What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây little giant

LOBBY.VN

Administrator
Ứng dụng gọi xe lớn nhất thế giới Didi Chuxing trở thành 'doanh nghiệp nhà nước
Từ startup triển vọng trở thành ngôi sao sáng trên sàn giao dịch chứng khoán, Didi Chuxing giờ đây sắp thành "doanh nghiệp nhà nước" sau đề xuất của Bắc Kinh

photo1630721825677-1630721825811439153934.jpg

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đang đề xuất rót một khoản đầu tư vào Didi Global để biến đây thành công ty thuộc sở hữu của nhà nước

Theo đề xuất sơ bộ này, Shouqi Group - một phần Beijing Tourism Group và một vài công ty khác có trụ sở ở Bắc Kinh sẽ mua cổ phần Didi. Các kịch bản đang được xem xét bao gồm nhóm nhà đầu tư nhà nước sẽ chiếm được cái gọi là "cổ phần vàng" với quyền phủ quyết và một ghế trong hội đồng quản trị. Cổ phiếu của Didi hiện đang được giao dịch trên sàn Mỹ đã tăng 7,5% trong phiên giao dịch ngày thứ 6. Hiện chưa rõ chính quyền Bắc Kinh đang nhắm tới việc mua bao nhiêu cổ phần của công ty này và liệu đề xuất đó sẽ được chấp thuận bởi các cấp chính quyền cao hơn hay không

Didi hiện đang bị kiểm soát bởi nhóm lãnh đạo gồm các đồng sáng lập Cheng Wei và Chủ tịch Jean Liu. Cả hai nhận quyền biểu quyết tổng cộng 58% sau khi công ty IPO tại Mỹ. Softbank và Uber cũng là những cổ đông lớn của Didi

Đại diện của Didi hiện chưa phản hồi về câu hỏi của Bloomberg. Chính quyền Bắc Kinh cũng chưa đưa ra bình luận về vấn đề này

Đề xuất của Bắc Kinh có thể sẽ đòi hỏi phải mua một lượng lớn cổ phần của Didi hoặc một cổ phần danh nghĩa kèm theo "cổ phần vàng" và ghế hội đồng quản trị. Mô hình thứ hai sẽ giống với khoản đầu tư trước đó của chính phủ vào chi nhánh Trung Quốc của ByteDance, đơn vị này đã trao cho pháp nhân nhà nước quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng

Đề xuất thâu tóm Didi tới trong thời điểm hàng loạt hình phạt được chính quyền Trung Quốc đưa ra nhằm kiểm soát ứng dụng gọi xe đứng đầu cả nước. Trước đó, Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đề cập tới "những vấn đề nghiêm trọng" liên quan tới việc thu thập dữ liệu cá nhân trái phép của Didi Chuxing. Ngoài ra họ cũng chỉ đạo cho Didi Chuxing phải ngay lập tức giải quyết các vấn đề này để "đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho người dùng

Những gì Didi đang trải qua thuộc chuỗi các hành động của cơ quan chức năng nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc - những doanh nghiệp vốn đã trở thành trung tâm của cuộc sống hàng ngày cho hơn một tỷ người. Điều này cũng để nhằm khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu mà các công ty này nắm giữ. Trung Quốc đã chuyển từ một trong những chế độ kiểm soát dữ liệu lỏng lẻo nhất trên thế giới sang một trong những chế độ dữ liệu được quy định chặt chẽ nhất thế giới, bắt đầu với luật an ninh mạng vào năm 2017, thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh đối với các luồng dữ liệu

Điều đáng nói là vận đen tới với Didi chỉ vài ngày sau khi Didi huy động được khoảng 4,4 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ
 
Trung Quốc lập ủy ban bí mật để tự chủ công nghệ
Trung Quốc được cho là đang âm thầm đẩy nhanh kế hoạch tự chủ công nghệ nhằm sớm thay thế nguồn cung từ Mỹ và nước ngoài

Hãng tin Bloomberg, dẫn các nguồn tin thân cận, tiết lộ Trung Quốc đang trao quyền cho một ủy ban bí mật, có chức năng xem xét và phê duyệt các nhà cung cấp trong nước trong những lĩnh vực nhạy cảm như điện toán đám mây hay chất bán dẫn

Được thành lập năm 2016, Ủy ban Công tác Đổi mới Ứng dụng Công nghệ Thông tin (ITAIWC) hiện có nhiệm vụ hỗ trợ thiết lập các tiêu chuẩn ngành và đào tạo nhân sự để vận hành các phần mềm đáng tin cậy. Cơ quan này sẽ đề xuất và thực hiện kế hoạch “đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin”, hay còn được gọi là “Xinchuang” trong tiếng Trung Quốc

ITAIWC sẽ lựa chọn những đơn vị được lên kế hoạch cung cấp công nghệ cho các lĩnh vực nhạy cảm, từ ngân hàng cho đến các trung tâm lưu trữ dữ liệu của chính phủ. Theo ước tính từ Bloomberg, đây là một thị trường với giá trị có thể đạt tới 125 tỷ USD vào năm 2025


