What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Atlassian

LOBBY.VN

Administrator
Sáng lập Atlassian trở thành người giàu nhất Australia
Mike Cannon-Brookes

Tài sản: 23,5 tỷ USD

Nguồn tài sản: Phần mềm

Mike Cannon-Brookes là đồng sáng lập của công ty phần mềm Atlassian, có trụ sở tại Sydney. Ông và đồng giám đốc điều hành Scott Farquhar thành lập công ty ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Trong số các khách hàng của Atlassian có NASA, Tesla, SpaceX...

Khi còn đi học, Cannon-Brookes rất yêu thích bóng rổ, tuy nhiên ông đã bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường trung học. Tháng 12/2020, tỷ phú này quyết định mua cổ phần của câu lạc bộ Utah Jazz ở giải bóng rổ nhà nghề Mỹ

Scott Farquhar

Tài sản: 23,3 tỷ USD

Nguồn tài sản: Phần mềm

Scott Farquhar là đồng sáng lập công ty phần mềm Atlassian. Ông cũng là đồng sáng lập của Pledge 1%, tổ chức kêu gọi các công ty quyên góp ít nhất 1% vốn chủ sở hữu, thời gian của nhân viên hoặc sản phẩm cho tổ chức từ thiện

Một số nguồn tin cho biết Farquhar và Cannon-Brookes hiện sống trong những căn nhà đắt đỏ nhất Australia và là hàng xóm của nhau
 
Last edited:
Chiến lược khởi nghiệp của Atlassian
Atlassian trở thành một công ty với giá trị 3.3 tỷ đô với khả năng bán phần mềm cho công ty viết phần mềm, những khách hàng cùng ngành, am hiểu và rất rắn. Jay Simons, Chủ tịch của Atlassian, đưa ra một số bài học kinh nghiệm của họ

Có điều gì đó rất khác biệt tại Atlassian? Một công ty với dòng tiền lãi trong 12 năm, bán phần mềm cho khách hàng là lập trình viên (tập khách hàng cực kỳ khó bán), mà không cần có người bán hàng và không gượng ép. Bài phỏng vấn với chủ tịch Jay Simons sẽ hé lộ cho chúng ta biết quá trình này

Bán mà không cần người bán

Atlassian tạo ra hơn 200 triệu đô một năm, và con số này tăng 40% hàng năm trong vòng 5 năm vừa rồi. Bắt đầu chỉ với 10,000 đô, họ đã gặt hái được 12 năm nay và giờ giá trị của công ty đã lên đến 3.3 tỷ đô. Hiện hơn 37,000 công ty dùng sản phẩm của Atlassian, so với con số 12,000 vào năm 2010. Con số đáng ngưỡng mộ

Ngạc nhiên hơn nữa, là Atlassian làm được điều này mà không cần có đội bán hàng. Atlassian chi ra khoảng 15% – 20% thu nhập cho bán hàng và quảng cáo và 35% – 40% cho nghiên cứu và phát triển. Thay vì chi vào các thứ trên Atlassian làm sản phẩm của họ rẻ hơn và có thể dễ dàng mua được qua trang web. Mike Cannon-Brookes, một trong những người sáng lập ra Atlassian, đã nói trong bài thuyết trình của mình rằng:

Khách hàng của Atlassian là các lập trình viên, một thị trường nổi tiếng với độ khắt khe và cẩn thận. Vì vậy, trong suốt quá trình, Atlassian tuân thủ một số giá trị cốt lõi sau đây

  • Open company, no bulls*** – Công ty cởi mở, không lạc hậu, thủ cựu
  • Build everything with heart and balance – Dành trọn trái tim cho công việc nhưng vẫn cân bằng cuộc sống
  • Don’t f*** the customer – Đừng coi thường với khách hàng
  • Play as a team – Làm mà như chơi trong một đội thể thao
  • Be the change you seek – Hãy là sự thay đổi bạn mong muốn
Atlassian tự định hình cho con đường mình đi, cách chơi, bỏ đi sự sức ép các công ty start up phải trải qua khi nhận đầu tư mạo hiểm

