What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnamese Strategic Ventures Network

Trung Quốc có chính sách đặc biệt thu hút người làm khoa học​

Cái cần cho giáo dục hiện nay là thay đổi trong cách nhìn về việc dạy và học, là tạo điều kiện để những kiến thức mới nhất của thế giới được mang về Việt Nam và cần thay đổi cách học tập. Cần có chính sách tầm quốc gia để người Việt Nam ở nước ngoài có thành tựu về nước cống hiến

Quan tâm hàng đầu về giáo dục, đào tạo

- Thưa Giáo sư, là người nổi tiếng được thế giới khoa học vinh danh, ông có thể giới thiệu ngắn gọn về mình ?

-Tôi có cơ may học ở nước ngoài, thành công trong nghiên cứu y học. Mong muốn đóng góp cho nước nhà nhiều hơn, vì tôi vẫn là người Việt Nam

- Hành trình của ông từ quê hương Việt Nam đến Pháp như thế nào ?

- Cách đây 41 năm, cùng gia đình (cha là một giáo sư), tôi đến Pháp lúc 11 tuổi và trở thành công dân Pháp. Tôi về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992, đến nay thường xuyên về nước hơn trong việc hợp tác y tế, giáo dục và đào tạo

- Được biết, GS.TS là một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới về chất NO (Oxyt Nitric) trong phổi, về Việt Nam ông quan tâm vấn đề gì nhất ?

-Tôi có nhiều suy tư và quan tâm hàng đầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là lĩnh vực mà tôi có thể giúp ích nhiều cho Việt Nam. Với cương vị là Giám đốc Chương trình đào tạo Thạc sĩ của ĐH Paris 5, mỗi năm nơi đây đào tạo 100 thạc sĩ, tôi ưu tiên hàng đầu là đào tạo bác sĩ Việt Nam sang Pháp du học

Tôi đã trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học cho 15 tiến sĩ (có 4 người Việt Nam), trên 20 thạc sĩ (7 người Việt). Là Trưởng bộ môn Sinh lý học- Thăm dò chức năng của ĐH Paris 5, tôi được mời giảng dạy khá thường xuyên tại các trường ĐH ở Pháp và Trung Quốc (vai trò giáo sư cố vấn của Trung Quốc), nhưng ở Việt Nam thì chưa có hình thức hợp tác chính thức ở mức độ quốc gia

tro-chuyen-voi-GS-1.jpg

GS.TS Đinh Xuân Anh Tuấn​


Tôi chỉ có hợp tác với các Trường ĐH Y Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng để báo cáo chuyên đề và giảng dạy chuyên sâu cho các bác sĩ. Riêng tại Đà Lạt - Lâm Đồng, tôi có báo cáo khoa học, tập huấn cho các bác sĩ của tỉnh ở Trường Cao đẳng Y tế và hội chẩn ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong chương trình hoạt động của Hội Phổi Pháp -Việt, mà tôi là một trong những thành viên sáng lập và là cố vấn Ban khoa học kỹ thuật của Hội

Vì vậy, tôi mong muốn trong tương lai cần mở rộng hơn trong hợp tác đào tạo, tổ chức quy mô hơn trên bình diện hợp tác trường ĐH và quốc gia. Hiện nay, tôi về nước làm việc với tư cách cá nhân trên cương vị là GS gốc Việt và mối quan tâm là ngành y khoa Việt Nam

- Từ thực tế của GS ở Pháp được Trung Quốc mời làm cố vấn (trong lĩnh vực của mình), ông nhận thấy cách người Trung Quốc trọng dụng nhân tài Hoa kiều ra sao ?

- Từ khoảng 10 năm về sau này, tôi nhận thấy Chính phủ Trung Quốc đã có một chính sách đặc biệt cầu thị và ưu đãi đối với các nhà làm khoa học gốc Trung Quốc đang sinh sống bên Úc, Âu và Mỹ Châu. Một cách cụ thể, đa số đã được mời về Trung Quốc không những chỉ để hợp tác mà còn tham gia vào thành phần lãnh đạo các trường ĐH...

Kết quả của chính sách đãi ngộ này là sự tiến bộ rất nhanh của Trung Quốc trên các lĩnh vực khoa học kể từ 10 năm sau này. Từ năm 2007, với tư cách là GS Chủ nhiệm Bộ môn của Trường ĐH Paris Descartes (Pháp), tôi đã được mời sang làm GS Cố vấn nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực sinh học phân tử cho Trường Y Khoa của Trường ĐH Đồng Thể (Tongji) tại Thượng Hải

- GS nghĩ gì về chính sách thu hút nhân tài ở Việt Nam ?

- Chúng ta nên có một chính sách thu hút nhân tài cụ thể và rõ ràng hơn, để tạo điều kiện cho các em trong nước học ở nước ngoài quay về. Để người Việt ở nước ngoài có điều kiện về Việt Nam mang kiến thức phục vụ Tổ quốc. Chúng ta cần học tập Trung Quốc, tôi thấy các bác sĩ học ở Pháp gốc Trung Quốc về nước được ưu đãi, tạo điều kiện rất tốt. Chính sách thu hút nhân tài cụ thể sẽ tạo điều kiện cho du học sinh nối nhịp cầu quê hương với kiều bào ở nước ngoài, nói chung và trí thức Việt kiều, nói riêng

- Thưa ông, trong nước chưa có điều kiện nghiên cứu, môi trường làm việc tốt như ở nước ngoài ?

- Mặc dù điều kiện nghiên cứu trong nước so với nước ngoài không giống nhau nhưng đây không phải rào cản. Vấn đề là tạo điều kiện tốt để trao đổi kiến thức, nhu cầu hiểu biết y khoa ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, việc nghiên cứu rất cần ở các trường ĐH, còn ở các bệnh viện nhu cầu hiểu biết chuyên môn nhiều hơn nghiên cứu. Vì vậy, phải tạo điều kiện cho sinh viên xuất sắc ở Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, sau đó, chỉ cần họ quay về bằng kiến thức và tầm nhìn ở nước ngoài để nhận định vấn đề và cải tiến cách chẩn đoán bệnh và cách chữa bệnh hợp lý hơn

Nghiên cứu khoa học giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, biết được hướng đi cho tương lai. Trong điều kiện đất nước chúng ta chưa triển khai nghiên cứu khoa học cơ bản tốt thì phải thấy đấy là nhu cầu cấp thiết để tương lai chúng ta làm được. Có 2 điều kiện cơ bản để làm nghiên cứu: Thứ 1, là dụng cụ phòng ốc, máy móc, kinh phí. Thứ 2, là sự hiểu biết về khoa học cơ bản. Về kiến thức khoa học cơ bản, chúng tôi cố gắng tạo điều kiện cho các bác sĩ Việt Nam cập nhật các hiểu biết đó trong lĩnh vực của mình. Trong nghiên cứu yếu tố quan trọng là chất xám và phải được đầu tư cập nhật thường xuyên để bắt nhịp với tầm hiểu biết của thế giới

- GS nghĩ gì về hiện tượng GS Ngô Bảo Châu ?

- Sự kiện GS Ngô Bảo Châu là người Việt đầu tiên đoạt Giải thưởng Fields về toán học trong năm vừa qua, là dấu hiệu đáng mừng, chứng minh người Việt Nam không chỉ đạt được bằng cấp nhiều trong học tập mà đã có đỉnh cao trí tuệ của thế giới

Gần đây, tôi được mời phỏng vấn trên Đài truyền hình Pháp về thành tựu của học sinh Việt Nam ở Pháp. Thống kê cách đây không lâu về sự học của con em di dân nước ngoài đến Pháp đã nhận định, con em gốc Việt thành công trên con đường học vấn, tỷ lệ học ĐH cao hơn so với các di dân khác và cao hơn cả người Pháp. Do vậy, cái cần cho giáo dục hiện nay là thay đổi trong cách nhìn về việc dạy và học, là tạo điều kiện để những kiến thức mới nhất của thế giới được mang về Việt Nam và cần thay đổi cách học tập. Cần có chính sách tầm quốc gia để người Việt Nam ở nước ngoài có thành tựu về nước cống hiến

Việt Nam là đất nước có nhiều thử thách trong lịch sử, sự cần cù và trí tuệ của người Việt rất cao. Do vậy, cần có vận hội sử dụng trí tuệ và sự cần cù này để Việt Nam giàu mạnh. Nếu trí tuệ được chia sẻ với tất cả mọi người thì khó khăn nhất thời sẽ ít hơn. Trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tự do hoàn toàn trong vấn đề khoa học. Còn tạo điều kiện ứng dụng phát triển phải là chính sách đầu tư của Chính phủ, của Nhà nước. Khoa học chỉ có thể phát triển mạnh khi không có sự ràng buộc giới hạn tư duy và có điều kiện để nhân tài phát triển. Bác sĩ nếu không có môi trường nghiên cứu chuyên sâu thì lâu ngày chỉ là một kỹ thuật viên giỏi

- Theo ông, việc thay đổi cách học tập nên như thế nào ?

- Việt Nam và Pháp có nhiều điểm giống nhau, đều ưu tiên đặc biệt cho giáo dục, đào tạo để tập cho con người cách làm việc. Trong nước cần môi trường học tập tốt để có nhiều hạt mầm. Điều kiện nảy nở có thể trong nước hoặc nước ngoài nhưng sau đó vấn đề là làm sao thu hút họ quay về bằng những chính sách cụ thể

Ngoài ra, ta cần phải thay đổi cách học tập. Sự học bao hàm cả học và tập: Nếu học nhiều, tập ít; kiến thức thuộc lòng nhiều, đầu óc sáng tạo, suy luận ít, áp dụng lối giáo dục đó sẽ lỗi thời. Ở Pháp tất cả những gì tôi dạy sinh viên là kiến thức không phải là sự học một chiều từ người thầy, mà là dạy về cách suy luận để tạo kiến thức mới

Kiến thức lỗi thời nhanh nhất là trong nghiên cứu khoa học. Kiến thức có được hôm nay hơn ngày hôm qua và làm nền tảng cho kiến thức ngày mai, và trong thế giới hiện đại, nhiều thông tin này, sự biến đổi kiến thức nhanh hơn so với trước đây. Giáo dục giúp con người có đầu óc sáng tạo, tư duy độc lập, đầu óc linh động để thích ứng, có những kiến thức căn bản để đi tới chứ không phải là "bất di bất dịch"

- Như vậy, trước hết, không chỉ thay đổi cách học tập mà còn cần phải thay đổi cả chính sách về thu hút nhân tài. Thực tế, sau khi đoạt Giải thưởng Fields, GS Ngô Bảo Châu đã được Nhà nước cấp nhà công vụ và Chính phủ đã nhanh chóng xúc tiến ngay việc thành lập Viện Toán cao cấp do GS Châu đứng đầu. Theo ông đó có phải là sự khoản đãi?

- GS Ngô Bảo Châu, như tất cả mọi nhân tài khác trên thế giới, là viên ngọc quý của nhân loại, nói chung và là niềm tự hào đặc biệt của dân tộc Việt nói riêng. Theo thiển ý của tôi, sự thành công trên lĩnh vực khoa học của ông là kết quả của sự kết hợp tuyệt vời giữa bộ óc thông minh thiên phú, sự hỗ trợ đến từ gia đình, thầy cô và trường lớp lúc ông còn ở Việt Nam, và điều kiện học tập rất thuận lợi khi ông làm nghiên cứu sinh và học sau ĐH tại Pháp

Tuy nhiên, tôi mong rằng Giải thưởng Fields chỉ là bước đầu (khi ông chưa 40 tuổi) trên con đường khoa học ông đang đi. Và sẽ còn nhiều thành tựu khác chờ đón ông trong 10 hay 20 năm nữa, và cho những người làm khoa học Việt Nam khác. GS Ngô Bảo Châu, không những sẽ làm người đi tiên phong trên bước đường nghiên cứu khoa học, mà còn là một tấm gương sáng cho thế hệ các nhà khoa học trẻ noi theo

tro-chuyen-voi-GS-3.jpg

Cùng TS. Dương Quý Sỹ (BS ở Đà Lạt, là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học về lĩnh vực hô hấp tại Pháp vào năm 2009) trao học bổng sinh viên nghèo học giỏi của Hội Phổi Pháp Việt cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng​


- Tuy nhiên, để tạo ra cú hích trong việc thúc đẩy viêc thu hút nhân tài là trí thức Việt kiều thì cần nhiều góp ý. GS cũng là một người tài nước Việt với nhiều thành tựu y học đã đạt được. Ông có thể cho một số góp ý cụ thể ?

- Hiện nay, trên khắp thế giới có rất nhiều các GS, TS gốc Việt làm việc cho các viện nghiên cứu khoa học hay các trường ĐH lớn trên thế giới. Một số không ít đã, hoặc đang giữ những vai trò lãnh đạo (GS Chủ nhiệm bộ môn, Giám đốc phòng nghiên cứu v.v.). Số nghiên cứu sinh Việt Nam đi học tại các trường ĐH Âu, Úc, Mỹ, Canada... càng ngày càng gia tăng

Vì thế, số người Việt đã thành đạt hay đang được đào tạo tại nước ngoài không những càng ngày càng đông, mà còn có được sự liên tục giữa nhiều thế hệ. Từ các lớp đàn anh rời Việt Nam cách đây vài chục năm trước, cho đến các nghiên cứu sinh trẻ mới ra nước ngoài vài năm sau này

Nhà nước nên tạo điều kiện để khuyến khích tất cả những bộ óc khoa học Việt Nam trở về hợp tác trong công việc đào tạo các nghiên cứu sinh Việt Nam tại đất nước. Hiện đại hoá các phòng nghiên cứu khoa học để đưa nghiên cứu khoa học Việt Nam lên ngang tầm với các nước khác trong vùng Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan. Cũng là cách từ từ rút ngắn lại khoảng cách với các nước Châu Á có truyền thống nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, v.v..

