What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

China Silicon Valley

LOBBY.VN

Administrator
China Silicon Valley
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã tiết lộ một kế hoạch sâu rộng để liên kết Hồng Kông và Ma Cao với các thành phố ở miền Nam Trung Quốc để tạo ra Khu vực Vịnh Lớn (Greater Bay), nhằm biến nó thành một siêu đô thị công nghệ cao để cạnh tranh với Thung lũng Silicon California

Kế hoạch do Tân Hoa Xã công bố vào cuối ngày 18.2, cho biết chính phủ sẽ tìm cách biến khu vực này thành một trung tâm đổi mới toàn cầu hàng đầu, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giữa các thành phố, tăng cường vai trò của Hồng Kông như một trung tâm tài chính, vận tải và thương mại quốc tế cũng như trung tâm kinh doanh Nhân dân tệ ở nước ngoài

Khu vực - với hơn 67 triệu cư dân - sẽ tự hào về nền kinh tế nghìn tỉ USD và vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới, HSBC nhận định

Trong bản kế hoạch có đoạn "khu vực Vịnh lớn đang bị trở ngại bởi sự khác biệt về hệ thống xã hội, pháp lý và hải quan, điều đã cản trở dòng tài nguyên tự do". Một kế hoạch chi tiết toàn diện có thể "thêm động lực mới vào sự phát triển của Hồng Kông và Ma Cao" và giúp xây dựng một "cụm thành phố đẳng cấp thế giới"

Kế hoạch này gây ra lo ngại tại Hồng Kông rằng hội nhập hơn nữa sẽ làm xói mòn quyền tự trị, cho phép thành phố duy trì các hệ thống pháp lý, tiền tệ và chính trị tách biệt với Trung Quốc

Trung Quốc đã chi hàng tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng liên kết các thành phố, và kế hoạch hiện đang vạch ra một chiến lược cho khu vực kéo dài đến năm 2035

Vào năm ngoái, chủ tịch Tập Cận Bình năm ngoái đã khánh thành cây cầu trị giá 15 tỷ USD, dài 55 km, và cầu vượt biển dài nhất thế giới, nối Hồng Kông với Ma Cao và thành phố Chu Hải

Theo kế hoạch chi tiết, các thành phố lớn của Khu vực Vịnh Lớn sẽ trở thành trung tâm cho các lĩnh vực khác nhau

800x-1.jpg

Cây cầu nối Hong Kong-Macau-Chu Hải

Hồng Kông sẽ tập trung vào tài chính quốc tế, vận tải và thương mại. Macau sẽ là một thành phố du lịch quốc tế và là nền tảng giao thương với các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha như Brazil. Quảng Châu sẽ đóng vai trò là trung tâm hành chính trong khi Thâm Quyến, sẽ mở rộng vai trò là một khu kinh tế đặc biệt và trung tâm công nghệ

Chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng và công ty bảo hiểm của Hồng Kông và Ma Cao trong việc thành lập các đơn vị của mình ở một số thành phố bao gồm Thâm Quyến và Quảng Châu, theo tài liệu. Trung Quốc cũng sẽ nghiên cứu thiết lập một thị trường chứng khoán bằng đồng Nhân dân tệ ở Macau

Dưới đây là một số chi tiết khác trong kế hoạch

• Hồng Kông sẽ thiết lập một nền tảng tài chính và đầu tư cho Sáng kiến Vành đai và Con đường

• Quảng Châu sẽ xây dựng một trung tâm thương mại khu vực về vốn cổ phần tư nhân, quyền tài sản và hàng hóa; một sàn giao dịch tương lai với lượng khí thải carbon là sản phẩm đầu tiên

• Chính phủ sẽ hỗ trợ Macau trở thành trung tâm thanh toán bù trừ Nhân dân tệ cho các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha

• Các doanh nghiệp trong Khu vực Vịnh lớn có thể phát hành trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới

• Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới sẽ được khuyến khích và đầu tư xuyên biên giới của người dân và các tổ chức tài chính sẽ được mở rộng để bao gồm nhiều sản phẩm tài chính hơn

Mạnh Đức
 
Last edited:
Đại gia bất động sản đua nhau làm công nghệ
Khi thị trường nhà ở bắt đầu đi xuống, các doanh nghiệp bất động sản lớn tại Trung Quốc đang dịch chuyển đầu tư sang công nghệ để nhận được ưu đãi của chính phủ, theo SCMP

Các công ty bất động sản ở Trung Quốc ngày càng khó làm giàu, theo South China Morning Post (SCMP). 20 trong số 24 doanh nghiệp bất động sản theo dõi bởi JPMorgan Chase đã không đạt doanh số dự kiến năm 2018

Lợi nhuận của họ vẫn tăng và bất động sản vẫn là một trong những khu vực quan trọng nhất của kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu nhìn dài hạn, lợi nhuận và quan trọng hơn là sự hỗ trợ của chính phủ với họ giảm dần

Để giữ vững vị trí “ông trùm” của nền kinh tế, các công ty này nhanh chóng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và đón đầu lĩnh vực đang được Chính phủ Trung Quốc ưu đãi: công nghệ. Họ đầu tư vào robot, xe điện và trí tuệ nhân tạo (AI)

BDS_TQ_1_2.jpg

Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn Trung Quốc chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ

“Thành công hay thất bại không thành vấn đề. Ở giai đoạn này, chuyện quan trọng nhất là những mảng kinh doanh mới sẽ giúp cho vị thế của họ. Bất động sản rõ ràng không còn là “đứa con cưng” của chính phủ Trung Quốc hiện tại”, Lung Siu-fung, nhà phân tích tại công ty tài chính CMSI nói

Một dấu hiệu rõ ràng của sự dịch chuyển này là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã đổi tên từ “Bất động sản Longfor” sang “Tập đoàn Longfor”

Longfor nói rằng thương hiệu mới của công ty gắn nhiều hơn với chiến lược kinh doanh dài hạn của mình và một trong những số đó là “đổi mới liên tục”.“Không dễ để đàm phán với chính phủ nếu hiện tại bạn chỉ là một công ty bất động sản đơn thuần”, CEO Longfor, Shao Mingxiao, chia với SCMP gần đây

Thời kỳ huy hoàng của bất động sản đã qua


Bất động sản Trung Quốc có một năm 2018 thắng lớn khi doanh thu tăng 14,7% và đạt kỷ lục 1.800 tỷ USD, gấp 7 lần tại Mỹ

Nhưng những ngày vui của ngành bất động sản tại Trung Quốc đang dần đi đến hồi kết. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong gần 3 thập kỷ qua đang khiến nhà đầu tư và những người có nhu cầu nhà ở trì hoãn việc mua nhà

Thành công hay thất bại không thành vấn đề. Ở giai đoạn này, chuyện quan trọng nhất là những mảng kinh doanh mới sẽ giúp cho vị thế của họ

Lung Siu-fung, nhà phân tích tại công ty tài chính CMSI

Theo dự báo của ngân hàng JPMorgan Chase, doanh số của toàn thị trường bất động sản Trung Quốc theo diện tích có thể giảm 3,4% trong năm nay và tiếp tục giảm thêm 1,5% vào năm 2020

Những dấu hiệu cảnh báo sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc cũng đã xuất hiện ngay trước mắt. 20 trên số 24 công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc theo giá trị vốn hóa không đạt được mục tiêu doanh thu trong năm 2018

BDT_TQ_2.jpg

Người Trung Quốc xưa có câu “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”. Đại ý là sự vật phát triển tới một lúc sẽ đạt cực hạn thì ắt phải thay đổi, thay đổi được mới vượt qua được, vượt qua được mới tồn tại lâu được. Và các công ty bất động sản Trung Quốc đang thích ứng với hoàn cảnh bằng cách thay đổi chính mình

Country Garden Holdings, doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc về doanh thu, tuyên bố sẽ trở thành một tập đoàn công nghệ cao. Country Garden đang rót 10,2 tỷ USD vào lĩnh vực robot với tuyên bố lĩnh vực này sẽ giúp tập đoàn tiết kiệm một khoản chi phí khổng lồ trong tương lai

Một ví dụ khác là Evergrande, một trong ba công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đang đầu tư vào xe điện

Nhưng chắc chắn những khoản đầu tư thử nghiệm đầu tiên có thể mang lại những thất bại đau đớn

Sun Hongbin, Chủ tịch Sunac China Holdings, công ty bất động sản xếp thứ tư về doanh số tại Trung Quốc đại lục, cho biết khoản đầu tư 2,8 tỷ USD vào nền tảng phát video trực tuyến Leshi đã thất bại. Nhưng ông Sun vẫn khẳng định sẽ tìm cách mở rộng lĩnh vực kinh doanh

