What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Chính Trị

LOBBY.VN

Administrator
Mỹ và thế cờ vây Trung Quốc
Trung Quốc là đại kỳ thủ chơi cờ vây cả thực tế lẫn trên bàn cờ. Nhưng giờ đây Mỹ đang ứng dụng Cờ Vây để bao vây Trung Quốc tứ bề

Cuộc đối đầu chiến lược Mỹ- Trung vừa đem lại thách thức, lẫn cơ hội đối với các quốc gia có liên quan, trong đó có Việt Nam

“Thập diện mai phục”

Tưởng chừng khi thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1 hình thành, xung đột Mỹ- Trung sẽ lắng xuống. Thế nhưng, Mỹ lại tung ra “lá bài” tiếp theo tấn công vào ngành công nghệ Trung Quốc với lý do ngăn chặn đánh cắp sở hữu trí tuệ

Tại sao Mỹ chọn lĩnh vực công nghệ để nã phát súng thứ hai ? Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho rằng, khoa học kỹ thuật sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Và sự hơn thua nhau của các thể chế chính là “năng suất lao động”. Kìm hãm năng suất lao động của Trung Quốc sẽ triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế này

Chưa dừng lại ở đó, Mỹ cùng đồng minh đồng thời phát động cuộc chiến tranh giành địa bàn địa chính trị tại Biển Đông. Lý do đầu tiên là khóa cửa ngõ ra biển của Trung Quốc; cuối cùng là lợi ích kinh tế khổng lồ tại vùng biển này

Về chính trị, người Mỹ cũng đặt ra vấn đề thể chế, thị trường minh bạch, tính chất bảo hộ của nền kinh tế Trung Quốc. Bằng cách ủng hộ Đài Loan, lên tiếng về vấn đề Hồng Kông, Washington đã nhúng tay vào toàn bộ các chiến lược mà Trung Quốc theo đuổi

Kết quả là những chương trình mang tham vọng lớn của Trung Quốc như “Vành đai và Con đường”, “Made in China 2025”, “trỗi dậy hòa bình”, “mục tiêu 100 năm”… bị đình trệ

Cơ hội cho Việt Nam

Mặc dù nhiều vấn đề được bàn luận, nhưng chung quy lại, thái độ của Mỹ tại Biển Đông nói riêng và công cuộc chống Trung Quốc nói chung đã tạo ra cơ hội cho Việt Nam có thể lấy lại chủ quyền; bứt phá kinh tế

Thương mại Việt- Trung mất cân bằng nghiêm trọng, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn từ 22 tỷ USD năm 2018 lên 32 tỷ USD năm 2019

Tình trạng này có thể coi là bình thường trong bối cảnh trật tự thương mại ổn định. Nhưng từ khi thương chiến Mỹ-Trung nổ ra, hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đội lốt xuất xứ để né thuế. Điều này một mặt gây sức ép cho doanh nghiệp nội, mặt khác Việt Nam dễ bị “vạ lây” từ phía Mỹ

Nhân cơ hội này, Việt Nam nên đề nghị Trung Quốc đàm phán lại khung pháp lý thương mại, theo hướng giảm nhập siêu, cần sự nghiêm túc của Trung Quốc đối với thương nhân nước này có hành vi buôn gian bán lận ở nước ta, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

Phụ tá Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, ông David Stilwell đã nêu đích danh Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) thuộc sở hữu Nhà nước, đã giúp phát triển nhiều hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, và Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đặt một giàn khoan lớn trong vùng biển tranh chấp cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Rất có thể bước đi tiếp theo của Washington là liệt những doanh nghiệp vào danh sách trừng phạt. Việc bảo vệ thành công các mỏ dầu trên Biển Đông, hợp tác khai thác trên nguyên tắc “win-win” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay

Nếu tham gia vào chuỗi giá trị mới, Việt Nam có thể hưởng được rất nhiều ưu đãi từ đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, thị thực lao động..., qua đó giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc


Lĩnh hội được Cờ Vây sẽ cho phép kỳ thủ

- Hãy xây dựng tổ chức của bạn như một quần đảo, chứ không phải một hòn đảo

- Biết từ bỏ cái đã mất và giữ thế chủ động…

- Hình dung sự phức tạp một cách đơn giản

- Nhìn xa, đặt cột mốc và hiện diện ở mọi nơi

- Cùng tồn tại với những lực lượng đối lập

- Tạo liên kết và xây dựng những vùng lãnh thổ ảnh hưởng

- Nhất quán và chặt chẽ trong hành động

- Trong mọi hoàn cảnh, giữ gìn những cửa sổ tự do(mức độ tự do) của bạn

- Phát triển khả năng chinh phục

- Biết sử dụng chiến lược mở rộng cũng như chiến lược kiềm hãm...

Trương Khắc Trà
 
Last edited:
Cờ Vây - Chiến lược của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh
Người Trung Quốc yêu thích và rất sành sỏi với môn cờ vây. Đó là trò chơi ở dạng chiến lược, trong đó mục tiêu là bao vây được nhiều lãnh thổ hơn đối thủ. Bao trùm một ván cờ vây là triết lý “không đánh mà thắng” trong binh pháp Tôn Tử

Giờ đây, với tham vọng muốn trở thành nền kinh tế trung tâm của thế giới và cô lập Mỹ, Trung Quốc đang chơi một ván cờ vây mang tầm cỡ thế giới. Những quân cờ của Trung Quốc giờ đây đã nằm ở châu Mỹ Latinh, sân sau của Mỹ

Tách cà phê đắng mang tên El Salvador

Trong một ngày ngập tràn nắng của tháng 7 năm nay, một phái đoàn thương mại của Đài Loan đã được mời đến Hiệp hội Cà phê El Salvador để thưởng thức những tách cà phê, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của đất nước Trung Mỹ này. Từ nhiều năm nay, Đài Loan là một trong những khách hàng quan trọng đối với cà phê El Salvador, đứng thứ 6 trong năm 2017 theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ

Một tháng sau, các vị khách Đài Loan mới thấm thía được vị đắng của cốc cà phê đã uống vào dịp đó khi El Salvador tuyên bố hủy quan hệ ngoại giao với Đài Loan để thắt chặt hơn nữa quan hệ đang ngày càng nồng ấm với Trung Quốc. Không lâu sau đó, hãng thông tấn nhà nước Xinhua của Trung Quốc đã tuyên bố rằng chiến lược “ngoại giao cà phê” của Trung Quốc đã được khởi động

Theo một bài báo ra ngày 10-9, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê El Salvador đã khẳng định rằng, giao thương giữa Salvador và Trung Quốc đã được nối lại và cà phê sẽ đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu

Với quyết định trên, El Salvador nằm trong số những nước trong thời gian gần đây đã đi đến quyết định rằng những khoản đầu tư của Trung Quốc là quan trọng hơn rất nhiều so với mối quan hệ đồng minh với Đài Loan. Khoản đầu tư mà Trung Quốc đang hứa hẹn với họ, chính là số tiền để hiện đại hóa cảng biển tại La Union

Theo ông Richard Bush, chuyên gia về Đài Loan của Học viện Brooking có trụ sở ở Washington thì số tiền mà Trung Quốc hứa hẹn đầu tư cho những nước này lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà Đài Loan và cả Mỹ có thể hỗ trợ đồng thời

Năm 2017, sau khi Panama cắt đứt quan hệ với Đài Loan, Mỹ hầu như không có phản ứng gì, dẫu rằng có những mối đe dọa hiển nhiên về phương diện địa - chính trị khi mà Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đối với Panama và kênh đào Panama, huyết mạch của thương mại quốc tế. Tiếp đó, Burkina Faso và Cộng hòa Dominique cũng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan mà không gây ồn ào gì đáng kể

Nhưng, lần này, quyết định của El Salvador như giọt nước làm tràn ly. Nước Mỹ lên cơn thịnh nộ và Nhà Trắng đưa ra tuyên bố với những lời lẽ rất cứng rắn: “Việc chấp nhận sự can thiệp của Trung Quốc vào đường lối đối ngoại của một đất nước nằm ở Tây bán cầu hiển nhiên làm nước Mỹ cảm thấy lo lắng và sẽ làm thay đổi những nền tảng trong mối quan hệ của chúng tôi với El Sanvador”

Trên thực tế, sau đó, Mỹ cũng không đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể nào nhưng những lời công kích gay gắt hướng về El Salvador cho thấy Mỹ đánh giá rằng những nỗ lực của Trung quốc nhằm cô lập Đài Loan và kết nạp thêm những đồng minh mới ở Tây bán cầu - “sân sau” của Mỹ - là một mối đe dọa thực sự



4587a447-a3c7-4622-80f5-3aae785b4570.jpg

Tàu chở hàng COSCO của Trung Quốc đi vào kênh đào Panama sau khi được mở rộng bằng vốn vay của Trung Quốc

Ván cờ vây mang tầm quốc tế

Việc Trung Quốc thành công khi gây áp lực khiến El Salvador quay lưng lại với Đài Loan để hướng về phía mình đã đẩy Mỹ lún sâu hơn vào một cuộc chơi chiến lược về địa- chính trị. Giống như trong một ván cờ vây, Trung Quốc liên tục tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở mọi ngóc ngách của thế giới. Các nước châu Mỹ Latinh giờ đây cũng không nằm ngoài cuộc chơi này

Từ khi ông Donald Trump lên nhậm chức, nước Mỹ đã ra tuyên bố về một chiến lược ưu tiên cho các quyền lợi của Mỹ, giảm dần các chi tiêu ở nước ngoài, kể cả những khoản tiền hỗ trợ hay đầu tư. Oriana Skylar Mastro, một nhà nghiên cứu tại American Entreprise Institute - viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington nhận định rằng: “Học thuyết yêu nước của ông Trump đã gián tiếp làm giảm đi cái gọi là sức mạnh Mỹ. Nước Mỹ trở nên kém thu hút với các đồng minh và các đối tác tiềm năng”

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã có những sự thay đổi về phía Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump dường như đang kín đáo móc hầu bao. Tháng 10 vừa qua, Mỹ đã lên kế hoạch lập một quỹ đầu tư 60 tỷ đô la dành cho các dự án phát triển ngang tầm với các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng và giao thông trong sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” của Trung Quốc

Mỹ cũng quyết định đầu tư 113 triệu đô la vào nền kinh tế số, cơ sở hạ tầng và năng lượng trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Dẫu ông Trump đã từng mạnh miệng tuyên bố rằng “nước Mỹ có thể vẫn sống tốt mà không cần tới bất cứ thỏa thuận thương mại nào” nhưng Mỹ vẫn tìm cách để đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với Mexico và Canada, “cài cắm” trong hiệp định này một điều khoản ngăn cấm các nước này ký những hiệp định thương mại tương tự với Trung Quốc

Theo Evan Ellis, chuyên gia về Trung Quốc và Mỹ Latinh, giáo sư Học viện Quốc phòng Mỹ, “Trung Quốc đang chơi một ván cờ vây có quy mô quốc tế. Nếu họ làm chủ được cảng La Union ở El Salvador, họ sẽ tiếp tục xây dựng các cảng và đường sá ở những nơi khác. Từ những tiền đồ thương mại này, họ có thể gia tăng ảnh hưởng chính trị và nhiều thứ khác nữa”

Evan Ellis nhấn mạnh: “Đó là một ván cờ vây về kinh tế ngoại giao. Một ván cờ vây mang bình diện thế giới. Đây là cuộc chiến tranh địa - chính trị mà Mỹ sẽ mất dần ảnh hưởng tại các vị trí xung yếu. Châu Mỹ Latinh nằm ở Tây bán cầu, vẫn thường được quan niệm như là “sân sau” của Mỹ và lại có vị trí địa lý nằm xa nhất trong tầm ảnh hưởng bởi sự bành trướng của cái gọi là “sức mạnh Trung Hoa”

Nhưng, giờ đây, những quan niệm như trên đã trở nên lạc hậu. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua thái độ của những nước như El Salvador. Họ phớt lờ yêu cầu của Mỹ để hướng về Trung Quốc”

Dương Thắng
 
Huawei - Con tốt trong ván cờ quyền lực
- Là nhà vô địch viễn thông và cường quốc 5G của Trung Quốc, Huawei Technologies đã quen với việc đóng vai trò ông hoàng. Tuy nhiên, gần đây, Huawei đang thấy mình giống một con tốt hơn trong trò chơi quyền lực lớn giữa hai siêu cường của thế giới

huawei-concept-store-sm-fairview-12_yixc.jpg

Mục tiêu của việc làm tê liệt các lệnh trừng phạt công nghệ của Mỹ, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã nằm trong tầm ngắm một thời gian nhưng đã có thể chiến đấu trở lại, thậm chí giành vị trí số 1 về điện thoại thông minh trong quý II. Nhưng với động thái mới nhất của Washington nhằm thắt chặt quyền truy cập của Huawei vào công nghệ cốt lõi của Mỹ như chất bán dẫn, công ty đang phải đối mặt với tình huống sống chết

Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử và phần mềm nhúng tại công ty tư vấn Intralink có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Mỹ hiện đang tìm cách giết Huawei [để] dạy cho Trung Quốc một bài học”

Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa trả đũa bằng bất cứ điều gì khác ngoài những lời hùng biện nảy lửa, mặc dù cách đây 15 tháng họ đã nói rằng sẽ tạo ra một danh sách thực thể không đáng tin cậy gồm các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc. Để đối phó với động thái mới nhất của Mỹ đối với Huawei, hãng cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp chất bán dẫn của họ, Bộ Ngoại giao cho biết Washington đang vũ khí hóa các vấn đề an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực nhà nước

Kenny Liew, nhà phân tích viễn thông tại Fitch Solutions, cho biết: “Sự trả đũa từ Trung Quốc không phải là một kịch bản mà chúng tôi thấy, Trung Quốc vẫn thu được rất nhiều giá trị sản xuất từ các OEM của Mỹ như Apple, và hành động của Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất và dây chuyền lắp ráp ngoài nước”

Trong 68 ngày tới, Bắc Kinh có khả năng sẽ lùi thời gian cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mặc dù các nhà phân tích cho rằng việc Biden giành chiến thắng trước Trump không nhất thiết sẽ mang lại sự cứu trợ cho Huawei