- Giáo sư có hài lòng về thành tựu của mình và có thể chia sẻ kinh nghiệm thành công ?

- Nghiên cứu là đi tới không ngừng, nếu hài lòng là dừng chân. Nhà nghiên cứu chân chính không bao giờ hài lòng với thành tựu của mình, những việc đã làm được là sự an tâm để bước tới. Tôi có được thành tựu khoa học là nhờ văn hóa Việt Nam và giáo dục gia đình, khiến tôi tôn trọng người thầy, người đi trước, xem được hưởng sự giúp đỡ đó là những đặc ân

Tôi ở nước ngoài từ bé, có khả năng thích ứng cao nhờ hội nhập môi trường mới lạ mạnh mẽ hơn đã góp phần cho thành công của mình. Mọi sự khó khăn là cơ hội để tiến lên. Kinh nghiệm thành công là không bao giờ nản chí, trong mọi vấn đề cần thấy lợi điểm hơn là khó khăn, thấy điểm sáng hơn là điểm tối và sự khiêm tốn là cần thiết

Đối với người thầy cần phải có sự bao dung, chấp nhận ý kiến phản biện để tìm ra sự thật đi đến chân lý. Nếu độc đoán, cố chấp không thể thành nhà khoa học, phải mềm dẻo tư duy và chấp nhận sự khác biệt. Luôn lắng nghe cộng sự, cấp dưới, lắng nghe bệnh nhân để tạo sự tiếp xúc kết nối tốt

- Ông có dự định về sống ở Việt Nam ?

- Sau này tôi sẽ trở về Việt Nam. Tôi vẫn nghĩ mình là người Việt, trong gia đình tôi, vợ và 2 con đều nói tiếng Việt


GS.TS Đinh-Xuân Anh Tuấn


Sinh ngày 05 -7-1958 tại Sài Gòn- Việt Nam, quốc tịch Pháp

Tiến sĩ Y khoa, ĐH Y khoa Paris 5, René Descartes, năm 1985

Tiến sĩ Khoa học tại ĐH Cambridge, Vương Quốc Anh, năm 1991

Phó Giáo sư ĐH Y khoa Paris 5, René Descartes, năm 1992

Giáo sư ĐH Y khoa Paris 5, René Descartes, năm 2000

- Giải thưởng Nhà nghiên cứu Trẻ của Viện ĐH Mỹ (Atlanta) về Bệnh lý mạch máu, năm 1990

- Giải thưởng Nghiên cứu Lâm sàng của Hiệp hội Nghiên cứu Y Khoa Pháp, năm 1997

- Giải thưởng «Nhà Khoa học xuất sắc năm 2000 » của Hiệp hội Nghiên cứu Y học Việt - Mỹ

- Thành viên Hội đồng Đào tạo ĐH Y khoa Paris 5. Phụ trách giảng dạy: Sinh viên Y khoa, Thạc sĩ, Tiến sĩ; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh Bệnh học Bộ máy Hô hấp: UPRES-EA2511

- Thành viên và phụ trách các lĩnh vực khác nhau của nhiều Hiệp hội và Ủy ban Quốc tế: Hội Lồng ngực Mỹ, Hội Lồng ngực Anh, Hội Ghép phổi Anh, Hội Tim mạch Mỹ, Viện ĐH mạch máu Mỹ, Hội Sinh học về mạch máu Cambridge, Hội Hô hấp Châu Âu, Hội Sinh lý Pháp, Hội Nitrít Oxít Pháp... Tổng Biên tập Tạp chí Hô hấp Châu Âu

- Đã có gần 200 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học thế giới, trong đó hơn 100 công trình nghiên cứu về chất NO trong phổi, chuyên nghiên cứu về hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh xơ hóa phổi
 
Bắn hạ máy bay nhờ không khí​

Hải quân Mỹ nghiên cứu thành công một loại súng phòng không có khả năng tiêu diệt máy bay nhờ không khí xung quanh

Fox News cho biết, các nhà khoa học của hải quân Mỹ vừa thử nghiệm loại vũ khí chống máy bay thế hệ mới có khả năng tạo ra tia laser từ các điện tử (electron) trong không khí. Những tia laser mà chúng tạo ra có công suất cực mạnh (lên tới vài triệu Watt)

“Thiết bị phóng tia laser hoạt động đúng như mong đợi của chúng tôi”, Dinh Nguyen - trưởng nhóm nghiên cứu thuộc chương trình Free Electron Laser (FEL) tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Mỹ - phát biểu

Nguyen nói nhóm của ông hy vọng sẽ lập kỷ lục thế giới với loại vũ khí laser mới. Công nghệ FEL tạo ra những chùm laser siêu mạnh bằng cách đẩy những luồng hạt điện tử qua nhiều từ trường


Thông thường, khi tạo tia laser từ khí gas, người ta phải dùng một số hóa chất. Kỹ thuật này sản nhiệt trong quá trình tạo tia laser, khiến công suất của tia laser giảm. Nhờ sử dụng điện tử, nhóm của Nguyen tránh được hiện tượng sản nhiệt trong quá trình tạo laser, nhờ đó sức hủy diệt của tia laser tăng mạnh

Những tia laser được tạo ra từ điện tử trong không khí phát huy hiệu quả cao nhất đối với các hoạt động phòng không, đặc biệt là khi độ ẩm cao hoặc nhiều mây. Nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng tạo ra phiên bản mẫu hoàn chỉnh trước năm 2018. Phiên bản mẫu sẽ có khả năng bắn mục tiêu ở mọi độ cao, vào mọi thời điểm

Các tàu chiến ngày càng trở nên yếu thế trước những tên lửa siêu thanh bởi hệ thống phòng thủ của tàu chiến đi sau tên lửa về mặt công nghệ

“FEL sẽ giúp các tàu chiến Mỹ có khả năng tự vệ gần như tức thời bằng tia laser trong mọi điều kiện hải dương trên khắp thế giới”, Quentin Saulter, người quản lý chương trình FEL, nhận định

Ngoài ra, theo Saulter, do các tàu chiến tương lai sẽ được trang bị động cơ đẩy điện tử nên vũ khí FEL sẽ có nguồn cung cấp điện tử dồi dào
 
Dấu ấn Việt trên bản đồ thế giới​

Không chỉ những lô hàng xuất khẩu thô, tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trí tuệ và con người Việt Nam đang khẳng định tên tuổi của mình trong chuỗi giá trị của quá trình toàn cầu hóa. Từng cá nhân, doanh nghiệp Việt đang tạo những sản phẩm mà chỉ vài năm trước nhiều người nghĩ chỉ có người nước ngoài làm được

Người Việt thiết kế ôtô Nhật

- Chiếm trọn 12 tầng trong toàn bộ tòa tháp đôi Hòa Bình (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) là Công ty Nissan Techno Việt Nam (NTV) chuyên thiết kế bằng phần mềm các linh kiện, chi tiết nhiều dòng ôtô mà Hãng sản xuất ôtô Nissan Motor (Nhật Bản) bán ra trên thị trường Nhật Bản và các nước trên thế giới

477924.jpg

Các kỹ sư người Việt tại Công ty Nissan Techno thảo luận một bản thiết kế

477925.jpg

Sau chín năm thành lập, hiện NTV có hơn 1.150 nhân viên, trong đó không dưới 90% là các kỹ sư người Việt, mang lại doanh thu năm 2009 hơn 23 triệu USD

Dám đột phá

40% kỹ sư là nữ
Nữ kỹ sư chuyên thiết kế thân xe có tám năm kinh nghiệm ở NTV Nguyễn Thanh Hằng kể lần đầu sang Nhật tu nghiệp cô đã khóc rất nhiều khi nhìn thấy bản vẽ quá nhiều chi tiết li ti, chằng chịt... Cô không biết liệu mình có hoàn thành được công việc không. Tuy nhiên chiếc cửa xe đầu tiên do cô và các đồng nghiệp thiết kế đã được chọn để trưng bày là mẫu thiết kế đạt chuẩn. Giám đốc kỹ thuật Yuji Matsuo cho biết công việc này đòi hỏi tính tỉ mỉ, kiên nhẫn... nên rất hợp với phụ nữ, vì thế 40% kỹ sư ở NTV là nữ


Tổng giám đốc NTV Akio Chiba kể lại: NTV thành lập năm 2001, ngay sau đó đã chọn vài chục kỹ sư người Việt đưa sang Nhật đào tạo nâng cao tay nghề vẽ kiểu, thiết kế linh kiện ôtô. Đến tháng 10-2003 nhóm kỹ sư này trở về bắt đầu đảm nhiệm công việc thiết kế, vẽ kiểu linh kiện, phân tích các tình huống giả định trên máy tính… do Tập đoàn Nissan (Nhật Bản) chuyển sang. Ở NTV chuyên thiết kế khung xe, thân xe, phân tích thân xe, thiết kế gầm xe, các thiết bị điện, điện tử, động cơ và các hệ thống truyền động

Theo giám đốc kỹ thuật Yuji Matsuo, có năm bước để hoàn tất một dòng ôtô: vẽ kiểu, thiết kế, kỹ thuật sản xuất (kiểm tra hoàn thiện và liên kết của các chi tiết đã thiết kế, phân tích thông số kỹ thuật…), sản xuất thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất hàng loạt. Công việc của các kỹ sư ở NTV chiếm ba công đoạn đầu của quy trình này. Tùy công đoạn mà kỹ sư Việt tại NTV đảm nhiệm 40-90% công việc bằng phần mềm CAD (Computer-Aided Design, dùng rộng rãi trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho các kỹ sư, kiến trúc sư để vẽ các bề mặt và hình khối 3D tạo hình)

Ông Yuji Matsuo cho biết các lĩnh vực thiết kế vỏ xe, thân xe, động cơ xe và hệ thống truyền động, phân tích kỹ thuật do người Việt thực hiện những năm qua đã gặt hái được rất nhiều thành công. Thậm chí có những công đoạn người Việt đã cải tiến, rút ngắn thời gian thực hiện mà trong nhiều năm qua các kỹ sư Nhật không nghĩ ra hoặc không dám cải tiến

Giải thích điều này, kỹ sư Lương Hồng Thương, một trong những người gia nhập NTV từ những ngày đầu, cho rằng người Nhật tuân thủ theo một trình tự công việc từ nhiều năm trước và không dám cải tiến, trong khi với người VN mọi thứ đều mới nên mạnh dạn nghiên cứu thay đổi. Thương kể rằng có một kỹ sư người Việt sau một thời gian nghiên cứu thay thế các thông số trong vụ va chạm giả định trên máy tính đã rút ngắn chỉ còn gần 30% thời gian so với quy trình mà các kỹ sư người Nhật lâu nay vẫn áp dụng. Sáng kiến của anh đã được ứng dụng và tuyên dương trong toàn công ty

Tổng giám đốc NTV Akio Chiba cho biết trung bình để hoàn thiện một chiếc ôtô cần có khoảng 30.000 chi tiết, bộ phận... do một nhóm khoảng 2.000 kỹ sư thiết kế cùng làm. Ông cũng “bật mí” ít ai biết phần lớn chi tiết, linh kiện lắp ráp cho xe Teana (khá thịnh hành ở VN) và Cube đang bán ở nhiều thị trường trên thế giới do các kỹ sư người Việt ở NTV thiết kế, thực hiện. Đó là chưa kể hàng trăm chi tiết dùng cho các dòng xe khác của Nissan cũng do các kỹ sư NTV thiết kế. “Số chuyên gia người Nhật sắp tới chắc chắn sẽ giảm và thay thế bằng kỹ thuật viên người Việt”, ông Akio Chiba cho hay

Công việc căng thẳng

Kỹ sư Thương cho biết ngoài việc thực hiện các bản vẽ kỹ thuật, thẩm mỹ, khí động học, an toàn… các kỹ sư còn đảm nhiệm việc tính toán giá thành của linh kiện, tính hiệu quả thỏa mãn yếu tô môi trường, khí hậu, thị hiếu người tiêu dùng để góp nên khả năng thành công của dòng xe

Chẳng hạn chỉ là chi tiết gạt nước của kính trước, nếu là một cần gạt hoặc loại hai cần gạt ngược chiều nhau, giá thành thiết kế, thi công sẽ đắt hơn loại thông thường nhiều, nên tùy giá thành của thị trường bán xe sẽ thiết kế kiểu gạt nước nào. Hay thiết kế loại đèn trước có cảm biến theo góc lái và trọng lượng người ngồi trên xe (nếu xe chở nặng lên dốc, đèn sẽ tự động hiệu chỉnh thấp xuống)

Với người tiêu dùng, “thu hồi” xe có thể chỉ đơn giản mang xe quay lại hãng sửa chữa, nhưng với các kỹ sư thiết kế ở NTV đó là “ác mộng”. “Mỗi khi nghe dòng xe nào bị thu hồi, chúng tôi đều lo lắng và bị ám ảnh ghê gớm lắm, trách nhiệm chính sẽ thuộc về người thiết kế, vẽ kiểu chi tiết gây nên chuyện thu hồi - Nguyễn Văn Huy, kỹ sư lứa đầu tiên của NTV có tám năm thâm niên, chia sẻ - Các chi tiết đều liên đới với nhau nên không biết chi tiết mình thiết kế có liên quan đến chi tiết gây ra lỗi hay không”

