What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

ThanhHoa ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Thanh Hóa chuyển đổi số
Đề án chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2021, tầm nhìn đến năm 2030 trọng tâm phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TTTT Thanh Hóa cho hay, ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ –TTg, ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định số 4216/ QĐ-UBND về kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Thanh Hóa là một trong những tỉnh trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số, mỗi năm tiết kiệm trên 60 tỷ đồng chi phí hành chính của các cơ quan Nhà nước

Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông, có số lượng rất lớn, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn

Tại Thanh Hóa, Hạ tầng viễn thông được triển khai hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu, đầu tư đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trục tích hợp nội tỉnh LGSP kết nối, liên thông với hệ thống của quốc gia, phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã

Thanh Hóa có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất nước với 348 điểm cầu tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã- đây sẽ là tiền đề, là cơ sở tốt để thực hiện chuyển đổi số

Theo ông Quyết, để chuyển đổi số thành công, trước hết cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Trước mắt, Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào tỉnh. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển hạ tầng băng rộng, ưu tiên phát triển tại các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu du lịch… phát triển hạ tầng mạng 4G, 5G, phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình

Tỉnh cũng có các động thái khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới phục vụ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, ngân hàng số…; Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh

Xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, phát triển cá dịch vụ thành phố thông minh. Hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng, các hệ thống phần mềm dùng chung, số hóa dữ liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành… Tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp dễ dàng khai thác truy cập, sử dụng, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số

“Chuyển đổi số phải được triển khai toàn diện, đồng bộ trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, ông Quyết nhấn mạnh

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp; người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ công cuộc chuyển đổi số; kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 01 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên đạt 50%…
 
Last edited:
Sẽ thành lập Trường Đại học Y Thanh Hóa
Hướng tới việc thành lập Trường ĐH Y Thanh Hóa (trực thuộc Trường ĐH Y Hà Nội), UBND tỉnh đã đề xuất những chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết về chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa, hướng tới thành lập Trường ĐH Y Thanh Hóa (trực thuộc Trường ĐH Y Hà Nội), hoạt động đào tạo của phân hiệu đã có nhiều điểm tích cực

Điểm trúng tuyển ngành Bác sỹ y khoa tại phân hiệu tăng qua từng năm, thuộc top cao trong khối trường y của cả nước, tiệm cận gần nhất với Trường ĐH Y Hà Nội trong suốt 6 năm tuyển sinh

Tuy nhiên, số lượng cán bộ, giảng viên hiện có và cán bộ, giảng viên đang đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tại phân hiệu. Trong tổng số 86 bác sĩ nội trú được hỗ trợ thu hút, đào tạo về phân hiệu, có 7 bác sĩ đã chấm dứt thực hiện cam kết. Một trong những nguyên nhân là do chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn

Do đó, UBND tỉnh Thanh Hoá đề xuất tiếp tục hỗ trợ hoạt động cho Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2022 – 2026

Mức hỗ trợ cho hoạt động của phân hiệu là 20 triệu đồng/sinh viên/năm, với quy mô đào tạo giai đoạn 2022-2026 là 5.001 sinh viên, phân kỳ theo các năm

Để hỗ trợ thu hút cán bộ, giảng viên cho phân hiệu, UBND tỉnh đề xuất mức hỗ trợ thu hút giáo sư là 1,300 tỷ đồng; hỗ trợ thu hút phó giáo sư là 800 triệu đồng; hỗ trợ thu hút tiến sĩ là 400 triệu đồng; hỗ trợ thu hút bác sĩ nội trú là 300 triệu đồng; hỗ trợ thu hút thạc sĩ là 200 triệu đồng

Bác sĩ trúng tuyển các khóa đào tạo bác sĩ nội trú hoặc đang đào tạo bác sĩ nội trú Trường ĐH Y Hà Nội, giai đoạn 2022–2026 có cam kết công tác tối thiểu 10 năm tại phân hiệu, sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo trong thời gian 3 năm, với mức hỗ trợ là 100 triệu đồng/bác sĩ nội trú/năm
 
Last edited:
Top