What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Lobby.vn

Hiến kế phát triển nhân lực công nghệ


Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo có bài tham luận trong sự kiện Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ IV
MoMo được đánh giá là "tay chơi" bền bỉ và thành công nhất ở thời điểm hiện tại trong lĩnh vực Fintech nói riêng và giới startup Việt nói chung. Sau 15 năm, doanh nghiệp này hiện có hơn 2.000 nhân viên, trong đó hơn một nửa là kỹ sư công nghệ. Nhà đồng sáng lập MoMo cũng tự hào chia sẻ, toàn bộ lãnh đạo, nhân viên công ty đều là người Việt Nam

Để phát triển những mô hình đổi mới sáng tạo, chưa bao giờ có, bên cạnh việc cần xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp, ông Diệp cho rằng cần có một lượng nhân sự rất lớn từ trong nước và ngoài nước

"Mục tiêu của quốc gia đặt ra là 1 triệu kỹ sư, 1.000 doanh nghiệp thì cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt. Ví dụ như miễn phí thu nhập cá nhân trong 10 năm. Tôi tin rằng đó sẽ là động lực rất lớn để đạt được mục tiêu, thu hút được nhân sự nước ngoài quay về đóng góp cho đất nước"
 
Google, Oracle, Amazon và Microsoft nhận thỏa thuận đám mây tổng cộng lên tới 9 tỷ USD của Lầu Năm Góc
Mới đây Lầu Năm Góc cho biết Amazon, Google, Microsoft và Oracle đã nhận được một hợp đồng điện toán đám mây tổng cộng có thể lên tới 9 tỷ USD đến năm 2028…

100321218-136114171-small.jpeg

Hình ảnh Lầu Năm Góc tại Washington
Kết quả của nỗ lực Năng lực Đám mây Tác chiến Chung (JWCC), phù hợp với nỗ lực của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm dựa vào nhiều nhà cung cấp công nghệ cơ sở hạ tầng được vận hành từ xa, trái ngược với việc dựa vào một công ty duy nhất, một chiến lược được thúc đẩy dưới thời Chính quyền Trump

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng đã nói với CNBC qua email rằng “JWCC là một gói mua sắm bao gồm bốn hợp đồng với mức giá trị chung là 9 tỷ USD”

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm cách dựa vào nhiều hơn một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Trong một số trường hợp, họ dựa vào các khả năng chuyên biệt trên một doanh nghiệp đám mây và phần lớn khối lượng công việc tương tác với người dùng (front-end) và điều hương hoạt động (back-end) trên dịch vụ đám mây khác. Vào những thời điểm khác, họ trả phí cho dịch vụ này . Có nhiều hơn một đám mây có thể khiến các doanh nghiệp tự tin hơn rằng họ có thể chịu được sự gián đoạn dịch vụ do ngừng hoạt động

Ban đầu, Lầu Năm Góc đã trao Hợp đồng Cơ sở hạ tầng Quốc phòng Doanh nghiệp Chung (JEDI) cho Microsoft vào năm 2019. Một cuộc chiến pháp lý đã xảy ra sau đó khi Amazon, công ty hàng đầu trong thị trường cơ sở hạ tầng đám mây, phản đối quyết định của Lầu Năm Góc. Oracle cũng gây ra nhiều thách thức với sự lựa chọn của Lầu Năm Góc

Vào năm 2020, cơ quan giám sát của Lầu Năm Góc đã tiến hành xem xét và đưa ra phán quyết rằng không có bằng chứng để kết luận rằng Chính quyền Trump đã can thiệp vào quá trình trao hợp đồng. Vài tháng sau, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ tiếp tục thỏa thuận JEDI với Microsoft

Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã thay đổi cách tiếp cận, yêu cầu đấu thầu từ Amazon, Google, Microsoft và Oracle để giải quyết các nhu cầu về đám mây. Nhưng Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp đã tuyên bố vào thời điểm đó rằng dường như chỉ có Amazon và Microsoft có thể đáp ứng các yêu cầu của Lầu Năm Góc

Kết quả tuần vừa rồi cho thấy một lợi ích đặc biệt đối với Oracle, điều mà các nhà phân tích không thấy ở các công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Oracle đã tạo ra 900 triệu đô la doanh thu cơ sở hạ tầng đám mây trong quý kết thúc vào ngày 31/8, một phần nhỏ trong tổng số 20,5 tỷ USD cho công ty con đám mây của Amazon, Amazon Web Services, trong quý thứ ba

Cả bốn công ty công nghệ đều đã giành được các hợp đồng giao hàng vô thời hạn, số lượng vô thời hạn hoặc IDIQ, nghĩa là họ có thể cung cấp một lượng dịch vụ vô thời hạn trong một khoảng thời gian cụ thể

Bộ Quốc phòng cho biết: “Mục đích của hợp đồng này là cung cấp cho Bộ Quốc phòng các dịch vụ đám mây có sẵn trên toàn cầu dành cho doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực bảo mật và cấp độ phân loại, từ cấp độ chiến lược đến cấp độ chiến thuật”
 

Attachments

  • upload_2022-12-23_19-0-46.png
    upload_2022-12-23_19-0-46.png
    392 bytes · Views: 1
Đế chế Google mắc kẹt
Google có thể sẽ trở thành “Yahoo thứ hai” khi gặp phải đối thủ ChatGPT và khó có thể giữ vững ngôi vương thống trị như nhiều năm trước

gg.jpeg

Vào năm 2016, Sundar Pichai, vị CEO vừa nhậm chức vài tháng của Google, từng đưa ra một tuyên bố táo bạo rằng: Google từ nay sẽ là công ty đi đầu trong lĩnh vực AI. Đây được xem là quyết sách đầu tiên của ông sau khi nắm quyền tại công ty

Trước đó 2 năm, Amazon từng vượt mặt Google khi ra mắt trợ lý giọng nói Alexa. Do đó, tại sự kiện năm 2016, Google đã ra mắt Assistant, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Alexa của Amazon

7 năm sau, Google lại tiếp tục gặp lại câu chuyện năm xưa, bị đánh bại ngay trong thị trường mà hãng đã độc chiếm suốt bấy lâu nay. Song, lúc này tình hình còn tệ hơn xưa, Forbes nhận định

Nhiều lần thất bại khiến Google nhụt chí


Đối thủ lần này của Google là một startup trí tuệ nhân tạo có tên OpenAI. Sản phẩm của họ là ChatGPT, một chatbot toàn năng có thể viết thư, lập trình, làm luận, trả lời mọi câu hỏi… như người thật, đồng thời xây dựng dựa trên AI, công nghệ mà Google từng tự hào là kẻ tiên phong. Thành công của ChatGPT đã làm lu mờ chatbot LaMDA mà hãng từng công bố cách đây 2 năm

Điều tệ hơn cả là Microsoft, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Google trên thị trường công cụ tìm kiếm, đã đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI và công bố phiên bản Bing mới tích hợp tính năng chat bằng AI cao cấp hơn ChatGPT. Trong khi đó, Google lại vội vã ra mắt Bard, một phiên bản chatbot kém hoàn thiện so với LaMDA

intro_1675441178.jpg

ChatGPT đã đe dọa vị thế của Google

Theo Forbes, Google đã thể hiện tham vọng trí tuệ nhân tạo của mình từ sớm. Tại sự kiện I/O vào 5 năm trước, CEO Pichai đã công bố Duplex, dịch vụ AI tạo âm thanh giống hệt người thật và có thể đặt bàn nhà hàng giúp người dùng

Dịch vụ này được lập trình sao cho có thể trò chuyện giống với con người bằng cách bắt chước những từ như “ừm”, “ờ”, ngập ngừng và và biến đổi giọng nói. Mục tiêu của Duplex là có thể đặt lịch hẹn một cách tự động ngay cả với những nhà hàng không có hệ thống đặt bàn online

Tuy nhiên, Duplex đã vướng phải tranh cãi khi người dùng không thể xác định liệu AI có được xem là robot hay không. Nhiều người cho rằng AI này là một công nghệ mới rất thú vị nhưng không có tương lai. Tờ New York Times còn gọi Duplex là phát minh đáng sợ. Theo Forbes, phản ứng tiêu cực với dịch vụ AI đã khiến Google chần chừ với các dự án và sản phẩm trí tuệ nhân tạo sau đó của mình

