What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

HaTinh - Điện Biên Phủ kinh tế

LOBBY.VN

Administrator
'Siêu nhà máy' Giga của VinFast bàn đạp cho ô tô Việt ra toàn cầu
Trong biên bản ghi nhớ giữa VinFast và Gotion High-Tech, ngoài dự án cung ứng pin LFP còn nhắc đến kế hoạch xây dựng nhà máy Giga sản xuất pin LFP đầu tiên tại Việt Nam

Để biết nhà máy Giga là gì thì cần quay lại tháng 11/2013, khi CEO Tesla Elon Musk nhắc đến thuật ngữ nhà máy Giga. Khi ấy, họ đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy Giga đầu tiên có quy mô tương đương với tất cả nhà máy sản xuất pin lithium-ion khác trên thế giới

Thuật ngữ "nhà máy Giga"

Giga là một đơn vị đo lường, đại diện cho hàng tỷ. Ví dụ, 1 Gigabyte tương đương 1 tỷ byte. Giga cũng xuất phát từ tiếng Hy Lạp - gigas, có nghĩa là khổng lồ. Từ đó cho ra một thuật ngữ đậm chất marketing qua cái đầu khôn khéo của Elon Musk: nhà máy Giga, hay đơn giản là "nhà máy khổng lồ"

Nhà máy Giga là trung tâm của cái mà Elon Musk gọi là "cỗ máy tạo ra cỗ máy". Tất nhiên đã có nhiều nhà máy làm pin Lithium-ion cho xe điện, nhưng trước Giga 1 của Tesla ở Nevada, Mỹ, chưa có nhà máy pin nào đạt được quy mô "khổng lồ", tương đương với năng suất cả ngành công nghiệp của Nhật, Hàn và Trung Quốc thời đó cộng lại


Nhà máy Giga 1 của Tesla ở Nevada, Mỹ

Nhà máy thứ hai ở Buffalo, New York. Nhà máy thứ ba ở Thượng Hải, Trung Quốc. Rồi nhà máy Giga 4 ở Berlin, Đức. Và mới nhất là nhà máy Giga 5 ở Austin, nơi sẽ sản xuất pin và Cybertruck, xe bán tải mới của Tesla cùng với những chiếc xe khác

Nhà máy Giga hoành tráng cỡ nào

Hãy nhìn vào nhà máy Giga đầu tiên ở Nevada, Mỹ để dễ hình dung. Khi được hoàn thiện, nó trở thành tòa nhà lớn nhất thế giới tính theo diện tích và lớn thứ hai theo khối lượng khi đó. Đáng tiếc là đến nay, nhà máy mới được xây dựng trên khoảng hơn 176.000m2, chỉ bằng 30% so với thiết kế (500.000m2, 5 tầng). Dù vậy, thì nó đã trở thành nơi sản xuất động cơ và pin cho Tesla Model 3, cũng như các sản phẩm lưu trữ năng lượng Powerwall và Powerpac


Tesla sẽ bao phủ hoàn toàn nhà máy Giga Nevada trong các tấm pin mặt trời vào cuối năm 2022, đưa cơ sở này trở thành công trình "bền vững" nhất thế giới. Mặc dù đã trở thành nhà máy sản xuất pin lớn nhất thế giới, nhà máy này vẫn chưa hoàn thiện đúng như ý đồ Elon Musk đặt ra

Elon Musk đã gọi nhà máy Giga là "cỗ máy tạo ra cỗ máy". Đó là một nhà máy có quy mô lý tưởng có thể tạo ra bất cứ thứ gì Tesla bán ra - pin, pin mặt trời, giải pháp lưu trữ năng lượng gia đình và tất nhiên, ô tô điện - tất cả đều dưới một mái nhà. Nguyên liệu thô vào ở một đầu, và thành phẩm sẽ ra ở đầu kia

Sau khi đi vào hoạt động mới được hai năm, đến năm 2018, nhà máy Giga đã sản xuất hơn 20 GWh pin và rất nhanh chạm mốc 35 GWh, tức chiếm khoảng 60% lượng pin lithium-ion được sản xuất trên thế giới, sớm hơn cả kế hoạch đề ra năm 2020. Công ty sản xuất hàng triệu tế bào pin mỗi ngày

Nhà máy Giga trở thành xu hướng

Ban đầu thì ai cũng cười Elon Musk. Họ cho rằng dự án quá "trên trời" ngay cả với một tay khùng như Musk. Nhưng giờ thì người ta bắt đầu "khùng" theo Elon Musk

Nhiều nhà sản xuất ô tô khác cũng tuyên bố xây dựng nhà máy Giga, chẳng hạn như tập đoàn PSA. Peugeot và Citron đã công bố kế hoạch xây dựng hai nhà máy Giga ở châu Âu, một ở Pháp và một ở Đức. Kết hợp với nhau, hai nhà máy Giga sẽ tạo ra 48 GWh pin mỗi năm khi hoạt động hết công suất