Đòn bẩy cho việc tự chủ công nghệ

Cho đến nay, 1.800 nhà cung cấp máy tính cá nhân, chip, mạng và phần mềm Trung Quốc đã được mời tham gia ITAIWC. Ủy ban này đã chứng nhận tư cách thành viên đối với hàng trăm công ty địa phương trong năm nay, điều chưa từng có trong suốt nhiều năm qua

Sự tồn tại của “danh sách trắng Xinchuang” được nhận định sẽ tạo thêm đòn bẩy cho Bắc Kinh trong việc thay thế các công ty công nghệ nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Chúng cũng giúp các công ty trong nước đạt được khả năng tự chủ về công nghệ, và sớm thoát khỏi các lệnh trừng phạt mà chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng áp đặt trong các lĩnh vực như mạng và chip

Dan Wang, chuyên gia phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, cho hay: “Trung Quốc đang cố gắng phát triển các công nghệ “cây nhà lá vườn”. Nỗ lực này ngày càng nghiêm túc hơn khi nhiều công ty trong nước hiện có chung mục tiêu này, vì không ai có thể chắc chắn rằng các công nghệ của Mỹ có thể tránh được các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ”

Theo Bloomberg, việc thúc đẩy thay thế các nhà cung cấp nước ngoài còn là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm kiểm soát ngành công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của mình, bao gồm cả vấn đề bảo mật dữ liệu

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc cũng tăng cường giám sát dữ liệu trong các ngành công nghiệp và viễn thông, đồng thời đề xuất các quy định mới nhằm yêu cầu các dữ liệu quan trọng phải được lưu trữ trong nước

Trong một báo cáo hồi tháng 7, công ty nghiên cứu iResearch có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Danh sách đen (của Mỹ) trong lĩnh vực công nghệ nhấn mạnh sự cấp thiết đối với Trung Quốc trong việc đầu tư nhiều hơn vào đổi mới công nghệ và có những công nghệ quan trọng được sản xuất trong nước”

Mở cánh cửa vào thị trường 'tỷ đô'

Dù có rất ít thông tin được tiết lộ về ITAIWC, song theo một số nguồn tin, các nhà cung cấp nước ngoài hay bất kỳ công ty trong nước nào sở hữu trên 25% vốn nước ngoài sẽ bị loại khỏi ủy ban. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn đối với các startup công nghệ của Trung Quốc chủ yếu được tài trợ bởi đầu tư nước ngoài

Alibaba và Tencent, hai nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất nước này, đã cố gắng “lách luật” bằng cách đăng ký thành viên thông qua những công ty con được hợp nhất

Theo số liệu từ theo công ty điện toán đám mây Netis, tính đến tháng 7/2020, ITAIWC có khoảng 1.160 thành viên. Một số công ty nổi bật khác được cho là thành viên của ủy ban còn có nhà sản xuất CPU Loongson có trụ sở tại Bắc Kinh, nhà sản xuất máy chủ Inspur, nhà phát triển hệ điều hành Standard Software cùng công ty bảo mật thông tin Westone

Tư cách thành viên ITAIWC có thể mang lại cho các nhà cung cấp Trung Quốc một lợi thế quan trọng để công nghệ của họ có thể được phê chuẩn theo kế hoạch của ủy ban, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường tỷ đô

Theo một báo cáo do Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Trung Quốc làm đồng tác giả, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến ITAIWC đã tạo ra doanh thu lên tới 162 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 25 tỷ USD) vào năm ngoái, và đang trên đà đạt tới gần 800 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2025

“Xinchuang không thể được xây dựng chỉ trong một ngày, mà đó là một chiến lược dài hạn giúp Trung Quốc phát triển nền công nghệ thông tin của riêng mình”, iResearch ghi nhận
 
Cờ Vây little giant

photo1643077374610-16430773747101354750491.jpg

Mọi quốc gia đều có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ nhưng xét về quy mô và mức độ ưu tiên thì thu xa chương trình "little giant" của Trung Quốc. Có khoảng hơn 4.000 "little giant" tại Trung Quốc đã được chính phủ tuyển chọn kỹ lưỡng trong các lĩnh vực quan trọng như robot, bán dẫn để đưa ra các biện pháp hỗ trợ về tài chính, nhân lực nhằm biến họ thành những gã khổng lồ thực sự của ngành công nghệ thế giới

Ở Trung Quốc bây giờ, những gã khổng lồ như Alibaba, Tencent không còn được ưa chuộng nhưng "những gã khổng lồ tí hon" lại đang gia tăng

Đó là cụm từ để chỉ một thế hệ những công ty khởi nghiệp mới đã được lựa chọn theo một chương trình đầy tham vọng của chính phủ nhằm thúc đẩy ngành công nghệ cạnh tranh với thung lũng Silicon của Mỹ. Những công ty ít người biết đến này đã chứng minh thứ họ đang làm là độc đáo, sáng tạo, nhắm đến các lĩnh vực quan trọng về mặt chiến lược như robot, máy tính lượng tử và bán dẫn

