What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Thinktank.vn

LOBBY.VN

Administrator
Saudi Arabia phát động cuộc chiến giá dầu bằng chiến lược 'gây sốc và kinh hoàng'
– Bằng cách triển khai chiến lược “gây sốc và kinh hoàng gồm giảm giá bán dầu mạnh nhất trong 20 năm qua, đe dọa tăng sản lượng dầu lên mức tối đa, Saudi Arabia, nước lãnh đạo không chính thức ở Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang phát động cuộc chiến giá dầu toàn diện để đáp trả việc Nga bác bỏ đề xuất cắt giảm thêm sản lượng dầu để ứng phó với nhu cầu suy giảm mạnh do tác động của dịch virus corona chủng mới (Covid-19)

Mục đích của Saudi Arabia gây tổn thương tối đa đối với doanh thu dầu mỏ của Nga trong thời gian nhanh nhất có thể, từ đó, gây sức ép buộc nước này phải quay trở lại bàn đàm phán để cùng OPEC hợp tác giảm sản lượng dầu

Thỏa thuận OPEC + sụp đổ

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kéo dài 3 năm qua của nhóm OPEC + ( các nước thành viên OPEC và các nước xuất khẩu dầu quan trọng khác ngoài OPEC do Nga dẫn đầu) sụp đổ hôm 6-3 vì Moscow từ chối ủng hộ giảm sâu thêm sản lượng dầu để ứng phó với dịch Covid-19

Nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường năng lượng đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2020 do sức tàn phá của dịch Covid-19 đối với hoạt động đi lại và sản xuất ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Moscow vẫn duy trì lập trường cho rằng vẫn còn quá sớm để thẩm định tác động của dịch Covid-19. Các nguồn tin cho biết hôm 6-3, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tiếp tục khẳng định lại thông điệp trên tại cuộc đàm phán khẩn cấp của OPEC+ tại trụ sở của OPEC ở Vienna (Áo)

Trước đó một ngày, các bộ trưởng năng lượng và dầu mỏ của OPEC đề xuất OPEC+ cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày đến hết năm 2020 bên ngoài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 2,1 triệu thùng/ngày hiện nay

Nếu được Nga chấp nhận, điều này có nghĩa là OPEC+ sẽ cắt giảm tổng cộng 3,6 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 3,6% nguồn cung toàn cầu

Nga thẳng thừng bác bỏ đề xuất trên và nói rằng chỉ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận cắt giảm 2,1 triệu thùng dầu/ngày hiện nay, vốn sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 này

Ngay lập tức, OPEC phản ứng bằng cách rút bỏ tất cả các hạn chế sản lượng hiện nay của mỗi nước thành viên. Phát biểu tại trụ sở của OPEC ở Vienna (Áo) hôm 6-3, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói: “Kể từ ngày 1-4, không có nước OPEC hoặc nước ngoài OPEC nào bị hạn chế sản lượng dầu”

Các nguồn tin nắm rõ thông tin cuộc đàm phán tại Vienna cho biết Nga xem thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng dầu sẽ là “món quà” cho ngành dầu khí đá phiến Mỹ. Nga không muốn các đối thủ sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ được hưởng lợi nếu giá dầu tăng nhờ OPEC+ giảm thêm sản lượng. Các nhà phân tích nhận định nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu giá dầu giảm thêm. Nga cũng đang hậm hực vì Mỹ sử dụng các công cụ trừng phạt nhằm vào mảng kinh doanh ở Venezuela của Tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft và ngăn chặn Nga hoàn thành dự đường ống dẫn khí đốt từ vùng Siberia của Nga đến Đức

Cuộc đàm phán thất bại của OPEC+ khiến giá dầu lao dốc với chỉ số giá dầu Brent tại thị trường London giảm 9,44%, về mức 45,27 đô la Mỹ/thùng vào lúc thị trường đóng cửa hôm 6-3. Đây là mức giảm giá mạnh nhất của dầu Brent trong một phiên giao dịch kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Trong khi đó, chỉ số giá dầu Tây Texas (WTI) tại New York cũng giảm sâu 10,07%, về mức 41,28 đô la thùng, thấp nhất kể từ tháng 8-2016

Bình luận về sự bất đồng giữa Saudi Arabia và Nga, Bjoernar Tonhaugen, Giám đốc phân tích các thị trường dầu của Công ty Rystad Energy, nói: “Đây là một diễn biến bất ngờ vượt xa cả kịch bản dự báo tồi tệ nhất của chúng tôi và sẽ gây ra một trong những cuộc khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử”


Giá dầu có thể giảm về mức 30 đô la/thùng hoặc sâu hơn

Tức giận trước động thái bất hợp tác của Nga, hôm, Saudi Arabia đã đáp trả bằng cách bán dầu với mức giá giảm sâu đồng thời bắn tín hiệu sẽ nâng sản lượng lên mức tối đa 12 triệu thùng/ngày

Hôm 7-3, Saudi Aramco, Tập đoàn dầu khí nhà nước Saudi Arabia, thông báo sẽ bán dầu thô nhẹ Arab (ARL) cho châu Á trong tháng 4 tới với mức giảm 6 đô la cho mỗi thùng so với mức bán vào tháng 3. Ngoài ra, tập đoàn này sẽ bán dầu ARL sang Mỹ và các nước tây bắc Âu với mức giảm lần lượt 7 đô la/thùng và 8 đô la/thùng. Đây là mức giảm giá bán dầu ARL mạnh nhất trong ít nhất 20 năm qua. Chốt phiên giao dịch hôm 6-3, giá dầu ARL giảm 4,04%, về mức 52,44 đô la/thùng

Quyết định giảm sâu giá bán dầu ARL của Saudi Arabia sẽ tác động đến 14 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày khi các nước xuất khẩu dầu khác ở vùng Vịnh Ba Tư cũng sẽ giảm giá dầu xuất khẩu của họ

Các nguồn tin cho biết Saudi Arabia cũng âm thầm bắn thông điệp đến một số bên trên thị trường dầu rằng nước này có thể tăng sản lượng khai thác lên cao hơn nếu cần thiết, thậm chí tăng lên mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày

Khi mà nhu cầu dầu đang bị dịch Covid-19 tàn phá, động thái tăng sản lượng dầu như vậy có thể nhấn chìm thị trường dầu vào cơn hỗn loạn

Theo các nguồn tin, trước tiên, Saudi Arabia có thể nâng sản lượng dầu lên mức trên 10 triệu thùng/ngày vào tháng 4 từ mức 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng này. Một giám đốc giấu tên của một quỹ phòng hộ hàng hóa nói: “Điều này chẳng khác nào lời tuyên chiến trên thị trường dầu”

Iman Nasseri, Giám đốc thị trường Trung Đông của Công ty tư vấn dầu mỏ FGE, nhận định: “Saudi Arabia giờ đây thực sự đang phát động một cuộc chiến giá dầu toàn diện”

Jamie Webster, Giám đốc cấp cao ở Trung tâm tác động năng lượng của Công ty tư vấn BCG cho rằng hục hặc mới nhất giữa Nga và Saudi Arabia “có tất cả dấu ẩn điển hình của một chiến giá, chỉ thiếu duy nhất mùi thuốc súng”

Chiến lược “gây sốc và kinh hoàng” của Saudi Arabia (shock and awe, từ dùng của hai cây bút phân tích thị trường năng lượng Javier Blas và Anthony Dipaola của Bloomberg) có thể là một toan tính nhằm gây tổn thương tối đa đối với Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác theo cách nhanh nhất có thể, để gây sức ép buộc họ quay trở lại bàn đàm phán và nhanh chóng trở lại cắt giảm sản lượng nếu một thỏa thuận đạt được

Các nhà kinh doanh dầu mỏ cho biết động thái trên của Saudi Arabia là đòn tấn công trực diện nhằm vào các công ty dầu khí Nga đang bán dầu thô qua châu Âu

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu máy bay, xăng dầu giảm nhanh do tác động của dịch Covid-19, thị trường năng lượng giờ đây đối mặt với một cú sốc cả cung lẫn cầu

“Tình hình sẽ trở nên khủng khiếp. OPEC+ sẽ bơm dầu nhiều hơn và thế giới sẽ đối mặt cú sốc cung. Giá dầu giảm về mốc 30 đô la/thùng là điều có thể xảy ra”, Doug King, người đồng sáng lập Quỹ đầu tư hàng hóa Merchant Commodity Fund, nhận định

Các nhà phân tích đang nhìn vào các biểu đồ lịch sử để xác định xem giá dầu có thể hạ về mức nào. Họ cho rằng giá dầu Brent có thể hướng về mốc 27,1 đô la/thùng, mức thấp nhất vào năm 2016 khi Saudi Arabia phát động cuộc chiến giá dầu nhằm vào ngành dầu đá phiến của Mỹ

Nhưng một số nhà phân tích khác lo ngại thị trường dầu có thể thậm chí giảm sâu hơn

“Trong quí tới, chúng ta có thể chứng kiến giá dầu giảm về các mức thấp nhất trong 20 năm qua”, nhà phân tích dầu mỏ Roger Diwan, ở Công ty tư vấn IHS Markit nói khi ám chỉ giá dầu có thể rơi về dưới mức 20 đô la/thùng. Chỉ số giá dầu Brent từng giảm về mức 9,55 đô la Mỹ/thùng vào tháng 12-1998 trong một chiến giá dầu do Saudi Arabia phát động

Lê Linh
Bloomberg, Reuters
 
Last edited:
Giá dầu rơi thẳng đứng vì cuộc chiến giá giữa Saudi Arabia và Nga
– Ngay lúc thị trường vừa mở cửa sáng nay, giá dầu thô trên thị trường quốc tế rơi thẳng đứng sau khi Saudi Arabia triển khai chiến lược “gây sốc và kinh hoàng” để đáp trả việc Nga từ chối ủng hộ cắt giảm thêm sản lượng dầu

Giá dầu rơi tự do

Mở đầu phiên giao dịch sáng 9-3, chỉ số giá dầu Brent ở thị trường London rơi tự do với mức giảm đến 30%, về mức 31,02 đô la Mỹ/thùng. Trong khi đó, chỉ số giá dầu Tây Texas (WTI) ở thị trường New York cũng cắm đầu giảm 27%, về mức 30 đô la Mỹ/thùng. Với diễn biến này, dầu thô đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 2-2016

Thị trường dầu chứng kiến thảm cảnh bán tháo sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của nhóm OPEC + (các nước OPEC và các đồng minh ngoài OPEC do Nga dẫn đầu) sụp đổ. Điều này dẫn đến động thái phát động cuộc chiến giá dầu của Saudi Arabia, nước lãnh đạo không chính thức của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)

Nga từ chối ủng hộ đề xuất cắt giảm thêm sản lượng dầu tại cuộc đàm phán của nhóm OPEC+ hôm 6-3 nhằm ứng phó tình trạng nhu cầu suy giảm do tác động của dịch Covid-19. Để đáp trả, Saudi Arabia đã thông báo giảm sâu giá bán dầu nhẹ Arab (ARL) cho thị trường Mỹ, châu Á và châu Âu trong tháng 4 với giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Đồng thời, nước này cũng phát tín hiệu tăng sản lượng lên mức tối đa hơn 12 triệu thùng/ngày. Hiện nay, công suất khai thác dầu của Saudi Arabia đang ở mức 9,7 triệu thùng/ngày

Theo giới phân tích, mục đích của chiến lược gây sốc và kinh hoàng này là nhằm gây tổn thương tối đa trong thời gian nhanh nhất có thể đối với doanh thu xuất khẩu dầu của Nga và một số nước sản xuất dầu khác ngoài OPEC ủng hộ Nga. Từ đó, gây sức ép buộc họ phải trở lại bàn đàm phán để thương thảo cắt giảm sản lượng

Diễn biến thị trường dầu sáng nay không nằm ngoài dự báo của giới phân tích. Hôm trước đó, họ nhận định chỉ số giá dầu Brent có thể rơi về mức 30 đô la, thậm chí dưới 20 đô la/thùng

Ông John Kilduff, người sáng lập quỹ đầu tư năng lượng Again Capital, cho rằng nhờ chi phí sản xuất dầu thấp, Saudi Arabia đang sử dụng cách tiếp cận hủy diệt nguồn lực của các đối thủ để ứng phó với tình trạng dư thừa công suất dầu kéo dài dai dẳng. Saudi Arabia là nước có chi phí sản xuất dầu thấp nhất

Ông cho biết tất cả các nhà sản xuất dầu khác, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu đá phiến của Mỹ sẽ đối mặt với tổn thất nặng nề