Bất kể ai bước vào Nhà Trắng trong tháng 11, Huawei cần đưa ra giải pháp lâu dài khả thi để tồn tại mà không cần tiếp cận với công nghệ của Mỹ

Liew nói: “Thời gian thuận lợi hơn chắc chắn đang ở phía trước đối với Huawei, tuy nhiên, việc hợp lý hóa và tái tập trung có hiệu lực có thể khiến Huawei mạnh mẽ hơn trong dài hạn,” Liew nói

Nếu Huawei sống sót sau cuộc khủng hoảng, nó có khả năng trông giống như một công ty rất khác

Đối với những người mới bắt đầu, nó sẽ không phải là thương hiệu điện thoại thông minh toàn cầu số 1 - hoặc thậm chí có thể không phải là một thương hiệu cao cấp - bởi vì điều đó phụ thuộc vào chipset Kirin được thiết kế nội bộ, điều mà bây giờ thậm chí được thừa nhận bởi quản lý cấp cao của Huewai, những người đã đánh giá thấp tác động của các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ

“Chúng tôi đang ở trong một tình huống khó khăn… Điện thoại thông minh của Huawei không có nguồn cung cấp chip,” Richard Yu Chengdong, giám đốc điều hành nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, cho biết vào đầu tháng này

Huawei từ chối bình luận về các vấn đề được nêu ra trong câu chuyện này

Trong quý II, Huawei đã vượt qua Samsung Electronics để giành vị trí đầu bảng và báo cáo doanh thu trong nửa đầu năm tăng 13,1%, nhưng với việc công ty đang sống thiếu chip dự trữ, điều đó không thể kéo dài

Huawei đã dự kiến bán được tới 130 triệu điện thoại thông minh 5G trong năm tới nhưng mục tiêu đó có thể giảm 75% xuống còn 30 đến 35 triệu, theo công ty nghiên cứu bán dẫn Isaiah Research có trụ sở tại Đài Loan

Giám đốc điều hành Isaiah Eric Tseng cho biết rằng tồn kho chipset điện thoại thông minh 4G/5G của Huawei sẽ giảm xuống còn khoảng 50 triệu vào cuối năm nay, bao gồm cả chip Kirin của riêng họ và chip của nhà cung cấp Đài Loan MediaTek, nhưng dự trữ đó có thể sẽ hết vào quý đầu tiên của năm tới

Ông nói: “Sau đó, mảng kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei có thể mất khả năng cạnh tranh vì họ không thể đặt hàng từ Qualcomm hoặc MediaTek mà không có sự cho phép của Hoa Kỳ”

Các nhà phân tích cho biết Huawei sau đó đi vào lãnh thổ chưa được thăm dò. Liew từ Fitch Solutions cho biết: “Có thể sẽ phải tổ chức lại, cắt giảm và giảm quy mô hoạt động để duy trì lợi nhuận”

Tác động lớn nhất sẽ là nhóm sản phẩm tiêu dùng chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Các sản phẩm trong nhóm này, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và PC, đều cần chất bán dẫn để hoạt động

Đối với hoạt động kinh doanh 5G được đánh giá cao của Huawei, điều đó cũng đang đối mặt với tình huống tồi tệ vì các trạm gốc dựa vào chất bán dẫn do xưởng đúc đĩa bán dẫn Đài Loan TSMC sản xuất, đã bị cấm cung cấp cho Huawei theo một đơn đặt hàng riêng do Washington ban hành vào tháng 5. Cùng với việc bị cắt nguồn cung cấp chip, hoạt động kinh doanh 5G của Huawei đang ngừng hoạt động ở nhiều quốc gia hơn, bao gồm Anh, Pháp, Nhật Bản và Úc - và hiện tại Ấn Độ đang làm theo

Nhưng ở quê nhà, Huawei đang làm rất tốt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, sử dụng chip dự trữ cho các trạm gốc quan trọng. Đến tháng 4, nó đã bảo đảm hơn một nửa số hợp đồng 5G được trao bởi ba nhà mạng lớn nhất của Trung Quốc, đánh bại các đối thủ cạnh tranh như Ericsson của Thụy Điển và bỏ xa ZTE

Thực tế là chính phủ Trung Quốc không giúp đỡ trong cuộc chiến của công ty với Mỹ chắc chắn là một liều thuốc đắng cho Huawei, hãng đã gặp rắc rối với Washington ngay từ đầu vì nhận thức có quan hệ với Bắc Kinh, một cáo buộc mà hãng luôn phủ nhận

Một nhà đầu tư có trụ sở tại Thượng Hải đã so sánh tình hình của Huawei với tình hình của một con tốt trong cuộc chiến lớn hơn giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới

“Để giải quyết vấn đề, Trung Quốc phải thỏa hiệp vì hiện nay họ không thể đánh bại Mỹ trong ngành chip. Chuỗi cung ứng công nghiệp bán dẫn không thể sớm được bản địa hóa ở Trung Quốc”, nhà đầu tư giấu tên cho biết do chủ đề nhạy cảm

Cuối tháng này, Trung Quốc đã công bố một chính sách ưu đãi thuế quan trọng để khuyến khích sự đổi mới trong ngành bán dẫn trong nước, mang lại cho các công ty đủ điều kiện lợi nhuận miễn thuế trong hai năm đầu tiên

Việc Bắc Kinh miễn cưỡng trả đũa thay mặt Huawei diễn ra trong bối cảnh thay đổi chiến lược từ cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng với Washington sang nỗ lực ngăn quan hệ song phương sụp đổ trước cuộc bầu cử Mỹ ngày 3-11

Szeho Ng, giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tại China Renaissance Securities, cho biết: “Vấn đề hiện tại mà Huawei phải đối mặt với tư cách là một công ty không thể tự giải quyết được. Nó phụ thuộc vào các chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc”

Tại trụ sở chính tại Thâm Quyến của Huawei, có thể hoạt động kinh doanh như bình thường nhưng nhân viên tỏ ra lo lắng, một số lo lắng về công việc của họ

Một số nhân viên Huawei được Post phỏng vấn cho biết họ đang mong đợi việc cắt giảm tiền thưởng, và thậm chí là sa thải trong tương lai gần. Một số đã bắt đầu tìm việc ở nơi khác. Tất cả đều được nói với điều kiện giấu tên vì chủ đề nhạy cảm

“Tôi đang chuẩn bị cho một thời gian khó khăn phía trước,” một nhân viên bán hàng từ bộ phận tiếp thị, người đã cắt giảm các chi phí hàng ngày không cần thiết cho biết. “Bất kể Huawei lớn đến đâu, với tư cách là một công ty thương mại, nó không thể chống lại Mỹ”

Một kỹ sư tốt nghiệp trong bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei đang cân nhắc rời đi sau chưa đầy hai năm. “Ngân sách dành cho R&D có thể bị cắt giảm nếu tổng doanh thu giảm. Tôi có thể rời đi nếu điều đó xảy ra. ”, anh ấy nói thêm rằng chính khoản chi tiêu lớn cho R&D của Huawei đã thu hút anh ấy ngay từ đầu

Không phải tất cả đều lo lắng. “Công việc hàng ngày của tôi vẫn diễn ra bình thường và tiền lương của tôi không bị cắt giảm,” một nhân viên bán hàng khác trong bộ phận tiếp thị cho biết. Một nhân viên khác của Huawei cho biết anh tự tin rằng công ty sẽ tồn tại qua cuộc khủng hoảng, đồng thời thừa nhận tình hình đã gây áp lực lên công việc của chính anh

“Tôi tin rằng Huawei có một số kế hoạch dự phòng… nhưng ban lãnh đạo cấp cao đang giữ im lặng và sẽ không tiết lộ chúng vì chúng sẽ lại là mục tiêu của Mỹ”, một nhân viên Huawei khác cho biết

Cuộc đụng độ giữa Huawei và Washington cũng tương tự với tình huống mà ZTE phải đối mặt vào năm 2018, khi ZTE bị cấm sử dụng công nghệ của Mỹ khi phá vỡ thỏa thuận trước đó và bị bắt quả tang vận chuyển trái phép hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ đến Iran và Triều Tiên

Huawei cũng đang bị Washington theo đuổi riêng vì cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, dẫn đến việc bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou, con gái của người sáng lập Huawei Ren Zhengfei, tại sân bay Vancouver vào 12-2018. Cô đang phải đối mặt với việc dẫn độ về những cáo buộc mà cô che đậy Huawei liên kết với một công ty Iran

Tuy nhiên, sự tương đồng với ZTE kết thúc ở đó. Sau lời cầu xin cá nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lệnh cấm ZTE đã được dỡ bỏ và công ty đồng ý trả thêm 1 tỷ USD tiền phạt và để các cơ quan quản lý của Mỹ giám sát hoạt động của mình

Ông Tập không có khả năng can thiệp thay mặt Huawei vì một động thái như vậy hiện nay sẽ có ý nghĩa rộng hơn trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ đang xấu đi

Theo hầu hết các nhà phân tích được Post phỏng vấn, nếu không có bất kỳ bước đột phá ngoại giao nào, các lựa chọn của Huawei như một công ty thương mại rất hạn chế. Giải pháp chống đạn - xây dựng xưởng đúc bán dẫn của riêng mình hoàn toàn không sử dụng công nghệ Mỹ trong 12 tháng tới - là một “nhiệm vụ bất khả thi”, họ nói

Trớ trêu thay, hy vọng cuối cùng tốt nhất của Huawei có thể là áp lực từ các nhà cung cấp chip của Mỹ như Qualcomm, vốn từng coi Huawei là khách hàng lớn trước khi công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất chip của riêng mình cho điện thoại thông minh. Theo The Wall Street Journal, Qualcomm đã vận động hành lang để chính phủ Mỹ chấp thuận nối lại bán hàng cho Huawei

Qualcomm đã không trả lời yêu cầu bình luận

“Các công ty công nghệ Mỹ không hài lòng về các lệnh trừng phạt vì họ đang mất một khách hàng lớn vào Huawei. Vì vậy, tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục vận động hành lang để chống lại các lệnh trừng phạt ”, Mike Feibus, một nhà phân tích nghiên cứu tại Scottsdale, Feibustech có trụ sở tại Arizona cho biết

Việc họ có thể tiếp tục bán cho Huawei hay không có thể phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11. Chính quyền Biden có thể lựa chọn một sự thay đổi nhỏ trong giọng điệu, tập trung nhiều hơn vào hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, trong khi sự chú ý của Trump hướng nhiều hơn vào thương mại

“Tôi không nghĩ Biden sẽ lật ngược mọi thứ [nếu anh ấy thắng], điều đó sẽ rất tệ cho anh ấy. Randall nói rằng Trung Quốc không phổ biến ở Mỹ. Tuy nhiên, một chính quyền mới “có thể cấp nhiều giấy phép hơn cho các công ty Hoa Kỳ để bán sản phẩm cho Huawei”

Nhã Trúc
 
Mỹ xây dựng liên minh kềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc
Mỹ đang xây dựng các liên minh trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo với mục đích kìm tỏa các tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Các quan chức cấp cao Nhà Trắng cho hay các cuộc trao đổi ban đầu của Mỹ với các đồng minh về việc hình thành các liên minh nói trên đã được khởi động, dù nỗ lực thiết lập sự hợp tác này dự kiến mất nhiều tháng

aa882_anh_bai.jpg

Một cơ sơ sản xuất bán dẫn của công ty Renesas Electronics ở Bắc Kinh

Chiến lược này vừa mang tính tấn công và mang tính phòng thủ. Bằng cách kết hợp các yếu tố này, Mỹ và các đồng minh có thể chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) với mức vượt trội so Trung Quốc, nước đang có ngân sách R&D tăng trưởng mạnh mẽ, gần bắt kịp Mỹ. Các liên minh dưới sự chủ trì của Mỹ cũng có thể phối hợp chính sách để ngăn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu

Liên minh bao gồm hầu hết các cường quốc công nghiệp

“Chúng tôi có lợi ích thực lớn trong việc bảo đảm rằng các nền dân chủ công nghệ tập hợp lại với nhau hiệu quả hơn để mà chúng tôi là những người thiết lập các chuẩn mực và quy tắc công nghệ”, ông Antony Blinken nói tại phiên điều trần phê chuẩn chức vụ ngoại trưởng của ông tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi tháng 1 năm nay

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho hay Mỹ có kế hoạch tổ chức các liên minh khác nhau tùy thuộc vào từng vấn đề công nghệ. Nhìn chung, các liên minh này sẽ bao gồm hầu hết các cường quốc công nghiệp của khối G7 cộng thêm với một số nước khác

Chẳng hạn, một liên minh về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ bao gồm Israel, nơi có đội ngũ nghiên cứu giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực này. Một liên minh khác liên quan đến vấn đề kiểm soát xuất khẩu có thể sẽ bao gồm Ấn Độ để bảo đảm rằng Trung Quốc bị cấm nhập khẩu một số công nghệ quan trọng. Vị quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói rằng để khuyến khích các nước gia nhập các liên minh mà không lo ngại phản ứng của Trung Quốc, Nhà Trắng có thể không thông báo về sự tham gia của họ

Những người nắm rõ kế hoạch trên của Mỹ cho biết các liên minh sẽ vận hành linh hoạt và tránh các thủ tục hành chính rườm rà. “Việc tạo ra thêm một tổ chức quốc tế sẽ dẫn dến những thông báo ồn ào nhưng không làm được điều gì cả. Với công nghệ, bạn có thể linh hoạt”, Anja Manuel, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush, nói

Những lĩnh vực được xem là đã sẵn sàng để thành lập liên minh bao gồm kiểm soát xuất khẩu, tiêu chuẩn công nghệ, máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, viễn thông 5G và các quy dịnh quản lý công nghệ giám sát. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng danh sách trên cần thu hẹp lại vì tiến hành nhiều nỗ lực cùng một lúc sẽ mất rất nhiều thời gian và gây quá sức đối với các quan chức chính phủ