Wu Gansha đã giành được danh hiệu này cho công ty startup về xe tự lái của mình sau một cuộc đánh giá của chính phủ. Điều này giúp công ty của anh, Uisee nhận được nhiều lợi ích, từ tài chính cho đến uy tín. Năm ngoái, công ty huy động được hơn 1 tỷ nhân dân tệ (157 triệu USD), gồm cả vốn đầu tư từ một quỹ quốc doanh. Cty này cũng đã trở thành kỳ lân với định giá ít nhất 1 tỷ USD

"Thật vinh dự khi được gán mác ‘khổng lồ tí hon’", Wu nói. "Bản chất của dự án là các công ty phải sở hữu một số đặc điểm mà các đối thủ không có"


"Bản đồ" các "gã khổng lồ tí hon" của Trung Quốc

Chương trình này đã tồn tại hơn một thập kỷ nhưng nó chỉ trở nên nổi bật sau khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc "đàn áp" sâu rộng nhắm vào các công ty công nghệ hàng đầu như Alibaba, Tencent. Cái mác "người khổng lồ tý hon" đã trở thành một thước đó có giá trị cho sự chứng thực của chính phủ, một tín hiệu cho các nhà đầu tư rằng họ đang sở hữu "kim bài miễn tử"

"Điều này hữu ích cho các startup về nhiều mặt. Đó là một khoản trợ cấp, một vinh dự, một con dấu của sự chấp thuận", Lee Kai-Fu – CEO của quỹ đầu tư mạo hiểm Sinovation cho biết

Chương trình này là chìa khoá cho chiến lược đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm tái định vị ngành công nghệ của đất nước

Trong 2 thập kỷ, Trung Quốc đi theo mô hình Thung lũng Silicon, cho phép các doanh nhân theo đuổi tham vọng của họ mà không có sự giám sát của chính phủ. Điều này giúp tạo ra các gã khổng lồ thực sự như hãng thương mại điện tử Alibaba, các công ty mạng xã hội Tencent, ByteDance – cha đẻ của TikTok

Nhưng trong một loạt các động thái trong năm qua, Bắc Kinh đã tuyên bố rõ ràng rằng ngành công nghệ phải tái thiết lại để phù hợp với các ưu tiên của chính phủ. Alibaba và Tencent nhanh chóng bị buộc loại bỏ các hành vi chống cạnh tranh, các công ty game phải giới hạn trẻ vị thành niên chơi game 3 giờ mỗi tuần. Nói một cách đơn giản, chính phủ đã báo hiệu rằng các dịch vụ Internet không còn được ưa chuộng

Thay vào đó, Bắc Kinh đặt mục tiêu chuyển nguồn lực sang các công nghệ quan trọng về mặt chiến lược như chip, phần mềm doanh nghiệp. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã "tìm ra" 4.762 "gã khổng lồ tí hon" kể từ năm 2019 với một lượng lớn trong số đó là các công ty trong ngành bán dẫn, máy móc và dược phẩm. Họ nhận các ưu đãi từ chính quyền trung ương hoặc cấp tỉnh, bao gồm cắt giảm thuế, hỗ trợ các khoản vay và chính sách thu hút nhân tài thuận lợi

"Những gì đất nước đang cố gắng thúc đẩy là công nghệ mạnh hơn, những thứ khiến Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn", Yipin Ng, đối tác sáng lập của Yunqi Partners – quỹ đầu tư mạo hiểm đang rót vốn cho những công ty startup này, chia sẻ

Chính phủ nhiều nước khác cũng thiết lập các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ nhưng so về quy mô, nguồn lực và tham vọng thì nhỏ bé hơn rất nhiều so với Trung Quốc

Khái niệm "gã khổng lồ tí hon – little giant" xuất hiện từ năm 2005, khi chính quyền địa phương ở tỉnh Hồ Nam đă ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Trung ương sau đó đã tán thành chiến dịch này bằng cách cấp đất, hỗ trợ tài chính. Các địa phương khác như Thiên Tân cũng bắt đầu có những sáng kiến riêng từ năm 2018

Trung Quốc khi đó công bố kế hoạch tạo ra khoảng 600 "gã khổng lồ nhỏ" để phát triển các công nghệ cốt lõi. Họ có hẳn quy trình, tiêu chí để xác định các công ty triển vọng cũng như thúc đẩy các công ty này

Các ứng viên nộp đơn với một biểu mẫu dài 6 trang, nêu chi tiết tình trạng tài chính, số lượng bằng sáng chế và thành tích nghiên cứu. Trong vòng tuyển chọn đầu tiên, mỗi tỉnh chỉ được đề cử không quá 10 công ty. 2 trung tâm công nghệ hàng đầu đất nước là Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải chỉ có 17 ứng viên

Guan Yaxin, CEO của ForwardX Robotics có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết quá trình này diễn ra tương đối suôn sẻ với công ty của cô vì bản thân công ty chứng minh được những sự đổi mới với 121 bằng sáng chế trên toàn cầu, trong đó có 25 bằng sáng chế tại Mỹ. "Sự xác nhận này của chính phủ rất quan trọng khi chúng tôi mở rộng kinh doanh vì khách hàng hiểu rằng chúng tôi không chỉ là một startup đơn giản như bao công ty khác", cô nói

