What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Xuân Thành

Nam Định sắp có khu sản xuất gang thép trị giá gần 2 tỷ USD
Nhà máy gang thép số 1 của Công ty CP Xuân Thiện Nam Định. Quy mô dự án là xây dựng nhà máy gang thép với diện tích khoảng 341,11ha; công suất khoảng 6,0 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự án là 66.000 tỷ đồng

Ngoài tạo nguồn thu cho ngân sách, dự án này dự kiến sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 10.000 lao động tại địa phương. Địa điểm thực hiện dự án là các xã Nghĩa Hải, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm thuộc huyện Nghĩa Hưng


Vấn đề đầu tư dự án 70.000 tỷ được đưa ra bàn tại Hội nghị mở rộng của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định

Ngoài dự án chính trên, đơn vị còn đầu tư 2 dự án khác cũng tại huyện Nghĩa Hưng là Dự án Nhà máy cán thép (vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, diện tích khoảng 28,05ha tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, công suất khoảng 1,25 triệu tấn thép/năm, tạo thêm việc làm cho khoảng 800 lao động tại địa phương) và Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn (vốn đầu tư 900 tỷ đồng, diện tích khoảng 57,80ha tại xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng , công suất khoảng 350.000 tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 400 lao động)

Để triển khai dự án, UBND tỉnh Nam Định đã ra quyết định thu hồi hơn 431 ha đất tại huyện Nghĩa Hưng. Dự kiến hết năm 2021 sẽ hoàn thành phương án đền bù, thu hồi đất để đến tháng 5 năm 2022 sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư
 
Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị điện gió
UBND tỉnh Nam Định mới đây đã đồng ý chủ trương cho Công ty Cổ phần Cơ khí Rạng Đông (thuộc Tập đoàn Xuân Thiện) được nghiên cứu, khảo sát điện gió ngoài khơi biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió

HBRE%20Vung%20Tau.webp

Theo đó, tháng 10 vừa qua, Công ty Cổ phần Cơ khí Rạng Đông đã có đề xuất về việc đầu tư dự án nhà máy cơ khí Rạng Đông tại khu công nghiệp Nam Rạng Đông (trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)

Nhà máy này có công suất sản xuất thiết bị điện gió đạt 1.000MW/năm, mỗi cột có tua bin công suất từ 5-20MW/cột - loại lắp đặt ngoài biển. Mục tiêu sản xuất đạt tỷ lệ nội địa hóa của mỗi dự án điện gió là 70%. Ngoài ra, nhà máy cơ khí Rạng Đông cũng sẽ sản xuất thiết bị cơ khí công nghiệp nặng khác

Tổng mức đầu tư của dự án nhà máy cơ khí Rạng Đông dự kiến là 3.000 tỷ đồng, khởi công xây dựng vào tháng 5/2022 và hoàn thành trong năm 2024

Ngoài ra, UBND tỉnh Nam Định cũng đồng ý cho Công ty Cơ khí Rạng Đông nghiên cứu, khảo sát điện gió ngoài khơi biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng với diện tích khảo sát khoảng 12.500km2

Trong đó, ranh giới phía bắc giáp vùng biển tỉnh Thái Bình, phía nam giáp vùng biển tỉnh Ninh Bình, phía tây là đường triều kiệt các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, phía Đông trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Cũng liên quan đến Tập đoàn Xuân Thiện và dự án tại tỉnh Nam Định, trước đó vào ngày 9/10, UBND tỉnh Nam Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án nhà máy gang thép số 1 của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nam Định

Nhà máy gang thép dự kiến được xây dựng với diện tích khoảng 341,11 ha; công suất khoảng 6,0 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự án là 66.000 tỷ đồng
 
Siêu dự án 20.000 tỷ đồng sắp được triển khai tại Đắk Lắk
Dự án với tổng đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2021 - 2026. Qua đó, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy sự kinh tế - xã hội tại địa phương

Chiều 8/1, Tập đoàn Xuân Thiện (Ninh Bình) đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk để bàn bạc về việc xin chủ trương đầu tư xây dựng dự án "Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm công nghệ cao và Logistics Xuân Thiện Đắk Lắk"