Trong báo cáo gửi cho khách hàng hôm 8-3, nhà phân tích Damien Courvalin ở Ngân hàng Goldman Sachs viết: “Chúng tôi tin rằng cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và Nga chắc chắn đã nổ ra trong tuần này khi Saudi Arabia giảm giá bán dầu ARL ở mức mạnh nhất trong ít nhất 20 năm qua. Tiên lượng về thị trường dầu thậm chí còn thê thảm hơn thời điểm tháng 11-2014 khi cuộc chiến giá dầu gần nhất được phát động. Hơn nữa, lần này cuộc chiến giá dầu xảy ra ngay lúc nhu cầu dầu sụp đổ do tác động tác động của dịch Covid-19”

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu Brent trong quí 2 và quí 3 về mức 30 đô la /thùng và cảnh báo có thể rơi về khoảng giá 20-29 đô la/thùng

Chờ đợi Saudi Arabia và Nga thay đổi lập trường

Mới đây, bà Rebecca Babin, nhà phân tích của Công ty CIBC Private Wealth Management đưa ra nhận định: “Cả hai sự kiện, dịch Covid-19 và hợp tác của nhóm OPEC+ sụp đổ đều bất ngờ và chưa phản ánh vào giá dầu cách đây một tháng”,

Theo chuyên gia này, điều quan trọng hiện nay là chờ xem liệu Saudi Arabia và Nga có đạt được thỏa thuận thay đổi lập trường vào phút chót hay không và Mỹ có nhanh chóng hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá dầu hay không

“Vẫn còn bất ổn rất lớn và thị trường hàng hóa không đợi đến lúc xác định được phép màu có xảy ra hay không”, bà Rebecca Babin cho biết

Viết trên Twitter hôm 8-3, Ali Khedery, cựu cố vấn cấp cao phụ trách thị trường Trung Đông của Tập đoàn dầu khí ExxonMobil cho rằng, giá dầu đang hướng đến mức 20 đô la/thùng trong năm 2020

Tuy nhiên, Công ty tư vấn rủi ro địa chính trị Eurasia Group, tin rằng Saudi Arabia và Nga cuối cùng sẽ đạt được thỏa thuận ngăn cuộc chiến giá dầu đi xa hơn

Trong báo cáo gửi cho khách hàng hôm 8-3, các nhà phân tích của Eurasia Group, nhận định: “Một cuộc chiến giá dầu ở mức hạn chế là kết cục có xác suất cao nhất sau sự thất bại trong cuộc đàm phán ở Vienna trước khi hai bên đồng ý một thỏa thuận mới. Xác suất để Saudi Arabia và Nga đạt được thỏa thuận là 60%”

Ông Adam Crisafulli, người sáng lập Công ty tư vấn Vital Knowledge cho biết đối với một số thị trường, dầu thô đang trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn so với dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông dự báo giá dầu sẽ không rơi về các mức thấp dưới 30 đô la/thùng vào tháng 1-2016

“Saudi Arabia sẽ không chịu đựng được cơn suy thoái của giá dầu khi mà mức giá dầu để hòa vốn của nước này vẫn còn cao. Thêm vào đó, Tập đoàn dầu khí nhà nước Saudi Aramco giờ đây là một công ty đại chúng, đồng thời quá trình thâu tóm quyền lực của Thái tử Mohammad bin Salman ở Saudi Arabia vẫn chưa xong hoàn toàn. Do vậy, chính phủ Saudi Arabia sẽ không thể ung dung nhấn chìm giá dầu về mức 30 đô la/thùng hoặc thấp hơn”, ông Adam Crisafulli nhận định

Chánh Tài
 
Last edited:
Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất thời đại chúng ta sắp ập đến
Đó là nhận định của huyền thoại đầu tư Jim Rogers - Chủ tịch của Beeland Interests, người đồng sáng lập quỹ đầu tư Quantum với tỷ phú George Soros

cuckhnghongtichnhtitnhttrongthiichngtasppn-1584521818_750x0.jpg

Bình luận về sự hỗn loạn của thị trường tài chính thế giới, Jim Rogers cho rằng, phần lớn các thị trường vẫn chưa sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và không biết điều gì sắp xảy ra

Là tác giả của nhiều quyển sách dạy làm giàu cũng như là nhà đầu tư lừng danh, Jim Rogers cùng với tỷ phú Warren Buffett và George Soros được xem là 3 người khổng lồ của giới tài chính toàn cầu

Mới đây, Rogers đã có cuộc trao đổi với hãng tin RT về những tác động của dịch Covid-19 lên thị trường tài chính, trong bối cảnh chính phủ nhiều quốc gia đang gấp rút ngăn chặn sự lây lan mạnh mẽ của SARS-CoV-2, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Theo Rogers, rất nhiều người sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề, khi những tác động tiêu cực của đại dịch nhiều khả năng sẽ tồn tại trong thời gian dài

"Trước đây, tôi từng trả lời RT rằng cuộc khủng hoảng tài chính kế tiếp sẽ là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất", ông nói. Và, dường như chúng ta đang trên đường hướng tới "cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta", nhà đầu tư lừng danh bổ sung. Rogers cũng nói "trong vài tháng nữa, chúng ta sẽ biết về điều này"

Dẫn lời nhà đầu tư, hãng tin RT cho biết hàng loạt ngành công nghiệp như hàng không và du lịch sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo đó, các doanh nghiệp với khoản nợ lớn đặc biệt dễ bị tổn thương tại thời điểm này; trong khi những tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường thương mại quốc tế nói riêng sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng

"Vài trong số đó sẽ phá sản", Rogers nói và chỉ ra rằng, các hãng hàng không cũng như doanh nghiệp vận tải lớn có thể sẽ được "giải cứu", vì nếu không sẽ gây khó khăn cho các quốc gia

Cuoc-khung-hoang-tai-chinh-toi-1444-4610-1584523618.jpg

Covid-19 nhiều khả năng sẽ dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu

Bình luận về sự hỗn loạn của thị trường tài chính thế giới, nhà đầu tư lừng danh cho rằng, phần lớn các thị trường vẫn chưa sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và không biết điều gì sắp xảy ra. Tuy nhiên, lý do đằng sau tình trạng hỗn loạn như vậy "không chỉ nằm ở vi rút, mà rõ ràng là còn nhiều hơn thế"

Vào đầu tháng 3 vừa qua, khi trả lời phỏng vấn trên CNN, Rogers đã cho biết: "Dù thị trường chứng khoán đã chứng kiến tuần giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008, song hiện tại thực sự là thời điểm tốt để mua vào. Tôi biết việc bán tháo trên thị trường được giới truyền thông gán cho lý do dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, dịch bệnh đã tồn tại 3 tháng nay và lan ra rất nhiều nơi. Sự thật là, tôi cho rằng thị trường đã mua quá mức và bây giờ chúng ta đang có một đợt bán tháo"

Ngoài ra, lời khuyên Rogers dành cho các nhà đầu tư là chỉ "nên rót tiền vào những gì bản thân biết rõ". Ngoài ra, cần biết rằng, Jim Rogers không phải cá nhân duy nhất dự báo về sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Vào cuối tháng 2/2020, chuyên gia kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini cũng đưa ra những dự đoán đáng chú ý về hậu quả gây ra bởi Covid-19; trong đó nhận định thị trường chứng khoán thế giới sẽ sụt giảm 30-40%

Là người dự đoán chính xác về vụ nổ bong bóng bất động sản Mỹ và khủng hoảng tài chính năm 2008, cũng như các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đối với một Hy Lạp ngập trong nợ, Roubini luôn khiến giới tài chính toàn cầu phải chú ý với những dự báo của mình

Trong bài phỏng vấn ngày 27/2 do tạp chí Spiegel của Đức thực hiện, Roubini đã đưa ra dự báo rằng, SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến một thảm họa kinh tế toàn cầu. Một trong những lý do được ông đưa ra để củng cố cho lập luận của mình là cuộc khủng hoảng này sẽ là một cú sốc nguồn cung mà không thể được ứng phó bằng chính sách tài chính hay tiền tệ

Cuoc-khung-hoang-tai-chinh-toi-6766-6606-1584523618.jpg

Các biện pháp tài chính và tiền tệ là vô ích khi mọi người không có đủ thực phẩm và nước uống

Thay vào đó, Roubini cho rằng, giải pháp y tế mới là lời đáp cần thiết cho khủng hoảng. Các biện pháp tài chính và tiền tệ chẳng mang lại ích lợi gì với người thiếu thực phẩm và nước uống. Và, nếu cú sốc từ dịch bệnh kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính sẽ đến, vì mức nợ đã tăng lên và thị trường nhà đất ở Mỹ đang trải qua tình trạng bong bóng giống như hơn 10 năm trước

Mọi người đều nghĩ rằng đó sẽ là một cuộc suy thoái hình chữ V, nhưng họ lại không hiểu mình đang nói gì mà cứ thích tin vào phép lạ, Roubini cho biết. Hãy làm một phép tính đơn giản, nếu nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm 2% trong quý I/2020, nước này cần đạt tăng trưởng 8% trong 3 quý sau đó để có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6% cả năm như dự kiến

Nếu tăng trưởng chỉ là 6% từ quý II trở về sau (kịch bản được xem là thực tế hơn), nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 2,5 - 4% cả năm 2020. Tỷ lệ này về cơ bản nghĩa là Trung Quốc bị suy thoái và đó sẽ là một cú sốc lớn với thế giới

Cũng dự báo thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới, chuyên gia kinh tế Jesse Colombo cho rằng, cuộc khủng hoảng lần này có thể sẽ trầm trọng hơn lần trước. Từng tiên đoán chính xác về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Colombo cho biết, nhiều "bong bóng" mới tại hàng loạt thị trường trên thế giới đang sắp sửa nổ tung

"Chúng ta đã ở thời điểm rất sát trong chu kỳ và SARS-CoV-2 về cơ bản chỉ là tình huống họa vô đơn chí. Dù có nó hay không, thì chúng ta cũng đã tiến gần đến một cuộc suy thoái từ trước khi ai đó nghe về Covid-19", vị chuyên gia kinh tế nói với tờ Independent
 
Doanh nghiệp toàn cầu mất trắng 12.000 tỷ USD và nhiều người sẽ phá sản vì Covid-19
Thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra là chưa từng có tiền lệ, và rất nhiều người sẽ lâm vào cảnh phá sản, tỷ phú Ray Dalio nhận định

doanhnghieptoancausemattrang12000tyusdvanhieunguoiphasanvicovid19-1584693739_1584693770_750x0.jpg

Đứng thứ 57 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2019 của Forbes, Ray Dalio là nhà sáng lập, đồng Chủ tịch của Bridgewater Associates - một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với khối tài sản quản lý lên tới gần 160 tỷ USD. Là chuyên gia về tài chính và đầu tư lừng danh, Dalio cũng thường xuyên đưa ra những dự báo về tình hình kinh tế

Mới đây, khi trả lời kênh truyền hình CNBC, vị tỷ phú 70 tuổi này cho biết thiệt hại kinh tế gây ra bởi dịch Covid-19 là chưa từng có tiền lệ, và sẽ khiến doanh nghiệp toàn cầu mất trắng 12.000 tỷ USD. Trong đó, riêng thiệt hại đối với các doanh nghiệp Mỹ sẽ vào khoảng 4.000 tỷ USD

"Những gì đang xảy ra chưa từng xuất hiện trong thời đại của chúng ta. Điều mà chúng ta đang phải đối mặt là một cuộc khủng hoảng thực sự. Nhiều cá nhân sẽ phải chịu thiệt hại vô cùng to lớn. Chính phủ cần phải chi nhiều tiền hơn, rất rất nhiều tiền", Dalio nói. Vị Chủ tịch của Bridgewater Associates cũng cho biết, rất nhiều người sẽ lâm vào cảnh phá sản vì dịch bệnh

Theo Dalio, gói kích thích tài chính mà chính phủ Mỹ đưa ra nên có quy mô ít nhất từ 1.500 tỷ USD - 2.000 tỷ USD, tuỳ theo hình thức cứu trợ được chính phủ lựa chọn. Dẫu vậy, không thể không đề cập đến kịch bản các ngân hàng trung ương không thể đưa ra gói kích thích được nữa; nhất là khi lãi suất đã chạm đáy, thì khả năng nới lỏng định lượng càng hạn chế, vị tỷ phú bổ sung

