What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Viettel R&D

LOBBY.VN

Administrator
Viettel R&D Institute​

bannerViettelRD.jpg

Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Group), có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, phân tích các giải pháp khoa học công nghệ; các dự báo và xu hướng phát triển khoa học, công nghệ của các công ty trên thế giới qua đó đánh giá, đề xuất chiến lược nghiên cứu phát triển của Viettel

- Nghiên cứu thiết kế, phát triển, chế tạo sản phẩm, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông; góp phần vào chiến lược xây dựng Viettel là một trong những Tập đoàn thiết kế, chế tạo thiết bị điện tử và viễn thông lớn nhất khu vực, làm nòng cốt để xây dựng một ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao của đất nước

Mục tiêu phát triển: “Trở thành Viện Nghiên cứu và Phát triển hàng đầu Việt Nam và có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới”

Lobby & Viettel R&D
 
Viettel sản xuất thiết bị điện tử​

f1533_nha_may_viettel.jpg

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông của Viettel​

- Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hôm 17-10 cho biết vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông trị giá hơn 200 tỉ đồng, đánh đấu sự mở rộng hoạt động kinh doanh của tập đoàn này sang lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

Dây chuyền sản xuất được vận hành bởi Trung tâm sản xuất điện tử Viettel, sẽ sản xuất các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động thông thường và thông minh, máy tính bảng, máy tính All-in-one, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự...

Dây chuyền có công suất thiết kế đạt 5 triệu USB 3G/năm, 3 triệu máy điện thoại di động/năm, 900.000 máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel - bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư

Khác với các dự án chuyển giao công nghệ của nước ngoài trong các nhà máy liên doanh, dây chuyền này hoàn toàn do người Việt Nam tự xây dựng cấu hình, lựa chọn, lắp đặt, vận hành và làm chủ công nghệ, nhờ vậy giúp tiết kiệm và tăng hiệu quả đầu tư

Ông Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel, cho biết trong một lần trao đổi với báo chí rằng, Viettel lấn sân sang lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử viễn thông nhằm phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng viễn thông ở nước ngoài và tung ra thị trường nội địa các thiết bị đầu cuối giá rẻ để phổ cập viễn thông tại các vùng sâu vùng xa của Việt Nam

Thu Hiền
 
Thúc đẩy ngành sản xuất công nghệ cao​

- Viettel sẽ tập trung đầu tư cho nghiêm cứu phát triển để sản xuất các sản phẩm công nghiệp CNTT vì muôn đời chúng ta không giàu được nếu cứ xuất khẩu thô nông sản, nhập về các sản phẩm công nghệ cao

Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng Giám đốc Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã nhấn mạnh điều này khi đề cập tới những hướng ưu tiên phát triển của Vietttel trong thời gian tới

Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân nêu rõ, Viettel sẽ thu hút Việt kiều về cùng thực hiện khát vọng này, đặc biệt là thu hút lượng Việt kiều đang làm việc cho thung lũng công nghệ Silicon (Mỹ) để thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp CNTT

Thực hiện quyết sách này, ngày 17/10, Trung tâm sản xuất Điện tử Viettel đã chính thức vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông đầu cuối

Đây là dây truyền công nghệ đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam tiên được đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như thiết bị đầu cuối (điện thoại di động thông thường và thông minh, máy tính bảng, máy tính All-in-one,...), thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự...

Dây truyền có công xuất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm, hoặc 3 triệu máy ĐTDĐ/năm hoặc 900 ngàn máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel- bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư. Hiện dây truyền được vận hành bởi hơn 40 kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ, trong đó hầu hết đã từng đảm nhiệm các vị trí quản lý tương đương tại các hãng sản xuất tên tuổi trên thế giới

Với tổng giá trị đầu tư (bao gồm cả xây dựng nhà xưởng) trên 200 tỷ đồng, sau 1 năm triển khai, đến nay dây truyền đã vận hành chính thức. Khác với các dự án chuyển giao công nghệ của nước ngoài trong các nhà máy liên doanh, dây truyền này hoàn toàn do người Việt Nam tự xây dựng cấu hình, lựa chọn, lắp đặt, vận hành và làm chủ hoàn toàn công nghệ, nhờ vậy giúp tiết kiệm và tăng hiệu quả đầu tư

Hiện nay, toàn bộ quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm (từ đầu vào đến đầu ra) của dây truyền đều được tin học hóa bởi các phần mềm quản lý do Viettel tự phát triển, đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Đây là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề xây dựng các dây truyền tiếp theo trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông của

Cùng với Viện nghiên cứu phát triển Viettel (chuyên thiết kế sản phẩm), Trung tâm sản xuất điện tử Viettel (chuyên sản xuất sản phẩm) đã góp phần trực tiếp hoàn thiện mô hình của Viettel trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông. Đây là một trong 4 trụ phát triển chính của Viettel từ nay đến năm 2020, đặc biệt có quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển viễn thông trong nước và đầu tư ra nước ngoài

Cách đây 1 năm, Viettel đã thiết kế và sản xuất thử nghiệm thành công 100 mẫu thiết bị USB 3G Modem mang thương hiệu Viettel đầu tiên với ký hiệu model VT1000-3G

Đây là thiết bị cho phép kết nối Internet băng rộng qua mạng di động 3G của Viettel đạt tốc độ tối đa là 7.2 Mbps tải xuống và tải lên 5.76 Mbps. Thiết bị do Viettel thực hiện từ đầu đến cuối, làm chủ hoàn toàn thiết kế phần cứng, thiết kế phần mềm, kiểu dáng mẫu mã. Quá trình sản xuất lắp ráp được Viettel thuê các đối tác trong nước và nước ngoài

Thực tế vận hành mạng 3G lớn nhất, cũng như thực tế cung cấp và chăm sóc lượng khách hàng sử dụng Internet băng rộng không dây lớn nhất Việt Nam đã giúp Viettel phát triển thêm các tính năng mới phù hợp với mạng di động của Viettel cũng như phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, VT1000-3G nâng cao khả năng kết nối, đơn giản hoá quá trình cài đặt và sử dụng thiết bị hơn hẳn các mẫu USB 3G Modem đang được cung cấp trên thị trường

Được cung cấp thêm anten kéo dài bên ngoài, thiết bị có khả năng thu sóng tốt hơn hẳn ở những khu vực sóng chưa được tốt, hoặc trong điều kiện thiết bị gắn với máy tính đặt dưới gầm bàn, góc khuất…

Khi cài đặt VT1000-3G lần đầu với máy tính, người sử dụng chỉ cần thực hiện duy nhất một thao tác bấm chuột vào nút trên cửa sổ màn hình (so với 4 thao tác các mẫu khác). Giao diện phần mềm điều khiển của thiết bị hoàn toàn bằng tiếng Việt. Ngoài ra, Viettel còn thiết kế các tính năng tiện ích như quay số kích hoạt thuê bao (các mẫu khác phải kích hoạt sim thông qua một máy điện thoại di động), kiểm tra tài khoản, nạp tiền, cảnh báo lưu lượng cho khách hàng… một cách thuận tiện. Đây là những tính năng thiết kế rất phù hợp với thói quen và đặc điểm sử dụng của khách hàng Việt Nam

Dự kiến, VT1000-3G sẽ được cung cấp ra thị trường với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng Internet băng rộng di động đang tăng nhanh. Ngoài VT1000-3G, trước đó Viettel cũng đã sản xuất thiết bị Home Gateway 3G có thể chia sẻ kết nối Internet trong mạng nội bộ, khả năng bắt sóng cao dành cho việc chuyển đổi tại các cơ sở giáo dục đang sử dụng công nghệ Edge 2,75G

Trong buổi làm việc với Viettel, nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp đã đánh giá Viettel là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế trong thị trường viễn thông Việt Nam

Nguyên Bộ trưởng, đề nghị Viettel đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện Đề án sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT – TT và Viettel cần tập trung mạnh hơn nữa vào nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn, công nghệ lõi và tiết kiệm năng lượng

Theo nguyên Bộ trưởng, đề án này là cơ hội để đưa dân tộc Việt Nam thay đổi thứ hạng trên trường quốc tế và thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa nước ta sánh vai với các nước. Để thực hiện chiến lược này, Bộ TT&TT sẽ bàn với Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam chuyển từ nhập khẩu công nghệ sang xuất khẩu; giúp các doanh nghiệp từ làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế
 
Nga lập 'thung lũng Silicon' quốc phòng​

Nga muốn xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự theo mô hình Trung tâm Skolkovo - "Thung lũng Silicon nước Nga"

"Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng đang xem xét vấn đề xây dựng ở Moscow một trung tâm nghiên cứu khoa học tương tự Skolkovo - Thung lũng Silicon nước Nga," người đứng đầu liên đoàn, đại biểu Duma Quốc gia Vladimir Gutenev vừa tiết lộ sáng kiến mới này

Thung lũng Silicon quốc phòng

Sự khác biệt giữa hai trung tâm này sẽ là tính chuyên nghiệp, theo những người đưa ra sáng kiến, các nhà khoa học hàng đầu, chuyên nghiên cứu việc tạo ra các công nghệ quân sự hiện đại sẽ đến trung tâm mới làm việc

“Sau khi nghiên cứu kỹ đề xuất của những người ủng hộ xây dựng trung tâm khoa học lớn và phân tích hiệu quả của nó, đương nhiên “Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng sẽ bắt tay vào thực hiện. Liên đoàn quan tâm đến các dự án cụ thể và sẽ thực hiện chúng đến cùng", ông Gutenev nói

Nghị sĩ này đề nghị, trong trường hợp dự án thành công, không loại trừ việc nó sẽ được nhân rộng ra toàn nước Nga. “Nếu dự án này được thực thi và mang lại kết qủa thì có thể sẽ xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ mới ở các vùng khác của đất nước," Gutenev nói

Trước đó, tại Hội nghị của liên đoàn, Phó thủ tướng Dmitry Rogozin đã đề nghị suy nghĩ làm thế nào thực hiện trong tương lai sự hợp tác giữa các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong các vấn đề phát triển công nghệ và chính sách cán bộ. Do đó đã có đề nghị đối với Phó thủ tướng xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới quân sự

Về phần mình, ông Gutenev cho biết, trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mới quân sự sẽ được xây dựng sau khi hình thành tổ chức tương tự như Cơ quan phụ trách dự án nghiên cứu công nghệ quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) theo sáng kiến của Phó thủ tướng Dmitry Rogozin. Việc này sẽ diễn ra trong thời gian tới

qp_nam_silicon_02.jpg

Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Nga Rogozin có tiếng nói rất quan trọng cho kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự​

Không thể "đưa cả nước" về Moscow, cần phải hình thành những điểm phát triển mới không bị những vết tiêu cực. Đó là những nơi có khả năng phát triển, dựa vào các viện nghiên cứu khoa học ứng dụng và viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Nga, cũng như trên cơ sở các tập đoàn lớn và thành đạt mà hầu hết nằm trong Cơ quan Công nghệ Nga

Ngoài ra, sẽ có sự hợp tác quốc tế được lấy từ trung tâm nghiên cứu khoa học mới Skolkovo trong cái gọi là vòng bên ngoài. Phải có một số vòng như vậy, vòng trong cùng sẽ có “thư viện” công nghệ mới, các nghiên cứu phát minh, vật liệu và ý tưởng triển vọng. Vòng này chỉ cho phép tiếp cận hết sức hẹp đối với mọi đối tác nước ngoài

Vòng thứ hai cho phép các đối tác mà Nga có thể thiết lập mối quan hệ tin cậy trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự tiếp cận. Các đối tác này sẽ được phép đưa ra các đề xuất cùng hợp tác nghiên cứu