Dự án này sẽ áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm nhằm thúc đẩy, nâng cao chuỗi giá trị hàng nông sản cho ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của nước nhà nói chung. Đồng thời, xây dựng khu hậu cần (logistics) nhằm kết nối chuỗi giá trị nông sản, thúc đẩy phát triển hàng hóa bằng đường bộ, đường hàng không và hoạt động xuất nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa của thành phố Buôn Ma Thuột và cả khu vực Tây Nguyên

Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2026 tại các huyện Ea Súp, Cư M'gar, Krông Búk, Cư Kuin, M'Đrắk, thị xã Buôn Hồ và TP Buôn Ma Thuột. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án khoảng 20.000 tỷ đồng

Được biết, Tập đoàn Xuân Thiện sẽ triển khai các tiểu dự án thành phần gồm: Nhà máy sản xuất nước trái cây và vùng nguyên liệu; Nhà máy sấy và bảo quản nông sản; Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; Nhà máy mổ thịt, chế biến, kho lạnh bảo quản; Nhà máy chế biến thực phẩm ăn liền từ thịt lợn; Dự án Chăn nuôi lợn công nghệ cao tiêu chuẩn Châu Âu (Đan Mạch công nghệ 4.0); Dự án đầu tư xây dựng trung tâm logistics Xuân Thiện Đắk Lắk

Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần tăng nguồn thu cho công ty, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao điều kiện kinh tế xã hội và đóng góp tiền thu ngân sách cho địa phương

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk hoan nghênh Tập đoàn Xuân Thiện đã có ý định đầu tư các dự án tiềm năng tại tỉnh nhà. Qua đó, đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư triển khai đúng theo trình tự và quy trình

Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Tỉnh cho hay, tỉnh đồng ý và thống nhất để Tập đoàn Xuân Thiện nghiên cứu, triển khai dự án như đề xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phải báo cáo tiến độ thực hiện với lãnh đạo tỉnh

“Các dự án triển khai để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộ, qua đó phải tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số”, ông Cường nhấn mạnh
 
Kiểm tra tiến độ thi công dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I
Ngày 2-11, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã đến kiểm tra tiến độ thi công dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I tại xã Minh Tiến ( huyện Ngọc Lặc)

150d2153829t35442l0.jpg

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra tiến độ thi công dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I tại xã Minh Tiến

Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện Ngọc Lặc

Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I tại xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) khởi công xây dựng vào cuối tháng 12-2020 do Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư, có tổng mức 36.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, hàng năm Dự án tạo ra 180.000 tấn thực phẩm từ thịt lợn; 50 nghìn tấn thành phẩm từ trái cây, rau củ quả; 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi; 600.000 tấn phân vi sinh hữu cơ; hình thành tổng đàn lợn 67.500 lợn nái và cung cấp 1,5 triệu lợn thịt; tổng doanh thu 38.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động....

150d2153844t34454l0.jpg

Các nhà máy của khu liên hợp sẽ thu mua nông sản tại địa phương và vùng lân cận làm nguyên liệu sản xuất nước trái cây và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó dự án góp phần thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của bà con nông dân; gia tăng chỉ số thu hút đầu tư của tỉnh. Đến nay, nhiều hạng mục công trình của dự án vượt tiến độ đề ra, dự kiến vào cuối tháng 12- 2021 sẽ đưa 1.000 con lợn giống vào nuôi

150d2153855t26828l0.jpg

Qua kiểm tra thực tế, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của Tập đoàn trong việc đầu tư tổ hợp chăn nuôi lớn tại Thanh Hóa cũng như triển khai xây dựng các khu chăn nuôi đúng tiến độ trước những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra

150d2153956t25792l0.jpg

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị Tập đoàn Xuân Thiện tiếp tục tập trung nguồn lực, tích cực đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình theo kế hoạch; đảm bảo an toàn lao động; phòng, chống cháy nổ, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, đồng thời bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Huyện Ngọc Lặc luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án
 
Last edited:
CLB Nam Định được tài trợ 200 tỉ đồng, đặt mục tiêu vô địch V-League
Ngày 14-3, Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện đã ký và công bố hợp đồng tài trợ 4 năm với giá trị lên tới 200 tỉ đồng cho CLB Nam Định. Đội bóng thành Nam đặt mục tiêu vô địch V-League thay vì chỉ trụ hạng như mọi năm


