What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tầm nhìn quốc gia 2045

LOBBY.VN

Administrator
Thủ tướng lần đầu công bố tầm nhìn quốc gia 2045
Lần đầu tiên chia sẻ chi tiết về tầm nhìn quốc gia năm 2045, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Bộ KH&ĐT đóng vai trò tham mưu, hiến kế chính sách để đạt được mục tiêu đề ra

Chọn Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là đơn vị đầu tiên đến làm việc trong năm mới Kỷ Hợi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói chuyện với hàng trăm cán bộ chủ chốt của bộ này

Trong bài phát biểu gần 2 giờ đồng hồ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lần đầu tiên tiên công bố tầm nhìn quốc gia năm 2045. Một số mục tiêu của Việt Nam năm 2045 đã từng được Thủ tướng nêu tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII

123_zing.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tầm nhìn Việt Nam 2030, 2045

“Đến những năm 2030, Việt Nam hướng tới một xã hội khá thịnh vượng, thuộc nhóm có thu nhập trung bình cao. Nền kinh tế thị trường đã phát triển hơn trong nước sẽ do khu vực tư nhân dẫn dắt, có khả năng cạnh tranh, và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói

Ông nhấn mạnh các tập đoàn, cho dù là tư nhân hay Nhà nước, vào năm 2045 đều tuân thủ những kinh nghiệm và nguyên tắc tốt có giá trị toàn cầu về quản trị doanh nghiệp khách quan, hoạt động trên một sân chơi bình đẳng đối với tất cả bên liên quan

Các ngành công nghiệp hiện đại và nền kinh tế dựa trên tri thức sẽ phát triển mạnh, được đặt trong một mạng lưới hiệu quả và được kết nối tốt tại các thành phố hiện đại, nơi mà các chính sách đô thị và nông thôn sẽ được đồng bộ chặt chẽ

Những đô thị như Hà Nội và TP.HCM sẽ tương tác với nền kinh tế toàn cầu và đảm bảo tính đa dạng đô thị, nhờ đó khuyến khích học tập, sáng tạo và phát triển sản phẩm mới, kết nối mọi người và doanh nghiệp trên thế giới

GDP bình quân đầu người 2030 đạt ít nhất 18.000 USD (theo giá PPP năm 2011), tương đương với Malaysia vào năm 2010. Khi đó trên 50% dân số Việt Nam sống ở khu vực đô thị. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ở mức hơn 90% và đóng góp hơn 70% việc làm. Tỷ trọng của khu vực tư nhân trong GDP ít nhất là 80%. Chỉ số phát triển con người theo Liên Hợp Quốc (HDI) đạt ít nhất 0,7

Về tầm nhìn đến 2045, Thủ tướng mong muốn: “Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển. Dân tộc chúng ta không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới; khả năng con người Việt Nam không hề kém hơn so với dân tộc khác; lòng yêu nước của chúng ta không hề thua kém họ”

34_zing.jpg

Bộ KH&ĐT là bộ ngành đầu tiên mà Thủ tướng đến thăm trong năm mới Kỷ Hợi

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, hạnh phúc, gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, nơi người dân có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới; trở thành một quốc gia có nền kinh tế tri thức cạnh tranh, nằm trong 20 quốc gia đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng như chỉ số về môi trường kinh doanh thuận lợi

Ngoài ra, nền kinh tế với thu nhập tốt và đa dạng hóa các nguồn thu nhập; công nghiệp theo hướng hiện đại, khu vực nông nghiệp giảm xuống dưới 10% với nền sản xuất hiện đại mang tính công nghiệp, không còn ranh giới nông nghiệp thuần túy. Việt Nam hướng đến quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Xây dựng quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe con người đẳng cấp thế giới, đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho 100% người dân với chất lượng cao; phát triển hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trên cả nước, nằm trong 20 nước có dịch vụ y tế tốt nhất thế giới

Ngoài ra, chỉ số HDI nằm trong nhóm 30 nước có chỉ số phát triển nhất thế giới, xây dựng gia đình văn hóa, tăng cường liên kết cộng đồng, Việt Nam trở thành một xã hội văn minh, hiện đại, tiếp tục phát huy thành quả của giai đoạn phát triển trước đến năm 2030

32.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Bộ KH&ĐT là cơ quan tham mưu của Chính phủ

Thách thức cho Việt Nam và yêu cầu hiến kế với Bộ KH&ĐT

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu lên một số thách thức với Việt Nam trong thời gian tới. Ông nhấn mạnh chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại, sụt giảm kinh tế toàn cầu. Ngoài ra còn có tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hụt hơi phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam bởi đó là đối tác thương mại lớn nhất…

Thách thức tiếp theo là nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nhiều vấn đề tiêu cực thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội nổi lên, chênh lệch giàu nghèo, nhân khẩu học, già hóa dân số, chênh lệch vùng miền…

“Những thách thức là những bài toàn lớn đặt ra. Bộ KH&ĐT hãy hiến kế để các mục tiêu KTXH tạo ra bứt phá, không những năm nay mà còn các khâu các cấp, các ngành trong năm nay và các năm tiếp theo. Bộ KH&ĐT phải dẫn đầu”, Thủ tướng nói

Ghi nhận vai trò "tiên phong đi trước, nắm bắt cơ hội cho đất nước", của Bộ KH&ĐT, ông đề nghị cơ quan này huy động mọi nguồn lực đánh giá và định hướng chiến lược các lĩnh vực cải cách, đổi mới và sáng tạo, xây dựng và hoàn thiện thể chế trong thời gian tới để Bộ xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược, tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng

Ông đề nghị khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém, cần làm tốt hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, huy động mọi nguồn lực, trí tuệ trong và ngoài bộ. Đặc biệt, cần bám sát phương châm hành động của Chính phủ là “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, coi đây là trọng tâm hành động trong thời gian tới

Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ KH&ĐT không chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà còn chú trọng đến xã hội, bởi nội hàm của phát triển là cả kinh tế và xã hội. Ông cũng mong muốn Bộ đóng góp nhiều hơn trong phát triển xã hội như cải cách giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa của người dân...