Trước đó, vào cuối năm 2019, Dalio từng cho biết nền kinh tế thế giới đang rất giống với thời Đại suy thoái. Vị tỷ phú khi đó cho rằng, chu kỳ kinh doanh toàn cầu đang trong giai đoạn "giảm sâu" và nền kinh tế thế giới đang có ít nhất hai điểm chung so với những năm 1930 - thời kỳ của cuộc Đại suy thoái

Hiện, Nhà Trắng đang đề xuất gói kích thích với quy mô từ 850 đến hơn 1.000 tỷ USD để ứng phó với các tác động tiêu cực của Covid-19, cũng như giúp làm dịu bớt hậu quả từ một cuộc suy thoái bất ngờ có khả năng ập đến. Được biết, gói kích thích này sẽ bao gồm các hình thức chi trả trực tiếp và cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ

Trên mặt trận tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa qua cũng cho biết sẽ bơm thêm 1.000 tỷ USD vào nền kinh tế, thông qua hoạt động mua vào các tài sản chính và hạ lãi suất tham chiếu xuống gần 0%. Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cũng có những bước đi tương tự để giữ lãi suất đi vay ở mức thấp, đồng thời sẵn sàng tăng chi tiêu công để giảm thiểu tác động của Covid-19 lên nền kinh tế
 
Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch

covid.jpg

Chỉ trong vài tuần, một con virus có đường kính một phần mười nghìn milimet đã biến đổi các nền dân chủ phương Tây. Các nước đã đóng cửa các doanh nghiệp và buộc người dân ở nhà. Họ đã hứa chi hàng nghìn tỷ đô la để giữ cho nền kinh tế không sụp đổ. Nếu Hàn Quốc và Singapore là một chỉ dẫn, quyền riêng tư y tế và điện tử sắp bị gạt sang một bên. Đó là sự mở rộng mạnh mẽ nhất của quyền lực nhà nước kể từ sau Thế chiến II

Hết điều cấm kỵ này đến điều cấm kỵ khác đã bị phá vỡ. Không chỉ dưới hình thức đe dọa phạt tiền hoặc bỏ tù đối với những người bình thường làm những việc bình thường, mà còn về quy mô và phạm vi của vai trò chính phủ trong nền kinh tế. Ở Mỹ, Quốc hội đã sẵn sàng thông qua một gói cứu trợ trị giá gần 2 nghìn tỉ đô la, tương đương 10% GDP, gấp đôi những gói cứu trợ được hứa hẹn trong giai đoạn 2007-09. Bảo đảm tín dụng của Anh, Pháp và các quốc gia khác tương đương 15% GDP. Các ngân hàng trung ương đang in thêm tiền và sử dụng nó để mua những tài sản mà họ từng từ chối. Ít nhất, các chính phủ đang tìm cách ngăn chặn tình trạng phá sản trong một thời gian

Đối với những người muốn một chính phủ nhỏ và thị trường mở, Covid-19 đặt ra một vấn đề. Nhà nước phải hành động dứt khoát. Nhưng lịch sử cho thấy rằng sau các cuộc khủng hoảng, nhà nước không từ bỏ tất cả các quyền lực mà nó đã được trao thêm. Ngày nay, điều đó có tác động không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với cả sự giám sát của nhà nước đối với các cá nhân

Không phải ngẫu nhiên mà nhà nước thường phình to trong các cuộc khủng hoảng. Các chính phủ có thể gặp khó khăn vì đại dịch, nhưng họ có thể cưỡng chế và huy động các nguồn lực lớn một cách nhanh chóng. Ngày nay, các chính phủ đóng vai trò cần thiết nhằm thực thi việc đóng cửa các địa điểm kinh doanh và cách ly người dân để ngăn chặn virus. Và cũng chỉ họ mới giúp khắc phục được sự sụp đổ kinh tế xảy ra sau đó. Ở Mỹ và khu vực đồng euro, GDP có thể giảm 5-10% so với năm trước, có khi nhiều hơn

Một lý do khiến vai trò của nhà nước thay đổi nhanh chóng là Covid-19 lây lan như cháy rừng. Trong vòng chưa đầy bốn tháng, nó đã lan từ một khu chợ ở Vũ Hán ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuần vừa qua đã ghi nhận 255.000 trường hợp người nhiễm mới. Mọi người sợ hãi trước tình cảnh của Ý, nơi gần 74.000 trường hợp dương tính đã làm quá tải một hệ thống y tế đẳng cấp thế giới, khiến hơn 7.500 người tử vong

Nỗi sợ hãi đó là một lý do khác cho sự thay đổi nhanh chóng. Khi chính phủ Anh cố gắng lùi lại để giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, họ đã bị buộc tội là hành động quá ít, quá muộn. Ngược lại, Pháp đã thông qua một đạo luật trong tuần này trao cho chính phủ quyền lực không chỉ kiểm soát sự di chuyển của người dân mà còn để quản lý giá cả và trưng dụng hàng hóa. Trong cuộc khủng hoảng, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chứng kiến tỉ lệ người dân ủng hộ ông tăng vọt

Ở hầu hết các nước trên thế giới, cho đến nay, nhà nước đã phản ứng với Covid-19 thông qua sự pha trộn giữa sự ép buộc và sức mạnh kinh tế. Khi đại dịch xảy ra, nhà nước có khả năng sử dụng sức mạnh độc nhất của mình để giám sát mọi người bằng cách sử dụng dữ liệu của họ. Hồng Kông sử dụng các ứng dụng trên điện thoại cho biết bạn đang ở đâu để giám sát lệnh cách ly. Trung Quốc có một hệ thống mã để ghi lại những người nào đủ khỏe mạnh để được đi ra khỏi nhà. Dữ liệu điện thoại giúp các chuyên gia xây dựng mô hình dự đoán sự lây lan của bệnh. Và nếu chính phủ muốn chặn được Covid-19, như Trung Quốc đã làm, họ sẽ cần ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai đối với nhiều người dân vẫn còn dễ mắc bệnh, bằng cách vây ráp những cụm lây nhiễm mới. Hàn Quốc nói rằng tự động truy tìm các mối tiếp xúc gần của những ca nhiễm mới bằng cách sử dụng công nghệ di động sẽ mang lại kết quả sau mười phút thay vì 24 giờ

Sự gia tăng mạnh mẽ này của quyền lực nhà nước đã diễn ra mà hầu như không có thời gian để tranh luận. Một số người sẽ tự trấn an rằng điều này chỉ là tạm thời và nó sẽ không để lại hệ quả, như trường hợp bệnh cúm Tây Ban Nha cách đây một thế kỷ. Tuy nhiên, quy mô của phản ứng làm cho Covid-19 giống như một cuộc chiến hoặc một cuộc Đại suy thoái. Và ở đây lịch sử cho thấy các cuộc khủng hoảng thường dẫn đến một nhà nước lớn hơn vĩnh viễn với nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn so với khả năng mà các khoản thuế có thể chi trả cho họ. Nhà nước phúc lợi, thuế thu nhập, quốc hữu hóa, tất cả đều bắt nguồn từ các cuộc xung đột và khủng hoảng

Như danh sách đó cho thấy, một số thay đổi ngày hôm nay là điều đáng mong muốn. Sẽ rất tốt nếu các chính phủ được chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo; tương tự là nếu họ đầu tư vào y tế công cộng, kể cả ở Mỹ, nơi rất cần cải cách. Một số nước cần chi trả tiền lương cho người nghỉ bệnh một cách tử tế

Những thay đổi khác có thể ít rõ ràng hơn, nhưng sẽ khó đảo ngược vì chúng được ủng hộ bởi các nhóm cử tri nhiều quyền lực ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Một ví dụ là việc nới lỏng thỏa thuận của khu vực đồng euro vốn có mục tiêu áp đặt kỷ luật lên việc vay mượn của các nước thành viên. Tương tự như vậy, Anh đã áp đặt quyền kiểm soát của nhà nước lên ngành đường sắt, một bước đi được cho là tạm thời nhưng có thể sẽ không bao giờ được rút lại

Đáng lo ngại hơn là sự lây lan của những thói quen xấu. Chính phủ có thể rút lui vào tình trạng tự cung tự cấp. Một số sợ bị hết các nguyên liệu sản xuất thuốc, nhiều trong số đó được sản xuất tại Trung Quốc. Nga đã áp đặt lệnh cấm tạm thời xuất khẩu ngũ cốc. Các nhà công nghiệp và chính trị gia đã mất niềm tin vào chuỗi cung ứng. Đó chỉ là một bước đi nhỏ dẫn tới sự ủng hộ về lâu dài của nhà nước đối với các công ty chủ chốt của quốc gia, những công ty sẽ được cứu trợ bởi tiền thuế của dân. Triển vọng thương mại quốc tế vốn đã mờ mịt nay lại càng mù mịt thêm. Và về lâu dài, một sự mở rộng quá mức và kéo dài của quyền lực nhà nước cùng với nợ công cao hơn đáng kể có khả năng dẫn đến một loại chủ nghĩa tư bản chậm chạp, kém năng động hơn

Nhưng đó không phải là vấn đề lớn nhất. Những lo lắng lớn hơn nằm ở nơi khác, như việc lạm dụng quyền lực và các mối đe dọa đối với tự do. Một số chính trị gia đã tranh thủ vun vén thêm quyền lực, như ở Hungary, nơi chính phủ đang tìm cách thông qua một tình trạng khẩn cấp vô thời hạn. Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu dường như coi cuộc khủng hoảng là cơ hội để trốn tránh một phiên tòa xử tội tham nhũng đối với ông

Đáng lo ngại nhất là việc giám sát người dân quá mức. Thu thập và xử lý dữ liệu sâu rộng sẽ gia tăng vì nó mang lại lợi thế thực sự trong việc quản lý bệnh. Nhưng điều đó cũng mang lại cho nhà nước quyền truy cập thường xuyên vào hồ sơ y tế và dữ liệu điện tử của công dân. Nhà nước sẽ đối mặt với cám dỗ là tiếp tục sử dụng giám sát sau đại dịch, tương tự như trường hợp luật chống khủng bố được gia hạn sau ngày 9/11. Điều này có thể bắt đầu với việc truy tìm các trường hợp bị bệnh lao hoặc những người buôn ma túy. Không ai biết nó sẽ kết thúc ở đâu, đặc biệt là trong bối cảnh đối phó với Covid-19, một nhà nước Trung Quốc giám sát điên cuồng người dân được coi như một mô hình

Giám sát có thể là rất cần thiết để đối phó với Covid-19. Các quy định với các điều khoản giám sát và chấm dứt hiệu lực được đưa vào sẵn sẽ có thể giúp ngăn chặn tình trạng lạm quyền. Nhưng hàng rào bảo vệ chính chống lại những nhà nước quá nhiều quyền lực, trong công nghệ lẫn nền kinh tế, sẽ chính là người dân. Họ phải nhớ rằng một chính phủ phù hợp với chống dịch không phù hợp với cuộc sống thường nhật của họ

Phan Nguyên
 
Ả Rập Xê-út, Nga đồng ý cắt giảm sản lượng dầu với mức kỷ lục
OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu vào đêm qua theo giờ Việt Nam đã đồng ý cắt giảm hơn 1/5 sản lượng dầu sản xuất ra của họ và cho biết họ hy vọng Mỹ và các nhà sản xuất khác sẽ tham gia vào động thái này để thúc đẩy thị trường dầu vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng virus corona

Việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, lên tới 10 triệu thùng mỗi ngày, hay 10% nguồn cung toàn cầu, với hy vọng sẽ có thêm 5 triệu thùng mỗi ngày khác sẽ đến từ các quốc gia dầu mỏ khác để giúp thị trường năng lượng đối phó với cuộc khủng hoảng giảm giá dầu mỏ sâu nhất trong nhiều thập kỷ

Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đã giảm khoảng 30 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 30% nguồn cung toàn cầu, do các giải pháp nhằm chống lại sự lây lan của virus đã giữ máy bay nằm tại sân bay, giảm mạnh việc sử dụng phương tiện giao thông và hạn chế hoạt động kinh tế

0332_1.jpg

Việc cắt giảm sản lượng dầu tới 15 triệu thùng mỗi ngày, lớn chưa từng có, tuy thế vẫn chưa thể ngăn được dư cung và khiến các kho lưu trữ trên thế giới nhanh chóng bị lấp đầy là. Trong khi đó cho dù không phát đi bất kỳ tín hiệu sẵn sàng tham gia hỗ trợ nào, Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn đe dọa OPEC nếu họ không khắc phục vấn đề của thị trường dầu lửa do cung vượt cầu

Trump, người nói rằng sản lượng dầu của Mỹ đã giảm trên thực tế do giá thấp, cảnh báo rằng Ả Rập Xê-út có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt và bị áp thuế cao hơn đối với dầu của mình nếu nước này không cắt giảm đủ lớn để giúp ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ, mà tỷ lệ chi phí cao hơn đang khiến nó phải vật lộn với thị trường giá thấp

