What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnamese Strategic Ventures Network

thoidaianhhung

Administrator
Mạng lưới liên kết người Việt tại Thung lũng Silicon

VSVN đặt ra nhiệm vụ đại diện và giúp cộng đồng doanh nhân người Việt trên toàn cầu tham gia vào ngành công nghệ cao. Chiến lược của tổ chức này là tạo ra một nền tảng toàn cầu ở Thung lũng Silicon, trong đó có các doanh nghiệp, kỹ sư, nhà khoa học, nhà phát minh, chuyên gia công nghệ, giáo sư từ khắp nơi trên thế giới có thể trao đổi những ý tưởng kinh doanh và thông tin.

Vietnamese Strategic Ventures Network (VSVN) is the leading worldwide network of professionals supporting the global Vietnamese technology and business community.

About Us

VSVN is the leading hub for networking and doing business with Vietnamese professionals around the world. We have nearly 1500 members across the globe with chapters in Northern and Southern California.

VSVN’s flagship networking program is Tech Connect, which connects professionals around the world interested in exploring opportunities in the Vietnamese business community. VSVN also hosts bi-monthly meetings of various topics of interest to the aspiring entrepreneur.

VSVN’s affiliate organization, VSVN Foundation, organizes and hosts various events designed to support entrepreneurship and innovation in the Vietnamese business community through education and training under two core programs referred to as the Entrepreneurs’ Academy and the Open Books, Open I.T. project.

Through these three programs, along with other events throughout the course of the year, VSVN offers unparalleled networking opportunities as well as organizational support for the experienced and aspiring entrepreneur in the Vietnamese business community.

http://www.vsvn.org/about-us

----------------------------------------------------------------------

An Interview With Huy Do

Networking with Vietnam: Group's leader sees rewards for risks
By John Boudreau
Mercury News

When Huy Do took over as chairman and president of the Vietnamese Strategic Ventures Network in 2004, the organization's dwindling members wouldn't have been enough to staff a small start-up.

Do and other leaders turned the organization around with a lot of hard work, a shift in vision and a dash of serendipity. In other words, the usual ingredients for Silicon Valley success.

The networking group now has 1,500 members, a chapter in Southern California and plans to open an office in Vietnam soon. Do, an attorney who specializes in international and intellectual property law, did not want the organization to simply replicate other valley tech networks, such as TiE, the Indus Entrepreneurs or or the Asia America MultiTechnology Association, he recalled.

"People would say, 'They have bigger networks. And I don't care if you are a venture capitalist of Vietnamese descent or Italian descent. I just want the money!' " he said.

So Do and other members of the VSVN leadership team focused on their areas of expertise - doing business in Vietnam and the local Vietnamese community. The rebranded organization also got more than a little boost from good timing: Vietnam, which just recently joined the World Trade Organization, has become the new hot spot for global entrepreneurs.

In August, VSVN hosted a conference in Palo Alto that drew hundreds of participants, from officials from Vietnam's Communist government and Ho Chi Minh City start-ups to local VCs and representatives from Google.

Do recently sat down to talk about his vision for his growing organization, the changes occurring in Vietnam and the sometimes rocky relations between Viet Kieu, or overseas Vietnamese, and their homeland. Here are edited excerpts from the conversation:

QUnlike other groups - the Indians, Chinese, Taiwanese - many Vietnamese first came to the United States as refugees fleeing the Communists who took over South Vietnam in 1975. How has the Vietnamese community here reacted to efforts to develop business links between the valley and the Southeast Asian country?


AIn 2001, when we held a conference at Stanford, we saw an organized effort to protest. We haven't seen that since then. We see increased membership. We see increased non-Vietnamese joining our network. We see investors going to Vietnam. But we don't see proportional e-mails protesting us. I can only speak anecdotally, but it seems people are beginning to accept the fact that there is a group of people from the valley doing business in Vietnam. They are not doing it to endorse the political underpinnings of the government.

QCertainly, the United States and Vietnam have inched closer during the past six years.


AThe reality is, the U.S. government has endorsed Vietnam. The BTA (Bilateral Trade Agreement between Vietnam and the United States in 2001) laid a path for Vietnam to join the WTO because the requirements for the BTA were in line with the requirements for the WTO. I still see people having issues with Vietnamese people in the United States doing business in Vietnam. But I think they are recognizing these guys are not endorsing anything. I wouldn't say the tension has gone away, but it's definitely been reduced.

QThough the Vietnam War ended more than 30 years ago, the wounds still exist.


ADialogue about this is very hard because there is a lot of emotional turmoil. It's not un-based. These people lost a lot. They had businesses. They were professionals. They were having a good life and it was totally turned upside-down. They lost friends in the war. It's a tragedy. Those are losses you can't get back. But if you look back and see how Vietnam was in 1975 and in the early '80s, and look at what has transpired since then, it's a different place. Hopefully, it has been transformed on a permanent basis and it's not just a façade. I think it's on a permanent basis. There are too many foreign investors there now.

QIs the Vietnamese government, which realizes the important role Viet Kieu can play in the economic development of the nation, doing anything to help improve relations with overseas Vietnamese?


AI think they are. There are two types of Viet Kieu: the ones who go back and start companies, and those who are very successful in large U.S. companies. They have decision-making authority with Sun Microsystems or Texas Instruments or Microsoft or Intel. They are behind the scenes pushing their companies to go to Vietnam. The Vietnam government sees both of them. I think they are reaching out. I don't know if it's enough, but they are reaching out. There is the new visa (classification). If you are a Vietnamese and you live abroad, they will give you a yearlong visa. They also have a special Vietnamese Abroad Committee. The committee is under the Ministry of Foreign Affairs. When government officials visit here, they reach out to community leaders.

QDo you visit with high-ranking Vietnamese officials?


AIt's useful to talk, but given my role at VSVN, I want to keep everything business-focused. So I'm careful of what I do because what I do reflects on VSVN. I don't want my actions to reflect on VSVN in any way other than as commercial ones. We are a business support group. It's best to keep VSVN focused on what we are about.

QLike any developing country, Vietnam offers both rewards and risks to investors, multinationals and entrepreneurs. What are the risks of operating in Vietnam?


AThe biggest risks are knowing how to work with the government, and complying with the U.S. Foreign Corrupt Practices Act (which has anti-bribery provisions and guidelines for accounting transparency). Under the act, you can't give gifts to government officials for any purpose. But sometimes that doesn't jibe well with local practices. Culturally, you take people out to dinner and give them small gifts. So you have to put in guidelines for people to comply with.

People don't speak English very well, so there can be misunderstandings. There is a risk that disputes can't be resolved with a sophisticated understanding of international law because it's new there. They've just entered the WTO. Judges there aren't trained to the standards multinational companies are used to. So enforcement can be a tricky issue. There are still abuses in the judicial system. They don't have the independence they need without the fear of repercussions. Those are big issues companies face when they go to Vietnam. And there aren't that many licensed lawyers in Vietnam. The people there work hard and are smart, but these local lawyers aren't used to arguing big cases.

QStill, from a business perspective, Vietnam is a success story. The government expects economic growth to jump from 8.2 percent last year to 9 percent in 2007. Its population of 84 million is young and companies from Intel to Google are looking at the Southeast Asian country. How would you describe the opportunities that are there now?


AIn Vietnam, being the first mover is almost like having a monopoly hold on the marketplace. The structure in place there lends itself to incumbents. To displace an incumbent is very difficult. I don't think there will be three or four Web portals; I think there will be one or two, and

one will have a substantial market share. Here you have three big search engines - Google, Yahoo and MSN. Vietnam is not a big enough market for three.

The window of opportunity in Vietnam - to make the most money - will be in the next five years. If you have a good business plan, the right partners, you can do very well for yourself.

Source
 
Last edited by a moderator:
Toshiba phối hợp thành lập
Phòng nghiên cứu hệ thống nhúng tại ĐH Công nghệ

Ngày 7 tháng 12 vừa qua, Toshiba đã ký văn bản cam kết thành lập phòng nghiên cứu phần mềm Toshiba- Coltech (Toshiba - Coltech Software Technology Laboratory) dùng để nghiên cứu các kỹ thuật cơ bản của hệ thống nhúng với trường Đại học Công nghệ (College of Technology) thuộc Đại học quốc gia (ĐHQG) Hà nội, cơ quan giáo dục chịu sự quản lý trực tiếp của thủ tướng chính phủ

Phòng nghiên cứu này được đặt trong khuôn viên ĐHQG Hà Nội. Chú trọng vào việc chi tiết hóa và nâng cấp các hệ thống nhúng phức tạp(embedded system) cũng như thiết bị điện gia dụng kỹ thuật số( digital home equipment), các phần mềm chức năng ở mức cao( high level function sofware), mở rộng phạm vi của các kỹ thuật trọng tâm này, hơn nữa để có được độ tin cậy cao, và đáp ứng được nhu cầu thị trường đòi hỏi phải các chức năng khác biệt . Theo thỏa thuận này thiết lập sự cộng tác trong nghiên cứu, phát triển, đồng thời phối hợp thực hiện các nghiên cứu- phát triển về kỹ thuật cơ bản của hệ thống nhúng, và thông qua các hoạt động tại phòng nghiên cứu này góp phần đào tạo nhân lực cho việc phát triển hệ thống nhúng tại Việt Nam

Vào tháng 4 năm nay tại Hà Nội, công ty phát triển phần mềm Toshiba Việt Nam đã được thành với 100% vốn của Toshiba nhằm đẩy mạnh việc phát triển các phần mềm cho hệ thống nhúng dùng trong đồ điện tử gia dụng kĩ thuật số tại Việt Nam. Toshiba cũng trao học bổng cho ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM và Đại học bách khoa (ĐHBK) Hà Nội nhằm khuyến khích các nhà kỹ thuật năng lượng hạt nhân tại Việt Nam, đồng thời các hoạt động như mở các khóa đào tạo về năng lượng nguyên tử tại ĐHBK HN đã thắt chặt sự hợp tác. Thông qua việc mở phòng nghiên cứu lần này đã đẩy mạnh sự hợp tác, Toshiba muốn tiếp cận một cách an toàn cho các cơ hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam đang phát triển

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn có mức tăng trưởng GDP 8%, một mức tăng trưởng cao. Với dân số 84 triệu người, xếp ngay sau Indonesia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được kì vọng sẽ là thị trường hứa hẹn tại châu Á trong tương lai. Con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, cùng với chính sách quốc gia ưu tiên đào cho các nhà kĩ sư IT, sẽ hứa hẹn có khả năng nghiên cứu và phát triển những ngành kỹ thuật cao như hệ thống nhúng

Trong tương lai, Toshiba sẽ thông qua các hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực nhằm tìm kiếm, đào tạo người tài và thông qua họ nghiên cứu- phát triển outsourcing, thuê nhân lực quốc tế.v.v.. để tiếp cận thị trường giàu tiềm năng này

http://vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=1897&mode=thread&order=0&thold=0
 
Last edited by a moderator:
Ok, một tin rất thú vị, bọn mình cần nhanh chóng liên lạc với các anh ấy. Mình, hoặc espromote đóng góp được phần nào vào phòng nghiên cứu ES tại ĐH Công Nghệ cũng rất tốt. Các anh ở khoa Điện Tử - Viễn Thông thì mình quen gần hết. ^_^
 
Em học ở trường Công nghệ và đã tìm hiểu khá kỹ về phòng này. Nhưng em có một nhận xét là tốc độ triển khai của nó quá chậm, và có một vài điều chưa được tốt như việc tuyển thành viên khi chưa thông báo rộng rãi đến sinh viên trong trường.
Ý tưởng rất tốt nhưng em nghĩ hướng triển khai của dự án này chưa được tính kỹ, nên chưa thu hút được các sinh viên giỏi
 
Hướng đi mới mà ai cũng có những khó khăn, rất vui nếu chúng ta có thể ngồi lại với nhau, bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Phòng nghiên cứu này có thể là cơ hội để espromote thử nghiệm hướng hợp tác với các trường đại học, trước mắt cứ làm tốt ở đây đã các trường khác sẽ tính sau.
 
itpm có thể tiết lộ danh tính để anh em trao đổi trực tiếp ko?