Ông Yuji Matsuo cho biết thiết kế một chi tiết nhưng phải hội đủ rất nhiều tiêu chuẩn an toàn và chỉ cần một chi tiết không hoạt động hiệu quả hoặc trục trặc dẫn đến phải thu hồi dòng xe đó thì kỹ sư thiết kế coi như chấm dứt sự nghiệp. Tổng giám đốc NTV Akio Chiba khẳng định NTV đang hướng đến mục tiêu sẽ tiết giảm tối đa các kỹ sư người Nhật để đến ngày nào đó thị trường ôtô VN sẽ có những dòng xe do chính các kỹ sư người Việt thiết kế và sản xuất
 
Tặng bằng khen vì sự nghiệp phát triển IT cho Việt Kiều​

Chiều 28/6, tại TP.Đà Nẵng, Sở TT&TT TP. Đà Nẵng tổ chức lễ khen thưởng và tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho ông Hồ Đình Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Mag Rabbit Việt Nam và Mag Rabbit tại Hoa Kỳ

anhtraobang1.jpg

Ông Hồ Đình Thanh (phải) nhận bằng khen vì sự nghiệp phát triển CNTT​

Ông Hồ Đình Thanh (Tommy Hodinh) sinh năm 1953, quê Quảng Nam, ra nước ngoài du học từ 1972, tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ. Năm 2006, ông về Việt Nam thành lập Chi nhánh Mag Rabbit tại Softech Đà Nẵng. Ông trở thành một trong những người tiên phong khai phá và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho ngành công nghiệp phần mềm Đà Nẵng

Mọi việc khởi đầu từ những hợp đồng gia công nhỏ lẻ, sau đó là nhận những đơn đặt hàng trọn gói, sản xuất những phần mềm không chỉ dùng trong phạm vi một công ty, một tập đoàn mà phổ biến rộng hơn, trở thành những phần mềm dùng chung của cả cộng đồng

Bên cạnh đó, ông đã kêu gọi, vận động thành công nhiều tập đoàn, công ty công nghiệp phần mềm của Mỹ (và một số quốc gia khác) đến tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm tại Đà Nẵng
 
10 tỉ USD và giấc mơ ĐH đẳng cấp ở Việt Nam

- Một buổi đi làm sớm, vừa nhấm nháp cốc cà phê vừa đọc tin tức từ e-mail thì thấy một lá thư "quảng cáo" từ một đồng nghiệp cũ ở Imperial College London báo tin về tuyển dụng của King Abdullah University of Science and Technology (Saudi Arabi - SA)

Tôi lập tức lục lại các tin cũ, tìm hiểu trường này, té ra cũng là một trường rất và rất mới, được chính phủ SA đầu tư tới 10 tỉ USD để xây dựng thành một trường nghiên cứu đẳng cấp quốc tế

Không biết rồi sẽ ra sao và bao giờ sẽ đạt được giấc mơ đó, nhưng xem cách thức mà họ thực hiện thì bất kỳ ai cũng có thể tin rằng việc vươn tầm quốc tế là hoàn toàn có thể

20110710175940_KAUST.jpg

King Abdullah University of Science and Technology​

Mạnh tay 10 tỉ USD

KAUST này mang tên một vị vua ở SA, được chính phủ SA đầu tư tới 10 tỉ USD (con số mà chắc nhiều người sốc hoặc há hốc mồm vì ham muốn) để quyết đua tranh với phương tây về giáo dục đại học

Tất nhiên, tiền là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ dự án nào nhưng thế thôi vẫn chưa đủ

Ta sẽ cũng bàn thêm về các chiến lược của họ để so sánh với ta. KAUST chính thức mở cửa tuyển sinh từ ngày 05/09/2009 và hiện giờ, họ mới chỉ có chưa đầy 800 sinh viên

Trên thực tế, KAUST đã bắt tay công cuộc tuyển dụng và xây dựng nền tảng từ năm 2006, và hiện nay việc tuyển dụng cán bộ (giảng viên, nghiên cứu viên) vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ để tạo ra đội ngũ cứng của trường

Còn nhớ năm 2006, khi mới bước chân sang Vương quốc Anh, tôi đã được chứng kiến những nhà xây dựng trường đi các trường đại học lớn ở Anh quốc chào mời, quảng cáo để kêu gọi các nhà nghiên cứu lớn đến làm việc hoặc cộng tác

KAUST mời hẳn các chuyên gia của Imperial College London (trường trong top 5 thế giới của Anh) làm tư vấn tuyển dụng và hoạch định chiến lược nghiên cứu

KAUST không tuyển dụng cán bộ một cách ồ ạt để lấy quân số và biến chế mặc dù họ đang rất cần cán bộ. Trái lại, KAUST tuyển dụng đúng theo các quy trình ở các nước phát triển: tuyển dụng công khai (quảng cáo tin tức trong các cộng đồng nghiên cứu, các chuyên gia hoặc các mạng về việc làm), tuyển dụng hồ sơ cạnh tranh và đều yêu cầu các ứng viên là những người làm nghiên cứu với thành tích nghiên cứu tốt, ứng viên được chọn thông qua xét hồ sơ theo năng lực nghiên cứu của ứng viên thể hiện qua các công trình nghiên cứu

Các vị trí tuyển dụng phổ biến là giáo sư, giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm nghiên cứu viên cơ hữu và hợp đồng sau tiến sĩ - postdoc).
Việc tuyển sinh chỉ được bắt đầu sau khi đã hình thành đội ngũ cán bộ, hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, hay nói đơn giản là: có trường rồi mới có sinh viên

Đây là cách mà hầu hết các trường đại học lớn trên thế giới đều trải qua. Và đến nay, KAUST đã mời được tới 3.000 các nhà nghiên cứu (kể cả những người đã từng đại giải Nobel) tham gia: giảng bài, tư vấn khoa học và làm cán bộ cơ hữu

Hãy lấy một ví dụ về PTN Vật liệu Nano chức năng (Functional Nanomaterials Group - http://nanomaterials.kaust.edu.sa/Pages/home.aspx): bao gồm một giáo sư được bổ nhiệm, có 3 nghiên cứu viên sau tiến sĩ (postdoc) và 5 sinh viên sau đại học, cộng với một hệ thiết bị thí nghiệm rất mạnh

Người đứng đầu nhóm là Husam Alshareef là người đã nhiều năm được đào tạo và làm việc ở Mỹ, từng tốt nghiệp và làm việc ở các trường danh tiếng ở Texas, North Carolina... và có một lý lịch khoa học "rất đẹp mắt" với trên 145 công trình nghiên cứu dạng bài báo, hơn 45 bằng phát minh sáng chế và chỉ số trích dẫn trung bình 23

Bên cạnh đó, những nghiên cứu viên trong nhóm này cũng là những nhà nghiên cứu "chuẩn hóa" giống như các trường đại học ở phương Tây.
Trong vòng 3 năm ở KAUST, họ đã có hơn 30 bài báo đăng trên các tạp chí có phản biện (tham khảo thông tin http://www.kaust.edu.sa/)


20110710175940_nha.jpg

Phòng thí nghiệm Nanofabrication ở KAUST đang được xây dựng​


Việc xây dựng cơ sở vật chất của KAUST thì lại càng không chê vào đâu được

KAUST được xây dựng campus rộng tới 36 km2 (có lẽ là rộng nhất thế giới) và cho đến khi bắt đầu mở trường tuyển sinh năm 2009, họ đã có đầy đủ cơ sở vật chất gồm các bulding, phòng thí nghiệm... mà ở đó có khá nhiều PTN có mức độ hiện đại mà ngay cả nhiều nơi ở EU cũng phải phát ghen: phòng thí nghiệm về supercomputer, nanofabrication (for materials science, electronic engineering..), biotechnology, marine, spectroscopy analysis

Các chiến dịch "đẳng cấp quốc tế hóa" ở Việt Nam

Để thực hiện giấc mơ "đẳng cấp quốc tế", Chính phủ đã không tiếc tiền đầu tư nhiều trăm triệu USD để mở các trường mới hoặc nâng cấp các trường đại học cũ (thực chất là tiền vay nước ngoài hoặc từ thuế của dân)

Đối với các trường đại học mới, chưa thấy trường đâu, chỉ thấy quảng cáo rầm rộ các "chương trình học đẳng cấp quốc tế" và tên các lãnh đạo trường (bao gồm một số giáo sư quốc tế được mời có tên và một số nhà khoa học ở VN) và lôi kéo và tuyển sinh sinh viên vào học ngay từ khi trường còn chưa được xây dựng và chưa có đủ giảng viên

Việc làm như thế hoàn toàn ngược đời và giống như dân ta vẫn nói "sinh con rồi mới sinh cha"

Một trường hoàn toàn không có nền tảng nghiên cứu, không có đủ nhân lực làm sao có thể trở thành đẳng cấp quốc tế? Có một tư duy hết sức lỗi thời và cực kỳ cục bộ rằng: những sinh viên đầu tiên được đào tạo sẽ trở thành hạt nhân cán bộ sau này

Không có con người quốc tế, làm sao có thể có nhà trường quốc tế được ?

Cán bộ cơ hữu hoàn toàn có thể tuyển dụng từ các nguồn nhân lực chất lượng cao (từ trong nước hoặc nước ngoài) mà không cần chờ đến sinh viên từ trường tạo ra

Việc cố giữ sinh viên của trường tạo ra sẽ tạo ra lối suy nghĩ cục bộ, con hát mẹ khen hay và đóng kín môi trường khoa học cũng như đào tạo, đồng thời những sinh viên đó không có động lực phấn đấu

Ở các trường đại học cũ, việc nghiên cứu khoa học ngày càng bị mất đi vì cán bộ phải lo chiến đấu với cơn bão giá cả, giảng viên chạy đua với dạy hoặc làm các công việc ngoài trường

Giảng viên được tuyển dụng hoàn toàn không xuất phát từ công việc, mà xuất phát từ những biên chế trống, đồng thời giảng viên tuyển dụng không hề đòi hỏi về năng lực nghiên cứu như tiêu chuẩn quốc tế mà chủ yếu chỉ theo yêu cầu bằng cấp và biên chế. Không có con người quốc tế, làm sao có thể có nhà trường quốc tế được ?

Và cách mà nhiều trường tiếp cận là "nhập khẩu các chương trình học từ nước ngoài" như một hình thức "du học tại chỗ". Lương của giảng viên bao nhiêu năm vẫn theo hệ thống thang bậc cào bằng kiểu hành chính mà không quy định theo vị trí

Có Phù Đổng Thiên Vương giữa thế kỷ 21 ?

Nói đi nói lại, bài viết của tôi thế nào cũng bị nhiều người phê rằng: vẫn là chê bai, hãy chỉ ra cần làm gì đi ?

Vâng, vậy ta nên làm gì trong các chiến lược này ?

Tôi nghĩ việc ta cố gắng chạy theo những danh hiệu hão như đẳng cấp quốc tế theo cách thức hiện nay là rất ít tính khả thi và khả năng tiêu phí tiền thuế của nhân dân là rất cao

Một việc quan trọng khác là cải tiến giáo dục phổ thông theo hướng giảm thi cử, thực tế và đào tạo con người của tư duy và tri thức.
Có nên chăng, nên từng bước nâng cấp các trường, dần dần theo chuẩn mực quốc tế: chuẩn hóa cán bộ đại học (thẳng tay loại bỏ các cán bộ giảng viên yếu kém không đúng chuẩn), trường nào không đạt chuẩn có thể đóng cửa hoặc tạm ngừng tuyển sinh cho đến khi đạt yêu cầu về nhân lực chất lượng, tuyển dụng cán bộ theo vị trí, việc làm (không theo mô hình biên chế đã lỗi thời), quản lý và đào tạo theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (công bố khoa học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng), cán bộ giảng viên chỉ tập trung vào 2 nhiệm vụ: nghiên cứu và giảng dạy, cải tiến chương trình cho thiết thực và đơn giản. Chất lượng của các trường sẽ được dần dần cải thiện

Không bao giờ có chuyện Phù Đổng Thiên Vương giữa thế kỷ 21, một cái vươn vai lớn thành khổng lồ

Đồng thời một việc quan trọng khác là cải tiến giáo dục phổ thông theo hướng giảm thi cử, thực tế và đào tạo con người của tư duy và tri thức.
Và quan trọng hơn, những nhà hoạch định chính sách là những người có TÂM và TẦM !

Đức Thế - Viết từ Nhật Bản
 
Việt Nam rất có tiềm năng phát triển trung tâm phần mềm​


Joe-Nguyen-Photo.jpg

Joe Nguyễn Phó chủ tịch tập đoàn comScore​

Gần gũi với công nghệ từ nhỏ, sau này lại làm việc tại nhiều công ty truyền thông, ông Joe Nguyễn - với bề dày kinh nghiệm - tin rằng thị trường Việt Nam rất tiềm năng để phát triển trung tâm phần mềm

Xin chào Joe Nguyễn, ông thường xuyên về Việt Nam chứ ?

Tại comScore, tôi phụ trách phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, bao gồm Việt Nam. Chúng tôi vừa tung ra các nghiên cứu cho thị trường Việt Nam, Philippines và Indonesia vào tháng 3/2010

Vì nhân sự không nhiều nên tôi không có nhiều cơ hội đi công tác thường xuyên tất cả các nơi. Tuy vậy, năm nay tôi đã về Việt Nam hai lần, sắp tới sẽ về nhiều hơn nữa

Mới đây comScore ký kết hợp tác với hai đại lý ở Việt Nam là IDM và Mekong Media. Họ khá mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật số nên chúng tôi đặt niềm tin vào họ

Bán kết quả nghiên cứu cho thị trường mới như Việt Nam hẳn là khó, đúng không ông ?

