What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

China Standards 2035

LOBBY.VN

Administrator
China Standards 2035
Tham vọng định hình công nghệ tương lai của Trung Quốc

106156285-1569866949579preview-1-15879797161521955466597-crop-1587979836466141328309.jpg

Mang tên "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035", Trung Quốc đang chuẩn bị tung ra một kế hoạch mới với mục đích tạo ảnh hưởng đến thế hệ công nghệ tiếp theo, từ viễn thông tới trí tuệ nhân tạo

Bắc Kinh đang chuẩn bị phát hành một kế hoạch chi tiết và đầy tham vọng cho giai đoạn 15 năm tới, trong đó thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ công nghệ tiếp theo. Động thái này có ý nghĩa to lớn cho vị thế mà Bắc Kinh muốn nắm giữ trên vũ đài công nghệ toàn cầu, từ trí tuệ nhân tạo đến viễn thông và các luồng dữ liệu

"China Standards 2035" dự kiến sẽ được ra mắt trong năm 2020 sau 2 năm lập kế hoạch. Các chuyên gia cho biết nó được coi là bước tiếp theo sau kế hoạch sản xuất toàn cầu "Made In China 2025″ mà Trung Quốc đưa ra vài năm trước. Tuy nhiên, lần này, Trung Quốc tập trung lớn vào những công nghệ được coi định hình tương lai trong thập kỷ tới

Quốc gia nào nắm giữ được những công nghệ của tương lai sẽ được nhận lại một vị thế to lớn. Điều này tương đồng với những tham vọng của Trung Quốc trong việc cải thiện vị thế toàn cầu. Bắc Kinh đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang có dấu ấn to lớn trong lĩnh vực công nghệ khi dành nhiều sự chú tâm cho lĩnh vực này

Tiêu chuẩn là gì ?

Các ngành công nghệ và công nghiệp trên thế giới đề có các tiêu chuẩn để xác định cách chúng hoạt động cũng như khả năng tương tác trên quy mô thế giới. Tương tác đề cập tới khả năng hai hoặc nhiều hệ thống công nghệ làm việc cùng nhau

Ngành công nghiệp viễn thông là một ví dụ tốt. Mạng lưới mới như 5G vẫn chưa được bật. Chúng mất nhiều năm để được lập kế hoạch và phát triển. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được tạo ra thông qua sự hợp tác giữa các đội ngũ phát triển và quản lý, bao gồm các chuyên gia và doanh nghiệp

Những thông số kỹ thuật được thông qua và tích hợp vào những gì được gọi là tiêu chuẩn. Điều đó đảm bảo rằng các tiêu chuẩn có thể đồng nhất, cải thiện hiệu quả của việc triển khai mạng lưới và đảm bảo chúng hoạt động dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không phải thứ gì đó trìu tượng mà là cách cụ thể để định hình sân chơi và cảnh quan cho tương lai của các công nghệ này

Các tiêu chuẩn đứng sau nhiều công nghệ chúng ta sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như những chiếc điện thoại thông minh. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ và châu Âu, chẳng hạn như Qualcomm và Ericsson là một phần của việc thiết lập các tiêu chuẩn trong các ngành công nghiệp khác nhau. Vài năm qua, Trung Quốc đóng vai trò ngày càng tích cực trong việc thiết lập các tiêu chuẩn

Chúng ta biết gì về kế hoạch của Trung Quốc ?

Trong tháng 3, Bắc Kinh phát hành một tài liệu mang tên "Những điểm chính trong Công tác Tiêu chuẩn hóa Quốc gia năm 2020". Nathan Picarsic, người đồng sáng lập Bruyere and Horizon Advisory, cho biết: "Điều này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về những gì có thể tìm thấy trong bản thiết kế cuối cùng của cái gọi là Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, đặc biệt là khi xem xét kỹ các kế hoạch của Bắc Kinh

Một số điểm trong kế hoạch từ tháng 3 bao gồm nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn trong nước trên các ngành công nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp cho đến sản xuất. Nhưng một phần của tài liệu nhấn mạnh cần thiết lập một "hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học thế hệ mới"

Trong phần này, Trung Quốc tập trung vào phát triển các tiêu chuẩn cho cái gọi là Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn, 5G và trí tuệ nhân tạo (AI). Tất cả đều là những công nghệ quan trọng của tương lai, có thể làm nền tảng cho cơ sở hạ tầng chiến lược trên toàn cầu trong những năm sắp tới

Tài liệu này cũng nêu rõ sự cần thiết vào việc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và Trung Quốc nên đưa ra nhiều đề xuất hơn cho các tiêu chuẩn toàn cầu

Một chuyên gia nói rằng động thái này là một mũi tên trúng 2 đích. Thứ nhất là để tăng cường tiêu chuẩn trong nước của Trung Quốc nhằm thúc đẩy kinh tế và thứu 2 là tăng ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh

"Trong nước, Trung Quốc đang cố nâng cao tiêu chuẩn của mình. Một trong những điểm yếu lớn nhất trong nền kinh tế chính là khi mọi việc diễn ra mà không có tiêu chuẩn nào. Nhu cầu ở những thành phố khác nhau hay thậm chí là nhu cầu ở một địa phương cũng rất khác theo từng thời điểm

Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035) là sự kết hợp giữa các vấn đề trong nước và nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như mong muốn thiết lập các tiêu chuẩn theo nghĩa đen. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn đánh bóng hình ảnh của mình trên quy mô toàn cầu. Khi Bắc Kinh bắt đầu nghiên cứu về Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, một quan chức nước này cho biết đây là cơ hội để Bắc Kinh vượt lên so với phần còn lại của thế giới

Thúc đẩy tiêu chuẩn Trung Quốc

China Standards 2035 cho Trung Quốc một động lực mới trong bối cảnh vài năm qua, ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tăng lên. Cho đến nay, 5G là một ví dụ nổi bật. Với 5G, chúng ta không chỉ thấy các công ty năng nổ nhất thiết lập tiêu chuẩn tại quê nhà mà còn tích cực định hình thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu

Công ty Huawei của Trung Quốc là một trong những tên tuổi hàng đầu về thiết bị mạng 5G và cũng là nhân tố chính trong việc thiết lập các tiêu chuẩn. Huawei có số bằng sáng chế nhiều nhất liên quan đến 5G và đi trước các đối thủ châu Âu như Nokia và Ericsson

Tiêu chuẩn là cách cụ thể để định hình sân chơi và viễn cảnh của các công nghệ trong tương lai. Quyết định liên quan đến các tiêu chuẩn có thể có hậu quả thương mại đồng thời mang lại các lợi thế lớn cho doanh nghiệp hoặc sự bất lợi

Tiêu chuẩn quốc gia được Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tìm cách trở thành lãnh đạo mới trong các ngành công nghệ tương lai, giống như cách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra hồi năm ngoái nhằm nắm bắt những cơ hội mà công nghệ mới tạo ra. Huawei và Tencent là thành viên trong ủy ban đó

Những vấn đề khác

Năm 2013, Trung Quốc công bố cái gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một dự án thúc đẩy cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm tìm cách liên kết hơn 60 quốc gia, từ châu Á đến châu Phi và châu Âu trong một mạng lưới đường sắt và cảng biển phức tạp. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở rộng phạm vi của BRI bao gồm cả công nghệ. BRI cũng là cách Trung Quốc truyền bá các tiêu chuẩn và ảnh hưởng của mình

Xác định càng nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật và công nghệ, Trung Quốc sẽ càng có lợi thế trong lĩnh vực dữ liệu với những chính sách truy cập và dữ liệu khác nhau. Ảnh hưởng càng lớn đến sự phát triển của công nghệ toàn cầu, ngày càng có nhiều câu hỏi về quyền truy cập của Bắc Kinh vào những dữ liệu đó

Lo ngại sự can thiệp của Trung Quốc vào dữ liệu khiến Mỹ và các quốc gia khác tỏ ra quan ngại về công nghệ 5G mà Huawei phát triển. Họ thấy rằng nếu cho phép Huawei xây dựng hạ tầng 5G, dữ liệu của họ có thể bị Trung Quốc truy cập

Tuy nhiên, vấn đề tiêu chuẩn có vẻ chưa được các nước quan tâm nhiều vào thời điểm hiện tại khi họ đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19, bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc đang dành nhiều sự quan tâm của mình cho lĩnh vực này, nhất là khi dịch bệnh ở quốc gia này đã được kiểm soát sau vài tháng bùng phát

Thách thức cho tham vọng China Standards 2035

Trung Quốc có thể có tham vọng lớn nhưng đánh bật sự thống trị của Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực này không phải nhiệm vụ dễ dàng. Dù Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều vào việc lập tiêu chuẩn cùng với những rào cản của chính phủ nhưng Trung Quốc phải nhận lại những tác động không đáng có hoặc mang tiếng xấu trong lĩnh vực này

Trong khi đó, Mỹ và các công ty đa quốc gia vẫn được coi là những thay chơi có ảnh hưởng nhất trong việc thiết lập tiêu chuẩn liên quan đến CNTT dựa vào sự lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật của họ cũng như hiểu biết sâu sắc về quy trình và các quy tắc trong việc tạo lập tiêu chuẩn
 
Huawei thừa nhận cần 300 năm để vượt Android và iOS
Cũng giống như rất nhiều các ông lớn khác đã từng thử và thất bại, nhà sáng lập Huawei mới đây thừa nhận không thể cạnh tranh với Apple và Google trong lĩnh vực hệ điều hành di động

hw-1-1588041848773.jpg

Kể từ khi bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách đen tháng 5/2019, Huawei vẫn luôn cố gắng phát triển, sử dụng các linh kiện không phải của Mỹ, đồng thời xây dựng kho ứng dụng AppStore và hệ điều hành HarmonyOS nhằm thay thế Google

Tuy nhiên cũng giống như rất nhiều các ông lớn khác đã từng thử và thất bại, Huawei đã lên tiếng thừa nhận điều này

"Huawei cần hơn 300 năm để vượt qua Android và iOS"

hw-3-1588041848810.png

"Doanh số các thiết bị chạy Android và iPhone trên thế giới là quá lớn, và Huawei đã bị chậm trễ. Sẽ là rất khó để người dùng chấp nhận các hệ điều hành mới. Do đó, Huawei OS sẽ mất nhiều thời gian để cạnh tranh, có lẽ khoảng 300 năm nữa", Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei cho biết trong một phỏng vấn với Dragon Magazine

Phát biểu pha trộn một chút hài hước lẫn sự cay đắng này đã khiến các nhân viên của Huawei lẫn người dùng sản phẩm của công ty cảm thấy đôi chút thất vọng, đặc biệt là khi nó xuất phát từ người đứng đầu một tập đoàn. Tuy nhiên từ tận sâu trong đáy lòng, có lẽ ai cũng hiểu rằng cạnh tranh sòng phẳng với Google hay Apple là điều hoàn toàn "bất khả thi"

hw-4-1588041848836.png

Theo chia sẻ của Richard Yu, CEO mảng kinh doanh của Huawei thì mảng dịch vụ mobile của công ty (viết tắt là HMS) hiện đã có mặt trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với đó, dịch vụ này có trên 1,3 triệu nhà phát triển cùng đối tác, 400 triệu người dùng kích hoạt hàng tháng, đứng thứ 3 chỉ sau Google Android và Apple iOS