Kinh nghiệm khởi nghiệp


Rất nhiều startup hiện nay nhận tiền đầu tư từ bên ngoài. Atlassian chưa từng lấy một đồng nào. Hầu như tất cả các công ty gọi vốn từ Accel (60 triệu đô) và T.Rowe Price (150 triệu đô) là để trả thưởng cho nhân viên, chứ không phải là đầu tư vào hoạt động công ty

Simons nói rằng “ban đầu Atlassian không tập trung cố mở rộng thật nhanh hơn là nó phát triển tự nhiên”. Thay vào đó, công ty làm ra các sản phẩm chất lượng và phục vụ tốt khách hàng khiến cho khách hàng khó có thể chuyển sang giải pháp khác hoặc đòi giảm giá hơn nữa

Ví dụ: đối với đội lập trình 10 người có thể mua phần mềm Atlassian Jira với giá 10 USD để tự cài hoặc thuê 10 USD/tháng trên dịch vụ Cloud của Atlassian. Khi thêm tính năng, đội lập trình đó sẽ phải mua thêm các gói chức năng khác. Chú thích của người dịch

Atlassian thu tiền từ bán giấy phép bản quyền và bảo trì bằng 50% mỗi năm. Đội phần mềm có số lượng lập trình viên tăng sẽ thấy rằng mình chi ra dưới 10,000 đô năm đầu tiên, nhưng con số nay có thể nhảy lên 50,000 đô trong năm thứ 2 và con số này cứ tăng lên. Hàng trăm khách hàng của Atlassian thuộc dạng này

Simon nói, khi khách hàng đạt đến một ngưỡng nhất định – 500,000 đô/năm chẳng hạn, thì họ sẽ muốn mua giấy phép doanh nghiệp. Theo thường lệ thì giấy phép doanh nghiệp tương ứng với 1,000,000 đô cho 3 năm. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ mất đi lợi nhuận sau này

Vì vậy, Atlassian nói “Không” với thỏa hiệp này

Công ty đã từng nghĩ rằng làm thế này liệu có phải chúng ta đang ‘chọc tức’ khách hàng không ? Nhưng cuối cùng thì đây chính là cách Atlassian có thể đối đãi khách hàng một cách công khai và trung thực

Chúng tôi đã chính xác khi nói không. Khách hàng sẽ không bao giờ tìm được sản phẩm chất lượng cao với giá thấp như của công ty chúng tôi. Và khách hàng vẫn quay về với Atlassian kể cả khi họ đã từng nói sẽ không bao giờ quay lại

Simon cũng nói thêm rằng khách hàng của Atlassian rất hài lòng với sản phẩm, thỏa đáng với giá tiền. Khác với mô hình bán hàng khác, khi người bán hàng cố gắng bán sản phẩm càng nhiều càng tốt và quên đi quyền lợi của khách hàng. Mô hình của Atlassian bắt công ty luôn phải nâng cao, đổi mới sản phẩm để phù hợp với thị trường

Kế hoạch lâu dài


Atlassian có thể làm được điều này vì họ không có nghĩa vụ gì với các nhà đầu tư. Lợi nhuận của họ là thuộc về họ, nhân viên và khách hàng của họ. Và đây chính là bí mật thành công của Atlassian

Vì họ không bị phụ thuộc vào các nhà đầu tư, nên họ có một tầm nhìn xa hơn. Đối với các công ty đã và đang có vốn đầu tư từ bên ngoài, thì cách tốt nhất để có được sự tự do như Atlassian là trở nên có lãi làng sớm càng tốt. Công ty càng sớm có lãi thì khả năng cần đến vốn đầu tư bên ngoài càng thấp và họ sẽ không phải để các nhà đầu tư quản lý quyết định của mình
 
