What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

QuangBinh - Điện Biên Phủ kinh tế

LOBBY.VN

Administrator
Quảng Bình - Sân chơi mới của bất động sản nghỉ dưỡng
Với những tiềm năng lợi thế có sẵn, Quảng Bình dần nổi lên như là một điểm chuyển dịch dòng vốn mới trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay

Trong tháng 5 vừa qua, sau hơn 2 năm thi công xây dựng, Vingroup đã khánh thành và đưa vào hoạt động tổ hợp Vincom và nhà phố thương mại shophouse tại TP. Đồng Hới. Tổ hợp được thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng với đầy đủ các phân khu mua sắm - vui chơi - ẩm thực, phân bổ trên 3 tầng có tổng diện tích 7.000 m2

Tại thời điểm này, Công ty Việt Group cũng đang tiến hành xây dựng Khách sạn Movenpik Central tại bán đảo Bảo Ninh với tổ hợp 21 căn shophouse, lõi giữa là khối nhà khách sạn 32 tầng, đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế

Ngoài ra, đơn vị này cũng đang đầu tư một dự án 5 sao khác tại bán đảo Bảo Ninh là tổ hợp khách sạn và khu nghỉ dưỡng Pullman

baoninh_bcuq.jpg

Bán đảo Bảo Ninh, nơi đang được quy hoạch với hàng loạt khách sạn và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp
quote_open.gif
Chỉ trong vài ba năm nữa, Quảng Bình sẽ song hành cùng Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc để trở thành một điểm đến quốc tế nổi bật cạnh tranh trực tiếp với Phu Kẹt, Bali hay thậm chí là Dubai…
quote_close.gif


Trong các nhà đầu tư lớn đến với Quảng Bình, không thể không nhắc đến FLC với đại tổ hợp dự án khu nghỉ dưỡng, giải trí, biệt thự, sân golf FLC Quảng Bình (13.000 tỷ đồng)

Dự án này trải dài dọc bờ biển khu vực huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và được xem là dự án có số lượng sân golf lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thành

Mới đây nhất, Tập đoàn Trường Thịnh cũng đã đầu tư phát triển Dự án Sunrise Bảo Ninh với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng. Dự án bao gồm các biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái khép kín nằm sát khu nghỉ dưỡng 5 sao nổi tiếng nhất Quảng Bình là Sunspa Resort Bảo Ninh

Đáng chú ý, trong quần thể dự án này, Tập đoàn Trường Thịnh cũng hợp tác với đơn vị thiết kế sân golf hàng đầu thế giới - Tập đoàn Great White Shark (Hoa Kỳ) để đầu tư sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngoài ra, còn phải kể đến các dự án du lịch nghỉ dưỡng đáng chú ý khác đã được triển khai tại Quảng Bình như Khu du lịch Động Thiên Đường, Sunspa resort Mỹ Cảnh, Bảo Ninh Resort, Khách sạn Mường Thanh, Khách sạn Biển Vàng…

Cơ hội cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Có thể nói, nếu trước kia, thị trường bất động sản chủ yếu phụ thuộc vào quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị, cũng như các chính sách về đầu tư hạ tầng địa phương, thì hiện nay, xu hướng mới cho thấy, việc gắn với sự phát triển của ngành du lịch đang là một yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững cho thị trường bất động sản

Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Protech đánh giá, Quảng Bình đang có những dấu hiệu cho thấy sự lặp lại của diễn tiến thị trường bất động sản Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Nha Trang trước đây

“Du lịch phát triển sẽ giúp cho việc đầu tư, vận hành khai thác các khách sạn, căn hộ khách sạn, biệt thự được hiệu quả hơn. Từ đó, dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản được thúc đẩy, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng của thị trường bất động sản

Có thể nói, giá đất ven biển của Quảng Bình thời gian qua tăng trưởng khá mạnh, nhưng thực tế vẫn còn rất rẻ, chỉ bằng 1/10 so với đất ven biển Đà Nẵng, Nha Trang trong khi lượng du khách đến với địa phương xấp xỉ tương đương. Điều này dẫn đến việc tỷ suất đầu tư các bất động sản nghỉ dưỡng sẽ vẫn còn rất thấp nếu so với các địa phương kể trên”, ông Trung nói

