What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Lobby.vn

Trung Quốc kiểm soát thuật toán của các "big Tech"
Trong một động thái chưa từng có, Trung Quốc vừa hoàn thiện quy định chi phối các thuật toán của các công ty công nghệ, vốn là bí mật làm nên thành công của nhiều "big Tech" hiện nay

chinareuters-1641540659109.jpeg

Thuật toán - mục tiêu "siết" tiếp theo của Trung Quốc với các công ty công nghệ

Theo CNBC, các quy tắc, được ban hành lần đầu tiên vào năm ngoái, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3, khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường thắt chặt quy định đối với lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc

Các thuật toán rất quan trọng đối với hoạt động của nhiều công ty công nghệ, từ đề xuất các mặt hàng trên ứng dụng thương mại điện tử cho người dùng đến đề xuất các feed trên mạng xã hội

Do đó, theo quy định mới, các công ty công nghệ không được sử dụng các khuyến nghị thuật toán để làm bất cứ điều gì vi phạm pháp luật Trung Quốc như gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia

Các dịch vụ đề xuất thuật toán cung cấp thông tin cũng cần phải xin phép và không được đưa thông tin giả. Đây là điều khoản mới được bổ sung trong năm nay

Quy định cũng nêu rõ, các công ty cần phải thông báo cho người dùng về "những nguyên tắc cơ bản, mục đích và cơ chế hoạt động chính" của dịch vụ đề xuất thuật toán. Người dùng có quyền lựa chọn xem hoặc xóa các thẻ do thuật toán sử dụng

Ngoài ra, công ty phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc "sử dụng an toàn" các dịch vụ khuyến nghị bằng thuật toán cho người cao tuổi, bảo vệ họ khỏi gian lận và lừa đảo. Đây cũng là một điểm mới so với dự thảo trước đó

Nói với CNBC, bà Kendra Schaefer, đối tác tại công ty tư vấn Trivium Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng: "Những thay đổi này phản ánh một số lo ngại lớn nhất của xã hội Trung Quốc ngày nay, đó là kiểm soát nội dung trực tuyến, cuộc khủng hoảng dân số già, tính minh bạch của các ông lớn công nghệ, hành vi phi cạnh tranh…"

Giới đầu tư đang dõi theo những quy định này liệu có ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của các "ông lớn" công nghệ như Alibaba, Tencent hay không và các cơ quan quản lý sẽ thực thi quy định này ra sao

"Các quy định này có thể có nhiều tác động đối với các công ty trong ngắn hạn, đặc biệt là khi các công ty công nghệ Trung Quốc phải thực thi và tuân thủ các quy tắc này cùng hàng loạt quy tắc khác được ban hành gần đây", Ziyang Fan - trưởng bộ phận thương mại kỹ thuật số tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới nói với CNBC

Theo quy định này, nếu vi phạm quy tắc này, các công ty có thể bị phạt từ 10.000 nhân dân tệ đến 100.000 nhân dân tệ (tương đương 1.570 - 15.740 USD)

Tuy nhiên, việc thực thi quy định thuật toán có thể gây xung đột giữa các cơ quan quản lý và các công ty công nghệ. Vì để phát hiện được vi phạm, các nhà quản lý phải kiểm tra code đằng sau các thuật toán

"Các thuật toán là những bí mật thâm sâu nhất của các công ty, đây là tài sản quý giá nhất của họ và việc chính phủ đào sâu vào sẽ nảy sinh vấn đề", bà Schaefer nói

Quy định về thuật toán là một phần trong chiến dịch kéo dài hơn 1 năm của Bắc Kinh nhằm kiểm soát lĩnh vực công nghệ và chế ngự quyền lực của các ông lớn công nghệ Trung Quốc. Năm ngoái, nước này đã đưa ra các quy tắc chống độc quyền đối với các nền tảng internet, luật bảo vệ dữ liệu và giảm thiểu thời gian chơi game online của trẻ em
 
Microsoft mua nhà sản xuất game Call of Duty bằng 68,7 tỷ USD tiền mặt
Microsoft vừa thông báo mua lại gã khổng lồ game video Activision Blizzard với giá 68,7 tỷ USD, trả hoàn toàn bằng tiền mặt

Thị giá cổ phiếu Activision tăng 37% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa trước khi chững lại sau khi Thời báo Phố Wall đưa tin về thương vụ. Trong khi đó, cổ phiếu Microsoft lại giảm hơn 2% sau thông báo

Activision là nhà phát hành game nổi tiếng với các tựa game như Call of Duty, Tony Hawk’s Pro Skater. Vài tháng vừa qua, công ty này vướng vào hàng loạt bê bối liên quan đến xúc phạm, quấy rối tình dục của các giám đốc. Ngày 17/1, hãng game cho biết đã đuổi việc hàng chục lãnh đạo sau khi điều tra


Theo thỏa thuận, CEO Activision Bobby Kotick – người đang phải đối mặt với các lời kêu gọi từ chức vì những vấn đề văn hóa doanh nghiệp – vẫn giữ chức CEO và sẽ báo cáo công việc cho ông chủ bộ phận Xbox Phil Spencer của Microsoft

Những năm gần đây, Microsoft cho thấy sự quan tâm cuồng nhiệt đến lĩnh vực game. Nhà sản xuất Windows đã mua lại Mojang – công ty đứng sau tựa game Minecraft – với giá 2,5 tỷ USD năm 2014. Năm 2021, Microsoft hoàn tất thương vụ mua lại hãng game Bethesda

Theo CNBC, vụ thâu tóm Activision cho thấy tầm nhìn dài hạn của Microsoft khi đối đầu với Meta (công ty mẹ Facebook) trong việc phát triển các công nghệ để tạo ra vũ trụ ảo (metaverse). Thực tế, CEO Microsoft Satya Nadella là CEO Big Tech đầu tiên công khai thừa nhận giá trị của metaverse, vài tháng trước CEO Meta Mark Zuckerberg. Ngày nay, game đang thống trị các thế giới ảo, song trong tương lai, thế giới ảo được hi vọng sẽ thay thế nhiều hoạt động mạng xã hội truyền thống

Ngoài Call of Duty, Activison còn sở hữu sức mạnh trong game di động. Hãng này nắm trong tay Candy Crush, một trong các tựa game phổ biến nhất và sinh lời nhất. Microsoft và Activision cũng sẽ có cơ hội quảng bá chéo các tựa game của nhau. Các game của Activision sẽ xuất hiện trong dịch vụ thuê bao game Game Pass của Microsoft trong vài tháng tới

Thôn tính Activision biến Microsoft thành công ty video game lớn thứ ba thế giới, sau Tencent và Sony. Trong thông báo cáo chí, CEO Nadella nhận xét, game là danh mục hấp dẫn nhất và năng động nhất trong thế giới giải trí trên mọi nền tảng. Nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vũ trụ ảo
 
Cách Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước

photo1644391947710-16443919478171131736167.jpg

Khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh nỗ lực kiểm soát nợ, chính quyền các địa phương với khối tiền mặt lớn và các công ty nhà nước trở thành những "hiệp sĩ trắng", giải cứu những doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn

Đầu năm 2020, khi đại dịch đẩy NIO - đối thủ lớn nhất của Tesla ở Trung Quốc, đứng trước bờ vực phá sản, công ty này đã bị các quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư nước ngoài xa lánh. Do đó, NIO đã hướng đến lớp nhà đầu tư mạo hiểm mới nhất ở Trung Quốc: các quan chức trong nước

Chính quyền thành phố Hợp Phì – thuộc tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, đã cam kết chi 5 tỷ NDT (787 triệu USD) để mua 17% cổ phần trong mảng kinh doanh xe điện của NIO. Công ty đã chuyển các giám đốc điều hành chủ chốt từ Thượng Hải đến thành phố này và bắt đầu sản xuất nhiều xe hơn tại đây. Chính quyền trung ương và tỉnh An Huy cũng thực hiện những khoản đầu tư với giá trị nhỏ hơn

Thoạt nhìn, động thái này được tưởng như là điểm đặc biệt trong phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình: một nhà nước thực thi ngày càng nhiều quy định khó khăn đối với các công ty tư nhân. Tuy nhiên, câu chuyện không diễn ra theo hướng đó

Chính quyền trung ương không khác gì một nhà đầu tư

NIO lần đầu tiên báo lãi vào đầu năm 2021 và bán được hơn 90.000 xe vào cuối năm. Thay vì tăng vốn để kiểm soát nhiều hơn, chính quyền Hợp Phì đã tận dụng giá cổ phiếu tăng bùng nổ của NIO để chốt lời trong vòng 1 năm kể từ khi mua. Theo đó, khoản đầu tư của họ đã lãi gấp 5,5 lần, giống như một nhà đầu tư cá nhân đến từ London hay New York

Yu Aihua – quan chức hàng đầu của thành phố này thuộc Đảng Cộng sản, cho biết hồi tháng 6: "Chúng tôi thu lời lớn từ khoản đầu tư vào NIO. Kiếm tiền cho chính phủ không phải là điều gì xấu hổ, đó cũng là kiếm tiền cho người dân"

Hợp Phì là địa phương đi tiên phong trong sự thay đổi theo hướng tư bản ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Với hướng đi này, chính quyền các địa phương ngày càng đầu tư nhiều hơn, nắm cổ phần trong các công ty tư nhân

Kể từ những năm 1950, Hợp Phì là một trung tâm nghiên cứu khoa học, nhưng hiện tại các khoản đầu tư thông minh đã giúp thành phố này trở thành một khu đô thị nhộn nhịp từ vùng nước tù túng. "Mô hình Hợp Phì" dường như đã phát huy hiệu quả: Trong 10 năm tính đến năm 2020, đây là thành phố có tốc độ GDP tăng nhanh nhất ở Trung Quốc

Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc kiểm soát việc bán đất, nhận lợi nhuận từ các công ty nhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng quốc doanh. Trong nhiều thập kỷ, họ đã hỗ trợ các công ty tư nhân bằng cách cung cấp cho họ nguồn đất giá chiết khấu và các khoản trợ cấp khác, giảm thuế và cho vay để khuyến khích đầu tư. Nhờ đó, giới chức địa phương có lợi thế hơn trong việc "thăng quan tiến chức"

Gần đây, mô hình này đã được áp dụng đối với hoạt động đầu tư vào công nghệ và đổi mới để tăng trưởng. Khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh nỗ lực kiểm soát nợ, chính quyền các địa phương với khối tiền mặt lớn và các công ty nhà nước trở thành những "hiệp sĩ trắng" đã giải cứu những doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn

Ở nhiều trường hợp, chính quyền các địa phương đang áp dụng cách tiếp cận thụ động đối với những khoản đầu tư này, khi họ ngày càng ưa chuộng việc rót vốn thông qua các quỹ thay vì nắm giữ trực tiếp. Hiện tại, Hợp Phì đã đầu tư vào hàng chục công ty trong ngành bán dẫn, máy tính lượng tử và AI. Những ngành này là trọng tâm trong kế hoạch của chính phủ nhằm nâng gấp đôi quy mô của nền kinh tế vào năm 2035. Mô hình Hợp Phì và nỗ lực của các thành phố khác sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để xác định liệu tham vọng của họ có thành hiện thực hay không

Hợp Phì đã đặt cược cho thành tích xuất sắc đầu tiên vào BOE Technology, nhà sản xuất màn hình điện tử được thành lập vào năm 1993. Khi BOE gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thành phố đã hủy bỏ kế hoạch thi công tuyến đường tàu điện ngầm đầu tiên và thay vào đó là đầu tư hàng tỷ NDT vào công ty này. BOE đã xây dựng nhà máy LCD và Hợp Phỉ nắm giữ 18% cổ phần vào năm 2011


Nhà máy NIO ở Hợp Phì

Trong những năm sau đó, thành phố thuộc tỉnh An Huy này tiếp tục rót vốn vào BOE, giúp công ty xây dựng các nhà máy mới và thu về lợi nhuận. BOE đã tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho Hợp Phì và điều hành một dây chuyền sản xuất màn hình, tạo ra số sản phẩm trị giá hơn 100 tỷ USD hàng năm. Năm 2011, BOE đã vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất màn hình LCD hàng đầu thế giới được sử dụng trong TV màn hình phẳng, giúp chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các nhà cung cấp nước ngoài

Các chuyên gia nghĩ gì về chiến lược này của Bắc Kinh?