“Nếu không chịu đựng thất bại và cảm thấy đau, ngay cả người thông minh nhất cũng không thể phát triển”, ông Sun tuyên bố trong một cuộc họp báo vào năm ngoái

BDS_TQ_3.jpg

5 công ty bất động sản dẫn đầu Trung Quốc về giá trị vốn hóa đều không hoàn thành mục tiêu doanh thu năm 2018

Những con robot xây nhà


Việc chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao của các ông lớn bất động sản Trung Quốc đưa ra giữa lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy mạnh hiện thực hóa tham vọng “Made in China 2025”, kế hoạch sẽ biến Trung Quốc thành một cường quốc đổi mới

“Sự tự quyết và đổi mới là những thứ không thể tránh được nếu muốn vươn lên vị trí của một quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ”, ông Tập Cận Bình phát biểu tại một sự kiện hồi tháng 5/2018

Giờ đây lời nói của ông Tập Cận Bình lại vang vọng trong những bài phát biểu của các doanh nhân, tỷ phú bất động sản

Hôm 22/1, trong buổi tiệc thường niên của Country Garden, nhà sáng lập và chủ tịch công ty, ông Yeung Kwok-keung, khẳng định robot, nông nghiệp thông minh cùng với bất động sản sẽ là ba lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn này

“Chúng ta đang mở đường để trở thành một công ty công nghệ cao. Chúng ta sẽ nắm lấy kỷ nguyên robot xây nhà. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Chúng ta sẽ làm được điều này và nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh trong tương lai”, ông Yeung nói

Nhà hàng sử dụng robot đầu tiên của Country Garden tại Phật Sơn, Quảng Đông sẽ mở cửa sau Tết âm lịch còn robot xây dựng đầu tiên dự kiến bắt đầu tham gia xây nhà ngay vào quý II năm nay

Trong khi đó, bên cạnh xe điện, Evergande cũng có kế hoạch chi tiết đầu tư 16,1 triệu USD cho việc chuyển sang các lĩnh vực ông nghệ cao như khoa học đời sống, khoa học lượng tử, hàng không, năng lượng, AI và nông nghiệp hiện đại

Greenland Holdings, công ty đứng thứ sáu trong ngành bất động sản Trung Quốc về doanh thu 2013 cũng đã đầu tư 44 triệu USD vào công ty công nghệ AI DeepBlue

Và China Vanke, công ty nằm trong nhóm 3 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc, cũng bắt đầu tham gia liên doanh với nhiều công ty công nghệ lớn như Microsoft, startup về AI SenseTime, nhà sản xuất xe điện Nio. Với riêng Microsoft, China Vanke đang muốn hợp tác phát triển các dự án nhà thông minh

Tại Hội nghị Thế giới về AI năm 2018, CEO China Vanke, ông Yu Liang, tuyên bố công nghệ sẽ trở thành động lực mới của công ty này vào năm 2024. Yu Liang hy vọng AI, dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IOT) và điện toán đám mây có thể giúp China Vanke xây dựng nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình

Quan hệ tốt với chính phủ là điều sống còn


Tuy nhiên, chắc chắn những đại gia bất động sản Trung Quốc sẽ không bỏ rơi mảng kinh doanh truyền thống vốn được ví như “con bò sữa” của mình

“Việc đầu tư vào robot không phải là một sự đa dạng hóa mà là cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bất động sản”, Mo Bin, CEO Country Garden chia sẻ với SCMP. “Chúng tôi sẽ không từ bỏ bất động sản. Đó là lĩnh vực kinh doanh chính của chúng tôi. Nếu không còn phát triển nhà ở, những khoản đầu tư vào AI, robot sẽ trở nên vô nghĩa”

Trong ngắn hạn, chắc chắn bất động sản vẫn là chiếc “máy in tiền” quan trọng nhất

Alan Jin, chuyên gia phân tích bất động sản tại ngân hàng Mizuho

Vị CEO này cho biết việc kiểm soát chi phí là lý do hàng đầu khiến công ty chuyển sang đầu tư robot xây dựng. “Nếu đầu tư 30 tỷ USDvào robot, chúng tôi sẽ tiết kiệm được 5% trong tổng số 89 tỷ USDchi phí xây dựng công trình. Đó là một khoản lợi khổng lồ” - ông Mo cho hay

Cheng Guangyu, phó chủ tịch Country Garden, thì cho rằng robot có hiệu suất công việc cao hơn con người với các công việc lặp đi lặp lại. Country Garden đã thử nghiệm những con robot có thể nấu ăn và làm các công việc xây dựng

“Xây nhà trong tương lai sẽ giống như làm xe hơi khi hầu hết quy trình có thể hoàn thành bằng máy móc tự động hóa. Tất cả công ty bất động sản đều đang có tốc độ xây dựng tương đương nhau. Những dịch vụ cộng thêm sẽ làm một công ty trở nên khác biệt trên thị trường”, ông Cheng nói

Nhưng Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty tài chính JD Finance, khẳng định các doanh nghiệp bất động sản hiểu rằng việc mở rộng sang những lĩnh vực mà Bắc Kinh đang chú trọng sẽ giúp ích nhiều cho các dự án bất động sản của họ. Đây mới là lý do quan trọng nhất

“Một mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền là điều cực kỳ cần thiết với mọi công ty bất động sản”, ông Shen đánh giá. “Nếu đầu tư vào những lĩnh vực chính phủ khuyến khích, bạn có thể kỳ vọng sẽ nhận được ưu đãi từ các cơ quan chức năng. Ví dụ, khi đó việc xin phép bán nhà trước khi xây xong sẽ dễ dàng hơn, qua đó tiết kiệm được chi phí tài chính"

Nếu đầu tư vào những lĩnh vực chính phủ khuyến khích, bạn có thể kỳ vọng sẽ nhận được ưu đãi từ các cơ quan chức năng

Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty tài chính JD Finance

Alan Jin, chuyên gia phân tích bất động sản tại ngân hàng Mizuho, nhận định giai đoạn các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc sắp trải qua sẽ có nhiều lo lắng lẫn hy vọng

“Bạn sẽ chứng kiến ngày càng nhiều công ty bất động sản đi theo con đường công nghệ như những đại gia trong ngành này dù chẳng ai biết những hoạt động kinh doanh mới có thể sinh lời hay không. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chắc chắn bất động sản vẫn là chiếc “máy in tiền” quan trọng nhất”, ông Jin nói

Ngay cả tập đoàn Wanda, một trong những đế chế kinh doanh lớn nhất Trung Quốc, cũng đang phải học cách làm thế nào để mở rộng hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về đất nước. Wanda đã phải từ bỏ kế hoạch đổ 9,3 tỷ USD vào lĩnh vực du lịch và khách sạn sau khi Bắc Kinh để mắt đến những khoản mua sắm khổng lồ bên ngoài biên giới Trung Quốc của doanh nghiệp này

Mới vài năm trước, chủ tịch của Wanda, Wang Jianlin còn nói rằng ông ta muốn vượt mặt công viên Disneyland ở Thượng Hải bằng một loạt công viên giải trí xa hoa của riêng mình. Nhưng giờ đây, sau khi bán bớt tài sản và vượt qua sự giám sát của cơ quan chức năng, ông Wang đang cho xây dựng một công viên trị giá 1,74 tỷ USD tái hiện lại những ngày sơ khai của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những năm 1930 ở thị trấn Diên An, tỉnh Thiểm Tây

“Ngành công nghiệp này đã nhìn thấy giới hạn của mình”, Danielle Wang, nhà phân tích thị trường bất động sản Trung Quốc tại công ty chứng khoán DBS Vickers, đưa ra quan điểm. “Kỷ nguyên tăng tưởng mạnh mẽ đã qua và giờ đây sự mở rộng của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc sẽ chậm lại. Họ cần những động lực mới để tăng trưởng trong tương lai”

SCMP
 
Văn hóa “996”
Văn hoá “996” phổ biến tại các tập đoàn công nghệ (IT) lớn của Trung Quốc yêu cầu nhân viên phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần đang tạo áp lực lớn trong cuộc sống của người lao động

Làm việc quá số giờ quy định từ lâu đã trở thành quy tắc “bất thành văn” tại Trung Quốc, đặc biệt là trong các tập đoàn công nghệ. Đây được coi là cách thể hiện sự trung thành và cống hiến của nhân viên trong công việc

Văn hóa “khét tiếng”

Giới công nghệ Bắc Kinh vẫn hay sử dụng thuật ngữ “996” - làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần để miêu tả lịch trình khốc liệt cũng như văn hóa làm việc của các nhân viên làm trong ngành IT của Trung Quốc. Việc người lao động Trung Quốc tại công ty khởi nghiệp công nghệ thường xuyên phải làm thêm giờ và hy sinh lợi ích cá nhân đang dần trở nên khá phổ biến tại quốc gia đông dân này