Còn theo ông Nguyễn Hào Hiệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc First Real, Quảng Bình đang hội tụ tất cả những yếu tố quan trọng nhất để vươn lên trở thành trung tâm du lịch khu vực châu Á khi sở hữu hệ thống những hang động kỳ quan không nơi nào có được như Sơn Đòong, hang Én, hang Va, Thiên Đường…

Đồng thời, việc sở hữu đường bờ biển đẹp, hoang sơ, dài 116 km cũng là một lợi thế cực lớn để Quảng Bình phát triển du lịch biển, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển trong tương lai gần

“Điều này có thể chứng thực bằng những cuộc bình chọn trên những trang mạng du lịch quốc tế như Trip Advisor, hay các tạp chí hàng đầu thế giới hiện nay như New York Times… khi luôn chọn Quảng Bình là một trong những địa điểm nổi bật trong năm. Thực tế, các nhà đầu tư cũng đã sớm nhận ra lợi thế này từ sớm và đã cụ thể hóa bằng những dự án lớn tại Quảng Bình

Tôi nghĩ rằng, chỉ trong vài ba năm nữa thôi, Quảng Bình sẽ song hành cùng Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc để trở thành một điểm đến quốc tế nổi bật cạnh tranh trực tiếp với Phu Kẹt, Bali hay thậm chí là Dubai… ”, ông Hiệp nói

Ngọc Tân
 
Quảng Bình muốn có 1.000 MW điện tái tạo vào năm 2025
Phát triển điện gió, điện mặt trời vẫn tồn tại một số rào cản pháp lý cũng như nhu cầu về năng lực cần được cải thiện, nâng cao
ttt65_181651370.jpg


Trong kế hoạch mới nhất, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết, tỉnh này đang thu hút đầu tư tập trung vào 3 lĩnh vực: Điện gió, điện mặt trời; nông nghiệp công nghệ cao và du lịch

Quảng Bình có tiềm năng về điện gió, điện mặt trời. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, cho biết, Quảng Bình đặt mục tiêu đạt 1.000 MW điện gió và điện mặt trời vào năm 2025

Mục tiêu này, ông Nam cho là khả thi. Quảng Bình có trung bình từ hơn 1.600 đến gần 2.000 giờ nắng mỗi năm, cường độ bức xạ trung bình ngày trong năm đạt khoảng 4,03 kWh/m2 và lượng gió đo được tại các vùng lập quy hoạch điện gió có vận tốc bình quân khoảng trên 5,5 đến 6,0 m/s

Dù vậy, Quảng Bình cũng đã quy hoạch khoảng 1.200 héc ta đất sạch để phát triển điện gió và điện mặt trời. Giao thông tại các địa điểm dành phát triển năng lượng khá thuận lợi. Từ Đồng Hới vào khu vực triển khai dự án chỉ khoảng 30-40 phút ô tô

Ngoài cơ chế chung của nhà nước, về thuế, nhân lực hay đất đai, tỉnh Quảng Bình cam kết có cơ chế riêng hỗ trợ đến “chân hàng rào” dự án về điện, đường và nước cho nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. Đặc biệt, tỉnh cam kết làm việc với Tập đoàn Điện lực quốc gia (EVN) về vấn đề nối lưới điện quốc gia

Quảng Bình tuần trước đã ký một biên bản ghi nhớ với Tập đào Izala của Phillipines, một trong 5 Tập đoàn lớn nhất Phillippines và top 500 công ty lớn nhất thế giới, về hợp tác phát triển dự án điện gió 352 MW, tổng mức đầu tư khoảng hơn 490 triệu đô la Mỹ

Cạnh đó, Dự án điện mặt trời của Tập đoàn Dohwa của Hàn Quốc, tổng công suất khoảng 49,5 MW, tổng mức đầu tư 55,6 triệu đô-la Mỹ, dự kiến được khởi công tại Quảng Bình vào tháng Tám tới. Trước đó, dự án này đã được Bộ Công thương bổ sung và Quy hoạch Điện 7

Trong danh sách 48 dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Bình, có 5 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng: Phát triển điện gió, điện mặt trời, điện dân dụng, thiết bị chiếu sáng… với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến hơn 8.000 tỷ đồng