Gần đây, giới chuyên gia mới có thể đánh giá được mô hình này đang biến đổi nền kinh tế Trung Quốc như thế nào. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago, Đại học Thanh Hoa và Đại học Trung Quốc Hồng Kông đã phân tích hơn 37 triệu công ty niêm yết tại Mỹ

Họ phát hiện ra những công ty đó thuộc sở hữu của 62 triệu cá nhân và 40.000 cơ quan nhà nước thuộc chính quyền trung ương Trung Quốc (từ các thành phố cho đến thậm chí cả làng xã). Các công ty thuộc sở hữu nhà nước – hầu hết ở cấp chính quyền địa phương, đang thúc đẩy mối quan hệ với các công ty tư nhân

Theo Chang-Tai Hsieh, giáo sư tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago và là nhà nghiên cứu về dự án trên, Các bên liên quan khác của nhà nước hiện đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu của gần 16 cá nhân trong khu vực tư nhân, tăng so với con số 8 của 10 năm trước. Vì số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp trung bình không đổ, nên mỗi bên liên quan của nhà nước đã tăng gấp đôi số công ty mà họ đầu tư trong thời gian đó

Do đó, các doanh nhân lớn nhất của Trung Quốc đã có sự kết nối chặt chẽ hơn với nhà nước. Lấy 6 startup xe điện lớn nhất Trung Quốc, đã bán hơn 435.000 xe vào năm 2021, làm ví dụ. 5 công ty trong số đó có chính quyền địa phương là nhà đầu tư thiểu số. Các khoản đầu tư thường được nắm giữ bởi những công ty thuộc sở hữu của chính quyền địa phương


GDP của các thành phố từ năm 2011

Hsieh nhận định: "30 năm trước, các công ty thuộc sở hữu của nhà nước đã sản xuất những thứ không ai muốn mua. Giờ đây, họ giống các nhà đầu tư mạo hiểm hơn"

Đối với các doanh nhân, việc có mối quan hệ đối tác với chính quyền địa phương giúp họ dễ dàng được chấp thuận xây dựng nhà máy mới, giấy phép kinh doanh và tài trợ từ hệ thống tài chính trung ương. Hsieh và các đồng tác giả của dự án này ước tính, các công ty như vậy chiếm phần lớn sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ qua. Chìa khóa thành công của họ là: các nhà sáng lập vẫn chịu trách nhiệm về những quyết định kinh doanh quan trọng và đưa ra phản ứng với thị trường, tuân theo yêu cầu về chính trị

Đây chính là điều mà Mỹ và các chính phủ phương Tây lo sợ. Họ từ lâu đã cảnh giác với sức mạnh kinh tế của "chủ nghĩa tư bản nhà nước" mà Trung Quốc đang thực hiện

Rủi ro của những khoản đầu tư mạo hiểm

Song, mục tiêu này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Các quốc gia đang phát triển đã nắm cổ phần chiến lược trong các công ty tư nhân với quy mô lớn để giảm sự bất ổn về kinh tế và xã hội. Meg Rithmire – giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, chỉ ra trường hợp của Brazil sau những cú sốc kinh tế vĩ mô những năm 1980 và Malaysia thực hiện một dự án nhằm mua mua cổ phần trong nhiều công ty nhằm tăng tầm ảnh hưởng kinh tế của người gốc Mã Lai. Chính phủ đã sử dụng việc mua cổ phần để gia tăng ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh, cuối cùng lại dẫn đến tình trạng chi tiêu lãng phí và không hỗ trợ gì cho tăng trưởng

Giống như các thương vụ đầu tư mạo hiểm, nhiều thương vụ của chính phủ cũng thua lỗ. Một số khoản đầu tư từ sớm của Hợp Phì như rót tiền vào một công ty sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời và thương vụ mua lại nhà máy sản xuất màn hình plasma trị giá 2 tỷ NDT từ công ty Hitachi, cả 2 đều không có tiềm năng cạnh tranh. Năm 2017, chính quyền Vũ Hán đã nắm giữ 200 triệu NDT trong công ty sản xuất chất bán dẫn Wuhan Hongxin, nhưng năm ngoái dự án này bị giải thể mà không có con chip nào được tạo ra

Một chìa khóa dẫn đến sự thành công cho các khoản đầu tư của chính phủ đó là tách biệt sự can thiệp về khía cạnh chính trị với việc ra quyết định. Theo Rithmire và Hsieh, việc chính quyền địa phương Trung Quốc chuyển sang đầu tư thông qua các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp có thể là một bước đi quan trọng. Theo CVInfo, kể từ năm 2015, các quan chức Trung Quốc đã thành lập "quỹ của quỹ" theo kiểu cổ phần tư nhân trị giá 2,14 nghìn tỷ NDT, chuyên cung cấp thông tin về ngành cổ phần tư nhân Trung Quốc

Các nhà quản lý quỹ đó đầu tư vào các quỹ nhỏ hơn, rót vốn từ tiền mặt được các công ty nhà nước hoặc tư nhân hỗ trợ. Một số quỹ được dành riêng để hỗ trợ các công ty lâu đời hơn, trong khi quỹ khác trở thành các nhà đầu tư "thiên thần" đối với các startup. Thông thường, quỹ đầu tư chính phủ đóng vai trò là thành viên cấp vốn đối với những quỹ cấp thấp hơn – ủy quyền quyết định đầu tư cho 1 thành viên hợp danh, thường là một công ty nhà nước ở địa phương có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Các quan chức chính phủ thường có rất ít quyền kiểm soát với các quỹ cấp thấp này

Những quỹ này là nhà đầu tư lớn trong ngành công nghệ. Năm 2019, khi Trung Quốc thành lập sàn STAR, 14 trong số 25 công ty niêm yết đầu tiên đã báo cáo các nhà đầu tư thiểu số thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ: cổ đông lớn nhất của Advanced Micro-Fabrication Equipment với 20% cổ phần là Shanghai Venture Capital (thuộc sở hữu của chính quyền Thượng Hải)

Chính quyền Hợp Phì cũng đã chuyển sang đầu tư thông qua hàng chục quỹ, 1 quỹ trong đó có thể quản lý số tài sản trị giá tới 31 tỷ NDT. Hợp Phì đầu tư trực tiếp vào BOE, nhưng cổ phần trong NIO hiện do 1 quỹ nắm giữ

Mục đích thực sự của Bắc Kinh

Song, các khoản đầu tư của chính phủ cũng có thể dẫn đến xung đột lợi ích mà các doanh nghiệp Mỹ muốn tránh. Hợp Phì đầu tư vào NIO một phần để giữ vững các khoản nắm giữ khác của họ, đó là Anhui Jianghuai Automobile Group Holdings Ltd. (JAC Motors)


Nguyên mẫu màn hình LCD của BOE


Theo Rithmire, các khoản đầu tư mạo hiểm như vậy cho thấy mục tiêu của chính quyền địa phương thường không hướng đến tầm nhìn mới cho tương lai. Thay vào đó, họ muốn ngăn chặn sự sụp đổ của các công ty lớn và tránh được sự bất ổn về tài chính, xã hội

Thành tích của Hợp Phì đã trở thành động lực cho quan chức ở những xa xôi như Nội Mông. Ngay cả Thâm Quyến năm ngoái cũng cho biết quận Quảng Minh sẽ học tập và khám phá tấm gương của Hợp Phì. Với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, nếu mô hình này thành công thậm chí chỉ là một phần, thì kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới sẽ có sự thay đổi

Các quỹ đầu tư được chính quyền thành phố rót vốn cũng đang mua cổ phần của những doanh nghiệp ngoại. Năm 2019, Beijing Jianguang Asset Management (JAC Capital) đã rót 2,75 tỷ USD cho nhà sản xuất chip Hà Lan Nexperia, đây là công ty sản xuất chất bán dẫn được sử dụng trong các thiết bị di động. 2 năm sau, quỹ này (có sự tham gia của Hợp Phì) đã bán cổ phần của mình cho nhà sản xuất chip Trung Quốc Wingtech với giá 3,6 tỷ USD, chính quyền Hợp Phì có 4% cổ phần trong Wingtech. Năm ngoái, công ty con của Wingtech đã mua lại nhà sản xuất chất bán dẫn đang gặp khó khăn là Newport Wafer Fab với 87 triệu USD

Trong khi đó, ngay cả sau khi Hợp Phì bán phần lớn cổ phần trong NIO, khoản đầu tư của thành phố này vào công nghệ xe điện vẫn có thành tích nổi trội. Volkswagen của Đức đã mua lại 50% cổ phần trong JAC và 26% cổ phần của hãng sản xuất pin Gotion High-tech Co

Thành phố này trở thành một trong những cơ sở sản xuất chính của VW. CEO của VW ở An Huy – Erwin Gabardi, đã ca ngợi tinh thần kinh doanh và hỗ trợ chính sách của địa phương này. Ông nói:"Đây là lý do tại sao VW chọn Hợp Phì"
 
Trung Quốc lập nhóm công nghệ chuyên phát triển metaverse
Một cơ quan công nghiệp của Trung Quốc được thiết kế để phát triển các ứng dụng metaverse mới đây đã thêm một loạt công ty mới nhằm thúc đẩy cơn sốt công nghệ mới nhất

Theo CNBC, ủy ban metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn hôm 16.2 đã bổ sung 17 công ty khác, nâng tổng số lên 112 công ty hoặc cá nhân trong cơ quan công nghiệp này. Metaverse hiện chưa có một định nghĩa chắc chắn, nhưng nó thường đề cập đến những công nghệ như thực tế ảo, cùng với ý tưởng mọi người có thể chơi và sống trong thế giới đó

Đợt thêm thành viên mới nhất bao gồm các công ty được niêm yết công khai như Inly Media giao dịch tại Thượng Hải, và Beijing Topnew Info & Tech giao dịch tại Thâm Quyến. Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc đã đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hiệp hội được hỗ trợ bởi các công ty công nghệ lớn như Huawei và nhà khai thác viễn thông China Mobile

Việc thành lập nhóm metaverse có thể cho thấy Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh công nghệ này khi nó phát triển

Ủy ban metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc được thành lập vào tháng 10.2021, có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn và công nghệ xung quanh metaverse. Thông thường, Trung Quốc sẽ thành lập các nhóm đặc biệt như vậy về loại công nghệ mà nước này muốn phát triển nhanh chóng và dẫn đầu, chẳng hạn như blockchain

Việc thành lập ủy ban metaverse cũng có thể cho thấy Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh công nghệ này khi nó phát triển. “Các doanh nghiệp internet truyền thống của Trung Quốc phát triển trước và sau đó được quản lý. Những ngành như metaverse cũng sẽ được điều chỉnh sau khi chúng được xây dựng”, Du Zhengping, người đứng đầu ủy ban metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc, nói với Reuters hồi tháng 1.2022

Giống như những gã khổng lồ công nghệ Mỹ, các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc từ Tencent đến Alibaba đều đang khám phá, phát triển ứng dụng metaverse. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hoạt động phát triển metaverse của Trung Quốc có thể sẽ bị quản lý cao và không có khả năng sử dụng tiền điện tử trong giao dịch
 
Cờ Vây Mittelstand

photo1646532904980-1646532905052959678626.png

Kể từ khi Đức, siêu cường kinh tế của châu Âu, chịu ảnh hưởng chưa từng có bởi Covid-19 , sự chú ý đổ dồn vào các doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ của họ, được gọi với cái tên “mittelstand”. Các mittelstand này được coi là xương sống của nền kinh tế Đức, họ chiếm hơn một nửa GDP và sử dụng tới khoảng 60% lao động của quốc gia này

Mittelstand là các doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thường không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và do đó không phải chịu áp lực ngắn hạn giống như các công ty niêm yết. Không giống như các doanh nghiệp ở Mỹ, các Mittelstand này được lưu truyền qua nhiều thế hệ

Các mittelstand tập trung cao độ vào mong muốn của khách hàng toàn cầu. Các công ty này đều có chung quan điểm: "Chúng tôi không cố gắng trở thành công ty lớn nhất. Chúng tôi muốn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình cam kết lâu dài với lĩnh vực này"

Cả thế giới biết rằng hàng gia dụng Đức là tốt nhất, nhưng hiếm ai nhớ được tên của thương hiệu sản xuất ốc vít, hay keo dính cho nồi cơm hay lò nướng. Bởi lẽ, các công ty mittelstand phấn đấu với một mục đích duy nhất: đi đầu về công nghệ trong lĩnh vực của họ

Nhiều người Đức tin rằng, họ vượt trội hơn so với mô hình công ty "bùng nổ hoặc phá sản" của Mỹ. Thậm chí, mô hình doanh nghiệp này – được khai sinh tại Đức trong thời kỳ hậu Thế chiến II – còn là niềm ghen tị của các đối thủ trong lĩnh vực công nghiệp, như Trung Quốc


Ngay cả làn sóng đại dịch Covid-19 còn không thể quật ngã họ

Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn EY, phần lớn các mittelstand tiếp sức cho nền kinh tế Đức lại ở trong tình trạng tốt một cách đáng ngạc nhiên gần 2 năm sau đại dịch coronavirus

Theo EY, trong số 800 công ty mittelstand của Đức được thăm dò ý kiến, 91% cho biết tình hình kinh doanh của họ là tốt hoặc khá tốt, trong khi chỉ 9% đánh giá là tình hình kinh doanh xấu hoặc có triển vọng xấu. Tích cực nhất là các công ty trong lĩnh vực hóa chất, dược phẩm, xây dựng và máy móc, trong khi lĩnh vực ô tô có triển vọng tiêu cực nhất

Ngân hàng Commerzbank, người cho vay lớn nhất đối với các công ty mittelstand, cũng nói với Reuters rằng số lượng các công ty được đưa vào diện "chăm sóc đặc biệt" thấp hơn nhiều mức họ lo ngại và khách hàng của họ cũng chẳng vội vàng trong việc nâng hạn mức tín dụng

"Do phần lớn các doanh nghiệp này vẫn thuộc sở hữu gia đình, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, nên tạo ra một bước đệm tốt cho những thời điểm khó khăn", Niko Mohr, Giám đốc tại McKinsey, một chuyên gia về mittelstand, cho biết

Stihl, một doanh nghiệp gia đinh sản xuất máy cưa xích được thành lập vào năm 1926, đã quyết định không trở thành "con tin" của các ngân hàng từ vài thập kỷ trước. Họ đã tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên 70%, để đảm bảo họ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh độc lập với bất kỳ người cho vay nào có tư duy ngắn hạn – điều mà các mittelstand cho là tối kỵ