Last edited:
Đạt doanh thu 320 triệu USD/năm mà không cần nhân viên kinh doanh
“Nó giống như việc bạn đi mua một chiếc xe hơi vậy, lẽ ra mọi việc sẽ rất đơn giản, nhưng rồi lần nào tới cửa hàng, bạn cũng phải mất 5 tới 6 giờ đồng hồ vì sự “nhiệt tình” của nhân viên bán hàng. Phần lớn chúng ta đều phải nỗ lực để các nhân viên kinh doanh để chúng ta một mình”

Vậy mà, năm 2013, khi Cipes gửi email tới một công ty chuyên viết và kinh doanh phần mềm mang tên Atlassian tại Australia và yêu cầu trò chuyện với một nhân viên kinh doanh, câu trả lời nhận được là không có nhân viên kinh doanh nào tại đây

atlan.jpg

Scott Farquhar và Mike Cannon-Brookers

Scott Farquhar và Mike Cannon-Brookers đã sáng lập Atlassian khi vừa hoàn thành chương trình đào tạo IT tại University of New South Wales. Cả 2 hiện tại đều giữ chức vụ CEO tại Công ty. Atlassian hiện đang hoạt động theo một phương thức đặc biệt: không sử dụng nhân viên kinh doanh. Năm 2015, doanh số bán hàng của Công ty đạt 320 triệu USD, phát đi một tín hiệu mới về hiệu quả thực sự của hoạt động chào hàng trong thế giới kinh doanh hiện đại

Atlassian, công ty đã xây dựng nên các ứng dụng quản lý và trò chuyện thông dụng như Jira hay HipChat, không cần áp đặt chỉ tiêu doanh thu hay phần thưởng cuối kỳ. Thực tế, các nhân viên của Công ty không cần gọi điện làm phiền bất kỳ ai để bán sản phẩm, bởi Atlassian không hề có nhân viên kinh doanh nào

“Khách hàng không muốn gọi một nhân viên kinh doanh nếu họ không buộc phải làm vậy. Họ sẵn sàng tìm hiểu mọi thứ trên website công ty thay vì bị làm phiền”, Scott Farquhar cho biết

Cách mà các công ty công nghệ bán phần mềm đã thay đổi mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Sự sẵn sàng của các mã nguồn mở đã thay thế hoạt động kinh doanh truyền thống, đồng thời gia tăng thêm thách thức với các bản dùng thử, phiên bản thông thường đối với các sản phẩm phần mềm. Người dùng chỉ phải trả tiền khi nâng cấp hoặc muốn sử dụng mọi tiện ích của sản phẩm

Các công ty lâu năm như IBM, Oracle và Hewlett Packard Enterprise, đều phải thuê hàng nghìn nhân viên kinh doanh. Hiện tại, các công ty này đang nhanh chóng “hội nhập” xu thế mới bằng việc mua lại các công ty mã nguồn mở hoặc đám mây với cách thức bán hàng khác biết, Laurie Wurster, chiến lược gia tại Gartner cho biết

Cho tới hiện tại, Atlassian vẫn là ví dụ đặc biệt và điển hình nhất của hình mẫu hoạt động này. Công ty 14 năm tuổi này đạt giá trị 5 tỷ USD khi tiến hành IPO vào tháng 12/2015 mà không cần phải trả lương cho một nhân viên kinh doanh nào. Hơn 80 công ty trong danh sách Fortune 100 sử dụng phần mềm của Atlassian và đa phần các nhà đầu tư cũng như các công ty khách đều đang cố gắng học tập theo chiến lược kinh doanh này

Farquhar cho rằng, may mắn đã mỉm cười với anh khi thực hiện chiến lược này. Vào những ngày mới thành lập Atlassian, cả anh và Simon đều không biết gì về việc kinh doanh phần mềm