Hiếu Công
 
Thủ tướng nghe 'hiến kế' về chiến lược 10 năm
– Cần cố gắng để vào dịp 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đất nước có sự chuyển biến căn bản, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ

Chiều ngày 2/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng đã có cuộc làm việc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học góp ý, hiến kế về định hướng chiến lược, tầm nhìn cho giai đoạn sắp tới của đất nước

Đây được xem là cuộc làm việc đầu tiên của Thủ tướng, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng với các chuyên gia, nhà khoa học để nghe ý kiến đóng góp về Chiến lược 10 năm, văn kiện đang được Tiểu ban tích cực xây dựng

Các ý kiến đã phân tích về tình hình thế giới, dẫn ra nhiều dự báo, nhận định của các cơ quan, tổ chức quốc tế về kinh tế thế giới trong thời gian tới khi môi trường bên ngoài sẽ tác động rất lớn để nước ta, hiện hội nhập quốc tế rất sâu rộng

Theo các chuyên gia, trước biến số khó lường của thế giới trong 10 năm tới, giai đoạn có thể xuất hiện những điều chúng ta chưa từng thấy trong 10 năm qua, chiến lược nên tập trung vào tư duy chiến lược

Các chuyên gia góp ý về nguy cơ mà đất nước đối diện, các mục tiêu 10 năm tới, các động lực tăng trưởng mới, những dư địa để đạt tốc độ tăng trưởng cao (trên 7%)

Theo một số ý kiến, các chỉ tiêu cần linh hoạt, không quá gò bó và rà soát lại các chỉ tiêu không còn phù hợp, trong đó, cần tập trung vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Cần lựa chọn các mũi nhọn để phát triển, thực hiện các mục tiêu phải có trọng tâm, trọng điểm, thay vì dàn trải. Chiến lược cần xác định rõ mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực phải xem là then chốt

Các chuyên gia cũng góp ý về chính sách phát triển kinh tế, trọng dụng nhân tài, tận dụng dư địa phát triển như kinh tế ven biển, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và phát huy động lực tăng trưởng mới như đô thị hóa, khoa học công nghệ, nông nghiệp…

Các chuyên gia đều nhất trí về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn đã thực hiện nhiều công trình lớn, hiện đại và tạo động lực phát triển của các tỉnh, vùng kinh tế và quốc gia. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển

Coi doanh nghiệp là trung tâm, có ý kiến cho rằng, các chính sách phải hướng đến ủng hộ người thắng cuộc (hỗ trợ doanh nghiệp thành công) chứ không phải chọn người thắng cuộc và chính sách phải tập trung giải phóng sức sản xuất

Đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong khoa học và thực tiễn cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các ý kiến không chỉ góp ý về quan điểm, tư duy phát triển, phương pháp tiếp cận, đổi mới cách làm văn kiện

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mới là nước thu nhập trung bình thấp, còn kém so với nhiều nước, thời cơ đến không nhiều, do đó, yêu cầu đặt ra là có khát vọng phát triển. Khát vọng nào cũng có cơ sở khoa học nhưng chúng ta cần cố gắng để vào dịp 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đất nước có sự chuyển biến căn bản, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Thủ tướng nêu rõ. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn. Khát vọng này cần đi liền với thể chế phát triển, bao gồm pháp luật, chính sách, bộ máy…

Mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục góp ý bằng hình thức trực tiếp hay bằng văn bản, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc làm việc để nghe thêm các ý kiến về văn kiện mà Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đang xây dựng

Đức Tuân
 
Last edited:
Thủ tướng mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản ‘mở hàng’ EVFTA
(Chinhphu.vn) – Sáng nay (1/7), tại Tokyo, dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam, Thủ tướng cho biết, hôm qua, ông đã từ Osaka bay về Hà Nội để chứng kiến và phát biểu tại lễ ký kết hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và EU – EVFTA, IPA và bay trở lại Nhật Bản trong ngày. “Có thể nói, đến Nhật Bản lần này, các bạn là những nhà mở hàng đầu tiên khi 2 hiệp định này vừa ký ngày hôm qua”

Với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nhật Bản vì sự thịnh vượng và tin tưởng lẫn nhau”, Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức, thu hút hơn 1.200 doanh nhân Nhật Bản và Việt Nam tham dự

Chủ tịch JETRO Nobuhiko Sasaki cho biết, trước chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị G20 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có nhiều cuộc điện thoại từ các doanh nghiệp Nhật Bản gọi đến, hỏi JETRO về việc có tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư hay không. Và năm nay, có rất đông doanh nghiệp Nhật Bản tham dự, mong muốn xúc tiến công tác chuẩn bị để có thể trao nhận, cấp giấy phép đầu tư với đối tác Việt Nam trong dịp này. Theo ông Nobuhiko Sasaki, đây là cơ hội “có một không hai” cho các doanh nghiệp. Ông cũng cho biết, niềm tin của các doanh nghiệp Nhật Bản với Việt Nam ngày càng tăng

Việt Nam: Tâm điểm của các dòng chảy thương mại toàn cầu

Phát biểu tại hội nghị chật kín chỗ ngồi, Thủ tướng cho rằng, điều này cho thấy “không khí đầu tư hết sức hào hứng”

“Đến Nhật Bản lần này, so với những năm trước, tôi càng có niềm tin vững chắc rằng Việt Nam sẽ là miền đất lành cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản”, Thủ tướng mở đầu bài phát biểu, giới thiệu về tiềm năng, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, quốc gia luôn duy trì môi trường chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định và là một quốc gia có lợi thế tự nhiên về thương mại toàn cầu

Việt Nam có vị trí địa kinh tế và thương mại cực kỳ quan trọng trong khu vực, kể cả trên thế giới. Theo Thủ tướng, hơn ai hết, các nhà đầu tư Nhật Bản là người thấu hiểu điều này rất sớm bởi lẽ từ 500 năm trước, những doanh nhân Nhật Bản đã tới mở mang thương nghiệp ở Hội An của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 đạt 7,08%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng GDP hàng đầu thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã đạt trên 245 tỷ USD và Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045, quy mô nền kinh tế tăng hơn 10 lần, đạt tối thiểu 2.500 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 20.000 USD. Hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở thương mại và đầu tư lớn hàng đầu thế giới với độ mở thương mại hiện đạt trên 200% GDP, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD, thuộc tốp 25 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới

Về độ mở đầu tư, tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam thu hút đến nay đã trên 350 tỷ USD với 28.000 dự án đang hoạt động và đã giải ngân trên 200 tỷ USD. Riêng năm 2018, Việt Nam đã thu hút trên 35 tỷ USD. Hiện có rất nhiều tập đoàn hàng đầu của thế giới hiện diện ở Việt Nam

“Tôi vừa được ngài Chủ tịch JETRO thông tin, qua khảo sát của JETRO, trên 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư mở rộng làm ăn ở Việt Nam và con số này đứng đầu khu vực các doanh nghiệp châu Á vì tính hiệu quả của đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam”, Thủ tướng cho biết

“Tiếp theo cuộc xúc tiến đầu tư năm trước, tôi đã thấy lời nói và việc làm của các tập đoàn Nhật Bản đã rõ”, ví dụ như NIDEC, đã đầu tư 250 triệu USD vào sản xuất động cơ công nghệ cao và sẽ tiếp tục đầu tư 1 tỷ USD trong lĩnh vực này tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Năm 2018, AEON đã mua khoảng 300 triệu USD hàng Việt Nam và bán tại các siêu thị của AEON tại Nhật, sẽ đầu tư 500 triệu USD

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Nhật Bản

Thủ tướng cho biết, hôm qua, ông đã từ Osaka bay về Hà Nội để chứng kiến và phát biểu tại lễ ký kết hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và EU – EVFTA và IPA. “Và có thể nói, đến Nhật Bản lần này, các bạn là những người mở hàng đầu tiên”

Việt Nam đã tham gia 14 hiệp định FTA và 3 hiệp định đang đàm phán. Như vậy bao phủ đến hầu hết các lục địa trên thế giới khiến Việt Nam trở thành tâm điểm của các dòng chảy thương mại toàn cầu

