What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

Trùm “lobby” nhận chức Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ
Wheeler hội đủ mọi điều kiện, phẩm chất và kinh nghiệm để điều hành FCC một cách xuất sắc
Ngày 1/5/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức đề cử ông Tom Wheeler, doanh nhân, nhà đầu tư và cũng là một chuyên gia “lobby” có hạng trong lĩnh vực viễn thông vào chức Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC), cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông

Trong bài phát biểu đề cử, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh, ông Tom Wheeler là nhân vật thích hợp nhất hiện nay có thể đảm nhận chức Chủ tịch FCC, bởi ông có kinh nghiệm làm việc cả ở lĩnh vực công lẫn khu vực tư nhân

“Ông Tom Wheeler là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã tạo ra hàng nghìn việc làm ở lĩnh vực công nghệ cao. Ông cũng đã từng đứng đầu nhóm tư vấn cho FCC và Chính phủ về những vấn đề công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông

Ông cũng đã giúp người tiêu dùng Mỹ có nhiều lựa chọn hơn, được cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tối ưu. Ông là ứng cử viên thích hợp nhất để đứng đầu FCC”, ông Barack Obama nói

Đề cử này còn phải được Quốc hội thông qua, song đã ngay lập tức gây ra nhiều tranh cãi. Số người ủng hộ đề cử này cũng nhiều, song phe phản đối cũng rất lớn tiếng và không phải là không có lý do xác đáng

Để rộng đường dư luận, xin cung cấp một số thông tin cơ bản về ông Tom Wheeler

Ông Tom Wheeler đã có hơn 30 năm làm việc trong ngành truyền thông. Cụ thể từ năm 1979 đến 1984, ông là Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình cáp quốc gia (National Cable Television Association), sau này đổi tên là Hiệp hội Truyền hình cáp và viễn thông quốc gia (National Cable & Telecommunications Association)

Tiếp theo, sau 8 năm (từ năm 1984 đến 1992) làm việc trong mảng công nghệ ở một số công ty viễn thông, từ năm 1992 đến năm 2004, ông là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Cellular Telecom & Internet Association (CTIA). CTIA là một công ty “lobby” mạnh trong lĩnh vực viễn thông và Internet ở Mỹ. Vì vậy, ông được coi là trùm sò về “lobby” trong lĩnh vực này. Từ năm 2005 đến nay, ông là CEO Core Capital Partners, một quỹ đầu tư

Về mặt chức năng, nhiệm vụ, FCC có quyền cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp viễn thông; phê chuẩn các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực viễn thông, băng thông rộng, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) có quy mô lớn…

Theo nhận định chung, chức Chủ tịch FCC là “rất thơm” về nhiều mặt và đã từng thuộc về những gương mặt đầy thế lực. Bằng chứng là, trong thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 3/2005, Chủ tịch FCC khi đó, Michael K. Powell chính là con trai của ông Colin Powell, Ngoại trưởng Mỹ (từ tháng 1/2001 đến tháng 1/2005) dưới Chính quyền Tổng thống George W. Bush, từng là tướng 4 sao, tham mưu trưởng liên quân của Quân đội Mỹ

Mới đây, nhiều tờ báo còn đưa tin, ông Tom Wheeler là một trong số những thành viên tích cực trực tiếp tham gia vận động nguồn tài chính phục vụ cho việc tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Barack Obama trong cả 2 đợt. Cụ thể, năm 2008, ông vận động quyên góp được gần 500.000 USD và năm 2012, gần 1 triệu USD

Tiền vận động được có thể chưa nhiều, nhưng Tổng thống quý ông ở sự nhiệt tình và lòng trung thành. Nên không nói ra, song nhiều người hiểu ngầm là việc đề cử này cũng là một cách Tổng thống trả ơn ông

Trở lại với sự tranh cãi về việc đề cử trên. Phe ủng hộ đánh giá “ông Wheeler hội đủ mọi điều kiện, phẩm chất và kinh nghiệm để điều hành FCC một cách xuất sắc”

Một quan chức Nhà Trắng (đề nghị được giấu tên) nhận định: “Ông Tom Wheeler là nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông. Ông còn chia sẻ quan điểm và cam kết của Tổng thống trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; đẩy mạnh việc nghiên cứu, sáng chế, nâng cao tính cạnh tranh cũng như ủng hộ đầu tư”

Nhiều người thuộc phe phản đối nhẹ thì cho rằng, ở đây khó tránh khỏi chuyện “xung đột lợi ích”. Một số khác thì nặng lời hơn khi khẳng định

“Một nhà đầu tư lọc lõi trong ngành viễn thông, lại có quá trình lobby, thì chắc chắn khi nắm quyền lãnh đạo FCC, khó lòng mà khách quan trong điều hành”

Bà Sascha Meinrath, Giám đốc Viện Open Technology Institute (thuộc New America Foundation) tuyên bố thẳng thừng: “Tôi không tin là cựu sếp lobby trong ngành viễn thông sẽ hoàn toàn khách quan với các đối tượng, vốn là chiến hữu trước đây”

Để chính thức được ngồi vào ghế Chủ tịch FCC, ông còn phải trải qua một cuộc sát hạch tại một tiểu ban của Quốc hội

Theo nhiều nhà phân tích, triển vọng được ngồi vào ghế Chủ tịch FCC của ông khá sáng sủa

Trước hết, chiếc ghế này sắp khuyết, cần sớm có người thay thế. Chủ tịch FCC đương chức Julius Genachowski theo đúng nhiệm kỳ sẽ rời chức vào ngày 30/6/2013, song đã đề nghị được ra đi sớm hơn, có thể ngay sau ngày 9/5 tới

Hơn nữa, một khi đã là chuyên gia “lobby” về viễn thông, thì “lobby” ở chính trường chắc chẳng phải là việc quá sức với ông Tom Wheeler

Trung Hiếu
 
Last edited:
Hội nghị Trung ương sẽ ra nghị quyết về kinh tế tư nhân
Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân tổ chức sáng nay (26/4) tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Kinh tế tư nhân chưa thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, như nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội XII

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng kinh tế tư nhân chưa thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, như nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội XII. Không chỉ yếu kém về nội lực, tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh, sản suất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại của kinh tế tư nhân diễn ra ngày càng phổ biến

“Cho đến nay kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Nội lực của kinh tế tư nhân còn yếu” – ông Nguyễn Văn Bình thẳng thắn nhìn nhận

Để phát triển kinh tế tư nhân, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị Diễn đàn cần giải quyết 4 nhóm vấn đề sau

Thứ nhất, về quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 cần được xác định, làm rõ như thế nào để phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và xu thế của thời đại

Thứ hai, giải pháp lớn để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân (về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, về hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và đảm bảo hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường, về mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, về khả năng tiếp cận các nguồn lực nhất là về đất đai, vốn, thị trường, về phát triển cơ sở hạ tầng,…)

Thứ ba, giải pháp lớn để hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tích cực hội nhập quốc tế

Thứ tư, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân

Theo ông Nguyễn Văn Bình, những ý kiến được nêu lên tại Diễn đàn sẽ được tổng hợp đầy đủ và xem xét cẩn thận trước khi Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII diễn ra. Dự kiến, Hội nghị Trung ương 5 sẽ ra một nghị quyết về kinh tế tư nhân ngay trong tháng năm này

Kinh tế tư nhân đang đóng góp 39-40% GDP. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của kinh tế tư nhân giai đoạn 2003-2015 là 10,2%/năm. Tuy nhiên, 97% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp

Vương Diệu Quân
 
Last edited:
Tư duy đầu tư vào Lobby của các tập đoàn công nghệ
- Năm 2017, Apple, Amazon, Facebook và Google đã chi một khoản tiền khổng lồ, gần 50 triệu USD nhằm chống lại Tổng thống Donald Trump và sự bùng nổ các quy định mới. Điều này cho thấy rằng ngành công nghệ đang ngày càng bị bủa vây bởi các rào cản chính trị

image.jpg

Các gã khổng lồ công nghệ chi gần 50 triệu USD vận động hành lang

Việc chính phủ Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ khiến nhiều công ty phải bỏ ra nhiều tiền vận động hành lang hơn bao giờ hết. Các hoạt động chính trị của ngành công nghiệp này trong năm 2017 dường như chỉ cho thấy viễn cảnh về những cuộc đụng độ khó khăn và tốn kém hơn với Washington trong năm tới

Năm ngoái, tập đoàn chi tiền vận động hành lang nhiều nhất là Google, với hơn 18 triệu USD. Giống như các gã khổng lồ công nghệ khác, Google tìm cách ngăn chặn các quy định mới nhắm vào nội dung và quảng cáo xuất hiện trên các trang web và dịch vụ như tìm kiếm và YouTube

Người về đích thứ hai trong cuộc đua vận động hành lang này là Amazon, với 12,8 triệu USD, gấp gần bốn lần so với bốn năm trước đó. Gã khổng lồ bán lẻ này tiếp tục tìm cách thúc đẩy các nhà lập pháp đưa ra các luật lệ "dễ thở" trên mọi mặt từ thuế bán hàng trực tuyến và điện toán đám mây cho đến giao hàng bằng máy bay không người lái. Trong năm 2017, công ty cũng đã phải đương đầu với nhiều thách thức từ các chính trị gia, đặc biệt là sau khi mua lại Whole Foods

Trong năm 2017, Facebook cũng đã dành một khoản kỷ lục - khoảng 11,5 triệu USD - khi các nhà lập pháp bắt đầu tập trung chỉ trích mạng xã hội này vì "tin tức giả mạo" và các nội dung khác xuất hiện trên bảng tin (News Feed) của người dùng

Về đích ở vị trí thứ tư, Apple đã bỏ ra 7 triệu USD để vận động chính phủ Hoa Kỳ. Nhà sản xuất iPhone tiếp tục thúc đẩy các vấn đề như mã hóa và nhập cư. Và tập đoàn này, giống như phần còn lại của ngành công nghiệp, ủng hộ luật cải cách thuế được thông qua bởi Tổng thống Trump

Đối với phần lớn các tập đoàn công nghệ, mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong năm 2017 ngay khi ông Trump bước vào Nhà Trắng và thông qua sắc lệnh hạn chế người nhập cư và người tị nạn từ các quốc gia Hồi giáo

Mặc dù tòa án liên bang sau đó đã đưa ra chỉ thị ban đầu, bác bỏ lệnh cấm nhập cảnh, lập trường của Trump đối với nhập cư chỉ báo trước những hạn chế hơn nữa, bao gồm cả việc nhắm tới những công nhân nước ngoài có tay nghề cao và vợ chồng của họ

Gần đây, các gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đã nỗ lực vận động hành lang để khôi phục lại một chương trình được gọi là DACA. Mục tiêu của DACA là bảo vệ những người trẻ bị đưa vào Mỹ bất hợp pháp từ khi còn nhỏ. Nhưng chương trình này đã bị ông Trump xóa sổ trong năm 2017

Tất nhiên, ngành công nghệ không hẳn là hoàn toàn thất bại trước Washington. Một dự luật về cải cách thuế đã được thông qua nhằm đảm bảo giảm gánh nặng hàng năm của những gã khổng lồ công nghệ. Theo đó, Apple đã thông báo trong tháng này rằng tập đoàn này sẽ tái đầu tư hàng tỷ USD ở Hoa Kỳ

