What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Lobby.vn

Bí thư Hà Nội muốn doanh nghiệp FDI công nghệ 'hội quân' tại Hòa Lạc cùng Vingroup, Viettel
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ gợi ý các tập đoàn công nghệ cao nước ngoài cân nhắc đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc - nơi Vingroup, Viettel... đã đặt hạ tầng sản xuất, nghiên cứu

bi-thu-tiep-dn-fdi-cnc.webp

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với đoàn doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ cao

Chiều 19/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghệ cao do ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) dẫn đầu

Tại buổi làm việc, Chủ tịch KBC bày tỏ mong muốn có thể tận dụng những điều kiện lý tưởng của Hà Nội nhằm tạo tiền đề thu hút đáng kể nguồn vốn FDI trong thời gian tới

Trong khi đó, lãnh đạo Foxconn Việt Nam, Heesung Electronics, Goertek Technology, Mitac Computer, Luxshare ICT Việt Nam cho rằng những điều kiện thuận lợi của Hà Nội như có vị trí gần sân bay, nguồn nhân lực chất lượng cao... rất phù hợp các ngành nghề phát triển công nghệ cao

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Vương Đình Huệ khẳng định Hà Nội khuyến khích KBC đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố, vốn có dư địa lớn tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh... qua đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới sản xuất, làm ăn

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng gợi ý các tập đoàn công nghệ cao nước ngoài cân nhắc đầu tư vào những khu vực công nghiệp sẵn có với nhiều thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao, trong đó có khu công nghệ cao Hòa Lạc - là nơi Boeing, VinGroup, Viettel đã có hạ tầng sản xuất, nghiên cứu

Lãnh đạo Hà Nội cũng mong muốn các tập đoàn công nghệ lớn sẽ đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Hà Nội tương tự như Samsung
 
Trò chơi quyền lực công nghệ và quyền lực chính trị
Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù có thể hạn chế họ bằng luật nhưng chắc chắn không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ

Tờ The Economist của Anh đã đăng một bài xã luận có tiêu đề “Kinh tế học Biden”, mô tả chính phủ mới của tân Tổng thống là: “Một chính phủ cố gắng giải quyết khoảng cách giàu nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng và sửa chữa những rạn nứt trong xã hội Mỹ trong 4 năm qua”


Biden đã cố gắng bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu thông qua một gói chính sách như cứu trợ ngắn hạn, cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới, cơ sở hạ tầng để tăng việc làm và thực hiện Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng. Tuy nhiên, các khoản cứu trợ ngắn hạn, cơ sở hạ tầng lớn và nhiều lợi ích đều đòi hỏi những khoản chi tài khóa quy mô lớn, trong khi việc mở rộng thu ngân sách bị hạn chế

Do đó, thuế suất doanh nghiệp đối với các công ty công nghệ sẽ được tăng từ 21% lên 28%, thuế bổ sung được áp dụng đối với những người có thu nhập hàng năm trên 400.000 USD, thuế suất thu nhập cá nhân tối đa sẽ tăng lên 39,6% và Mỹ cũng sẽ đánh thuế lãi vốn với những người có thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD

Mặc dù cuộc cải cách thuế này không mạnh bằng Bernie Sanders cấp tiến (Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ) và những người khác trong Đảng Dân chủ, những người đã cố gắng giảm một nửa tổng tài sản của các tỷ phú trong vòng 15 năm, nhưng chắc chắn đây là mối đe dọa khẩn cấp đối với thu nhập ròng hàng năm của các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon

Khi Facebook lên kế hoạch tung ra đồng tiền cân bằng với tên gọi Libra (sau này là Diem), mặc dù họ quảng cáo các nước kém phát triển cũng có thể tận hưởng hệ thống thanh toán và giải quyết tiên tiến nhất, nhưng ngay khi được công bố, nó đã vấp phải sự tẩy chay chung của cả hai bên ở Mỹ

Nguyên nhân cơ bản là chính phủ lo lắng sẽ tạo ra một loại tiền tệ có chủ quyền tách biệt khỏi hệ thống quản lý tài chính của các quốc gia khác nhau, từ đó gây ra mối đe dọa đối với hệ thống tài chính truyền thống của Mỹ và quyền bá chủ của đồng USD

Người đoạt giải Nobel Kinh tế Christopher Pissarides từng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Một khi họ thống trị Thiên Bình (tiền điện tử Libra) thành công, họ sẽ được trao quá nhiều quyền lực trong chính sách tài chính tiền tệ và Facebook có thể còn quyền lực hơn cả Tổng thống Mỹ”

Phản ứng dữ dội nhất không phải là chính quyền Trump, vốn luôn thích chỉ trích các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, mà là các đảng Dân chủ trong Quốc hội. Ủy ban Tài chính Hạ viện do đảng Dân chủ đứng đầu đã chủ trì thông qua một "bức thư chung" và mạnh mẽ yêu cầu Facebook hủy bỏ kế hoạch. Sau khi không nhận được phản hồi tích cực, Ủy ban đã yêu cầu các quan chức liên quan của Facebook tham gia phiên điều trần

Biden từng nói rằng việc các công ty như Facebook rút lui là “vấn đề phải xem xét cẩn thận”. Nếu Đảng Dân chủ chấp nhận đề xuất không chính thức của Tổng thư ký Chương trình Tự do Kinh tế Mỹ Sarah Miller và ủng hộ việc giải thể các công ty công nghệ lớn, Biden cũng có thể bị buộc phải thực hiện biện pháp này

Thung lũng Silicon ngày nay có tiếng nói mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ. Trong khi đó, các công ty công nghệ ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ nước Mỹ và thậm chí cả thế giới về mọi mặt trong suy nghĩ, công việc và tiêu dùng sinh hoạt. Mặc dù điều này dựa trên thế giới kinh doanh, các mối đe dọa lẫn nhau về quyền lực vẫn không thể tránh khỏi

Biden luôn nhấn mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử, một trong những tội ác lớn nhất là lạm dụng quyền lực. “Nhiều gã khổng lồ công nghệ và giám đốc điều hành của họ không chỉ lạm dụng quyền lực mà còn đánh lừa người dân Mỹ, phá hoại nền dân chủ của chúng ta và trốn tránh bất kỳ hình thức trách nhiệm nào”

Mặc dù lập luận này là phiến diện nhưng có cơ sở. Một mặt, bản thân công nghệ có thể tạo ra năng lượng; mặt khác, tham vọng ngày càng tăng của nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon đang đe dọa sự kiểm soát của chính phủ Mỹ

Thung lũng Silicon và cơ hội tái hiện “thời kỳ hoàng kim công nghệ” mới ?

Trong 4 năm qua, Thung lũng Silicon luôn duy trì những nghịch lý: Được hưởng chính sách cắt giảm thuế chưa từng có của chính phủ, lợi ích thực tế do giá trị thị trường tài sản tăng vọt nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng mang lại; nhưng phải chịu áp lực điều tiết liên tục của chính phủ và mất nhân lực tay nghề cao do các quy định nhập cư mới.=

Với tư cách là Phó Tổng thống trong thời Obama, Biden đã trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định của một số lượng lớn chính sách vào thời điểm đó. Sau khi nhậm chức, có thể thấy nhiều sắc lệnh của chính quyền Trump sẽ bị bãi bỏ và một số vị trí và biện pháp do đảng Dân chủ thực hiện được khôi phục

Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù họ bị hạn chế bằng luật nhưng chắc chắn sẽ không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ, đây cũng sẽ là một thay đổi mà Biden có thể mang lại cho ngành công nghệ Mỹ

Về việc giới thiệu các tài năng khoa học và công nghệ ở Thung lũng Silicon, ngay từ thời Obama, Biden luôn hứa sẽ mở rộng quy mô của chương trình thị thực H-1B và giữ lại càng nhiều càng tốt các tài năng công nghệ cao ở nước ngoài có lợi cho Mỹ. Trong bước tiếp theo, chính quyền mới của Biden chắc chắn gỡ bỏ nhiều hạn chế do Trump áp đặt

Tất nhiên, chính quyền Biden đã đề xuất tăng thuế đối với các công ty khổng lồ và những người có thu nhập cao với các lĩnh vực tăng chi tiêu khác. Về bảo mật dữ liệu Internet, chống độc quyền... cũng nghiêng về giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn

Sau năm 2020, đối với Thung lũng Silicon, kỷ nguyên Biden chắc chắn rất đáng được mong đợi. Bất kể sự giám sát của chính phủ có thể buông bỏ hay không, Thung lũng Silicon cần từ bỏ vị thế cao ngày càng mở rộng của mình, rời khỏi vùng an toàn để đánh bóng công nghệ và phát triển ngày càng nhiều công ty đa dạng về lĩnh vực nhằm tái hiện một “thời kỳ hoàng kim công nghệ” mới trong tương lai…

Điệp Lưu
 
"Sản xuất chip" Đài Loan làm "chao đảo" từ Bắc Kinh, Washington, Tokyo đến Brussels

photo1611733022716-16117330234751116409060.jpg

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn
Khi Bắc Kinh ngăn cản các nước thiết lập quan hệ chính thức với Đài Loan, các lãnh đạo nước ngoài bắt đầu nhận ra sự phụ thuộc của họ vào việc sản xuất chip điện tử của hòn đảo

Đài Loan được đánh giá cao về khả năng sản xuất chip

Trước những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc ngăn cản các nước thiết lập quan hệ chính thức với Đài Loan, các lãnh đạo nước ngoài bắt đầu nhận ra sự phụ thuộc của họ vào việc sản xuất chip điện tử của hòn đảo

Đài Loan đang được đánh giá cao về khả năng sản xuất chip. Danh tiếng này chủ yếu nhờ vào Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) - xưởng đúc và sản xuất lớn nhất và hàng đầu thế giới cho điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo và máy tính hiệu suất cao của Apple

Trong bối cảnh ngành công nghiệp xe hơi rơi vào tình trạng thiếu chip cho mọi thiết bị, từ cảm biến đỗ xe đến giảm lượng khí thải, vai trò của Đài Loan trong nền kinh tế thế giới bất ngờ nổi bật

Với việc các nhà sản xuất ô tô bao gồm Volkswagen của Đức, Ford Motor Co của Mỹ và Toyota Motor của Nhật Bản buộc phải ngừng sản xuất và các nhà máy ngừng hoạt động, tầm quan trọng của Đài Loan trở nên rất lớn

Các nhà sản xuất ô tô Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đang vận động chính phủ giúp đỡ. Bloomberg trích nguồn thạo tin từ Pháp cho biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về khả năng thiếu hụt này vào năm ngoái và nhất trí về sự cần thiết phải thúc đẩy sự phát triển riêng của châu Âu


Nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan

TSMC mang lại đòn bẩy kinh tế và chính trị

Kỹ năng sản xuất chip của TSMC đã mang lại đòn bẩy kinh tế và chính trị cho Đài Loan trong bối cảnh công nghệ đang được ưu tiên trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn giữa Trung Quốc và Mỹ. Căng thẳng này khó có thể giảm bớt trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden

Những hạn chế của Đài Loan đối với ngành kinh doanh chất bán dẫn thể hiện điểm còn tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đang tạo ra sự cấp bách mới cho các kế hoạch từ Tokyo, Washington và Bắc Kinh nhằm tăng cường khả năng tự lực

Jan-Peter Kleinhans, Giám đốc dự án công nghệ và địa chính trị tại tổ chức tư vấn Stiftung Neue Verantwortung có trụ sở tại Berlin, cho biết: bằng cách thống trị mô hình sản xuất chip gia công do Mỹ phát triển, Đài Loan "có khả năng là điểm thất bại nghiêm trọng nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành vật liệu bán dẫn"

Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã khai thác điểm khó khăn đó để từ chối Bắc Kinh tiếp cận vào công nghệ. Bằng cách cấm truy cập vào tất cả công nghệ chip của Mỹ, Washington có thể cắt nguồn cung cấp chất bán dẫn từ TSMC và các xưởng đúc khác cho Huawei Technologies, cản trở bước tiến của công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc

Ngành công nghiệp chip phải tìm cách giải quyết

TSMC cũng được đàm phán để thành lập một nhà máy sản xuất chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Công ty điện tử Samsung của Hàn Quốc sẽ tiếp bước với một cơ sở trị giá 10 tỷ USD ở Austin, Texas

Liên minh châu Âu (EU) cũng đặt mục tiêu củng cố "chủ quyền công nghệ" của khối thông qua một khoản đầu tư ban đầu lên tới 36 tỷ USD để nâng thị phần của châu Âu trên thị trường chip toàn cầu lên 20% từ dưới 10% như bây giờ

EU cũng đang khuyến khích Đài Loan tăng cường đầu tư vào khối 27 quốc gia này và đã đạt được một số thành công nhất định

Tokyo cũng đang cố gắng thu hút TSMC đến Nhật Bản. Quan chức về các vấn đề công nghệ tại Bộ Kinh tế Nhật Bản Kazumi Nishikawa cho biết: "TSMC đang ngày càng trở nên thống trị hơn. Đây là điều mà tất cả mọi người trong ngành công nghiệp chip phải tìm cách giải quyết"