Họ có ý tưởng là tốt rồi? Còn nếu nó chưa được tiến hành như mong đợi thì anh em cũng xúm tay vào thực hiện. ^_^

Theo thông tin mình mới hỏi thì Toshiba trong giai đoạn đầu sẽ chủ yếu đầu tư vào mảng embedded software vì mảng này cần rất ít tiền đầu tư so với mảng hardware. Và vì lý do đó, hình như họ mới chỉ tuyển các sinh viên học bên CNTT của ĐH Công Nghệ.
 
Microsoft lập trung tâm sáng tạo tại Việt nam​

Tập đoàn Microsoft vừa khai trương trung tâm sáng tạo tại Viện Công nghệ thông tin (Viện Khoa học - công nghệ VN) nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghệ thông tin - truyền thông VN

Đây là lần đầu tiên một trung tâm sáng tạo của Microsoft được thành lập tại VN với mục đích thực hiện những cam kết hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm VN. Trung tâm sáng tạo Microsoft sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu hợp tác, phát triển các nhà cung cấp phần mềm độc lập, các giải pháp phần mềm và giải pháp dành cho Chính phủ

Đây cũng sẽ là nơi chia sẻ kinh nghiệm giữa các khoa của các trường đại học và sinh viên để tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, đồng thời đem lại những giải pháp sáng tạo cho Chính phủ và khách hàng
 
FPT Software khai trương chi nhánh đầu tiên tại châu Âu​

Ngày 13/6, Công ty phần mềm FPT Châu Âu (FPT Software Europe), thành viên của Công ty Cổ phần phần mềm FPT (FPT Software), có số vốn ban đầu 300.000 USD sẽ khai trương và đi vào hoạt động

FPT Software Europe tại Pari (Pháp) là chi nhánh thứ 3 của FPT Software ở nước ngoài. Trước đó, FPT Software đã có hai chi nhánh đặt tại Nhật Bản và Xinhgapo. FPT Software Europe là chi nhánh đầu tiên của Tập đoàn FPT tại châu Âu

Theo ông Ngọc, sau khi đi vào hoạt động, FPT Software Europe cung cấp cho thị trường châu Âu, cụ thể là một số khách hàng lớn như Renault, BNP Paribas, Neopost, Hitachi Europe các dịch vụ thế mạnh về mảng công nghệ mới, công nghệ nhúng; dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D)

FPT Software Europe dự kiến tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh sang 3 nước khác là Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, tiến tới thành lập thêm chi nhánh thứ 2 tại châu Âu vào năm 2010
 
Hai công ty công nghệ của Nhật và Việt Nam sáp nhập​

Công ty NEC Solutions Vietnam và Công ty Sáng Tạo vừa mới chính thức công bố quyết định sáp nhập thành một

NEC Solutions Vietnam được thành lập bởi NEC Soft có trụ sở tại Tokyo và NEC châu Á. Sáng Tạo là công ty phần mềm có quy mô vừa và có tiềm lực mạnh tại Tp.HCM. Việc sáp nhập này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Tập đoàn NEC trên toàn cầu

Sau khi sáp nhập, NEC Solutions Vietnam là tên công ty được giữ lại và Công ty Sáng Tạo sẽ chấm dứt hoạt động. NEC Solutions Việt Nam vẫn thuộc quyền sở hữu toàn bộ của tập đoàn NEC và có gần 150 nhân viên. Đến tháng 4 năm 2010, đội ngũ nhân viên công ty dự kiến sẽ tăng lên tới 300 người và doanh số mục tiêu đạt 1,2 tỷ Yên (hơn 11,5 triệu USD)

Chuẩn bị cho sự sáp nhập Sáng Tạo và NEC Solutions Vietnam đã liên kết với nhau trong hoạt động ở lĩnh vực tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm tại trụ sở Hà Nội và Tp.HCM. Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động phát triển phần mềm và tích hợp hệ thống tại Việt Nam, nâng cao năng suất và chất lượng phần mềm

NEC châu Á và NEC Soft sẽ hỗ trợ cho NEC Solutions Vietnam để mở rộng dịch vụ cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam và các công ty Việt Nam

Lobby & NEC Solutions Vietnam
 
Cộng đồng những nhà lãnh đạo công nghệ

Thông tin được cung cấp bởi một nhóm của tạp chí T&L (Tech & Learning của Mỹ) và trang web techlearning.com. Diễn đàn Công nghệ (Tech Forum) cung cấp thông tin các hoạt động về Công nghệ & Học tập (tech & learning)

Lịch trình các sự kiện hoạt động, hội thảo chuyên đề đào tạo và giới thiệu những chủ điểm công nghệ "nóng nhất" được diễn ra hằng ngày sẽ được cung cấp và kèm theo các nội dung, tài liệu của các thuyết trình gia tham dự sự kiện, hội thảo để bạn đọc theo dõi, học hỏi và nghiên cứu

Các đối tượng nên theo dõi

Những nhà quản trị cấp cao và ở mức hoạch định; Các giám đốc công nghệ; Các nhà điều phối công nghệ; Các chuyên gia media và học thuật; Các giảng viên công nghệ cấp cao; Ban đào tạo và các cán bộ đào tạo khác liên quan đến công tác hoạch định chiến lược công nghệ

Các thông tin về các buổi trình diễn đã diễn ra, tài liệu kèm theo tương ứng, và các thông tin khác từ các Diễn đàn Công nghệ xem chi tiết và tải về ở đây: http://www.techlearning.com/events/techforum

Cũng tại đây sẽ giúp bạn tìm thấy hầu như tất cả các tài liệu cần thiết để giúp bạn hoàn thiện thêm kinh nghiệm và kỹ năng soạn làm và thực hiện công tác thuyết trình công nghệ của bạn một cách chuyên nghiệp, chuẩn tắc và hấp dẫn. Trong số đó có:

- Thư xác nhận đồng ý tham gia và thuyết trình (Important Dates and Deadlines)

- Hướng dẫn người thuyết trình: gồm nhiều câu hỏi và trả lời thường gặp (Speaker Guidelines)

- Mẫu biểu trình diễn (AV/Presenter Form )

- Mẫu biểu trình diễn Tech Forum bằng Powerpoint ở New York (Tech Forum New York PPT Template)

- Mẫu biểu trình diễn Tech Forum bằng Powerpoint ở New York (Tech Forum Texas PPT Template )

- Mẫu biểu (W-9 Form)

Embeonline
http://www.techlearning.com/
 
Last edited by a moderator:
Doanh nghiệp Việt Kiều tại thung lũng Silicon - Mỹ​

Hoài bão và khát vọng đầu tư CNTT vào Việt Nam

Như tin NVX đã đưa, trong chuyến bay số hiệu 869 của hãng hàng khôngUnited Airlines từ San Francisco đến TP.HCM tối 10.12, chở 347 hành khách là tín hiệu mới nhất về mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam ngày càng mở rộng và sâu đậm hơn về mọi mặt

Có mặt trên chuyến bay số hiệu 869 của United Airlines còn có đại diện mạng lưới người Việt Nam tại thung lũng Silicon (Vietnamese Silicon Valley Network - một tổ chức phục vụ cộng đồng doanh nghiệp người Việt trên toàn cầu với trọng tâm ban đầu là ngành công nghệ cao), họ sẽ là nhóm chuyên môn người Mỹ gốc Việt đầu tiên bảo trợ cho một hội nghị về công nghệ nhằm thu hút các nhà đầu tư vào ngành công nghệ non trẻ ở Việt Nam

Đường bay từ Mỹ tới Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho bang California, đặc biệt là ở cấp độ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kim ngạch thương mại Mỹ - Việt năm nay dự kiến ít nhất ở mức 4,8 tỷ USD

Hội nghị này được tổ chức tại khách sạn New World ngày 13.12, do Vietnam Silicon Valley Network - VSVN phối hợp với Phòng thương mại Mỹ tại VN (AmCham) tổ chức. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt kiều tiếp xúc, trao đổi với các công ty nước ngoài đang kinh doanh hiệu quả như TMA Solutions, Global Cybersoft, SilkRoad... đánh giá về thị trường, tiềm năng công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam

Tại cuộc họp này, 15 thành viên thuộc các lĩnh vực CNTT, viễn thông... của VSVN đã nghe các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang kinh doanh về lĩnh vực CNTT tại VN trình bày và trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu về môi trường kinh doanh, đầu tư, Luật lao động, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin... tại VN

Nhóm VSVN đang có nhu cầu thật sự tìm hiểu các chính sách về luật, thuế, nguồn nhân lực của Việt Nam. Mong muốn chung nhất của họ là góp phần phát triển ngành CNTT nước nhà. Họ là lớp người Việt Nam trẻ - là một bộ phận của nền kinh tế công nghệ điện tử kỹ thuật, họ là những kỹ sư, những nhà doanh nghiệp có trình độ, hoài bão và khát vọng đầu tư vào Việt Nam

Ông Đỗ Đoàn Quốc Huy, chủ tịch VSVN, cho biết đây là lần đầu tiên VSVN về VN tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh, hợp tác và tìm kiếm đối tác. Theo ông Huy, gần đây các doanh nghiệp thành viên VSVN tại thung lũng Silicon bắt đầu quan tâm nhiều đến việc hình thành một mạng lưới trao đổi thông tin, hợp tác và chuyển giao các hợp đồng gia công, làm dịch vụ trong lĩnh vực CNTT tại VN. Hiện VSVN có khoảng 400 thành viên, trong đó đa số là các doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt động kinh doanh các lĩnh vực CNTT

Vài nét về Vietnamese Silicon Valley Network

Nằm rải rác tại Thung lũng điện tử Silicon - Mỹ còn có những nhóm liên kết kinh doanh nhiều ảnh hưởng đối với vài nhóm người châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan. Mặc dù không chính thức, nhưng nhóm chuyên gia người Việt nòng cốt tại Silicon đã hoạt động ngầm đã tồn tại ở thung lũng từ lâu nay, vài người cho rằng đã đến lúc tập hợp những nhà chuyên môn người Việt vào một nhóm chính thức hơn

Do vậy, một nhóm các doanh nhân và chuyên gia người Việt ở Thung lũng này đã sáng lập ra một nhóm mang tên "Mạng lưới liên kết người Việt tại Thung lũng Silicon" (Vietnamese Silicon Valley Network - VSVN). Hiện nay, VSVN đã có 400 thành viên nhưng dự kiến sẽ mở rộng nhóm lên đến 1.000 thành viên vào cuối năm nay

Là người có bề dày kinh nghiệm làm việc ở thung lũng Silicon, bà Lý H.T.Phạm, Phó chủ tịch VSVN, cho biết sứ mệnh của VSVN cũng giống như những mạng lưới khác là khuyến khích liên kết kinh doanh. Bên cạnh đó, VSVN có thể đào tạo những người Mỹ gốc Việt ở đây khi đã có tuổi nắm bắt những kinh nghiệm và văn hóa kinh doanh tại Mỹ

