What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đại diện thương mại OBAMA

LOBBY.VN

Administrator
Lấy Phúc Đức để Khởi Nghiệp
Có lẽ đối với mọi người, cụm từ “công nghệ lobby” còn khá xa lạ, bởi ở Việt Nam hoạt động này còn khá mới mẻ, nhiều người không biết tới và đối với một số người nó còn mang ý nghĩa tiêu cực khi đề cập đến. Thế nhưng trên thế giới, ở các nước phát triển, lobby được pháp luật thừa nhận và hoạt động công khai. Từ “lobby” hiểu theo nghĩa đơn giản là “vận động hành lang” trên thực tế thì hoạt động này có muôn hình vạn trạng

Ở các nước, chuyên gia lobby (lobbyist) hoạt động nhằm gây ảnh hưởng, tác động đến các quan chức, những người có thẩm quyền; các hoạt động chuẩn bị lên kế hoạch, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện một mục đích nào đó... Kể từ khi Liên minh Châu Âu chọn Bruxells (Bỉ) làm trụ sở thì dòng chảy lobbyist cũng ồ ạt kéo về đây, bởi các công ty biết rằng nhất cử nhất động ở đây đều ảnh hưởng tới tương lai, tới chiến lược hoạt động lâu dài của họ

Các lobbyist sẽ hoạt động dưới những cái tên như: văn phòng đại diện báo chí, tư vấn, tìm hiểu thị trường, luật...

Theo thống kê, hiện có khoảng 1000 nhà báo nước ngoài, 3000 hãng lobby các loại (văn phòng giao tế nhân sự, đại diện của các doanh nghiệp, liên đoàn nghề nghiệp...) với số nhân viên khoảng 15.000 người. Riêng số lobbyist ở Bruxelles đã tương đương với số nhân viên của EU. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp, các nước quan tâm đến hoạt động lobby như thế nào

Trên lý thuyết thì thể chế của Châu Âu hoạt động trên cơ sở công khai, mọi quyết định đều phải được 15 nước thành viên với hơn 600 dân biểu thông qua trước bàn dân thiên hạ; nhưng thực tế các cuộc vận động hành lang của các lobbyist có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định này

Đơn cử như Pháp đã phải trả giá cho việc không quan tâm đến công nghệ lobby là việc hàng đống hồ sơ làm ăn của các công ty Pháp vẫn ằm phủ bụi trên bàn của các quan chức EU. Hay Scheider Electrics lên tiếng rằng họ thiệt hại vài tỷ euro vì các quan chức Bruxelles không cho họ sát nhập với Legrand vào năm 2001

Còn người Anh thì hỉ hả với hoạt động lobby cực kỳ hiệu quả của mình, đang “ăn nên làm ra” tại Bruxelles. Về lĩnh vực tư vấn, người Anh có 2 công ty: Hill & Knowton và Busson Marsteller; về luật thì có Cleary Gottlieb, Linklaters

Vậy các lobbyist làm gì để gây ảnh hưởng ? Họ tiếp xúc với các đối tác, các quan chức... mời đối tác đến nhũng nhà hàng sang trọng nhất, mời đi hội thảo nước ngoài, phát các hồ sơ kỹ thuật, thi thoảng gọi điện thoại, hay bất chợt đến văn phòng làm việc tặng quà, mời các quan chức giữ vai trò cố vấn cho công ty...

Sau vụ thua kiện cá Basa có lẽ chúng ta cũng cần nhìn nhận lại vấn đề lobby. Được biết trong vụ kiện tôm, Thái Lan đã phải chi khoảng 2 tỷ USD cho việc thuê các công ty lobby của Mỹ

Cũng trong vụ kiện bán phá giá tôm, Liên minh tôm miền nam (SSA) và Hiệp hội tôm Lousianna (LSA) ngoài việc thuê Công ty Luật Dewey Ballantine còn sử dụng hàng loạt các công ty khác như: Livingston, Jones Walker, Poievent & Denegre để tổ chức các hoạt động lobby nhằm tạo sự ủng hộ trong vụ này

Kết quả vụ kiện thì đã rõ. Chúng ta không thể đứng ngoài xu thế hội nhập, và dĩ nhiên để có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ đã đến lúc cần phải quan tâm nhiều hơn đến điều này
 
Last edited:
Nhà đầu tư Việt kiều nản vì thủ tục hành chính

Dù Chính phủ liên tục phát động doanh nhân (DN) kiều bào về nước kinh doanh, dòng chảy đầu tư từ những người con đất Việt ở nước ngoài vẫn nhỏ giọt, ở mức chưa đầy 11 tỉ USD

Nguyên nhân theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – một phần là do DN Việt kiều vẫn bị áp quy định đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài

Rào cản hành chính

Theo ông Nguyễn Thanh Mỹ - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp VN ở nước ngoài, trước khó khăn của nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều DN Việt kiều muốn chuyển hướng về đầu tư, kinh doanh trong nước. Trong tổng vốn 11 tỉ USD đầu tư của kiều bào, có 90% vốn tập trung vào 3 lĩnh vực chính là công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản và thông tin - truyền thông. Tuy nhiên, theo ông Mỹ, số tiền đầu tư về nước nếu so với tiềm năng của DN Việt kiều vẫn rất nhỏ bé

