằng, một sự kiện thể thao lớn có thể phản ánh sức khỏe của kinh tế quốc gia đó. Người Ấn dường như bộc lộ tất cả những yếu kém qua một đại hội thể thao có cơ sở vật chất tồi tệ, quản lý yếu kém, an ninh không bảo đảm - trái ngược với một Thế vận hội Bắc Kinh mà người Trung Quốc tổ chức hai năm trước đó

Thế nhưng, kinh tế Ấn lại đang phát triển mạnh mẽ, và năm nay dự kiến sẽ tăng trưởng 8,5%. Ấn Độ còn phải đi một chặng đường dài mới đuổi kịp sự phồn thịnh của Trung Quốc, vì kinh tế Trung Quốc lớn hơn Ấn Độ gấp 4 lần, nhưng tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ được dự đoán sẽ bằng và vượt qua Trung Quốc vào năm 2013, nếu không muốn nói là sớm hơn nữa

Một số nhà kinh tế cho rằng trong vòng 25 năm tới Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Một đất nước có 1,2 tỉ dân mà giữ được tốc độ như vậy thì đó quả là thú vị

Có hai lý do lý giải vì sao Ấn Độ sẽ nhanh chóng bắt kịp và vượt qua Trung Quốc. Thứ nhất là về lực lượng lao động. Trong vài năm tới lao động của Trung Quốc sẽ bắt đầu già cỗi, và rồi sẽ giảm xuống do hệ quả của chính sách “mỗi gia đình một người con”

Ở Ấn Độ hồi thập niên 1970, Thủ tướng Indira Gandhi cũng đã thử một chính sách như vậy, nhưng khi bà ban hành tình trạng khẩn cấp và đưa ra chương trình triệt sản bắt buộc, thì những cuộc phản đối lập tức bùng lên, những chính sách cưỡng bức dân số bị bãi bỏ

Giờ đây, Ấn Độ đang tận hưởng một thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động trẻ và đang phát triển. Tỷ lệ thành phần phụ thuộc - gồm người già và trẻ nhỏ - so với lực lượng lao động thuộc hàng thấp nhất trên thế giới và sẽ giữ ở mức này trong một thế hệ nữa. Kinh tế Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ lực lượng lao động vàng - động lực của nhiều phép lạ kinh tế châu Á

Lý do thứ hai chính là một nền dân chủ kiểu Ấn vẫn thường bị cười chê. Trong những năm gần đây, ý niệm “dân chủ làm chậm tiến trình phát triển ở các nước nghèo” trở nên phổ biến. Dĩ nhiên là điều này có những bất lợi: chính quyền dân cử phải phục tùng yêu cầu của các nhóm lợi ích, và ngay cả những quyết định cấp bách nhất cũng gặp phải những tranh cãi bất tận và bị trì hoãn

Trung Quốc không gặp phải vấn đề này. Khi các nhà kỹ trị Trung Quốc quyết định xây đập, làm đường hay dời làng, thì con đập sẽ mọc lên, đường phố sẽ xuất hiện và làng mạc biến mất. Người dân bị mất nhà cửa có thể có thể đòi được đền bù nhưng không được phép cản trở con đường phát triển

Lãnh đạo Trung Quốc đưa ra các quyết định quyết đoán nhưng cân bằng nhu cầu của mọi công dân trong dài hạn. Chính điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh, bền vững, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Đừng ngạc nhiên khi các chính quyền toàn trị khắp nơi đã coi Trung Quốc như lý do tốt nhất để họ chưa chấp nhận thực thi dân chủ

Hẳn rằng một chính phủ trung ương mạnh thì sẽ giúp Ấn Độ tổ chức một đại hội thể thao Commonwealth ít lộn xộn hơn, nhưng ở đời còn nhiều thứ quan trọng hơn thể thao. Nhà nước Ấn Độ có thể yếu kém, nhưng các doanh nghiệp tư nhân lại rất mạnh

Hàng triệu doanh nhân nước này đang thỏa sức kinh doanh theo ý mình. Kể từ đầu thập niên 1990, khi nước này gỡ bỏ sự phân biệt đẳng cấp (“licence raj”) và mở cửa giao thương nước ngoài, các doanh nghiệp Ấn đã bùng nổ thực sự. Ấn Độ hiện nay tự hào có hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ phát đạt và một số lượng đáng kể các doanh nghiệp đẳng cấp quốc tế