Năm 2002, trang web của họ cho phép khách hàng tải về các bản dùng thử nhưng vẫn chưa hề trang bị công cụ cho việc thanh toán sản phẩm, mọi đơn đặt hàng đều được gửi tới qua máy fax. Một hôm, họ nhận được fax từ American Airlines, theo đó, bộ phận IT của hãng hàng không này đã sử dụng bản dùng thử và tự gửi đơn hàng tới

“Đó chính là thời điểm đặc biệt quan trọng với chúng tôi, nó trao cho chúng tôi sự tự tin rằng Công ty có thể hoạt động theo mô hình kinh doanh mà không cần nhân viên bán hàng nào”, Farquhar cho biết

Với đơn hàng đầu tiên từ American Airlines, Atlassian nhận được 800 USD. Năm 2015, doanh thu của Công ty đạt 320 triệu USD, trong khi chi phí dành cho bán hàng và marketing, chủ yếu là để chạy quảng cáo trên website, chỉ chiếm 1/5 con số này. Để so sánh, Salesforce.com dành một nửa doanh thu cho hoạt động quảng cáo và marketing; trong khi Box đã dành tới 80% doanh thu cho chi phí này, khi xây dựng một đội ngũ nhân viên kinh doanh khổng lồ trong vài năm qua

Các chuyên gia dự báo, doanh thu trong năm 2016 của Atlassian sẽ tăng lên mức 450 triệu USD

Biểu đồ: % chi phí bán hàng và marketing trong tổng doanh thu của một số công ty trong 12 tháng qua

yib8eIlb5grUM11smkt1368rB-W1kbtd9y5nI9mGjXVINI0lcdxftGgqVRGYyNxO8-fEBqFCKpLK-0dJz43MXWdkvDsX-LaRWo61vRsMmst-viUl3GD1VUzUusEu5uA1tqLJeWMhU_cBXVx5cw


Tiết kiệm chi phí bán hàng và quảng cáo đồng nghĩa với việc sản phẩm có giá rẻ hơn và Công ty có nhiều tiền hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển phần mềm mới, giúp những nhà sáng lập lạc quan hơn với tốc độ tăng trưởng của Công ty trong thời gian tới

Tất nhiên, Atlanssian vẫn phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường và câu hỏi liệu Công ty có đủ khả năng để tiếp tục mở rộng hay không vẫn chưa thể trả lời. Mặc dù vậy, Simon cho biết anh không lo lắng về việc tăng trưởng mà không có sự hỗ trợ của đội ngũ bán hàng

“Tôi đã tự hỏi bản thân mình câu hỏi này mỗi ngày trong suốt 8 năm qua. Cho dù chuyện này có hoang đường tới mức nào, ít nhất chúng tôi cũng đã làm được trong hiện tại”, Simon cho biết
 
Mô hình kinh doanh chỉ tập trung R&D, không cần đội ngũ sale của Atlassian

https%3A%2F%2Fblogs-images.forbes.com%2Falexkonrad%2Ffiles%2F2015%2F12%2Fatlassian-cofounders-1200x800.jpg

Hai nhà sáng lập Atlassian: Mike Cannon-Brookes (bên trái) và Scott Farquhar

Được biết, Atlassian được 2 nhà sáng lập Scott Farquhar và Mike Cannon-Brookes dẫn dắt tăng trưởng bền vững trong suốt 17 năm qua nhờ mô hình chi phí thấp, không có đội ngũ bán hàng (không có đội ngũ sale), ít quảng cáo nhưng tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D)

Về Atlassian – Công ty phát triển các ứng dụng công nghệ cho các công ty công nghệ

Atlassian được thành lập từ 2002 với vốn ban đầu là 10.000 USD được 2 nhà đồng sáng lập vay từ thẻ tín dụng. Cũng trong năm đó Atlassian cũng phát triển và tung ra các sản phẩm nền tảng cho thành công của họ cho đến tận bây giờ đó là Jira, Confluence và ứng dụng chat văn phòng Hipchat