Một phụ tá Nhà Trắng cho biết ông Trump đã tổ chức một cuộc gọi nhóm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Ả Rập Xê-út, sau khi một quan chức Mỹ nói rằng động thái của OPEC+ đã gửi một "tín hiệu quan trọng" đến thị trường

Các quan chức của cả OPEC và Nga đều cho rằng mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng giá dầu hiện tại đòi hỏi sự tham gia của tất cả các nhà sản xuất

"Chúng tôi hy vọng các nhà sản xuất khác ngoài OPEC+ sẽ cùng thực hiện giải pháp này, điều có thể được quyết định vào ngày mai tại cuộc họp G20," Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ tài sản của Nga và cũng là một trong những nhà đàm phán về dầu hàng đầu của Moscow, nói với Reuters

Các cuộc đàm phán diễn ra hôm thứ năm của OPEC+ sẽ được tiếp nối bởi một cuộc họp vào thứ Sáu giữa các bộ trưởng năng lượng từ Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), được tổ chức bởi Ả Rập Xê-út. Các nguồn tin từ OPEC và Nga cho biết họ dự kiến các nhà sản xuất khác sẽ giảm thêm 5 triệu thùng dầu mỗi ngày

Giá dầu Brent, vốn đã chạm mức thấp nhất 18 năm vào tháng trước, nay được giao dịch quanh mức 32 USD/thùng vào thứ Năm, mất một nửa mức giá so với cuối năm 2019

OPEC+, nhóm gồm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ, Nga và các nước khác, sẽ cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng dầu mỗi ngày trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 6, các tài liệu của OPEC+ cho hay

Tất cả các thành viên sẽ cắt giảm sản lượng của họ 23%, với Ả Rập Xê-út và Nga mỗi nước cắt giảm 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày và Iraq cắt giảm hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày

Sau giai đoạn trên, OPEC+ sẽ hạ mức cắt giảm sản lượng xuống còn 8 triệu thùng dầu mỗi ngày, cho giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12 và gxuống còn 6 triệu thùng dầu mỗi ngày từ tháng 1 đến tháng 4/2022, tài liệu ủa OPEC đề cập

Các nguồn tin của OPEC+ cho biết họ dự tính sản lượng dầu toàn cầu sẽ được cắt giảm thêm từ Mỹ và các nước sản xuất dầu khác với khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, tuyên bố của OPEC+ không đề cập đến nội dung này

Các nguồn tin cho biết việc cắt giảm thêm nêu trên sẽ dần được thực hiện, khi OPEC+ có thể thuyết phục Mỹ cùng tham gia, nhà sản xuất dầu mỏ mà họ coi là có vai trò quan trọng trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Các quan chức Mỹ thì nói rằng sản lượng dầu của nước này sẽ giảm tự nhiên trong vòng hai năm tới

Mỹ, quốc gia có sản lượng dầu tăng vọt trong thời gian qua và vượt qua cả sản lượng của Ả rập Xê-út và Nga, đã được mời tham dự cuộc đàm phán hôm thứ Năm của OPEC+. Brazil, Na Uy và Canada cũng được mời

Một dấu hiệu cho thấy OPEC+ đang nỗ lực để giành được sự ủng hộ rộng rãi hơn, tỉnh sản xuất dầu mỏ chính của Canada là Alberta cho biết sản lượng của họ đã giảm và cho tới nay chưa nhận được đề nghị của OPEC về cắt giảm thêm sản lượng. Tỉnh này cho biết họ ủng hộ ý tưởng về thuế quan đối với dầu thô nhập khẩu của Mỹ

Trước cuộc họp OPEC+ nói trên, Nga và Ả Rập Xê-út đã tranh cãi về mức sản lượng được tính để cắt giảm, sau khi Ả Rập Xê-út đã tăng sản lượng trong tháng 4 lên mức kỷ lục 12,3 triệu thùng mỗi ngày từ dưới 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 3. Sản lượng dầu của Nga, trong khi đó, vào khoảng 11,3 triệu thùng mỗi ngày

Hai quốc gia đã phát sinh mâu thuận tại một cuộc họp ở Vienna, Áo vào tháng 3, khi một thỏa thuận về cắt giảm sản lượng đạt được trước đó bị sụp đổ

Tại cuộc họp hôm qua, hai bên đã đồng ý rằng việc cắt giảm sẽ được thực hiện từ mức cơ sở 11 triệu triệu thùng mỗi ngày cho cả hai, theo tài liệu của OPEC+

"Chúng tôi đã cố gắng vượt qua những khác biệt. Đây sẽ là một thỏa thuận rất quan trọng, cho phép thị trường dầu bắt đầu con đường phục hồi," Dmitriev, người tháng trước là quan chức đầu tiên đề xuất một thỏa thuận liên quan đến các thành viên khác ngoài OPEC+, nói

Một số tiểu bang của Mỹ có thể yêu cầu các công ty tư nhân hạn chế sản lượng với quyền hạn hiếm khi được sử dụng. Cơ quan quản lý dầu ở Texas, khu vực sản xuất lớn nhất trong số các tiểu bang của Mỹ có sản lượng khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày, sẽ có cuộc họp diễn ra vào ngày 14/4 để thảo luận về các biện pháp hạn chế sản lượng phù hợp

Nếu Ả Rập Xê-út thất bại trong việc kiềm chế sản lượng, các thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Riyadh, rút quân đội Mỹ khỏi vương quốc này và áp thuế nhập khẩu đối với dầu của Ả Rập Xê-út
 
Chủ tịch IMF "Covid-19 còn tồi tệ hơn cả khủng hoảng và đại suy thoái"

photo-1-1586608882068796363722-15866089577941478388013-crop-1586608970153526998779.png

Theo Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đại dịch Covid-19 sẽ càn quét kinh tế thế giới và dẫn tới tăng trưởng âm vào năm 2020, gây ra sự sụp đổ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái năm 1930 đến nay và sẽ chỉ phục hồi một phần vào năm 2021


Theo đó, Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF đã mô tả bức tranh về tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 cụ thể và chi tiết hơn so với những gì đã đưa ra trước đây sau khi Chính phủ các nước tung ra các gói cứu trợ kinh tế trị giá tới 8 nghìn tỷ USD

Đại diện IMF cho biết cuộc khủng hoảng này sẽ tác động mạnh nhất tới các thị trường mới nổi – những thị trường này sau đó sẽ cần tới hàng trăm tỷ USD từ viện trợ nước ngoài để có thể hồi phục

"Chỉ mới 3 tháng trước, chúng tôi còn dự đoán tăng trưởng bình quân đầu người tích cực tại hơn 160 quốc gia thành viên IMF vào năm 2020", đại diện IMF cho biết trong một bài phát biểu ngày 9/4 chuẩn bị cho cuộc họp chính sách mùa xuân giữa IMF và World Bank vào tuần tới

"Cho tới hôm nay, mọi dự đoán đều đi ngược dòng. Theo số liệu dự báo của chúng tôi, 170 quốc gia thành viên IMF sẽ không thể đạt mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người như mong đợi trong năm nay", bà Georgieva cho biết

Bên cạnh đó, người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế cũng hi vọng, nền kinh tế thế giới có thể phục hồi một phần vào năm 2021 nếu đại dịch chết chóc này có thể kết thúc vào nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh hiện tại

"Tôi xin nhấn mạnh rằng sẽ không có triển vọng tươi sáng nào cho kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, mọi thứ còn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không kiểm soát tốt dịch bệnh và những tác động xung quanh nó, bao gồm thời gian kéo dài dịch bệnh này", đại diện IMF chia sẻ

IMF hiện có 189 quốc gia thành viên, dự kiến sẽ công bố dự báo chi tiết về triển vọng kinh tế thế giới vào thứ ba tuần sau (14/4)

Theo số liệu từ Reuters, dịch bệnh Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái và hiện nay đã lây lan ra toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Tính đến ngày 9/4, thế giới đã có hơn 1,5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 95.000 người chết vì Covid-19

"Đại dịch này tấn công cả nước giàu lẫn nước nghèo; trong đó khu vực châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh có nguy cơ tử vong cao hơn do họ có hệ thống y tế yếu kém hơn. Bên cạnh đó, họ cũng khó để thực hiện giãn cách xã hội ở các thành phố đông dân và khu ổ chuột nghèo đói", người đứng đầu IMF nhấn mạnh

Bà Georgieva tiết lộ, chỉ trong 2 tháng vừa qua, các nhà đầu tư đã rút khoảng 100 tỷ USD vốn đầu tư từ các thị trường mới nổi do ảnh hưởng của dịch bệnh. Con số này lớn gấp 3 lần dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Khi giá hàng hoá giảm mạnh, các thị trường mới nổi và quốc gia đang phát triển sẽ cần tới hàng ngàn tỷ USD để chống lại dịch bệnh và giải cứu nền kinh tế

"Khi đó, họ cần sự cứu trợ. Hàng trăm tỷ USD sẽ phải được bơm vào từ các nguồn bên ngoài vì Chính phủ các nước này chỉ có thể chi trả một phần chi phí trong khi nhiều nước đã có tỷ lệ nợ công cao", đại diện IMF nói


Theo bà Georgieva, IMF đang kêu gọi các Chính phủ hành động, hiện tại đã có khoảng 8 nghìn tỷ USD được bơm ra để giải cứu thị trường

Để đảm bảo nền kinh tế thế giới có thể phục hồi trong tương lai, bà Georgieva kêu gọi Chính phủ các nước cần nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus, cải thiện hệ thống y tế; đồng thời kiểm soát tốt hoạt động xuất khẩu để ngăn dòng chảy xuất khẩu thiết bị y tế và thực phẩm thiết yếu ra bên ngoài

"Những hành động thiết thực mà chúng ta thực hiện bây giờ sẽ quyết định tới tốc độ và thời gian phục hồi nền kinh tế", bà nói

Một điều không kém phần quan trọng là Chính phủ các nước cần kịp thời hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 càng sớm càng tốt như trợ cấp lương, trợ cấp thất nghiệp và điều chỉnh các điều khoản cho vay, giảm bớt áp lực về tài chính

Bên cạnh đó, các nước cần tăng cường chính sách tài khoá phối hợp, duy trì chính sách tiền tệ ổn định và giữ lạm phát ở mức thấp

"Những nước có nguồn lực và khoảng không chính sách rộng hơn sẽ cần điều chỉnh nhiều hơn. Trong khi đó, những nước có nguồn lực hạn chế cần sự hỗ trợ từ bên ngoài nhiều hơn", đại diện IMF cho biết

Bà cũng nhấn mạnh rằng IMF đã chuẩn bị và sẵn sàng tung ra thị trường gói tín dụng trị giá 1.000 tỷ USD nhằm giải cứu các nền kinh tế đang gặp khó khăn

Hội đồng điều hành IMF cũng đồng ý thông qua đề xuất tăng gấp đôi gói viện trợ khẩn cấp của mình lên 100 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu của hơn 90 quốc gia thành viên

Cũng trong bối cảnh này, Quỹ tiền tệ quốc tế tìm cách cung cấp hỗ trợ thanh khoản bổ sung bao gồm việc tạo ra các dòng thanh khoản ngắn hạn mới và các giải pháp cho vay ngay cả đối với các quốc gia có nợ không bền vững

"Trong cuộc đời tôi, tôi cho rằng đây là những ngày tháng đen tối nhất của lịch sử loài người, một mối lo ngại lớn với toàn nhân loại. Nó đòi hỏi tất cả chúng ta phải đoàn kết và cùng chung tay bảo vệ cộng đồng, bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh hơn chúng ta", lãnh đạo IMF nhấn mạnh
 
Singapore quyết giữ vị trí 'cửa ngõ hàng không' thế giới
- Hãng hàng không Singapore Airlines được hỗ trợ đến 19 tỉ đô la Singapore (SGD), tương đương 13,27 tỉ đô la Mỹ để vượt qua khủng hoảng dịch bệnh. Đây là gói tài chính lớn trong lịch sử đối với một hãng hàng không nếu chúng ta so sánh với gói hỗ trợ 58 tỉ đô la Mỹ của Tổng thống Donald Trump cho hàng trăm hãng hàng không Hoa Kỳ

Vớỉ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ Singapore, hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines và sân bay Changi sẽ sớm bay cao và lấy lại vị trí “cửa ngõ hàng không” của châu Á. Biên tập viên về hàng không Karamjit Kaur của tờ Straits Times nhận định như vậy
113f0_singair.jpg