Hoàng Quân
 
Chi 1 USD vận động hành lang, doanh nghiệp Mỹ giảm được 1.200 USD thuế
- Theo ước tính của Oxfam, Apple đã sử dụng hơn 19 triệu USD để vận động hành lang về vấn đề thuế từ năm 2009 - 2015 và nhờ đó cắt giảm được gần 27 tỷ USD tiền thuế. Apple cũng sẽ được hưởng lợi lên đến 43 tỷ USD từ chính sách thuế mới của Trump

thue.jpg

Gần đây, Oxfam đã xuất bản các báo cáo nghiên cứu về hành vi tránh thuế, gây thiệt hại nguồn lực công cho các nước của 50 tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, 20 ngân hàng lớn nhất của châu Âu

Kết quả nghiên cứu cho thấy 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đăng ký 26% tổng lợi nhuận của họ (khoảng 25 tỷ euro) tại các thiên đường thuế

Còn tại Mỹ, từ năm 2009 đến 2015, với 50 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, Oxfam ước tính với mỗi 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về vấn đề thuế thì họ giảm mức đóng thuế xuống 1.200 USD

Các công ty này đã chuyển 1,6 nghìn tỷ USD đến các thiên đường thuế, tăng 200 tỷ USD so với năm ngoái

Trong thực tế, từ năm 2009 đến năm 2015, nghiên cứu của Oxfam cho thấy, 50 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ đã thu lợi được hơn 423 tỷ USD nhờ cắt giảm thuế và đã chi hơn 2,5 tỷ USD để vận động Quốc hội để thúc đẩy mức đáy đóng thuế xuống thấp hơn nữa. Tổng thống Donald Trump đã nói: "Tôi biết luật thuế phức tạp của chúng tôi tốt hơn bất cứ ai đã từng điều hành tổng thống và là người duy nhất có thể giải quyết chúng"
thue-1.png


Tuy nhiên, bây giờ Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo Quốc hội đang đề xuất các kế hoạch thuế cung cấp nhiều quà tặng hơn cho cùng một lợi ích đặc biệt

Ngày 26/4, trong quyết định nhằm hiện thực hóa một trong những cam kết tranh cử đáng chú ý nhất, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố gói đề xuất chính sách thuế mới, theo đó thực hiện những cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử đánh vào doanh nghiệp và cá nhân

Theo kế hoạch này, đối tượng đóng thuế tại Mỹ sẽ được cắt giảm xuống còn 3 nhóm 10%, 25% và 35%. Thuế doanh nghiệp sẽ giảm xuống còn 15% từ mức 39,6% như hiện nay. Trong khi thuế thu nhập cá nhân, kể cả tầng lớp người giàu, cũng sẽ giảm khá nhiều so với trước đây

Bên cạnh đó, một số công ty lớn của Mỹ đang làm ăn ở nước ngoài có thể đưa lợi nhuận về trong nước với mức thuế chỉ còn 10%, thay vì 35% như hiện nay

Theo Oxfam, nhờ các chính sách mới, 50 công ty lớn nhất của Mỹ, trong đó có Apple, Pfizer, Goldman Sachs, GE, Chevron, Walmart có thể thấy cắt giảm thuế mới hơn 327 tỷ USD

Apple được đánh giá là một trong những doanh nghiệp lớn của Mỹ được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách của Tổng thống Trump. Và một trong những chính sách quan trọng nhất, đó chính là thuế hồi hương, khi các công ty Mỹ chuyển tiền mặt từ nước ngoài về

Khi chính sách thuế của ông Trump được thông qua, mức thuế hồi hương sẽ giảm xuống 10% và duy trì trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, các công ty cũng không phải lo về việc bị đánh thuế 2 lần nếu có các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài

Điều đó đồng nghĩa với việc các công ty giữ nhiều tiền mặt ở nước ngoài như Apple, cuối cùng cũng có thể mang tiền trở về nước Mỹ mà không lo sợ các khoản thuế khổng lồ

Google cũng là một trong những công ty công nghệ được hưởng lợi lớn từ các chính sách này, do quy mô kinh doanh cũng rất lớn và có nguồn thu nhập lớn từ nước ngoài

Số tiền mà tập đoàn công nghệ Apple đang nắm giữ ở nước ngoài, theo báo cáo của Oxfam là hơn 200 tỷ USD. Ước tính, Apple đã sử dụng hơn 19 triệu USD để vận động hành lang về vấn đề thuế từ năm 2009 - 2015 và nhờ đó cắt giảm được gần 27 tỷ USD tiền thuế

Theo báo cáo của Oxfam, Apple hưởng lợi lên đến 43 tỷ USD từ chính sách thuế mới của Trump

Như vậy số tiền mà Apple có thể được hưởng lợi nhờ cắt giảm thuế lên đến 70 tỷ USD. Theo Oxfam, nó đồng nghĩa với việc tất cả mọi người trên trái đất không có nước sạch ngày nay đều có thể nhận được dịch vụ vệ sinh và nước sạch an toàn nhờ số tiền này

Hồ Mai
 
Amazon có thỏa thuận tỉ đô bán hàng cho các thành phố Mỹ
Một tiết lộ mới đây cho biết Amazon đã ký được hợp đồng mua sắm đồ dùng học tập và văn phòng, thiết bị điện tử, sách thư viện… cho 1.500 thành phố, quận và trường học trên khắp nước Mỹ


Nhiều sản phẩm được sử dụng trong các trường học và cơ quan của Mỹ được mua từ Amazon

Theo Business Insider, vào năm 2017, Amazon đã ký một hợp đồng với US Communities để cung cấp sản phẩm cho 1.500 cơ quan trên khắp Mỹ. Thương vụ này mang về cho Amazon tới 5,5 tỉ USD trong vòng 11 năm tới (tương đương khoảng nửa tỉ đô mỗi năm). Thỏa thuận bao gồm một loạt danh mục cho các sản phẩm từ chương trình Amazon Basics và các thương hiệu khác nhau

Hợp đồng này giúp Amazon củng cố vị thế của mình trở thành nền tảng thống trị cho thương mại trực tuyến, đặc biệt giữa các chính quyền địa phương. Hiện Amazon đã bán sản phẩm cho hàng chục ngàn cơ quan và chính quyền địa phương tại Mỹ

Không giống như hầu hết thỏa thuận mà các nhà bán lẻ đã ký kết với chính quyền địa phương trong quá khứ, hợp đồng của Amazon không bao gồm bảo đảm giá hoặc chiết khấu theo số lượng

Hợp đồng này báo hiệu tham vọng lớn hơn của Amazon để tiếp cận các khoản chi tiêu của khu vực công. Vào năm 2016, công ty đã thuê Anne Rung - người giữ vai trò hàng đầu trong việc mua sắm của chính quyền - lãnh đạo bộ phận chính phủ của mình. Amazon cũng bắt đầu làm việc với Cơ quan quản lý dịch vụ tổng hợp (General Services Administration) chuyên cung cấp hàng hóa thương mại cho các cơ quan liên bang

Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay với Bloomberg, Rung cho biết các doanh nghiệp nhỏ hơn có thị trường trực tuyến sẽ được hưởng lợi từ luật mới khi cho phép các cơ quan liên bang mua sắm từ các nhà bán lẻ trực tuyến

Hiếu Trung
 
Châu Phi nếm vị đắng từ đầu tư Trung Quốc
- Công ty bảo hiểm thế chấp Hong Kong Mortgage Corporation (HKMC) vừa đề xuất kế hoạch mua lại nợ cơ sở hạ tầng ở châu Phi để chuyển sang chứng khoán và bán cho các nhà đầu tư. Kế hoạch này làm dấy lên nghi ngờ sẽ đẩy châu Phi lâm vào cảnh nợ nần chồng chất hơn hiện nay

Đặt chân sâu vào lục địa đen

Theo kế hoạch của HKMC, việc chuyển nợ sang hình thức chứng khoán để bán cho giới đầu tư cho phép có thêm thanh khoản để tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng hơn. Giám đốc điều hành của HKMC tại Trung Quốc, bà Helen Wong cho biết, kế hoạch giúp mở rộng thị trường vốn để phát triển cơ sở hạ tầng theo sáng kiến “Vành đai, Con đường” mà Trung Quốc đang triển khai tại nhiều quốc gia châu Phi. Kế hoạch mua nợ dự kiến có sự tham gia của hơn 90 nhà phát triển hoặc nhà điều hành dự án, ngân hàng thương mại và đầu tư, các tổ chức tài chính đa phương, chủ sở hữu tài sản, người quản lý và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp từ Hồng Công, Trung Quốc và nước ngoài. Một số công ty đã nắm trong tay các dự án và các khoản vay cơ sở hạ tầng mà HKMC muốn rao bán

Kế hoạch được công bố vào thời điểm nhiều nước châu Phi lâm vào cảnh nợ nần muốn Trung Quốc tái cấu trúc nợ vì không có khả năng trả khoản vay theo hợp đồng. Vì thế, nó được ví như phao cứu sinh giúp một số nước châu Phi tạm thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy nợ. Tuy nhiên, theo nhận định của tờ The East African, nếu được triển khai, kế hoạch này thực chất là “bình mới, rượu cũ” vì đây là hình thức huy động vốn từ giới tài chính để cung cấp nguồn vốn mới cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp Trung Quốc có thêm cơ hội tài trợ cho các nước châu Phi. Chính những “món quà tỷ USD” này đã tạo thêm cơ hội đưa doanh nghiệp Trung Quốc đặt chân sâu vào lục địa đen, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tại châu Phi - nơi nguồn tài nguyên dồi dào đã tiếp lực cho quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc


Dự án đường sắt do Trung Quốc thực hiện tại Kenya

Châu Phi không phải ngẫu nhiên trở thành trọng tâm với những gói nợ khổng lồ mà còn bởi gắn liền với một chủ nợ “phi truyền thống”, đó là Trung Quốc. So với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay Câu lạc bộ chủ nợ Paris (22 thành viên), các gói nợ đến từ Trung Quốc hào phóng hơn, dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn, lãi suất thấp hơn. Điều đáng nói, phía truyền thông Trung Quốc vẫn thường xuyên nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp chính trị và xem đây là nền tảng ngoại giao mà chính quyền Bắc Kinh thi hành ở châu lục này

Tuy nhiên, trong 10 năm qua, hoạt động đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vào châu Phi đã hứng chịu nhiều chỉ trích. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, việc doanh nghiệp Trung Quốc khai thác ồ ạt khoáng sản và nguyên liệu thô tại châu Phi vốn không giúp ích nhiều cho kinh tế địa phương, cũng như kèm theo ý đồ khác về chiến lược và chính trị trong các dự án đã gây nhiều lo ngại. Châu Phi - bên cần vốn đầu tư để phát triển kinh tế lại ngập trong hàng loạt khoản nợ do các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư bị dội vốn, trở thành các dự án đắt đỏ. Theo nhóm vận động hành lang của Anh Jubilee Debt Campaign, tính từ năm 2006 đến 2017, Trung Quốc đã cho châu Phi vay 132 tỷ USD để đầu tư dự án giao thông, nhà máy điện và khai thác mỏ. Với con số trên, Trung Quốc hiện là chủ nợ chính của nhiều quốc gia châu Phi, trong đó phải kể tới Djibouti, khi Bắc Kinh nắm tới 77% tổng nợ của nước này, tính đến cuối năm 2016, hay Ethiopia (13,7 tỷ USD), theo sau là Kenya (9,8 tỷ USD) và Zambia - quốc gia vay mượn hơn 8 tỷ USD