CLB Nam Định được tài trợ 200 tỉ đồng từ Tập đoàn Xuân Thiện từ năm 2022 đến 2025

CLB Nam Định là một trong những đội bóng có truyền thống hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù không có thành tích cao tại đấu trường V-League những năm qua, luôn ở trong tình cảnh thiếu thốn tài chính nhưng CLB Nam Định luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của người hâm mộ

Sân Thiên Trường - sân nhà của đội bóng thành Nam - thường xuyên được ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chọn là sân khai mạc V-League, Cúp quốc gia bởi sự cuồng nhiệt của khán giả nơi đây

Các trận đấu trên sân Thiên Trường của CLB Nam Định đã góp phần quan trọng vào sự thành công của V-League và quảng bá hình ảnh tuyệt vời của bóng đá Việt Nam

Ngày 14-3 tại Nam Định, Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện đã ký kết và công bố tài trợ 200 tỉ đồng trong 4 năm cho CLB bóng đá Nam Định, bắt đầu từ mùa giải 2022 đến hết năm 2025. Đây là điều mà CLB Nam Định đã chờ đợi suốt nhiều năm qua, thay vì chủ yếu dựa vào nguồn tài chính có hạn từ địa phương

Lãnh đạo Tập đoàn Xuân Thiện cho biết có cơ hội được về quê hương để đầu tư cho bóng đá Nam Định là điều vô cùng tuyệt vời

Với sự tiếp sức của nhà tài trợ, CLB bóng đá Nam Định sẽ thoát cảnh khó khăn và có cơ hội để cạnh tranh vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League những năm tới


HLV Nguyễn Văn Sỹ cho biết mục tiêu vô địch V-League là điều mà CLB Nam Định hướng tới từ nay đến năm 2025

Trả lời Tuổi Trẻ Online sau lễ ký kết, HLV trưởng CLB Nam Định Nguyễn Văn Sỹ nói: "Chúng tôi quá vui mừng khi nhận được sự tài trợ quý báu này. Xưa nay Nam Định luôn được coi là đội bóng nhà nghèo, khó khăn, cầu thủ hết hợp đồng muốn giữ lại cũng không chủ động được. Do khó khăn về tài chính, năm nào CLB Nam Định cũng chỉ đặt mục tiêu trụ hạng V-League

Sau khi nhận được tài trợ, giai đoạn 2 V-League 2022 CLB Nam Định sẽ có những sự bổ sung lực lượng. Với hợp đồng tài trợ này và sự quan tâm, kỳ vọng của người hâm mộ, từ nay đến năm 2025 CLB Nam Định phấn đấu đứng ở vị trí cao nhất của V-League"

Ông Trần Lê Đoài - phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định - cho biết với gói tài trợ quý báu này, các cầu thủ Nam Định phải đặt quyết tâm tập luyện chăm chỉ, thi đấu hết mình để đáp lại tình yêu của người hâm mộ và tấm lòng của nhà tài trợ
 
Last edited:
Xuân Thiện Group tham vọng 123.000 tỉ đồng ở Nam Định

photo1655624702711-1655624702920784029325.jpeg

Ngoài dự án cảng biển chuyên dùng 35.000 tỉ đồng, Xuân Thiện Nam Định còn là chủ đầu tư dự án Nhà máy Thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định, với tổng vốn đầu tư lên tới 88.000 tỉ đồng, chia làm 3 giai đoạn

UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) xem xét cập nhật, bổ sung bến cảng biển chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1 giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển và quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Nam Định thời kỳ 2021-2030

Dự án này có diện tích sử dụng đất, mặt nước giai đoạn hoàn thiện dự kiến khoảng 2.303ha. Ở giai đoạn mở đầu (đến năm 2030) quy mô sử dụng đất của dự án đạt khoảng 400ha. Giai đoạn sau năm 2030, diện tích đất cảng sẽ được mở rộng thêm khoảng 137,3ha bao gồm 19 bến cảng, các khu neo đậu chuyển tải, chờ đợi cầu