Và trong khi các công ty khác không hoàn toàn thừa nhận sử dụng cụm từ "nhà máy Giga" thì chắc chắn họ cũng đang xây dựng chúng. Northvolts, công ty sản xuất pin của Thụy Điển do cựu giám đốc Tesla sáng lập, hứa hẹn làm ra nhà máy sản xuất pin EV lớn nhất ở châu Âu. Các công ty như LG Chem đã vận hành một nhà máy Giga ở Ba Lan và SK Innovation vận hành một nhà máy Giga ở Hungary. Đức có kế hoạch trở thành trung tâm của các nhà máy Giga với công suất 200GWh. Dự kiến tới năm 2030, châu Âu sẽ trở thành trung tâm nhà máy Giga lớn thứ hai thế giới với 16 nhà máy cho ra công suất sản xuất hàng năm 446 GWh


Hình ảnh dự kiến của nhà máy Giga 4 của Tesla ở Đức sau khi được hoàn thiện. Nhà máy Giga đang trở thành xu hướng trên thế giới, bất kể người ta có dùng thuật ngữ mà CEO Tesla đã khởi xướng hay không

Trung tâm nhà máy Giga lớn nhất là ở Trung Quốc, chiếm 70%. Với các dự án hiện tại, đến cuối thập kỷ này, các nhà máy Giga ở đây có thể chế tạo ra số pin có dung lượng gần 2.000 GWh

Đứng đầu về năng lực sản xuất pin là Panasonic và CATL. Gotion High-Tech, đơn vị hợp tác với VinFast, đứng thứ năm, chuyên sản xuất pin xe điện, thiết bị lưu trữ điện, thiết bị truyền tải và phân phối điện. Ngoài ra còn là đơn vị cung cấp nguyên vật liệu hàng đầu cho các nhà máy sản xuất pin

Nhà máy Giga của VinFast sẽ như thế nào

Nhà máy Giga không chỉ sản xuất pin cho xe điện, chúng còn là trọng tâm của tương lai năng lượng tái tạo, bởi nếu muốn lưu trữ năng lượng tái tạo để sử dụng khi không có sẵn nguồn cung cấp thì cần phải lưu trữ năng lượng ở một nơi nào đó, mà pin chính là giải pháp hoàn hảo

Hiện chưa có thông tin cụ thể về nhà máy Giga của VinFast. Nhưng dựa trên khái niệm mà Elon Musk khởi xướng, nhà máy Giga của VinFast sẽ có quy mô rất lớn, sản xuất mọi thứ liên quan đến xe điện, ít nhất đủ để thực hiện mục tiêu bán ra 160.000-180.000 xe điện VinFast tại Mỹ hàng năm

Vậy thì khi đó nơi nào sẽ trở thành "trung tâm Giga" của Việt Nam? Hiện chưa có nhiều thông tin về vấn đề này. Việc xây dựng nhà máy được dự đoán sẽ còn mất thời gian vì các bên liên quan sẽ còn qua nhiều vòng đàm phán

Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh từng tuyên bố chào đón VinFast mở dự án nhà máy sản xuất ô tô kết hợp cảng biển quy mô 2.000ha tại Khu kinh tế Vũng Áng, cách không xa nhà máy lắp ráp, sản xuất chính của VinFast đặt tại Cát Hải, Hải Phòng


Vũng Áng có vị trí "vàng" trong hành lang hàng hải quốc tế, có điều kiện để phát triển thành trung tâm logistics tầm cỡ

Không những vậy, nơi đây còn ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ cùng lợi thế cảng nước sâu, dễ dàng trung chuyển hàng hóa ra cả nước cũng như tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế, có thể trở thành cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cho Lào và cả vùng Đông Bắc Thái Lan


Nhà máy VinFast ở Hải Phòng

Theo kế hoạch, quy mô tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô kết hợp cảng biển sẽ nằm trên diện tích 2.000ha. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ xây dựng trong 2 năm kể từ khi có giấy phép xây dựng, giai đoạn 2 sẽ xây dựng sau khi giai đoạn 1 vận hành 3-5 năm
 
Hà Tĩnh điều chỉnh hơn 1.160 ha đất sang làm công nghiệp
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải, tháng 6/2018, Thủ tướng đã có Quyết định số 706 về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Kỳ Anh đến năm 2035 là trung tâm kinh tế tổng hợp phía nam của tỉnh Hà Tĩnh. Đóng vai trò chủ lực là khu kinh tế Vũng Áng với các ngành kinh tế chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics, kết hợp hài hòa với ngành du lịch, dịch vụ, nông - lâm nghiệp

Diện tích quy hoạch đất công nghiệp thuộc khu kinh tế Vũng Áng là 4.467 ha

vung-ang-4111-1630396011.png

Một góc khu kinh tế Vũng Áng thuộc Thị xã Kỳ Anh

Tính đến nay, Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án là 2.780 ha, đạt 62,2% tổng diện tích quy hoạch, trong đó một số dự án lớn đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như: khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, tổng kho xăng dầu dầu khí Vũng Áng, tổng kho khí hóa lỏng Bắc Trung bộ, các bến cảng Vũng Áng, khu công nghiệp Phú Vinh, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (chuẩn bị khởi công xây dựng)

Số diện tích đất công nghiệp còn lại tại khu kinh tế Vũng Áng khoảng 1.687 ha

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đề xuất khảo sát nghiên cứu các dự án có quy mô lớn như: Công ty Cổ phần Vinhomes đề xuất dự án Sản xuất ô tô và linh phụ kiện với diện tích đất công nghiệp 1.200 ha, đất logistics 160 ha, đất cảng 110 ha; Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà đề xuất dự án Hạ tầng khu công nghiệp diện tích 350 ha; Công ty TNHH Một thành viên Năng lượng An Việt Phát đề xuất dự án Khu công nghiệp diện tích 340 ha; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang đề xuất dự án khu đô thị du lịch Kỳ Nam diện tích 350 ha...