Con đường gập ghềnh

Doanh nghiệp Ấn ít phụ thuộc vào sự bảo trợ của nhà nước hơn các doanh nghiệp Trung Quốc, và vì thế họ sáng tạo hơn. Ấn Độ là nơi tiên phong sản xuất ra loại xe hơi giá 2.000 đô la Mỹ, máy tính 35 đô la, các ca mổ tim chi phí cực thấp và một số phương pháp mới lạ trong việc quản trị nhằm tương tác nhiều hơn với khách hàng

Các ý tưởng dễ luân chuyển khắp nước Ấn, vì nước này không có cái văn hóa kín đáo và chính sách kiểm soát như ở Trung Quốc. Điều đó, cộng với nạn sao chép bản quyền nhan nhản ở Trung Quốc, là lý do tại sao giới công nghiệp tri thức như phần mềm chẳng hạn lại ưa thích Ấn Độ nhưng lại tránh xa Trung Quốc

Chủ nghĩa tư bản kiểu Ấn cũng có vẻ hùng mạnh hơn chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc phát triển mạnh nếu chính phủ khôn ngoan, còn những nhà cai trị kém có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc nghiêm trọng hơn là ở Ấn Độ vì quyền lực của họ lớn hơn

Đó là vấn đề của tương lai. Còn hiện nay, vấn đề của Ấn Độ thật dễ thấy. Đường sá tồi tệ. Giao thông công cộng thật đáng thất vọng. Nhiều doanh nghiệp năng động phải phí phạm thời gian ngoài đường vì kẹt xe, phải xoay xở chi phí để tự xây dựng cơ sở hạ tầng như mua máy phát điện dự phòng, xây nhà máy xử lý chất thải và phương tiện đưa đón nhân viên đi làm việc. Lực lượng lao động trẻ trung của Ấn Độ sẽ chẳng thể phát huy tác dụng nếu những thanh niên mới tham gia thị trường lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ học vấn của người dân Ấn đang tăng lên, một phần nhờ sự bùng nổ hệ thống trường tư giá rẻ cho người nghèo, nhưng cũng còn tụt hậu khá xa so với Trung Quốc

Người Ấn biết họ phải trả giá cho những vấn đề của mình. Chính phủ Ấn Độ đã nhận thấy nhu cầu giải quyết khủng hoảng cơ sở hạ tầng, và đang cố thuyết phục các công ty tư nhân tăng thêm vốn đầu tư. Nhưng tiến trình này vẫn chậm chạp và bị nạn tham nhũng chi phối. Để xử lý những vấn đề này là không dễ, nhưng nhiều nhà quan sát nghĩ rằng Trung Quốc đã làm tốt hơn người Ấn trong việc kiềm chế tham nhũng, với các biện pháp quyết liệt, kể cả xử bắn

Bất chấp mọi xáo trộn và lộn xộn, các doanh nghiệp Ấn Độ vẫn đang bùng nổ, và điều này sẽ thay đổi thế giới. Các công ty Ấn Độ xuất khẩu rất nhiều dịch vụ, nhưng vẫn chú trọng chủ yếu vào yêu cầu của khách hàng nội địa. Người tiêu dùng Ấn yêu cầu hàng hóa giá rẻ hơn là hợp mốt. Giới lạc quan nhận định rằng rồi đây Ấn Độ sẽ là một Trung Quốc khác, nhưng thân thiện hơn và dân chủ hơn
 
Last edited:
Việt Nam thành điểm đầu tư chính của Ấn Độ

Nhiều công ty Ấn Độ sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam do chi phí trong lĩnh vực phần mềm ở Việt Nam rẻ hơn 40% so với tại Ấn Độ

Ông Nikhilesh Deshpande, Tổng giám đốc Mega Lifesciences (Việt Nam) Limited. cho biết công ty Mega (có trụ sở tại Thái Lan) là một điển hình về đầu tư gián tiếp của Ấn Độ vào Việt Nam. Hiện công ty đã đầu tư 2 triệu USD vào kho bãi ở Việt Nam và cung cấp dịch vụ kho bãi cho các công ty dược

“Chúng tôi đang nghiên cứu đầu tư trực tiếp hoặc qua liên doanh với Việt Nam”, ông Nikhilesh nói

Ngoài ra, ông Gopalakrishnan Sundararaman, đại diện công ty Sudima International Pte. Ltd., cho biết Sudima đang tìm cơ hội đầu tư chế biến gỗ và mặt hàng dệt may, cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

Bên cạnh đó, nhà máy cà phê hòa tan CCL của Ấn Độ cũng dự kiến khai trương vào tháng 9/2011 tại Đăk Lăk. Một nhà máy sản xuất carbon đen thuộc sở hữu của Phillips Carbon Black cũng dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay tại Vũng Tàu