Sau đó, Trung Quốc đã mở rộng chương trình lên hàng nghìn công ty. Các thành viên của "câu lạc bộ" này nhận được tài trợ trực tiếp từ chính phủ. Vào tháng 1/2022, Bộ Tài chính Trung Quốc đã dành ít nhất 10 tỷ nhân dân tệ để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến năm 2025, phần lớn trong số đó sẽ ưu tiên cho mục đích nghiên cứu. Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra 10.000 "gã khổng lồ tí hon" vào năm 2025

Guan của ForwardX Robotics cho biết những người sáng lập vẫn giữ quyền kiểm soát đối với công ty, ngay cả khi họ tham gia vào các chương trình của chính phủ. Công ty của cô, sản xuất robot di động trong lĩnh vực hậu cần, có khoảng 300 nhân viên và có kế hoạch mở rộng sang Nhật Bản và Mỹ. Cô nhận thấy sự hỗ trợ của chính phủ là một lợi ích lớn khi các startup cố gắng phát triển

"Nhiều công ty trong số chúng tôi hiện rất nhỏ bé so với các công ty đa quốc gia. Nhưng chính phủ nhìn thấy tiềm năng một ngày nào đó họ có thể trở thành những gã khổng lồ thực sự", cô nói
 
Last edited:
Cách Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước

photo1644391947710-16443919478171131736167.jpg

Khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh nỗ lực kiểm soát nợ, chính quyền các địa phương với khối tiền mặt lớn và các công ty nhà nước trở thành những "hiệp sĩ trắng", giải cứu những doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn

Đầu năm 2020, khi đại dịch đẩy NIO - đối thủ lớn nhất của Tesla ở Trung Quốc, đứng trước bờ vực phá sản, công ty này đã bị các quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư nước ngoài xa lánh. Do đó, NIO đã hướng đến lớp nhà đầu tư mạo hiểm mới nhất ở Trung Quốc: các quan chức trong nước

Chính quyền thành phố Hợp Phì – thuộc tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, đã cam kết chi 5 tỷ NDT (787 triệu USD) để mua 17% cổ phần trong mảng kinh doanh xe điện của NIO. Công ty đã chuyển các giám đốc điều hành chủ chốt từ Thượng Hải đến thành phố này và bắt đầu sản xuất nhiều xe hơn tại đây. Chính quyền trung ương và tỉnh An Huy cũng thực hiện những khoản đầu tư với giá trị nhỏ hơn

Thoạt nhìn, động thái này được tưởng như là điểm đặc biệt trong phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình: một nhà nước thực thi ngày càng nhiều quy định khó khăn đối với các công ty tư nhân. Tuy nhiên, câu chuyện không diễn ra theo hướng đó

Chính quyền trung ương không khác gì một nhà đầu tư

NIO lần đầu tiên báo lãi vào đầu năm 2021 và bán được hơn 90.000 xe vào cuối năm. Thay vì tăng vốn để kiểm soát nhiều hơn, chính quyền Hợp Phì đã tận dụng giá cổ phiếu tăng bùng nổ của NIO để chốt lời trong vòng 1 năm kể từ khi mua. Theo đó, khoản đầu tư của họ đã lãi gấp 5,5 lần, giống như một nhà đầu tư cá nhân đến từ London hay New York

Yu Aihua – quan chức hàng đầu của thành phố này thuộc Đảng Cộng sản, cho biết hồi tháng 6: "Chúng tôi thu lời lớn từ khoản đầu tư vào NIO. Kiếm tiền cho chính phủ không phải là điều gì xấu hổ, đó cũng là kiếm tiền cho người dân"

Hợp Phì là địa phương đi tiên phong trong sự thay đổi theo hướng tư bản ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Với hướng đi này, chính quyền các địa phương ngày càng đầu tư nhiều hơn, nắm cổ phần trong các công ty tư nhân

Kể từ những năm 1950, Hợp Phì là một trung tâm nghiên cứu khoa học, nhưng hiện tại các khoản đầu tư thông minh đã giúp thành phố này trở thành một khu đô thị nhộn nhịp từ vùng nước tù túng. "Mô hình Hợp Phì" dường như đã phát huy hiệu quả: Trong 10 năm tính đến năm 2020, đây là thành phố có tốc độ GDP tăng nhanh nhất ở Trung Quốc

Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc kiểm soát việc bán đất, nhận lợi nhuận từ các công ty nhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng quốc doanh. Trong nhiều thập kỷ, họ đã hỗ trợ các công ty tư nhân bằng cách cung cấp cho họ nguồn đất giá chiết khấu và các khoản trợ cấp khác, giảm thuế và cho vay để khuyến khích đầu tư. Nhờ đó, giới chức địa phương có lợi thế hơn trong việc "thăng quan tiến chức"

Gần đây, mô hình này đã được áp dụng đối với hoạt động đầu tư vào công nghệ và đổi mới để tăng trưởng. Khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh nỗ lực kiểm soát nợ, chính quyền các địa phương với khối tiền mặt lớn và các công ty nhà nước trở thành những "hiệp sĩ trắng" đã giải cứu những doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn

Ở nhiều trường hợp, chính quyền các địa phương đang áp dụng cách tiếp cận thụ động đối với những khoản đầu tư này, khi họ ngày càng ưa chuộng việc rót vốn thông qua các quỹ thay vì nắm giữ trực tiếp. Hiện tại, Hợp Phì đã đầu tư vào hàng chục công ty trong ngành bán dẫn, máy tính lượng tử và AI. Những ngành này là trọng tâm trong kế hoạch của chính phủ nhằm nâng gấp đôi quy mô của nền kinh tế vào năm 2035. Mô hình Hợp Phì và nỗ lực của các thành phố khác sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để xác định liệu tham vọng của họ có thành hiện thực hay không

Hợp Phì đã đặt cược cho thành tích xuất sắc đầu tiên vào BOE Technology, nhà sản xuất màn hình điện tử được thành lập vào năm 1993. Khi BOE gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thành phố đã hủy bỏ kế hoạch thi công tuyến đường tàu điện ngầm đầu tiên và thay vào đó là đầu tư hàng tỷ NDT vào công ty này. BOE đã xây dựng nhà máy LCD và Hợp Phỉ nắm giữ 18% cổ phần vào năm 2011


Nhà máy NIO ở Hợp Phì

Trong những năm sau đó, thành phố thuộc tỉnh An Huy này tiếp tục rót vốn vào BOE, giúp công ty xây dựng các nhà máy mới và thu về lợi nhuận. BOE đã tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho Hợp Phì và điều hành một dây chuyền sản xuất màn hình, tạo ra số sản phẩm trị giá hơn 100 tỷ USD hàng năm. Năm 2011, BOE đã vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất màn hình LCD hàng đầu thế giới được sử dụng trong TV màn hình phẳng, giúp chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các nhà cung cấp nước ngoài

Các chuyên gia nghĩ gì về chiến lược này của Bắc Kinh?

Gần đây, giới chuyên gia mới có thể đánh giá được mô hình này đang biến đổi nền kinh tế Trung Quốc như thế nào. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago, Đại học Thanh Hoa và Đại học Trung Quốc Hồng Kông đã phân tích hơn 37 triệu công ty niêm yết tại Mỹ

Họ phát hiện ra những công ty đó thuộc sở hữu của 62 triệu cá nhân và 40.000 cơ quan nhà nước thuộc chính quyền trung ương Trung Quốc (từ các thành phố cho đến thậm chí cả làng xã). Các công ty thuộc sở hữu nhà nước – hầu hết ở cấp chính quyền địa phương, đang thúc đẩy mối quan hệ với các công ty tư nhân

Theo Chang-Tai Hsieh, giáo sư tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago và là nhà nghiên cứu về dự án trên, Các bên liên quan khác của nhà nước hiện đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu của gần 16 cá nhân trong khu vực tư nhân, tăng so với con số 8 của 10 năm trước. Vì số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp trung bình không đổ, nên mỗi bên liên quan của nhà nước đã tăng gấp đôi số công ty mà họ đầu tư trong thời gian đó

Do đó, các doanh nhân lớn nhất của Trung Quốc đã có sự kết nối chặt chẽ hơn với nhà nước. Lấy 6 startup xe điện lớn nhất Trung Quốc, đã bán hơn 435.000 xe vào năm 2021, làm ví dụ. 5 công ty trong số đó có chính quyền địa phương là nhà đầu tư thiểu số. Các khoản đầu tư thường được nắm giữ bởi những công ty thuộc sở hữu của chính quyền địa phương


GDP của các thành phố từ năm 2011

Hsieh nhận định: "30 năm trước, các công ty thuộc sở hữu của nhà nước đã sản xuất những thứ không ai muốn mua. Giờ đây, họ giống các nhà đầu tư mạo hiểm hơn"

Đối với các doanh nhân, việc có mối quan hệ đối tác với chính quyền địa phương giúp họ dễ dàng được chấp thuận xây dựng nhà máy mới, giấy phép kinh doanh và tài trợ từ hệ thống tài chính trung ương. Hsieh và các đồng tác giả của dự án này ước tính, các công ty như vậy chiếm phần lớn sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ qua. Chìa khóa thành công của họ là: các nhà sáng lập vẫn chịu trách nhiệm về những quyết định kinh doanh quan trọng và đưa ra phản ứng với thị trường, tuân theo yêu cầu về chính trị

Đây chính là điều mà Mỹ và các chính phủ phương Tây lo sợ. Họ từ lâu đã cảnh giác với sức mạnh kinh tế của "chủ nghĩa tư bản nhà nước" mà Trung Quốc đang thực hiện

Rủi ro của những khoản đầu tư mạo hiểm

Song, mục tiêu này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Các quốc gia đang phát triển đã nắm cổ phần chiến lược trong các công ty tư nhân với quy mô lớn để giảm sự bất ổn về kinh tế và xã hội. Meg Rithmire – giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, chỉ ra trường hợp của Brazil sau những cú sốc kinh tế vĩ mô những năm 1980 và Malaysia thực hiện một dự án nhằm mua mua cổ phần trong nhiều công ty nhằm tăng tầm ảnh hưởng kinh tế của người gốc Mã Lai. Chính phủ đã sử dụng việc mua cổ phần để gia tăng ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh, cuối cùng lại dẫn đến tình trạng chi tiêu lãng phí và không hỗ trợ gì cho tăng trưởng