Các dự án đang đề xuất đầu tư nêu trên là các dự án quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do đó, tỉnh Hà Tĩnh đề xuất với Chính phủ cho điều chỉnh khoảng 320 ha tại khu vực xã Kỳ Nam gồm 141 ha đất nuôi trồng thủy sản, 169 ha đất cây xanh mặt nước, đất giao thông, 10 ha đất đô thị thành đất dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng

Điều chỉnh khoảng 330 ha tại khu vực phường Kỳ Trinh gồm 90 ha đất đô thị, đô thị trung tâm, 180 ha đất dự trữ phát triển, 28 ha đất cây xanh, 32 ha đất giao thông thành đất công nghiệp

Điều chỉnh khoảng 512 ha tại khu vực phường Kỳ Thịnh gồm 18 ha đất đô thị, 494 ha đất dự trữ phát triển thành đất công nghiệp; điều chỉnh một số vị trí có diện tích nhỏ khác phục vụ tái định cư...

UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng đồng ý cho phép điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị xã Kỳ Anh đến năm 2035, đồng thời ủy quyền cho UBND tỉnh Hà Tĩnh tự tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch nêu trên nhằm đáp ứng quỹ đất phục vụ cho các dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án, chuẩn bị các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng tái định cư phục vụ di dời các hộ dân bị ảnh hưởng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, khu kinh tế Vũng Áng đã có 144 dự án hoạt động. Trong đó, 86 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đăng ký 48.472 tỷ đồng và 58 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đăng ký 13,58 tỷ USD. Các dự án đầu tư đã tạo việc làm cho 18.573 lao động tại khu kinh tế Vũng Áng
 
Vinhomes tài trợ quy hoạch phân khu công nghiệp nặng 2.000 ha tại Vũng Áng

vinfast-6502-1630806316.png

Một nhà máy sản xuất ô tô của Vinfast

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có văn bản đồng ý cho phép Vinhomes tài trợ lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 cho phân khu công nghiệp nặng CN4, CN5 làm dự án nhà máy ôtô kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại khu kinh tế Vũng Áng

Trước đó, Vinhomes đề xuất được tài trợ Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trong việc lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 cho phân khu công nghiệp nặng CN4, CN5 trong quy hoạch chung của khu kinh tế Vũng Áng với hình thức tài trợ bằng sản phẩm

Doanh nghiệp này cam kết đảm bảo 100% các kinh phí trong quá trình lập quy hoạch, cung cấp sản phẩm có chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ phía Ban quan lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh. Vinhomes cũng cam kết không yêu cầu bồi hoàn kinh phí kể cả khi không được lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án

Trước đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có văn bản số 5666/UBND-KT đồng ý giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh tổ chức lập quy hoạch phân khu khu công nghiệp trung tâm lô CN4,CN5 - khu kinh tế Vũng Áng theo tỷ lệ 1/2000 với kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa của Vinhomes

Tỉnh Hà Tĩnh giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan liên quan tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch đủ năng lực thực hiện đúng quy định,phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tháng 4/2021, Vinhomes đã có văn bản đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh khảo sát xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô bao gồm nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, chuỗi nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ cho công nghiệp ô tô và thiết bị nghe nhìn công nghệ cao

Cùng với đó, Vinhome sẽ xây dựng cảng biển tổng hợp và khu logistics để phục vụ nhu cầu vận tải biển cho nhà máy, xây dựng khu du lịch khách sạn....

Dự án có quy mô 2.000 ha tại khu kinh tế Vũng Áng thuộc thị xã Kỳ Anh. Trong đó, diện tích đất liền là 1.500 ha, diện tích mặt nước biển là 500 ha

Dự kiến giai đoạn 1 sẽ xây dựng trong 2 năm kể từ khi có giấy phép xây dựng, giai đoạn 2 sẽ xây dựng sau khi giai đoạn 1 vận hành từ 3-5 năm
 
Vingroup sẽ khởi công 4 dự án với tổng vốn 302.500 tỷ tại Vũng Áng
Theo kế hoạch từ Tập đoàn Vingroup, đến quý IV/2022, tập đoàn sẽ khởi công 4 dự án nằm trong tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô và cảng biển kết hợp logistic, du lịch nghỉ dưỡng tại Khu kinh tế Vũng Áng thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư lên đến 302.500 tỷ đồng

Tháng 4/2021, Công ty Cổ phần Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup đã có văn bản để xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000ha tại Khu kinh tế Vũng Áng

Vingroup sẽ khảo sát xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô bao gồm nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, chuỗi nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ cho công nghiệp ô tô và thiết bị nghe nhìn công nghệ cao

Cùng với đó Vingroup sẽ xây dựng cảng biển tổng hợp và khu logistics để phục vụ nhu cầu vận tải biển cho nhà máy, xây dựng khu du lịch khách sạn....