Điều thú vị là thị trường công nghệ Việt Nam đang phát triển rất nhanh, nhu cầu về thông tin dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh tăng mạnh. Nhưng, thách thức cũng lớn. Vì ngân sách dành cho quảng cáo trên internet mới chỉ khoảng 2% tổng ngân sách quảng cáo, nên ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường cũng nhỏ

Ông đánh giá thể nào về tiềm năng internet và công nghệ Việt Nam ?

Tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển các trung tâm phần mềm. Lĩnh vực internet có tiềm năng phát triển cực lớn vì tỷ lệ các hộ gia đình có internet cũng như tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh smartphone khá thấp

Thách thức nằm ở sự sẵn sàng sử dụng ngân sách marketing trên internet. Đặc biệt, truy cập internet vẫn còn được coi là “xa xỉ”, hơn là một tiện ích như ở châu Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á

Tôi nghĩ thương mại điện tử sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Người ta ngày càng cảm thấy tiện lợi khi sử dụng internet. Ngân hàng trực tuyến sẽ mang đến sự thuận tiện, và giúp họ tin tưởng vào mua bán trực tuyến. Rồi thì mọi người sẽ thanh toán tiền vé chiếu phim, vé máy bay, tour du lịch...trên mạng. Việt Nam sẽ mất thời gian để tới điểm đó, nhưng nhất định sẽ tới

Làm sao để công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển nhanh hơn, thưa ông ?

Các công ty, các thương hiệu nên xem internet là một kênh truyền thông chính thống, bên cạnh truyền hình, báo in, radio, ngoài trời. Hãy dùng internet để điều phối công việc, để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt, nếu nhà nước mua bán trên mạng, thanh toán trên mạng nhiều hơn thì người dân sẽ cảm thấy thoải mái giao dịch trên đó hơn

Theo ông, vị thế cạnh tranh giữa các mạng xã hội lớn ở Việt Nam sẽ thế nào? Hơn 800 triệu người dùng Facebook trên thế giới, nhưng tại Việt Nam chỉ 2,2 triệu người dùng, còn ZingMe tới 6,8 triệu người (theo Google Ad Planner)

Mạng xã hội toàn cầu như Facebook tăng trưởng khắp thế giới vì nền tảng (platform) họ xây dựng lớn và có khả năng nhân rộng, cho phép mọi người tương tác và kết nối dễ dàng. Tuy nhiên, nó lại không có nội dung địa phương

Và đó chính là điều cần làm để tương thích với người dùng hơn nữa. Một mạng xã hội địa phương không thể cạnh tranh với Facebook về nền tảng và khả năng kết nối toàn cầu, nhưng lại có vị thế rất đáng kể để cung cấp nội dung mang tính địa phương (tin tức, giao dịch hoặc chỉ dẫn địa phương về ăn uống, mua sắm...)

Tại Việt Nam số người sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng, đặc biệt tập trung ở độ tuổi 17-35. Từ góc nhìn kinh doanh, một mạng xã hội địa phương có thể không nhiều người dùng như mạng toàn cầu, nhưng nó nên có khả năng “tạo ra tiền” tốt hơn. Điều này có thể làm được qua các quảng cáo hoặc quản lý cổng thanh toán hoặc bán game hoặc các ứng dụng

Ví dụ như Zing đang hoàn thiện lại cổng thanh toán nhằm kết nối với các ngân hàng địa phương, nhằm thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử

Tại sao Google chưa lập chi nhánh ở Việt Nam, thưa ông? Còn Facebook chỉ tuyểnGiám đốc Phát triển, nhưng Yahoo lại có văn phòng với nhiều nhân viên ?

Trên thế giới, sự cạnh tranh giữa các “ông lớn” công nghệ đang thúc đẩy sáng tạo xảy ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, công cuộc kinh doanh chính của Google là tìm kiếm (search, với Adsense và Adwords) không đòi hỏi nhiều nhân sự cho kinh doanh và dịch vụ

Đa phần công việc này đã được tự động hóa. Google cũng có một số đại lý ở Việt Nam. Và khi họ bắt đầu có nhiều quảng cáo hiển thị như Yahoo hay Facebook, Google sẽ hiện diện nhiều hơn

Hoặc khi thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam lớn mạnh hơn, vì Google có mảng kinh doanh Double Click nữa. Yahoo! lại là một kênh truyền thông, về mặt tin tức Yahoo nằm trong top 3 ở Việt Nam (comScore tháng 6/2011)

Mọi công ty truyền thông (truyền hình, báo in, radio, internet) đều có hai nguồn thu nhập chính: từ quảng cáo và đăng ký sử dụng. Thu nhập chính của Yahoo đến từ quảng cáo, trong khi doanh thu quảng cáo trên internet gắn kết chặt chẽ với số lượng người dùng và xem trang

Vì vậy Yahoo đang tạo nên nội dung và dịch vụ giúp tăng cường chúng. Nên Yahoo! có nhiều nhân sự ở đây hơn, để bán hàng, phục vụ và sản xuất nội dung địa phương hóa cho người dùng Việt Nam

Xin được tò mò một chút, bằng cách nào ông đi đến thành công như hiện tại ?

Thật sự mà nói thì may mắn và số phận cũng đóng một vai trò nhất định. Bằng cách nào đó, bạn có mặt đúng nơi, đúng lúc, với thái độ và quan điểm đúng mực

Tôi có khả năng thích ứng rất tốt. Tôi đến Hoa Kỳ lúc chín tuổi, phải học tiếng Anh và phải thích ứng với nền văn hóa mới. Tôi chuyển từ trường trung học công sang trường tư rồi đi tới đại học hàng đầu Princeton. Tôi học Kỹ sư cơ khí, nhưng lại làm trong lĩnh vực media (đầu tiên là làm với Discovery Channel và giờ là Internet)

Tôi bước vào công nghệ bằng việc làm cho một công ty khởi nghiệp Internet, tôi trở thành COO của một đại lý phát triển web nho nhỏ. Tôi điều hành mảng thương mại điện tử cho một nhóm khách sạn. Và giờ tôi quản lý kinh doanh vùng cho một công ty nghiên cứu thị trường

Tôi cũng có thuận lợi là lúc nhỏ lớn lên gần gũi với công nghệ, vì mẹ tôi làm lập trình viên. Công nghệ, cách thức công nghệ hoạt động và mọi người dùng nó ra sao trở thành bản năng thứ hai của tôi. Điều quan trọng là khi bạn làm trong lĩnh vực bạn yêu thích, bạn sẽ có cơ hội thành công dễ dàng hơn !

Bùi Thị Song Hà
 
Nhà vật lý danh tiếng người Việt tại Pháp​

Là thủ khoa kỳ thi tú tài năm 1954 toàn vùng Hà Nội, đến nay GS Phạm Xuân Yêm đã có hơn 100 công trình nghiên cứu vật lý đăng trên các tạp chí khoa học uy tín toàn cầu, như một sự góp mặt đáng tự hào của người Việt trong cộng đồng khoa học thế giới

Là một nhà vật lý danh tiếng, nguyên giám đốc nghiên cứu trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), giáo sư đại học Paris VI, từ xa ông vẫn đau đáu với những vấn đề nóng của đất nước

Trong môi trường đầy thách thức tại trung tâm khoa học số một của thế giới, làm thế nào một nhà khoa học Việt Nam có được tiếng nói riêng ?

Thật khó nói. Riêng nhóm vật lý lý thuyết thuộc đại học Paris VI gồm khoảng 40 giảng viên – nghiên cứu (mà tôi là một thành viên), có chừng mươi quốc tịch đến từ bốn châu lục Âu, Mỹ, Á, Phi. Đó là một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khắc nghiệt theo tiêu chuẩn quốc tế, sự tuyển chọn đều công khai, không hề có một đặc chế về vấn đề quốc tịch. Có được tiếng nói riêng của mình là do rèn luyện bền bỉ để có hay không khả năng chuyên môn cao, hoà nhập với cộng đồng

Có lẽ đối với bất kỳ nhà nghiên cứu bình thường nào, phần thưởng lớn nhất nhận được là khi công trình của mình được đồng nghiệp khắp nơi quan tâm và triển khai mạnh hơn nữa, được trích dẫn nhiều lần, thậm chí vài chục năm sau còn được nhắc đến và khai thác. Cá nhân tôi cũng vài lần hạnh phúc như vậy

Làm thế nào để cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam tại Pháp cũng như ở các nước khác có thể đóng góp lớn vào khoa học quốc tế ?

Câu hỏi khó vì theo tôi, muốn có đóng góp lớn vào khoa học quốc tế, thì phải có một số lượng tới hạn nào đó để tạo nên một cú hích, mà con số đó ta chưa đạt được, không chỉ ở Pháp mà ở nhiều nước phát triển khác cũng vậy

Nhìn con số các sinh viên Việt Nam theo lớp cao học, tiến sĩ về khoa học và công nghệ cao ở vài trường lớn tại Mỹ (như Harvard) thì thấy mình hãy còn quá ít so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Hiện tượng Ngô Bảo Châu phải hàng thập niên, thậm chí dài hơn nữa, mới có thể lập lại trong cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam

Trong điều kiện của đất nước, tư chất nào của các nhà khoa học Việt Nam giúp chúng ta có được những tên tuổi lớn ?

Muốn có những nhà khoa học tên tuổi tại quê nhà, xã hội cần có cơ sở hạ tầng tri thức tốt, hiện đại; có những thể chế học thuật phù hợp với quy luật phát triển của khoa học trên thế giới. Và con người cần phải có đam mê, tận tuỵ

Nhưng trước hết nhà khoa học cần phải đủ sống, và có quỹ để phát triển ngành mình, kết nối thế giới. Không có những điều kiện đó, khoa học sẽ bó tay, sẽ không thể có nền khoa học quốc gia, mà chỉ có những cá nhân riêng lẻ, nhưng phải dựa vào môi trường nước ngoài như hiện nay

Tôi tin chắc rằng trong môi trường thuận lợi và cạnh tranh ráo riết nhưng lành mạnh ở các nước phát triển, thế hệ các bạn trẻ Việt Nam du học còn vươn hơn nữa so với thế hệ trước

Tôi có thấy những gương mặt đó như Đinh Tiến Cường, Nguyễn Tiến Dũng về toán, Đặng Đình Thi về công nghệ hàng không, Nguyễn Thắng về sinh học, Giáp Văn Dương, Lê Đức Kiên về vật lý, nhưng chắc chắn còn nhiều mà tôi chưa biết ở mọi ngành

Theo ông, làm thế nào để bảo vệ tinh thần tự chủ và tự do trong môi trường học thuật ?

Môi trường xã hội Việt Nam đang bị “méo mó” trong hầu hết mọi lãnh vực: con người, đạo đức, nhận thức, tôn chỉ giáo dục... tất cả đều méo mó quá độ. Dân chủ, giáo dục, khoa học và công nghệ là những cột trụ của xã hội phương Tây để làm cho họ mạnh

Những thứ đó đang bị xuống cấp và biến dạng ở nước ta. Việc quan trọng nhất là phải “kéo thẳng” những thứ đó lại, phải “ngay thẳng” lại, phải chăm sóc cho những thứ đó phát triển đúng cách. Mỗi quốc gia muốn canh tân, đều phải đi đúng quy luật. Nhật Bản và tất cả các quốc gia khác đều làm như thế

Ông coi trọng điều gì nhất khi viết ? Có nhà văn nào ông ngưỡng mộ ?

Rất ngại phải nói đến cái ngã đáng ghét, nhưng thôi cũng đành liều nhắm mắt đưa vài nét sở thích. Cũng như nhiều bạn cùng lứa tuổi, tôi mê say thi văn tiền chiến, thơ Đường, nhạc cổ điển Tây phương...

Hai nhà văn hoá cận đại mà tôi ngưỡng mộ là Nguyễn Hiến Lê sâu sắc, đồ sộ mà dễ hiểu; và Bùi Giáng khi điên lúc tỉnh mà tuyệt phẩm Giảng luận về Tản Đà ai cũng nên đọc

Không có khoa học, con người dễ sa ngã vào mê tín, “dị giáo”. Nhưng không có văn hoá, nghệ thuật, con người dễ cằn cỗi về tâm hồn. Và không có đạo đức, con người dễ sa đoạ

pham-xuan_c9b27.jpg

GS Phạm Xuân Yêm (thứ ba từ phải) cùng gia đình​

Ông đánh giá thế nào về hiện tượng những nhà khoa học cuối cùng lại trở thành những nhà văn hoá, đầy trách nhiệm với đất nước trong những vấn đề nóng của đời sống nhân sinh ?

Thử hỏi có nhà khoa học nào từng bao năm sinh hoạt ở các nước phát triển mà chẳng ước mong đóng góp cho đất nước, dân tộc mình cũng được như người? Nó tự nhiên như hơi thở mà thôi. Để kết nối nhiều nguồn chất xám cho hoạt động khoa học tại Việt Nam, mấy đức tính như chân thành, bao dung, nhún nhường, tránh đố kỵ có lẽ là những điều kiện cần ?

