What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

VinaCapital Ventures

LOBBY.VN

Administrator
VinaCapital lập quỹ đầu tư 100 triệu USD rót vào startup công nghệ
VinaCapital vừa thông báo thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures với quy mô 100 triệu USD để đầu tư vào các startup công nghệ...

fastgo-15356114252311623197585-51-0-388-600-crop-15356114306031456163096.png

Hoạt động đầu tiên của quỹ VinaCapital Ventures là khoản đầu tư vào Logivan và FastGo

Hoạt động đầu tiên của quỹ VinaCapital Ventures là khoản đầu tư vào Logivan và FastGo, các startup về giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam

Trong đó, giá trị đầu tư của VinaCapital Ventures và các đối tác vào Logivan là 1,75 triệu USD, còn khoản đầu tư vào FastGo không được công bố

Quỹ đầu tư mạo hiểm này không giới hạn về thời gian nắm giữ và giá trị từng khoản đầu tư từ 2 đến 10 triệu USD. VinaCapital có thể đầu tư ít hơn số vốn cam kết trong trường hợp trở thành nhà đầu tư chiến lược hoặc có khả năng kêu gọi cùng đầu tư với mạng lưới đối tác lớn

Hai hình thức đầu tư gồm đầu tư mạo hiểm thông thường và tạo các liên doanh với các đơn vị chủ chốt để giải quyết các câu chuyện của ngành

Logivan được coi là "Uber của xe tải", cung cấp giải pháp công nghệ giúp tiết giảm chi phí vận tải hàng hóa đường bộ

Còn FastGo là đơn vị cung cấp ứng dụng di động gọi xe, ra mắt từ tháng 6/2018. Theo đại diện FastGo, sau 3 tháng thành lập, ứng dụng này đã chiếm 20% thị phần, đứng thứ 2 thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam

Ông Don Lam, Tổng giám đốc quỹ VinaCapital cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là nhận diện và đầu tư vào các công ty công nghệ đang ở giai đoạn đầu trong những lĩnh vực phát triển nhanh và giúp họ phát triển ở giai đoạn cao hơn. Chúng tôi sẽ thực hiện qua cách đầu tư truyền thống hoặc sẽ hợp tác cùng với các nhà đầu tư khác để giúp các công ty hình thành, vận hành và trở thành những người thay đổi cuộc chơi trong nhiều lĩnh vực"

VinaCapital là tập đoàn quản lý đầu tư và phát triển bất động sản tại Việt Nam, có danh mục đầu tư trị giá hơn 1,8 tỷ USD (tính đến 30/6). VinaCapital đang quản lý 2 quỹ đầu tư dạng đóng được niêm yết tại thị trường London gồm VOF và VNL cùng một số quỹ mở khác

Kiều Linh
 
VinaCapital cầm trăm triệu USD “đi chợ” startup

logivan-va-fastgo,-hai-startup-noi-bat-ve-giai-phap-cong-nghe-trong-linh-vuc-giao-thong-van-tai-viet-nam-da-duoc-vinacapital-ventures-lua-chon-dau-tu-dau_101036480.jpg

Logivan và FastGo, hai startup nổi bật về giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đã được VinaCapital Ventures lựa chọn đầu tư đầu tư


Chỉ trong vòng nửa tháng, VinaCapital đã triển khai nhiều khoản đầu tư đáng chú ý. VinaCapital Ventures, một quỹ đầu tư mạo hiểm mới thành lập với quy mô vốn 100 triệu USD, đã bất ngờ ký thỏa thuận đầu tư chiến lược vào FastGo. Song song đó, VinaCapital Ventures cũng đầu tư vào Logivan


Hướng vào công nghệ

Đây là 2 startup chuyên về giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như VinaCapital Ventures chi 1,75 triệu USD vào Logivan thì quỹ này lại không công bố số tiền rót cho FastGo. Dù vậy, theo thông tin chung, VinaCapital Ventures sẽ đầu tư trung bình 2-10 triệu USD vào mỗi danh mục. Quỹ này cũng có thể rót vốn ít hơn trong trường hợp trở thành nhà đầu tư chiến lược hoặc kêu gọi được các đối tác cùng đầu tư

vina_101035119.jpg

Chiến lược phân bổ đầu tư của VinaCapital Ventures là tập trung vào lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, để có thể lọt vào mắt xanh của VinaCapital Ventures, công ty phải biết dùng công nghệ tìm ra giải pháp giúp cải thiện đời sống người dân, giải quyết các vấn đề nan giải hoặc có tiềm năng mở rộng ra tầm khu vực, quốc tế. Khi đó, VinaCapital mới xem xét, chọn lựa hình thức đầu tư mạo hiểm thông thường hay sẽ tạo ra các liên doanh để cùng doanh nghiệp giải các bài toán hóc búa của ngành

Hai khoản đầu tư đầu tiên của VinaCapital Ventures đều thỏa mãn các yêu cầu này. Chẳng hạn, FastGo là ứng dụng gọi xe được ấp ủ suốt 3 năm, do các kỹ sư công nghệ có tiếng như ông Nguyễn Hòa Bình, ông Nguyễn Hữu Tuất phát triển. Trước khi hiện diện trên thị trường (tháng 6.2018), phần mềm FastGo từng được các công ty taxi lớn tại Indonesia và Taxi Open99 đặt hàng