Tuy nhiên nếu làm một phép so sánh đơn giản giữa cửa hàng Google Play với hơn 2,1 triệu ứng dụng và AppGallery của Huawei với chỉ 55.000 ứng dụng, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt. Đó là chưa kể tới những app độc quyền của Google như Gmail, YouTube, Chrome,... sẽ không được phép xuất hiện trên nền tảng của Huawei

Huawei vẫn sẽ tiếp tục dùng linh kiện của Mỹ

hw-2-1588041848707.jpg

Sau một thời gian thử nghiệm với nhiều biện pháp khác nhau, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi dường như nhận thấy Huawei không thể tách rời các doanh nghiệp Mỹ, mặc dù đây là điều đi ngược lại với lệnh cấm

Qua đó, ông Nhậm khẳng định Huawei sẽ tiếp tục sử dụng linh kiện của Mỹ. Thực tế, mẫu smartphone cao cấp P40 Pro mới ra mắt đầu tháng 4/2020 của Huawei vẫn bao gồm nhiều linh kiện của các công ty Mỹ, điển hình như bộ giải mã tần số vô tuyến đầu cuối được sản xuất bởi Qualcomm, Skyworks và Qorvo

"Huawei tiêu thụ 18,7 tỷ USD linh kiện Mỹ vào năm ngoái, tăng mạnh so với 11 tỷ USD vào năm 2018. Chúng tôi chưa hề nghĩ đến việc lựa chọn nhà cung ứng khác. Mỹ luôn là người bạn tốt của chúng tôi", ông Nhậm tuyên bố. "Chúng tôi không sử dụng linh kiện, nền tảng từ Mỹ cũng chẳng sao, nhưng khi đó người dùng sẽ từ chối sử dụng sản phẩm của chúng tôi"

Ông Nhậm cũng cho rằng sẽ là một sai lầm khi các quốc gia tìm cách đưa chuỗi cung ứng, sản xuất linh kiện về nước nhà - trái ngược với quan điểm của Tổng thống Donald Trump từng đưa ra trước đó. "Năng lực cạnh tranh để phát triển là một phần của toàn cầu hóa", ông nói

Nhà sáng lập Huawei đánh giá mảng sản xuất thiết bị tầm trung và giá rẻ hiện đang được chuyển giao từ Trung Quốc sang một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan. Trong khi đó, ngành công nghiệp công nghệ cao của Mỹ vẫn còn đứng trên Trung Quốc

Nguyễn Nguyễn
 
Ông Tập trấn an các hãng công nghệ Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ cùng chung tay đổi mới để đối phó với Mỹ

Theo South China Morning Post, ông Tập Cận Bình vừa có cuộc hội nghị chuyên đề với những người đứng đầu các tập đoàn, công ty công nghệ "máu mặt" của Trung Quốc

Trong số 25 lãnh đạo tham gia hội nghị, hơn một nửa đang hoạt động trong các ngành công nghiệp mới nổi, như sản xuất chip, trí tuệ nhân tạo hay công nghệ sản xuất thông minh. Nổi bật trong đó có Zhou Zixue, Chủ tịch của tập đoàn Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) mà Bắc Kinh kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào nguồn bóng bán dẫn nhập khẩu; Chen Tianshi, Chủ tịch hãng phát triển chip AI dẫn đầu Trung Quốc Cambricon Technologies. Ngoài ra, còn có Yin Zhiyao, Chủ tịch của Advanced Micro-Fabrication Equipment chuyên sản xuất công cụ làm chip vi mạch

Nhiều tên tuổi lớn trong nhiều lĩnh vực khác cũng có mặt, như Chủ tịch Wang Min của tập đoàn chuyên sản xuất máy móc hạng nặng XCMG Group, Chủ tịch Chen Zongnian của hãng quốc doanh chuyên sản xuất các thiết bị theo dõi và giám sát, Hikvision. Trong đó, Hikvision là một trong 33 công ty, tổ chức của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt hồi tháng 5 vì giúp Bắc Kinh tiến hành các hoạt động gián điệp hoặc có liên quan đến quân đội nước này

Các nhà sản xuất thiết bị gia dụng, xe hơi, robot cũng được mời tới

3857cefa-cbee-11ea-9c1b-809cdd-4991-1701-1595559997.jpg

Ông Tập Cận Bình trong buổi gặp mặt 25 người đứng đầu các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc tuần này
Ở hội nghị, ông Tập kêu gọi lòng yêu nước và sự đổi mới từ các tập đoàn công nghệ này, bởi mối đe doạ từ Mỹ ngày càng tăng, đồng thời, các nhà sản xuất nước ngoài cũng đang có động thái tương tự đối với các mặt hàng chiến lược từ Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập nói: "Yêu nước là truyền thống của các doanh nhân nước ta trong thời kỳ hiện đại. Marketing thì không có biên giới, nhưng doanh nhân nào cũng đều có một đất mẹ"

Ngoài các công ty Trung Quốc, một số đại diện nước ngoài cũng có mặt tại buổi trò chuyện của ông Tập, trong đó có Microsoft, Panasonic và Samsung

Hội nghị chuyên đề của ông Tập được tổ chức trong hoàn cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung ngày một căng thẳng, đang manh nha một mối nguy về cuộc chiến công nghệ khắc nghiệt giữa hai siêu cường. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cấm bán công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc đồng thời vận động các đồng minh phương Tây cùng ngăn chặn "gã khổng lồ viễn thông" Huawei xây dựng hạ tầng mạng 5G gây nghi ngại về bảo mật thông tin

Đối với những ngưới đứng đầu các doanh nghiệp nước ngoài, Tập Cận Bình cũng có cách tiếp cận tương tự. Hồi hè 2018, sau khi Tổng thống Trump châm ngòi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông Tập cũng đã kêu gọi các doanh nhân châu Âu và Mỹ giúp đấu tranh chống lại "chủ nghĩa bảo hộ". Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc đã viết thư cho các công ty đa quốc gia hàng đầu, hứa hẹn về việc nước này sẽ mở rộng hơn thị trường nội địa với họ
 
Trung Quốc không muốn Jack Ma trở thành Mark Zuckerberg thứ hai
Quy định mới về kiểm soát các công ty Internet của Trung Quốc được coi là hành vi tự hạn chế sức mạnh của các công ty nước này

Vào ngày 10/11, Ủy ban Chống độc quyền của Trung Quốc đã đưa ra dự thảo sơ bộ về bộ luật hạn chế nhiều công ty Internet. Cụ thể, bộ luật quy định nhiều hành vi được coi là chống cạnh tranh như lợi dụng dữ liệu cá nhân của người dùng, thiết lập các liên minh để tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh yếu hơn hay bán dưới giá thành

Đây là lần thứ hai chỉ trong nửa tháng các công ty công nghệ, Internet Trung Quốc bị chính quyền nước này hạn chế. Ngày 3/11, startup tài chính công nghệ Ant Group do tỷ phú Jack Ma sáng lập bất ngờ thông báo dừng IPO ở 2 thị trường Thượng Hải và Hong Kong. Động thái này là một bước đi gây chấn động của sự kiện IPO vốn được đánh giá là lớn nhất lịch sử

tencent_20200807121709_bloomberg.jpg

Quy định mới khiến cổ phiếu của nhiều đại gia Internet Trung Quốc như Tencent, Alibaba sụt giảm. Cả thị trường công nghệ mất tới 290 tỷ USD

Chuyện gì đã xảy ra ?


Những sự kiện liên tiếp khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu chính phủ Trung Quốc có muốn chấm dứt sự tự do đối với các công ty công nghệ. Đây là một trong những yếu tố giúp các tỷ phú sáng lập như Jack Ma, Pony Ma đạt thành công như hiện nay

iPhone", nếu không có các ưu đãi của chính quyền địa phương

Việc Trung Quốc chặn nhiều công ty Internet lớn cũng giúp các công ty nội địa như Tencent, Sina phát triển các mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng. Với người Trung Quốc hiện nay, Internet là WeChat, Weibo và Baidu chứ không phải Facebook, Twitter hay Google

Tổng giá trị vốn hóa của Alibaba, Tencent và Ant vào đầu tháng 11 được ước tính vào khoảng 2.000 tỷ USD, cao hơn cả Ngân hàng Trung Quốc. Các công ty này đầu tư vào hầu hết lĩnh vực trong công nghệ, từ AI, tài chính số tới cả thực phẩm sạch. Chính những khoản đầu tư này cũng tạo ra nhiều công ty lớn như Meituan, Didi Chuxing. Số startup lớn mạnh mà không nhận đầu tư từ 2 gã khổng lồ đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến ByteDance, công ty sở hữu TikTok

Alibaba_Singles_day_2020_reuters.jpg

Hai đại gia công nghệ Trung Quốc Alibaba, Tencent là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ quy định mới

Trong số các quy định mới dành cho công ty Internet Trung Quốc, quy định về hình thức gọi vốn VIE (Variable Interest Entities) được chú ý nhất. VIE là hình thức tạo ra công ty liên doanh trong nước, mà mọi nguồn vốn, quyết định đưa ra đều phải thông qua công ty này

Vì luật Trung Quốc hạn chế đầu tư nước ngoài, VIE là cách mà nhiều công ty, trong đó có cả Alibaba, lựa chọn để gọi vốn từ nước ngoài. Hình thức này trở nên phổ biến từ vụ IPO năm 2000 của Sina, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý. Trong quy định mới, chính phủ Trung Quốc sẽ yêu cầu cấp phép đối với mọi vụ đầu tư theo hình thức VIE

Đây không phải lần đầu Trung Quốc đưa ra các quy định ảnh hưởng tiêu cực đến công ty trong nước. Năm 2018, các quy định mới về game khiến nhiều game bị dừng, quy trình cấp phép phát hành chậm hẳn lại. Tencent cũng chịu ảnh hưởng từ quy định đó, nhưng sau đó đã hồi phục

Bloomberg cho rằng với những quy định mới, các công ty Trung Quốc sẽ buộc phải thay đổi. Khi mà mỗi đại gia nắm dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng, chính quyền nước này sẽ không thể quản lý theo cách lỏng lẻo như trước đây
 
Chính quyền Trung Quốc đổi thái độ với tỷ phú Jack Ma
Bắc Kinh muốn các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đủ mạnh để cạnh tranh với những Facebook, Google, Uber trên trường quốc tế, nhưng đòi hỏi sự ổn định

Theo Nikkei Asian Review, cách đây 5 năm, trước cáo buộc bán hàng giả qua Internet từ cơ quan quản lý Trung Quốc, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holdings không ngần ngại chống trả

Alibaba công khai thách thức kết quả điều tra và đệ đơn khiếu nại trưởng bộ phận phụ trách điều tra. Cuộc tranh chấp kết thúc chỉ sau vỏn vẹn một tuần, cơ quan quản lý phải rút lại báo báo. Kỷ nguyên của "Big Tech Trung Quốc" bắt đầu sau khi Alibaba phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn giao dịch chứng khoán New York hồi năm 2014

Trong khoảng thời gian này, dường như chính quyền Bắc Kinh không có động thái gì để cản đường các đại gia Internet Trung Quốc. Nhóm doanh nghiệp này sở hữu những dịch vụ phát triển, tiếp cận hàng trăm triệu người dùng và giúp nâng cao uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế

Nhưng thời thế đã thay đổi sau nửa thập kỷ. Các tập đoàn Internet lớn nhất Trung Quốc hiện mở rộng sang hầu hết lĩnh vực, từ vận tải đến tài chính. Tuy nhiên, không giống trước đây, Bắc Kinh bắt đầu siết chặt giám sát những tập đoàn hàng đầu

ant_group_jack_ma_16044851947701293586763.jpg

Mới đây, Ant Group của tỷ phú Jack Ma bị các quan chức Bắc Kinh buộc hủy IPO đột ngột

Tình thế thay đổi

Sự "dại dột" khiến tỷ phú sáng lập Alibaba trả giá đắt. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi Jack Ma ví các ngân hàng truyền thống như "tiệm cầm đồ" và khuôn khổ quy định tài chính hiện hành chẳng khác gì "câu lạc bộ của những người già", đợt IPO của Ant Group đột ngột bị hoãn

Màn chào sân của Ant Group lẽ ra có thể trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, chính lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh cho các cơ quan quản lý điều tra Ant Group. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đề xuất những quy định quản lý tài chính mới và triệu tập Jack Ma

Giới quan sát nhận định cú đánh vào Ant Group báo hiệu rằng một kỷ nguyên mới của các quy định quản lý Big Tech Trung Quốc đang đến gần. Hôm 10/11, Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) công bố dự thảo dài 22 trang với chủ trương ngăn chặn hành vi độc quyền của các nền tảng Internet lớn. Kể từ đó đến nay, cổ phiếu của Alibaba, Tencent, Meituan và JD.com đồng loạt lao dốc 9-17%

Không dừng lại ở đó, hôm 14/12, Tencent Holdings bị SAMR phạt 500.000 NDT (khoảng 76.000 USD). Nguyên nhân là công ty không xin phép cơ quan quản lý khi công ty con China Literature mua lại hãng giải trí và truyền thông Trung Quốc New Classics Media hồi năm 2018

Alibaba cũng phải chịu phạt số tiền tương tự do các khoản đầu tư vào chuỗi cửa hàng bách hóa Intime Retail từ năm 2014 đến 2018

2.jpg

Các gã khổng lồ công nghệ lớn của Trung Quốc phát triển thần tốc và triệt tiêu tính cạnh tranh trên thị trường

Theo phó giáo sư Victor Shih tại Đại học California, các quan chức Trung Quốc từ lâu đã lo ngại về những công ty công nghệ lớn của nước này. "Giờ đây, cơ quan quản lý đã quyết định đưa sức mạnh vào các cuộc kiểm soát gắt gao đối với Internet để chứng minh ai mới là người nắm quyền ở Trung Quốc", ông nhận xét

Suốt một tháng qua, các cơ quan Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy tắc mới nhằm điều chỉnh hành vi của những công ty Internet trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính đến truyền thông. Có thể kể đến các hành vi phản cạnh tranh, tiếp thị quá mức trên những nền tảng phát trực tiếp và thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp thông qua các ứng dụng di động

"Giờ đây, những gì mà các nền tảng Internet lớn phải đối mặt là sự thắt chặt quy định từ mọi phía", ông Scott Yu, luật sư chuyên về vấn đề chống độc quyền của hãng luật Zhong Lun, bình luận

Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc vốn rất nương tay với các công ty độc quyền, vốn thống trị từ ngành đóng tàu đến viễn thông. Nguyên nhân là những công ty độc quyền dễ quản lý hơn một thị trường cạnh tranh lộn xộn. Trong khi đó, tính cạnh tranh của họ cũng sẽ trở nên cao hơn trên trường quốc tế

Tuy nhiên, sự nổi lên chóng mặt của các Big Tech Trung Quốc khiến Bắc Kinh lo ngại và buộc phải thay đổi

"Quá lớn để thất bại"

Theo giáo sư Zhu Ning tại Học viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải, nhiều công ty Internet Trung Quốc mở rộng nhanh chóng nhờ nguồn vốn khổng lồ. Đáng nói là ảnh hưởng của chúng đã lớn đến mức có thể làm lung lay các chính sách của chính phủ

Các công ty như Alibaba, Tencent và Baidu có tổng cộng hơn 1 tỷ người dùng. Chúng đều mở rộng ồ ạt sang những lĩnh vực kinh doanh mới thông qua hàng loạt thương vụ mua lại. Các "tay chơi" mới như Pinduoduo (thương mại điện tử), Meituan (giao đồ ăn), JD.com (thương mại điện tử), Didi Chuxing (gọi xe) và Bytedance (video ngắn) cũng có hướng đi tương tự

"Những đại gia trong nền kinh tế Internet không chỉ thống trị lĩnh vực của riêng chúng, mà còn dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác, thống trị nhiều ngành công nghiệp hơn bằng cách tận dụng dữ liệu người dùng", ông Yu, luật sư tại Bắc Kinh, giải thích

Trong đó, ngành công nghiệp fintech (tài chính công nghệ) là một trong những lĩnh vực gây tranh cãi bậc nhất. Các công ty Internet có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng với giá rẻ, chỉ cần bỏ tỷ lệ vốn nhỏ và ít bị kiểm soát chặt chẽ như ngân hàng truyền thống

Những công ty này khẳng định với big data (dữ liệu lớn), chúng có thể đảm bảo ngăn chặn rủi ro hệ thống đối với lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, sự mở rộng chóng mặt của các công ty trên khiến cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc lo ngại

https_s3_ap_northeast_1.amazonaws.com_psh_ex_ftnikkei_3937bb4_images_aliases_articleimage_6_1_7_1_31201716_4_eng_GB_Cropped_1607942642RTX3L27B.jpg

4.jpg

3.jpg

5.jpg

Tận dụng dữ liệu người dùng, các đại gia Internet không chỉ thống trị lĩnh vực của riêng họ, mà còn dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động sang những lĩnh vực khác

Tại một diễn đàn hôm 8/12, ông Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, cảnh báo rằng một số công ty công nghệ đã trở nên "quá lớn để thất bại". Nguyên nhân là thị trường thanh toán vi mô mà chúng thống trị liên quan đến đáng kể đến lợi ích cộng đồng

"Ngành công nghiệp fintech dẫn đến nhiều hiện tượng và vấn đề mới. Cần phải thực hiện các biện pháp kịp thời và có mục tiêu để ngăn ngừa những rủi ro hệ thống mới", ông nhấn mạnh. Hầu hết công ty Internet coi dịch vụ tài chính là một mục tiêu dễ đạt nhưng đem lại lợi nhuận lớn. Ngay cả công ty dịch vụ gọi xe Didi và Sina cũng bắt đầu cung cấp các khoản vay trực tuyến

Tính đến tháng 6, Alipay - ứng dụng thanh toán của Alibaba - đã có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU). Trong khi đó, WeChat Pay của Tencent có hơn 800 triệu MAU trong năm 2019. Theo Tencent, tới tháng 1/2020, hơn 79,4% cửa hàng nhỏ đến trung bình tại Trung Quốc đang sử dụng dịch vụ thanh toán của tập đoàn

"Các nhà quản lý cũng lo ngại rủi ro tài chính lan nhanh sang những lĩnh vực khác", giáo sư Zhu Wuxiang tại Trường Kinh tế và Quản lý của Đại học Thanh Hoa, bình luận

Lo ngại bất ổn

Nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đã tạo ra hàng triệu việc làm mới, từ kỹ sư phần mềm đến nhân viên giao hàng. Tuy nhiên, sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp này cũng làm tăng nguy cơ xáo trộn xã hội

Theo giới chuyên gia, mục tiêu đạt hiệu quả của các công ty Internet không phải lúc nào cũng trùng với mục tiêu ổn định của chính quyền Bắc Kinh

Chẳng hạn, hồi năm 2018, hơn 15 triệu người dùng ứng dụng chia sẻ xe đạp Ofo đã không thể lấy lại tiền đặt cọc do startup này rơi vào cuộc khủng hoảng tiền mặt. Còn với nền tảng cho thuê căn hộ trực tuyến Danke Apartment, xung đột xảy ra sau khi những người thuê nhà bị đuổi khỏi nhà vì công ty không trả tiền cho chủ nhà

Trong khi đó, hàng chục triệu nhà đầu tư mất trắng tiền tiết kiệm sau sự sụp đổ của những chương trình cho vay ngang hàng từng mọc lên như nấm vài năm trước. Đáng chú ý nhất là vụ việc công ty cho vay trực tuyến Ezubo hồi năm 2016, khiến các nhà đầu tư thiệt hại 50 tỷ NDT (7,5 tỷ USD). Hai nhà sáng lập sau đó bị kết án tù chung thân

bike.jpg

Các xe đạp chia sẻ bị bỏ không sau sự sụp đổ của hàng loạt ứng dụng chia sẻ xe đạp

Những vụ việc này là lời nhắc nhở rằng nếu không được kiểm soát, các công ty Internet có thể gây ra rắc rối quy mô lớn. "Internet giống một công cụ phân phối lại nguồn lực và của cải trong nền kinh tế thực. Nó không tạo ra mà làm gián đoạn", chuyên gia kinh tế Andy Xie tại Thượng Hải bình luận

Chẳng hạn, Ye Jianqing, chủ một công ty sản xuất kính râm ở Ôn Châu, tiết lộ đã mất 30-40% khách hàng do các nhà cung cấp nhỏ chuyển sang trực tuyến

Trung Quốc muốn các công ty công nghệ đủ mạnh để cạnh tranh với những công ty như Google, Facebook, Uber. Nhưng đồng thời, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là sự ổn định

- Chuyên gia Kendra Schaefer

Một minh chứng khác là nhiều công ty Internet tung ra dịch vụ mua hàng theo nhóm, cho phép một nhóm cư dân trong khu chung cư mua hàng tạp hóa và đồ tươi sống với giá chiết khấu. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ gây ảnh hưởng đến các công việc có thu nhập thấp ở thành phố, chẳng hạn nhân viên bán hàng trong siêu thị

Theo chuyên gia Kendra Schaefer của Trivium, ngoài mối lo ngại về sự bất ổn trong nước, Bắc Kinh còn đưa ra những quy định mới nhằm thúc đẩy các công ty Internet trên trường quốc tế

"Trung Quốc không giấu tham vọng trở thành siêu cường công nghệ trong các lĩnh vực như blockchain, AI, big data... Giới chức trách Bắc Kinh đã nhận thức được rằng họ không thể đạt mục tiêu đó nếu không có nền tảng vững chắc về nguyên tắc quản trị dữ liệu", bà nói thêm

Theo bà Schaefer, Trung Quốc muốn trao quyền cho các công ty công nghệ và giúp chúng đủ mạnh để cạnh tranh với những công ty như Google, Facebook, Uber. "Nhưng đồng thời, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là sự ổn định", bà nói thêm
 
Huawei, Xiaomi và 88 công ty Trung Quốc hợp tác làm vật liệu bán dẫn
Theo Bộ Công nghiệp & Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT), đã có tổng cộng 90 công ty công nghệ nội địa nộp đơn đăng ký để hợp tác cùng làm chip, vật liệu bán dẫn, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như Huawei, Xiaomi, ZTE, Tencent...