IMF lên tiếng cảnh báo châu Phi đang tiệm cận một cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng với số lượng các quốc gia ở nhóm nguy cơ cao, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Viện Phát triển hải ngoại (Anh) ước lượng con số cụ thể hơn, với 40% khu vực hạ Sahara (vùng Nam châu Phi), tức vào khoảng 18 quốc gia đã trượt vào mức nguy hiểm. Giới chính khách Mỹ đã cảnh báo, chính sách “bẫy nợ” này có thể được Bắc Kinh sử dụng để buộc các quốc gia nào không có khả năng thanh toán nợ phải ký vào những thỏa thuận không có lợi. Trong khi đó, Trung Quốc lại bác bỏ mọi cáo buộc việc làm gia tăng khối nợ của các nước châu Phi. Tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi diễn ra vào tháng 9 năm nay tại Bắc Kinh, Trung Quốc cam kết đầu tư thêm 60 tỷ USD giúp châu Phi phát triển, trong số đó có 15 tỷ USD được dành cho viện trợ không hoàn lại và vay không có lãi

Dựng rào cản đầu tư

Đứng trước nguy cơ bị bẫy nợ bủa vây, một số nước châu Phi không còn dễ dãi như trước vì cái giá phải trả của mọi thứ. Việc Trung Quốc tìm cách khai thác cạn kiệt khoáng sản của châu Phi và tình trạng ngược đãi công nhân địa phương của doanh nghiệp Trung Quốc càng khiến người dân bản địa bất bình. Tuy thu nhập của người tiêu dùng châu Phi không cao, nhưng họ cũng không thích nhìn thấy vật liệu không đủ tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư, hoặc phải mạo hiểm mua thuốc giả giá rẻ của Trung Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp các nước châu Phi cũng không thích hàng dệt may và các mặt hàng thương phẩm giá rẻ khác của Trung Quốc tiến vào châu Phi, cạnh tranh với sản phẩm địa phương

Sierra Leone là một ví dụ. Quốc gia châu Phi này dưới thời Tổng thống Ernest Bai Koroma đã nợ Trung Quốc 224 triệu USD. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống đương nhiệm Julius Maada Bio đã xem lại những thỏa thuận tài chính của người tiền nhiệm và quyết định hủy bỏ dự án xây dựng một sân bay có tổng chi phí lên đến 318 triệu USD ở ngoại ô thủ đô Freetown. Dự án này có vốn đầu tư từ Trung Quốc và do một nhà thầu cũng từ nước này thực hiện. Bộ Vận tải và Hàng không Sierra Leone tuyên bố, sau khi đã xem xét và nghiên cứu nghiêm túc, quan điểm của Chính phủ Sierra Leone đó là việc tiếp tục xây dựng sân bay mới khi sân bay hiện tại vẫn chưa hoạt động hết công suất là không hợp lý về mặt kinh tế. Đây là quốc gia châu Phi đầu tiên hủy một dự án với Trung Quốc vì lo ngại khối nợ khổng lồ vượt quá khả năng trả nợ

Bên cạnh đó, do giá khoáng sản ngày càng tăng, nhiều nước châu Phi bắt đầu dựng rào cản nhằm hạn chế làn sóng đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc. Chính phủ CHDC Congo đã quyết định tăng thuế và buộc các công ty nước ngoài chuyển giao bớt cổ phần cho doanh nghiệp nội. Trong khi đó, Chính phủ Zambia chuẩn bị truy thu thuế với các công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực khai thác đồng và mangan. Giới nghị sĩ Kenya cũng lên tiếng yêu cầu đảng cầm quyền đề xuất mức giới hạn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào các dự án cơ sở hạ tầng vì lo ngại sự can thiệp của doanh nghiệp Trung Quốc

Tại Nam Phi, chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm quản lý tài nguyên, trong đó có việc tăng tỷ lệ công ty nội trong lĩnh vực khai khoáng, từ đó làm giảm vai trò của các nhà đầu tư Trung Quốc. Chính phủ Tanzania cũng mới ban hành đạo luật yêu cầu doanh nghiệp nội phải sở hữu ít nhất 5% cổ phần trong các công ty khai khoáng nước ngoài

Phương Nam
 
Nếu ô tô Việt Nam tốt, Chính phủ có mua không ?
Chinhphu.vn -Các nước đều có chương trình để tôn vinh, phát triển các sản phẩm của quốc gia mình. Vậy nếu ô tô của doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn “sản phẩm quốc gia”, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương có mua để phục vụ các lãnh đạo không ?

q1.jpg

Toàn cảnh phiên họp

Các đại biểu đặt ra vấn đề này khi thảo luận trong phiên họp về Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, ngày 9/1

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và gợi mở thảo luận của người chủ trì phiên họp - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình khoa học và Công nghệ quốc gia, các thành viên của Ban Chỉ đạo đã thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác này trong thời gian tới

Tại cuộc họp, đại biểu đại diện các Bộ: KH&CN, Y tế, NN&PTNT, Quốc phòng… đều đồng tình với báo cáo của Bộ KH&CN và thống nhất nhận định trong điều kiện ngân sách, cơ chế tài chính… còn nhiều vướng mắc, nhưng những kết quả từ 3 chương trình: Phát triển sản phẩm quốc gia, phát triển công nghệ cao và đổi mới công nghệ quốc gia đã đạt được những kết quả là đáng ghi nhận

Theo đó, 3 chương trình quốc gia nêu trên dù mới triển khai được vài năm nhưng đã đạt được kết quả tích cực cả về cơ chế, chính sách và sản phẩm. Cụ thể là, cơ chế của chúng ta cơ bản đã phủ tất cả các khâu và thực tế cho thấy, chúng ta đã thu hút được hơn 150 đơn vị tham gia thực hiện các nhiệm vụ, các doanh nghiệp đã cam kết đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng (tính đến hết tháng 12/2018). Đáng phấn khởi là, sau khi nhiệm vụ kết thúc, các doanh nghiệp này có mức tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 18,8%, cá biệt có một số doanh nghiệp quy mô nhỏ tăng trưởng tới 50%; thị phần của các sản phẩm trên thị trường trong nước cũng tăng đáng kể, năm 2018 là 20%, dự kiến sẽ đạt 34,7% trong 5 năm tới…

Ví như, trong điều trị, lần đầu tiên chúng ta đã nghiên cứu và làm chủ được quy trình sản xuất trong nước thuốc Pegcyte dùng trong điều trị giảm bạch cầu, hỗ trợ bệnh nhân điều trị ung thư; nghiên cứu làm chủ công nghệ và sản xuất stent động mạnh vành đạt tiêu chuẩn CE (châu Âu) với giá thành rẻ hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường 50%; trong sản xuất công nghiệp đã làm chủ công nghệ chế tạo robot 5 bậc tự do; trong nông nghiệp, chúng ta đã tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong sản xuất; định hướng theo các sản phẩm chủ lực (lúa gạo, rau, hoa quả, nấm ăn, nấm dược liệu, cà phê, cá da trơn, tôm, sâm) nhằm tạo ra sản phẩm theo chuỗi từ khâu giống, đến công nghệ bảo quản, chế biến và thương hiệu sản phẩm quốc gia…

Khẳng định cần tiếp tục triển khai các chương trình trên trong thời gian tới, Phó Thủ tướng và các đại biểu cũng nêu ra những tồn tại, khó khăn cần khắc phục và thống nhất cho rằng: Trước hết phải kiên trì tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế tài chính theo hướng đầu tư cho khoa học, công nghệ phải chấp nhận rủi ro. Nhất là, trong điều kiện ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu, việc triển khai các nhiệm vụ phải “liệu cơm gắp mắm”, tập trung vào những sản phẩm Việt Nam có lợi thế (sức khỏe, nông nghiệp, IT…) để phát triển, thà đặt mục tiêu vừa sức để làm còn hơn là “vẽ ra các viễn cảnh đẹp” nhưng không có khả năng vật chất để thực hiện

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế đồng bộ để kết nối giữa 3 chương trình phát triển sản phẩm quốc gia; phát triển công nghệ cao; đổi mới công nghệ quốc gia với các chương trình ưu đãi về vốn, tiếp cận tín dụng ngân hàng, các quỹ phát triển,… Nhất là ưu đãi về thuế, bởi hiện nay chúng ta chưa có cơ chế về thuế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ

Đặc biệt, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao thâm nhập thị trường trong nước và bảo vệ, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu thảo luận sôi nổi

Nước nào cũng vậy thôi, nói đến Hàn Quốc là thế giới biết đến Samsung hay nói đến Nhật Bản là công chúng toàn cầu nghĩ đến ô tô, hàng điện tử, gần đây là robot… Các nước đều có chương trình để tôn vinh các sản phẩm quốc gia. Hiện chúng ta đã làm được ô tô, vậy nếu xe Việt Nam đạt tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương có mua để phục vụ các lãnh đạo không? Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng nêu vấn đề

Chia sẻ quan điểm trên, ý kiến của các đại biểu thống nhất cho rằng bài toán lớn nhất của các doanh nghiệp lớn đầu tư vào khoa học công nghệ, tạo ra các sản phầm quốc gia là “làm gì để sản phẩm quốc gia thâm nhập vào thị trường ?”. Theo đó Nhà nước phải có chính sách để doanh nghiệp thâm nhập thị trường trong nước và hỗ trợ quảng bá, bảo vệ thương hiệu cho họ vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Đây là vấn đề có tính quyết định

Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần đổi mới cách làm, Bộ KH&CN cần “định nghĩa lại”, làm rõ tiêu chí sản phẩm quốc gia, trong đó phải cụ thể được tiêu chí hàm lượng tri thức của người Việt trong sản phẩm. Đây không phải là cơ chế giải thưởng mà là tiêu chí danh giá về trí tuệ Việt, có như vậy “sản phẩm quốc gia” mới trở thành tài sản quốc gia, niềm tự hào dân tộc và cả Nhà nước, doanh nghiệp cũng như mỗi người dân Việt Nam đều phải chung tay tôn vinh, bảo vệ nó

Trần Mạnh
 
Gia tộc giàu nhất Thái Lan - CP Group
Năm 1921, Chia Ek Chor rời khỏi ngôi làng xơ xác vì bão ở miền Nam Trung Quốc để bắt đầu một cuộc đời mới ở Thái Lan...