Đài Loan không phải là người chơi duy nhất trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Mỹ vẫn giữ vị trí thống trị, nổi bật là về thiết kế chip và các công cụ phần mềm điện tử, ASML Holding của Hà Lan độc quyền về máy móc cần thiết để chế tạo ra những con chip tốt nhất, Nhật Bản là nhà cung cấp thiết bị, hóa chất chính

Tuy nhiên, khi sự chú trọng chuyển sang các chip nhỏ hơn, mạnh hơn và đòi hỏi ít năng lượng hơn, TSMC ngày càng thể hiện được sức ảnh hưởng của riêng mình. Và nó đã giúp Đài Loan hình thành một hệ sinh thái toàn diện
 
Tỷ phú Jeff Bezos tuyên bố sẽ từ chức giám đốc điều hành Amazon
Tỷ phú Jeff Bezos khẳng định quyết định từ chức giám đốc điều hành của Amazon không phải là "về hưu" và ông "chưa bao giờ có nhiều năng lượng" hơn lúc này

jeff_bezos%201.webp

Tỷ phú Jeff Bezos

Tỷ phú Jeff Bezos ngày 2/2 thông báo vào cuối năm nay ông sẽ từ chức giám đốc điều hành của Amazon, công ty do ông xây dựng từ khi còn là một doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) và nay phát triển thành một trong những tập đoàn có giá trị cao nhất thế giới

Tỷ phú giàu nhất thế giới cho biết ông sẽ chuyển giao vao trò CEO Amazon vào quý III cho ông Andy Jassy, người đứng đầu bộ phận dịch vụ web của Amazon

Tin tức trên được công bố sau khi Amazon thông báo mức lợi nhuận quý tăng hơn gấp đôi lên 7,2 tỷ USD và thu nhập tăng 44% lên 125,6 tỷ USD, trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến bùng nổ khắp thế giới

Trong thư gửi nhân viên Amazon, ông Bezos cho biết sẽ vẫn "tiếp tục tham gia các sáng kiến quan trọng của Amazon" nhưng chuyển hướng đến những hoạt động từ thiện của mình, như Day One Fund và Bezos Earth Fund, cũng như các dự án kinh doanh khác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và báo chí

Ông khẳng định quyết định của mình không phải là "về hưu" và ông "chưa bao giờ có nhiều năng lượng" hơn lúc này

Ông Bezos, 57 tuổi, thành lập Amazon tại gara của mình vào năm 1994 và đến nay đã phát triển công ty trở thành tập đoàn lớn chiếm vị thế chủ đạo trong ngành bán lẻ trực tuyến, với các hoạt động trong lĩnh vực stream âm nhac và truyền hình, điện toán đám mây, robot hay trí tuệ nhân tạo (AI)

Ngoài ra, ông cũng sở hữu tờ Washington Post và hãng hàng không vũ trụ tư nhân Blue Origin

Người kế nhiệm ông Bezos là Jassy, gia nhập Amazon trên cương vị quản lý marketing vào năm 1997 và đến năm 2003 đã thành lập AWS, phụ trách các dịch vụ đám mây của Amazon - một trong những bộ phận mang lại lợi nhuận lớn nhất nhưng lại ít nổi bật nhất của tập đoàn
 
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống năm 2016, các tập đoàn công nghệ lớn, còn được gọi là Big Tech, bao gồm Facebook, Twitter, YouTube, Instagram, Google, Amazon… đã bắt tay nhau ứng phó với ông

Họ làm vậy không nhằm mục đích trao quyền cho đảng Dân chủ mà thực chất là để đưa nước Mỹ vào vòng kiểm soát của họ theo hướng cực tả. Phe Dân chủ được hưởng lợi từ cuộc tấn công của Big Tech dành cho ông Trump, nhưng chẳng mấy rồi họ cũng sẽ chịu chung số phận như vậy nếu không có biện pháp ngăn chặn Big Tech

titphu-1-big-tech.jpg

Gần đây, chính những người trong cuộc, trực tiếp chịu trách nhiệm về sự phát triển của Big Tech đã tham gia trong một bộ phim tài liệu của đạo diễn Jeff Orlowski mang tên “The Social Dilemna” vừa phát hành tháng 1/2020 trên Netflix để cảnh báo về cách thức mà các ông chủ của họ đã sử dụng để thao túng người dùng trong khi họ không hề nhận ra

Big Tech đã sử dụng các kỹ thuật khoa học hành vi rất tinh vi để khiến người dùng mua các sản phẩm và dịch vụ mà họ không muốn cũng không cần. Với cách thao túng hành vi của người dùng, các tập đoàn công nghệ đang thu về hàng tỷ đô la lợi nhuận

Tiếp theo thành công về mặt thương mại, Big Tech bắt đầu áp dụng phương pháp tương tự để tác động đến nhận thức, thái độ, hoạt động chính trị, và hành vi bỏ phiếu của người dùng bằng cách sử dụng các thuật toán tinh vi

Sau đó, Big Tech đã phát hiện ra rằng họ có thể dễ dàng loại bỏ bất kỳ sự cạnh tranh nào từ phía các startup đối thủ, họ có thể dễ dàng đàn áp không cho phát hành, kiểm duyệt hoặc vô hiệu hóa những niềm tin, ý kiến và thông tin của công chúng

Big Tech đã chuyển từ kiểm soát thị trường sang tác động đến hành vi chính trị, rồi tiếp đó tiến tới kiểm soát các thông điệp chính trị của phe cực tả

titphu-2-big-tech.jpg

Năm 2016, Big Tech bị cáo buộc đã cố gắng tác động đến cuộc tranh cử Tổng thống giữa ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa. Các công ty này sau đó không muốn một lần nữa bị cáo buộc là ủng hộ ông Trump và họ đã phá bỏ các quy tắc của mình

Sự thiên vị của Big Tech đã đạt đến đỉnh điểm trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, bao gồm cả việc luận tội ông Trump vì bị cáo buộc kích động bạo loạn và nổi dậy ở Washington sau khi ông thua cuộc

quote-1-big-tech.jpg

Quá trình luận tội chỉ vừa mới được khởi động thì Big Tech đã sử dụng những tuyên bố không rõ ràng chống lại ông Trump và khoá tài khoản của ông ấy trên Twitter, Facebook và nhiều mạng khác, tẩy chay 88 triệu người theo dõi

Mục đích thực sự của Big Tech đã được Twitter tiết lộ mới đây. Project Veritas, một nhóm bảo thủ đã có được một video ghi lại các cuộc trao đổi bí mật giữa những người cánh tả

Nhóm này đã công bố một đoạn băng ghi âm, trong đó Giám đốc điều hành của Twitter, Jack Dorsey đã tuyên bố rằng việc cấm ông Trump khỏi Twitter chỉ là bước khởi đầu của dự án gỡ bỏ phe Cộng hòa và những người bảo thủ khỏi nền tảng của họ

titphu-3-big-tech.jpg

Một điều trớ trêu là: Twitter và Facebook đã kiểm duyệt ông Trump trong cuộc bạo động ở Washington khi ông Joe Biden được tuyên bố là tân Tổng thống Mỹ ngày 6/1 tại Quốc hội. Trong khi đó, các trang này không động chạm gì đến các bài đăng của những kẻ bạo động bàn bạc kế hoạch tấn công tòa nhà Quốc hội ngay trên nền tảng của họ

Twitter còn cho phép một thông báo kêu gọi xử bắn Phó Tổng thống Mike Pence được lan truyền rộng rãi trước khi có động thái gỡ bỏ

Không lâu trước khi cuộc bầu cử diễn ra, NY Post, tờ báo lớn thứ ba ở Mỹ đã đăng bài viết hé lộ các chuyện tiêu cực về Hunter Biden, con trai của ông Joe Biden, cho rằng anh ta đã nhận tiền từ các đầu mối ở nước ngoài có rắp tâm gây ảnh hưởng đến chính trị Mỹ. Big Tech lập tức chặn tất cả các thông tin liên quan đến câu chuyện này trên các nền tảng của mình, kể cả cấm NY Post đăng bài báo của chính mình trên các nền tảng xã hội

Sau cuộc bầu cử, FBI thông báo về việc điều tra Hunter Biden, và chỉ khi đó các mạng xã hội mới cho đăng bài viết

quote-2-big-tech.jpg

Big Tech luôn biết cách “né đạn”, tránh những lời chỉ trích nhằm vào mình. Khi bị cáo buộc là có thành kiến với những người bảo thủ với các hành động: gỡ bỏ khỏi nền tảng, tự quyết định những video nào có thể có doanh thu quảng cáo, gắn thẻ…, thì các tập đoàn này đã thiết lập các hội đồng độc lập để đánh giá các chính sách của họ và đảm bảo sự công bằng trong việc ra quyết định

Vấn đề ở chỗ, các thành viên được Facebook bổ nhiệm cho hội đồng này đều là người chống bảo thủ

Phản ứng của Big Tech mỗi khi bị vướng vào một vụ bê bối thiên vị thì mười lần như một: Đó là sự cố do lỗi phần mềm. Người dùng Twitter khi tìm kiếm thông tin về Uỷ ban hành động chính trị của những người Cộng hòa phản đối ông Trump, có tên gọi “Lincohn Project” đều bị lỗi phần mềm

Lý lẽ của Big Tech đưa ra là "điều khoản dịch vụ" của họ buộc họ phải loại bỏ nội dung và chặn người dùng có quan điểm đối lập. Vấn đề đặt ra ở đây là: Việc giải quyết các khiếu nại về điều khoản dịch vụ mất rất nhiều thời gian; các điều khoản dịch vụ được diễn giải khác nhau tùy thuộc vào đảng phái chính trị; các điều khoản dịch vụ thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào kế hoạch của Big Tech

Trong các phiên điều trần trước Quốc hội về các hành động của Big Tech, các CEO đã hứa rằng họ đang phát triển những “công cụ” mới nhằm giải quyết vấn đề thiên vị và trách nhiệm giải trình. Đúng thế! Chỉ là điều chỉnh lại các thuật toán tương tự đã được sử dụng trước đây

Phe Dân chủ không gặp phải việc bị gỡ bỏ tài khoản khỏi nền tảng của các ông lớn công nghệ. Một ví dụ là bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã kêu gọi các cuộc nổi dậy trên khắp đất nước để phản đối việc ông Trump thắng cử

titphu-4-big-tech.jpg

Phản ứng thường thấy của các Big Tech khi bị đối chất về hành vi đi ngược lại dân chủ và can thiệp vào hệ thống chính trị là: Nếu bạn không thích những điều đó, hãy xây dựng nền tảng riêng của mình và cạnh tranh với chúng tôi trên thị trường

Đó là một sự bắt bẻ không cần thiết. Sức mạnh độc quyền và sự thông đồng giữa các nền tảng của các ông lớn đã kìm hãm sự cạnh tranh

Một ví dụ là công ty khởi nghiệp Parler, ra đời để cạnh tranh với Twitter bằng cách cung cấp cho người dùng một nền tảng mở, không kiểm duyệt nội dung của người dùng chia sẻ và không xuất bản nội dung của riêng mình. Trong một thời gian rất ngắn kể từ khi xuất hiện, Parler đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất

Khi nhận thấy có nguy cơ, Big Tech lập tức phản công. Amazon đã ngừng cung cấp các dịch vụ cho nền tảng này. Apple và Google đã cấm phân phối ứng dụng Parler từ App Store của họ

Và, Giám đốc điều hành của Parler cùng với gia đình của ông đã phải trốn tránh khỏi những lời đe dọa giết hại khi Parler kiện Big Tech. CEO của Twitter, Jack Dorsey tuyên bố: "Những lời nói trên mạng sẽ kéo theo hậu quả trên mạng” và cho rằng Parler là “mối nguy cho an toàn công cộng”

Tiến sỹ Terry F. Buss
 


cover-des.jpg

sapo.jpg

Điều rút ra từ các phiên điều trần: Sai phạm gì cơ ? Ồ, là việc đó thì chúng tôi đang nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề, không có gì phải lo lắng cả. Bản thân chúng tôi mới là nạn nhân

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một ứng cử viên Tổng thống 2020 của đảng Dân chủ, một người mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đã coi việc chia nhỏ Big Tech là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình. Bà ấy đã không thu phục sự ủng hộ của các thành viên Dân chủ khác cũng như các ứng viên tổng thống khác cùng phe

Cuối năm 2020, ông Trump đã cố gắng loại bỏ tấm lá chắn bảo vệ Big Tech bằng cách đưa nội dung đó vào dự luật Chi tiêu quốc phòng năm 2021, vốn không liên quan gì đến việc này. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thống nhất từ chối đưa đề xuất của ông Trump vào luật

quotes-1.jpg

Tháng 5/2020, ông Trump ký Sắc lệnh hành pháp, nghiêm cấm Big Tech kiểm duyệt có lựa chọn đối với nội dung trực tuyến. Kết quả là Big Tech không những phớt lờ lệnh mà còn tăng cường kiểm duyệt ông ấy nhiều hơn