Các mittelstand tin rằng lợi nhuận ngắn hạn không phải là tất cả. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ có một số rất ít mittelstand được niêm yết trên sàn chứng khoán. Họ thường duy trì tối đa cổ phần kiểm soát trong tay gia đình


Andreas và Daniel Sennheiser, co-CEO của nhà sản xuất thiết bị âm thanh Sennheiser khẳng định: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao và không lỗ. Một số người có thể nói rằng chúng tôi có ác cảm với rủi ro. Nhưng rủi ro duy nhất đáng để chấp nhận, đối với chúng tôi, là những rủi ro sẽ không gây nguy hiểm cho sự ổn định của công ty. Và chiến lược này đã hoạt động tốt cho chúng tôi trong suốt lịch sử của Sennheiser. Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã tăng trưởng hàng năm và chỉ một lần duy nhất vào năm 2009, chúng tôi chứng kiến sự sụt giảm doanh thu, chỉ 1%"

Đối với các chủ doanh nghiệp gia đình trên toàn nước Đức, còn có một sự thôi thúc mạnh mẽ khác, giúp duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là sau nhiều thế hệ sở hữu. Tại xưởng đúc Rincker - nơi từng đúc ra hơn 30 tấn chuông nhà thờ mỗi năm - Hanns Martin Rincker đang cảm nhận được toàn bộ sức nặng của lịch sử


"Tôi không muốn một ngày nào đó, ở thiên đường hay địa ngục, tôi gặp tổ tiên của mình ở đó và nói với họ: 'Cháu đã đóng cửa nó (Rincker - PV)'. Đó không phải là điều tôi sẽ làm. Chúng tôi nhất định sẽ tồn tại"




Ngày nay, mục tiêu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu đã tiến tới việc vươn lên top 1. Tất nhiên để làm được điều đó, họ phải vượt qua Đức. Một trong số những phương thức được áp dụng, là học tập mô hình đã tạo nên xương sống của ngành công nghiệp Đức

Để làm nổi bật khoảng cách hiện có giữa Đức và Trung Quốc, gần 60% mittelstand – thường được gọi là "nhà vô địch giấu mặt" của Đức – có hoạt động sản xuất ở Trung Quốc. Số lượng nhà máy của Đức tại Trung Quốc là hơn 2.000. Ngược lại, hiện chỉ có 4 nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc, được thành lập ở Đức

Hermann Simon, người sáng lập Simon-Kucher & Partners, một chuyên gia định giá hàng đầu tin rằng, người Đức vẫn có lợi thế lớn về sự hiện diện, thương hiệu và chất lượng toàn cầu. "Nhưng cuộc chiến trong tương lai sẽ diễn ra trên lĩnh vực đổi mới, bao gồm cả số hóa", ông nói với DW

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, họ thu về 31,3 nghìn tỷ RMB (4 nghìn tỷ EUR) vào năm 2020. Mặc dù dẫn đầu trong các lĩnh vực như 5G, truyền thông lượng tử và đường sắt, Trung Quốc vẫn ở chưa thể đứng top 1 về sản xuất tiên tiến

Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Đức chứa ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp phức tạp như máy móc, dược phẩm và sản phẩm ô tô. Theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế Đức (IW), tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng nhập khẩu của EU từ Trung Quốc đã tăng từ 50,7% năm 2000 lên 68,2% vào năm 2019

Vào tháng 6/2021, 6 bộ ngành của Trung Quốc đã cùng ban hành hướng dẫn rằng đến năm 2025, quốc gia này đặt mục tiêu phát triển 10.000 doanh nghiệp "tiểu khổng lồ (little giant)" chuyên về các lĩnh vực ngách và 1.000 doanh nghiệp top 1 trong một lĩnh vực duy nhất

"Trung Quốc đã tích lũy kinh nghiệm phong phú trong việc phát triển những gã khổng lồ, như Huawei trong quá khứ. Bây giờ chúng ta cần chuyển trọng tâm chính sách để leo lên trên trong nấc thang sản xuất vào giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14", Tian Yun, Phó giám đốc Hiệp hội Hoạt động Kinh tế Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu

Sự thay đổi chính sách chiến lược của Trung Quốc trong 5 năm tới là tập trung vào các đột phá trong các lĩnh vực và chuỗi cung ứng cụ thể, quan trọng – những lĩnh vực mà Trung Quốc có thể dễ bị tổn thương trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ

Ông Jürgen Matthes từ Viện Kinh tế Đức, nói với Deutsche Welle: "Các nhà vô địch giấu mặt – mittelstand - có lịch sử lâu đời về chuyên môn, nhưng Trung Quốc cũng đang bắt kịp, đôi khi cũng bằng cách mua lại các mittelstand ở Đức". Trong giai đoạn 2014-2020, có 300 thương vụ mua lại của Trung Quốc đối với các công ty Đức và có khá nhiều mittelstand trong đó


KA Schmersal, một Mittelstand chuyên về công nghệ bảo an, đã hoạt động tại Trung Quốc từ năm 1997. Ông chủ Michael Ambros cho hay: "Nhà máy ở Trung Quốc là một bản sao của nhà máy ở Wuppertal. Đó là lý do tại sao chúng tôi không ghi Sản xuất tại Trung Quốc hay Sản xuất tại Đức, mà chỉ ghi Sản xuất bởi Schmersal"

Ông Matthes nhấn mạnh: "Các mittelstand nên lo lắng về việc các công ty Trung Quốc tiến vào thị trường nội địa của chính họ. Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở thị trường Đức, bởi vì các mittelstand Đức thực sự mang tính toàn cầu. Hầu hết bọn họ tạo ra hơn 80% doanh thu từ thị trường quốc tế. Không nghi ngờ gì rằng, nếu sao chép được mô hình này, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khó nhằn nhất cho người Đức"
 
Làn sóng sa thải nhân viên công nghệ, cơn đau đầu mới của Trung Quốc
Ngành công nghệ khổng lồ của Trung Quốc có thể đang trải qua cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ nhất trong lịch sử với hàng loạt “ông lớn” trong ngành này đang mạnh tay cắt giảm nhân sự với quy mô chưa từng có. Các tập đoàn lớn như Alibaba, Tencent… đã cắt giảm ít nhất 10% nhân lực công nghệ

Làn sóng sa thải việc làm trong ngành công nghệ diễn ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn ứng phó một loạt thách thức, bao gồm số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, thị trường nhà đất suy thoái và và các căng thẳng địa chính trị leo thang

Những thách thức này đặt ra mối lo nghiêm trọng đối với chính phủ Trung Quốc khi Bắc Kinh ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế và xã hội trong năm nay với việc ông Tập Cận Bình dự kiến được phê chuẩn nhiệm kỳ Tổng bí thư 5 năm lần thứ 3 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu 2022

Nhân viên công nghệ bị sa thải hàng loạt

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ từ lâu là nguồn tạo việc làm lương cao ở Trung Quốc nhưng các “ông lớn” trong ngành này giờ đây đang tinh giản lực lượng nhân sự ở quy mô chưa từng có tiền lệ trong bối cảnh chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục chiến dịch chấn chỉnh các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân

Chính phủ Trung Quốc cho biết tỷ lệ thất nghiệp tổng thể của đất nước vẫn ổn định, dao động trong khoảng 5% đến 5,5% trong những tháng gần đây. Trung Quốc không có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ thất nghiệp trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tư nhân cho thấy rằng việc làm đang bị sa thải rộng rãi trên toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ

Theo Lagou, một trong những website tuyển dụng việc làm công nghệ lớn nhất Trung Quốc, có đến 2,76 triệu nhân viên công nghệ hiển thị tình trạng việc làm của họ trên nền tảng này là “đã nghỉ việc” trong tháng 3. Con số đó cao hơn 260.000 so với tháng 12 và cao hơn 60.000 so với cùng kỳ năm ngoái

Lagou cho biết thêm hầu hết các trường hợp mất việc tập trung ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải

Theo kết quả cuộc khảo sát của Tongdao Liepin, một website tuyển dụng khác, 57% số công ty Trung Quốc được khảo sát trong tháng 1-2022 cho biết đã sa thải 10-50% lực lượng nhân sự của họ vào năm ngoái. Làn sóng sa thải tập trung ở lĩnh vực giáo dục, bất động sản và các ngành liên quan đến internet

Các phát biểu của các quan chức cấp cao Trung Quốc trong những tháng gần đây cũng cho thấy Bắc Kinh đang xem thất nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại

Bức tranh thị trường việc làm càng phức tạp hơn khi năm nay Trung Quốc chứng kiến số sinh viên tốt nghiệp cao kỷ lục, với khoảng 10,76 triệu người gia nhập thị trường việc làm. Nhiều người trong số họ thường chọn làm việc trong ngành công nghệ, vốn từ lâu được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm mới, đặc biệt là đối với lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao

Ngành này đóng vai trò quan trọng đối với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của chính phủ, mức lương của ngành công nghệ cao hơn mức lương trung bình của cả nước khoảng 80%

Chính phủ Trung Quốc cho biết nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước bao gồm công nghệ thông tin, viễn thông và internet, sử dụng gần 200 triệu người. Con số này đã tính đến cả nhân sự làm việc toàn thời gian lẫn làm việc tự do, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động của cả nước

Dù các “ông lớn” công nghệ của Trung Quốc không công khai nói về việc cắt giảm việc làm, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước gần đây đã đưa tin về kế hoạch sa thải nhân viên của họ với quy mô lớn

Đầu tháng này, Reuters đưa tin Tập đoàn công nghệ Alibaba và Tập đoàn đầu tư và internet Tencent đang chuẩn bị cắt giảm tổng cộng hàng chục nghìn việc làm. Alibaba có thể cắt giảm hơn 15% tổng lực lượng lao động trong năm nay, tương đương khoảng 39.000 người, trong khi đó, Tencent có ý định sa thải từ 10-15% nhân viên ở một số bộ phận chủ chốt

Một nguồn thạo tin tiết lộ hãng thương mại điện tử JD.com cũng đang lên kế hoạch sa thải khoảng 10-15% tổng lực lượng nhân sự ở mảng kinh doanh mua chung theo nhóm Jingxi

Trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, các dòng hashtag như “Tencent sa thải nhân viên”, “JD sa thải nhân viên” đã trở thành xu hướng nổi bật kể từ tuần trước, thu hút hơn 1 tỉ lượt xem cho đến nay

“Nếu Alibaba và Tencent cắt giảm biên chế 10-15%, chúng tôi có thể khá chắc chắn rằng nhiều nền tảng internet khác liên quan đến lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc cũng đang ở trong tình thế phải cắt giảm chi phí nhân sự tương tự”, George Magnus, nhà nghiên cứu ở Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford và Trường Nghiên cứu châu Phi và phương Đông thuộc Đại học London, nhận định

“Nỗi đau” tự chuốc lấy

Magnus cho rằng nền kinh tế liên quan đến công nghệ là “một trong những lĩnh vực chứng kiến việc làm tăng trưởng nhanh trong nhiều năm” ở Trung Quốc, vì vậy, ngay cả khi chỉ cắt giảm 5%, điều đó cũng là đòn giáng mạnh đối với lĩnh vực này cũng như ưu tiên hàng đầu của chính phủ là tạo việc làm

Thị trường việc làm của Trung Quốc chứng kiến bước ngoặt lớn từ khi Bắc Kinh bắt đầu triển khai chiến dịch chấn chỉnh chưa có tiền lệ để kiểm soát những tập đoàn internet và công nghệ khổng lồ vào tháng 11 năm 2020, bắt đầu bằng đình chỉ thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) bom tấn của Tập đoàn tài chính Ant Group, công ty liên kết của Alibaba. Trong 18 tháng sau đó, giới chức trách Trung Quốc lần lượt chuyển mục tiêu chấn chỉnh từ ngành công nghệ và tài chính sang ngành game, giải trí và giáo dục tư nhân

Trong quí cuối cùng của năm ngoái, Alibaba, Tencent và nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo đều báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán hàng chậm nhất trong lịch sử của họ với tư cách là công ty đại chúng. Giá cổ phiếu của những công ty này đã giảm một nửa, thổi bay tổng cộng 1,2 ngàn tỉ đô la vốn hóa thị trường của họ

Sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm, các công ty này cho biết họ sẽ chấp nhận điều bình thường mới là tăng trưởng chậm hơn và tìm cách giảm chi phí hoạt động

New Oriental Education, công ty dạy kèm tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã sa thải 60.000 nhân viên vào năm ngoái khi Bắc Kinh tiến hành chấn chỉnh ngành này

Doug Guthrie, Giám đốc điều hành Sáng kiến Trung Quốc tại Trường Quản lý toàn cầu Thunderbird thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ), nhận định tình trạng mất việc làm trong lĩnh vực công nghệ là do Trung Quốc “tự gây ra”

Ông cho biết thêm quan điểm chấn chỉnh quyết liệt của ông Tập đối với ngành công nghệ nhắc nhở rằng “dù họ có thể là các công ty toàn cầu, họ phải phục vụ đất nước trong việc giúp nâng cao sự thịnh vượng của toàn xã hội”

Đối mặt thách thức lớn

Các nhà quản lý Trung Quốc đã đổ lỗi doanh nghiệp tư nhân làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong nước và gây ra các vấn đề kinh tế xã hội có thể làm mất ổn định xã hội. Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết mạnh mẽ rằng sẽ tái phân phối của cải trong xã hội để tạo ra sự thịnh vượng chung. Tuy nhiên, giờ đây, Bắc Kinh đang đối mặt với “cơn đau kinh tế lớn”