Ông Mỹ cho rằng, lý do chủ yếu nằm ở rào cản thủ tục hành chính và hệ thống luật pháp phức tạp. “Nhiều nhà đầu tư nản lòng vì thủ tục hành chính phức tạp, nhiêu khê. Chỉ những nhà đầu tư đủ tâm huyết, nhanh chóng nắm bắt và thích nghi với tập quán làm việc của VN mới vượt qua được giai đoạn ban đầu này” - ông nói

Phải nhờ người thân đứng tên đầu tư

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận, việc áp dụng quy định đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài khiến các DN kiều bào gặp hạn chế trong ngành nghề kinh doanh. Nhiều DN Việt kiều phải mượn danh nghĩa bạn bè, người thân trong nước để đầu tư, dẫn đến “tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, không huy động được vốn đầu tư lớn”

Một ví dụ điển hình là ông Trần Văn Trường – doanh nhân Việt kiều tại Mỹ. Ông Trường cho biết sau hơn 25 năm định cư tại Mỹ, năm 2005, ông đã về tỉnh Đồng Tháp đầu tư mua 33 ngàn mét vuông đất để cải tạo nuôi cá tra xuất khẩu. Song do luật Việt Nam năm 2005 chưa cho phép người nước ngoài đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nên ông Trường đã phải nhờ một số người quen đứng tên hộ. “Tôi đề nghị luật hóa và cụ thể hóa việc Việt kiều được đứng tên sổ đỏ để tránh các phiền phức, thiệt hại như thời gian qua” - ông đề xuất

“Sau 6 năm bám trụ tại địa phương, tôi thấy rằng một số chính sách từ TƯ không được thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn tại địa phương, gây thiệt hại đến hoạt động của doanh nghiệp Việt kiều” -ông Trường thẳng thắn. Thay mặt Hiệp hội Doanh nhân VN ở nước ngoài, ông Nguyễn Thanh Mỹ đề nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính. Các chính sách cũng phải được tổ chức thực hiện thật sát sao, tới từng địa phương, tránh tình trạng trên thông, dưới cản đang phổ biến hiện nay

“Ngoài mục đích kiếm tiền để làm giàu cho bản thân và gia đình, chúng tôi muốn đóng góp một phần trí tuệ, công sức để xây dựng đất nước. Chúng tôi không mong gì hơn Nhà nước và các bộ, ngành cụ thể hóa, luật hóa các chính sách hỗ trợ để người Việt xa xứ về đầu tư thuận lợi” - ông Trường kỳ vọng
 
Last edited:
Xuất khẩu liên tiếp lập kỷ lục mới
Quản trị một đất nước tới gần trăm triệu dân là vô cùng vất vả, nhất là đối với một quốc gia có độ mở của nền kinh tế lên đến hơn 200% GDP như Việt Nam. Chỉ có một lựa chọn là giữ vững tinh thần để xốc tới

Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2016-2020 nhìn chung không thực sự thuận lợi cho thương mại quốc tế. 5 năm vừa qua là thời kỳ kinh tế thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Anh rời Liên minh châu Âu, đến các biến động về quan hệ kinh tế-chính trị giữa các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...

Nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp, các nước có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, trong đó một số nước sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Tổng cầu giảm sút cũng kéo theo cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản. Giá xuất khẩu nông sản không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu

Vào năm cuối của nhiệm kỳ, khi mà con tàu kinh tế Việt Nam đang băng băng về đích thì gặp “chướng ngại” rất lớn, dịch COVID-19. Cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như "cỗ xe tam mã", trong đó có xuất khẩu, bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Tuy nhiên, với sự điều khiển khéo léo, tỉnh táo của Chính phủ, “con ngựa” xuất khẩu luôn về đích, tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại liên tục thặng dư, các kỷ lục xuất siêu liên tiếp được thiết lập. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, xuất khẩu của nước ta tăng 8,6%, cao hơn mức tăng của năm 2015 (8,1%). Cán cân thương mại “xuất sắc” ngắt mạch nhập siêu vào năm 2015, vượt mục tiêu đề ra, xuất siêu 1,77 tỷ USD. Mạch thành tích này tiếp tục được nối dài: Xuất siêu 2,11 tỷ USD năm 2017; 6,83 tỷ USD năm 2018 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 10,87 tỷ USD năm 2019 - cũng trong năm này, lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD

Năm 2020, một năm “thử thách lòng người” với ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỳ tích mới, bởi “mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua”, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Theo thông tin mà Bộ Công Thương đưa ra tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020 vào ngày 16/12 vừa qua, tính đến hết tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Ước tính năm 2020, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021

Điều đáng mừng nữa là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp

Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng, từ mức 78,9% kim ngạch xuất khẩu năm 2015, lên mức 84,2% năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 xuống còn 1,7% năm 2019