Nếu Hiệp định EVFTA được thực hiện thì xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 so với không có Hiệp định. Về phương diện tăng trưởng kinh tế, EVFTA giữa Việt Nam-EU góp phần làm cho tăng GDP của Việt Nam thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% cho giai đoạn 2019-2023, 4,57-5,3% cho giai đoạn 2024-2028 và 4,7-7,2% cho giai đoạn 2029-2033. “Đây chính là thời cơ để các doanh nghiệp Nhật Bản đóng góp vào tăng trưởng và xuất khẩu ở Việt Nam”, Thủ tướng nói

Tinh thần khởi nghiệp sáng tạo rộng khắp, phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ Việt Nam chưa bao giờ rực rỡ như những năm qua. Hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp được thử nghiệm và thành công, xếp hạng về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 60/125 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện Việt Nam đang thúc đẩy thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đây sẽ là nơi hội tụ chất xám người Việt Nam và tri thức của nước ngoài do Bộ KH&ĐT chủ trì

“Tôi vẫn nhắc lại một lần nữa, Việt Nam có nhiều ngành có tiềm năng phát triển mà các bạn quan tâm, trước hết là ngành sản xuất chế biến chế tạo. Việt Nam giờ đã là công xưởng của thế giới trong nhiều mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may, da giày…”, Thủ tướng nói

Tiềm năng nữa là ngành nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, trong năm qua, nông nghiệp luôn được ví như mỏ vàng xuất khẩu với nhiều sản phẩm nông nghiệp đã giữ vững vị trí trong top của thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, gỗ, lâm sản, cá tra và một danh sách dài các sản phẩm tiềm năng khác chưa được khai thác như cacao… Năm 2018, ngành nông nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 40,5 tỷ USD, đứng thứ 15 thế giới. Việt Nam hiện cũng nằm trong top các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất toàn cầu với trên 10 tỷ USD

Theo Thủ tướng, ngành năng lượng, đặc biệt là ngành năng lượng xanh, năng lượng tái tạo cần tiếp tục thúc đẩy, kêu gọi đầu tư. Do phát triển kinh tế nhanh, nhu cầu năng lượng điện ở Việt Nam cũng tăng rất nhanh, bình quân khoảng 10%/năm. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào ngành điện, trong đó trọng tâm là điện sạch bao gồm cả điện khí, hạn chế tối đa điện than

Du lịch sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn. Theo bình chọn của tổ chức du lịch thế giới, Việt Nam đứng thứ 6/10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới. Tăng trưởng du lịch quốc tế đạt trung bình khoảng 30%/năm, đã có hàng chục tỷ USD đầu tư FDI vào ngành du lịch trong những năm qua. Theo nhiều báo cáo, Việt Nam giàu tiềm năng để trở thành cường quốc du lịch của thế giới. Thủ tướng cho rằng, Nhật Bản hơi chậm chân trong phát triển những khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, hãng lữ hành lớn. “Tôi cho rằng đây là một điểm mà các hãng lữ hành hoặc là các nhà đầu tư phải nghiên cứu tiếp tục đưa khách và đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam”

Thủ tướng cũng giới thiệu về tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam, hiện có quy mô hơn 150 tỷ USD và thị trường bất động sản, luôn là đích ngắm hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng là mảnh đất hứa của các nhà đầu tư; cũng như tiềm năng về thương mại số

Theo báo cáo của Google và Temasek năm 2018, nền kinh tế Internet của Việt Nam có quy mô khoảng 9 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 35%/năm giai đoạn 2015-2018, chiếm 4% GDP, cao nhất trong số các nền kinh tế ASEAN. Các giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong năm 2018 so với năm 2017, có thể nói nền kinh tế Internet của Việt Nam đang bùng nổ, dự báo đến 2025, giá trị thương mại gộp của nền kinh tế Internet Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD

“Chúng tôi coi cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu trong tiến trình phát triển quốc gia. Điều đặc biệt là hội nghị của chúng ta hôm nay diễn ra sau đúng 2 tháng đầu tiên của triều đại mới Reiwa (Lệnh Hòa), hứa hẹn một chương hợp tác mới với nhiều điều may mắn, tốt đẹp và thành công cho hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản, Nhật Bản-Việt Nam”, Thủ tướng nói

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức hai nước đã cùng chứng kiến trao 32 giấy chứng nhận đầu tư và Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, cơ sở hạ tầng, dịch vụ bán lẻ, may mặc, công nghệ cao, năng lượng, hàng không, vận tải, logistics, xuất khẩu lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe với tổng giá trị lên đến hơn 8 tỷ USD

Tại hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Thành phố Hà Nội, Nam Định đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật Bản; Chứng kiến Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và UT Group Nhật Bản trao đổi Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ lao động chất lượng cao cho các công ty Nhật Bản. Theo đó, trong giai đoạn 2019-2025, hai bên phấn đấu hợp tác để đào tạo, đưa nhân công đi thực tập tại nước ngoài hoặc tiếp nhận và hỗ trợ việc làm cho khoảng 20.000 lao động Việt Nam

Đức Tuân
 
Last edited:
Giáo dục cũng là việc để phòng thủ quốc gia tốt nhất
Tôi bước vào trong cửa hàng Amazon Go, nơi không có nhân viên thu ngân, lấy vài mặt hàng: hai cuốn sách và cái bánh sandwich, rồi bước ra. Mọi thứ tôi mua sẽ được làm hoá đơn cho tài khoản Amazon của tôi

Công nghệ của cửa hàng bao gồm các cảm biến, máy quay, chụp ảnh, và phần mềm trí tuệ nhân tạo - đã được dùng trong xe tự lái và cơ xưởng tự động hoá. Các cảm biến của cửa hàng phát hiện thứ tôi đã chọn, máy quay nhận diện tôi là khách hàng, và tích hợp vào ứng dụng Amazon Go mà tôi đã cài đặt vài ngày trước trên điện thoại di động. Việc bán hàng rất nhanh chóng và thuận tiện, hoàn toàn là kinh nghiệm thú vị vì không có thủ qũy để tôi trả tiền

Trong thời gian ngắn ở đó, tôi chỉ thấy vài khách hàng như tôi, vào mua cái gì đó rồi bước ra. Chẳng bao lâu nữa kiểu cửa hàng này sẽ sẵn có trên khắp nước Mỹ và thậm chí khắp thế giới. Tôi nghĩ tới tất cả những người làm việc như thủ quỹ, người hỗ trợ trong các cửa hàng dù lớn hay nhỏ và tự hỏi họ có biết về điều này không? Cái gì sẽ xảy ra khi công nghệ tiếp quản kế sinh nhai của họ ?

Năm ngoái, tôi đã tới thăm một cơ xưởng được tự động hoá đầy đủ ở Đức nơi các robots làm giầy và quần áo thể thao mà không có bóng dáng một người nào. Mọi thứ đều được điều khiển bởi máy tính có phần mềm trí tuệ nhân tạo. Người quản lý ở đó bảo tôi rằng trong vòng một năm, họ sẽ xây dựng nhiều cơ xưởng như thế trên khắp thế giới, họ không cần công nhân vì công nghệ đang ngày càng tốt hơn và "khôn" hơn

Ông ấy giải thích: "Chính chi phí cho lao động làm cho giá thành cao, bằng việc đầu tư vào tự động hoá chúng tôi có thể làm tăng lợi nhuận và trong tương lai, tự động hoá sẽ là yếu tố then chốt trong mọi việc chế tạo". Tôi nghĩ về tất cả những người đang làm việc như công nhân lao động trong cơ xưởng giầy dép và quần áo ở các nước đang phát triển, và tự hỏi họ có biết về điều này không? Cái gì sẽ xảy ra cho họ khi công nghệ tiếp quản kế sinh nhai của họ ?