Các khách hàng của Atlassian thậm chí không cần sự trợ giúp của nhân viên Atlassian để tự cài đặt các ứng dụng. Các khách hàng lớn của Atlassian có thể kể đến như American Airlines, General Motors, Walmart Labs, Bank of America Merrill Lynch, Lyft, Verizon, Spotify và cả NASA

Các dấu mốc quan trọng của Atlassian

_ 2002 – Atlassian bắt đầu hoạt động kinh doanh với 10.000 USD từ thẻ tín dụng và ra mắt công cụ Jira 1.0

_ 2003 – Một nền tảng làm việc nhóm phát triển mới có tên Confluence đi vào hoạt động

_ 2005 – Atlassian có lãi mà không cần đầu tư mạo hiểm. Năm 2005 họ có được khách hàng thứ 1.000 của mình

_ 2006 – Cuộc thi hackathon Codegeist đầu tiên của Atlassian diễn ra. Hiện nay, đây là cuộc thi thường niên giúp Atlassian cải tiến sản phẩm của mình với sự trợ giúp của các ứng dụng sáng tạo

_ 2006 – Atlassian cam kết quyên góp 1% vốn cổ phần, lợi nhuận, sản phẩm và thời gian của nhân viên để hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận và tạo ra Quỹ Atlassian

_ 2007 – Giá trị cốt lõi của Atlassian đi vào cuộc sống

_ 2008 – Atlassian mua lại Bamboo, Fisheye, Crucible, Clover, và Crowd

_ 2009 – Hội nghị Atlassian đầu tiên được diễn ra

_ 2010 – Công bố dịch vụ lưu trữ mã Bitbucket Cloud

_ 2012 – Atlassian kỷ niệm 10 năm thành lập và đạt doanh thu 100 triệu đô la mà không cần đội ngũ bán hàng

_ 2012 – Công bố phiên bản máy chủ Bitbucket 2012

_ 2015 – Atlassian niêm yết trên NASDAQ

_ 2017 – Atlassian giới thiệu diện mạo mới táo bạo của thương hiệu

_ 2017 – Ứng dụng Trello được chào đón trong gia đình Atlassian

_ 2018 – Atlassian công bố quan hệ đối tác chiến lược mới giữa Atlassian và Slack. Và nhiều thông tin cập nhật và tin tức mới sẽ đến tại Hội nghị Atlassian ở Barcelona!

Về mô hình kinh doanh của Atlassian

Trái ngược hẳn với các đối thủ cạnh tranh như Box phải chi ra tới 80% hay Marketo cũng với tỷ lệ 60% chi phí marketing và bán hàng thì Atlassian chỉ tập trung vào nghiên cứu phát triển, giúp sản phẩm dễ sử dụng và ngày càng hiệu quả hơn

Đây là các yếu tố khiến số lượng khách hàng tin dùng sản phẩm của Atlassian ngày càng tăng nhanh

_ Atlassian tập trung cung cấp các gói dùng thử freemium để người dùng tự trải nghiệm, tự bị thuyết phục bởi tính vượt trội của phần mềm và sau đó giới thiệu đến bạn bè. “Khách hàng không muốn nói chuyện với nhân viên sale, họ thích tìm câu trả lời trên website hơn”, một trong những nhà sáng lập của Atlassian, Scott giải thích

_ Sự minh bạch của công ty khi công khai giá thành sản phẩm ngay trên web

Dưới đây là tổng hợp các yếu tố phân tích mô hình kinh doanh của Atlassian


atlassian-business-model-canvas-1024x673.png

Thu nhập của Atlassian đến từ các nguồn chính như sau

_ Phí đăng ký

_ Phí duy trì và bảo trì

_ Phí bản quyền vô thời hạn

_ Phí từ hỗ trợ DN khách hàng thông qua tài khoản kỹ thuật cho việc quản lý

Các đối thủ cạnh tranh chính


cong-ty-nay-kiem-duoc-hang-tram-trieu-usd-ma-chang-can-nhan-vien-kinh-doanh-nao-ca-phai-chang-nghe-sales-sap-tuyet-chung.png

