What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Ông Bùi Kiến Thành

LOBBY.VN

Administrator
Một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là mục tiêu của nước Mỹ
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là một mục tiêu của Mỹ, khi quốc gia này đang nỗ lực gây dựng lại nội lực và "thoát Trung" trong chuỗi cung ứng - sản xuất

bui-kien-thanh-quan-he-viet-my-vnf.webp

Ông Bùi Kiến Thành

Ông Bùi Kiến Thành là một nhân vật đặc biệt của lịch sử, khi là một trong những người Việt đầu tiên được đào tạo bài bản về tài chính tại Mỹ (Đại học Columbia)

Dưới chế độ cũ, ông là đại diện Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tại New York (Mỹ) khi mới 25 tuổi và là chính khách trẻ nhất ra vào dinh Gia Long.

Sau khi đất nước thống nhất, ông Bùi Kiến Thành tham gia tư vấn về nhiều chính sách kinh tế - xã hội cho Chính phủ Việt Nam qua ba đời thủ tướng là Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng

Nhân dịp kỉ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Kiến Thành

- Thưa ông, Việt - Mỹ hiện đã là đối tác toàn diện của nhau. Vậy, ông đánh giá về triển vọng phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới như thế nào ?

Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Triển vọng là rất lớn nhưng lớn đến đâu thì tùy thuộc vào nhận định và quyết tâm của Việt Nam

Thứ nhất, về địa chính trị, Việt Nam là trung tâm không những của Đông Nam Á mà của cả vùng Bắc Á và Nam Á, từ Nhật Bản phía Bắc đến Ấn Độ phíá Nam, một cộng đồng chiếm hơn nửa dân số và trên 50% GDP của thế giới. Gần 50% hàng hóa thế giới luân chuyển qua Biển Đông theo hai chiều Đông Tây và Nam Bắc

Về tiềm năng, Việt Nam là một quốc gia duyên hải, với vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) có vị trí như là điểm xuất phát ra đại dương và sẽ là trung tâm kinh tế tài chính quốc tế còn lớn hơn cả Singapore trong thế kỷ 21-22

Thứ hai, về lịch sử và văn hóa, Việt Nam là bạn với tất cả quốc gia trên thế giới, không có thù địch với bất kỳ chế độ nào. Ngày 7/6/2019, Việt Nam được 192/193 phiếu của các thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an - một đa số chưa có tiền lệ. Trong một thế giới sôi động về tranh chấp giáo phái, chủng tộc, khủng bố, Việt Nam là một đất nước an bình

Thứ ba, Việt Nam là thành viên của hơn mười hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó nổi tiếng nhất là CPTPP và EVFTA, chưa kể các hiệp định song phương khác

Với các vị thế trên và một dân số tương đối trẻ, có trình độ văn hóa cao, có khả năng tiếp thu khoa học - công nghệ -kĩ thuật nhanh, Việt Nam là một trong các đối tác tiềm năng hàng đầu đối với Mỹ cũng như đối với các quốc gia khác trong khu vực

Tất cả vấn đề là môi trường phát triển, quyết tâm cải cách thể chế, bộ máy hành chính, tiến lên một nhà nước pháp quyền, quản lý minh bạch và khoa học của Việt Nam

- Theo nhãn quan của ông, quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh mới có gặp phải thách thức nào đáng kể không ?

Thách thức đáng kể nhất vẫn là ở ta, đó là làm sao phát huy nội lực, nhanh chóng tiếp thu khoa học kĩ thuật từ bên ngoài nhưng không quá lệ thuộc vào yếu tố nước ngoài, vì lệ thuộc sẽ dẫn tới nguy cơ mất chủ quyền, làm nô lệ kinh tế - tài chính cho các cường quốc và các tập đoàn kinh tế tài chính đa quốc gia

- So với 25 năm trước, ông nhận thấy "cái nhìn" của Mỹ về Việt Nam có sự đổi khác như thế nào ?