Dự án có quy mô 2.000ha tại Khu kinh tế Vũng Áng thuộc Thị xã Kỳ Anh. Trong đó, diện tích đất liền là 1.500ha, diện tích mặt nước biển là 500ha. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ xây dựng trong 2 năm kể từ khi có giấy phép xây dựng, giai đoạn 2 sẽ xây dựng sau khi giai đoạn 1 vận hành từ 3-5 năm

Theo báo cáo tiến độ mới nhất của Vingroup về các bước triển khai dự án, vào tháng 12/2021 sẽ khởi công xây dựng nhà máy Nhà máy sản xuất Cell Pin LFP có công suất 5 GWH/1 năm với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng

Dự án có tổng vốn đầu tư "khủng" trong tổ hợp các dự án của Vingroup là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ô tô và linh kiện phụ trợ với tổng diện tích dự kiến xây dựng là 1.160ha có tổng mức đầu tư 250.000 tỷ đồng

Vingroup sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và một phần nhà xưởng phục vụ cho thuê sản xuất công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ. Dự án được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khu nhà ở chuyên gia và cán bộ nhân viên cùng các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường tiên tiến hiện đại

Dự kiến, nhà máy ô tô Vinfast sẽ khởi công xây dựng vào quý III/2022. Đối với dự án này, Thủ tướng Chính phủ là cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

Tiếp đến là dự án đầu tư cảng biển và logistics có tổng diện tích 824ha đầu tư xây dựng trung tâm logistics và cảng biển loại 1 phù hợp với quy hoạch cảng biển quốc gia. Tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng, sẽ khởi công xây dựng vào quý IV/2022

Nằm trong tổ hợp các dự án cuối cùng của Vingroup là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Kỳ Ninh với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, sẽ khởi công xây dựng vào quý IV/2022

Phía Vingroup cho biết, khi dự án Tổ hợp khu công nghiệp đi vào hoạt động, các nhà máy và doanh nghiệp phụ trợ về đầu tư đồng loạt hứa hẹn sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng trên 10.000 lao động địa phương

Theo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay Khu kinh tế Vũng Áng có 94 dự án trong nước, với tổng mức vốn đăng ký 60.000 tỷ đồng và 57 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng mức vốn đăng ký 13,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 20.000 lao động
 
Hà Tĩnh quy hoạch dự án khu đô thị du lịch rộng hơn 620 ha

photo1637394213773-1637394213881609857507.jpg

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (1/2.000) Khu đô thị du lịch Xuân Trường - Xuân Hội

Cụ thể, vị trí lập quy hoạch dự án thuộc địa phận xã Đan Trường và Xuân Hội (huyện Nghi Xuân). Ranh giới phía Bắc giáp đường tỉnh 546; phía Nam giáp đất trồng lúa và khu nuôi trồng thủy sản; phía Đông giáp khu dân cư hiện trạng, đường 546 và đất trồng lúa; phía Tây giáp sông Lam

Diện tích tích quy hoạch là hơn 627 ha. Trong đó, các phân khu chức năng chính bao gồm: Phân khu 1 - Phố thị 1 (gần 77 ha), Phân khu 2 - Phố cũ (gần 118 ha), Phân khu 3 - Phố cảng (hơn 104 ha); Phân khu 4 - Phố Hội (gần 101 ha), Phân khu 5 - Phố kênh đào (hơn 133 ha) và Phân khu 6 - Phố thị 2 (hơn 94 ha)

Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hoá Đồ án quy hoạch chung Khu vực du lịch – đô thị - thương mại ven biển Nghi Xuân - Lộc Hà đến năm 2020. Dự án cũng nhằm khai thác lợi thế cảnh quan, phát triển đô thị dịch vụ du lịch biển, du lịch văn hoá nhằm thu hút, kêu gọi vốn đầu tư và làm cơ sở để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định...

UBND huyện Nghi Xuân là cơ quan lập quy hoạch, nhà thầu khảo sát lập quy hoạch là CTCP Tư vấn Xây dựng và Quy hoạch Việt Nam - Bidecons

Khu đô thị Du lịch Xuân Trường - Xuân Hội nằm trong Đồ án quy hoạch Khu đô thị - du lịch - dịch vụ ven biển của huyện Nghi Xuân. Cụ thể, gồm: Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị Du lịch Xuân Trường - Xuân Hội; Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị - Du lịch - Dịch vụ Xuân Yên; Quy hoạch Khu đô thị du lịch Xuân Đan – Xuân Phổ

Trước đó, tháng 8/2020, huyện Nghi Xuân đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các Đồ án nói trên. Đơn vị tư vấn và tài trợ quy hoạch là CTCP Tập đoàn T&T

Trong đó, Khu đô thị Du lịch Xuân Trường - Xuân Hội là khu đô thị du lịch gắn với văn hóa - lịch sử của vùng đất Đan Nhai - Hội Thống

Dự án bao gồm: Khu truyền thuyết Cố đô Ngàn Hống và Du lịch văn hóa Làng chài cổ Đan Nhai - Hội Thống; Khu hỗn hợp Thương mại dịch vụ gắn với cảng cá Xuân Hội và đường quốc lộ ven biển; Khu hỗn hợp bến tàu du lịch Cửa Hội, dịch vụ cho thuê tàu ra đảo, thuê thuyền câu cá; Khu ở sinh thái với dịch vụ tiện ích đồng bộ; Khu khách sạn, Biệt thự nghỉ dưỡng, Resort cao cấp và cắm trại gia đình; Khu cây xanh, vui chơi giải trí, thể dục - thể thao