Không chỉ vậy, những lùm xùm xung quanh mảng phát triển AI cũng khiến Google thận trọng hơn. Năm 2018, nội bộ nhân viên Google đã náo loạn khi công ty tuyên bố tham gia chương trình Project Maven của Lầu Năm Góc, sử dụng AI để tấn công quân sự bằng drone. Vào thời điểm đó, lãnh đạo tập đoàn chấp nhận ý kiến của nhân viên, không gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn và đưa ra bộ nguyên tắc về đạo đức AI

Năm 2020, Google lại tiếp tục trở thành tâm điểm khi sa thải hai nhà nghiên cứu về đạo đức AI Timnit Gebru và Margaret Mitchell sau khi họ chỉ trích công nghệ AI tích hợp trong công cụ tìm kiếm luôn có thiên vị, bất bình đẳng giữa người da trắng và da màu. Giám đốc nghiên cứu Jeff Dean sau đó đã thừa nhận sự việc này đã ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của tập đoàn

Google trở thành “Yahoo thứ hai”


“Rõ ràng ban đầu Google hoàn toàn có thể thống trị các mô hình ngôn ngữ thông minh như ChatGPT. Nhưng những sai lầm trước đó là hậu quả do sự thiển cận, thiếu cân nhắc, khiến họ trở nên dè chừng với các chỉ trích như hiện nay”, Margaret Mitchell chia sẻ với Forbes

Trên thực tế, nếu không có Google, rất có thể ChatGPT sẽ không thể ra đời. Năm 2019, một nhóm nhà nghiên cứu Google đã thực hiện nghiên cứu về AI có tên “Attention Is All You Need”, nền tảng cho công nghệ AI tạo sinh như ChatGPT hiện hay

Song, 6 người trong nhóm 8 tác giả dự án này đã rời Google và đầu quân cho OpenAI. Nói với Forbes, Aidan Gomez, một trong 6 nhà nghiên cứu, nói rằng môi trường ở Google quá gò bó. “Tự do khám phá là một vấn đề lớn với một tập đoàn khổng lồ như Google. Tôi không thể phát minh những sản phẩm mới theo ý muốn nên tôi đã quyết định tự xây dựng nó”, ông nói

5341.jpg

Google đã gấp rút ra mắt chatbot AI Bard dù chưa hoàn thiện để cạnh tranh với ChatGPT

Năm 2004, Google từng thắng thế trước Yahoo dù khởi đầu chỉ là một công ty nhỏ ở Mountain View. Câu chuyện giữa hai ông lớn Internet này chính là trường hợp điển hình cho Thế lưỡng nan của nhà cải tiến (The Innovators' Dilemma). Học thuyết giải thích nguyên nhân những công ty tốt nhất đang mất đi vai trò lãnh đạo của thị trường là vì không chịu thay đổi những sản phẩm cũ, được sử dụng rộng rãi và phát triển công nghệ mới

Thế nhưng, điều không ngờ là gần hai thập kỷ sau, Google lại trở thành “Yahoo thứ hai” khi gặp phải OpenAI và ChatGPT, Forbes nhận định. “Tâm lý trì trệ và sợ hãi mảng kinh doanh trọng tâm của mình sẽ suy tàn đã khiến Google chậm chân. Hiện có lẽ vị thế của họ lĩnh vực này đã lung lay đôi chút”, Emad Mostaque, CEO của Stability AI, nhận định
 
Tài chính, công nghệ trở thành ‘đích ngắm’ của Chính phủ Trung Quốc

photo1677715229497-167771522957385360080.jpg

Chủ tịch Trung Quốc chỉ đạo "đại tu" hai ngành tài chính và công nghệ trước kỳ họp lưỡng hội

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa cho biết, kế hoạch tái cấu trúc chính phủ “mạnh tay” sắp tới sẽ bao gồm hai ngành tài chính và công nghệ

Những thay đổi sâu rộng này sẽ nhằm vào các nhóm lợi ích "ăn sâu bám rễ" và “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế và xã hội, ông Tập nhấn mạnh

“Đại hội Đảng lần thứ 20 đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể về đổi mới Đảng và các thể chế Nhà nước, đi sâu cải cách hệ thống tài chính, hoàn thiện sự lãnh đạo tập trung của Đảng đối với ngành công nghệ”, Xinhua dẫn phát biểu của ông Tập

Chỉ đạo được đưa ra trong kỳ họp kín kéo dài 3 ngày, trước khi Quốc hội Trung Quốc khai mạc kỳ họp thường niên ngày 5/3

Dù bài phát biểu của ông Tập nhắc lại nội dung báo cáo trước Đại hội Đảng 20, đây là sự xác nhận đầu tiên rằng những thay đổi đó sẽ được đưa vào kế hoạch "đại tu" sắp tới

Những thay đổi đó sẽ tăng cường công tác xây dựng Đảng trong khu vực tư nhân, ông Tập khẳng định

Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC) sẽ khai mạc ngày 4/3

Hai kỳ họp này thường được gọi là “lưỡng hội”, là dịp để các lãnh đạo chủ chốt Trung Quốc thảo luận những đề xuất và bỏ phiếu thông qua luật mới, từ đó sẽ cho biết những biện pháp cải cách và phương hướng hoạt động của chính phủ mới

“Lưỡng hội” năm nay là dịp Trung Quốc hoàn thành sự chuyển giao lãnh đạo định kỳ 5 năm, với những thay đổi nhân sự chính trong chính phủ. Sau kỳ này, Trung Quốc sẽ có thủ tướng mới, còn ông Tập Cận Bình chính thức bắt đầu nhiệm kỳ 3 trên cương vị chủ tịch nước
 
Giới lập pháp Mỹ chật vật đi học về công nghệ
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo khiến các nhà lập pháp ở Washington phải nghiêm túc tìm hiểu kỹ lưỡng về những công nghệ mới

Trong những tuần gần đây, hai thành viên của Quốc hội Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo (AI)

Hạ nghị sĩ Ted Lieu, đảng viên Dân chủ của California đã viết trong một bài luận của khách mời trên tờ The New York Times vào tháng 1 rằng ông cảm thấy “hoảng sợ” trước khả năng bắt chước văn phong của con người từ ChatGPT

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Jake Auchincloss từ bang Massachusetts, đã có bài phát biểu dài một phút được viết bởi một chatbot nhằm kêu gọi lập ra những quy định cho AI

Tuy nhiên ngay cả khi các nhà lập pháp nước Mỹ đã bắt đầu chú ý đến công nghệ này, thực tế vẫn có rất ít người dám hành động. Hiện vẫn chưa có dự luật nào được đề xuất để bảo vệ cá nhân hoặc cản trở sự phát triển của các khía cạnh nguy hiểm tiềm tàng mà AI có thể mang lại

Khoảng trống pháp lý với công nghệ


Thậm chí trong những năm gần đây, một số luật nhằm hạn chế ứng dụng AI như nhận dạng khuôn mặt đã bị Quốc hội Mỹ bác bỏ

Bên cạnh đó, vấn đề nghiêm trọng hơn là các nhà lập pháp nước Mỹ thậm chí còn không biết AI là gì, theo lời Hạ nghị sĩ Jay Obernolte, đảng viên Cộng hòa của California và cũng là thành viên duy nhất của Quốc hội Mỹ có bằng thạc sĩ về trí tuệ nhân tạo cho biết

“Trước khi đưa ra quy định cần phải có sự thống nhất về mối nguy hiểm đó là gì. Điều đó đòi hỏi các nhà lập pháp phải sự hiểu biết sâu sắc về AI. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tôi đã phải dành bao nhiêu thời gian chỉ để giải thích với các đồng nghiệp của mình rằng mối nguy hiểm chính của AI không đến từ những con robot độc ác với tia laze đỏ phát ra từ mắt”, Obernolte nói

Những động thái chậm chạp với AI dường như là một phần của mô hình quen thuộc, trong đó công nghệ một lần nữa vượt xa khả năng xây dựng bộ quy tắc và quy định của Mỹ

Các nhà lập pháp từ lâu đã phải vật lộn để có thể hiểu những cải tiến mới của thế giới công nghệ. Trong một thời gian dài, các công ty thậm chí còn tác động để làm chậm việc ra các quy định, với lập luận rằng ngành công nghiệp này cần sự tự do trong bối cảnh Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí dẫn đầu về công nghệ

Carly Kind, giám đốc của Viện Ada Lovelace, một tổ chức ở London tập trung vào việc sử dụng công nghệ có trách nhiệm, cho rằng việc thiếu đi những quy định đã khuyến khích các công ty đặt lợi ích tài chính và thương mại lên trên tính an toàn