Được biết, dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 35.000 tỉ đồng, do CTCP Xuân Thiện Nam Định (Xuân Thiện Nam Định) làm chủ đầu tư

Đáng chú ý, bến cảng biển chuyên dụng Xuân Thiện Nam Định sẽ được dùng để phục vụ cho việc phát triển dự án "Nhà máy Thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định", cũng do Xuân Thiện Nam Định làm chủ đầu tư

Cụ thể, trong giai đoạn 1, dự kiến đến năm 2026, dự án đặt mục tiêu hoàn thành bến tổng hợp, chuyên dùng phục vụ cho giai đoạn 1 nhà máy thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định công suất 1 triệu tấn/năm và nhà máy thép Xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng công suất 2 triệu tấn/năm. Tổng năng lực phục vụ nhập khẩu thiết bị, nhập nguyên nhiên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy thép đến công suất 3 triệu tấn/năm thép thành phẩm

Ở giai đoạn 2, dự kiến đến năm 2027, hoàn thành tiếp bến cảng chuyên dùng phục vụ cho giai đoạn 2 của nhà máy thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định công suất 5,1 triệu tấn/năm. Tổng năng lực phục vụ nhập khẩu thiết bị, nhập nguyên nhiên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy thép đến công suất 8,1 triệu tấn/năm thép thành phẩm

Ở giai đoạn 3, dự kiến đến năm 2028, hoàn thành tiếp bến cảng chuyên dùng phục vụ cho giai đoạn 3 của nhà máy thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định công suất 2,4 triệu tấn/năm; tổng năng lực phục vụ nhập khẩu thiết bị, nhập nguyên nhiên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy thép đến công suất 9,5 triệu tấn/năm thép thành phẩm

Lưu ý rằng, dự án "Nhà máy Thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định" đã được UBND tỉnh Nam Định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 3/2022, tăng vốn đầu tư từ 66.000 tỉ đồng lên 88.000 tỉ đồng. Dự án này cũng được chia làm 3 giai đoạn
 
Phát triển Xuân Thành trở thành tập đoàn quốc tế
Hiện, Tập đoàn Xuân Thành đã có 30 công ty thành viên, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, nằm trong top doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam và đang vươn tới tầm quốc tế

Ba mươi năm qua, bắt nhịp nhanh với công cuộc đổi mới, Xuân Thành đã tham gia đầu tư, xây dựng nhiều công trình lớn, trọng điểm của Ninh Bình, góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của tỉnh, góp phần tạo gương mặt mới cho quê hương, nhất là TP. Ninh Bình; tạo nguồn lực, hạ tầng kinh tế cho công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội

Có thể kể tới các công trình như Trung tâm thương mại chợ Rồng, Khách sạn Hoa Lư, Nhà thi đấu đa năng, sân vận động, Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, Nhà máy xử lý chất thải, công trình đê tả Hoàng Long, đê Hữu Đáy, công trình nâng cấp, cải tạo hồ Máy Xay, công trình trụ sở Tỉnh ủy, HĐND tỉnh... cùng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng khác

Tập đoàn Xuân Thành cũng là nhà đầu tư Khu công nghiệp Gián Khẩu, là khu công nghiệp đầu tiên của Ninh Bình, đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình hình thành phát triển và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Xuân Thành luôn tiên phong trong việc cải tổ, nâng cấp hệ thống giao thông nội thành, liên tỉnh, liên huyện; hệ thống thủy lợi, xây dựng cơ bản, nạo vét khơi thông dòng chảy chống ngập úng của tỉnh, nhất là tại huyện Hoa Lư và TP. Ninh Bình

Khẳng định khát vọng vươn ra biển lớn

Để thực hiện khát vọng vươn ra biển lớn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, những năm gần đây, Xuân Thành đã tập trung đầu tư nhiều dự án lớn, mở rộng thêm nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh như đầu tư sản xuất xi măng, thủy điện, điện mặt trời, kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, khu nghỉ dưỡng, cùng một số ngành nghề khác

Cụ thể, Xuân Thành đã đầu tư thi công những công trình, dự án thủy lợi, giao thông lớn trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Dự án Xây dựng, nâng cấp, củng cố đê La Giang (Hà Tĩnh); Dự án Xây dựng, nâng câp, cùng cố đê tả sông Hồng (Hưng Yên); 3 dự án xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn ven biển tỉnh Quảng Nam...

