What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Private banking

LOBBY.VN

Administrator
Ngân hàng Trung Quốc thuê người quản lý 930 tỷ USD
Thị trường ngân hàng cá nhân có tiềm năng lớn và thu hút nhiều ngân hàng trong và ngoài quốc gia châu Á

Trong khi các ngân hàng quốc tế như UBS và Credit Suisse vất vả tìm nhà quản lý tài sản với danh mục đầu tư hàng trăm triệu USD, các đối thủ Trung Quốc không hề gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng. Ngân hàng nước này có hơn nửa triệu khách hàng giàu có ở thị trường nội địa và chỉ thiếu người giúp nhà đầu tư tấn công thị trường nước ngoài

“Chúng tôi không cần người 'săn' khách”, Joseph Tam, lãnh đạo mảng ngân hàng cá nhân tại Industrial Bank (Ngân hàng Công nghiệp) Hong Kong, cho biết. Theo ông, ngân hàng nước ngoài đang mở rộng tài sản quản lý thông qua việc tuyển dụng vì không có tập khách hàng

Ngân hàng cá nhân (private banking): dịch vụ quản lý tài sản và ngân hàng cho khách hàng cá nhân giàu có

Những người làm trong thị trường khốc liệt này ở châu Á thuộc một trong 2 nhóm, "thợ săn" hoặc "nông dân"

- Thợ săn có nhiệm vụ tìm khách hàng và tài sản mới cho ngân hàng. Nhóm này thường bắt đầu tại một ngân hàng với mục tiêu xây dựng danh mục đầu tư riêng

- Nông dân tập trung vào phát triển, quản lý và giữ khách trong danh mục đầu tư được ngân hàng giao, với mục tiêu tăng doanh thu

Điều này có nghĩa là thị trường ngân hàng cá nhân đang bùng nổ của châu Á không chỉ đưa ra mức lương cao để thu hút người quản lý tài sản cho các công ty quốc tế mà còn từ các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và môi giới chứng khoán để đáp ứng nhu cầu. Hong Kong có khoảng 3.800 nhà quản lý quan hệ và cố vấn đầu tư cá nhân nhưng đến 100.000 trong ngân hàng và 62.000 trong bảo hiểm, theo thống kê mới nhất

"Các ngân hàng Trung Quốc có thể tìm thấy các nhà ngân hàng cá nhân thông qua nhiều kênh hơn. Có lẽ họ sẽ không cần ai đó từ một công ty như UBS”, Kenny Lam, chủ tịch tập đoàn Noah, hãng quản lý tài sản tư nhân đầu tiên của Trung Quốc cho giới siêu giàu, nói

Các bên đều bị hấp dẫn bởi thị trường khổng lồ. Kể từ khi Ngân hàng Trung Quốc (BOC) thành lập hoạt động ngân hàng cá nhân đầu tiên trong năm 2007, tài sản cá nhân của quốc gia này đã tăng lên khoảng 21.000 tỷ USD vào năm 2017, theo dữ liệu của hãng tư vấn Boston. Phần lớn vẫn kẹt ở Trung Quốc bởi các quy định ngăn dòng vốn ra của chính phủ. Tuy nhiên, một phần khá lớn, khoảng 930 tỷ USD, vẫn ở nước ngoài

“Ưu tiên hàng đầu của hầu hết ngân hàng Trung Quốc là tuyển người có nhiều kỹ năng mềm để giúp họ duy trì quan hệ khách hàng”, nhà tuyển dụng cho ngành ngân hàng và tài chính Rick Chung tại công ty tư vấn Randstad nói

Hầu hết sản phẩm và dịch vụ do các nhà quản lý tài sản nước này cung cấp vẫn tương đối đơn giản, tập trung vào cổ phiếu, trái phiếu và bảo hiểm. Các công ty toàn cầu có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, bao gồm cả từ thiện, đầu tư bền vững và nghệ thuật. Tổng lương thưởng trung bình cho "nông dân" ít hơn "thợ săn" khoảng 30% đến 50%

Nhóm ngân hàng cá nhân tại các ngân hàng Trung Quốc ở Hong Kong cũng có xu hướng nhỏ hơn các đối thủ quốc tế. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) bắt đầu kinh doanh dịch vụ tại đây năm 2008, có khoảng 10 nhà quản lý quan hệ và muốn tăng lên 20 trong 3-5 năm. Một ngân hàng cá nhân hàng đầu châu Á của BOC Hong Kong, chi nhánh nước ngoài của ngân hàng lớn thứ 4 Trung Quốc, có khoảng 120 nhà quản lý quan hệ và muốn tăng 20%

Tuy nhiên, 2 bên vẫn cạnh tranh ở một số mảng, như người nói tiếng Quan Thoại và các nhân viên ngân hàng thương mại có mạng lưới khách hàng, kiến thức và kỹ năng sản phẩm tốt

Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, lớn nhất nước này (tính theo quy mô tài sản quản lý), đặt mục tiêu trở thành ngân hàng cá nhân lớn nhất châu Á. Tài sản của ngân hàng Trung Quốc xếp thứ 2 trong khu vực, sau UBS. Đối thủ cạnh tranh BOC và ICBC, ngân hàng lớn nhất thế giới về tài sản, cũng đang phát triển dịch vụ tại Hong Kong khi khách đầu tư ra nước ngoài

Dù có lượng khách hàng lớn trong nước, các ngân hàng Trung Quốc vẫn tụt hậu so với đối thủ nước ngoài tại Singapore và Hong Kong, giám đốc điều hành Tjun Tang tại hãng tư vấn Boston nhận định

Lâm Ngọc
 
Last edited:
Giới nhà giàu Nhật Bản nắm lượng tài sản lớn nhất khu vực
Tổng tài sản của người giàu ở Nhật Bản đã đạt mức 7,7 nghìn tỷ USD trong năm 2017...

Tầng lớp giàu có của Nhật Bản đang nắm giữ lượng tài sản lớn hơn giới giàu tại bất kỳ quốc gia nào khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng các triệu phú Trung Quốc đang có sự bám đuổi quyết liệt

Hãng tin Bloomberg dẫn Báo cáo Tài sản châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Wealth Report) từ công ty tư vấn Capgemini cho biết tổng tài sản của người giàu ở Nhật Bản đã đạt mức 7,7 nghìn tỷ USD trong năm 2017

Trong khi đó, lượng tài sản của giới giàu ở Trung Quốc đạt 6,5 nghìn tỷ USD, tăng 144% so với thời điểm năm 2010. Tốc độ tăng tài sản của giới giàu Nhật Bản trong cùng khoảng thời gian là 87%

Trong những năm gần đây, lượng tài sản trong tay giới giàu ở Ấn Độ cũng tăng với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Năm 2017, tài sản của các triệu phú Ấn Độ tăng 22% so với năm 2016, mức tăng mạnh nhất khu vực

Xu hướng tài sản tăng nhanh của giới giàu châu Á được dự báo sẽ tiếp tục. Sau khi tăng gấp đôi trong thời gian 2010-2017, đạt mức 21,6 nghìn tỷ USD, tổng tài sản của giới nhà giàu châu Á được dự báo sẽ tăng gấp đôi lần nữa và đạt mốc 42 nghìn tỷ USD vào năm 2025 - theo dự báo của Capgemini

Cũng trong năm 2017, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 41,4% tổng tài sản mới được tạo ra của tầng lớp cá nhân có giá trị tài sản cao (high-net-worth individual - HNWI) trên toàn cầu. Theo định nghĩa của Capgemini, HNWI là những người có lượng tài sản có thể đầu tư trên 1 triệu USD

Bất chấp những thách thức như cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, giới giàu Trung Quốc tiếp tục tích lũy được thêm nhiều tài sản trong năm nay

"Đây là một quãng thời gian tuyệt vời đối với giới giàu châu Á", ông William Sullivan, trưởng bộ phận thông tin thị trường toàn cầu của Capgemini, nhận xét

Thăng Điệp
 
Các ngân hàng cá nhân “sốt” vì 200.000 tỉ USD
Gia tăng theo cấp số nhân

Theo Bloomberg,cách đây một thập niên, thị trường chứng khoán sụp đổ, nhiều ngân hàng lớn chao đảo, nền kinh tế toàn cầu chấn động. Khi ấy, hầu như không ai cho rằng thập niên tiếp theo sẽ chứng kiến một cuộc bùng nổ về tài sản cá nhân. Thế nhưng, điều đó đã xảy ra. Một lượng vốn chưa từng có tiền lệ từ ngân hàng trung ương các nước đã đổ vào các nền kinh tế lớn nhất, từ đó thúc đẩy giá cả các loại tài sản, giúp cho nhiều người trở thành “đại gia”. Giá trị tài sản cá nhân trên toàn cầu đã đạt kỷ lục 201.900 tỉ USD vào năm 2017, theo Boston Consulting Group

upload_2018-12-4_22-20-48.png

Đối với một số ngân hàng, sự bùng nổ của tầng lớp người giàu đã xua tan không khí ảm đạm thời hậu khủng hoảng. Các ông lớn như UBS, Morgan Stanley và Bank of America đã nhanh chóng giành lấy cơ hội kiếm lời từ việc phục vụ tầng lớp nhà giàu này, đặc biệt tại châu Á

Vào năm 2015, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã qua mặt Mỹ về giá trị tài sản nắm giữ bởi các triệu phú, tạo nên cơn sốt săn người tài và mặt bằng văn phòng trong giới ngân hàng