Không để SIA chúi mũi

Thông điệp rất to và rõ ràng. Singapore không thể để hãng hàng không quốc gia SIA chúi mũi trong cơn khủng hoảng tồi tệ nhất mà ngành hàng không thương mại thế giới từng chứng kiến

Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) dự báo rằng đến cuối tháng 5, phần lớn các hãng hàng không sẽ phá sản. SIA nhất định sẽ không có tên trong danh sách đó

“Thông qua hỗ trợ của chính phủ cho ngành hàng không, và nếu cần thiết sẽ có những hỗ trợ trực tiếp, chúng ta sẽ chắc chắn rằng SIA sẽ có thể vượt qua giai đoạn này mà không bị tổn hại”, Phó Thủ tướng Heng Swee Keat phát biểu tại quốc hội trong phiên họp cuối tháng 3 khi công bố gói hỗ trợ kinh tế thứ hai có tên là Hội nhập (Resilience) trị giá đến 48,4 tỉ SGD

Cửa ngõ hàng không thế giới

Kế hoạch hỗ trợ không chỉ là cứu SIA mà thôi, mà cần phải nhìn xa hơn tình trạng sống còn của Changi với vai trò là cửa ngõ hàng không (air hub). Phó thủ tướng Heng nhận định: “Một hãng SIA bị thu nhỏ sẽ làm hao mòn khả năng hồi phục của air hub từ cuộc khủng hoảng hiện nay”

Ngược lại, điều này cũng có những hệ quả tích cực đối với nền kinh tế, khi mà cửa ngõ hàng không Changi hỗ trợ cho các ngành kinh tế quan trọng như du lịch, sản xuất và hậu cần. Các đường bay dày đặc sẽ giúp các công ty có trụ sở ở Singapore tiếp cận các cơ hội ở nước ngoài tốt hơn và giúp Singapore trở thành nên thu hút các tập đoàn ngoại quốc đang tìm cách làm ăn ở châu Á

Năm ngoái, tập đoàn SIA Group bao gồm hãng hàng không SIA, hãng hàng không khu vực SilkAir, hãng giá rẻ Scoot và SIA Cargo chiếm đến hơn 50% lượng hành khách và hàng hóa tại sân bay Changi

Mạng đường bay trải rộng của tập đoàn – với SIA và SilkAir bay đến 94 điểm đến ở 34 nước trước khi dịch Covid-19 bùng phát – cũng thu hút các hãng bay ngoại bay đến Singapore để tìm cách kết nối với phần còn lại của thế giới

Hỗ trợ cần thiết

Như các hãng hàng không và các công ty dịch vụ liên quan, SIA sẽ nhận được hỗ trợ để chi trả tiền lương cho nhân viên và các trợ giúp khác như giảm bớt tiền thuê phòng chờ (lounge) và văn phòng ở sân bay Changi. Mới nhất là việc miễn phí đậu máy bay đã được gia hạn thêm từ cuối tháng 7 thành cuối tháng 10

Ngoài ra, SIA còn được quăng cái phao cứu sinh trị giá 15 tỉ SGD từ quỹ Temasek vốn sở hữu 55% cổ phần của hãng. Kế hoạch là phát hành trái phiếu bắt buộc có thể chuyển đổi và bán cổ phiếu mới đến các cổ đông hiện tại. Temasek cam kết sẽ mua lại cổ phiếu và trái phiếu mà không ai mua

Trong khi đó, SIA cũng thu xếp được 4 tỉ SGD vốn bắc cầu với DBS Bank. Thanh khoản đóng vai trò quan trọng đối với SIA vốn cắt giảm 96% năng lực cung tải và buộc phải cho “nằm đất” 138/147 máy bay của SIA và SilkAir. Trước khi cắt giảm, số chuyến bay của SIA Group vượt quá 250 chuyến mỗi ngày từ sân bay Changi

Quan hệ cộng sinh

Khó có thể đoán trước cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng khi kinh tế toàn cầu hồi phục, SIA cần phải sẵn sàng cất cánh để vị trí cửa ngõ hàng không sớm hồi phục và không bị tước đoạt. Số phận của cả hai chưa bao giờ hòa quyện làm một như vậy

Các chuyên gia hàng không kỳ cựu sẽ nhớ rõ rằng năm 2003 – khi quan hệ giữa SIA và các nghiệp đoàn vô cùng căng thẳng trong lúc dịch SARS hoành hành – nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nó rất rõ sự lựa chọn của ông. Nếu phải chọn giữa hãng hàng không quốc gia và vị thế cửa ngõ hàng không, ông sẽ chọn cái thứ hai

Nhiều thay đổi kể từ thời điểm đó đã đưa hai lựa chọn – tức hai thái cực – gần lại với nhau hơn. Nhu cầu đi lại hàng không bùng nổ trong vòng 10-12 năm qua đã gia tăng mức độ cạnh trạnh giữa các hãng bay và dẫn đến sự hình thành của các hãng mới, đặc biệt là các hãng bay giá rẻ

Các sân bay trong khu vực đang tăng cường năng lực hoạt động. Điều này đem lại thách thức cho sân bay Changi và vai trò cửa ngõ hàng không của Singapore. Các loại máy bay đời mới có khả năng bay tầm xa hơn đã đe dọa khả năng trụ vững của một sân bay quá cảnh như Changi

Ông Abbas Ismail, trưởng bộ môn quản lý hàng không dân dụng của trường Temasek Polytechnice, phát biểu rằng: “Singapore đã có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như bây giờ hành khách có quá nhiều hãng bay để lựa chọn”

Khi công nghiệp hàng không phát triển, mối quan hệ cộng sinh giữa sân bay và các hãng hàng không chủ nhà càng bền chặt

“Nếu bạn nhìn vào các air hub trên thế giới, các cửa ngõ hàng không hoặc là được một hãng hàng không địa phương rất mạnh hỗ trợ - như Dubai, Doha và Singapore chẳng hạn, hoặc là một thành phố rất thu hút du khách từ mọi nơi – như Bangkok, London và New York”, ông Abbas nhận định

Khi nền kinh tế của Singapore tiếp tục phát triển, vai trò dẫn dắt sự phát triển quốc gia của SIA cũng như vậy – chuyên gia hàng không Abbas nói

“Singapore không thể phụ thuộc vào một hãng hàng không ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu hàng không trong nước. Nền kinh tế chung ta phụ thuộc vào lượng khách quốc tế đi và đến Singapore. Chúng ta không thể bị tính khí thất thường, tính đồng bóng của một hãng hàng không ngoại lai bắt giữ làm con tin”, ông Abbas nói

Sức mạnh không ai có

Ngược với tình huống trên, người ta đánh giá cao lý do tại sao Singapore cho là quan trọng khi hãng hàng không quốc gia vững mạnh. Tức là mọi người đồng lòng cứu SIA, gián tiếp là số phận của Changi

Giáo sư Guido Gianasso, một chuyên gia hàng không từ Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, nói rằng: “So với các hãng hàng không khác, SIA có một thế mạnh rất quan trọng: chính phủ, các nghiệp đoàn và mọi người Singapore đồng lòng để cứu hãng. Đây không phải là chuyện dành cho các hãng hàng không châu Âu hoặc Hoa Kỳ”

SIA vẫn chưa thoát khỏi bóng mây đen và nhân viên của hãng hiện đang bị giảm lương phải chuẩn bị tinh thần là tình hình khó khăn sẽ kéo dài một thời gian

Tuy nhiên, họ có thể an tâm khi biết rằng không như các hãng khác sẽ bị phá sản, hãng bay của họ vẫn tồn tại

Covid-19 sẽ qua đi và khi đó, cơ hội mới sẽ đến với ai còn sống sót. Sẽ có các vụ sáp nhập, các hãng yếu ớt sẽ biến mất

Các hỗ trợ tài chính thiết yếu giúp SIA giữ được vị trí của mình trong giai đoạn đầy thách đố. Điều đó có nghĩa SIA Group có thể có cơ hội thâu tóm các hãng khác – nhà phân tích hàng không độc lập Brendan Sobie nhận định

SIA phải chờ đến ngày đó. Và khi thời cơ đến, hãng phải nhanh chóng tận dụng sự hồi phục của nền kinh tế. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nước ngoài, không có lý do gì mà hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines không thể cất cao cánh trở lại

Ricky Hồ
 
Last edited:
‘Kỷ nguyên vàng’ của các quỹ đầu tư quốc gia chấm dứt vì Covid-19
‘Kỷ nguyên vàng’ của các quỹ đầu tư quốc gia (SWF) trên thế giới đã chấm dứt do tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19. Đó là nhận định được đưa ra trong một báo cáo nghiên cứu chung gần đây của một nhóm nhà nghiên cứu ở Đai học Bocconi (Ý), Đại học New York (Mỹ) và Trường Kinh tế London (Anh)

Nhiều quỹ đầu tư quốc gia bị rút vốn

Bản báo cáo cho biết các SWF trên toàn cầu, nơi nắm giữ số tài sản có tổng giá trị 6.000 tỉ đô la Mỹ, đang bị các chính phủ rút vốn khi họ cần tài chính để ổn định ngân sách và giảm nhẹ sự tác động của cơn suy sụp kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19

Nhóm nhà nghiên cứu trên cho rằng các SWF chuyên đầu tư vào hàng hóa như dầu thô đối mặt với cú sốc nghiêm trọng nhất trong lịch sử của họ khi đại dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm các vấn đề của ngành công nghiệp dầu mỏ như giá dầu thấp và nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch đang suy giảm

Giáo sư kinh tế Bernardo Bortolotti, một trong những tác giả của báo cáo, nói: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 là khúc ngoặt lịch sử của các SWF. Cú sốc bất ngờ và trầm trọng đang đẩy nhanh xu hướng tiêu cực trước đó của giá dầu và thương mại toàn cầu, hai động lực tăng trưởng chính cho các SWF”. Ông cho rằng tất cả SWF đều buộc phải tái thẩm định chiến lược của họ đồng thời đáp ứng yêu cầu của các chính phủ đang quản lý họ

Được xem là nơi tích lũy của cải cho các thế hệ tương lai nhưng các SWF cũng thường là chỗ dựa tài chính của các nước trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay biến động chính trị. Cục Đầu tư Kuwait, quỹ đầu tư quốc gia lâu đời nhất thế giới, đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp tài chính cho chính phủ lưu vong của Kuwait sau khi Iraq tấn công xâm lược Kuwait vào năm 1990

Nhóm nhà nghiên cứu của ba trường đại học nói trên dự báo thay vì tập trung đầu tư trên toàn cầu như trong những thập kỷ gần đây, đại dịch Covid-19 có thể khiến các quỹ SWF lớn ưu tiên đầu tư trong nước hơn và tập trung giảm nhẹ tác động kinh tế và xã hội, thay vì lợi nhuận tài chính đơn thuần

Họ phát hiện thấy rằng nguồn tài chính của một số SWF đã được huy động để bù đắp vào khoảng trống ngân sách của các chính phủ cũng như hỗ trợ nền kinh tế trong nước của họ thông qua các gói giải cứu doanh nghiệp

Chẳng hạn, Temasek, quỹ đầu tư quốc gia Singapore, đã tái cấp vốn 1,5 tỉ đô la Mỹ cho Tập đoàn đóng và sửa chữa tàu Sembcorp Marine hồi tháng 6 cũng như bơm 13 tỉ đô la vào hãng hàng không quốc gia Sinagpore (Singapore Airlines)

Các SWF ở các nước như Na Uy, Iran, Kuwait và Nigeria cũng đối mặt với khả năng bị rút vốn hoặc tăng chia cổ tức để trang trải cho ngân sách hoạt động của các chính phủ của họ

Trước đó, một báo cáo nghiên cứu của Công ty quản lý đầu tư Invesco, cũng cho thấy rằng các SWF có danh mục đầu tư tập trung vào hàng hóa, có thể đối mặt với nguy cơ bị các chính phủ rút vốn cao hơn. Báo cáo này nhận định: “Nếu cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo dài và giá dầu thấp dai dẳng, các SWF chuyên đầu tư hàng hóa có thể đối mặt với thời kỳ rút ròng vốn kéo dài”

Đang thua lỗ 800 tỉ đô la Mỹ

Nhóm nhà nghiên cứu ở Đai học Bocconi (Ý), Đại học New York (Mỹ) và Trường Kinh tế London (Anh) cho biết mức thua lỗ đầu tư của các SWF do tác động của Covid-19 rất khó xác định một phần là các quỹ ít khi công khai chi tiết kết quả kinh doanh của họ. Tuy vậy, họ ước tính các SWF trên toàn cầu đang lỗ trên giấy tờ (paper loss) khoảng 800 tỉ đô Mỹ do dịch bệnh Covid-19. Lỗ trên giấy tức là các khoản lỗ do giá trị danh mục tài sản bị giảm so với giá đầu tư nhưng vẫn chưa bị bán ra