Có nhiều xe hơi tự lái đang được kiểm thử trên nhiều thành phố lớn. Năm ngoái, tôi đã ngồi trên một chiếc xe tự lái đưa tôi từ đại học Carnegie Mellon tới sân bay trong giờ giao thông cao điểm với hàng trăm xe chạy trên đường cao tốc. Nó là kinh nghiệm kinh hoàng với tôi, nhưng mọi thứ đều tốt đẹp và không có tai nạn. Người quản lý công ty xe tự lái bảo tôi rằng trong vòng vài năm công nghệ này sẽ hoàn toàn phá huỷ ngành công nghiệp vận tải. Sẽ không cần người lái xe. Tôi nghĩ về tất cả những tài xế taxi hay xe tải ở các nước đang phát triển, và tự hỏi họ có biết điều này không ?

Ngay cả với ai đó như tôi, người đã dành nhiều năm trong công nghiệp công nghệ và dạy các môn học về trí tuệ nhân tạo, học máy, và phân tích dữ liệu tại đại học, tôi vẫn bị ngạc nhiên về tốc độ thay đổi của công nghệ. Tôi nghĩ về tất cả những người, không chỉ công nhân lao động, mà còn cả công nhân văn phòng rằng những công nghệ này sẽ tác động và tự hỏi cái gì sẽ xảy ra trong mười, hai mươi năm tới

Tôi biết rằng phần lớn mọi người quá bận rộn kiếm sống để chú ý tới những thay đổi này. Họ có thể không hiểu vì sao công nghệ có thể tác động lên việc làm của họ, tương lai của họ và con cái. Cho dù họ biết, họ sẽ cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì. Nhưng, ai đó phải làm chứ ?

Năm ngoái, tôi trình bày tại hội nghị giáo dục ở Malaysia về nhu cầu cải tiến hệ thống giáo dục. Tôi kết luận rằng, mọi ngành nghề, việc làm sẽ sớm đòi hỏi tri thức công nghệ nào đó. Đang có một nhu cầu khẩn thiết để thay đổi hệ thống giáo dục, từ tiểu học tới trung học và đại học để hội tụ vào việc tạo ra nhiều con người mới - có kỹ năng kỹ thuật mới. Mọi nước đều cần đào tạo lại nhân lực của họ để thay đổi việc làm và giáo dục kỹ thuật nên là ưu tiên hàng đầu

Sau bài nói của tôi, tới Ts. Poonam, một diễn giả khác tại hội nghị, người đã tiến hành các khảo cứu về việc làm của thanh niên Ấn Độ. Cô nói: "Hiện thời chỉ không đầy 17% người tốt nghiệp đại học của Ấn Độ có được việc làm. Ấn Độ sẽ cần giáo dục quãng 100 triệu thanh niên trong mười năm tới, một thách thức chưa từng có trước đây đang được thực hiện trong lịch sử Ấn Độ". Và rằng Ấn Độ ít nhất sẽ cần xây dựng 1.000 đại học trong thời kỳ này, 117 triệu người cần được đào tạo về kỹ năng kỹ thuật để cho họ có thể làm việc trong những việc làm hiệu quả hơn. Không có điều đó, Ấn Độ sẽ không bao giờ bắt kịp các nước khác

Sau bài trình bày, chúng tôi được yêu cầu tham gia vào nhóm thảo luận bao gồm năm nhà giáo dục. Tất cả năm người chúng tôi đều đồng ý tuyên bố rằng: "Giáo dục là nền tảng căn bản nhất cho việc là con người. Nó là nền tảng của đất nước và thế giới. Giáo dục cũng là việc để phòng thủ quốc gia tốt nhất. Nếu bạn không làm tốt trong giáo dục, quốc gia của bạn sẽ thất bại"

John Vũ
 
Việt Nam đạt cơ cấu dân số vàng cực đại vào giai đoạn từ năm 2034-2039
Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 và dự kiến kết thúc vào 2042. Như vậy, Việt Nam có 36 năm ở trong tình trạng dân số vàng và cần tận dụng lợi thế này để phát triển kinh tế, xã hội

ttxvn2910-may.jpg

Năm 2017, có 68% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15-64 (độ tuổi hoạt động kinh tế) tương đương khoảng 65 triệu người

“Năm 2017, có 68% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15-64 (độ tuổi hoạt động kinh tế) tương đương khoảng 65 triệu người

Đến giai đoạn 2034-2039, con số này sẽ lên đến cực đại, với khoảng 72 triệu người. Đây là dư lợi lớn của dân số vàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”

Thông tin này được giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội chia sẻ tại Chương trình Tập huấn cung cấp nội dung theo Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới cho các phóng viên báo chí, cộng tác viên dân số, tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/10

Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2042. Như vậy, Việt Nam có 36 năm ở trong tình trạng dân số vàng và cần tận dụng lợi thế này để phát triển kinh tế, xã hội

Thực tế các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có sự phát triển thần kỳ trong thời kỳ dân số vàng

Đặc biệt, trong 68% dân số ở độ tuổi hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn này có hơn một nửa dưới 34 tuổi, rất thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, cơ cấu dân số vàng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần giải quyết như tốc độ tăng nhanh của số dân trong độ tuổi lao động sẽ có thể trở thành gánh nặng cho xã hội nếu như tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp

Trong khi đó, ở Việt Nam thời điểm này, lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, thiếu lao động có tay nghề, năng suất lao động thấp, kỷ luật lao động không chặt chẽ

Bên cạnh đó, dù tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn

Điều này khiến tình trạng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều nhưng các chính sách lao động, việc làm và dịch vụ xã hội chưa được điều chỉnh kịp thời

“Chúng ta cần trả lời 3 câu hỏi: Bao nhiêu người trong độ tuổi hoạt động kinh tế có khả năng làm việc? Bao nhiêu phần trăm người có khả năng làm việc có việc làm? Và bao nhiêu phần trăm người có việc làm, làm việc với năng suất, thu nhập cao? Từ đó chúng ta mới có được các chính sách phù hợp, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng đang có,” giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử nhận định

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông-giáo dục thuộc Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một vấn đề khác Việt Nam đang phải đối mặt trong tình hình mới là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, ở mức nghiêm trọng

Nếu năm 2006, tỷ lệ giữa trẻ em trai và trẻ em gái là 108,6/100, đến năm 2016 đã chênh lệch 112 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Điều này khiến Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050

Do đó, theo bà Hồng, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác truyền thông cũng như thực thi nghiêm các chính sách, chương trình can thiệp, đặc biệt là nghiêm cấm mọi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi tại cơ sở y tế công lập và tư nhân