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thời đổi mới, Xuân Thành dần trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, với tầm hoạt động rộng khắp, trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhất là những công trình lớn trọng điểm quốc gia; đầu tư chiều sâu vào các lĩnh vực sản xuất xi măng, thủy điện, khoáng sản, cảng nước sâu, xây dựng khu đô thị mới

Tập đoàn Xuân Thành đã thi công quy hoạch khu tái định cư cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) và thi công xây dựng cảng số 4 Vũng Áng. Xuân Thành cũng tham gia dự án đầu tư hạ tầng tạo động lực xây dựng, phát triển thành phố mới du lịch và sinh thái Nam Hội An từ bờ Nam sông Thu Bồn đến Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) trên diện tích 4.000 ha; Đầu tư xây dựng khu resort vui chơi giải trí Thác Đa, Ba Vì (Hà Nội)…

Xuân Thành cùng các công ty thành viên đã đầu tư các dự án sản xuất xi măng như: Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ (Quảng Nam), với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, công suất 2 triệu tấn/năm; Nhà máy Xi măng Xuân Thành Hà Nam, công suất 6 triệu tấn/năm, là dây chuyền xi măng lớn nhất Việt Nam; Nhà máy Xi măng Xuân Thành Quảng Nam, công suất 1,3 triệu tấn/năm; Nhà máy Xi măng Minh Tâm Bình Phước, công suất 2,5 triệu tấn/năm

Trên lĩnh vực sản xuất điện năng, Tập đoàn đang thực hiện đầu tư khai thác hơn 20 dự án thủy điện trong và ngoài nước như Nhà máy Thủy điện Bắc Yên (Sơn La), Thủy điện Suối Sập, Thủy điện Háng Đồng A, Thủy điện Háng Đồng A1 có cùng công suất là 88 MW tại Sơn La; Thủy điện Khao Mang Thượng có công suất 62,7 MW tại Yên Bái....

Bên cạnh đó, Tập đoàn Xuân Thành còn đầu tư ra nước ngoài các nhà máy thủy điện, xi măng, khách sạn nghỉ dưỡng như 2 dự án tại Cameroon là Thủy điện Yabassi và Toumbassala trên sông Wouri và Nkam, với tổng công suất gần 600 MW...

Tập đoàn cũng đang triển khai Dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp Enclave Phú Quốc (giai đoạn I) với tổng mức đầu tư 9.810 tỷ đồng. Xuân Thành cũng đã thông qua chủ trương đầu tư 30.000 tỷ đồng vào Dự án Cảng vũ trụ du lịch tại Phú Quốc (Kiên Giang) bằng nguồn vốn tự có và các nguồn huy động khác. Thời gian triển khai dự kiến trong giai đoạn 2022-2026. Dự án nhằm đưa Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch mang tầm quốc tế và đưa Việt Nam sánh ngang với các cường quốc vũ trụ trên thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng thế mạnh du lịch của Phú Quốc

Phát triển toàn diện

Là một tập đoàn lớn có 30 công ty thành viên, với hàng chục ngàn lao động, Xuân Thành luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động để đảm bảo đội ngũ lao động tinh nhuệ, trung thành. Cùng với việc đảm bảo mức lương thu nhập hàng tháng, người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, an toàn lao động, tham quan nghỉ mát...

Xuân Thành là tập đoàn đi đầu trong công tác nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, xây nhà đại đoàn kết, ủng hộ đồng bào lũ lụt. Mỗi năm dành hàng chục tỷ đồng cho công tác này ở các tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp có mặt. Thực hiện chủ trương chung tay xây dựng nông thôn mới, Xuân Thành đã ủng hộ tỉnh Ninh Bình và một số tỉnh khác hàng chục tỷ đồng

Xuân Thành là thành viên sáng lập Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh của Ninh Bình. Đi đầu trong hoạt động thể thao, ủng hộ đội bóng đá nữ Việt Nam và là nhà tài trợ chính Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn FC

Trong thời gian cả nước tập trung chống dịch Covid-19, Tập đoàn Xuân Thành tiên phong ủng hộ gần 200 tỷ đồng cho công tác chống dịch tại Ninh Bình cũng như toàn quốc

Với những thành tích đạt được, Xuân Thành đã được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động, cờ thi đua của Chính phủ, nhiều Bằng khen của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố

Ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thành vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và các danh hiệu: Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Lãnh đạo xuất sắc tài năng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc...