Hiện nay, một số nhà kinh doanh và kỹ sư gốc Việt đang làm việc ở thung lũng Silicon quyết định thành lập Mạng lưới những công ty Việt Nam nhằm hỗ trợ nhau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ở nơi được mệnh danh là thiên đường của công nghệ điện tử

VSVN còn đặt ra nhiệm vụ đại diện và giúp cộng đồng doanh nhân người Việt trên toàn cầu tham gia vào ngành công nghệ cao. Chiến lược của tổ chức này là tạo ra một nền tảng toàn cầu ở Thung lũng Silicon, trong đó có các doanh nghiệp, kỹ sư, nhà khoa học, nhà phát minh, chuyên gia công nghệ, giáo sư từ khắp nơi trên thế giới có thể trao đổi những ý tưởng kinh doanh và thông tin

VSVN đã sắp xếp lại đội ngũ để xây dựng nên một trang web (http://www.vsvn.org/faq.asp) dựa trên một trung tâm dữ liệu, với ý tưởng cung cấp một diễn đàn cho mục đích trao đổi những vấn đề khoa học. Đây cũng là nơi kết nối các thành viên, tiểu sử thông tin của các thành viên, bao gồm 3 nhóm nòng cốt: Kỹ sư/nhà khoa học; Nhà phát minh; Các doanh nghiệp/nhà quản lý

Các thành viên thuộc ba nhóm có thể liên hệ và trao đổi với nhau về những phát minh đáng chú ý, đặc biệt trong lĩnh vực phát minh công nghệ. Mối liên lạc này rất đáng tin cậy nhờ vào đội ngũ luật sư, cố vấn, nhân viên ngân hàng và tài chính

Một thống kê mới đây chỉ ra, cộng đồng doanh nhân gốc Việt có một tương lai tươi sáng, tuy nhiên vẫn còn bị phân tán. Một trong những mục tiêu chính của VSVN là kết nối và mở ra những kênh thông tin liên lạc giữa những lực lượng doanh nhân bị phân tán. VSVN được điều hành bởi một ban giám đốc và hội đồng và không liên quan đến các hoạt động chính trị hay tôn giáo
 
Làn sóng đầu tư mới của Việt kiều Mỹ về Việt Nam​

Số lượng các công ty Mỹ và doanh nhân Mỹ gốc Việt kinh doanh tại Việt Nam đang phát triển nhanh. Dự báo sẽ xuất hiện làn sóng đầu tư mới sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Bản tin của Thung lũng Silicon cho biết, cách đây 8 năm, ông chủ Nguyễn Chiến giữ im lặng khi mở chi nhánh của công ty Acronics Systems tại TPHCM. Hồi đó mới chỉ có ít Cty Mỹ tại Việt Nam, còn nhiều người Mỹ gốc Việt vẫn tỏ ra nghi ngại với chính mảnh đất quê hương

Ông Nguyễn cho biết hồi đó các doanh nhân Mỹ gốc Việt thường không muốn tô vẽ hình ảnh công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện hình ảnh cũng như số lượng các công ty Mỹ và doanh nhân Mỹ gốc Việt kinh doanh tại Việt Nam đang phát triển nhanh

Các chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện làn sóng đầu tư mới sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quốc hội Mỹ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam

Cũng trên bản tin của Thung lũng Silicon, ông Michael Ngô Phó Chủ tịch công ty thiết kế Glide/Write - đánh giá: “Kinh doanh tại Trung Quốc đã bão hòa và đắt đỏ. Việt Nam đang thay đổi thực sự với sự năng nổ và nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư lớn. Việt Nam không chỉ sẵn lòng hợp tác với các bạn mà còn tạo cơ hội cho các bạn thành công”

Cách đây 3 năm, Glide/Write đã mở một nhà máy ở Bình Dương, sau khi phát triển ở Nhật Bản, Singapore…

Việc các công ty của Việt kiều kinh doanh thành công tại quê hương kéo theo nhiều công ty Mỹ khác cũng ở Thung lũng Silicon. Trên bản tin của Thung lũng Silicon, ông Chris Runckel - Chủ tịch nhóm tư vấn kinh doanh Runckel & Associates - tiết lộ hiện 4 công ty của ông có hội sở ở Thung lũng Silicon đã kinh doanh tại Việt Nam, nhưng đang ở giai đoạn đầu

Ngoài ra, 2 công ty nhỏ khác của ông Runckel kinh doanh trong lĩnh vực điện tử cũng đang trong quá trình ký kết chuẩn bị làm ăn tại Việt Nam

Theo ông Runckel, do chi phí kinh doanh ở Trung Quốc gia tăng, nhiều công ty buộc phải tìm kiếm nơi khác và điểm đến mới của họ là Việt Nam. Không chỉ vậy, nhiều công ty cũng đang rời Thung lũng Silicon để tới Việt Nam mà tập đoàn Intel chỉ là một ví dụ

Một số doanh nhân Mỹ gốc Việt tại Bay Area, nơi có cộng đồng người Việt lớn thứ 2 tại Mỹ, hi vọng có thể tăng cường đầu tư về quê hương

Ông Trinh Tùng, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Việt - Mỹ, cho biết: Công ty tư vấn Vienam Resource LLC của ông, trung bình mỗi ngày nhận được 30 yêu cầu của các công ty Mỹ muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

Đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng đang trở thành vấn đề “nóng” trong thời gian gần đây với Mạng lưới người Việt tại Thung lũng Silicon (Vietnamese Silicon Valley Network)

Mạng lưới có hơn 1.000 thành viên, chủ yếu là doanh nhân Mỹ gốc Việt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Hàng loạt sự kiện liên quan đến vấn đề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam liên tiếp được VSVN tổ chức trong thời gian gần đây cũng như sắp tới

Lobby & Acronics
 
Cơ hội thành công tại Thung Lũng Silicon​

Silicon Valley, một thành phố còn được người Việt tại Mỹ gọi là thung lũng Silicon, tọa lạc gần San Francisco, bang California, là nơi rất nhiều đại công ty công nghệ cao đặt bản doanh. Một số chuyên gia cho rằng sự thành công của thung lũng Silicon bắt nguồn từ nền văn hóa kinh doanh lớn và những yểm trợ khác thường dành cho doanh nghiệp và tính cách tân trong công nghệ. Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi bài viết của Jela De Franceschi sau đây:

Về mặt kinh tế California là tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ. Năm 2001, đây là tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ có nền kinh tế đạt mức 1,000 tỉ đô la, và so với toàn thế giới, nền kinh tế của California lớn vào hàng thứ 8. Phần lớn sự giàu có và năng động của nền kinh tế này tập trung tại thành phố còn có tên gọi là Thung Lũng Silicon, nơi mà trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ Internet vào thập niên 1990, đã sản sinh ra hơn 29,000 công ty công nghệ cao

Thung lũng Silicon đã chèo chống khá vững trong thời kỳ kinh tế Mỹ xuống dốc vào những năm giữa 2000 và 2003. Mặc dù nhiều công ty bắt đầu từ khoảng thời gian ấy đã đóng cửa nhưng các công ty khác như Yahoo, eBay, Google và Nestcape lại trở thành những công ty đồ sộ phục vụ cho hàng trăm triệu người mỗi ngày

Nhiều chuyên gia nói rằng sự thành công của thung lũng Silicon khó có thể rập khuôn theo được, không những chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở những khu vực tiên tiến khác trên khắp thế giới

Ông Paul Graham, một trong những người đồng phát triển ý tưởng kinh doanh điện tử tức là mở các cửa hàng trên Internet, hiện nay là một đối tác trong công ty Y Combinator, một công ty ở Thung Lũng Silicon, chuyên tài trợ cho các công ty công nghệ mới khởi sự làm ăn

Theo ông thì một trung tâm công nghệ cao thành công phải bắt đầu với một đại học ưu tú có thể thu hút được những tài năng trẻ và một chính sách cởi mở để hấp dẫn được những nhà cách tân xuất sắc nhất của toàn thế giới

Ông Graham nói: "Tính hấp dẫn không thôi chưa đủ, mà quí vị còn phải để cho những người xuất sắc được nhập cư vào quốc gia của quí vị nữa. Nếu quí vị thả bộ quanh thung lũng Silicon, quí vị sẽ chú ý ngay đến một điều, đó là tính đa dạng của thành phần cư dân. Hầu như người nào cũng nói tiếng Anh với dấu giọng của người nước ngoài. Hầu như ai cũng là một di dân thuộc thế hệ thứ nhất hoặc thứ nhì"

Theo một cuộc khảo cứu mới đây của đại học Duke, bang North Carolina, ít nhất hơn một nửa số công ty thành lập ở Thung Lũng Silicon trong một thập niên qua đều có 1 di dân trong thành phần lãnh đạo. Con số này gấp đôi số trung bình của các công ty công nghệ cao của toàn quốc

Đồng sáng lập viên của đại công ty Yahoo, ông Jerry Yang, từ Đài Loan đến nước Mỹ vào lúc 10 tuổi rồi sau theo học tại đại học Stanford. Nơi đây ông và ông David Filo đã triển khai ý niệm về một mạng lưới tin học toàn cầu lớn nhất thế giới

Bà Srinija Shrinivasan, một giới chức chấp hành hàng đầu của công ty Yahoo, đã cộng tác với công ty này ngay từ lúc ban đầu. Bà giải thích rằng việc kinh doanh mà hai ông Yang và Filo khởi sự năm 1994 là một phương cách đem lại trật tự cho màng lưới Internet đang bành trướng mau lẹ

Bà Shrinivasan nói: "Tất cả bắt đầu chỉ với một sở thích cá nhân để duy trì một danh sách riêng những địa chỉ trên mạng mà sau này khách hàng muốn trở lại xem. Sau đó những người khác đã chú ý ngay tới danh sách hướng dẫn vừa phôi thai này và bắt đầu gửi e-mail đến để yêu cầu rằng: Ồ, tôi có một địa chỉ nữa, quí vị cho nó lên danh sách được không ? Và bỗng dưng những người thuộc công ty Yahoo vừa được thiết lập phải tối tăm mặt mũi, làm ngày, làm đêm, 7 ngày một tuần để thiết lập, thu thập, duy trì kho dữ liệu cho các địa chỉ trên mạng"

Yahoo phục vụ cho một nửa số người sử dụng Internet trên toàn thế giới. Công ty này hoạt động với hơn 20 ngôn ngữ. Công ty có văn phòng ở trên 20 quốc gia, thu dụng trên 12,000 nhân viên và trị giá công ty hiện nay lên đến hàng chục tỉ đô la

Theo bà Srhinivasan thì cái hệ thống bàn giấy, những thủ tục hành chánh lôi thôi không hiện diện trong lề lối quản trị của công ty Yahoo hay ở các công ty khác tại Thung Lũng Silocon

Bà Srhinivasan nói: "Đây không phải là một thứ văn hóa truyền lệnh từ trên xuống dưới. Lề lối đích thực của toàn thể các công ty tại Thung Lũng Silicon, và đặc biệt ở công ty Yahoo, là nuôi đưỡng một tinh thần cho nhân viên ở mọi cấp, bất kỳ ai cũng được quyền đem những ý kiến hay nhất của họ ra trình bày với ban quản trị, và mỗi người trong công ty đều là 1 phần của điều gì đó lớn lao hơn chính họ"

Nhiều chuyên gia, trong số này có cả ông Paul Graham, cho rằng sự hữu hiệu tại các công ty trong Thung Lũng Silicon xuất phát không những từ các kỹ sư và các quản lý doanh nghiệp có đầu óc hết sức phóng khoáng mà từ cả những nhà đầu tư