Đối với Jessie Leung, một nhà tuyển dụng ở Hồng Kông cho một số ngân hàng cá nhân ở châu Á, công việc kinh doanh của cô chưa bao giờ tốt hơn như lúc này. “Nhu cầu tìm kiếm nhân tài rất lớn”, nhà tuyển dụng 34 tuổi nhận xét. Cô cho biết mỗi ngày cô bắt đầu trả lời email lúc 6h sáng và vẫn còn nói chuyện liên tục với khách hàng mãi cho đến 10h tối. Tiền vào túi của cô cũng gia tăng “theo cấp số nhân”, cô nói

Thực vậy, giá trị tài sản nắm giữ bởi tầng lớp người giàu châu Á đã tăng mạnh trong suốt thập niên qua, lên tới 21.600 tỉ USD, theo Capgemini, đưa khu vực này trở thành thị trường lớn nhất cho các nhà quản lý tài sản cá nhân. Năm ngoái, trung bình mỗi ngày tại châu Á có gần 2.000 triệu phú mới gia nhập lực lượng khổng lồ này

Có lẽ thế lực lớn nhất tái định hình ngành quản lý tài sản cá nhân toàn cầu chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Công cuộc bành trướng kinh tế của nước này đã khiến cho khối lượng tài sản cá nhân khắp châu Á phình to. Nhưng Trung Quốc chỉ mới bắt đầu mở cửa thị trường nội địa cho khối ngoại

Trong khi đó, rủi ro đang gia tăng. Thuế quan Mỹ áp lên hàng tỉ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang đe dọa làm hao hụt hầu bao của những doanh nhân đứng đằng sau cuộc trỗi dậy kinh tế của đất nước, đồng thời đưa thị trường chứng khoán nước này rơi vào hoảng loạn. Jack Ma, ông chủ Alibaba, người giàu nhất Trung Quốc, dự đoán các mức thuế quan có thể chỉ là sự khởi đầu của một cuộc chiến thương mại mà có thể kéo dài suốt 20 năm

upload_2018-12-4_22-20-49.png

Hồng Kông và Singapore đã “bội thu” về giá trị tài sản nhờ đóng vai trò là các trung tâm nước ngoài chăm sóc tận răng cho giới triệu phú, tỉ phú đang bùng nổ của Trung Quốc. Vào tháng 7, Julius Baer (Thụy Sĩ) đã dời văn phòng ở Singapore sang một văn phòng khác có diện tích 9.300m2, rộng hơn 40% so với văn phòng cũ. Tại Hồng Kông, Bank of Singapore cũng đã mở rộng gấp đôi diện tích văn phòng của mình

Một số đơn vị thậm chí đang đưa ra mức tăng lương 30% trở lên tại Hồng Kông và Singapore nhằm chiêu dụ nhân tài từ các đối thủ. Jessie Leung cho biết mức tăng lương tới 40% cũng không phải là bất thường vì cô đã từng chứng kiến mức tăng lương lên tới 60%

Các ngân hàng quốc tế vẫn đang thống trị ngành ngân hàng cá nhân châu Á, nhưng bức tranh này cũng đang thay đổi. Trong danh sách 20 định chế lớn nhất của Asian Private Banker, hiện có 6 định chế đến từ châu Á. Nhưng các gã khổng lồ quốc tế vẫn còn thống trị sân chơi, nhờ năng lực quản lý các khoản chi phí đang tăng không ngừng như chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí công nghệ và tuyển dụng. “Bạn phải đạt tới quy mô nhất định mới có thể hoạt động ở khu vực này. Những tay chơi lớn hơn đang tăng trưởng nhanh hơn những tay chơi nhỏ hơn”, Tjun Tang, đối tác cấp cao tại Boston Consulting ở Hồng Kông, nói

Đổ xô về Trung Quốc

upload_2018-12-4_22-20-49.png

Hai ông lớn UBS và Credit Suisse đang nhắm đến điều vĩ đại kế tiếp: lượng tài sản khổng lồ nội địa của Trung Quốc ước tính lên tới 20.000 tỉ USD (chủ yếu được quản lý bởi các ngân hàng nội địa) so với chỉ 930 tỉ USD tài sản được nắm giữ ở nước ngoài

Họ cược rằng sớm đặt một chân vào cánh cửa này sẽ cho họ một khởi đầu thuận lợi trước các đối thủ. Vì thế, Credit Suisse đang ra sức chiêu dụ các doanh nhân giàu có của Trung Quốc. Còn UBS hiện có hơn 140 nhân viên quản lý tài sản cá nhân tại Trung Quốc và đang tuyển dụng thêm

Động thái này không phải không có rủi ro. Các ngân hàng trong đó có UBS và Julius Baer tạm thời hạn chế đưa nhân viên đến Trung Quốc vào tháng 10 sau khi có một chuyến khởi hành từ Bắc Kinh của một nhân viên UBS cư trú tại Singapore bị trì hoãn bởi nhà chức trách, theo nguồn tin thân cận. “Thị trường nội địa Trung Quốc đúng là một chén thánh. Bắt được chén thánh này là rất khó khăn”, Kenny Lam, Phó Chủ tịch công ty quản lý tài sản Noah Holdings Ltd, nhận định

Không chỉ ở Trung Quốc, bức tranh quản lý tài sản cho người giàu tại nhiều nước cũng đang thay đổi. Mỹ và châu Âu đã thẳng tay với nạn trốn thuế, buộc khách hàng phải rút hàng chục tỉ USD ra khỏi Thụy Sĩ, đồng thời cũng buộc các ngân hàng cá nhân nước này phải tìm các nguồn hầu bao rủng rỉnh khác

Những vụ bê bối rửa tiền cũng đã đưa đến các mức phạt răn đe và nhiều quy định nghiêm ngặt hơn. Chi phí tuân thủ pháp luật cũng đã tăng mạnh và khách hàng bắt đầu chú ý hơn đến mức phí và yêu cầu các dịch vụ mà họ nhận được phải xứng đáng với mức phí đó

Một thách thức lớn khác là sự chấm dứt các gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương, vốn là tác nhân tạo nên nhiều tài sản mới trong thập niên qua. Lãi suất đang tăng lên ở Mỹ. Trung Quốc thì đang tìm cách hạ nhiệt cơn sốt vay mượn. Cùng với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự kiện Anh rời khỏi EU và sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc trên toàn cầu, chắc chắn thập niên tiếp theo sẽ cực kỳ thách thức cho các nhà quản lý tài sản cá nhân

Văn Quốc
 
Last edited:
Thế giới đang “cõng” khối nợ 250 nghìn tỉ USD
Thế giới chưa bao giờ “cõng” khối nợ lớn như hiện nay, gần 250.000 tỉ đô la Mỹ, bao gồm nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp và nợ hộ gia đình, theo The Wall Street Journal

Phân tích của ngân hàng đầu tư Citigroup dựa trên dữ liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho thấy con số trên tăng gấp 3 lần so với cách đây hai thập kỷ. Nếu không tính nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nợ toàn cầu sẽ ở mức 186.000 tỉ đô la, theo IIF


Các nền kinh tế có mức vay nợ lớn nhất gồm Mỹ, Trung Quốc, eurozone (khu vực sử dụng đồng tiền chung euro) và Nhật Bản. Những nến kinh tế này chiếm 2/3 nợ hộ gia đình, 3/4 nợ doanh nghiệp và gần 80% nợ chính phủ của thế giới

Nợ gia tăng thường kéo theo sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Song các khối nợ ngày càng phình to ở nhiều nền kinh tế có thể là dấu hiệu bất ổn nếu các bên vay nợ không có khả năng hoàn trả. Giờ đây, các khối nợ của thế giới đang đối mặt với một thách thức lớn: Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu từng cho vay dễ dãi nhưng giờ đây đang đảo ngược chính sách

“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới. Các mức nợ cao có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng tăng trưởng quá nóng ở một số nước và một số lĩnh vực”, Emre Tiftik, Phó Giám đốc phụ trách các thị trường vốn toàn cầu của IIF, nói

Các hy vọng về một cú bứt phá tăng trưởng khắp thế giới dần tan biến nhưng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn phát tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất hai lần trong năm 2019 và loại bỏ các biện pháp kích thích kinh tế được tiến hành ở giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các điều kiện tài chính bị thắt chặt và những dấu hiệu căng thẳng ở các thị trường tín dụng đã khơi lại cuộc tranh luận bấy lâu nay về việc liệu một cuộc khủng hoảng nợ khác có thể đang tiềm ẩn đâu đó hay liệu các lo ngại của giới đầu tư là vô căn cứ

Giới đầu tư và các nhà kinh tế đang thận trọng theo dõi mức tăng trưởng nợ trên toàn cầu. Hoạt động vay nợ có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng vì nó mang lại cho các doanh nghiệp và chính phủ “nguồn nhiên liệu” để phát triển kinh doanh và cơ sở hạ tầng. Song, vay nợ quá mức có thể gây sức ì cho các nền kinh tế, đe dọa khả năng ứng phó của các chính phủ trước các đợt suy thoái kéo dài

Một trong những lo ngại của giới đầu tư và các nhà kinh tế là khối nợ phát sinh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã không được sử dụng hiệu quả. Một số chuyên gia nói rằng nhiều công ty vay nợ chỉ để mua lại cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán hay người tiêu dùng vay nợ để mua sắm những thứ không cần thiết