So với 25 năm hay 50 năm trước, đối với Mỹ, Việt Nam không còn là một bàn đạp trong cuộc chiến ý thức hệ nữa

Cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới đã đổi thay, hệ trọng không chỉ là lấn chiếm lãnh thổ, chạy đua vũ trang mà là chiếm thế thượng phong về phát triển kinh tế, tài chính, ngoại thương

Do đó, một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là một mục tiêu của Mỹ, khi quốc gia này đang nỗ lực gây dựng lại nội lực và "thoát Trung" trong chuỗi cung ứng - sản xuất

- Việt Nam đứng giữa trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh hai đại cường này đối đầu nhau, Việt Nam nên ứng xử như thế nào ?

Chính sách của Việt Nam là làm bạn với tất cả, không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào để đối đầu với một quốc gia nào khác. Mục đích của Việt Nam luôn hướng tới là bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế

Đối với Mỹ cũng vậy và đối với Trung Quốc cũng vậy, Việt Nam không đứng về một bên để đối đầu với bên kia. Viêt Nam cũng không hy sinh sự an toàn của mình để xen vào bất cứ một tranh chấp nào giữa các cường quốc

Trên thực tế, Việt Nam đã vận dụng luật pháp quốc tế, như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) cùng những nghị quyết của ASEAN để giải quyết các xung đột trên Biển Đông. Lực lương của Mỹ chỉ có giá trị tượng trưng và sẽ không bao giờ được Việt Nam sử dụng để đối đầu với Trung Quốc

- Ông có khuyến nghị gì với Chính phủ trong việc quan hệ với Mỹ ?

Đối với Mỹ cũng như đối với bất kỳ đối tác nào, Việt Nam luôn tìm cơ hội hợp tác, nhưng vẫn phải cẩn trọng trong quan hệ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, không để bị đẩy vào thế bất lợi, hủy hoại môi trường, suy yếu chủ quyền

Quan hệ đối tác phải được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau. Xuất phát là một nước kém phát triển đối đầu với một cường quốc kinh tế, tài chính lớn, Việt Nam cần phải nghiên cứu ưu thế tương đối của mình và không để bị dồn vào thế bất lợi trong thương thảo hợp tác

Một điểm yếu hiện nay của Việt Nam là thể chế chưa được hoàn chỉnh, hệ thống quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là bộ máy còn cồng kềnh, chưa hiệu quả, tham nhũng, tiêu cực còn chưa làm sạch được

Trong khi đó, luật pháp của Mỹ lại không chấp nhận bất cứ một hành động tiêu cực nào trong quản lý kinh doanh. Các nhà quản lý doanh nghiệp Mỹ đều phải thận trọng trong hành vi, vì tham nhũng, đưa hội lộ là một tội danh hình sự. Các doanh nghiệp Mỹ không thể hợp tác phát triển kinh doanh với Việt Nam nếu nạn hối lộ, nạn chi phí “không chính thức” không được diệt trừ triệt để

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ái Châu Tử
 
Tầm nhìn Vịnh Vân Phong
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, hầu hết các trung tâm thương mại tài chính lớn đều hình thành từ một thành phố cảng, ví dụ như London, New York, San Francisco, Tokyo, Shanghai, Sidney v.v…

Vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), cách Nha Trang 70km về hướng Bắc, là điểm cực Đông của lãnh thổ Việt Nam, và gần nhất với các trục giao thông hàng hải quốc tế. Đây là một vịnh có đê chắn sóng thiên nhiên dài hơn 20km, diện tích mặt nước rộng 43.544 ha, gấp 3 lần vịnh Cam Ranh. Với mức nước sâu từ 20m đến 40m, vịnh Vân Phong là địa điểm đặc biệt có độ nước sâu vượt hơn các cảng quốc tế hiện nay (ví dụ như Yokohama là 16m, kênh đào Suez là 18,9m, eo biển Malacca/Singapore là 21,2m). Nếu được đầu tư trở thành một cảng trung chuyển quốc tế, Vân Phong có thể tiếp nhận tất cả các loại tàu lớn hiện nay và trong tương lai, kể cả các tàu container siêu lớn, tàu khu trục, tàu sân bay, và tàu chở dầu trên 500.000 tấn

a14-1653294531199-1655976241200.jpeg

Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) nhìn từ trên cao

Nhiều dịp trò chuyện với các chuyên gia, trong đó có TS Chu Quang Thứ - Nguyên Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tôi được biết xây dựng Vân Phong trở cảng trung chuyển quốc tế là ước mơ cháy bỏng lâu nay của ngành Hàng hải và các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Trong góc nhìn của tôi, khi Vân Phong phát huy hết tiềm năng của mình, thành phố cảng Vân Phong sẽ là trung tâm tài chính - kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Tất nhiên điều này cần được nhìn về tương lai hàng chục năm với cách làm đột phá và các bước chuẩn bị bài bản. Điều đáng tiếc là đến nay tiềm năng của Vân Phong với tư cách là một tuyến nước sâu hiếm có, vẫn chưa được "đánh thức" đầy đủ