Giống như các thương vụ đầu tư mạo hiểm, nhiều thương vụ của chính phủ cũng thua lỗ. Một số khoản đầu tư từ sớm của Hợp Phì như rót tiền vào một công ty sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời và thương vụ mua lại nhà máy sản xuất màn hình plasma trị giá 2 tỷ NDT từ công ty Hitachi, cả 2 đều không có tiềm năng cạnh tranh. Năm 2017, chính quyền Vũ Hán đã nắm giữ 200 triệu NDT trong công ty sản xuất chất bán dẫn Wuhan Hongxin, nhưng năm ngoái dự án này bị giải thể mà không có con chip nào được tạo ra

Một chìa khóa dẫn đến sự thành công cho các khoản đầu tư của chính phủ đó là tách biệt sự can thiệp về khía cạnh chính trị với việc ra quyết định. Theo Rithmire và Hsieh, việc chính quyền địa phương Trung Quốc chuyển sang đầu tư thông qua các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp có thể là một bước đi quan trọng. Theo CVInfo, kể từ năm 2015, các quan chức Trung Quốc đã thành lập "quỹ của quỹ" theo kiểu cổ phần tư nhân trị giá 2,14 nghìn tỷ NDT, chuyên cung cấp thông tin về ngành cổ phần tư nhân Trung Quốc

Các nhà quản lý quỹ đó đầu tư vào các quỹ nhỏ hơn, rót vốn từ tiền mặt được các công ty nhà nước hoặc tư nhân hỗ trợ. Một số quỹ được dành riêng để hỗ trợ các công ty lâu đời hơn, trong khi quỹ khác trở thành các nhà đầu tư "thiên thần" đối với các startup. Thông thường, quỹ đầu tư chính phủ đóng vai trò là thành viên cấp vốn đối với những quỹ cấp thấp hơn – ủy quyền quyết định đầu tư cho 1 thành viên hợp danh, thường là một công ty nhà nước ở địa phương có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Các quan chức chính phủ thường có rất ít quyền kiểm soát với các quỹ cấp thấp này

Những quỹ này là nhà đầu tư lớn trong ngành công nghệ. Năm 2019, khi Trung Quốc thành lập sàn STAR, 14 trong số 25 công ty niêm yết đầu tiên đã báo cáo các nhà đầu tư thiểu số thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ: cổ đông lớn nhất của Advanced Micro-Fabrication Equipment với 20% cổ phần là Shanghai Venture Capital (thuộc sở hữu của chính quyền Thượng Hải)

Chính quyền Hợp Phì cũng đã chuyển sang đầu tư thông qua hàng chục quỹ, 1 quỹ trong đó có thể quản lý số tài sản trị giá tới 31 tỷ NDT. Hợp Phì đầu tư trực tiếp vào BOE, nhưng cổ phần trong NIO hiện do 1 quỹ nắm giữ

Mục đích thực sự của Bắc Kinh

Song, các khoản đầu tư của chính phủ cũng có thể dẫn đến xung đột lợi ích mà các doanh nghiệp Mỹ muốn tránh. Hợp Phì đầu tư vào NIO một phần để giữ vững các khoản nắm giữ khác của họ, đó là Anhui Jianghuai Automobile Group Holdings Ltd. (JAC Motors)


Nguyên mẫu màn hình LCD của BOE

Theo Rithmire, các khoản đầu tư mạo hiểm như vậy cho thấy mục tiêu của chính quyền địa phương thường không hướng đến tầm nhìn mới cho tương lai. Thay vào đó, họ muốn ngăn chặn sự sụp đổ của các công ty lớn và tránh được sự bất ổn về tài chính, xã hội

Thành tích của Hợp Phì đã trở thành động lực cho quan chức ở những xa xôi như Nội Mông. Ngay cả Thâm Quyến năm ngoái cũng cho biết quận Quảng Minh sẽ học tập và khám phá tấm gương của Hợp Phì. Với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, nếu mô hình này thành công thậm chí chỉ là một phần, thì kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới sẽ có sự thay đổi

Các quỹ đầu tư được chính quyền thành phố rót vốn cũng đang mua cổ phần của những doanh nghiệp ngoại. Năm 2019, Beijing Jianguang Asset Management (JAC Capital) đã rót 2,75 tỷ USD cho nhà sản xuất chip Hà Lan Nexperia, đây là công ty sản xuất chất bán dẫn được sử dụng trong các thiết bị di động. 2 năm sau, quỹ này (có sự tham gia của Hợp Phì) đã bán cổ phần của mình cho nhà sản xuất chip Trung Quốc Wingtech với giá 3,6 tỷ USD, chính quyền Hợp Phì có 4% cổ phần trong Wingtech. Năm ngoái, công ty con của Wingtech đã mua lại nhà sản xuất chất bán dẫn đang gặp khó khăn là Newport Wafer Fab với 87 triệu USD