trung-quoc-nang-cao-va-dau-tu-6952-7007-1612447996.png

90 công ty nội địa Trung Quốc đã nộp đơn đăng ký cùng hợp tác làm chip, vật liệu bán dẫn

Mục đích đằng sau sự hợp tác này là nhằm điều phối các ngành công nghiệp yếu kém và thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa mạch tích hợp và tăng cường xây dựng đội ngũ tiêu chuẩn hóa

Được biết, linh kiện bán dẫn là một trong những mắt xích thiết yếu trong sản xuất smartphone nói riêng, và đồ điện tử nói chung. Tuy nhiên, các tập đoàn Trung Quốc trong năm vừa qua đã gặp nhiều khó khăn khi bị thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn từ các tập đoàn nước ngoài

Nổi bật trong bức tranh là lệnh cấm của Mỹ dành cho Huawei và ZTE đã cho thấy lỗ hổng của thị trường chip nội địa tại Trung Quốc. Trong đó, ngay cả các công ty chuyên về bán dẫn tại Trung Quốc như SMIC cũng đã bị ngăn cản tiếp cận các đối tác từ Mỹ

Do vậy, các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ hoặc yếu về công nghệ hiểu rằng họ cần hợp tác theo nhóm để liên tục hỗ trợ nhau cùng phát triển

Trước mắt, các công ty sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn liên quan để đánh giá các sản phẩm mạch tích hợp, bao gồm cả việc tiến hành nghiên cứu các yêu cầu đánh giá của chip trần mạch tích hợp và tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan

Bên cạnh đó, họ cũng sẽ theo dõi sự phát triển của các công nghệ đóng gói mới nổi, tiến hành nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất

Họ cũng sẽ tiến hành hệ thống các thông số và nghiên cứu yếu tố đảm bảo chất lượng, xây dựng các thông số kỹ thuật chi tiết. Qua đó, tạo cơ sở cho các sản phẩm mạch tích hợp và đảm bảo các chỉ số thông số sản phẩm có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hiệu suất, bảo mật của mạch tích hợp

Một trong những điểm khác cũng được nhấn mạnh, đó là cải thiện hệ thống tiêu chuẩn về phương pháp thử nghiệm và môi trường để đảm bảo rằng việc thử nghiệm và kiểm tra các chỉ tiêu thông số khác nhau phải tuân theo các tiêu chuẩn chung của quốc tế
 
Ông Tập Cận Bình bày kế đối phó Mỹ trong "cuộc chiến" công nghệ
Ông Tập Cận Bình đã cảnh báo về "trận chiến lớn" giữa các cường quốc về trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn, đồng thời cam kết thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện cho giới khoa học nghiên cứu phát triển

xi-crop-1622557820946.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

"Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh khoa học và công nghệ chưa từng có", vốn đã trở thành "chiến trường chính" trong cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu", Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh hôm qua trong lời kêu gọi các nhà khoa học của đất nước "hãy hành động"

Theo nhà lãnh đạo này, Trung Quốc cần tăng tốc giải quyết các nút thắt công nghệ, tạo đột phá trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn, công nghệ lượng tử, khoa học cuộc sống và năng lượng

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Nghiên cứu hôm 30/5, ông Tập cho rằng cả nước phải hành động nhanh chóng do chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển và những bất ổn do đại dịch Covid-19

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đưa ra kêu gọi tương tự trước quốc hội, trong đó ủng hộ việc chi ngân sách "khủng" cho nghiên cứu khoa học

Theo giới phân tích, đây là một phần trong kế hoạch lớn của ông Tập nhằm tạo thế đối trọng với chiến lược tăng ngân sách cho lĩnh vực nghiên cứu của ông Biden

Thực tế, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và các quốc gia đồng minh của Washington, đặc biệt là cuộc chiến mạng 5G và công nghệ chip. Nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc, như gã khổng lồ Huawei, đã bị Mỹ trừng phạt vì mối lo ngại về an ninh và có nguy cơ bị mất thị trường ở nước ngoài

Cam kết đầu tư cho công nghệ, sắp đuổi kịp Mỹ

Trong bối cảnh này, nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi "phải vượt qua những nút thắt này và tập trung vào các lĩnh vực có thể tạo ra sự đột phá". Ông Tập cũng cam kết tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ và đổi mới, hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, không gò bó họ trong những công việc hành chính không cần thiết và những yêu cầu rắc rối khác

Ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, khi Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc công nghệ vào năm 2035. Bắc Kinh đã công bố kế hoạch thành lập quỹ nghiên cứu cho các nhà khoa học nước ngoài và khởi xướng các dự án quốc tế lớn

Lâu nay tại Trung Quốc, việc đánh giá các nhà nghiên cứu thường chỉ phụ thuộc vào các nghiên cứu trên giấy. Và ông Tập bắt đầu đại tu hệ thống đánh giá này vào năm 2018, trong đó nêu rõ cần phải bổ sung nhiều tiêu chí hơn như các giá trị sáng tạo, đóng góp nghiên cứu cho xã hội...

Trung Quốc vẫn thua Mỹ về chi tiêu cho khoa học công nghệ. Theo số liệu mới nhất, Mỹ đã chi 580 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm 2018, so với 266 tỷ USD của Trung Quốc. Năm 2018, chi tiêu cho R&D của Mỹ chiếm 2,8% GDP hàng năm, so với tỷ lệ 2,1% của Trung Quốc

Tuy nhiên, những con số đó cũng đã cho thấy Trung Quốc bắt kịp rất nhanh (năm 2000, chi tiêu cho R&D của Mỹ chiếm 2,6% GDP trong khi con số này ở Trung Quốc chỉ là 0,9%). Tổ chức tư vấn Rand Corporation cảnh báo, việc Bắc Kinh tập trung vào trí tuệ nhân tạo đã giúp họ thu hẹp đáng kể khoảng cách với Mỹ

Tình thế này khiến Mỹ "đứng ngồi không yên" và đang dồn lực để củng cố vững chắc vị thế. Tổng thống Biden mới đây đã yêu cầu quốc hội tăng 13,5 tỷ USD tổng chi tiêu liên bang cho R&D. Lầu Năm Góc cũng muốn tăng 5% chi tiêu cho R&D lên 112 tỷ USD, trong đó ưu tiên trí tuệ nhân tạo, vi mạch và vũ khí siêu thanh
 
Trung Quốc chiếm ngôi đầu trong ngành công nghiệp điện mặt trời

photo1622792883080-1622792883186649454091.jpg

Trải qua 2 thập kỷ với nhiều đời Tổng thống, những khoản trợ cấp hàng tỷ USD đã không giúp được nước Mỹ chiếm ngôi đầu trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời

Quyết tâm to lớn của Trung Quốc

Đối với Thị trưởng Tom Hughes và các chính trị gia khác, sự kiện khai trương nhà máy điện mặt trời trị giá 440 triệu USD ở Hillsboro, Oregon là một khoảnh khắc đầy vinh quang. Sự xuất hiện của SolarWorld AG hứa hẹn một bước ngoặt cho quê hương của ông Hughes. Nó được kỳ vọng trở thành nền tảng cho một ngành công nghiệp mới với công nghệ thân thiện với môi trường

Đó là những gì xảy ra vào năm 2008, thời điểm điện mặt trời trên đà trở thành một trong những nguồn cung năng lượng bùng nổ nhanh nhất trong một thế giới đang chao đảo bởi biến đổi khí hậu. Từ Nhà Trắng tới chính quyền bang, các nhà lãnh đạo Mỹ hứa hẹn về việc theo đuổi công nghệ xanh, không chỉ để hạn chế sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà còn giúp cuộc sống trở nên lành mạnh hơn

Tuy nhiên, ở bên kia Thái Bình Dương, một đối thủ của nước Mỹ đang nổi lên nhanh chóng và từng bước một thống lĩnh ngành công nghiệp pin mặt trời. Trung Quốc, trong khát vọng chứng minh vị thế của mình, đã dành nhiều khoản đầu tư lớn nhằm đạt được những bước đột phá với năng lượng tái tạo


Quốc gia này thiết lập một chuỗi cung ứng khép kín, kiểm soát phần lớn polysilicon (Silicon đa tinh thể) của thế giới – thứ vật liệu quan trọng để tạo ra những tấm pin mặt trời. Trung Quốc cũng phớt lờ đề nghị của các nhà môi trường về việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện dùng than, vốn cung cấp điện giá rẻ để sản xuất pin mặt trời. Thậm chí, Trung Quốc còn giữ chi phí lao động thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp và sẵn sàng phát triển mà không cần lãi

Kết quả của quá trình đó giúp Trung Quốc sản xuất ¾ số pin mặt trời trên toàn thế giới. Jenny Chase, người đứng đầu bộ phận phân tích về năng lượng mặt trời của Bloomberg, cho biết, 20 năm trước, Mỹ chiếm 22% tổng sản lượng pin mặt trời toàn cầu. Bây giờ, chỉ có 1% pin mặt trời được sản xuất trên đất Mỹ

Ở đỉnh điểm, có 75 doanh nghiệp sản xuất các cấu kiện pin mặt trời ở Mỹ. Người ta dự đoán con số này sẽ tăng lên mạnh mẽ khi ngành công nghiệp này bùng nổ. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đã bị đóng cửa. Nhà máy Hillsboro là cái tên mới nhất dừng hoạt động sau 13 năm

Sự thiếu nhất quán của nước Mỹ

Ngành công nghiệp pin mặt trời đã không thể bén rễ ở Mỹ dù được đầu tư hàng tỷ USD từ chính phủ. Gần 2 thập kỷ kể từ Tổng thống George W. Bush, nước Mỹ ôm mộng trở thành siêu cường năng lượng sạch. Ngay cả các biện pháp thuế quan mạnh mẽ mà ông Barack Obama và Donald Trump áp dụng cũng không thể đưa ngành công nghiệp này trở lại nước Mỹ. Rời Trung Quốc, điểm đến tiếp theo của các nhà sản xuất là các quốc gia khác ở châu Á

Sarah Ladislaw, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: "Họ đã cố gắng nhiều hơn chúng ta. Trung Quốc có chiến lược và họ bám sát chiến lược đó. Họ tạo ra chính sách riêng cho cả nguồn cung, cả nhu cầu và hiện thực hóa nó"

Trong khi đó, nước Mỹ chỉ áp dụng các biện pháp khuyến khích ngắn hạn và trừng phạt các nước bằng những rào cản thương mại. Điều này chỉ khiến họ bị trả đũa chứ không thể thúc đẩy sản xuất. Theo Ladislaw, các chính sách không nhất quán, chắp vá của Mỹ đã không tương xứng với "chiến lược công nghiệp" mà Trung Quốc theo đuổi nhằm thống trị ngành năng lượng mặt trời

"Bạn không thể áp dụng một loạt các biện pháp nửa vời và hy vọng rằng nó sẽ mang lại những hiệu quả lâu dài", Ladislaw nhấn mạnh

Đối với Tổng thống Joe Biden, người coi đầu tư vào năng lượng tái tạo là trọng tâm trong các sáng kiến biến đổi khí hậu và kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD của mình, thất bại của những người tiền nhiệm là lời nhắc nhở cho ông về những thách thức mà Nhà Trắng sẽ phải đối mặt