"Các nhà hoạch định chính sách đang tạo điều kiện cho một cuộc chạy đua về trí tuệ nhân tạo vô trách nhiệm khi không có bất kỳ rào cản nào", bà Kind cho biết

Khoảng trống về pháp lý khiến Liên minh châu Âu phải đóng vai trò lãnh đạo. Năm 2021, các nhà hoạch định chính sách của EU đã đề xuất một đạo luật tập trung vào việc điều chỉnh các công nghệ AI rủi ro cao như nhận dạng khuôn mặt hoặc các ứng dụng liên kết với cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng

Biện pháp dự kiến sẽ được thông qua ngay trong năm nay, với mục đích chính là yêu cầu các nhà sản xuất AI tiến hành đánh giá rủi ro về cách ứng dụng của họ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và quyền cá nhân, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận

Các công ty vi phạm luật có thể bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu. Với các nền tảng công nghệ lớn nhất thế giới, tổng số tiền có thể lên tới hàng tỷ USD

Theo các nhà hoạch định chính sách của EU cho biết, đạo luật này là rất cần thiết để tối đa hóa lợi ích của trí tuệ nhân tạo đồng thời giảm thiểu rủi ro đối với xã hội của nó

Khi giới lập pháp cũng phải đi học về công nghệ


Giới lập pháp nước Mỹ cũng đã có những động thái đầu tiên để nắm rõ hơn về công nghệ mới. Nói với New York Times, Hạ nghị sĩ Donald Beyer Jr, đảng viên Dân chủ của Virginia tiết lộ ông đã bắt đầu tham gia các lớp học buổi tối về AI

“Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu tìm hiểu về công nghệ này và cân nhắc những lợi ích to lớn cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Tuy nhiên, việc này sẽ mất thời gian”, ông Beyer nói

Một số quan chức chính phủ Mỹ đã cố gắng thu hẹp khoảng cách kiến thức xung quanh công nghệ và AI. Vào tháng 1 vừa qua, có đến khoảng 150 nhà lập pháp và nhân viên đã tổ chức một cuộc họp với sự chủ trì của Jack Clark, người sáng lập công ty AI Anthropic

Hành động của giới lập pháp, dù muộn nhưng đã có những tác động đáng kể lên các cơ quan liên bang. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã đưa ra các lệnh thực thi đối với những công ty sử dụng AI vi phạm quy tắc bảo vệ người tiêu dùng. Cục Bảo vệ Người tiêu dùng cũng đã cảnh báo rằng AI trên các hệ thống được sử dụng bởi những cơ quan tín dụng có thể vi phạm luật chống phân biệt đối xử

Trên thực tế, chính phủ liên bang Mỹ đã tham gia vào AI trong hơn 6 thập kỷ qua. Từ những năm 1960, DARPA - cơ quan quốc phòng bí mật phụ trách phát triển công nghệ tiên tiến đã bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ

Nguồn vốn hỗ trợ này sau đó đã góp phần dẫn đến các ứng dụng quân sự tiên tiến ngày nay như máy bay không người lái và những công cụ an ninh mạng

Những lời chỉ trích về AI phần lớn đã bị dập tắt ở Washington. Mãi cho đến năm 2015, thiên tài vật lý Stephen Hawking và Elon Musk, CEO Tesla lần đầu đưa ra cảnh báo rằng AI đang trở nên thông minh một cách nguy hiểm và khẳng định AI có thể kết liễu loài người

Tháng 11/2016, Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải của Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần quốc hội đầu tiên về AI. Những lời cảnh báo của ông Musk và Hawking đã được các nhà lập pháp trích dẫn đến hai lần

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nỗ lực nào dẫn đến một bộ luật nghiêm khắc về AI ở nước Mỹ. Hạ nghị sĩ Ted Lieu, người từng đích thân gặp CEO OpenAI Sam Altman, "cha đẻ" ChatGPT đình đám thời gian gần đây cho biết chính phủ không thể dựa vào các công ty riêng lẻ để bảo vệ người dùng

Ông Lieu dự định giới thiệu một dự luật trong năm nay, với một ủy ban chuyên nghiên cứu AI và một cơ quan mới để điều chỉnh công nghệ này

“OpenAI đã quyết định đưa các biện pháp kiểm soát vào công nghệ của mình. Tuy nhiên, điều gì có thể đảm bảo rằng một công ty khác cũng sẽ làm như vậy?”, Hạ nghị sĩ Ted Lieu chất vấn
 
Chuỗi cung ứng chip hàng đầu thế giới nhắm đến Việt Nam
Các đối tác của ASML Holding, hãng thiết bị làm chip hàng đầu thế giới, sắp thăm Việt Nam và xem xét đặt nhà máy

Nguồn tin của Reuters cho biết lãnh đạo từ hàng chục công ty công nghệ là các nhà cung ứng của ASML sẽ đến thăm Đông Nam Á tuần tới. Theo tài liệu từ Brabant Development, công ty Hà Lan là bên tổ chức chuyến đi, điểm đến dự kiến là Việt Nam, Malaysia và Singapore

Trong khi Singapore được coi là địa điểm tiềm năng để đặt trụ sở, "phần lớn các công ty tham gia vì họ đang xem xét mở rộng hoặc thiết lập địa điểm sản xuất ở Việt Nam hoặc Malaysia", tài liệu của Brabant Development có đoạn

Theo các nguồn tin, ít nhất hai công ty đang đàm phán với đối tác ở Việt Nam để xây nhà máy. Ngoài ra, Malaysia cũng là một lựa chọn đáng chú ý vì một số công ty đã có cơ sở vật chất tại đây

asml-4364-1678609384.jpg

Logo ASML tại trụ sở ở Eindhoven, Hà Lan

Các công ty tham gia chuyến đi gồm Neways, chuyên phát triển các đơn vị điều khiển điện và năng lượng cho hệ thống in thạch bản cho ASML, cùng các công ty Bestronics, AAE BV, BKB Precision, HQ Group, KMWE Group, Sempro, Sioux Technologies. Việc tìm hiểu đầu tư vào Đông Nam Á được cho là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm giảm mở rộng thị trường

Những công ty này chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, VDL ETG, cũng tham gia chuyến đi, cho biết họ "đã có nhiều chi nhánh khác ở châu Á và không có ý định rời Trung Quốc"

ASML là công ty Hà Lan đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất chip toàn cầu. Các thiết bị như hệ thống in thạch bản của ASML có giá khoảng 170 triệu USD, là công cụ quan trọng trong việc tạo ra các chip cao cấp. Đối tác của ASML có thể kể đến như TSMC, Samsung và Intel. Hà Lan mới đây đã lên kế hoạch về những hạn chế mới, trong đó ngăn ASML bán thiết bị làm chip tiên tiến cho các khách hàng ở Trung Quốc
 
Anh đưa ra lộ trình trở thành siêu cường công nghệ vào năm 2030
Nội dung chính của chiến lược bao gồm vạch ra giải pháp có thể tận dụng tốt nhất các công nghệ mới, chống lại những ảnh hưởng xấu đối của lĩnh vực công nghệ; thiết lập các phái viên công nghệ mới...


Ngày 22/3, Chính phủ Anh đã công bố Chiến lược công nghệ quốc tế mới, vạch ra lộ trình đạt được vị thế siêu cường công nghệ thế giới vào năm 2030

Buổi lễ công bố đã được tổ chức ở London do Ngoại trưởng và Bộ trưởng Khoa học, Đổi mới và Công nghệ đồng chủ trì

Nội dung chính của chiến lược bao gồm vạch ra các giải pháp có thể tận dụng tốt nhất các công nghệ mới đồng thời chống lại những ảnh hưởng xấu đối của lĩnh vực công nghệ; thiết lập các phái viên công nghệ mới và trung tâm chuyên môn công nghệ mới nhằm tăng cường ảnh hưởng của Anh trên toàn thế giới; nêu lên các giải pháp phát triển của Anh đối với năm công nghệ quan trọng của tương lai gồm trí tuệ nhân tạo (AI), lượng tử, chất bán dẫn, viễn thông và sinh học kỹ thuật

Theo Chính phủ Anh, Chiến lược công nghệ quốc tế mới được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc gồm cởi mở, có trách nhiệm, an toàn và linh hoạt, sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cũng như tăng cường an ninh của Anh trước các mối đe dọa mới nổi