Trong những năm gần đây, nợ của các chính phủ trên thế giới tăng trưởng rất nhanh. Các chính phủ thường vay nợ nhiều để giúp nền kinh tế của họ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng. Song giới đầu tư đang lo lắng hơn trước mức nợ cao của các doanh nghiệp

Tận dụng lãi suất cực thấp ở những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các doanh nghiệp Mỹ đã đẩy mạnh vay nợ, khiến tổng nợ của họ hiện nay lên đến mức tương đương 46% GDP của Mỹ. Mức tăng trưởng nợ tăng nhanh so với lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong những năm gần đây đã khiến một khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp Mỹ bị đánh giá ở mức thấp nhất trong cấp đầu tư (investment grade), một xu hướng có thể gây tổn thương cho giới đầu tư nếu một cú sốc xảy ra, khiến trái phiếu của các doanh nghiệp Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm hàng loạt

Các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi, nhất là Trung Quốc, thậm chí còn vay nợ mạnh tay hơn. Giới đầu tư đặc biệt lo lắng về các trái phiếu nợ được phát hành bằng ngoại tệ. Các nền kinh tế mới nổi cần phải trả nợ một phần hoặc tái cấp tài chính cho các khoản nợ gần 2.000 tỉ đô la trong năm 2019. Chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác cùng với đợt tăng giá gần đây của đô la khiến cho các nước đang phát triển gặp khó khăn hơn trong việc trả các khoản nợ bằng ngoại tệ

Một báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hôm 13-12 cho biết nợ toàn cầu (190 nền kinh tế trên thế giới) bao gồm nợ ở khu vực công và tư nhân (không bao gồm nợ của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính) đã lên đến mức lỷ lục 184.000 tỉ đô la. Nếu chia số nợ cho dân số toàn cầu, mỗi người gánh nợ khoảng 86.000 đô la. Các nước có mức nợ cao nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, chiếm hơn 50% khối nợ trên. Sự xuất hiện của Trung Quốc trong nhóm các nước dẫn đầu về mức nợ là một diễn tiến mới. Nợ của Trung Quốc trong tổng nợ toàn cầu đã tăng từ 3% vào đầu thập niên 2000 lên mức 15% hiện nay

Chánh Tài
 
Last edited:
26 tỷ phú giàu bằng nửa thế giới
Báo cáo mới nhất của Oxfam cho thấy nhóm người giàu nhất đang nắm nửa tài sản toàn cầu

Tổ chức từ thiện Oxfam International vừa công bố báo cáo thường niên về chênh lệch giàu nghèo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ). Theo đó, 26 người giàu nhất thế giới sở hữu 1.400 tỷ USD năm ngoái – tương đương 3,8 tỷ người nghèo nhất. Nhóm tỷ phú thế giới có thêm 2,5 tỷ USD mỗi ngày, tương đương tăng 12% cả năm, trong khi tài sản nửa nghèo nhất của thế giới lại giảm 11%

Oxfam sử dụng số liệu của Forbes. Theo danh sách này, số tỷ phú thế giới đã chạm kỷ lục, với 2.208 người. So với thời kỳ khủng hoảng tài chính cách đây một thập kỷ, con số này cao gần gấp đôi

Phần lớn tỷ phú top đầu là người Mỹ. Ông chủ Amazon – Jeff Bezos, đồng sáng lập Microsoft- Bill Gates, huyền thoại đầu tư – Warren Buffett và ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg có tổng tài sản 357 tỷ USD

Oxfam cho rằng các nước nên có hệ thống thuế công bằng hơn, đồng thời hạn chế các công ty và giới siêu giàu trốn thuế. Tổ chức này cũng ủng hộ cung cấp miễn phí chăm sóc sức khỏe, giáo dục và dịch vụ công cho mọi người, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em gái. Các nước cũng nên đầu tư vào dịch vụ như nước sạch, điện và chăm sóc trẻ em để giải phóng phụ nữ

"Ở rất nhiều quốc gia, được học hành tử tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao đã trở thành điều xa xỉ chỉ người giàu mới chi trả được. Mỗi ngày, thế giới có 10.000 người chết vì không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc y tế", báo cáo cho biết

Vấn đề bình đẳng giới cũng được Oxfam nhắc lại. "Trẻ em gái sẽ phải nghỉ học đầu tiên khi gia đình không đủ tiền trả học phí. Phụ nữ cũng mất hàng giờ nghỉ làm để chăm sóc họ hàng ốm, vì một hệ thống y tế thất bại", Oxfam nhấn mạnh, "Nếu những công việc chăm sóc đó được một công ty thực hiện trên toàn cầu, doanh thu hàng năm của họ sẽ lên tới 10.000 tỷ USD"

Hà Thu
 
Tỷ phú ngân hàng giàu nhất thế giới qua đời
Joseph Safra, người giàu nhất Brazil và cũng là tỷ phú ngân hàng giàu nhất thế giới vừa qua đời ở tuổi 82

Safra xuất thân từ một gia đình Syria. Cùng với anh trai Moise (qua đời năm 2014), ông đã xây dựng Banco Safra thành một trong những ngân hàng lớn nhất của Brazil. Ông cũng sở hữu Safra National Bank ở New York (Mỹ) và ngân hàng J. Safra Sarasin tại Thụy Sĩ. Các ngân hàng của Safra thường phục vụ các công ty và khách hàng giàu có. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Joseph Safra là 23,2 tỷ USD trước khi ông qua đời

Joseph Safra, sinh năm 1938 tại Lebanon, là một người kín tiếng và tránh xa truyền thông. Ông và anh trai Moise lần đầu xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2000 với khối tài sản chung 3 tỷ USD. Năm 2006, hai anh em tách ra kinh doanh riêng. Joseph mua lại một nửa đế chế tài chính của họ - bao gồm Banco Safra, ngân hàng lớn thứ 8 của Brazil, Safra National Bank ở New York và Banque Safra-Luxembourg - từ Moise nhưng không tiết lộ chi phí

3-1587090146-2197-1607660442.jpg

Joseph Safra là đại gia giàu nhất thế giới trong ngành ngân hàng

Tỷ phú này cũng sở hữu rất nhiều bất động sản, bao gồm bất động sản thương mại ở Manhattan và cả ở Brazil. Năm 2014, ông mua một tòa nhà chọc trời ở London có biệt danh là Gherkin với giá ước tính 1 tỷ USD

Joseph Safra kết hôn với bà Vicky năm 1969, có 4 người con và 14 đứa cháu. Con trai lớn của ông, Jacob, chịu trách nhiệm quản lý J. Safra Sarasin ở Thụy Sĩ, Safra National Bank ở New York và bất động sản trên khắp nước Mỹ. Một người con khác tên David quản lý Banco Safra ở Sao Paulo
 
Quản lý tài sản
Quản lý tài sản là một ngành công nghiệp khổng lồ. Năm 2019, 500 nhà quản lý tài sản hàng đầu thế giới giám sát khối tài sản trị giá 104.400 tỷ USD, theo dữ liệu của công ty môi giới bảo hiểm toàn cầu Willis Towers Watson. Con số này được dự báo tăng lên 150.000 tỷ USD vào năm 2025

Những con số khổng lồ trên có thể khiến bạn choáng ngợp, cảm thấy thuật ngữ "quản lý tài sản" có lẽ không thuộc thế giới của mình. Tuy nhiên, quản lý tài sản là một dịch vụ tài chính có thể mang lại lợi ích cho những người có giá trị ròng nhỏ hoặc lớn

Quản lý tài sản là gì?

Quản lý tài sản là dịch vụ quản lý tiền của khách hàng. Về cốt lõi, dịch vụ này bao gồm xác định các mục tiêu tài chính của khách hàng và sau đó thực hiện để hoàn thành mục tiêu tăng tổng tài sản theo thời gian bằng cách mua, duy trì và kinh doanh các khoản đầu tư có tiềm năng tăng giá trị

Khách hàng quản lý tài sản rất đa dạng, từ những người bình thường đến các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty đại chúng lớn và nhỏ. Tương tự, các công ty cung cấp dịch vụ quản lý tài sản có thể là các tập đoàn lớn hoặc thậm chí một cá nhân

Nhà quản lý tài sản là ai?