Về lợi ích, FastGo chỉ yêu cầu tài xế đóng phí tham gia, không trích xuất doanh thu. Nếu tài xế có thu nhập trên 100.000 đồng/ngày thì chỉ phải trả phí tối đa 30.000 đồng/ngày. FastGo cũng là ứng dụng có bảo hiểm cho khách hàng trên mỗi chuyến đi. Vì thế, dù mới xuất hiện chỉ 3 tháng, FastGo đã ghi nhận gần 15.000 đối tác lái xe và hơn 50.000 khách hàng đăng ký ứng dụng

Trong khi đó, ứng dụng công nghệ Logivan giúp các doanh nghiệp, chủ xe, tài xế tối ưu hóa tải trọng vận tải, giúp tiết kiệm chi phí logistics (hiện chiếm 20% GDP). Logivan đã tiên phong cung cấp các giải pháp B2B về dịch vụ xe tải, mạng lưới logistics trên toàn quốc. Vì thế, Logivan được ví là “Uber của xe tải”. Bà Phạm Thị Khánh Linh, nhà sáng lập Logivan, cho biết, hiện hệ thống Logivan có hơn 6.000 đầu xe tải và hơn 1.000 người giao hàng

danh-muc-vicacapital_101033224.jpg

Rõ ràng, trước khi VinaCapital rót vốn, 2 startup này đã đạt được một số thành tựu nhất định và kêu gọi được những nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu của các startup không dừng lại ở đó. Theo kế hoạch, đến năm 2019, FastGo sẽ mở rộng dịch vụ ra 8 thành phố lớn khác khắp cả nước. Hãng cũng đặt mục tiêu đạt 5-10 triệu người dùng trong 3 năm tới và thay thế Uber ở Việt Nam. Về phần Logivan mong muốn nắm lấy cơ hội rộng lớn từ quy mô vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam đạt khoảng 9 tỉ USD, tăng trưởng trung bình 9,5%/năm, với hơn 1 tỉ tấn hàng hóa và 1 triệu xe tải

Trước các kỳ vọng vươn xa này, lãnh đạo VinaCapital Ventures cho biết, Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ về vốn mà còn về kỹ năng (gồm kỹ năng lãnh đạo, quản lý vận hành, chiến lược công nghệ, tiếp thị sản phẩm, gọi vốn mới). Quỹ cũng giúp các công ty kết nối với mạng lưới kinh doanh toàn cầu của VinaCapital để có thêm nhiều khách hàng, đối tác

Rộng tay rót vốn

Ngoài lập quỹ VinaCapital Ventures với chiến lược đầu tư riêng, các quỹ của VinaCapital như quỹ VOF đã rộng tay rót vốn hơn. Đầu năm nay, VOF từng chi gần 45 triệu USD để mua cổ phần trong đợt IPO của Lọc dầu Bình Sơn (BSR) và của PV Power. Mới đây hơn, VOF đầu tư 25 triệu USD vào Công ty Y khoa Tâm Trí. Đây là đơn vị sở hữu 4 bệnh viện tư nhân (Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Đồng Tháp), có quy mô 500 gường bệnh, 700 nhân viên

Trong hơn nửa đầu năm 2018, khẩu vị của VinaCapital đã có nhiều thay đổi. Cách tiếp cận, đầu tư của VinaCapital đều chủ yếu nhắm vào những công ty niêm yết, công ty tư nhân đang tham gia, hưởng lợi từ tác động tăng trưởng của yếu tố dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Hay yếu tố tăng trưởng smartphone, lượng đăng ký thuê bao di động... cũng được VinaCapital xem xét

quy-mo-van-tai_101034572.jpg
Nhìn trên 10 danh mục đầu tư lớn nhất của VOF, chiếm gần 59% tổng vốn, công bố cuối tháng 7.2018, ngoài nắm giữ các cổ phiếu của doanh nghiệp lớn niêm yết như Hòa Phát, Vinamilk, ACV, Khang Điền, PNJ, Đường Quảng Ngãi, Vietjet..., VOF còn sở hữu cổ phần ở các ngân hàng như HDBank, Eximbank. Cách thức đầu tư của VOF cũng có sự điều chỉnh so với trước. Đó là sớm thoái vốn khi đưa cổ phiếu lên sàn, như trường hợp ở Yeah1, FPT Retail. Trong khi đó, VOF lại mua vào cổ phiếu của Coteccons, trở thành cổ đông lớn tại đây...

VinaCapital cũng đầu tư theo định giá rẻ. Cụ thể, VOF mua vào cổ phiếu BSR với giá chỉ 14.600 đồng/cổ phần, tương đương P/E 2017 là 5,6 lần, thấp hơn nhiều so với P/E toàn thị trường (20 lần). Ở PV Power cũng tương tự. Với những thay đổi đó, theo báo cáo cập nhật, kết thúc năm tài chính 2017-2018, tài sản ròng của quỹ VOF đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 10,1%. Còn giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi chứng chỉ quỹ đạt 5,39USD, tăng gần 14%

Thủy Ngọc
 
Top