What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Huế ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Huế đi tìm mô hình phù hợp để phát triển công nghệ cao
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang mời chuyên gia và doanh nghiệp góp ý để xây dựng đề án khu công nghệ cao với mục tiêu hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo liên quan đến công nghệ

Thừa Thiên Huế đang triển khai xây dựng Đề án khu công nghệ cao, gắn với việc xây dựng quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên, nhằm hình thành khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ của vùng và quốc gia; trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ

Festival-Hue.jpg

Lễ hội Festival Huế năm nay ứng ùng nhiều kỹ thuật, công nghệ vào trình diễn nhằm tăng hiệu quả giới thiệu văn hóa, di sản đến với du khách
Và để có thể thực hiện được đề án này phù hợp với địa phương giàu văn hóa và lịch sử như Huế trước khi gửi Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần có sự tham gia của nhiều bên, theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. “Chúng tôi xác định, trong giai đoạn hiện nay phải nhìn nhận thực tế, xây dựng đề án phải phù hợp với tình hình của tỉnh hiện tại cũng như tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực”, ông Bình cho hay

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, cho biết theo đề án, vị trí Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế nằm ở xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc), tổng diện tích là 1.081 hecta, nằm trên tuyến cao tốc đi qua khu vực miền Trung có vị trí thuận lợi về giao thông và liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao như Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Góp ý cho đề án, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện phát triển kinh tế Việt Nam, cho rằng, trong thời đại công nghệ số, đề án cần tiếp cận theo phương pháp mới với các cơ chế mới, cách vận hành cũng phải thay đổi. Theo ông Thiên, đầu tiên phải khảo cứu một cách nghiêm túc kinh nghiệm phát triển các khu công nghệ cao trong và ngoài nước, làm rõ được điểm xuất phát của mình ở đâu, điều kiện hiện tại như thế nào

“Ngoài ra, phải thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và cách quản trị khu công nghệ cao phù hợp”, ông Thiên cho hay

Dưới góc độ khoa học, theo bà Phí Thị Hồng Linh, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Huế đang thiếu những tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập nên cần cơ chế khuyến khích. Ngoài ra, các tổ chức khoa học công nghệ chỉ tập trung nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng mà chưa có dịch vụ khoa học công nghệ nên ảnh hưởng đến chuyển giao khoa học công nghệ, sẽ tạo khó khăn trong việc phát triển khu công nghệ cao tại tỉnh

Trong khi đó, ông Trần Văn Ty, Phó Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, chia sẻ kinh nghiệm khi phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa ba nhà, bao gồm nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp

Bên cạnh xây dựng đề án xây dựng khu công nghệ cao, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang muốn hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo dựa trên những gì đã làm được trong 5 năm qua

Ông Bình cho biết tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn để phát triển, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, để bắt kịp xu hướng trên thế giới hiện nay. Theo ông Bình, việc dịch chuyển xu hướng từ “đổi mới sáng tạo” sang xu hướng đổi mới sáng tạo “mở” để phát huy sức mạnh nội tại kết hợp tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài, tìm kiếm các giải pháp công nghệ từ cộng đồng để giải quyết những bài toán chiến lược cho doanh nghiệp dưới sự tác động của làn sóng công nghệ 4.0 cũng như sự thay đổi nhu cầu từ thị trường là những gì mà Huế đang hướng tới

Vì vậy, theo ông Bình việc hình thành Làng Công nghệ quốc gia Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thừa Thiên Huế, sẽ giúp Huế thu hút được các nguồn lực sáng tạo, tạo ra một cổng kết nối quốc tế đến với Việt Nam, giúp tìm kiếm những tài năng của Việt Nam đến những sân chơi lớn đồng thời lan tỏa, góp phần đưa công nghệ AI từng bước ứng dụng vào cuộc sống
 
Top