Thực tế, sản xuất các sản phẩm năng lượng mặt trời chưa bao giờ mang lại một cơ hội việc làm đáng mong đợi ở Mỹ. Với việc chỉ tạo ra 30.000 việc làm, cuộc cạnh tranh năng lượng sạch tiếp theo sẽ có lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc. Cả hai nước đều tin rằng xe điện sẽ là tương lai mới và dồn toàn lực cho chúng

Trong khi xe điện đang trở thành xu hướng, Quốc hội Mỹ vẫn mải tranh cãi về các khoản tín dụng thuế và liệu có nên trả tiền để xây các trạm sạc hay không. Trong khi đó, Trung Quốc đã lắp đặt 800.000 trạm sạc công cộng, gấp 8 lần con số ở Mỹ. Ngoài ra, họ còn có hàng loạt ưu đãi khác, chẳng hạn như thuế, cấp đất, cho vay lãi suất thấp… để khuyến khích phát triển

Hàng trăm công ty xe điện cũng đang tập trung sản xuất ở Trung Quốc nhằm tận dụng lợi thế từ công nghệ bán dẫn và pin giá thành thấp. Đây cũng là 2 lĩnh vực mà Trung Quốc đang dồn lực để nắm quyền thống trị

Chiến thắng của Trung Quốc trong ngành công nghiệp pin mặt trời đã rõ ràng đến mức ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của năng lượng tái tạo Mỹ cũng không thể phủ nhận. Việc tạo ra những sản phẩm đắt hơn nhưng lại không tốt bằng khiến các doanh nghiệp pin mặt trời Mỹ nếm quả đắng
 
Trung Quốc sáp nhập hai hãng công nghệ khổng lồ để đối phó Mỹ
Vụ sáp nhập này đánh dấu sự thúc đẩy quy mô lớn mới nhất của Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với Mỹ

Trung Quốc mới đây tiết lộ thông tin về việc sáp nhập hai công ty công nghệ lớn thuộc sở hữu nhà nước, trong bối cảnh chính phủ nước này đang tăng tốc hợp nhất các tập đoàn công nghệ lớn để có thể cạnh tranh tốt hơn với Mỹ và các đối thủ khác

Cụ thể, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC) hôm 23.6 cho biết đã phê duyệt việc hợp nhất Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (China Electronics Technology Group - CETG) và Tập đoàn Công nghiệp Thông tin Phủ Điền Trung Quốc (China Putian Information Industry Group), còn gọi là Potevio. Theo thỏa thuận Potevio sẽ trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của CETG. Một báo cáo truyền thông Trung Quốc đã mô tả động thái sáp nhập này như việc tạo ra một “tàu chiến công nghệ thông tin” hùng mạnh

Được biết, cả CETG và Potevio đều nằm trong số những công ty được coi là trung tâm của Trung Quốc, một tập hợp có ít hơn 100 doanh nghiệp cốt lõi của nhà nước do SASAC trực tiếp giám sát. Theo SASAC, tài sản của nhóm này đạt 69.100 tỉ nhân dân tệ ( khoảng 10.710 tỉ USD) vào cuối năm ngoái. CETG đứng thứ 381 trong danh sách Fortune 500 với doanh thu hằng năm là 32,9 tỉ USD. Con số này được dự kiến sẽ vượt qua 50 tỉ USD sau khi sáp nhập

Sáp nhập những gã khổng lồ công nghệ thành thực thể lớn hơn là một phần trong nỗ lực mới của Bắc Kinh nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp quan trọng, giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Bằng cách kết hợp CETG và Potevio, chính phủ đại lục đặt mục tiêu tập trung nhiều vốn hơn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

Theo Nikkei, CETG có mối quan hệ chặt chẽ với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Công ty này cung cấp sản phẩm cho tất cả nhu cầu công nghệ thông tin của quân đội, bao gồm radar, các thiết bị điện tử và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trong khi đó, điểm mạnh của Potevio nằm ở truyền thông không dây và bảo mật. Công ty cung cấp thiết bị viễn thông và chất bán dẫn cho các mạng chính phủ. Ngoài ra, Potevio cũng tham gia vào các lĩnh vực chiến lược khác, ví dụ cung cấp phần cứng và phần mềm cho các thành phố thông minh và dịch vụ sạc lại cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới. Theo thông tin trên trang web của CETG và Potevio, cả hai có tổng cộng 15 công ty giao dịch công khai, được niêm yết ở Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông

“Sau khi sáp nhập, các nguồn lực nghiên cứu và phát triển của hai công ty có thể được sử dụng hiệu quả hơn. Điều này cũng sẽ có lợi cho cả hai vì họ có thể tập trung vào việc tạo ra đột phá về công nghệ thiết yếu trong điện tử và công nghệ thông tin", Liu Xingguo, chuyên gia nghiên cứu tại China Enterprise Confederation, nói

Trong khi tìm cách kết hợp các công ty trong các lĩnh vực liên quan để tăng quy mô, SASAC còn đang theo đuổi việc sáp nhập để giảm tổng số tập đoàn mà cơ quan này kiểm soát, hợp lý hóa hoạt động trong trung và dài hạn. Tháng 2.2021, Tổng thư ký của SASAC Peng Huagang chia sẻ với các phóng viên đã có 12 cặp sáp nhập các công ty trung ương trong giai đoạn lập kế hoạch kinh tế 5 năm cuối cùng cho đến năm 2020. Trong cuộc họp báo tương tự tại Bắc Kinh, người đứng đầu SASAC Hao Peng tuyên bố việc tái tổ chức các doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ tiếp tục trong giai đoạn 5 năm mới bắt đầu vào năm nay, nhằm tạo ra nguồn lực “mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn” cho chính phủ và các công ty nhà nước
 
Last edited:
Tencent lập quỹ "thịnh vượng chung" 7,7 tỷ USD
Vài ngày trước đây, trong một cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và tài chính Trung ương Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời kêu gọi thiết lập một hệ thống mới vì mục tiêu "thịnh vượng chung" và "cho phép người giàu giúp đỡ những người khác cùng giàu lên" (trong tuyên bố ngày 18/8). Chỉ một ngày sau khi tuyên bố này được đưa ra, đã có một người khổng lồ công nghệ Trung Quốc đáp lời

Hôm qua, người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings cho biết họ đã tạo ra một quỹ trị giá 50 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 7,7 tỷ USD) để đáp lại lời kêu gọi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về mục tiêu "thịnh vượng chung"


Theo tuyên bố của Tencent, khoản quỹ khổng lồ này sẽ được sử dụng để thúc đẩy thu nhập của những người thu nhập thấp, cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, giúp phát triển kinh tế vùng nông thôn và hỗ trợ giáo dục cơ bản. Công ty hy vọng khoản quỹ này sẽ thúc đẩy "sự đổi mới trong các giá trị xã hội bền vững"

Trước đó, trong cuộc họp của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các lãnh đạo hàng đầu cho rằng nước này phải đặt mục tiêu "thịnh vượng chung" – nơi mọi người đều có cơ hội phát triển – làm mục tiêu chính cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước

Khoản quỹ 50 tỷ Nhân dân tệ chính là câu trả lời của Tencent cho những lời kêu gọi nói trên. Nó còn nhiều hơn lợi nhuận trong cả quý vừa qua của công ty. Trong quý từ tháng Ba đến tháng Sáu vừa qua, doanh thu của Tencent tăng 20% lên mức 138,3 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 21,3 tỷ USD) với lợi nhuận khoảng 42,6 tỷ Nhân dân tệ (hơn 6,5 tỷ USD) – tương đương lợi nhuận 500 triệu Nhân dân tệ mỗi ngày


Kết quả kinh doanh khả quan này đến bất chấp các biện pháp mới đây của chính phủ Trung Quốc nhằm siết chặt quản lý đối với lĩnh vực game – lĩnh vực đóng góp 1/3 doanh thu cho Tencent – đặc biệt đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên Tencent cho biết, doanh thu từ các game thủ dưới 16 tuổi chỉ chiếm 2,6% doanh thu mảng game nội địa

Từ khi các quy định mới của chính phủ Trung Quốc được áp dụng, Tencent là hãng tích cực nhất hợp tác với các cơ quan quản lý. Công ty đưa ra các giải pháp hạn chế người chơi trẻ tuổi như quét gương mặt để giới hạn thời gian chơi đối với một số thể loại game nhất định
 
Hành trình xưng bá công nghệ của Trung Quốc
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung ngày càng khốc liệt, khó lường. Dù thời gian diễn ra chưa dài nhưng đã có không ít quốc gia bị “mắc kẹt” với tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, thậm chí chịu tổn thất không hề nhẹ

Giấu mình chờ thời

Ngay khi tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình xác định khoa học và công nghệ là 1 trong 4 hiện đại hóa, yếu tố then chốt để đưa đất nước tới “thịnh vượng và quyền lực”

Lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải cách đột phá về thể chế khoa học và công nghệ, thực hiện chính sách “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài”. Họ làm mọi cách để tăng nhanh số lượng cá nhân ưu tú đến Mỹ và các nước phát triển học tập nhằm “bù đắp cho hàng thập kỷ mất mát” bởi cách mạng Văn hóa, nhanh chóng bắt kịp tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới


Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008, Trung Quốc đạt được bước tiến lớn nhưng vẫn chỉ được biết đến là “công xưởng thế giới”, quốc gia “đạo nhái”, bị xem thường là chỉ giỏi sao chép, “làm thuê” cho Mỹ và phương Tây

Nhưng ngay khi đó, Trung Quốc đã chớp thời cơ Mỹ và phương Tây loay hoay thoát khủng hoảng, tung ra chương trình Ngàn nhân tài đột phá nhằm chiêu mộ người Trung Quốc xuất chúng thành danh ở nước ngoài

Đích nhắm là Mỹ, để nhanh chóng có được công nghệ cao nhằm một mặt tự chủ, không phụ thuộc vào công nghệ cao của Mỹ và đồng minh, mặt khác, cạnh tranh với Mỹ và đồng minh ở tầm toàn cầu, nhất cử lưỡng tiện tăng sức mạnh cho mình trong khi làm suy yếu đối thủ

Bắt đầu từ đó, làn sóng nhân tài Hoa kiều dồn dập đổ về Trung Quốc, dòng kỹ sư và nhà khởi nghiệp trở về từ thung lũng Silicon đã góp phần tạo nên xu hướng phát triển bùng nổ của các công ty công nghệ cao

Nắm bắt thời cơ

Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, Trung Quốc thấy mình đã “đủ lông đủ cánh”, không cần “giấu mình chờ thời” nữa mà cần nắm bắt thời cơ tiến tới mục tiêu “giấc mộng Trung Hoa” vào năm 2049

Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là cơ hội hiếm có để Trung Quốc thay thế vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và vượt Mỹ về công nghệ cao. Bởi vậy, Trung Quốc hạ quyết tâm, dồn lực đột phá vào công nghệ cao, nhất là những công nghệ mới nổi

Trung Quốc tin rằng với việc phát huy các ưu thế vượt trội của mình, họ sẽ sớm thay thế vị trí lãnh đạo công nghệ toàn cầu của Mỹ với những lợi thế hơn Mỹ gồm

Thể chế chính trị tập trung quyền lực giúp Trung Quốc nhanh chóng huy động các nguồn lực nhà nước, xã hội và thị trường trong thực hiện các chính sách công nghiệp để đạt tham vọng công nghệ


Công nhân sản xuất tại một phân xưởng ở Quảng Châu, Trung Quốc

Trung Quốc hiểu rất rõ rằng để tạo nên sự bứt phá về công nghệ thì không thể phó mặc hoàn toàn cho khu vực tư nhân và thị trường mà cần có sự hỗ trợ đắc lực từ khu vực công và nhà nước, nhất là về cơ chế chính sách và đầu tư

Mỹ có năng lực đổi mới sáng tạo vượt trội nhưng lợi thế đó khó có thể phát huy nếu thiếu năng lực sản xuất. Sự phụ thuộc của Mỹ vào năng lực sản xuất của Trung Quốc, cùng với việc Trung Quốc có số lượng kỹ sư lớn và sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước mang lại những lợi thế cạnh tranh dài hạn cho Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng lớn trong thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, nhất là ở các công nghệ mới nổi như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn...