Với vai trò của một định chế tài chính, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng giám đốc BIDV, cam kết, xem xét tạo điều kiện hỗ trợ thu xếp vốn tín dụng cho các nhà đầu tư có năng lực, uy tín với các dự án đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Quảng Bình

Vân Nguyễn
 
Last edited:
Tư vấn quy hoạch phát triển Quảng Bình với giá 35,68 tỷ đồng
Ngày 21/8/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2940/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam là đơn vị trúng thầu lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh với trị giá trên 35,68 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ ngày ký Hợp đồng đến khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó thời gian thực hiện lập Quy hoạch là 70 ngày làm việc kể từ ngày ký Hợp đồng

Được biết, McKinsey & Company là đơn vị tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới có phạm vi hoạt động toàn cầu và chuyên môn sâu ở các ngành nghề, chức năng. Tại Việt Nam, McKinsey & Company đã thực hiện tư vấn cho khoảng hơn 23 dự án chiến lược kinh doanh, hỗ trợ cải cách và tài chính doanh nghiệp…, trong đó có lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Tây Ninh, Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái
 
Last edited:
Kinh tế số sẽ góp 20% vào GRDP của tỉnh Quảng Bình

photo1649746425151-1649746425310170672456.jpg

Mục tiêu trong Nghị quyết về chuyển đổi số của Tỉnh ủy Quảng Bình là kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh vào năm 2025


Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Bí thư tỉnh ủy Vũ Đại Thắng ký ban hành

Nghị quyết hướng tới mục tiêu xây dựng, hoàn thiện chính quyền số gắn liền với cải cách hành chính, công vụ, đồng hành, đồng bộ với xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số, doanh nghiệp số, công dân số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Phát triển kinh tế số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng suất lao động, thúc đẩy hình thành các mô hình sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng GRDP hàng năm

Phát triển xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội

Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Bình cơ bản chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh theo các mục tiêu tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 ngày 3/6/2020

Về mục tiêu cụ thể, đối với phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình xác định đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến đạt trên 50%; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với việc giải quyết thủ tục hành chính

Cùng với đó, 70% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng; 100% cơ sở dữ liệu thuộc danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được kết nối, chia sẻ toàn tỉnh; 40% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý... Quảng Bình thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu về chính quyền điện tử, chính quyền số vào năm 2025

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu cụ thể của tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 gồm có: Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, mũi nhọn như tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp năng lượng, thương mại, du lịch, dịch vụ... đạt trên 25%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6,5%. Đến năm 2025, Quảng Bình thuộc nhóm trung bình khá về chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của cả nước

Đối với phát triển hạ tầng số, thu hẹp khoảng cách số, theo Nghị quyết, các mục tiêu hướng đến của tỉnh Quảng Bình giai đoạn đến năm 2025 là: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 75% hộ gia đình; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đạt 100%, mạng di động 5G đạt 40% đến cấp xã

60% cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; 60% cơ sở giáo dục triển khai nền tảng hỗ trợ dạy, học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học

Cùng với đó, đến năm 2025 tối thiểu 1 đô thị trực thuộc tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt nền tảng về đô thị thông minh. Tỉnh thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình nêu rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cũng như một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Theo đó, ưu tiên chuyển đổi số trong các cơ quan, trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - du lịch, nông nghiệp – nông thôn, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, năng lượng, tài chính ngân hàng

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp tuyên truyền, triển khai có hiệu quả Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh. Đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn

Việc tham mưu cho Tỉnh ủy/ Thành ủy xây dựng Nghị quyết về chuyển đổi số đã được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của các Sở TT&TT. Theo thống kê của Bộ TT&TT, đã có 48 Tỉnh/Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề hoặc là lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy

Chia sẻ thêm về lý do cần có Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế mới, xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam - tạo ra sự thay đổi, chấp nhận cái mới và cho cái mới không gian phát triển. Do vậy, cần có sự thống nhất về mặt chủ trương từ Trung ương đến địa phương

“Cần coi Nghị quyết của Tỉnh/ Thành ủy là cơ sở, là nền móng quan trọng để triển khai chuyển đổi số tại địa bàn tỉnh, thành phố một cách an toàn, tránh các rủi ro đáng tiếc về mặt pháp lý có thể xảy ra cho lực lượng công nghệ”, đại diện Bộ TT&TT nêu quan điểm
 
Top