Phong tỏa xuất khẩu công nghệ bán dẫn cao cấp

Công nghệ bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong danh sách trên vì các con chip máy tính đang vận hàng nền kinh tế hiện đại. Trung Quốc là thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới, nhưng hơn 80% nguồn cung chip, đặc biệt là các sản phẩm chip cao cấp của nước này đến từ nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các công ty nước ngoài ở Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Biden cũng đang tiếp nối chính sách phong tỏa xuất khẩu công nghệ quan trọng sang Trung Quốc

Nhà Trắng cho biết hồi tháng 2, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã trao đổi với người đồng cấp Hà lan, Geoffrey van Leeuwen về Trung Quốc và công nghệ cao cấp

Các chuyên gia xem thiết bị sản xuất bán dẫn như là công nghệ mang tính chốt chặn. Chỉ ba nước gồm Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan đang nắm quyền kiểm soát các thiết bị này, vì vậy, nếu hợp tác với nhau, họ dễ dàng kiểm soát xuất khẩu chúng

Một liên minh bán dẫn cũng sẽ bao gồm các nhà sản xuất chip lớn ở châu Âu cũng như Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan

Bắc Kinh đã chi hàng chục tỉ đô la Mỹ trong những thập niên gần đây để nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới nhưng cho đến nay vẫn còn kém xa so với các đối thủ phương Tây. Chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn duy trì sự cách biệt này

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã hợp tác với Hà lan để ngăn chặn hãng hãng ASML (Hà Lan) bán máy sản xuất bán dẫn cao cấp sử dụng tia tử ngoại cực ngắn cho SMIC, nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc

Cuối năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa SMIC vào danh sách đen nhằm ngăn cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và công nghệ cho hãng này

Cùng với việc hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc, các thành viên của liên minh này có thể hợp tác trong hoạt động R&D bao gồm hỗ trợ tài chính cho các nhà máy sản xuất bán dẫn có vốn đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ bên ngoài Trung Quốc

Trung Quốc xiết nguồn cung đất hiếm để trả đũa

Nỗ lực này có thể khiến Trung Quốc lo ngại và thậm chí trả đũa đũa khi Bắc Kinh đang đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài

Bắc Kinh đã sử dụng quyền lực kinh tế của mình để uy hiếp các đồng minh của Mỹ bao gồm việc dừng nhập khẩu rượu vang và than của Úc sau khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2

Việc Mỹ vận động nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới Đài Loan, lãnh thổ mà Trung Quốc xem như là một tỉnh ly khai đang chờ thống nhất, sẽ làm Trung Quốc thêm lo lắng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố nhấn mạnh rằng một liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu ‘vi phạm các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng..., hủy hoại các quy tắc thương mại quốc tế’

Bắc Kinh có nhiều phương án để trả đũa. Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Đất hiếm bao gồm 17 kim loại hiếm, được sử dụng để sản xuất các linh kiện điện thoại di động, hàng điện tử và thiết bị quân sự. Năm 2010, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vì các căng thẳng xung quanh cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo ở biển Hoa Đông

Gần đây, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đề xuất các quy định siết chặt quản lý sản xuất và xuất khẩu đất hiểm đồng thời đánh giá mức độ phụ thuộc của các công ty nước ngoài vào nguồn đất hiểm sản xuất ở Trung Quốc. Một số chuyên gia công nghệ cho rằng đây là động thái cảnh báo của Trung Quốc

Gần đây, Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh đánh giá sự phục thuộc của Mỹ vào nguồn cung đất hiếm từ nước ngoài. Giới chức Mỹ đang bàn bạc với Úc và các nước khác để thúc đẩy khai thác và chế biến đất hiếm cũng như tạo ra những vật liệu tổng hợp có thể thay thế các kim loại hiếm này

Hãng tin Bloomberg ngày 2-3 đưa tin tại kỳ họp quốc hội thường niên khai mạc vào ngày 5-3 tới, các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phê chuẩn đề án chính sách 5 năm nhằm cắt giảm sự phụ thuộc nguồn cung các linh kiện quan trọng như chip máy tính từ phương Tây, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các công nghệ mới nổi từ xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen, điện mặt trời cho đến công nghệ sinh học

Đề án này này sẽ huy động hàng ngàn tỉ đô la để hỗ trợ Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ này và sẽ củng cố mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa đất nước trở thành một siêu cường công nghệ toàn cầu

“Điều quan nhất là quy mô của tham vọng này lớn hơn bất cứ điều gì mà Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ từng làm. Tham vọng này sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc thông qua cánh cổng của cuộc cách mạng công nghệ”, Barry Naughton, giáo sư ở Đại học California tại San Diego, nói


Khánh Lan
 
Trung Quốc là 'thách thức mang tính hệ thống'


Quân đội Trung Quốc trong đợt tập trận tại Tân Cương tháng 1-2021

Thông cáo chung ngày 14-6 của các nhà lãnh đạo NATO đã cảnh báo Trung Quốc đang đặt ra "những thách thức mang tính hệ thống" đối với trật tự quốc tế và các vấn đề an ninh toàn cầu

Mặc dù không gọi Trung Quốc là "mối đe dọa" như đã làm với Nga, các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và các chính sách của nước này buộc NATO "phải cùng nhau giải quyết với tư cách là một liên minh"

Khối này khẳng định sẽ tăng cường quan hệ với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cập nhật lại khái niệm chiến lược năm 2010, trong đó Trung Quốc chưa được xem là "thách thức" với NATO như Nga

Đây là điều mà báo New York Times và Hãng tin Reuters mô tả là "sự dịch chuyển trọng tâm cơ bản" của NATO. Tổ chức này ra đời trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh nhằm đối phó với Liên Xô (cũ) và bảo vệ châu Âu, chứ không phải chống lại Trung Quốc hay bảo vệ châu Á

Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, dẫn chứng bằng những con số khiến khối này lo ngại. Trung Quốc có ngân sách quân sự lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ, nhưng sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới

Bắc Kinh đang tăng cường kho dự trữ hạt nhân, phát triển các tên lửa, tàu chiến tối tân hơn và đang ngày càng tự tin áp sát NATO

Trung Quốc đã đưa tàu chiến vào Địa Trung Hải, tiến hành các cuộc tập trận quân sự với Nga ở gần NATO, xây dựng các căn cứ ở châu Phi và sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng ở châu Âu, bao gồm cả cảng Piraeus của Hy Lạp

Quan hệ Trung Quốc - châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung đã thay đổi nhanh chóng từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo New York Times, lần đầu tiên NATO đề cập tới Trung Quốc là trong một tuyên bố nhỏ vào năm 2019. Hai năm sau, khối này đã xem Bắc Kinh là mối thách thức mới nổi có tiềm năng vượt cả mối đe dọa hiện hữu là Nga

Việc NATO nhắc đến Trung Quốc trong thông cáo chung phản ánh khối này đang nhất trí xem Bắc Kinh là "một thách thức". Bởi lẽ thông cáo chung sẽ không được thông qua nếu không có sự đồng thuận của tất cả các nhà lãnh đạo NATO


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc dẫn đầu trong một cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc năm 2018

Theo giới phân tích, có thể xem thông cáo chung NATO lần này là một mở đầu tốt đẹp cho nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden. Trước NATO, Hội nghị thượng đỉnh G7 (trong đó có 4 nước ở châu Âu), cũng đã lên án Trung Quốc trong các vấn đề COVID-19, Tân Cương, Đài Loan và Hong Kong

Mặc dù các nước đã thể hiện sự "đoàn kết chính trị", vẫn còn một số vấn đề các nhà lãnh đạo NATO và Mỹ cần xem xét

Thứ nhất, không phải tất cả các quốc gia trong NATO đều muốn đối đầu với Trung Quốc. Một số thành viên NATO, đặc biệt là những nước ở gần Nga nhất, đã lo lắng rằng việc chuyển trọng tâm sang Trung Quốc sẽ khiến họ "phơi lưng" trước Matxcơva, theo New York Times

Thứ hai, không ít nước thành viên NATO là thành viên Liên minh châu Âu (EU), và sự chồng chéo này dẫn tới sự miễn cưỡng trong cách tiếp cận với Bắc Kinh

Với tư cách là thành viên NATO, các nước này miễn cưỡng theo nước lớn và xem an ninh là ưu tiên hàng đầu. Nhưng với tư cách là thành viên EU, các nước này lại chú trọng quan hệ thương mại với Trung Quốc

Ngay cả Anh, một đồng minh thân cận với Mỹ, cũng không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc. Khi được hỏi về vấn đề này trong hội nghị NATO, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thừa nhận rằng sự trỗi dậy của Bắc Kinh là "một thực tế to lớn"

Các học giả đã nhiều lần cảnh báo Washington về tính bền vững và hấp dẫn của một chiến lược đối phó Trung Quốc. Để thu hút các nước, cần ít nhất 2 trụ cột chính là an ninh và kinh tế

Nhiều quốc gia có thể cảm thấy lo lắng khi nghe Mỹ và phương Tây cảnh báo về những "cạm bẫy của Trung Quốc". Tuy nhiên, họ cũng cần giải quyết các nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại và tạo ra việc làm trong nước

Hôm 13-6, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố một sáng kiến mới về cơ sở hạ tầng nhằm cạnh tranh với sáng kiến "Vành đai - Con đường" của Trung Quốc. Khi thống nhất về ý chí chính trị, vấn đề còn lại chỉ là cụ thể hóa những ý tưởng đã được nêu ra
 
Tư duy Cờ Vây Mỹ - Trung Quốc
Cờ Vây là một loại cờ tối cổ ở Trung Hoa, vì vậy rất đơn giản chỉ có những quân cờ đen và trắng nhưng cách chơi có thể rất đơn giản nhưng cũng biến hoá vô cùng

Đây là loại cờ thường thấy trên bàn cờ của những tiên ông trong hình vẽ

Mao Trạch Đông từng tiết lộ là quan điểm chiến thuật của ông được rút tỉa từ cờ vây trong đó có những chiến thuật như “dựa rừng núi lấn đồng bằng, bao vây chia cắt, làm ung thối địa bàn đối phương với vùng xôi đậu, xây dựng căn cứ an toàn từ vùng biên …”

Truyện Kiều có một câu thơ nhắc tới cờ vây

“Cờ Vây điểm nước”

Tại sao lại “điểm nước “ ?

Trong cớ vây, có khi vòng vây trùng điệp nhưng chỉ một bước đi có thể lật ngược thế cờ

Điểm chính yếu của Cờ Vây là: Không có phân định thắng thua

Bàn cờ chỉ tạm ngừng lại khi một đối thủ không thể nghĩ thêm một bước đi nào nữa nhưng nhất thiết là sẽ tuyệt đường sinh lộ nên chưa thể hay không thể tuyên bố thắng thua

Quan niệm vận dụng chiến tranh của Hoa Kỳ ngay từ Đệ nhất thế chiến qua Đệ nhị thế chiến, Chiến tranh Triều tiên và Việt Nam đều là những cuộc chiến không cầu chiến thắng “A No win war”

Ở Đệ nhất thế chiến với Hoà hội Versailles với 18 diểm hoà bình của tổng thống Hoa Ky Willson không phải là ép buộc một nước Đức đầu hàng nhưng phe Anh Pháp đã làm lạc đi mục đích này đưa đến Đệ nhị thế chiến sau Đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ cũng không chiếm cứ nước Đức làm thuộc địa

Tới chiến tranh Triều Tiên, tướng Mac Arthur bị cách chức vì muốn môt chiến thắng ngã ngũ khi đòi đánh thẳng sang Lục Địa

Quan điểm chiến tranh không cầu chiến thắng này thực ra đã được Tôn Tử nói tới từ lâu và sau này chiến lược gia danh tiếng người Đức là Clausewitz phát biểu một cách khác nhưng cốt lõi vẫn tương đồng

Thực vậy, như phát biểu của Clausewitz một tướng lãnh và lý thuyết gia quân sự của Đức (nước Phổ) thì chiến tranh không phải là dành thắng thua hay vinh quang mà: “chiến tranh chỉ là sự tiếp tục của chính trị bằng một phương tiện khác”

Khi mục tiêu chính trị đã đạt được thì không cần thết phải tiếp tục chiến tranh

Mục tiêu chính trị là: ”kiểm soát và thống trị được mọi sinh hoạt của đối thủ từ kinh tế, chính trị và văn hoá”

Trong quy định này thì Hoa Kỳ và Trung Hoa đang ngồi trước một bàn cờ vây

Trên bàn Cờ Vây Mỹ Trung Hoa

Tất nhiên, thế giới vẫn kỳ thị, nghi ngờ, ngay cả thù hận Trung Hoa nhưng đưới áp lực và lợi nhuận kinh tế vẫn phải quan hệ với người Tàu. Một lần nữa nhân loại lại được chứng kiến ván “cờ vây” mới đang diễn ra giữ hai cao thủ Hoa Mỹ

Cờ vây là môn chơi không có chiến thắng hoăc chiến thắng là vào một lúc nào đó, một trong hai đối thủ không nghĩ ra được bước đi nào nữa. Cuộc chơi ngừng lại nhưng không tuyên bố chiến thắng rõ rệt

Mao từng cho rằng toàn bộ chiến thuật của ông được rút ra từ cờ vây thí dụ như “bao vây chia cắt, dựa núi lấn đồng bằng, làm ung thối địa bàn địch với vùng xôi đậu vv

Trong thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ bao vây cô lập Trung Cộng với chiến lược be bờ “containment” bằng viện trợ kinh tế, sức mạnh của đồng Dollar và chiến tranh ký gửi (proxy war) thì hiện nay Trung Hoa cũng đang tìm cách bao vây Hoa Kỳ bằng kinh tế với BRI và khá thành công khiến ngay cả những đồng minh ruột thịt của Hoa Kỳ ở Á Châu cũng như khối Euro như Đức Quốc, Pháp, Nhật, Nam Hàn tuy chưa chống đối nhưng đành lạnh nhạt dần với Mỹ vì không thể bỏ được quan hệ kinh tế với Trung Hoa

Úc Châu trên nguyên tác là cánh tay nối dài cũa Anh Quốc, đồng minh cật ruột của Hoa Kỳ mới đây đã “bán” một hải cảng bận rộn nhất của Úc cho Trung Hoa với giá 9.7 tỷ Mỹ kim