Trong những ngày Ninh Bình phấn khởi kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30 năm tái lập tỉnh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thành chia sẻ: “Tôi là người Ninh Bình, tôi tự hào về điều đó. Chính vì vậy mà sau nhiều năm bôn ba, tôi đã trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập cũng là thời điểm HTX Bình Minh được nâng cấp thành Xí nghiệp và sau này là Tập đoàn với đa lĩnh vực, đa ngành nghề, triển khai nhiều công trình quan trọng của tỉnh

Với định hướng phát triển trở thành một tập đoàn mang tầm vóc quốc tế, đạt được những thành công như ngày hôm nay, cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, thì chính quê hương Ninh Bình đã nuôi dưỡng và tạo đà cho Xuân Thành phát triển. Vì vậy, trách nhiệm của chúng tôi là phải tri ân quê hương bằng những công trình hữu ích, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của đất nước”

Với trách nhiệm là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, sẽ phấn đấu đưa đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Ninh Bình phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, tích cực tham gia quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, hiện đại, văn minh
 
Tỉnh Đắk Lắk làm việc với Tập đoàn Xuân Thiện
Ngày 05/3, Đoàn công tác của tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với Tập đoàn Xuân Thiện về kế hoạch và chiến lược đầu tư của tập đoàn tại tỉnh Đắk Lắk

Tham gia buổi làm việc, về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Y Vinh Tơr - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Tuấn Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan


Các đại biểu tham dự buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Tập đoàn Xuân Thiện cho biết, đơn vị có hơn 80 Công ty thành viên trong và ngoài nước với tổng vốn điều lệ hơn 100.000 tỷ đồng, chuyên đầu tư vào lĩnh vực sản xuất năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, VLXD, tài chính ngân hàng và một số ngành dịch vụ khác. Hiện nay, các Công ty thành viên của Tập đoàn sở hữu nhiều Nhà máy sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng đã có nguồn thu ổn định bền vững; doanh thu hàng năm 20.000 tỷ đồng


Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch HĐQT Xuân Thiện Group báo cáo tại buổi làm việc

Tại Đắk Lắk, Tập đoàn đã hoàn thành đầu tư cụm Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp công suất 830MWp với tổng mức đầu tư hơn 16.500 tỷ đồng; bước đầu doanh thu trung bình đạt 200 tỷ đồng/tháng; đóng góp ngân sách địa phương (thuế VAT) đạt 20 tỷ đồng/tháng, giúp hàng trăm lao động địa phương có nguồn thu nhập cao, ổn định. Sau khi dự án hoàn hoàn vốn, đến năm 2027, dự kiến nộp ngân sách địa phương (bao gồm thuế TNDN và VAT): 2,5 tỷ đồng/ngày


Đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Các dự án Tập đoàn đang triển khai: Dự án Nông lâm nghiệp Ea Súp với tổng mức đầu tư 1.064,9 tỷ đồng; Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện Cư Mgar với tổng mức đầu tư dự kiến 2.799 tỷ đồng. Đặc biệt, Tập đoàn đang đề xuất đầu tư chuỗi dự án “Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm công nghệ cao và Logistics” với tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2022-2025, Tập đoàn Xuân Thiện xác định Đắk Lắk là địa bàn trọng điểm, chiến lược để tiếp tục mở rộng đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết nối theo chuỗi bền vững