Ba đại kế

Ba đại kế chủ yếu được Trung Quốc thực hiện để phát huy các lợi thế nhằm “đi tắt đón đầu” để sớm thay thế vị trí lãnh đạo công nghệ toàn cầu của Mỹ

Kế hoạch đột phá 10 năm mang tên Made in China 2025 thực hiện từ năm 2015 nhằm tự chủ về công nghệ cao với 3 điểm nhấn. Đó là: Ưu tiên phát triển 10 ngành công nghệ cao; ưu tiên tạo nên 7 “ông vua nội địa” về công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới với sứ mệnh tiên phong tiến ra chiếm lĩnh thị trường toàn cầu; tăng cường mua quyền sở hữu trí tuệ để bắt kịp và vượt sức mạnh công nghệ của Mỹ

Khởi xướng Con đường tơ lụa kỹ thuật số năm 2015 nhằm nhân rộng mô hình kỹ thuật số ra toàn cầu, giúp Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về những công nghệ mới nổi và kỹ thuật số

Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035 ban hành cuối năm 2020 nhằm quốc tế hóa tiêu chuẩn quốc gia, thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đối với các công nghệ thế hệ tiếp theo

Thành quả và tiềm lực

Bất chấp những hoài nghi, Trung Quốc đã bứt phá thần tốc về công nghệ cao, nhanh chóng bắt kịp, thậm chí vượt Mỹ và tiên phong ở một số lĩnh vực

Trung Quốc sánh ngang với Mỹ và đồng minh ở những công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện. Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của họ được cho là ngang ngửa, có thể thay thế hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS của Mỹ, thậm chí còn được đánh giá là có độ chính xác hơn. Trung Quốc còn tiên phong đưa vệ tinh liên lạc lượng tử vào không gian và dẫn đầu thế giới về hệ thống vệ tinh 5G

Trung Quốc đã vượt Mỹ ở một số lĩnh vực, năm 2016, vượt Mỹ về số bài báo khoa học tự nhiên, năm 2019 vượt về số bằng sáng chế và số startup. Họ cũng đã vượt Mỹ về thanh toán di động, thương mại điện tử, nhận dạng khuôn mặt, công nghệ giám sát

Đặc biệt, Trung Quốc chiếm ưu thế hơn hẳn Mỹ về công nghệ 5G và kỹ thuật số. Họ bỏ xa Mỹ cả về quy mô, tốc độ phủ sóng 5G cũng như ứng dụng 5G trong sản xuất công nghiệp. Đến nay, Mỹ vẫn loay hoay thử nghiệm 5G trong sản xuất công nghiệp, Trung Quốc đã có hệ sinh thái 5G mạnh, doanh nghiệp đã vận hành 5G đầy đủ, cảng Hạ Môn tự động hóa hoàn toàn năm 2020 với mạng 5G

Thiết bị 5G Trung Quốc phổ dụng, chiếm hơn 40% thị phần toàn cầu, len sâu vào cả cơ sở hạ tầng viễn thông của các nước đồng minh của Mỹ. Trung Quốc còn đang dần lấp đầy các “khoảng trống” kỹ thuật số, “vùng ảnh hưởng độc quyền” với luật chơi của họ trải rộng khắp thế giới

Giờ đây, Trung Quốc đang trên hành trình vươn tới mục tiêu bá chủ công nghệ vào năm 2035 với nhiều thách thức to lớn nhưng tiềm lực không hề nhỏ. Đáp trả sự trừng phạt khốc liệt của Mỹ, họ đang quyết chạy đua phát triển chip tiên tiến, các công nghệ cốt lõi khác và các công nghệ mới nổi để trở thành "một siêu cường công nghệ tự lực cánh sinh” với bệ đỡ khá vững về kinh tế, nhân lực, nhân tài cùng khí thế và sự tự tin hơn bao giờ hết

Trung Quốc có 1,41 tỷ dân, thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD, mức tăng trưởng kinh tế cao, tổng nguồn lực huy động là cực lớn. Nước này có đội ngũ 1,87 triệu nhà nghiên cứu - lớn hơn Mỹ (1,43 triệu người), số tiến sĩ kỹ thuật và kỹ sư cũng nhiều hơn Mỹ. Trung Quốc còn có tầm nhìn dài hạn, chiến lược rất rõ ràng trong thu hút nhân tài toàn cầu, nhất là nhân tài Hoa kiều - chìa khóa phát triển công nghệ cao

Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình có quyết tâm và ý chí quyết đưa Trung Quốc lên đỉnh cao công nghệ toàn cầu, hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”
 
Kế sách soán ngôi bá chủ công nghệ của Trung Quốc
Trung Quốc chủ ý kết hợp quyền lực nhà nước với sức mạnh của thị trường trong nước nhằm nhanh chóng tạo ra các “ông vua” về công nghệ cao, làm bàn đạp tiến ra chiếm lĩnh toàn cầu

Hậu thuẫn các cánh chim đầu đàn

Kế hoạch Made in China 2025 thực hiện từ năm 2015 ưu tiên phát triển 7 cánh chim đầu đàn về công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới với nhiệm vụ xác định. Alibaba về thương mại điện tử, tài chính, điện tử và thanh toán điện tử. Tencent về trò chơi điện tử, thương mại điện tử, tài chính. Baidu về công cụ tìm kiếm trực tuyến, công nghệ viễn thông và các trò chơi trực tuyến

Huawei về công nghệ thông tin, công nghệ cao, phần mềm, điện thoại di động và chip điện tử. Xiaomi về phần cứng công nghệ thông tin, điện thoại di động. Byte Dance về mạng xã hội. ZTE về chip điện tử, chất bán dẫn, công nghệ số…

Để đạt mục tiêu trên, Trung Quốc dùng đủ chiêu thức, phổ biến là trợ cấp tài chính, tiếp cận nguồn đất đai giá rẻ, giảm thuế, gạt các đối thủ nước ngoài, điển hình như việc gạt Facebook, Google, YouTube ra khỏi thị trường Trung Quốc, cưỡng ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ để được tiếp cận thị trường, nới lỏng quy định cho các doanh nghiệp công nghệ cao Trung Quốc tự do phát triển…


Huawei nhanh chóng tiến ra chiếm lĩnh thị trường 5G toàn cầu

Việc này được các doanh nhân tầm cỡ, tham vọng và tài năng của Trung Quốc phát huy triệt để. Do vậy, những doanh nghiệp ưu tiên lớn nhanh như thổi, nhanh chóng trở thành các “ông vua nội địa” với sứ mệnh tiên phong tiến ra chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Điển hình là Huawei

Được thành lập năm 1987, năm 2001 Huawei bắt đầu tiến ra toàn cầu bằng việc lập công ty con tại Plano, Mỹ. Với sự hậu thuẫn của nhà nước, Huawei nhanh chóng vượt mặt các đối thủ lâu đời như Nokia và Ericsson, trở thành "nhà vô địch" trong cuộc đua 5G

Ngay cả năm 2020, dù bị Mỹ và đồng minh trừng phạt rất nặng nhưng với sự hậu thuẫn của nhà nước trong việc bố trí các dự án lớn ở thị trường nội địa, Huawei vẫn dẫn đầu về thị phần thiết bị 5G toàn cầu với 31,7%

Các cánh chim đầu đàn khác cũng gặt hái thành công lớn. Xiaomi thành lập năm 2010 nhưng đến năm 2019 đã đứng thứ 4 thế giới về sản xuất smartphone, năm 2020 vươn lên thứ 3, quý 2 năm nay đứng thứ 2. Alibaba thành lập năm 1999 và nhanh chóng trở thành “ông vua nội địa” về thương mại điện tử, thanh toán điện tử… Bytedance với mũi nhọn là mạng xã hội Tiktok đã thu hút được hơn 2 tỷ người trên thế giới theo dõi…

Xây dựng Con đường tơ lụa kỹ thuật số

Trung Quốc khởi xướng Con đường tơ lụa kỹ thuật số năm 2015 nhằm nhân rộng mô hình kỹ thuật số ra toàn cầu, lập “vùng ảnh hưởng độc quyền” với tiêu chuẩn, quy tắc và luật chơi của họ

Dưới sự dẫn dắt và hoạt động tích cực của các gã công nghệ khổng lồ, nước này đang dần lấp đầy các “khoảng trống” kỹ thuật số rộng khắp thế giới, trải dài 3 châu lục Á - Âu - Phi, trong đó trọng tâm là Đông Nam Á, Trung Á, Trung Âu, Đông Âu và Đông Phi, tập trung vào các nước đang phát triển nhưng cũng gồm cả nước phát triển


Gian trưng bày điện thoại và máy tính bảng tại đại hội thế giới di động ở Thượng Hải, Trung Quốc

Trung Quốc đã xây dựng hơn 30 tuyến cáp quang đất liền xuyên biên giới và hơn 10 tuyến cáp ngầm dưới biển quốc tế, đi đầu trong phát triển thành phố thông minh ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm ở Trung Á và Nga, châu Phi, Trung Đông… Họ còn vươn tới cả lĩnh vực không gian

Thương mại điện tử cũng được xúc tiến mạnh mẽ, Trung Quốc ký kết hợp tác xây dựng thương mại điện tử với 19 nước ở khu vực Á - Âu - Phi tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc dễ dàng thay thế Nokia, Ericsson ở Ethiopia, Nigeria, Séc, Pakistan, Mông Cổ…

Đến nay, Trung Quốc dần lấp đầy các “khoảng trống” kỹ thuật số rộng khắp thế giới, đã phần nào lập được “vùng ảnh hưởng độc quyền”, nắm trong tay hệ thống cáp quang, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, các trung tâm dữ liệu, nền tảng ứng dụng thương mại. Nước này dễ dàng kiểm soát và tạo ảnh hưởng đối với các đối tác, giám sát dòng trao đổi thông tin trên Internet, từ hệ thống cáp quang, truy cập các kho dữ liệu địa phương…

Con đường tơ lụa kỹ thuật số là cách Trung Quốc tái cấu trúc trật tự quốc tế theo lợi ích và ý thức hệ của họ

Thiết lập tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu

Trung Quốc ý thức rất rõ rằng "ai thiết lập tiêu chuẩn sẽ giành được cả thế giới”. Năm 2020, nước này ban hành Kế hoạch tiêu chuẩn Trung Quốc 2035 đưa ra đường hướng và kế hoạch chi tiết 15 năm để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ công nghệ tiếp theo, tập trung vào các công nghệ mới nổi như công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn...