Làm việc quá số giờ quy định từ lâu đã trở thành quy tắc “bất thành văn” tại Trung Quốc, đặc biệt là trong các tập đoàn công nghệ

Tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kêu gọi đầu tư và bùng nổ công nghệ tại Trung Quốc, khiến việc sa thải và cắt giảm nhân lực ngày càng lan rộng trong ngành công nghiệp này. Báo cáo về thị trường việc làm của Zhaopin – một trong những website nghề nghiệp lớn nhất Trung Quốc cho thấy, mức độ cạnh tranh của các vị trí tuyển dụng đang ngày càng khắc nghiệt hơn khi tỷ lệ ứng viên cao gấp 32 lần số vị trí việc làm

Theo các chuyên gia xã hội học, sự khốc liệt của thị trường việc làm đã tác động không chỉ nhận thức của những người quản lý mà còn của người lao động. Trong khi các doanh nhân Trung Quốc tin rằng thành công phụ thuộc vào thời gian làm ngoài giờ và sự hy sinh của nhân viên, các kỹ sư IT cũng ngầm hiểu rằng họ cần phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để không bị mất việc

Giờ đây, thói quen làm việc đến 10 giờ tối đang được coi là chuẩn mực mới và giờ tan ca của Trung Quốc hiện nay là 10 giờ tối, thay vì 6 giờ chiều như trước kia

Keith Ding, nhân viên công nghệ tại Thâm Quyến cho biết, 10 giờ tối là khoảng thời gian khó gọi taxi nhất vì rất nhiều người cũng tan ca để về nhà. “Văn hóa 996 khiến nhiều nhân viên không dám rời đi khi trưởng nhóm vẫn đang làm việc. Nhiều thành viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc khổng lồ. Bạn sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn nếu không làm thêm giờ hoặc vào cuối tuần”, Keith Ding tâm sự

Một cuộc tranh luận gay gắt về việc làm thêm giờ đã nổ ra trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc sau khi Zhu Ning - Người sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Thương mại điện tử Youzan, kêu gọi tất cả nhân viên thuộc nằm lòng văn hóa làm việc “996”. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chững lại, Youzan vẫn yêu cầu các nhân viên làm việc tốt hơn và cống hiến nhiều hơn

Trong một tuyên bố, Giám đốc Zhu Ning khẳng định: “Áp lực làm việc tại Youzan là rất lớn. Nhân viên tập đoàn đã coi việc làm thêm giờ như một thói quen, và rất nhiều người trong số họ không thể phân biệt được ranh giới giữa công việc và cuộc sống”

Mặt trái của 996

Các chuyên gia công nghệ nhận định, đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, văn hóa làm việc “996” là điều không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường công nghệ, các công ty khởi nghiệp luôn phải nỗ lực để tung ra sản phẩm mới nhanh nhất nếu không muốn mất đi cơ hội “vàng” khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Tuy nhiên, việc bị bóp nghẹt bởi văn hóa làm việc kinh khủng đã khiến các nhân viên IT Trung Quốc cảm thấy ngột ngạt. Nhiều người đã “bừng tỉnh” và nhận ra họ cần sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc và vì sức khỏe của chính mình. Phát ngôn viên của trang thương mại điện tử JD.com cho biết: “Bên cạnh niềm tin rằng những nỗ lực cống hiến và làm việc chăm chỉ sẽ mang lại thành quả xứng đáng, chúng ta còn cần chú trọng đến sức khoẻ và hiệu quả công việc”

Nhận thức về văn hóa làm việc “996” tại Trung Quốc đã thay đổi kể từ khi người dùng tên gọi “996icu” có bài viết phê phán văn hóa này đồng nghĩa với việc nhân viên bán sức khoẻ để kiếm tiền. Bài viết đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các kỹ sư và nhân viên IT với hơn 30.000 lượt thích trên nền tảng Github

Người này cũng đồng thời lên tiếng kêu gọi các nhà phát triển phần mềm và kỹ sư IT nâng cao nhận thức về pháp lý và quyền lợi cá nhân giống như các nước phát triển trên thế giới. Mặc dù Luật Lao động Trung Quốc giới hạn giờ làm việc không qúa 36 tiếng/tháng và quy định nhân viên làm việc theo chính sách 996 sẽ được trả 2,275 lần mức lương cơ bản, song người lao động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiếm khi được trả mức lương “hậu hĩnh” như vậy

Trước làn sóng phản đối văn hóa làm việc “996” đang gia tăng, một số tập đoàn đã thay đổi chính sách nhằm giảm bớt áp lực và thời gian làm thêm giờ. Trong đó có ByteDance - nhà sản xuất ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok, đã cắt giảm thời gian tăng ca bằng chính sách tuần lớn/nhỏ, yêu cầu gần 60.000 nhân viên làm việc 6 ngày/tuần vào 2 lần trong một tháng. Ngoài ra, tập đoàn này đưa ra các quyền lợi hấp dẫn như bao trọn gói ăn uống, xe đưa đón, phòng gym và thể hình cùng nhiều lựa chọn giải trí và thư giãn khác

Mặc dù không ít nhân viên IT cảm thấy lao lực vì văn hóa làm việc “996”, những thành quả mà các công ty, tập đoàn công nghệ gặt hái được về mặt tài chính cũng như khẳng định vai trò dẫn đầu xu thế vẫn là một trong những động lực thúc đẩy văn hóa làm việc “khét tiếng” này tại Trung Quốc

Hải An
 
Star Market
Nuôi dưỡng sự phát triển của các startup công nghệ

Ít nhất 30 người đã trở thành 'tỉ phú nhân dân tệ' sau khi Star Market, thị trường chứng khoán kiểu Nasdaq của Mỹ khởi động cách đây hai tuần. 1 tỉ nhân dân tệ tương đương 144 triệu USD


Theo South China Morning Post, dù một số nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể chịu lỗ sau khi tham gia thị trường mới cho các hãng công nghệ ở Trung Quốc song phần nhiều giám đốc điều hành của các startup công nghệ đang trúng đậm


Việc nhà đầu tư háo hức mua khiến giá cổ phiếu tăng trung bình 200% kể từ khi Star Market bắt đầu cho phép giao dịch cách đây hai tuần. 30 người trở thành tỉ phú nhân dân tệ, với mỗi 1 tỉ nhân dân tệ tương đương khoảng 144 triệu USD. Nhiều trong số các tân tỉ phú sở hữu cổ phần trước khi IPO, tức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, của các hãng công nghệ


25 doanh nghiệp đầu tiên được giao dịch trên thị trường theo kiểu Nasdaq của Mỹ tăng 140% trong tuần giao dịch đầu tiên. Cổ phiếu nhìn chung tăng tiếp 32% trong tuần giao dịch thứ nhì. Zhou Ling, nhà quản lý quỹ phòng hộ Shanghai Shiva Investment, cho hay: "Thị trường giúp nhiều người trở nên cực giàu chỉ sau một đêm nhờ sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dù vậy, họ chắc chắn đối mặt với áp lực phát triển doanh nghiệp thành các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc theo kỳ vọng của nhà đầu tư"


Hiện sàn chứng khoán Thượng Hải vẫn chưa biên soạn chỉ số để theo dõi Star Market. Start Market được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu mở cửa vào tháng 11.2018, với mục tiêu nuôi dưỡng sự phát triển của các startup công nghệ đầy hứa hẹn của Trung Quốc. Trung Quốc rất muốn có Microsoft hay Apple kế tiếp. Giới lãnh đạo nước này kỳ vọng đổi mới công nghệ cũng sẽ giúp duy trì tăng trưởng kinh tế


Thu Thảo
 
“Nhờ” chiến tranh thương mại, bùng nổ công nghệ Trung Quốc

photo-1-1568343432399744529443-crop-15683438196411347232612.jpg

Xu hướng chuyển sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm cao cấp của Trung Quốc là không thể ngăn cản được

Tại Thâm Quyến, một công ty mới thành lập 5 năm tạo ra một chiếc máy ảnh thể thao 360 độ đã giành giải thưởng và được so sánh với GoPro Inc. Ở những nơi khác trong đồng bằng Châu Giang, một công ty thiết kế trong phân khúc thị trường nhỏ đang cạnh tranh với nhà sản xuất tai nghe hàng đầu thế giới. Và tại thủ đô Bắc Kinh, một startup ít ai biết đến trở thành một trong những nhà cung cấp đồng hồ thông minh lớn nhất trên toàn cầu