Đinh Hằng
 
Khi GDP phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài

- Tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu tinh thần hỗ trợ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thì ta chỉ có kéo nhau xuống và làm thuê cho nước ngoài. Hãy nhìn các con số GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu, hiểu nó và hành động kịp thời

Xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 517 tỷ USD được ca ngợi là một trong những thành tích kinh tế nổi bật của năm 2019, năm GDP đạt hơn 266 tỷ USD. Tuy nhiên, khi nhìn sâu vào tương quan giữa GDP, xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy một bức tranh thật của nền kinh tế

Ai cũng biết, nền kinh tế Việt Nam thuộc diện cởi mở nhất trên thế giới, với tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP hơn 200%

Kếu so sánh tương quan GDP với giá trị xuất, nhập khẩu thì nền kinh tế của chúng ta khác biện so với phần còn lại. Khi tỉ lệ GDP–Xuất khẩu – Nhập khẩu của ta gần như là 100-100-100 thì Thái lan là 100-46-45. Tỉ lệ này ở các nước lớn như Hoa kỳ là 100-8-12, còn Trung Quốc là 100-18-15. Nước nhỏ dân ít như Israel không những GDP gấp rưỡi ta mà cũng ít lệ thuộc bên ngoài khi có tỉ lệ 100-16-20 (Các tỷ lệ trên là tương đối từ một số nguồn chính thức)

Có 2 trường hợp cận biên liên quan tỉ lệ 100-100-100 của ta (năm 2019 GDP 255 tỉ USD, xuất khẩu 264 tỉ USD, nhập khẩu 253 tỉ USD)

(1) Toàn bộ hàng nhập khẩu là để tiêu dùng, thì giá trị GDP đúng bằng giá trị xuất khẩu

(2) Toàn bộ hàng hàng nhập khẩu là để xuất khẩu, thì giá trị GDP là toàn bộ hàng để tiêu dùng trong nước

Thực tế sẽ nằm ở khoảng giữa hai cận biên này. Giả sử giá trị nhập khẩu 1/3 để tiêu dùng, 1/3 đầu vào xuất khẩu, 1/3 đầu vào sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, thì 2/3 GDP nằm ở hàng xuất khẩu. Cơ cấu này thì tiêu dùng trong nước chỉ hấp thu 1/3 GDP

Sản xuất xuất khẩu = 100 (nhập khẩu) + 200 (gia tăng)

Sản xuất tiêu dùng = 100 (nhập khẩu) + 100 (gia tăng)

Nhập khẩu tiêu dùng = 100

Nếu muốn tăng GDP thì phải tự sản xuất mà tiêu dùng, giảm bớt nhập khẩu. Nền kinh tế Mỹ gấp 85 lần Việt Nam, nhưng nhập khẩu chỉ gấp 10 lần. Nền kinh tế Trung Quốc gấp 55 lần nhưng nhập khẩu chỉ hơn 8 lần. Kinh tế Nga gấp 6,5 lần nhưng nhập khẩu còn ít hơn ta. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc thì kim ngạch nhập khẩu đều không quá 15% GDP


Hãy nhìn các con số GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu, hiểu nó và hành động kịp thời. Ảnh: Hệ thống cảng tại khu vực Đình Vũ, Hải Phòng

Giả sử GDP của Việt Nam gấp hơn 2 lần hiện nay và tương đương cơ cấu của Thái lan bây giờ, thì cơ cấu GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu theo giá trị sẽ là 600-300-300 (USD) cũng là cơ cấu lý tưởng. Cơ cấu này thì tiêu dùng trong nước hấp thu 2/3 GDP

Sản xuất xuất khẩu = 100 (nhập khẩu) + 200 (gia tăng)


Sản xuất tiêu dùng = 100 (nhập khẩu) + 400 (gia tăng)

Nhập khẩu tiêu dùng = 100

Người điều hành kinh tế mà chỉ nghĩ ta yếu kém hơn người thì khó mà có ý chí tự lực, tự cường. Người tiêu dùng, kể cả những người vẫn làm ra sản phẩm trong nước, nhưng đến khi tiêu dùng lại chỉ thích ngoại là tâm lý giết dần sản xuất trong nước. Xuất khẩu dựa vào nhập khẩu là chính, thì giá trị gia tăng đóng góp GDP chủ yếu lại dựa vào sản phẩm của nông dân

Ngành nông nghiệp trồng lúa hãy tự làm lấy phân bón, có thể còn đắt so với nhập khẩu, nhưng nhập khẩu chèn ép thì không thể rẻ được. Thuốc trừ sâu phải giảm bớt dùng. Các nước người ta dùng máy cấy hết rồi mà ta cứ sạ hạt dày thì vừa tốn giống vừa phải nhập và dùng thuốc trừ sâu gấp hơn 3 lần so với cấy máy. Cấy dày là lạc hậu, là thụt lùi, là giết môi trường. Bộ trưởng nông nghiệp và các chủ tịch tỉnh ít nhất phải biết điều đó

Với ngành chăn nuôi, heo cũng đóng góp GDP gần 20 tỷ USD, hãy tự làm, đừng để nước ngoài mang con giống, thức ăn đến. Họ tự nhiên có được thị trường, kiếm lợi mang về, còn ta thì hết làm thuê ở nước ngoài lại làm thuê trong nước cho người ngoài. Đất nước nông nghiệp, dân chịu khó mà không làm được hay sao?! Đừng xem đó là thành tích kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đừng chèn ép doanh nghiệp trong nước và người trong nước

Ngành da giày có thể ta chưa làm được nguyên liệu tốt, nhưng chẳng lẽ người ta làm được, mình lại không làm. Thời xa xưa ta đã biết thuộc da. Trước đây cũng có hàng chục doanh nghiệp giờ còn rất ít. Hãy tạo điều kiện để những người làm nghề còn sót lại đừng bỏ nghề

Ngành sợi, dệt một thời đóng góp cái mặc cho người Việt giờ không còn thấy đâu. Các nhà máy với bao người được vinh danh ngày xưa, giờ không còn dấu vết. Ta gì cũng tự ti, bao nhiêu năm sống nhờ tự cung, tự cấp, bỗng lại thấy nhà máy bẩn thỉu, nhếch nhác bắt đóng cửa, di dời nhường chỗ cho những chung cư sạch sẽ lấp lánh, lung linh

Các nhà máy cơ khí ai cũng hiểu là không thể thiếu khi muốn công nghiệp hoá, không thể thiếu đối với đất nước gần 100 triệu dân. Tuy nhiên, nhiều nhà máy có sứ mệnh một thời số phận cũng bị đứt gãy khi đứt gãy về chính sách phát triển, đứt đoạn về nhân lực kế thừa, đứt đoạn về đầu ra. Đầu vào cho chế tạo máy là sắt thép thì bao nhiêu năm không có một cân. Khi đổi mới, người ta cũng chỉ quan tâm thép xây dựng. Trước đây có cả một bộ lo về cơ khí, luyện kim, giờ thì vắng bóng ngay cả một chuyên viên chuyên ngành có kinh nghiệm