Cũng trong năm 2020, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi động một vụ kiện lớn chống lại Google trong một nỗ lực chia cắt Google thành một số công ty riêng biệt như một cách để làm loãng quyền lực của ông lớn này. Vụ kiện đã được cho là khó có cơ hội thành công, nhưng điều tệ hại nhất là sẽ mất nhiều năm để giải quyết dứt điểm những lằng nhằng pháp lý

Sẽ là sai lầm khi cho rằng những đóng góp cho các chiến dịch chính trị là lý do khiến Quốc hội không thể quy trách nhiệm cho Big Tech

Theo tạp chí Wired, đảng Dân chủ đã nhận được 95% tất cả các khoản đóng góp chính trị từ Big Tech và nương tay với các tập đoàn này. Nhưng thực tế là cả các đảng viên Cộng hoà không nhận khoản đóng góp nào của Big Tech cũng hành xử tương tự

titphu-1.jpg

Một lý do tại sao Big Tech vẫn không bị hạn chế chính là việc cản trở các hoạt động của họ có nhiều khả năng còn khiến vấn đề tồi tệ hơn

Theo định nghĩa, việc áp đặt các quy định của chính phủ lên mạng xã hội là một hành động mang tính chủ quan. Người tạo ra mới thực sự là người kiểm soát

Các quan chức chính phủ có thực sự được trao quyền quản lý Big Tech không? Kinh nghiệm ở Mỹ với Ủy ban Thương mại liên bang, Ủy ban Truyền thông liên bang và Ủy ban Bầu cử liên bang cho thấy tất cả các cơ quan quản lý độc lập đều nổi tiếng là thiên vị chính trị đến mức cực đoan

Tháng 6/2020, đạo luật Chứng nhận Internet - cho phép chính phủ giám sát các công ty - đã được đề xuất; cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều phản đối đạo luật này

Một điều khó xử khác là Big Tech được Hiến pháp Mỹ bảo vệ theo điều khoản về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Big Tech không phải chịu trách nhiệm cho cùng một hành vi mà báo chí hoặc các nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm

Vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu luật pháp xử lý Big Tech với tư cách là cơ quan xuất bản thì điều đó có nghĩa là những công ty này sẽ trở thành đối tượng của các vụ kiện dân sự liên quan đến nội dung và tài sản trí tuệ

Trong trường hợp đó, Big Tech sẽ có quyền gỡ bỏ nội dung khỏi nền tảng của họ, quyết định những nội dung nào sẽ được phép thu hút quảng cáo, đàn áp không cho phát hành bài viết, ngăn chặn hiển thị bài đăng để hạn chế tầm ảnh hưởng, gắn thẻ và lọc nội dung, thậm chí nhiều hơn nữa so với những gì đang diễn ra


titphu-2.jpg

Lãnh đạo các chính phủ khắp thế giới đang lên tiếng phản đối việc Big Tech kiểm duyệt các phát ngôn chính trị của ông Trump. Mexico, Brazil, Đức, Ba Lan và Pháp đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ chống lại Big Tech. Liên minh châu Âu đang đe dọa sẽ đưa ra quy định quản lý các ông lớn này

Big Tech cần nhìn nhận những lời đe doạ này một cách nghiêm túc: Không quốc gia nào trong số các nước đã lên tiếng gặp phải rào cản trong việc quản lý Big Tech như trường hợp của Mỹ. Ba Lan đang thông qua luật quy định một công ty không thể xóa nội dung khỏi nền tảng của mình nếu nội dung đó không đi ngược lại luật pháp của nước này

nhom-anh.jpg

Ngay cả báo chí nhà nước của Trung Quốc cũng thấy không ổn về sự ngược đãi của Big Tech đối với ông Trump. Họ cho rằng Big Tech đang tạo ra một "nền bá chủ kỹ thuật số" làm suy giảm chủ quyền của các quốc gia khác trong không gian mạng

Sự phản kháng của người dùng không gây được ảnh hưởng đến Big Tech. Khi Twitter và Facebook chối bỏ 88 triệu người theo dõi của ông Trump khỏi nền tảng của họ, Rush Limbaugh, một người dẫn chương trình talk show hàng đầu trên kênh phát thanh bảo thủ của Mỹ, đã ngưng tài khoản với 84 triệu người theo dõi của chính mình trong một động thái ủng hộ ông Trump

Một số nhân vật có sức ảnh hưởng lớn của phe bảo thủ cũng đã làm tương tự. Big Tech đã mất 51 tỷ USD. Nhưng dường như, họ không quan tâm đến điều này

titphu-3.jpg

Rất có thể, việc quản lý Big Tech là điều không thể làm được. Giống như một câu nói của một nhân vật trong bộ phim tài liệu “The Social Dilemna”: Thần đèn đã được thả ra khỏi chai, việc bắt trở lại là điều không thể. Tại sao lại như vậy ?

Phe Dân chủ đang hưởng lợi từ cuộc “thanh trừng” của Big Tech trong nỗ lực khiến ông Trump, các đảng viên Cộng hòa và những người bảo thủ “bật khỏi” chính trường Mỹ

Đảng Cộng hòa đang rất cẩn trọng trong các động thái xử lý để không vi phạm các điều khoản của Hiến pháp bảo đảm tự do ngôn luận và tự do báo chí. Cả hai phe đều không có hứng thú đụng đến Big Tech

Ngay cả khi có một cuộc tấn công vào Big Tech được khởi động thì cũng rất ít chính trị gia, nhà hoạt động hoặc đối thủ cạnh tranh muốn hứng chịu cơn thịnh nộ của các CEO Big Tech, những người có thể ra tay không màng đến ranh giới

Những sản phẩm của Big Tech mê hoặc con người ta đến độ họ cho rằng sẽ chẳng thể làm được gì nếu không có những thứ này. Việc quản lý các Big Tech có thể dẫn đến một phản ứng phẫn nộ trên toàn cầu

quotes-2.jpg

Đơn cử như khi ông Trump cố gắng cấm Tik Tok vì nguy cơ an ninh quốc gia, người Mỹ đã rất tức giận. Họ thích tiếp tục thoả mãn cơn nghiện với các sản phẩm của Big Tech hơn là lấy lại quyền tự do chính trị cho bản thân

Có thể là các quốc gia khác sẽ giương cao ngọn đuốc pháp lý mà Mỹ đã không thể làm được. Cũng có thể Mỹ sẽ rút được bài học kinh nghiệm từ cách xử lý của các nước khác

Câu hỏi lớn đặt ra cho phe Dân chủ, những người mang tư tưởng tự do và cấp tiến là: Khi nào sẽ đến lượt Big Tech xử lý họ

Tiến sỹ Terry F. Buss
 
Elon Musk 'Tôi là người ngoài hành tinh'
Đó là câu trả lời của CEO Tesla khi được hỏi về cách điều hành nhiều doanh nghiệp cùng lúc

Là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, Elon Musk đang giữ vị trí CEO hãng xe Tesla, CEO công ty khai phá không gian SpaceX, nhà sáng lập công ty dịch vụ xây đường hầm The Boring Company và đồng sáng lập công ty công nghệ thần kinh Neuralink

Khả năng điều hành, xử lý khối lượng công việc lớn của Elon Musk đã được nhắc đến trong bài đăng trên Twitter của Kunal Shah, CEO hãng công nghệ Cred của Ấn Độ

06913022021.jpg

Elon Musk trả lời "Tôi là người ngoài hành tinh" khi được hỏi về khả năng điều hành nhiều công ty cùng lúc

Theo đó, Shah ghi rằng Elon Musk "có thể điều hành cùng lúc hơn 4 công ty 500 tỷ USD ở độ tuổi khá trẻ". Phần cuối bài viết, Shah đặt câu hỏi về bí quyết điều hành nhiều doanh nghiệp cùng lúc, cách xoay sở trong nhiều hoàn cảnh và thiết kế tổ chức của Elon Musk

"Hãy phản hồi nếu nhìn thấy nhé, chúa tể bóng tối", Shah viết trong bài đăng tiếp theo. Trả lời bên dưới, CEO Tesla đơn giản ghi "Tôi là người ngoài hành tinh". Tài khoản tên venus thậm chí ghi vui rằng Musk là "người ngoài hành tinh đang muốn về nhà của ông ấy"

Bài đăng của Elon Musk được xem là có thể tác động mạnh đến thị trường. Những dòng tweet gần đây của CEO Tesla đã giúp giá trị tiền mã hóa Bitcoin, Dogecoin tăng mạnh. Vị tỷ phú còn góp phần đẩy cổ phiếu GameStop tăng

Elon Musk là một trong những người nổi tiếng ủng hộ Bitcoin và đã thể hiện niềm yêu thích đối với tiền mã hóa từ lâu. CEO Tesla đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin, chấp nhận thanh toán bằng loại tiền này. Sau tuyên bố của Musk, giá trị Bitcoin tăng vọt lên hơn 47.000 USD, phá vỡ kỷ lục trước đó vào tháng 1

07013022021.jpeg

Bài đăng của Elon Musk được xem là có thể tác động mạnh đến thị trường

Musk cũng từng khiến cổ phiếu hãng game CD Projekt tăng tới 12% trong phiên giao dịch ngay sau khi ông tiết lộ mẫu xe Tesla Model S Plaid sẽ cho hành khách chơi game, bao gồm Cyberpunk 2077 của CD Projekt

Với tư duy khác lạ, Elon Musk chủ yếu dành tiền đầu tư tại Tesla, SpaceX và nhiều dự án khác cho 2 mục tiêu lớn nhất đời mình. Ông từng chia sẻ trên Twitter rằng sẽ dành nửa số tài sản để “giải quyết các vấn đề trên Trái Đất” và "nửa còn lại để xây dựng thành phố trên Hỏa tinh"
 
Mỗi tháng Apple lại mua thêm một công ty
Hiện tại, doanh thu của Apple đã đạt con số 247,5 tỷ USD. Không chỉ thành công với mảng iPhone, công ty còn phát triển nhờ vào việc mua lại nhiều doanh nghiệp trên thế giới

Trong cuộc họp cổ đông của Apple diễn ra vào ngày 23/2, Tim Cook đã đứng ra trả lời những câu hỏi liên quan đến tình hình kinh doanh, chuỗi cung ứng và các hoạt động sáp nhập doanh nghiệp của công ty trong thời gian qua. Cùng với đó là những chia sẻ của ông về thành tựu mà hãng đạt được trong đại dịch Covid-19

Theo Tim Cook, chỉ trong vòng một năm, công ty đã ra mắt thành công nhiều dự án và sản phẩm mới. Ngoài việc đề cập đến các mẫu iPhone mới nhất, vị CEO còn cho thấy tiềm năng ngày càng tăng của Apple Watch. Bên cạnh đó, ông khẳng định mẫu tai nghe AirPod Max của hãng đang trở nên "cực kỳ phổ biến" với người dùng trên toàn cầu

tim-cook-5587-1614388233.png

Tim Cook đã cho thấy chỉ cần những sách lược đúng đắn, một công ty vẫn có thể phát triển kể cả trong bối cảnh đại dịch

Đặc biệt, Cook đã tóm tắt nỗ lực của công ty trong việc chống lại đại dịch, vấn đề biến đổi khí hậu và khủng hoảng nhà ở tại Khu vực vịnh San Francisco

Cook tuyên bố Apple đang đi đúng hướng. Công ty đã đạt được những mục tiêu về môi trường, bao gồm việc hoàn thành chỉ tiêu trung hòa carbon vào năm 2030 và chuyển sang sử dụng sản phẩm từ vật liệu tái chế

Ông cũng đề cập đến những thay đổi về chính sách quyền riêng tư gần đây của Apple. Cụ thể, hãng đã ra mắt tính năng Ad Tracking Transparency (ATT) yêu cầu các ứng dụng bên thứ 3 phải đưa ra lý do để được cấp quyền theo dõi hành vi khách hàng trên iPhone

Cook cho biết trong 6 năm qua, Apple đã mua gần 100 công ty lớn nhỏ khác nhau. Trung bình cứ 3-4 tuần họ lại đạt được một thỏa thuận

Khi được hỏi về vấn đề trả lương công bằng theo giới, vị CEO khẳng định bất kỳ ai làm việc cho Apple đều nhận được mức lương tương xứng với cống hiến của họ. Ứng viên vào công ty sẽ không bị hỏi về thu nhập trước đây nhằm đảm bảo tính công bằng, Cook tuyên bố

Trả lời những câu hỏi về sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ông cho biết Apple luôn tìm cách đổi mới các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ông không chia sẻ cụ thể về vấn đề này. Theo Bloomberg, Apple đã và đang tìm cách mở rộng sản xuất ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Các nước tiềm năng trong đó có Ấn Độ và Việt Nam

tim-cook1-8239-1614388233.png

Tim Cook từng cho biết trong tương lai, lĩnh vực sức khỏe sẽ là đóng góp lớn nhất của Apple