Insta360, SIVGA và Huami tiếp nối DJI Technology Co. - nhà sản xuất thiết bị bay không người lái trong một làn sóng các công ty khởi nghiệp đang gỡ bỏ hình ảnh "nhà máy nhân bản" hàng chục năm của Trung Quốc cùng mối lo ngại của Washington về đối thủ quốc tế đang phát triển nhanh chóng này. Trong nền kinh tế đúng thứ 2 thế giới, chiến dịch của ông Trump nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trên thực tế đang thúc đẩy lĩnh vực công nghệ đang phát triển nơi đây tăng tốc thiết kế và phát minh

Mối đe dọa mà các công ty Trung Quốc tạo ra là về khoảng cách địa lý không thể so sánh được: bằng cách chuyển cơ sở nghiên cứu thiết kế và đổi mới đến nơi sản xuất các thiết bị, các công ty này có thể phát triển sản phẩm nhanh hơn và rẻ hơn

90% tai nghe của thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, 90% tai nghe của Trung Quốc được sản xuất tại Quảng Đông và 90% tai nghe của Quảng Đông được sản xuất tại Đông Quan, ông Zhou Jian, nhà đồng sáng lập và giám đốc sản phẩm của SIVGA giải thích. Ông là một người kỳ cựu trong ngành âm thanh 18 năm đã từng làm việc cho các thương hiệu toàn cầu như Sennheiser Electronic GmbH & Co., Sony và Bose. Công ty của ông có trụ sở tại Đông Quan bởi theo ông, "chuỗi công nghiệp của Đông Quan đã gần như hoàn hảo". Ông Zhou ước tính có hàng trăm nhà máy chuyên biệt trong khu vực tập trung vào một thành phần cụ thể như ốc vít, và mạng lưới liên hệ của ông với các nhà cung cấp này là vô giá. Đó là "sự hỗ trợ từ những người bạn tốt" để tạo nên khởi đầu thuận lợi cho SIVGA

Hiện đang cung cấp một thương hiệu cao cấp có tên Sendy Audio, SIVGA bán một cặp tai nghe cao cấp trị giá 599 USD có tên là Aiva. Với đệm tai bằng gỗ được làm thủ công và lưới tản nhiệt kim loại chi tiết phức tạp, Aiva đã đưa hơn 2.000 chiếc vào một phân khúc thị trường nhỏ, lợi nhuận cao thường dành cho các hãng của Mỹ như Audeze và Campfire Audio. "Theo như chúng tôi biết, chúng tôi là công ty duy nhất ở Đông Quan có nhà máy chế biến gỗ, ông Zhou nói, đồng thời chỉ ra rằng tại SIVGA, thời gian phát triển rất ngắn và có thể đưa ra nhiều quyết định ngay lập tức." Khả năng đáp ứng thiết kế là một đặc trưng của công nghệ mới ở Trung Quốc, ông Zhou kết luận với một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc: Thuyền nhỏ đổi hướng dễ hơn tàu lớn


Tai nghe Sendy Audio Aiva

DJI là công ty tiên phong chứng minh rằng các công ty công nghệ Trung Quốc không chỉ là nhà thầu sản xuất hay "một chiếc máy photocopy". DJI dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay không người lái với các tính năng như tự động tránh chướng ngại vật khi bay. Các đối thủ ở Mỹ, Pháp và Đài Loan không thể bắt kịp. Sự tiên phong của DJI dựa trên sự phối hợp địa lý tương tự như SIVGA. Khi một đối thủ của Mỹ gặp khó khăn hay sai sót trong quá trình sản xuất, khả năng xác định và phản ứng với vấn đề của họ bị cản trở bởi khoảng cách giữa các nhà thiết kế và nhà sản xuất. DJI không gặp trở ngại này, nhờ đó trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu trên thế giới

Đây là những công ty Trung Quốc muốn trở thành những nhà tiên phong và đổi mới trong ngành. DJI và Insta360 là những ví dụ hoàn hảo cho bước chuyển dịch này, theo nhà phân tích ngành công nghiệp di động Anshel Sag cho Moor Insights & Strategy. Một phần lớn thành công đến từ tinh thần kinh doanh của Thâm Quyến

Giống như Đông Quan, đại bản doanh mới của Huawei Technologies Co. trong năm nay, Thâm Quyến là nơi "gặp gỡ" giữa những nhà sản xuất linh kiện và nhà cung cấp mong muốn tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của họ. Tại đây, hệ thống chuỗi cung ứng được thiết lập tốt, ông Liu JingKang, người sáng lập Insta360 nói. Từ góc độ nghiên cứu, nghiên cứu và phát triển (R&D) chỉ chiếm 60% trong việc tạo ra một sản phẩm, phần còn lại cần được hoàn thành trong các nhà máy. CEO của OnePlus, một công ty khác có trụ sở ở đây, thể hiện sự tự hào với khả năng chế tạo thử nghiệm thiết bị mới với tốc độ cao vì ông chỉ cách dây chuyền lắp ráp 45 phút lái xe

Không cần phải là Apple Inc., các công ty Trung Quốc hiện đang chế tạo các sản phẩm cao cấp, đẳng cấp thế giới. Cho dù một công ty Trung Quốc có phải là người sáng tạo ra công nghệ hay không, nó chắc chắn sẽ là công ty đầu tiên có giá đột phá

Được hỗ trợ bởi công ty Xiaomi vào năm 2014, Huami chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm Xiaomi Mi Band nổi tiếng, đã tràn ngập thị trường Trung Quốc với mức giá 20 USD. Mi Band cung cấp hầu hết các tính năng của máy theo dõi thể dục Fitbit - bao gồm đếm bước và theo dõi nhịp tim - với giá chỉ bằng một phần của Fitbit. Sau khi mở rộng kinh doanh tại Mỹ và ra mắt thương hiệu Amazfit của riêng mình, Huami hiện đang vận chuyển hơn 5 triệu thiết bị sang thị trường Mỹ mỗi quý, và giám đốc điều hành của công ty tự tin về việc loại bỏ ít nhất một số đối thủ lớn hơn, bao gồm cả Apple và Samsung


Xiaomi Mi Band

Các mô hình hoạt động cho Garmin và các nhà cung cấp thiết bị thông minh khác ở châu Âu và Mỹ vẫn còn thiếu sót. Giá bán lẻ của họ rất cao, theo ông Wang Huang - Giám đốc điều hành và người sáng lập Huami. "Họ chỉ có thể bán các sản phẩm rất đắt tiền cho một nhóm khách hàng rất nhỏ bởi vì thị trường chính và thị trường cấp thấp sẽ bị xói mòn bởi các công ty như chúng tôi"

Bằng chứng cho lời nói của người đứng đầu Huami là thị trường điện thoại thông minh, nơi nhóm các nhà sản xuất hàng đầu đang ngày càng bị chi phối bởi các tên tuổi Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Huawei. Năm 2018 chứng kiến những thương hiệu này xâm nhập thị trường châu Âu, dựa vào giá cả tốt hơn và những tính năng mới

Xiaomi liên tục sản xuất các điện thoại với công nghệ tiên phong trên thị trường. Cùng với SIVGA, Huami và Insta360, họ đang theo chân các công ty như Lenovo Group Ltd., một trong những công ty Trung Quốc thành công đột phá sau khi mua lại mảng kinh doanh máy tính cá nhân (PC) của IBM vào năm 2004. Tham vọng đổi mới và vươn ra toàn cầu của họ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự dẫn đầu của rất nhiều sản phẩm công nghệ Mỹ trong các lĩnh vực từ thiết kế đến tính năng, cho dù chúng là GoPro, iPhone của Apple hay laptop HP

Bùng nổ công nghệ Trung Quốc


Các giao dịch vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc tăng vọt trong 5 năm qua, gần bằng với Mỹ

Những nhà sáng tạo công nghệ Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh không phải là không có hiểu biết về thương mại. Nhiều công ty trong số đó đang lên kế hoạch tìm kiếm vốn trên sàn giao dịch mới của Thượng Hải cho các công ty khởi nghiệp, được biết đến với tên Star. Ninebot Inc., hãng được Xiaomi hậu thuẫn đã mua lại Segway vào năm 2015, nhằm mục đích huy động 300 triệu USD tại đây. Trong nhóm những "kỳ lân" (công ty khởi nghiệp có giá trị trên 1 tỷ USD) công nghệ, Mobvoi được Google hỗ trợ, tạo ra thuật toán dịch ngôn ngữ tự nhiên cho đồng hồ thông minh Wear OS, cũng được cho là đang tìm kiếm một vụ IPO có giá trị cao trên thị trường Star