Và, cuối cùng, vòng tiềm tàng - chuyển giao các công nghệ quốc phòng có thể tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Nga. Đây là việc cần phải làm để thu xếp quá trình thương mại hoá các nghiên cứu này, những nghiên cứu chủ yếu được nhà nước tài trợ. Tuy nhiên, trong tương lai thì phần đầu tư của nhà nước và tư nhân sẽ phải đi tới đồng đẳng

Chuyên gia ủng hộ

Về phần mình, thành viên Uỷ ban quốc phòng của Duma Quốc gia Andrew Krasov tin tưởng, việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới quân sự sẽ cho phép thu hút các chuyên gia trẻ và tạo ra cú hích mới cho sự phát triển công nghiệp quốc phòng

“Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới với định hướng chuyên ngành công nghệ quân sự hết sức có lợi cho đất nước. Sự xuất hiện và sự ủng hộ phải có cho trung tâm này sẽ thu hút các chuyên gia trẻ tài năng với cách tư duy và ý tưởng mới mẻ vào nghiên cứu chế tạo vũ khí mới

Nước Nga cần vũ khí đột phá công nghệ cao, ngay bây giờ chúng ta đã cần vũ khí thế hệ tương lai. Chúng ta không thể tự cho phép mình lạc hậu trong việc phát triển công nghệ so với các nước khác, điều này sẽ gây ra nguy cơ trực tiếp cho an ninh," ông Krasov nói

qp_nam_silicon_03.jpg

Các chuyên gia hi vọng việc xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ quân sự sẽ thu hút các chuyên gia trẻ tạo dựng công nghiệp quốc phòng huy hoàng cho nước Nga​

Chuyên gia quân sự Alexander Vladimirov hi vọng ý tưởng xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học– công nghệ mới sẽ không dừng lại ở những tuyên bố rỗng tuếch và sử dụng không có mục đích kinh phí của nhà nước một lần nữa

Ông Vladimirov tuyên bố: “Thật sự tôi muốn tin rằng chúng ta sẽ thành lập được một trung tâm xứng đáng với tên “dự án trung tâm nghiên cứu khoa học– công nghệ mới” đã trở thành "mốt" hiện nay, chứ không phải là sự tiêu phí nhiều tỷ kinh phí của nhà nước dành cho phát triển quân đội và khoa học quân sự”

Nguyễn Vũ
 
Chính thức có điện thoại “made by Viettel”​

Loạt điện thoại di động đầu tiên do Viettel tự sản xuất trên dây chuyền của mình đã chính thức xuất xưởng...

Tin từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, loạt điện thoại di động Sumo 2G V6206 đầu tiên do Viettel tự sản xuất trên dây chuyền của mình đã xuất xưởng và hoạt động đảm bảo chỉ tiêu chất lượng

Cụ thể, theo tập đoàn này, Sumo 2G V6206 là điện thoại “2 sim 2 sóng” có thiết kế nhỏ gọn với trọng lượng 70 gram, hoạt động trên băng tần 900/1800 MHz. Kết nối mạng dựa trên sóng 2G GSM và GPRS (Class 10). Điện thoại này hướng vào nhóm khách hàng phổ thông

Sumo 2G V6206 được trang bị màn hình TFT 262 nghìn màu, kích thước 1,77 inch độ phân giải 128 x 160 pixel. Bên cạnh đó là các tính năng giải trí như nghe đài FM, nghe nhạc MP3, chụp ảnh, quay phim,... và khe cắm thẻ nhớ microSD cho phép mở rộng bộ nhớ tới 32GB. Với những tính năng trên, Sumo 2G V6206 được trang bị pin 900 mAh, đem lại thời gian chờ lên tới 200 giờ và thời gian đàm thoại liên tục 5 giờ

Viettel cho biết, đây là sản phẩm do công ty tự chế tạo hoàn toàn với quy trình sản xuất và lắp ráp được thực hiện trên dây chuyền sản xuất thiết bị tại Công ty Thông tin M1. Dự kiến sau khi đánh giá về toàn diện hiệu quả sản xuất, điện thoại Sumo 2G V6206 sẽ được chế tạo với số lượng lớn và phân phối tại các thị trường Viettel có triển khai kinh doanh

“Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới của Viettel trong chiến lược sản xuất thiết bị viễn thông sau khi sản xuất thành công số lượng lớn USB DCOM 3G và được thị trường đón nhận trong năm 2011”, tập đoàn này cho biết

Sản xuất thiết bị là 1 trong 4 trụ quan trọng trong chiến lược phát triển của Viettel. Nhiệm vụ chính nhằm làm chủ công nghệ và tự sản xuất các loại thiết bị viễn thông, từ điện thoại di động cơ bản, smartphone, USB 3G, tablet và máy tính PC All-in-one

Trong năm 2011, Viettel đã chế tạo thành công USB 3G và nhiều loại thiết bị tự động điều khiển như thiết bị cảnh báo sóng thần, thiết bị cảnh báo hồ chứa nước, thiết bị giám sát nhà trạm, tủ nguồn,... Không giống nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam, những thiết bị viễn thông do Viettel sản xuất được chuẩn bị sẵn thị trường rộng lớn trong và ngoài nước

Tháng 10/2011, Viettel chính thức vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông có khả năng sản xuất nhiều chủng loại. Dây chuyền này có công suất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm, hoặc 3 triệu máy điện thoại di động/năm hoặc 900 ngàn máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel, bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư
 
Viettel sản xuất thiết bị quân sự​

thao-go-kho-khan-cho-doanh-nghiep-dac-thu-quoc-phongan-ninh_zpsbf83faf2.jpg

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Quốc phòng tham quan dây chuyền sản xuất của Công ty Thông tin M1 (Viettel)​

Về phía Bộ Quốc phòng cùng làm việc với đoàn có Thượng tướng Lê Hữu Đức, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng

Năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các văn bản, chính sách nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đặc thù quốc phòng-an ninh (QP-AN), bảo đảm để các doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần vào thành công của Đề án tái cấu trúc nền kinh tế nước ta

Đây là ý kiến của đồng chí Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đến kiểm tra, làm việc với Tập đoàn Viên thông quân đội (Viettel) và Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (Vaxuco) thuộc Bộ Quốc phòng, sáng 6-3-2013

Về phía Bộ Quốc phòng cùng làm việc với đoàn có Thượng tướng Lê Hữu Đức, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng

Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel đã báo cáo với đoàn công tác về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012, tình hình đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới thông tin viễn thông trong nước, đầu tư ra nước ngoài; đầu tư công nghệ sản xuất trang thiết bị thông tin quân sự và các sản phẩm dân sự; định hướng chiến lược phát triển của Viettel đến năm 2015

Tập đoàn Viettel cũng đã nêu những kiến nghị với Bộ kế hoạch và Đầu tư về nghiên cứu cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài, tăng giảm vốn góp vào doanh nghiệp khác; về đấu thầu, đầu tư nghiên cứu KH-CN; thủ tục giải thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập vào Viettel

Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Vaxuco đã kiến nghị với Bộ về việc đầu tư xây dựng tuyến ống xăng dầu phục vụ quốc phòng, xây dựng khu hậu cần-kỹ thuật Cam Ranh và việc xử lý lỗ của Tổng công ty Xăng dầu Quân đội...

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đánh giá cao kết quả sản xuất, kinh doanh và sự phát triển năng động, sáng tạo của Viettel; coi Viettel là mô hình để Bộ nghiên cứu, tìm các giải pháp phù hợp phục vụ cho việc tái cơ cấu nền kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước để trình Chính phủ chỉ đạo thực hiện

Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất coi trọng và tìm các giải pháp tích cực, hiệu quả, bảo đảm tính đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp QP-AN, bảo đảm cho các doanh nghiệp QP-AN phát triển bền vững, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

Thay mặt Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Hữu Đức cảm ơn sự quan tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhất là việc Bộ đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Viettel trích 10% lợi nhuận sau thuế nộp lên Bộ Quốc phòng phục vụ cho việc đặt hàng mua sắm các thiết bị quân sự do Viettel sản xuất

Chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc của Viettel, Vaxuco và các doanh nghiệp QP-AN. Những ý kiến, giải pháp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ được các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan cùng giải quyết, nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp Quân đội phát triển bền vững

Đình Xuân
 
Viettel tự nghiên cứu sản xuất Router wifi và Modem EOC Slave
Trong “Ngày IPv6 Việt Nam” vừa được tổ chức ở TPHCM, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trình diễn 2 loại thiết bị tích hợp hỗ trợ IPv6 do tập đoàn này tự nghiên cứu và chế tạo là Router wifi và Modem EOC Slave gây chú ý với các doanh nghiệp viễn thông. Tại thời điểm này, đây là doanh nghiệp viễn thông duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị tích hợp hỗ trợ IPv6

Một trong những khó khăn của doanh nghiệp để ứng dụng rộng rãi IPv6 chính là thiết bị đầu cuối của khách hàng chưa hỗ trợ IPv6. Theo ước tính của Viettel, hiện có khoảng 85% thiết bị đầu cuối của khách hàng không hỗ trợ IPv6. Do vậy, để chủ động hưởng ứng kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, Viettel đã đưa IPv6 vào công tác nghiên cứu sản xuất cho tất cả các dự án sản xuất thiết bị phục vụ cả trong và ngoài nước, Viettel đã nghiên cứu và chế tạo thành công 2 thiết bị tích hợp hỗ trợ IPv6: Router wifi và Modem EOC Slave

Phía Viettel còn cho biết, hiện đang chuẩn bị tiến hành sản xuất hàng loạt cho 2 thiết bị này với số lượng ban đầu dự kiến là 5.000 sản phẩm mỗi loại...

Để tạo ra 2 sản phẩm công nghệ nói trên, từ tháng 6-2012, Ban giám đốc Tập đoàn Viettel đã giao nhiệm vụ cho Viện Nghiên cứu phát triển Viettel nghiên cứu sản xuất thiết bị WIFI Router và EOC Slave nhằm hướng tới mục tiêu chủ động cung cấp thiết bị đầu cuối cho hoạt động kinh doanh dịch vụ internet

Đến tháng 10-2012, Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel hoàn thành mẫu thử nghiệm WIFI Router đầu tiên (EVT1) và tháng 12-2012, Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel hoàn thành mẫu thử nghiệm thứ 2 (EVT2) với nhiều nâng cấp cải tiến: mở rộng vùng phủ wifi, nâng cấp phần cứng sẵn sàng cho IPv6, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Chưa hết, đến tháng 1-2013 mới hoàn thành mẫu thử đầu tiên của thiết bị EOC Slave

Ngay từ mẫu thử đầu tiên đã hoạt động tốt. Viện Nghiên cứu và phát triển bắt đầu nghiên cứu tích hợp IPv6 Dualstack vào thiết bị WIFI Router và EOC Slave và vào tháng 4-2013, hoàn thành tích hợp IPv6 vào WIFI Router và EOC Slave. Chính thức thử nghiệm trên mạng IPv6 của Viettel cho kết quả hoạt động tốt, tương thích hoàn toàn chuẩn IPv6 Dualstack và các dịch vụ IPv6

Là 2 loại thiết bị quan trọng trong kết nối internet nên cả 2 thiết bị có tiềm năng thị trường lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet của Viettel, đặc biệt là dịch vụ kết nối internet qua cáp quang FTTH và qua cáp truyền hình. Hiện Viettel đã lấy được giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trên toàn quốc, mở ra tiềm năng thị trường lớn đối với thiết bị EOC Slave

Đáng nói hơn, Viettel chủ động hoàn toàn về thiết kế phần cứng và phần mềm cho đến quá trình sản xuất, do đó đảm bảo về chất lượng và độ ổn định của thiết bị. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đặt ra khi giao nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất thiết bị cho Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel

Tấn Ba
 
Canh trời giữ biển theo cách Viettel
- Ngày đẹp trời mới đây tôi may mắn được... lạc vào một cơ ngơi của “ông lớn” Viettel. Thi sĩ Hồng Thanh Quang vốn quen thuộc chốn này có người nhà ở Viettel thế mà chả giấu được ngạc nhiên, quay sang tôi, buông gọn lỏn một từ: Khủng !