Ông Graham nói: "Một lý do mà Thung Lũng Silicon vẫn là nơi tập trung của những công ty vừa khởi nghiệp tại Hoa Kỳ, và có lẽ của toàn thế giới nữa, vì nó từng là nơi xuất phát của những công ty như thế trong quá khứ. Những sáng lập viên của những công ty đó vẫn còn hiện diện ở thành phố này. Giờ đây họ rất giàu và lại đầu tư vào những công ty mới khởi nghiệp khác

Điều càng hay hơn nữa là một công ty vừa khởi nghiệp có được những nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn lại là những người từng trở nên giàu có nhờ những công ty do họ sáng lập, thay vì là những nhà đầu tư làm giàu nhờ điều hành một hệ thống cửa hàng bán giày dép, hay những người làm giàu nhờ buôn bán kinh doanh cổ phần hoặc có tiền của nhờ kinh doanh trong ngành truyền thông, giải trí chẳng hạn"

Luật sư Curtis Mo thuộc tổ hợp luật sư thương mại toàn cầu WilmerHale, nêu lên một điểm là các nhà tài trợ tại Thung Lũng Silicon rất bạo dạn trong việc đầu tư kinh doanh

Ông Mo nói: "Thung Lũng Silicon là một nơi thật độc đáo. Nó qui tụ một số rất lớn những nhà tài trợ, những nhà tư bản táo bạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các luật sư, các chuyên viên kế toán và các ngành nghề chuyên môn khác. Nó có một cá tính và một lề lối kinh doanh riêng biệt nào đó khó có thể thấy được ở những nơi khác. Và theo tôi, nếu người ta từng sống qua kinh nghiệm chấp nhận rủi ro thật cao thì mới thực sự hiểu được cái cá tính độc đáo của Thung Lũng Silicon. Không giống như nhiều nơi khác, những chỗ có thể quí vị bị ngân hàng hay các quĩ đầu tư từ chối không giao dịch nữa vì đã từng làm ăn thất bại; tại Thung Lũng Silicon, làm ăn thất bại một vài lần không nhất thiết là một điều dở"

Ông John Denniston, một đối tác cao cấp trong tổ hợp KPCB, một quĩ đầu tư lớn tại thung Lũng Silicon, cũng đồng ý

Giống như ý kiến của luật sư Mo, ông Denniston nói rằng thành phố ở California này sẽ tiếp tục là một lực lượng dẫn đầu công cuộc cách tân của Hoa Kỳ

YouTube cofounders Chad Hurley, 29, left, and Steven Chen, 27, pose for a photo with their laptops at their office loft in San Mateo, Calif
Sáng lập viên của công ty YouTube, Chad Hurley (trái) và Steven Chen
Ông Denniston nói: "Một công ty như Google đã thật liều mạng khi tiến vào ngành công nghệ truy cập thông tin vào một lúc mà chưa ai biết rõ có thể nào có được một công nghệ truy cập hay không. Và đầu tư vào ngành này là chuyện làm ăn đầy tính may rủi, chỉ dựa trên những dự đoán mà thôi. Vì vậy quí vị có thể xét đến lịch sử của ngành đầu tư tại Thung Lũng Silicon và thấy rất nhiều công ty đã thành công trong những công cuộc kinh doanh với rủi ro thật cao. Tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy được những công ty có thể khai sáng những ngành công nghệ mới thay đổi được thế giới xuất phát từ Thung Lũng Silicon"

Và quả thực, nhiều chuyên gia đã nêu tên công ty Youtube, một công ty phát hình trên trang web được quần chúng hưởng ứng nồng nhiệt. Khởi đầu công ty này đã phải làm việc trong một nhà để xe ở tư gia vào năm 2005. 19 tháng sau, hãng này đã được công ty Google mua lại với giá 1 tỉ 600 triệu đô la
 
VSVN (Vietnamese Strategic Ventures Network)
Tổ chức Hội Nghị Kỹ Thuật Thương Mại 2007​

Vào ngày 2 và 3 tháng tám, 2007 sắp tới, Hội VSVN (Vietnamese Strategic Ventures Network – tạm dịch là Mạng Lưới Đầu Tư Chiến Lược Việt) sẽ tổ chức cuộc Hội Nghị về Kỹ Thuật và Thương Mại lần đầu tiên tại khách sạn Cabana Crowne Hotel ở thành phố Palo Alto, California

Hội VSVN được thành lập vào đầu năm 2002 với mục đích tạo mối liên lạc giữa các chuyên gia gốc Việt trong các ngành khoa học kỹ thuật ở khắp nơi trên thế giới cũng như tạo dịp cho các doanh nhân và chuyên viên kỹ thuật hợp tác với nhau trong các cơ hội đầu tư. Lúc đầu, tên VSVN là viết tắt của cụm từ Vietnamese Silicon Valley Network (Mạng Lưới Người Việt ở Thung Lũng Hoa Vàng). Vào tháng 11 năm 2002, VSVN được chính thức thành lập là một tổ chức bất vụ lợi (not for profit organization)

Trong hai năm đầu, những hoạt động chính của VSVN nhằm gây nên một tổ chức giúp đỡ những doanh nhân người Mỹ gốc Việt cũng như những chuyên gia kỹ thuật. Đến năm 2004, VSVN mở rộng tầm hoạt động để trở thành một nguồn tài nguyên toàn cầu giúp đỡ cho những ai muốn tham khảo thành lập công ty hay góp vốn với những chuyên gia trong cộng đồng kỹ thuật người Việt

Từ năm 2004 đến nay, con số thành viên của VSVN đã tăng từ 25 đến hơn 1,000 người, với thành viên ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, và Việt Nam. Những thành viên của VSVN là những chuyên gia từ các công ty kỹ thuật, tổ hợp luật sư, ngân hàng, công ty tư vấn, và những quỹ tiền đầu tư (investment funds)

Gần đây, VSVN đã đổi tên từ “Vietnamese Silicon Valley Network” thành “Vietnamese Strategic Ventures Network” để phản ảnh tầm hoạt động của tổ chức này đã rộng lớn hơn khỏi vùng Thung Lũng Hoa Vàng (Silicon Valley) cũng như để nhấn mạnh sự chú trọng của nó vào những đề tài kỹ thuật và đầu tư thương mại

Cuộc Hội Nghị về Kỹ Thuật và Thương Mại được tổ chức năm nay với hai chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất nhắm vào những thành công, trở ngại và bài học cho những doanh nhân gốc Việt trong các công việc đầu tư và xây dựng công ty của mình từ lúc khởi đầu (start ups) đến lớn mạnh. Chủ đề thứ hai chú trọng vào sự biến chuyển của Việt Nam ngày nay thành một địa điểm kỹ thuật đầy triển vọng và nóng bỏng ở Á Châu

Từ nhiều năm nay, những doanh nhân kỹ thuật người Việt (Vietnamese entrepreneurs) đã có nhiều thành công đáng kể ở khắp nơi trên thế giới. Trong hội nghị năm nay, VSVN có mời được một số những người này đến để chia xẻ những kinh nghiệm đầu tư, tổ chức, và hướng dẫn công ty của họ từ lúc khai sinh cho đến lúc thành công

Những thuyết trình viên về đề tài này gồm có ông Thịnh Trần, sáng lập viên và giám đốc của công ty Sigma Designs Inc., một công ty với giá trị thị trường trên 600 triệu đô la và là công ty Hoa Kỳ duy nhất đăng ký trên thị trường NASDAQ do một người Việt lãnh đạo, ông Hiệp Phạm, sáng lập viên và giám đốc của công ty WIDCOMM, công ty phát triển kỹ thuật Bluetooth và được công ty Broadcom mua lại vào năm 2004, ông Julien Nguyễn, giám đốc điều hành (Managing Director) của công ty ConceptVentures, một quỹ đầu tư Venture Capital chú trọng vào digital media, communications, và semiconductors

Ngoài ra còn một số rất lớn những doanh nhân và các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác cũng tham dự và thuyết trình trong hội nghị này. Những thuyết trình viên và doanh nhân tham dự hội nghị cộng lại đã xây dựng những công ty Hoa Kỳ với trị giá thị trường trên 5 tỷ đô la. Những đề tài sẽ được các chuyên gia này bàn thảo và trình bày kể cả entrepreneurship (kỹ thuật thành lập và lãnh đạo những cơ sở thương mại), những kỹ thuật mạng (internet technologies), những kỹ thuật truyền thông di động (wireless communication), và sự sản xuất các sản phẩm điện tử (electronics manufacturing)

Chủ đề thứ hai, sự biến chuyển của Việt Nam ngày nay thành một địa điểm kỹ thuật đáng chú ý ở Á Châu, phản ảnh sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ, Âu Châu, Á Châu, cũng như các chuyên viên kỹ thuật gốc Việt ở khắp nơi trên thế giới đến những cơ hội thương mại Việt Nam có thể mang đến cho họ

Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO năm 2006, những nhà đầu tư và thương mại thế giới cho rằng Việt Nam sẽ càng trở thành cơ hội lớn cho những công ty quốc tế đầu tư và phát triển. Ngay cả trước khi Việt Nam vào WTO, với con số lớn chuyên viên kỹ thuật phần mềm (software engineers) được đào tạo hàng năm, Việt Nam đã dần dần xây dựng một hạ tầng cơ sở khá vững chắc để trở thành một trong những địa điểm để các công ty kỹ thuật quốc tế mướn (outsource) để viết chương trình phần mềm (software program)

Cũng vào năm 2006, công ty Intel tuyên bố sẽ đầu tư hơn 1 tỷ đô la (lúc đầu dự tính chỉ 605 triệu đô la) vào việc xây dựng một trung tâm sản xuất computer chips và parts ở Việt Nam. Ngoài ra, với dân số trên 80 triệu, hơn 60% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi và sự thiếu một hạ tầng cơ sở đường dây điện thoại cũ, Việt Nam cũng trở thành một thị truờng điện thoại và thông tin di động (mobile phones and wireless communication) được nhiều công ty chú ý đến. Vì thế, Việt Nam không những chỉ là một thị trường tiêu thụ mà cũng là một địa điểm cung cấp những tài nguyên kỹ thuật cho các công ty quốc tế

Dưới chủ đề này, nhiều diễn giả sẽ trình bày những đề tài nóng bỏng như “Những cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau WTO”, “Những trào lưu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, và thương mại tại Việt Nam”, “Thuê mướn viết chương trình phần mềm tại Việt Nam (Software Outsourcing To Vietnam)”

Những diễn giả cho các đề tài này gồm những nhà đầu tư lớn vào các công ty và dịch vụ ở Việt Nam như ông Henry Nguyễn, Thành Viên Quản Lý (Managing Partner) của quỹ đầu tư IDG Vietnam, ông Andy Ho, Giám đốc Quản Lý của quỹ đầu tư Vina Capital, bà Hana Dang, giám đốc công ty Golden Communications Corp, và ông Paul Trương, sáng lập viên và quản lý cao cấp (Senior Director) của công ty Aperto Networks. Một số diễn giả khác đến từ các công ty Hoa Kỳ đang xử dụng những dịch vụ viết chương trình phần mềm (software outsourcing) của các công ty kỹ thuật Việt Nam, như ông Dave Klug, quản lý phát triển sản phẩm (Director of Product Development) của hãng Lucent-Alcatel, và ông Hùng Trương, quản lý phát triển sản phẩm của công ty AmDocs

Tổng cộng lại, công ty của các diễn giả tại Hội Nghị Kỹ Thuật và Thương Mại VSVN đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la vào Việt Nam. Vì thế, Hội Nghị này là một sự kiện chưa từng có trước đây và là một diễn biến tụ tập số lớn nhất những chuyên gia khắp thế giới đến để bàn thảo và trình bày về những đề tài kỹ thuật và thương mại liên quan đến người Việt và Việt Nam