Trong khi đó, ngay cả sau khi Hợp Phì bán phần lớn cổ phần trong NIO, khoản đầu tư của thành phố này vào công nghệ xe điện vẫn có thành tích nổi trội. Volkswagen của Đức đã mua lại 50% cổ phần trong JAC và 26% cổ phần của hãng sản xuất pin Gotion High-tech Co

Thành phố này trở thành một trong những cơ sở sản xuất chính của VW. CEO của VW ở An Huy – Erwin Gabardi, đã ca ngợi tinh thần kinh doanh và hỗ trợ chính sách của địa phương này. Ông nói:"Đây là lý do tại sao VW chọn Hợp Phì"
 
Last edited:
Cờ Vây Mittelstand

photo1646532904980-1646532905052959678626.png

Kể từ khi Đức, siêu cường kinh tế của châu Âu, chịu ảnh hưởng chưa từng có bởi Covid-19 , sự chú ý đổ dồn vào các doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ của họ, được gọi với cái tên “mittelstand”. Các mittelstand này được coi là xương sống của nền kinh tế Đức, họ chiếm hơn một nửa GDP và sử dụng tới khoảng 60% lao động của quốc gia này

Mittelstand là các doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thường không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và do đó không phải chịu áp lực ngắn hạn giống như các công ty niêm yết. Không giống như các doanh nghiệp ở Mỹ, các Mittelstand này được lưu truyền qua nhiều thế hệ

Các mittelstand tập trung cao độ vào mong muốn của khách hàng toàn cầu. Các công ty này đều có chung quan điểm: "Chúng tôi không cố gắng trở thành công ty lớn nhất. Chúng tôi muốn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình cam kết lâu dài với lĩnh vực này"

Cả thế giới biết rằng hàng gia dụng Đức là tốt nhất, nhưng hiếm ai nhớ được tên của thương hiệu sản xuất ốc vít, hay keo dính cho nồi cơm hay lò nướng. Bởi lẽ, các công ty mittelstand phấn đấu với một mục đích duy nhất: đi đầu về công nghệ trong lĩnh vực của họ

Nhiều người Đức tin rằng, họ vượt trội hơn so với mô hình công ty "bùng nổ hoặc phá sản" của Mỹ. Thậm chí, mô hình doanh nghiệp này – được khai sinh tại Đức trong thời kỳ hậu Thế chiến II – còn là niềm ghen tị của các đối thủ trong lĩnh vực công nghiệp, như Trung Quốc


Ngay cả làn sóng đại dịch Covid-19 còn không thể quật ngã họ

Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn EY, phần lớn các mittelstand tiếp sức cho nền kinh tế Đức lại ở trong tình trạng tốt một cách đáng ngạc nhiên gần 2 năm sau đại dịch coronavirus

Theo EY, trong số 800 công ty mittelstand của Đức được thăm dò ý kiến, 91% cho biết tình hình kinh doanh của họ là tốt hoặc khá tốt, trong khi chỉ 9% đánh giá là tình hình kinh doanh xấu hoặc có triển vọng xấu. Tích cực nhất là các công ty trong lĩnh vực hóa chất, dược phẩm, xây dựng và máy móc, trong khi lĩnh vực ô tô có triển vọng tiêu cực nhất

Ngân hàng Commerzbank, người cho vay lớn nhất đối với các công ty mittelstand, cũng nói với Reuters rằng số lượng các công ty được đưa vào diện "chăm sóc đặc biệt" thấp hơn nhiều mức họ lo ngại và khách hàng của họ cũng chẳng vội vàng trong việc nâng hạn mức tín dụng

"Do phần lớn các doanh nghiệp này vẫn thuộc sở hữu gia đình, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, nên tạo ra một bước đệm tốt cho những thời điểm khó khăn", Niko Mohr, Giám đốc tại McKinsey, một chuyên gia về mittelstand, cho biết

Stihl, một doanh nghiệp gia đinh sản xuất máy cưa xích được thành lập vào năm 1926, đã quyết định không trở thành "con tin" của các ngân hàng từ vài thập kỷ trước. Họ đã tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên 70%, để đảm bảo họ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh độc lập với bất kỳ người cho vay nào có tư duy ngắn hạn – điều mà các mittelstand cho là tối kỵ

Các mittelstand tin rằng lợi nhuận ngắn hạn không phải là tất cả. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ có một số rất ít mittelstand được niêm yết trên sàn chứng khoán. Họ thường duy trì tối đa cổ phần kiểm soát trong tay gia đình


Andreas và Daniel Sennheiser, co-CEO của nhà sản xuất thiết bị âm thanh Sennheiser khẳng định: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao và không lỗ. Một số người có thể nói rằng chúng tôi có ác cảm với rủi ro. Nhưng rủi ro duy nhất đáng để chấp nhận, đối với chúng tôi, là những rủi ro sẽ không gây nguy hiểm cho sự ổn định của công ty. Và chiến lược này đã hoạt động tốt cho chúng tôi trong suốt lịch sử của Sennheiser. Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã tăng trưởng hàng năm và chỉ một lần duy nhất vào năm 2009, chúng tôi chứng kiến sự sụt giảm doanh thu, chỉ 1%"