Made in Viettel

Trụ sở Tập đoàn Viettel trước ở Giang Văn Minh, Ba Đình (Hà Nội) vừa mới chuyển về khu vực Mỹ Đình thì nhiều người rành, nhưng cơ ngơi Viện Nghiên cứu& Phát triển của Viettel thì tọa lạc ở một vị trí hơi bị khuất nẻo...

Một năm rưỡi, vâng Viện ấy mới thành lập ngày 12/9/2011 thôi mà đã chế ra bao thứ khủng như Hồng Thanh Quang từng nắc nỏm


Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Phát triển Viettel, thượng tá Nguyễn Đình Chiến (thứ 2 trái sang) đang giới thiệu các thiết bị​

Trước khi lang thang trong căn phòng rộng thênh của cơ ngơi ấy, tôi biên kỹ câu giới thiệu của Viện trưởng, thượng tá Nguyễn Đình Chiến vào sổ tay

Viettel đủ năng lực đáp ứng hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Sửa chữa nâng cấp và sản xuất các chủng loại thiết bị điện tử viễn thông quân sự và dân sự

Hóa ra Viettel không chỉ có mạng viễn thông cùng là máy di động này khác !

Nhưng hút mắt vẫn là rada. Đài rada bắt sóng thấp đề - xi - mét. Tôi không được phép chép ra đây những thông số, tính năng tác dụng khiến thế hệ cha anh phát... thèm, vì bí mật quân sự. Cũng như các thiết bị khác như xe ăng - ten rada P18, P19. Rồi khủng hơn, như thiết bị rada cảnh giới 3D băng S; rada cảnh giới bờ biển; thiết bị sonar cảnh giới dưới nước...

Đứng trước thiết bị quản lý vùng trời VQ, các ký giả dường như hơi bị choáng? Choáng không phải là cảm giác những lần may mắn được lọt vào Sở chỉ huy phòng không nào đó

Những thiết bị này đang thông tuệ và cần mẫn từng giây từng phút để Tổ quốc không bị bất ngờ trước một cuộc chiến tranh điện tử nào đó !

Trực tiếp ngắm ngó các cô báo vụ tóc tết đuôi sam (mốt của những năm bảy mươi) mồ hôi rịn bết mớ tóc, còn bên thái dương tai đeo cáp nghe, mắt các cô gần như không chớp, tay cầm chì đỏ, liên tục vạch những gạch đỏ trên tấm mica để nối mục tiêu. Miệng liên tục thông báo các thông số về tọa độ, độ cao... Các trận địa tên lửa phòng không tiếp nhận những tín hiệu ấy tùy cơ xử lý !

Biết bao những vất vả nhiêu khê cùng bất an, nguy hiểm của những người lính rada thời chống Mỹ? Và nữa, hiệu suất tác chiến đâu có được như mong muốn ? Thế hệ cha anh của bộ đội rada của Phòng không Không quân từng vít cổ những Thần sấm ( F105), Con ma (F4), Giặc nhà trời (AD6) và Pháo đài bay B52 hẳn chẳng ngại ngần gì buông câu con hơn cha nhà có phúc để chỉ những thiết bị phát hiện mục tiêu ưu việt do những người lính kỹ thuật Viettel chế ra. Những thiết bị này đang thông tuệ và cần mẫn từng giây từng phút để Tổ quốc không bị bất ngờ trước một cuộc chiến tranh điện tử nào đó !


Mặt tiền của Viện Nghiên cứu & Phát triển Viettel​

Thốt nhiên dậy lên một cảm giác rân rân trong người khi nghĩ về các cô báo vụ kiêm đánh dấu đường bay cùng các trắc thủ rada vạch nhiễu tìm thù ngày ấy khi tôi đang đứng trước một màn hình trong văn vắt nhỏ hơn mặt cái tivi 30 inch

Khoảng trời chủ quyền quốc gia thân yêu bao la cùng những vùng phụ cận nhấp nháy các tín hiệu của các loại tàu bay dân dụng đương thư thả (ngó thong thả vậy nhưng đang vun vút với tốc độ 900 cho đến 1.200 km/h ở độ cao trên 10 ngàn feet Và đâu đây những chấm sáng đỏ của các loại máy bay quân sự bay tập

Khoảng trời bình yên ấy, nói dại mồm, thế lực thù địch nào đó manh tâm gây chiến, nhỡ không may nổi bão giông chiến sự thì từng mục tiêu, ngay tức thì bị những thiết bị điện tử do Viettel chế tạo khóa chặt ! Và cũng ngay lập tức, những mục tiêu ấy chỉ bằng động thái nhẹ nhàng như nhấp chuột, được bàn giao cho các đơn vị hỏa lực từ cấp trung đoàn, sư đoàn và cấp quốc gia đương giăng, đương chờ sẵn

Tôi còn nghe thêm rằng các loại nhiễu tiêu cực tích cực mà bộ óc điện tử của Không lực Hoa Kỳ ngày ấy tác oai tác quái trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, hiện giờ khó mà nhằm nhò gì trước các thiết bị điện tử do người lính Viettel chế ra !

Vùng trời sơ bộ là thế. Còn biển đảo chủ quyền? Biên chép ra đây những thiết bị canh biển giữ đảo có lẽ không được phép. Nhưng tôi cũng may mắn được dò dẫm bên cạnh những thiết bị tạm gọi là giám sát tình trạng kỹ thuật tàu hải quân

Hệ thống giám sát trinh sát định vị và chỉ thị mục tiêu cho hải đảo. Hệ thống thông tin chỉ huy phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Và nhất là thiết bị rada giám sát mặt nước vv... Đã đành là vào đây, thấy lắm sự lạ sự tinh khéo khiến mồm chữ O mắt chữ A

Nhưng nghe vậy thì chỉ biết vậy. Thứ người trần mắt thịt như cánh ký giả đây nhỡn tiền cũng chỉ loáng thoáng nguyên lý là thiết bị điện tử của Viettel đọc mục tiêu trên trời cũng na ná như trên mặt biển chủ quyền ! Nhưng chợt dậy lên cảm giác thêm an lòng thêm vững dạ

Bỗng như muốn bật kêu “Hỡi các lương dân Việt, trời biển chủ quyền Tổ quốc đang được những cặp mắt thần ngày đêm canh giữ !” Nhưng câu ấy cũ rồi, giờ có lẽ phải thêm cụm từ hệ thống mắt thần đa năng và hữu hiệu thì mới tạm chính xác ?

Cũng được nghe thoáng qua một thiết bị khủng khác, thiết bị điều khiển tổ hợp năng lượng tàu chiến loại hiện đại nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam

Tự tin hơn

Bạn đọc nên nhớ, những thiết bị khí tài phòng vệ và tấn công ấy, các nước Phương Tây, Âu, Mỹ, chả hạn như NATO rồi Nga, xa hơn là khối Vacsava đã có. Nhưng điều độc đáo và đáng nói ở đây là nó rơi vào tay Viettel sẽ phải khác !

Tại sao khác ? Cái câu cao nhân tắc hữu cao nhân trị phải được hiểu ở đây nôm na thế này: Người giỏi chế ra thứ vũ khí tài khéo thì cũng biết cách vô hiệu hóa nó khi lọt vào tay đối phương !

Vậy nên có thể đi mua (nếu nhiều tiền và bằng một giá rất đắt) nhưng nhiêu khê oái oăm là liệu có an tâm mà sử dụng dài dài khi bí quyết lại nằm trong tay người khác ?

Sẽ phải khác vì chủ quyền quốc gia, vì xương máu người lính. Những bộ óc Viettel ấy từng hào phóng dân chủ với khách hàng ấy là nói theo cách của bạn! Nhưng trong lĩnh vực này đã làm theo cách của mình để tạo ra bản quyền và độ bảo mật cao của riêng Viện nghiên cứu& Phát triển Viettel


Tổ quốc trong tầm tay​

Không phải sẽ mà đã và đang khác. Ngoài tính bảo mật cao những sản phẩm điện tử viễn thông quân sự và dân sự của Viện chế tạo đã và đang phát huy thế mạnh canh trời giữ biển, đồng thời tiết kiệm khá nhiều ngoại tệ. Đến năm 2015, Viện Nghiên cứu& Phát triển Viettel sẽ phấn đấu đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD

Có vào đây mới thấy thấm thêm, những thiết bị thông tin cồng kềnh nặng cả vài chục ký, cả tạ của các cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây, nay được những bộ óc Viettel cải hoán sao đó để nó chỉ thu gọn diện tích vài kilôgam hoặc bé gọn như những cuốn sổ lại phong phú thêm về chức năng hiệu quả sử dụng

Viện trưởng Chiến cũng chia sẻ cảm giác của Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel lần ấy cứ xuýt xoa rằng cả đời ông từng miệt mài với ngành thông tin (vốn là lính của Bộ Tư lệnh Thông tin, rồi tiếp đó phụ trách luôn Tập đoàn Viễn thông Quân đội) nay mới được tận mắt nhìn tận tay sờ những thiết bị thông tin gọn nhẹ với nhiều tiện ích như thế này !

Người ta thường nói nhiều đến cuộc vượt thoát ngoạn mục đến cuộc đổi ngôi ngoạn mục của Viettel. Sau 12 năm tham gia “chợ” viễn thông Việt khi các sạp lớn nhỏ của các ông chủ VNPT, Mobifone, Vinaphone này khác đã giăng đầy “chợ” với 80-85% thị phần. Thế mà Viettel đã “nói theo cách của bạn”, từ vị trí thứ tư vươn lên thứ nhất

Thầm nghĩ, nghiệp binh như tướng Xuân đây, được can dự vào một cuộc chơi do chính mình bày đặt ra tại Viện Nghiên cứu & Phát triển này. Bày đặt trên cơ sở mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Tối cao quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ trong tác chiến chiến tranh điện tử

Lại cũng do chính mình đôn đốc lao tâm khổ tứ cùng anh em viết nên những dự án táo bạo, những chương độc đáo sáng tạo phần mềm. Để đến hôm nay, hàng chục công trình dự án quân sự và dân sự được quân dân hân hoan chào đón, lại cũng chẳng sướng sao ?

Người ta nhắc nhiều đến Viettel đứng đầu trong những doanh nghiệp Việt Nam về nộp ngân sách đến con số khủng doanh thu 141.000 tỷ VND năm 2012. Người ta nói nhiều đến hệ thống cáp quang rải đều ở hơn 90% các xã vùng sâu vùng xa. Và nữa, hệ thống hàng trăm ngàn trạm BTS làm nên chất lượng mạng viễn thông của di động Viettel

Hầu như chả ai nhắc nhớ đến một đơn vị trực thuộc Viettel ấy là Viện Nghiên cứu & Phát triển. Hay cái tên ấy vốn vô thưởng vô phạt nghe đã phát nhàm (mà hầu như bộ, ngành tỉnh, thành nào cũng có ?)

Hay anh Viettel này vẫn vốn chả mấy khi chú trọng ngó ngàng, chăm bẵm công tác truyền thông? Hoặc cái Viện này thuộc vùng cấm ? Chả biết nữa...