Liên quan đến Tập đoàn T&T, vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn gửi doanh nghiệp này và các sở ngành về dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam

Cụ thể, UBND tỉnh này cho biết sẽ xem xét đề xuất triển khai dự án sau khi quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt
 
Doanh nghiệp Hà Tĩnh 'trở mình' sau đại dịch
Trong gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới hầu hết lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Tĩnh. Do tổng cầu giảm, các đơn hàng, sản lượng cũng giảm theo. Trung bình, hoạt động trong các ngành giảm 40% - 50%; nặng nề nhất là du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển hành khách, giảm đến 80% - 90%. Tuy nhiên, khi đối mặt với những khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm những hướng đi mới, gặt hái được “quả ngọt”

doanh-nghiep-ha-tinh.webp

Việc khởi công nhà máy sản xuất pin VinES tại là một điểm nhấn quan trọng của Hà Tĩnh trong năm 2021

Làm ăn tốt như Formosa

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) hiện là “cánh chim đầu đàn” của Hà Tĩnh với hơn 7.000 lao động. Đây cũng là doanh nghiệp vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam, với số vốn đầu tư đăng ký đạt 12,787 tỷ USD. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp điêu đứng bởi tình hình chung do dịch Covid-19 càn quét thì FHS lại khá khởi sắc trong sản xuất kinh doanh. Theo đại diện FHS, việc Trung Quốc hủy bỏ hoàn thuế xuất khẩu và Nga tăng thuế xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp này “hưởng lợi” khi thị trường thép trên thế giới tăng cao và tạo ra cơ hội để FHS xúc tiến, duy trì mối quan hệ cung – cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh thép cuộn và thép cuộn cán nóng

Trước đó, mục tiêu được đặt ra trong năm 2021 của FHS là sản xuất 6,5 triệu tấn phôi thép các loại, đạt mức tiêu thụ 100% thép thành phẩm, doanh thu khoảng 3,7 tỷ USD. Thế nhưng, tính đến cuối năm 2021, FHS đã cán mốc doanh thu khoảng 5 tỷ USD, tăng 76% so với năm 2020, lợi nhuận ước tính cả năm đạt trên 1 tỷ USD. Đây là con số vượt mốc lợi nhuận cao nhất sau 5 năm FHS đi vào ổn định sản xuất

Năm 2021, sản lượng phôi thép của FHS đạt 6,4 triệu tấn, lượng tiêu thụ sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn. Ngoài cung cấp cho khách hàng nội địa, FHS đang tập trung xúc tiến và duy trì mối quan hệ cung - cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh thép cuộn và thép cuộn cán nóng ở nước ngoài. Hiện nay, các sản phẩm của FHS đã có mặt tại các nước tiên tiến như: Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico…

Giá thép năm 2021 tăng mạnh tạo điều kiện để FHS điều chỉnh tăng tỷ lệ phần trăm thép xuất khẩu so với năm 2020 dẫn đến xuất khẩu năm 2021 tăng cao. Xuất khẩu của công ty đạt gần 1,9 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. FHS cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong danh sách các doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Hà Tĩnh. Nếu năm 2020, công ty nộp thuế 220 triệu USD thì đến năm 2021 con số này tăng lên 350 triệu USD

Mitraco “trở mình”


Không có được thời cơ trong dịch bệnh như FHS nhưng Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) cũng đang cho thấy sự khởi sắc khi quay lại với nhịp độ sản xuất trước thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành. Mitraco hiện là một trong những doanh nghiệp đa ngành hàng đầu tại Hà Tĩnh, có vốn điều lệ 1.320 tỷ đồng với 20 công ty thành viên

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Tổng giám đốc Lê Viết Thảo cho hay, trong 2 năm qua, như đa phần doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, Mitraco không thể tránh khỏi tác động nặng nề từ dịch Covid -19. Cụ thể, hoạt động khai thác khoáng sản đối với các sản phẩm chủ lực tiếp tục bị thu hẹp, các mỏ dần cạn kiệt, trữ lượng, hàm lượng khoáng sản chính trong quặng thấp, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; giá thành sản xuất ở mức cao. Các lĩnh vực kinh doanh khác của Mitraco như khách sạn, du lịch, cảng biển, kinh doanh thương mại, khai thác, vận chuyển hàng hóa thạch cao… cũng gánh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19

Đứng trước những khó khăn đó, ông Lê Viết Thảo xác định các giải pháp giảm thiểu rủi ro và đón nhận cơ hội, nhưng điều đầu tiên phải làm là đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Vì vậy, tại Mitraco, quỹ lương cho người lao động lúc nào cũng đầy đủ, thậm chí tăng thêm. “Tôi quan niệm, nếu cắt giảm lao động hay giảm lương thì doanh nghiệp đang tự cắt năng lực sống còn của chính mình. Bởi khi tình hình dịch được kiểm soát, cơ hội đến thì doanh nghiệp sẽ không có người làm. Khi đó chi phí về thời gian đào tạo sẽ lâu hơn, hiệu quả công việc giảm sút rất lớn”, ông Thảo nói