“Cơn biến động trong lĩnh vực công nghệ thực sự sẽ là một thách thức đáng kể đối với Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ấy tìm kiếm nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba. Để bảo đảm sự ổn định, ông Tập đã thúc đẩy nhiều nghị trình chính sách đầy tham vọng, nhưng nếu tăng trưởng kinh tế chững lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, phản ứng chống đối sẽ nhanh chóng xuất hiện”, Guthrie nói

Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại khi giá hàng hóa tăng cao hơn do chiến sự tại Ukraine và việc nước này tiếp tục ứng phó các đợt bùng phát Covid-19 mới bằng chính sách Zero Covid. Đầu tháng 3, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 ở mức khoảng 5,5%, thấp nhất trong ba thập niên

Chính phủ của ông Tập đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, theo nhận định của nhà nghiên cứu George Magnus

Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát doanh nghiệp tư nhân là nhằm bảo vệ nền kinh tế và người dân đất nước khỏi sự bất ổn. Nhưng cuộc chấn chỉnh kéo dài 18 tháng qua đã gây rúng động cho giới đầu tư toàn cầu và làm dấy lên các lo ngại về triển vọng sáng tạo và tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc

Magnus nói: “Giới chức trách Trung Quốc khao khát sự ổn định kinh tế và ưu tiên tăng trưởng việc làm, nhưng các chính sách của họ đang dẫn đến những kết cục mà họ muốn tránh”

Các chuyên gia cũng đang so sánh tình trạng mất việc làm hiện nay với cuộc khủng hoảng thất nghiệp mà Trung Quốc đã trải qua nhiều thập niên trước, đầu tiên là vào những năm của thập niên 1990 và sau đó là vào năm 2008

Trong những năm 1990, hàng chục triệu việc làm bị xóa sổ khi Bắc Kinh tái cơ cấu mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả với việc tư nhân hóa hoặc đóng cửa các doanh nghiệp này. Một thập niên sau đó, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hàng triệu công nhân trong ngành sản xuất bị mất việc làm do xuất khẩu sụp đổ và các nhà máy đóng cửa

Việc làm của Trung Quốc tăng trưởng trở lại sau những cuộc khủng hoảng đó, nhưng các chuyên gia cho rằng lần này nỗi đau có thể còn kéo dài

Magnus nhận định tình trạng mất việc làm hiện nay có thể trở nên tồi tệ hơn khi lĩnh vực công nghệ đang suy sụp cùng lúc với thị trường bất động sản và các lĩnh vực liên quan, vốn chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc

Bắc Kinh gần đây phát tín hiệu rằng có thể sớm dừng chấn chỉnh khu vực tư nhân. Đầu tháng này, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập, đã thúc giục các cơ quan quản lý “hoàn thành” cuộc chấn chỉnh đối với các nền tảng internet lớn của Trung Quốc trong thời gian “sớm nhất có thể”. Các chuyên gia lo ngại rằng có thể đã quá muộn

Martin Chorzempa, học giả cấp cao tại Viện Kinh tế quuốc tế Peterson (Mỹ), nhận đinh các biện pháp siết chặt quản lý đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ giảm nhưng sẽ chưa kết thúc sớm

Ông nói: “Sẽ rất hữu ích khi có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn có một môi trường dễ dự đoán hơn, nhưng nhiều bánh răng của bộ máy hành chính quan liêu vẫn đang hoạt động và không thể dừng ngay được”
 
Số phận bi thảm của người lẽ ra trở thành Bill Gates

photo1649849581032-16498495811891891621623.png

Câu chuyện về Gary Kildall là ví dụ minh họa cho câu nói "Đúng người đúng thời điểm"

Bill Gates là cái tên không còn xa lạ với hầu hết chúng ta. Ông hiện là tỷ phú giàu thứ 4 thế giới, sở hữu khối tài sản trị giá 129 tỷ USD. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng từng có một người đàn ông lẽ ra đã "trở thành" Bill Gates

Lập trình viên tài ba


Gary Kildall là một nhân vật quan trọng trong sự phát triển của máy tính cá nhân trong những năm 70 và đầu thập niên 80. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là Giáo sư toán học. Sau đó, ông nghiên cứu về lập trình. Năm 1972, ông lấy bằng Tiến sĩ về Khoa học máy tính và làm công việc tư vấn cho Intel

Gary là người tạo ra CP/M (Lập trình điều khiển cho máy vi tính), có thể giúp bộ vi xử lý điều khiển ổ đĩa mềm. Tuy nhiên, nó đã bị Intel bỏ qua. Không hài lòng, Gary cùng vợ là bà Dorothy quyết định tiếp tục phát triển CP/M. Họ thành lập công ty tại nhà riêng ở California. Năm 1977, họ đổi tên công ty thành Digital Research Inc (DRI)


Trước khi CP/M xuất hiện, mọi máy tính đều phải có phần mềm được thiết kế riêng và Gary đã thay đổi điều đó. Đến năm 1979, CP/M là hệ điều hành 8-bit phổ biến nhất trên thế giới. Các công ty máy tính lớn ở thời điểm đó đều sử dụng CP/M

Cùng thời gian này, Bill Gates và Paul Allen đang điều hành Traf-O-Data - công ty không mấy tên tuổi, cũng dùng CP/M để thu thập dữ liệu từ các trạm giao thông đường bộ

Máy tính cá nhân bùng nổ


Cuối những năm 70, mọi người bắt đầu đổ xô chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính cá nhân (PC) – làn sóng thay đổi mà Gary không ngờ tới. Sau khi Steve Wozniak và cộng sự tung ra thị trường chiếc PC đầu tiên của Apple năm 1976, các công ty khác cũng làm theo. Thị trường PC tăng vọt lên tới 1 tỷ USD chỉ trong vòng 3 năm

Không lâu sau, gã khổng lồ công nghệ IBM cũng nhảy vào cuộc cạnh tranh này. Do tham gia muộn, họ quyết định mua linh kiện ngoài cùng phần mềm để đẩy nhanh việc gia nhập thị trường

Đầu thập niên 80, Bill Gates và Microsoft đang khá nổi tiếng. IBM đã tiếp cận ông nhưng vì ông chưa xây dựng được hệ điều hành riêng nên đã giới thiệu công ty của Gary. Nhóm pháp lý của IBM yêu cầu Gates ký thỏa thuận không tiết lộ để bảo toàn thông tin

Mối quan hệ giữa Gary Kildall và Bill Gates


Theo tờ Guardian, Bill Gates đã gọi điện cho Gary Kildall để thông báo về mong muốn hợp tác của một công ty lớn nhưng không tiết lộ cụ thể. Đáng tiếc là Gary không hiểu thông điệp của Gates và rời đi trên chuyến bay dùng máy bay riêng

Khi IBM tìm đến, Gary không có nhà. Bà Dorothy và nhóm luật sư của DRI đã trao đổi với IBM nhưng mọi chuyện không suôn sẻ. IBM muốn có giấy phép vĩnh viễn cho CP/M - điều mà Dorothy từ chối thẳng thừng. Hơn nữa, IBM muốn Dorothy ký một thỏa thuận không tiết lộ khiến bà và nhóm pháp lý không cảm thấy thoải mái

Sau đó, bất đồng tiếp tục xảy ra khi Gary gặp nhóm của IBM. Ông muốn bán theo phí bản quyền (tính theo % của thu nhập đạt được) và giữ nguyên tên sản phẩm trong khi IBM muốn mua đứt một lần


Bill Gates (trái) và Gary Kildall
Tiếp đến, IBM tìm đến Bill Gates một lần nữa. Tuy Gates nhận thấy cơ hội lớn nhưng vấn đề là Microsoft vẫn chưa có hệ điều hành riêng. Để giải quyết, Gates tìm đến một nhà sản xuất "bản sao", dựa trên một phần của CP/M mang tên Q-DOS. Tiếp đó, Microsft điều chỉnh nó dưới dạng PC-DOS rồi trình bày cho IBM

Tất nhiên, điều này khiến Gary không hài lòng. Về phần mình, IBM cũng thấy khó xử trước sản phẩm của hai bên. Cuối cùng, họ để người dùng quyết định sản phẩm nào tốt hơn

Sau khi IBM tung quảng cáo của hai sản phẩm, người dùng nhanh chóng nhận ra sự chênh lệch lớn về giá cả. PC-DOS được Bill Gates định giá chỉ 40 USD trong khi Gary Kildall "hét giá" CP/M tới 240 USD. Kết quả là sản phẩm của Gates được đón nhận nhiệt tình còn công ty của Gary dần rơi vào quên lãng

Kết cục bi thảm của Gary Kildall

Sau khi chịu đả kích lớn, Gary rơi vào bế tắc. Năm 1991, ông bán công ty cho Novell như nỗ lực cuối cùng để cạnh tranh với Microsoft. Tuy nhiên, mọi thứ đã không diễn ra theo mong muốn, khiến ông vô cùng tuyệt vọng

Gary bắt đầu cắt đứt các mối quan hệ trong sự nghiệp. Ông thậm chí còn ngừng xuất hiện trong một chương trình công nghệ nổi tiếng trên TV do ông đồng tổ chức



Năm 1994, bị kịch xảy ra: Trong một lần ẩu đả tại quán bar, Gary đã tử vong vì chấn thương ở vùng đầu. Không ít người bày tỏ sự tiếc nuối trước sự ra đi của một tài năng lớn như Gary

Ước tính, ông sở hữu khoảng 1-5 triệu USD. Đây là số tiền không nhỏ ở thời điểm đó nhưng lại ít hơn rất nhiều so với tài sản khổng lồ của Bill Gates. Có một sự thật được thừa nhận rằng lịch sử chỉ nhớ tên người chiến thắng. Ngay cả người về thứ hai, dù giỏi đến đâu nhiều khi cũng bị lãng quên và thậm chí là hoàn toàn biến mất. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của Gary Kildall?
 
Đế chế nghìn tỷ USD được điều hành như startup nghèo

photo1652254936579-1652254936777387193694.png

Ở Amazon không tồn tại khái niệm "bữa ăn miễn phí" hay "nơi nghỉ ngơi, giải trí" như nhiều ông lớn công nghệ khác

Jeff Bezos thành lập cửa hàng bán lẻ sách trực tuyến Amazon năm 1994. Thời điểm đó, ông đã bỏ công việc ổn định, thu nhập không tồi để khởi nghiệp khi dự đoán rằng thương mại điện tử sẽ bùng nổ trong những năm tiếp theo

Dưới sự lãnh đạo của Bezos, Amazon đã phát triển thành đế chế thương mại điện tử bán gần như mọi thứ và là một trong những công ty được đánh giá cao nhất thế giới, về cả vốn hóa thị trường, doanh thu và thương hiệu

Hiện Bezos là người giàu thứ hai thế giới, sở hữu khối tài sản trị giá hơn 140 tỷ USD. Tháng 7 năm ngoái, ông đã chính thức từ chức CEO Amazon. Thời điểm hiện tại, ông tập trung phần lớn cho các dự án của công ty hàng không vũ trụ Blue Origin


Tỷ phú Jeff Bezos

Nhìn lại hành trình lập nghiệp từ con số 0 của Bezos, các chuyên gia nghề nghiệp tin rằng phong cách lãnh đạo có phần khác biệt chính là yếu tố quan trọng giúp ông đạt được thành công như ngày nay

Triết lý "keo kiệt"


Ngay cả khi Amazon đã là gã khổng lồ trị giá cả nghìn tỷ USD, Bezos vẫn điều hành tập đoàn như một công ty khởi nghiệp. Ông nổi tiếng với việc tiết kiệm chi phí. Tại đây, không có bữa ăn miễn phí hay nơi nghỉ ngơi, giải trí như nhiều ông lớn khác trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, các giám đốc của Amazon đều không có đặc quyền ngồi ghế máy bay hạng nhất trong các chuyến công tác

Đến nay, khi Amazon đã là một gã khổng lồ trị giá hơn 1.500 tỷ USD, Bezos vẫn điều hành tập đoàn như một công ty khởi nghiệp. Ông nổi tiếng với việc tiết kiệm chi phí của công ty. Ở Amazon không có bữa ăn miễn phí hay nơi nghỉ ngơi như nhiều ông lớn công nghệ khác. Ngoài ra, các giám đốc đều không ngồi ghế máy bay hạng nhất. Nhờ triết lý lãnh đạo "keo kiệt" này của Bezos, Amazon đã chống lại sự tự mãn có thể giết chết thành công của tập đoàn

14 nguyên tắc nổi tiếng


Amazon vốn nổi tiếng với 14 nguyên tắc tạo thành xương sống của công ty do Bezos đề ra, bao gồm "luôn bị ám ảnh bởi khách hàng", "phát minh và đơn giản hóa"… Theo Bezos, một bộ nguyên tắc vững chắc sẽ giúp công ty đi một chặng đường dài để đạt được thành công

Trong lá thư gửi cổ đông năm 1998, ông viết: "Việc đặt tiêu chuẩn cao trong cách tuyển dụng và điều hành của chúng tôi đã, đang và sẽ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Amazon"


Jeff Bezos thời trẻ

Can đảm và tò mò


Sydney Finkelstein, giáo sư Đại học Dartmouth, cho biết: "Triết lý bất thành văn của Bezos là hãy có lòng can đảm và sự tò mò. Theo tôi, đây chính là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo vĩ đại"

Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, vị tỷ phú nói rằng thời gian làm việc ở trang trại của ông bà (khi ông còn là một cậu bé) đã dạy ông bài học "siêu quan trọng" là phải tháo vát. Ông nói: "Nếu có vấn đề, ắt sẽ có giải pháp"