Xuân Ba
 
Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Viettel​

- Nhiều người đã biết Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam với mạng lưới phủ đến từng ngôi nhà ngõ xóm, là một trong những tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn nhất, hoạt động hiệu quả nhất cả trong nước và đầu tư nước ngoài…

Thế nhưng ít người biết đến các hoạt động kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng của tập đoàn này


Sản xuất thiết bị thông tin quân sự ở Viettel​

Mạng thông tin quân sự thứ hai của Quốc gia

Năm 1997, đóng góp đầu tiên của Viettel đối với hạ tầng quân sự quốc gia là tập trung khảo sát, thiết kế, xây dựng tuyến cáp quang Bắc-Nam 1A với gần 2000km. Với đường trục này, Viettel đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới SDH ghép bước sóng trên một sợi quang, tốc độ 5GB/s, qua đó nâng dung lượng lên gấp 2 lần (từ 2 sợi lên tương đương 4 sợi), đã làm thay đổi một bước quan trọng về chất mạng thông tin quân sự

Tiếp ngay sau đó, Viettel thực hiện liên kết với ngành Đường sắt xây dựng đường trục cáp quang 1B dọc tuyến đường sắt Bắc-Nam, liên kết với ngành Điện lực xây dựng tuyến cáp quang 1C trên cột cao áp (dung lượng gấp 80 lần tuyến cáp quang 1A) và các tuyến cáp quang về đến các huyện, xã

Đến nay, Viettel đã xây dựng được 4 tuyến đường trục cáp quang, tạo thành “xa lộ” thông tin với công nghệ tiên tiến, là mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam cả về dung lượng, số trạm nhiều nhất; vùng phủ sóng lớn nhất, tới cấp xã trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo

Mạng Viettel đã cung cấp cho mạng thông tin quân sự hàng ngàn ki-lô-mét sợi quang, hàng trăm luồng truyền dẫn đến những nơi mà mạng thông tin quân sự chưa vươn tới. Mạng lưới của Viettel đã trở thành hạ tầng thứ hai của mạng thông tin quân sự quốc gia, thực hiện vu hồi trong thời bình và sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong mọi tình huống

Doanh nghiệp nhưng lợi nhuận không phải tất cả

Là doanh nghiệp, lẽ thường phải đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Nhưng với một doanh nghiệp quân đội thì không phải vậy. Viettel phải cùng lúc đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ. Phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng. Bởi vậy, nếu chỉ vì lợi ích kinh tế, sóng của Viettel đã không ra biển khơi, đến với quần đảo Trường Sa và vùng khai thác dầu khí, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quốc phòng-an ninh tại địa bàn chiến lược này

Còn nhớ, cách đây 20 năm, lần đầu tiên tôi được ra Trường Sa, chứng kiến cuộc sống còn nhiều khó khăn của quân, dân trên quần đảo này. Tôi nhớ mãi lời nói của Thiếu úy Nguyễn Tiến Huy thuộc Lữ đoàn 146 Hải quân, quê ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng)

“Ước mơ của em lúc này là được nói chuyện với mẹ em ở quê nhà”. Nay thì sóng của Vietel đã phủ Trường Sa. Quân và dân huyện đảo có thể nói chuyện với đất liền thỏa thích. Không những vậy, họ còn ngắm nhìn người thân ở đất liền qua mạng Internet do Viettel lắp đặt

Còn một lần ra thăm giàn khoan Công nghệ Trung tâm số 2 (mỏ Bạch Hổ), Kỹ sư Nguyễn Mạnh Hùng, 41 tuổi, quê ở Thái Bình cho biết: Trước kia, việc liên lạc với đất liền rất khó khăn, bây giờ thì sóng Viettel đã phủ kín các nhà giàn, ngoài việc liên lạc trực tiếp với người thân, có sóng Viettel, việc bảo vệ nhà giàn cũng tốt hơn

“Khi phát hiện tàu lạ gần khu vực giàn khoan, chúng tôi có thể gọi điện thoại ngay cho lực lượng bảo vệ và bộ đội hải quân” - Kỹ sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết. Tôi để ý thấy trên bảng tin của giàn khoan, ai đó đã viết lên câu thơ rất xúc động

“Viettel kết nối yêu thương

Viettel kết nối đại dương đất liền”

Cũng như vậy, trên đất liền, sóng Viettel cũng đã phủ sắp các dải biên cương của Tổ quốc. Cứ có đồn biên phòng, dù xa xôi đến mấy cũng có trạm Viettel. Biên giới đến đâu là có sóng di động ở đó

Chắc hẳn ai đó có nói, phủ sóng đến đâu là có khách hàng ở đó, cũng mang lại doanh thu cho Viettel chứ ? Nhưng nếu biết rằng, kinh phí để xây dựng một trạm phát sóng ở những nơi đặc biệt này có thể gấp 3 đến 5 lần kinh phí xây dựng một trạm thông thường, kinh phí vận hành cho các trạm biển đảo lên đến hàng chục tỷ đồng một năm mà chỉ có vài chục thuê bao hoạt động thường xuyên (đối với các trạm thông thường, con số này là khoảng 2000 thuê bao) mới thấy rằng, đó cũng là một cách Viettel đang góp phần không nhỏ cho an sinh xã hội và đồng thời tăng cường tiềm lực cho an ninh quốc phòng đất nước

Từ 2,3 tỷ đồng, quân đội có khối tài sản hàng tỷ đô la

Việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng ở Viettel còn được thể hiện qua việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo nguồn thu lớn, thực hiện tái đầu tư xây dựng cơ sở nội lực và đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội

Quy mô sản xuất kinh doanh của Viettel không ngừng phát triển; năng lực về vốn, công nghệ tăng gấp nhiều lần; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Theo đà tăng trưởng doanh thu, hằng năm, Viettel thực hiện tái đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở nội lực, nhất là mua sắm bổ sung trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho phát triển các dịch vụ viễn thông, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện các chính sách của Bộ Quốc phòng và Nhà nước...

Với lợi nhuận đạt từ 20-25% trên doanh thu, Viettel đã và đang là doanh nghiệp quân đội đóng góp nhiều nhất cho ngân sách Nhà nước và ngân sách quốc phòng. Từ năm 2007 đến nay, Viettel đã đóng góp cho ngân sách quốc phòng tới 1,5 ngàn tỷ đồng, chiếm tới 2/3 tổng nộp ngân sách quốc phòng của hơn 100 doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng quản lý

Từ 2,3 tỷ đồng vốn ban đầu, đến nay Viettel đã có tổng tài sản lên tới 5 tỷ đô la. Đây thật sự là một nguồn tài nguyên kinh tế lớn của quân đội. Năm 2012 nguồn tài nguyên ấy đã tạo ra gần 7 tỷ đô-la doanh thu, hơn 1,3 tỷ đô-la lợi nhuận

“Kho” dự trữ nhân lực cao cho quốc phòng

Ngay từ buổi đầu bước vào thị trường viễn thông sôi động, Viettel đã chủ động, nhạy bén “đi tắt, đón đầu”, mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhất của thế giới vào xây dựng hệ thống hạ tầng mạng lưới, phát triển các loại hình dịch vụ. Đến nay, nhiều thiết bị quân sự hiện đại đã được chế tạo tại Viettel

Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc tạo ra tiềm lực vật chất, Viettel đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, coi đó là yếu tố quyết định sự phát triển hiện tại và lâu dài; đồng thời là lực lượng dự bị sẵn sàng bổ sung cho quân đội khi có nhu cầu

Đến nay, Viettel đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng ngàn cán bộ, nhân viên có trình độ cao, đủ khả năng làm chủ và sử dụng thành thạo các trang bị tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới

Trong 3 năm qua, Viettel đã thu hút hơn 100 nhân sự có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó, nhiều người đã từng làm việc tại các vị trí quan trọng của các tập đoàn sản xuất lớn của thế giới về làm việc và giao các trọng trách trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển của tập đoàn

Trong tổng số 25 ngàn lao động của Viettel, 60% có trình độ đại học và trên đại học. Đặc biệt, Viettel đã thu hút và thông qua thực tiễn đào tạo được hơn 4000 kỹ sư, trong đó có hơn 100 kiến trúc sư trưởng, kỹ sư đầu ngành có khả năng khai thác làm chủ công nghệ, có khả năng nghiên cứu, sản xuất và làm chủ thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị quân sự

Đây là nguồn lực vô cùng quý giá, quyết định sự phát triển hiện tại và lâu dài của Viettel, đồng là “kho” dự trữ nguồn lực nhân lực cao cho quân đội, sẵn sàng phục vụ mỗi khi đất nước có yêu cầu

Đỗ Phú Thọ
 
Thiết bị di động 3G do Viettel sản xuất sẽ dùng chip Qualcomm
- Với mục tiêu làm chủ công nghệ hoàn toàn trong việc sản xuất các thiết bị di động như smartphone, tablet, USB 3G..., Viettel đã mua giấy phép (license) sử dụng chip của Qualcomm

Như vậy, những sản phẩm do Viettel thiết kế, chế tạo hoàn toàn có năng lực xử lý tương đương sản phẩm của nhiều hãng công nghệ lớn như HTC, Samsung, Motorola...

Với thương vụ này, Viettel có thể tự chủ động thiết kế sản phẩm di động của mình, không phải mua bất cứ thiết kế nào của hãng khác. Qualcomm sẽ chuyển giao công nghệ, cung cấp tài liệu kỹ thuật để giúp Viettel có thể sử dụng những chipset của mình trong khi thiết kế sản phẩm

Trong quá trình nghiên cứu, đội ngũ kỹ sư của Viettel có thể trao đổi trực tiếp với đội hỗ trợ kỹ thuật của Qualcomm và điều này là một trong các điều kiện đảm bảo thành công của dự án

Để có được hợp đồng sử dụng chip của Qualcomm, Viettel đã chứng minh được tiềm lực tài chính, đội ngũ kỹ sư và năng lực sản xuất đủ để thiết kế và sản xuất thiết bị theo tiêu chuẩn khắt khe của hãng sản xuất chip này

Qualcomm sẽ không đầu tư thời gian, chi phí và công sức để hỗ trợ những công ty không có năng lực nghiên cứu thiết kế bởi nếu thiết kế không thành công, không sản xuất hàng loạt được thì Qualcomm cũng không bán được chip

Những chipset tích hợp (SoC – System on Chip) hiệu năng cao của Qualcomm được sử dụng rộng rãi trong những sản phẩm smartphone cao cấp của HTC, Samsung, LG, Motorola, Nokia...

Theo đó, mỗi con chip của Qualcomm sẽ được tích hợp nhân tính toán trên kiến trúc ARM, bộ xử lý đồ họa Adreno và modem kết nối 2G/3G hoặc 4G (theo chuẩn LTE)

Trả lời ICTnews, đại điện Qualcomm cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với Viettel để phát triển các thiết bị di động mới nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối di động của người tiêu dùng Việt Nam với mức giá phải chăng

Qualcomm luôn tập trung nỗ lực nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trưởng của thị trường. "Bằng phương pháp tiếp cận độc đáo là tích hợp các thành phần vào một hệ thống duy nhất trên một con chip, qua đó đảm bảo tính tương thích giữa phần cứng và phần mềm, chúng tôi giúp các nhà sản xuất thiết bị gốc và các nhà phát triển tận dụng hiệu quả hơn việc đầu tư của họ vào các thiết bị và tầng ứng dụng

Hệ thống bộ vi xử lý Snapdragon của Qualcomm tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất xử lý, đa phương tiện mạnh mẽ, kết nối không dây và hiệu quả năng lượng cho các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng", đại diện Qualcomm nói
 
Viettel khẳng định không ‘dựa hơi’ quốc phòng

Trong 6 năm gần đây, Viettel đã đóng góp 1.500 tỷ đồng cho Quân đội. Liệu doanh thu khổng lồ khoảng 7 tỷ USD của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) có phải đến từ việc được hưởng cơ chế đặc thù ?