Theo Independent, gần đây Apple đang nhận được sự chỉ trích vì lạm quyền trên iOS và nhiều nền tảng khác nhằm "trói buộc" người dùng vào các ứng dụng thuộc hệ sinh thái của hãng. Trước những hoài nghi đó, Tim Cook khẳng định App Store, và nhiều dịch vụ khác của công ty không vi phạm luật chống độc quyền

“Apple không thống trị bất kỳ thị trường nào. Chúng tôi không chiếm lĩnh một danh mục sản phẩm, dịch vụ hay ứng dụng. Việc cạnh tranh chỉ nhằm thúc đẩy tất cả chúng ta trở nên tốt hơn. Vì vậy, những lời cáo buộc như thế sẽ sớm biến mất khi được kiểm chứng”, Cook chia sẻ

Cũng tại cuộc họp, ông nhận định dù phải làm việc từ xa trong bối cảnh giãn cách xã hội, công ty vẫn đạt được tần suất làm việc hiệu quả như trước. Tuy nhiên, ông bày tỏ mong muốn các nhân viên có thể sớm trở lại văn phòng

Do tác động phức tạp của đại dịch Covid-19, Apple đã tổ chức các cuộc họp cổ đông thường niên bằng hình thức trực tuyến. Kate Adams, tổng cố vấn pháp lý của Apple sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát phần biểu quyết

Như thường lệ, trong cuộc họp, tất cả các thành viên hội đồng quản trị sẽ được bầu lại và vị trí kiểm toán viên của Ernst & Young đã được phê chuẩn
 
Đồng nghiệp cũ thành đối thủ hàng đầu của Elon Musk
Theo Forbes, Musk không chỉ cách mạng thị trường xe điện mà còn tạo ra những đối thủ trị giá hàng tỷ USD của riêng mình

Hiện nay, một loạt nhân viên, đồng nghiệp cũ của Musk đã thành lập các công ty từ xe điện đến pin, chủ yếu ở California. Forbes đánh giá những người cũ của Tesla này đã sẵn sàng tác động đến ngành công nghiệp ôtô trị giá 6.000 tỷ USD trong những thập kỷ tới

"Tesla không thể đi một mình", Peter Rawlinson, người từng là kỹ sư trưởng của Model S Tesla, hiện là CEO startup xe điện Lucid cho hay. Ông nói rằng Musk "cần một số đối thủ cạnh tranh"

"Đây là cộng đồng tốt để trở thành một phần của nó. Tôi thực sự hài lòng khi thấy một số đồng nghiệp cũ thành công và ảnh hưởng thế nào trong các lĩnh vực", Sterling Anderson, đồng sáng lập hãng xe tự lái Aurora – người rời Tesla năm 2016 nói

Rawlinson, Anderson và 3 cựu nhân viên khác của Tesla đang sẵn sàng cạnh tranh, cũng như hỗ trợ Tesla thúc đẩy điện khí hóa và tự động hóa ngành công nghiệp ôtô. Các doanh nghiệp của họ có tổng giá trị hơn 30 tỷ USD. Con số này bằng phần nhỏ vốn hóa 780 tỷ USD của Tesla nhưng cũng chỉ mới là khởi đầu

Sterling Anderson, Đồng sáng lập, kiêm Giám đốc sản phẩm Aurora Innovation

Sterling-Anderson-8180-1614596853.jpg

Sterling Anderson

Anderson đến Tesla năm 2013. Ông phát triển mẫu Model X và giúp Tesla ra mắt công nghệ xe tự lái khi dẫn dắt việc phát triển tính năng Autopilot. Anderson nhớ về quãng thời gian ở Tesla: "Tôi thấy như cùng nhau làm việc chung chiến hào. Bạn đã xây dựng được mối quan hệ thực sự trong một trường áp lực như vậy"

Đến năm 2016, ông rời Tesla để đồng sáng lập Aurora Innovation cùng cựu giám đốc mảng xe tự lái của Google Chris Urmson và Chris Urmson, nhà nghiên cứu AI tại Đại học Chris Urmson. Aurora đã gọi vốn được hơn 1 tỷ USD. Tháng 12/2020, họ thâu tóm mảng xe tự lái của Uber, giúp tăng khả năng trở thành một tay chơi lớn trong lĩnh vực này. Đến nay, Aurora đã có mối quan hệ đối tác với Uber, nhà sản xuất xe tải Paccar và Toyota. Startup này đang được định giá khoảng 10 tỷ USD

Gene Berdichevsky, Đồng sáng lập, kiêm CEO Sila Nanotechnologies

Gene-Berdichevsky-1626-1614596853.jpg

Gene Berdichevsky

Berdichevsky là nhân viên thứ 7 của Tesla khi gia nhập năm 2004. Ông làm kỹ sư chính cho pin mẫu Roadster – nỗ lực đầu tiên của Tesla về một chiếc xe điện cho thị trường phổ thông. Sau đó, ông quan tâm nhiều hơn đến việc làm cho pin lithium-ion rẻ hơn và hiệu suất cao hơn. "Sau khi Roadster ra mắt, tôi đứng trước lựa chọn ở lại để phát triển dự án Model S hay ra đi để xây dựng công ty riêng", Berchidevsky cho hay. Cuối cùng, ông đã rời Tesla năm 2008 và xây dựng Sila Nano 3 năm sau đó

Sila Nano đã phát triển được một cực dương bằng silicon thay thế than chì đắt tiền. Vật liệu này có thể làm pin được sử dụng bởi Tesla và các hãng xe điện khác, giúp hiệu quả hơn tối thiểu 20% và cải thiện hiệu suất 50%. Công ty này đã huy động được 930 triệu USD và được định giá khoảng 3,3 tỷ USD. Nhà máy quy mô lớn đầu tiên của Sila Nano dự kiến hoạt động vào năm 2024

Henrik Fisker, Đồng sáng lập, kiêm CEO Fisker

Henrik-Fisker-7637-1614596853.jpg

Henrik Fisker

Fisker là nhà thiết kế nổi tiếng tạo kiểu cho BMW, lãnh đạo bộ phận thiết kế của Aston Martin. Ông từng làm cố vấn thiết kế cho Model S. Tuy nhiên, Musk không thích thiết kế của Fisker và từng kiện ông vi phạm hợp đồng năm 2008

Nỗ lực cạnh tranh đầu tiên của Fisker với đối thủ Teska là chiếc xe hybrid hạng sang Karma. Tuy nhiên, Fisker đã thất bại do một loạt sự cố phức tạp. Ông phải đóng Fisker Automotive năm 2014

Hiện tại, ông đã trở lại với Fisker và sẵn sàng bán chiếc Ocean. Mẫu xe điện crossover này có giá từ 37.500 USD được sản xuất cùng đại gia xe điện Magna để cạnh tranh trực tiếp với Model Y. Hãng xe của Fisker đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Dù còn 1 năm nữa mới bắt đầu sản xuất thương mại, công ty này hiện đã có vốn hóa 4 tỷ USD và khoảng 1 tỷ USD tiền mặt để phát triển sản phẩm

"Ngành công nghiệp ôtô thực sự không phải lĩnh vực Thung lũng Silicon nên hay muốn đầu tư vào. Elon Musk có rất nhiều tiền từ PayPal khi ông gia nhập Tesla. Điều này giúp Tesla sớm IPO năm 2010. Còn chúng tôi không được như vậy.", Fisker kể về những vấn đề tiền bạc với Fisker Automotive

Peter Rawlinson, Đồng sáng lập, kiêm CEO Lucid Motors

Peter-Rawlinson-1399-1614596853.jpg

Peter Rawlinson

Cựu nhân viên của Jaguar gia nhập Tesla năm 2009. Rawlinson và Musk đã nhanh chóng tâm đầu ý hợp. "Chúng tôi đều ám ảnh về việc vươn tới các vì sao với công nghệ", Rawlinson nói. Ông là kỹ trưởng của Tesla Model S – mẫu sedan đã định nghĩa lại những chiếc xe chạy pin có thể tốt thế nào năm 2012

Cùng năm đó, ông rời Tesla để chăm sóc mẹ già sau một số bất đồng với Musk về dự án Model X. Hiện ông làm CEO Lucid Motors – một startup xe điện có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD từ Saudi Arabia. Từ mùa xuân này, hãng sẽ bán mẫu xe điện cao cấp Air sedan với giá 169.000 USD, đi được hơn 500 dặm mỗi lần sạc

"Tôi không cạnh tranh với Tesla. Tôi đang cạnh tranh với Mercedes-Benz", Rawlinson cho hay

JB Straubel, Sáng lập, kiêm CEO Redwood Materials

JB-Straubel-7921-1614596853.jpg

JB Straubel (giữa)

Giống Musk, Straubel là một trong những nhà sáng lập Tesla và làm giám đốc công nghệ từ những ngày đầu tiên cho đến năm 2019. Giấc mơ ban đầu của ông là tạo ra xe điện để giảm ô nhiễm

Hiện tại với Redwood Materials, ông tập trung vào việc tái chế pin để đảm bảo pin qua sử dụng của Tesla cũng như các hãng xe khác không chất đống ở bãi rác. JB Straubel đã huy động được 40 triệu USD trong vòng gọi vốn tháng 9 năm ngoái khi bắt đầu hợp tác các dự án tái chế cùng Panasonic và Amazon
 
Cờ Vây Microsoft

photo1614934629193-1614934629395753843169.jpg

CEO Microsoft Satya Nadella

CEO Microsoft Satya Nadella đã chia sẻ quan điểm về các phẩm chất của một lãnh đạo doanh nghiệp

Ông tiếp tục cho thấy sự ôn hòa của mình khi được cựu Giám đốc Microsoft Jeff Raikes hỏi về lời khuyên dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông, nghệ thuật lãnh đạo không phải là nói rằng “nhóm của tôi tuyệt vời, còn người khác đều dở”. Trong thế giới đa phương, lãnh đạo cần mang mọi người đến với nhau.Ông Nadella không phải tuýp lãnh đạo thích khoe khoang và hạ bệ đối thủ. Sau khi tiếp quản Microsoft từ Steve Ballmer 7 năm trước, ông đã thành lập liên minh với các đối thủ như Red Hat, Salesforce, thậm chí còn cho phép mọi người dùng trợ lý Alexa của Amazon trên hệ điều hành Windows

Ông Nadella gia nhập Microsoft năm 1992, khi đồng sáng lập Microsoft vẫn đang lãnh đạo công ty. Song ông cũng khác với Gates. Trong màn hỏi đáp trên diễn đàn Reddit năm 2013, Gates từng viết: “Bing thật sự là sản phẩm tốt hơn” dù Google đang kiểm soát thị trường tìm kiếm Internet

Ngược lại, Microsoft dưới thời Nadella trở nên khoan dung hơn với các đối thủ cùng ngành. Nếu như trong quá khứ, công ty xem phần mềm nguồn mở là thế lực cạnh tranh, nay hãng lại mua dịch vụ lưu trữ mã nguồn mở GitHub với giá 7,5 tỷ USD và tích hợp hệ điều hành nguồn mở Linux vào Windows

Ông ít khi nhắc trực tiếp tên đối thủ. Chẳng hạn, tại một sự kiện của Microsoft mới đây, ông chỉ nói “không khách hàng nào muốn phụ thuộc vào một nhà cung cấp vừa bán công nghệ cho họ, vừa cạnh tranh với họ”. Đây được xem là lời ám chỉ Amazon, vốn cạnh tranh với một số khách hàng mua đám mây của mình

Ngoài ra, ông cũng nhắc tới một số phẩm chất lãnh đạo khác. Chẳng hạn, ông cho rằng lãnh đạo có năng lực bẩm sinh, giải quyết các tình huống không ổn định, mang tới sự rõ ràng. Lãnh đạo không phải người làm cho một tình huống rắc rối trở nên rắc rối hơn. Lãnh đạo cũng phải là người tạo ra năng lượng. Điều đó thể hiện rõ nhất khi một ai đó sau khi gặp gỡ họ và nói “Chà, tôi muốn tham gia nhóm này, tôi muốn trở thành một phần của nhóm”

Ông Nadella cho rằng: “Lãnh đạo không nói: “Hãy cho tôi một sàn đấu hoàn hảo để trình diễn”. Tôi không thể nói: “Để tôi chờ dịch bệnh kết thúc để thể hiện tài lãnh đạo của mình”. Trong các tình huống bắt buộc, người lãnh đạo cần giải phóng bản thân, giải phóng nhóm của mình để họ có thể đạt được mọi thứ

Theo CEO Microsoft, không ai là hoàn hảo. Song, ông luôn tự hỏi bản thân mỗi ngày liệu ông có tốt hơn ngày hôm qua hay không
 