Trong các cuộc họp điều hành, Bezos thường để trống 1 chiếc ghế để đại diện cho khách hàng. Điều đó nhằm nhắc nhở mọi người phải hiểu rằng khách hàng mới là "người quan trọng nhất trong phòng". Ngoài ra, Bezos còn công khai email Jeff@amazon.com để chuyển phản hồi của khách hàng đến cấp dưới có liên quan để xử lý


Ủy quyền và chấp nhận rủi ro


Tại Amazon, Bezos có xu hướng trao quyền cho cấp dưới. Ông sẵn sàng làm theo ý tưởng của người khác ngay cả khi cho rằng họ có thể không đúng. Đó là điều khá "bất thường" đối với người lãnh đạo của một công ty tầm cỡ như Amazon

Amazon từng mở rộng sang lĩnh vực phát trực tuyến với Amazon Prime và dịch vụ giao đồ ăn Amazon Restaurants. Khi chúng không hoạt động, như Amazon Restaurants, họ dừng lại. Dù tốn một khoản tiền nhưng Bezos không ngại thử và chấp nhận rủi ro thất bại

Những cuộc họp đặc biệt


Một trong những quy tắc họp hành nổi tiếng của Bezos là "cuộc họp 2 chiếc pizza". Ông thường tránh họp trừ khi chúng thực sự cần thiết. Nếu điều hành hay tham gia một cuộc họp, ông sẽ áp dụng quy tắc "2 chiếc pizza". Cụ thể, không bao giờ được tổ chức cuộc họp mà 2 chiếc pizza không đủ để cả nhóm cùng ăn. Đối với Bezos, càng nhiều người tham dự thì cuộc họp càng kém hiệu quả

Bên cạnh đó, Bezos cũng cấm hình thức trình chiếu PowerPoint khi họp. Để thay thế, Bezos đã tạo ra cách mới: Cuộc họp sẽ bắt đầu bằng việc mỗi người tham dự ngồi tại ghế và đọc bản tóm tắt dài 6 trang trong khoảng 30 phút đầu tiên. Người tham gia được khuyến khích ghi lại những điều đáng chú ý và sau khi thời gian kết thúc, họ sẽ cùng nhau thảo luận về các vấn đề liên quan

Ngoài ra, Bezos cũng loại bỏ hình thức trình chiếu PowerPoint khi họp. Cách của ông là cuộc họp bắt đầu bằng việc mỗi người ngồi tại ghế và đọc bản tóm tắt trong 30 phút đầu tiên. Họ được khuyến khích ghi lại những điều đáng chú ý. Khi hết thời gian, họ cũng nhau thảo luận về các vấn đề liên quan

Theo vị tỷ phú, lý do của việc này là vì khi thuyết trình bằng PowerPoint, nhiều người tuy không chú ý nhưng vẫn hành động như thể đã hiểu vấn đề. Vậy nên, với phương pháp mới, họ sẽ phải thực sự dành thời gian để đọc bản tóm tắt

Tại một diễn đàn lãnh đạo năm 2018, vị tỷ phú chia sẻ: "Nhiều năm về trước, chúng tôi đã loại bỏ hoàn toàn các bài thuyết trình bằng PowerPoint và đây có lẽ là điều đúng đắn và thông minh nhất Amazon từng làm"

Sức mạnh của những ngõ cụt


Một trụ cột quan trọng khác trong văn hóa của Amazon là cách tiếp cận "ngõ cụt" để đổi mới. Ví dụ bạn cảm thấy ý tưởng đang đi vào ngõ cụt nhưng nếu khách hàng đón nhận cách làm mới, ngõ cụt đó sẽ trở thành một đại lộ rộng lớn. Lý thuyết này dựa trên niềm tin của Bezos trong việc chú ý đến những gì khách hàng muốn hơn là những gì người khác đang làm

Chiến lược này từng chứng kiến một số thất bại như chiếc smartphone Amazon Fire chỉ tồn tại trong 1 năm và tiêu tốn 170 triệu USD. Tuy nhiên, nó cũng đem về không ít thành công, nổi bật nhất là Amazon Web Services (AWS), nền tảng điện toán đám mây đem về cho tập đoàn doanh thu khổng lồ. Năm ngoái, AWS đạt doanh thu hơn 62 tỷ USD
 
Samsung công bố khoản đầu tư “khủng” nhất lịch sử

photo1653461209074-165346120915296884315.jpg

Ông Lee Jae Yong phát biểu chào mừng Tổng thống Mỹ Joe Biden

Samsung thông báo sẽ đầu tư tổng cộng 450 nghìn tỷ won (355,8 tỷ USD) và tạo ra khoảng 1 triệu việc làm tại Hàn Quốc trong vòng 5 năm nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh

Đây là khoản đầu tư lớn nhất lịch sử của tập đoàn Hàn Quốc. Samsung lựa chọn thiết kế chip, sản xuất chip và công nghệ sinh học là ba trụ cột tăng trưởng tương lai. Quy mô đầu tư tăng 30% so với 5 năm trước đó. Trong số này, 360 nghìn tỷ won sẽ dành cho Hàn Quốc

“Viên ngọc” Samsung Electronics sẽ dùng nguồn vốn mới để củng cố năng lực nghiên cứu và giới thiệu nhiều công nghệ tinh vi hơn trong thiết kế chip và sản xuất chip. Công ty hiện là nhà thầu sản xuất chip lớn thứ hai thế giới, chỉ sau TSMC. Họ dự định tiết lộ kế hoạch sản xuất đại trà chip 3nm trong nửa đầu năm nay

Ngoài ra, Samsung sẽ phát triển chip thế hệ tiếp theo cho siêu máy tính, robot và các trường hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo khác, từ cảm biến hình ảnh HD đến bộ xử lý ứng dụng điện năng thấp. Đối với bộ phận chip DRAM mà Samsung đã đứng đầu thế giới trong ba thập kỷ qua, công ty sẽ mở rộng ứng dụng của quy trình in thạch bản cực tím (EUV) để cải thiện việc sản xuất các con chip hiện đại. Samsung đã bắt đầu sản xuất memory chip 14nm sử dụng EUV vào tháng 10/2021. Công nghệ sẽ thay thế công nghệ in quang khắc sử dụng argon fluoride ngày nay, giúp Samsung tiếp tục dẫn đầu cuộc đua so với các đối thủ Trung Quốc và Mỹ

Samsung cũng tìm cách đẩy nhanh tiến độ phát triển 6G, thế hệ mạng di động được tin là sẽ nhanh gấp 50 lần so với chuẩn 5G về lý thuyết

Kế hoạch của Samsung sẽ tạo ra tổng cộng 1 triệu việc làm tại Samsung cũng như các nhà sản xuất khác. Bản thân Samsung dự định tuyển khoảng 80.000 nhân viên trong vòng 5 năm tới

Samsung công bố khoản đầu tư trong bối cảnh cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn và gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra do thương chiến Mỹ - Trung. Trong chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn dây chuyền sản xuất chip của Samsung Electronics tại Gyeonggi. Tháp tùng ông là Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong

Ông Lee vẫn đang trong quá trình xét xử vì vai trò của mình trong vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa Samsung C&T và Cheil Industries. Theo các chuyên gia, không có gì bất ngờ khi các doanh nghiệp vạch ra kế hoạch đầu tư. Song, kế hoạch của Samsung vẫn được đánh giá là phi thường vì quy mô lớn và đến nhanh hơn dự kiến xét tới các điều kiện bất lợi như gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường chứng khoán sụt giảm. Thông thường, doanh nghiệp sẽ không công bố đầu tư trong thời kỳ bất ổn, theo ông Park Ju Gun, CEO công ty thông tin kinh doanh Leaders Index. Nó cho thấy quyết tâm của doanh nghiệp trong việc vượt qua nghịch cảnh
 
Nhà máy Mỹ tăng cường sử dụng robot vì nhân công khan hiếm
Robot đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các sàn nhà máy và dây chuyền lắp ráp của các công ty sản xuất ở Mỹ khi họ chật vật tuyển dụng công nhân để đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng

Theo Hiệp hội Tự động hóa tiến bộ (A3), tổ chức đại diện cho hơn 1.100 tổ chức liên quan đến robot, trí tuệ nhân tạo, kiểm soát chuyển động và các công nghệ tự động khác ở Bắc Mỹ, trong quí đầu tiên của năm nay, đơn đặt hàng cho robot phục vụ công việc ở Mỹ tăng lên mức kỷ lục 40% so với cùng kỳ năm 2021. Hiệp hội này cho biết trong năm 2021, các đơn đặt hàng robot ở Mỹ có tổng trị giá 1,6 tỉ đô la, tăng 22% so với năm trước đó sau nhiều năm lượng đặt hàng trì trệ hoặc sụt giảm

Theo các lãnh đạo doanh nghiệp, lương tăng và tình trạng thiếu lao động, cộng thêm với việc tỷ lệ công nhân vắng mặt tăng do đại dịch Covid-19, đang làm thay đổi quan điểm của một số công ty sản xuất đối với robot. Joe Montano, Giám đốc điều hành Delphon Industries, nhà sản xuất bao bì cho linh kiện bán dẫn, thiết bị y tế và linh kiện hàng không vũ trụ, nói: “Trước đây, bạn có thể tìm nhân công để giải quyết vấn đề thay vì tìm ra một giải pháp tốt hơn”

Delphon Industries, có trụ sở tại bang California, đã mất 40% số ngày sản xuất trong tháng 1-2022 khi dịch bệnh Covid-19 lây lan rộng trong lượng lao động của công ty này. Montano cho biết, tình trạng gián đoạn sản xuất đã thúc đẩy công ty ông mua thêm 3 robot vào đầu năm nay

Các nhà sản xuất ở Mỹ, nơi trước đây thường có dồi dào lao động và mức lương ổn định, đã chậm hơn trong việc tiếp nhận robot so với các nước công nghiệp phát triển khác. Theo Liên đoàn robot quốc tế (IFR), số lượng robot được triển khai trên 10.000 công nhân ở Mỹ thường thấp hơn với các các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức

Việc sử dụng robot công nghiệp ở Bắc Mỹ trong nhiều năm tập trung vào ngành công nghiệp ô tô, nơi robot đảm nhận các tác vụ lặp đi lặp lại như hàn trên dây chuyền lắp ráp. Theo Hiệp hội Tự động hóa tiến bộ, các nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất linh kiện ô tô ở Mỹ chiếm 71% đơn đặt hàng robot vào năm 2016 nhưng thị phần của họ đã giảm xuống còn 42% trong năm 2021

Trong khi đó, robot đã xâm nhập vào các lĩnh vực khác bao gồm sản xuất thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm. Trình độ công nghệ cải thiện đang cho phép các robot được lập trình cho các tác vụ phức tạp hơn đòi hỏi sự kết hợp của sức mạnh và sự nhanh nhẹn

Tại Athena Manufacturing, nhà chế tạo và gia công thiết bị kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng và hàng không vũ trụ, Giám đốc tài chính John Newman cho biết khách hàng đang tăng cường đặt hàng nhưng công ty ông gặp khó khăn trong việc tuyển đủ công nhân để tăng ca

Athena Manufacturing, có trụ sở ở bang Texas, đã mua 7 robot trong 18 tháng qua, bao gồm một robot mài các mối hàn trên khung thép để giữ thiết bị bán dẫn. Newman nói công ty ông đã chi hơn 800.000 đô la cho robot, bao gồm khoảng 225.000 đô la cho riêng robot mài. Ông giải thích các khoản đầu tư nhằm mục đích tăng năng lực xử lý đơn đặt hàng hơn là giảm chi phí

Athena đã triển khai 6 robot khác, 4 trong số đó hàn giá đỡ và 2 robot chuyển kim loại vào máy móc. Hầu hết chúng được giao trong vài tuần sau khi đặt hàng và có thể được lập trình từ xa từ một ứng dụng điện thoại

Michael Cicco, Giám đốc điều hành Fanuc America, một đơn vị thuộc Tập đoàn Fanuc của Nhật Bản, nhà cung cấp lớn về robot công nghiệp, nói: “Các robot ngày càng trở nên dễ sử dụng hơn. Các công ty từng nghĩ rằng tự động hóa quá khó hoặc quá tốn kém để thực hiện”

Daron Acemoglu, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts, dự báo sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nhà máy vào tự động hóa sẽ dẫn đến nguồn cung lao động dư thừa. Điều này sẽ khiến chi phí trả lương giảm trong những năm tới, trừ khi các ngành công nghiệp khác của Mỹ có thể hấp thu số công nhân sản xuất bị robot thay thế

Acemoglu nhận định: “Tự động hóa, nếu diễn ra nhanh, có thể làm mất rất nhiều chỗ làm của con người. Tình trạng thiếu lao động hiện nay ở Mỹ sẽ không kéo dài, mà chỉ tạm thời thôi”

Joe Montano, Giám đốc điều hành Delphon Industries, cho hay công ty ông bắt đầu cho thuê robot cách đây 4 năm để giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu. Giờ đây, công ty ông có 10 robot bao gồm những robot cộng tác làm việc bên cạnh con người. Các robot cộng tác làm nhiệm vụ xoay và giữ chặt các thiết bị y tế, trong khi một công nhân vận hành máy in để áp mực in lên chúng

Montano cho biết hai robot cộng tác đã giúp giảm đội nhân viên in ấn từ 3 người xuống còn 2 người, giúp công ty tiết kiệm chi phí trả lương 16.000 đô la mỗi tháng. Hai robot cộng tác khác của Delphon Industries lắp ráp các hộp nhựa đóng gói chất bán dẫn và các hàng hóa dễ vỡ khác