Con đường tơ lụa kỹ thuật số khởi xướng năm 2015 là một kênh quan trọng để Trung Quốc quốc tế hóa tiêu chuẩn công nghệ, công nghiệp quốc gia. Một phương thức phổ biến là các viện trợ và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đều có ràng buộc mua công nghệ của công ty đại lục, trực tiếp tích hợp hệ thống theo chuẩn công nghệ của Trung Quốc vào các quốc gia tiếp nhận viện trợ

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của ở các diễn đàn quốc tế then chốt về thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và quản trị

Các gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc với vị thế đi đầu và ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu về các công nghệ mới nổi tạo thuận lợi lớn trong thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu

Gần đây, Trung Quốc cũng đã đề xuất những sửa đổi sâu rộng đối với Internet thông qua giao thức Internet mới; thúc đẩy nghị trình về lĩnh vực thành phố thông minh và không gian….

Tóm lại, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng và có tham vọng lớn trong thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, nhất là ở các công nghệ mới nổi. Dẫu vậy, để với tới ngôi vị bá chủ, Trung Quốc còn một chặng đường dài phía trước với nhiều chông gai

Nền công nghệ Trung Quốc có gót chân Achilles không dễ khắc phục một sớm một chiều, phụ thuộc vào Mỹ và đồng minh về công nghệ cốt lõi. Chưa kể, các nước rất cảnh giác với công nghệ Trung Quốc
 
Tham vọng thống trị công nghệ toàn cầu của Trung Quốc
Trung Quốc muốn tạo ra các khối ảnh hưởng, mỗi khối tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt điều chỉnh các công nghệ quan trọng và mới nổi của thế giới

cong-nghe-trung-quocbriefing-1634136662535.jpg

Trung Quốc đã đạt được những bước tiến về công nghệ trong các thập niên gần đây
"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035"

Theo Diplomat, sự suy giảm vai trò thống trị của phương Tây trong lĩnh vực tiêu chuẩn đã tạo cơ hội cho Trung Quốc có vai trò lớn hơn trong việc hoàn thiện và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ

Trung Quốc đã âm thầm tăng cường năng lực kỹ thuật và công nghệ trong suốt hai thập niên qua. Khu vực công nghệ tư nhân trong nước của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi nhà nước, đã đạt được sức mạnh lớn trên trường quốc tế. Giờ đây, Trung Quốc dường như đóng một vai trò năng nổ trong việc ủng hộ các tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu và một cơ chế quản trị toàn cầu để thâu tóm các công nghệ mới nổi

Bằng cách đó, Bắc Kinh hy vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và tạo ảnh hưởng địa chính trị toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, cần phải cải tổ lại cơ chế khung quản trị công nghệ quốc tế để phá bỏ quyền bá chủ của phương Tây, như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng "một hoặc một vài quốc gia không thể áp đặt các quy tắc toàn cầu"

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng quá trình thiết lập tiêu chuẩn là dấu hiệu trỗi dậy của một cường quốc công nghệ hàng đầu. Ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị gia tăng là cốt lõi trong việc Trung Quốc theo đuổi để thống trị giai đoạn tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó, việc giải quyết các lỗ hổng và sự mất hiệu lực trong khuôn khổ quản trị hiện tại bằng cách điều chỉnh quy trình thiết lập tiêu chuẩn để có lợi cho nhà nước cũng là một mục tiêu quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc

Một dự án do nhà nước điều hành nhằm tìm hiểu các sắc thái đằng sau việc thiết lập tiêu chuẩn và hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chuyên về công nghệ đã giúp nhà nước Trung Quốc và các công ty tư nhân của họ có được chỗ đứng trong quá trình này. Với tất cả những điều đó, dự án "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" đã được ban lãnh đạo Trung Quốc lập ra, vì họ thấy giá trị kinh tế và chính trị to lớn để hiện thực tham vọng trở thành cường quốc trong tương lai

Một động lực chính thúc đẩy Trung Quốc tham gia vào quá trình tiêu chuẩn là việc các nước đang phát triển hiện phải hoạt động dưới sự bảo trợ của các quy tắc và quy định của phương Tây về công nghệ. Ví dụ, trong lĩnh vực viễn thông, người Trung Quốc đã phải trả một khoản tiền lớn để có được giấy phép bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mạng do các nhà sản xuất phần cứng lớn như Qualcomm và Cisco phát triển. Điều này khiến ngành viễn thông Trung Quốc gặp bất lợi. Nhưng với việc cấp phép bằng sáng chế của Huawei liên quan đến công nghệ 5G, khu vực tư nhân cũng như nhà nước đã nhận được những lợi ích kinh tế to lớn bằng cách kiếm tiền từ các bằng sáng chế của công nghệ nói trên

Mục tiêu chính của dự án

Với sự chuyển đổi của nền kinh tế, người Trung Quốc hướng đến sự đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và thúc đẩy các quy trình sản xuất. Trong số các mục tiêu chính của quá trình này là giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài bằng cách phát triển năng lực của chính họ. Nhà nước Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước với hy vọng Trung Quốc kiểm soát khuôn khổ quản lý. Điều này có thể thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của quốc gia và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

Về cơ hội kinh tế đối với Trung Quốc, việc thiết lập một tiêu chuẩn quốc tế do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ giúp ngành công nghệ trong nước phát triển với tốc độ nhanh và tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường quốc tế. Khả năng tương tác giữa các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc với các sản phẩm và dịch vụ của phương Tây sẽ có một tiêu chuẩn chung giúp Trung Quốc cải thiện lượng hàng xuất khẩu

"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" là một trong những dự án hàng đầu của quốc gia trong thập kỷ tới. Trong khi "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" nhằm mục đích tăng sản lượng sản xuất của Trung Quốc và củng cố vị trí của nước này trong chuỗi cung ứng toàn cầu về các công nghệ quan trọng, dự án "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" nhằm mục đích kiểm soát khuôn khổ quản lý đối với việc sử dụng các công nghệ nói trên. Tác động và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ có thể giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu phát triển và kiểm soát việc sử dụng bất kỳ công nghệ chiến lược nào trong tương lai

Tham vọng làm chủ công nghệ

"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" nhằm mục đích bao gồm các tiêu chuẩn không chỉ liên quan đến các công nghệ quan trọng, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp và chế tạo. Dự án xem xét cách Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn tương lai liên quan đến các công nghệ quan trọng và đưa ra các đề xuất của Trung Quốc về việc tạo ra một tiêu chuẩn khác hay không

"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" có mục tiêu giúp Trung Quốc tạo ra khối công nghệ của riêng mình bằng cách xuất khẩu thông qua các hiệp định xuyên biên giới. Việc thay thế một tiêu chuẩn hiện có, được thực hiện bằng một biến thể trong khu vực có thể tạo ra những khe nứt trong lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra các tiêu chuẩn hợp lý hơn và dễ áp dụng hơn cho các đồng minh, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển mà Bắc Kinh có các khoản đầu tư đáng kể. Điều này có khả năng làm tăng đòn bẩy mà Trung Quốc có được khi ủng hộ một trong những tiêu chuẩn của mình được chọn làm tiêu chuẩn công nghệ quốc tế tiếp theo. Những tiêu chuẩn này đóng vai trò là "vũ khí" của Bắc Kinh để cuối cùng thay thế phương Tây trong cuộc chiến công nghệ có lợi nhuận cao trong tương lai

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), cùng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn, cũng đã đóng vai trò xuất khẩu các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc cho tất cả các đồng minh của họ. Việc phô trương sức mạnh kinh tế và ưu thế công nghệ của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, với việc Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện trong các tổ chức phát triển tiêu chuẩn và các diễn đàn quốc tế khác chịu trách nhiệm hoàn thiện các tiêu chuẩn công nghệ. Điều này đã giúp Trung Quốc có được chỗ đứng trong hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn và đảm bảo rằng các vị trí cấp cao trong các tổ chức này đều nằm dưới ảnh hưởng của ban lãnh đạo Trung Quốc

Trung Quốc hiện có ảnh hưởng kinh tế và ý chí chính trị để ảnh hưởng đến quá trình thiết lập tiêu chuẩn ở trường quốc tế. Nhưng chế độ tập trung ngày càng tăng của Trung Quốc đã tạo ra một
môi trường công nghệ có tính hạn chế cao. Ví dụ những chính sách không được lòng dân như đối với các hoạt động internet của công dân và việc sử dụng một số công nghệ nhất định. Những vấn đề khác của Trung Quốc đã làm giảm uy tín của một khuôn khổ quản trị công nghệ toàn cầu nên thiếu sự ủng hộ của dân chúng. Để dự án tiêu chuẩn đầy tham vọng của Trung Quốc thành hiện thực, các "hòn đá tảng" đó cần được dọn sạch dứt điểm

Vẫn còn nghi ngờ về việc liệu một khuôn khổ quản trị công nghệ do Trung Quốc hỗ trợ có được chấp nhận trên toàn cầu hay không, đặc biệt là ở phương Tây. Cũng có câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có thay đổi lập trường về cách nhà nước của họ quản lý và điều tiết việc sử dụng một số công nghệ nhất định? Điều này khiến cho việc xác định mức độ mà địa chính trị có thể đóng một vai trò trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn cho các công nghệ mới nổi trở nên khó khăn hơn. Nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc sẽ cố gắng tác động đến quy trình tiêu chuẩn tại các diễn đàn quốc tế để cuối cùng họ có thể kiểm soát việc sử dụng các công nghệ chiến lược cụ thể

Các chính phủ trên toàn cầu phải nhận ra vai trò của các công nghệ mới nổi và ảnh hưởng mà chúng sẽ mang lại trong tương lai. Các quốc gia lão luyện về công nghệ như Ấn Độ và Israel, những nước đóng góp lớn nhất cho hệ sinh thái công nghệ toàn cầu, vẫn là những bên tham gia khi nói đến việc sử dụng ảnh hưởng trong các tiêu chuẩn công nghệ. Thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ và chính sách đối ngoại phải là một trong những ưu tiên của tất cả các quốc gia có kỹ thuật tiên tiến

Toàn bộ quá trình thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một bài tập kỹ thuật thuần túy. Mặc dù thiết lập tiêu chuẩn từ lâu đã được coi là một quá trình lành mạnh, nhưng sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đã khiến toàn bộ quá trình này trở nên quan trọng đối với cả các nhà hoạch định chính sách và các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Tuy nhiên, việc thiết lập tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được định hướng về mặt chính trị dù có hoặc không có sự tham gia của người Trung Quốc. Do đó, nhu cầu hiểu và đánh giá các tác động địa chính trị của các tiêu chuẩn này có thể giúp các quốc gia đưa ra các quyết định hợp lý liên quan đến các công nghệ mới nổi
 
Kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP Trung Quốc

photo1658732893432-1658732893515485700224.jpg

Sau 2 ngày diễn ra, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc về kỹ thuật số lần thứ 5 tại tỉnh Phúc Kiến đã kết thúc ngày 24/7

Đây là cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh sự đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số. Hiện nay, kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP của nền kinh tế số 2 thế giới

Theo số liệu từ Cục Quản lý Không gian mạng Quốc gia, năm 2021, sản lượng dữ liệu của Trung Quốc chiếm 9,9% tổng sản lượng toàn cầu, đứng thứ 2 trên thế giới