Trong khi một số SWF tận dụng làn sóng bán tháo do cơn hoảng loạn trong đại dịch Covid-19 để mua vào cổ phiếu giá rẻ, môt số SWF khác không còn nhiều số dư tiền mặt để làm như vậy. Hôm 2- 9, quỹ đầu tư quốc gia Úc Future Fund, ghi nhận lỗ 0,9% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30-6. Đây là năm lỗ đầu tiên của quỹ này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Future Fund đang nắm giữ số tài sản ước tính khoảng 150 tỉ đô la Mỹ

Chủ tịch Future Fund, Peter Costello, cho biết đã nâng lượng tiền mặt của quỹ này lên mức cao nhất trong ba năm để chuẩn bị cho “một môi trường biến động và khó khăn trong tương lai”. Ông nói: “Các yếu tố thuận lợi giúp Future Fund tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian trước đây có thể không còn nữa. Chúng tôi cần phải có tầm nhìn chiến lược hơn trong cách mà chúng tôi theo đuổi lợi nhuận dài hạn trong tương lai”

Giám đốc điều hành Future Fund,Raphael Arndt, cho biết quỹ này đang đặt cược vào các lĩnh vực hạ tầng mới như các trung tâm dữ liệu và các hệ thống cáp quang ở Úc và nước ngoài

Vào giữa tháng 8, Quỹ Hưu trí toàn cầu Na Uy, quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, cũng ghi nhận thua lỗ 3,4% trong nửa đầu năm 2020 do đà phục hồi của các thị trường chứng khoán không đủ để xóa hết mức suy giảm kỷ lục ở giá trị tài sản của quỹ này hồi đầu năm nay do tác động của đại dịch Covid-19. Mức lỗ 3,4% này tương đương 188 tỉ krone (gần 22 tỉ đô la Mỹ)
 
Last edited:
2021 - Dấu chấm hết cho kỷ nguyên vàng của các quốc gia dầu mỏ

photo1606817754281-16068177544451805231586.jpg

Các quốc vương và bộ trưởng dầu mỏ cuối cùng cũng phải nhận ra rằng tái cấu trúc nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi, thậm chí họ còn phải tự hỏi giờ đã là quá muộn hay chưa

Mấy chục năm gần đây, các nước Ả Rập giàu dầu mỏ đã mắc kẹt trong thế bí. Khi giá dầu lao dốc, họ cam kết sẽ thực hiện cải cách để nền kinh tế không còn phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Nhưng giá thấp cũng đồng nghĩa họ không có đủ nguồn lực để thực hiện những cuộc cải cách đắt đỏ. Sau đó khi sản lượng giảm, nhu cầu tăng và giá bắt đầu hồi phục, ngân khố quốc gia lại dồi dào và áp lực cải cách biến mất

Tuy nhiên giờ đây một số quan chức đang tự hỏi liệu có phải vòng luẩn quẩn này sẽ sớm kết thúc, khiến các nước không thể trốn tránh cải cách được nữa. Nhu cầu sụt giảm do tác động của Covid-19 đã khiến giá dầu thô giảm xuống còn 21 USD/thùng hồi đầu năm nay. Giá sẽ hồi phục chút ít trong năm 2021, có lẽ có thể vượt qua ngưỡng 50 USD nhưng khó tăng thêm được nữa. Hầu hết các nước Trung Đông vẫn không thể cân đối ngân sách

Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất trong khu vực, sẽ phải quyết liệt hơn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngoài dầu mỏ. Năm ngoái nước này đã tăng thuế giá trị lên 15% với hi vọng đó chỉ là biện pháp tạm thời nhưng đáng tiếc thực tế cho thấy không phải như vậy. Và dù tăng thuế nhưng thâm hụt ngân sách vẫn đang tiếp tục tăng lên

Dù các nhà thầu lỡ hẹn thanh toán cho nhiều dự án công, nước này vẫn tiếp tục triển khai các siêu dự án, ví dụ như Neom (thành phố công nghệ cao quy mô 500 tỷ USD nằm ở vùng sa mạc phía Tây Bắc) hay 1 khu resort ở Biển Đỏ với diện tích lớn hơn cả một số quốc gia châu Âu

Trong khi đó nếu bạn lái xe dạo quanh Dubai vào buổi tối sẽ nhìn thấy nhiều tòa nhà và villa tối thui và trống trơn vì không có người ở. Theo dự báo UAE sẽ mất đi khoảng 1 triệu người nhập cư, tương đương 1/10 dân số. Một số sẽ quay trở về quê nhà trong khi một số khác cố bám trụ, để người thân về quê nhà và họ vẫn ở lại, thuê căn hộ nhỏ hơn để cắt giảm chi phí

Các dự án mới còn khiến giá bất động sản giảm sâu hơn nữa sau khi đã giảm 10% kể từ đầu năm đến nay

Kuwait có thể tìm đến thị trường trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ lên đến 15% GDP, khiến các thế hệ sau phải gánh nhiều nợ hơn. Bahrain và Oman – vốn đang bị xếp hạng trái phiếu rác – sẽ khó đi vay mượn hơn

Bên ngoài vùng Vịnh, Iraq dự tính cắt giảm chi tiêu để trang trải chi phí tiền lương đang phình to. Dự trữ ngoại hối của Algeria – đã ở mức rất ấn tượng 200 tỷ USD trong năm 2014 – sẽ giảm xuống dưới 40 tỷ USD

Trong ngắn hạn không có yếu tố nào có lợi cho các quốc gia Trung Đông. Nhu cầu về dầu mỏ vẫn rất yếu. Về phía nguồn cung, các thành viên OPEC+ được dự báo sẽ tiếp tục tăng sản lượng để giành giật thị phần. Chính sách với Iran của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden sẽ khiến thị trường thêm dư cung. Các quốc vương và bộ trưởng dầu mỏ cuối cùng cũng phải nhận ra rằng tái cấu trúc nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi, thậm chí họ còn phải tự hỏi giờ đã là quá muộn hay chưa
 
Thảm họa COVID-19 khiến Ấn Độ phải “quỳ gối”
Thất bại trong việc đối phó với đại dịch đặt ra câu hỏi về vai trò tương lai của Ấn Độ trên trường thế giới

Hồi năm 2018, khi bang Kerala, miền Nam Ấn Độ bị lũ lụt tàn phá, Thủ tướng Narendra Modi đã từ chối hỗ trợ nước ngoài. Trước đó, cựu Thủ tướng Manmohan Singh cũng đã từ chối tương tự khi Ấn Độ đối mặt với trận sóng thần ở châu Á năm 2004

Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính khi đó là Jaswant Singh cũng đã tuyên bố rằng Ấn Độ không còn cần viện trợ nước ngoài. Bài phát biểu của ông Jaswant Singh được các quan chức chính phủ thế hệ tiếp theo của Ấn Độ tán thành và được nhiều người coi là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ sắp bước ra sân khấu thế giới

Tháng 6.2020, khi Ấn Độ đang ở giữa cuộc chiến chống lại làn sóng COVID-19 đầu tiên dưới một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất trên thế giới, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố một học thuyết mới về tự lực mang tên Atmanirbhar Bharat. Theo học thuyết này, tương lai Ấn Độ sẽ nằm ở việc tự chăm sóc bản thân và không bị phụ thuộc vào các quốc gia khác

Điều này đánh dấu sự đảo ngược của 3 thập kỷ toàn cầu hóa ở Ấn Độ. Năm 1991, quốc gia này đã mở cửa đối với thương mại và đầu tư quốc tế. Năm 1991 cũng được xem là năm cải cách kinh tế của Ấn Độ, đánh dấu sự thay đổi so với thời kỳ hậu độc lập, đặc trưng bởi sự cô lập và kế hoạch hóa tập trung

Vào tháng 1.2021, sự lạc quan của ông Modi dường như không có giới hạn. Ông nói: "Trong thời kỳ khủng hoảng, Ấn Độ có thể phục vụ thế giới. Bởi vì, Ấn Độ ngày nay có khả năng tự cung tự cấp về thuốc men và vaccine. Đây cũng là ý tưởng về một Ấn Độ tự chủ. Ấn Độ càng có khả năng, nó sẽ càng phục vụ nhân loại và thế giới càng được hưởng lợi nhiều hơn”

Nhận lời từ Thủ tướng Ấn Độ, khi có những dấu hiệu ban đầu về một làn sóng thứ hai có khả năng xảy ra vào tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar tự hào tuyên bố rằng sự phục hồi của đất nước sau đại dịch là bằng chứng cho thấy động lực tự lực của Ấn Độ đang phát huy

chu-nghia-hieu-thang_7111147.jpg
Bỏ qua chủ nghĩa hiếu thắng, lần đầu tiên sau 4 thập kỷ, Ấn Độ đang kêu gọi tất cả các quốc gia lớn để được hỗ trợ, từ oxy đến khẩu trang N-95 và vaccine

Giờ đây, Ấn Độ đang ở giữa làn sóng lây nhiễm thứ hai chết người mà không có sự cứu trợ nào trong tầm mắt. Chính phủ Modi ban đầu đã hạ thấp mối đe dọa này và khẳng định chủ nghĩa ngoại lệ của Ấn Độ, phớt lờ những cảnh báo đáng tin cậy của các chuyên gia. Thậm chí Ủy ban Quốc hội nước này còn cho rằng làn sóng thứ hai sẽ sớm được kiểm soát và tuyên bố Ấn Độ sẽ sớm chiến thắng đại dịch để cho cả công dân của họ và các nhà lãnh đạo thế giới chứng kiến

Một dấu ấn của sự tự mãn này là vào cuối tháng 2, chính phủ Ấn Độ chỉ đặt hàng 21 triệu liều vaccine cho dân số 1,3 tỉ người. Đồng thời, Ấn Độ còn tuyên bố là hiệu thuốc của thế giới và tham gia vào lĩnh vực ngoại giao vaccine

Sự ngạo mạn như vậy hiện đã khiến Ấn Độ phải “quỳ gối”. Sự thay đổi muộn màng và việc miễn cưỡng chấp nhận hỗ trợ nước ngoài đánh dấu sự đảo ngược chính sách về việc giảm hỗ trợ nước ngoài đã ảnh hưởng nhiều trong việc chống dịch bệnh lần này

thu-tuong-modi_7111163.jpg
Sự lạc quan của Thủ tướng Narendra Modi dường như không có giới hạn

Hiện, các nhà tài trợ lớn bao gồm Mỹ, Pháp và Anh đã bắt đầu cung cấp các nguồn cung cấp khẩn cấp như bình oxy, máy thở và các loại thuốc thiết yếu được sử dụng để điều trị COVID-19

Ngay cả nước láng giềng nhỏ bé của Ấn Độ, Bhutan cũng đã cung cấp hai máy tạo oxy. Nguồn cung oxy thiếu hụt đến mức một số ca tử vong gần đây là do thiếu oxy và lẽ ra nguồn cung sẽ dồi dào hơn

Như những người theo dõi thế giới và các nhà lãnh đạo nước ngoài, những người đã ủng hộ Thủ tướng Modi, tất cả đều chứng kiến sự thiếu vắng phản ứng phối hợp của chính phủ và sự thất bại hoàn toàn trong việc lãnh đạo chống lại cuộc khủng hoảng

Mọi người phó mặc cho các thiết bị của riêng họ, với phần lớn công việc nặng nhọc được thực hiện bởi các tình nguyện viên. Một số chính quyền tiểu bang đang cố gắng lấp đầy khoảng trống do chính quyền trung ương không hành động, nhưng việc thiếu vắng sự phối hợp đồng nghĩa với việc phản ứng kém của quốc gia

Sự leo thang của chính phủ Ấn Độ phản ánh mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện tại, với hệ thống y tế đã sụp đổ và thậm chí các cơ sở hạ tầng không thể xử lý tất cả những thi thể

Thất bại của ông Modi trong việc quản lý cuộc khủng hoảng đặt ra những câu hỏi quan trọng về vai trò tương lai của Ấn Độ trên thế giới. Không còn là một đối tác đáng tin cậy và có thể là đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy, Ấn Độ thậm chí hầu như không có khả năng tự chăm sóc mình