Montano cho biết Delphon Delphon Industries mở rộng quy mô đội robot để lắp ráp các hộp nhựa có kích thước lớn hơn

Theo ông, các robot này đã giúp cải thiện năng suất của công ty, dẫn đến việc các lô hàng tăng khoảng 15% trong năm 2021 và 2020 mà không cần phải tăng thêm lực lượng lao động. Ông nói: “Chúng tôi không giảm số lượng nhân công, thay vào đó, chúng tôi tái phân bổ họ vào các nhiệm vụ khác đang cần người”
 
Cờ Vây Game Industry

photo1654953534557-16549535350661049660891.jpg

Chủ tịch Trương Gia Bình đánh giá Việt Nam có cơ hội rất lớn trong ngành phát hành game. Ngành này lớn hơn gấp chục lần ngành phần mềm

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021, tổng doanh thu ngành công nghiệp game Việt Nam ước đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020. Tuy nhiên, doanh thu thực tế có liên quan tới ngành này của người Việt lớn hơn rất nhiều

Quy mô thị trường game toàn cầu năm 2020 là 110 tỷ USD, tăng trưởng 15,8%/năm. Vậy quy mô cao nhất của thị trường mobile game Việt Nam là bao nhiêu? Câu trả lời: đó chính là thị trường toàn cầu, bởi mobile game không có biên giới. Một game được phát hành tại Việt Nam có thể có hàng chục triệu game thủ trên toàn thế giới tải về chơi, tiền quảng cáo cũng từ khắp nơi trên thế giới, người phát hành game sẽ được chia % theo số tiền quảng cáo trên game

"Việt Nam được xếp hạng 7 trong các quốc gia phát hành mobile game trên toàn cầu. Nếu phát huy hết tiềm năng, chúng ta có thể đưa thị phần xây dựng mobile game Việt Nam từ 1,2% hiện nay lên 3-4% thị phần toàn cầu. Điều này có nghĩa là ngành công nghiệp phát hành mobile game của Việt Nam có thể có quy mô 3,5 - 4,5 tỷ USD/năm", ông Đỗ Cao Bảo, đồng sáng lập, ủy viên HĐQT Tập đoàn FPT phân tích tại một hội thảo

Tại Việt Nam, những công ty công nghệ lớn như FPT làm gì trước tiềm năng này của ngành công nghiệp phát hành game?

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông tập đoàn FPT năm 2022, chủ tịch Trương Gia Bình cho biết về bức tranh lớn của Việt Nam rất hấp dẫn. Theo ông Bình, kể từ ngày ra đời của Flappy Bird, Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 về NFT trên thế giới. Việt Nam cũng đứng hàng đầu thế giới về tải các trò chơi

"Có thể đây là cơ hội lớn nhất cho Việt Nam trong tương lai. Game Industry lớn hơn gấp chục lần phần mềm. FPT bắt đầu có những hành động dẫn dắt chứ không hẳn là tự làm. Chúng tôi đem công nghệ game từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản về và đào tạo cực kỳ rộng. Ngành game dễ hơn ngành phần mềm. Người Mỹ, người Canada cũng chơi game

Xuất khẩu phần mềm chúng ta phát động cả nước làm 20 năm được thành tựu như thế này. Còn game âm thầm mà đã thành như vậy thì có thể đây là một cơ hội lớn nhất cho Việt Nam trong thời gian tương lai. Năng suất lao động của ngành game có thể hơn hàng chục lần lớn hơn của ngành phần mềm. Ngành game kinh khủng đến như vậy và những thành công của chúng ta 99% đến từ Mỹ, Canada, Brazil. Người Việt Nam chơi cỡ 1% thôi. Đấy là cơ hội tuyệt vời", ông Trương Gia Bình cho biết


Nói về chiến lược của FPT, ông Bình cho rằng tập đoàn này bắt đầu có những hành động mang tính chất dẫn dắt thay vì tự làm. Ví dụ hiện tại đại học FPT đem về những công nghệ đào tạo lập trình game giống như cách từng làm với xuất khẩu phần mềm trước đây. Theo đó tập đoàn này đem về công nghệ đào tạo game từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản về Việt Nam. FPT cũng đang hướng đến việc ở địa phương nào có đào tạo của FPT thì đều có trung tâm đào tạo công nghệ game

Ngoài ra chủ tịch FPT cho rằng ngành game dễ hơn ngành phần mềm ở điểm là nếu làm phần mềm mà công ty không lớn thì không được giao việc. Trong khi với ngành game sẽ không cần ai giao việc, người Mỹ, người Canada vẫn chơi game của mình. Ngành game cũng không cần phải đặt công ty ở trung tâm sân bay quốc tế hay công ty to

"Đấy là cơ hội cực kỳ lớn, FPT chưa đưa vào chiến lược năm nay nhưng hành động đã bắt đầu hành động thực để năm sau mới chính thức công bố", chủ tịch Trương Gia Bình chốt lại
 
Facebook chi 5 tỷ USD 'lobby' cho Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg có quyền hạn tối thượng ở Facebook

photo1632366130992-16323661311111586570658.png

Tờ CNet đưa tin, Facebook đã đồng ý trả thêm hàng tỷ USD ngoài khoản tiền phạt ban đầu mà Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đưa ra vào năm 2019. Hành động này là để bảo vệ CEO Mark Zuckerberg khỏi trách nhiệm cá nhân liên quan đến cuộc điều tra rò rỉ dữ liệu lớn. Thông tin này được các cổ đông bày tỏ sự không đồng tình đâm đơn kiện vào hôm thứ Ba

Trong các vụ kiện được đệ trình vào tháng trước tại Tòa án Chancery của Delaware, hai nhóm cổ đông đã trích dẫn các cuộc thảo luận nội bộ giữa các thành viên hội đồng quản trị của Facebook. Theo đó, họ cáo buộc rằng nhóm đã đồng ý thanh toán quá tới 4,9 tỷ USD tiền phạt để bao che cho Zuckerberg, người đồng sáng lập và cổ đông lớn nhất của công ty, và COO Sheryl Sandberg

"Zuckerberg, Sandberg và các giám đốc khác của Facebook đã đồng ý cho phép một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD với FTC như một biện pháp để bảo vệ Zuckerberg khỏi bị nêu tên trong đơn khiếu nại của FTC, bị buộc phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc thậm chí bị yêu cầu từ chức CEO", một trong những nội dung đơn kiện

FTC bắt đầu điều tra Facebook vào năm 2018 sau khi thông tin cho thấy Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị của Vương quốc Anh, đã truy cập dữ liệu từ 87 triệu người dùng Facebook mà không có sự cho phép của họ. Cuộc điều tra của cơ quan này tập trung vào việc liệu Facebook có vi phạm thỏa thuận pháp lý mà họ có với chính phủ Mỹ về việc giữ bí mật dữ liệu của người dùng hay không

Zuckerberg được chỉ định là đồng bị cáo trong vụ kiện trong bản dự thảo khiếu nại mà FTC gửi tới Facebook vào đầu năm 2019. Đơn kiện cáo buộc rằng các luật sư của Facebook đã xác định công ty phải đối mặt với khoản tiền phạt gần 107 triệu USD nhưng hội đồng quản trị của công ty đã đồng ý trả khoản phạt 5 tỷ đô la để đổi lấy việc Zuckerberg và Sandberg không có tên trong cáo trạng

Vụ kiện lưu ý rằng cùng ngày thỏa thuận FTC được công bố, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã thông báo họ sẽ phạt Facebook 100 triệu USD như một phần của thỏa thuận liên quan đến cuộc điều tra của mạng xã hội này đối với việc xử lý dữ liệu

"Hội đồng quản trị chưa bao giờ kiểm tra nghiêm túc quyền hạn của Zuckerberg", các cổ đông cho biết trong một trong các vụ kiện. "Thay vào đó, nó đã hỗ trợ anh ta, bảo vệ anh ta và trả hàng tỷ USD từ ngân sách của Facebook để dàn xếp các vấn đề của anh ta"
 
Kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP Trung Quốc

photo1658732893432-1658732893515485700224.jpg

Sau 2 ngày diễn ra, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc về kỹ thuật số lần thứ 5 tại tỉnh Phúc Kiến đã kết thúc ngày 24/7

Đây là cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh sự đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số. Hiện nay, kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP của nền kinh tế số 2 thế giới

Theo số liệu từ Cục Quản lý Không gian mạng Quốc gia, năm 2021, sản lượng dữ liệu của Trung Quốc chiếm 9,9% tổng sản lượng toàn cầu, đứng thứ 2 trên thế giới

Được thúc đẩy bởi băng thông rộng, 5G và Internet công nghiệp, trong 5 năm gần đây, chỉ giao dịch thương mại điện tử đã tăng từ 4.300 tỷ USD lên 6.220 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 16%

Chính quyền các tỉnh thành cũng như các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi tham gia để thúc đẩy đổi mới, chuyển đổi nhanh công nghệ, hạ tầng kỹ thuật số. Số hóa giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, giúp chính quyền quản lý xã hội khoa học

Theo chuyên gia, trước đây nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng trực tuyến như thương mại điện tử, nhưng gần gây số hóa ngành đã đóng một vai trò quan trọng hơn. Số hóa ngành công nghiệp chiếm hơn 80% nền kinh tế kỹ thuật số

Đến giữa năm 2022 Trung Quốc đã xây dựng 1.850.000 trạm 5G gốc, chiếm hơn 2/3 tổng số trạm toàn thế giới, với 450 triệu người dùng 5G

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có lợi thế trong 5G vì có một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cơ sở người dùng đang phát triển mạnh mẽ. Sự đầu tư bài bản của chính phủ đã hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, nâng cao cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên trường quốc tế
 
Xiaomi sắp hợp tác với BAIC để sản xuất ôtô điện
Công ty công nghệ Trung Quốc Xiaomi cân nhắc bắt tay cùng hãng xe Beijing Automotive để đẩy nhanh tiến độ phát triển ôtô điện

Xiaomi đang cân nhắc liên kết với Beijing Automotive Group (BAIC) để sản xuất ôtô điện. Lý do của sự hợp tác này được cho là hệ quả từ những khó khăn và chậm trễ trong việc xin giấy phép sản xuất ôtô điện, theo Bloomberg News


Theo thỏa thuận ban đầu, các xe điện do Nio phát triển và sản xuất sẽ phải mang thương hiệu JAC. Tuy nhiên hai công ty đã ngồi lại với nhau và đồng ý loại trừ điều khoản nói trên, đổi lại là các khoản phí được thêm vào trong nội dung thỏa thuận

Xiaomi và BAIC đang xem xét nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm cả khả năng hãng công nghệ Xiaomi mua lại cổ phần của nhà máy Hyundai số 2 tại Bắc Kinh, vốn là thành quả từ liên doanh giữa BAIC và Hyundai và được xây dựng từ năm 2008

Sự hợp tác này có thể cung cấp cho thị trường những chiếc EV được sản xuất bởi BluePark New Energy Technology - đơn vị phát triển xe điện của BAIC - đồng thời chia sẻ thương hiệu với Xiaomi, báo cáo của Bloomberg News cho biết

Ở thời điểm hiện tại, cả Xiaomi và BAIC đều từ chối bình luận về thông tin trên

Một chuyên viên làm việc tại đơn vị EV của BAIC trả lời Reuters rằng ông không biết gì về những cuộc đàm phán diễn ra giữa BAIC và Xiaomi. Người này đồng thời từ chối cho biết tên vì lo ngại những rắc rối có thể xảy ra

Trong khi đó, người phát ngôn của Hyundai khẳng định những tuyên bố có liên quan đến hãng ôtô Hàn Quốc trong báo cáo nói trên là “vô căn cứ”

Beijing Hyundai, liên doanh giữa Hyundai Motor và BAIC, hiện sở hữu ba nhà máy sản xuất ôtô đặt tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

mi201021_1634738030083284723034.jpg

CEO Xiaomi cam kết đầu tư khoảng 10 tỷ USD trong vòng 10 năm để sản xuất ôtô mang thương hiệu Xiaomi

Xiaomi đã bắt đầu xây dựng nhà máy ôtô điện đầu tiên tại Bắc Kinh hồi đầu năm nay, sau tuyên bố nhấn mạnh tham vọng của mình trong lĩnh vực xe điện đầy cạnh tranh và thách thức

Theo các thông tin được hé lộ, nhà máy của Xiaomi có thể đáp ứng công suất hàng năm lên đến 300.000 xe

Trước đó, Xiaomi đã đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt mẫu xe điện đầu tiên của mình vào năm 2024
 
‘Người ảo’ AI làm giám đốc điều hành công ty trị giá 10 tỷ USD

photo1662627215765-16626272158411561326893.jpg

Công ty công nghệ NetDragon Websoft ở Trung Quốc đã ghi dấu ấu lịch sử khi bổ nhiệm một “người ảo” do trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ làm Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành mới của NetDragon Websoft tên là “Ms Tang Yu”, được cho là sẽ giám sát hoạt động của công ty công nghệ trị giá gần 10 tỷ USD này. Quyết định trên cho thấy rằng Hội đồng quản trị NetDragon Websoft đã tin tưởng AI là nền tảng tương lai trong quản lý doanh nghiệp. Việc bổ nhiệm Ms Tang Yu là một cam kết mang tính biểu tượng trong việc ứng dụng AI và thay đổi cách thức kinh doanh của công ty