Đoàn công tác thăm quan Dự án nhà máy chăn nuôi lợn công nghệ cao tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Tại buổi làm việc, Tập đoàn Xuân Thiện đã giới thiệu về chuỗi dự án “Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm công nghệ cao và Logistics” gồm 7 tiểu dự án thành phần: Dự án Nhà máy sản xuất nước trái cây và vùng nguyên liệu, dược liệu; Dự án Nhà máy sấy và bảo quản nông sản; Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; Dự án Nhà máy chế biến thịt heo, kho lạnh bảo quản; Dự án Nhà máy chế biến thực phẩm ăn liền từ thịt lợn; Dự án Chăn nuôi lợn công nghệ cao tiêu chuẩn Châu Âu (công nghệ 4.0); Dự án đầu tư xây dựng trung tâm Logistics Xuân Thiện Đắk Lắk. Hiện nay, Tập đoàn đã phối hợp với Sở ngành, địa phương và đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, quỹ đất làm cơ sở để đề xuất dự án


Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Với tiềm lực tài chính vững mạnh, cùng kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, Tập đoàn Xuân Thiện cam kết triển khai đồng loạt chuỗi dự án nêu trên với tổng mức hơn 20.000 tỷ đồng và ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án hàng trăm tỷ đồng. Tổ hợp dự án của Tập đoàn tại Đắk Lắk sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động địa phương mức thu nhập cao, đặc biệt ưu tiên người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số

Tại buổi làm việc, phía Tập đoàn Xuân Thiện cũng đề xuất một số vấn đề như: Tỉnh Đắk Lắk sớm phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Cư M’gar và Ea Súp, trong đó cập nhật các dự án do Tập đoàn đề xuất để có cơ sở thực hiện; phê duyệt Đề án củng cố và Phát triển Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk, trong đó đưa diện tích khoảng 865ha đất mà Tập đoàn Xuân Thiện đề xuất chuỗi dự án nêu trên tại huyện Cư M’gar ra khỏi phương án sử dụng đất của Công ty CP Cao su Đắk Lắk …


Đồng chí Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc

Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương liên quan tích cực phối hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quá trình triển khai các dự án của tập đoàn Xuân Thiện; phối hợp với nhà đầu tư lựa chọn phương án bàn giao mặt bằng để sớm triển khai các dự án đã lựa chọn quỹ đất; thống nhất đưa diện tích đất mà Tập đoàn Xuân Thiện đề xuất chuỗi dự án ra khỏi Đề án củng cố và Phát triển Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk; bố trí quỹ đất tại thành phố Buôn Ma Thuột để Tập đoàn Xuân Thiện triển khai các dự án Nhà máy chế biến, Trung tâm Logictics … Đồng chí cũng đề nghị, Tập đoàn Xuân Thiện sớm tiến hành khởi công xây dựng Dự án Khu liên hợp chăn nuôi, chế biến thực phẩm công nghệ cao tại huyện Cư M’gar
 
Xuân Thiện Group muốn làm tổ hợp lọc hoá dầu 2.500ha ở Ninh Bình

photo1676167570782-16761675709071540269099.jpg

Xuân Thiện Group của doanh nhân Nguyễn Văn Thiện vừa đề xuất tỉnh Ninh Bình cho phép khảo sát để đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu công suất 9 triệu tấn dầu thô/năm, trên diện tích khoảng 2.500ha

Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình vừa cho biết, UBND tỉnh này đã giao cho các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, xem xét về đề nghị khảo sát đầu tư dự án tổ hợp lọc hoá dầu Kim Sơn của CTCP Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group). Sau khi các đơn vị chuyên môn của tỉnh Ninh Bình nghiên cứu, xem xét sẽ tham mưu cho UBND tỉnh quyết định đề xuất của Xuân Thiện Group

Trước đó, ngày 30/1, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thiện Nguyễn Văn Thiện đã có văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Bình, đề xuất được khảo sát để đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu ở khu vực ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình)

Được biết, doanh nghiệp này muốn khảo sát khu vực đất ven biển rộng khoảng 1.500 ha và 1.000 ha mặt nước biển để đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu công suất 9 triệu tấn dầu thô/năm (giai đoạn 2025 - 2030 công suất 3 triệu tấn/năm; giai đoạn 2030 - 2035 công suất 3 triệu tấn dầu thô/năm; giai đoạn 2035 - 2040 công suất 3 triệu tấn dầu thô/năm)