Đế chế của Jack Ma lung lay, giới doanh nhân Trung Quốc lạnh gáy
Tập đoàn Alibaba - đế chế kinh doanh do tỷ phú Jack Ma sáng lập - lao đao vì đòn trừng phạt của Bắc Kinh. Và giới doanh nhân công nghệ Trung Quốc đang lo sợ

Theo Bloomberg, các doanh nhân và nhà đầu tư tại Trung Quốc tiết lộ nhiều công ty công nghệ Trung Quốc "lạnh gáy" khi chứng kiến chính quyền Bắc Kinh trừng phạt Alibaba và tỷ phú Jack Ma. Một chủ startup ở Chiết Giang thừa nhận ông đã thôi mơ ước đưa công ty công nghệ của mình lên tầm như Alibaba

Một doanh nhân khác cho biết ông không còn dám diễn thuyết trước công chúng và tập trung vào việc mở rộng mảng kinh doanh robot ở thị trường nước ngoài. Theo một nhà đầu tư mạo hiểm từng đổ tiền vào hàng chục startup, câu chuyện Jack Ma sẽ khiến các doanh nhân Trung Quốc dè chừng, đặc biệt những chủ doanh nghiệp đang cạnh tranh với công ty nhà nước

"Sự cố của tỷ phú Jack Ma có thể là bước ngoặt đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc", Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Rebecca Fannin, người sáng lập nhóm nghiên cứu Silicon Dragon Ventures, bình luận

2.jpg

Alibaba từng là biểu tượng thành công đối với toàn bộ ngành công nghiệp của Trung Quốc

Giới doanh nhân dè chừng

Một số chuyên gia ủng hộ chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát Alibaba, Ant Group và những gã khổng lồ công nghệ khác. Họ cho rằng cần phải loại bỏ các chiến thuật độc quyền triệt tiêu tính cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên, khi trả lời Bloomberg, hàng chục doanh nhân và nhà đầu tư công nghệ Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về sự mạnh tay của chính quyền Bắc Kinh. Một số thậm chí hạ thấp mục tiêu và cân nhắc lại xem liệu có nên tham gia vào các ngành công nghệ hay không

Trên thực tế, không quốc gia nào trên thế giới phát triển được ngành công nghệ nếu không tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhà sáng lập. Phó giáo sư Lizhi Liu tại Đại học Georgetown bình luận. "Rất khó để đạt được sự cân bằng cần thiết. Bao nhiêu quy định quản lý là đủ? Làm cách nào tránh việc đưa ra quá nhiều quy định đến mức cản trở đổi mới và tăng trưởng?", bà nhấn mạnh

Trước đây, Jack Ma là tỷ phú công nghệ có vị thế hàng đầu tại Trung Quốc. Có rất ít nhà sáng lập người Trung Quốc thành công trước khi ông thành lập Alibaba hồi năm 1999. Vì thế, ở đất nước tỷ dân, Jack Ma giống như Jeff Bezos, Bill Gates và Steve Jobs cộng lại

Khi Alibaba phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Phố Wall (New York, Mỹ), công ty của Jack Ma đã tạo ra cơn sốt trong giới đầu tư mạo hiểm Trung Quốc

Anh_chup_Man_hinh_2021_03_09_luc_13.27.59.png

Thành công của Alibaba thúc đẩy dòng vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc

Theo hãng nghiên cứu Preqin, giới đầu tư đổ tiền ồ ạt vào các công ty khởi nghiệp, nâng tổng giá trị giao dịch trong nước từ 5,2 tỷ USD hồi năm 2013 lên 56,4 tỷ USD năm 2015

Dòng tiền đã thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc, đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở thành mối đe dọa đối với Mỹ. Năm 2018, lượng vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc tương đương Mỹ. Trung Quốc cũng tạo ra số kỳ lân (các startup được định giá hơn 1 tỷ USD) ngang bằng Mỹ

Các startup nổi lên từ làn sóng đầu tư công nghệ của Trung Quốc - chẳng hạn như ByteDance, Meituan và Pinduoduo - vươn lên thành những doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu

Biểu tượng thành công sụp đổ

Nhưng giờ, giới doanh nhân Trung Quốc nhìn vào Jack Ma như một bài học cần cảnh giác. Sau khi nhà sáng lập Alibaba chỉ trích cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, Ant Group của ông buộc phải hoãn đợt IPO

Vài tuần sau đó, chính quyền Bắc Kinh mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba. Jack Ma cũng im hơi lặng tiếng dẫn đến tin đồn ông bị bắt. Sự lo ngại chỉ giảm đi sau khi ông xuất hiện hồi tháng 1. Tuy nhiên, mọi người vẫn e dè khi nói về Jack Ma

Theo một nhà sáng lập công ty công nghệ ở Chiết Giang, trước đây nhóm doanh nhân địa phương thường tôn Jack ông Ma và gọi bằng tỷ phú này cái tên "thầy Ma". Nhưng giờ, họ không còn nói về nhà sáng lập Alibaba trong nhóm WeChat nữa

Rút kinh nghiệm từ bài học của Jack Ma, ông này yêu cầu nhân viên ngừng gọi công ty là "lớn nhất" hoặc "tốt nhất", tránh thu hút sự chú ý không cần thiết

1.jpg

Vị thế của Jack Ma ở Trung Quốc lao dốc
"Chính phủ nói rằng các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc và họ sẽ hỗ trợ hết sức. Nhưng thực tế là Bắc Kinh không tin tưởng các doanh nghiệp tư nhân", nhà sáng lập ở tỉnh Chiết Giang than thở với Bloomberg

Một doanh nhân điều hành công ty khởi nghiệp phần mềm khác cho biết đang tìm cách hợp tác với chính phủ. Ông phải mời chào các quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước mua cổ phần, thậm chí là phần lớn cổ phần

Chính phủ nói rằng các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc và họ sẽ hỗ trợ hết sức. Nhưng thực tế là Bắc Kinh không tin tưởng các doanh nghiệp tư nhân

- Nhà sáng lập một công ty công nghệ ở Chiết Giang

Theo một nhà đầu tư mạo hiểm, các biện pháp trừng phạt nhắm vào Alibaba có thể tác động tích cực đến các startup công nghệ trong ngắn hạn. Bởi các công ty này sẽ không lo bị những gã khổng lồ như Alibaba hoặc Tencent đè bẹp hoặc nuốt chửng

Tuy nhiên, về dài hạn, sự can thiệp sâu rộng của chính quyền Bắc Kinh có thể làm tổn hại tăng trưởng và đổi mới

Mới đây, một tờ báo nhà nước Trung Quốc đã ca ngợi Pony Ma của Tencent, Ren Zhengfei của Huawei Technologies, Lei Jun của Xiaomi và các nhà sáng lập tỷ phú khác "mang luồng sinh khí mới cho cải cách kinh tế Trung Quốc". Tuy nhiên, Jack Ma - doanh nhân tỷ phú nổi tiếng nhất Trung Quốc - không được đề cập đến

"Sự cố của Jack Ma cho thấy không một ai có thể an toàn mãi", vị doanh nhân đang lên kế hoạch mở rộng sang nước ngoài bình luận. "Như một câu nói cổ: 'Đồng hành với vua như chơi với hổ. Bạn không thể biết được khi nào sẽ bị hổ vồ'", ông nói thêm
 
Microsoft thắng hợp đồng hàng chục tỷ đô với quân đội Mỹ
Microsoft sẽ sản xuất hơn 120.000 thiết bị đeo thực tế tăng cường (AR) cho quân đội Mỹ trong 10 năm tới


Heaset thực tế tăng cường của Microsoft

Quân đội Mỹ thông báo Microsoft thắng hợp đồng sản xuất hơn 120.000 headset AR đặc biệt. Theo phát ngôn viên Microsoft, hợp đồng trị giá 21,88 tỷ USD, kéo dài trong 10 năm. Thương vụ cho thấy Microsoft có thể gặt hái doanh thu từ một sản phẩm mang tính viễn tưởng sau nhiều năm nghiên cứu. Công ty nổi tiếng nhất với hệ điều hành Windows và bộ ứng dụng văn phòng

Trước đó, năm 2018, Microsoft cũng giành được hợp đồng cung cấp nguyên mẫu Hệ thống tăng cường trực quan tích hợp (IVAS). Hợp đồng mới liên quan đến cung ứng sản phẩm hoàn thiện

Phiên bản HoloLens tiêu chuẩn có giá 3.500 USD, cho phép mọi người nhìn thấy hình ảnh ba chiều phủ trên môi trường thực tế và tương tác bằng tay, giọng nói. Nguyên mẫu IVAS mà phóng viên tờ CNBC thử nghiệm năm 2019 hiển thị bản đồ, la bàn và trang bị công nghệ ảnh nhiệt để chỉ ra mọi người trong bóng tối

Alex Kipman, chuyên gia kỹ thuật tại Microsoft, người giới thiệu HoloLens năm 2015, cho biết headset IVAS dựa trên HoloLens và dịch vụ đám mây Microsoft Azure sẽ giúp binh lính an toàn và hoạt động hiệu quả hơn. Nó giúp họ nâng cao cảnh giác, chia sẻ thông tin, ra quyết định trong nhiều kịch bản khác nhau. Binh lính có thể chiến đấu, diên tập và huấn luyện trong cùng một hệ thống

Với thương vụ mới nhất, Microsoft khẳng định vị trí của một nhà cung ứng nổi bật cho quân đội Mỹ. Năm 2019, Microsoft ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đám mây cho Bộ Quốc phòng sau khi đánh bại Amazon, người dẫn đầu thị trường đám mây. Amazon đã kháng cáo lên tòa án liên bang

Dù vậy, một số nhân viên yêu cầu công ty từ bỏ hợp đồng đám mây và HoloLens. Trong thư gửi lãnh đạo, họ viết: “Chúng tôi không tham gia để phát triển vũ khí. Chúng tôi yêu cầu làm rõ công việc của mình được dùng làm gì”
 
Jack Ma có thể phải từ bỏ quyền lực tại Ant Group
Ant đang cân nhắc để nhà sáng lập Jack Ma thoái cổ phần và từ bỏ quyền kiểm soát dưới áp lực của chính quyền Trung Quốc

Sự ra đi của Jack Ma có thể giúp dọn đường cho Ant hồi sinh kế hoạch IPO

Nguồn tin của Reuters cho biết, các quan chức từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và cơ quan quản lý tài chính Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) đã tổ chức các cuộc trao đổi riêng với Jack Ma và Ant Group trong quý I. Trong đó, họ đã tính đến phương án Jack Ma rút khỏi gã khổng lồ công nghệ tài chính này

Hiện không thể xác định liệu Ant và Jack Ma có tiến hành phương án thoái vốn hay không, và nếu có thì lựa chọn nào. Công ty hy vọng cổ phần của nhà sáng lập - trị giá hàng tỷ USD - có thể được bán cho các nhà đầu tư hiện hữu của Ant hoặc Alibaba Group Holdings mà không liên quan đến bất kỳ tổ chức bên ngoài nào, một trong những nguồn tin cho biết

Nhưng nguồn tin thứ hai tiết lộ, trong cuộc thảo luận với các nhà quản lý, Jack Ma được thông báo rằng ông sẽ không được phép bán cổ phần của mình cho bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào gần gũi, và thay vào đó sẽ phải thoái hoàn toàn. Một lựa chọn khác sẽ là chuyển nhượng cổ phần cho một nhà đầu tư Trung Quốc có liên kết với nhà nước

Bất kỳ động thái nào cũng cần được sự chấp thuận của Bắc Kinh, cả hai nguồn tin cho biết. Còn về mặt chính thức, hiện Ant phủ nhận động thái này. "Việc thoái vốn của ông Ma trong Ant Group chưa bao giờ là chủ đề của các cuộc thảo luận với bất kỳ ai", phát ngôn viên của Ant cho biết

Văn phòng của Jack Ma không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Trong khi đó, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, PBOC và CBIRC, cũng không trả lời yêu cầu bình luận

a26955c6eb2b32c452567e7165123a-3852-9249-1618718301.jpg

Jack Ma tại một hội nghị ở Chiba, Nhật Bản ngày 18/6/2015

Sự ra đi của Jack Ma có thể giúp dọn đường cho Ant hồi sinh kế hoạch IPO, vốn bị đình trệ sau bài phát biểu chỉ trích ngành tài chính truyền thống của ông trùm, theo cả hai nguồn tin. Kể từ bài phát biểu đó, Bắc Kinh đã mở một loạt các cuộc điều tra và ban hành quy định mới không chỉ ảnh hưởng đến đế chế của Jack Ma mà còn quét qua toàn bộ lĩnh vực công nghệ, với nhiều tỷ phú khác

Riêng với Jack Ma, 56 tuổi, nhà sáng lập Alibaba và từng được ca ngợi ở Trung Quốc, đã phải nhận hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ông hoàn toàn rút lui khỏi công chúng trong khoảng ba tháng và tiếp tục biến mất và chỉ xuất hiện một chút gần đây hồi đầu năm