Đối với các chủ doanh nghiệp gia đình trên toàn nước Đức, còn có một sự thôi thúc mạnh mẽ khác, giúp duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là sau nhiều thế hệ sở hữu. Tại xưởng đúc Rincker - nơi từng đúc ra hơn 30 tấn chuông nhà thờ mỗi năm - Hanns Martin Rincker đang cảm nhận được toàn bộ sức nặng của lịch sử


"Tôi không muốn một ngày nào đó, ở thiên đường hay địa ngục, tôi gặp tổ tiên của mình ở đó và nói với họ: 'Cháu đã đóng cửa nó (Rincker - PV)'. Đó không phải là điều tôi sẽ làm. Chúng tôi nhất định sẽ tồn tại"




Ngày nay, mục tiêu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu đã tiến tới việc vươn lên top 1. Tất nhiên để làm được điều đó, họ phải vượt qua Đức. Một trong số những phương thức được áp dụng, là học tập mô hình đã tạo nên xương sống của ngành công nghiệp Đức

Để làm nổi bật khoảng cách hiện có giữa Đức và Trung Quốc, gần 60% mittelstand – thường được gọi là "nhà vô địch giấu mặt" của Đức – có hoạt động sản xuất ở Trung Quốc. Số lượng nhà máy của Đức tại Trung Quốc là hơn 2.000. Ngược lại, hiện chỉ có 4 nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc, được thành lập ở Đức

Hermann Simon, người sáng lập Simon-Kucher & Partners, một chuyên gia định giá hàng đầu tin rằng, người Đức vẫn có lợi thế lớn về sự hiện diện, thương hiệu và chất lượng toàn cầu. "Nhưng cuộc chiến trong tương lai sẽ diễn ra trên lĩnh vực đổi mới, bao gồm cả số hóa", ông nói với DW

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, họ thu về 31,3 nghìn tỷ RMB (4 nghìn tỷ EUR) vào năm 2020. Mặc dù dẫn đầu trong các lĩnh vực như 5G, truyền thông lượng tử và đường sắt, Trung Quốc vẫn ở chưa thể đứng top 1 về sản xuất tiên tiến

Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Đức chứa ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp phức tạp như máy móc, dược phẩm và sản phẩm ô tô. Theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế Đức (IW), tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng nhập khẩu của EU từ Trung Quốc đã tăng từ 50,7% năm 2000 lên 68,2% vào năm 2019

Vào tháng 6/2021, 6 bộ ngành của Trung Quốc đã cùng ban hành hướng dẫn rằng đến năm 2025, quốc gia này đặt mục tiêu phát triển 10.000 doanh nghiệp "tiểu khổng lồ (little giant)" chuyên về các lĩnh vực ngách và 1.000 doanh nghiệp top 1 trong một lĩnh vực duy nhất

"Trung Quốc đã tích lũy kinh nghiệm phong phú trong việc phát triển những gã khổng lồ, như Huawei trong quá khứ. Bây giờ chúng ta cần chuyển trọng tâm chính sách để leo lên trên trong nấc thang sản xuất vào giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14", Tian Yun, Phó giám đốc Hiệp hội Hoạt động Kinh tế Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu

Sự thay đổi chính sách chiến lược của Trung Quốc trong 5 năm tới là tập trung vào các đột phá trong các lĩnh vực và chuỗi cung ứng cụ thể, quan trọng – những lĩnh vực mà Trung Quốc có thể dễ bị tổn thương trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ

Ông Jürgen Matthes từ Viện Kinh tế Đức, nói với Deutsche Welle: "Các nhà vô địch giấu mặt – mittelstand - có lịch sử lâu đời về chuyên môn, nhưng Trung Quốc cũng đang bắt kịp, đôi khi cũng bằng cách mua lại các mittelstand ở Đức". Trong giai đoạn 2014-2020, có 300 thương vụ mua lại của Trung Quốc đối với các công ty Đức và có khá nhiều mittelstand trong đó


KA Schmersal, một Mittelstand chuyên về công nghệ bảo an, đã hoạt động tại Trung Quốc từ năm 1997. Ông chủ Michael Ambros cho hay: "Nhà máy ở Trung Quốc là một bản sao của nhà máy ở Wuppertal. Đó là lý do tại sao chúng tôi không ghi Sản xuất tại Trung Quốc hay Sản xuất tại Đức, mà chỉ ghi Sản xuất bởi Schmersal"

Ông Matthes nhấn mạnh: "Các mittelstand nên lo lắng về việc các công ty Trung Quốc tiến vào thị trường nội địa của chính họ. Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở thị trường Đức, bởi vì các mittelstand Đức thực sự mang tính toàn cầu. Hầu hết bọn họ tạo ra hơn 80% doanh thu từ thị trường quốc tế. Không nghi ngờ gì rằng, nếu sao chép được mô hình này, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khó nhằn nhất cho người Đức"
 
Top