Xuân Thiện Group cho biết, doanh nghiệp này đang đầu tư, xây dựng tổ hợp théo xanh ở huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), công suất 9,5 triệu tấn/năm, trong đó có cảng biển nước sâu cho tàu có tải trọng hơn 300.000 DWT. Nhà máy thép áp dụng công nghệ sản xuất thép xanh tiên tiến nhất thế giới hiện nay, và rất cần nhiên liệu LPG, LNG và Hydro để thay thế than cốc, nhằm giảm thiểu phát thải khí CO2

Trong khi, nguồn nhiên liệu LPG (khí hóa lỏng) từ quá trình lọc hóa dầu là rất lớn, nên mong muốn đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu để vừa cung cấp nhiên liệu cho nhà máy thép xanh, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong nước và xuất khẩu… Do đó, việc đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu ở H.Kim Sơn là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai

Tập đoàn này cũng cam kết khoản kinh phí 300 tỷ đồng cho việc khảo sát dự án sẽ do tập đoàn tự bỏ ra; sẽ không có bất kỳ khiếu nại nào trong trường hợp dự án không được chấp thuận đầu tư

Xuân Thiện Group hiện đang đầu tư, vận hành các dự án năng lượng với tổng công suất hơn 2.000MW; các dự án xi măng công suất gần 30 triệu tấn/năm; Các dự án Nông nghiệp công nghệ cao tại Thanh Hóa và Đắk Lắk; Dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Cù Lao Mái Nhà (Phú Yên)…
 
Hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư vào tỉnh miền núi, riêng Tập đoàn Xuân Thiện rót 1,2 tỷ USD
Hòa Bình là địa phương đầu tiên tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư trong năm 2023

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2023 với chủ đề “Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững” đã được tổ chức sáng ngày 26/2 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tại hội nghị, tỉnh Hòa Bình đã lựa chọn, trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 15 dự án vào tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 48.000 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD)

Đây là lượng vốn đầu tư lớn đối với địa phương, là tin vui, tín hiệu tốt đối với KTXH của tỉnh, cả khu vực và cả nước.

Một số dự án đáng chú ý có thể kể đến: Dự án Nhà máy Xi măng Xuân Thiện tại xã Yên Đồng, huyện Lạc Thủy, tổng vốn đầu tư 29.800 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình; Dự án Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Bình Phú tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình của Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ (1.800 tỷ đồng); Dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Dân Chủ, TP. Hòa Bình của Công ty CP Tập đoàn Danko (913,2 tỷ đồng); Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Lahills tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong (122,5 tỷ đồng)…

Năm 2022, toàn tỉnh có 75 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 35.000 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2021, số dự án đầu tư được cấp phép đầu tư tăng 31 dự án, vốn đăng ký đầu tư bằng 102,2%

Lũy kế đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có tổng số 729 dự án đang hoạt động, trong đó, có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 692 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 183.000 tỷ đồng



Theo Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long, ngoài các chính sách ưu đãi chung, Hòa Bình còn có một số cơ chế chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu... Tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định 210 ngày 19/12/2013 của Chính phủ, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Về lĩnh vực ưu tiên, Hòa Bình chú trọng thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm; trong thương mại, dịch vụ, tỉnh ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa; trong du lịch, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, các khu, điểm và kết nối tuyến du lịch...

Về thủ tục đầu tư, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo giải quyết nhanh các các thủ tục đầu tư; theo đó thời gian giải quyết đang được rút ngắn, đáng chú ý là kể từ ngày nộp hồ sơ đề xuất đầu tư dự án hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư đúng với cam kết

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long khẳng định Hòa Bình luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện nhất quán quan điểm "Chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư"

Các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án và đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai, để Hòa Bình thực sự là điểm đến đầu tư bền vững của các nhà đầu tư

Hòa Bình là tỉnh miền núi, phía Tây Bắc của Tổ quốc giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào (điểm gần nhất cách biên giới Việt - Lào 30km), nằm trong giới hạn 20°19’ - 21°08’ độ vĩ bắc và 104°48’ - 105°40’ độ kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa

Tỉnh Hòa Bình có mạng lưới giao thông đường bộ khá tốt, rất thuận tiện cho việc phát triển KT-XH, trở thành cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và tam giác phát triển vùng Đông Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Trung bộ
 
Top