Hôm 10/4, Cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc đã phạt Alibaba số tiền kỷ lục 2,75 tỷ USD sau một cuộc điều tra cho thấy công ty đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong vài năm. Vài ngày sau, Ant được PBOC yêu cầu phải trở thành một công ty cổ phần tài chính để tuân theo các quy tắc ngân hàng. Đây là điều mà Ant đã cố gắng tránh né để giúp nó phát triển nhanh chóng

"Trung Quốc vẫn muốn quảng bá các công ty công nghệ của mình như những nhà lãnh đạo toàn cầu miễn là những công ty đó không quá tự phụ", Andrew Collier, CEO Orient Capital Research, bình luận

Mặc dù Jack Ma trước đây đã từ chức các vị trí trong công ty, nhưng ông vẫn giữ quyền kiểm soát hiệu quả đối với Ant và ảnh hưởng đáng kể đối với Alibaba. Trong khi chỉ sở hữu 10% cổ phần của Ant, ông thực hiện quyền kiểm soát công ty thông qua các đơn vị liên quan, theo bản cáo bạch IPO của Ant

Bản cáo bạch cho thấy Hangzhou Yunbo - một đơn vị Jack Ma nắm 34% cổ phần - có quyền kiểm soát hai thực thể khác sở hữu 50,5% cổ phần của Ant. Yunbo có thể quyết định tất cả vấn đề liên quan đến Ant và thực hiện quyền biểu quyết tổng hợp của ba thực thể
 
Việt Nam vượt Pháp, Đức, xếp thứ 8 về đầu tư năng lượng tái tạo

photo1619172439890-16191724401231718120737.jpg

Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner nhận định, trong bối cảnh thế giới đứng trước giai đoạn chuyển dịch năng lượng, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để trở thành cường quốc năng lượng tái tạo với điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối

Tại buổi triển lãm năng lượng tái tạo do Đại sứ quán Đức kết hợp cùng GIZ (Tổ chức hợp tác quốc tế Đức) tổ chức ngày 23/4, ông Weert Börner, Phó Đại sứ, Trưởng phòng kinh tế Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khẳng định, với mức đầu tư 7,4 tỷ USD vào điện gió, điện mặt trời, Việt Nam có tiềm năng thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn của thế giới

Theo số liệu năm 2020, Trung Quốc là quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với mức 83,6 tỷ USD. Theo sau đó là Hoa Kỳ ở mức 49,3 tỷ USD. Con số này ở Pháp và Đức lần lượt là 7,3 tỷ USD và 7,1 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam đã xếp trên thứ hạng hai quốc gia này, đứng thứ 8 về đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu


Ông Weert Börner, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam

Tại đây, ông Guido Hildner, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để trở thành cường quốc năng lượng tái tạo với điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối, trong bối cảnh thế giới đứng trước giai đoạn chuyển dịch năng lượng bởi những thách thức của biến đổi khí hậu. Điển hình như chỉ trong 30 năm, Cộng hòa Liên bang Đức từ con số 0 đã đạt 46% tổng năng lượng là năng lượng tái tạo, đồng thời tỷ trọng điện than giảm xuống còn 18%

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng là nền tảng, tiền đề Việt Nam phát triển kinh tế xã hội. Trong nhiều văn kiện, Việt Nam đã xác định việc phát triển năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Đặc biệt, Việt Nam đã xác định hướng chuyển dịch năng lượng cụ thể, tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ đạt 15-20% vào năm 2020, 25-30% vào năm 2045. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời, khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất điện từ rác thải đô thị, sinh khối

Các chuyên gia Đức theo đó cũng chỉ ra 6 lợi ích của việc chuyển đổi năng lượng, bao gồm: tránh nhập khẩu năng lượng; chủ động an ninh nguồn cung cấp; nâng cao sức khoẻ môi trường và sức khoẻ con người; tạo ra được nhiều việc làm hơn; kích thích đổi mới sáng tạo; giá trị gia tăng cho khu vực

Phó Đại sứ Đức tại Việt Nam Weert Börner kết luận: "Phát triển điện khí hóa khu vực nông thôn có thể tiết kiệm ít nhất 20% so với điện lưới thông thường. Ngoài ra, điều này cũng giảm sự tập trung nguồn cung cấp năng lượng và tăng gấp đôi việc làm so với điện than, do sử dụng được lao động tại chỗ"
 
Vốn đầu tư cuồn cuộn chảy vào các startup ở Thung lũng Silicon

Hoạt động gọi vốn và mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) ở Thung lũng Silicon của Mỹ đang lên đỉnh cao mới khi dòng tiền giá rẻ đốt nóng cuộc chạy đua tìm kiếm công ty chiến thắng tiếp theo trong các lĩnh vực công nghệ từ phần mềm cho đến truyền thông xã hội

Trong quí 1 năm nay, các startup của Mỹ huy động được 69 tỉ đô la từ giới đầu tư, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm ngoái 2020 và cao hơn 41% so với mức huy động vốn kỷ lục lần trước được thiết lập vào quí 4-2018, theo Công ty dữ liệu PitchBook Data. Mức định giá trung bình của các startup ở tất cả các giai đoạn phát triển cũng lên mức cao mới. Riêng mức định giá trung bình của các startup ở giai đoạn cuối (đã phát triển được sản phẩm cốt lõi và đang tập trung cho mục tiêu tiếp thị) đạt mức cao hơn gấp ba lần so năm ngoái, lên 1,6 tỉ đô la

“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoạt động gọi vốn sôi động như vậy. Các vòng gọi vốn được tiến hành cực nhanh và thu về rất nhiều tiền”, Larry Albukerk, người sáng lập quỹ đầu tư EB Exchange, nơi cho phép giới đầu tư tiếp cận để mua cổ phần ở các startup, nói

Vốn rót vào các startup đạt kỷ lục mới

Giới đầu tư đang chào góp vốn với giá trị cao gấp năm lần lượng vốn mà các startup đang kêu gọi và các thương vụ gọi vốn từng mất nhiều tháng để hoàn tất thì giờ đây, đôi khi xong xuôi trong vài ngày. Khoảng ¾ giá trị đầu tư chảy vào các vòng gọi vốn giai đoạn cuối, mức cao nhất kể từ năm 2010. Có tổng cộng 167 thương vụ rót vốn lớn từ 100 triệu đô la trở lên trong quí 1 với giá trị tổng cộng 41,7 tỉ đô la, cao hơn 50% so với 76,6 tỉ đô la của tất cả các thương vụ từ 100 triệu đô la trở lên trong năm ngoái

5b205_anh_1.jpg

Chỉ mới thành lập hơn 1 năm nhưng ứng dụng chat Clubhouse đã được định giá 4 tỉ đô la trong vòng gọi vốn mới nhất

Một số thương vụ đáng chú ý bao gồm startup công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk huy động thêm 850 triệu đô la hồi tháng 2, startup phần mềm ServiceTitan gọi vốn thành công 500 triệu đô vào tháng trước

Các startup ở Thung lũng Silicon đang huy động vốn với tuần suất vài tháng một lần, thay vì vài năm một lần như trước đây. Mức định giá của họ cũng đang tăng vọt nhờ nguồn vốn mới dồi dào trên thị trường khởi nghiệp giữa lúc lãi suất về các mức thấp kỷ lục

Amy Yin, người sáng lập OfficeTogether, một startup phần mềm được thành lập trong thời kỳ dịch bệnh, đã huy động 2,3 triệu đô la ở vòng gọi vốn đầu tiên chỉ trong vòng ba tuần. “Các thương vụ rót vốn vào startup đang diễn ra với tốc độ ánh sáng và số vốn chào góp đang ngày càng cao hơn”, Amy Yin nói

Ứng dụng mạng xã hội kiểu mới thu hút giới đầu tư

Những startup đang gây chú ý trên thị trường gọi vốn khởi nghiệp bao gồm các ứng dụng truyền thông xã hội sử dụng video, âm thanh và tin nhắn để kết nối với người lạ, bạn bè, người hâm mộ và người nổi tiếng, chẳng hạn ứng dụng chat Discord và ứng dụng radio phát sóng trực tiếp Stationhead, nơi người dùng có thể phát sóng chương trình radio của riêng họ

Những ứng dụng truyền thông xã hội kiểu mới chỉ dựa vào âm thanh đang tăng trưởng bùng nổ với Clubhouse là cái tên đáng chú ý nhất. Clubhouse được xây dựng dựa trên đội quân sáng tạo nội dung đang tìm kiếm các nền tảng mới, nơi họ có thể tự phát hành nội dung âm thanh của mình và kiếm tiền. Người dùng Clubhouse có thể tham gia các room chat âm thanh để thảo luận các chủ đề từ hip-hop cho đến công nghệ y tế hoặc nghe các bài giảng, thưởng thức các buổi biểu diễn...

Cách đây ba tháng, tức chỉ 10 tháng sau khi thành lập, ứng dụng chat âm thanh này hoàn tất vòng gọi vốn mới dựa trên mức định giá 1 tỉ đô la. Trong vòng gọi vốn gần đây, mức định giá của Clubhouse đã tăng vọt lên mức 4 tỉ đô la. Chỉ trong vòng hơn một năm, Clubhouse đã huy động được hơn 300 triệu đô la dù ứng dụng này vẫn đang nghiên cứu cách kiếm tiền

d4291_anh_2.jpg

Startup công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk huy động thành công 850 triệu đô la hồi tháng 2 dựa trên mức định giá 74 tỉ đô la

Clubhouse cho biết công ty đang tăng trưởng nhanh hơn dự báo và số vốn mới huy động được sẽ được sử dụng để trả cho các nhà sáng tạo nội dung và những nghệ sĩ trên ứng dụng của Clubhouse, mở rộng sự hiện diện ra thị trường quốc tế và phát triển công nghệ

“Tôi nghĩ rằng nếu ứng dụng này trở thành nền tảng nổi tiếng tiếp theo, điều đó hoàn toàn hợp lý”, Sarah Cannon, một nhà đầu tư ở Quỹ Index Ventures, nhận định

Nhưng khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và các nền kinh tế tái mở cửa, sức hút từ các nội dung phát sóng ngẫu hứng và kiểu định dạng đơn giản của Clubhouse có thể giảm sút. Số lượt tải ứng dụng này đã giảm về mức 2,7 triệu trong tháng 3 so với con số 9,6 triệu trong tháng 2, theo Công ty nghiên cứu thị trường ứng dụng Sensor Tower

Hôm 19-4, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg thông báo sẽ ra mắt các phòng chat âm thanh trực tiếp như Clubhouse trong những tháng tới. Cùng ngày, nền tảng truyền thông xã hội Reddit công bố triển khai một tính năng phát sóng âm thanh trực tiếp tương tự có tên gọi Reddit Talk. Công ty mạng xã hội Twitter cũng đang ra mắt tính năng phát sóng âm thanh trực tiếp có tên gọi Spaces

Các hoạt động huy động vốn trực tuyến đang thúc đẩy nhanh các thương vụ đầu tư ở Thung lũng Silicon. Giới đầu tư và những nhà sáng lập startup có thể gặp gỡ nhau qua ứng dụng hội họp trực tuyến Zoom, thay vì phải lên máy bay để đến một địa điểm họp

Giới đầu tư cũng đang gửi các lời chào góp vốn đến các startup ngay cả trước khi tiến hành họp trực tuyến. Điều này khiến một số chuyên gia lo ngại tốc độ đầu tư và sự cạnh tranh gay gắt đang đẩy mức định giá vượt xa giá trị thực sự của các startup

Larry Albukerk, người sáng lập quỹ đầu tư EB Exchange, đóng vai trò nhà môi giới giữa các nhà đầu tư và các nhân viên của một startup đang muốn bán cổ phần của họ, nói nhiều nhà quản lý quỹ đầu tư gọi điện cho ông và chào các mức giá điên rồ để mua lại cổ phần từ các nhân viên của Clubhouse
 
Amazon - Cỗ máy kiếm tiền ‘hoàn hảo’ nhất thế giới
Mảng kinh doanh nào cũng 'ăn nên làm ra' trong đại dịch, mỗi ngày thu về 1,2 tỷ USD

photo1619855518119-16198555183472104549392.jpg

Amazon thu về 1,2 tỷ USD mỗi ngày mặc cho dịch bệnh hoành hành khắp thế giới

Trong suốt đại dịch Covid-19, Amazon không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc kiếm tiền. Tờ CNN nhận định, một khi dịch Covid-19 qua đi còn có thể khiến công ty này kiếm được nhiều tiền hơn nữa

Bằng chứng mới nhất cho nhận định này chính là báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của công ty. Theo đó, lợi nhuận của Amazon đã tăng gấp 3 lần lên mức 8,1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2021. Doanh thu trong 3 tháng đạt 108,5 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa là cứ mỗi ngày trôi qua, Amazon đã thu về khoảng 1,2 tỷ USD. Cổ phiếu công ty đạt mức cao nhất mọi thời đại, tăng gần 2% sau khi báo cáo được công bố