Mấy năm qua trí thức đã kết nối nhau nhiều hơn qua nhiều hoạt động, như dịch thuật, biên soạn, giảng dạy, diễn thuyết, hay làm những số kỷ yếu, như Kỷ yếu Lê Thành Khôi, Kỷ yếu Hoàng Tuỵ, Max Planck, Galilei, Darwin và Đại học Humboldt 200 năm để tạo ra một văn hoá trí thức. Họ càng muốn dấn thân hơn cho đất nước

Nhà nước cần mở cửa với trí thức. Đất nước chỉ có lợi trong một sự hợp tác giữa nhà nước và với trí thức, hay ngược lại. “Tri thức là sức mạnh”, đối với cá nhân cũng như đối với quốc gia. Để quy tụ được tiềm năng chất xám quý báu của các thành phần đến từ nhiều chân trời văn hoá khác nhau trong cộng đồng ba triệu người Việt trên khắp năm châu, các nhà khoa học cần tìm đến nhau để có diễn đàn chung, để tập hợp trí tuệ, đoàn kết, và có những hoạt động chung. Việc này đã manh nha thời gian qua, qua các hoạt động biên soạn kỷ yếu chẳng hạn. Và trí thức đã tức khắc có những hành động chống đối việc các nhà khoa học Trung Quốc lồng đường lưỡi bò vào các bài viết của họ đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế

Ông nghĩ gì khi tiếng nói của những nhà trí thức vẫn chưa đủ sức lay động xã hội ?

Tôi cảm thấy buồn, nhưng chúng ta đang ở bước ngoặt, sớm muộn gì những giá trị phổ quát đó sẽ đến. Chúng ta không thể nào đi khác hơn con đường thế giới đã và đang đi, không thể nào chối bỏ các giá trị phổ quát của cả thế giới, nền tảng của sự phát triển nói chung

Ông thích một vẻ đẹp như thế nào của con người, của văn chương, nghệ thuật? Có lẽ là tính nhân bản vị tha chăng ? Để xây dựng môi trường sống lành và sạch, mỗi chúng ta phải nỗ lực như thế nào, theo ông ?

Tôi thực sự buồn khổ khi biết những tin tức về sự thờ ơ, vô cảm đang lan tràn xã hội. Thôi thì trước hết mỗi chúng ta trong khả năng của mình hãy nỗ lực sạch và lành đã. Xã hội dựa trên hai trụ cột: tri thức và lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn mà không có tri thức thì vô dụng, còn tri thức mà không có lòng trắc ẩn sẽ là vô nhân đạo và độc ác

Những kỷ niệm nào đáng nhớ nhất về mái trường Chu Văn An - Hà Nội, nơi ông đã lớn lên ? Phải chăng ân tình với trường xưa là lý do ông hết lòng giúp đỡ sinh viên và nhiều trường hợp khó khăn của trí thức trong nước ?

Còn nhớ năm 1953, tôi được giải về luận văn trong cuộc thi hàng năm trung học toàn quốc và được hưởng chuyến du ngoạn bằng máy bay tham quan Sài Gòn và Huế do hội phụ huynh học sinh tặng. Sau này trở lại thăm bạn bè cùng học Chu Văn An, thực là xúc động thấy các bạn, đặc biệt GS Đặng Mộng Lân trong muôn vàn khó khăn đã thực hiện cuốn từ điển Vật lý Anh – Việt và âm thầm đóng góp cho nền vật lý. Đỡ được ai phần nào là như trả món nợ ân tình với thầy với bạn thiếu may mắn đã cho mình những kỷ niệm quý báu

Ông có thể kể một chút về cha mẹ mình, những người thầy đầu tiên dạy ông bài học làm người ?

Nhà tôi ở Bắc Ninh, bố tôi là hiệu trưởng trường tiểu học Vọng Cung, ru tôi ngủ bằng thơ Kiều. Còn mẹ tôi có một cửa hàng nhỏ bán tạp hoá, nước mắm, chè mạn, măng khô...

Trong nạn đói Ất Dậu 1945, với chum đất nung cao hơn đầu tôi, mẹ tôi mỗi sáng nấu một nồi cháo thêm vào chút mắm để phát chẩn. Quên sao nổi cảnh người hàng hàng nối nhau húp cháo

Để nuôi dưỡng “giấc mộng dài”, ông đã trải qua những khó khăn khắc nghiệt như thế nào ?

Tôi không nghĩ là khắc nghiệt những buổi làm việc thâu đêm, hoặc mệt mỏi tranh cãi với đồng nghiệp, bạn bè về đề tài nghiên cứu vì mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Nhưng có nhiều lúc, thậm chí hàng tuần hàng tháng chán chường, bế tắc, không thấy ngõ ra, không biết phải làm gì

Có lẽ chẳng phải riêng tôi mà bất cứ ai trong nghề cũng ít nhiều trải qua. Nhưng tôi không mong “làm cây thông đứng giữa trời mà reo” ở kiếp sau và mong tiếp tục mê say khoa học và nghiên cứu

Trong những lúc cùng cực nhất, điều đã giúp ông vượt qua khủng hoảng ?

Triết lý phương Tây dạy tôi tư duy logic, khoa học, tôn trọng và biết nhìn nhận sự thật, khiêm tốn trước “đại dương tri thức” còn ẩn chứa. Triết lý phương Đông dạy cho tôi sống có xã hội, gia đình, cộng đồng, có trách nhiệm và đóng góp xã hội

Sau những đắng ngọt của cuộc đời, đọng lại trong ông điều gì quý nhất ? Có bao giờ ông cảm thấy quá cô đơn ?

Cái quý nhất còn đọng lại là những đóng góp cá nhân trong khoa học cũng như trong xã hội là sống chân thật, có bằng hữu; là sống tự tại. Cái ác là gió thoảng qua. Cái thiện là vĩnh cửu

Nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu

“Vốn là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực vi mô vật lý hạt, anh Phạm Xuân Yêm đã có những đóng góp khoa học trên trường quốc tế bổ ích cho cả những ngành khoa học vĩ mô như vật lý thiên văn

Anh quan tâm đến sự phát triển ngành khoa học trong nước và rất năng động trong phong trào tham gia cải tiến nền giáo dục nước nhà. Anh còn là người rất lịch thiệp đối với đồng nghiệp và bạn bè”

Giáo sư Cao Huy Thuần

“Trong thảo luận Thế giới quan của vật lý học hiện đại và tư tưởng Phật giáo tại Phật đường Khuông Việt với cả trăm trí thức tham dự, một đề tài khoa học khô khan và khó hiểu, anh Yêm bắt đầu tham luận của anh với câu nói dè dặt: “Tôi xa nước đã lâu, nói tiếng Việt không sõi, mong các anh lượng thứ”

Tôi vội vàng chuẩn bị tấm lòng rộng rãi của tôi để lượng thứ cho anh, nhưng anh càng nói, tôi càng hoảng kinh vì lời lẽ của anh lưu loát, văn chương, tôi không bì kịp. Nhiều từ khoa học, nhiều từ triết lý rất khó dịch, tôi không ngờ anh đã theo dõi rất sát ngôn ngữ trong nước, diễn tả không hề vấp váp, không cần phải nhờ cậy đến tiếng Pháp. Mà chuyện vật lý của anh sao quyến rũ đến thế, người rất dốt khoa học như tôi cũng bị lôi cuốn !”

Dịch giả Hà Dương Tuấn

“Một người luôn luôn vui vẻ, khiêm tốn, đối xử với người trẻ hơn và ít hiểu biết hơn mình một cách hoàn toàn bình đẳng. Có gì không hiểu viết thư hỏi đều được anh ấy khuyến khích và chỉ bảo tận tình. Một giáo sư về vật lý học hiện đại nổi tiếng, đã viết sách giáo khoa về Vật lý lượng tử từ năm 1998

Trong Cuộc cách mạng tháng 11 của vật lý hạt đăng trong kỷ yếu 400 năm thiên văn học và Galilei, NXB Tri Thức (2009), anh kể lại công việc của mình liên quan đến một sự kiện lớn trong vật lý học, tháng 11.1974, là việc thiết lập ưu thế tuyệt đối của “mô hình chuẩn”. Khi những nhà thực nghiệm tìm ra một lượng tử mới, ngay sau đó một nhóm bảy nhà lý thuyết đã làm việc thâu đêm để giải thích hạt đó là gì bằng “mô hình chuẩn”

Diễn giải đó sau này được chứng tỏ là chính xác, từ đấy “mô hình chuẩn” thực sự lên ngôi và trở thành công cụ lý thuyết phổ biến trong vật lý học hiện đại, và đã đóng góp rất nhiều từ đó đến nay. Một trong bảy người đó là anh Phạm Xuân Yêm”

Kim Yến
 
Chân dung người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
- Sang Mỹ du học lúc 17 tuổi với hành trang vỏn vẹn một chiếc vali nhỏ và 150USD, hiện nay ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) là Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ

dungibm.gif

Ông Dzung T. Bui (Bùi Tiến Dũng)

Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, thuộc quê lúa Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP Hồ Chí Minh. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành kỹ thuật điện - điện tử tại Trường Đại học Minnesota (bang Minnesota), ông nộp đơn xin làm việc tại tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới IBM, có trụ sở chính ở New York và được nhận vào làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Sau một năm làm việc tại đây, ông nhận thấy năng lực mình phù hợp với lĩnh vực bán hàng, xin chuyển qua làm sales (marketing và tiêu thụ sản phẩm)

Từ đó, ông liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latinh, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp IT. Hiện ông là Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu của IBM

Xa quê hương đã hơn 30 năm, song Bùi Tiến Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông tâm sự: "Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn, thậm chí lúc lái xe hay trao đổi với khách hàng. Không chỉ mình tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống đặc trưng của người Việt. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, bởi nó giúp các con tôi sau này luôn hiểu rõ về nguồn gốc của mình”

Quay trở lại câu chuyện về con đường khởi nghiệp thành công, ông tiết lộ một số bí quyết: "Lúc đầu, cũng giống như những bạn trẻ khác, tôi thường nghĩ rằng dù thế nào mình cũng chỉ là một người châu Á nhỏ bé, liệu có thể đại diện cho một tập đoàn hàng đầu như IBM đi giao dịch và bán hàng với các đối tượng khách hàng trên khắp thế giới ?

Chính ban lãnh đạo công ty đã khuyên tôi không nên băn khoăn về điều đó, rằng hình thức bên ngoài không phải là vấn đề đối với người thực sự có năng lực. Môi trường doanh nghiệp phải thuận tiện cho những người có năng lực tiến lên và IBM rất chú trọng đến vấn đề này. Họ luôn có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng những người lãnh đạo tương lai (future leaders) cho hãng”

Ông Dũng cho biết, hiện nay rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yếu về kỹ năng mềm (soft skill), đó là khả năng thương thuyết, khả năng trình bày vấn đề, làm việc nhóm... Trong khi hoàn toàn có thể tự trang bị các kỹ năng này cho bản thân bằng nhiều cách

Ông đã đưa ra lời khuyên: "Trong quá trình khởi nghiệp của một người trẻ, yếu tố may mắn có tồn tại, cho dù ở môi trường doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt nhất đi nữa. Tôi thì cho rằng, bản thân chúng ta phải tạo ra may mắn chứ không thể ngồi chờ nó. Tôi vẫn luôn có bốn lời khuyên cho các nhân viên trẻ của mình

Thứ nhất, để thành công và luôn thăng tiến trong công việc, phải luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu

Thứ hai, phải có mục tiêu rõ ràng cho con đường sự nghiệp của mình, và sau đó, có một lộ trình rõ ràng cho mục tiêu đó

Thứ ba, là luôn tìm cách bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng cho bản thân. Kể cả trong lĩnh vực chuyên môn hay các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, các kỹ năng mềm...

Và cuối cùng, không ngừng xây dựng các mối quan hệ với những người có khả năng ảnh hưởng đến công việc của mình. Nói tóm lại, các bạn trẻ hãy kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu của mình, các bạn còn tương lai, không nên quá nóng vội. Chỉ có không ngừng tự tăng giá trị của bản thân, chúng ta mới nhìn thấy những cơ hội mới. Một điều nữa cũng rất quan trọng là việc tạo ra và linh hoạt nắm bắt các cơ hội tốt cho sự nghiệp của mình !”
 
Tổng thống Obama bổ nhiệm 2 người Việt vào VEF​

Bà Nguyễn Phúc Anh Lan ở Houston và bà Vương Ngọc Quyên ở San Jose (California) vừa được Tổng Thống Obama bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnamese Education Foundation - VEF)

Thông tin này được công bố trong Thông cáo báo chí của Nhà Trắng, được phát hành ngày 17/5 vừa qua

“Những vị này đã khẳng định được kiến thức và sự tận tụy trong suốt sự nghiệp của họ. Tôi lấy làm cảm kích rằng, họ đã chọn để nhận những nhiệm vụ quan trọng này và tôi mong mỏi được làm việc với họ trong những tháng năm sắp tới”, Tổng thống Obama cho biết

CDV-205-Lan-Anh.jpg

Bà Nguyễn Phúc Anh Lan là một trong hai người Việt vừa được Tổng Thống Obama bổ nhiệm vào VEF​

VEF là một tổ chức độc lập do Quốc hội Mỹ lập và được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ từ năm 2003, có sứ mệnh thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt Nam thông qua giao lưu giáo dục trong lĩnh vực khoa học, công nghệ

Trong cộng đồng người Việt ở Houston, bà Nguyễn Phúc Anh Lan quản trị nhiều dự án kỹ thuật thông tin ở trung tâm MD Anderson Center thuộc ĐH Texas, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội văn hóa khoa học Việt Nam - là một khuôn mặt khá quen thuộc. Bà tốt nghiệp cử nhân và cao học ngành kỹ thuật điện toán tại ĐH Toronto (Canada) và hiện làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở ĐH Texas

Năm 1998, bà Anh Lan thành lập Tổ chức phát triển nhà lãnh đạo trẻ quốc gia và năm 1990, bà cũng giúp thành lập Trung tâm Thanh niên Việt Nam ở Toronto. Bà Nguyễn từng đoạt giải nữ lãnh đạo xuất sắc do Hiệp hội Texas Women Empowerment Foundation trao tặng năm 2011 và là một trong Top 25 phụ nữ số một của Houston do Ngân hàng Comerica Bank và Tổ chức Steed Society vinh danh năm 2010

Trong khi đó, bà Vương Ngọc Quyên là Giám đốc điều hành ICAN có trụ sở ở San Jose, đồng thời là thành viên quản trị của Pacific Links Foundation, một tổ chức do bà đồng sáng lập vào năm 2001 và là thành viên của mạng lưới Vietnamese American Non-Governmental Network, thành lập vào năm 2004

Bà Quyên tốt nghiệp bằng cử nhân kinh tế của ĐH Yale và nhận bằng cao học quản trị kinh doanh của ĐH Stanford. Bà được biết đến nhiều qua những công tác từ thiện đối với trẻ em và thiếu nữ ở Việt Nam thông qua tổ chức ICAN...