Được thúc đẩy bởi băng thông rộng, 5G và Internet công nghiệp, trong 5 năm gần đây, chỉ giao dịch thương mại điện tử đã tăng từ 4.300 tỷ USD lên 6.220 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 16%

Chính quyền các tỉnh thành cũng như các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi tham gia để thúc đẩy đổi mới, chuyển đổi nhanh công nghệ, hạ tầng kỹ thuật số. Số hóa giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, giúp chính quyền quản lý xã hội khoa học

Theo chuyên gia, trước đây nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng trực tuyến như thương mại điện tử, nhưng gần gây số hóa ngành đã đóng một vai trò quan trọng hơn. Số hóa ngành công nghiệp chiếm hơn 80% nền kinh tế kỹ thuật số

Đến giữa năm 2022 Trung Quốc đã xây dựng 1.850.000 trạm 5G gốc, chiếm hơn 2/3 tổng số trạm toàn thế giới, với 450 triệu người dùng 5G

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có lợi thế trong 5G vì có một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cơ sở người dùng đang phát triển mạnh mẽ. Sự đầu tư bài bản của chính phủ đã hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, nâng cao cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên trường quốc tế
 
Trung Quốc đặt công nghệ cao lên hàng đầu trong tất cả các chính sách kinh tế
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra các mục tiêu phát triển tổng thể của Trung Quốc cho năm 2035 trong bài phát biểu của mình vào Chủ nhật trong lễ khai mạc Đại hội đảng lần thứ 20

Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc đã xây dựng các mục tiêu phát triển của mình cho năm 2035, chú trọng nhiều hơn đến sự tự cường về công nghệ, an ninh quốc gia và phát triển nông thôn, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đang đặt “ưu tiên công nghệ cao lên hàng đầu trong tất cả các chính sách kinh tế.”
Được biết, mục tiêu này được công bố tại lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 diễn ra vào thời điểm Trung Quốc bị Hoa Kỳ kìm chân trong lĩnh vực công nghệ và các xung đột địa chính trị như Nga với Ukraine

Bài phát biểu của ông Tập tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc sẽ “tăng cường đáng kể sức mạnh kinh tế, khả năng khoa học và công nghệ, và sức mạnh tổng hợp của quốc gia; tăng trưởng cơ bản [tổng sản phẩm quốc nội] bình quân đầu người ngang bằng với một quốc gia đã phát triển”

Báo cáo nói thêm rằng Trung Quốc cũng sẽ tìm cách “gia nhập hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất thế giới, với khả năng tự lực cùng sức mạnh to lớn về khoa học và công nghệ”

Các mục tiêu phát triển năm 2035 là một trong hai bước để Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại

“Trung Quốc đang ưu tiên công nghệ cao lên hàng đầu trong tất cả các chính sách kinh tế, đáp trả lại cuộc chiến công nghệ do Đạo luật Khoa học và Chip của Mỹ áp đặt”, nhà kinh tế trưởng ING, Greater China, Iris Pang, cho biết

Ông Tập nói rằng Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ những "nhà sáng tạo của thế giới" khi chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của quốc gia này tăng gần gấp ba lần trong thập kỷ qua, lên 2,8 nghìn tỉ nhân dân tệ (390 tỉ USD) vào năm ngoái. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, Mỹ đã chi 708 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020

Trung Quốc đã tăng một bậc lên vị trí thứ 11 trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu trong năm nay, do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới tổng hợp vào tháng trước

Ông Tập cũng đề cập đến những đột phá trong một số công nghệ cốt lõi của thập kỷ qua, đặc biệt nêu bật những tiến bộ trong các hoạt động khám phá vũ trụ, thám hiểm không gian, siêu máy tính, định vị vệ tinh, thông tin lượng tử và chế tạo máy bay cỡ lớn

Bắc Kinh đưa ra chiến lược lưu thông kép, cam kết đạt được sự cân bằng giữa phát triển và an ninh trong bối cảnh quan hệ với các nước phương Tây ngày càng xấu đi, nền kinh tế toàn cầu phục hồi yếu ớt và tác động tiêu cực từ các hạn chế của Hoa Kỳ

Chính quyền Tổng thống Biden mô tả Trung Quốc là "thách thức địa chính trị để lại hậu quả lớn nhất" trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, cho thấy nỗ lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ để kiềm chế quá trình tiến bộ công nghệ Trung Quốc

Theo SCMP, Bắc Kinh có thể sử dụng các chính sách ưu đãi về thuế đối với các tập đoàn và công ty được nhà nước hậu thuẫn để khuyến khích nghiên cứu công nghệ cao

Bắc Kinh cũng tuyên bố “củng cố toàn diện hệ thống an ninh quốc gia và năng lực an ninh quốc gia” nhằm hoàn thành quá trình hiện đại hóa cơ bản của quốc phòng và lực lượng vũ trang

Bắc Kinh có kế hoạch tăng chất lượng sống của người dân ở các vùng nông thôn vào năm 2035

Báo cáo từ Eurasia Group có trụ sở tại Mỹ cho biết: “Việc tập trung nhiều hơn vào khoa học và giáo dục cho thấy ông Tập đang đặt cược vào sự đổi mới như một giải pháp cho triển vọng tăng trưởng mờ nhạt của Trung Quốc và sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây”

"Việc nhấn mạnh vào an ninh quốc gia phản ánh việc ông Tập nâng cao an ninh như một bổ sung cần thiết cho sự phát triển trải dài trên nhiều lĩnh vực chính sách, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường"
 
Trung Quốc thành lập trung tâm đào tạo 500.000 chuyên gia blockchain


Trung Quốc đặt mục tiêu đào tạo 500.000 chuyên gia về công nghệ chuỗi khối (blockchain) sau khi ra mắt một trung tâm nghiên cứu blockchain quốc gia hồi tuần trước, theo hãng tin Tân Hoa xã. Động thái này diễn ra khi Bắc Kinh xem blockchain là công nghệ nằm ở vị trí trung tâm của nền kinh tế số dù vẫn cấm giao dịch các đồng tiền ảo, vốn cũng vận hành dựa vào công nghệ này


Blockchain.jpg

Trung Quốc xem blockchain là công nghệ nằm ở vị trí trung tâm của nền kinh tế số

Trung tâm sáng tạo công nghệ blockchain quốc gia (NBTIC), có trụ sở ở Bắc Kinh, chính thức hoạt động vào ngày 10-5. Trung tâm này được Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc phê duyệt. NBTIC sẽ làm làm việc với các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty để đào tạo 500.000 chuyên gia blockchain và hỗ trợ nền kinh tế số của Trung Quốc

NBTIC cũng hướng đến mục tiêu thiết lập một mạng blockchain cấp quốc gia để kết nối các blockchain hiện có ở Trung Quốc, theo Tân Hoa xã

Học viện Điện toán biên và blockchain Bắc Kinh là đơn vị điều hành trung tâm. Học viện này đã phát triển nền tảng blockchain mã nguồn mở trong nước đầu tiên có tên gọi ChainMaker, hay còn là là Chuỗi Trường An (Chang’An Chain)

Hồi tháng 1, chính quyền Bắc Kinh đã nhập thông tin từ hơn 80 cơ quan vào Chuỗi Trường An để “cải thiện hiệu quả an ninh trật tự của các vấn đề chính quyền và dữ liệu xã hội”

Động thái ra mắt trung tâm NBTIC là bước phát triển mới nhất trong kế hoạch của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng blockchain trong các ngành công nghiệp

Giao dịch tiền ảo bị nghiêm cấm ở Trung Quốc đại lục, trong khi các mã thông báo không thể thay thế (NFT) được phép giao dịch dưới danh nghĩa vật phẩm “sưu tầm kỹ thuật số”, với điều kiện chúng chỉ được mua bằng nhân dân tệ và không được bán lại để kiếm lời

Phát triển blockchain đã trở thành một trọng tâm của chính phủ Trung Quốc sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tán thành công nghệ này vào năm 2019. Ông đã nhấn mạnh vai trò của blockchain trong việc thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, giúp giảm chi phí hoạt động, cải thiện tính hiệu quả hợp tác cũng như xây dựng một hệ thống đáng tin cậy. Năm 2021, Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành kế hoạch 5 năm xác định blockchain là một trong bảy lĩnh vực phát triển chính của nền kinh tế số Trung Quốc

Hồi tháng 9 năm ngoái, một quan chức của Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết Trung Quốc chiếm 84% lượng đơn cấp bản quyền sáng chế cho các công nghệ liên quan đến blockchain trên toàn cầu. Vị quan chức này nói rằng blochain đang tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế, các dịch vụ trong đời sống người dân, các thành phố thông minh. Trong khi đó, thành phố Hồng Kông theo đuổi mục tiêu phát triển thế hệ web thứ 3 (Web3) phi tập trung để thay thế cho thế hệ Web 2.0 hiện nay, vận hành dựa trên hệ thống máy chủ tập trung

Hồng Kông, được quản lý theo chế độ “một quốc gia, hai hệ thống”, gần đây tìm cách trở thành một trung tâm tài sản ảo với các quy định xem tiền ảo là một loại tài sản mới. Đầu năm nay, chính quyền Hồng Kông đã phân bổ 50 triệu đô la Hồng Kông (6,4 triệu đô la Mỹ) để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Web3 và thành lập một nhóm chuyên trách về tài sản ảo do giám đốc tài chính của thành phố lãnh đạo

Theo kế hoạch cấp phép bắt buộc mới đối với các sàn giao dịch tiền ảo có hiệu lực vào ngày 1-6 tới, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ được phép giao dịch tiền ảo có vốn hóa thị trường lớn như bitcoin (BTC) và ether (ETH)

Các động thái trên đã tạo ra niềm lạc quan rằng Hồng Kông có thể trở thành trung tâm ngành công nghiệp tiền ảo của Trung Quốc. Các sàn giao dịch có quan hệ với Trung Quốc đại lục như OKX và Huobi đã công bố kế hoạch xin giấy phép hoạt động tại thành phố này

Một số chi nhánh Hồng Kông của các ngân hàng ở Trung Quốc đại lục cũng đã cung cấp dịch vụ cho các khách hàng tiền ảo. Cuối tháng trước, Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HKMA) ra chỉ thị yêu cầu các ngân hàng địa phương hỗ trợ “nhu cầu hợp pháp về tài khoản ngân hàng” của các doanh nghiệp tài sản ảo đã được cấp phép hoạt động

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng lập trường chính thức của Bắc Kinh về tiền ảo không thay đổi, bất chấp sự phát triển tài sản ảo ở Hồng Kông và nỗ lực thúc đẩy blockchain

Zhou Chenggang, CEO của CPIC Investment Management Hong Kong, một công ty con của hãng bảo hiểm China Pacific Insurance (CPI), cho biết chính sách của Hồng Kông và Trung Quốc đại lục về tiền ảo là tách biệt nhau và không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ thay đổi

Hồi tháng 4, CPIC đã mở hai quỹ liên quan đến blockchain và Web3 nhắm mục tiêu đến các nhà đầu tư tổ chức và giàu có. Tuy nhiên, những quỹ này không phục vụ các nhà đầu tư đại lục và không phải là dấu hiệu cho thấy quy định của Trung Quốc đang thay đổi, Chenggang nói
 
Top