Đối với những hàng cao cấp, hàng có hàm lượng trí tuệ, know-how đừng ảo tưởng mình làm được, nhiều khi có nhiều tiền cũng không làm. Thị trường có quy luật cạnh tranh, mỗi một giai đoạn phải có bước đi phù hợp. Tư nhân bỏ tiền thì cứ việc, nhưng tư nhân thua lỗ, thiệt hại cũng là tiền của đất nước này. Những người có trách nhiệm động viên, khích lệ là đúng, nhưng đừng quá đà cổ vũ để doanh nghiệp đi sai quy luật, hoặc vô tình tiếp tay cho những ý đồ khác của họ

Giờ nói bắt đầu từ đâu đối với cả nền kinh tế không dễ, nhưng trước hết ngành gì làm được ngay thì không chần chừ. Từ trên xuống dưới phải có tinh thần sử dụng hàng sản xuất trong nước. Các nước Nhật, Hàn trước khi phát triển cũng đều có tinh thần dân tộc rất cao

Tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu tinh thần hỗ trợ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thì ta chỉ có kéo nhau xuống và làm thuê cho nước ngoài. Hãy nhìn các con số GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu, hiểu nó và hành động kịp thời

Ngô Văn Tuyển
 
Vietnam phải là một dân tộc mạnh, quyết không thể là một dân tộc nghèo
(Chinhphu.vn) - Một dân tộc có bề dày hơn 4.000 năm lịch sử văn hiến, một dân tộc sinh ra nhiều bậc hiền tài, danh nhân văn hóa, trong đó nhiều danh nhân được thế giới tôn vinh, một dân tộc đã hiển hách chống lại hàng trăm cuộc xâm lăng của ngoại bang để trường tồn thì đó phải là dân tộc mạnh, dân tộc đó quyết không để thế giới coi thường như một dân tộc bạc nhược, quyết không thể là dân tộc nghèo được

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ vào chiều nay, 30/7, tại Trụ sở Chính phủ

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, lãnh đạo một số bộ, ngành và 203 đại biểu đại diện cho hơn 6,5 triệu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ

Cuộc gặp mặt diễn ra nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh đóng góp quan trọng của các trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, GS.TS. Nguyễn Trung Việt (Trường Đại học Thủy lợi) góp ý, quản lý khoa học nên tư duy theo quản lý đầu tư. Các đề tài khoa học công nghệ được khoán gọn theo đầu ra, nhưng thực tế triển khai còn khó khăn. Các đề tài còn phải bám theo các định mức chi tiêu của Nhà nước. Do vậy, thay vì tập trung cho nghiên cứu sáng tạo, đội ngũ khoa học công nghệ còn phải dành nhiều thời gian cho việc hoàn thiện chứng từ thanh toán

Theo Giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TPHCM, NSƯT Trần Vương Thạch, văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Thời gian qua, việc giáo dục âm nhạc và nghệ thuật ở trường phổ thông đang còn thiếu thốn và chưa có chiều sâu, cũng như tính hấp dẫn với các em học sinh. Nếu không được đào tạo thì thế hệ tương lai sẽ không có nền tảng âm nhạc nghệ thuật đầy đủ

Một số ý kiến cho rằng, chúng ta không thiếu người tài, nhưng vấn đề là làm sao phát huy tối đa năng lực trí tuệ người tài. Việc quản lý khoa học công nghệ không nên hành chính hóa mà quan tâm đến sản phẩm cụ thể. Không quan trọng là giáo sư, tiến sĩ, mà quan trọng là tạo ra được sản phẩm gì. Nếu tài chính cứng nhắc thì khó làm. Các ý kiến mong muốn tháo gỡ cơ chế chính sách

Ghi nhận về các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, “tôi đã ghi lại đây để xử lý một số vấn đề cấp bách về tài chính, nhân sự, về vị trí địa điểm sinh hoạt điện ảnh và một số vấn đề có liên quan khác” và mong tiếp tục nhận được các góp ý chân thành để Trung ương Đảng, Chính phủ có định hướng tốt hơn tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát triển


Gửi tới các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cùng toàn thể đội ngũ làm công tác tuyên giáo cả nước lời chúc mừng tốt đẹp, Thủ tướng nhấn mạnh công tác tuyên giáo là một trong ba trụ cột quan trọng của công tác xây dựng đảng, đó là chính trị, tư tưởng và tổ chức, đóng vai trò đi trước mở đường là đảm bảo sự trường tồn và sự lãnh đạo toàn diện của Đảng

90 năm nhìn lại với nhiều biến cố và bước ngoặt của đất nước đi cùng với tiến trình cách mạng của Đảng và dân tộc, ngành tuyên giáo của nước ta đã nhiều lần "thay tên, đổi họ" để thích ứng với bối cảnh từng giai đoạn, nhưng bản chất và sứ mệnh lịch sử trăm năm không hề thay đổi. Vai trò đi trước mở đường trong phát triển kinh tế-xã hội ngày nay của ngành tuyên giáo cũng to lớn, đồ sộ và vĩ đại không kém giai đoạn trước đây

Thủ tướng khẳng định những thành tựu cách mạng vĩ đại của Đảng ta suốt hơn 90 năm qua có sự đóng góp to lớn của ngành tuyên giáo, mà trực tiếp là những người làm công tác tuyên giáo. Đây không phải là những vị quan cách mạng, mà là những chiến sĩ dũng cảm, kiên trung trên mặt trận tư tưởng văn hóa như Bác Hồ từng nói “một tấm gương sống còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", "bùn" ở đây chính là mặt trái cơ chế thị trường

Thủ tướng cho rằng, dấu ấn 90 năm của ngành tuyên giáo có vai trò rất lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ. Trong kháng chiến kiến quốc, văn nghệ sĩ trí thức đã tiến hành cuộc dấn thân triệt để, mỗi văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học tự đứng một vị trí, tự gánh lấy một trách nhiệm, tự làm đầy một lẽ sống, “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim”

“Chúng ta có thể tự hào khẳng định bằng tài năng, công sức và tâm huyết, văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học của Việt Nam đã góp phần làm cho thế giới hiểu rằng Việt Nam không còn là tên gọi của một cuộc chiến tranh, mà thực sự trở thành biểu tượng của tinh thần vì hòa bình, một hình mẫu đổi mới, luôn nuôi dưỡng trong mình khát vọng hùng cường, không thua kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới như mong muốn của Bác Hồ cách đây 50 năm”, Thủ tướng bày tỏ

Dân tộc ta có truyền thống quý trọng hiền tài. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, luôn trân trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát triển cả về số lượng, chất lượng nhằm đóng góp nhiều hơn cho đất nước

Chính phủ cũng đã ban hành triển khai nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức, tôn trọng, đảm bảo quyền tự do sáng tạo gắn với trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, trí thức đối với sự nghiệp văn hóa dân tộc. Trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục thực hiện và có thêm các chính sách hỗ trợ đối với văn nghệ sĩ, trí thức có cống hiến

Chúng ta cần có thêm nhiều hình thức vinh danh và tưởng thưởng xứng đáng hơn nữa cho đội ngũ khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là kiến tạo môi trường tự do sáng tạo. “Tôi nghĩ không có phần thưởng nào được đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sỹ đón nhận nhiệt thành hơn phần thưởng mà tôi đã nêu là môi trường tự do sáng tạo”, Thủ tướng nhấn mạnh