Tỷ lệ chi phí bán hàng và marketing của Atlassian và các công ty là đối thủ cạnh tranh hiện tại

Về mô hình kinh doanh các đối thủ cạnh tranh chính của Atlassian có thể kể đến là Workday, Salesforce.com, ServiceNow, Netsuite, Marketo và Box. Nhưng về mô hình hoạt động không cần đội ngũ bán hàng thì hiện không công ty nào giống Atlassian do đều có đội ngũ sale hùng hậu

Số lượng khách hàng tăng trưởng đều đặn hàng năm

Theo thông tin từ cafebiz.vn, chỉ sau ba năm thành lập, công ty đã có lãi mà không cần vốn đầu tư mạo hiểm. Năm tài chính 2015, kết thúc vào tháng sáu, Atlassian ghi nhận doanh thu 319 triệu USD. Cũng trong năm đó, công ty IPO và giá trị thị trường đạt 5,8 tỷ USD, giá cổ phiếu tăng 33% so với mức ban đầu



Screen-Shot-2017-12-01-at-6.42.18-PM.png

Số lượng khách hàng của Atlassian từ lúc thành lập đến lúc IPO

Hiện tại, Atlassian trị giá 25 tỷ USD, vượt qua Telstra – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lâu đời đã chuyển internet cho hầu hết người Úc trong nhiều năm qua. Còn Scott và Mike, mỗi người nắm giữ khối tài sản hơn 7 tỷ USD và tính đến quý 3 năm nay, Atlassian đang phục vụ gần 150.000 khách hàng trên toàn cầu

photo-1-15693884626641526559616.jpg

Số lượng khách hàng của Atlassian năm 2017, 2018 và ba quý đầu năm 2019
 
Canva cho biết nhân viên sẽ chỉ cần đến văn phòng 8 lần một năm
Canva tiết lộ một mô hình làm việc linh hoạt mới cho phép các đội nhóm xác định tần suất mà nhân viên sẽ cần làm việc tại văn phòng

Theo đó, Canva đã cam kết về một mô hình làm việc linh hoạt lâu dài cho toàn bộ nhân viên của mình, động thái này cũng nối gót theo Atlassian, một “kỳ lân công nghệ anh em” đến từ Úc trong việc áp dụng mô hình làm việc từ xa

Canva gọi sự thay đổi lần này là một phần của “cách tiếp cận dài hạn tới tương lai của thế giới làm việc”, nơi mà các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính linh hoạt và kết nối đồng thời bãi bỏ mọi quy tắc chính thống xung quanh việc phải ngồi làm việc tại văn phòng

Trong một thông báo được công bố vào mới đây, nền tảng thiết kế này cho biết họ sẽ không có bất cứ yêu cầu nghiêm ngặt nào về số ngày làm việc tại văn phòng, mà thay vào đó là sẽ trao quyền cho các đội nhóm để họ tự quyết định về số ngày mà nhân viên dự kiến sẽ làm việc trực tiếp tại văn phòng

Canva cho biết quyết định này được ban hành theo một nghiên cứu nội bộ, bao gồm một cuộc khảo sát cho thấy 79% đội nhóm của họ nói rằng họ cảm thấy hiệu quả hơn khi làm việc tại nhà, 81% nói rằng họ muốn tiếp tục cân bằng giữa công việc tại văn phòng với công việc từ xa

Trên thực tế, chính sách mới của Canva sẽ không đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc cân bằng giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa

Tuy nhiên, họ cho biết họ hy vọng sẽ thấy nhân viên xuất hiện tại những văn phòng gần nhất của Canva của họ ít nhất 8 lần mỗi năm

Canva cũng cho biết cách tiếp cận toàn cầu của họ đối với việc xây dựng đội nhóm cũng sẽ được thay đổi để phù hợp hơn với cách tiếp cận mới trong cách thức làm việc kết hợp