"Amazon có một hoạt động kinh doanh gần như hoàn hảo cho tình trạng thế giới hiện nay. Nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu thế giới, mảng kinh doanh điện toán đám mây và mảng quảng cáo dù nhỏ nhưng đang phát triển mạnh đều đang hoạt động rất tốt", chuyên gia James Harris nhận định

Dưới đây là chi tiết những con số củng cố quan điểm trên

Bán lẻ: Nhu cầu mua sắm trực tuyến không hề chậm lại với doanh thu từ mảng tiêu dùng của Amazon tăng 39% tại Bắc Mỹ vào quý trước và 50% trên toàn cầu

Amazon hiện có hơn 200 triệu lượt đăng ký dịch vụ Prime trên toàn thế giới. Họ cũng đang stream nhiều video hơn và đang thiết lập mục tiêu đạt doanh thu khủng trong sự kiện Prime Day diễn ra vào cuối quý này

Điện toán đám mây: AWS cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chứng kiến doanh thu ròng đạt 13,5 tỷ USD trong quý 1, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước

Trong bối cảnh các công ty đang tiếp cận nhiều hơn với điện toán đám mây, triển vọng mảng này của Amazon sẽ còn phát triển mạnh

"Trong đại dịch, chúng tôi chứng kiến nhiều doanh nghiệp quyết định rằng họ không còn muốn quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ của riêng mình nữa. Chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong giai đoạn sau đại dịch", CEO Brian Olsavsky nói

Về mảng quảng cáo: Doanh thu từ quảng cáo đang tăng nhanh khi các doanh nghiệp nhắm tới những khách hàng dành nhiều thời gian hơn trực tuyến. Thị phần của công ty trong mảng quảng cáo kỹ thuật số ở Mỹ đã vượt 10% trong năm 2020. Công ty nghiên cứu dự kiến doanh thu từ mảng kinh doanh này sẽ đạt 20 tỷ USD vào năm nay và vượt 30 tỷ USD vào năm 2023

"Khi người tiêu dùng chuyển sang chi tiêu online nhiều hơn, chi tiêu giao dịch và tiếp thị cũng theo đó tăng lên nhanh chóng và phần lớn sẽ chảy vào túi Amazon", chuyên gia phân tích eMarketer Eric Haggstrom nói

Đó là thông tin tốt cho CEO Jeff Bezos. Ông hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản 202 tỷ USD theo Bloomberg. Mặc dù Bezos đã công khai kế hoạch từ chức CEO và giao lại vị trí này cho Andy Jassy trong năm nay nhưng 11% cổ phần của Jeff tại Amazon sẽ tiếp tục tạo ra tiền cho ông

Dù hoạt động kinh doanh khởi sắc nhưng Amazon tiếp tục phải đối mặt với những cáo buộc chống độc quyền và liên tục thu hút sự chú ý về việc đối xử với người lao động. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp của chính phủ, sự thống trị của Amazon sẽ chỉ tiếp tục phát triển hơn nữa mà thôi

Nhìn vào bức tranh lớn: Amazon là công ty công nghệ lớn cuối cùng công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu năm 2021. Tổng cộng Facebook, Amazon, Apple, Google và Microsoft kiếm được gần 75 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm - một con số khổng lồ
 
Khi thế giới muốn trói tay công ty công nghệ
Sau nhiều năm dài khuyến khích các công ty công nghệ phát triển với kỳ vọng dùng thành quả công nghệ để thúc đẩy các đột phá cho nền kinh tế nói chung, nay các nước trên thế giới đang bắt đầu siết lại chính các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu này

aa867_alibaba_copy_650.jpg

Theo tổng kết của tờ New York Times, ở Trung Quốc chính phủ nước này phạt tập đoàn Alibaba với mức phạt kỷ lục 2,8 tỉ đô la vì cách thức kinh doanh độc quyền. Ở châu Âu, Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị ban hành hàng loạt quy định hạn chế các công nghệ dùng nền tảng trí tuệ nhân tạo. Còn ở Mỹ thì chính quyền Biden đang xúc tiến nhiều biện pháp kềm chế các “ông lớn” công nghệ như Amazon, Facebook hay Google

Trước đó, Úc thông qua luật buộc các công ty công nghệ như Facebook hay Google phải trả phí cho báo chí. Nước Anh thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý doanh nghiệp công nghệ. Ấn Độ thông qua các biện pháp mới nhằm kiểm soát các mạng xã hội. Nga chặn bớt lưu lượng của Twitter tại nước này... Trong lĩnh vực này, Trung Quốc có vẻ mạnh tay nhất khi đưa ra nhiều ràng buộc để kiểm soát sự lớn mạnh và độc quyền của nhiều doanh nghiệp công nghệ chứ không chỉ tập trung vào Alibaba

Việc tập trung sự chú ý như thế vào một lĩnh vực kinh tế là chưa có tiền lệ và sự thống nhất trong quan điểm của chính phủ các nước trong ứng xử với các công ty công nghệ cũng là điều chưa từng thấy. Tuy nhiên mục đích tối hậu của các nước là khác nhau: có thể châu Âu và Mỹ trói tay công ty công nghệ vì sợ chúng ngày càng độc quyền, bóp nghẹt cạnh tranh và hủy hoại quyền riêng tư của người dân. Trong khi đó, mục đích của các nước khác có thể là tăng thẩm quyền kiểm soát xã hội mà họ sợ các công ty công nghệ đang giành mất

Daniel Crane, một giáo sư luật ở trường Đại học Michigan chuyên về luật chống độc quyền nói với tờ New York Time: “Thật là chưa có tiền lệ khi cả thế giới tập trung vào cùng một chuyện. Đó là giải quyết câu hỏi cả thế giới đều phải tìm câu trả lời: Liệu chúng ta có thoải mái để những công ty như Google có nhiều quyền lực như hiện nay?”

Đúng là các công ty công nghệ hiện đang có quá nhiều quyền lực. Mười công ty lớn nhất, toàn là doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát các ngành như thương mại điện tử, tài chính, giải trí, truyền thông... cộng lại có tổng giá trị vốn hóa đến 10.000 tỉ đô la, so với GDP của các nước thì chỉ riêng 10 công ty này đã bằng nền kinh tế xếp thứ ba toàn cầu

Điểm đặc biệt là trong khi chính sách của các nước đối với các công ty công nghệ là tương đồng, họ lại chẳng bao giờ chịu phối hợp để có các biện pháp đối phó chung. Ngược lại, các nước lại có quan điểm bảo vệ doanh nghiệp mình khi đụng chuyện ở nước khác. Như Mỹ siết các doanh nghiệp công nghệ của mình là thế nhưng khi các nước đòi đánh thuế doanh nghiệp công nghệ của Mỹ thì nước này đòi trả đũa bằng thuế

Một hệ quả có thể thấy ngay là không gian Internet sẽ bị phân mảnh, Internet nước này sẽ khác Internet nước khác. Tùy theo chính sách của từng nước mà người truy cập Internet nước đó sẽ tiếp cận nội dung, mức độ bảo vệ sự riêng tư khác nhau, không nhất thiết do sự kiểm soát của từng nước mà do các công ty công nghệ uyển chuyển thay đổi chính sách để phù hợp với yêu cầu của từng nước. Giấc mơ Internet biến thế giới thành một ngôi làng thu nhỏ càng xa vời hơn bao giờ hết

Đó cũng là cách các công ty công nghệ lập luận để tránh né sự kiểm soát của các nước. Chẳng hạn, Nick Clegg, Phó chủ tịch Facebook phụ trách mảnh chính sách và truyền thông, cho rằng các quyết định mà nhà làm luật các nước sẽ đưa ra trong những năm tháng tới sẽ có tác động sâu sắc lên Internet, các liên minh quốc tế và nền kinh tế toàn cầu. Ông nói Facebook hy vọng “các nền dân chủ công nghệ tại Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và các nơi khác sẽ cùng nhau hợp tác để duy trì và nâng cao các giá trị dân chủ là trái tim của một mạng Internet mở, ngăn ngừa không để nó phân mảnh thêm nữa”. Ông này trước đây từng là Phó thủ tướng Anh

Đại diện cho Google, ông Kent Walker, Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu cũng kêu gọi các nước phối hợp với nhau. “Chia cắt, đưa ra các quy định không nhất quán sẽ không giúp ích gì mà còn làm mọi thứ tệ hại hơn”, ông nói. Amazon thì nói họ sẵn sàng hợp tác với các cuộc điều tra chống độc quyền nhưng cho rằng cứ giả định có thái độ chống độc quyền là sẽ dẫn đến thành công là một sai lầm

Hiện nay các nước tập trung đối phó với các công ty công nghệ ở hai hướng: chống độc quyền và yêu cầu kiểm soát nội dung. Đây cũng chính là hai điểm yếu của các công ty công nghệ. Google, Facebook, Apple, Alibaba, Amazon đều đang chiếm lĩnh các lĩnh vực từ quảng cáo, tìm thông tin đến thương mại điện tử và chợ ứng dụng. Tất cả đều từng mang tai tiếng lạm dụng vị thế để mua đứt đối thủ cạnh tranh, giành ưu tiên cho sản phẩm của chính họ và chặn đường bất kỳ ai muốn chống lại. Các công ty này cũng từng bị săm soi vì sao để tin giả, nội dung thù hằn, các thuyết âm mưu tràn lan trên nền tảng họ cung cấp, để chúng tác động lên thế giới thật

Ngoài ra các quan chức châu Âu còn nhắm tới những nền tảng công nghệ mới nổi như kiểu phòng ngừa từ xa. Họ đang soạn thảo các quy định ngăn ngừa các rủi ro từ công nghệ trí tuệ nhân tạo như hạn chế các công ty dùng công nghệ kiểu này để đưa ra quyết định và tác động lên các hành xử của người dùng

Công nghệ là tốt hay xấu, các công ty công nghệ đang cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích miễn phí hay đang lợi dụng toàn nhân loại là cuộc tranh cãi chưa có hồi kết. Dù sao thế giới cũng đã bước qua giai đoạn khen ngợi công nghệ hết lời để tìm một thái độ thích hợp hơn, dù đó là trí tuệ nhân tạo hay vạn vật kết nối

Nguyễn Vũ
 
Tesla đang bị Trung Quốc điều tra, phải vội vàng tuyển 'nhân viên quan hệ chính phủ'
Tesla đang vội vàng tuyển nhân viên quan hệ với chính phủ tại trung Quốc dù trước đó Elon Musk thẳng tay xóa bỏ phòng PR

photo1620054623620-162005462375469464444.jpg


Tờ Reuters đưa nguồn tin riêng cho biết Tesla đang đối mặt với một cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc về vấn đề an toàn và những phàn nàn về dịch vụ khách hàng. Phía Tesla hiện đang tăng cường gắn kết với các quan chức ở Trung Quốc và thiết lập đội ngũ nhân viên phụ trách quan hệ với chính phủ

Thay đổi trong chiến lược của Tesla cho thấy công ty này đang bắt đầu tương tác nhiều hơn sau hậu trường với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, khác hẳn với thái độ của họ với các nhà chức trách Mỹ

Động thái này cũng xảy ra vào thời điểm Trung Quốc đang nỗ lực chỉnh đốn lại những công ty tư nhân lớn và quyền lực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ do lo ngại việc thống trị thị trường của các doanh nghiệp này

Tesla hiện chưa phản hồi về vấn đề này

Giống như ở các nơi khác, cơ quan quản lý ở Trung Quốc - thị trường ô tô lớn nhất thế giới thường thảo luận về các chính sách và tiêu chuẩn ngành với các công ty toàn cầu và địa phương, hiệp hội ngành

Các nhà sản xuất thường tham gia cuộc họp tại Trung Quốc nhưng không giống các đối thủ cạnh tranh như Toyota, GM, các quan chức Tesla phần lớn vắng mặt ở những cuộc họp này

Thay vào đó, các nhà lãnh đạo Tesla thường trò chuyện tại những cuộc hội thảo trong ngành. Bên ngoài Trung Quốc, CEO của Tesla là Elon Musk thường xuyên dùng Twitter để bình luận hoặc chỉ trích những quy định.