Trạm thu phát sóng di động của Viettel ở Trường Sa​

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel, năm 2012 được coi là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Viettel trong nghiên cứu và phát triển (R&D)

Từ việc trích một phần lợi nhuận sau thuế để Bộ Quốc phòng đặt hàng các sản phẩm quân sự do Viettel nghiên cứu, chế tạo, Viettel đã giới thiệu và cung cấp hàng loạt sản phẩm quân sự cho Bộ Quốc phòng như: thiết bị thông tin quân sự, radar, hệ thống quản lý vùng trời, hệ thống theo dõi di chuyển các đối tượng buôn lậu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng…

Tại Hội nghị Quân chính năm 2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiết lộ một con số khiến không ít người ngỡ ngàng, 6 năm gần đây, Viettel đã đóng góp tới 1.500 tỷ đồng cho Quân đội. Viettel là đơn vị mang lại nguồn thu lớn nhất trong giai đoạn này, tương đương 75% tổng nộp ngân sách quốc phòng của các doanh nghiệp quân đội

Cùng với số tiền đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách quốc phòng, Viettel đã bàn giao hai đường trục, mỗi đường có dung lượng lên đến 400GBPS cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc. Trong đó, một đường trục được Viettel xây dựng từ chính 2 sợi quang do Bộ Quốc phòng và Chính phủ giao từ năm 1997

Thông thường, một đường trục cần phải có đủ 4 sợi quang, một sợi làm nhiệm vụ thu, một sợi vu hồi cho sợi thu, một sợi làm nhiệm vụ phát tín hiệu, một sợi dự phòng cho sợi phát. Thế nhưng, năm 1997, cả Việt Nam chỉ có 10 sợi quang, 5 sợi đã giao VNPT, 5 sợi giao EVN và mỗi bên đã dùng hết 4 sợi, chỉ còn lại 2 sợi quang dư thừa, không thể làm nên một đường trục

Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, Viettel đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công công nghệ ghép bước sóng trên một sợi quang với cự ly xa đến 1.400 km, dung lượng đạt 2,5GBPS. Nghĩa là, từ 2 sợi quang được cấp, Viettel dùng một sợi thực hiện nhiệm vụ vừa thu vừa phát tín hiệu, sợi còn lại làm nhiệm vụ dự phòng

Đặc biệt, đường trục thông tin quân sự hữu tuyến đầu tiên của Quân đội đã được thi công, lắp đặt trong gần 1 năm mà không cần có sự tham gia, dù chỉ là tư vấn, giúp đỡ, từ các đối tác nước ngoài. Trước đó, ở Việt Nam, để xây dựng một đường trục có đủ 4 sợi quang, các công ty khác đều thuê chuyên gia nước ngoài

Từ thành công ban đầu, Viettel liên tiếp xây dựng 4 đường trục cáp quang cho mình, trở thành đơn vị sở hữu mạng trục có dung lượng lớn nhất tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Đường trục đầu tiên ngày ấy với tên gọi 1A được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, hiện lớn gấp 160 lần, sau đúng 16 năm. Như vậy, mỗi năm, đường trục lớn lên 10 lần - một sức lớn như Phù đổng

Ngoài ra, Viettel đã xây dựng cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc thêm đường trục QB (đường trục nhánh nối với đường trục 1A) có chiều dài gần 2.000 km, cũng có dung lượng lên tới 400GBPS

Bên cạnh những đóng góp trực tiếp cho quốc phòng, Viettel còn có những đóng góp đặc biệt khác. Hệ thống trạm phát sóng biển đảo, phủ gần như toàn bộ vùng biển Việt Nam với bán kính cách bờ 100 km. Cũng lại là lần đầu tiên, một doanh nghiệp viễn thông trên thế giới hiện thực hóa khả năng này của các trạm phát sóng (thông thường, người ta chỉ thiết kế cho trạm phát sóng phủ bán kính khoảng 35 km). Với hơn 1.400 trạm phát sóng dọc bờ biển, hệ thống này đang phục vụ hàng chục nghìn ngư dân, các chiến sỹ hải quân và cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo tổ quốc

Viettel còn xây dựng một hệ thống trạm phát sóng cho các đồn biên phòng và đang tiếp tục phủ sóng dọc đường tuần tra biên giới. Kinh phí để xây dựng một trạm phát sóng ở những nơi đặc biệt này gấp 3 - 5 lần mức thông thường. Riêng kinh phí vận hành các trạm biển đảo lên đến hàng chục tỷ đồng một năm, chỉ để phục vụ vài chục thuê bao hoạt động thường xuyên (với các trạm thông thường, con số này khoảng 2.000 thuê bao)

Tuấn Thành
 
Người Israel bất ngờ với các kỹ sư công nghệ quân sự Việt Nam

Chưa có những cuộc duyệt binh hoành tráng với hàng không mẫu hạm, tên lửa đạn đạo hay máy bay không người lái thế hệ mới nhất, nhưng Việt Nam luôn là một ẩn số về tiềm lực quân sự

Hệ thống quản lý vùng trời VQ2 đã được Viettel nghiên cứu thử nghiệm thành công là một bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ an ninh quốc phòng


Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Viettel đang giới thiệu VQ2 với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân​

Không chỉ là ẩn số từ quá khứ hào hùng ngày trước, mà còn vì sự nể trọng của những tập đoàn khí tài quân sự lớn của thế giới khi chứng kiến khả năng tự phát triển công nghệ mạnh mẽ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng của Việt Nam, mà tập đoàn Viettel là một điển hình

Từ sự bất ngờ của người Do Thái…

Cách đây hơn 10 năm, hệ thống thông tin quản lý vùng trời quốc gia (gọi tắt là VQ9801) đã được thiết lập. Hệ thống có nhiệm vụ xử lý, cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo của lực lượng Phòng Không- Không quân nói riêng và Quân đội nói chung về mọi tình huống diễn ra trên không, nhằm đảm bảo cho việc ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả

Hệ thống do các đối tác nước ngoài cung cấp toàn bộ phần cứng, phần mềm và đào tạo nhân lực. Trải qua hơn 10 năm khai thác, hệ thống đã hết thời hạn sử dụng và bộc lộ một số hạn chế khó khắc phục

Trước tình hình đó, tháng 4/2012, Bộ Quốc phòng đã chính thức giao cho Tập đoàn Viettel- trực tiếp là Viện Nghiên cứu Phát triển Viettel (Viện CNPT Viettel) nghiên cứu chế tạo hệ thống duy trì và sẵn sàng thay thế cho hệ thống VQ9801, làm tiền đề cho chiến lược xây dựng hệ thống quản lý vùng trời hiện đại thế hệ thứ 2- VQ2

Cũng giống như hơn 10 năm trước khi giao cho đơn vị này thiết kế thi công đường trục cáp quang quân sự 1A, yêu cầu kiên quyết được đặt ra là phải làm chủ hoàn toàn, tức là không được phép có sự tham gia trực tiếp của nước ngoài…

Những người Do Thái, vốn được xem là vượt trội về chỉ số thông minh, nắm trong tay các công nghệ quân sự tiên tiến và mang đi bán khắp thế giới. Biết Viettel đang được giao nhiệm vụ này, họ đã đến để chào hàng chuyển giao công nghệ. Công nghệ Israel được xác nhận là tốt và phù hợp, nhưng cũng vì điều này mà giá thành đội lên rất rất cao. Điều Viettel yêu cầu là phải làm chủ hoàn toàn công nghệ này sau khi được chuyển giao

Hàng loạt giải pháp được đưa ra một cách linh động và thực tiễn nhưng phản hồi của những nhà kinh doanh tài ba Israel vẫn luôn là giá cả. 100 triệu USD không phải là số tiền quá lớn cho đầu tư quân sự, nhưng cũng là nguồn kinh phí không nhỏ so với bình diện GDP của quốc gia. Cái giá đó không được chấp nhận và những người Do Thái chia tay trong sự tự tin với lời hẹn quay lại trong thời gian không xa. Còn những kỹ sư trẻ mới ngoài 30 tuổi của Viện NCPT Viettel bắt tay ngay vào công việc

3 tháng sau, họ quay lại và thật sử sửng sốt. Không có một lời khen ngợi chính thức nào được đưa ra, không có lời bình luận nào về những bước đi mà Viettel có trong thời gian ngắn ngủi đó, chỉ có đề nghị giảm giá của người Do Thái là nói lên tất cả: “Chúng tôi đồng ý giảm xuống còn 60 triệu USD”

Hiểu rằng mình đang đi đúng hướng, những kỹ sư Viettel lại bắt tay tạm biệt những người đi chào hàng. Hàng ngàn giờ làm việc lại diễn ra một cách âm thầm, và dự án “VQ made in Viettel” tiếp tục đi sâu, đi xa hơn để tiếp cận gần nhất với tất cả các yêu cầu khắt khe của thế giới công nghệ quân sự hiện nay

3 tháng nữa trôi qua và những người Israel trở lại, vẫn với niềm tin sẽ bán được hàng. Nhóm nghiên cứu lại đưa ra những kết quả mới, dẫu chưa phải là tất cả những gì đã thực hiện được, tiếp tục làm đối tác lặng im

Cuối cùng, họ phá vỡ tiền lệ kinh doanh của mình khi đề nghị một mức giá mới: 20 triệu USD. Nhưng hình như đã quá muộn rồi. Những người lính kỹ sư trẻ của Viettel biết rằng họ đã gần đi tới đích

….Đến một con đường mới

Còn đến bây giờ, chỉ sau 1 năm 3 tháng chính thức nhận nhiệm vụ, sản phẩm Hệ thống quản lý vùng trời quốc gia VQ1 đã đi vào những khâu hoàn thiện cuối cùng và sẵn sàng thay thế cho VQ9801 đã lỗi thời. 1 năm 3 tháng là nhanh hay chậm ?

Câu trả lời năm ở hơn 10 năm trước, hệ thông VQ9801 đã phải mất tới 5 năm mới chính thức đi vào hoạt động kể từ khi đặt đề bài với các đối tác nước ngoài. Đến khi đi vào vận hành, bất kể một thay đổi nào trên hệ thống ấy cũng phải có sự tham gia của đối tác đã cung cấp và phải mất ít nhất 14 tháng mới có thể đáp ứng được


Một thiết bị thông tin quân sự “Made by Viettel”​

Còn giờ đây, với VQ made bye Viettel, mọi yêu cầu bổ sung thành phần đều có thể được đáp ứng trong 1 ngày. Để khai thác được hệ thống cũ phải cử người ra nước ngoài đào tạo cả năm trời. Giờ, tất cả đều có thể tại chỗ…

Một lãnh đạo của Quân chủng Phòng không Không quân còn tiết lộ, hệ thống do Viettel nghiên cứu sản xuất đã đáp ứng được tất cả các tính năng và yêu cầu tương đương với hệ thống VQ9801 đã có. Hơn thế nữa, sản phẩm đã được bổ sung một số thuật toán mới, làm tăng hiệu năng của hệ thống, đưa ra một số tính năng ưu việt mà hệ thống cũ chưa có, nâng cao khả năng quản lý và hỗ trợ tác chiến Đúng theo yêu cầu của lãnh đạo Quân đội, của chính các lãnh đạo Viettel, tất cả đã được làm chủ hoàn toàn mà không hề có bàn tay của bất cứ một chuyên gia, đối tác nước ngoài nào

Nói đến sản xuất và cung cấp thiết bị quân sự, trên thế giới người ta nghĩ ngay đến các tổ hợp công nghiệp quốc phòng hùng hậu của các nước lớn như Mỹ, Nga và một số nước thuộc Liên Xô (cũ), một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Ixraen….