NQH07821.JPG
Cởi bỏ sợi dây để sự sáng tạo được khai phóng, bay lên

Trong xu thế toàn cầu hóa, sự nảy nở của kinh tế tri thức, cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những đột phá có ảnh hưởng to lớn đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Từ thế kỷ 21 trở đi, không phải tài nguyên tự nhiên, không phải đất đai mà con người với chất xám và khả năng sáng tạo của mình mới chính là thứ tài nguyên quý giá nhất. Tri thức là thứ tài nguyên duy nhất càng khai thác càng sinh sôi nảy nở

Khả năng, nhu cầu của các nhà khoa học, giới trí thức, văn nghệ sĩ là sáng tạo. Sứ mệnh của những người làm tư tưởng là cởi bỏ sợi dây để sự sáng tạo được khai phóng, bay lên. Thiết nghĩ đó cũng chính là lý do vì sao có sự kiện gặp gỡ đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ được tổ chức trân trọng nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo hôm nay

Những kết quả thành tựu do đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đóng góp là quan trọng, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới. Đội ngũ trí thức tuy đã gia tăng về số lượng và trình độ nhưng còn thiếu trí thức đầu ngành, tổng công trình sư, các chuyên gia chủ trì thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu lớn của quốc gia và quốc tế

Cá biệt còn một số cá nhân, nhóm trí thức, văn nghệ sĩ chưa mạnh dạn thẳng thắn, ngại bày tỏ ý kiến chính kiến, thậm chí né tránh hoặc lợi dụng danh nghĩa để đưa ra ý kiến, quan điểm sai trái. Một số rất ít trí thức, dịch giả háo danh, hám lợi đã làm ảnh hưởng đến danh dự uy tín chung của những nhà trí thức chân chính. Nhiều văn nghệ sĩ thoát ly khỏi đời sống nhân dân, do đó bị mất đi nguồn nhựa sống để sáng tác

Đảng, Nhà nước của nhân dân ta đặt niềm tin tưởng và sự kỳ vọng vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ mà tiêu biểu là hơn 200 đại biểu có mặt tại đây, đại diện cho hơn 6,5 triệu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cả nước, Thủ tướng bày tỏ. “Tôi mong rằng các đồng chí, các bác, các anh, các chị tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhân dân, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc như di nguyện của Bác Hồ cách đây đúng 50 năm”

Theo Thủ tướng, trong một thế giới phẳng, thách thức đặt ra đối với văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học chính là sự giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thừa ngàn năm của dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan. Đây là thách thức lớn bởi xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa có thể tác động, làm phai nhạt đi những giá trị văn hóa có tính cội nguồn hàng ngàn năm nay tổ tiên chúng ta luôn biết cách đẩy lùi mọi âm mưu đồng hóa của ngoại bang. Các văn nghệ sĩ, trí thức ngày nay cũng chính là những chiến sĩ luôn đề cao cảnh giác, tinh thần đấu tranh trên mặt trận này, phải biết cách truyền cảm hứng, khơi gợi ý thức trong giới trẻ về cội nguồn, về tổ tiên, về tinh thần, lý tưởng phụng sự quốc gia độc lập, tự cường, thịnh vượng. “Tôi xin nhấn mạnh đây là nhiệm vụ sống còn, thể hiện niềm tin, niềm tự hào của tinh thần dân tộc, phải nằm trong tiềm thức cháy bỏng, huyết quản của mỗi chúng ta, của những văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học”

Thủ tướng nêu rõ, một dân tộc giàu chưa hẳn là một dân tộc mạnh. Một dân tộc mạnh phải là một dân tộc có khả năng trường tồn. Một dân tộc mạnh thì phải có quyết tâm trở thành một dân tộc giàu. Một dân tộc có bề dày hơn 4.000 năm lịch sử văn hiến, một dân tộc sinh ra nhiều bậc hiền tài, danh nhân văn hóa, trong đó nhiều danh nhân được thế giới tôn vinh, một dân tộc đã hiển hách chống lại hàng trăm cuộc xâm lăng của ngoại bang để trường tồn thì đó phải là dân tộc mạnh, dân tộc đó quyết không để thế giới coi thường như một dân tộc bạc nhược, quyết không thể là dân tộc nghèo được. Đây cũng chính là sứ mạng mà ngành tuyên giáo, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ chung tay lãnh ấn

Đức Tuân
 
Last edited:
Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững
Phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. “Người ta nói chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”. Cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật

Thủ tướng nhấn mạnh điều này khi kết luận Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật vào sáng nay (24/11). Hội nghị được tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trên cả nước

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc kể lại câu chuyện “nghẹt thở” về xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư khi chỉ còn 6 tháng nữa là đến thời điểm có hiệu lực mà tới trên 50 nghị định cần sửa đổi, trên 3.000 điều kiện kinh doanh cần rà soát. Lúc đó, có ý kiến trong Chính phủ nói rằng có lẽ phải trình Quốc hội xin lùi thời gian bởi không có đủ thời gian hoàn thành một khối lượng đồ sộ như vậy. “Nhưng tôi nhớ lúc đó Thủ tướng đã nói rằng trong Chính phủ không có chỗ để bàn lùi”, ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ. Vì vậy, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các bộ, ngành trong đó có VCCI “phải vào chiến dịch này”

“Chúng tôi ngồi từ sáng đến chiều tại Văn phòng Chính phủ. Bộ chủ quản trình đề án, VCCI và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phản biện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm nhiệm vụ giám định, thẩm định. “4 nhà” cùng chụm đầu để soi xét từng văn bản để đưa ra quyết định về việc cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục kinh doanh. Và chúng ta đã thành công. Tôi nghĩ là đã có một mô hình “4 nhà” trong làm thể chế”, ông Vũ Tiến Lộc nói. “Chúng tôi, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao sự cầu thị, lắng nghe từ Chính phủ và Người đứng đầu Chính phủ về những sáng kiến, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp”. Xu hướng phát triển bền vững, nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hội nhập, cạnh tranh gay gắt đang đòi hỏi cải cách đối với hệ thống luật pháp cần phải mạnh mẽ hơn

PCT%20QH%20Uong%20Trung%20Luu.JPG

Nhấn mạnh vào công tác thực thi pháp luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, đây còn là khâu yếu. Có những việc vi phạm pháp luật “hồn nhiên”, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, nhất là về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… Phải chuyển đổi tư duy, nhận thức trong vấn đề này, ông Uông Chu Lưu nêu rõ, trong một xã hội mà mọi người tuân thủ pháp luật thì xã hội đó phồn vinh và phát triển

Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững

Dẫn cuốn sách kinh tế kinh điển “Vì sao các quốc gia thất bại”, trong đó tác giả James A. Robinson nói “thể chế, thể chế và thể chế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một quốc gia thành công hay không thì khâu đột phá đầu tiên là thể chế, pháp luật. Chúng ta thường hay lo các vấn đề mang tính sự vụ, dự án này, dự án kia mà chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng thể chế. Thủ tướng nêu rõ, phải sửa lại thói quen làm việc, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến thể chế chính sách. Do đó, việc tổ chức Hội nghị này nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng thể chế, pháp luật trong hệ thống cán bộ, công chức để có hành động mạnh mẽ hơn