Trước đó, vào tháng 2/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng bổ nhiệm ông David Dương làm ủy viên Quỹ VEF

Ngoài ra, trong một diễn biến tương đồng, đầu tháng 5 này, với đề cử của Tổng thống Obama, bà Jacqueline H. Nguyễn đã được Thượng viện Mỹ chấp thuận bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán tại Tòa phúc thẩm Liên bang Khu vực 9, với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống

Theo giới quan sát, nữ thẩm phán Việt Nam H. Nguyễn đã trở thành phụ nữ gốc Á châu đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang, định chế tư pháp ngay dưới Tối cao Pháp viện
 
Hai doanh nhân gốc Việt sáng giá tại Mỹ​

Hai người này đang để lại những ấn tượng sâu sắc trong 2 lĩnh vực kinh doanh thời thượng

Nhiều năm qua, không ít doanh nhân gốc Việt đã thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực tại Mỹ. Nếu như lĩnh vực khách sạn có ông Trần Đình Trường, một tỉ phú gốc Việt vừa qua đời hồi tháng 5, thì ngành bất động sản có ông Triệu Phát hay kinh doanh ẩm thực có ông Chiêu Lê

Ngoài ra, một tên tuổi khác rất đáng được nhắc đến là Trung Dung, người tạo nên không ít tiếng vang trong ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Mỗi người có những dấu ấn, đặc trưng riêng. Trong đó, Đoàn Trí Trung và Chu Chính là 2 đại diện tiêu biểu cho sự thành công của cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt

“Đại gia” ngành bán dẫn

trung.jpg

Kỹ sư Đoàn Trí Trung,ngôi sao đang lên của ngành chip LED​

Ít ai biết rằng Semileds, một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip LED (chíp đi ốt bán dẫn), được sáng lập bởi kỹ sư gốc Việt tên Đoàn Trí Trung (54 tuổi). Đến Mỹ khi còn khá trẻ, ông Trung nhận bằng kỹ sư về ngành kỹ thuật hạt nhân của ĐH California vào năm 1979, theo Bloomberg

Hai năm sau đó, ông tiếp tục nhận bằng thạc sĩ ngành hóa kỹ thuật cũng tại ĐH California. Kể từ đây, ông bắt đầu làm việc trong ngành kỹ thuật bán dẫn

Đến năm 1988, ông chính thức gia nhập Tập đoàn Micron Technology, ở bang Idaho của Mỹ, là một trong những đơn vị hàng đầu thế giới về kỹ thuật bán dẫn. Từ đây, sự nghiệp của kỹ sư Trung ngày càng thăng hoa

Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2003, ông Trung giữ chức Phó chủ tịch phụ trách quy trình phát triển của Micron Technology. Đồng thời, ông cũng đảm nhiệm chức vụ quản lý và điều hành tại nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Honeywell và Philips

Từ năm 2003, ông trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Jusung Engineering, một công ty hàng đầu Hàn Quốc chuyên về thiết bị bán dẫn và LCD. Trước đó, hồi năm 2000, ông còn kiêm nhiệm chức vụ thành viên ban giám đốc của công ty chuyên về hệ thống kỹ thuật EMCO Flow Systems

Năm 2004, kỹ sư Trung cùng một số người sáng lập nên Công ty Semileds đặt trụ sở tại bang Idaho. Một năm sau đó, ông cũng được chọn vào ban giám đốc của Advanced Energy chuyên về công nghệ điều khiển, thiết bị bán dẫn

Không chỉ dần đạt được nhiều bước thăng tiến trong công việc, ông còn là chủ nhân hoặc đồng chủ nhân của khoảng 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử của Mỹ. Nhờ vào thành tích sáng chế này, ông từng bước dẫn dắt Semileds không ngừng phát triển. Tháng 8.2010, Semileds phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại sàn giao dịch NASDAQ tại Mỹ. Đến nay, công ty này đạt giá trị thị trường vào khoảng 100 triệu USD

Năm ngoái, Semileds đạt doanh thu gần 40 triệu USD và trở thành một trong những doanh nghiệp sáng giá ở lĩnh vực chip LED. Hiện tại, Semileds đang có 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan. Theo tạp chí LEDs, Semileds có nhiều khả năng sẽ sớm dẫn đầu thị trường chip LED trên thế giới vốn được dự báo sẽ cán mức 4,3 tỉ USD vào năm 2014. Vì thế, ông Đoàn Trí Trung đang ngày càng trở nên nổi tiếng trong ngành chip LED trên khắp thế giới, đặc biệt tại Mỹ

Tỉ phú phố Wall

chinh.jpg

Tỉ phú Chu Chính, người khiến phố Wall phải chú ý​

Không riêng gì ngành công nghệ chip LED, thị trường tài chính phố Wall ở New York cũng thường xuyên nhắc đến doanh nhân gốc Việt tên Chu Chính

Theo Bloomberg, ông Chu Chính, 44 tuổi, hiện đang giữ chức giám đốc cấp cao kiêm đồng chủ tịch công ty tài sản cá nhân thuộc Tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone tại Mỹ. Ông nhận bằng cử nhân chuyên ngành tài chính của Đại học Buffalo tại New York (Mỹ) rồi nhanh chóng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này

Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, ông Chu Chính đã đạt được không ít thành công khi làm việc tại bộ phận thu mua và sáp nhập của Ngân hàng đầu tư tài chính Salomon Brothers

Trong suốt nhiều năm qua, nhà đầu tư Chu Chính dần thể hiện khả năng kinh doanh của mình thông qua hàng loạt thương vụ đầu tư, mua bán, sáp nhập đình đám tại Mỹ. Nổi bật trong số này phải kể đến việc ông được đánh giá như một “đạo diễn” trong phi vụ thâu tóm Celanese, vốn nằm trong số những tập đoàn lớn nhất thế giới, vào năm 2004

Theo Công ty tư vấn thị trường ICIS, đại diện Blackstone, ông Chu Chính đã mua lại thành công Tập đoàn Celanese với mức giá 3,8 tỉ USD. Lúc bấy giờ, ông đã thuyết phục được Morgan Stanley và Deutsche Bank cùng một số ngân hàng khác đồng ý hậu thuẫn tài chính cho thương vụ trên

Nhờ đó, Blackstone nhanh chóng xâm nhập hiệu quả vào thị trường hóa chất thế giới và công đầu thuộc về Giám đốc Chu Chính. Song hành cùng những thương vụ đình đám, tài sản của ông cũng từng bước tăng lên

Hồi năm 2008, toàn bộ giới tài chính tại phố Wall đều phải trầm trồ khi ông Chu Chính bỏ ra 34,5 triệu USD để mua trọn các căn hộ tầng 89 và một phần tầng 90 tại tòa tháp Trump World Tower của tỉ phú Donald Trump

Ngoài ra, ông Chu Chính còn chi thêm 5 triệu USD để sở hữu một khu vực không gian trên tòa tháp này, theo tờ The New York Times. Sau thương vụ trên với tổng giá trị lên đến gần 40 triệu USD (xấp xỉ 850 tỉ đồng), ông trở thành một trong những chủ nhân của khu bất động sản sang trọng hàng đầu thành phố New York, Mỹ. Tổ chức Celebrity Networth chuyên đánh giá giới nhà giàu Mỹ ước tính tổng tài sản của ông Chu Chính không dưới mức 1,1 tỉ USD

Ngô Minh Trí
 
Google mô phỏng thành công "bộ não" nhân tạo​

- Google và Đại học Standford đã liên kết 1.000 máy tính, tạo ra một mạng lưới thần kinh có hơn 1 tỉ kết nối, mô phỏng thành một bộ não nhân tạo với khả năng học tập những khái niệm cơ bản nhất

574862.jpg

Andrew Ng trình diễn khả năng nhận biết mèo của bộ não nhân tạo​

Tiến sĩ Jeff Dean, đứng đầu nhóm chuyên gia từ phòng thí nghiệm bí mật của Google, đã cùng với hai đồng sự khác đến từ Đại học Standford là Andrew Ng và Lê Quốc tạo ra một hệ thống mô phỏng não bộ của trẻ sơ sinh và có khả năng nhận thức

Với 16.000 lõi xử lý trong 1.000 máy tính được liên kết với nhau, hệ thống máy tính mô phỏng não bộ đã có thể tự nhận biết được mặt người và loài mèo với độ chính xác cao

"Chúng tôi đã không nói với nó (hệ thống máy tính) trong quá trình đào tạo đó là một con mèo. Về cơ bản, nó tự ý thức được khái niệm về một con mèo" - tiến sĩ Jeff Dean, người đứng đầu dự án, phát biểu với New York Times

574863.jpg

Các máy nhận dạng khuôn mặt trước đây thường được lập trình sẵn những đặc điểm nhận dạng, nhưng bộ não nhân tạo của Google thì không​

Theo trang công nghệ The Verge, các kỹ sư của Google đã không nạp bất kỳ đặc điểm nào về loài mèo vào não nhân tạo để có thể dễ nhận diện như cách làm trước đây. Thay vào đó, họ để hệ thống này tự "xem" một số lượng lớn các video trên YouTube có liên quan đến mèo. Sau đó, bộ não nhân tạo bắt đầu phát hiện những đối tượng quen thuộc và lập bản đồ hình ảnh về đối tượng đó

Qua một thời gian, bộ não nhân tạo sẽ hình thành được những khái niệm sơ khởi về loài mèo qua các dữ liệu về hình dáng, kích thước, màu sắc...

Theo New York Times, trong tương lai gần bộ não nhân tạo này sẽ được ứng dụng cho bộ máy tìm kiếm hình ảnh của Google. Google cho biết hãng cũng sẽ cải thiện các thuật toán để hệ thống não nhân tạo có thể tìm kiếm hình ảnh, nhận dạng giọng nói và dịch ngôn ngữ
 
Chàng trai Việt thành danh ở Google
Nguyễn Thành Nhân, một người Việt trẻ tuổi làm việc tại tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đạt được nhiều thành công nhưng vẫn ấp ủ ngày trở về đóng góp cho quê hương

nhan1.jpg

Nguyễn Thành Nhân cùng vợ và con trai bên Mỹ​

Nguyễn Thành Nhân, 29 tuổi, tốt nghiệp đại học Simon Fraser, Canada, từng giành rất nhiều giải thưởng về toán học, tin học, khoa học công nghệ từ khi còn là học sinh trong nước và cả khi du học

Năm 2008, Nhân từng thực tập tại Google ở thung lũng silicon của Mỹ. Khi đó, hai trong bốn người phỏng vấn đã viết thư thuyết phục Nhân ở lại Google với lý do “kỹ năng của bạn sẽ phục vụ được rất nhiều người trên thế giới”. Google còn hứa sẽ nâng lương và cổ phiếu của Nhân, tuy nhiên anh chọn Chai Labs, một công ty công nghệ cao về ứng dụng Internet, trụ sở ở Mỹ

Năm 2010, Chai Labs từ một công ty mới thành lập đã vươn lên gây chú ý và được Facebook mua lại. Sau khi thành công với Chai Labs, năm 2010, Nhân quyết định trở lại đầu quân cho Google

"Ngày trở lại Google, mình tham gia nhóm làm về chất lượng quảng cáo. Một bạn trong nhóm nói rằng, nhờ dữ liệu mình làm từ ngày thực tập mà tăng được chất lượng quảng cáo. Mình vui lắm. Ở đây, cần nhiều kiến thức về toán và tin học. Đúng những công việc mình yêu thích", Nguyễn Thành Nhân nhớ lại

Qua hơn một năm làm việc, Nhân được nhận hai bằng khen vì thành tích làm tăng doanh thu cho Google. Ngoài ra, giám đốc tài chính còn viết thư khen “mức tiến bộ đột phá của nhóm Nhân là nguồn gốc sự phát triển của Google”

Sau hơn một năm làm ở lĩnh vực chất lượng quảng cáo, hiện Nguyễn Thành Nhân đã chuyển sang nhóm AdWords, trực tiếp với các công ty trả tiền quảng cáo trên Google. "Ở Chai Labs, mình phụ trách lĩnh vực quảng cáo, nên cũng có kinh nghiệm về việc này. Sau nửa năm làm việc, mình đã và đang đưa ra sản phẩm mới", Nhân tiết lộ

Nhân cho biết, làm việc ở Google cả lương và thưởng đều khá tốt. Làm việc ở đây phải có năng lực thực sự, chủ động, sáng tạo, không ai nhắc nhở cả, phải cố gắng tìm tòi và làm việc để tăng doanh thu cho công ty