Chính phủ Anh cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, giới học thuật và ngành công nghiệp để tận dụng thế mạnh hàng đầu thế giới về công nghệ của Anh thông qua quan hệ hợp tác quốc tế với các cường quốc khoa học và công nghệ lâu đời và mới nổi

Chính phủ Anh tin tưởng rằng Chiến lược công nghệ quốc tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực này, củng cố vị thế của Anh trên trường thế giới, đồng thời tạo ra các liên kết dài hạn sẽ thúc đẩy Anh trở thành nơi đầu tư và hợp tác trong các công nghệ của tương lai

Phát biểu tại buổi lễ, Ngoại trưởng James Cleverly nói: “Việc công bố chiến lược này sẽ góp phần thực hiện tham vọng trở thành siêu cường công nghệ của chúng tôi vào năm 2030, hỗ trợ các doanh nghiệp Anh và giúp chúng tôi giải quyết những thách thức trong tương lai thông qua đổi mới và hợp tác quốc tế"

Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghệ Michelle Donelan tuyên bố: “Chiến lược công nghệ quốc tế sẽ tăng cường hợp tác giữa Anh với các đồng minh của mình về các công nghệ của tương lai, thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng, đồng thời củng cố an ninh quốc gia của Anh"

Lĩnh vực công nghệ của Anh vốn đã lớn nhất ở châu Âu và có giá trị cao thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Năm 2022, lĩnh vực công nghệ của Anh được ước tính có giá trị khoảng 1.000 tỷ USD và Anh có hơn 85.000 công ty khởi nghiệp được thành lập mới và mở rộng quy mô hoạt động

Ngoài ra, lượng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Anh trong năm 2022 nhiều hơn cả ở Pháp và Đức cộng lại, tạo ra và duy trì việc làm chất lượng cao trên khắp đất nước
 
Cờ Vây Toshiba
Đề xuất mua lại Toshiba trị giá khoảng 2.000 tỉ yen (15,3 tỉ USD) của liên minh doanh nghiệp Nhật Bản được hội đồng quản trị tập đoàn này chấp nhận chiều 23-3


Thương vụ mua lại Toshiba được kỳ vọng sẽ cứu tập đoàn này khỏi vũng bùn thua lỗ

Liên minh trên gồm khoảng 20 doanh nghiệp thành viên, dẫn đầu bởi công ty đầu tư Đối tác công nghiệp Nhật Bản (JIP), theo Hãng tin Bloomberg

Mức giá 2.000 tỉ yen trong thỏa thuận thành công nói trên cao hơn 9,6% giá trị vốn hóa thị trường của Toshiba vào thời điểm đạt thỏa thuận

Động thái trên được kỳ vọng sẽ kết thúc giai đoạn khó khăn kéo dài từ năm 2015 của tập đoàn đa lĩnh vực có tuổi đời 148 năm

"Việc đạt được kết luận đồng ý với thỏa thuận là diễn biến tích cực. Những thay đổi liên tục trong quá trình định hướng đã dẫn đến tình trạng thiếu chiến lược xuyên suốt của Toshiba trong thời gian qua", ông Mito Kato, phân tích viên tại đơn vị nghiên cứu LightStream, chia sẻ với Hãng tin Bloomberg

Ông nói thêm: "Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều phải làm để tạo động lực phát triển mới cho tập đoàn, cũng như tối ưu hóa tiềm năng của một số mảng kinh doanh mới chớm"

Thương vụ mua bán Toshiba gặp nhiều khó khăn khi ban lãnh đạo tập đoàn, Chính phủ Nhật Bản và bộ phận cổ đông nước ngoài mâu thuẫn với nhau về tương lai doanh nghiệp này. Trong khi các nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi nhuận thì chính phủ lại ưu tiên việc bảo vệ các công nghệ và hoạt động kinh doanh nhạy cảm khỏi tay nước ngoài

Với Toshiba, việc chuyển giao sẽ kết thúc quá trình tái cấu trúc đầy sóng gió bắt đầu từ năm 2021

Tháng 11-2021, Toshiba công bố kế hoạch tách tập đoàn này thành ba công ty (đến tháng 2-2022, kế hoạch được điều chỉnh thành hai công ty) với mong muốn gia tăng giá trị. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được đa số cổ đông ủng hộ

Sự thất bại của kế hoạch trên đã buộc ban lãnh đạo tập đoàn cân nhắc những chiến lược mới, trong đó có việc "bán mình". Đến tháng 10-2022, JIP được chọn làm nhà thầu ưa thích
 
Alibaba có đợt cải tổ lớn nhất hơn 20 năm

avatar1680000432720-16800004334771207019276.png

Theo Bloomberg, mỗi bộ phận của Alibaba sẽ thực hiện các đợt huy động vốn riêng và tìm hiểu về khả năng IPO

Bloomberg đưa tin, Alibaba Group Holding Ltd. đang có kế hoạch chia tách đế chế 220 tỷ USD của mình thành 6 bộ phận. Theo đó, mỗi bộ phận sẽ thực hiện các đợt huy động vốn riêng và tìm hiểu về khả năng IPO. Đây là cuộc cải tổ lớn nhất của doanh nghiệp TMĐT hàng đầu Trung Quốc kể từ khi thành lập cách đây hơn 2 thập kỷ

Động thái này sẽ cho phép các bộ phận chính của Alibaba, từ TMĐT, truyền thông cho đến dịch vụ đám mây có quyền tự chủ cao hơn theo đó tạo nền tảng cho các công ty con và các đợt niêm yết trong tương lai. Sau thông báo này, cổ phiếu của Alibaba tăng 4% trong phiên trước giờ giao dịch ở New York

Việc chuyển đổi sang một công ty cổ phần theo cấu trúc là rất hiếm đối với một công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc. Quyết định của Alibaba đánh dấu sự khác biệt lớn so với cách kinh doanh thông thường của họ là quản lý toàn bộ các bộ phận “dưới trướng” của một công ty. Alibaba từ trước đến nay vẫn điều hành mọi lĩnh vực từ siêu thị đến trung tâm dữ liệu

Đây cũng là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Alibaba sẵn sàng tiếp cận các nhà đầu tư và khai thác tiềm năng của thị trường đại chúng, sau khi đợt siết chặt quy định khiến họ mất hơn 500 tỷ USD vốn hoá

Steven Leung - giám đốc điều hành của UOB Kay Hian, cho hay: “Thông tin này được đưa ra sau lời cam kết hỗ trợ khu vực tư nhân của Bắc Kinh. Nếu muốn đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5%, Trung Quốc cần hỗ trợ các doanh nghiệp như Alibaba”

Ngoài ra, thông báo của Alibaba cũng trùng với thời điểm nhà đồng sáng lập Jack Ma quay trở về Trung Quốc sau hơn 1 năm ở nước ngoài

CEO Daniel Zhang sẽ lãnh đạo bộ phận dịch vụ đám mây, cho thấy vai trò ngày càng lớn của công nghệ AI trong các hoạt động kinh doanh của công ty TMĐT hàng đầu Trung Quốc về lâu dài

Trong khi đó, cựu giám đốc mảng bán lẻ quốc tế Jiang Fan sẽ phụ trách bộ phận kinh doanh kỹ thuật số. Giám đốc điều hành lâu năm Trudy Dai đảm nhận bộ phận mua sắm trực tuyến chính của Alibaba là Taobao, Tmall. Các bộ phận khác bao gồm: dịch vụ ở các địa phương như giao đồ ăn, logistics và phương tiện kỹ thuật số, giải trí

Dù đã phát triển hơn 10 mảng kinh doanh, Alibaba mới đây đã tái khẳng định việc họ cam kết cắt giảm chi phí để thúc đẩy lợi nhuận. Đây là sự thay đổi thận trọng đối với một tập đoàn công nghệ từng mạnh tay chi tiêu nhằm đứng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh

Trong 2 năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối với các gã khổng lồ công nghệ của nước này, buộc họ phải có những thay đổi cơ bản trong mô hình kinh doanh. Công ty tiên phong trong lĩnh vực TMĐT - Alibaba, cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ đối thủ JD.com, hay các công ty mới nổi như PDD Holdings và ByteDance

CEO Zhang cho biết trong một thông báo: “Với 24 năm hoạt động, Alibaba đang chào đón một cơ hội mới để phát triển. Việc tiếp cận thị trường chính là phép thử tốt nhất và mỗi bộ phận kinh doanh của chúng tôi có thể thực hiện các đợt huy động vốn, IPO độc lập khi đã sẵn sàng”
 