Chuyển dịch cơ cấu về thành phần xuất khẩu đã có dấu hiệu tích cực, khi xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước có mức tăng trưởng cao vượt khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Năm 2019, khối doanh nghiệp trong nước có trị giá xuất khẩu tăng 19,1% so với năm trước, trong khi khối doanh nghiệp FDI chỉ tăng 4,2%

Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD tăng dần, từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 32 mặt hàng năm 2019. Là lối ra của nền kinh tế, xuất khẩu, đặc biệt lại là xuất siêu, trở thành “mã lực” quan trọng thúc đẩy cỗ máy kinh tế, tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và lan truyền đến các lĩnh vực khác

Trong bức tranh xuất khẩu đó, nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn. Đơn cử như với gạo, mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của nước ta thì năm 2020 có thể nói là năm thắng đậm của gạo Việt Nam khi nông dân trúng mùa lớn, trong khi xuất khẩu gạo liên tiếp vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi số 1 thế giới về giá bán. Trong năm đầy khó khăn này, ngành gạo không những làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông dân trồng lúa còn xuất khẩu dự kiến thu về 3 tỷ USD

Để có được “trái ngọt” như vậy là có sự góp sức của những chuyến công tác xúc tiến thương mại, những chuyến đi “tiếp thị nông sản” ở nước ngoài của lãnh đạo Chính phủ, của những “đại sứ xoài”, “đại sứ thanh long” (cán bộ ngoại giao, tham tán thương mại ở nước ngoài), của những nỗ lực “chạy đua” để có được hiệp định quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, mở ra tuyến đường cao tốc cho hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Đó là nỗ lực chạy đua để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí logistic, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ… Đó cũng là nỗ lực chạy đua để kiểm soát dịch COVID-19, không để đứt gãy chuỗi cung ứng

Có thể nói, 12 tháng căng thẳng, cho đến những ngày cuối cùng của năm, chưa có nỗ lực chạy đua nào của Chính phủ có dấu hiệu hụt hơi

Đức Tuân
 
Last edited:
Doanh nghiệp Nhật Bản luôn biết cách tồn tại lâu dài
Fujifilm đã tìm ra những thị trường ngách quan trọng và thu về lợi nhuận kỷ lục trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống
Fujifilm, một trong những công ty Nhật vẫn tiếp tục tồn tại bất chấp thị trường nhiếp ảnh truyền thống đang dần suy giảm vẫn thu về lợi nhuận kỷ lục nhờ nỗ lực dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, từ thuốc và mỹ phẩm đến các vật liệu tiên tiến, camera…

Người đã vực dậy và đưa Fujifilm băng băng tiến về phía trước là Shigetaka Komori. Hơn 20 năm miệt mài làm việc ở Fujifilm, Komori đã giúp cho công ty có tuổi đời hơn 87 năm này tiếp tục phát triển như hiện nay. Nhờ kinh nghiệm đi đầu trong công nghệ làm máy ảnh phim và sau này là máy ảnh số, bên cạnh đó là các thương vụ mua lại chiến lược đã giúp công ty không chỉ có lợi thế trên thị trường máy ảnh mà còn cả trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Nhờ việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh nên Fujifilm đã gặt hái được những thành quả quan trọng khi đại dịch Covid-19 bùng phát
lg.php


Takatoshi Ishikawa, phó chủ tịch điều hành cấp cao của Fujifilm chia sẻ với hãng thông tấn AP cho biết, các lĩnh vực kinh doanh của Fujifilm hầu như đều có sự kết nối theo nhiều cách

Fujifilm đã tận dụng tối đa "thế mạnh" của mình, chẳng hạn như chuyên môn về vật liệu để có thể bổ trợ và phát triển chung cho nhiều mảng kinh doanh

Mặc dù doanh thu của Fujifilm đã sụt giảm do đại dịch nhưng công ty vẫn ghi nhận mức lợi nhuận ròng kỷ lục 1,6 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, tăng 45% so với một năm trước đó

Công nghệ y tế của Fujifilm được sử dụng để tạo ra kháng nguyên cho vắc xin phòng Covid-19 có tên Novavax, mặc dù nó vẫn chưa được phê duyệt ở Nhật Bản. Ngoài ra Fujifilm cũng chuyên về công nghệ nano được sử dụng trong vắc xin mRNA, chẳng hạn như công nghệ của Pfizer và Moderna

Fujifilm đã phát triển một thử nghiệm PCR đối với SARS-CoV2 và cho kết quả chỉ trong 75 phút. Các phương pháp cũ hơn thường yêu cầu vài giờ. Vào tháng 3, Fujifilm đã phát triển thành công bộ test nhanh các biến thể COVID-19. Trong khi đó, thuốc cúm Avigan của hãng cũng đang được thử nghiệm lâm sàng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19


2219526.jpg

Kenshu Kikuzawa, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Keio của Tokyo cho biết, công ty đủ năng lực để làm mới bản thân và tiếp tục phát triển. Đó là điều mà các công ty Nhật Bản nên học hỏi và tuân thủ. Họ hãy làm những gì họ giỏi nhất, chẳng hạn như sản xuất và vật liệu