Mong về quê hương

nhan.jpg

Nguyễn Thành Nhân (thứ hai, phải sang) cùng mẹ và các cộng sự ở Google​

Theo Nguyễn Thành Nhân, có khoảng hơn 10 du học sinh Việt Nam đang làm việc ở Google. Hầu hết trong số đó đều là những người có năng lực. "Có người từng đoạt hai huy chương vàng quốc tế tin học. Được cả Google và Facebook mời về làm việc"

Nhân cho biết: "Ở đây, bọn mình lập nhóm Viet Googlers thường gặp nhau đi xả stress sau giờ làm việc và chia sẻ kinh nghiệm để công việc tốt hơn. Nhiều CEO của Việt Nam khi sang Google dự hội thảo cũng tìm gặp nhóm người Việt Nam đang làm việc ở công ty này để chia sẻ kinh nghiệm"

Nhân kể, mấy tháng vừa qua, hầu như tuần nào cũng có người Việt mua nhà, tổ chức liên hoan ở thung lũng Silicon. "Ở đây, Tết cũng có bánh chưng và tổ chức gặp gỡ, mừng tuổi cho các cháu nhỏ. Hồi vợ mình sinh, các anh chị đi trước đã giúp đỡ rất nhiều. Các chị còn mang xôi, cháo gà đến tận bệnh viện động viên, chia sẻ rất ấm áp"

Theo Nguyễn Thành Nhân, du học sinh Việt Nam ở Google được đánh giá rất cao về năng lực. Hầu hết các bạn đều nhận được hơn năm thư mời vào làm tại thung lũng Silicon. Một vài bạn còn được mời làm kỹ sư công nghệ của một vài công ty mới thành lập

Xa gia đình, quê hương suốt 10 năm qua, Nguyễn Thành Nhân chia sẻ rất nhớ Việt Nam. Đã có nhiều lúc anh bàn với vợ về Hà Nội sống với gia đình và chia sẻ những gì đã học được ở Canada và Google cho các bạn trẻ trong nước. "Bố mẹ mình đã già và về hưu. Mình rất muốn ông bà được ở gần con, cháu", Nhân nói

Nhân cho biết đã ấp ủ kế hoạch trong tương lai khi về Việt Nam: "Mình muốn mở một câu lạc bộ về tin học. Mình sẽ mang những cuốn sách hay và những bài báo tốt từ bên này về để trao đổi".

"Nếu kết hợp giữa Internet và sự chăm chỉ, sự thông minh của người Việt, mình tin sẽ có những công ty công nghệ cao được sáng lập ở Việt Nam để phục vụ không chỉ trong nước mà còn cho thị trường thế giới. Quan trọng nhất là thị trường

Mỹ có số dân đông và kinh tế phát triển, nhân tài quy tụ về đây vì có cơ hội kiếm tiền. Ở Việt Nam, số người dùng internet đang tăng rất nhanh, cả trên máy tính và điện thoại smartphone, đây cũng là một cơ hội mở ra cho những người hiểu biết về thị trường Việt Nam" - chàng trai trẻ thành danh ở Google nói

Thành Nhân từng là cựu học sinh lớp chuyên Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2000, Nhân đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Tin học toàn quốc khi đang học lớp 12. Khi là du học sinh trường ĐH Simon Fraser, Nhân được chọn vào đội tuyển Tin học của trường dự kỳ thi tin học quốc tế với các trường đại học ở Bắc Mỹ và thế giới

Đạt nhiều thành tích, Thành Nhân được đặc cách làm trợ lý khoa học cho chương trình nghiên cứu quan sát vệ tinh Trái đất của Chính phủ Canada

Nhiệm vụ của nhóm sáu thành viên, trong đó Nguyễn Thành Nhân là chàng trai Việt Nam duy nhất và trẻ nhất này là xây dựng thời gian biểu hoạt động tối ưu cho ba vệ tinh có giá trị lên đến hàng tỉ USD
 
“Cặp đôi hoàn hảo” người Việt ở Thung lũng Silicon

Son-MIT-Silicon-700x325_zpsc9697ac5.jpg

Sơn bên cạnh Trang trong ngày cô tốt nghiệp tại MIT​

Giữa Thung lũng Silicon, anh nổi tiếng với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện đại và tiện lợi, trong khi cô là một thủ khoa xinh đẹp, dịu dàng mà quyết đoán

Trung tâm bồi dưỡng người nhập cư (ILC) của Mỹ trong một ấn phẩm năm 2007 ghi nhận Sonny Vu là một trong những người nhập cư có đóng góp lớn cho ngành công nghệ sinh học ở bang Massachusetts và vùng New England phía đông bắc nước này. Đây là nơi tập trung nhiều đại học hàng đầu của Mỹ và quy tập chất xám của thế giới như ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)…

Mới đây nhất, ngày 11.1.2013, cái tên Sonny Vu lại tiếp tục trở nên “đình đám” khi thiết bị theo dõi hoạt động thể chất cá nhân có tên Misfit Shine do công ty của anh sáng tạo giành giải nhì Hội chợ hàng tiêu dùng điện tử (CES) tại Las Vegas (Mỹ) nổi tiếng nhất thế giới

Misfit Shine đã dẫn đầu và bỏ xa hàng trăm sản phẩm khác trong cuộc bình chọn online kéo dài nhiều ngày, nhưng cuối cùng rớt xuống hạng hai vì cú ra đòn chiến thuật bất ngờ phút chót của hãng máy tính Lenovo

Bỏ học để khởi nghiệp

Sonny Vu, tên tiếng Việt đầy đủ là Vũ Xuân Sơn, sinh năm 1973 ở Long Xuyên. Anh rời Việt Nam cùng gia đình năm 1979. Sơn cho biết những ngày đầu đến Mỹ thật khó khăn, nhưng anh chưa bao giờ là một đứa trẻ nhút nhát, nên hòa nhập rất nhanh. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn, việc học của Sơn hoàn toàn thuận lợi, suôn sẻ cho đến khi học… tiến sĩ. Sơn tốt nghiệp bằng đôi về toán học và ngôn ngữ học tại ĐH Illinois nhánh Urbana-Champaign

Có lẽ do “máu kinh doanh” luôn căng tràn nên trong lúc đang làm nghiên cứu sinh tại MIT năm 1996, Sơn bỏ ngang để ra mở doanh nghiệp nhưng thất bại. Dù không áp đặt nguyện vọng của mình lên lựa chọn nghề nghiệp của con, nhưng “khỏi phải nói ba mẹ mình tức giận đến thế nào”, anh kể. Sau đó, anh chọn đi làm nghiên cứu viên cho Tập đoàn máy tính Microsoft

Năm 1999, giữa lúc đang thành công rực rỡ trong vai trò người thành lập và đào tạo nhân lực Phòng Nghiên cứu xử lý ngôn ngữ Trung Hoa cho máy tính của Microsoft ở Bắc Kinh, Sơn lại nghỉ ngang và quay trở lại MIT

Rồi anh lại cắt ngang chương trình tại MIT một lần nữa để lập ra Công ty công nghệ phần mềm xử lý ngôn ngữ FireSpout. “Đó là một bước khởi đầu ngu xuẩn. Mình đã đổ bao nhiêu tiền vào đó. Có điều công nghệ này đã bán được”, Sơn chia sẻ về “đứa con” đầu lòng của mình. Anh bán công nghệ FireSpout cho một tập đoàn lớn năm 2001, sau khi đã hoàn tất luận án tiến sĩ về ngôn ngữ học ở MIT

Bán FireSpout, Sơn lại cùng người bạn đại học cũ là Sridhar Iyengar lập Công ty AgaMatrix. “Điều trớ trêu là công ty thành lập vào tháng 10.2001, ngay sau sự kiện 11.9 chấn động nước Mỹ và thế giới”, Sơn kể

Còn Sridhar nhớ lại vào thời điểm đó việc huy động vốn cực kỳ khó, nhưng bù lại có rất nhiều người giỏi sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn trước đó

Sau những chật vật “đầu tiên”, sự kết hợp giữa Sridhar chuyên sâu về cảm ứng sinh học và phụ trách chế tạo sản phẩm cùng với Sơn phụ trách phát triển kinh doanh đã đưa AgaMatrix cất cánh. Sản phẩm nổi bật của công ty này là thiết bị theo dõi lượng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngày nay, AgaMatrix với 150 con người ở Boston (Mỹ) và 300 nhân viên khác ở châu Á có doanh thu hằng năm gần 100 triệu USD

Nhưng đến năm 2011, Sơn tiếp tục rời khỏi vị trí quản lý AgaMatrix, dù vẫn là cổ đông lớn, để thành lập công ty của riêng mình – Misfit Wearables. Đồng sáng lập cùng anh vẫn là người bạn nhập cư gốc Ấn Sridhar và John Sculley – cựu tổng giám đốc của tập đoàn máy tính Apple và nước giải khát Pepsi. Misfit Shine – được chế tạo tại Hàn Quốc bằng vật liệu nhôm máy bay, với kích thước và hình dáng gần như đồng xu, có thể gắn vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể và không thấm nước – là sản phẩm đầu tay của công ty

Thiết bị này cũng có thể kết nối với máy tính của bác sĩ để giúp bác sĩ theo dõi và có lời khuyên kịp thời đối với người sử dụng

Với giá ưu đãi 69 USD/cái cho khách hàng đặt mua online tại địa chỉ indiegogo.com/misfitshine trước khi sản phẩm ra thị trường trong năm nay (giá bán chính thức về sau là 99 USD), hiện đã có 7.500 người đăng ký mua. Sơn cho biết chỉ trong một tuần qua, có đến 6 sản phẩm chăm sóc sức khỏe tương tự được ra mắt, cạnh tranh vì thế rất khốc liệt. Nhưng anh hoàn toàn tự tin với sản phẩm của mình

Sơn không ngần ngại nói rằng làm ông này ông kia ở những tập đoàn đa quốc gia chưa bao giờ là điều anh mong ước. “Tự mình tạo ra những sản phẩm tuyệt vời cho người tiêu dùng” là lý tưởng sống của anh. Bên cạnh Sridhar sẵn sàng hỗ trợ anh về kỹ thuật cảm ứng sinh học, John Sculley và Vinod Khosla – người đồng sáng lập công ty chuyên về mạng máy tính Sun Microsystems – là những người thầy thường cho anh các lời khuyên bổ ích

techdaily-misfit-shine-ces-2013_zpsa0e19a05.jpg

Misfit Shine – một sản phẩm được người Việt nghiên cứu đang đứng trong top 10 sản phẩm tại CES 2013​

Cưới người đẹp học giỏi

Không chỉ sớm khẳng định tên tuổi ở Thung lũng Silicon, Sơn còn nổi danh trong cộng đồng du học sinh Việt khắp thế giới bởi thành tích chinh phục “cô nàng thủ khoa” xinh đẹp Lê Diệp Kiều Trang. Sơn gặp Trang năm 2006 tại TP.HCM trong lần về nước theo lời mời của bà Tôn Nữ Thị Ninh, người khi ấy mang hoài bão xây dựng một ĐH Trí Việt đẳng cấp thế giới và ra sức chiêu mộ tài năng Việt ở nước ngoài

Năm 2008, cô thạc sĩ thủ khoa ngành kinh tế học ở ĐH Oxford (Anh) khóa 2003 – 2005 và đang làm việc cho Ngân hàng HSBC tại TP.HCM đã “bỏ cuộc chơi” theo Sơn về Thung lũng Silicon. Tại đây, Trang tiếp tục học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Quản trị Sloan của MIT và lại tốt nghiệp thủ khoa năm 2011

Sau đó, Trang đầu quân cho Tập đoàn tư vấn tài chính McKinsey tại Boston, bang Massachusetts. “McKinsey là một công ty tuyệt vời với môi trường làm việc, con người và những giá trị tuyệt vời. Nhưng trong vài tuần nữa, mình sẽ nghỉ việc ở đây để tập trung cho Misfit Wearables”, Trang tiết lộ với Thanh Niên

Trang không cho đó là một sự hy sinh vì người bạn đời. Trái lại, “Misfit có sức thu hút lớn đối với mình. Và đương nhiên, ở đó mình có cảm giác mình thuộc về nó, cảm giác về một công việc có ý nghĩa, dù tự kinh doanh là một việc đầy rủi ro”. Trang cũng cho biết trong 2 năm qua, ngoài làm việc cật lực cho McKinsey, cô cũng dành nhiều thời gian cho Misfit

Với kiến thức quản trị kinh doanh, Trang tham gia vào công tác tài chính, phát triển kinh doanh, kết nối giữa nhóm thiết kế sản phẩm 12 người ở San Francisco và nhóm 25 người ở Việt Nam phụ trách các mảng khác, và công tác nhân sự của công ty

Trong lúc Sơn xác định Misfit Wearables là sự nghiệp lâu dài của mình và đang chuẩn bị cho sự ra đời của một sản phẩm khác, quyết định “trong 2 giây” dứt áo với McKinsey để đồng hành với công ty của chồng là minh chứng cụ thể nhất của cái “duyên trời định” mà Trang mô tả về sự kết đôi giữa cô và Sơn

Từ 19-31.1, Sơn và Trang có chuyến công tác nhiều nước để mở rộng quan hệ kinh doanh, trong đó có Việt Nam và Singapore. Tại Singapore chiều 26.1, “cặp đôi hoàn hảo” này sẽ có cuộc gặp gỡ kéo dài 3 giờ với các sinh viên và trí thức trẻ tại đây với mục tiêu chiêu mộ tài năng Việt cho Misfit Wearables

Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980 tại TP.HCM trong một gia đình trí thức khá giả. Tốt nghiệp PTTH xuất sắc từ Trường chuyên Lê Hồng Phong năm 1998, Trang nhận được học bổng học dự bị đại học 2 năm (A-Level) tại Anh. Xong A-Level với điểm cao, Trang được học bổng ĐH Oxford và tốt nghiệp cử nhân kinh tế và quản trị trong vòng 3 năm. Với điểm số nằm trong top 5 của trường, Trang được tiếp học bổng thạc sĩ. Đỗ thủ khoa thạc sĩ ngành kinh tế, Trang được tiếp học bổng tiến sĩ, nhưng cô thấy hướng học thuật không phù hợp với mình nên tạm gác học bổng và về Việt Nam làm việc năm 2005. Sau khi kết hôn, Trang sang Mỹ và được Học bổng Legatum cho ngành thạc sĩ quản trị kinh doanh của MIT

Thục Minh
 
Nhà khoa học Việt được tổng thống Ba Lan vinh danh
Một nhà khoa học Việt Nam làm việc tại Ba Lan vừa được tổng thống Bronisław Komorowski của nước này trao quyết định phong hàm giáo sư cấp nhà nước


Bạn bè cũng chia vui với giáo sư Mai Xuân Lý (giữa) sau khi ông nhận quyết định phong hàm giáo sư cấp nhà nước từ tổng thống Ba Lan​

Buổi trao nhận danh hiệu giáo sư cho tiến sĩ khoa học Mai Xuân Lý diễn ra hôm 22/4 tại phủ tổng thống Ba Lan

Thông tin trên được giáo sư Phạm Xuân Lý xác nhận với VnExpress hôm nay. Ông trở thành người Việt Nam thứ ba nhận danh hiệu từ nhà nước Ba Lan

Giáo sư Mai Xuân Lý đang làm việc tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan. Danh hiệu cao quý trên là sự ghi nhận những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển khoa học Ba Lan

"Việc được tổng thống Ba Lan trao học hàm giáo sư nhà nước là niềm vui lớn không những đối với gia đình tôi, mà còn đối với cộng đồng người Việt ở Ba Lan", giáo sư Lý nói

"Nó sẽ động viên tôi rất nhiều trong công tác nghiên cứu và phát triển khoa học tính toán còn non trẻ ở Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung", giáo sư Lý nói thêm

Giáo sư Mai Xuân Lý sinh năm 1953 tại Thanh Hóa. Ông tốt nghiệp phổ thông năm 1970. Từ 1970 đến 1976, ông học tại trường Đại học tổng hợp Kishiniov, Moldova, chuyên ngành Vật lý lý thuyết

Ông hiện làm việc tại Viện vật lý, Viện hàn lâm khoa học Ba Lan, tại Vacsava. Từ 2009, ông còn là Trưởng phòng Khoa học Sự sống và là cố vấn khoa học Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP HCM

Hương Thu
 
Gặp tiến sĩ người Việt trẻ tuổi nổi tiếng ở Mỹ

Chàng trai Việt 100% Phúc Cường (sinh ra lớn lên ở tỉnh vùng cao Hà Giang nghèo khó), đã ghi tên mình vào danh sách những chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ điều khiển hệ thống điện thông minh lúc mới chỉ tròn 30 tuổi

Cuong Phuc Nguyen, Ph.D. là một cái tên trên trang web của Viện Công nghệ Illinois (Chicago, Mỹ) gây cho tôi sự ngạc nhiên

Hoá ra chàng trai Việt 100% này (sinh ra lớn lên ở tỉnh vùng cao Hà Giang nghèo khó), đã ghi tên mình vào danh sách những chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ điều khiển hệ thống điện thông minh lúc mới chỉ tròn 30 tuổi - đó là tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường

Tam thập nhi lập

Ngày 31/1/2011, khi vừa 30 tuổi 17 ngày, Nguyễn Phúc Cường đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ về tự động hoá trong điều khiển mạng lưới điện thông minh với số điểm tuyệt đối (4.0) tại Viện Công nghệ Illinois (Chicago, Mỹ)


TS Nguyễn Phúc Cường, vợ và con trai ở Mỹ​

Chuyên ngành hẹp về tự động hoá điều khiển hệ thống điện thông minh là lĩnh vực công nghệ còn khá mới mẻ với ngay cả nước Mỹ, có lẽ vì thế mà thành tích nghiên cứu khoa học này của tiến sĩ Phúc Cường được đích thân ông Ali Cinar, Viện trưởng Viện Công nghệ Illinois gửi thư chúc mừng kèm bằng chứng nhận danh dự về thành tích mà ông gọi là "phi thường" và gọi nỗ lực cá nhân trong nghiên cứu khoa học của Phúc Cường là "định mệnh"

Mốc thời gian này đã chính thức hóa chứng chỉ "công dân toàn cầu" đối với tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường. Hơn 4 tháng sau, tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường gia nhập Nhóm lập trình phần mềm điều khiển hệ thống điện-nhóm chuyên gia tinh hoa của Hãng thiết bị điện hàng đầu thế giới General Electric

Trước đó, từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2011, Phúc Cường là nghiên cứu sinh và sau đó là nghiên cứu viên sau tiến sĩ ở Viện Công nghệ Illinois về tự động hóa điều khiển mạng lưới điện thông minh (trong khuôn khổ dự án nghiên cứu trị giá 12 triệu USD do Viện này tài trợ). Phúc Cường cũng là thành viên của Tổ chức kỹ sư điện- điện tử Mỹ (IEEE) chuyên ngành Điện và Năng lượng thân thiện từ năm 2004


GS Ngô Bảo Châu thăm nhà TS Phúc Cường (trên tay GS Châu là cháu Phúc Anh, con trai Phúc Cường)​

Hơn nửa năm trước, sau khi được giới thiệu và qua một cuộc sát hạch khắc nghiệt ở cấp đỉnh cao về nghề nghiệp, tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường về đầu quân cho Hãng điện lực thông minh New York (New York Smart Grid Consortium) với vị trí Tổng điều độ hệ thống, nhận mức lương 140.000 USD/năm. Một lần nữa "chứng chỉ công dân toàn cầu" lại được xác lập với tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường

Hổ phụ sinh hổ tử

Là trưởng nam của kỹ sư điện Nguyễn Phú Vinh, nguyên Giám đốc Công ty Điện lực Hà Giang (nay là Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc), Nguyễn Phúc Cường dường như thừa hưởng tính kiên trì và cương cường của người cha

Ông Phúc Vinh sinh ra lớn lên tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang, cũng là trưởng nam của một cựu chiến sĩ người Phú Xuyên (Hà Tây, nay là Hà Nội) tham gia tiễu phỉ ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn-Mèo Vạc những năm 1950

Năm học lớp 9, mới hơn 14 tuổi, Nguyễn Phúc Cường được cha cho xuống Hà Nội học và ôn thi với một thầy giáo dạy toán giỏi của khối phổ thông chuyên Toán, trường Đại học Sư phạm 1

Thuê trọ trong một gian nhà cấp 4 gần trường, bà nội Cường-một người phụ nữ Tày đất Vị Xuyên, thương con thương cháu- đã theo xuống để giúp cháu lo cơm nước để Cường có thể dành nhiều thời gian nhất tập trung cho việc thu nạp và bổ sung kiến thức bị thiếu bị hổng so với các bạn đồng lứa Hà Nội đang học chuyên toán từ cấp II

Ông Phúc Vinh tiết lộ với tôi rằng, do công việc của một kỹ sư điện tại tỉnh vùng cao biên giới hồi ấy, ông không có nhiều thời gian dành cho con, nhưng bù lại ông đã cố và học được cách nói chuyện với con trai mình như hai người bạn, ở giai đoạn Phúc Cường khoảng 12-13 tuổi

Những lúc ấy, ông nắm bắt được những ước mơ của Cường và bằng trực giác ông nhìn ra được những tố chất và những khả năng tiềm ẩn của con. Và bằng nhiều cách ông khơi gợi, khuyến khích và định hướng cho cậu bé tuổi Canh Thân (Phúc Cường sinh ngày 13/1/1981) mà theo ông là có chút tố chất của Tôn Ngộ Không-Tề Thiên đại thánh, vừa nghịch ngợm nhưng lại sẵn sàng kiên trì và rất thông minh. Ông mong con trai trưởng của mình sống cho giống được như cái tên "Phúc Cường" mà cha ông đã đặt cho cháu đích tôn !

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hoàng (đương kim Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội), người thầy dạy toán cho Phúc Cường hồi ấy, rồi sau đó lại là chủ nhiệm lớp chuyên toán-tin mà Cường theo học suốt 3 năm cấp III nhớ lại

"Với tôi, Nguyễn Phúc Cường là cậu học trò có nghị lực phi thường. Hơn 14 tuổi, là một học sinh lớp 9 bình thường ở tỉnh vùng cao Hà Giang xuống Hà Nội ôn thi vào lớp chuyên toán, phải nói là Cường rất lạ lẫm bởi mặt bằng kiến thức so với các học sinh lớp 9 của Hà Nội đang học chuyên toán từ cấp II có sự chênh lệch rất lớn

Vậy mà với xuất phát điểm như thế, chỉ một thời gian ngắn Cường đã vươn lên sớm theo kịp được các bạn học sinh khá, giỏi về toán ở khối chuyên toán -tin ở Hà Nội, thi đỗ vào lớp 10 chuyên toán - tin của Đại học Sư phạm Hà Nội - đó là một sự phấn đấu xuất sắc

Không những thế, Cường là một học sinh rất ngoan, có hiếu với cha mẹ và bà. Tôi từng đến gian nhà cấp 4 ẩm thấp mà Cường và bà nội cậu thuê trọ và tôi cảm nhận được rất rõ tình cảm bà cháu ở đó"

Cha của Cường sau 6 tháng có hỏi thầy Hoàng về con mình thì nhận được câu trả lời khiến ông rất vui sướng là "Năng lực tiếp thu và tự rèn luyện về toán của Cường giống như là mảnh ruộng nứt nẻ vì hạn hán bỗng gặp mưa rào" !

Sự kiện quan trọng này ở thời niên thiếu chính là một ngã rẽ rất quan trọng cho cuộc đời của tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường-một người Việt trở thành công dân toàn cầu ở tuổi 30

Phúc đức tại mẫu...

Năm 2005, Phúc Cường bảo vệ thành công xuất sắc luận văn thạc sĩ tại Đại học Nam Illinois về điều khiển điện và máy tính. Sau đó học chuyển tiếp lên tiến sĩ tại Viện Công nghệ Illinois

Kết quả học tập xuất sắc đến kinh ngạc của Cường tại đây giúp Cường giành danh hiệu Sinh viên đại học cao đẳng xuất sắc nhất toàn nước Mỹ (Who's Who Among Students inAmerican Universities & Colleges) năm 2007


Trích ngang của TS Phúc Cường trong báo cáo nghiên cứu trình bày tại Hội nghị thường niên của IEEE năm 2011​

Ông Phúc Vinh từng nói với tôi, "đằng sau sự thành công của người đàn ông bao giờ cũng có bóng dáng người phụ nữ". Bà Lan, mẹ đẻ của Cường là một người phụ nữ phúc hậu, từng có thời được coi là hoa khôi của thị xã Hà Giang, nói rằng, con bé Tâm (vợ Phúc Cường) cũng ngoan hiền và hỗ trợ được Phúc Cường nhiều lắm (Tâm là cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, làm tiến sĩ kinh tế ở Anh và nay sang Mỹ làm việc; Phúc Cường và Tâm có một cậu con trai gần 2 tuổi kháu khỉnh tên là Phúc Anh, tên Mỹ là Harry)

Bà Lan là con áp út trong 7 anh chị em của một bà cụ từng làm con nuôi ở Hà Đông rồi đi ở cho một gia đình ở Hà Giang, rồi định cư tại vùng cao này. Bà cụ đã cùng chồng mình một tay khai hoang ở một khu đất đai heo hút cuối thị xã Hà Giang suốt nhiều chục năm để nuôi được cả 7 người con phương trưởng và khá thành đạt, đến nay cụ đã 94 tuổi mà vẫn còn minh mẫn và chưa lúc nào ngơi tay

Có lẽ tấm gương của bà nội, bà ngoại đã phần nào giúp Phúc Cường phần nghị lực như "định mệnh" ấy. Nhưng có lẽ cũng phải nói rằng, phúc đức tại mẫu -ông bà mình đã dạy thế rồi - nên Phúc Cường luôn có cơ duyên được gặp, được học tập,được hướng dẫn và cùng nghiên cứu với những người thầy xuất sắc

Phổ thông là thầy Nguyễn Đức Hoàng; đại học là GS Trần Đình Long hướng dẫn luận văn tốt nghiệp (nhiều khóa là Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, một chuyên gia đầu ngành về hệ thống điện ở Việt Nam); làm thạc sĩ là tiến sĩ Morteza Daneshdoost hướng dẫn; làm tiến sĩ được tiến sĩ Alexander Flueck hướng dẫn

Những người thầy giỏi xuất sắc này đã góp phần giúp Phúc Cường bước chân vào giới tinh hoa của thế giới về điều khiển tự động hóa hệ thống điện thông minh như hiện nay, khi Cường mới ở độ tuổi 30

Người Việt đã bước vào được giới tinh hoa của thế giới thường "liên tài", và Phúc Cường đã trở thành thân thiết với những người Việt giỏi giang khác đang sống và làm việc ở Mỹ như GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn, GS Vũ Hà Văn...
 
Top