Nhà quản lý tài sản là một chuyên gia tài chính quản lý tiền và chứng khoán thay cho khách hàng, với mục tiêu tăng giá trị của tài sản. Nhà quản lý tài sản được biết đến với nhiều cái tên như cố vấn đầu tư, cố vấn tài chính, quản lý tài sản, quản lý tài sản tổ chức, cố vấn đầu tư đã đăng ký (RIA) và môi giới chứng khoán. Nhiều người làm việc độc lập trong khi những người khác làm việc cho ngân hàng đầu tư hoặc tổ chức tài chính khác

anh-3asset-infinity-1668605329023.jpeg

Nhà quản lý tài sản được biết đến như cố vấn đầu tư, cố vấn tài chính, quản lý tài sản, quản lý tài sản tổ chức, cố vấn đầu tư đã đăng ký (RIA) hay nhà môi giới chứng khoán

"Ngành tài chính sử dụng rất nhiều thuật ngữ cho quản lý tài sản và điều đó khiến nhiều người bối rối", Caroline Hill, nhà quản lý tài sản tại Sage Rutty Inc., một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Rochester, New York, cho biết

Dưới đây là một số tên thường dùng để gọi các nhà quản lý tài sản khác nhau phục vụ cho các nhà đầu tư thông thường được chuyên gia này cung cấp

Cố vấn đầu tư đã đăng ký (RIA): RIA là một cá nhân hoặc công ty cam kết về mặt pháp lý luôn quan tâm đến lợi ích tốt nhất của khách hàng khi cung cấp dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư. RIA được trả tiền bằng phí hàng năm thay vì hoa hồng bán hàng

Nhà môi giới đầu tư: Nhà môi giới đầu tư là một cá nhân hoặc công ty đã đăng ký kiếm tiền thông qua các khoản hoa hồng bán hàng cho các giao dịch, chẳng hạn như mua và bán các khoản đầu tư

Cố vấn tài chính: Các cố vấn làm việc với khách hàng để thiết lập các mục tiêu tài chính và xây dựng danh mục đầu tư phù hợp nhất để đạt được các mục tiêu đó. Không có bất kỳ quy định nào về cố vấn tài chính; một số cố vấn tài chính có thể hoạt động như RIA trong khi một số khác có thể hoạt động như những nhà môi giới. Bạn hãy hỏi các cố vấn tài chính tiềm năng về việc họ muốn trả thù lao như thế nào và liệu họ có phải là người được ủy thác hay không để xác định xem họ có nghĩa vụ pháp lý đặt lợi ích cao nhất của bạn lên trên lợi ích của họ hay không

Theo ông Eric Alexander, cố vấn tài chính của Benchmark Income Group ở Richardson, Texas, giống như có nhiều tên gọi khác nhau, các nhà quản lý tài sản cũng thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, "ở cấp độ cao, một công ty quản lý tài sản xử lý ba nhiệm vụ cơ bản", ông nói

3 nhiệm vụ đó là

Cung cấp cho các nhà đầu tư bình thường quyền truy cập vào các trình quản lý tiền của tổ chức, ngay cả khi họ không nhất thiết phải có tiền ở bất kỳ tổ chức hay ngân hàng nào

Đóng vai trò là chuyên gia trong phân khúc thị trường để có thể thực hiện các thay đổi phù hợp đối với danh mục đầu tư của khách hàng, nếu cần

Cung cấp một nền tảng cho các cố vấn tài chính khác để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của khách hàng của họ

Ngoài ra, nhà quản lý tài sản có mục tiêu kép là tăng giá trị đồng thời giảm thiểu rủi ro. Điều đó đồng nghĩa với việc khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu

anh-2kissflow-1668605329404.jpg

Tăng giá trị và giảm thiểu rủi ro là mục tiêu kép của các nhà quản lý tài sản
Chẳng hạn, các khách hàng như người về hưu sống nhờ vào thu nhập từ một danh mục đầu tư, hoặc một nhà quản lý quỹ hưu trí giám sát các quỹ hưu trí, là những người không thích rủi ro. Ngược lại, một người trẻ tuổi hoặc bất kỳ người thích mạo hiểm nào có thể sẵn sàng lao vào các khoản đầu tư rủi ro cao
Vai trò của người quản lý tài sản là xác định nên thực hiện hoặc tránh những khoản đầu tư nào để thực hiện các mục tiêu tài chính của khách hàng trong giới hạn chấp nhận rủi ro của khách hàng. Các khoản đầu tư có thể bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, hàng hóa, đầu tư thay thế và quỹ tương hỗ, trong số các lựa chọn được biết đến nhiều hơn

Nhà quản lý tài sản phải tiến hành nghiên cứu nghiêm ngặt bằng cách sử dụng cả công cụ phân tích vĩ mô và vi mô. Điều này bao gồm phân tích thống kê về các xu hướng thị trường phổ biến, đánh giá các tài liệu tài chính của công ty và bất kỳ điều gì khác có thể hỗ trợ đạt được mục tiêu đã nêu là đánh giá cao tài sản của khách hàng

Các cố vấn tài chính cá nhân có thể hợp tác với các công ty quản lý tài sản để tiếp cận với một đội ngũ lớn hơn, chuyên biệt hơn nhằm giúp quản lý các kế hoạch đầu tư của khách hàng. Điều này "giúp cố vấn đầu tư tập trung sự chú ý vào khách hàng", Alexander nói

Chi phí cho dịch vụ quản lý tài sản như thế nào?

Chi phí tùy thuộc vào những người quản lý tài sản và chiến lược quản lý tài sản khác nhau. Chẳng hạn, chi phí cho một mô hình đầu tư tích cực sẽ cao hơn chi phí cho mô hình đầu tư thụ động dựa trên chỉ số
anh-1orangelogic-1668605886771.png

Chi phí tùy thuộc vào nhà quản lý tài sản và chiến lược quản lý tài sản khác nhau

Dưới đây là một số chi phí quản lý tài sản phổ biến nhất

Phí quản lý đầu tư tích cực: Các khoản phí này có thể khác nhau, tùy thuộc vào người quản lý tài sản và số lượng tài sản trong danh mục đầu tư. Thông thường, các nhà quản lý tài sản tính phí 1%/ năm. Điều đó có nghĩa là một danh mục đầu tư trị giá 100.000 USD sẽ tiêu tốn 1.000 USD hàng năm cho phí tư vấn

Phí quản lý thụ động: Những nhà quản lý tài sản sử dụng mô hình đầu tư thụ động, nghĩa là họ đặt tiền của khách hàng vào các quỹ chỉ số phản ánh các tiêu chuẩn chính, như S&P 500, sẽ tốn ít chi phí hàng năm hơn. Phí quản lý thụ động phổ biến dao động trong khoảng 0,2-0,5%/ năm, tương đương 200-500 USD/ năm cho danh mục đầu tư trị giá 100.000 USD

Phí quản lý cố vấn robot: Các nhà quản lý tài sản tại công ty đầu tư cố vấn robot sử dụng thuật toán để quản lý danh mục đầu tư của khách hàng thay vì con người. Thông thường, phí quản lý tài sản hàng năm cho các cố vấn robot nằm trong khoảng 0,25-0,50% giá trị tài sản được quản lý, tương đương 250-500 USD/năm cho mỗi danh mục đầu tư trị giá 100.000 USD

Phí môi giới: Các nhà môi giới đầu tư thực hiện giao dịch thay mặt cho khách hàng tài chính có thể tính phí giao dịch trên mỗi giao dịch, và phí này có thể thấp, thậm chí bằng 0 đối với giao dịch trực tuyến, hoặc cao tới 50 USD cho mỗi giao dịch, tùy thuộc vào nhà môi giới và loại dịch vụ họ cung cấp

Phí bổ sung: Nhà quản lý tài sản cũng có thể tính phí tài khoản hàng năm, dao động trong khoảng 25-100 USD/ năm. Nếu khách hàng đóng tài khoản, nhà quản lý tài sản có thể tính phí đóng từ 25-150 USD cho mỗi tài khoản

Nếu bạn thuê một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp, bạn có thể không chỉ sử dụng một mô hình duy nhất. "Người cố vấn có thể sử dụng một công ty quản lý chi phí thấp, thụ động hơn cho một phần tài sản và một công ty quản lý khác, năng động hơn, có tính năng quản lý cao hơn cho một phần tài sản khác", Alexander nói. "Điều này giúp giảm chi phí tổng thể và tối đa hóa giá trị cho các dịch vụ và hiệu suất mà khách hàng nhận được"

Quản lý tài sản có lợi gì?

Với sự tư vấn, hỗ trợ từ các nhà quản lý tài sản, bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ các khoản đầu tư và sớm đạt được các mục tiêu tài chính đã đặt ra

Anthony Pellegrino, một cố vấn ủy thác và người sáng lập của Goldstone Financial Group, ở Oakbrook Terrace, Ill, cho biết: "Quản lý tài sản giúp nhà đầu tư trung bình xây dựng các mục tiêu tài chính, như là quỹ học đại học, mua một ngôi nhà mới hay quỹ nghỉ hưu. Hãy hợp tác với một người hiểu mục tiêu, nguồn lực tài chính và những ràng buộc của bạn và thực hiện những điều đó để đạt được mục tiêu tài chính"

anh-43h-1668605328940.jpg

Các nhà quản lý tài sản có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn từ các khoản đầu tư

Chuyên gia Pellegrino khuyên các nhà đầu tư nên xem xét, đánh giá và chọn ra một nhà quản lý tài sản có thể đáp ứng nhu cầu riêng của họ

"Bạn nên nói chuyện với nhiều chuyên gia trước khi đưa ra quyết định. Hơn nữa, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu các loại hình đầu tư mà nhà cố vấn của bạn sẽ sử dụng, cũng như thấy được những rủi ro hoặc lợi ích tiềm ẩn", ông nói. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn nên biết người cố vấn của bạn được trả công như thế nào và liệu họ có bất kỳ xung đột cá nhân nào với việc quản lý tiền cho bạn hay không

Theo Pellegrino, mặc dù việc trả tiền cho ai đó để quản lý tiền của bạn có vẻ không trực quan, đặc biệt nếu bạn có tài sản ròng thấp, nhưng một khoản phí nhỏ bạn bỏ ra bây giờ có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều sau này

"Đó không chỉ là những gì bạn kiếm được, đó là những gì bạn có thể giữ lại sau khi đóng thuế. Do sự phức tạp của mã số thuế, nên mặc dù có thể tự đầu tư, hầu hết mọi người không có thời gian hoặc không muốn học và tự quản lý khoản đầu tư đó", Pellegrino nói
 
Quỹ gia đình sẽ là nguồn vốn mới cho thị trường Vietnam

PENM Partners – quỹ cổ phần tư nhân tập trung vào Việt Nam có trụ sở tại Đan Mạch, đang tiếp cận các công ty quản lý tài sản của các gia đình và gia tộc kinh doanh lớn trên thế giới cho vòng huy động vốn thứ năm (PENM V). Sự chuyển hướng này diễn ra khi các quỹ hưu trí đang giảm phân bổ vốn ở các lĩnh vực đầu tư trước đây. Quỹ gia đình là đích ngắm mới!