Các chuyên gia cho rằng, cái chết của thương hiệu Kodak đồng thời là đối thủ trước đây của Fujifilm là điều không cần bàn cãi. Bởi lẽ sau khi xu hướng máy ảnh số dần thay thế máy ảnh phim bắt đầu nở rộ, Kodak đã không thể "chuyển mình" thật nhanh để vượt qua cơn giông bão đó
lg.php


Trước đó Kodak dự tính chuyển sang lĩnh vực dược phẩm, thậm chí mua lại Sterling Drug vào năm 1988 nhưng đã bán lại công ty dược phẩm này vào năm 1994. Trong năm 2020 vừa qua, công ty tiếp tục báo cáo khoản lỗ ròng 541 triệu USD

Fujifilm đã có một chân trong cuộc cạnh tranh với Kodak kể từ khi giành được hợp đồng tài trợ cho Thế vận hội Los Angeles vào năm 1984

Các công ty Nhật Bản luôn biết cách tồn tại lâu dài

Trong khi các doanh nghiệp Mỹ thường xuất sắc trong đổi mới và khởi nghiệp, dẫn tới việc chiến lược doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào ngắn hạn. Do đó không ngạc nhiên nhiều công ty Mỹ có tuổi thọ trung bình không quá dài và thường chỉ có thể niêm yết đại chúng dưới 20 năm

Trong khi đó nhiều công ty Nhật Bản vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài. Theo đánh giá của công ty nghiên cứu Tokyo Shoko Research, tuổi thọ trung bình của nhiều công ty Nhật Bản niêm yết trên sàn chứng Tokyo có thể lên tới gần 90 năm

Để làm mới và tạo thêm nhiều động lực tăng trưởng khác ngoài công nghệ máy ảnh, Fujifilm đã áp dụng các kỹ thuật ở cấp độ vi mô để tạo màng màu trong cho dược phẩm và mỹ phẩm, sau đó dần mở rộng sang công nghệ y tế tiên tiến, vốn là trọng tâm chiến lược của hãng. Công nghệ xử lý màng này rất hữu ích để tăng cường khả năng hấp thụ mỹ phẩm trên da

Fujifilm đã mua lại nhà sản xuất thiết bị siêu âm SonoSite của Mỹ, công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe Irvine Scientific and Cellular Dynamics, công ty đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất iPSC, chìa khóa trong các liệu pháp tế bào

Vào năm 2011, Fujifilm còn mua lại nhà sản xuất dược phẩm sinh học theo hợp đồng hàng đầu Merck&Co. Tại Nhật Bản, Fujifilm đã mua lại Toyama Chemical Co vào năm 2008. Đầu năm nay, Fujifilm tiếp tục mua lại mảng kinh doanh liên quan đến chẩn đoán hình ảnh của Hitachi

Về phần Komori, ông trở thành chủ tịch của Fujifilm vào năm 2000, ngay khi nhu cầu về phim chụp ảnh trên toàn cầu đạt mức cao nhất và sau đó giảm dần. Ông đã tiến hành cắt giảm chi phí và thực hiện một số thương vụ mua lại để xây dựng năng lực sản xuất và công nghệ của mình

Nhằm chuẩn bị cho một thế hệ lãnh đạo mới, Komori cho biết đã đủ tự tin rời khỏi công ty sau khi đưa Fujifilm trở lại ánh hào quang xưa. Ông mới rời khỏi vị trí lãnh đạo của mình vào tháng trước
 
EU trong cuộc đua “tiêu chuẩn hóa” với Trung Quốc
Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra chiến lược mới về tiêu chuẩn hóa nhằm ứng phó với sự thống lĩnh thị trường công nghệ của Mỹ và những nỗ lực của Trung Quốc trong việc viết lại các quy định toàn cầu về công nghệ. Kế hoạch được công bố hôm 2-2-2022 trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp EU phàn nàn họ đang gặp bất lợi trước sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các quy trình thiết lập tiêu chuẩn cho các lĩnh vực chiến lược

15.jpg

Phương Tây đang lo ngại về việc tham gia sâu rộng của Trung Quốc trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa toàn cầu
Chiến lược mới của EU sẽ mở rộng phạm vi của hệ tiêu chuẩn hóa của châu Âu, chuyển từ tập trung vào an toàn sản phẩm sang việc định hình các công nghệ của tương lai, với ưu tiên cho công nghệ xanh và công nghệ số. Ví dụ như tái chế các nguyên liệu thô quan trọng và phát triển hydro sạch, tỷ lệ phát thải thấp, chất bán dẫn và thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó là vaccine và thuốc đặc trị Covid-19

“Cần xác định rằng chúng ta không phải là người tuân theo tiêu chuẩn, mà là người định ra tiêu chuẩn”, Ủy viên công nghiệp EU, Thierry Breton phát biểu