Royole, công ty khởi nghiệp nổi tiếng với việc đánh bại Samsung để bán smartphone màn hình gập đầu tiên trên thế giới vào năm 2019, đã hợp tác với Louis Vuitton để ra mắt túi xách gắn màn hình linh hoạt. Giống như Huami ban đầu dựa vào thương hiệu Xiaomi để tự lực phát triển, Royole có cơ hội trở thành công ty "chơi" hàng xa xỉ với sự giúp đỡ của một công ty lớn hơn. Sự khác biệt giữa các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, nơi có xu hướng làm tốt về mảng marketing và giao dịch, và thế hệ mới của các doanh nghiệp sản xuất trong nước của Trung Quốc đang dần biến mất

Các nhà phê bình Mỹ, như Tổng thống Donald Trump, thường chỉ ra một hồ sơ theo dõi các công ty Trung Quốc sao chép các tính năng từ nước ngoài, và một trong những bằng chứng của họ là cách thiết kế và phần mềm của iPhone dường như được Huawei, Xiaomi và những công ty khác nhái lại "như một thói quen". Không nhiều công ty phương Tây có thể làm trong những tình huống như vậy. Khi Segway đệ đơn khiếu nại một số thương hiệu Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cuối cùng họ bị một trong các bị cáo của mình mua lại

Sự thay đổi dễ dàng nhận thấy là thế hệ mới của các công ty sáng tạo không chờ đợi người khác cho họ xem bản thiết kế. Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong đổi mới vượt xa những dẫn chứng cụ thể từ các công ty khởi nghiệp như DJI và Huami, và các công ty của quốc gia này hiện đang xếp hạng trong số những ứng viên sáng chế hàng đầu thế giới

Xu hướng chuyển sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm cao cấp của Trung Quốc là không thể ngăn cản được

Khánh An
 
Sàn "Nasdaq Trung Quốc" trở thành "bom xịt" sau 3 tháng ra mắt
Hầu hết các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán công nghệ STAR của Trung Quốc đều giao dịch ảm đạm, khiến nhiều nhà đầu tư chịu lỗ nặng...

Ba tháng sau khi sàn giao dịch STAR - được mệnh danh là "Nasdaq Trung Quốc" - ra mắt, hầu hết các cổ phiếu niêm yết trên sàn này đang rơi vào tình trạng ảm đạm

Theo tờ Nikkei, số lượng cổ phiếu niêm yết trên STAR đã tăng từ 25 lên 34 kể từ khi sàn này ra mắt vào ngày 22/7. Dù tất cả cổ phiếu này đều đang giao dịch ở mức cao hơn giá chào sàn, nhưng có tới 27 cổ phiếu trong số này (tương đương 79%) hiện giao dịch thấp hơn giá trong phiên giao dịch đầu tiên

Cổ phiếu Bright Power Semiconductor, vừa niêm yết ngày 14/10, đóng cửa phiên ngày ngày thứ Năm (24/10) ở mức 77,02 Nhân dân tệ, giảm gần 30% so với phiên giao dịch đầu tiên. Công ty này đã hoãn niêm yết sau khi bị kiện vì vi phạm quyền sở hữu bằng sáng chế bởi một công ty Trung Quốc khác vào tháng 7

Sau khi niêm yết trên STAR, hầu hết cổ phiếu đều tăng giá và niềm tin rằng đầu tư vào cổ phiếu chào sàn (IPO) luôn có lãi vẫn được bảo toàn. Nhưng nhiều nhà đầu tư mua các cổ phiếu này sau IPO đang chịu lỗ nặng

Giá trị giao dịch cổ phiếu hàng ngày cũng giảm mạnh, từ mức 48,5 tỷ Nhân dân tệ (6,86 tỷ USD) xuống còn trung bình 6 tỷ USD Nhân dân tệ (848 triệu USD) trong tháng 10

Sàn STAR ra mắt chỉ 8 tháng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch thành lập một sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty công nghệ vào tháng 11/2018. Tuy nhiên, tiến độ ấn tượng này không đồng nghĩa rằng những công ty tiềm năng với năng lực đổi mới cũng xuất hiện

Phương pháp chuẩn để xây dựng một sàn giao dịch là dành thời gian và tiền bạc để thu hút những công ty có năng lực. Tuy nhiên, theo Nikkei, các nhà chức trách Trung Quốc có vẻ quan tâm tới con số hơn. Xu Yilin, phó tổng giám đốc của Sàn Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải - đơn vị vận hành sàn STAR, cho biết số lượng công ty giao dịch trên sàn này có thể đạt 50 vào tháng 11 và 100 vào cuối năm nay

Nikkei cho rằng cách tiếp cận của STAR không phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư. Thay vào đó, sàn này được xem như một công cụ để thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp mà Bắc Kinh muốn phát triển

Những startup thực sự có năng lực có thể đã niêm yết tại Mỹ, Hồng Kông hoặc các sàn chứng khoán lớn tại Trung Quốc đại lục. Nếu STAR có 100 công ty niêm yết chỉ một năm sau khi ra mắt nhưng giá cổ phiếu lẹt đẹt, nhiều khả năng sàn này sẽ bị chỉ trích vì thúc giục những công ty chưa đủ năng lực niêm yết cổ phiếu

STAR là sàn giao dịch đầu tiên được một chủ tịch của Trung Quốc tuyên bố thành lập, phần nào cho thấy kỳ vọng của Bắc Kinh rằng sàn này sẽ giúp Trung Quốc trở thành cường quốc đi đầu về công nghệ trong tương lai. Trước đó, vào năm 2009 và 2013, nỗ lực tạo ra một sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ để cạnh tranh với Nasdaq của Trung Quốc đều thất bại do thiếu các cổ phiếu chất lượng và thanh khoản hạn chế

Các nhà lập pháp Trung Quốc đã đưa ra những thay đổi đáng kể cho sàn STAR. Đây là sàn chứng khoán đầu tiên của nước này cho phép các công ty đang lỗ được niêm yết. Đưa vào thí điểm hệ thống đăng ký IPO kiểu Mỹ, STAR cũng tinh giản quy trình đăng ký và cho các công ty niêm yết cũng như nhà đầu tư có quyền kiểm soát lớn hơn với về thời điểm IPO và việc định giá cổ phiếu
 
Last edited:
Trung Quốc tuyên bố văn hóa làm việc 996 là phi pháp
Trung Quốc bắt đầu “để mắt” tới các công ty vắt kiệt sức lực của nhân viên thông qua văn hóa làm việc 996


Văn hóa 996 phổ biến tại nhiều doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc

Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc viết trong tuyên bố: “Gần đây, làm ngoài giờ quá mức trong một số ngành nghề nhận được sự quan tâm rộng rãi”. Người lao động xứng đáng có quyền “được nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng”, “tuân thủ hệ thống giờ làm việc quốc gia là nghĩa vụ pháp lý của nhà tuyển dụng”

Văn hóa 996 chính là mô tả môi trường làm việc từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần, phổ biến trong các hãng công nghệ lớn, startup và doanh nghiệp tư nhân

Tòa án dẫn ví dụ về một số công ty trong các ngành vi phạm luật lao động, trong đó có một hãng chuyển phát yêu cầu nhân viên làm việc theo văn hóa 996. Yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ như vậy “vi phạm nghiêm trọng luật về số giờ làm thêm và nên bị xem là không hợp lệ”

Thực tế, làn sóng phản đối 996 tại Trung Quốc không phải diễn ra mới đây. Chẳng hạn, đồng sáng lập Alibaba Jack Ma hai năm trước bị chỉ trích gay gắt vì gọi văn hóa 996 là “phước lành”. Luật lao động Trung Quốc cũng cấm nhân viên làm việc quá sức như vậy

Tuyên bố của Tòa án Nhân dân Tối cao được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang trấn áp hàng loạt doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, triển khai các quy định và án phạt mới nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của các công ty quyền lực. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo hàng đầu khác cho rằng đây là điều cần thiết để xử lý các nguy cơ an ninh dữ liệu và bất bình đẳng trong giáo dục, ngăn chặn bất ổn xã hội

“Nỗ lực làm việc không có gì sai trái, song không thể là tấm khiên để nhà tuyển dụng dùng để trốn tránh trách nhiệm pháp lý”, tòa khẳng định
 
Công nghệ thay đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào
Các nền tảng công nghệ như thanh toán di động, thương mại điện tử… đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế Trung Quốc, đạt được những mục tiêu không ai nghĩ tới vào 20 năm trước