Những độc giả muốn tìm hiểu thêm hoặc đăng ký cho Hội Nghị này có thể đến website http://vsvntechconnect2007.org/ hoặc viết điện thư (email) đến địa chỉ info@vsvn.org để biết thêm chi tiết
 
Vũ khí bí mật của nền kinh tế Ấn độ !​


Những tài năng công nghệ gốc Ấn đang lần lượt rời Thung lũng Silicon Valley của Mỹ để về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao của nước này. Riêng nguồn vốn gián tiếp của Ấn kiều đã đủ làm cho chỉ số chứng khoán Ấn Độ tăng 300% từ năm 2003 đến nay

Chỉ một thập niên trước, người Ấn Độ ở nước ngoài thường bị người trong nước coi như con bò sữa hoặc như kẻ phản bội quê cha đất tổ để mưu cầu giàu sang phú quý nơi đất khách. Nhưng gần đây khi Ấn Độ chuyển hướng từ nông nghiệp sang công nghệ cao, mối quan hệ với cộng đồng Ấn kiều được đánh giá lại. Đồng thời, Ấn kiều cũng tìm thấy ở quê nhà cái mà vì nó họ đã ra đi: cơ hội kinh tế

Thế là có một “dòng chất xám chảy ngược” - những tài năng công nghệ gốc Ấn lần lượt rời bỏ Silicon Valley bên Mỹ để về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao tại quê nhà

Theo chân họ là nguồn vốn. Năm ngoái người Ấn gửi về quê nhiều tiền nhất. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, kiều hối năm 2005 của Ấn Độ là 22 tỷ USD, gấp đôi năm 1995; trong khi Trung Quốc nhận được 21 tỷ USD. Tính cả thập niên qua, lượng kiều hối của Ấn Độ là 154 tỷ USD, cao gấp rưỡi Trung Quốc

Hiện có khoảng 20 triệu Ấn kiều sinh sống ngoài Ấn Độ, trong đó có 200.000 triệu phú ở Mỹ và đây chính là vũ khí quyết định của Ấn Độ trong nỗ lực phát triển kinh tế. Một báo cáo mới đây của Ngân hàng JPMorgan cho rằng cộng đồng Ấn kiều là đòn bẩy hùng mạnh giúp Ấn Độ đạt được, thậm chí vượt qua, mức tăng trưởng dự báo là 10%/năm

Ngoài lượng kiều hối khổng lồ, năm ngoái Ấn kiều gửi ngân hàng khoảng 32 tỷ USD, phần lớn là gửi vào các ngân hàng trong nước để hưởng lãi suất ưu đãi. Số tiền này, tương đương 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, đã góp phần giữ giá đồng rupee và ngăn lạm phát ở một nước mà cán cân thanh toán quốc gia và cán cân thương mại thường xuyên bị thâm thủng.
Ngoài ra, theo các nhà đầu tư địa phương, chính nguồn vốn đầu tư gián tiếp của Ấn kiều là yếu tố thúc đẩy chỉ số chứng khoán Ấn Độ tăng đến 300% từ năm 2003 đến nay

Chính sách thu hút nguồn lực

Giữa cộng đồng Ấn kiều và Hoa kiều có nhiều chỗ khác nhau; người Hoa thường tập trung ở các vùng đất gần Trung Quốc như Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, làm giàu chủ yếu nhờ sản xuất và buôn bán. Vì thế khi Trung Quốc mở cửa mời gọi đầu tư thì Hoa kiều là lực lượng chính đem tiền bạc và công nghệ về nước.

Theo kinh tế gia Rajeev Malik của Ngân hàng JPMorgan, đầu tư trực tiếp của Hoa kiều chiếm khoảng một nửa tổng đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Lấy năm 2000 làm ví dụ, Hoa kiều đầu tư vào Trung Quốc 32 tỷ USD trong khi Ấn kiều chỉ đầu tư vào Ấn Độ 200 triệu USD

Khác với Hoa kiều, Ấn kiều chủ yếu là chuyên viên - bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà khoa học... hoặc tiểu chủ (chủ khách sạn, chủ tiệm...) sống ở những vùng rất xa quê hương như châu Âu, châu Mỹ. Cho đến gần đây họ không có động lực đầu tư về nước. Tình hình chỉ mới thay đổi từ năm 1998, sau khi Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên

Bị các cường quốc cấm vận kinh tế, Ấn Độ tìm chỗ dựa ở cộng đồng Ấn kiều và thực hiện chiến lược thu hút nguồn lực của người Ấn xa quê. Ngay trong năm đó, Ấn Độ phát hành trái phiếu kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều và thu được 4,2 tỷ USD

Năm sau, Ấn Độ ban hành quy chế “quasi-citizenship”, theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công dân trong nước, ra vào Ấn Độ không cần thị thực (visa), được quyền sở hữu nhà đất tại Ấn Độ và hưởng các ưu đãi đầu tư chỉ dành cho Ấn kiều

Năm 2000, Chính phủ Ấn Độ thành lập ủy ban cấp cao để nghiên cứu phương cách cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều; từ năm 2003, Ấn Độ thường xuyên tổ chức Ngày Ấn kiều để các bộ, ngành đối thoại và thu hút đầu tư của người Ấn; năm tới, Ấn Độ sẽ thành lập Bộ các vấn đề Ấn kiều để thường xuyên xử lý những mối quan tâm của họ; nhiều thành phố dành riêng cho Ấn kiều (NRI City) có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại mọc lên khắp đất nước

Xây dựng sự nghiệp thứ hai

Trong thời gian này, cộng đồng Ấn kiều cũng thay đổi. Từ hàng ngũ công nhân và chuyên viên đã hình thành một tập thể các nhà doanh nghiệp gốc Ấn năng động. Cộng đồng doanh nghiệp này đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư về nước

Tỷ phú của tập đoàn Google là Ram Shriram đang cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp Ấn Độ; người sáng lập Hotmail là Sabeer Bhatia có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào một dự án hạ tầng ở Haryana mà ông tin rằng sẽ là Silicon Valley thứ hai

Đáng chú ý nhất là Lakshmi Mittal, ông chủ tập đoàn thép lớn nhất thế giới Mittal-Arcelor, đã quyết định đầu tư 9 tỷ USD xây dựng nhà máy thép ở Jharkland - cho đến nay là dự án đầu tư lớn nhất của Ấn kiều

Các nhà công nghiệp gốc Ấn tại Mỹ liên hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước để hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mạng lưới các doanh nhân Ấn kiều, có tên là Indus Entrepreneurs, lo việc hướng dẫn các doanh nhân trẻ đầu tư về nước và đóng góp hơn 200 tỷ USD cho các công ty mới khởi nghiệp

Những Ấn kiều thành đạt nhìn quê hương như là nơi họ có thể sử dụng những kỹ năng và quan hệ đã tích lũy được ở nước ngoài để khởi động một sự nghiệp thứ hai có ý nghĩa kinh tế - xã hội rộng rãi hơn

Trường hợp của Rajat Gupta là một ví dụ. Rời Ấn Độ 20 năm trước, làm giám đốc điều hành của tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey & Co, ông đã kết hợp sự khôn ngoan Ấn Độ với mạng lưới nhân tài để thành lập hệ thống trường Kinh doanh Ấn Độ (ISB) và Quỹ Y tế cộng đồng Ấn Độ (PHFI). Sáu năm sau ngày khai giảng đầu tiên, ISB đã trở thành trường kinh doanh lớn thứ tám trên thế giới; còn PHFI đào tạo mỗi năm 10.000 bác sĩ
 
Bài học quản trị từ Silicon Valley​

Trong những năm gần đây, thế giới công nghệ đang phải đương đầu với những thách thức ngày một lớn từ sự thay đổi kinh doanh toàn cầu, các vấn đề về kỹ thuật, đào tạo và kinh doanh trực tuyến. Với truyền thống có một đội ngũ lao động toàn cầu hóa ở mức cao, Silicon Valley – thung lũng tập trung các công ty công nghệ cao ở Mỹ - có riêng cho mình một hướng đi và viễn cảnh về các vấn đề quản trị kinh doanh

Sức ép cạnh tranh ngày một lớn giữa các công ty tại Silicon Valley đã buộc họ phải trợ nên linh hoạt và sáng tạo hơn trong mọi vấn đề từ quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm tới quan hệ đối tác. Kết quả là Silicon Valley trở thành một phòng thí nghiệm cho những chiến lược quản trị kinh doanh và quản lý doanh nghiệp hữu hiệu nhất

Từ công việc của những giám đốc điều hành và các nhà quản trị cấp cao tại Silicon Valley, chúng ta có thể nhận ra nhiều bài học mà bất cứ công ty nào đang tìm kiếm và xây dựng các chiến lược quản trị mới trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ đều có thể áp dụng hữu hiệu

Bài học 1: Nhà quản trị ở đó cho những giám sát chặt chẽ hơn

Các công ty tại Silicon Valley rất quan tâm tới việc thay đổi bản thân hay cơ cấu lại kinh doanh để nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi công nghệ, và những CEO tại đây luôn mong đợi các thành viên hội đồng quản trị có thể tư vấn cho họ về thị trường hay một lĩnh vực nào đó mà công ty có ít hoặc không có kinh nghiệm

Điều này xuất phát từ một câu chuyện dài, nơi các nhà đầu tư mạo hiểm hiện diện trong hội đồng quản trị thời mới thành lập và chưa trở thành công ty đại chúng. Các CEO tại Silicon Valley đã học được cách trông cậy nhiều hơn vào hội đồng quản trị chứ không chỉ tự mình lo hết mọi việc. Họ tìm kiếm những lời khuyên thường nhật cùng những thông tin về thị trường mà công ty đang hướng tới

Mặc dù các công ty khác bên ngoài Silicon Valley cũng đang tìm kiếm các chuyên gia thực thụ cho vị trí trong hội đồng quản trị, sự khác biệt chính là tốc độ mà các công ty công nghệ Silicon Valley thường phải thích ứng và mức độ trợ giúp họ tìm kiếm từ hội đồng quản trị cho các chiến lược kinh doanh. Không có lý do gì mà các công ty ngoài Silicon Valley không nên suy nghĩ về những định hướng tương lai khi tìm kiếm các thành viên hội đồng quản trị mới

Bài học 2: Tìm kiếm một tầm nhìn đa văn hóa

Các công ty tại Silicon Valley thường tìm kiếm các nhà quản lý có các kinh nghiệm điều hành đa văn hóa trước đó và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ ngoài tiếng Anh

Những gì một nhà quản trị đa văn hóa mang đến cho các công ty đó là bộ các kỹ năng cần thiết: tầm nhìn chiến lược vào thị trường địa phương và toàn cầu, bổ sung sự hiểu biết đối với các khuynh hướng trong quản lý dây chuyền cung ứng, outsourcing và tình trạng phát triển kỹ thuật. Khi một nhà quản trị hội tụ được các kỹ năng này, những cơ hội kinh doanh mới sẽ được tạo ra

Bài học 3. Các công ty nên nhấn mạnh tới các vấn đề xã hội và nhân lực có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh

Một trong những vấn đề lớn nhất mà các nhà quản trị tại Silicon Valley phải đối mặt đó là sự thiếu hụt nhân lực được đào tạo bài bản. Silicon Valley đầu tiên giải quyết khó khăn này bằng việc tuyển dụng những người nước ngoài đã có một thời gian học tập và nghiên cứu tại Mỹ. Song điều này đẩy các công ty tới khúc mắc khác đó là vấn đề nhập cư, qua đó chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các quy định pháp luật

Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, nhiều sinh viên nước ngoài có giấy phép lao động tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ phải cảm ơn các nhà quản trị tại Silicon Valley vì những nỗ lực vận động của họ điều chỉnh chính sach nhập cư. Từ đó, nhiều công ty mới đã được thành lập tại Silicon Valley

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng ngày 11/9 cũng như nạn dịch cúm SARS, nhiều sinh viên nước ngoài có năng lực không còn dễ dàng ở lại Mỹ nữa. Thêm vào đó, nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đã nhập cư vào Mỹ sau khi có được chuyên môn cần thiết đã quay trở lại quê hương vì những cơ hội hấp dẫn hơn ở Mỹ

Các nhà quản trị tại Silicon Valley hiểu rằng các nền kinh tế mới nổi có cùng một sức hút như Mỹ có được 50 năm trước đây. Trong năm 2006, 1,3 triệu sinh viên có bằng tốt nghiệp tại Mỹ, trong đó có 70.000 kỹ sư. Cùng năm đó, Ấn Độ có 3,1 triệu sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 465.000 kỹ sư. Con số này tại Trung Quốc là 3,3 triệu sinh viên tốt nghiệp và trên 600.000 kỹ sư

Những CEO tại Silicon Valley nhấn mạnh tới việc Mỹ cần cải thiện nền giáo dục, hay sẽ trở thành những công dân hạng hai trên phương diện toàn cầu. Các công ty thuộc thung lũng này đang đầu tư lớn cho một đội ngũ nhân lực mang tiêu chuẩn toàn cầu

Tuy nhiên, những tài năng chất lượng cao sẽ tiếp tục xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác. Và khi mà đội ngũ nhân lực có kỹ năng đang rời bỏ nước Mỹ, sức ép xã hội và nhân lực lớn hơn sẽ đặt lên đôi vai của các công ty và nhà quản trị. Họ phải chuẩn bị cho những giải pháp. Và khi các lợi ích cổ đông đang ôm lấy họ, các nhà quản trị sẽ không thể ngồi yên

Bài học 4. Internet là mô hình kinh doanh chủ yếu chứ không phải là một công cụ

Các ứng dụng và hệ thống mạng internet là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của các công ty ở Silicon Valley. Các thế hệ nhà quản trị cấp cao trong quá khứ tập trung vào việc xây dựng các hệ thống mạng riêng để kết nối mọi máy tính

Tuy nhiên, những nhà quản trị trẻ tuổi ngày nay tại Silicon Valley không nghĩ như vậy. Đối với họ, internet là một mô hình kinh doanh mới, chứ không phải một công cụ cho hoạt động kinh doanh. Sự khác biệt giữa nhận thức internet như một công cụ với việc coi internet như một mô hình kinh doanh là chìa khóa thành công cho nhiều công ty tại Silicon Valley

Có thể khá không bình thường khi một nhân viên trẻ tuổi được đặt vào trong ban quản trị cấp cao, song lợi ích là rất rõ nét từ tầm nhìn của người đó. Vị quản trị trẻ tuổi này sẽ mang theo một vài kỹ năng quản lý bổ sung khá hữu hiệu, giúp đỡ các nhà quản trị cao cấp khác hiểu được những khuynh hướng thay đổi trên thị trường và các mô hình kinh doanh được chuyển đổi như thế nào. Công ty cần có được cảm giác của sự cấp bách và nắm rõ cách thức công ty đang phát triển và triển khai mô hình kinh doanh internet

Hơn thế nữa, họ cần biết cách thức internet đang tiến triển và những gì các công ty phải làm để theo kịp thời đại. Những bài học của Dell, eBay, Google, và Amazon.com là hết sức rõ ràng. Internet đã thay đổi phương thức sản xuất, phân phối, xuất bản và bán lẻ. Những bàn thảo về các chiến lược internet nên là trọng tâm và được ưu tiên trong các cuộc họp bàn tại phòng quản trị

Cuối cùng, các cơ hội kinh doanh, các vấn đề xã hội, nhân lực và các chiến lược quản trị không ngừng va chạm và xung đột lẫn nhau trong các phòng họp quản trị cấp cao ở Silicon Valley theo một cách thức không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác. Và khi thế giới ngày một toàn cầu hóa nhiều hơn, tất cả các công ty sẽ cảm thấy sức ép này và nếu công ty nào chuẩn bị, hãy nhanh chóng quan tâm tới các bài học quản trị từ Silicon Valley
 
"Hút" 2000 chuyên gia CNTT người Việt ở nước ngoài !​

Việt Nam chỉ cần thu hút được 2000 chuyên gia người Việt ở nước ngoài (NVONN) trong lĩnh vực CNTT là đã tạo được nguồn lực rất lớn. Vì họ là những người có kinh nghiệm góp phần thúc đẩy ngành CNTT phát triển

Ông Hoàng Lê Minh – Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI), đã khẳng định như vậy khi trao đổi với VTC News về việc thu hút nguồn lực chất xám trong lĩnh vực CNTT của NVONN

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ra quyết đinh thành lập tháng 7/2007. Viện có chức năng giúp Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng, thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số

- Thưa ông, nhiều người cho rằng để ngành CNTT phát triển không thể thiếu sự đóng góp của Kiều bào. Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Hoàng Lê Minh – Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam

- Bài toán thu hút người giỏi từ nước ngoài về tham gia phát triển thị trường trong nước là bài toán khó nhưng cần phải giải. Còn chờ đến khi họ tự động quay trở về thì cũng có thể có nhưng còn rất lâu mà cơ hội có thể lỡ mất

Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước, như Đài Loan, Trung Quốc, họ thừa nhận rằng họ phát triển được rất nhanh, chỉ trong mấy chục năm, là nhờ Hoa kiều

Nhìn lại, VN có 2 triệu NVONN, trong đó có 200 ngàn người làm về CNTT. Tôi nghĩ chúng ta chỉ cần thu hút được 2 ngàn người đã tạo có được nguồn lực rất lớn để phát triển vì họ là những người dày dạn về kinh nghiệm và có quan hệ sâu rộng. Chính họ là người gắn bó với thị trường và có khả năng hoạch định sự phát triển của ngành. Vì vậy, họ có khả năng tác động rất lớn

Tuy nhiên, bức tranh của ngành CNTT của VN còn rất nhiều màu xám

- Vậy thì theo ông, tại sao chúng ta chưa có “lực hút” đối với họ ?

- Chúng ta chưa có thị trường để tập hợp họ

Họ về thấy điều kiện sinh hoạt tại Việt Nam khác xa với điều kiện sống của họ ở nước ngoài. Và đặc biệt ở đây, họ không có mối quan hệ trong công việc và trong đời sống.Có khi họ về chỉ vì lời mời của một cá nhân. Vì không có môi trường để khởi đầu, nên họ gặp phải nhiều khó khăn để phát triển

Nhiều người cho rằng chúng ta cứ mang đãi ngộ về thu nhập là có thể lôi kéo được họ. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Mức lương của chúng ta không thể sánh được với nước ngoài, thu nhập của các chuyên gia cao cấp ở Mỹ vào khoảng 150 – 200 ngàn USD/năm. Nếu lấy đãi ngộ về thu nhập thì không thể giải quyết được cơ bản nhu cầu của họ

Những NVONN thực sự muốn kinh doanh, họ rất cần điều kiện để nghiên cứu phát triển sản phẩm, mở được thị trường đầu tư,… Đó mới là cái quan trọng

- Về chính sách, hiện nay còn vướng mắc gì không, thưa ông ?

- Chính sách tuy đã rất đầy đủ nhưng vẫn chưa thực thi

Như chính sách mua nhà ở dành cho NVONN, dù đã được thông qua nhưng vẫn còn rất khó khăn cho những người nước ngoài nếu muốn mua theo giá gốc, họ không thể cạnh tranh để mua nhà theo giá đầu cơ được !

Hay hiện đã có chính sách cho nhập ô tô miễn thuế dành cho NVONN cư trú dài hạn ở VN từ 6 tháng trở lên. Nhưng rất ít người được hưởng chính sách này. Họ cần phải chờ các cơ quan quản lí xét và ra quyết định cho họ được ô tô miễn thuế. Thực tế, nhu cầu thì rất lớn còn số người được nhận ưu đãi này thì lại hiếm thấy

Vấn đề thứ 3 là thuế thu nhập cá nhân. Thực tế, nếu DN thuê 1 NVONN về làm việc với mức lương 100 ngàn USD/năm. Và nếu chấp nhận, họ phải nộp 47 ngàn USD cho thuế thu nhập cá nhân theo cách tính thuế lũy tiến. Như vậy, chúng ta đã tốn nguồn tài chính khá lớn để trả thuế thu nhập cá nhân cho chuyên gia

Đó mới chỉ là 3 vấn đề nổi cộm

- Để giải quyết các vấn đề ông vừa nói, chúng ta phải đi theo hướng nào, thưa ông ?

- Theo tôi, về vấn đề thuế thu nhập, nhà nước có thể hoàn thuế lại cho các DN để họ tái đầu tư, hoặc trang trải cho những chi phí khác. Chúng ta không ban hành chính sách chung nhưng cũng nên xem xét DN nào thực sự có chuyên gia giỏi, có khả năng tác động đến ngành, để có chế độ ưu đãi đặc biệt

Hiện nay, chưa có ai đứng ra nhận làm việc này. Thực tế đã có nhiều DN đã lách luật. Các DN đã để phần lớn thu nhập của NVONN ở nước ngoài, thu nhập công khai của họ trong nước rất thấp. Vì vây, có đánh thuế thu nhập thì cũng chẳng đáng là bao. Nhưng khi đó, NVONN không thể thực sự gắn bó, không thể thực sự sống chết với thị trường trong nước

Tôi đề xuất một cách làm khác, Viện sẽ đứng ra bảo lãnh, làm đầu mối để mời họ về làm việc. Chúng tôi sẽ đề nghị nhà nước áp dụng các chính sách ưu đãi về nhà ở, thuế,… để họ có điều kiện tốt nhất, an tâm đóng góp cho sự phát triển của ngành

Thứ nhất, về nhà ở, chúng tôi muốn đàm phán với các nhà đầu tư, đề nghị xây những căn hộ theo mô hình nhà Olimpic, với sự đảm bảo của nhà nước. Tôi nghĩ, việc này không khó nhưng cần một cơ chế cởi mở và sự ủng hộ của Nhà nước. NVONN có thể thuê để ở 1, 2 năm hoặc mua hẳn theo chia phí thực tế thực tế xây dựng

Nếu làm được như vậy, họ có thể triển khai công việc ngay khi về VN. Đây là dự định mà tôi đã nung nấu từ lâu

- Ông dự định khi nào bắt tay thực hiện đề án này ?

- Vấn đề này đã nằm trong kế hoạch của Viện. Viện sẽ xây dựng 1 loạt đề án về xây dựng thương hiệu cho ngành, tham mưu cho bộ, tôi đã đưa vào đề án để thu hút người nước ngoài về làm việc trong ngành CNTT. Thời gian để các cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt nhanh nhất cũng mất 6 tháng. Nhưng cần có cơ chế cởi mở để đây thực sự là giải pháp đột phá

Hiện nay, VN đang được coi là điểm sáng của đầu tư nên NVONN rất thích tham gia vào thị trường trong nước. Nhưng 2 năm nữa, liệu những điều kiện tốt như vậy có còn giữ được nữa không? Nếu không nắm bắt ngay, cơ hội sẽ vuột mất !