Trung Quốc đề xuất các giải pháp quản lý AI
Ngày 11/4, Cơ quan Không gian mạng của Trung Quốc (CAC) đã công bố dự thảo quy định về quản lý các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, trong đó yêu cầu các công ty gửi các đánh giá an ninh cho chính quyền trước khi đưa dịch vụ ra thị trường


Logo tập đoàn thương mại điện tử Alibaba

AI tạo sinh là một loại trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc tạo ra nội dung mới dựa trên dữ liệu hiện có

Quy định trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ một số nước đang xem xét các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ liên quan đến công nghệ mới nổi này

AI tạo sinh đang ghi nhận sự bùng nổ về đầu tư và mức độ phổ biến trong những tháng gần đây, nhất là sau khi công ty OpenAI phát hành ứng dụng ChatGPT. Tại Trung Quốc, một loạt các công ty công nghệ hàng đầu như Baidu, SenseTime và Alibaba trong những tuần gầy đây đã giới thiệu các mô hình AI mới, từ chatbot đến sản xuất hình ảnh

CAC nhấn mạnh Trung Quốc ủng hộ đổi mới và ứng dụng về AI, đồng thời khuyến khích việc sử dụng phần mềm, công cụ và tài nguyên dữ liệu an toàn và đáng tin cậy. Tuy nhiên, nội dung tạo ra bởi AI phải phù hợp với các giá trị của đất nước

Theo dự thảo, các nhà cung cấp cần chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của dữ liệu được sử dụng để huấn luyện các sản phẩm AI tạo sinh và nên thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự phân biệt đối xử khi thiết kế thuật toán và dữ liệu đào tạo. Các nhà cung cấp dịch vụ phải yêu cầu người dùng gửi danh tính thực và thông tin liên quan. Họ sẽ bị phạt tiền, đình chỉ dịch vụ hoặc thậm chí đối mặt với các cuộc điều tra hình sự nếu không tuân thủ các quy định. Trong trường hợp các nền tảng tạo ra nội dung không phù hợp, các công ty phải cập nhật công nghệ trong vòng 3 tháng để ngăn chặn việc phát hành các nội dung tương tự


Theo quy định, dự thảo trên sẽ được đem ra lấy ý kiến công chúng cho đến ngày 10/5 và dự kiến các biện pháp sẽ có hiệu lực trong năm nay
 
Chủ tịch mới của Alibaba là ai

Ông Joseph Tsai từng là cánh tay phải của tỷ phú Jack Ma nhờ vốn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực luật, tài chính. Ông cũng được nhận xét khôn khéo hơn nhiều ông Ma

1x_1_1_.jpg

Ông Joseph Tsai và tỷ phú Jack Ma

Bloomberg đưa tin Alibaba Group Holding vừa công bố chủ tịch và giám đốc điều hành mới, thay thế ông Daniel Zhang. Theo đó, ông Joseph Tsai - người từng giữ vị trí Phó chủ tịch điều hành tập đoàn - sẽ trở thành Chủ tịch

Ông Tsai là một trong những người cùng tỷ phú Jack Ma sáng lập Alibaba vào năm 1999

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc thay đổi đáng kể trong hơn 2 năm qua, sau khi tỷ phú Jack Ma - doanh nhân từng nổi tiếng nhất Trung Quốc - công khai chỉ trích hệ thống ngân hàng của nước này. Ông Ma giờ hiếm khi xuất hiện trước công chúng và đã dần từ bỏ quyền lực tại các đế chế kinh doanh của mình

Trong khi đó, nói với New York Post, ông Peter Navarro - tác giả cuốn Death By China: Confronting the Dragon - từng khẳng định ông Tsai "rất khôn ngoan, thậm chí còn hơn của ông Ma"

Ông cho rằng ông Tsai đã nhận ra nhiều điều mà ông Ma không thể

Cánh tay phải của Jack Ma

Ông Tsai sinh ra ở Đài Loan, được học tập tại Mỹ, hiện đã lấy quốc tịch Hong Kong và Canada. Vào thời điểm chính quyền Bắc Kinh siết chặt gọng kìm với các công ty công nghệ Trung Quốc, ông tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách mua bất động sản ở nước ngoài

Theo nguồn tin của New York Post, ông Tsai sống tại Hong Kong và thường xuyên đến thăm vợ và 3 con ở Mỹ. Ông gặp vợ, bà Clara vào năm 1993 khi còn đang làm việc tại công ty luật Sullivan & Cromwell

Thời điểm đó, bà Clara giữ vị trí quản lý cấp cao kiêm phó chủ tịch tại American Express. "Công việc đầu tiên của tôi sau khi tốt nghiệp trường luật là ở New York. Tôi cũng gặp vợ tôi tại đây. Nên với tôi, New York là quê hương thứ hai", ông Tsai chia sẻ hồi năm 2019

Đến năm 1999, cả hai chuyển đến Hong Kong. Tại đây, ông Tsai điều hành một công ty cổ phần tư nhân với mức lương 700.000 USD/năm. Năm đó, một người bạn đã kết nối ông Tsai với ông Ma - một giáo viên về hưu đang ấp ủ ý tưởng đưa hàng trăm công ty Trung Quốc lên Internet, để họ có thể bán các sản phẩm ra thế giới

Quá ấn tượng với tầm nhìn của ông Ma, ông Tsai nhanh chóng rời bỏ công việc đang làm. Ông thậm chí còn chấp nhận mức lương chỉ 50 USD/tháng từ ông Ma vào cuộc gặp đầu tiên của họ

Nhưng dĩ nhiên, cả hai không thể nhanh chóng hòa hợp với nhau. Theo truyền thông, ông Tsai đã gặp ông Ma nhiều lần nhưng phải đến khi ông dẫn theo vợ mình, hai bên mới đạt được thỏa thuận


chu tich Alibaba anh 1

Ông Tsai được cho là khôn ngoan hơn ông Ma

Một số nguồn tin cho biết bà Clara được coi là "tài sản quý giá" của ông Tsai. Bà đã nhận bằng cử nhân chuyên ngành quan hệ quốc tế và bằng thạc sĩ về nghiên cứu chính sách quốc tế từ Stanford. Bà Clara còn có bằng MBA của Harvard

"Ông Joe Tsai rất tài giỏi, nhưng vợ ông ấy luôn là người thông minh nhất trong một nhóm", một người từng làm việc cùng cặp đôi tiết lộ

Trong thời gian đồng hành cùng nhau, ông Tsai được coi là cánh tay phải của ông Ma. Ông chỉ đạo gần như mọi cuộc đàm phán huy động vốn thời kỳ đầu, và giữ vai trò quan trọng trong hàng chục thương vụ mua bán và sáp nhập của Alibaba, trong đó có thương vụ mua lại cổ phần của Alibaba từ Yahoo hồi năm 2012

Theo Bloomberg, tỷ phú Jack Ma từng thừa nhận rằng ông chẳng biết gì về công nghệ hay các thương vụ, và gần như phải dựa hoàn toàn vào ông Tsai. Ngay vào thời điểm sáng lập Alibaba, ông Tsai cũng là người duy nhất từng học tập tại phương Tây, hiểu về tài chính và luật pháp

Theo dữ liệu của Forbes, ông Tsai đang nắm giữ khối tài sản trị giá 7,6 tỷ USD, giảm đáng kể từ mức 11,6 tỷ USD hồi năm 2021

Diện mạo mới của Alibaba

Số phận của Alibaba đã thay đổi hoàn toàn kể từ cuối năm 2020. Tại hội nghị cấp cao tháng 10 năm đó, tỷ phú Jack Ma chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc và gọi các ngân hàng là "tiệm cầm đồ", bởi nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao để đánh giá rủi ro tín dụng

"Sự đổi mới không sợ quy định, mà sợ quy định lỗi thời", người đồng sáng lập Alibaba nhấn mạnh. Ông cho rằng Trung Quốc không nên "quản lý tương lai bằng phương pháp của ngày hôm qua"

Theo sau đó là một loạt rắc rối. Tập đoàn công nghệ tài chính Ant Group bị hoãn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) và bị buộc cải tổ. Alibaba chịu mức phạt kỷ lục, còn tỷ phú Ma gần như biến mất khỏi công chúng

Mới đây, Alibaba đã công bố kế hoạch tái cấu trúc toàn bộ công ty. Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây...

Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO vào thời điểm thích hợp

Trở lại với chủ tịch mới của Alibaba, một số chuyên gia chỉ ra ông Tsai luôn biết cách xuôi theo dòng nước

"Thành thật mà nói, ông Tsai khôn ngoan hơn Jack Ma rất nhiều. Ông ủng hộ các chính sách của chính phủ Trung Quốc và hưởng lợi từ mối quan hệ thân thiết với chính phủ", ông Craig Singleton, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ bảo vệ các nền dân chủ, bình luận

"Ông ấy hiểu rõ tầm quan trọng của việc song hành cùng Bắc Kinh", vị chuyên gia nói thêm
 
Tỉ phú Masayoshi Son dồn lực đầu tư cho các sáng tạo AI

Tỉ phú Masayoshi Son, CEO của Tập đoàn SoftBank Group (Nhật Bản), nhà đầu tư công nghệ lớn nhất thế giới, tuyên bố ông sẽ dồn hết trí lực của bản thân cho trí tuệ nhân tạo (AI) và các sáng tạo mới liên quan đến công nghệ này
  • Ti-phu-Masayoshi-Son.jpg

    Tỉ phú Masayoshi Son phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên của SoftBank Group ở Tokyo hôm 21-6​
  • Tuyên bố trên của ông được đưa ra tại đại hội cổ đông thường niên của SoftBank diễn ra ở Tokyo hôm 21-6

    “Đã đến lúc chúng ta phải phản công. Tôi muốn SoftBank dẫn đầu cuộc cách mạng AI”, ông nói khi đề cập kế hoạch đầu tư trở lại sau khi áp dụng chiến lược phòng ngự và nằm im chờ cơ hội của SoftBank trong những năm qua do ngành công nghệ suy thoái

    Tháng trước, SoftBank báo cáo khoản lỗ ròng 970 tỉ yen, tương đương 6,9 tỉ đô la Mỹ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3-2023, do khoản lỗ lớn từ các quỹ đầu tư công nghệ của tập đoàn này. Đây là năm thứ hai liên tiếp SoftBank chứng kiến thua lỗ. Tuy nhiên, mức lỗ trong năm vừa qua thấp hơn so với năm trước đó sau khi SoftBank bán gần như toàn bộ cổ phần ở Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group (Trung Quốc). Hiện tại, SoftBank đang nắm giữ lượng tiền mặt 5.000 tỉ yen (khoảng 35 tỉ đô la)

    Gần đây, Son ít xuất hiện trước công chúng hơn sau khi ngừng phát biểu mỗi khi SoftBank công bố thu nhập hàng quí. Vị tỉ phú công nghệ cho biết các cấp phó sẽ điều hành các cuộc họp hàng quí vì ông muốn tập trung vào Arm (Anh), công ty thiết kế chip thuộc sở hữu của SoftBank

    Ông tiết lộ ông đang tập trung vào phát minh của riêng mình về AI. Ông ấp ủ tham vọng này sau khi tự vấn bản thân vào cuối năm ngoái và kết luận rằng ông muốn theo đuổi ước mơ trước đây là trở thành một “kiến trúc sư” cho tương lai của nhân loại bằng cách sử dụng khía cạnh sáng tạo của bộ não

    Ông thẳng thẳn chia sẻ ông đã rơi vào khủng hoảng hồi tháng 10 năm ngoái khi tự hỏi ông đã làm được gì với tư cách là một doanh nhân

    “Có những lúc tôi cảm thấy trống rỗng thực sự. Tôi đã khóc rất nhiều. Nước mắt của tôi không ngừng rơi trong nhiều ngày”, ông nói với các cổ đông

    Ông cho biết hàng ngày, ông sử dụng ChatGPT, chatbot AI của OpenAi, để động não và đã vạch ra 630 ý tưởng trong 8 tháng qua. Ông tiết lộ đã thành lập 5 văn phòng để nộp đơn đăng ký bản quyền sáng chế liên quan đến các ý tưởng này

    “Tôi nhận ra rằng tôi thực sự muốn trở thành một kiến trúc sư, để thiết kế tương lai của nhân loại. Tôi muốn lần lượt đạt được nhiều phát minh của riêng mình và Arm sẽ cung cấp chìa khóa cho nỗ lực đó. Bằng cách sử dụng vị thế của Arm và kết hợp với ý tưởng của tôi, sẽ có một cơ hội tuyệt vời”, ông nói

    Khi cổ đông hỏi về kịch bản AI đe dọa con người, Son nói rằng ông đang phát triển công nghệ cung cấp cho các chương trình AI một chương trình tự kiểm soát để chúng làm việc và hợp tác cùng con người

    Son tâm sự rằng ông được truyền cảm hứng từ người bạn quá cố Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, người đã thực hiện các nhiệm vụ sáng tạo như thiết kế iPhone trong những năm cuối đời

    Ông cho hay, sau một thời gian ngủ đông dài, SoftBank đã tích lũy đủ tiền để đầu tư trở lại vào AI. Ông nhận định Arm đang bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi ông tăng gấp đôi số lượng kỹ sư ở công ty này trong những năm vừa qua

    “Khi con cháu của chúng ta lớn bằng tuổi của chúng ta hiện nay, tôi tin rằng chúng sẽ sống trong một thực tế là máy tính thông minh gấp hơn 10.000 ngàn lần so với con người”, Son nói về tiềm năng phát triển của công nghệ AI

    Người đứng đầu SoftBank cảnh báo các công ty sẽ tụt hậu nếu không sử dụng AI tạo sinh, nhưng ông cũng kêu gọi tăng cường quản lý để bảo đảm công nghệ này không bị lạm dụng cho các mục đích xấu

    “Có nguy cơ dẫn đến những hậu quả đáng sợ hơn cả bom nguyên tử nếu AI bị lạm dụng bởi những người xấu. Vì vậy, chúng ta nên tranh luận và đưa ra các quy định quản lý”, ông nói

    Là người đầu từ sớm vào AI, Son bày tỏ vui mừng khi chứng kiến nhận thức của công chúng về tiềm năng của AI đang tăng lên. SoftBank đã rót nhiều tỉ đô la vào hàng trăm công ty công nghệ và giờ đây, một số công ty này đang mang lại thành quả

    Triển vọng cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Arm gần đây trở nên sáng sủa hơn nhờ cơn sốt đầu tư AI. Bloomberg đưa tin Arm đang đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng, bao gồm cả Intel để huy động tới 10 tỉ đô la trong thương vụ IPO vào tháng 9 tới để niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán New York

    Sau khi Son tuyên bố thay đổi lập trường đầu tư, cổ phiếu SoftBank tăng hơn 3% trong phiên giao dịch hôm 21-6 và chạm mức cao nhất trong ngày kể từ tháng 11. Trong quí 2 này, cổ phiếu SoftBank đã tăng giá hơn 30%
 
Các công ty đa quốc gia tách riêng hoạt động ở Trung Quốc với toàn cầu

Để ứng phó rủi ro căng thẳng ngày càng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, các công ty đa quốc gia đang thử áp dụng chiến lược mới để duy trì sự hiện diện ở Trung Quốc: tách riêng hoạt động ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với toàn cầu

Tách riêng hoạt động tại Trung Quốc

Hãng phần mềm Salesforce (Mỹ) đang dựa vào một đối tác địa phương để vận hành một số sản phẩm và dịch vụ ở Trung Quốc. Động thái này giúp tách biệt hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc khỏi các hoạt động toàn cầu của Salesforce

Hãng xe Volkswagen của Đức có kế hoạch giữ lại công nghệ mà hãng hợp tác phát triển với một nhà sản xuất chip địa phương bên trong Trung Quốc. Bước đi này sẽ giúp Volkswagen không ảnh hưởng nặng nề nếu công nghệ này bị phương Tây giám sát hoặc trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ

Lixil, nhà sản xuất sản phẩm phòng tắm của Nhật Bản, chủ sở hữu các thương hiệu bao gồm American Standard và Grohe, đang tổ chức lại chuỗi cung ứng để sản xuất các sản phẩm cho thị trường Trung Quốc ngay tại Trung Quốc và sản xuất các sản phẩm cho thị trường Mỹ chủ yếu ở Bắc Mỹ

Trong khi đó, hồi đầu tháng 6, Công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital thông báo sẽ tách hoàn toàn các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc và Mỹ vào tháng 3-2024

Các bước đi trên có thể giúp các công ty đa quốc gia ngăn chặn các vấn đề liên quan đến Trung Quốc lan sang hoạt động toàn cầu của họ nếu quan hệ Mỹ-Trung xấu đi