Ghi nhận mới nhất của đại học Sydney mức đầu tư của Trung Hoa vào Úc tuy có giảm từ 13 tỷ xuống còn 8.2 tỷ năm 2019 nhưng tính đổ đồng trong vòng 8 năm mức đầu tư của Trung Hoa vào Úc tăng 4 lần, từ 19 tỷ năm 2010 lên tới 87 tỷ năm 2018

Quan hệ mậu dịch thường niên giữa Trung Hoa và Nhật lên tới 350 tỷ, với Nam Hàn 300 tỷ. Với Đài Loan, dù căng thẳng chính trị nhưng mậu dịch thường niên là 200 tỷ, Việt Nam trên 100 tỷ, Thái lan 200 tỷ, Indonesia 139 tỷ Mã Lai 318 tỷ

Nhìn vào những con số mậu dịch vĩ đại nói trên sẽ thấy khó khăn của Hoa Kỳ trong việc vá lại màng lưới an ninh bao vây Trung Hoa trong khu vực Á Châu nhất là trong nỗ lực đối phó với hệ thống kinh tài mậu dịch hải ngoại của Trung Hoa mà người ta gọi là Mạng Lưới Tre (Bamboo network) kết nối bởi một hệ thống kinh tài, thương mại của Hoa kiều hải ngoại, bao gồm cả những quốc gia Châu Á vốn từng chia sẻ ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa (tương tự như Âu Châu với di sản La Hy). Đây cũng là khẩu hiệu “đồng văn đồng chủng” mà Bắc Kinh đang rao bán cho Việt Nam

Gần cận với Việt Nam, Thái Lan là quốc gia có nhiều Hoa kiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, (9 triệu) chiếm 14% dân số Thái

Điều đáng nói là phần lớn người Tàu hải ngoại đều là những thương gia lớn nhỏ, nằm vai trò chủ chốt trong mọi sinh hoạt kinh tế bản địa

Singapore với 80% là di dân Tàu. Mã lai Á có 7 triệu Hoa Kiều chiếm 25% dân số và hiện đang gia tăng mạnh với sự yểm trợ của căn cứ tiếp vận Hoa Lục

Hoa Kiều ở Mã Lai thống trị kinh tế sứ này. Hầu như mọi đại gia, tài phú của Mã Lai đều là người Tàu. Tình trạng này từng đưa tới cuộc bạo loạn giữa người bản địa Mã Lai và Hoa Kiều năm 1969 khiến 600 người Tàu bị giết, tài sản bị đốt phá

Indonesia cũng có 7.2 triệu Hoa kiều. Khởi đầu là những công nhân hầm mỏ được người Hoà Lan tuyển dụng (Indonesia là thuộc địa của Hoà Lan từ 1602)

Như từng thấy khắp nơi trên thế giới đây là những công nhân Trung Hoa cùng khổ bị Hoà Lan bóc lột như nô lệ, chỉ mong có đủ miến ăn vậy mà họ đã mau chóng trở thành tài phiệt nhờ một hệ thống thương mại mà ngươi Tàu gọi là Guanxi (kiểu như những bang hội ở Việt Nam)

Nguyên tắc Bang Hội này chủ trương là quyền lợi của Hoa Kiều Hải ngoại phải gói chặt trong những nhóm kinh tế măng mầu sắc địa phương để yểm trợ lẫn nhau và củng cố thị trường trong khuc vực sinh sống. Những bang hội mang mầu sác địa phương này chia vùng hoạt động , cạnh tranh nhưng không kình chống nhau và sẽ hợp tác thi cần bảo vệ cái quyền lợi chung của Hoa Kiều Hải Ngọai

Nói khác đi sự phát triển thương mại hay sinh tồn của tập thể Hoa Kiều dựa vào một màng lưới bang hội quan hệ chặt chẽ với nhau. Bang Triều Châu, bang Macao, bang Quảng Đông…vv..

Ở Indonesia cho tới 1950 hầu như mọi cơ sở tiểu thương đều trong tay Ba Tàu. Mạng lưới (bang hội) lan rộng khắp Á Châu bóp chết việc phát triển thương mại kỹ nghệ bản sứ nhất là từ khi có nguồn cung cấpvĩ đại từ Hoa lục. Đây là một thứ Mafia kinh tế mà Hoa kỳ chưa có kinh nghiệm đối phó

Phi có 1.35 triệu Hoa Kiều, nhưng chỉ trong thời gian ba năm từ tháng giêng 2016 đến tháng năm 2018, thái độ khuất phục Trung Hoa chống Hoa Kỳ của tổng thống Duarte đã có thêm 3,2 triệu người Tàu tràn vào Phi đưới dạng công nhân trong chương trình một vòng đai một con đường (BRI). Về kinh tế, cũng cướp di công ăn việc làm của 3 triệu người Phi trong lúc móc túi người nghềo với hệ thống cờ bạc Online và ma tuý

Dân Phi than thở “Ba Tàu tràn ngập khắp nơi, họ xâm chiếm biển Tây Phi luật Tân và bây giờ họ tràn vào chính căn hộ của chúng tôi”. Nhiều cư dân Tàu còn ngang nhiên treo biểu ngữ với cờ Trung Hoa và khẩu hiệu “Chào mừng tới Phi…một tỉnh của Trung Hoa
 
Ngang ngược, Trung Hoa đòi kiểm soát đảo Thị Tứ nhưng lại không giám vì Hoa Kỳ cho biết sẽ giúp Phi bảo vệ chụ quyền lãnh thổ

Trung Hoa lớn lối đe doạ đánh chìm hàng không mẫu hạm Hoa kỳ của Hạm đội 7, sẽ tấn công nguyên tử vào những thành phố lớn của Hoa Kỳ nhưng thực chất chỉ là trò tuyên truyền nhằm khích động chủ trương quốc gia cực đoan của Tập Cận Bình. Mặt trận chính mà Trung Hoa đang có ưu thế là mặt trận kinh tế

Với chính sách đối ngoại từ thời Trump trong chủ trương ”Hoa Kỳ Trên Hết” (American first) mang nhiều nét như chủ trương cô lập isolationist “Châu Mỹ của người Mỹ” đang làm suy yếu tư thế lãnh đạo của Hoa Kỳ. Hệ quả là thế giới lún dần sâu hơn trong thế lực tiền bạc của Trung Hoa

Ngay từ khi được Hoa Kỳ trao trả độc lập, Phi luôn luôn là một cánh tay nối dài của Hoa Thịnh Đốn, được coi như bậc thềm đá cuối cùng trong chuỗi hải đảo chiến lược băng ngang Thái Bình Dương nối liền bờ biển phía Tây Hoa Kỳ với vùng Pacific Rim, vậy mà, tổng thống Phi Duarte công khai tuyên bố Bye Bye Hoa Kỳ để nghênh đón Trung Hoa

Khi Hoa Kỳ ngưng bán 26 ngàn súng tiểu liên cho Phi vì lý do “nhân quyền” Duarte liên lạc ngay với Nga để mua võ khí và đốp chát: Tôi không phải là bù nhìn của Mỹ

Ở cực Bắc của Thái Bình Dương Hàn quốc vốn có quan hệ sâu đậm đặc sắc với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên chống Trung Cộng và sau đó vươn lên thành một cường quốc kỹ nghệ cũng nhờ sự nâng đỡ của Hoa Kỳ. Mối quan hệ gắn bó này bắt đầu có vấn đề sau khi Hoa Kỳ đòi tăng cái “giá bảo vệ” từ 923 triệu lên thành 5 tỷ để duy trì 285.000 quân Mỹ tại đây

Đòi hỏi chia sẻ gánh nặng quân sự của Đại Hàn cũng phần nào hợp lý vì là trách nhiệm chung của hai đồng minh nhưng mặt khác duy trì một căn cứ quân sự quan trọng như Hàn Quốc cũng nằm trong nhu cầu chiến lược sinh tử của Hoa Kỳ

Chính Trung Hoa cũng phải tìm cách thuê bao những căn cứ ở ngoại quốc như ở Djibouti, Cambodia mà nguy hiểm nhất là họ đang nhòm ngó hai căn cứ quân sự quan trong của Hoa Kỳ là Subic Bay và Clark

Kết quả không mấy tốt đẹp là Hàn Quốc có khuynh hướng hoà giải với Bắc Hàn và đang “tiến tới” một thoả ước quốc phòng với Trung Hoa trong đó hai bên đồng ý sẽ “trao đổi song phương và hợp tác quốc phòng”. Nếu chuyện này sảy ra thì vai trò của Hoa Kỳ ở đâu

Chương trình ”Một vành đai, một con đường (BRI)” của Tập Cận Bình phát động từ 2013 với hàng trăm công trình hạ tầng cơ sở vay vốn của Trung Hoa như hai cánh tay của con bạch tuộc ôm lấy Á Châu và Phi Châu, làm liên tưởng tới một đế quốc Mông Cổ mà sự thống trị mới của Đế quốc Trung Hoa cũng bóc lột vĩ đại không kém nhưng diễn ra dưới một hình thức mới

Hiện đã có khoảng 60 quốc gia ít nhiều có quan hệ tới kế hoạch “Một vành đai, một con đường”. Sức mạnh mậu dịch trong hệ thống BRI dự trù sễ đạt tới 1300 tỷ vào năm 2027 và “không có Hoa Kỳ”

Tất nhiên đây chỉ là dự phóng vì càng ngày người ta càng thấy những trở ngại trong âm mưu của Trung Hoa ẩn dấu dưới những chiêu bài hoa mỹ mô tả là “một nỗ lực nối kết và phục hưng thế giới”

Thực tế sau 7 năm thực hiện BRI cho thấy chương trình này nội dung chỉ nhằm bành trướng quyền lực mềm của Trung Hoa lên những quốc gia nghèo ở Á Châu và Phi Châu

Nhìn một cách tổng quát thì mục tiêu của BRI cũng tương tự như kế hoạch Marshall (Marshall Plan) của Hoa Kỳ nhằm giúp tái thiết thế giới bị tàn phá và phá sản sau Đệ nhị thế chiến. Thực chất của BRI hoặc Marshall Plan tất nhiên chỉ là giúp quân bình kinh tế của hai quốc gia này

Sau Đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ cần giải toả kỹ nghệ chiến tranh, chống suy thoái hậu chiến còn Trung Hoa muốn bành trướng thế lực để khống chế thị trường Á Phi, giải toả nỗi lo sợ khi “đầu ra” trên thị trường Hoa Kỳ và Tây phương bị khoá lại

Tuy nhiên tham vọng của Tập Cận Bình quá lớn, quá tham lam và quá vội vã tạo nhiều lỗ hổng khiến toàn bộ chương trình có thể sụp đổ

(Toàn bộ Marshall Plan khoảng 13 tỷ trong lúc độ lớn của BRI lên tới 1000 tỷ dự trù còn tăng tới 1300 tỷ năm 2027)

Trung Hoa tuyên truyền rầm rộ là “Một vành đai, một con đường BRI” sẽ chiếm 60% sản lượng kinh tế của thế giới, sẽ tạo thịnh vượng cho vài chục quốc gia tham dự nhưng thực tế lại cho thấy một sự thật hoàn toàn khác

Người ta cho rằng âm mưu của Trung Hoa chỉ là chuyện rượu cũ bình mới

BRI của Trung Hoa thực chất chỉ là sự nguỵ trang của một chế độ thực dân hiểm độc nhằm rút ruột tài nguyên, nguyên liệu của những quốc gia nghèo đồng thời tràn ngập những quốc gia này với hàng hoá của Trung Hoa để phá hoại kỹ nghệ bản địa với những phương thức cạnh tranh bất chính, reo rắc tham nhũng hoặc tàn phá môi sinh qua những công trình xây cất đồ sộ nhưng không mang lại tiện ích thực sự ngoài việc “vỗ béo” chính những công ty quốc doanh Trung Hoa trong lúc quốc gia chủ không mấy được hưởng lợi nhuận

Nhưng công ty xây cất hay đầu tư kỹ nghệ của Trung Hoa không sử dụng công nhân hay chuyên viên bản sứ, ngay cả vật liệu cũng đến từ Trung Hoa được tính thành những khoản nợ khổng lồ

Nói khác đi là cho vay tiền ào ạt chỉ để nuôi kỹ nghệ Tàu, công nhân Tàu vì thế mà thủ tướng Mã Lai Mahathir, vốn có thiện cảm với Trung Hoa đã phải nói: “Cung cách và Thái độ của Trung Hoa thiên về một thế lực độc tài. Họ thi triển sức mạnh (quân sự và kinh tế) một cách trơ trẽn để bành trướng ảnh hưởng trên các quốc gia Đông Nam Á

Đây đích thị là một loại “thực dân mới” đang tạo thị trường tiêu thụ. Đầu tư của BRI không mang lại công ăn việc làm có nền móng giá trị cho quốc gia chủ do đó đường dài chỉ tạo hậu quả là ảnh hưởng của Trung Hoa tràn lấn trong mọi sinh hoạt quốc gia

Nhiều quốc gia hiện không thể thanh toán các món nợ đã trở thành con nợ dài hạn và đành chịu áp lực của Trung Hoa. Thí dụ phi trường quốc tế Mattala Rajapaksa dự trù dóng tiếp 1 triệu hành khách một năm cho đến nay vẫn chưa có hành khách nào nhưng Sri Lanka nợ Trung Hoa 190 triệu

Để trừ nợ nên Srilanka đành phải cho Trung Hoa thuê bao hải cảng Hambatota trong 99 năm tương tự như việc muốn thuê bao 99 năm những đặc khu ở Việt Nam, ở Lào và Cam Bốt

Trung Hoa rút kinh nghiệm cho thấy là sau 99 năm dưới sự quản trị của người Anh, khó mà Hong Kong có thể hội nhập 100% với đại lục như một quốc gia. Âm mưu tầm ăn lá của Trung Hoa tại những quốc gia nhỏ chậm tiến cũng tương tự như vậy

Không những thế đầu tư của Trung Hoa trong “một vòng đai một con đường, ” chỉ chú mục vào cầu cống, đương xá, không hải cảng, bất động sản mà mục đích chính chỉ nhằm chuẩn bị khu vực Đông Nam Á thành một thị trường thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá Trung Hoa giống như những thị trường thuộc địa trước đây