- Xin cảm ơn ông và xin chúc dự án sớm thành công !
 
FPT Software Europe chưa phải là điểm dừng !​

Xung quanh việc Tập đoàn FPT mở Công ty FPT Software Europe, công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam tại châu Âu, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Tổng giám đốc FPT đã cho biết thêm về “Chiến lược Toàn cầu hóa” của Tập đoàn như sau:

Xin anh cho biết tại sao FPT lại quyết định đầu tư vào thị trường Châu Âu ?

FPT tự hào là công ty công nghệ cao lớn nhất cả nước với khoảng gần 4000 nhân viên làm việc trực tiếp trong các lĩnh vực dịch vụ tin học (chiếm xấp xỉ 40% nhân viên của toàn tập đoàn)

Trong đó, mảng xuất khẩu phần mềm từ một hướng đầu tư chiến lược của FPT từ năm 1999 đến nay đã trở thành mũi nhọn kinh doanh của tập đoàn với tốc độ tăng trường cao hàng năm (xấp xỉ 70% / 1 năm) và doanh số đạt mức 30 triệu USD trong năm 2007. Chúng tôi đã rất thành công trên các thị trường lớn như Nhật Bản và Châu Á Thái Bình Dương. Lần này đầu tư này sang Châu Âu là để khẳng định thêm một lần nữa tính đúng đắn của chiến lược toàn cầu hóa mà ban lãnh đạo FPT đã vạch ra

Chúng tôi đã quyết định chọn Châu Âu vì:

- Thứ nhất về mặt tiềm năng thị trường, từ năm 2006, sau một thời gian thờ ơ với việc outsourcing, các công ty Châu Âu như bừng tình trước những thành công của các đồng nghiệp ở Mỹ đã ồ ạt chuyển công việc ra bên ngoài. Việc FPT đầu tư sang Châu Âu chính là để đón đầu làn sóng này

- Thứ hai về mặt kinh doanh, chúng tôi hiện đang có những đối tác lớn lâu năm ở đây như HarveyNash, IBM, Neopost, v.v… Việc mở một công ty tại chỗ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, đồng thời cũng cho phép FPT ở gần khách hàng hơn để hỗ trợ khách hàng tốt hơn vì thời gian làm việc khác nhau và khoảng cách địa lý luôn luôn là những rào cản lớn nhất trong công việc xuất khẩu phần mềm

- Thứ ba, lần đầu tư này mang ý nghĩa lâu dài với FPT nhằm tạo ra những động lực tăng trường mới cho toàn Tập đoàn trong thời gian tới

FPT đã chuẩn bị như thế nào cho lần “đem chuông đi đánh xứ người” này ?

Rất nhiều. Chúng tôi đã chuẩn bị kĩ lưỡng cả về hai yếu tố bên trong và bên ngoài

- Về yếu tố bên trong, như các bạn biết, thành lập ra một chi nhánh ở nước ngoài đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và chúng tôi đã phải tự làm mới mình lên nhằm đáp ứng với hoàn cảnh mới. Chúng tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống quản lý tài chính tập trung với giải pháp ERP của Oracle, chúng tôi đã xây dựng mô hình nhân sự tập trung và phát triển hệ thống quản trị nhân sự ở mức toàn FPT, chúng tôi đã đầu tư xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ với các hệ thống polycom (visioconference), VoIP, phát triển các công cụ chat nội bộ Visky, v.v....

Chúng tôi cũng đầu tư vào hệ thống quản trị chất lượng và bảo mật thông tin như ISO, CMMI5, BS7799. Chính việc này đã giúp FPT có được sức mạnh quản lý tập trung và minh bạch. Đồng thời các công ty chi nhánh nước ngoài cũng nhận được rất nhiều hỗ trợ từ trong nước bất kì khi nào cần đến

- Về yếu tố bên ngoài, chúng tôi đã có một sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng từ trong năm 2007 với các hoạt động như nghiên cứu thị trường, đánh giá địa điểm, tìm hiểu luật pháp và chính sách thuế, v.v…

Các cán bộ được cử ra nước ngoài cũng được chuẩn bị rất tốt về mặt tâm lý để sẵn sàng ra trận. Một điểm đáng lưu ý là FPT đã có truyền thống làm việc từ rất lâu với các đối tác Châu Âu (từ năm 2000). Sau một thời gian dài, chúng tôi hiện đang có một đội ngũ gồm hàng trăm kĩ sư thành thạo chuyên môn, ngoại ngữ và hiểu văn hóa Châu Âu, tạo nên một nền móng vô cùng tốt để phát triển mạnh trong tương lai gần. Đây chính là điểm khác biệt lớn của FPT so với các công ty khác trong nước khi đi ra biển lớn

Ngoài FPT của Việt nam, chắc chắn sẽ có rất nhiều các công ty IT của các nước khác có mặt tại thị trường Châu Âu, vậy đâu là thế mạnh cạnh tranh của FPT trên thị trường này ?

Chúng tôi có bốn thế mạnh cạnh tranh rất lớn:

- Thứ nhất, FPT Sofware đã xây dựng hệ thống quản trị chất lượng CMMI5 và bảo mật thông tin BS7799. Khi làm việc với các đối tác nước ngoài, điều này là vô cùng cần thiết để tạo dựng niềm tin cho khách hàng

- Thứ hai, chúng tôi có khả năng cung cấp những giải pháp công nghệ toàn diện cho các nhu cầu của khách hàng: dịch vụ mạng và viễn thông, tích hợp hệ thống, cung cấp phần cứng, phát triển phần mềm, bảo hành bảo trì hệ thống, hỗ trợ khách hàng 24x7. Các bộ phận của FPT phối hợp nhuần nhuyễn với nhau với một mục tiêu chung là làm hài lòng và cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Với các khách hàng truyền thống Châu Âu thì điều này đặc biệt quan trọng vì họ có thể yên tâm tin tưởng hoàn toàn vào khả năng của FPT. Một ví dụ điển hình là chúng tôi đã phát triển một hệ thống quản lý viễn thông cho một đối tác ở Luxembourg rồi sau đó triển khai sang Châu Phi cho họ. Đây là minh chứng rõ rệt nhất cho khả năng cạnh tranh của FPT trong bối cảnh toàn cầu hóa này

- Thứ ba, chúng tôi là đối tác kĩ thuật của những tên tuổi lớn trên toàn thế giới như Microsoft hay IBM. Đây không chỉ là thương hiệu mà còn là đẳng cấp của FPT

- Thứ tư, chúng tôi hiện có trường đại học FPT nơi đào tạo ra hàng nghìn sinh viên CNTT giỏi chuyên môn và ngoại ngữ trong thời gian tới. Những sinh viên thấm nhuần văn hóa FPT này chắc chắn sẽ là nguồn lực tốt để phục vụ khách hàng của chúng tôi sau này

Mục tiêu phát triển của FPT Software trong gian tới ?

Trong thời gian đầu FPT chọn Paris để làm cửa ngõ đi vào thị trường Châu Âu. Năm 2008 sẽ là năm ổn đinh tổ chức và phát triển thị trường của FPT Software Europe. Năm 2009, chúng tôi đặt mục tiêu có được 10 triệu USD xuất khẩu phần mềm từ thị trường Châu Âu. Năm 2010, chúng tôi đặt mục tiêu doanh thu 20 triệu USD từ Châu Âu và mở văn phòng đại diện thứ hai tại một trong các nước Bắc Âu

FPT Software Europe còn có trách nhiệm là cơ sở đầu tiên của FPT ở Châu Âu chuẩn bị sẵn sàng tiếp đón các bộ phận tiếp theo tiếp cận thị trường này

Đánh giá của FPT về lần đầu tư này khi mà trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm và các tập đoàn kinh lớn lớn đều đang phải thắt chặt hầu bao và kiểm soát chi phí ?

Khó khăn của người này đôi khi là cơ hội của người khác. Trong lĩnh vực dịch vụ CNTT, việc thắt chặt và kiểm soát chi phí đồng nghĩa với việc cắt giảm nhân lực tại chỗ và chuyển sang sử dụng các nguồn nhân lực offshore. Đây chính là cơ hội của chúng tôi vì nhu cầu của thị trường là rất lớn. Sức tăng trưởng mạnh của FPT Software trong thời gian qua chính là minh chức rõ ràng nhất cho nhận định này của tôi

Ngoài ra như tôi đã nói ở trên, với một bề dầy lịch sử trong quan hệ với các đối tác Châu Âu, cộng thêm một danh sách những đối tác CNTT lớn trên thế giới, chúng tôi tin tưởng rằng khoản đầu tư này sẽ đem lại những lợi ích to lớn lâu dài cho tập đoàn FPT cũng như cho các cổ đông của FPT

Sau Châu Âu, đâu sẽ là điểm đặt chân tiếp theo của tập đoàn toàn cầu FPT ?

Sau Châu Âu, FPT sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh sang Malaysia, Úc và Mỹ. Mong muốn của ban lãnh đạo FPT là trở thành một tập đoàn toàn cầu hiệu quả trong kinh doanh, đi đầu trong lĩnh vực CNTT, giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, đem lại lợi nhuận lớn và đồng thời để có thể mang thương hiệu Việt Nam đi khắp nơi trên toàn thế giới
 
Thung lũng Silicon thu nhỏ đang hình thành ở Vietnam !​

Đó là nhận định của tuần báo Mercury News (Mỹ) trong số ra cuối tháng 6/2008 về tình hình phát triển CNTT và Internet tại VN

Động lực của Internet

Một nhóm người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi ngồi vắt vẻo trên ghế trong quán cafe Highlands, bên những ly sôđa và bánh sandwich. Họ trao đổi công việc trong một không khí thoải mái. Đó là cảnh ngày càng phổ biến tại VN trong thời đại "Việt Nam 2.0" hiện nay

"Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một thung lũng Silicon ở đây, nơi chúng tôi có thể ăn mặc thoải mái và làm việc từ xa", Don Phan, một Việt kiều Mỹ, cho biết

Don rời Mỹ vài tháng trước để về VN mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển cho công ty TechFox của anh ngay tại căn hộ của anh ở VN

Hiện gần ¼ dân số VN (20 triệu người) đã nối mạng, so với con số 500 nghìn của 8 năm về trước. Quỹ Đầu tư IDG dự đoán sẽ có ít nhất 36 triệu người VN sử dụng Internet trong vòng chưa đầy 2 năm tới. Năm 2009, VN sẽ bắt đầu triển khai công nghệ WiMax

Internet bùng nổ thu hút mạnh mẽ những người như Don tới đất nước này để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Những "ông lớn" như eBay, Yahoo! và Google cũng bày tỏ sự quan tâm rất lớn

Sức hấp dẫn còn đến từ cộng đồng Internet trẻ trung, năng động. "So với các nước đang phát triển trên thế giới, VN có mật độ sử dụng Internet cao nhất; một trong các lý do là dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 24", Bryan Pelz, GĐ điều hành của VinaGame nhận định

Các đại gia ở thung lũng Silicon dù còn thăm dò thị trường VN nhưng đã có những động thái tích cực. Ebay bắt tay với chodientu.vn xúc tiến thương mại điện tử ở VN. Yahoo! có một văn phòng đại diện, với đội ngũ nhân viên người Việt và triển khai một loạt các đại lý quảng cáo trực tuyến tại VN

Không ít khó khăn

Còn không ít khó khăn trong việc tiếp cận và phát triển thị trường VN. Một trong số đó là sự thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ về công nghệ, nên các công ty phải thuê một loạt các sinh viên VN không hề có kinh nghiệm Internet