2-3.jpg

Niềm tin vào sự phục hồi tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 của Việt Nam giúp các quỹ cổ phần tư nhân tích cực gọi vốn, hướng tiếp cận chính là các quỹ gia đình thay vì quỹ hưu trí như trước đây

Không chỉ các quỹ nước ngoài, các quỹ cổ phần tư nhân tại Việt Nam cũng tích cực tiếp cận các quỹ gia đình để gọi vốn

Săn vốn từ quỹ gia đình

Hiện diện tại TPHCM từ năm 2006, PENM Partners đã chủ yếu huy động vốn từ các quỹ hưu trí ở Đan Mạch, Hà Lan, Đức và châu Mỹ. Sau đó, PENM Partners đầu tư vào các công ty tư nhân tại Việt Nam trên các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, thực phẩm, bán lẻ và dịch vụ, đồng thời tiếp tục giữ cổ phần cho đến khi các công ty này lên sàn chứng khoán

Tuy nhiên, việc gây quỹ thông qua kênh quỹ hưu trí đã trở nên “khó khăn hơn một chút so với trước đây” vì các tổ chức này đang thận trọng trong bối cảnh lãi suất tăng và những bất ổn địa chính trị – theo lời Hans Christian Jacobsen, đối tác quản lý tại PENM Partners

Giờ đây, PENM Partners đang tập trung vào nguồn vốn mới từ các quỹ gia đình

Theo định nghĩa của Forbes, văn phòng gia đình (family office) hay quỹ gia đình là một công ty quản lý tài sản tư nhân được thành lập bởi một gia đình hay gia tộc kinh doanh lớn. Quỹ cung cấp một loạt giải pháp được cá nhân hóa hay chuyên biệt hóa cho gia đình hay gia tộc đó, gồm quản lý đầu tư, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch thuế và bất động sản, đầu tư phục vụ mục đích từ thiện, dịch vụ tư vấn nhà đầu tư…

Trên thế giới, theo CNBC, có khoảng 10.000 quỹ gia đình quản lý nguồn quỹ hơn 6.000 tỉ đô la Mỹ. Phần lớn các quỹ có tài sản trị giá hơn 200 tỉ đô la Mỹ

Trong khi đó, hãng tư vấn vốn cổ phần tư nhân Toptal nói chi phí điều hành các quỹ gia đình này thường tối thiểu là 1 triệu đô la mỗi năm. Vì thế vốn tối thiểu của các quỹ cũng phải từ 50-100 triệu đô la. Quỹ gia đình ngày càng trở nên phổ biến và nổi bật trong giới đầu tư. “Sự gia tăng các quỹ gia đình là do các điều kiện kinh tế đang thay đổi và sự linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát ngày càng tăng mà các gia đình hay gia tộc kinh doanh muốn sử dụng vốn của mình”, Toptal nhấn mạnh

“Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất hứa hẹn. Đây là nơi thích hợp để đầu tư nếu bạn muốn hiện diện ở châu Á”, Jacobsen nói

Jacobsen đồng ý với nhận xét đó. Ông nói rằng các quỹ gia đình thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn. Ông nhấn mạnh rằng ông đang nhắm đến các quỹ gia đình “hiểu được các cơ hội ở Việt Nam và đang tìm kiếm sự đa dạng hóa, thoát khỏi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”

Năm ngoái, Jacobsen cho biết công ty của ông đã nối lại quy trình gây quỹ cho PENM V, với mục tiêu huy động được khoảng 150-200 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023. Mặc dù PENM V vẫn giữ nguyên mục tiêu gây quỹ, nhưng DealStreetAsia nói rằng “thời gian chốt sổ có thể được kéo dài”, tức vẫn tiếp tục kéo dài trong tháng 7 này và sau đó

“Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất hứa hẹn. Đây là nơi thích hợp để đầu tư nếu bạn muốn hiện diện ở châu Á”, Jacobsen nói. Ông kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay

Quỹ nội cũng tiếp cận nguồn quỹ mới

Các quỹ cổ phần tư nhân thành lập sớm ở Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1990 – khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn từ năm 1994, mang lại nhiều cơ hội của “chiến trường biến thành thị trường” – như lời của cố Thủ tướng Thái Lan Chatchai Choonhavan

Thành lập từ năm 2001 tại TPHCM, Mekong Capital là một trong những quỹ đầu tư lâu đời nhất Việt Nam với các thương vụ đầu tư “xôm tụ” như Thế giới Di động, Pizza4P, Pharmacity, F88, Nhat Tin Logistics và Maison Marou… Mekong Capital hiện chuẩn bị huy động ít nhất 150 triệu đô la và tối đa 200 triệu đô la cho quỹ mới về tái tạo rừng và phát triển bền vững ở Đông Dương và Thái Lan. Chris Freund, nhà sáng lập và đối tác quỹ, nói rằng sớm nhất quỹ sẽ hoạt động từ đầu năm 2024 sắp tới

Thành lập năm 2003, cuối năm ngoái VinaCapital cho biết sẽ gọi vốn đến 100 triệu đô la cho quỹ VinaCapital Venture II trong năm 2023. Ông Hoàng Đức Trung, Phó giám đốc điều hành VinaCapital Ventures nói quỹ sẽ xem xét hơn 300 hồ sơ các doanh nghiệp và startup trong năm nay. Từ đầu năm đến nay, quỹ này đã rót 1 triệu đô la cho nền tảng công nghệ nông nghiệp Koina, 38 triệu đô la cho nền tảng quảng cáo điện tử trong thang máy Chicilon Media…

Hiện chưa có các thông tin về việc tiếp cận quỹ gia đình của hai quỹ tư nhân lớn tại Việt Nam là Mekong Capital và VinaCapital. Nhưng với các quỹ nhỏ hơn và thành lập sau này thì chắc chắn có

Thành lập từ năm 2013, ABB là đơn vị tư vấn nhiều thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A) nhỏ hơn. Trong số hàng chục thương vụ M&A và đầu tư của ABB có những thương vụ không kém phần đình đám, như Toenec (hãng xây dựng, phát triển hạ tầng cơ điện và năng lượng Nhật Bản) thâu tóm Hawee Mechanical & Electrical; Noritz mua lại Kangaroo; Bảo hiểm FWD mua GINET Việt Nam; hay Advantage Partners đầu tư vào chuỗi thời trang bán lẻ Elise…

ABB Merchant Banking – thành viên của Asia Business Builder (ABB), đang tiếp cận các quỹ gia đình, các tổ chức tài chính phát triển (DFI) và các nhà đầu tư khác để gọi 100 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023. Đây là lần huy động quỹ thứ hai, sau đợt gọi 20 triệu đô la vào năm 2018

Có thể kể tên vài quỹ có tuổi đời hơn và ở phân khúc tầm trung, cũng đang tiếp cận quỹ gia đình: Vietnam Investment Group (VI Group) thành lập năm 2006, SSIAM (thành viên của Công ty Chứng khoán SSI) hình thành năm 2007, và Excelsior Capital Vietnam Partners (thành viên của Excelsior Capital Asia) thành lập năm 1998

Hướng tiếp cận quỹ gia đình của Excelsior “có tuổi” cũng nói lên rằng hai ông lớn Mekong Capital và VinaCapital sẽ không thể không hiện diện trên đường đua này

Bao giờ có quỹ gia đình tại Việt Nam?

Các tập đoàn gia đình hay gia tộc kinh doanh lớn của Việt Nam đã thành lập quỹ quản lý tài sản riêng kiểu family office hay không vẫn là câu hỏi

Tháng 12-2018, Vingroup Ventures thành lập với số vốn điều lệ 70 tỉ đồng, trong đó Vingroup góp 70% và số còn lại là hai cổ đông cá nhân khác. Quỹ mạo hiểm này đặt mục tiêu gọi được 100 triệu đô la để đầu tư vào các startup giai đoạn tăng trưởng và tiềm năng ảnh hưởng rộng như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (FinTech), dữ liệu lớn (big data) và Internet vạn vật (IoT) với 5-10 triệu đô la/dự án. Chưa tròn hai tuổi, tháng 3-2020 quỹ này “không còn mạo hiểm nữa”, đổi tên và chuyển sang đầu tư vào bất động sản công nghiệp

Như vậy xét theo quy mô vốn 50-100 triệu đô la của Forbes và chi phí hoạt động mỗi năm theo Toptal, có thể nói rằng các tập đoàn hay gia tộc kinh doanh tại Việt Nam chưa thành lập được hay đủ sức điều hành quỹ gia đình đúng nghĩa

Nhưng dòng vốn gia tộc vẫn chảy mạnh

Hầu hết các quỹ cổ phần tư nhân tại Việt Nam đã huy động nhiều vốn từ các định chế tài chính phát triển (DFI) như Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO), Norfund có trụ sở tại Na Uy và các tổ chức khác

Thương vụ Sơn Kim Retail và IFC cùng đầu tư 20 triệu đô la cho chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 hôm 15-6 có thể giúp hiểu phần nào cách thức tiếp cận các DFI để gọi thêm vốn có lãi suất nhẹ hơn của các doanh nghiệp sở hữu gia đình tại Việt Nam. Sơn Kim Retail là một phần trong tập đoàn đa ngành Sơn Kim Group thuộc gia đình nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sơn. Trong liên doanh điều hành chuỗi GS25, Sơn Kim Retail góp 70% vốn