Bằng việc tiết giảm tối đa chi phí, khoán gọn các chỉ tiêu kinh tế, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các công ty con theo hướng tinh gọn, Mitraco đã thu “quả ngọt”. Năm 2021, tổng doanh thu đạt 2.100 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.125 tỷ đồng, bằng 212,5%, lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, nộp ngân sách 40 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 8,7 triệu đồng/người/tháng

Lãnh đạo tỉnh sẽ đối thoại cởi mở


Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào tại Hà Tĩnh cũng có được sự “trở mình” như Mitraco hay làm ăn tốt như FHS. Ông Trần Việt Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết năm nay, một số ngành lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng do thiếu hụt lao động, nguyên vật liệu đầu vào. Thậm chí, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Năm 2021 Hà Tĩnh có 521 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc rút lui khỏi thị trường, tăng 26,5% so với năm 2020

Tuy vậy, điểm sáng vẫn là rất đáng kể. Năm 2021, Hà Tĩnh có trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 13.000 tỷ đồng, tăng nhẹ về số lượng doanh nghiệp và tăng vọt về tổng vốn (tăng gần 72%). Lũy kế đến nay, toàn Hà Tĩnh có 8.997 doanh nghiệp đang hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ…

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về biện pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã kịp thời triển khai nhiều chính sách về thuế, bảo hiểm, chính sách vay vốn, giãn nợ… và đề xuất nhiều giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Riêng về chính sách thuế, tính chung 2 năm qua, đã có 2.672 doanh nghiệp được khoanh nợ với số tiền hơn 90,5 tỷ đồng; hơn 2.200 lượt doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số tiền thuế gia hạn gần 300 tỷ đồng; 726 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập năm 2020 với số tiền thuế được giảm 10,11 tỷ đồng…

Nhìn về tương lai, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho do thời gian dịch bệnh bị ngừng trệ; tiếp tục tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ đối với sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh khi gặp khó khăn trong xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài tại các dự án

“Trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, Hà Tĩnh sẽ duy trì thường xuyên các cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở giữa lãnh đạo tỉnh, các sở ngành với doanh nghiệp để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc giúp các doanh nghiệp đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất và mở rộng đầu tư tại địa phương”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh nói
 
Vinhomes chuẩn bị đầu tư hơn 9.300 tỷ vào khu công nghiệp tại Vũng Áng
Theo đề xuất, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes sẽ được thực hiện tại lô CN4, CN5 - khu công nghiệp trung tâm thuộc khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư dự kiến 9.311 tỷ đồng
271589417_4909393049125960_5996982406650265247_n.webp

Dự án tổ hợp VinFast Vũng Áng - Hà Tĩnh tại khu công nghiệp Vũng Áng

Theo văn bản đề xuất của Công ty Cổ phần đầu tư khu công nghiệp Vinhomes gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes sẽ được thực hiện tại lô CN4, CN5 - khu công nghiệp trung tâm thuộc khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư dự kiến 9.311 tỷ đồng

Trong đó, nguồn vốn góp từ Vinhomes là khoảng 1.396 tỷ đồng (chiếm 15%), nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hơn 7.915 tỷ đồng (chiếm 85%)

Theo kế hoạch, dự án sẽ được thực hiện trên diện tích 1.007 ha. Thời gian hoạt động của dự án là 70 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư

Dự kiến, trong quý I/2022, các bên sẽ triển khai các thủ tục pháp lý về quy hoạch và chủ trương đầu tư, thành lập quy hoạch khu công nghiệp; trong quý II/2022 triển khai giải phóng mặt bằng, giao đất phê duyệt dự án; trong năm 2023 sẽ thi công hạ tầng và đưa dự án vào hoạt động kinh doanh

Liên quan đến dự án, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chủ trương đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vinhomes tại khu vực CN4, CN5 KKT Vũng Áng

Trong văn bản trả lời gửi nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hồ sơ dự án của Vinhomes chưa đáp ứng quy định đồng thời đề nghị doanh nghiệp bổ sung đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của luật Đầu tư; rà soát hoàn thiện nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng theo luật xây dựng

Tại diễn biến liên quan, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định số 390/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng (tỷ lệ 1/2.000)

Theo đó, khu vực lập quy hoạch có diện tích gần 1.236 ha, thuộc phường Kỳ Thịnh, phường Kỳ Long và xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh); ranh giới phía Bắc giáp đường quốc lộ 12C; phía Nam giáp Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Fomosa Hà Tĩnh; phía Đông giáp tuyến đường Nguyễn Chí Thanh; phía Tây giáp tổ dân phố Đông Phong, Bắc Phong và đất nông nghiệp (phường Kỳ Thịnh)

Về quy hoạch sử dụng đất: Đất xây dựng nhà máy, kho tàng (gần 902 ha); đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ, nhà ở chuyên gia, công nhân (hơn 36 ha); đất cây xanh, mặt nước (gần 136 ha); đất giao thông (hơn 143 ha) và đất hạ tầng kỹ thuật (gần 19 ha)

Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, thu hút các loại hình công nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao như công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô; thiết bị và linh kiện cho ô tô áp dụng công nghệ cao,...

Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức lập quy hoạch 1/2.000 phân khu khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 trong KKT Vũng Áng. Kinh phí lập quy hoạch do Vinhomes tài trợ
 

Hà Tĩnh phải rạng danh bằng nền kinh tế công nghệ cao


Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, chuyển đổi số sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể cho tỉnh, trở thành chìa khóa để Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích mới

Sáng 28/5, Hội nghị “Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh” diễn ra tại TP Hà Tĩnh, với sự tham gia của hơn 700 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước… Sự kiện nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về định hướng quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, giới thiệu quảng bá những tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi đầu tư, danh mục dự án đầu tư của Hà Tĩnh đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Khát vọng chuyển mình của Hà Tĩnh bằng công nghệ số

Mục tiêu của Hà Tĩnh là trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước. Đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong những năm qua, Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu phấn khởi trên nhiều lĩnh vực. Từ một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, nay đã đứng trong nhóm các tỉnh khá của khu vực, được Thủ tướng Chính phủ chọn thí điểm xây dựng tỉnh nông thôn mới. Môi trường đầu tư - kinh doanh ngày càng được cải thiện; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tục tăng hạng qua từng năm; hiện là một trong 10 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước

“Đặc biệt, Hà Tĩnh luôn xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, là công cụ quan trọng để hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực”, ông Võ Trọng Hải nói

Trong vai trò doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn FPT đã mang đến Hội nghị những đề xuất, đóng góp thiết thực cho công tác quy hoạch, xây dựng tỉnh, đồng thời chia sẻ khát vọng và ước mơ đưa Hà Tĩnh trở thành cực tăng trưởng mới cho khu vực Bắc Trung Bộ



ong-truong-gia-binh-chu-tich-tap-doan-fpt-phat-bieu-645.jpg


Ông Trương Gia Bình cho rằng, chuyển đổi số sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể cho tỉnh, trở thành chìa khóa để Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích mới

Mở đầu phiên tham luận “Định hướng, giải pháp về chuyển đổi số để hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã dùng câu thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ - người con của Hà Tĩnh: “Đã mang tiếng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông”. Theo ông Bình, lời thơ trăm năm tuổi này cũng là câu hỏi chính quyền và người dân Hà Tĩnh phải trả lời: “Làm sao để người Hà Tĩnh có ‘danh’ với núi sông?”. Và ông nhấn mạnh: Đó là phải chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể cho tỉnh, trở thành chìa khóa để Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích mới

Thứ nhất, chuyển đổi số là vì hạnh phúc của người dân, để dân thoát khó nghèo, khổ cực. Người dân muốn có cuộc sống tốt hơn, môi trường sống trong lành, sức khỏe được đảm bảo, dịch vụ tốt hơn, con cái họ được học tốt ở môi trường giáo dục chất lượng cao, ra trường được tham gia vào những công việc tốt hơn. Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế Hà Tĩnh, kiến tạo xã hội số và tạo nên chính quyền hoạt động minh bạch, hiệu quả. Đó chính là ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Thứ hai, chuyển đổi số để hiện thực hóa được quy hoạch đã đề ra. Việt Nam đang có cơ hội thâm nhập vào những ngành công nghiệp nền tảng. Hà Tĩnh cũng phải đi vào những ngành công nghiệp đó. Ngày nay là công nghiệp xanh, tương lai là tri thức số. Nông nghiệp cũng phải là nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cũng là công nghiệp công nghệ cao. Kể cả du lịch cũng là du lịch công nghệ cao. Nền tảng phát triển trong giai đoạn tới phải là công nghệ cao. Không có chuyển đổi số, không làm được như vậy. Máy móc có thể làm rất nhanh những việc mà con người mất hàng ngày, hàng giờ để làm

“Tôi đến Estonia, tôi rất ấn tượng khi người dân không cần mang theo giấy tờ. Chính quyền cấp giấy tờ cho người dân, thì hiển nhiên họ cũng có giấy tờ đó. Tôi ước mơ Hà Tĩnh cũng làm được như vậy”, ông Bình nhấn mạnh

Cuối phần hiến kế cho Hà Tĩnh trong giai đoạn mới, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng doanh nghiệp có thể đồng hành, trở thành người bạn đáng tin cậy và nghĩa tình với Hà Tĩnh, từ con người, từ công nghệ, từ kiến thức… Với ưu thế của Hà Tĩnh, năng lực của Tập đoàn FPT sẽ là mảnh ghép góp phần giúp tỉnh đi nhanh hơn, xa hơn, mang tinh thần hiếu học, đam mê khoa học công nghệ ra thế giới

Đưa mô hình giáo dục số đến Hà Tĩnh

Trong không khí hân hoan của Hội nghị, Hà Tĩnh cũng trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 9.631 tỷ đồng. Ở lĩnh vực giáo dục, Tập đoàn FPT nhận biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư dự án Tổ hợp giáo dục tại tỉnh Hà Tĩnh, với tổng vốn đăng ký 500 tỷ đồng

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, từ 5-10 năm tới, với sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật, Hà Tĩnh có thể tạo ra nền tảng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu tỉnh không có nguồn lực lao động đủ chất lượng, trình độ để vận hành nền tảng công nghệ mới, các nhà đầu tư sẽ rời đi rất nhanh. Ngoài ra, nguồn lực còn cần phải có chi phí cạnh tranh, nếu không nhà đầu tư sẽ mang nhân lực từ nước ngoài vào