Theo các DN, chính phủ VN chưa làm đủ để nâng cao trình độ sử dụng Internet của lực lượng lao động, chưa tạo ra các chính sách hấp dẫn DN như của Singapore, Trung Quốc và Đài Loan. Tại VN, những DN khởi nghiệp phải vượt qua tới 7 cấp thủ tục hành chính để xin giấy phép

Bên cạnh đó, thương mại điện tử và thị trường quảng cáo trực tuyến của VN chưa đủ lớn. Các DN muốn lập nghiệp tại VN là văn hóa làm việc. Rất nhiều DN buộc phải "chiều" theo văn hóa bản địa, vặn nhỏ đèn vào buổi trưa để nhân viên ngủ

Tuy nhiên, thị trường Internet ở VN vẫn tràn trề sức hấp dẫn với các DN nước ngoài. Việt kiều Esther Nguyễn vừa chuyển từ Mỹ về TPHCM để triển khai website tải nhạc trực tuyến pops.vn

Bà nhận định: "VN đang háo hức thay đổi. Thay đổi với một tốc độ triển khai nhanh chóng – đó là khoảnh khắc mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy lần thứ hai trong đời"
 
Người phụ nữ Việt làm "khuynh đảo" giới IT thế giới​

Duyloan-new.jpg

Năm 2002, công ty Texas Instrument (TI) - một công ty hàng đầu của thế giới chuyên thiết kế bộ nhớ máy tính trong 76 năm lịch sử của mình đã trao danh hiệu vô cùng cao quý: "TI Senior Fellow" cho một người phụ nữ nhưng lại là phụ nữ gốc Việt: cô Lê Duy Loan - người không chỉ làm rạng danh nòi giống Việt bằng tài năng mà còn cả tấm lòng!


Đây là chức vụ uy tín nhất trong những "đại công ty về kỹ thuật" của thế giới và đến nay cũng chỉ có 5 người đàn ông nhận chức vụ này trong công ty Texas Intruments.

Bộ não của Texas Instruments

Khởi nghiệp ở công ty Texas Instrument với vai trò của một kỹ sư chuyên thiết kế bộ nhớ cho máy tính khi mới 19 tuổi, nhưng chẳng bao lâu, cô kỹ sư trẻ mới ra trường đã làm những chuyên gia sừng sỏ ở TI phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, thông minh, tinh thần làm việc quyết đoán và hiệu quả công việc mà cô đem lại. Là công ty hàng đầu của thế giới trên lĩnh vực công nghệ thông tin và có tầm nhìn xa trông rộng, Texas Instrument đã sáng suốt khi giao cô giữ trọng trách điều hành các dự án lớn trị giá hàng tỷ USD cùng với các công ty đến từ ba châu lục khác nhau để chế tạo và nâng cao bộ nhớ máy tính. Và họ đã không lầm khi Lê Duy Loan cùng đội ngũ chuyên gia của mình đã hoàn thành xuất sắc dự án không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ mà còn ghi tên mình vào hàng ngũ những kỹ thuật viên sắc nhất thế giới về công nghệ thông tin.

Không có gì phải tranh cãi khi Lê Duy Loan lần lượt được thừa nhận tài năng và đề cử vào các giải thưởng danh giá của Texas Instrument. TI trở thành công ty hàng đầu trong danh sách của tạp chí Fortune 500 và chị trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất của công ty. Năm 1990, Lê Duy Loan được bầu vào Hội đồng kỹ thuật của TI rồi thành viên cao cấp của Hội đồng này vào năm 1993. Bốn năm sau, chị là người phụ nữ đầu tiên của TI trở thành thành viên Danh dự của Hội đồng kỹ thuật và là Phó Giám đốc thương mại của công ty TI. Năm 2001, tên tuổi của Lê Duy Loan một lần nữa được lưu danh trong "Women in Technology International Hall of Fame" dành cho các nữ chuyên gia kỹ thuật xuất sắc trên thế giới. Năm 2006, chị tiếp tục được vinh danh là người Việt Nam thành công trên đất Mỹ, được báo chí nước ngoài ngợi ca là "kỳ quan học thuật". Hiện nay chị là Giám đốc Digital Signal Processor (DSP) Advanced Technology Ramp, sử dụng kỹ thuật tinh xảo nhất trong các chương trình của công ty TI.

Đến nay giới công nghệ thông tin trên thế giới không xa lạ gì với tên tuổi của người phụ nữ Việt đã làm "khuynh đảo" thế giới IT. Chị được biết đến với một khả năng phi thường về các sáng chế cho bộ nhớ máy với 22 bằng sáng chế đã được đăng ký và 8 sáng chế đang đợi cấp bằng. Dù chỉ với học vị Thạc sĩ nhưng dưới tay chị là đội ngũ tiến sĩ lừng lẫy của thế giới và dưới sự dẫn dắt tài tình của chị, Texas Instrument luôn khẳng định ưu thế vượt trội trong lĩnh vực thiết bị xử lý tín hiệu số DSP và analog.

Người phụ nữ đặc biệt

Nói Lê Duy Loan là một phụ nữ đặc biệt quả không sai bởi ngoài tố chất thông minh, chị còn có nhiều tài năng và cá tính khác biệt. Đến Mỹ năm 12 tuổi với "năm không": không cha, không tiền, không ngoại ngữ, không nhà, không tình thương… Loan đã phải "bơi" chơi vơi trong "khoảng không" ấy để rồi chỉ 4 năm sau, chị đã tốt nghiệp Thủ khoa trung học lúc mới 16 tuổi và đăng đàn phát biểu trước 2.000 khán giả của trường. "Có trải qua những ngày tháng nhọc nhằn của tuổi thơ phải lăn lộn ở xứ người, những đêm thắp đèn đọc sách, nghiên cứu, đọc tài liệu mỏi mắt… mới thấu hiểu được vinh dự của ngày trở thành người đứng trước hàng ngàn học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo của trường để phát biểu cảm tưởng của mình. Vinh dự và tự hào vô cùng bởi một lẽ nữa: mình là người Việt Nam", Lê Duy Loan cho biết.

Tài sản đến Mỹ duy nhất của Loan chỉ là những lời dạy bảo của cha, người mà chị vô cùng kính yêu và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chị: "Con phải ráng học trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù khó khăn, nghèo khốn… Phải học cho thành nhân để giúp đời mai sau..". Hành trang vào trường, vào đời của Loan chính là lời dạy đó và chỉ mất 3 năm, chị đã hoàn thành xuất sắc chương trình Cử nhân điện với hạng Magna Cum Laude (xuất sắc) tại đại học Texas, thành phố Austin. Loan tiếp tục vừa học vừa làm để hoàn thành chương trình Thạc sĩ về quản trị kinh doanh ở đại học Houston.

Hơn ba mươi năm sống ở Mỹ, chị vẫn giản dị, gần gũi và thân thiện với tất cả mọi người. Chị cho biết "Tôi dạy hai con: Nhân - Lễ- Nghĩa - Trí - Tín theo văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá nào cũng có điểm tốt, xấu. Tôi dạy cho con phải biết cả hai, phải có trách nhiệm đối với người mẹ nuôi Mỹ và người mẹ đẻ Việt Nam. Tôi đối xử với mọi người từ giám đốc cho đến những lao công, nhân viên bình thường bằng cái tình và tôi mong hai con mình cũng sẽ hiểu được điều đó".

Thành công lỗi lạc trên trường quốc tế nhưng Lê Duy Loan khiêm tốn cho rằng: "Tôi là người có được cả sự may mắn lẫn cơ hội. Tôi không quá tham vọng để rồi phải đánh mất những điều đáng quý". Điều đáng quí đó chính là mái ấm gia đình của chị với người mẹ Lê Duy Loan dịu hiền như bao bà mẹ Việt Nam. Mỗi cuối tuần, chị cùng chồng dành thời gian để dạy cho con đọc, viết tiếng Việt. Đến mùa hè chị phân công con trai lớn dạy lại cho em. Thương yêu và chăm sóc con chu đáo, "cưng con như cưng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng khi đứa con đầu Đào Lê Quý Đan đúng 10 tuổi, chị cho cháu về Việt Nam để tham gia giúp đỡ và hiểu được cuộc sống của trẻ em trong nước. Chị kể lại: "Khi cháu đi rồi tôi rưng rưng nước mắt và thầm cầu nguyện: Thượng đế ơi hãy phù hộ, đừng để cho con trai thấy xa cách với những đứa trẻ trong nước, đừng để nó dửng dưng trước cuộc sống của người nghèo, xin cho nó một sợi dây tình cảm thiêng liêng với cội nguồn…". Nửa đêm, chị đáp máy bay về đến Việt Nam mà không hề cho con biết trước, Quý Đan lao ra ôm chầm lấy mẹ và thốt lên câu đầu tiên sau những ngày xa cách: "Mẹ ơi! Mình về Việt Nam nữa được không?"- "Tôi muốn đứng tim vì quá đỗi hạnh phúc trước câu nói của con…". Hạnh phúc càng lớn hơn khi chị đọc được những cảm xúc của con - đứa bé 10 tuổi sau chuyến đi: "Từ trước đến nay, em chỉ biết em là người Việt Nam, vậy thôi. Em chẳng để ý gì mấy đến chuyện này. Nhưng đó là trước khi ba mẹ em bảo em đi Việt Nam. Lúc đó em chỉ biết loáng thoáng và nghĩ rằng đó là một nơi nhỏ bé, nghèo nàn, bẩn thỉu... Về Việt Nam chứng kiến tận mắt cuộc sống của các bạn, em bắt đầu suy nghĩ không biết những người này nghĩ về những trẻ em Việt Nam sống ở Mỹ như thế nào: cao lớn, ăn uống đầy đủ, sống thoải mái không có lo lắng gì. Nhìn họ em cảm thấy thật ân hận khi nhớ lại nhiều lúc em chỉ nghĩ đến riêng em thôi… Ngày hôm sau, gia đình em đến thăm một ngôi chùa. Ở chùa, em gặp hai chị bán hàng rong. Hai chị này có tất cả 18 anh chị em sống ở gần chùa. Xung quanh chùa, có những trẻ em và người già đi ăn xin và buôn bán để kiếm sống. Đứng ở đó nhìn thấy những cảnh này, em mới hiểu tại sao Sunflower Mission lại ráng cố gắng giúp cho trẻ em Việt Nam có trường lớp để được học hành…Khi em đứng ở sân bay nhìn lại Việt Nam lần cuối, em hiểu rõ được tại sao em cần phải giúp và em phải giúp như thế nào... và em cảm thấy như em đã thuộc về nơi này. Đây là quê hương của em!".

Có một điều ít ai biết người phụ nữ cứng rắn kia dù xa quê hương đã hơn ba mươi năm vẫn không ăn được những món ăn Tây. Chị vẫn "thèm" tô canh bầu, đĩa rau muống luộc, chén nước mắm Việt Nam. Ông xã và hai con trai chị vẫn thường trêu đùa: mẹ hẹp hòi trong cách ăn uống quá!". Nhìn con người mảnh mai đó, ít ai biết chị đã có đai đen môn võ Thái Cực Đạo, một môn học mà chị yêu thích và đạt không ít giải thưởng ở tiểu bang Texas.

Và cũng ít ai biết là đã hơn 15 năm nay, chị "vác đơn" đi khiếu nại ở nhiều cơ quan truyền thông rằng mình không phải là Tiến sĩ khi nhiều tờ báo trong lẫn ngoài nước có lẽ do yêu mến đã gán ghép cho chị học vị cao quý đó
 
Top