“Tang Yu sẽ hợp lý hóa quy trình, nâng cao chất lượng của công việc và cải thiện tốc độ thực thi. Tang Yu cũng sẽ đóng vai trò là trung tâm dữ liệu thời gian thực và làm công cụ phân tích để hỗ trợ việc ra quyết định hợp lý trong các hoạt động hàng ngày, cũng như kích hoạt hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả hơn”, NetDragon Websoft giới thiệu

Trong tương lai, NetDragon Websoft có kế hoạch mở rộng các thuật toán đằng sau Tang Yu để tạo ra một mô hình quản lý minh bạch cao, sau khi công ty công nghệ này chuyển đổi thành một cộng đồng làm việc dựa trên “vũ trụ ảo” metaverse

Được thành lập vào năm 1999, NetDragon Websoft là một trong những nhà phát triển trò chơi điện tử uy tín nhất của Trung Quốc, đã từng cho ra đời các game thành công như Eudemons Online, Heroes Evolved, Conquer Online và Under Oath

Cho đến nay, thông tin chi tiết hơn về nữ giám đốc “ảo” Tang Yu vẫn chưa được công bố, song sự việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội xung quanh khái niệm máy móc đảm nhận công việc của con người

Điều thú vị là vào năm 2017, doanh nhân nổi tiếng người Trung Quốc Jack Ma từng tuyên bố rằng trong 30 năm tới, trang bìa của Tạp chí Time danh tiếng sẽ xuất hiện một con robot với tư cách là giám đốc điều hành giỏi nhất
 
Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc đóng cửa hàng loạt
South Morning China Post đưa tin, ngày 15/9, Trung Quốc ghi nhận số lượng kỷ lục các nhà sản xuất chip điện tử đã dừng hoạt động tại thị trường trong nước

Số liệu thống kê từ nền tảng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Qichacha, tính từ đầu năm đến tháng 8/2022, có tới 3.470 công ty chip điện tử Trung Quốc đã xin dừng hoạt động. Con số này cao hơn số lượng công ty phải giải thể trong 2 năm với 3.420 công ty (năm 2021) và 1.397 công ty (năm 2020)

Làn sóng đóng cửa này xảy ra sau khi cả khu vực công và tư nhân của Trung Quốc tập trung đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn trong suốt 2 năm vừa qua, nhằm thực hiện mục tiêu tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh (Trung Quốc)

Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực giải quyết các "điểm nghẽn" chiến lược, đặc biệt là ở khía cạnh các mạch tích hợp (IC) thì việc các công ty chip đóng cửa cho thấy nền kinh tế trong nước đang chững lại, tâm lý người dùng suy yếu qua các đợt phong toả các thành phố lớn do đại dịch Covid. Các biện pháp kiểm soát, và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đang đè nặng lên lĩnh vực bán dẫn

Ông Zhong Lin, người sáng lập công ty thiết kế chip GSR Electronics nhận định rằng, làn sóng khởi nghiệp chip điện tử của Trung Quốc đã kết thúc. Điều này dẫn đến nhiều công ty sẽ rơi vào tình trạng phá sản khi mà nguồn vốn của nhà đầu tư cạn kiệt do thiếu triển vọng về lợi nhuận

Việc đóng cửa dài ngày ở Thượng Hải (Trung Quốc), nơi tập trung nhiều nhà sản xuất chip điện tử trong nước và đa quốc gia đã làm mờ đi triển vọng của nhiều công ty bán dẫn. Ngay cả khi được phép hoạt động, các nhà máy sản xuất cũng chỉ có thể duy trì công suất rất thấp do chuỗi cung ứng và hậu cần gián đoạn

Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ bán dẫn Trung Quốc Yu Xiekang cho biết, khoảng thời gian giãn cách kéo dài 2 tháng đã kìm hãm sự tăng trưởng của ngành công nghiệp bán dẫn của nước này, kèm theo với nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng cũng sụt giảm đáng kể

Theo dữ liệu hải quan chính thức, khối lượng nhập khẩu IC của Trung Quốc giảm hơn 12% trong 8 tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu và sản xuất bị gián đoạn

Trong khi đó, nước láng giềng Việt Nam đang trở thành điểm đến thu hút nhiều tập đoàn chip hàng đầu thế giới đầu tư, là nơi đặt nhà máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của hàng loạt tập đoàn điện tử hàng đầu như Samsung, Intel, Apple, Xiaomi...

Một trong những nhà sản xuất chip lớn, Intel đã đầu tư vào Việt Nam trong suốt 15 năm nay, sản xuất nhiều dòng chip và xuất khẩu đi khắp thế giới. Còn Samsung mới đây thông báo đã đầu tư 3,3 tỷ USD vào Việt Nam để sản xuất linh kiện bán dẫn vào năm sau

Ngoài Intel và Samsung, nhiều nhà đầu tư khác cũng có kế hoạch để đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Trong đó, Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD, Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam
 
Hàn Quốc lên kế hoạch tích hợp ID số lên smartphone nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
ID số được tích hợp vào smartphone là một trong những công nghệ mới của nền kinh tế số. Theo World Bank, ID số có khả năng "thay đổi cuộc chơi” nền kinh tế toàn cầu ...

1x-1-1.jpg

Một người đi bộ sử dụng điện thoại thông minh tại ga Seoul, Hàn Quốc
Theo hãng tin Bloomberg, Hàn Quốc dự định sẽ cho phép sử dụng smartphone thay thế thẻ danh tính kỹ thuật số (ID số) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Danh tính số được bảo mật bằng công nghệ blockchain. Có thể hiểu với kế hoạch này, người dân Hàn Quốc sẽ có thể sử dụng smartphone của họ thay thế ID số, vì ID số đã được tích hợp trong smartphone. Dân số Hàn Quốc được xem là nhóm dân số hiểu biết về công nghệ nhất thế giới

ID số được tích hợp vào điện thoại thông minh là một trong những công nghệ mới của nền kinh tế số - nền kinh tế ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và khám phá siêu vũ trụ metaverse

ID số sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính như xác minh danh tính, đăng nhập qua các mã xác thực gửi bằng tin nhắn. Thay vào đó, các hoạt động như nộp đơn xin trợ cấp nhà nước, chuyển tiền hoặc thậm chí bỏ phiếu được thực hiện một cách đơn giản hơn

Hwang Seogwon, một nhà kinh tế tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho biết: “ID số có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn về tài chính, chăm sóc sức khỏe, thuế, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác và có thể bắt kịp nhanh chóng với sự hiểu biết về công nghệ của người dân Hàn Quốc”

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo “cần các đánh giá rủi ro về mặt công nghệ để đảm bảo nguy cơ không lớn hơn lợi ích”

Ngân hàng Thế giới gọi ID số là “người thay đổi cuộc chơi” và hãng nghiên cứu McKinsey nhận thấy tiềm năng to lớn của ID số trong việc tăng tổng sản lượng quốc nội của một quốc gia lên tới 13%, đồng thời giúp cắt giảm chi phí kinh doanh hàng nghìn tỷ đô la

Ước tính của McKinsey cho rằng việc sử dụng rộng rãi ID số sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong công việc hành chính, giảm gian lận, mở rộng tín dụng tiêu dùng, tạo thuận lợi cho thương mại và tạo ra các thị trường mới

Suh Bo Ram, tổng giám đốc văn phòng chính phủ kỹ thuật số của Hàn Quốc, người đang dẫn đầu kế hoạch cho biết: “Mọi dịch vụ chưa thể chuyển đổi trực tuyến hoàn toàn giờ đây sẽ có thể làm như vậy”

Hàn Quốc có thể gặt hái ít nhất 60 nghìn tỷ won (42 tỷ USD), tương đương 3% GDP, về giá trị kinh tế trong vòng một thập kỷ, ông nói

Người Hàn Quốc rất sốt sắng trong việc áp dụng ID số trên smartphone. Người dân Hàn Quốc xếp hạng số 1 trên thế giới về sự nhiệt tình và khả năng ứng dụng công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, doanh nghiệp và chính phủ, theo Viện Portulans, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington

Người Hàn Quốc hiện đang dựa vào thẻ đăng ký cư trú - tương tự như thẻ an sinh xã hội của Hoa Kỳ - để nhận dạng bản thân. Theo đề xuất, một ứng dụng sẽ nhúng các ID đó vào thiết bị di động

Hàn Quốc sẽ ra mắt ID kỹ thuật số vào năm 2024 và dần dần áp dụng cho toàn bộ 45 triệu công dân trong vòng hai năm. Tuy nhiên để đạt tham vọng, mỗi người dân Hàn Quốc sẽ phải đến văn phòng hành chính và trả phí để gia hạn thẻ đăng ký của họ

20220211151918337-8u9jo7wg.jpg

Người Hàn Quốc rất sốt sắng trong việc áp dụng ID số trên smartphone
Suh thừa nhận những lo ngại song vẫn bày tỏ sự tin tưởng rằng trở ngại “không là gì” so với lợi ích. Ông nói, chính phủ cũng nhận thức được mối quan tâm của người dân về dữ liệu cá nhân

Theo kế hoạch, chính phủ sẽ không có quyền truy cập vào thông tin được lưu trữ trên điện thoại cá nhân, bao gồm chi tiết về ID kỹ thuật số của ai được sử dụng, cách chúng được sử dụng và ở đâu, bởi vì hệ thống sẽ hoàn toàn dựa vào danh tính phi tập trung, một chuỗi công nghệ blockchain tiên tiến, ông nói

Blockchain là một công nghệ nhật ký dữ liệu kỹ thuật số được các thiết bị trên mạng xác minh bất cứ khi nào nó được cập nhật. Tin tặc sẽ phải đột nhập vào từng thiết bị riêng lẻ để thao túng dữ liệu, trong khi khả năng bị đánh cắp giảm do không có máy chủ trung tâm lưu trữ thông tin

Heather Vescent, chủ tịch IDPro có trụ sở tại Oregon, một hiệp hội dành cho các chuyên gia ID kỹ thuật số, cho biết: “Hàn Quốc đang trở thành một cường quốc thầm lặng minh chứng cho tương lai của công nghệ toàn cầu”

Các chính phủ khác cũng đã công nhận lợi ích của ID kỹ thuật số

Tại Estonia, nơi hầu hết 1,3 triệu người đủ điều kiện có ID kỹ thuật số để bỏ phiếu, thanh toán hóa đơn và ký tài liệu, chính phủ cho phép sử dụng điện thoại để xác minh nếu có gắn thẻ SIM đặc biệt. Đức cũng có một chương trình dựa trên chip tương tự

Theo những người đề xuất, các lợi ích khác của ID kỹ thuật số bao gồm hỗ trợ các dịch vụ y tế trực tuyến mà không cần đến gặp bác sĩ trực tiếp; vào phòng khách sạn chỉ bằng cách quét điện thoại thông minh qua ki-ốt; ngăn chặn giả mạo và trộm cắp ID; phê duyệt hợp đồng từ xa mà không cần phải ký; nâng cao quy trình kiểm soát nhanh lên máy bay tại các sân bay
 
Phần mềm của Mỹ mang lại lợi thế cho vũ khí siêu thanh của Trung Quốc
Cuộc điều tra của tờ Washington Post phát hiện từ năm 2019, có 300 hồ sơ thể hiện doanh số bán phần mềm tiên tiến từ gần 50 công ty Mỹ cho các nhóm nghiên cứu Trung Quốc. Các nhóm này có liên quan đến các chương trình phát triển tên lửa

Nhận tài trợ Mỹ, bán công nghệ cho Trung Quốc

Theo Washington Post, các công ty Mỹ nhận được hàng triệu USD tài trợ từ Lầu Năm Góc

Tuy nhiên, các công ty đã vượt qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ bằng cách bán sản phẩm công nghệ cho các nhà phân phối trung gian tư nhân của Trung Quốc

Mỹ kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt đối với phần mềm nhạy cảm trên. Theo luật, các nhà xuất khẩu Mỹ chịu trách nhiệm theo hướng dẫn của Bộ Thương mại Mỹ, để xác định xem nhà phân phối của họ có bán cho một bên bị hạn chế hoặc cho các mục đích sử dụng bị cấm hay không

Mô phỏng máy tính rất quan trọng trong việc thiết kế vũ khí siêu thanh và xác định lỗi thiết kế trước khi thử nghiệm đường hầm gió và bắn đạn thật

Ở tốc độ siêu thanh, không khí thể hiện các đặc tính phức tạp, đòi hỏi phần mềm kỹ thuật hàng không chuyên dụng để mô phỏng

Tờ Washington Post thông tin Học viện Khí động học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CAAA) đã sử dụng phần mềm mô phỏng của Mỹ để phát triển phương tiện lướt siêu thanh

Vào tháng 8-2021, Trung Quốc sử dụng công nghệ này trong cuộc thử nghiệm phương tiện lướt siêu thanh (HGV) bay vòng quanh địa cầu trước khi đâm vào mục tiêu

Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, mô tả vụ thử là "khoảnh khắc của Sputnik", phản ánh sự bất ngờ trong toàn bộ cơ sở quốc phòng của Mỹ trước vụ thử tên lửa siêu thanh của Trung Quốc

Lợi nhuận công ty vẫn trên hết

Phần mềm của Mỹ cũng hỗ trợ Trung Quốc thiết kế vi mạch cao cấp, cần thiết cho siêu máy tính để chạy mô phỏng vũ khí siêu thanh

Chẳng hạn, phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) là trọng tâm của quá trình thiết kế này, vì nó cho phép các kỹ sư sử dụng những con chip phức tạp với hàng tỉ bóng bán dẫn siêu nhỏ trên các mạch tích hợp