Chen, 24 tuổi và vợ, Ding, 24 tổi là chủ cửa hàng trên Taobao.com. Họ mở một cửa hàng quần áo thời trang có tên BlueLand trên Taobao ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 2016. Xưởng của họ nằm trong một khu văn phòng ở quận Tiểu Sơn, Hàng Châu. Đôi khi, những người nổi tiếng trên mạng sẽ quảng cáo sản phẩm của họ trên sóng livestream vào các ngày mua sắm lớn như 11/11 hay 12/12. Đơn hàng được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất địa phương. Mô hình C2M này giảm chi phí tồn kho và hậu cần, bán hàng, phân phối, thay thế hệ thống cung ứng truyền thống. Nhờ các nền tảng logistics kỹ thuật số, khách hàng sẽ nhận được hàng hóa chỉ trong vòng 10 ngày sau khi đặt

Công nghệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Cheng và Ding nằm trong hơn 8 triệu chủ cửa hàng Taobao, trong đó một nửa là nữ. Họ vừa là người hưởng lợi, vừa người người đóng góp cho cuộc chuyển đổi số kinh tế. Trung Quốc lập kỳ tích trong hai thập kỷ vừa qua: năm 1999, Trung Quốc chỉ có 8,8 triệu người dùng Internet với thu nhập đầu người 873 USD, ngày nay, Trung Quốc có hơn 1 tỷ người dùng Internet với thu nhập trung bình hơn 10.000 USD


Khi Covid-19 tấn công Trung Quốc cuối tháng 1/2020, chính phủ thi hành các biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội và phong tỏa để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Điều đó dẫn đến sụt giảm mạnh trong các hoạt động kinh tế ngoại tuyến, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, công viên và cửa hàng. Ngược lại, các hoạt động trực tuyến như thương mại điện tử, giáo dục qua mạng… lại tăng đột biến. Nhiều nhà hàng bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn tại nhà và nền kinh tế số - tận dụng môi trường không tiếp xúc – đã đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô

Đây chỉ là một ví dụ cho thấy công nghệ số, đặc biệt là các nền tảng Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây, đã thay đổi nền kinh tế Trung Quốc ra sao. Taobao, nền tảng thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc, ra đời tháng 6/2003 ngay trước khi WHO tuyên bố đại dịch SARS đã được khống chế. Tuy nhiên, phải đến năm 2013, thương mại điện tử mới bùng nổ khi smartphone và mạng 3G/4G trở nên phổ biến. Trước đó, hoạt động mua sắm trực tuyến chủ yếu diễn ra trên máy tính và mạng 2G, khiến cho trải nghiệm người dùng không được yêu thích. Theo số liệu từ chính phủ, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới ghi nhận doanh số thương mại điện tử vượt thương mại truyền thống. Khoảng 52,1% hoạt động bán lẻ thực hiện qua thương mại điện tử vào năm 2021, so với 15% của Mỹ (2021) và 20% của Indonesia (2020)

Từ thanh toán di động đến hệ sinh thái toàn diện

Để tạo điều kiện tăng trưởng thương mại điện tử, Alibaba phải vượt qua một thách thức lớn: thanh toán trực tuyến. Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán khiến giao dịch rất khó hoàn thành. Cuối năm 2004, Aliababa ra mắt dịch vụ thanh toán mà nay là Alipay, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động hàng đầu thế giới. Tính đến tháng 6/2020, Alipay có 711 triệu người dùng hàng tháng, khối lượng giao dịch trung bình 10 nghìn tỷ NDT. Đối thủ WeChat Pay được tung ra trong năm 2013, thu hút lượng lớn người dùng nhờ giới thiệu tính năng lì xì điện tử trong dịp Tết 2014. Tính đến năm 2020, WeChat Pay có 865 triệu người dùng

Cho đến nay, thanh toán di động là sản phẩm công nghệ tài chính (fintech) thành công nhất tại Trung Quốc. Nếu không có nó, các hoạt động kinh tế số không thể xảy ra. Song, đóng góp quan trọng nhất của thanh toán di động chính là tài chính toàn diện (financial inclusion), mở rộng phạm vi tiếp cận tài chính cho những người không được các tổ chức tài chính truyền thống phục vụ. Chỉ cần smartphone và tín hiệu di động, một người có thể tận hưởng thanh toán và các dịch vụ tài chính khác từ bất kỳ đâu. Vài nghiên cứu chỉ ra, khi nông dân bắt đầu sử dụng dịch vụ thanh toán di động, cơ hội việc làm của họ cũng tăng theo và thu nhập tăng

Hai thập kỷ trước, không ai nghĩ đến một “xã hội phi tiền mặt”. Trung Quốc đã loại bỏ thế hệ thẻ tín dụng, “nhảy cóc” từ tiền mặt sang phi tiền mặt. Ngày nay, 90% người dân thành thị và 82% người dân nông thôn sử dụng thanh toán số, khoảng cách dần thu hẹp

Ngày nay, Alipay và WeChat Pay không còn chỉ là công cụ thanh toán. Họ đã xây dựng “hệ sinh thái” toàn diện xoay quanh nó. Người dùng có thể sắp xếp cuộc sống trên các hệ sinh thái này, từ đặt phòng khách sạn, gọi taxi, mua vé máy bay, gọi đồ ăn… Một số công ty lớn như Ant (thuộc Alibaba), Tencent (chủ sở hữu WeChat) đã phát triển hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm hai trụ cột: nền tảng Big Tech và đánh giá rủi ro tín dụng bằng Big Data

Các nền tảng Big Tech của Trung Quốc như Taobao/Alipay, WeChat/WeChat Pay đóng vai trò quan trọng theo 3 cách. Đầu tiên, họ chiếm được nhiều khách hàng với chi phí thấp nhờ bán mặt hàng hiếm, số lượng ít cho nhiều khách hàng. Thứ hai, họ ghi lại “dấu chân” kỹ thuật số của khách hàng và thu thập dữ liệu lớn để theo dõi theo thời gian thực các hoạt động của những người vay tiềm năng, tạo ra đầu vào để phân tích rủi ro tín dụng. Cuối cùng, họ cũng hỗ trợ quản trị trả nợ

Sự kết hợp giữa nền tảng Big Tech và đánh giá rủi ro tín dụng Big Data giúp các hãng cấp tín dụng cho số lượng lớn cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hầu hết chưa bao giờ vay ngân hàng. Chẳng hạn, dịch vụ cho vay Mybank áp dụng mô hình “3-1-0”: đăng ký vay trong vòng 3 phút, nếu được phê duyệt, tiền được chuyển đến tài khoản người vay trong 1 giây và không có sự can thiệp của con người. Nhờ đó, mỗi dịch vụ cho vay lớn của Trung Quốc có thể cho vay tới hơn 10 triệu khoản mỗi năm. Số liệu của Ngân hàng nhà nước Trung Quốc cho thấy hơn 74 tỷ USD tiền vay đã được chi năm 2020 thông qua các giải pháp fintech

Công nghệ số đang thay đổi kinh tế Trung Quốc, khiến nó trở nên tiện lợi hơn, tăng cường hiệu quả, giảm thiểu chi phí, thay thế sức người và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa khi dân số Trung Quốc đang già đi. Kinh tế số Trung Quốc tăng trưởng ở mức cao, đạt 9,7% năm 2020, theo Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc. Nền kinh tế số nước này đạt 39,2 nghìn tỷ NDT (6,1 nghìn tỷ USD) trong cùng kỳ

Đầu năm nay, Quốc hội Trung Quốc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế số, đặt mục tiêu nâng tỉ trọng GDP của kinh tế số từ 7,8% năm 2020 lên 10% năm 2025 thông qua thúc đẩy các công nghệ như 6G và trung tâm dữ liệu lớn. Các mục tiêu khác bao gồm đẩy nhanh xây dựng trung tâm dữ liệu lớn; tăng lượng người dùng băng rộng gigabit từ 6,4 triệu năm 2020 lên 60 triệu năm 2025; tăng doanh số bán lẻ trực tuyến từ 11,76 nghìn tỷ NDT năm 2020 lên 17 nghìn tỷ NDT năm 2025. Kế hoạch cũng chỉ ra những vấn đề và thách thức của kinh tế số Trung Quốc như không tận dụng được tiềm năng của nguồn lực dữ liệu, hệ thống giám sát chưa hoàn thiện
 
Lingang 'Thung lũng Silicon' của Trung Quốc
Ngoại trừ Tesla, các hãng công nghệ lớn trên thế giới hoàn toàn vắng bóng tại Lingang, khu vực được quy hoạch để trở thành "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc

kho-khan-cua-thung-lung-silicon-trung-quoc-39884211762e453b945ba22ea2747abc.jpeg

Hồ nước nhân tạo Dishui, rộng hơn 780 sân bóng đá tại trung tâm Lingang

Lingang nằm tại phía đông nam thành phố Thượng Hải với diện tích 120 km vuông, bằng gần 1/6 so với Singapore. Năm 2018, Lingang được xem là khu vực thương mại tự do quan trọng của Trung Quốc, mô phỏng Singapore và Dubai (UAE). Đây cũng là trung tâm nuôi dưỡng các ngành công nghệ nội địa, giúp Trung Quốc thoát phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài

Sau 3 năm, giới chức Trung Quốc cho biết hàng tỷ USD được đầu tư vào Lingang. Tuy nhiên, tương lai "Thung lũng Silicon" tại đất nước tỷ dân vẫn khá mơ hồ, bất chấp kinh nghiệm của chính phủ nước này trong việc xây dựng các khu công nghệ, thương mại để thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Khó khăn của Lingang


Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, căng thẳng địa chính trị tác động đến ngành công nghệ Trung Quốc, Lingang được dự báo gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư và chiêu mộ nhân tài

Cách Thượng Hải khoảng 90 phút di chuyển, Lingang đã thu hút tổng cộng 62 tỷ USD cho khoảng 300 dự án công nghiệp biên giới như sản xuất chip và xe điện, nhờ ưu đãi thuế và chính sách được nới lỏng. Vị trí gần cảng container lớn nhất thế giới cũng là lợi thế của Lingang

kho-khan-cua-thung-lung-silicon-trung-quoc-427e8d8b9c2f437faece8e8177729182.jpeg

Nhà máy Tesla tại Lingang được xây dựng từ năm 2019

Tuy nhiên trừ nhà máy của hãng xe điện Tesla, các nhà đầu tư lớn nhất của Lingang đều đến từ trong nước, bao gồm hãng chip SMIC, AI SenseTime hay công ty pin Amperex. Theo Bloomberg, các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới không có mặt trong danh sách

"Chúng ta có thể thấy xu hướng phi toàn cầu hóa và tăng cường chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch", Aoping Zhang, nhà nghiên cứu tại Viện Zengliang ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết

Vẫn là "thị trấn ma"


Phần lớn Lingang vẫn là "thị trấn ma", do các hãng công nghệ lớn đang đặt trụ sở bên ngoài khu vực. Cơ sở hạ tầng cơ bản như nhà ở, trường học và giao thông chưa được đảm bảo, khiến việc chiêu mộ nhân tài gặp khó khăn. Đa số nhân sự tại Lingang là công nhân nhà máy và quản lý, sống gần đó hoặc các quận lân cận

Lingang vẫn giống một khu công nghiệp rộng lớn, đầy công trình và ít người. Trung tâm thị trấn có một hồ nước nhân tạo khổng lồ, rộng hơn 780 sân bóng đá, xung quanh rợp bóng cây cối, bãi cỏ và các khu phức hợp thương mại ốp kính, hầu như không có xe cộ qua lại

"Lợi thế lớn nhất của Lingang là mang đến cơ hội phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, lớp nhân sự tài năng đòi hỏi chất lượng cuộc sống và công việc cao, đó là điều Lingang còn thiếu", Li Jian, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết

kho-khan-cua-thung-lung-silicon-trung-quoc-ba2d32720f19439eb0962c418ca9b045.jpeg

Một cơ sở tân trang máy tính tại Lingang

Thượng Hải đã có kinh nghiệm biến những vùng đất hẻo lánh thành trung tâm kinh doanh sầm uất. Một trong số đó là Pudong tại phía đông thành phố, phát triển từ cánh đồng lúa trở thành trung tâm tài chính nổi tiếng sau 30 năm. Ngoài ra còn có Zhangjiang, một "công viên công nghệ", nơi đóng quân của các công ty đa quốc gia lớn

Tiềm năng của Lingang


Thượng Hải đặt mục tiêu đầy tham vọng cho Lingang. Đến năm 2025, đây sẽ là nơi đặt trụ sở của hơn 1.000 công ty công nghệ cao, 100 tổ chức R&D và 8 phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế. Giá trị ngành bán dẫn sẽ vượt qua 14 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2021

Thách thức của Lingang ngày càng lớn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại. Dù gặp khó khăn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm xây dựng và phát triển Lingang

Trung Quốc đang ưu tiên xây dựng nhiều căn hộ, phục vụ khoảng 800.000 cư dân tại Lingang vào năm 2025. Gần 2 triệu m2 đất được dành để phát triển các khu đô thị trong năm nay, chiếm 1/3 tổng nguồn cung đất cho nhà ở tại Thượng Hải năm 2022

Để thu hút nhân tài, nhà chức trách cũng hạ ngưỡng mua bất động sản vào tháng trước, đồng thời cấp "hukou", giấy phép cư trú ưu tiên cho sinh viên tốt nghiệp loại giỏi từ các trường đại học hàng đầu

kho-khan-cua-thung-lung-silicon-trung-quoc-5eb2a3a4c18d47f38bb8e1631916f955.jpeg

Một khu nhà ở đang xây dựng tại Lingang

Chính quyền thành phố cũng cam kết mở rộng mạng lưới giao thông tại Lingang đến các vùng ngoại ô, bao gồm kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt 26 km đến sân bay quốc tế Phố Đông. Hiện nay, Lingang chỉ kết nối với Thượng Hải bằng một tuyến tàu điện ngầm

"Lingang có tiềm năng phát triển thành trung tâm công nghệ. Tuy nhiên, đây sẽ là nhiệm vụ xa vời và rất khó khăn", Pan Jiang, Giám đốc quỹ đầu cơ Kandao Asset Management tại Thượng Hải, thường xuyên đến Lingang để chơi golf, chia sẻ. Hiện nay, sân golf ấy đã được chính phủ tiếp quản để tái cơ cấu
 
Từ bán nhà sang bán xe điện

Trong vòng 10 năm, Trung Quốc từ nền kinh tế phụ thuộc vào luật chơi nước ngoài đã chuyển mình thành thị trường tự cường, buộc doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế phải tuân theo tiêu chuẩn của mình

Canh bạc của Trung Quốc: Từ bỏ BĐS và TMĐT chuyển sang xe điện, nhịn đau tái cơ cấu nhằm tự cường - Ảnh 1.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay dù các số liệu mới đây chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng nhưng những mảng mà thị trường này tập trung như xe điện, năng lượng mặt trời lại bộc lộ điểm sáng

Theo WSJ, chính quyền Bắc Kinh đã thành công dịch chuyển trong 3 năm qua, rút khỏi sự phụ thuộc vào mảng bất động sản và những tập đoàn công nghệ Internet để hướng sang các ngành như xe điện, năng lượng mặt trời để làm động lực phát triển kinh tế

Động thái này của Trung Quốc là có cơ sở khi giải quyết các vấn đề về bong bóng bất động sản, chứng khoán, giảm thiểu rủi ro tài chính và mất cân bằng thu nhập

Nhờ những chính sách sáng suốt này mà các ngành bán dẫn, ắc quy cùng hàng loạt mảng công nghệ khác của Trung Quốc trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, thậm chí khiến nhiều nước Phương Tây như Mỹ cũng phải e dè

Canh bạc của Trung Quốc: Từ bỏ BĐS và TMĐT chuyển sang xe điện, nhịn đau tái cơ cấu nhằm tự cường - Ảnh 2.

Tờ WSJ cho hay tăng trưởng xuất khẩu thiết bị điện tử đã góp phần rất lớn giúp nền kinh tế Trung Quốc vượt qua nhiều khó khăn giai đoạn đầu thập niên 2020. Dù cuộc xung đột Mỹ-Trung hiện nay khiến những thành quả này trở nên không chắc chắn trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, sự chuyển mình của nền kinh tế Trung Quốc là điều rõ ràng

Từ bán nhà sang bán xe điện

Nền kinh tế Trung Quốc đang được nhận định là một siêu cường nhờ những biến chuyển bất ngờ trong 10 năm qua. Từ vị thế phải học hỏi và đi theo luật chơi của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Trung Quốc đã dần chuyển mình, tự cường để buộc các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn của mình

Tổng GDP của Trung Quốc đã tăng từ 8.500 tỷ USD năm 2013 lên 18.100 tỷ USD năm 2022, thậm chí nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì GDP của nước này đã vượt qua cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Đây là một kỳ tích khi GDP của Trung Quốc năm 2013 chỉ bằng 50% Mỹ thì đến năm 2022 đã bằng 75%. Đáng ngạc nhiên hơn, nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi về cơ cấu khi không còn dựa vào bong bóng thị trường bất động sản hay những mảng công nghệ Internet nhiều bất cập. Thay vào đó, các ngành công nghiệp đòi hỏi chất xám thực sự như xe điện, chất bán dẫn, năng lượng xanh...đã trở thành động lực mới cho tương lai phát triển