1-155609411061045999318-crop-1556094115728583139125.jpg

Tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanont

Vào năm 1921, Chia Ek Chor rời khỏi ngôi làng xơ xác vì bão ở miền Nam Trung Quốc để bắt đầu một cuộc đời mới ở Thái Lan bằng nghề bán hạt giống rau

Gần 1 thế kỷ sau, gia đình của Chia Ek Chor đã trở thành gia tộc giàu có nhất ở Thái Lan, và con cháu của ông đang có mối quan hệ kinh tế rất gần gũi với Trung Quốc

Theo hãng tin Bloomberg, con trai của ông Chia Ek Chor là ông Dhanin Chearavanont hiện đang giữ cương vị Chủ tịch cấp cao của Charoen Pokphand Group, hay còn gọi là CP Group, một tập đoàn đa lĩnh vực với hoạt động kinh doanh trải rộng từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thịt gia cầm, tôm, cho tới viễn thông

Không chỉ là công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới, CP còn nắm vai trò trung tâm trong một kế hoạch tham vọng nhằm biến khu vực bờ biển phía Đông của Thái Lan thành một trung tâm công nghệ với tàu cao tốc, mạng 5G, và các nhà máy sản xuất ôtô thông minh

Kế hoạch có tên gọi Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) là một chương trình chủ lực của chính quyền Thái Lan nhằm thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản và các công ty Trung Quốc như Alibaba và Huawei để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm ngoái, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 4,1%, mức tăng thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á

EEC là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Chính phủ Trung Quốc. Trong đó, chính quyền quân sự của Thái Lan hiện đã cam kết 1,7 nghìn tỷ Baht, tương đương 53 tỷ USD, cho các dự án hạ tầng thuộc 3 tỉnh Chachoengsao, Chonburi và Rayong. Ở thời điểm hiện tại, đây là 3 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất ở Thái Lan

CP Group hiện giữ vai trò là mạch dẫn chính cho vốn đầu tư Trung Quốc vào EEC. Một liên minh do CP đứng đầu, bao gồm Tổng công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) đã tham gia đấu thầu một dự án đường sắt dài 200 km, trị giá 225 tỷ Baht nối giữa hai sân bay quốc tế ở Bangkok và một sân bay khác ở Pattaya với một khu công nghiệp ở bờ biển phía Đông. Nhóm này cũng đang tham gia đấu thầu một dự án khu sân bay

Các nhà đầu tư Nhật Bản như Hitachi là những công ty rót vốn sớm nhất vào EEC, nhưng mối quan hệ gần gũi của Trung Quốc với CP Group đang giúp khu vực này thu hút các dự án công nghệ - theo ông Kanit Sangsubhan, Tổng thư ký Văn phòng EEC. Năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được phê chuẩn nhiều thứ ba tại Thái Lan, sau Nhật Bản và Singapore

"Làn sóng tiếp theo sẽ tập trung vào công nghệ cao, lĩnh vực mà Trung Quốc đang mạnh", ông Kanit nói

Các dự án hợp tác của CP Group tại EEC trải rộng từ lĩnh vực ôtô tới bất động sản. Năm 2017, tập đoàn này công bố mở một nhà máy sản xuất ôtô liên doanh với SAIC Motor của Trung Quốc. Tiếp đó, CP hợp tác với Công ty Xây dựng Quảng Tây phát triển một dự án khu công nghiệp dành cho nhà đầu tư Trung Quốc

Huawei hiện đang đầu tư vào dự án thử nghiệm mạng 5G ở Thái Lan. True Corp., một công ty được CP hậu thuẫn, đang hợp tác với Huawei để triển khai một phòng thí nghiệm về Internet vạn vật (IoT), đồng thời đã sử dụng thiết bị Huawei để trở thành nhà cung cấp mạng 4G đầu tiên tại Thái Lan

Trong một động thái cho thấy EEC đề cao việc thu hút các "đại gia" công nghệ Trung Quốc, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha năm ngoái đã tiếp tỷ phú Jack Ma của Alibaba và ký một thỏa thuận về "trung tâm kỹ thuật số thông minh" tại EEC. Mới đây, Alibaba ký thêm nhiều thỏa thuận về EEC, bao gồm tăng cường xuất khẩu gạo và sầu riêng của Thái Lan thông qua hệ thống thương mại điện tử của Alibaba

Theo ước tính của Bloomberb Billionaires Index, nhà Chearavanont sở hữu khối tài sản 20,9 tỷ USD, giàu nhất ở Thái Lan. Trong khối tài sản này có cổ phần của CP Group trong công ty bảo hiểm Trung Quốc Ping An, với giá trị đã tăng gấp 3 lần kể từ khi CP mua cổ phần này vào năm 2012

Vị thế của nhà Chearavanont hiện nay cho thấy gia tộc này đã tiến xa đến đâu kể từ khi Chia Ek Chor nhập khẩu hạt giống để bán cho nông dân Thái Lan. Năm 1946, Chia Ek Chor lấy họ Thái Lan là Chearavanont và đặt tên cho công ty gia đình là Charoen Pokphand, trong tiếng Thái có nghĩa là "mang thịnh vượng đến cho người tiêu dùng"

Bằng cách tiến từng bậc trong chuỗi thức ăn - từ sản xuất các loại nông sản làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm đóng gói, cho tới sở hữu các siêu thị - nhà Chearavanont đã xây dựng nên "đế chế" của mình, theo giáo sư William Kirby của Trường Kinh doanh Harvard, một người nghiên cứu về CP Group

Tập đoàn này là một trong những nhà đầu tư Thái Lan đầu tiên rót vốn vào Thâm Quyến khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế thời ông Đặng Tiểu Bình, và tiếp tục mở rộng các lợi ích kinh doanh với Trung Quốc

"Giờ đây, CP đã là một tập đoàn đa lĩnh vực", ông Kirby nói. "Đầu tiên là ở Thái Lan, với lợi ích trong các ngành nông nghiệp, viễn thông, cửa hàng tiện ích 7-Elevens, và nhiều thứ khác. Rồi tới Trung Quốc"

An Huy
 
Đại biểu Quốc hội và lobby chính sách
– Lobby chính sách không phải là câu chuyện mới lạ nhưng một đại biểu Quốc hội công khai nêu vấn đề lobby chính sách mới đây đã gây ra nhiều tranh cãi

duong-trung-quoc_vnf.jpg

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khi phát biểu về dự Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tại nghị trường hôm 23/5/2019

Cách đây 6 năm, khi trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi đó khẳng định: “Ở Việt Nam không có chuyện lobby trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật"

Nay thì lời khẳng định của ông Cường đã bị một vị đại biểu Quốc hội khác phủ nhận. Người đó là ông Dương Trung Quốc

Trong phiên thảo luận tại nghị trường sáng 23/5, ông Dương Trung Quốc đã “gây bão” khi viện dẫn thơ Hồ Chí Minh “trong tù không rượu cũng không hoa” để yêu cầu Quốc hội xét lại việc xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu bia

Tại hành lang Quốc hội hôm 24/5, giải thích thêm cho quan điểm gây tranh cãi của mình, ông Dương Trung Quốc công khai thừa nhận ông đang lobby cho các doanh nghiệp sản xuất bia rượu

“Có người bảo tôi lobby, đại biểu Quốc hội lobby. Tại sao không lobby ?”; “Tôi dám bảo vệ ngành rượu bia Việt Nam để nó phát triển tích cực” – ông Quốc nói

Sau phát ngôn này, những tranh cãi xung quanh dự luật phòng chống tác hại của rượu bia tiếp tục tăng lên. Và không chỉ dự luật, bản thân ông Dương Trung Quốc cũng trở thành một chủ đề tranh cãi, bởi đây là lần đầu tiên một vị đại biểu Quốc hội công khai thừa nhận mình đang lobby cho nhóm doanh nghiệp cụ thể

Ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Nai, như vậy về lý thuyết, ông Quốc phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri Đồng Nai – những người đã ủy quyền cho ông thông qua lá phiếu bầu Quốc hội

Cử tri Đồng Nai bỏ phiếu cho ông Quốc chắc chắn có nhóm người hoạt động trong ngành sản xuất bia rượu, nhưng cũng có nhóm người chống việc tiêu thụ quá mức rượu bia. Vậy là đại biểu của một tập hợp cử tri trái chiều nhau về quan điểm, ông Quốc phải lựa chọn nói lên tiếng nói của nhóm nào ?

Như đã thấy, ông Quốc lựa chọn nhóm “cử tri rượu bia”! Việc đại biểu Quốc hội lựa chọn đại diện cho nhóm cử tri nào là chuyện của đại biểu Quốc hội. Không ai có quyền can thiệp, vì đó là lựa chọn chính trị của đại biểu

Nhưng trong trường hợp của ông Dương Trung Quốc, đó dường như là một lựa chọn rủi ro, bởi ông có thể có 1 vạn phiếu của “cử tri bia rượu” nhưng lại mất 1 triệu phiếu của cư tri chống bia rượu. Và điều này, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tái cử của ông trong nhiệm kỳ tới

Lobby chính sách: Không chỉ là thừa nhận


Mức độ rủi ro trong lựa chọn của ông Dương Trung Quốc còn tăng cao hơn khi ông là người đầu tiên (và rất có thể là người duy nhất trong Quốc hội) công khai thừa nhận mình đang lobby chính sách cho doanh nghiệp

Việc thừa nhận mình đang lobby cho doanh nghiệp sẽ làm yếu các quan điểm và lập luận của ông Dương Trung Quốc trong mắt các đại biểu khác cũng như trong mắt của cử tri

“Chí công vô tư” là một điều được đề cao trong văn hóa chính trị Việt Nam. Và với việc thừa nhận mình lobby cho doanh nghiệp, ông Quốc đã bị trừ không ít điểm

Tuy nhiên, xét trên góc độ thể chế, việc ông Dương Trung Quốc thừa nhận mình đang lobby lại là một tín hiệu tích cực cho văn hóa nghị trường. Bởi ít ra, nó giúp cử tri thấy rõ động lực làm chính sách của các vị đại biểu

Ở khía cạnh này, ông Dương Trung Quốc “quân tử” hơn vị đại biểu Quốc hội nào đó cũng lobby cho nhóm lợi ích nhưng ngấm ngầm và tỏ ra công tâm

Nhưng thừa nhận mới chỉ là bước khởi đầu. Sẽ là minh bạch hơn nếu ông Dương Trung Quốc cho biết ông có được hưởng lợi gì từ việc lobby cho doanh nghiệp hay không

Đây sẽ là một ví dụ rất điển hình để Quốc hội tham chiếu, từ đó xây dựng một bộ quy định về lobby chính sách, ngằm ngăn chặn việc thao túng, lũng đoạn chính sách ở Việt Nam

Một cơ chế tốt là cơ chế cho thấy ai đang đại diện cho nhóm nào và hưởng lợi gì từ nhóm đó. Cử tri cần được biết người được họ ủy quyền có đang nói lên ý chí và nguyện vọng của họ hay không. Cử tri cần biết để bỏ lá phiếu cho người xứng đáng với sự ủy quyền của họ

Đó mới thực sự là Quốc hội của dân, do dân và vì dân

Xuân Hải
 
Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói về lobby chính sách
– Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh nhấn mạnh pháp luật không cho phép dùng lợi ích vật chất để bóp méo ý kiến, lập luận của đại biểu Quốc hội để đại biểu để bảo vệ cho lợi ích của một nhóm nào đó

le-bo-linh-lobby-chinh-sach-vnf.jpg

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh

Quốc hội đang trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7. Trong tuần làm việc trước, một trong những vấn đề gây xôn xao dư luận đó là đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc công khai thừa nhận ông đang lobby (vận động hành lang/vận động chính sách) cho các doanh nghiệp rượu bia

Việc một đại biểu Quốc hội thừa nhận đang lobby cho doanh nghiệp đã đặt ra vấn đề nên hay không nên xây dựng một khung khổ pháp lý cho hoạt động lobby tại Việt Nam

VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với Phó tổng thư kí, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh về vấn đề này

- Ông có đánh giá như thế nào về hoạt động lobby chính sách ở nghị trường ?