Vào tháng 8-2022, Mỹ cấm xuất khẩu phần mềm EDA qua Trung Quốc

"Siêu máy tính rất quan trọng đối với sự phát triển của vũ khí hiện đại và hệ thống an ninh quốc gia, chẳng hạn như vũ khí hạt nhân và vũ khí siêu thanh", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một thông cáo báo chí

Bất chấp những tiết lộ gần đây, Trung Quốc rõ ràng đã sử dụng phần mềm của Mỹ để mô phỏng các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh

Ví dụ, một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Hàng không Trung Quốc tiết lộ phần mềm do Công ty Ansys có trụ sở tại bang Pennsylvania (Mỹ) cung cấp đã giúp một nhóm nghiên cứu Trung Quốc mô phỏng khí động học của một tên lửa siêu thanh có khả năng hạ gục tất cả các hệ thống phòng không hiện có

Bất chấp những rủi ro an ninh quốc gia rõ ràng đối với Mỹ, động cơ lợi nhuận của doanh nghiệp dường như luôn gắn liền những lo ngại về an ninh

Theo Mao Baofeng - giáo sư tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh, các công ty phần mềm Mỹ không muốn đánh mất thị trường Trung Quốc được đầu tư dồi dào và sinh lời, vốn chỉ đứng sau Mỹ về quy mô
 
Đạo luật "Khoa học và Chip" cho thấy nền kinh tế Mỹ có sự định hướng của chính phủ
Đừng nghĩ Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế tự do. Để củng cố địa vị trong lĩnh vực chế tạo chip, Hoa Kỳ đang thực thi chính sách công nghiệp do chính phủ điều tiết


Công nhân tại nhà máy sản xuất chip của công ty SkyWater Technology ở Bloomington, Minnesota, Mỹ

Thượng viện Mỹ mới đây đã thông qua dự luật "Khoa học và Chip" trị giá 280 tỷ USD nhằm tăng cường sức mạnh công nghệ của Mỹ trong cuộc chạy đua công nghệ với Trung Quốc

Điều nực cười là từ lâu Mỹ đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc cung cấp các khoản trợ cấp đối với các ngành công nghiệp chủ chốt. Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ cũng đang áp dụng biện pháp can thiệp của chính phủ vào ngành công nghiệp để “giành chiến thắng trong thế kỷ 21"

Chính sách mới cho phép chính phủ Hoa Kỳ tài trợ tiền cho các dự án phát triển công nghệ cao, trong đó có 52 tỉ USD sẽ được trợ cấp cho các công ty sản xuất chip

Trong đại dịch, tình trạng thiếu chip toàn cầu đã làm gián đoạn nghiêm trọng ngành công nghiệp hiện đại. Hầu hết các lĩnh vực đều phụ thuộc vào nguồn cung chip ổn định. Tình hình trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi Mỹ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng do Trung Quốc kiểm soát và chip bán dẫn do nước ngoài sản xuất

Sự thiếu hụt chip cũng làm nổi bật rủi ro của việc phụ thuộc vào một vài công ty sản xuất chip nước ngoài để cung cấp sản phẩm cho toàn cầu. Chip được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ tiên tiến hiện nay, bao gồm các thiết bị quân sự từ radar đến máy bay chiến đấu. Điều đó có nghĩa là đây là một sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong cả kinh tế và an ninh quốc gia. Chip là mặt hàng công nghệ quan trọng của thế kỷ 21


Đế bán dẫn, hay còn gọi là tấm wafer dùng để chế tạo chip mạch tích hợp

Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính phủ Mỹ giảm dần can thiệp vào chính sách phát triển công nghiệp, dẫn đến việc các công ty Mỹ không đầu tư sản xuất trong nước, trong khi các quốc gia khác với nhân công rẻ đã trở thành nơi đặt các nhà máy sản xuất. Mặc dù Mỹ là nơi ngành công nghiệp bán dẫn ra đời, nhưng 80% nhà máy sản xuất chip hiện nay lại đang nằm ở châu Á

Trung Quốc đã thực hiện chính sách xoay trục của mình đối với ngành công nghệ vào năm 2017, khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi nước này “trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về đổi mới.” Năm ngoái, ông đã nhấn mạnh trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu rằng “tự lực về khoa học và công nghệ là một trụ cột chiến lược của sự phát triển quốc gia”

Các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với một số công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc cho thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ của Mỹ và sự cấp thiết của các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật mà các công ty Trung Quốc có thể tạo ra

Giờ đây, Bắc Kinh đang đổ tiền vào ngành chế tạo chip. Năm 2020, Hội đồng Nhà nước đã tuyên bố sẽ miễn thuế 10 năm cho các công ty sản xuất chip cao cấp, và chính phủ sẽ cung cấp bảo hiểm cho các nhà cung ứng của họ

Các công ty sản xuất chip của Trung Quốc đã huy động được hàng tỉ USD trong vài năm qua và hiện được định giá cao hơn so với các công ty Đài Loan vốn ra đời từ trước

Mặc dù các công ty bán dẫn Trung Quốc khó có thể nhảy vọt trở thành các công ty hàng đầu trong tương lai gần, nhưng rất có thể họ sẽ trở thành những công ty toàn cầu có tên tuổi trong thập kỷ tới

Chúng ta cũng cần biết hiện nay về cơ bản có 2 loại chip bán dẫn. Chip digital "cao cấp" được sử dụng cho các thiết bị phức tạp như máy tính và điện thoại thông minh. Chip analog "bình dân" được sử dụng cho các ứng dụng ít phức tạp hơn như xe hơi và máy giặt

Hiện tại khoảng 90% chip cao cấp, sản xuất trên tiến trình 5 nanomet, do một công ty Đài Loan là TSMC chế tạo. Trong khi đó, các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa sản xuất được loại chip cao cấp này

Đài Loan tiếp tục tiên phong trong công nghệ sản xuất chip cao cấp, với kế hoạch đưa một con chip tiên tiến hơn với tiến trình 3 nanomet vào sản xuất số lượng lớn trong năm nay


Trụ sở công ty TSMC ở thành phố Hsinchu, Đài Loan

Để Hoa Kỳ giành được vị thế thống trị ngành sản xuất chip từ tay Đài Loan sẽ không hề dễ dàng. Phải mất hơn hai năm để bắt đầu vận hành một nhà máy chế tạo. Việc tạo dựng nguồn tri thức và năng lực công nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian và đầu tư hơn

Khi một nhà sản xuất hàng đầu của Đài Loan thành lập nhà máy đầu tiên tại Hoa Kỳ hơn 25 năm trước, người ta nhanh chóng nhận ra chuyên môn sản xuất của Hoa Kỳ đã bị xói mòn như thế nào sau nhiều thập kỷ sản xuất. Ngay cả với sự hỗ trợ mới nhất của chính phủ Hoa Kỳ, việc đảo ngược xu hướng này sẽ là một thách thức

Mặt khác, việc đối đầu với Đài Loan trong cuộc đua chip cao cấp có thể không cần thiết đối với Trung Quốc đại lục. Nhu cầu đối với các chip analog bình dân có thể cho phép các công ty đại lục tập trung nỗ lực vào việc xây dựng quy mô lớn trong phân khúc thị trường này

Thật vậy, trong khi nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc là SMIC dường như đã thành công trong việc sản xuất chip tiến trình 7 nanomet, thì doanh thu cao kỷ lục năm 2021 vẫn do các loại chip analog "bình dân" đem lại. Nhu cầu về loại chip này vẫn tiếp tục ở mức cao, ví dụ như trong lĩnh vực sản xuất xe điện

Khi Hoa Kỳ quay trở lại thời kỳ chính phủ điều tiết ngành công nghiệp, sự cạnh tranh trên toàn cầu có thể tạo ra những công ty tập trung vào các phân khúc khác nhau, đa dạng hóa sản xuất, khiến ngành công nghiệp sản xuất chip ít tập trung hơn so với hiện nay

Với nhiều công ty hơn có thể sản xuất nhiều loại chip cao cấp và bình dân, người tiêu dùng có thể mong đợi những chiếc điện thoại và PC ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, trong khi không còn phải đợi hàng tháng trời cho một chiếc ô tô mới

Các chiến lược công nghiệp hiện đại đòi hỏi sự tham gia sâu rộng của chính phủ dưới hình thức trợ cấp nghiên cứu và phát triển, xây dựng các chương trình cơ sở hạ tầng như một phần của kế hoạch dài hạn được cấu trúc cẩn thận. Cuộc chiến chip mang tính địa chính trị đang được định hình là một cuộc chiến đáng để chúng ta theo dõi
 
Trung Quốc mất vị thế trước Apple
Vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple đang ngày càng giảm sút khi tập đoàn tìm đến Việt Nam, Ấn Độ như một giải pháp thay thế

KCTWLDIDJZKA7GT45Z4P6U2MEE.jpg

Apple muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Theo khảo sát mới nhất của Reuters, Apple đang dần bớt phụ thuộc vào chuỗi sản xuất ở Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Nguyên nhân chính đến từ những rủi ro ngày càng tăng cao, đặc biệt là sau cuộc biểu tình của nhân viên nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu

Cụ thể, dữ liệu được Reuters thu thập đã chỉ ra vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple đang ngày càng giảm sút

Trong giai đoạn năm 2015-2019, quốc gia tỷ dân là công xưởng iPhone hàng đầu thế giới, chiếm 44-47% tổng số nhà máy sản xuất của Apple trên toàn cầu. Nhưng con số này đã giảm xuống còn 41% vào năm 2020 và chỉ 36% vào năm 2021

Trong giai đoạn này, tập đoàn công nghệ và các đối tác đã đầu tư vào các quốc gia bên ngoài Trung Quốc như Ấn Độ, Việt Nam và đẩy mạnh thu mua nhà máy ở Đài Loan, Mỹ để định hình lại cấu trúc chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Táo khuyết vẫn chưa thể thoát khỏi mà phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều năm tới

550bd80f779fa74af838b532f312d5361f71905a.jpg

Chuỗi cung ứng của Apple đang có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia khác bên ngoài Trung Quốc

“Chuỗi cung ứng Trung Quốc không thể chỉ biến mất sau một đêm”, Giáo sư Eli Friedman tại đại học Cornell (Mỹ) nhận định. Theo ông, tập đoàn không thể chuyển dịch hoàn toàn chuỗi cung ứng ở thời điểm hiện tại

Đồng tình với quan điểm này là Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint Research. “Tuy nhiên, khoảng 70% linh kiện để sản xuất có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì vậy sự phụ thuộc của Apple vào nền kinh tế số 2 thế giới khó có thể thay đổi trong thời gian sớm”, ông Lam nhận định

Theo Reuters, từ trước đến nay Apple luôn phụ thuộc vào chuỗi sản xuất ở Trung Quốc khi 70% iPhone được sản xuất tại đây. Tuy nhiên chiến lược này gần đây đã thay đổi vì nhiều rủi ro khác nhau như quy định giãn cách Covid-19 hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Do đó đối tác Foxconn của tập đoàn đã và đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển hướng sang Ấn Độ. Tập đoàn gia công linh kiện có kế hoạch nâng số công nhân tại nhà máy iPhone ở Ấn Độ lên gấp 4 lần chỉ trong vòng 2 năm

Các nhà phân tích của J.P.Morgan ước tính Apple sẽ có thể chuyển dịch thành công 5% sản lượng iPhone 14 đến Ấn Độ vào cuối năm nay. Tập đoàn còn đặt mục tiêu sẽ chuyển 25% hoạt động sản xuất toàn bộ sản phẩm bao gồm MacBook, iPad, Apple Watch và AirPods sang Ấn Độ đến năm 2025

Tuy nhiên, dữ liệu từ các đối tác cung ứng vào năm 2021 lại cho thấy vẫn chưa có quốc gia nào có đủ tiềm lực để thay thế hoặc bù vào phần sản lượng bị thâm hụt nếu Apple rời khỏi Trung Quốc

Trong đó, Mỹ là nước có tốc độ tăng trưởng số lượng cơ sở sản xuất nhanh nhất, tăng từ 7,2% lên 10,7% trong giai đoạn 2019-2021. Theo sau là Đài Loan tăng từ 6,7% lên 9,5%. Việt Nam cũng không hề thua kém khi đóng góp đến 3,7% vào chuỗi cung ứng của Apple trong khi Ấn Độ chỉ chiếm 1,5%

"Việt Nam và Ấn Độ không thể trở thành Trung Quốc. Họ không có quy mô nhân lực khổng lồ, chất lượng cao, đảm bảo thời gian và cơ sở sản xuất như Trung Quốc", giáo sư Friedman nhận định

Do đó, Apple càng muốn rời khỏi Trung Quốc, những vấn đề tại đây lại càng phát sinh ra nhiều hơn. Mới đây những biến động tại nhà máy Foxconn đã khiến sản lượng iPhone Pro của Apple giảm gần 6 triệu chiếc trong năm 2022, theo dự đoán của Bloomberg

Cuộc bạo loạn ở nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới đã dấy lên quan ngại của các nhà đầu tư, đặc biệt là những người quan tâm đến quyền con người và mục tiêu sản xuất iPhone

"Tình trạng này chứng tỏ rằng tất cả doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là Apple, đang bị phụ thuộc và chịu quá nhiều hạn chế trong chuỗi cung ứng ở Trung Quốc do đại dịch Covid-19", bà Anshel Sag của Moor Insights & Strategy nhận định
 
Top