Với quan điểm cực kỳ rõ ràng “Nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ”, chính quyền Bắc Kinh đã chấn chỉnh mạnh tay ngành bất động sản bất chấp đây là mỏ vàng ngân sách của các địa phương hay là động lực kinh tế chính

Nếu vào năm 2012, khoảng một nửa trong số top 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc là ở mảng bất động sản thì đến năm 2022, không một đại gia nào trong top này làm giàu từ bán nhà cả

Khi ngành bất động sản Trung Quốc lao đao hậu đại dịch và ông lớn Evergrande có nguy cơ vỡ nợ, nhiều đồn đoán rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ phải cứu giúp nhằm tránh một vụ xì hơi bong bóng gây sụp đổ dây chuyền. Thế nhưng Trung Quốc đã mặc kệ cho ông lớn bất động sản này vỡ nợ cùng nhiều doanh nghiệp buôn nhà đất khác và gần 1 năm đã trôi qua nhưng chẳng có gì xảy ra cả
Đặc biệt, việc đả kích ngành bất động sản để chuyển hướng công nghệ khiến giá nhà Trung Quốc đi xuống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khi tầng lớp đầu cơ dần biến mất đã khiến xã hội Trung Quốc trở nên bền vững hơn. Những nguy cơ của hệ thống tài chính khi vay vốn quá cao để đầu cơ nhà đất dần biến mất

Rõ ràng, Trung Quốc đang dần từ bỏ mảng bất động sản vốn quá nhiều rủi ro, chỉ làm giàu cho một bộ phận mà không đem lại sự phát triển kỹ thuật hay giúp nâng tầm nền kinh tế trong chuỗi cung ứng. Thay vào đó, chính quyền Bắc Kinh dồn sức cho công nghệ mà cụ thể hơn là những “phần cứng” đem lại chất xám như xe điện, chất bán dẫn

Đối với nhiều người, việc Trung Quốc chấn chỉnh ngành công nghệ Internet như Alibaba là do tỷ phú Jack Ma “vạ miệng”. Thế nhưng đây được coi là một trong những bước đi chiến lược của Bắc Kinh nhằm chuyển hướng khỏi mảng công nghệ “phần mềm” như thương mại điện tử, bán hàng online chẳng đem lại nhiều lợi ích dài hạn, chất xám hay giúp nước này nâng tầm trên thị trường


Cho dù Alibaba hay JD.com có lớn đến đâu đi chăng nữa thì những tập đoàn này chỉ được biết đến tại Trung Quốc và chẳng vươn tầm cạnh tranh được với các đối thủ tương tự nước ngoài. Các công ty này hướng nhiều đến lợi nhuận, bán hàng chứ không thực sự phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế để giúp Trung Quốc đi lên trong chuỗi cung ứng

Cái mà Trung Quốc muốn hướng đến là công nghệ chip, chất bán dẫn, xe điện...những thứ không chỉ có thể đem về lợi nhuận mà còn có thể ứng dụng mọi mặt đời sống, từ kinh doanh cho đến quốc phòng, đồng thời nâng tầm toàn nền kinh tế thành đối trọng với nhiều cường quốc khác

Lấy ví dụ ngành chip, dù nước này mới chỉ tự sản xuất được 15-25 nm, kém xa so với 5-14nm của Mỹ và Hàn Quốc nhưng Trung Quốc lại tự chủ hoàn toàn chuỗi sản xuất từ đầu đến cuối. Đây là một trong những lý do khiến chính quyền Washington ráo riết kêu gọi các đồng mình cấm xuất khẩu máy móc, thiết bị hay các công nghệ tiên tiến trong mảng chip bán dẫn để kìm chân Bắc Kinh

Tuy nhiên đây cũng chỉ còn là vấn đề thời gian khi một số thiết bị ASML, hãng sản xuất thiết bị in khắc thạch bản cho chip điện tử hàng đầu thế giới đã bị Trung Quốc phá vỡ thế độc quyền vào năm 2019. Dù không phải thiết bị hay công nghệ tiên tiến nhất nhưng đây là bước khởi đầu cho thấy Trung Quốc dần không còn phải phụ thuộc vào nước ngoài cũng như tuân theo luật chơi của người khác nữa, thay vào đó cường quốc này đang dần tự chủ để thiết lập tiêu chuẩn cho riêng mình


Canh bạc của Trung Quốc: Từ bỏ BĐS và TMĐT chuyển sang xe điện, nhịn đau tái cơ cấu nhằm tự cường - Ảnh 4.

Giờ đây, hàng loạt các tập đoàn lớn như Apple, Tesla phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc mà không tìm được thị trường nào khác thay thế. Vô số những công ty nước ngoài như LVMH, Starbucks...coi thị trường 1,4 tỷ dân là mỏ vàng và chấp nhận tuân theo những tiêu chuẩn của họ

Nếu trước đây Apple tạo nên chuỗi cung ứng làm điện thoại cho Trung Quốc thì giờ đây tình thế đã đảo ngược. Nhà táo khuyết cần Trung Quốc hơn là ngược lại, cả về chuỗi cung ứng lẫn thị trường

Điểm sáng

Bất chấp những lời nhận định tiêu cực, tờ WSJ cho rằng tăng trưởng GDP đạt 6,3% trong quý II của Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước là khá ấn tượng khi nền kinh tế này từng thực hiện chiến dịch “Zero Covid” trong thời gian dài, thêm vào đó là xì hơi của hàng loạt những ngành kinh tế chủ chốt như bất động sản, công nghệ, giáo dục...

Dù vẫn mơ hồ nhưng WSJ cho rằng nhiều khả năng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể đạt được mức tăng trưởng 5% theo kế hoạch trong năm nay

Một trong những yếu tố quan trọng cho nhận định trên là sự bùng nổ của ngành xe điện, năng lượng xanh và ắc quy, vốn đang được chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy

Trong nửa đầu năm 2023, đầu tư vào tài sản cố định của ngành thiết bị điện đã tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Con số này là tăng 20% trong mảng xe điện nói riêng. Tổng đầu tư cho mảng sản xuất tư nhân tại Trung Quốc tăng 8,6% trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, mặc dù thấp hơn tỷ lệ của năm 2022 so với 2021 nhưng lại vượt trội so với đầu tư chung toàn ngành công nghiệp

Hiện tại, những ngành công nghệ mới này còn khá nhỏ so với các mảng đã được dày công xây dựng nhiều năm như sản xuất điện thoại, máy tính hay thương mại điện tử nhưng điều đó cũng cho thấy tiềm năng trong lĩnh vực mới mà Trung Quốc đầu tư

Tính đến tháng 5/2023, mảng máy tính và thiết bị điện tử của Trung Quốc tuyển dụng số nhân lực nhiều gấp đôi so với ngành ô tô. Các nền tảng công nghệ Internet của nước này vẫn chiếm 1/4 số việc làm ở thành thị, trong khi xuất khẩu máy tính và điện thoại đạt kim ngạch đến hơn 24 tỷ USD vào tháng 5, cao hơn nhiều mức 14 tỷ USD xuất khẩu ắc quy Lithium, xe điện hay tấm năng lượng mặt trời


Canh bạc của Trung Quốc: Từ bỏ BĐS và TMĐT chuyển sang xe điện, nhịn đau tái cơ cấu nhằm tự cường - Ảnh 5.

Vậy nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng cũng như sự quyết tâm của chính quyền Bắc Kinh, tình hình hiện nay sẽ dần thay đổi. Xuất khẩu xe hơi và thiết bị ô tô của Trung Quốc đã tăng 40% trong tháng 6/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu ắc quy Lithium tăng 42% trong tháng 5/2023

Điều đáng ngạc nhiên hơn là đà tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc trên toàn ngành giảm 12% chỉ vì nhu cầu yếu ở mảng máy tính lẫn điện thoại

Theo WSJ, nền kinh tế Trung Quốc cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ hiện nay sẽ dần hồi phục sau khi chính quyền Bắc Kinh chuyển hướng từ bất động sản và công nghệ Internet sang những mảng mới. Người lao động sẽ dần định hướng lại nhu cầu tuyển dụng để thích nghi bởi các ngành sản xuất ô tô điện, ắc quy, bán dẫn...đều cần lượng lớn nhân lực

Thêm vào đó, sự dẫn đầu của Trung Quốc trong những mảng mới này sẽ giúp nền kinh tế dần ổn định trở lại và tăng trưởng mạnh hơn về quy mô nếu không có biến động nào khác

Rõ ràng, nền kinh tế Trung Quốc không chỉ đứng dậy, trở nên giàu có mà còn đem lại sự mạnh mẽ, tự cường nhờ canh bạc chuyển hướng cơ cấu thành công
 
Top