Trung Hoa đang nắm ưu thế phát triển trong lúc không hề có thiện tâm giúp phát triển kinh tế nền móng của những quốc gia chủ khiến các quốc gia than gia BRI chìm sâu trong cái bẫy công nợ và càng ngày càng bị đè nén lệ thuộc vào bệnh nghiền “made in China”

Thế tiến công của Trung Hoa không có nghĩa là Hoa Kỳ đã thua cuộc vì phần lớn những quốc gia trên thế giới, kể cả khu vực Á Châu, Tiểu Á đều e ngại về tham vọng bành trướng, áp đảo quân sự, kinh tế của Trung Hoa

Người ta tiên đoán là cung cách tung tiền dụ dỗ các quốc gia nghèo rơi vào cái bẫy nợ nần mà không phát triển được kinh tế, cuối cùng BRI có thể sẽ sụp đổ khi con nợ không trả nợ mà còn trở thành thù nghịch Trung Hoa

Vẻ như thất thế, nhún nhường của Hoa Kỳ trong những năm qua thật ra không hẳn là một thua thiệt vì đơn giản là Hoa Kỳ vẫn nắm được cái yếu huyệt của Trung Hoa

Những cuộc đầu tư thiếu nghiên cứu, vô bổ, bừa bãi không nhằm phục vụ quyền lợi của quốc gia chủ cũng có thể mang lại nguy hại cho Trung Hoa vì nếu quốc gia chủ hoặc không quản trị tốt, hoặc dự án không thích đáng với nhu cầu kinh tế, không mang lại lợi nhuận, đưa đến việc quốc gia chủ nhà không trả được nợ đúng hẹn (default) buộc phải khai phá sản, đành quỵt nợ, hoặc chủ nợ chịu thua lỗ phải tha nợ

Không như nợ cá nhân mà chủ nợ có thể siết tài sản. Hiện chưa có luật quốc tế nào về việc một quốc gia khai phá sản vì đầu tư quốc tế là một thứ vay nợ không có bảo đảm (unsecured loan). Như đi buôn được ăn thua chịu

Thí dụ năm 2001 sau sau khi không trả được khoản nợ 81 tỷ, Argentina điều đình xin xoá 2/3 tiền nợ ngoại quốc. Năm 2012 Hy Lạp được giảm nợ 50%

Vội vã bành trướng với những khoản đầu tư khổng lồ hoành tráng nhưng vô ích (pink elephant), không đáp ứng đúng nhu cầu và bất kể đến quyền lợi của quốc gia chủ, chỉ nhắm mục tiêu mở đường cho việc thống trị thị trường Đông Nam Á và Phi Châu, Trung Hoa có thể bất ngờ lâm vào tình trạng bị vỗ nợ như Ghana năm 2012 hoặc nếu sảy ra chiến tranh làm đảo lộn cung cầu

Trước sức tiến công kinh tế của BRI, có những nhận xét cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi chỉ chú ý tới tương quan lực lượng quân sự mà lơ là trong diện kinh tế

Cũng có nhận xét ngược lại cho rằng Hoa Kỳ không cần quan tâm về việc Trung Hoa tung tiền đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở Á Châu, Phi Châu và khu Eurasia vì về đường dài tình trạng này sẽ tạo hậu qủa là giúp triển khai chính thế lực kinh tế của Hoa Kỳ

Phát triển hạ tầng cơ sở trong khu vực Âu Á qua BRI mang lại nhiều lợi lộc tương lai vì sẽ chuyển tải hàng hoá và văn hoá giữa hai đại lục Âu Á

Thí dụ tuyến đường hoả xa từ Chongquing (Tây Nam Nam Trung Hoa phía Bắc Vân Nam) tới Duisberg Germany Đức sẽ tái lập mạch máu giao lưu văn hoá, kinh tế giống như con đường tơ lụa trong những thế thế kỷ trước

Tất nhiên các quốc gia Âu Châu vẫn không quên cảnh giác về sự nguy hiểm của Trung Hoa nhưng mặt khác lại cho rằng một quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị sẽ làm loãng đi ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực khi hệ thống giao thông Âu Á phát triển

Một cuộc cạnh tranh văn hoá kinh tế trong tân thế kỷ cũng sẽ diễn ra theo những tuyến đường thuỷ bộ và diễn tiến này thực ra cũng nằm trong cái Đại Chiến Lược của Hoa Kỳ (grand trategy) đó là thiết lập một trật tự mới (New world order) trong đó Hoa Kỳ không cần phải trực tiếp can thiệp khắp nơi như trước đây mà ổn định của thế giới sẽ có được nhờ những quân bình đa trục (multi polar balance), gồm những khối thế lực nhỏ liên kết nhưng không thế lực nào quá mạnh để nội lên trong thế áp đảo, khống chế bá quyền (Hegemony)

Trung Hoa trái lại cũng có âm mưu thiết lập một “trật tự mới do Trung Hoa làm chủ tể như phát biểu của Tập Cận Bình

“Đã đến lúc chúng ta giữ vai trò trung tâm của thế giới và đóng góp lớn hơn cho nhân loại! chế độ dân chủ xã hội của Trung Hoa là một nền dân chủ chân thật và hữu hiệu nhất thế giới!”

Ngay sau đó, ngoại trương Hoa Kỳ Rex Tillerson phản bác lại liền khi nói thẳng

Trung Hoa là một xã hội phi dân chủ, hành động ngoài khuôn khổ những tiêu chuẩn quốc tế, như đã thấy những gì sảy ra ở biển Nam Hải. Hoa kỳ sẽ không nhượng bộ trước những hành động khuynh đảo chủ quyền lãnh thổ của những quốc gia lân bang với Trung Hoa, gậy hại cho Hoa Kỳ và bạn bè

Hoa Kỳ cũng muốn thiết lập một trật tự mới. Trong trật tự mới này, phía Hoa Kỳ với ưu thế khoa học kỹ thuật, kinh tế từ sau hai cuộc thế chiến sẽ có lợi lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu nhất là trong khu vực đang bùng vỡ kinh tế bên kia bờ Thái Bình Dương (Pacific Rim) khi thế lực Trung Hoa suy yếu dần

Cuộc chiến kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa chỉ mới bắt đầu. Giai đoạn kế tiếp, cái thòng lọng thương chiến trade war sẽ dần siết chặt hơn trong lúc Hoa Kỳ và đồng minh nỗ lực xây dựng một tuyến tiếp liệu mới vòng quanh hai bờ của Thái Bình Dương (PC16 và Mity-5)

Đó sẽ là diễn tiến hình ảnh thế giới trong thế kỷ 21. Á châu sẽ là đợt phản công đầu tiên của Hoa Kỳ

Tiên liệu, ở cao điểm của Trade War là cấm vận, kinh tế Trung Hoa sẽ đổ vỡ, những xung khắc nội tại trên đại lục Á Châu đưa tới những rối loạn chính trị và xã hội cũng sẽ bùng nổ ở nhiều khu vực trên lục địa Trung Hoa và những khu vực vòng đai kim cô như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương , Mông cổ vv.
 
Hồng Kông chỉ là một hình ảnh minh hoạ
Như dự kiến của Napoleon hay Churchill, sau khi bị vỡ ra làm nhiều mảnh, với nhiều quốc gia độc lập hay tự trị ra đời trên lục địa Á Châu, con khủng long đỏ sẽ bị khống chế

Toàn thể khu vực Á Châu, vùng Eurasia với hạ tầng cơ sở do Trung Hoa đang nỗ lực gây dựng gây dựng sẽ trở thành một thị trường vĩ đại được dọn sẵn cho Hoa Kỳ và Tây Âu trong một vài thập niên. Chính khu vực này cũng sẽ vươn lên thành một tập thể “đối lực kinh tế và quân sự” của Trung Hoa

Một khi Trung Hoa của Hán tộc không còn khả năng tấn công và bành trướng kinh tế nữa sẽ phải hành xử ngoan ngoãn, phải phép hơn trong cộng đồng thế giới nhất là khi các quốc gia Đông Nam Á đã có khả năng cạnh tranh kinh tế và đạt mức phát triển khoa học kỹ thuật ngang ngửa

Bình đẳng sẽ đạt được khi có đồng đẳng, có đồng đẳng thế lực sẽ có ổn định và hoà bình

Ý định của Trung Hoa muốn khống chế toàn thể khu vực Eurasia như Thành Cát Tư Hãn sẽ thất bại vì trong tương lai phát triển kinh tế, khu vực này sẽ ở trong một tình trạng “đa trục” với thế lực quân bằng giữa những nước lớn như Trung Hoa và khối liên kết của những nước nhỏ

Tất nhiên, kịch bản một trận chiến nóng ngắn và tàn bạo như dự trù của Rand Corporation cũng là chuyện có thể sẩy ra mà kết quả chung cuộc vẫn phải là một nỗ lực liên tục để đưa tới sự thay đổi chế độ (regime change) tại Trung Hoa Lục địa đồng thời với sự thành lập nhiều tiểu quốc

Một số quốc gia bị Trung Hoa cưỡng chế sẽ thu hồi độc lập

Như vậy, Hoa Kỳ và Âu Châu không cần triệt hạ ngay BRI vì với cung cách đầu tư tham lam, ích kỷ và vô trách nhiệm như hiện nay của Trung Hoa BRI sẽ thất bại và còn tạo hậu quả ngược lại khi Trung Hoa suy yếu, bể vỡ hoặc bị các quốc gia quỵt nợ

Cảm quan chống Trung Hoa hiện đang gia tăng trong nhiều quốc gia nghèo tham dự BRI từ Mã Lai, Maldives, Sri Lanka

Điển hình là vụ Maldives một đảo quốc ở phía Nam của Ấn Độ có ý điều đình với Trung Hoa để giải quyết món nợ 3.2 tỷ

Lập tức Hoa Kỳ và Ấn Độ ủng hộ quỹ tiền tệ quốc tế giúp giải toả món nợ này với điều kiện là Maldives phải từ chối những khoản tiền cho vay thiếu thành thật, thiếu lương thiện của Trung Hoa

Nói chung đó là công tác gỡ những quốc gia ngèo khỏi mong vuốt kinh tế của Bắc Kinh

Mục tiêu giải cứu những quốc gia nghèo khỏi móng vuốt kinh tế của Bắc Kinh không thể đạt được kết quả đơn thuần với viện trợ kinh tế bố thí như từng thấy trong cuộc chiến tranh lạnh trước đây vì nó sẽ đẩy các quốc gia nhận viện trợ trong tình trạng sống tầm gửi và càng không có khả năng đề kháng Trung Hoa

Nói khác đi, cung cách “viện trợ để tạo nhưng bù nhìn tay sai” sống lệ thuộc vào Hoa Kỳ như trước đây không còn hiêu quả nữa vì tương lai là một cuộc chiến chủ yếu về kinh tế, những quốc gia đứng về phe Hoa Kỳ cần phải có sức mạnh kinh tế cơ hữu như là thứ võ khí chính yếu chống lại Trung Hoa. Sức mạnh quân sự chỉ là phụ diễn

Trong chiều hướng này, ưu tiên trong “đại chiến lược” (grand trategy) của Hoa Kỳ không còn ở Trung Đông mà quay về Á Châu là khu vực tiếp cận với Trung Hoa

Á Châu là nơi thể hiện tầm mức quan trọng về sức mạnh địa dư chính trị của Hoa Kỳ qua sức mạnh kinh tế mà không phải về quân sự

Trung Hoa không thể thắng Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự nhưng Hoa Kỳ có thể thua về kinh tế và khả năng bành trướng uy lực mềm văn hoá, kinh tế

Phải làm thế nào để những quốc gia ngèo, chưa phát triển trở thành những đối thủ kinh tế có khả năng, hoàn toàn độc lập với ảnh hưởng của Trung Hoa, đồng thời cũng trở thành mhững người bạn và một nhà máy hậu cần cần thiết cho kỹ nghệ và thương mại cao cấp của Hoa Kỳ thay thế được vai trò tiếp liệu sản phẩm dân dụng của Trung Hoa suốt 40 năm qua

Khởi điểm mức quan trọng của chiến lược phản công trong trận giặc kinh tế sẽ bắt đầu từ Đông Nam Á và đặc biệt sẽ khởi đầu từ Việt Nam
 
Last edited:
Ông Macron kêu gọi lập "cộng đồng chính trị châu Âu" để Ukraine tham gia
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông ủng hộ việc xây dựng một "cộng đồng chính trị châu Âu" và cộng đồng này sẽ tồn tại song song với Liên minh châu Âu (EU)

ong-macron-de-xuat-thanh-lap-cdct-chau-audocx-1652109513925.jpeg

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Hội nghị về Tương lai châu Âu ngày 9/5
Reuters đưa tin, hôm 9/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất thành lập "cộng đồng chính trị châu Âu" tách biệt với EU, qua đó cho phép các quốc gia bên ngoài EU như Ukraine và Anh, tham gia vào việc gìn giữ và bảo tồn các "giá trị cốt lõi của châu Âu"

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu trong Hội nghị về Tương lai châu Âu được tổ chức tại Strasbourg, Pháp, Tổng thống Macron ca ngợi tinh thần của Ukraine và khẳng định đất nước này "đã là một thành viên chân thành của đại gia đình Liên minh châu Âu"

Tuy vậy, ông Macron cũng thừa nhận việc chính thức kết nạp Ukraine vào Liên minh này sẽ phải mất nhiều năm và không thể diễn ra trong một sớm một chiều

"Ngay cả khi chúng ta cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraine vào ngày mai, tất cả chúng ta đều biết rõ rằng quá trình trở thành thành viên chính thức của EU sẽ mất vài năm, thậm chí là vài thập niên", Tổng thống Macron nói thêm

Để giải quyết bất cập này, thay vì hạ thấp các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để rút ngắn thời gian gia nhập cho Ukraine, ông Macron đã đề xuất thành lập một thực thể tồn tại song song với EU nhưng mở cửa với các quốc gia không phải thành viên của Liên minh này

Theo giải thích của Tổng thống Pháp, "cộng đồng chính trị châu Âu" sẽ mở cửa cho tất cả các quốc gia dân chủ và tôn trọng các giá trị cốt lõi của châu Âu trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh, năng lượng, giao thông, đầu tư cơ sở hạ tầng và giao lưu nhân dân