Ngoài ra, đầu năm nay Tập đoàn Marico (Ấn Độ) đã thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc nắm giữ 85% cổ phần của công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế (ICP). Công ty mía đường KCP (Ấn Độ) cũng đang mở rộng hoạt động tại Phú Yên

Theo ông Abhay Thakur, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư chính của Ấn Độ và nhận được sự quan tâm của nhiều công ty Ấn Độ. Cụ thể như, các công ty trong ngành năng lượng của Ấn Độ, như ONGC, Reliance và Essar đều sẵn sàng đầu tư ở Việt Nam trong khai thác và chế biến dầu khí

Ngoài ra, các công ty sản xuất xe máy, CNTT, nông nghiệp của Ấn Độ cũng muốn đầu tư tại đây. Theo đánh giá của một số công ty toàn cầu, chi phí sản xuất trong các lĩnh vực phát triển phần mềm ở Việt Nam rẻ hơn 40% so với chi phí tại Ấn Độ, ông Abhay Thakur cho biết
 
Last edited:
Nút thắt tăng trưởng của Ấn Độ
Nếu không giải phóng tiềm năng của khu vực nông thôn, Ấn Độ sẽ không thể duy trì mức tăng trưởng cao như những năm qua

Nuôi ong là nghề truyền thống ở Muzuffarpur, một làng quê phía Bắc Ấn Độ, nơi người dân đã sống trong nghèo khó bao thập kỷ nay. Nhưng giá mật ong tăng gấp 3 lần trong những năm gần đây đã đem lại nguồn thu nhập đủ để Manoj Kumar Singh (33 tuổi) thuê một lao động, tậu thêm một vài mảnh đất, sắm một chiếc xe máy và xây một ngôi nhà mái ngói khang trang

Câu chuyện đổi đời của Singh là kết quả của những nỗ lực của công ty tư vấn EDA Rural Systems. Công ty này có một bộ phận phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các nông dân ở miền Bắc Ấn Độ cải thiện thu nhập. Theo giới chuyên gia kinh tế, gỡ được nút thắt thu nhập nông thôn mới có thể giúp Ấn Độ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo

Đưa người nghèo vào chuỗi tăng trưởng

Câu chuyện đổi đời của Singh còn thu hút sự chú ý vì nó diễn ra ở một ngôi làng nghèo khó. Vì chính tại nơi đó khoảng cách giàu nghèo tại Ấn Độ thể hiện rõ nét nhất. Từ năm 2005-2010, tầng lớp tiêu dùng Ấn Độ đã tăng trưởng lên tới hơn 216 triệu người. Và số người sống trong cảnh nghèo khó cũng tăng tương ứng, lên gấp đôi con số trên và hầu hết rơi vào khu vực nông thôn. Khoảng cách này càng lộ rõ vào đầu năm nay khi giá lương thực tăng mạnh, dẫn đến việc hàng ngàn người ra đường biểu tình

Những con số trên cũng nói lên một sự thật rằng: Trường ca tăng trưởng của Ấn Độ không thể tiếp tục trừ phi tầng lớp người nghèo ở nông thôn gia nhập vào sự tăng trưởng đó. “Việc bỏ lại tầng lớp này đằng sau sẽ làm suy yếu sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế”, K.M. Chandrasekhar, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, nhận định

Đồng tình với quan điểm trên, ông Kaushik Basu, cố vấn kinh tế trưởng của Ấn Độ, nhận định: “Nếu thu nhập của khu vực nghèo khó này không được cải thiện và nếu giá cả vẫn cứ tăng thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế”

Rõ ràng, sự chi tiêu của một bộ phận người giàu đang lên ở các đô thị không đủ sức để kéo cả một cỗ máy khổng lồ tiến về phía trước và cũng không thể tạo đủ việc làm cho 840 triệu người ở các vùng nông thôn Ấn Độ. Theo ước tính của ông Chandrasekhar, nếu Ấn Độ có thể tăng gấp đôi mức tăng trưởng ở khu vực nông thôn lên 4% thì sẽ có thể đóng góp thêm tới 2 điểm phần trăm vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Đó là lý do nhiều tổ chức phát triển kinh tế và một số doanh nghiệp đang tìm cách tăng thu nhập của khu vực nông thôn bằng cách kết nối họ với phần còn lại của nền kinh tế và đưa họ trở thành một tầng lớp người tiêu dùng mới

Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp

Thực hiện điều này sẽ không dễ. Để thoát nghèo, nhiều người đã rời bỏ làng quê, tìm việc ở các đô thị. Trong vòng 20 năm qua, số dân sống ở các đô thị Ấn Độ đã tăng thêm 120 triệu người, chiếm 30% tổng dân số. Trong 20 năm tới, dự kiến sẽ tăng thêm 250 triệu người, chiếm 40%. Theo ông Abhijit Banerjee, chuyên gia kinh tế tại tổ chức nghiên cứu về người nghèo Abdul Latiff Jameel Poverty Action Lab (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts), điều này đã khiến các đô thị Ấn Độ chen chúc những dân nhập cư không có tay nghề và mức lương kiếm được cũng không cải thiện được đời sống của họ

Cái Ấn Độ thực sự cần là nhiều trường hợp như anh Singh, những người có thể làm giàu tại chính ngôi làng của họ. Để điều đó xảy ra, cần khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phát triển kinh tế và những doanh nghiệp như EDA Rural Systems. Công ty này đã giúp cải thiện thu nhập cho Singh và các nông dân nuôi ong ở Muzaffarpur bằng cách giới thiệu những khách hàng mới và khuyến khích họ làm ăn trực tiếp với người nuôi ong mà không phải qua trung gian. Những người nông dân cũng tự thành lập hội riêng của mình để đàm phán tốt hơn với người mua. Điều này đã giúp họ có được vị thế tốt hơn để tăng giá bán và giúp phá vỡ thế độc quyền mà Dabur, nhà sản xuất mật ong lớn nhất Ấn Độ, từ lâu nay nắm giữ

Một tin mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc gắn quyền lợi của người nông dân với quyền lợi của chính họ

Tại Malerkotla, Punjab, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart (Mỹ) cũng đang thâm nhập vào các làng quê Ấn Độ. Wal-Mart cung cấp hàng cho khoảng 140 siêu thị trong khu vực thông qua đối tác liên doanh Bharti Retail và hiện tại Wal-Mart đang muốn bành trướng khắp quốc gia này

Để làm được điều này, Wal-Mart phải mở rộng mạng lưới 800 nhà nông (50% trong số đó ở Malerkotla) trở thành một chuỗi cung ứng hiệu quả và ổn định gồm 35.000 nhà nông vào cuối năm 2015. Hiện tại, các nhà nông học của Wal-Mart đang làm việc với nông dân trồng rau quả của Malerkotla để cải thiện năng suất và giảm chi phí trồng trọt. Mục tiêu của Wal-Mart là tăng 20% thu nhập của nông dân trong vòng 5 năm. Raj Jain, người đứng đầu bộ phận Wal-Mart tại Ấn Độ, cho biết, đây là cách duy nhất để xây dựng một doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Nếu thu nhập tăng, nông dân sẽ bán sản phẩm cho Wal-Mart đầu tiên. Và nếu thu nhập tăng cao hơn thì họ cũng sẽ trở thành khách hàng của Wal-Mart. Cách tiếp cận này, theo giới chuyên gia kinh tế, có hiệu quả hơn là cách làm xưa nay của Chính phủ Ấn Độ, đó là trợ giá. Chính phủ nước này tuyên bố sẽ tiếp tục tập trung vào ngành nông nghiệp trong năm 2011 bằng cách hỗ trợ lãi suất cho nông dân và tăng cho vay thêm 105 tỉ USD đối với khu vực này. Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee cũng cam kết sẽ giải quyết tình trạng ì ạch trong đầu tư hạ tầng nông thôn và cải cách chế độ trợ giá, tránh việc giá cả bị bóp méo nhằm cải thiện đời sống của nông dân

Tuy nhiên, thực tế những năm vừa qua đã cho thấy, những nỗ lực như vậy đã không giúp ích gì trong việc cải thiện khu vực nông thôn, một phần là do vấn đề tham nhũng và thực thi kém
 
Last edited:
Ấn Độ mở chi nhánh ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam
- Ngân hàng Indian Overseas Bank (IOB) của Ấn Độ đang xúc tiến để thành lập một chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam và sẽ là chi nhánh đầu tiên của một ngân hàng Ấn Độ hoạt động tại Việt Nam

Bà Nupur Mitra, giám đốc điều hành của IOB, đã đến Việt Nam ngày hôm nay 11-8 để làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm xúc tiến cho việc thành lập chi nhánh của IOB tại Việt Nam trên cơ sở nâng cấp văn phòng đại diện của IOB tại TPHCM lên thành chi nhánh. Văn phòng đại diện này đã được thành lập tại Việt Nam vào tháng 3-2008