Các hãng quản lý tài sản gia đình hay gia tộc rồi sẽ sớm hình thành tại Việt Nam – một chuyên gia về vốn mạo hiểm và sáp nhập (M&A) nói với Kinh tế Sài Gòn. Bởi các gia tộc kinh doanh đang chuẩn bị các kế hoạch chuyển giao quyền lực và quyền điều hành kinh doanh cho thế hệ thứ hai hay thứ ba. Nhiều trong số đội ngũ kế thừa là những người được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, có chuyên môn và từng làm việc tại các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn

Theo dòng chảy xu hướng

Các quỹ gia đình châu Á đang được các quỹ mạo hiểm săn đón trong bối cảnh startup toàn cầu đang trải qua “mùa đông băng giá” trong gọi vốn, nhất là sau sự sụp đổ hồi tháng 3 của Silicon Valley Bank (SVB) – ngân hàng chuyên biệt cho giới đầu tư, quỹ mạo hiểm và startup ở Mỹ

Theo DealStreetAsia, Raffles Family Office có trụ sở tại Hồng Kông và Singapore đang tăng gấp đôi các giao dịch cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á như một phần trong chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Kín tiếng hơn gia đình Raffles là quỹ CrimsoNox Capital ở Singapore chuyên quản lý tài sản cho một gia tộc ở Đông Nam Á

Đặt trụ sở tại Hồng Kông, Tập đoàn Tsangs đã thành lập văn phòng tại Singapore, cũng đang mở rộng đầu tư sang các nước như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines

Tại Thái Lan, gia đình tỉ phú Chaleo Yoovidhya (chiếm 51% cổ phần trong hãng nước giải khát Red Bul GmbH) cũng thành lập công ty quản lý tài sản riêng

“Châu Á đang trở nên hấp dẫn hơn đối với một thế hệ mới các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu từ các quỹ gia đình với tầm nhìn quốc tế”, Agnes Chen, giám đốc quản lý dịch vụ quỹ có trụ sở tại Singapore của hãng giải pháp kinh doanh CSC, viết trong báo cáo đầu tháng 6-2023

Bà nói thêm rằng những cá nhân siêu giàu ở châu Á cũng hình thành “khẩu vị rủi ro khác”: “Họ nhận thấy sự đa dạng về tính an toàn ngoài các tài sản truyền thống và yêu cầu tiếp xúc nhiều hơn với các khoản đầu tư thay thế”

Các quỹ gia đình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang lạc quan, cho rằng vốn cổ phần tư nhân là “loại tài sản tốt nhất trong thập niên tới”, theo báo cáo của hãng dữ liệu đầu tư tư nhân Preqin có trụ sở tại London

Hồ Nguyên Thảo
 
Thịnh vượng chung


Tìm một chốn bình yên - người giàu Trung Quốc đang chuyển tiền của họ sang Singapore

Ngày càng nhiều người giàu Trung Quốc lo lắng về việc giữ tiền của họ ở đại lục và một số người đã coi Singapore là nơi trú ẩn an toàn

Giới nhàu giàu Trung Quốc tìm "phương án khác"

Kể từ khi các cuộc biểu tình làm gián đoạn nền kinh tế Hồng Kông vào năm 2019, những người Trung Quốc giàu có đã tìm kiếm những nơi thay thế để cất giữ tài sản của mình. Singapore đã trở thành 1 nơi hấp dẫn khi có cộng đồng lớn nói tiếng Quan Thoại và không giống như nhiều quốc gia, nước này không đánh thuế tài sản

Xu hướng này dường như tăng lên vào năm ngoái sau khi Bắc Kinh đột ngột quản lý nghiêm ngặt ngành giáo dục và nhấn mạnh vào "sự thịnh vượng chung" - sự đủ đầy cho tất cả mọi người thay vì chỉ một số ít

Điều này được tiết lộ theo các cuộc phỏng vấn của CNBC với các công ty ở Singapore đang giúp những người Trung Quốc giàu có chuyển tài sản của họ về thành phố thông qua cấu trúc văn phòng gia đình

Văn phòng gia đình là một công ty tư nhân đảm nhận việc đầu tư và quản lý tài sản cho một gia đình giàu có. Ở Singapore, để thành lập một văn phòng gia đình thường cần tài sản ít nhất 5 triệu USD

Trong 12 tháng qua, yêu cầu về việc thành lập văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng gấp đôi tại Jenga, theo người sáng lập Iris Xu của công ty dịch vụ kế toán và doanh nghiệp 5 năm tuổi này cho biết. Cô cũng nói thêm rằng phần lớn các yêu cầu đến từ những người ở Trung Quốc hoặc những người di cư từ trong nước

Khoảng 50 khách hàng của cô đã mở văn phòng gia đình ở Singapore. Mỗi người có tài sản ít nhất 10 triệu USD, cô Xu nói

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra hàng trăm tỷ phú chỉ trong vài thập kỷ. Theo Forbes, có thêm hàng trăm người đã gia nhập vào bảng xếp hạng của họ vào năm ngoái. Dữ liệu cho thấy, con số này đã nâng tổng số tỷ phú USD ở Trung Quốc lên 626 người, chỉ đứng sau 724 tỷ phú của Hoa Kỳ

Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục có biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ khi giới hạn chính thức 50.000 USD tiền ngoại hối một năm. Điều này đã hạn chế các lựa chọn đầu tư và giữ an toàn cho tài sản của các tỷ phú này

Xu cho biết các khách hàng Trung Quốc của cô "tin rằng có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền ở Trung Quốc, nhưng họ không chắc liệu họ có an toàn khi gửi tiền ở đó hay không", theo CNBC dịch lại

"Thịnh vượng chung" và cách nhập cư bằng văn phòng gia đình

Ryan Lin, giám đốc của Bayfront Law ở Singapore, cho biết nhiều người đã chuyển tài sản đến Hồng Kông, trước khi chuyển chúng đến Singapore

"Xu hướng này đã bắt đầu kể từ cuộc biểu tình năm 2019 ở Hồng Kông khiến nhiều người Trung Quốc suy nghĩ về an toàn tài sản," Lin nói. Ông cho biết xu hướng này đã tăng lên vào năm 2021 sau khi có sự quản lý chặt chẽ đối với ngành giáo dục và sau tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự thịnh vượng chung

Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông Tập đã kêu gọi hạn chế thu nhập "quá mức" khi Trung Quốc tìm cách thực hiện tầm nhìn về sự thịnh vượng chung và giảm bất bình đẳng giàu nghèo

Những nhận xét đó được đưa ra sau nhiều tháng tăng cường giám sát các công ty giáo dục và công nghệ lớn của Trung Quốc, cũng như các nhà phát triển bất động sản. Tất cả các ngành đã tạo ra khối tài sản khổng lồ cho các nhà sáng lập và giám đốc điều hành chỉ trong hai thập kỷ

Cô Xu cho biết những hạn chế liên quan đến việc đi lại quốc tế cũng thúc đẩy sự quan tâm của giới nhà giàu Trung Quốc trong việc thành lập văn phòng gia đình ở Singapore. Đất nước này có chương trình nhà đầu tư toàn cầu cho phép những người trưởng thành đầu tư ít nhất 2,5 triệu đô la Singapore (1,8 triệu USD) đăng ký thường trú

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, một số công dân Trung Quốc nhận thấy rằng chính phủ Trung Quốc có thể tạm dừng các dịch vụ cấp và gia hạn hộ chiếu với lý do kiểm soát vi-rút

Trả lời câu hỏi trực tuyến vào tháng 8 về việc tạm dừng hộ chiếu, Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia Trung Quốc cho biết họ sẽ chỉ cấp những giấy tờ đó cho những người có lý do cần thiết hoặc khẩn cấp để rời khỏi đất nước

Sự bùng nổ văn phòng gia đình của Singapore có thể kéo dài được bao lâu?