"Việc tham gia vào cộng đồng này sẽ không làm phương hại đến tư cách thành viên EU trong tương lai. Nó cũng sẽ không đóng cửa với những quốc gia đã rời bỏ EU", ông Macron nhấn mạnh
 
Cờ Vây Trung Quốc - Nga
Người Nga giờ đây không còn sự lựa chọn nào khác trong lựa chọn xe ô tô vì đã bị "bỏ rơi"


Có thể nói nếu như các lệnh trừng phạt về năng lượng dường như không có nhiều tác dụng với Nga thì ngành ô tô lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Khi cuộc "tháo chạy" của các nhà sản xuất ô tô đến từ phương Tây khiến người Nga không còn sự lựa chọn nào khác, họ đã phải miễn cưỡng chốt đơn những chiếc xe đến từ Trung Quốc và chấp nhận mức giá cao hơn

Dữ liệu từ cơ quan phân tích Autostat và công ty tư vấn PPK cho thấy, các thương hiệu Trung Quốc như Haval, Chery và Geely hiện chiếm gần 40% doanh số bán ô tô mới của Nga, tăng từ mức dưới 10% trong 2 tháng đầu năm 2022. Những thương hiệu này đã nhanh chóng chớp lấy khoảng trống do sự ra đi của các ông lớn Renault, Nissan và Mercedes để lại

Trong cuộc khảo sát của Reuters với một số người mua ô tô Nga bao gồm cả cá nhân và đại lý, họ cho biết chất lượng của một số những chiếc ô tô Trung Quốc thấp hơn so với các xe đến từ phương Tây. Các chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc cần nâng cao chất lượng hơn nữa trong bối cảnh thị phần của họ đang tăng vọt

Nhà sản xuất ô tô Séc - Skoda Auto, một phần của Tập đoàn Volkswagen và là một trong số các nhà sản xuất ô tô phương Tây có sản xuất ô tô tại địa phương, đang trong giai đoạn cuối của thỏa thuận bán tài sản tại Nga sau lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga do các động thái can thiệp tại Ukraine

Khi mua chiếc ô tô xuất xứ Trung Quốc mới của mình, ông Alexander, 74 tuổi, đã tìm kiếm một chiếc có công nghệ của Thụy Điển."Tôi tin rằng theo thời gian độ tin cậy sẽ được cải thiện. Tôi biết rằng chiếc (Geely) Tugella này có động cơ của Volvo nên tôi đã mua nó"

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết mới đây sau chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 12 rằng hợp tác với các nhà sản xuất Trung Quốc là tốt và nhận thức của người tiêu dùng đã lỗi thời

“Chúng tôi từng cười nhạo một số thiết kế của họ, nhưng tôi đã đi một vòng bằng ô tô Trung Quốc và thấy rằng chiếc xe tôi lái chắc chắn không tệ hơn một chiếc Mercedes"

Cạnh tranh và cạnh tranh

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô phương Tây, những người đã chiến đấu với các nhà sản xuất ô tô Nga để giành thị phần kể từ khi họ bắt đầu xây dựng nhà máy tại Nga vào đầu những năm 2000, đã ngừng hoạt động vào mùa xuân năm ngoái

"Chúng tôi đã dành cả đời tập trung vào các thương hiệu châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và đã ngó lơ thị trường Trung Quốc và tôi nhận ra họ đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc," Ông Vladimir Shestak, Tổng giám đốc của Altair-Auto tại Vladivostok, nơi có đại lý chuyên về các nhãn hiệu Mercedes-Benz và Geely cho biết

Mặc dù phần lớn các công ty nước ngoài đã rời khỏi Nga hoặc đang trong quá trình rời đi, nhưng lượng hàng tồn đọng và nhập khẩu song song có nghĩa là ô tô của một số công ty vẫn được bán cho đến thời điểm hiện tại

Thương hiệu Lada của nhà sản xuất nội địa Avtovaz là thương hiệu phổ biến nhất ở Nga. Renault - thông qua cổ phần kiểm soát trước đây ở Avtovaz, đã có thị phần cao nhất trong số các nhà sản xuất nước ngoài tại Nga trước khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra

Chuyên gia ngành công nghiệp ô tô - Ông Sergey Aslanyan cho biết, trong khi ô tô Trung Quốc đang ngày càng lấp đầy khoảng trống, sự thiếu uy tín của họ vẫn là một vấn đề

“Vâng, họ gần như không còn đối thủ cạnh tranh ở đây nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ thay đổi quan điểm của họ một cách nhanh chóng", ông chia sẻ với Reuters

Dữ liệu của Autostat và PPK cho thấy thị phần của các thương hiệu Trung Quốc đạt 37,15% trong 2 tháng đầu năm nay, tăng từ 9,48% của cùng kỳ năm trước. Doanh số của các thương hiệu châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm từ 70% xuống 22,6%

Tuy nhiên, sự thay đổi này xảy ra trong bối cảnh doanh số bán ô tô mới giảm mạnh, giảm 58,8% vào năm 2022 do mức sống thấp hơn và mong muốn sử dụng xe do phương Tây sản xuất khiến mọi người giảm chi tiêu và mua nhiều ô tô đã qua sử dụng hơn

Các hãng xe Trung Quốc đang cố gắng chạy đua để giành thị phần. Haval của Trung Quốc hiện đang sản xuất ô tô tại địa phương, trong khi ở Moscow, hãng xe Moskvich thời Liên Xô hồi sinh đang sử dụng các bộ phận động cơ, thiết kế và kỹ thuật từ JAC của Trung Quốc

Nhưng một vấn đề khác đối với người tiêu dùng là giá cả. Ngay cả Medvedev cũng nói rằng giá của Moskvich có vẻ hơi cao. Mẫu xe model 3 có giá khoảng 2 triệu rúp ( tương đương 26,195 USD). Giá của Lada Granta, chiếc xe được bán chạy nhất ở Nga, bắt đầu từ khoảng 680.000 rúp, chưa bằng 1/2

Ông Maxim Kadakov, tổng biên tập tạp chí "Behind the Wheel" cho biết: "Trung Quốc đang mang đến rất nhiều ô tô nhưng nếu chúng ta nói về giá cả chứ không phải chất lượng thì không có ô tô nào rẻ cả"
 
Last edited:
Phát động giảm sản lượng dầu, Saudi Arabia khẳng định tiếng nói trên trường quốc tế
Quyết định hôm Chủ nhật (2-4) về việc cắt giảm sản lượng dầu hơn 1,1 triệu thùng/ngày của liên minh OPEC + đã dập tan những hoài nghi về lập trường quyết đoán trên trường quốc tế của Saudi Arabia

Trước đó, các nhà quan sát cho rằng Saudi Arbia, nước lãnh đạo trên thực tế của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ cân nhắc cẩn thận các kế hoạch giảm sản lượng vì điều này sẽ làm phật lòng Washington. Chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện đang tìm cách giữ giá dầu ở mức thấp để kiểm soát lạm phát

Thai-tu-Saudi-Arabia.jpg

Thái tử Mohammed bin Salman, Thủ tướng Saudi Arabia, người đứng sau quyết định giảm sản lượng dầu của Riyadh đang theo đuổi các ưu tiên của đất nước, ngay cả khi điều này đi ngược lại với lợi ích của Washington
Giảm sản lượng dầu vì lý do kinh tế

Chỉ vài tháng sau khi từ chối kêu gọi bơm thêm dầu thô của Tổng thống Mỹ Biden, Saudi Arabia ngày càng tự tin sử dụng ảnh hưởng của khu vực để vạch ra lối đi riêng

Cuối tuần qua, Saudi Arabia tiếp tục khiến Washington không vui khi tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày. Cùng lúc đó, các nước thành viên khác của OPEC+ (liên minh giữa OPEC và các đối tác bên ngoài do Nga dẫn đầu), gồm Iraq, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman cũng thông báo cắt giảm sản lượng tổng cộng 649.000 thùng/ ngày. Thêm vào đó, Nga thông báo việc cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày trong tháng 3 sẽ tiếp tục cho đến cuối năm nay

Ngay lập tức, các tờ báo của Saudi Arabia ca ngợi quyết định giảm sản lượng dầu và khẳng định đây là hướng đi đúng đắn. Các báo này bình luận, việc giải quyết vấn đề giá dầu giảm quan trọng hơn là dành bất kỳ sự ưu ái nào cho các đồng minh

“OPEC+ hiện tại và trong quá khứ đã thành công trong việc ổn định thị trường dầu mỏ. Trái ngược với chỉ trích của các nước công nghiệp và phương Tây, quyết định giảm sản lượng dầu của nhóm này không liên quan đến chính trị”, báo Asharq Al-Awsat dẫn lời cựu cố vấn Bộ dầu mỏ Saudi Arabia, Mohammad Al Sabbanh

Sabban cho biết thêm, quyết định này là hành động “phủ đầu và đề phòng” do sự không chắc chắn của thị trường dầu mỏ và nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng

Trong bài viết đăng trên tạp chí Al-Majalla Faisal Faeq, cựu lãnh đạo của tập đoàn dầu khí Saudi Aramco thuộc sở hữu nhà nước Saudi Arabia, cho rằng OPEC+ phải hành động vì việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở phương Tây đã gây áp lực giảm giá “nhân tạo” trên thị trường dầu mỏ

Việc Thái tử Mohammed bin Salman, Thủ tướng Saudi Arabia sẵn sàng hành động để đảm bảo sự ổn định thị trường và phối hợp chính sách năng lượng với Nga đã nhấn mạnh ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Saudi Arabia với tư cách là một siêu cường nhiên liệu hóa thạch. Động thái mới nhất của ông cũng phản ánh mối lo kinh tế khi giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng vào cuối tháng 3

“Saudi Arabia và OPEC+ ngày càng tự tin và đã tự hào với quyết định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày vào tháng 10 năm ngoái dù nhiều người hoài nghi về việc họ có thể làm như vậy hay không”, Bob McNally, Chủ tịch của Rapidan Energy Group và là cựu quan chức năng lượng của Nhà Trắng nói

Thái tử Mohammed bin Salman cũng tính toán, do Mỹ là đồng minh an ninh với Saudi Arabia nên sẽ không mạo hiểm cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Riyadh . Vì vậy, Mỹ sẽ tiết chế phản ứng trước bất kỳ sự chuyển hướng nào trong chính sách của ông

Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết

Ưu tiên hàng đầu của Thái tử Mohammed là đảm bảo tầm nhìn trị giá hàng nghìn tỉ đô la nhằm đưa nền kinh tế đất nước đi theo hướng đa dạng hóa để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Trong khi Mỹ vẫn là đối tác quốc phòng và an ninh chính và là nhà cung cấp vũ khí số 1 của Saudi Arabia thì Riyadh ngày càng ít tin tưởng vào sự hỗ trợ của Washington trong trường hợp nước này bị tấn công

Giáo sư lịch sử Bader Al-Saif của Đại học Kuwait, cho rằng Mỹ và những nước sử dụng dầu hàng đầu khác cần phải làm quen với thực tế là Saudi Arabia đặt quyền lợi của mình lên trên hết

“Tại sao bạn lại mong đợi một quốc gia đặt lợi ích của các quốc gia khác lên lợi ích của mình ?”, ông nói và cho biết thêm, quyết định giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia chủ yếu là do động cơ kinh tế

Sau tin OPEC+ giảm thêm sản lượng, giá dầu tăng vọt trong phiên giao dịch 3-4, một diễn bất lợi đối với Tổng thống Joe Biden khi ông đang nỗ lực kiểm soát giá cả nhiên liệu trong nước. Riyadh giải thích, quyết định cắt giảm dầu là biện pháp phòng ngừa nhằm hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ

David Rundell, cựu nhà ngoại giao Mỹ, cho rằng việc diễn giải quyết định sản xuất dầu của Saudi Arabia như một tuyên bố chính trị là sai lầm. “Saudi Arabia quan tâm đến việc tối đa hóa giá dầu trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn. Điều này đòi hỏi một mức độ ổn định về giá”, ông nói

Chính quyền Tổng thống Biden đã cảnh báo Saudi Arabia sẽ đối mặt với “hậu quả” sau quyết định giảm sản lượng dầu 2 triệu/thùng của OPEC+ hồi tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, cho đến nay, Nhà Trắng vẫn chưa có hành động nào cụ thể để dằn mặt hoặc trừng phạt Riyadh

Saudi Arabia không chỉ thể hiện là một cường quốc mới nổi chống lại Washington mà còn là một thế lực thậm chí còn lớn hơn trên thị trường năng lượng toàn cầu kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022

Theo Gregory Gause, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Texas A&M (Mỹ), quyết định giảm sản lượng dầu của OPEC+ lần này không có lợi cho Mỹ lẫn Trung Quốc, nước đang cần dầu giá thấp để phục hồi kinh tế nhanh chóng

“Quyết định đó phản ảnh chính sách đối ngoại của Saudi Arabia là coi thế giới là đa cực và tạo cho Riyadh nhiều cơ hội hơn để điều quản lý quan hệ với các cường quốc”, ông nói

Bloomberg
 

Nga mở cảng Vladivostok lần đầu mở cho Trung Quốc sau 163 năm

Vladivostok chính thức trở thành cảng trung chuyển hàng hóa nội địa xuyên biên giới của Trung Quốc, là bước đột phá mới trong hợp tác kinh tế Nga-Trung giữa bối cảnh xung đột diễn ra


Bắc Kinh nhận quà khủng giữa bão cấm vận Nga: Cảng Vladivostok lần đầu mở cho Trung Quốc sau 163 năm - Ảnh 1.