Tức là những nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển nhất thế giời. Câu chuyện về dự án VQ cũng như hàng hoạt các dự án nghiên cứu sản xuất thiết bị quân sự của Viettel như máy bay không người lái, rada, các thiết bị thông tin quân sự…vẫn nhiều thông tin chưa được công bố. Nhưng một vài thông tin được hé lộ cũng đã minh chứng rõ ràng cho tiềm lực tự phát triển, tự hoàn thiện và tự hiện đại hóa trang thiết bị quân sự của Việt Nam

Từ một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, Viettel đã trực tiếp đưa Việt Nam đứng vào danh sách một số rất ít các quốc gia có thể tự sản xuất được trang thiết bị quân sự công nghệ cao

Tiết kiệm tối đa cho ngân sách (có chuyên gia đã tính toán riêng khả năng tiết kiệm cho nhu cầu hiện đại hóa toàn bộ hệ thống rada của lực lượng Phòng không - Không quân lên tới hàng tỷ đô la) làm chủ được các yêu cầu tùy biến theo thực tế sử dụng, rút ngắn thời gian và gia tăng cơ hội hiện đại hóa quân đội, và đặc biệt là đảm bảo an ninh anh toàn nhờ loại trừ nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài trong mọi tình huống…

Đó là những lợi ích chiến lược của khả năng làm chủ công nghệ quân sự. Và nữa, còn mở ra con đường hình thành nền công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong một tương lai không hề xa

Trần Nguyên
 
Làm chủ công nghệ cao, hiện đại hóa quân đội


Tại cuộc họp báo công bố các công trình đoạt Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ (VIFOTEC) năm 2012, GS, TSKH Nguyễn Thiện Phúc cho biết: Trong những năm gần đây, số các công trình nghiên cứu ứng dụng của Bộ Quốc phòng tham gia và đoạt giải thưởng VIFOTEC ngày càng nhiều

Ðiều đó có ý nghĩa thiết thực hiện đại hóa quân đội. Ðến Viện Nghiên cứu và Phát triển (Tập đoàn Viettel) chúng tôi hiểu được vì sao nhiều đề tài nghiên cứu công nghệ cao được ứng dụng nhanh vào thực tế, góp phần hiện đại hóa quân đội trong lĩnh vực thông tin liên lạc

Vào một ngày cuối tháng 5 vừa qua, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 38 - 39oC, chúng tôi có mặt tại một đơn vị của Quân khu 2. Trên thực địa, kỹ sư Hà Mạnh Thắng (Viện Nghiên cứu và Phát triển) đang cùng Ðại úy Phạm Thị Lý kiểm tra tín hiệu máy vô tuyến điện sóng cực ngắn trang bị cho cấp chiến thuật (VRP8111)

Trong những ngày kỷ niệm lớn, khi có duyệt binh, chúng tôi rất thích xem khối chiến sĩ nữ thông tin liên lạc đi đều qua lễ đài. Trên lưng mỗi chiến sĩ nữ là chiếc máy thông tin, trọng lượng mỗi máy do Liên Xô (trước đây) sản xuất nặng 21 kg. Nếu là máy do Mỹ sản xuất (thu được sau giải phóng) nặng 14 kg. Còn chiếc máy VRP8111 do Viện Nghiên cứu và Phát triển sản xuất chỉ nặng hơn 900 gam và nhỏ như chiếc điện thoại di động cầm tay

Nói về tính năng và chất lượng của máy VRP8111, Ðại úy Phạm Thị Lý cho chúng tôi biết: Máy nhỏ gọn, giúp bộ đội thuận lợi trong việc cơ động trên các loại địa hình, tín hiệu nghe rõ, sử dụng đơn giản. Vào những lúc trời oi, nóng như thế này, thay vì phải khoác trên vai thiết bị nặng hơn 20 kg, nay chỉ cần cầm thiết bị trên tay, điều đó đã giảm sự vất vả cho người lính trong tập luyện cũng như trong chiến đấu

Kỹ sư Hà Mạnh Thắng cho biết thêm: Không chỉ nhẹ, nhỏ hơn so với máy do Liên Xô, máy của Mỹ (thu được sau giải phóng), máy VRP8111 do viện sản xuất còn ưu việt hơn do có thêm 10 kênh nhớ địa chỉ tự động. Phần mềm của máy do các nhà khoa học trong nước tự thiết kế, lập thuật toán cho nên có tính bảo mật rất cao, giúp bộ đội ta thông tin cho nhau trong quá trình tiếp cận mục tiêu từ nhiều hướng mà không bị đối phương phát hiện

Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, Trung tướng Hoàng Anh Xuân tâm sự: Ngay từ khi còn công tác ở Nhà máy M1, tôi đã có khát vọng đến một ngày nào đó, chúng ta có thể làm chủ kỹ thuật để sản xuất máy thông tin quân sự hoàn chỉnh mà không phụ thuộc bất kỳ một công đoạn nào của nước ngoài. Ðến bây giờ điều đó đã trở thành sự thật !

Các nhà khoa học và công nghệ Tập đoàn Viettel đã làm chủ công nghệ và sản xuất thành công toàn bộ loại máy thông tin quân sự cho lục quân với chi phí rẻ hơn từ ba đến bốn lần so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu của nước ngoài, trong khi đó lại có nhiều tính năng ưu việt và phong phú hơn

Việc làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, đến viết phần mềm điều khiển toàn bộ hoạt động của máy có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế - kỹ thuật mà lớn hơn là giữ được bí mật quân sự, có thể điều chỉnh, tùy biến trong khi tác chiến, tạo ra khả năng ứng phó linh hoạt. Trước kết quả đó, Bộ Quốc phòng đã giao cho Tập đoàn Viettel sản xuất một số lượng lớn các thiết bị nói trên để hiện đại hóa quân đội

Một trong những thành công đáng ghi nhận của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển đó là thiết kế chế tạo thành công Hệ thống quản lý vùng trời (VQ). Nhờ có hệ thống này mà tại một thời điểm, với thời gian thực, chúng tôi nhìn rõ trên màn hình các loại máy bay đang bay trên bầu trời nước ta. Chúng đang bay theo hướng nào, từ đâu tới

Thượng tá Nguyễn Ðình Chiến, Viện trưởng cho biết: Hiện nay quân đội ta đang sử dụng hệ thống quản lý vùng trời VQ9801 do nước ngoài cung cấp hơn 10 năm trước. Trong đó phải mất đến năm năm từ ngày đưa ra đề tài nghiên cứu đến lúc đối tác chuyển giao xong hệ thống quản lý vùng trời và chính thức đưa vào vận hành

Hệ thống VQ do Tập đoàn Viettel nghiên cứu chế tạo chỉ mất khoảng một năm rưỡi kể từ ngày nhận nhiệm vụ đến ngày có thể đưa vào sử dụng, vận hành. Trong quá trình sử dụng hệ thống quản lý vùng trời do nước ngoài sản xuất, khi có bất cứ nhu cầu mở rộng thành phần dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ phải mất một quy trình phức tạp với thời gian không dưới một năm nhà sản xuất mới có thể làm được. Còn với Hệ thống VQ do Tập đoàn Viettel làm chủ nghiên cứu, chế tạo, thời gian để làm được việc này chỉ là một ngày, tức là đáp ứng tức thì mọi yêu cầu mở rộng thành phần

Ðể có được kết quả bước đầu trong nghiên cứu các thiết bị lĩnh vực công nghệ thông tin trong quân sự phù hợp với người Việt Nam và cách đánh của ta, Viện Nghiên cứu và Phát triển đã có bí quyết gì ?

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Ðình Chiến cho biết: Bí quyết của chúng tôi là học hỏi kiến thức cơ bản của Nga, làm chủ công nghệ của Mỹ và châu Âu, thiết kế phần mềm, thuật toán theo cách đánh của Việt Nam. Các thiết bị quân sự công nghệ cao lĩnh vực thông tin của chúng tôi đều được thiết kế, chế tạo theo bí quyết nói trên

Ðánh giá những đóng góp bước đầu của Tập đoàn Viettel trong việc sản xuất các thiết bị quân sự cung cấp cho quân đội, Thượng tướng Lê Hữu Ðức, Thứ trưởng Quốc phòng cho rằng: Tập đoàn Viettel đã tích cực, chủ động đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng để triển khai chiến lược nghiên cứu sản xuất thiết bị quân sự và đã sản xuất thành công sáu loại máy thông tin quân sự cho lục quân được Bộ Quốc phòng, các đơn vị trong toàn quân đánh giá tốt, bước đầu nghiên cứu, chế tạo sản xuất thành công và đưa vào sử dụng hệ thống radar bảo vệ vùng trời quốc gia

Ðây là những thiết bị quân sự đầu tiên do người Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, mở ra hướng đi chiến lược cho ngành chế tạo thiết bị quân sự có hàm lượng công nghệ cao, khẳng định khả năng làm chủ trong sản xuất khí tài thông tin quân sự, vừa phù hợp nghệ thuật tác chiến, điều kiện khí hậu, môi trường của Việt Nam vừa bảo đảm an toàn, bí mật không phụ thuộc vào nước ngoài

Hà Hồng
 
Viettel trượt thầu tại Myanmar
Viettel chưa chủ động sản xuất được thiết bị phục vụ mạng viễn thông
Đại diện Viettel cho rằng đây là một thông tin đáng tiếc nhưng cũng không quá bất ngờ vì tập đoàn phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực rất mạnh

Hội đồng Đánh giá và Sàng lọc nhà thầu viễn thông Myanmar (TOTSC) vừa công bố hai công ty được nhận giấy phép kinh doanh tại quốc gia này là Telenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel ) - ứng viên duy nhất của Việt Nam tham gia cuộc đua này cùng 6 đại gia khác của làng viễn thông thế giới đã phải dừng cuộc chơi

Đại diện Viettel nói với VnExpress.net sáng 28/6 rằng, đây là một tin đáng tiếc đối với tập đoàn. Nhận định Myanmar là một thị trường rất tiềm năng, ngay từ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư, bản thân doanh nghiệp cũng xác định phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh về mọi mặt, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, việc không giành được gói thầu cũng không quá bất ngờ. Vị đại diện Viettel cho biết tập đoàn có những dự định tương lai mà hiện nay chưa thể tiết lộ


Viettel lỡ cơ hội thâm nhập thị trường viễn thông Myanmar​

Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn cũng đang đầu tư sang Myanmar cũng nhận định: "Hai đơn vị giành được gói thầu có tiềm lực rất 'khủng', bên cạnh đó, các đối thủ khác cũng mạnh". Cho rằng đây là việc đáng tiếc cho Viettel trong cuộc đua ròng rã với 91 ứng cử viên khác, tuy nhiên, ông vẫn thấy đây là lựa chọn hợp lý của Myanmar

"Người Myanmar có sự suy tính về đường dài và dựa trên cơ chế thị trường để chọn những người làm tốt nhất cho họ. Đây cũng là lý do mà trước đây khoảng 2 tháng, họ đẩy China Mobile của Trung Quốc ra khỏi gói thầu viễn thông. Chính điều này vẽ lại bức tranh trong cuộc đua", ông cho hay

Vị lãnh đạo này cũng nhận định, lựa chọn trên của Myanmar có vẻ nhằm cân bằng giữa nguồn lực tài chính và công nghệ. Trong 2 đối tác trúng thầu, Telenor rất có kinh nghiệm về công nghệ, đã phát triển mạnh tại các nước châu Mỹ - Latinh, còn Ooredoo lại mạnh về tài chính.