Nhiều tỷ phú trên toàn thế giới đã sử dụng văn phòng gia đình để quản lý tài sản của họ. Singapore cũng trở nên hấp dẫn khi vị trí của nó mang lại cho các nhà đầu tư các cơ hội đầu tư khác ở châu Á

Kể từ cuối năm 2020, người sáng lập Bridgewater, Ray Dalio và người đồng sáng lập Google là Sergey Brin, đã mở văn phòng gia đình ở Singapore để tận dụng chính sách thuế thân thiện của nước này, theo báo cáo của Bloomberg

Vào năm 2020, có khoảng 400 văn phòng gia đình ở Singapore, theo Ủy ban Phát triển Kinh tế của quốc gia. Cơ quan chức năng đã không cập nhật con số kể từ cuối năm 2021 và không đưa ra bình luận bổ sung cho CNBC

Các công ty địa phương hỗ trợ thành lập văn phòng gia đình ở Singapore ước tính hiện có thể có thêm hàng trăm công ty khác

Xung đột Nga-Ukraine đã mang đến sự bất ổn cho những công dân Trung Quốc muốn mở văn phòng gia đình tại Singapore

Trái ngược với nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa ra lập trường trung lập về cuộc xung đột, Singapore đã cùng với Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào đầu tháng này, được cho là đã đóng băng các tài khoản ngân hàng địa phương do các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt của Nga nắm giữ

Jenga của cô Xu cho biết tin tức về việc đóng băng tài sản đã khiến một số khách hàng tiềm năng người Trung Quốc tạm dừng kế hoạch mở văn phòng gia đình tại Singapore

Tuy nhiên, Xu và Lin từ Bayfront cho biết nhu cầu từ những người Trung Quốc muốn mở văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng trong năm nay với tốc độ tương tự như năm 2021

Nhưng không rõ liệu sự quan tâm đến Singapore có đồng nghĩa với việc thành phố đã đạt được lợi thế đáng kể trong cuộc cạnh tranh lâu dài với Hồng Kông như một trung tâm tài chính hay không

Singapore đang xem xét một loạt các loại thuế tài sản - bao gồm thuế thu nhập từ vốn, cổ tức và thuế tài sản ròng đánh vào cá nhân, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong nói với CNBC vào tháng trước

Cô Xu nói rằng các chuyên gia tài chính Hồng Kông có bề dày thành tích trong việc quản lý tiền và một số nhà quản lý tài sản Hồng Kông sẽ đến Singapore để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

"Nếu Singapore không thể bắt kịp trong việc cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản chất lượng, tài sản của Trung Quốc sẽ vẫn được quản lý bởi các chuyên gia từ Hồng Kông. Xét cho cùng, các văn phòng gia đình không bị hạn chế về nơi họ đầu tư," cô nói
 
Thị trường quản lý tài sản

box-1.jpg

box-2.jpg

Khoác lên mình chiếc áo vest đen, ông Võ Trung Cương, Giám đốc Quản lý Quỹ, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quản lý Quỹ Thành Công (TCAM), bước vào khuôn viên bên bờ sông của một gallery hạng sang ở quận 7, TP.HCM vào một buổi sáng cuối tuần. Đây là nơi ông gặp hàng chục nhà đầu tư mà hầu hết đều có tài sản ước tính trên 1 triệu USD. Tại đây, ông chia sẻ những cập nhật mới nhất về xu hướng quản lý gia sản của giới siêu giàu trên thế giới và trong khu vực, đồng thời giới thiệu những giải pháp gia tăng tài sản bền vững qua nhiều thế hệ, khái niệm tuy còn mới mẻ tại Việt nam, nhưng đã là lựa chọn của hầu hết các gia tộc nổi tiếng giàu có xuyên suốt hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trên thế giới

Bên kia đường Nguyễn Văn Linh, ngồi sau quầy tính tiền tại quán trà sữa nhượng quyền, Hoàng Anh, 33 tuổi, tìm hiểu về những chứng chỉ quỹ để đầu tư khoản tiền hằng tháng 3 triệu đồng của cô

GIỮ CỦA CHO “PHÚ NHỊ ĐẠI”

“Đây là giai đoạn chín muồi để phát triển thị trường quản lý tài sản”, ông Cương của TCAM phân tích. Sự xuất hiện đầy đủ của một thế hệ có tài sản bắt đầu tư duy về việc phân bổ tài sản và đa dạng hóa rủi ro, cùng với thị trường tài chính đã triển khai tương đối đầy đủ công cụ để thực hiện việc đầu tư là cơ sở cho nhận định đầy lạc quan của ông Cương

Đã bước vào tuổi nghỉ hưu, ông Đậu Văn Thảo đã hoàn tất việc chuyển giao quản lý tài chính của doanh nghiệp gia đình cho cậu con trai duy nhất là Đậu Thái Bình. Thế nhưng, hầu hết những khoản đầu tư trị giá nhiều tỉ đồng của gia đình vẫn do ông thực hiện, tất cả đều dưới hình thức bất động sản. “Tôi không để tiền trong ngân hàng”, ông Thảo nói khi được hỏi về việc đa dạng hóa hình thức đầu tư. Suốt cuộc đời hơn 4 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và chứng kiến giá đất luôn tăng tại một quốc gia đang trên đà phát triển, có mật độ dân số thứ 45 trên thế giới có lẽ giải thích cho sự ưa chuộng kênh đầu tư bất động sản ở ông Thảo và những người đồng niên với ông

Danh mục đầu tư toàn bất động sản đã đem đến cho ông Thảo một rắc rối khác. Vào thời điểm thị trường bất động sản đóng băng trong những tháng cuối năm 2023, khi cần một số tiền lớn, ông biết sẽ phải bán tài sản ở mức giá thấp hơn đỉnh cao trước đây. Sau khó khăn này, khi được hỏi về việc ông có cân nhắc về việc phân bổ một phần tài sản vào thị trường tài chính như chứng khoán hay không, ông chỉ về phía cậu con trai xấp xỉ 40 tuổi và nói: “Chứng khoán thì Bình giỏi hơn tôi”

box-3.jpg

Thực vậy, danh mục khách hàng do TCAM quản lý có nhiều người là “phú nhị đại”, tức những người kế thừa và tiếp quản gia sản. Có kiến thức về thị trường tài chính và tư duy mở, họ xem chứng khoán là một kênh đầu tư để đa dạng hóa rủi ro

Ngành quản lý gia sản tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là quản lý việc phân bổ tài sản liên quan đến chứng khoán cho những nhà đầu tư có quy mô vốn lớn (từ 5 tỉ đồng trở lên). McKinsey ước tính thị trường tài sản tại Việt Nam vào khoảng 360 tỉ USD vào cuối năm 2022, tăng trưởng với tốc độ 11% mỗi năm để đạt đến quy mô 600 tỉ USD vào năm 2027. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một số người lớn tuổi, sinh trước năm 1960 dường như vẫn quen với các kênh đầu tư truyền thống như bất động sản, tiền gửi, vàng và USD hơn là chứng khoán

Tại các nước đã phát triển, mô hình quản lý gia sản đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa và đạt đến mức độ phổ biến nhất định và có thể hiểu như là dịch vụ tư vấn lên kế hoạch phân bổ tài sản ra nhiều kênh khác nhau như chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, vàng, phù hợp với khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của từng khách hàng, nhằm hướng đến bảo toàn giá trị tài sản, tối ưu các nghĩa vụ về thuế thu nhập và sau cùng nhằm thuận lợi chuyển giao thừa kế

box-4.jpg

Trước đây, chỉ có phần lớn là các nhóm ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ này thông qua nghiệp vụ ngân hàng tư nhân (private banking) của mình và thị phần nhỏ hơn thuộc về các công ty quản lý tài sản độc lập (asset management firm) có chuyên môn đầu tư đa dạng khắp các lớp tài sản khác nhau bên cạnh thị trường chứng khoán. Giờ đây, các bên Wealthtech nổi lên và tăng trưởng nhanh chóng khi áp dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm sử dụng các dịch vụ quản lý tài sản một cách trơn tru, minh bạch, tiết kiệm chi phí và thời gian đi đến các văn phòng trực tiếp

Tại Việt Nam, ngành quản lý gia sản còn ở những bước chập chững đầu tiên, trong đó phổ biến nhất chỉ dừng lại ở dịch vụ thuộc khối khách hàng ưu tiên (priority banking) của các ngân hàng thương mại trong nước, dịch vụ thuộc khối private banking của các ngân hàng thương mại nước ngoài có hiện diện ở Việt Nam như HSBC và sau cùng là các công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, phạm vi dịch vụ của họ là tư vấn phân bổ danh mục vào các kênh chủ yếu là thị trường chứng khoán, cụ thể là tập trung vào khách hàng thuộc giới siêu giàu và chủ các doanh nghiệp lớn

Nhiều người ở độ tuổi ông Thảo ngần ngại khi đề cập đến thị trường chứng khoán, ngay cả những người từng đầu tư. “Thị trường thiếu minh bạch và dễ bị thao túng”, ông chủ 62 tuổi của một xưởng cơ khí Lâm Văn Nhẫn lắc đầu khi nói về thị trường chứng khoán. Mặc dù ông Trịnh Văn Quyết đã bị bắt giữ, nhưng hành vi thao túng giá cổ phiếu trong suốt 6 năm của họ cổ phiếu FLC gây ấn tượng mạnh đối với ông Nhẫn, người từng nghiêm túc tìm hiểu về thị trường từ nhiều năm trước khi cổ phiếu họ FLC làm chao đảo thị trường. Thiếu niềm tin chính là yếu điểm lớn nhất của ngành

“Người dân chưa thực sự có niềm tin vào các tổ chức tài chính trong việc ủy thác tài sản của mình”, ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng Giám đốc của HDCapital, nhận xét

box-5.jpg


Tuy ông Cương của TCAM cho rằng sản phẩm tài chính đã đủ đa dạng để phân bổ danh mục đầu tư tài chính, đồng nghiệp của ông tại HDCapital nghĩ chúng còn thiếu độ rộng và chiều sâu. Giới hạn về chuyên môn và sản phẩm đầu tư với đa dạng các kênh tài sản khiến công ty quản lý quỹ chỉ có thể tư vấn phân bổ danh mục vào kênh chứng khoán, còn ngân hàng thương mại thì chỉ có thể tư vấn các sản phẩm liên quan đến tiền gửi, bảo hiểm, các sản phẩm khác mà họ bán chéo

Ngoài ra, trình độ chuyên môn và năng lực tư vấn của các giám đốc quan hệ khách hàng (RM) chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn và tối ưu trải nghiệm của khách hàng và việc chưa tận dụng được các lợi thế về công nghệ trong hoạt động tư vấn và báo cáo định kỳ là những khó khăn mà ông Long quan sát được