“Việc có một chi nhánh ngân hàng Ấn Độ tại Việt Nam sẽ hỗ trợ tích cực cho hợp tác thương mại song phương giữa hai nước Ấn Độ và Việt Nam nhất là sau khi Ấn Độ đã ký thỏa thuận hợp tác thương mại với các nước ASEAN. Hy vọng chi nhánh mới sẽ được ra đời trong năm nay”, bà Mitra nói

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2010 là 2,75 tỉ đô la Mỹ, tăng 34,3% so với năm trước đó, và đạt 1,55 tỉ đô la trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu giá trị thương mại giữa 2 nước trong năm 2011 là 4 tỉ đô la
 
Last edited:
Việt Nam sẽ lập trung tâm IT xuất sắc mang tên Bangalore City

– Mở đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ, ngày 26/3, tại thành phố Bangalore, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ Việt Nam đã tới chào xã giao ông Bhardwaj, Thống đốc bang Karnataka

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những phát triển nhanh chóng của Ấn Độ nói chung và bang Karnataka nói riêng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTTT)

Phó Thủ tướng chân thành cám ơn sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ Ấn Độ nói chung và của bang Karnataka nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam cũng như hợp tác hiệu quả trong trong lĩnh vực CNTT và khoa học, công nghệ nhiều năm qua

Thành phố Bangalore một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch lớn nhất của bang Karnakata. Đây là trụ sở của nhiều tập đoàn, công ty hàng đầu Ấn Độ về công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm có uy tín và sự ảnh hưởng lớn rất lớn đối với ngành CNTT thế giới

Phó Thủ tướng đã nêu một số đề nghị hợp tác cụ thể, xứng tầm đối tác chiến lược mà lãnh đạo 2 nước đã ký kết

Theo đó ngoài việc số du học sinh Việt Nam đang đến Bangalore ngày càng nhiều trên các lĩnh vực, hàng năm Việt Nam sẽ chủ động cử người đến đào tạo chuyên về CNTT tại thành phố Bangalore ở cả 3 trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Dự kiến, Việt Nam sẽ gửi từ 30-50 người sang học tập và nghiên cứu tại các trung tâm CNTT lớn nhất Ấn Độ đặt tại Bangalore

Từ những hợp tác sâu sắc về lĩnh vực này, Phó Thủ tướng cho biết sẽ giao một trường đại học hàng đầu Việt Nam về CNTT chuẩn bị xúc tiến thành lập trung tâm đào tạo CNTT trình độ xuất sắc mang tên thành phố CNTT nổi tiếng là Bangalore

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị chính quyền bang Karnakata và các trung tâm CNTT lớn tại đây hỗ trợ Việt Nam đào tạo đội ngũ chuyên gia về an ninh mạng. Phó Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp CNTT của Ấn Độ, cũng như của Bangalore có mặt thường xuyên tại các triển lãm CNTT quy mô lớn hàng năm được tổ chức ở Việt Nam

Bày tỏ sự ủng hộ cao trước những đề nghị hợp tác của Chính phủ Việt Nam trong hợp tác với các đối tác của Việt Nam trong lĩnh vực CNTT, Thống đốc bang Karnakata cho biết sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tại Karnakata như Tập đoàn Infosys đầu tư vào Việt Nam trong các khu công nghệ cao tập trung tại Việt Nam

Đồng thời, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu tại Karnataka với các trường đại học và viện nghiên cứu tại Việt Nam

Trước đề nghị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc đặt tên trung tâm nghiên cứu xuất sắc về CNTT ở Việt Nam là Bangalore, Thống đốc Bhardwaj bày tỏ niềm tự hào và chúc sự hợp tác giữa các doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Ấn Độ có nhiều thành công và phát triển đúng như tinh thần đối tác chiến lược mà 2 nước đã đạt được năm 2007

Đến thăm và phát biểu tại trụ sở Tập đoàn CNTT Infosys – doanh nghiệp CNTT lớn nhất và nổi tiếng nhất Ấn Độ tại thành phố Bangalore, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Tập đoàn sớm khảo sát, nghiên cứu để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ Tập đoàn Infosys khi đầu tư vào Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng với uy tín và năng lực của mình, chắc chắn Infosys sẽ sớm trở thành đối tác tin cậy với các doanh nghiệp CNTT cũng như trở thành đối tác chiến lược tại các sự kiện và diễn đàn CNTT lớn được tổ chức thường niên tại Việt Nam

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thăm Trung tâm nghiên cứu không gian Ấn Độ; thăm Viện Quản lý hành chính công của Bang Karnakata

Từ Lương
 
Last edited:
Top