Đồng tình với quan điểm của đại diện trên, một lãnh đạo của Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài chia sẻ, lý do Myanmar không chọn Viettel có thể liên quan nhiều tới vấn vấn đề công nghệ và quản lý khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế

"Viễn thông là một lĩnh vực công nghệ cao nên tâm lý của nước sở tại bao giờ cũng muốn chọn những hãng, tập đoàn lớn có công nghệ, quản lý tốt. Trong khi đó, Viettel chưa có nhiều danh tiếng trên thế giới, vẫn phải mua thiết bị từ nước ngoài"

Bên cạnh đó, theo vị này, Viettel cũng vấp phải khó khăn vì thị trường Myanmar đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm nên tính cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông vốn bị quản chặt về số lượng tham gia

So sánh với những lần trúng thầu của Viettel tại Mozambique, Lào hay Campuchia, ông cho rằng đây là những thị trường khác hẳn với Myanmar. "Đó là những mảnh đất nhỏ và chưa có nhiều nhà đầu tư thực sự có tiềm lực nhòm ngó", ông nhận định

Chia sẻ trên Reuters, Jeremy Sell - Giám đốc chiến lược của Ooredoo cho biết đã lên kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD trong vòng 15 năm tại Myanmar, bao gồm vốn đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, phí lấy giấy phép và thuế. Còn Telenor chưa có tiết lộ cụ thể về những con số này

Về những kinh nghiệm trong việc đầu tư tại quốc gia này, vị lãnh đạo doanh nghiệp trên cho rằng người Myanmar không chịu sức ép của lợi ích nhóm, hoặc bị hấp dẫn lớn bởi những giá trị ảo

"Điều này giúp những lựa chọn của họ hiện rất tốt, vì giá trị và quyền lợi thật. Do đó, một thông điệp cho doanh nghiệp Việt khi đầu tư vào Myanmar là tập trung vào giữ uy tín và chất lượng các dịch vụ, sản phẩm mới có thể đứng vững trên thị trường", vị này cho hay

Viettel R&D

"Viễn thông là một lĩnh vực công nghệ cao nên tâm lý của nước sở tại bao giờ cũng muốn chọn những hãng, tập đoàn lớn có công nghệ, quản lý tốt

Trong khi đó, Viettel chưa có nhiều danh tiếng trên thế giới, vẫn phải mua thiết bị từ nước ngoài"


Nguyễn Hà - Huyền Thư
 
Viettel R&D phát triển UAV quân sự Việt Nam
Những chiếc máy bay không người lái quân sự của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ đáp ứng các nhiệm vụ của quân sự và hoạt động phù hợp địa hình, thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam

Theo Đại tá Đỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm khí cụ bay, Trung tâm được giao nhiệm vụ từ tháng 11/2011 thì đến tháng 12/2012, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Thậm chí, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, mây mù

Đại tá Lập giới thiệu: “Máy bay VT Patrol với sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu bài bản, từ cấu hình khí động, kết cấu đến hệ thống điều khiển. Ngay đến màu máy bay cũng phải chọn lựa kỹ càng để phù hợp với nhu cầu tác chiến trong quân sự”


Máy bay không người lái hạng nhẹ VT Patrol​

Quá trình thử nghiệm cũng đã giúp các chuyên viên nghiên cứu của Viettel rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích để hoàn thiện sản phẩm. Tiêu biểu, họ đã xác định và tiến hành khắc phục hiện tượng đóng băng ở một số bộ phận trong máy bay khi bay ở nhiệt độ dưới 15 độ C, độ ẩm trên 90%...

Ngoài ra, vật liệu của máy bay cũng được họ nghiên cứu, chế tạo bằng vật liệu composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ

Thực tế cho thấy, máy bay VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600m

Trong khi đó, vào tháng 5/2013 Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-Tin học (HTI), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tuyên bố thử nghiệm thành công UAV “made in Vietnam” do Viện này nghiên cứu và sản xuất


Hình ảnh trinh sát quang – hồng ngoại thu được từ VT Patrol​

Tương tự như máy bay không người lái của Viettel, cả 5 loại máy bay trên đều được thiết kế chế độ điều khiển bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Máy bay được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp trong cả ban ngày và ban đêm cùng các trang bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác

UAV “made in Vietnam” có 5 mẫu với các thông số kỹ thuật và tính năng khác nhau. Trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay là 3 km, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ban ngày và ban đêm

Về định hướng sản phẩm, nhà sản xuất Viettel cho biết mục đích chính là sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược... Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước

Cuối năm 2013 UAV Viettel sẽ ra mắt

Được biết, ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm khí cụ bay đã xác định phải làm chủ công nghệ lõi như chế tạo máy bay, hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin... luôn được đặt lên hàng đầu

Hiện, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng của đơn vị này có thể bảo đảm an toàn thông tin, kể cả trong trường hợp chúng ta nhập khẩu một số chi tiết, thiết bị từ nước ngoài

Vẫn theo lời “cơ trưởng” của Trung tâm khí cụ bay, vấn đề cơ bản phát triển của hệ thống điều khiển là thiết kế phần cứng, phần mềm (định vị, dẫn đường theo chương trình, kiểm soát trạng thái hoạt động của máy bay, kiểm soát được quá trình bay). Những vấn đề này, người Viettel cũng đã và đang làm chủ

Hiện nay, đội ngũ các cán bộ nghiên cứu vẫn đang hoàn tất một số công đoạn để cuối năm 2013 sẽ chính thức cho ra mắt sản phẩm máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam

Song song quá trình nghiên cứu sản xuất, đơn vị này cũng làm việc với một số đơn vị trong quân đội để triển khai vận hành thử nghiệm trong thực tế trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt
 
Phía sau thành tựu bất ngờ của công nghiệp quân sự Việt Nam

Trước khi Viettel tham gia sản xuất thiết bị quân sự, ít người nghĩ rằng Việt Nam có khả năng này bởi chỉ những quốc gia phát triển với tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ mới đủ năng lực


Máy thu phát sóng cực ngắn 50W – một thiết bị thông tin quân sự 'Made by Viettel'​

Khi trên đường trở thành tập đoàn viễn thông số 1 Việt Nam, vươn ra thế giới và cũng ở vị trí số 1 tại một số thị trường như Lào, Campuchia, giấc mơ sản xuất thiết bị quân sự của người đứng đầu Viettel bỗng ùa về. Vốn là Giám đốc Nhà máy thông tin M1 – đơn vị chịu trách nhiệm gia công, lắp ráp, sửa chữa thiết bị thông tin quân sự cho Quân đội – Trung tướng Hoàng Anh Xuân từng có một khát vọng tự sản xuất được các thiết bị này mà không cần phải nhập khẩu từ nước ngoài

Hàng chục năm, dự định ấy chưa thành hiện thực nhưng nó vẫn được ông ấp ủ dù đã có nhiều công ty đã thử tham gia lĩnh vực này và không thành công. Bên cạnh đó, khi nói đến công nghiệp quân sự, người ta thường nghĩ đến những tổ hợp quốc phòng khổng lồ của các quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Israel… chứ không ai nghĩ đến một nước đang phát triển như Việt Nam có thể góp mặt. Thế nhưng, cũng giống như nhiều nhiệm vụ được coi là “bất khả thi” trước đó, người lãnh đạo của Viettel vẫn quyết định xung trận

Trên thực tế, việc sản xuất thiết bị quân sự không hề dễ dàng, chưa kể đến những thói quen, suy nghĩ về việc sử dụng hàng ngoại cũng làm khó sản phẩm trong nước. Và khi mới tham gia vào lĩnh vực này, không ít lần, Viettel phải nghe những lời can ngăn. Giám đốc AIC, đơn vị chuyên tư vấn về thiết bị quân sự thẳng thắn khẳng định, trong lĩnh vực này, người Việt Nam không thể làm được

Với dự án sản xuất máy thông tin quân sự dành cho không quân, công suất 150w, 5 lần mang ra thao trường thử nghiệm là 5 lần, các kỹ sư Viettel phải mang sản phẩm trở lại phòng thí nghiệm. Đã không ít lần, cán bộ Viettel nản lòng. Thế nhưng, về với Viettel là rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư người Việt Nam đã từng làm thuê cho các công ty tên tuổi của nước ngoài

Đã từng kinh qua nhiều vị trí, nhiều công ty, tất cả đều có chung một nhận định, người Việt Nam rất thông minh, khéo léo và hoàn toàn có đủ khả năng làm chủ công nghệ, làm chủ kỹ thuật. Giấc mơ “người Việt Nam làm được” đã khiến những kỹ sư Viettel quyết không lùi bước

Cũng giống như trước đó, những kỹ sư Viettel đã không nản lòng khi phải đi tìm từng vị trí phù hợp để đặt trạm phát sóng, phủ gần như toàn bộ vùng biển Việt Nam với bán kính cách bờ 100km, điều mà chỉ có trên lý thuyết mà chưa từng có công ty nào trên thế giới làm được

Cũng giống như cách đây hơn chục năm, các kỹ sư Viettel là những người đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ thu phát sóng trên cùng 1 sợi cáp quang với cự ly gần 1.500 km

Khó khăn khi sản xuất chỉ là một phần nhỏ trong những trở ngại mà các kỹ sư Viettel gặp phải. Ngay cả khi nhiều sản phẩm đã thành công, Viettel vẫn phải đối mặt với không ít nghi kỵ. Nhiều người vẫn cho rằng, Viettel đơn thuần chỉ là lắp ráp

Thậm chí, ngay một chiếc anten, trước kia, khi hỏng là vứt đi toàn bộ cái máy, cán bộ, kỹ sư Viettel đã nghiên cứu và sản xuất thành công, cứu sống một chiếc máy, nhưng những người sử dụng không ngần ngại cho rằng, Viettel mua anten của nước ngoài về lắp

Anh Nguyễn Văn Ty- Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty M1 cho biết, khi đưa mẫu máy thông tin quân sự lục quân ra đơn vị chiến đấu thử nghiệm và lấy ý kiến, cán bộ, chiến sỹ nhìn ngắm chiếc máy rồi đưa ra những yêu cầu “cắc cớ” như “Cái nút điều chỉnh này chúng tôi dùng quen dạng núm xoay rồi, các anh thay đổi như vậy thì chúng tôi không thao tác nhanh được…”

Nếu chiếc máy kia là sản xuất theo đơn đặt hàng, chắc chắn, Viettel sẽ phải tốn không ít thời gian để thay đổi chiếc núm. Vì để sản xuất đơn lẻ, với yêu cầu quay trở lại sử dụng những cách thức đã cũ, ít đơn vị nào đồng ý thực hiện. Tuy nhiên, chỉ 2 hôm sau, các kỹ sư Viettel đã quay lại với không chỉ 1 mà là 5 phương án khác nhau cho các chiến sỹ lựa chọn. Điều đó đã hoàn toàn thuyết phục được những người sử dụng….