Nga mở cảng Vladivostok cho Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) mới đây thông báo, cảng Vladivostok (Nga) sẽ trở thành cảng trung chuyển xuyên biên giới đối với "hàng hóa nội địa" Trung Quốc. Thông báo này có hiệu lực từ ngày 1/6/2023

Điều này đồng nghĩa việc, sau 163 năm, Nga đã mở lại một hải cảng quan trọng cho Trung Quốc

Trước đây, các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang vận chuyển hàng hóa đến miền nam Trung Quốc thông qua các cảng ở tỉnh Liêu Ninh, cách đất liền khoảng 1.000 km

Nhưng giờ đây, tuyến đường vận chuyển này sẽ được rút ngắn nhờ vận chuyển qua cảng Vladivostok

Hàng hóa từ Tuy Phân Hà (Hắc Long Giang) hoặc Hồn Xuân (Cát Lâm) di chuyển đến cảng Vladivostok chỉ mất 200 km, rồi được vận chuyển xuống miền nam Trung Quốc bằng đường biển, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí

"Với việc mở cảng Vladivostok, nó sẽ không chỉ giảm chi phí vận chuyển mà còn thu hút nhiều đầu tư và kinh doanh hơn đến vùng Đông Bắc Trung Quốc trong tương lai, điều này có thể đóng vai trò mở đầu cho sự cất cánh của nền kinh tế địa phương" , ông Liang Haiming, Trưởng khoa Nghiên cứu Vành đai và Con đường thuộc Đại học Hải Nam nói với Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc)

Đối với Vladivostok và vùng Viễn Đông rộng lớn hơn của Nga, sự kết nối sâu sắc hơn với vùng Đông Bắc Trung Quốc chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn


Bắc Kinh nhận quà khủng giữa bão cấm vận Nga: Cảng Vladivostok lần đầu mở cho Trung Quốc sau 163 năm - Ảnh 2.

Vladivostok là cảng lớn nhất của Nga ở Viễn Đông

Ông Đát Chí Cương, Giám đốc Viện Đông Bắc Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Hắc Long Giang, chia sẻ với Thời báo Hoàn khẳng định

"Vladivostok chính thức trở thành cảng trung chuyển hàng hóa nội địa xuyên biên giới của Trung Quốc, là bước đột phá mới trong hợp tác kinh tế Nga-Trung giữa bối cảnh xung đột Ukraine đang diễn ra...

Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Nga ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc có tiềm năng lớn. Hắc Long Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế trong thương mại hàng hóa và đầu tư với Nga. Những lợi thế và tiềm năng này sẽ được phát triển hơn nữa với việc mở c
ảng Vladivostok"

Thông điệp về việc Nga mở cửa Vladivostok cho hàng hóa Trung Quốc được đưa ra giữa bối cảnh phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép cấm vận nhằm vào Moscow

Nhóm G7 dự kiến sẽ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga - bao gồm các biện pháp làm suy yếu hoạt động sản xuất năng lượng trong tương lai của Nga, cũng như hạn chế hoạt động thương mại của nước này - tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima vào cuối tuần này

Trung-Nga tăng cường hợp tác kinh tế

Theo Thời báo Hoàn cầu, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt 73,15 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Hồi năm 2022, thương mại song phương Nga-Trung cũng tăng lên mức kỷ lục 190 tỷ USD

Bà Alexandra Prokopenko, học giả Trung tâm Âu-Á Nga Carnegie và từng làm việc tại Ngân hàng Trung ương Nga, nhận định, các mặt hàng năng lượng chiếm hơn 2/3 xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc: Nga là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai và là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ tư cho Bắc Kinh

Trong khi đó, Nga nhập khẩu từ Trung Quốc không chỉ bao gồm hàng tiêu dùng mà còn ngày càng nhiều hàng công nghệ cao. Nhập khẩu xe tải, máy xúc và phụ tùng xe của Trung Quốc đã tăng đáng kể vào năm 2022

Bất chấp những hạn chế cung cấp chất bán dẫn và vi mạch của phương Tây, Nga vẫn nhập hầu hết các thiết bị điện tử và chất bán dẫn từ các công ty Trung Quốc

Những gã khổng lồ như Huawei có thể dừng hoạt động ở Nga vì lo ngại mạng lưới kinh doanh toàn cầu nhưng các công ty nhỏ hơn đang âm thầm thâm nhập thị trường Nga

Các khoản thanh toán đến và đi từ các đối tác Trung Quốc phần lớn được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ hơn là đồng rúp. Tỷ lệ thanh toán cho hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Nga được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ cũng đã tăng vọt trong hai năm qua
 
Ấn Độ và Indonesia ai quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Hai quốc gia châu Á tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có thể trở thành hình mẫu thay thế những cỗ máy cũ như Trung Quốc, Hàn Quốc

Ấn Độ và Indonesia có thể trở thành hình mẫu cho rất nhiều nước đang cố gắng tìm ra con đường mới hơn, bền vững hơn để phát triển trong thập kỷ này và xa hơn nữa

Ở thời điểm hiện tại, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 2 cái tên nổi bật hiện lên: Ấn Độ và Indonesia. Hai “gã khổng lồ” ở châu Á với tổng dân số 1,7 tỷ người được IMF dự báo sẽ là 2 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm G20, không chỉ trong năm nay mà cả 5 năm tới

Đây là thời kỳ mà thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ xu hướng quay lưng với toàn cầu hóa, căng thẳng địa chính trị đến những thay đổi mang tính cấu trúc trên thị trường năng lượng và tự động hóa. Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn tìm ra được những chiến lược phù hợp để trở nên giàu có hơn. Không những thế họ còn duy trì được sự ổn định về mặt chính trị - xã hội

Trong thời gian sắp tới, liệu Ấn Độ và Indonesia có thể tiếp tục duy trì được thành công hay không sẽ có ý nghĩa quan trọng, không chỉ với người dân mà còn đối với các nhà đầu tư đã đặt cược hàng tỷ USD vào đây. Hai quốc gia này còn có thể trở thành hình mẫu cho rất nhiều nước đang cố gắng tìm ra con đường mới hơn, bền vững hơn để phát triển trong thập kỷ này và xa hơn nữa

Mô hình mới ?

Suốt mấy chục năm gần đây, các nước phát triển đều đi theo 1 công thức làm giàu đã được chứng minh là hiệu quả: người lao động di cư từ nông thôn lên thành thị để làm trong các nhà máy, khu công nghiệp, sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Hàn Quốc và Trung Quốc là ví dụ điển hình, trong đó công nghiệp hóa đã giúp 800 triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo

Tuy nhiên, ngày nay mô hình đó không còn hiệu quả như trước. Chủ nghĩa bảo hộ thách thức các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Các nhà máy sử dụng robot ngày càng nhiều hơn

Nhìn qua thì Ấn Độ và Indonesia có khá nhiều điểm chung. Cả hai được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo đã đắc cử từ năm 2014 và đều sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào sang năm. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đều là những người có mức độ tín nhiệm cao vì những thành tựu mà họ đã đạt được

Thập kỷ vừa qua, GDP của Ấn Độ và Indonesia đạt mức tăng trưởng ấn tượng lần lượt 71% và 52%. Đặc biệt, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ là cao nhất, vượt trội so với ngành sản xuất. Cả hai nền kinh tế có độ mở cao, với thương mại chiếm khoảng 40% GDP và tiếp nhận dòng vốn FDI tương đương khoảng 1,5% GDP


b4b188fb50f4ea8b82331b9cd38d3d57f043aeec.png

Tăng trưởng GDP của Ấn Độ và Indonesia

90% lực lượng lao động Ấn Độ và 60% lực lượng lao động của Indonesia làm việc trong “nền kinh tế xám”, tức các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng chưa được thừa nhận chính thức. Chi tiêu công chỉ chiếm 30% GDP Ấn Độ và 18% GDP Indonesia

Cả hai quốc gia đều theo đuổi những dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng. Indonesia đã xây 18 bến cảng, 21 sân bay và 1.700km đường có thu phí kể từ khi ông Jokowi nhậm chức. Còn Ấn Độ bổ sung thêm 10.000 km đường cao tốc mỗi năm

Cả hai nền kinh tế đều còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia đạt 4.180 USD còn của Ấn Độ chỉ bằng một nửa. Họ được xếp vào nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình nhưng ở nhóm dưới

Thế mạnh của mỗi nước

Đó là tất cả điểm chung. Để nói về các điểm khác biệt và so sánh xem nước nào có nhiều tiềm năng hơn, hãy xét đến 3 khía cạnh: xuất khẩu, chính sách công nghiệp, và vị thế địa chính trị

Bắt đầu từ xuất khẩu. Ở Ấn Độ, ngành đi đầu về xuất khẩu là dịch vụ công nghệ. Nhờ khả năng đào tạo nửa triệu kỹ sư công nghệ mỗi năm, năm 2021 Ấn Độ chiếm tới 15% các khoản chi tiêu cho dịch vụ công nghệ trên toàn cầu

Còn thế mạnh của Indonesia nằm ở hàng hóa cơ bản, trong đó có nhiều loại khoáng sản (như nickel) đang lên cơn sốt trên toàn thế giới. Đến năm 2030, Indonesia sẽ là nhà sản xuất lớn thứ 4 thế giới về các “hàng hóa xanh” được sử dụng để sản xuất năng lượng tái tạo

Những ngành này đều hứa hẹn sẽ mang về nguồn ngoại tệ dồi dào. Năm 2021, dịch vụ công nghệ đóng góp khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ, còn hàng hóa (trừ nhiên liệu hóa thạch) chiếm 22% của Indonesia. Tuy nhiên, những ngành này tạo ra lượng việc àm khá khiêm tốn. Toàn ngành IT của Ấn Độ chỉ có 5 triệu nhân công

Chính phủ cả 2 nước mong muốn phát triển mạnh nhóm doanh nghiệp tư nhân bằng chính sách công nghiệp. Trong đó Ấn Độ có xuất phát điểm tốt hơn. Giá trị vốn hóa của chỉ số MSCI India đạt 830 tỷ USD, tương đương 24% GDP. Còn giá trị vốn hóa của TTCK Indonesia chỉ đạt 123 tỷ USD, tức 10% GDP

Ấn Độ có 108 “kỳ lân” (các startup có vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc. Indonesia chỉ có hơn một chục startup như vậy

Về chính sách công nghiệp, ông Modi đặt cược 30 tỷ USD cho các chính sách phát triển, tập trung vào 14 ngành ưu tiên trong đó có chip bán dẫn. Ấn Độ cam kết đến năm 2070 sẽ đạt mục tiêu khí thải nhà kính bằng 0 bằng cách xây dựng các trang trại điện mặt trời và tăng sản xuất pin. Ngoài ra, nước này hướng tới mục tiêu giảm chi phí sử dụng điện, giảm số tiền chi cho nhập khẩu năng lượng từ mức 4% GDP trong năm 2021 xuống còn 2,5% vào năm 2032

Trong khi đó, chính phủ Indonesia tập trung vào các tài nguyên thiên nhiên. Nước này kỳ vọng lệnh cấm xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô sẽ buộc các tập đoàn đa quốc gia phải tới đây xây dựng nhà máy tinh chế sau khi áp dụng lệnh cấm đối với nickel thô năm 2014, số nhà máy xử lý nickel ở nước này đã tăng từ 2 lên 13 trong năm 2020 và sẽ lên đến 30 vào cuối năm nay

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung tăng lên, hai quốc gia đang đứng ở những vị thế địa chính trị rất khác nhau. Indonesia vẫn đi theo đường lối cân bằng giữa Trung Quốc và phương Tây

Trong khi đó Ấn Độ đang nghiêng về phía Mỹ. Nước này đã gia nhập Quad, nhóm bộ tứ gồm Mỹ, Australia và Nhật Bản. Năm 2020, Ấn Độ ban hành lệnh cấm TikTok và hơn một chục ứng dụng Trung Quốc khác. Chiến lược phát triển công nghiệp của ông Modi cũng bao gồm việc thu hút các doanh nghiệp phương Tây đang muốn đa dạng hóa thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc. Mới đây Foxconn đã phê duyệt xây dựng nhà máy 1 tỷ USD ở Ấn Độ

Mô hình nào sẽ tăng trưởng nhanh hơn? Với các doanh nghiệp tư nhân và thị trường vốn hùng mạnh hơn, Ấn Độ được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn

Tuy nhiên, ở cả hai quốc gia đều tồn tại chủ nghĩa tư bản thân hữu. Bao quanh ông Jokowi là nhiều tỷ phú, còn ở Ấn Độ tập đoàn Adani gần như chiếm thế độc quyền. Trong khi các zaibatsu của Nhật Bản và chaebol của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực mà họ buộc phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, Adani và những tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa

Điều này sẽ phải thay đổi nếu như họ muốn tiến xa hơn và trở thành hình mẫu mới cho các nền kinh tế khác noi theo
 
Trung Quốc đang điều khiển dòng chảy các con sông lớn ở Châu Á

Các chính sách về nguồn nước của Trung Quốc đang tiếp tục khiến các quốc gia láng giềng lo ngại, trong đó nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh đang tận dụng lợi thế địa lý để đặt ra điều kiện trao đổi

Quá trình công nghiệp hóa ồ ạt đã khiến miền bắc Trung Quốc trải qua tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số trong nhiều thập niên đã gây thêm áp lực lên nguồn cung cấp nước ở quốc gia 1,4 tỉ dân này

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt, Trung Quốc đã đẩy mạnh hàng loạt chính sách nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, phần lớn chính sách này tiềm tàng những tác động tiêu cực đối với các nước láng giềng

Trung Quốc thao túng dòng chảy

Nhiều con sông xuyên biên giới của châu Á chảy qua lãnh thổ Trung Quốc rồi mới vào các quốc gia hạ nguồn như Ấn Độ, Kazakhstan, Bangladesh và Việt Nam. Chỉ riêng điều đó đã khiến Trung Quốc trở thành một "siêu cường thượng nguồn" với ảnh hưởng to lớn đối với việc tưới tiêu của phần lớn khu vực, theo tờ Nikkei Asia

Châu Á, nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, đang cảm nhận áp lực nặng nề do sự mất cân bằng giữa nguồn cấp nước và nhu cầu sử dụng của người dân, theo tổ chức tư vấn Asia Society (Mỹ)

Trung Quốc đang điều khiển dòng chảy các con sông lớn ở châu Á? - Ảnh 1.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc trữ đầy nước vào năm 2012

Các dự án xây dựng đập và nhà máy thủy điện được dự báo sẽ gây ra những căng thẳng chính trị hiện có trong khu vực và tạo ra những căng thẳng mới. Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo đến năm 2030, một nửa thế giới sẽ lâm vào tình trạng căng thẳng hoặc thiếu nước hoàn toàn, biểu hiện chủ yếu là mất an ninh lương thực và không đủ điện để sử dụng