Ông Lê Bộ Lĩnh: Đa phần các nước trên thế giới đều có khung pháp lý cho hoạt động lobby chính sách, vì ở họ có sự đấu tranh giữa các đảng phái

Nghị trường các nước là nơi thể hiện, đấu tranh quan điểm của các đảng nên pháp luật phải quy định để đảm bảo cho hoạt động lobby – hoạt động về thực chất là gây ảnh hưởng lên việc xây dựng chính sách pháp luật của một nhóm nào đấy

Ở ta thì không có quy định này. Ta chỉ tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội được tiếp cận với các nguồn thông tin khác nhau, để đại biểu có cơ sở tham gia xây dựng và quyết định các vấn đề chính sách

- Vậy theo ông, đã đến lúc Quốc hội Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý cho hoạt động lobby chưa ?

Hiện nay chúng ta chưa đặt ra vấn đề đó, vì Quốc hội của ta đặc thù

Như trên đã nói, Quốc hội ta chỉ xây dựng khung khổ pháp lý để cung cấp thông tin cho đại biểu, để đảm bảo đại biểu được tiếp cận các nguồn thông tin một cách cân bằng. Còn lại quyền quyết định là của đại biểu. Dĩ nhiên, quyết định của đại biểu vẫn phải dựa vào ý kiến của cử tri và tham vấn ý kiến của chuyên gia

Ta đang đi theo hướng đó, tức là tăng cường tham vấn công chúng, xây dựng cơ chế và các điều kiện để đại biểu Quốc hội tham vấn công chúng qua các kênh khác nhau, các nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt là với các vấn đề có những cơ sở khoa học chuyên sâu

Nhắc lại rằng vấn đề tham vấn công chúng và tương tác giữa đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan trọng. Chính cử tri đưa ra các ý kiến cho đại biểu Quốc hội. Và đại biểu Quốc hội thì phải tham khảo ý kiến của cử tri. Trước khi đại biểu đưa ra ý kiến của mình thì phải xem cử tri có đồng thuận hay không

Mỗi đại biểu Quốc hội là đại diện của cử tri khu vực bầu cử và cử tri cả nước nên việc tham khảo ý kiến cử tri là cần thiết

- Ông đã nói Việt Nam chưa đặt vấn đề xây dựng khung pháp lý cho hoạt động lobby nhưng thực tế thì đã có hoạt động này. Nếu không có khung khổ mà để xảy ra tiêu cực trong chuyện này thì sao ?

Đương nhiên pháp luật không cho phép bất cứ một tiêu cực nào, tức là anh dùng vật chất để bóp méo ý kiến, lập luận của anh để bảo vệ nhóm lợi ích nào đó. Cái đó ta đã có quy định chung. Không được phép bóp méo luật pháp vì lợi ích cá nhân

Thụy Khanh
 
“Cuộc chiến” ngày càng đắt đỏ
Hoạt động vận động hành lang (lobby) – vẫn được mệnh danh là “trò hối lộ hợp pháp” tại Mỹ đã đạt tới mốc kỷ lục. Trong năm 2018, chỉ riêng các tập đoàn truyền thông khổng lồ của Mỹ đã chi vào việc vận động hành lang cho các quyền lợi của mình hơn 80 triệu đôla, một kỷ lục mới trong lịch sử nước này

Cho dù hoạt động của các chuyên gia vận động hành lang được luật pháp Mỹ cho phép, nhưng các phương pháp tiến hành cũng như yêu sách của các công ty thuê mướn họ đang làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng báo động. Chẳng hạn như việc tổ chức những bữa ăn tối thịnh soạn có mời các chính trị gia sẽ tham gia bảo vệ quyền lợi cho các công ty đã trở thành “chuẩn mực” rất bình thường

Hậu quả kéo theo của tình trạng trên chính là sự gia tăng độc quyền, phá sản, kéo theo hàng triệu dân thường tại Mỹ trở thành nạn nhân. Ranh giới vô hình giữa bảo vệ quyền lợi và hối lộ chính trị trắng trợn tại Mỹ đang dần bị xóa nhòa…

Hối lộ hợp pháp

Các ông lớn truyền thông hàng đầu của Mỹ đang vung tay chi những số tiền rất lớn để vận động cho quyền lợi của mình trong giới chính trị gia cao cấp cũng như mua sự ủng hộ của các nhà làm luật

Đánh giá trên có được là nhờ kết quả nghiên cứu của Hãng tư vấn Comparitech, theo đó chỉ tính trong giai đoạn 1998-2018, giới kinh doanh truyền thông Mỹ đã chi tổng cộng 1,2 tỉ đôla cho việc vận động hành lang quyền lợi của mình. Số tiền chi cho các nhà làm luật trong quốc hội Mỹ cũng tăng lên nhanh chóng hàng năm

3d5986e3-4c10-4250-a952-fe67eff87227.jpg

Những người biểu tình phản đối chính sách lobby tại Washington vào năm 2011 trong khuôn khổ chiến dịch “Occupy Wall Street

Nếu như vào năm 2011, con số này chỉ ở mức dưới 71 triệu đôla, thì đến năm 2018 đã nhảy lên thành 80 triệu đôla, đạt tới mức kỷ lục trong lịch sử

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, việc vận động hành lang đơn giản chỉ là những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên ý kiến của công luận trong quá trình bầu cử hay trưng cầu dân ý. Nhưng trên thực tế, khái niệm này có thể là bất cứ trường hợp nào khi tiền được bỏ ra để tạo ảnh hưởng tới các nhà lập pháp hay quan chức tại địa phương hay liên bang

Chẳng hạn như tại Mỹ, khi giới kinh doanh bỏ tiền chi cho các hoạt động thẩm định pháp lý hay nghiên cứu để giúp các nghị sĩ giảm bớt gánh nặng trong việc soạn thảo các đạo luật cũng được coi là một hình thức lobby

Ngoài ra, khái niệm trên còn mở rộng với việc các công ty bỏ tiền tổ chức những bữa tiệc với các quan chức đại diện chính quyền, tổ chức những “hội nghị thông tin”, và tất nhiên cả việc ủng hộ tài chính trực tiếp cho các chính trị gia trong khuôn khổ các chiến dịch tranh cử

Tại Mỹ hiện nay đang có khoảng 50 thực thể chính thường xuyên bỏ tiền để vận động cho quyền lợi của mình, trong đó có 42 đại diện của giới kinh doanh, số còn lại là những tổ chức phi kinh doanh nhưng vẫn có nhu cầu gây ảnh hưởng tới chính sách

Chẳng hạn như Hiệp hội súng trường quốc gia Mỹ đã vung tiền chi cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump tới 32 triệu đôla, do lo ngại ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton trong trường hợp thắng cử sẽ xiết chặt việc kiểm soát buôn bán vũ khí. Đây cũng là mức đầu tư kỷ lục vào việc lobby của tổ chức này

“Cuộc chiến” ngày càng đắt đỏ

Tích cực hơn cả trong các hoạt động lobby là các tập đoàn truyền thông Mỹ. Chẳng hạn như những nhà khổng lồ như AT&T, Verizon và Comcast chỉ trong vòng 20 năm gần đây đã chi cho các chính trị gia số tiền lần lượt là 341, 265 và 200 triệu đôla

Một xu hướng khác của lobby được các công ty viễn thông tận dụng là để triệt hạ với các đối thủ cạnh tranh. Chính AT&T, Verizon và nhiều ông lớn khác đã tìm cách loại bỏ khỏi thị trường các đối thủ cạnh tranh có qui mô nhỏ hơn bằng cách bãi bỏ một số tiêu chí trong luật viễn thông có hiệu lực từ năm 1996

Cuộc chiến lobby gay gắt nhất được đánh giá đang diễn ra tại California, bang đông dân và giàu có nhất nước Mỹ với GDP riêng trong năm 2018 là 3.000 tỉ đôla

Tại bang này, cứ mỗi một nghị sĩ trung bình có tới 30 nhóm lobby chính thức chuyên làm nhiệm vụ vận động quyền lợi cho khách hàng. Đây không phải là tỉ lệ quá đặc biệt tại Mỹ nếu biết rằng, có tới 49 trong tổng cộng 50 bang của Mỹ có số chuyên gia lobby đăng ký chính thức còn nhiều hơn cả số lượng quan chức

Bang California đang chứng kiến cuộc đối đầu khá quyết liệt giữa nhiều ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh liên quan đến đạo luật của địa phương về tính bất khả xâm phạm tới cuộc sống riêng tư của công dân. Vấn đề là đạo luật ban hành từ năm 1972 này mới được bổ sung thêm một số điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ngăn chặn các công ty có thể tiếp cận và lợi dụng thông tin cá nhân trên Internet

Theo đó, người dân California phải có quyền được biết những thông tin nào về họ đang bị thu thập, bán lại hay tiết lộ v.v… Một phe trong trận chiến này - gồm có Comcast, AT&T, Verizon, Facebook và âGoogle - rất tích cực sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng khi bán quảng cáo, đã chính thức tuyên chiến với đạo luật trên

Trong khi một số ông lớn khác ở phe bên kia như Microsoft, Apple, Salesforce và một loạt các công ty khác lại ủng hộ và tuyên bố sẽ vận động để đạo luật trên có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu

Không chỉ dừng ở chuyện tuyên bố, cả hai bên đang rất tích cực lobby cho quyền lợi của mình liên quan đến đạo luật trên tại Nhà Trắng và Quốc hội. Điển hình như các ông lớn về truyền thông đã chi hàng triệu đôla để ủng hộ một số ứng cử viên của Đảng Cộng hòa cầm quyền nhằm ngăn chặn nguy cơ áp dụng đạo luật tại California trên khắp nước Mỹ, qua đó áp dụng một số điều khoản mang tính mềm dẻo hơn ở tầm cỡ liên bang

Đinh Linh
 
Mark Zuckerberg gặp Tổng thống Trump
Tổng thống Trump đăng tấm ảnh với Zuckerberg tại phòng Bầu dục lên Twitter kèm chú thích “cuộc gặp tốt đẹp”. Facebook cho biết nhà sáng lập đã có cuộc gặp mặt mang tính xây dựng với Tổng thống và không tiết lộ thêm thông tin

Ông Trump gần đây liên tục công kích Facebook, tố cáo mạng xã hội thiên vị Đảng Dân chủ. Công ty còn đối mặt với nhiều chỉ trích khác về vi phạm quyền riêng tư, hoạt động liên quan tới bầu cử và sự thống trị trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Nhiều chính trị gia và nhà lập pháp kêu gọi giám sát, quản lý chặt chẽ cũng như điều tra chống độc quyền với Facebook

Mặc comple và đeo cà-vạt khác hẳn với hình ảnh thường thấy, Zuckerberg gặp Thượng Nghị sỹ Josh Haweley, Tom Cotton và Mike Lee vào ngày thứ hai trong chuyến đi 3 ngày tới Washington. Ông còn ăn tối với các nhà lập pháp khác, trong đó có Thượng nghị sỹ Richard Blumenthal tối 18/9