Vào ngày 24/4/2013, Bộ Quốc phòng chính thức giao nhiệm vụ cho Viettel sản xuất trang bị thông tin đảm bảo cho toàn quân trong hai năm 2013- 2014. Đây là một minh chứng thuyết phục đầu tiên cho việc làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị quân sự của Viettel

Tuy nhiên, theo như lãnh đạo của tập đoàn xuất thân từ Quân đội: “Chặng đường xây dựng một ngành công nghiệp trong lĩnh vực này cho đất nước còn rất dài và những kỹ sư của Viettel sẽ còn rất nhiều trở ngại cũng như khó khăn trên con đường đi của mình”

Cú đập bàn tóe máu khó quên

Đã gần 3 năm trôi qua, nhưng đến giờ, anh Lưu Quang Trường – Nguyên Phó Giám đốc Kĩ thuật Nhà máy thông tin M1, Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển, nay là Trưởng phòng Nghiên cứu, sản xuất thiết bị của Tập đoàn, vẫn không quên lần vị Tổng Giám đốc, Trung tướng Hoàng Anh Xuân đập vào bàn kính chảy máu tay khi xuống kiểm tra Nhà máy M1 vào một ngày cuối tháng 11/2010

Căn nguyên cũng vì tiến độ sản xuất máy vô tuyến điện sóng ngăn 20W – 1 sản phẩm đề tài của Nhà máy lúc bấy giờ quá chậm, phần lớn do chưa tìm được cách làm đúng. Sau cú đập bàn đó, anh Trường được giao trọng trách chỉ huy đội quân của Nhà máy, đảm bảo đến 30/12/2010, tức 1 tháng sau phải có 40 sản phẩm “ra lò”

Với kinh nghiệm thực tế hơn 20 năm trong quân đội, sành sỏi về lĩnh vực đảm bảo thông tin, anh Trường đã nghiên cứu và chế tạo thành công sản phẩm đầu tay của Nhà máy M1 và hoàn thành đúng thời hạn

Nguyễn Hà
 
Hiền triết và thợ thủ công
Ngoảnh lại quá khứ - Vậy là Viện Nghiên cứu Phát triển Viettel chính thức thành lập mới được 30 tháng. Đó cũng là khoảng thời gian mà Công ty M1 bắt tay vào dự án nghiên cứu sản xuất thiết bị đầu tiên. Còn tính từ lịch sử nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ của Viettel cũng chỉ vừa tròn 6 năm. Những gì ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị Viettel nói chung đã đạt được trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó thật đáng tự hào

Hướng tới tương lai - Vậy là chỉ còn 3 năm nữa để Viettel hiện thực hóa chiến lược hình thành Tổng công ty sản xuất thiết bị hàng đầu khu vực châu Á về điện tử viễn thông, CNTT, tự động điều khiển. Các sản phẩm được sản xuất phải làm chủ từ A đến Z, từ linh kiện cho đến module, phần mềm, hệ thống...

Đến thời điểm đó năm 2015, doanh thu từ nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị phải đạt 1 tỷ đôla Mỹ. Bỗng như thấy… nghẹt thở. Có tham vọng quá không? Có quá sức không ?

Thật may ! Câu trả lời của cả 2 câu hỏi này đều là: Có. Đó là một mục tiêu quá tham vọng, quá sức so với những gì hiện tại Viettel có thể làm được. Nhưng nhìn lại, chặng đường 13 năm tăng tốc phát triển của Viettel nói chung dường như cũng là lịch sử của những mục tiêu luôn được đánh giá là quá tham vọng và quá sức thực hiện. Làm những việc quá tham vọng, vượt trên sức mình chính là cách mà Viettel đã lớn lên, từ một công ty nhỏ bé thành một tập đoàn hùng mạnh. Và lịch sử còn ngắn ngủi của những người làm nghiên cứu phát triển sản xuất thiết bị Viettel cũng vậy. 3 năm trước, chẳng ai ngoài họ tin rằng một hệ thống quản lý vùng trời quốc gia trị giá hàng trăm triệu đôla trên thị trường quốc tế lại được nhữngngười Việt Nam ở Viettel thực hiện được. Cũng chẳng ai nghĩ họ sẽ làm được rada, máy bay không người lái, hàng chục chủng loại thiết bị thông tin quân sự…

Nhưng, không phải cứ có tham vọng lớn lao với sự cố gắng sức lực đơn thuần là thành công sẽ tới và mục tiêu sẽ đạt được. Thành tựu quan trọng nhất, có ý nghĩa nền tảng lâu dài nhất mà những người làm nghiên cứu phát triển Viettel đã đạt cho đến lúc này không phải là những sản phẩm cụ thể như vừa kể trên. Mà là, họ đã tìm được cho mình một triết lý sống

Triết lý ấy có cảm hứng xuất phát từ khẩu hiệu rất nổi tiếng “Trí óc và Đôi tay” của Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ). Nhà khoa học tự nhiên William Barton Rogers đã đệ trình kiến nghị thành lập học viện vào năm 1861 với mong muốn thiết lập một tổ chức “để nhanh chóng đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào cuộc sống”

Ẩn ý của khẩu hiệu này có thể hiểu là sự gắn bó hữu cơ giữa lý thuyết và thực hành, giữa khoa học công nghệ và ứng dụng thực tiễn, giữa phòng nghiên cứu và công xưởng sản xuất…Tiếp thu trọn vẹn nhận thức về những mối quan hệ này nhưng “theo cách của mình”, lãnh đạo Tập đoàn đã định hướng cho những người làm nghiên cứu phát triển Viettel một triết lý tồn tại và phát triển: Tư duy như Hiền triết – Làm như Thợ thủ công

Nghịch lý triết gia

Tất nhiên, người Viettel không có ý định trở thành những triết gia. Nhưng người làm nghiên cứu phát triển Viettel mong mỏi ở bản thân có được những phẩm chất và phương pháp tư duy của họ. Đó là hiểu vấn đề đến bản chất triết học của nó. Đó là sự can đảm mãnh liệt để có thể đưa ra tầm nhìn vượt trước hiện tại, thậm chí là kiến tạo ra tương lai

Đó là phương pháp tiếp cận khoa học, khả năng tư duy đột phá để giải quyết vấn đề một cách nhanh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn những cách thông thường của đại đa số vẫn làm. Nhưng nếu chỉ như vậy, tại sao chúng ta không chọn "Trí óc" như William Barton Rogers đã nói, mà lại là "hiền triết" ?

Bởi không chỉ có trí tuệ, hiền triết còn là những người có tư tưởng, hành động theo tư tưởng và dẫn dắt thế giới theo tư tưởng của mình. Một ví dụ điển hình của tư tưởng dẫn dắt quyết định hành động cụ thể của ngành sản xuất thiết bị Viettel trong mấy năm qua chính là định hướng dù sản phẩm đã lựa chọn có khó khăn, phức tạp đến đâu thì người Viettel phải làm chủ công nghệ hoàn toàn. Đó là một tư tưởng theo kiểu "triết gia" của Viettel

Khi tư tưởng ấy được phát ngôn ra, hầu hết xã hội không ai tin, thậm chí không hề có ý niệm về một ngày mà người Việt Nam có thể làm chủ được công nghệ hiện đại. Nhưng chính tư tưởng "vượt tầm" hiện tại đó lại là kim chỉ nam cho mọi hành động, tạo ra định hướng tiếp cận cụ thể của những người làm nghiên cứu. Mọi cách làm dù nhanh hơn, hay ít tốn kém mà không đáp ứng tư tưởng ấy đều bị loại bỏ. Hay ngược lại, để từng bước tiến đến khả năng làm chủ thật sự thì dù có tốn kém hay khó khăn đến đâu cũng phải được ủng hộ. Kết quả là hệ thống VQ quản lý vùng trời đã ra đời mà không hề có bàn tay tác động trực tiếp nào của người nước ngoài dù là khâu nhỏ nhất hay đơn giản nhất. Và mọi yêu cầu tùy chỉnh của người sử dụng đều được đáp ứng nhanh chóng và chủ động hoàn toàn

Socrates được coi là triết gia phương Tây đầu tiên. Dù được coi là người thông thái nhất thời đại của mình nhưng ông có một phát biểu nổi tiếng muôn đời, còn được gọi là "nghịch lý Socrates": Tôi biết rằng tôi không biết gì cả

Tư duy như hiền triết, những người làm công nghệ Viettel cũng luôn đã và sẽ biết rằng, kiến thức là vô tận, con đường tiếp cận tri thức là không bao giờ dừng lại. Một hệ quả của tư duy như hiền triết này chính là phương châm: sản phẩm chưa bao giờ là hoàn thành. Bởi chúng ta hiểu rằng, sự tiến hóa là quy luật không thay đổi

Trong lĩnh vực công nghệ, sản phẩm sau thay thế sản phẩm trước là một căn nguyên của sự tăng trưởng không ngừng. Thế nên, hết các máy thông tin dùng cho lục quân thì đến máy cho hải quân, không quân. Hết analog thì đến số hóa. Hết VQ1 là VQ2… Nói cách khác, liên tục tái phát minh là lý do tồn tại của những người làm nghiên cứu phát triển

Khả năng tự phủ nhận chính mình là hành trang quan trọng trên con đường đi tới của những "triết gia" công nghệ Viettel

Niềm tự hào của người thợ

Không chỉ là "bàn tay" vốn ám chỉ khả năng tạo ra sản phẩm thực tế. Cũng không phải là "công nhân" theo nghĩa là người trực tiếp lao động chân tay tham gia 1 khâu đoạn của quá trình sản xuất ra một sản phẩm cụ thể

Những người làm nghiên cứu sản xuất thiết bị Viettel mong muốn mình có thể làm như thợ thủ công, theo nghĩa là người trực tiếp tạo ra sản phẩm của riêng mình trọn vẹn từ lựa chọn nguyên vật liệu đến khâu hoàn thiện ra thành phẩm cuối cùng. Là những người với tài năng, sự tinh tế đặc biệt, tỷ mỉ trong mọi công đoạn, mọi sản phẩm, đến mức có thể tạo ra những sản phẩm tinh xảo và khắc tên mình lên sản phẩm đó với niềm tự hào

Với triết lý về cách "làm" như vậy, những người làm nghiên cứu sản xuất thiết bị của Viettel đã tự buộc mình phải có khả năng tự làm từ đầu đến cuối của quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm hoàn hảo đến từng chi tiết. Muốn vậy, những triết gia không được phép chỉ "tư duy", mà phải luôn thực tế hành động tạo ra những kết quả cụ thể. Họ phải thấu hiểu nhu cầu sâu kín nhất của người sử dụng, đồng thời phải có niềm say mê đến mức có thể kiên trì, tỷ mẩn lần hồi qua những khó khăn lớn nhất, làm ra từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ấy

Những ngày đầu bắt tay vào làm dự án VQ, những kỹ sư trẻ Viettel cần phải sử dụng nguồn dữ liệu radar để kiểm tra hệ thống có tiếp nhận được hay không. Tổng Công ty Hàng không đã rất nhiệt tình cung cấp nguồn dữ liệu. Nhưng cái khó là từ thiết bị của nước ngoài, nguồn dữ liệu thì lấy được, nhưng không biết họ dùng định dạng gì để đọc được dữ liệu ấy

Các anh bên hàng không lại lục thư viện và gửi cho một cuốn sách hướng dẫn đã ngả vàng của đối tác chuyển cho hàng chục năm trước. Người Viettel theo sách lập ra ngôn ngữ định dạng, nhưng…máy vẫn không hiểu. Rà thật kỹ, từng bước, vẫn không được. Cuối cùng, sau rất nhiều suy luận, các "triết gia" nhận định rằng, nhiều khả năng "Tây" đã không thật thà khi chuyển giao tài liệu

Có thể họ nghĩ rằng tài liệu này không bao giờ dùng đến, và cũng có thể họ không muốn "ta" biết quá nhiều. Vậy là quân ta phải lần ngược lại thời điểm hàng chục năm trước, tìm xem lúc đó thế giới dùng những ngôn ngữ định dạng gì. Rồi hàng tháng trời, cả quân lẫn tướng suốt ngày đêm, không khác gì những người thợ tỷ mẩn dò từng bit, từng byte để … mày mò làm tất cả các ngôn ngữ đó để cuối cùng tìm ra cái đúng nhất

Kết quả là không chỉ tìm được cái mình cần, những người thợ có bằng kỹ sư của Viettel còn tự trang bị được cho mình một lượng kiến thức rất quan trọng về ngôn ngữ định dạng dữ liệu radar, để chủ động hoàn toàn và không ai có thể che mặt được nữa

Tư duy như hiền triết, làm như thợ thủ công. Một triết lý sống, triết lý tồn tại và phát triển đã được những người làm nghiên cứu sản xuất thiết bị Viettel lựa chọn, thấm nhuần và minh chứng. Đó cũng là nguồn năng lượng bền bỉ để đưa họ tới những mục tiêu đầy tham vọng và vượt sức mình
 
Top