Canva cho biết

“Chúng tôi tin rằng những văn phòng làm việc truyền thống sẽ trở thành yếu tố ngoại lệ khi nói đến tương lai của công việc. Đại dịch đã làm mọi thứ trở nên thay đổi”

Vào cuối tháng 4, gã khổng lồ công nghệ Atlassian của Úc đã công bố chính sách làm việc từ xa, theo đó cho phép 5.700 nhân viên toàn cầu của họ có thể làm việc từ mọi nơi trên thế giới

Là một phần của phương pháp tiếp cận mới tới sự linh hoạt trong công việc, các nhân viên dự kiến sẽ đến văn phòng của công ty 4 lần một năm để tham dự các hội nghị cấp cao toàn cầu hoặc có thể thiết kế một cách thức tiếp cận riêng

Qua các cuộc khảo sát nội bộ của riêng họ, Atlassian cho biết có khoảng 50% nhân viên có ý định tiếp tục đến văn phòng một cách thường xuyên

Công ty này cũng cho biết chính sách mới của họ không chỉ phản ánh cách tiếp cận toàn cầu mới mà còn báo hiệu sự thay đổi về tính linh hoạt mà nhân viên mong đợi khi thực hiện công việc của riêng họ

Ông Scott Farquhar, đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành của Atlassian cho biết

“Nếu bạn nghĩ về Atlassian trong lịch sử, về cơ bản, chúng tôi đã là một công ty toàn cầu, chúng tôi có niềm tin rằng những tài năng tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở Thung lũng Silicon”

Vào tháng 4, Canva được định giá 15 tỷ USD sau một vòng tài trợ mới

Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế cho biết đại dịch đã làm tăng người dùng của họ lên 50% do nhu cầu ngày càng tăng đối với các công cụ cộng tác từ xa
 
CEO công nghệ tỷ USD chỉ đến văn phòng mỗi quý một lần

CEO một hãng công nghệ được định giá gần 50 tỷ USD vừa có một tiết lộ bất ngờ khi cho biết bản thân chỉ đến văn phòng làm việc một lần mỗi quý, đồng thời khuyến khích nhân viên nên làm việc tại nhà

Trong khi chủ của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ luôn muốn các nhân viên của mình có mặt tại văn phòng đúng giờ để làm việc, thậm chí áp dụng nhiều mức phạt khác nhau cho những nhân viên đi làm muộn, thì với tỷ phú công nghệ người Úc Scott Farquhar, ông lại khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và bản thân ông cũng không hề muốn đến văn phòng

"Tôi chỉ đến văn phòng một lần mỗi quý, có khi ít hơn", Scott Farquhar - nhà đồng sáng lập và CEO của Atlassian, hãng phần mềm có trụ sở tại Sydney (Úc) - chia sẻ trên một chương trình truyền hình của Úc. "Và tôi cũng muốn các nhân viên của mình như vậy"

Scott Farquhar, tỷ phú công nghệ sở hữu khối tài sản 11,5 tỷ USD, chỉ đến văn phòng làm việc một lần mỗi quý (Ảnh: A.T).

Scott Farquhar, tỷ phú công nghệ sở hữu khối tài sản 11,5 tỷ USD, chỉ đến văn phòng làm việc một lần mỗi quý

Hãng phần mềm Atlassian, hiện có hơn 3000 nhân viên trên toàn cầu, đã triển khai chính sách cho phép nhân viên làm việc tại nhà từ năm 2020 để đối phó với đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch đã được kiểm soát, chính sách này vẫn được giữ nguyên và Scott Farquhar khuyến khích nhân viên của mình làm việc từ xa, thay vì phải đến văn phòng