Việc quản lý không tốt đã dẫn đến việc nhiều nguồn cung viện trợ được chuyển từ nước ngoài vẫn chưa được phân phối đến nơi cần thiết. Hơn nữa, với quy mô của cuộc khủng hoảng trong nước, chính phủ Ấn Độ đã chuyển hướng liều lượng vaccine dành cho xuất khẩu sang sử dụng trong nước. Chính điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc về độ tin cậy của Ấn Độ với tư cách là nguồn cung vaccine trong tương lai

Một quốc gia quan trọng đã bị đưa đến một tình trạng tồi tệ do nhiều lần thất bại trong sự lãnh đạo của nó. Thật vậy, tầm quan trọng của sự suy sụp hiện tại chỉ phù hợp với sự khoe khoang trong lời hùng biện trước đây của Thủ tướng Modi rằng: thế kỷ 21 sẽ thuộc về Ấn Độ

Với COVID19, hình ảnh và uy tín của Ấn Độ trên thế giới bị nghi ngờ nghiêm trọng
 
Hàn Quốc đầu tư 450 tỉ đô la và tham vọng trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất
153 công ty bán dẫn Hàn Quốc, dẫn đầu là 2 tập đoàn khổng lồ Samsung và SK Hynix, sẽ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất bán dẫn với tổng trị giá hơn 510 nghìn tỉ won (450 tỉ đô la Mỹ) trong thập niên này để đưa Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất toàn cầu, theo một đề án quốc gia được thiết kế bởi chính quyền Tổng thống Joon Jae-in

Hãng tin Bloomberg cho biết hôm 13-5, trong chuyến thăm một nhà máy chip cao cấp của Samsung ở TP. Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, Tổng thống Joon Jae-in đã lắng nghe các lãnh đạo ngành bán dẫn báo cáo về chương trình đầu tư nói trên. Theo đó, từ nay cho đến năm 2030, 153 công ty bán dẫn của Hàn Quốc, đứng đầu là Samsung và SK Hynix, sẽ triển khai các kế hoạch đầu tư tổng cộng hơn 510 nghìn tỉ won. Samsung cho biết sẽ nâng mục tiêu đầu tư phát triển các chip logic từ 133 nghìn tỉ won lên 171 nghìn tỉ won (151 tỉ đô la) với tham vọng trở thành công ty sản xuất chip logic số 1 thế giới vào năm 2030. Samsung muốn thách thức các đối thủ lớn hơn gồm TSMC (Đài Loan) ở mảng sản xuât chip gia công và Qualcomm (Mỹ) ở mảng chip xử lý cho thiết bị di động

552f2_anh_bai.jpg

Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in (đứng thứ 4 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với các quan chức khác trong chuyến viếng thăm trung tâm sản xuất bán dẫn của Samsung ở TP. Pyongtaek, tỉnh Gyeonggi hôm 13-5

Samsung đang xây dựng nhà máy sản xuất chip lớn nhất thế giới ở Pyeongtaek. Nhà máy tọa lạc ở khu vực có diện tích tương đương 25 sân bóng đá, sẽ được hoàn thành vào nửa cuối năm 2022, hãng này cho biết .
Theo tiết lộ của đồng Giám đốc điều hành SK Hynix, Park Jung-ho, bên cạnh kế hoạch xây dựng 4 nhà máy chip mới ở TP. Yongin, tỉnh Gyeonggi với tổng vốn đầu tư 106 tỉ đô la, Tập đoàn SK Hynix sẽ đầu tư thêm 97 tỉ đô la để mở rộng các cơ sở sản xuất chip hiện tại

Chính phủ các nước trên thế giới đang bước vào cuộc đua tranh quyết liệt bằng cách tái tổ chức các chuỗi cung ứng chip ở nước họ. Chúng ta cần phải chủ động đầu tư để củng cố hệ sinh thái công nghiệp trong nước và dẫn đầu chuỗi cung ứng chip toàn cầu”, Tổng thống Moon Jae-in nói trong chuyến viếng thăm nhà máy chip của Samsung. Ông nhấn mạnh chính phủ sẽ kề vai sát cánh với các doanh nghiệp để xây dựng Hàn Quốc trở thành cường quốc bán dẫn toàn cầu, chính phủ sẽ xem ngành bán dẫn là “ngành công nghệ sáng tạo quốc gia” và sẽ tăng các ưu đãi thuế cho ngành này lên gấp 6 lần so với hiện nay

Chương trình đầu tư cho bán dẫn đầy tham vọng của Hàn Quốc được công bố giữa lúc Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) chạy đua nâng cao năng lực sản xuất bán dẫn sau khi tình trạng thiếu chip toàn cầu phơi bày một thực tế: Sự phụ thuộc vào nguồn cung chip từ một số nhà sản xuất ở châu Á đang cản trở nỗ lực chữa lành tổn thương của các nền kinh tế do đòn giáng của đại dịch Covid-19

MTIE cho biết theo đề án bán dẫn quốc gia, chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đào tạo 36.000 chuyên gia trong ngành công nghiệp chip trong giai đoạn 2022-2031 đồng thời phân bổ ngân sách 1,5 nghìn tỉ won cho hoạt động nghiên cứu và phát triển bán dẫn và chip trí tuệ nhân tạo. MTIE cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước bằng các biện pháp miễn thuế, giảm lãi suất và nới lỏng các quy định quản lý cũng như củng cố hạ tầng. Hàn Quốc sẽ cung cấp vốn vay 1 nghìn tỉ won (883 triệu đô la) lãi suất thấp đễ hỗ trợ cho các kế hoạch đầu tư của các công ty sản xuất chip trong nước. Chính phủ và Công ty điện lực nhà nước Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đến 50% chi phí cần thiết để xây dựng hạ tầng điện cho các dây chuyền sản xuất chip

Cơn khan hiếm chip giờ đây đang lan từ ngành sản xuất ô tô sang lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) và màn hình, đưa câu chuyện bán dẫn vào chương trình nghị sự của các chính phủ từ Washington cho đến Brussels và Bắc Kinh

Hàn Quốc, một đồng minh an ninh của Mỹ và cũng là nhà xuất khẩu lớn vào thị trường Trung Quốc, đang phải nỗ lực cân bằng quan hệ với hai cường quốc này trong lúc củng cố sức mạnh của ngành sản xuất trong nước. Các linh kiện bán dẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. MTIE dự báo kim ngạch xuất khẩu chip của Hàn Quốc sẽ tăng mức 200 tỉ đô la vào năm 2030, gấp đôi so với hiện nay

So sánh bán dẫn với gạo, lương thực chính toàn cầu, MTIE gọi bán dẫn là “vũ khí chiến lược” trong cuộc chạy đua trở thành siêu cường công nghệ đang diễn ra quyết liệt, không chỉ giữa các công ty mà còn là cuộc đua giữa các quốc gia với nhau

Chính phủ Hàn Quốc đang lên kế hoạch xây dựng “vành đai bán dẫn” trải dài hàng chục km ở phía nam Seoul, quy tụ các hãng thiết kế chip, nhà sản xuất chip và các nhà cung ứng khác

Samsung và SK Hynix cung ứng phần lớn chip nhớ cho thế giới nhưng một lĩnh vực mà Hàn Quốc đang bị tụt phía sau là chip logic cao cấp, được sử dụng để xử lý các tính toán phức tạp cho các tác vụ, chẳng hạn như xử lý dữ liệu và các thuật toán trí tuệ nhân tạo, một chuyên ngành đang nằm dưới sự thống trị của TSMC, nhà cung cấp vi xử lý cho các dòng iPhone của Apple

Hàn Quốc cũng đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghê cao cấp. Hãng sản xuất thiết bị chế tạo bán dẫn ASML (Hà Lan) đang có ý định đầu tư 240 tỉ won để xây dựng một trung tâm đào tạo ở TP. Hwaseong, tỉnh Gyeonggi. Trong khi đó, Lam Research (Mỹ), nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip cho biết, sẽ nâng cao gấp đôi công suất ở các nhà máy của công ty này ở Hàn Quốc

Kim Yang-paeng, nhà phân tích bán dẫn tại Viện Thương mại và kinh tế công nghiệp Hàn Quốc, nói: “Về cơ bản, Hàn Quốc đang kêu gọi các nhà cung cấp toàn cầu đến và làm việc với các nhà sản xuất chip trong nước, để có thể xây dựng một hệ sinh thái trên đất nước của mình, thay vì để họ chuyển đến Mỹ và các nơi khác. Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực chip logic và sản xuất gia công chip cũng đảm bảo rằng, Hàn Quốc có chỗ dựa nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với ngành công nghiệp chip nhớ mà nước này đang thống trị”

Theo Reuters, Bloomberg, Yonhap
 
NA UY - Đạo đức dầu khí


Lãnh đạo Đảng Xanh Une Bastholm (giữa) cùng các nghị sĩ đảng Xanh trong quốc hội Rasmus Hansson (trái) và Lan Marie Nguyen Berg (phải) - cho rằng Na Uy có thể bị coi là những kẻ trục lợi chiến tranh

Dự toán của Chính phủ Na Uy ước tính doanh thu từ dầu khí của nước mình sẽ vào khoảng 277 tỷ NOK (NOK: mã của Krone - đơn vị tiền tệ của Na Uy) (tương đương 28 tỷ EUR) trong năm 2022, nhưng do giá cả tăng vì chiến tranh, doanh thu từ dầu khí của Na Uy có thể lên tới 1.750 tỷ NOK (177 tỷ EUR) - tăng gấp 6 lần. Để dễ hình dung về “cơn mưa” tiền này: số tiền “dôi” thêm, bằng xấp xỉ toàn bộ dự toán ngân sách nhà nước Na Uy năm 2022

“Tình huống thật phi lý” - Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Espen Barth Eide - nói với báo Dagens Naringsliv (Kinh doanh ngày nay). Tuy nhiên, ông tin rằng tình huống này giúp tăng chi để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh

Năm 2021, riêng Tập đoàn năng lượng Equinor (nhà nước Na Uy sở hữu chi phối 67%) kiếm được 31,583 tỷ USD. Equinor đã nộp 23 tỷ USD tiền thuế cho năm 2021. Giá dầu và giá khí đốt đã tăng vọt theo cách bùng nổ do hậu quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá trị niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Equinor đã tăng khủng khiếp

Giám đốc đầu tư Robert Ness của Tập đoàn tài chính Bắc Âu Nordea, đánh giá

- Nếu chiến tranh leo thang hoặc kéo dài thì những dòng lũ lợi nhuận cũng sẽ tồn tại lâu dài. Equinor có thể kiếm được tới hai tỷ kroner lợi nhuận trước thuế mỗi ngày trong năm 2022, theo giá cả hiện nay

Thực ra, Na Uy - cũng như nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ khác - đã từng kiếm được rất nhiều lợi nhuận do tác động từ các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới xưa nay, nhờ bán khí đốt và dầu mỏ


Trung tâm mỏ dầu Oseberg ở Biển Bắc

Ban lãnh đạo trung ương của Đảng Xanh (MDG) đã họp hôm 10/3, đồng ý sẽ đề xuất tại Quốc hội, rằng Na Uy nên chuyển toàn bộ số tiền mà Na Uy kiếm được từ xung đột ở Ukraine cho Ukraine

- Chúng ta không thể tự làm giàu cho mình bằng chiến tranh. Khi thế giới phát hiện ra Na Uy kiếm được bao nhiêu từ chiến tranh, chúng ta có thể bị coi là những kẻ trục lợi. Chúng ta không thể kiếm lợi từ một thảm họa nhân đạo. Chúng tôi đề xuất, rằng toàn bộ số tiền khổng lồ chúng ta kiếm được trực tiếp từ hậu quả của xung đột, ước tính trong năm nay là 1.500 tỷ kroner - đưa vào quỹ đoàn kết để viện trợ nhân đạo, hỗ trợ và tái thiết - dành cho Ukraine cùng các quốc gia khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cuộc chiến tranh này. Quỹ sẽ giống như viện trợ Marshall tới châu Âu sau Thế chiến thứ hai, bây giờ là cho Ukraine. Quỹ cũng có thể được sử dụng để chống lại cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng do hậu quả của cuộc chiến

Nghị sĩ đảng Bảo thủ (H) - Ông Mahmoud Farahmand - thì cho rằng đảng Xanh đã quá vội vàng: Mặc dù ý tưởng của đảng này có vẻ hấp dẫn về mặt đạo đức và thân thiện với báo chí, nhưng kế hoạch này dường như không được tính toán kỹ lưỡng

Câu hỏi đặt ra là liệu khoản thu nhập “dôi” ra từ dầu khí của Na Uy, có nên được tặng như một món quà cho Ukraine hay không ?

