What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Những kẻ xuất chúng

L

LOBBY.VN

Guest
Những kẻ xuất chúng​

avataraspx-11.jpg

Cuốn sách mới nhất của tác giả non-fiction hàng đầu nước Mỹ Malcom Gladwell có tên Outliers: Story of Success (Những kẻ xuất chúng: Câu chuyện của sự thành công). Nói một cách chính xác nhất thì, Gladwell không kể những câu chuyện thành công mà kể câu chuyện của những cơ hội.

Mái tóc xoăn tít dựng ngược, gương mặt gày gò ngộ nghĩnh, Malcom Gladwell có cái thần của một đứa trẻ nghịch ngợm hơn là một tác giả sách nghiên cứu đã 45 tuổi. Trông ông như một đứa trẻ ham khám phá, hay táy máy, lục lọi mọi thứ để tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Người làm sao của chiêm bao làm vậy, Malcom Gladwell giữ nguyên cái nhìn trẻ thơ đó trong những cuốn sách của ông. Mỗi cuốn sách là một cuộc khám phá vào một thế giới chưa biết, một cuộc phiêu lưu đầy tò mò và lý thú nhằm kiếm tìm quy luật từ những sự kiện, hiện tượng tưởng như không liên quan. Gladwell viết sách non-fiction (phi hư cấu) mà đọc nhiều đoạn tưởng ông đang viết tiểu thuyết.

Có lẽ một phần vì vậy, nên sách của Gladwell luôn nằm trong danh sách bán chạy nhất. Ông là một trong số rất ít những tác giả phi hư cấu có được cái diễm phúc là: người đọc mong chờ mỗi cuốn sách mới của ông. Người ta chỉ chờ đợi điều gì khi họ biết chắc rằng ở đó luôn chứa đựng điều mới mở, không ai hồi hộp mong chờ những cái đã cũ. Gladwell được đón đọc bởi ông luôn nói những điều mới mẻ theo những cách thức mới mẻ.

Trong cuốn sách mới nhất có tên Những kẻ xuất chúng, Gladwell lại một lần nữa làm được điều đó.

Món quà mang tên Cơ hội

Trong vô số những cuốn sách, bài báo viết về những người thành đạt, ta bao giờ cũng bắt gặp một câu chuyện có phần na ná nhau. Một “người hùng” trưởng thành từ môi trường gian khó, nhưng bằng nỗ lực và trí tuệ phi thường đã vượt qua bao giông gió để vươn tới thành công. Từ chủ tịch các tập đoàn lớn tới các chính trị gia lỗi lạc, từ văn nghệ sỹ tới các nhà khoa học lừng danh, câu chuyện thành công của họ bao giờ cũng nằm trong một khuôn mẫu đã cũ, thành công là kết quả của những yếu tố mang tính cá nhân.

Thành đạt đồng nghĩa với giỏi giang, thông minh, trí tuệ, tài năng, đam mê, chăm chỉ, kiên định, quyết tâm… còn những kẻ thất bại thiếu một vài hoặc tất cả các yếu tố đó. Những kẻ xuất chúng (outliers) đương nhiên có tố chất ăn đứt những kẻ ngoài rìa (outsiders).

Với Outliers, Gladwell khẳng định rằng thực tế không hoàn toàn như vậy. Ông tìm cách xóa bớt lớp son phấn mà những người kể chuyện đã tô vẽ lên khuôn mặt những người thành đạt. Hóa ra, khoảng cách giữa outliers và outsiders đôi khi chỉ mong manh đến mức một cái kim cũng chui lọt.

Ngôi sao khúc côn cầu Canada Scott Wasden có cơ hội tham gia trận chung kết lịch sử chỉ đơn giản vì anh ta sinh vào… tháng Giêng. Nếu không may sinh vào tháng 12 thì có lẽ anh ta đã ngồi ngoài đường biên để xem trận đấu. Ngôi sao của chương trình Ai là Triệu Phú Chris Langan với chỉ số IQ lên tới 197 lại chỉ ngồi nhà “chăn ngựa”… Gladwell kể lại những câu chuyện lạ lùng với những diễn giải lạ lùng chỉ để chứng minh cho chúng ta rằng: thành công là câu chuyện của những cơ hội chứ không đơn giản phụ thuộc vào năng lực cá nhân.

Từ Bill Gates, Bill Joy tới ban nhạc The Beatles, Gladwell truy tìm dấu vết của những cơ hội độc nhất vô nhị, những may mắn lạ kỳ mà họ có được để thành công. Gladwell viết: “Chúng ta đều biết những kẻ thành công như những cây sồi vươn lên từ những hạt mầm cứng cỏi. Nhưng liệu chúng ta có hiểu biết đủ nhiều về thứ ánh sáng mặt trời đã sưởi ấm cho chúng, về thứ đất đai mà trong đó chúng cắm sâu bộ rễ, và cả những con thỏ hay thợ rừng mà chúng đủ may mắn tránh thoát”.