Zuckerberg không trả lời câu hỏi của phóng viên khi di chuyển trên đồi Capitol. Ông sẽ gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy tại Hạ viện và Đại diện Doug Collins vào ngày 20/9, sau đó là một số nhân vật cấp cao khác của Đảng Dân chủ

Sau cuộc gặp, Hawley cho biết các cuộc thảo luận khá cởi mở. Ông hối thúc Facebook bán Instagram và WhatsApp để giới hạn thông tin cá nhân mà họ thu thập được về một người từ các nguồn khác nhau

Chuyến đi lần này của Mark Zuckerberg dường như để hòa giải với Quốc hội. Thượng Nghị sỹ Mark Warner của Đảng Dân chủ nhận xét có lẽ lãnh đạo Facebook hiểu được rằng họ và cả ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trong dài hạn nếu tiếp tục làm ngơ

Reuters
 
Hai công ty vận động hành lang tham gia hỗ trợ dự án Libra
Công ty Facebook đã thuê hai công ty vận động hành lang để thuyết phục các nhà lập pháp ủng hộ dự án tiền điện tử của mình

William Hollier, chủ tịch của công ty Hollier Associates LLC, đã bắt đầu vận động hành lang cho công ty mạng xã hội để thay đổi các chính sách về blockchain trong cuối tháng 8. Hollier làm việc cho Nghị sĩ Mike Crapo, lãnh đạo của Ủy ban Ngân hàng, hơn một thập kỷ kể từ năm 2003. Ngoài Faccebook, thì khách hàng của anh còn có Microsoft và Cộng đồng banker độc lập Hoa Kỳ

Michael Williams của Tập đoàn Williams đã bắt đầu lobby từ giữa tháng 7, theo tiết lộ của ông. Trước đây anh từng là giám đốc quản lý công ty Chứng khoán Suisse, và hiện anh có các khách hàng như là Hiệp hội Dịch vụ Tài chính Mỹ và hãng hàng không Delta AirLines

Facebook cùng với 27 đối tác khác hiện đang nỗ lực để ra mắt đồng tiền tệ kỹ thuật số có tên Libra mà theo các chuyên gia sẽ làm giảm thiểu chi phí và mở rộng kết nối đến hệ thống ngân hàng cho thế giới thứ ba (Các quốc gia đang phát triển hoặc chưa phát triển). Dự án đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các nhà lập pháp không chỉ tại Hoa Kỳ mà nhiều quốc gia trên thế giới

Bốn công ty khác đã đăng ký vận động hành lang cho Facebook về dự án tiền điện tử cùng các vấn đề liên quan trong hai tháng vừa qua, bao gồm John Collins của FS Vector, một công ty pháp chế và vận động hành lang đặt tại Washington. Collins là cực giám đốc của sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase

Bloomberg
 
Cựu giám đốc chính sách của Coinbase sẽ tham gia lobby cho Facebook
Cựu giám đốc chính sách tại sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase sẽ dẫn dắt công ty lobby chính cho Facebook giữa vô vàn khó khăn mà Libra gặp phải từ các nhà làm luật

Nền tảng dữ liệu được thu thập bởi ProPublica cho thấy FS Vector vừa đăng kí với Quốc hội ngày 23/8 rằng họ đã hợp tác với Facebook kể từ ngày 5/8 để làm việc về những chính sách liên quan đến blockchain

Dựa trên hồ sơ này, ông John Collins, một cái tên làm việc tại FS Vector, sẽ là người vận động hành lang cho Facebook. Theo như hồ sơ trên LinkedIn, ông Collins đã từng đảm nhiệm vai trò giám đốc chính sách tại Coinbase từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 1 năm 2016

Trước đó, ông từng là thành viên cấp cao của hội đồng Thượng viện về vấn đề Nhà ở và Công tác Chính phủ. Đồng thời, ông từng tham gia quá trình điều trần với tiền điện tử và blockchain vào năm 2013

Nỗ lực vận động hành lang này đến vào thời điểm Facebook đang gặp nhiều sức ép từ các nhà làm luật với kế hoạch phát hành đồng Libra và biến đây thành công cụ thanh toán

Ngay trong Chủ nhật qua, chủ tịch Hội đồng Dịch vụ Tài chính Hạ viện Maxine Waters đã cho biết bà vẫn còn rất “cẩn trọng” với dự án tiền điện tử này của Facebook

Bà Waters đã yêu cầu trì hoãn quá trình tiến triển của đồng coin này vài ngày sau khi Facebook có bước đi đầu tiên vào tháng 6

Đây không phải là lần đầu tiên Facebook thuê một người vận động hành lang và bên thứ ba làm việc với những chính sách liên quan đến blockchain

Politico đưa tin trong tháng trước rằng Facebook đã chi 7,5 triệu USD năm nay cho nỗ lực lobby hỗ trợ Libra. Những cái tên hợp tác có thể kể đến là Sternhell Group, Cypress Group và công ty luật Davis Polk

Nền tảng dữ liệu được thu thập bởi ProPublica cũng cho thấy Facebook đã hợp tác với công ty lobby Off Hill Strategies và công ty luật Bryan Cave Leighton Paisner trong tháng 6 để tập trung cho những vấn đề chính sách này
 
Vua hàng hiệu kể chuyện 'lobby'
Cách nay 35 năm, đang ở Mỹ, đột nhiên ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận được cuộc điện thoại từ một quan chức cao cấp của Việt Nam chuyển lời mời về thăm quê hương

jonathan-hanh-nguyen.png

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - người tiên phong mở đường bay cho Việt Nam trong thập niên 1980

“Niềm vui của người con xa xứ đằng đẵng cả chục năm đã khiến tôi nhận lời mời với suy nghĩ đơn giản: muốn được một lần đặt chân về đất nước”, ông nói

Không đầy một tuần sau, ông có mặt tại sân bay Bangkok rồi về Việt Nam. Khi máy bay vào không phận Việt Nam, bắt đầu hạ độ cao xuống sân bay, trong lòng ông dấy lên cảm xúc khó tả. Những mái nhà tôn rách nát, những vết tích chiến tranh vẫn còn hiện diện đâu đó và toát lên vẻ nghèo nàn, xác xơ

Tất cả là một khung cảnh tiêu điều chứ không ngập tràn những ngôi nhà cao tầng, xe đi như mắc cửi giống ở Thái Lan hay các nước phương Tây

Chưa hết, khi đặt chân xuống sân bay, đi dạo thành phố thì quán xá, hàng ăn uống không có; đến 6 giờ tối, thành phố chìm trong bóng tối vì hồi đó điện cúp liên miên

Về đến Việt Nam, ông Hạnh ngay lập tức được chở thẳng đến gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tại đây, ông Phạm Văn Đồng đã trao đổi với ông Hạnh 2 điểm

(1) Đất nước còn khó khăn, Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào góp sức xây dựng đất nước

(2) Ông Đồng trao riêng cho ông Hạnh nhiệm vụ đặc biệt, đó là tìm cách mở đường bay trực tiếp ra các nước phương Tây

Lùi về thập niên 80, khi đất nước mới kết thúc chiến tranh, Mỹ còn cấm vận, đường bay của Việt Nam hầu hết chỉ đến các nước Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc. Còn lại, đường bay ra các nước tư bản hoàn toàn trắng; muốn bay sang phương Tây, chỉ có đường bay quá cảnh tại Bangkok

“Về nước có một cảm giác khó tả. Khi nhìn thấy nền kinh tế chật vật, khó khăn quá, trong lòng tôi có một sự thôi thúc phải làm gì đó để đóng góp cho đất nước”, ông Hạnh cho biết

Vì thế, ông Hạnh nhận lời dù biết nhiệm vụ cực kì khó khăn, vì khi đó Philippines đang áp dụng chế độ thiết quân luật. Tổng thống Ferdinand Marcos từng khẳng định không có lí do gì để chấp nhận mở đường bay cả. Ai trái lệnh sẽ bị bắt nhốt

“Năm đó tôi 34 tuổi. Tôi còn quá trẻ để làm chuyện lớn, nhưng tôi cảm nhận được sự quan trọng đằng sau quyết định này nên tôi dám nhận lấy việc khó, tìm hiểu kĩ càng và quyết tâm hoàn thành”, ông Hạnh kể

Thủ tướng Phạm Văn Đồng rõ ràng biết đặt nhiệm vụ đúng người. Ông Hạnh là dân học về hàng không và có thời gian làm việc cho hãng Boeing (Mỹ). Nhưng quan trọng nhất, vợ đầu của ông là người Philippines có họ hàng liên quan đến Tổng thống Ferdinand Marcos. Điều này giúp ông thuận lợi hơn để “lobby” (vận động nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó), xúc tiến mở đường bay Việt Nam - Philippines

“Thời điểm đó, Mỹ vẫn còn cấm vận Việt Nam nên không dễ Philippines cấp phép. Luật sư tư vấn nói nếu mở đường bay thương mại, Mỹ sẽ can thiệp. Do đó, tôi phải lách luật, tôi xin bay với lí do chở hàng nhân đạo”, ông Hạnh nhớ lại

Cuối cùng, ông Hạnh cũng hoàn thành sứ mệnh được giao. Đường bay quốc tế Việt Nam - Philippines chính thức được phê duyệt vào ngày 4/9/1985. Và 5 ngày sau, Việt Nam đã thực hiện chuyến bay đầu tiên đến Philippines, mở ra cánh cửa đầy hứa hẹn và nhiều tiềm năng cho đất nước

Thời gian đầu tiên đường bay mới mở, Việt Nam chứng kiến hàng hóa nhập khẩu từ các nước phương Tây bắt đầu có mặt trở lại Việt Nam

Do hàng hóa vẫn còn khan hiếm, ông Hạnh nhớ lại, nhiều khách sạn có máy lạnh, nhưng phải ngưng hoạt động, vì hết gas. Ông Hạnh phải chở gas phục vụ hệ thống lạnh cũng từ đường bay này. “Chở gas trên máy bay như “ôm bom”, ông nói

Tuy nhiên, mở đường bay là một chuyện nhưng duy trì đường bay lại là chuyện khác. Ông Hạnh vẫn còn nhớ ông Đồng nhắc đi nhắc lại “Cháu cố gắng giữ đường bay” bởi vì thời điểm đó, visa đi lại khó khăn, không có mấy hành khách bay trên tuyến này. Suy tính chuyện duy trì đường bay, ông Hạnh cho biết ông phải lấy hàng hóa bù vào những chuyến bay ít khách, dù Nhà nước cũng hỗ trợ dồn các đầu mối hàng hóa về tuyến bay này

“Nhưng vẫn lỗ, vì chiều bay từ Việt Nam sang Philippines toàn bay rỗng. Mấy năm đầu, để giữ được đường bay, tôi lỗ mất 5 triệu USD, nhưng đến nay đường bay đã phát huy hiệu lực”, ông Hạnh nói. Nhờ những chuyến bay bắt đầu này, Việt Nam dần dần bắt tay với các nước trên thế giới, hội nhập quốc tế, mở rộng đường bay sang Nhật, Hàn Quốc, Singapore... và nhiều nước hơn sau này

Câu chuyện của vua hàng hiệu từ 25 năm trước vẫn còn là kinh nghiệm quý cho những ai làm doanh nhân: dám lãnh nhận khó khăn, quyết tâm thành công vì mục đích phụng sự xã hội, cộng đồng