“Chính vì vậy FPT đặt vấn đề đầu tư giáo dục tại đây. Con đường đi rất dài bắt đầu bằng việc FPT sẽ đầu tư hệ thống giáo dục phổ thông liên cấp, trường đào tạo nghề tại Hà Tĩnh. Song song hướng tới xây dựng trường cao đẳng”, Tổng Giám đốc FPT cho biết

FPT dự kiến thiết kế chương trình đào tạo dựa trên nguồn lực kinh tế xã hội địa phương, dựa trên những mũi nhọn của tỉnh. Mục đích nhằm không chảy máu chất xám của tỉnh. Học sinh, sinh viên được đào tạo sẽ ở lại đóng góp cho sự phát triển địa phương. Bên cạnh giáo dục đội ngũ nhân lực chất lượng cao, FPT đồng thời đồng hành cùng Hà Tĩnh ở các lĩnh vực như cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số… Tập đoàn cam kết đồng hành cùng tỉnh có kế hoạch, đặt mục tiêu, có kết quả theo giai đoạn

Trước đó, vào tháng 3/2023, Tập đoàn FPT đã có buổi làm việc cùng tỉnh Hà Tĩnh. Tập đoàn đưa ra đề xuất chính quyền tỉnh có nhiều ưu tiên cho giáo dục, khoa học công nghệ và chuyển đổi số nhằm tận dụng lợi thế về nguồn lực tri thức, lao động trẻ. FPT mong muốn tỉnh tạo điều kiện để hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm gốc. Trong buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh cũng bày tỏ mong muốn đồng hành, tạo điều kiện tối đa cho FPT trong quá trình tìm hiểu và triển khai đầu tư tại địa phương

Tính đến nay, FPT đã xúc tiến ký kết thỏa thuận hợp tác với 27 địa phương trong các lĩnh vực chủ đạo như chuyển đổi số, giáo dục, viễn thông… Dựa trên đặc thù kinh tế - xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh và thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số, FPT kiến tạo các nền tảng, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển đổi số quốc gia
 
Vinhomes đầu tư khu công nghiệp hơn 960 ha ở Vũng Áng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 964 ha cho công ty con của Vingroup

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi Chính phủ thông tin về hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh)

Theo đó, trên cơ sở hồ sơ dự án, ý kiến thẩm định, giải trình bổ sung của các Bộ và UBND tỉnh Hà Tĩnh, ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ thấy rằng hồ sơ dự án đã đủ điều kiện trình Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư cho CTCP Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes theo quy định

Dự án này có quy mô sử dụng đất hơn 964 ha, nằm tại trung tâm lô CN4, CN5 khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tỉnh). Tổng vốn đầu tư hơn 13.270 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư gần 2.000 tỷ đồng và vốn huy động là hơn 11.000 tỷ đồng. Vinhomes dự kiến hoàn tất dự án hạ tầng khu công nghiệp đến hết quý IV/2030

Được biết, CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes (Vinhomes IZ) tiền thân là công ty con của Vingroup. Tuy nhiên, đến tháng 3/2020, HĐQT Vingroup đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Vinhomes IZ sang cho các công ty con là CTCP Vinhomes (VHM) và CTCP Phát triển Thành phố Xanh

Trước đó, vào tháng 5/2023, tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh, Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tỉnh về dự án khu công nghiệp này

Thực tế, kế hoạch phát triển bất động sản khu công nghiệp chỉ mới được Chủ tịch HĐQT Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng - công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020. Ông Vượng từng nhận định bất động sản công nghiệp thời điểm ấy chỉ là mảng bổ trợ, nhưng trong tương lai, đây sẽ là mảng chính của Vinhomes, mang lại dòng tiền thường xuyên cho công ty

Bên cạnh khu công nghiệp 964 ha này, Vingroup cũng đầu tư một số dự án quy mô lớn khác tại Hà Tĩnh. Cụ thể, vào năm 2022, đại diện Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã chấp thuận chủ trương và nhà đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất pin Lithium do Công ty CP Giải pháp năng lượng VINES (thuộc Vingroup) làm chủ đầu tư

Theo đó, dự án dự kiến được thực hiện trên diện tích hơn 14 ha thuộc Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Trung tâm lô CN4, CN5, Khu kinh tế Vũng Áng. Tổng mức đầu tư hơn 6.329 tỷ đồng với công suất thiết kế của nhà máy khoảng 5GWh/năm

Tháng 12/2021, Vingroup cũng đã khởi công Nhà máy sản xuất Pin VinES thứ nhất tại Khu kinh tế Vũng Áng với quy mô giai đoạn một là 8 ha, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng

Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích hơn 22.000 ha, thành lập năm 2006. Đến tháng 7/2022, Khu kinh tế Vũng Áng đã thu hút được 153 dự án trong và ngoài nước vào đầu tư. Trong đó, có 55 dự án đầu tư nước ngoài; một dự án đầu tư theo hình thức BOT với số vốn đăng ký trên 15.769 triệu USD; 97 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký trên 60.300 tỷ đồng
 
Top