EC cũng sẽ tài trợ cho các dự án tiêu chuẩn hóa ở các nước EU thu nhập kém hơn và châu Phi, đồng thời ủy ban này sẽ theo đuổi kế hoạch phối hợp nhiều hơn giữa các thành viên EU và các đối tác, cụ thể là Trung Quốc

Bà Margrethe Vestager, Giám đốc EC phụ trách các vấn đề kỹ thuật số và cạnh tranh, nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cần các tiêu chuẩn để triển khai các dự án đầu tư quan trọng, như hydro hoặc pin và định giá đầu tư đổi mới bằng cách cung cấp cho các công ty EU lợi thế quan trọng của người đi tiên phong”

Yếu thế về công nghệ và tiêu chuẩn hóa

EC đang gặp áp lực trong việc đưa ra một chiến lược như thế trong nhiều năm qua, đặc biệt là khi Trung Quốc gia tăng sự có mặt của họ trong các cơ quan toàn cầu đặt ra các tiêu chuẩn

Chẳng hạn như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Từ năm 2011-2021, các vị trí thư ký có ảnh hưởng của Trung Quốc trong các ủy ban kỹ thuật và tiểu ban ISO đã tăng 58%, trong khi các vị trí như vậy do Mỹ, Đức và Nhật Bản nắm giữ vẫn không thay đổi nhiều – theo Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung (USCBC)

Theo Politico, ngay cả tại các tổ chức tiêu chuẩn hóa của châu Âu, đại diện từ các nước bên ngoài khối cũng đang chiếm số nhiều. Các hãng công nghệ Mỹ như Apple và Microsoft đã đầu tư rất lớn để có mặt tại các tổ chức định ra tiêu chuẩn ở EU. Huawei của Trung Quốc cũng làm điều tương tự trong nhiều năm qua. “Chúng tôi nhận được sự đóng góp từ các công ty bên ngoài châu Âu

Dĩ nhiên, công nghệ ở các nơi khác trên thế giới đã tiến triển, và điều này không thể tránh khỏi. Đây có thể là sai lầm chiến lược nếu không cân nhắc sự có mặt của doanh nghiệp EU tại chính các cơ quan tiêu chuẩn trong khối”, theo lời Luis Jorge Romero, Tổng giám đốc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa châu Âu (ETSI) – một trong ba tổ chức được công nhận chính thức về tiêu chuẩn hóa ở châu Âu

Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm tiếng nói và vị thế lớn hơn trong việc định ra các tiêu chuẩn trong hơn hai thập niên qua

Cuối năm 2003, khi thế giới đang kết nối với WiFi, Trung Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn riêng của mình – gọi là WAPI – và khẳng định rằng mạng này an toàn hơn WiFi. Đồng thời, Bắc Kinh khẳng định các nhà sản xuất thiết bị sẽ phải tuân thủ nếu họ muốn bán sản phẩm của mình ở Trung Quốc. Điều này làm dấy lên tranh chấp thương mại với Mỹ, kết thúc bằng việc Trung Quốc tạm hoãn dự án vào năm 2004

Tháng 9-2019, tập đoàn Huawei và Chính phủ Trung Quốc đã đưa một nhóm các kỹ sư Huawei đến phòng hội nghị của Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ. Trong vòng một tiếng đồng hồ, nhóm kỹ sư Huawei đã trình bày về tầm nhìn mới của họ về hạ tầng Internet trong tương lai với đại diện của hơn 40 nước dự hội nghị của Liên đoàn Viễn thông quốc tế (ITU) – cơ quan định ra tiêu chuẩn toàn cầu về viễn thông của Liên hiệp quốc

Internet đã ra đời cách đây hơn 50 năm. Giao thức TCP/IP đã hoạt động rộng rãi trên toàn thế giới, sẽ không dễ dàng để thay thế. “Tuy nhiên, khi khoa học và công nghệ phát triển, các giao thức cũ có thể không còn đáp ứng yêu cầu về tính ổn định, hiệu quả trong việc truyền thông tin, ví dụ như truyền âm thanh, hình ảnh, xe tự lái, ứng dụng tài chính hoặc kinh doanh… Đã đến lúc chúng ta cần nền tảng công nghệ mới”, nhóm kỹ sư Huawei nhấn mạnh

Doanh nghiệp và Chính phủ Trung Quốc đã không tiếc tiền cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 40% các bằng sáng chế công nghệ 5G trên thế giới. Tương tự như vậy là mảng công nghệ 6G dù đang trong giai đoạn phôi thai

Ở mức độ địa phương, một số chính quyền khu vực ở Trung Quốc cung cấp tiền trợ cấp hàng năm khoảng 155.000 đô la Mỹ cho các công ty dẫn đầu việc phát triển các tiêu chuẩn tại ISO và các cơ quan khác – theo Tim Ruehlig, nhà nghiên cứu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Đức và Viện các vấn đề quốc tế Thụy Điển (UI), Nhưng các quyết định bỏ phiếu của các công ty này vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước

Tháng 10-2021, Trung Quốc chính thức ban hành chính sách tiêu chuẩn hóa riêng. Nhà chức trách Trung Quốc cam kết hợp tác quốc tế bằng “thúc đẩy việc mở cửa các tiêu chuẩn và hệ thống, và đảm bảo rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với luật pháp”

Tìm kiếm đối sách riêng

Phòng Thương mại EU (EuroCham) tại Trung Quốc đã cáo buộc rằng Trung Quốc sử dụng các tiêu chuẩn nội địa để dựng lên các rào cản thị trường đối với các công ty nước ngoài. EuroCham nói rằng các thông số kỹ thuật chỉ được cung cấp cho một số ít các doanh nghiệp nước ngoài được chọn và các thông tin cập nhật được giữ bí mật

Các nhà phê bình cho rằng Trung Quốc đã sử dụng Vành đai và Con đường – sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài do Trung Quốc cấp vốn – để thiết lập các tiêu chuẩn ngay tại nước sở tại, giành lợi thế cho các công ty đại lục. Trong vài tháng qua, các công ty Đức đã phàn nàn rằng họ ngày càng gặp khó khăn khi cung cấp thiết bị công nghiệp cho Nga do nước này đang áp dụng các tiêu chuẩn Trung Quốc

Việc tuân thủ một hệ thống tiêu chuẩn khác sẽ làm phát sinh các chi phí vượt trội lớn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và giấy chứng nhận – cũng như mất rất nhiều thời gian

Siegfried Russwurm, Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức, nói với Nikkei Asia rằng: “Chúng tôi đang theo dõi sự phổ biến có chủ đích và ngày càng rộng hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do nhà nước định hướng từ Trung Quốc là một vấn đề rất đáng lo ngại. Đây chính là nguy cơ vỡ vụn các yêu cầu tiếp cận thị trường kỹ thuật”

Russwurm cũng cho rằng EU cần nhanh chóng có các biện pháp cụ thể nhằm chống lại sự lan rộng các tiêu chuẩn Trung Quốc thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường

Trong khi đó, Reinhard Buetikofer, Trưởng phái đoàn của Nghị viện châu Âu về quan hệ EU – Trung Quốc, nói rằng EU đã không giành được vị trí lãnh đạo hay đi đầu về công nghệ trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như thực tế ảo tăng cường (AR), giao diện máy tính kết hợp não người, trí tuệ nhân tạo (AI) và đất hiếm

“Cần phải nhận thức rõ rằng tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa địa chính trị tối quan trọng. EU phải hành động nhanh hơn và phối hợp hơn, đồng thời làm cho sự hợp tác giữa chính trị và các ngành hiệu quả hơn. Đây chính là những điều mà chiến lược mới về tiêu chuẩn hóa hướng tới”, ông Buetikofer nhận định

Đánh giá tiềm năng của chiến lược mới của châu Âu, chuyên gia chính sách công và quy định Julia Pfeil thuộc hãng luật đa quốc gia Dentons tại Frankfurt cho rằng EU sẽ khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các ủy ban xây dựng tiêu chuẩn, bao gồm cả việc trợ cấp chi phí đi lại và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp phái cử chuyên gia tham gia các tiểu ban này

“Nếu trước đây một ủy ban quốc tế có 200 người tham gia và bây giờ có thêm 20 người từ các nước EU, thì tỷ lệ tăng 10% này sẽ tạo ra sự khác biệt. Việc EC tài trợ cho các dự án tiêu chuẩn hóa ở các nước láng giềng và châu Phi cũng sẽ tạo ra hiệu ứng tương tự. Bởi các dự án này sau đó có khả năng hình thành các hệ tiêu chuẩn tương thích với các sản phẩm và quy trình của các doanh nghiệp EU

Một số nhà phân tích lại nói rằng châu Âu đang “chữa cháy” bằng cách từ bỏ dần cách tiếp cận trước đây vốn đẩy hầu hết trách nhiệm cho khu vực tư nhân

Sibylle Gabler, Giám đốc quan hệ chính phủ tại tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa DIN của Đức, cho biết EC buộc phải tìm cách ứng phó với kế hoạch tập trung, chỉ đạo từ trên xuống do Chính phủ Trung Quốc điều hành

“EU phải tìm ra câu trả lời của riêng mình, bằng cách kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên với việc thiết lập ưu tiên chính trị. Chiến lược Trung Quốc công bố hồi tháng 10 năm ngoái kêu gọi sử dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn quốc tế ở Trung Quốc. Nhưng từ những gì chúng tôi nghe được từ các doanh nghiệp, điều này không xảy ra”
 
Hoa Sen - công ty phân phối vật liệu xây dựng, nội thất đứng đầu thị trường
Ông Lê Phước Vũ cho biết sẽ dồn mọi nguồn lực, bán hết tài sản không cần thiết để chuyển đổi Hoa Sen thành công ty phân phối vật liệu xây dựng, nội thất đứng đầu thị trường