Farquhar cho biết chính sách làm việc linh hoạt cho phép các nhân viên chọn sống ở những nơi có mức phí sinh hoạt rẻ, tiền thuê nhà thấp… mà không lo lắng điều này ảnh hưởng đến công việc. Ngoài ra, các nhân viên sẽ có môi trường làm việc thoải mái hơn, thay vì gò bó tại văn phòng

"Chúng tôi kỳ vọng mọi người có thể làm việc tại nhà, tại quán café hoặc tại văn phòng nếu họ muốn. Chúng tôi không thực sự quan tâm nhân viên làm việc tại đâu, điều chúng tôi quan tâm là hiệu suất công việc của họ", Scott Farquhar chia sẻ

Đến thời điểm hiện tại, chính sách làm việc linh hoạt của Atlassian vẫn tiếp tục cho thấy hiệu quả, khi nhân viên của công ty không tốn thời gian di chuyển từ nơi ở đến văn phòng và có thêm nhiều thời gian để cống hiến cho công việc. Dĩ nhiên, các nhân viên vẫn sẵn sàng có mặt tại văn phòng theo lời triệu hồi của cấp trên để tham gia các cuộc họp quan trọng

Các hoạt động kinh doanh của Atlassian đến thời điểm hiện tại vẫn diễn ra tốt đẹp, giúp giá cổ phiếu của công ty vẫn có đà tăng trưởng từ đầu năm cho đến nay

Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, một số hãng công nghệ lớn như Facebook, Amazon, Twitter (nay đã đổi tên thành X) hay Google… cũng có chính sách cho phép nhân viên làm việc từ xa khá thoải mái. Một số công ty như Twitter thậm chí còn cho phép nhân viên làm việc từ xa vô thời hạn, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các hãng công nghệ lớn đều đồng loạt thay đổi chính sách và buộc nhân viên phải quay trở lại làm việc trực tiếp tại văn phòng. Atlassian là một trong số ít hãng công nghệ vẫn giữ nguyên chính sách làm việc từ xa với nhân viên của mình

Scott Farquhar - Tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Úc

Sinh năm 1979, Scott Farquhar thể hiện niềm yêu thích công nghệ từ nhỏ, nhưng những khó khăn về tài chính của gia đình khiến anh phải đến đại học mới được tiếp xúc với máy tính. Dù vậy, niềm đam mê công nghệ vẫn luôn cháy bỏng trong con người Farquhar, giúp anh thành công trong lĩnh vực phần mềm

Scott Farquhar (phải) và Mike Cannon-Brookes trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Úc khi mới 35 tuổi (Ảnh: Insinder).

Scott Farquhar (phải) và Mike Cannon-Brookes trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Úc khi mới 35 tuổi

Vào năm 2002, Scott Farquhar cùng người bạn học Mike Cannon-Brookes thành lập công ty phần mềm Atlassian, với hy vọng có thể kiếm được số tiền lương 48.500 đô la Úc, mức lương khởi điểm của các sinh viên mới ra trường tại Úc

Tuy nhiên, đến năm 2014, Atlassian đã được định giá 3,3 tỷ USD. Vào thời điểm đó, Scott và Mike mỗi người nắm giữ 1/3 cổ phần của công ty, giúp cặp đôi này trở thành tỷ phú khi mới 35 tuổi và trở thành những tỷ phú tự thân trẻ nhất tại Úc

Đến thời điểm hiện tại, Atlassian có vốn hóa thị trường 46,9 tỷ USD. Bản thân Scott Farquhar cũng đang sở hữu khối tài sản 11,5 tỷ USD, là người giàu thứ 177 trên toàn cầu và là tỷ phú giàu thứ 7 tính riêng tại Úc

Ngoài doanh thu đến từ Atlassian, Scott Farquhar hiện còn thành lập một quỹ đầu tư cá nhân để đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Scott Farquhar cho biết quỹ đầu tư sẽ giúp anh hỗ trợ các công ty khởi nghiệp non trẻ, như những gì anh đã từng trải qua cách đây hơn 20 năm
 
Top