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, Trung Quốc trong vài năm qua đã nghiên cứu hàng loạt chính sách và giải pháp. Một số đề xuất đã gây tranh cãi, bao gồm nghiên cứu từ các học giả Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đối với dự án sông Cờ Đỏ dài 6.180 km

Ông Mark Wang, giáo sư tại Đại học Melbourne (Úc), người đã nghiên cứu đề xuất của các học giả Đại học Thanh Hoa nhận định: "Nếu [đề xuất] trở thành một dự án chuyển dòng chính thức, điều đó sẽ có tác động đến các quốc gia ở hạ nguồn, bởi vì nước sẽ được lấy từ các con sông thượng nguồn của ít nhất 3 hoặc 4 con sông quốc tế"

Năm 2021, Trung Quốc cũng công bố kế hoạch xây dựng một đập thủy điện 60 gigawatt ở các vùng hạ lưu sông Nhã Lỗ Tạng Bố/Brahmaputra (sông dài nhất chảy qua khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc). Dự án chạy sát biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, do đó thể làm leo thang căng thẳng giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới

Thiếu thỏa thuận đa phương

Trong khi phần lớn con sông xuyên biên giới trên khắp thế giới thường được điều chỉnh bằng các hiệp định đa phương, thì các dòng sông ở châu Á hầu hết phải tuân theo các thỏa thuận riêng

Trung Quốc đã không ký Công ước về nguồn nước của LHQ năm 1997. Thay vào đó, Bắc Kinh là một bên trong khoảng 50 thỏa thuận và công cụ song phương về nguồn nước, Nikkei Asia dẫn lời tiến sĩ David Devlaeminck, chuyên gia luật nước quốc tế tại Đại học Trùng Khánh (Trung Quốc)

Tiến sĩ Devlaeminck cho biết các thỏa thuận "đã cho phép hợp tác giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thông qua các thể chế mà họ đã thiết lập trong vài thập niên qua". Tuy nhiên theo ông, các thỏa thuận thường sử dụng "ngôn ngữ mơ hồ", tạo ra khả năng xảy ra tranh chấp

Trung Quốc đang điều khiển dòng chảy các con sông lớn ở châu Á? - Ảnh 2.
Cá và tôm chết ở tỉnh Bạc Liêu do tình trạng xâm nhập mặn hồi năm 2016

'Quan hệ giao dịch'

Chia sẻ với Nikkei Asia, các chuyên gia cũng lo ngại khả năng Trung Quốc sử dụng nguồn cung cấp nước để làm điều kiện trao đổi bất lợi cho quốc gia hạ nguồn

Bà Ambika Vishwanath, đồng sáng lập Kubernein Initiative, tổ chức tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Ấn Độ, đã mô tả chiến lược về nguồn nước của Trung Quốc là một trong những mối quan hệ "giao dịch"

Năm 2001, Trung Quốc đồng ý thành lập một ủy ban chung với Kazakhstan tập trung vào giám sát dòng chảy. 10 năm sau, Bắc Kinh khởi động "Dự án dẫn nước chung hữu nghị Trung Quốc - Kazakhstan", với cam kết điều chỉnh việc phân phối nguồn nước chung

Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Kazakhstan về an ninh biên giới dọc khu vực Tân Cương phía tây bắc. Nước này cũng cũng nhập khẩu dầu từ Kazakhstan

"[Trung Quốc] sẽ tiến hành 1 hiệp ước hoặc thỏa thuận nếu đó là điều có lợi cho nước này", bà Vishwanath nhận định, đồng thời nói thêm rằng nguồn nước đang trở thành một phần trong chính sách ngoại giao và hợp tác của Bắc Kinh

Tương tự, chính trị Trung - Ấn đã định hình việc quản lý nước của Trung Quốc đối với các con sông như Nhã Lỗ Tạng Bố/Brahmaputra. Một thỏa thuận năm 2005 giữa Trung Quốc và Ấn Độ yêu cầu Bắc Kinh cung cấp dữ liệu về các con sông trong mùa lũ. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận đó đã bị đình trệ khi 2 bên đối mặt với các cuộc đối đầu quân sự lặp đi lặp lại ở các khu vực biên giới tranh chấp. Việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện dọc theo sông đã làm tăng thêm xích mích

Ông Brahma Chellany, tác giả cuốn sách "Nước: Chiến trường mới của châu Á" nhận định: "Các cuộc chiến về nguồn nước, theo nghĩa ngoại giao hoặc kinh tế, đã diễn ra ở một số tiểu vùng của châu Á khi các bên chạy đua để kiểm soát các nguồn nước xuyên quốc gia". Theo ông, các cuộc cạnh tranh này có thể gây ra căng thẳng lớn hơn và thậm chí là xung đột
 
Pheu Thai thành lập liên minh 11 Đảng

Đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) và 10 đảng khác, trong đó có 2 đảng có liên hệ với quân đội, đã công bố thành lập liên minh vào chiều nay 21-8

Lãnh đạo Đảng Pheu Thai và Đảng Bhumjaithai trong cuộc họp báo ngày 7-8 ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: AFP
Lãnh đạo Đảng Pheu Thai và Đảng Bhumjaithai trong cuộc họp báo ngày 7-8 ở Bangkok, Thái Lan

Theo báo Bangkok Post, liên minh 11 đảng gồm Pheu Thai kiểm soát 314 ghế tại Hạ viện và ứng cử viên thủ tướng của họ là doanh nhân Srettha Thavisin

Pheu Thai đứng thứ 2 trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14-5 với 141 nghị sĩ đắc cử. Đảng này cũng chiếm số ghế lớn nhất trong liên minh 11 đảng

Ba đảng khác là Bhumjaithai (Tự hào Thái Lan) với 71 ghế, Palang Pracharath (PPRP - Quyền lực nhà nước nhân dân) với 40 ghế, và United Thai Nation (UTN - Quốc gia Thái Lan thống nhất) với 36 ghế. Các đảng này lần lượt đứng thứ 3, thứ 4 và thứ 5 trong cuộc bầu cử

7 đảng còn lại bao gồm Chartthaipattana (Quốc gia Thái phát triển - 10 ghế), Prachachat (Nhân dân quốc gia - 9 ghế), Pue Thai Rumphlang (Quốc gia thống nhất sức mạnh - 2 ghế) Chartpattanakla (Quốc gia dám phát triển - 2 ghế), Seri Ruam Thai (Tự do toàn Thái - 1 ghế), Plung Sungkom Mai (Sức mạnh xã hội mới - 1 ghế) và Thai Counties (1 ghế)

Các đảng liên minh đã đồng ý coi các chính sách của Pheu Thai là những chính sách quan trọng đối với chính phủ mới, bao gồm ví điện tử, mức lương tối thiểu hằng ngày 600 baht (hơn 400.000 đồng) và tăng giá nông sản

Trong cuộc họp báo ngày 21-8, lãnh đạo Đảng Pheu Thai, ông Cholnan Srikaew, cho biết liên minh sẽ không bao gồm Đảng Tiến bước (Move Forward - MFP)

MFP đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 với 151 ghế Hạ viện. Pheu Thai đã rút khỏi liên minh cầm quyền do MFP lãnh đạo vào đầu tháng này

Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha cho biết phiên họp chung của Quốc hội để bầu thủ tướng mới sẽ bắt đầu lúc 10h sáng 22-8. Cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng dự kiến diễn ra lúc 15h và kết thúc vào 17h30 cùng ngày

Ứng cử viên thủ tướng của Pheu Thai, ông Srettha Thavisin, là cựu giám đốc điều hành của Công ty Phát triển bất động sản Sansiri Plc

Để trở thành thủ tướng thứ 30 của Thái Lan, ứng viên sẽ cần nhận được tối thiểu 375 phiếu của lưỡng viện Quốc hội gồm 750 thành viên

Báo Bangkok Post dẫn lời thượng nghị sĩ Wanchai Sornsiri cho biết ông Srettha sẽ dễ dàng được ủng hộ để trở thành thủ tướng vào ngày mai (22-8)

Ông Wanchai cho hay ông đưa ra dự đoán trên sau khi trò chuyện cùng các thượng nghị sĩ khác. Theo đó, khoảng 190 người cho biết họ dự kiến bỏ phiếu ủng hộ ông Srettha Thavisin

"Một số người trong số họ có thể có những quan điểm khác nhau, nhưng đây là con đường của nền dân chủ", ông Wanchai nói
 
Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm

Trung Quốc, nước xử lý đất hiếm hàng đầu thế giới, thông báo cấm xuất khẩu công nghệ chiết xuất và tách các kim loại chiến lược từ đất hiếm. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm bảo vệ sự thống trị đối với một số kim loại đóng vai trò đối với quá trình chuyển đổi xanh cũng như các thiết bị điệu tử tiêu dùng và vũ khí quốc phòng

TQ-cam-xuat-khau-cong-nghe-xu-ly-dat-hiem.jpg

Nhiều chuyên gia coi lệnh cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm là bằng chứng thấy Bắc Kinh đang tận dụng sự kiểm soát đối với chuỗi cung ứng công nghệ sạch toàn cầu để chống lại các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh

Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 21-12, Bắc Kinh đưa công nghệ liên quan đến kim loại và nam châm đất hiếm vào danh sách các mặt hàng không được phép xuất khẩu . Danh sách cấm xuất khẩu bao gồm công nghệ tách đất hiếm cũng như sản xuất kim loại đất hiếm, nam châm chất hiếm và vật liệu hợp kim. Công nghệ khai thác mỏ, luyện quặng và luyện kim được liệt kê là “bị hạn chế” thay vì bị cấm. Mục đích của lệnh cấm gồm bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các đối thủ địa chính trị của Trung Quốc đang gấp rút cắt giảm sự phụ thuộc vào vật liệu thô quan trọng sản xuất tại Trung Quốc. Trong ba thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng vai trò thống trị trong hoạt động khai thác và tinh chế đất hiếm, một cụm gồm 17 nguyên tố kim loại được sử dụng trong mọi thứ, từ tuốc-bin gió đến thiết bị quân sự và xe điện. Trung Quốc đã làm chủ được quy trình chiết dung môi để tinh chế các loại khoáng sản chiến lược, điều mà các công ty đất hiếm phương Tây gặp khó khăn trong việc triển khai do sự phức tạp về kỹ thuật và lo ngại về ô nhiễm

Các quy định mới của Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm nhưng có thể nhằm mục đích cản trở những nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này bên ngoài Trung Quốc

Các kim loại chiến lược đang được chú ý khi các nước phương Tây ngày càng coi nỗ lực bảo đảm nguồn cung của chung vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là khi quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong tương lai

Mỹ đang dẫn đầu nỗ lực giảm bớt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các dòng khoáng sản từ đất hiếm cho đến các kim loại như lithium và cobalt. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đặt ra các quy tắc nhằm khuyến khích tăng nguồn cung các kim loại này trong nước hoặc từ các đồng minh. Trung Quốc đã đáp trả bằng việc hạn chế xuất khẩu các kim loại chiến lược bao gồm gallium, germanium và than chì (graphite) trong năm nay

Trong khi IRA cùng với Đạo luật nguyên liệu thô quan trọng của châu Âu và IRA sẽ mở ra nguồn tài trợ mới cho các nhà cung cấp tiềm năng, động thái mới nhất của Bắc Kinh nhấn mạnh những thách thức kỹ thuật mà các nhà sản xuất phương Tây có thể đối mặt trong việc phát triển các quy trình xử lý đất hiếm Trung Quốc đã thành thạo trong nhiều thập niên

Cho đến gần đây, hầu như không có nhà máy tinh chế đất hiếm nào bên ngoài Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các công ty và nhà nghiên cứu của nước này đã xây dựng được lợi thế thực tế và công nghệ đáng kể về cách chiết xuất và tinh chế đất hiếm

Việc Trung Quốc chi phối thị trường đất hiếm toàn cầu lần đầu tiên thu hút được sự chú ý tế vào năm 2010, khi Bắc Kinh áp đặt các hạn chế xuất khẩu mặt hàng này đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Sau đó, Trung Quốc phải hủy bỏ các hạn chế này sau khi bị khiếu kiện ở Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, những lo ngại về sự thống trị đất hiệm của Bắc Kinh vẫn tồn tại khi các nhà cung cấp phương Tây vấp phải những trở ngại về thương mại, kỹ thuật và môi trường trong nỗ lực phát triển các nguồn cung thay thế

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, Trung Quốc chiếm hơn 2/3 sản lượng lượng đất hiếm khai thác trên thế giới năm ngoái và là nơi có công suất tinh chế lớn nhất toàn cầu. Nước này cũng thống trị nguồn cung nam châm đất hiếm, sử dụng phổ biến trong xe điện, động cơ tuốc-bin gió, điện thoại di động và nhiều sản phẩm tinh vi khác

Một nhà phân tích đất hiếm giấu tên cho biết thực tế, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu các công nghệ đất hiếm kể từ năm 2007. “Các nước khác như Mỹ, Nhật Bản và Pháp đều có công nghệ chiết xuất kim loại đất hiếm nhưng Trung Quốc có lợi thế về hiệu quả và chi phí hàng đầu”, nhà phân tích nói

Các quan chức Trung Quốc trong những tháng gần đây nhấn mạnh an ninh quốc gia là lý do chính cho các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia coi đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang tận dụng sự kiểm soát đối với chuỗi cung ứng công nghệ sạch toàn cầu để chống lại các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh

Sản lượng oxit đất hiếm bên ngoài Trung Quốc tăng gần gấp 4 lần lên 90.000 tấn trong vòng 7 năm tính đến năm 2022. Nhưng Trung Quốc vẫn duy trì sự thống trị tăng gấp đôi sản lượng oxit đất hiếm lên 200.000 tấn trong cùng kỳ

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu đất hiếm toàn cầu sẽ tăng gấp 7 lần trong hai thập niên tới năm 2040 do sự chuyển đổi của thế giới từ sản xuất và vận chuyển năng lượng sử dụng nhiều carbon sang sản xuất điện và xe điện sạch hơn. Cơ quan này lưu ý, các nước thường mất hơn 15 năm để phát triển các dự án khai thác đất hiếm từ phát hiện đến khi sản xuất
 
Top