Sẽ bán hết đất đai, tài sản không cần thiết

Chia sẻ với cổ đông Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) tại phiên họp đại hội thường niên ngày 21/3, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ nhấn mạnh doanh nghiệp sẽ chuyển hướng trở thành nhà phân phối vật liệu xây dựng lớn nhất cả nước, không đầu tư thêm vào hoạt động sản xuất truyền thống

Ông Vũ cho biết, trong ngành tôn và ống thép, Hoa Sen có quy mô lớn. Doanh số xuất khẩu năm ngoái đã gần 1,2 tỷ USD. Theo ông, muốn phát triển hơn nữa về sản xuất, công ty phải đầu tư rất lớn và thực tế đã có dự định làm tổ hợp thép Cà Ná ở Ninh Thuận nhưng không thành công vì nhiều lý do

Trong khi đó, thị trường vật liệu xây dựng có quy mô rất lớn khi người dân luôn đầu tư nhiều vào nhà ở. Nếu Hoa Sen có thể trở thành nhà phân phối vật liệu xây dựng và nội thất lớn nhất Việt Nam, doanh số vài tỷ USD là không hề viển vông. Thêm vào đó, giá trị của công ty cũng sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay

"Các công ty phân phối trên sàn chứng khoán có mức định giá P/E (giá cổ phiếu trên lợi nhuận mỗi cổ phần) 25 lần, giá trị vốn hóa thị trường của họ bằng doanh số. Trong khi ngành thép chúng ta thiệt thòi rất lớn, P/E chỉ có vài lần", ông Lê Phước Vũ giãi bày với cổ đông. Do đó, ông nhấn mạnh nếu triển khai thành công chuỗi cửa hàng vật liệu xây dựng, đạt doanh số vài tỷ USD, với mức định giá P/E 25 lần, giá cổ phiếu công ty có thể lên tới hơn 100.000 đồng/cổ phiếu chứ không chỉ quanh quẩn mức 30.000-40.000 đồng/cổ phiếu hiện tại

"Chúng ta không sản xuất nữa. Những tài sản không cần thiết sẽ bán hết, kể cả dự án khách sạn, đất đai, bất động sản, khu công nghiệp cũng sẽ bán. Chúng ta sẽ tập trung nguồn lực vào cái tối ưu nhất, tạo ra giá trị nhiều nhất, không đi lan man nữa", ông chủ Hoa Sen phát biểu

Ông Vũ tự tin khẳng định thời cơ chín muồi để phát triển chuỗi cửa hàng vật liệu xây dựng, nội thất đã đến. Công ty đã có hệ thống phân phối 600 cửa hàng trên cả nước, có đội ngũ quản trị kinh nghiệm, có công nghệ được đầu tư lớn, có dữ liệu khách hàng

dhcd-ndtc-20212022-hsg-2-1647863184553.jpg

Ông Lê Phước Vũ điều hành phiên họp đại hội cổ đông thường niên ngày 21/3

Bài học xương máu


Cổ phiếu khởi sắc, lợi nhuận cao hơn nhiều những năm trước nhưng ông Vũ cho biết chưa tăng mức cổ tức vì đã có bài học từ quá khứ

"Những năm trước chia tiền mặt nhiều đến khi khó khăn là ngân hàng "bóp cổ" liền. Hãy để lợi nhuận tích lũy lại, tập đoàn có tiền mặt dồi dào thì phát triển nhanh hơn, giá trị cổ phiếu tăng lên, từng cá nhân nhà đầu tư đều được lợi", ông Vũ trả lời thắc mắc của cổ đông

Chủ tịch Hoa Sen nhắc lại trước đây giá cổ phiếu chưa đến 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng giờ đã trên dưới 40.000 đồng, thanh khoản giao dịch cũng rất tốt. Nhà đầu tư nào muốn có tiền mặt có thể chốt lời cổ phiếu. Ông mong muốn cổ đông cùng nhìn về dài hạn thay vì trước mắt. "Nếu có cái gì cũng chia hết, đến lúc khủng hoảng, khó khăn thì làm thế nào. Cổ phiếu từng có thời điểm xuống 4.000-5.000 đồng, quý vị cũng thấy rồi", ông Vũ nhắc lại

Theo ông, nợ ngân hàng trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn hiện đã giảm nhiều. Đến giữa năm sau, ông cam đoan dư nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp sẽ về 0. Nếu lợi nhuận đạt mức ổn định 1.500-2.000 tỷ đồng mỗi năm, đến năm 2024, tập đoàn có thể hết sạch nợ, toàn bộ tài sản "đều là của mình, không nợ ai đồng nào"

Ông Lê Phước Vũ nói chắc nịch, nếu chiến lược chuyển hướng từ sản xuất sang phân phối thành công, giá trị của Hoa Sen sẽ gấp nhiều lần con số hiện tại. "Đây là nỗ lực cuối cùng của tôi trước khi rời Hoa Sen, tôi muốn để lại giá trị nhiều hơn, tốt hơn cho cổ đông, nhân viên", ông tuyên bố. Những kỳ họp đại hội đồng cổ đông trước, doanh nhân này cũng đã nhiều lần nhắc đến việc sẽ thoái hết vốn tại Hoa Sen, lên núi ở ẩn sau khi hoàn thành chiến lược mới