Tuy nhiên trong vài tuần qua, Tesla đã tham dự ít nhất 4 cuộc thảo luận về chính sách gồm lưu trữ dữ liệu ô tô, công nghệ V2X, tái chế xe hơi và khí thải carbon

Nguồn tin cho biết Tesla không đưa ra cam kết chính nào tại các cuộc họp nhưng đã tham gia vào một vài cuộc thảo luận

Tesla cũng đang mở rộng đội ngũ nhân viên quan hệ với chính phủ tại Trung Quốc. Theo 2 quảng cáo tuyển dụng vào tháng 4 trên tài khoản WeChat của Tesla, họ đang tuyển các quản lý để cập nhập dữ liệu chính sách, duy trì mối quan hệ với chính phủ và hiệp hội ngành công nghiệp để "xây dựng môi trường bên ngoài hài hòa nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh của Tesla trong thị trường khu vực"

Hiện không rõ Tesla cần tuyển số lượng bao nhiêu người

Chiếm 30% tổng doanh thu toàn cầu của Tesla, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của công ty, chỉ sau Mỹ. Đây cũng là thị trường giúp họ công bố lượng giao hàng cao kỷ lục vào quý đầu tiên

Áp lực lên mối quan hệ vốn rất tốt đẹp giữa Tesla và Bắc Kinh bắt đầu dâng cao từ một vài tháng trước

Tháng 1, các nhà làm luật Trung Quốc đã lên tiếng về những báo cáo của người tiêu dùng về việc cháy pin, và những lỗi cập nhập phần mềm ở xe Tesla

Đến tháng 3, Tesla chịu sự soi xét kỹ lưỡng khi quân đội Trung Quốc cấm sử dụng xe của họ do lo ngại an toàn. Vài ngày sau, Musk xuất hiện trong một video nói rằng nếu Tesla sử dụng xe ô tô để làm điệp viên tại Trung Quốc hay bất kỳ đâu, Tesla nên bị đóng cửa

Tháng trước, Tesla đã trở thành mục tiêu của truyền thông nhà nước và các nhà chức trách Trung Quốc sau khi 1 khách hàng đã tức giận phàn nàn về việc phanh không hoạt động. Cụ thể, 1 người phụ nữ đã trèo lên một chiếc xe Tesla trong triển lãm ô tô ở Thượng Hải để nói về vấn đề này

Grace Tao - Phó chủ tịch Tesla hiện đang đứng đầu đội quan hệ với chỉnh phủ tại Trung Quốc đã bị chỉ trích trên truyền thông vào tháng trước sau khi nói trong một bài phỏng vấn rằng liệu người khách hàng giận giữ kể trên có hành động 1 mình hay không

Phản hồi lại những phàn nàn khác, Tesla nói họ sẽ thiết lập một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc để cải thiện dịch vụ và làm việc cùng nhà chức trách

Reuters
 
Tư duy chính trị của CEO Meituan
Bài thơ vỏn vẹn 28 chữ có tuổi đời hơn 1.000 năm, phê phán chính sách đàn áp của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc

trung-quoc-ceo-dang-tho-co-phieu-cong-ty-cham-day.webp

Chỉ vì đăng bài thơ cổ hơn 1.100 năm tuổi, CEO Meituan mất 2,5 tỷ USD tài sản

Mới đây, CEO Wang Xing của công ty giao đồ ăn Meituan đã đăng tải một bài thơ cổ của Trung Quốc mà không ngờ rằng đã thổi bùng lên một cuộc tranh cãi khiến ngành công nghệ Trung Quốc rúng động

Dù đã sớm xoá bài viết và giải thích rằng mục đích của mình là nêu ra sự yếu kém của các đối thủ cùng ngành thay vì đả kích tới chính quyền, nhiều tổn thất vẫn ập đến với Meituan và vị CEO này

Cụ thể, giá trị vốn hoá của Meituan đã sụt giảm 26 tỷ USD chỉ trong hai ngày và một làn sóng bán tháo các cổ phiếu công nghệ trên diện rộng bùng lên. Riêng đối với CEO Wang Xing, tài sản của ông "bốc hơi" tới 2,5 tỷ USD. Hiện nay CEO Wang đang sở hữu 11% cổ phần Meituan, có giá trị vào khoảng 18,4 tỷ USD

Động thái của vị CEO 42 tuổi này này gợi nhớ đến những lời nói đanh thép phê phán chính quyền của tỷ phú Jack Ma hồi tháng 10/2020. Ngay sau đó, Ant Group, Alibaba và loạt gã khổng lồ công nghệ khác đã phải hứng chịu nhiều hình phạt và các quy định thắt chặt từ chính phủ

Số phận của CEO Wang và Meituan đang trở thành đề tài bàn luận nóng bỏng trên mạng xã hội Trung Quôc. Có thể thấy, các nhà đầu tư vẫn rất nhạy cảm sau loạt "sóng gió" ập đến với các công ty công nghệ như Alibaba, Tencent, Pinduoduo

Được biết, trong giới công nghệ, CEO Wang được đánh giá là thế hệ kế nhiệm người tiên phong của làng công nghệ Trung Quốc. Vị CEO này vừa huy động được số tiền lên tới 10 tỷ USD cho Meituan trong tháng 3, để phát triển các công nghệ đầy hứa hẹn nhằm tiến sâu hơn vào mảng kinh doanh thực phẩm trực tuyến

Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết Meituan cũng đã bị các cơ quan quản lý để ý và bài đăng gây ồn áo của CEO Wang Xing như "thêm dầu vào lửa"

Hồi tháng 1, Mei tuan phải đóng cửa dịch vụ bảo hiểm y tế sau khi các nhà quản lý siết chặt giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực tuyến. Tới tháng 3, dịch vụ thương mại điện tử của Meituan cũng nhận về một án phạt không nhẹ

Ngoài ra, truyền thông nước nhà đều đồng loạt lên tiếng chỉ trích cách gã khổng lồ giao đồ ăn lớn nhất hiện nay đã đối xử tệ với các nhân viên giao hàng trong thời điểm đại dịch khi cho rằng 1 tài xế giao đồ ăn chỉ kiếm được 6 USD cho 12 tiếng làm việc không ngừng nghỉ

Một làn sóng phê phán cũng như những cuộc tranh luận gay gắt về cách đối xử với người lao động làm việc trong nền kinh tế số đã nổ ra trên mạng xã hội Trung Quốc

Để đáp lại, Meituan đã cam kết sẽ tăng chế độ phúc lợi và lương thưởng cũng như điều chỉnh thuật toán để công việc của những người giao hàng bớt căng thẳng hơn
 
Thế Giới Di Động muốn bắt tay với 30.000 cửa hàng toàn quốc
Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam muốn cộng tác với hàng chục ngàn cửa hàng trên toàn quốc, thuyết phục họ trở thành đại lý bán hàng của chuỗi này

Thế Giới Di Động vừa tuyên bố chính sách cộng tác viên dành cho các cửa hàng nhỏ lẻ trên toàn quốc. Theo đó, các cửa hàng có thể cộng tác bán hàng cho Thế Giới Di Động để nhận lại hoa hồng


Một cửa hàng Thế Giới Di Động

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, cho biết chuỗi này đang chiếm khoảng 50% thị phần bán lẻ hàng công nghệ toàn quốc. Phần còn lại do các chuỗi lớn (30%) và các cửa hàng nhỏ (20%) nắm giữ

Tại các khu vực vùng sâu vùng xa nơi Thế Giới Di Động không tiếp cận được, chuỗi này sẽ chọn hợp tác với các cửa hàng nhỏ để bán hàng. Việc bắt tay có thể giúp Thế Giới Di Động tiếp cận với khoảng 20% thị phần còn lại

Thông thường tại các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ không đa dạng hàng hoá. Trong khi đó, Thế Giới Di Động đang bán rất nhiều chủng loại sản phẩm. Các cửa hàng cộng tác viên có thể giới thiệu khách mua hàng của Thế Giới Di Động để được nhận hoa hồng. Với mỗi món bán được, đại lý có thể nhận 5-20% chiết khấu

Theo cách này, các cửa hàng đang bán điện thoại có thể bán thêm hàng điện máy và ngược lại, cửa hàng điện máy nhỏ lẻ có thể bán thêm điện thoại hay bất kỳ sản phẩm nào Thế Giới Di Động đang kinh doanh

Sau khi trở thành đại lý, các cửa hàng sẽ được cấp tài khoản bán hàng. Khi khách chọn một món hàng trên website Thế Giới Di Động, đại lý sẽ đặt mua, và nhìn thấy rõ mức chiết khấu trên từng món hàng. Khi đại lý đặt mua xong, mọi khâu giao hàng, nhận tiền,... đều do Thế Giới Di Động đảm nhiệm

Khách mua hàng qua đại lý cũng nhận toàn bộ các ưu đãi như khi mua hàng trên Thế Giới Di Động

Cạnh tranh với công ty phân phối


Thông thường các cửa hàng nhỏ lẻ không trữ hàng mà hàng hoá sẽ nằm tại kho nhà phân phối. Khi có khách đặt mua, cửa hàng sẽ gọi điện để nhà phân phối giao sản phẩm tới

Trong mô hình cộng tác viên, Thế Giới Di Động đóng vai trò tương tự như nhà phân phối

Ông Hiểu Em cho biết, Thế Giới Di Động đang có lợi thế so với nhà phân phối ở mạng lưới cửa hàng và mức chiết khấu. Trên toàn quốc, chuỗi này đang có khoảng 2.500 cửa hàng, lớn hơn so với công ty phân phối

Bên cạnh đó, do chiếm thị phần lớn nên Thế Giới Di Động nhận được chính sách ưu đãi rất tốt từ các hãng, do đó mức chiết khấu chuỗi này nhận được rất cạnh tranh so với các bên

Do đó, chiết khấu chuỗi này dành cho phía cửa hàng cộng tác viên cũng cạnh tranh so với mức hiện tại họ mua từ nhà phân phối

Nếu mô hình này thành công, rõ ràng miếng bánh của nhà phân phối sẽ nhỏ lại. Về cơ bản, Thế Giới Di Động đang đặt một chân vào mảng bán sỉ

“Hiện nay chúng tôi vẫn dừng lại ở mô hình cộng tác viên. Về lý thuyết chúng tôi hoàn toàn có thể trở thành nhà phân phối, tuy nhiên Thế Giới Di Động chưa có kế hoạch cho việc này”, ông Hiểu Em trả lời ICTnews

Tiếp cận 6.000-7.000 xã phường


CEO Thế Giới Di Động ước tính Việt Nam có khoảng 6.000-7.000 xã, phường. Trong khi đó, hết năm nay chuỗi này mới chỉ đạt 3.000 cửa hàng, dư địa còn rất lớn. Chỉ các cửa hàng nhỏ với chi phí thấp mới có thể duy trì tại khu vực nông thôn, ngoại thành. Do đó việc bắt tay với các cửa hàng truyền thống này sẽ giúp chuỗi bán lẻ mở rộng thị phần

Trên website Thế Giới Di Động hiện đã mở mục để các đại lý có thể tìm hiểu về việc trở thành cộng tác viên. Khi nhận được yêu cầu, phía công ty này sẽ xác thực vị trí của cửa hàng đại lý để đảm bảo vị trí cửa hàng không chồng lấn với cửa hàng Thế Giới Di Động đang kinh doanh. Sau đó, quá trình phê duyệt sẽ thực hiện trong vòng 2 ngày

Một số người lo ngại sau khi có được mức chiết khấu cao, các cửa hàng có thể chấp nhận cắt một phần lợi nhuận của mình để giảm giá sản phẩm so với giá niêm yết của Thế Giới Di Động nhằm hút khách

Ông Hiểu Em cho biết, không can thiệp vào chính sách kinh doanh của đại lý, các cửa hàng có thể tự quyết định giá bán của họ. Thế Giới Di Động khi thực hiện mô hình này cũng đã chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận để mở rộng thị trường

“Thực tế chúng tôi không mất gì cả. Doanh thu, lợi nhuận vẫn vậy. Khi có mạng lưới bán hàng rộng hơn, chúng tôi sẽ gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường”, ông Hiểu Em giải thích

Mô hình này của Thế Giới Di Động giúp các cửa hàng nhỏ lẻ có thêm đối tác cung cấp hàng, với mức chiết khấu cao và hệ thống giao hàng rộng khắp. Tuy vậy, các cửa hàng vẫn không có được hàng hoá trữ sẵn tại chỗ để hút khách, mà vẫn phải cho khách lựa chọn thông qua website và chờ được giao hàng

Một chuyên gia trong ngành cho rằng, việc bắt tay với Thế Giới Di Động sẽ có hai luồng ý kiến. Một nhóm đại lý cảm thấy hài lòng vì làm việc và bán hàng cho một đối tác uy tín. Tuy nhiên nhóm khác có thể nghi ngại vì đang chỉ bán hàng giúp Thế Giới Di Động, việc giao hàng và thanh toán đều phụ thuộc chuỗi này, bản thân cửa hàng của họ không đóng vai trò chủ động

Quy mô thị trường bán lẻ điện thoại di động khoảng 10 tỷ USD và đang không tăng trưởng. Do đó các chuỗi lớn đang tìm cách mở rộng thị phần bằng mọi cách để đảm bảo tăng trưởng. Sau khi mở rộng ngành hàng mới như đồng hồ, mở chuỗi điện máy siêu nhỏ, mở chuỗi điện thoại giá rẻ, nay Thế Giới Di Động quyết định thử nghiệm mô hình cộng tác viên

“Mô hình này vẫn là bước thử nghiệm của chúng tôi như rất nhiều thử nghiệm khác”, ông Hiểu Em khẳng định. Do đó ông chưa đưa ra dự đoán nào về kỳ vọng doanh thu hay số lượng đại lý cho mô hình mới

Hải Đăng
 
Top