Xiaomeng Lu, giám đốc của hãng tư vấn rủi ro địa chính trị Eurasia Group, nói: “Họ đang chuẩn bị cho một thời kỳ kéo dài của căng thẳng Mỹ-Trung”

Một số công ty phương Tây đang tìm kiếm địa điểm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, bao gồm chuyển chuỗi cung ứng sang những nơi như Ấn Độ hoặc Việt Nam

Nhưng việc giữ các hoạt động tại Trung Quốc cho phép họ tiếp tục duy trì hiện diện để có thể tiếp tục bán hàng ở thị trường khổng lồ của nước này, với ít rủi ro tiềm ẩn hơn, nếu Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc hoặc Bắc Kinh trả đũa các doanh nghiệp phương Tây

Việc thiết lập các chuỗi cung ứng khác nhau cho thị trường Mỹ và Trung Quốc, có thể tốn kém và không bảo đảm giúp các công ty đa quốc giá tránh được hoàn toàn các tổn thất tổn thất nếu xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nghiêm trọng hơn

“Chi phí bổ sung khi cố gắng tạo ra hai chuỗi giá trị riêng biệt có sẽ cao đến mức không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ”, Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC), nói

Tuy nhiên, cuộc khảo sát của EUCCC công bố hôm 21-6 cho thấy 27% trong số 480 công ty thành viên của tổ chức này cho biết đã thực hiện sự tách rời giữa trụ sở chính và hoạt động tại Trung Quốc trong hai năm qua, tăng 7 điểm phần trăm so với năm trước

Các hoạt động tách rời bao gồm phát triển công nghệ thông tin hoặc lưu trữ dữ liệu ở thị trường Trung Quốc độc lập với phần còn lại của thế giới

Giúp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ Trung Quốc

Các công ty phương Tây có những lý do khác để nội địa hóa hoặc cô lập các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của họ. Chẳng hạn, chiến lược này có thể giúp họ phản ứng nhanh hơn với thị trường địa phương và có khả năng chống lại sự cạnh tranh từ các đối thủ bản địa tốt hơn

Các yêu cầu thắt chặt về bảo mật dữ liệu của Trung Quốc cũng buộc họ phải lưu trữ dữ liệu riêng ở nước này. Thay vì điều hành các trung tâm dữ liệu riêng ở Trung Quốc, Salesforce, nhà cung cấp phần mềm kinh doanh, quyết định hợp tác với Alibaba Cloud, dịch vụ đám mây lớn nhất Trung Quốc và là đơn vị của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group, để cung cấp dịch vụ

Mối quan hệ hợp tác chính thức giữa họ, bắt đầu trước đại dịch, đã được mở rộng để cung cấp nhiều sản phẩm bản địa hóa hơn cho Trung Quốc và được lưu trữ trên Alibaba Cloud. Sự sắp xếp đó giúp tách Trung Quốc khỏi phần còn lại từ hoạt động kinh doanh toàn cầu của Salesforce. Một số sản phẩm toàn cầu của Salesforce không có sẵn trên nền tảng Alibaba Cloud. Mùa hè năm ngoái, Salesforce đã sa thải nhân viên ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, đồng thời đóng cửa văn phòng tại Hồng Kông

Người phát ngôn của Salesforce cho biết công ty đang tái cấu trúc hoạt động kinh doanh để phục vụ khu vực tốt hơn, Các công ty khác đang tách riêng công nghệ mà họ sử dụng hoặc phát triển ở Trung Quốc

Năm ngoái, Cariad, công ty phần mềm của Volkswagen đã đầu tư 1 tỉ đô la vào Horizon Robotics, một nhà sản xuất chip và phần mềm ô tô của Trung Quốc, tập trung vào công nghệ tự lái. Sau đó, Cariad chi thêm khoảng 1,4 tỉ đô la để mua 60% cổ phần trong liên doanh mới với rizon Robotics để nhắm đến các mục tiêu bao gồm sản xuất chip tiết kiệm năng lượng, giúp ô tô của Volkswagen cạnh tranh hơn ở Trung Quốc

Công nghệ chip đặc biệt nhạy cảm trong mối quan hệ Mỹ-Trung, sau khi Washington hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc và Bắc Kinh cấm một số công ty mua sản phẩm của Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ

Volkswagen cho biết việc duy trì các công nghệ phát triển ở Trung Quốc là một phần trong chiến lược toàn cầu nhằm xây dựng tính độc lập khu vực nhiều hơn và hạn chế hậu quả do căng thẳng địa chính trị gây ra

Con đường nửa vời

Nhiều nhà sản xuất đa quốc gia cố gắng tạo ra các chuỗi cung ứng song song, một tập trung vào Trung Quốc và một tập trung vào các thị trường khác. Lixil đang rời xa mô hình bán sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc và châu Á ra khắp thế giới. Kinya Seto, CEO của Lixil, cho biết, công ty đặt mục tiêu bán phần lớn sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc ngay tại thị trường này, trong khi sản xuất 80% sản phẩm mà công ty bán ở Mỹ tại Mexico. Trước đây, hầu hết các sản phẩm của Lixil bán ở Mỹ đều đến từ châu Á

Tháng trước, Merck, hãng mỹ phẩm và hóa chất của Đức, cho biết đang điều chỉnh chuỗi cung ứng để hầu hết các sản phẩm họ sản xuất tại Trung Quốc sẽ dành cho thị trường bản địa nhằm “giảm thiểu rủi ro” trước những căng thẳng địa chính trị

Giám đốc tài chính của Merck, Marcus Kuhnert nói: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi cố gắng hạn chế nhập khẩu các nguyên liệu thô quan trọng từ các nước khác vào Trung Quốc, đặc biệt là từ Mỹ”

Theo các nhà tư vấn kinh doanh, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã thúc đẩy nhiều công ty thảo luận về các kế hoạch dự phòng cho một cuộc xung đột tiềm ẩn giữa Trung Quốc và Đài Loan, lãnh thổ mà Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền. Trong trường hợp xấu nhất, một số lãnh đạo doanh nghiệp đa quốc gia lo sợ họ có thể phải cắt giảm hoặc đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, như trường hợp của Nga

Christopher K. Johnson, người đứng đầu Công ty tư vấn rủi ro chính trị China Strategies Group, nhận định việc rời khỏi thị trường có quy mô lớn như Trung Quốc có thể khó khăn hơn đối với các công ty đa quốc gia

“Chiến lược cô lập hoạt động tại Trung Quốc với toàn cầu là một con đường nửa vời giữa việc hoàn toàn rời bỏ Trung Quốc và phớt lờ trước những xu hướng đáng lo ngại xung quanh họ”, Johnson nói

Một số công ty cho rằng chiến lược duy trì chuỗi cung ứng song song dù tốn kém nhưng đáng giá. Người phát ngôn của Lixil ghi nhận chi phí đã tăng lên khi công ty tổ chức lại chuỗi cung ứng, nhưng những khoản chi phí một lần đó sẽ giúp Lixil có vị thế tốt hơn nếu tình trạng gián đoạn thương mại toàn cầu xảy ra trong tương lai
 
Ngành công nghệ phục hồi giúp đầu tư vào AI bùng nổ

Các đại gia công nghệ vừa ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ về doanh số trong quí 2-2023 và kết quả này được dự báo sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào trí tuệ nhân tạo (AI)

DAU-TU-AI.jpg

Sự phục hồi mạnh mẽ của các đại gia công nghệ

Những thứ trông có vẻ giống như một sự sụp đổ lan rộng của toàn ngành cách nay một năm dường như chỉ là một đợt điều chỉnh. Các công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ vừa trải qua quí 2-2023 mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên. Mảng kinh doanh quảng cáo của Meta và Google đã hồi phục, trong khi mảng kinh doanh điện toán đám mây của Microsoft tiếp tục mở rộng. Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Amazon cũng thăng hoa trở lại. Chỉ riêng Apple, với mức giảm 1%, là công ty công nghệ lớn duy nhất có doanh thu giảm

Theo Financial Times, kết quả này là điều không có gì bất ngờ đối với một nhóm các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng ổn định và đã giữ kỷ luật chi phí tốt bằng các biện pháp cắt giảm nhân sự mạnh tay hồi đầu năm nay

Giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple cho biết: “Chúng tôi đã khá hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí, ngay cả khi vẫn tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển với tốc độ nhanh hơn một cách có kế hoạch”

Tuy nhiên, trong khi tạm hài lòng với vấn đề cắt giảm chi phí, một vấn đề khác đang được giới đầu tư quan tâm, là liệu kỷ luật chi tiêu của các đại gia công nghệ sẽ được duy trì lâu dài, hay chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn? Và triển vọng phục hồi của các hãng công nghệ liệu có lâu dài?