Việc quản lý tài sản và lợi nhuận từ dầu mỏ của Na Uy là cực kỳ thành công. Lý do chính khiến Na Uy không xếp sau Nga, Iran hay các quốc gia có trữ lượng dầu lớn hơn là ở việc quản lý nguồn thu của nhà nước từ dầu khí, cũng như lợi tức đầu tư

Điều này có nghĩa là rất nhiều tiền từ lợi nhuận dầu mỏ, thông qua ngân sách nhà nước, đã được đầu tư vào trường học, đường sá, bệnh viện, quốc phòng; và một phần ít hơn cho hỗ trợ phát triển. Trong sáu thập kỷ, chúng ta (Na Uy) đã cung cấp tiền cho các dự án phát triển ở nhiều nơi trên thế giới và là một trong những quốc gia dành nhiều khoản viện trợ nhất, tính trên đầu người

Đảng môi trường Xanh từ xưa nay đều muốn cho đi càng nhiều của cải dầu mỏ của chúng ta càng tốt. Họ đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các đề xuất tương tự. Điều nghịch lý là các thành viên đảng Xanh (MDG) luôn lớn tiếng nhất khi đòi đóng cửa ngành dầu khí Na Uy, nhưng đồng thời cũng là những người mong muốn sử dụng nhất số tiền thu được từ lĩnh vực dầu khí

Giáo sư kinh tế tại Đại học Oslo (Na Uy) - ông Halvor Mehlum - thì có quan điểm rõ ràng về việc sử dụng thu nhập dầu khí “dôi” thêm này: “Na Uy phải cung cấp toàn bộ số tiền “dôi” thêm đó, cho viện trợ khẩn cấp và tái thiết ở Ukraine”

Giáo sư cũng đề nghị thay đổi luật, vì theo quy định của Quỹ dầu mỏ Na Uy, chỉ có 3% doanh thu từ dầu mỏ được sử dụng vào mục đích khác trong năm, phần còn lại bắt buộc phải được đầu tư vào quỹ dầu mỏ

Cho đến nay, cả Chính phủ và Quốc hội Na Uy đều chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào về chuyện chuyển thêm tiền cho Ukraine. Theo thông báo của Thủ tướng Jonas Gahr Store ngày 27/2/2022, tính từ đầu cuộc chiến, Chính phủ Na Uy đã viện trợ khẩn cấp 2 tỷ NOK cho Ukraine

Nguyễn Chí Hiếu
 
Mỹ chọn nhóm cố vấn giám sát hơn 50 tỷ USD tài trợ phát triển chip
Nhóm giám sát gồm khoảng 50 người - là các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong ngành và trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển chương trình thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn


Ngày 20/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lựa chọn một nhóm các nhà cố vấn cấp cao để giám sát khoản tiền tài trợ 52,7 tỷ USD của chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn (chip)

Bộ trưởng Raimondo cho biết nhóm giám sát gồm khoảng 50 người. Các chuyên gia này có bề dày kinh nghiệm trong ngành và trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) đã được cải thiện cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm thiết lập và thực hiện các chương trình quy mô lớn

Nhà kinh tế trưởng Aaron "Ronnie" Chatterji tại Bộ Thương mại Mỹ sẽ đảm trách vai trò Điều phối viên Nhà Trắng Triển khai CHIPS tại Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) và sẽ quản lý công việc của Hội đồng chỉ đạo triển khai CHIPS theo sắc lệnh hành pháp về chip được Tổng thống Biden ký vào tháng trước

Giám đốc NEC Brian Deese nêu rõ ông Chatterji sẽ giúp điều phối cách tiếp cận thống nhất của Washington đối với việc triển khai cốt lõi các ưu tiên đi đôi với việc đảm bảo rằng có những cơ chế và biện pháp giám sát để việc chi tiêu tiền thuế của người dân được thực hiện một cách có trách nhiệm

Cùng ngày, ông Todd Fisher, một quan chức kinh tế của Bộ Thương mại được chỉ định là cố vấn cấp cao lâm thời của văn phòng Chương trình CHIPS

Giám đốc điều hành công nghệ thông tin Donna Dubinsky sẽ đảm nhận vai trò cố vấn cấp cao của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo về việc triển khai CHIPS, trong khi quan chức bộ này, J.D. Grom, sẽ là cố vấn cấp cao về việc triển khai CHIPS.

Bên cạnh đó, quan chức Bộ Tài chính Mỹ, ông Michael Schmidt, sẽ đảm nhận trọng trách Giám đốc Văn phòng Chương trình CHIPS. Trước đây, ông Schmidt từng là Ủy viên Cục Thuế và Tài chính bang New York

Ngoài ra, Giám đốc Phòng thí nghiệm đo lường vật liệu của chính phủ sẽ giữ chức Giám đốc lâm thời của Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển CHIPS

Vào tháng 8 năm nay, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ 52,7 tỷ USD cho việc sản xuất và nghiên cứu chip, trong đó dành 11 tỷ USD cho công tác nghiên cứu; đồng thời phê duyệt 25% khoản tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip, với giá trị ước tính 24 tỷ USD

Sắc lệnh hành pháp về chip này nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Biden nhằm thúc đẩy các nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ cũng như giải quyết tình trạng thiếu chip dai dẳng đã ảnh hưởng tới mọi mặt hàng từ ôtô cho tới máy giặt, trò chơi điện tử và vũ khí
 
Cuộc chiến sản xuất chip thế hệ mới
Không muốn để Trung Quốc thành siêu cường về chip, Mỹ quyết định lôi kéo châu Âu về phe mình. Trung tâm của cuộc xung đột là một tập đoàn của châu Âu – nơi có công nghệ quan trọng đến mức Hoa Kỳ yêu cầu cần có một lệnh cấm nghiêm ngặt

Samsung-leader-visits-ASML-3.jpeg
Cả thế giới đang săn đón cỗ máy của nhà sản xuất châu Âu ASML

Theo kế hoạch nhà máy có thể ản xuất hơn 60.000 con chip tối tân mỗi năm. Loại chip này dành cho máy tính siêu nhanh và ứng dụng cho trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc rất nỗ lực nghiên cứu loại công nghệ hiện đại này nhưng chưa thành công. Cho đến nay Trung Quốc chỉ sản xuất được các loại chip thông thường dùng cho ô tô hoặc máy giặt. Chất bán dẫn cho phép triển khai các công nghệ của tương lai. Tuy nhiên Mỹ quyết ngăn chặn không để Trung Quốc nắm được lĩnh vực này. Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng các thành phần nhỏ bé này để chế tạo vũ khí mới hoặc mở rộng bộ máy giám sát khổng lồ của mình. Kể từ năm 2019, Mỹ cấm xuất khẩu các công nghệ tối tân này cho Trung Quốc

Hãng ASML của Hà Lan là doanh nghiệp lớn duy nhất của châu Âu có thể chế tạo loại chịp cực kỳ hiện đại này. Hãng này cũng cấm xuất khẩu sản phẩm của họ cho Trung Quốc. Tuy nhiên các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã tìm ra cách tận dụng tốt hơn các máy cũ của ASML, vốn đạt chuẩn cho đến năm 2019. Nhà sản xuất SMIC ở Thượng Hải vận hành các hệ thống này vượt qua giới hạn mà người Hà Lan đạt được, sản xuất chất bán dẫn có kích thước cấu trúc 7 nanomet. Đây là một sự kỳ diệu. Các thiết bị ASML vốn dĩ không thể đạt được khả năng này

Quy mô cấu trúc là đơn vị đo lường có ý nghĩa quyết định của ngành này. Càng nhỏ thì chip càng mạnh. Các chất bán dẫn hiện đại nhất dày năm nanomet. Hiện tại các nước đã lên kế hoạch vươn tới mốc 3 nanomet

Dù chỉ đạt bảy nanomet, nhưng con số này cũng giúp Trung Quốc rất nhiều. Đó là lý do chính phủ Mỹ hiện nay muốn ngăn chặn việc xuất khẩu các máy ASML đời cũ hơn cho TQ. Châu Âu đang bị biến thành trung tâm của cuộc chiến chip toàn cầu

Nhà Trắng đang kêu gọi Hà Lan cấm tập đoàn ASML bán máy móc thiết bị cũ. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Bởi vì Bắc Kinh không thể đơn giản có được các hệ thống cần thiết từ một quốc gia khác. 90 phần trăm tất cả các thiết bị để sản xuất chip đến từ Hoa Kỳ, từ Nhật Bản và từ ASML ở Veldhoven

Chính phủ Mỹ – cụ thể là nhà đàm phán của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo – đang gây áp lực lên các quan chức EU, chính phủ Hà Lan và các nhà quản lý của ASML. Có vẻ như Mỹ muốn lôi kéo các nước châu Âu về phía mình trong cuộc chiến chống lại đối thủ kinh tế lớn là Trung Quốc

Trong những tuần tới, chính phủ Hà Lan sẽ quyết định có chịu khuất phục trước áp lực của Mỹ và cấm xuất khẩu các máy ASML cũ hay không. Các chính phủ mỗi nước ở châu Âu chịu trách nhiệm kiểm soát xuất khẩu, không giống như chính sách thương mại do EU quyết định

Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher cam kết ủng hộ Mỹ, nhưng cũng cho biết sẽ “không sao chép từng biện pháp của Mỹ”

Cái tên ASML không quá quen thuộc với công chúng, nhưng tập đoàn này là trung tâm của các vấn đề kinh tế lớn của thời đại chúng ta. Đây là tập đoàn duy nhất trên thế giới có thể cung cấp máy móc để sản xuất chip thế hệ mới nhất

Kích thước cấu trúc bảy, năm hoặc thậm chí ba nanomet – cho đến nay chỉ có thể thực hiện được với các hệ thống từ ASML

Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành quyền lực đối với các con chip, trong khi cho đến nay châu Âu vẫn chỉ đang đứng ngoài theo dõi. EU chỉ chiếm mười phần trăm sản lượng bán dẫn đang lưu thông trên toàn thế giới. Hầu hết chúng được dùng trong công nghiệp chế tại ô tô và các loại máy móc thiết bị trong các nhà máy, nhưng không có khả năng sản xuất chip cao cấp

Xét cho cùng, ASML và các nhà sản xuất theo hợp đồng của Đức như Zeiss và Trumpf là những nhà cung cấp quan trọng nhất cho ngành công nghiệp chip tại châu Âu. Nay châu Âu cũng muốn đóng một vai trò lớn hơn trong việc sản xuất chip trong tương lai

Gần một năm trước, Ủy ban EU đã công bố một kế hoạch lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn của lục địa này, cái gọi là Đạo luật Chips. Benjamin Cedric Larsen, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở San Francisco, cho biết: “Đây là phản ứng đối với các khoản trợ cấp của Mỹ và Trung Quốc. “Vấn đề là phải đạt được chủ quyền kỹ thuật số.” Theo Larsen, dự án của EU cho thấy nghiên cứu công nghệ cao toàn cầu sẽ ngày càng bị chính trị hóa trong tương lai. EU hy vọng sẽ tăng gấp đôi thị phần thế giới của mình lên 20%

Đạo luật Chips bảo đảm cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án, khoảng hơn 43 tỷ euro. Để so sánh: Trung Quốc cung cấp cho ngành này số tiền tương đương khoảng 150 tỷ euro trong 10 năm, Mỹ khoảng 52 tỷ trong 5 năm

Đạo luật Chips là một trong những ý tưởng táo bạo nhất trong lịch sử chính sách công nghiệp châu Âu. Trong quá khứ, EU dựa nhiều vào thị trường tự do hơn là sự can thiệp của nhà nước. Kế hoạch của Ủy ban bây giờ là một bước ngoặt

Châu Âu muốn cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc để trở thành một siêu cường về chip; để trở thành một khu vực không còn phải lo thiếu hụt chip và không phụ thuộc hoàn toàn vào ngành công nghiệp bán dẫn ở Viễn Đông

Châu Âu đã nhận ra sự cần thiết phải hành động một cách khẩn trương. Bởi vì riêng lệnh cấm xuất khẩu sẽ không đạt được gì. Các kỹ sư chip của Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng sự phát triển hiện nay

Huawei đã đăng ký 22 bằng sáng chế cho máy sản xuất chất bán dẫn trong tháng 11. Theo các chuyên gia máy móc, thiết bị của tập đoàn này chưa đạt hiệu quả như ASML, Hà Lan sẽ còn dẫn đầu trong ngành công nghệ này từ 7 đến 10 năm nữa. Nhưng điều đó cũng có thể sẽ sớm thay đổi
 
Top