NQH02251%202.JPG

Thủ tướng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Chính phủ coi xây dựng thể chế là nhiệm vụ trung tâm. Trước đây, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng thì thảo luận kinh tế - xã hội trước, còn lại là thảo luận về thể chế chính sách còn bây giờ, thảo luận về thể chế chính sách là trước. Chức năng quan trọng nhất của Quốc hội là lập pháp nhưng 90% các dự án luật là do Chính phủ đề xuất. Trước hết, trách nhiệm của Chính phủ rất lớn, Thủ tướng bày tỏ, nên nếu có khuyết điểm trong công tác này thì Chính phủ nhận trước tiên

Đánh giá tình hình vừa qua, Thủ tướng nhất trí với nhận định, hệ thống pháp luật của Việt Nam cơ bản đầy đủ trên các lĩnh vực, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi; thể chế hóa được các chủ trương của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp; bảo đảm sự đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị; sự vận hành thông suốt của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành

Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững, Thủ tướng nêu rõ

Ghi nhận các ý kiến nêu lên những tồn tại trong công tác này, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung gồm "vòng đời" của một số dự án luật còn ngắn, phải sửa chữa. Công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng xin lùi, xin rút dự án luật, pháp lệnh. Công tác thi hành pháp luật - “đưa pháp luật vào cuộc sống” còn bất cập, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả; tình trạng “nợ đọng” quy định chi tiết thi hành chưa được khắc phục triệt để

Nhấn mạnh công việc quan trọng, xuyên suốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, xác định rõ trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, chú trọng nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật… Thực hiện đúng kỷ cương trong xây dựng pháp luật. “Muốn một dự án luật hiệu quả, một nghị định phản ánh đúng tinh thần của luật đã được Quốc hội thông qua thì chúng ta phải đảm bảo chất lượng, không được hình thức”

Khắc phục cho được sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan trong việc lấy ý kiến, lắng nghe lẫn nhau để hoàn thiện. Việc tổ chức thực hiện pháp luật “đến nơi đến chốn” rất quan trọng

Đưa đất nước tiến lên bằng thể chế pháp luật

Thủ tướng nêu rõ, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình và hiện đại hóa kỹ thuật xây dựng pháp luật, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm, đặc biệt là sự phối hợp có trách nhiệm và hiệu quả giữa các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động

Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật về tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội

Các bộ, ngành cần kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng; kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh để sớm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. “Tại phiên họp Chính phủ hàng tháng, tôi yêu cầu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP phải báo cáo Chính phủ, công khai những bộ, cơ quan có liên quan nợ đọng”, Thủ tướng nói

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật, bố trí nguồn lực thích đáng, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác này

Phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. “Người ta nói chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”, Thủ tướng lưu ý cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ các ý kiến tại Hội nghị, để sau Hội nghị có sản phẩm là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện, thi hành pháp luật trong tình hình mới

Một lần nữa, Thủ tướng lưu ý phải quan tâm đặc biệt để đưa đất nước tiến lên bằng thể chế pháp luật, đây là một trong ba đột phá Đảng đã xác định

Đức Tuân
 
Việt Nam cán mốc 100 triệu dân

Với 100 triệu người, trong đó 70% trong số đó ở độ tuổi lao động, là tỷ lệ vàng trong nhân khẩu học của một quốc gia

Việt Nam cán mốc 100 triệu dân: Cơ hội và áp lực

Cán mốc 100 triệu dân, Việt Nam thuộc vào nhóm 15 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, đứng thứ 8 châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Đây là dấu mốc đặc biệt quan trọng, đặt đất nước trước hai trang thái: vừa mừng, vừa lo

Mừng vì Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 68 triệu người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số trẻ cũng ở mức cao nhất trong lịch sử khi có 21,1% dân số là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-24

Đây là cơ hội “chỉ có một”, không bao giờ lặp lại, để có thể tạo những đột phá kinh tế bằng việc tận dụng được tối đa lực lượng lao động dồi dào

Nhưng 100 triệu người không đơn thuần là câu chuyện sẵn người làm việc. Cơ hội vẫn chỉ là cơ hội nếu như chúng ta không biến cơ cấu dân số vàng thành chất lượng dân số vàng

Nên lo cũng vì lẽ thế

Hiện năng suất làm việc của lao động Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Campuchia, Myanmar và Lào, thấp hơn nhiều so với Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê năm 2019, toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Như vậy, nguồn lao động tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp. Trong khi đó, năng suất lao động, kỹ thuật nhân lực cao mới chính là “chìa khóa” dẫn đến sự thịnh vượng của một quốc gia

Chúng ta không còn nhiều thời gian khi thời kỳ dân số vàng dự kiến chỉ kéo dài đến năm 2039. Chỉ có 16 năm để biến cơ hội thành đột phá chiến lược phát triển. Liệu có kịp? Nghịch cảnh “chưa giàu đã già” có xảy ra? Câu trả lời nằm ở chiến lược đào tạo, phát triển nhân lực hiện nay cần thay đổi để bắt nhịp được nhu cầu và xoay chuyển được tình thế

Dân số đông cũng tạo áp lực lên tài nguyên, môi trường, cơ sở hạ tầng, các vấn đề an sinh xã hội và công ăn việc làm. Vậy chúng ta đã chuẩn bị gì cho điều này? Dường như là chưa nhiều

Nói riêng về áp lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện đã đạt 73,6 (cao hơn nhiều so với trước kia) nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Gánh nặng bệnh tật của người già chắc chắn là một vấn đề rất lớn khi dự kiến 20 năm nữa, 1/4 dân số là người trên 60 tuổi. Thế nhưng cả nước hiện chỉ có duy nhất một Bệnh viện lão khoa Trung ương chuyên điều trị, chăm sóc người cao tuổi, số lượng y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về lão khoa cũng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Cùng với những áp lực về chăm sóc sức khỏe, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cũng là một thách thức, nhất là với thực trạng lao động trẻ có ít việc làm, thu nhập thấp khó có tích lũy chuẩn bị cho tuổi già. Thực tế này sẽ tạo gánh nặng lớn cho hệ thống an sinh xã hội và thuế trong tương lai

Ngoài ra, đến năm 2034 dự báo Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới trong độ tuổi 15-49 và con số này sẽ lên đến 2,5 triệu người vào năm 2059. Hàng loạt các vấn đề xã hội sẽ nảy sinh từ hệ quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay

Con người sinh sôi vô hạn nhưng tài nguyên là có hạn, đó là quy luật tất yếu. Môi trường, đất đai, nước, năng lượng... ắt có ngày cạn kiệt nếu như không được quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững hơn

Nhưng xét đến cùng, mừng và lo chính là mâu thuẫn, là động lực của sự phát triển. Nhìn ra cơ hội và biến thách thức thành hành động, biến áp lực thành sức bật để dấu mốc 100 triệu dân không đơn thuần là câu chuyện sẵn người làm việc
 
Top