Minh Phương
 
Chính phủ muốn chuyển 8 dự án cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công
- Chính phủ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi 8 dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ đầu tư theo hình thức công-tư (PPP) sang đầu tư công

4b8b0_anh_77112.jpg

Tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là một đoạn của cao tốc Bắc - Nam đã đưa vào khai thác

Đề xuất này được nêu trong thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19

Hai vấn đề đáng chú ý nhất trong thông báo kết luận này là chưa chưa xem xét, đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và đề xuất chuyển 8 dự án cao tốc Bắc – Nam từ đầu tư công – tư (PPP) sang đầu tư công

Cụ thể, Chính phủ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi 8 dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ từ đầu tư PPP sang đầu tư công

Đồng thời, bố trí mức vốn từ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 cho dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và đường cất hạ cánh; đường lăn của 2 sân bay là Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Chính phủ cũng đề xuất cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (kèm theo cắt giảm 5% so với dự toán) khi triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Theo Bộ GTVT, 8 dự án cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) có tổng mức đầu tư 88.234 tỉ đồng (vốn BOT 51.702 tỉ đồng, vốn Nhà nước 36.532 tỉ đồng) đều đang trong quá trình sơ tuyển nhà đầu tư

Bộ GTVT đánh giá, việc xây dựng 8 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) hiện đang gặp nhiều khó khăn do nhà đầu tư khó vay được vốn ngân hàng. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất chuyển một số dự án đầu tư PPP sang đầu tư công. Tuy nhiên, trước bối cảnh cần đẩy mạnh đầu tư công Chính phủ đề xuất chuyển sang đầu tư công cả 8 dự án

Cùng với việc chuyển đổi các dự án sang đầu tư công, để giải quyết những khó khăn hiện nay, Chính phủ sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch Covid-19. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu giải ngân 100% số kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020. Cần có biện pháp và chế tài mạnh trong triển khai thực hiện

Ngoài ra, Chính phủ cũng thúc đẩy mạnh đầu tư tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài. Triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tín dụng, giải quyết nhanh thủ tục hành chính, sớm thực hiện việc gia hạn, giảm thuế, phí liên quan cho doanh nghiệp, hỗ trợ các sản phẩm trong nước, xúc tiến và mở rộng các thị trường xuất khẩu

Lê Anh
 
Intimex là "ai" mà thắng lớn trong cuộc đua mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo giữa đêm
- Cuộc đua đăng ký mở tờ khai hải quan xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4-2020 đã khép lại với kết quả có 399.999,73 tấn gạo đã được đăng ký. Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) đã đăng ký được 96.234 tấn, chiếm gần 25%


fea6a_untitled.jpg

Intimex Group đã giành thắng lớn trong cuộc đua bán 400.000 tấn gạo trong tháng 4-2020

Một nguồn tin là doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long xác nhận với TBKTSG Online rằng, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex đã đăng ký được 96.234 tấn, chiếm gần 25% tổng khối lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4-2020

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho phép xuất khẩu 400.000 tấn vào ngày 10-4-2020, Bộ Công Thương cũng đã có quyết định 1106/QĐ-BCT ngày 10-4 về công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4-2020. Trong đó, có quy định về việc thương nhân đăng ký hải quan và các quy định khác liên quan và tất cả những nội dung tại quyết định này được thực hiện từ 0 giờ ngày 11-4-2020

Thực hiện nội dung nêu trên, Tổng cục Hải quan cho biết, đơn vị này mở cổng đăng ký tờ khai từ 0 giờ đến 19 giờ 34 phút ngày 12-4, thì đã có 399.999,73 tấn gạo có doanh nghiệp mở tờ khai như nêu ở trên

Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex do ông Đỗ Hà Nam làm chủ tịch và ông Nam hiện giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Phó chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA)

Thông tin công bố công khai trên website của Intimex Group cho thấy, trên cơ sở cổ phần hóa chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu (XNK) Intimex tại TPHCM thành lập vào năm 1995 trực thuộc Công ty XNK Intimex (Bộ Công Thương), Công ty cổ phần XNK Intimex tại TPHCM đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-7-2006. Năm 2011, đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group)

Đến nay, Intimex Group có trên 900 lao động, vốn điều lệ là 223 tỉ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ/năm và doanh thu hàng năm đạt trên 40 nghìn tỉ đồng

Trung Chánh
 
Ấn Độ trở thành thỏi nam châm hút tiền của các 'ông lớn' công nghệ Mỹ
– Kể từ đầu năm đến nay, các tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ Mỹ đã đầu tư và cam kết đầu tư khoảng 17 tỉ đô la Mỹ vào Ấn Độ, tập trung vào các công ty con thuộc Tập đoàn Reliance Industries của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani

5479d_anh_bai_1.jpg

Kênh truyền hình ET Now (Ấn Độ) cho biết Tập đoàn Amazon của tỉ phú Jeff Bezos đang đàm phán để mua 9,9% của chuỗi bán bán lẻ lớn nhất Ấn Độ Reliance Retail của tỉ phú Mukesh Ambani

Dồn dập rót tiền vào Ấn Độ

Hôm 23-7, kênh truyền hình ET Now (Ấn Độ) dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Amazon đang đàm phán để mua 9,9% của chuỗi bán bán lẻ lớn nhất Ấn Độ Reliance Retail của tỉ phú Mukesh Ambani

Reliance Retail, được thành lập năm 2006, là công ty con của Tập đoàn Reliance Industries. Chuỗi bán lẻ này đang phục vụ 3,5 triệu khách hàng mỗi tuần thông qua mạng lưới 10.000 cửa hàng bán lẻ ở 6.500 thành phố và thị trấn trên khắp Ấn Độ. Giới quan sát định giá Reliance Retail khoảng 35-40 tỉ đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là nếu đàm phán thành công, Amazon có thể chi khoảng 3,5-4 tỉ đô la Mỹ để nắm giữa gần 10% cổ phần của Reliance Retail

Hồi đầu năm nay, tỉ phú Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, cho biết sẽ đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ vào các hoạt động tại Ấn Độ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này giúp họ tiếp cận khách hàng trực tuyến.
Động thái mới nhất của Amazon là một phần trong làn sóng đầu tư vào Ấn Độ của các ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ trong năm nay

Hôm 15-7, Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries,cho biết Google đồng ý chi 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua 7,73% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms, một công ty con khác của Reliance Industries

Khoản đầu tư này của Google sẽ được thực hiện thông qua Quỹ Google vì số hóa Ấn Độ, chỉ vừa ra mắt hai ngày trước đó. Theo Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google, quỹ này sẽ đầu tư 10 tỉ đô la Mỹ vào thị trường đông dân thứ hai thế giới trong 5-7 năm tới

Ông nói Google sẽ tập trung đầu tư vào bốn lĩnh vực: cải thiện sự tiếp cận các ứng dụng và dịch vụ của Google bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ở Ấn Độ; phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới phục vụ người dùng internet Ấn Độ; hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương bước vào thế giới trực tuyến và sử dụng công nghệ để thúc đẩy các vấn đề xã hội bao gồm y tế và giáo dục ở Ấn Độ

Khoản đầu tư của Google vào Jio Platforms là một trong những trường hợp hiếm hoi ‘ông lớn’ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến này chung tay với đối thủ Facebook hỗ trợ một công ty. Hồi tháng 4, Facebook thông báo chi 5,7 tỉ đô la để nắm giữ 9,99% cổ phần của Jio Platforms. Hôm 22-5, Quỹ đầu tư toàn cầu KKR (Mỹ) cũng cho hay đã thương lượng thành công thương vụ mua 2,32% cổ phần của Jio Platforms với giá 1,5 tỉ đô la

Quy mô và các nguồn đầu tư trên có thể sẽ không xảy ra, nếu không muốn nói là không thể hình dung được cách đây vài tháng khi tất cả các công ty công nghệ đang xung đột với các cơ quan quản lý Ấn Độ và các lãnh đạo ngành công nghệ phương Tây bị đối xử lạnh nhạt trong các chuyến thăm New Delhi

Kể từ đó, đã có rất nhiều thay đổi. Đại dịch Covid-19 tác động đặc biệt nặng nề đến nền kinh tế Ấn Độ. Hục hặc ngoại giao giữa Ấn Độ với Trung Quốc lan sang lĩnh vực công nghệ, khiến New Delhi chuyển sang nghi kỵ các công ty công nghệ Trung Quốc

Làn sóng đầu tư của các công ty công nghệ Mỹ vào Ấn Độ cũng làm nổi rõ những lợi thế rõ ràng của nước này từng được nói đến trong nhiều năm qua: Nền kinh tế số hóa Ấn Độ với 700 triệu người dùng internet và gần 500 triệu người khác vẫn chưa tiếp cận thế giới trực tuyến, là ‘phần thưởng’ quá lớn khiến các ‘ông lớn’ công nghệ không thể phớt lờ lâu hơn được

“Mọi người tin rằng trong dài hạn, Ấn Độ sẽ trở thành một thị trường tốt và các quy định quản lý của nước này sẽ khá công bằng và minh bạch”, Jay Gullish, Giám đốc chính sách công nghệ ở Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn, nói

24d9f_anh_bai_2.jpg

Hôm 15-7, Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries, cho biết Google đồng ý chi 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua 7,73% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms

Yếu tố Trung Quốc thúc đẩy hợp tác công nghệ Ấn-Mỹ

Phần lớn công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon (Mỹ) bị Trung Quốc ‘cấm cửa’ trong nhiều năm qua, một phần là vì cơ chế kiểm duyệt khổng lồ của Bắc Kinh, hay còn gọi là “Vạn lý Tường lửa”

Một đạo luật an ninh quốc gia mới và gây nhiều tranh cãi vừa được Bắc Kinh ban hành và áp đặt ở Hồng Kông có thể khiến các công ty công nghệ Mỹ không còn mặn mà với thị trường này

Luật mới trao cho nhà chức trách Hồng Kông thẩm quyền rộng lớn để quản lý các nền tảng công nghệ, bao gồm hạn chế tiếp cận các dịch vụ của họ hoặc ra lệnh họ gỡ bỏ những bài viết đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc

Sau khi luật này có hiệu lực hồi đầu tháng 7, Facebook, Google và Twitter cho biết họ sẽ dừng chia sẻ dữ liệu với chính quyền Hồng Kông. “Ngày càng khó làm ăn với Trung Quốc. Cộng đồng công nghệ có một cảm nhận ngày gia tăng rằng làm ăn với Trung Quốc là phải chấp nhận thỏa hiệp về các chuẩn mực đạo đức”, Mark Lemley, Giám đốc chương trình luật pháp, khoa học và công nghệ ở Đại học Stanford (Mỹ), nói

Thái độ nghi kỵ của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc tiếp tục dâng cao. Gần đây, Tổng thống Donald Trump nói rằng chính quyền ông đang xem xét cấm ứng dụng tạo và chia sẻ video TikTok của Công ty công nghệ ByteDance (Trung Quốc) ở Mỹ. Các quan chức Mỹ lo ngại ứng dụng video TikTok có thể thu nhập dữ liệu cá nhân của người Mỹ hoặc kiểm duyệt các thông tin bị Bắc Kinh xem là nhạy cảm