Năm 2022, Hoa Sen đặt mục tiêu doanh thu 46.400 tỷ đồng, lợi nhuận dao động trong khoảng 1.500-2.500 tỷ đồng. Kế hoạch năm nay của công ty thấp hơn cùng kỳ. Năm ngoái, tổng doanh số của Hoa Sen đạt gần 49.000 tỷ đồng còn lợi nhuận ròng lên tới hơn 4.300 tỷ đồng

Ban lãnh đạo tập đoàn cũng cập nhật sau quý đầu tiên, doanh thu đã đạt gần 17.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 650 tỷ đồng. Công ty cho biết đến hết tháng 3 đã đưa vào hoạt động 90 siêu thị Hoa Sen Home phân phối vật liệu xây dựng, nội thất trên cả nước

 
75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài
Thị trường khoa học công nghệ Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ các quốc gia đang phát triển. Nguồn cung công nghệ trong nước chiếm tỷ trọng thấp...
khcn-nhap-khau.jpg

Thực tế này được Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin tại Hội nghị về phát triển thị trường khoa học và công nghệ vừa qua. Nhìn chung thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam vẫn còn đang ở dạng sơ khai, mới bước đầu hình thành và từng bước phát triển. Nguồn cung hàng hóa khoa học công nghệ trong nước còn hạn chế

NGUỒN CUNG CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC CHIẾM TỶ TRỌNG THẤP

Nguồn cung cho thị trường khoa học công nghệ hình thành từ các hoạt động động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm ươm tạo công nghệ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như thông qua hoạt động nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài

Hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học công nghệ có khoảng 22.500 thông tin về nguồn cung công nghệ, 365.000 thông tin về sở hữu trí tuệ. Theo thống kê từ các sàn giao công nghệ và thiết bị đang hoạt động tại Việt Nam, số lượng nguồn cung công nghệ được thu thập và phổ biến hiện nay khoảng 77.000 bản ghi

Tuy vậy, chỉ có khoảng 16% các doanh nghiệp coi các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam là nguồn cung cấp hàng hoá khoa học công nghệ

Theo các số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, tổng chi phí mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 khoảng 40 tỷ USD, tăng gần 1,5 lần so với năm 2016

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, khoảng 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài, trong đó, công nghệ và thiết bị từ những nước có trình độ phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu,… có chiều hướng tăng nhẹ trong những năm qua

Về nguồn cầu công nghệ của thị trường chủ yếu đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận có sự tăng nhanh trong thời gian qua. Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, tổng chi phí mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 khoảng 40 tỷ USD, tăng gần 1,5 lần so với năm 2016

Bộ Khoa học và công nghệ nhận xét, thị trường khoa học công nghệ Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ các quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ ở mức trung bình thấp. Nguồn cung công nghệ trong nước còn chiếm tỷ trọng thấp, nhiều kết quả nghiên cứu của viện, trường có địa chỉ ứng dụng nhưng chưa chuyển giao được. Phần lớn các kết quả nghiên cứu dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm, chưa sẵn sàng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh

Nhu cầu ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tăng cao, nhưng khó tiếp cận với nguồn cung công nghệ có chất lượng. Năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn thấp...

Ngoài ra, các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến, chuyển giao công nghệ của tổ chức trung gian còn yếu. Thiếu các tổ chức trung gian có vai trò là đầu mối hệ thống, quy mô vùng và quốc gia nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Chưa hình thành được mạng lưới các tổ chức trung gian trong nước, kết nối với thị trường khu vực và thế giới

SẼ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH 3 SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới rất lớn. Trong đó, hoàn thiện thị trường khoa học và công nghệ là giải pháp trọng tâm, lâu dài để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
khcn-san-giao-dich1.jpg
Để phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất triển khai nhiều giải pháp quan trọng trong đó có việc hình thành và vận hành 3 sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại 3 miền của đất nước; kết nối với các sàn giao dịch công nghệ của các địa phương và các sàn giao dịch công nghệ trong khu vực và thế giới

Đây là tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, nhằm kết nối cung- cầu; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xúc tiến giao dịch sản phẩm khoa học và công nghệ

Đồng thời khuyến khích các tổ chức trung gian thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới về thị trường khoa học công nghệ. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và cổng thông tin về thị trường khoa học công nghệ. Đầu tư phát triển và ứng dụng các công cụ phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu giao dịch công nghệ, quản trị và kết nối cơ sở dữ liệu dùng chung, số hoá và tích hợp dữ liệu...

Hiện tại, cả nước có trên 800 tổ chức trung gian các loại đã được hình thành hoạt động trong thị trường này, trong đó có các sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương; nhiều trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ; các tổ chức thẩm định, giám định công nghệ; các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ

Cùng với việc phát triển mạng lưới tổ chức trung gian; thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đề xuất hình thành các kênh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển. Hỗ trợ nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch có giá trị nền tảng…
 
Top