ĐIỂM BÙNG NỔ CỦA NGÀNH QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trở lại năm 2017, khi thị trường quản lý quỹ bước vào giai đoạn hình thành. Trong vòng 5 năm kể từ năm 2017, AUM (tài sản được quản lý) bình quân cả ngành đã tăng 25% mỗi năm, trong khi tổng NAV (giá trị tài sản thuần) của các quỹ trên thị trường tăng trung bình 42% mỗi năm, ngoại trừ năm 2022. “Ngành quản lý quỹ đã đi qua giai đoạn hình thành và bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định”, ông Cương nói về việc giờ đây nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán chứng chỉ quỹ trực tuyến, ngay cả qua các ứng dụng tài chính như MoMo hay Fmarket

box-9.jpg

Hoàng Anh đã chọn giao dịch tại nơi nhiệt tình hỗ trợ cô mở tài khoản trực tuyến nhất. “Một bên trả lời tôi bằng chatbot với những câu rất chung chung”, cô nói, “còn một bên dù tôi chuyển nhầm có 500.000 đồng nhưng họ đã tận tình giúp đỡ tra soát”. Với quy mô đầu tư hằng năm chưa đến 40 triệu đồng, cô nghĩ quỹ là lựa chọn tối ưu cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm như mình

“Còn nhớ cách đây 10 năm, vào năm 2012 tổng AUM của cả ngành chỉ đạt 3,7 tỉ USD tương ứng 1,9% GDP. Đến năm 2022, con số này đã gấp 5 lần và đạt đến hơn 18,5 tỉ USD, tương ứng 5,5% GDP”, đại diện HDCapital ước tính

Kể từ khi thành lập công ty quản lý quỹ đầu tiên vào năm 2003 tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư đã tăng lên 70 vào năm 2022. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư đã có những cải tiến, kèm theo sự ra đời của các quỹ mới, bao gồm quỹ mở, quỹ ETF (hoán đổi danh mục) và quỹ bất động sản

box-6.jpg


Tuy nhiên, nếu xét về tương quan quy mô ngành so với các nền kinh tế trong khu vực, thì quy mô ngành quản lý quỹ ở Việt Nam còn tương đối thấp, mới chỉ tương đương 5,5% GDP. Trong khi đó, tỉ trọng này ở Trung Quốc là 10,7%, Thái Lan 29%, hay Malaysia 32%. “Tiềm năng của ngành quản lý quỹ là không thể phủ định”, ông Long nhận định khi xét đến lượng tiền nhàn rỗi và xu hướng tiết kiệm của người dân Việt Nam gần như đứng đầu Đông Nam Á, ở mức 33%, theo thống kê của World Bank

Tương tự như dịch vụ quản lý tài sản, sản phẩm chứng chỉ quỹ mở tuy đã phổ biến hơn trước nhưng chưa có độ phủ rộng như kênh đầu tư chứng khoán trực tiếp. Thống kê của HDCapital cho biết có khoảng 53 triệu trong số 75 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mở tài khoản ngân hàng, con số này gấp 7 lần số người mở tài khoản giao dịch chứng khoán, và gấp 40 lần số người có tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ

VinaCapital tính toán nếu phát triển tương đương Thái Lan, thị trường quỹ mở Việt Nam sẽ có quy mô tài sản ròng tăng 50 lần so với mức hiện tại. “Tất nhiên là còn một số thách thức mà ngành quỹ cần phải vượt qua, nhưng tôi tin tưởng với sự đồng lòng cao giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các công ty quản lý quỹ, chúng ta sẽ sớm đạt mức tăng trưởng bứt tốc trong giai đoạn tới”, bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng Giám đốc Điều hành, Quỹ Đầu tư Chứng khoán của VinaCapital, bình luận

box-7.jpg


Bà Thu đánh giá tiềm năng phát triển của quỹ mở và quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện còn rất lớn nếu khung pháp lý và thuế được hoàn thiện, để tăng sự hấp dẫn cho quỹ hưu trí và phát triển mạnh mẽ mạng lưới phân phối cho 2 loại hình quỹ này. Ở các các thị trường có ngành quỹ phát triển như Đài Loan hay Hàn Quốc, quy mô tổng tài sản ròng của các quỹ mở có thể lên tới 60-67% GDP, còn các quỹ hưu trí đã luôn là nhóm nhà đầu tư tổ chức lớn nhất trên toàn cầu

Việc cung cấp thêm sản phẩm đa dạng chắc chắn sẽ là tiền đề tạo ra môi trường thuận lợi cho lĩnh vực quản lý quỹ và do đó cho phép ngành quản lý tài sản phát triển mạnh. Sự đa dạng sẽ tạo điều kiện cho bối cảnh đầu tư đa dạng và phức tạp hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. “Tuy nhiên, sự đa dạng này mang lại cả cơ hội và thách thức”, Tiến sĩ Lê Hồng Hạnh, Giảng viên Tài chính Đại học RMIT, bình luận

Việc khai phóng toàn bộ tiềm năng của thị trường quản lý quỹ và quản lý tài sản phụ thuộc mạnh vào sự thiết lập khung pháp lý và thuế. Đối với nhà đầu tư và các công ty quản lý quỹ, khung pháp lý hỗ trợ với các điều khoản rõ ràng sẽ tạo niềm tin, từ đó sẽ cung cấp môi trường hoạt động ổn định đối với các bên liên quan. Ngoài ra, tại các thị trường cận biên như Việt Nam, nơi thường xuyên có biến động lớn trong thị trường, sẽ đòi hỏi nhà quản lý quỹ phải làm quen và đưa ra được các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Hơn nữa, để thị trường quản lý quỹ và quản lý tài sản vận hành trơn tru, cần phải có cơ sở hạ tầng thị trường đầy đủ, bao gồm nền tảng giao dịch, hệ thống thanh toán và dịch vụ lưu ký thông suốt

box-8.jpg


BAO GIỜ BẮT KỊP SINGAPORE VÀ HONG KONG?

Ở thời điểm hiện tại, ngành quản lý tài sản tại Việt Nam mang nhiều dáng dấp của việc quản lý tài khoản chứng khoán ở mức độ cao cấp hơn, cá nhân hóa cho từng khách hàng. Vẫn còn một khoảng cách lớn để đạt đến trình độ và quy mô như ngành quản lý tài sản trên thế giới, nơi khách hàng được tư vấn một danh mục đầy đủ các kênh đầu tư khác nhau

“Chìa khóa để mô hình quản lý gia sản có thể triển khai rộng hơn ở Việt Nam không nằm trong tay khách hàng mà sẽ thuộc về nhiệm vụ của các bên cung cấp dịch vụ”, ông Long của HDCapital nói. Theo ông, điều quan trọng là các nhà tư vấn có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng, đồng thời xây dựng hệ sinh thái có chiều sâu, đa dạng và tận dụng công nghệ số hóa để tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Trong bối cảnh tài chính toàn cầu đang phát triển, lĩnh vực quản lý tài sản của Việt Nam đứng trước một thời điểm quan trọng. Hiện tại, thị trường Việt Nam tụt hậu so với các khung quản lý tài sản phù hợp tương tự ở các thị trường phát triển như Singapore và Hong Kong

“Việt Nam có thể học được một số bài học quý giá từ câu chuyện thành công của Hong Kong và Singapore. Các trung tâm tài chính này đã xây dựng hệ sinh thái quản lý tài sản mạnh mẽ thông qua các sáng kiến chiến lược và khung pháp lý”, Tiến sĩ Devmali Perera tại Đại học RMIT, phân tích. Theo Tiến sĩ Devmali, Việt Nam nên tập trung vào việc tạo ra một cơ chế đầu tư có quy định chắc chắn, minh bạch và thân thiện với nhà đầu tư. “Thiếu niềm tin vào các tổ chức tài chính là vấn đề then chốt ở Việt Nam”, bà nói

Thứ 2, các tổ chức quản lý tài sản nên hướng tới việc cung cấp các sản phẩm quản lý tài sản phù hợp có thể tiếp cận được thông qua cả các nhà quản lý mối quan hệ (như kênh vật lý) và qua các kênh kỹ thuật số. Điều quan trọng là ngành quản lý tài sản phải nắm bắt công nghệ tài chính và áp dụng các công cụ kỹ thuật số để quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ khách hàng và đánh giá rủi ro, đồng thời cung cấp một bộ sản phẩm đầu tư đa dạng

Thứ 3, Việt Nam có thể tăng cường kết nối với các thị trường tài chính trọng điểm và các nước ASEAN để thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách thiết lập các hiệp định song phương với các trung tâm tài chính lớn

Cuối cùng, điều quan trọng là cho phép cư dân ở Việt Nam thực hiện đầu tư tài chính ra nước ngoài và đa dạng hóa danh mục đầu tư ở cấp độ toàn cầu, đồng thời đưa ra các ưu đãi thuế hoặc miễn thuế liên quan đến ngành này. Đối với Việt Nam, việc áp dụng các chiến lược này không chỉ có nghĩa là sao chép các mô hình của Singapore và Hong Kong mà còn điều chỉnh chúng phù hợp với quỹ đạo tăng trưởng bối cảnh kinh tế đặc thù của mình

“Bằng cách đó, Việt Nam có thể mở đường cho một ngành quản lý tài sản và đầu tư vững mạnh và linh hoạt, đồng thời đạt được mục tiêu 600 tỉ USD tài sản vào năm 2027”, Tiến sĩ Devmali Perera kết luận
 
Top