Theo The Economist, để có thể tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay, các hãng công nghệ lớn sẽ phải đối mặt với vô số thách thức. Chẳng hạn như Apple sẽ cần bổ sung 86 tỉ đô la Mỹ doanh thu trong năm tới, và 111 tỉ đô la khác vào năm 2025, để duy trì mức tăng trưởng trung bình trong dài hạn là 28%. Đây được coi là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhưng lại không thể không hoàn thành, chừng nào các hãng công nghệ còn muốn làm hài lòng các nhà đầu tư

Rót hàng tỉ đô la vào AI

Để tạo ra những sự đột phá trong kết quả kinh doanh, các công ty công nghệ sẽ cần tập trung vào ba cách thức chính: cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường và đặc biệt là tập trung thúc đẩy, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh cốt lõi

Theo New York Times, những tín hiệu tích cực từ các báo cáo tài chính vừa công bố rõ ràng chưa thể che lấp được một điểm yếu: các công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã không phát triển được một ý tưởng lớn, thực sự mới mẻ nào trong những năm gần đây. Mặc dù đã đổ hàng tỉ đô la vào xe tự lái, siêu dữ liệu và máy tính lượng tử, các doanh nghiệp vẫn dựa vào doanh số từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi như quảng cáo trực tuyến, iPhone và điện toán đám mây

Giờ đây, các công ty đang hy vọng rằng AI sẽ là câu trả lời cho vấn đề này, và là cách để họ làm mới các dòng sản phẩm cũ kỹ, vốn đã không thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Hàng tỉ đô la đã được lên kế hoạch đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ AI như ChatGPT

Trong khi việc kiếm tiền một cách nghiêm túc từ các sản phẩm như vậy, vẫn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, các kết quả tích cực ban đầu đã mang lại cho các doanh nghiệp thêm nhiều động lực để tiến hành thử nghiệm

Trong một cuộc họp với các nhà đầu tư vào thứ Năm tuần trước, ông Andy Jassy, Giám đốc điều hành của Amazon cho biết, các thử nghiệm với AI vẫn còn ở giai đoạn đầu nhưng “tôi nghĩ nó sẽ tạo ra sự thay đổi đối với mọi trải nghiệm của khách hàng mà chúng ta từng biết”. Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple cũng đưa ra nhận xét tương tự trong ngày thứ Năm

Tại các cuộc họp gần đây với các nhà phân tích, Google, Meta và Microsoft cũng đều tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư để thúc đẩy các dự án AI. Trong đó, Microsoft cho biết chi tiêu vốn của công ty trong quí 2 vừa qua đã đạt mức 10,7 tỉ đô la. Các nhà phân tích của Morgan Stanley dự báo, các hoạt động này có thể nâng chi tiêu vốn của Microsoft lên 50 tỉ đô la trong vòng 12 tháng tới

Các công ty khác tỏ ra thận trọng hơn trong việc dự đoán chính xác thời điểm bùng nổ đầu tư vào AI, nhưng đã hé lộ về một số mức chi tiêu cao hơn trong năm 2024

Những tác động tiềm năng tới doanh số

Đối với các nhà quan sát lĩnh vực công nghệ như Stacy Rasgon, chuyên gia phân tích tại Bernstein, người đã có 15 năm theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn, việc tăng chi tiêu vào các dự án phát triển AI làm gợi nhớ đến các khoản đầu tư khổng lồ vào máy chủ hồi cuối thập niên 1990, và trung tâm dữ liệu hồi năm 2010. Theo Công ty tư vấn McKinsey, các công cụ AI tạo sinh có thể mang lại những lợi ích kinh tế lên tới hơn 2.000 tỉ đô la, bằng cách tăng năng suất trong một loạt các lĩnh vực kinh doanh

Các khoản đầu tư vào AI cũng có thể nâng cao doanh số của lĩnh vực điện toán đám mây. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Azure OpenAI của Microsoft đã tăng từ 250 lên hơn 11.000 trong năm nay. Microsoft cho biết, AI sẽ đóng góp 2 điểm phần trăm tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh của Azure trong quí hiện tại

“Vẫn còn rất sớm, nhưng không ai muốn bị bỏ lại phía sau”, Gavin Baker – đối tác quản lý tại Atreides Management – một công ty đầu tư ở Boston cho biết. Ông Baker đã so sánh những gì đang diễn ra với những ngày đầu của Internet thương mại hồi thập niên 1990. “Rõ ràng là nó sẽ thay đổi thế giới, vì vậy mọi người tiếp tục đầu tư. Điều tương tự sẽ xảy ra với AI”

Các sản phẩm AI tạo sinh chỉ vừa mới bắt đầu được tung ra thị trường. Microsoft có kế hoạch tính phí 360 đô la/năm cho Microsoft 365 Copilot – trợ lý hỗ trợ AI cho Word, Excel và PowerPoint. Tuy nhiên, ban lãnh đạo hãng cũng mới chỉ đưa ra những dự báo thận trọng về thời điểm các sản phẩm mới sẽ mang lại tác động rõ rệt về doanh thu. Amy Hood, giám đốc tài chính của Microsoft, đã chia sẻ với các nhà đầu tư rằng tác động đến doanh thu sẽ là “dần dần” khi các tính năng được tung ra và bắt đầu thu hút khách hàng

Đây cũng là xu hướng chung của toàn ngành, bởi theo các chuyên gia phân tích, doanh số mới mà các sản phẩm AI tạo ra sẽ không được thể hiện rõ ràng, ít nhất là cho tới năm 2024

Ngành công nghiệp bán dẫn cố gắng nắm bắt thời cơ

Trong khi đó, đối với các nhà sản xuất chip như Nvidia, sự bùng nổ của AI thực sự đã có thể được cảm nhận một cách rõ ràng. Hồi tháng 5, Nvidia đã khiến Phố Wall choáng ngợp khi dự đoán rằng hãng sẽ tạo ra doanh thu 11 tỉ đô la trong quí 2, kết thúc vào ngày 30-7 vượt kỳ vọng của các nhà phân tích hơn 4 tỉ đô la

Bước nhảy vọt này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các đơn vị xử lý đồ họa hoặc GPU, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho công nghệ AI. Nvidia hiện không có đối thủ đáng gờm nào tại phân khúc thị trường này

Hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu của Nvidia được dự đoán sẽ nâng gấp đôi doanh thu trong năm nay, tăng thêm 15 tỉ đô la. Theo Bernstein Research, Nvidia được dự đoán sẽ tăng thêm 20 tỉ đô la doanh thu mới trong năm 2024. Và giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp ba lần trong năm nay

Nvidia đã dự đoán từ trước về sự bùng nổ của AI. Trong nhiều năm, Jensen Huang, giám đốc điều hành của công ty, đã nói về cách GPU sẽ cung cấp năng lượng cho công nghệ AI

Các công ty bán dẫn khác đang cố gắng giành lấy một phần miếng bánh thị phần mà sự bùng nổ của công nghệ AI đang mang lại. Broadcom đã có một số thành công ban đầu bằng cách phát triển chip AI cho Google, trong khi AMD đang nỗ lực giới thiệu GPU nhằm thách thức vị thế thống trị của Nvidia tại khu vực quan trọng nhất của thị trường

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp tất cả khoản đầu tư vào AI thất bại trong việc tạo ra sự bùng nổ tài chính mà các công ty và nhà đầu tư hy vọng? Chuyên gia Rasgon tin rằng, các công ty công nghệ đã vung tiền vào GPU và AI vẫn có thể gánh chịu được những tổn thất về mặt chi phí, và cả sự thất vọng mà thất bại này mang lại. Các báo cáo kinh doanh tích cực vừa được công bố đã chứng minh rằng, hoạt động kinh doanh của các hãng công nghệ lớn này còn lâu mới sụp đổ

“Nếu họ phán đoán sai, đó đơn giản chỉ là việc mất đi một cú hích lớn. Đó sẽ là một vấn đề không nhỏ, nhưng các hãng công nghệ vẫn có thể chấp nhận điều đó”, ông Rasgon kết luận
 
Top