Từ những năm đầu thập niên 2000 đến nay, đã có nhiều nỗ lực của các bên, nhiều văn bản liên quan đến Vịnh Vân Phong được ban hành, song cái đích cảng trung chuyển quốc tế vẫn còn rất xa

Có thể kể đến như quyết định số 92 từ năm 2006 của Thủ tướng, về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh Tế Vân Phong; nêu rõ mục tiêu đưa Vân Phong trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo… Vào năm 2007, dự án Cảng Vân Phong đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư với diện tích 750 ha, gồm 37 bến, chiều dài toàn bến khoảng hơn 12.500m, công suất thiết kế khoảng 17,5 triệu TEU/năm, tổng mức đầu tư 3,6 tỷ USD. Công trình này được kỳ vọng là cảng trung chuyển nước sâu có thứ hạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án triển khai từ năm 2009, tuy nhiên sau đó đã phải tạm dừng vì nhiều lý do, bao gồm cả ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Với cá nhân tôi, từ năm 2003 đã nỗ lực cùng các bên tổ chức cuộc họp giữa Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty tư vấn KHM (Mỹ) và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, để giới thiệu dự án và kêu gọi phía Mỹ đầu tư, hỗ trợ thực hiện nghiên cứu khả thi. Cũng trong năm đó, chúng tôi đã tổ chức đưa một phái đoàn do Đại sứ Mỹ dẫn đầu đến Nha Trang làm việc với Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Phía Đại sứ Mỹ tỏ ra rất quan tâm đến tiềm năng của vịnh Vân Phong và đề nghị mời một phái đoàn của Việt Nam qua Mỹ tham quan hệ thống cảng quốc tế của Mỹ, đặc biệt là cảng Oakland, một cảng hỗn hợp dân sự và hải quân Mỹ tại tiểu bang California. Nhưng sau đó các cơ quan không nhất trí được thành phần đoàn đi tham quan, rồi công việc dần bị lãng quên…

Gần 20 năm đã trôi qua, nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhưng tôi vẫn tin tưởng về tương lai của Khu kinh tế Vân Phong và tiềm năng cảng nước sâu tại đây. Nếu chúng ta thực sự "đánh thức" được khu vực này thì triển vọng hợp tác với các đối tác quốc tế là rất lớn - Vân Phong sẽ trở thành một "Singapore" thời đại mới nếu phát triển hết tiềm năng

Quốc hội mới đây đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó dành một điều về phát triển Khu kinh tế Vân Phong, bao gồm: Danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư; điều kiện với nhà đầu tư chiến lược… Hai tháng trước, ngày 13/4/2022, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Vân Phong được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực…, với kinh tế biển là nền tảng "có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistic"…

Có thể kể thêm, quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh ưu tiên phát triển các khu bến cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), đã đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong nhằm khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của khu vực này

Như vậy, yêu cầu "đánh thức" tiềm năng của vịnh Vân Phong vẫn đang được đặt ra và theo tôi, đang ngày càng trở nên cấp bách hơn bởi bối cảnh kinh tế thế giới xoay chuyển rất nhanh. Chúng ta cần xác định "tầm nhìn Vân Phong" là đô thị hiện đại, một thành phố cảng quốc tế, qua đó xác định các bước đi bền vững. Bước đầu tiên là thực hiện quy hoạch tổng thể và báo cáo tác động môi trường. Tiếp theo mới là quy hoạch chi tiết cho cảng trung chuyển, và giai đoạn khởi động

Với tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ này và giai đoạn tiếp theo, cùng các bước đi đúng, chắc chắn Vân Phong sẽ chuyển mình và cất cánh
 
Top