Lệnh cấm đó, nếu được thực hiện, sẽ là một động thái càng khiến Mỹ xích lại gần hơn nữa với Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc hồi tháng trước sau vụ xung đột biên giới Ấn-Trung, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, dẫn đến làn sóng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc ở Ấn Độ

Dù các hãng smartphone Trung Quốc đang thống trị thị trường Ấn Độ và hầu hết các startup lớn nhất Ấn Độ đều nhận được các khoản vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc, các căng thẳng gần đây giữa hai nước có thể củng cố mối quan hệ công nghệ lâu đời giữa Ấn Độ với Mỹ

Hàng ngàn kỹ sư công nghệ Ấn Độ đang làm việc ở Thung lũng Silicon và các nhân tài Ấn Độ đang nắm các chức vụ lãnh đạo cao nhất ở Google, Microsoft và nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ

Khi các công ty công nghệ Mỹ đang nhắm đến thị trường Ấn Độ, tỉ phú Mukesh Ambani, đang đóng vai trò ‘người gác cổng’ hiếu khách. Hầu hết các khoản đầu tư của các công ty công nghệ Mỹ vào Ấn Độ trong năm nay đều chảy vào các công ty thuôc quyền kiểm soát của tỉ phú Mukesh Ambani

Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms, đơn vị thành viên của Tập đoàn Reliance, đã huy động được hơn 20 tỉ đô Mỹ kể từ cuối tháng 4 từ các công ty, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tư quốc gia đang tìm cách sử dụng Jio Platforms như là con đường nhanh nhất để tiến vào nền kinh tế số hóa khổng lồ của Ấn Độ

Công ty viễn thông Reliance Jio, đơn vị thành viên của Jio Platforms, ra mắt mạng di động vào năm 2016 và nhanh chóng thu hút gần 400 triệu thuê bao. Tỉ phú Ambani đang muốn biến Jio Platforms thành một hệ sinh thái công nghệ khổng lồ, hoạt động khắp các lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán số, dịch vụ phát sóng trực tiếp, thậm chí dịch vụ hội nghị video trực tuyến giống Zoom

“Giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ không thể xâm nhập vào ‘Vạn lý Tường lửa’ của Trung Quốc nhưng dễ dàng tiến vào ‘bức tường phí’ khổng lồ tạo ra bởi Jio Platforms, và tất cả những gì họ làm là trả cho Reliance Industries ‘phí cầu đường’ để tiến vào’, Ravi Shankar Chaturvedi, Giám đốc nghiên cứu Viện Kinh doanh toàn cầu thuộc Đại học Tufts (Mỹ), nói

Khánh Lan
 
Philippines bật đèn xanh cho ngân hàng số
Trong một động thái thúc đẩy các dịch vụ tài chính trên nền tảng số hóa vốn đang tăng trưởng bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á, Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) hôm 26-11 công bố khung quy định, cho phép thành lập các ngân hàng chỉ giao dịch trực tuyến

50687_anh_bai.jpg

Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) đang bắt đầu tiếp nhận đơn xin cấp phép thành lập ngân hàng số

Thông báo của BSP xác định ngân hàng số là một hạng mục ngân hàng riêng biệt, chỉ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính được xử lý từ đầu đến cuối thông qua nền tảng số và các kênh giao dịch điện tử

Theo các quy định dự thảo của BSP, các ngân hàng số phải có vốn tối thiểu 1 tỉ peso (20,8 triệu đô la Mỹ). Mức vốn tối thiểu này có thể cao hơn tùy theo kết quả thẩm định hồ sơ rủi ro của họ

Họ sẽ được phép cung cấp các dịch vụ như ở các ngân hàng truyền thống đồng thời có thể cung cấp thêm các dịch vụ mang tính sáng tạo hơn. Họ không được phép thành lập các chi nhánh giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, họ phải vận hành một văn phòng trụ sở ở Philppines để quản lý và hỗ trợ các hoạt động bao gồm xử lý khiếu nại của khách hàng

Các cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp phi ngân hàng được phép nắm giữ đến 40% cổ phần có quyền biểu quyết ở ngân hàng số, trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài có thể nắm giữ 100% cổ phần biểu quyết

BSP ghi nhận các ngân hàng số hóa cũng chịu các rủi ro tài chính giống như ở các ngân hàng truyền thống đồng thời đối mặt với rủi ro cao hơn về an ninh mạng và rửa tiền. Do vậy, các ngân hàng số sẽ phải tuân thủ các quy định kiểm soát rủi ro vốn đang áp dụng cho các loại hình ngân hàng khác. Các quy định này có thể điều chỉnh để phù hợp với mô hình kinh doanh và hồ sơ rủi ro của họ

Thống đốc BSP, Benjamin Diokno cho biết sự xuất hiện của ngân hành số sẽ giúp thúc đẩy phổ cập tài chính (financial inclusion) ở Philippines, nơi chỉ có khoảng 30% dân số có tài khoản ở các ngân hàng truyền thống

Ông nói: “Chúng tôi xem những ngân hàng này là các đối tác bổ sung trong nỗ lực thúc đẩy hiệu quả thị trường và mở rộng sự tiếp cận của người dân Philippines đối với một loạt dịch vụ tài chính, đưa chúng tôi đến gần hơn mục tiêu chuyển ít nhất 50% tổng giao dịch thanh toán lẻ sang kênh số hóa và 70% người trưởng thành ở Philippines có tài khoản giao dịch ở ngân hàng vào cuối năm 2023”

Ông cho hay BSP bắt đầu tiếp nhận các đơn xin cấp phép thành lập ngân hàng số. Ông nói BSP sẽ xem xét cấp phép cho các ứng viên có sức mạnh tài chính đầy đủ, chuyên môn công nghệ về quản lý và quản trị rủi ro hiệu quả

Hiện nay, hai ngân hàng nước ngoài CIMB (Malaysia) và ING (Hà Lan) đã ra mắt các nền tảng ngân hàng số ở Philippines

Khách hàng đăng ký tài khoản ở hai nền tảng này được hưởng các quyền lợi như không bị tính phí chuyển tiền, phí thường niên và không bị đòi hỏi số dư tối thiểu

Mohamed Keraine, Giám đốc bộ phận bán lẻ của chi nhánh ING tại Phillipines, cho biết giữa lúc đại dịch Covid-19 làm gia tăng nhu cầu tiếp cận dễ dàng các nguồn quỹ khẩn cấp, ngày càng có nhiều người Philippines muốn gửi tiền tiền tiết kiệm của họ vào các ngân hàng số đang cung cấp lãi suất cao hơn so với ngân hàng truyền thống

Hồi tháng 7, Ngân hàng LANDBANK của chính phủ Philippines cũng khai trương ngân hàng số OFBank để phục vụ nhu cầu gửi tiền của kiều bào Philippines ở nước ngoài. Bộ Tài chính Philippines cho biết trong vòng 100 ngày sau khi ra mắt, Ngân hàng OFBank đã có hơn 12.500 tài khoản của kiều bào Philippines ở 55 nước và vùng lãnh thổ được mở

Tại Đông Nam Á, Singapore là nước đầu tiên sẽ cấp phép cho các ngân hàng số vào cuối năm nay. Dự kiến, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) sẽ cấp 5 giấy phép cho những ứng cử viên sáng giá nhất từ danh sách 14 ứng cử viên đã chọn lọc, bao gồm Tập đoàn tài chính Ant Group của tỉ phú Jack Ma, hãng gọi xe Grab, hãng viễn thông Singtel, Tập đoàn Sea (công ty mẹ của Shopee)

Báo cáo chung của Hiệp hội Công nghệ tài chính Singapore, hãng tư vấn BCG và Công ty công nghệ tài chính Finastra, công bố hồi đầu tháng 11, nhận định tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng số ở Đông Nam Á là rất lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của khu vực này và quy mô dân số 540 triệu người, chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu

Báo cáo ghi nhận một bộ phận dân số lớn ở Đông Nam Á chưa tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và điều này tạo ra cơ hội lớn cho các ngân hàng số. Báo cáo cho biết trong thập kỷ qua, số lượng ngân hàng số hóa trên toàn cầu đã tăng vượt 200, thu hút vốn đầu tư tổng cộng 15 tỉ đô la Mỹ. Khoảng 20% các ngân hàng này có trụ sở đặt ở châu Á-Thái Bình Dương
 
Amazon thuê anh trai cố vấn tranh cử của Joe Biden
Anh trai của Steve Ricchetti, một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống đắc cử Joe Biden vừa ký hợp đồng cùng Amazon

Theo CNBC, Jeff Ricchetti gần đây đã ký hợp đồng vận động hành lang với Amazon Web Services, nền tảng đám mây của Amazon và là công ty con của gã khổng lồ công nghệ

Ricchetti đã đăng ký vận động hành lang cho Amazon Web Services từ ngày 13/11, chỉ một tuần sau khi ông Biden được dự đoán sẽ đánh bại Tổng thống Donald Trump

Một người quen của anh em nhà Ricchetti nói, họ luôn cố gắng giữ cuộc sống riêng tư và công việc tách biệt và Jeff Ricchetti sẽ không bao giờ vận động Steve Ricchetti

106815555_1608726229106_gettyimages_1230265615_jr11528.jpeg

Anh trai cố vấn của ông Biden được Amazon thuê từ ngày 13/11

"Jeff chưa bao giờ và sẽ không bao giờ vận động hành lang cho Steve hay bất cứ khách hàng nào của em trai mình. Steve cũng không giữ vai trò nào trong công việc kinh doanh của anh trai kể từ khi bán cổ phần của mình trong công ty vào năm 2012", nguồn tin giấu mặt nói

Lập trường cứng rắn của Tổng thống tân cử Biden về Amazon gồm lời kêu gọi công ty bắt đầu đóng thuế

Ông Biden trả lời Squawk Box vào tháng 5: “Bất cứ công ty nào kiếm được hàng nghìn tỷ đôla cũng phải đóng thuế"

Jeff Ricchetti sẽ vận động hành lang Amazon về các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 và việc thực hiện Đạo luật CARES. Các dấu hiệu này cho thấy, Amazon đang trên đà mở rộng lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe được gọi là Amazon Care

Amazon là khách hàng mới nhất của Jeff Ricchetti kể từ khi ông Biden chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020

Jeff cũng đăng ký vận động hành lang cho Evofem Biosciences vào ngày 15/11, vài ngày sau khi anh chính thức ký hợp đồng cùng Amazon

Các chính sách y tế liên bang liên quan đến bảo hiểm cho dịch vụ tránh thai sẽ được Ricchetti tập trung

5fa7f8c3f7d1cb0019e3a6a8.jpeg

Amazon từng thuê những người thân cận với ông Donald Trump để vận động hành lang


Đây được coi là một trong những động thái mới nhất của Amazon, bắt đầu chuẩn bị cho việc ông Biden tiếp quản Nhà Trắng thời gian tới

Theo Reuters, hai quan chức của Amazon cũng đang làm việc trong nhóm đánh giá của Biden. Các giám đốc điều hành Amazon được cho đang thúc đẩy vai trò đồng minh trong chính quyền Biden

Vào thời ông Trump, Amazon đã thuê những người thân cận với tổng thống để vận động hành lang. Một trong đó là Jeff Miller, người gây quỹ lâu năm cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump

Amazon và Jeff Ricchetti từ chối bình luận về thông tin của CNBC

Thanh Hoa
 
Top