Có không ít những cây sồi nảy sinh ra từ những quả sồi cứng cáp không kém, nhưng chúng đã thiếu mất môi trường và sự may mắn để vươn lên. Cũng có không ít những cá nhân có đầy đủ tố chất để thành công nhưng họ không thành đạt bởi những lý do tương tự. Những truy dấu của Gladwell minh chứng rằng “thành công đúng hơn là một món quà, kẻ xuất chúng là những người được trao tặng các cơ hội…”, tất nhiên, họ phải “đủ nội lực và trí não để nắm bắt các cơ hội ấy…”

Lực đẩy từ cộng đồng và xã hội


Outliers đương nhiên vẫn bán chạy như những cuốn trước của Gladwell nhưng có vẻ như nó bị chỉ trích nhiều hơn. Một số tờ báo nổi bật ở Mỹ và Anh phê bình phương pháp luận của Gladwell, cho rằng ông đơn giản hóa hiện thực phức tạp bằng những quy luật và kết luận “như đúng rồi”.

Số khác nhận định cuốn này của Gladwell dựa trên chỉ một số ít dẫn chứng chỉ của nước Mỹ và những dẫn chứng đó lại dễ bị lái theo logic tư duy chủ quan của tác giả. Tờ Austin American-Stateman còn gọi cuốn này là “sự kiệt quệ rõ ràng trong phương pháp luận ưa thích” của Gladwell.

Thật ra không khó lắm để tìm ra một vài dẫn chứng để phản biện lại các kết luận của Gladwell. Ví dụ, Gladwell cho rằng ban nhạc Beatles thành công một phần quan trọng do họ có được cơ hội vàng để chơi nhạc liên tục 8 tiếng một ngày trong suốt thời gian dài ở Hamburg. Hơn 10.000 giờ biểu diễn đó đã giúp Beatles có được sự thành thục và phong cách khác hẳn các ban nhạc khác. Nhưng có rất nhiều ban nhạc như ABBA, Modern Talking... không có được cơ hội Hamburg sao họ vẫn thành công?

Nhiều chỉ trích nhắm vào Outliers không phải không có lý. Chỉ có điều, Gladwell không viết một cuốn sách để công bố những kết luận mang tính khoa học, Gladwell chỉ khảo sát nhiều công trình văn hóa, tâm lý và xã hội học của người khác để viết ra những cuốn sách mang các thông điệp bất ngờ, lạ lẫm và đầy thách thức. Gladwell là một nhà truyền thông bậc thầy chứ không phải một nhà khoa học bậc thầy.

Gladwell viết ra nhiều ý tưởng trong Outliers và mỗi cá nhân có thể rút ra những bài học rất khác nhau sau khi đọc sách. Nhưng khi được hỏi thực chất thì ông muốn nói gì trong cuốn Outliers, Gladwell đã trả lời: “Những gì cộng đồng, xã hội có thể làm cho mỗi cá nhân cũng quan trọng không kém những gì họ tự làm cho chính bản thân mình. Thông điệp tưởng đã cũ mòn đó vẫn chứa đựng chân lý mạnh mẽ”.

Nếu như một cuốn sách hay là cuốn sách khiến người đọc phải thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận thế giới này theo một nhãn quan mới thì Gladwell đã thành công với Outliers, cuốn sách nổi bật thứ 3 của ông. Bắt đầu với Điểm bùng phát viết về những sự kiện phi thường, tiếp theo là Trong chớp mắt viết về những khoảng khắc phi thường và lần này là Những kẻ xuất chúng hay những con người phi thường, có thể coi Gladwell là nhà nghiên cứu những hiện tượng phi thường.

Điều phi thường nhất là Gladwell luôn khiến người đọc phải chờ đợi những cuốn sách phi thường mới của ông.

P.S: Lobby Vietnam Club sẽ có một vài bài viết phân tích tư tưởng và những bài học được thể hiện trong cuốn sách này.
 
Mình lại rất kết tư tưởng 10.000 giờ (tất nhiên con số 10.000 thì không nắm rõ thực sự đúng hay không vì khó chứng minh), đối với các ví dụ phản biện như ABBA thì chắc chắn họ cũng có một thời gian cực lớn trải nghiệm, chơi nhạc nhưng họ chưa nói ra hoặc vô tình không nhận thực được.

Thực tế, như Edison nói tài năng (IQ, EQ ...) chỉ đóng 2% còn 98% là công sức, sự chăm chỉ rèn luyện bỏ ra để cho tài năng đó được phát huy. Mình tin sâu sắc rằng những người thành công đều thông minh nhưng năng lực/năng lượng/thời gian lao động trải nghiệm của họ cũng khổng lồ gấp nhiều lần người bình thường. Liệu ai có thể tìm thấy ở VN một người thành công mà phải làm việc rất ít không?
 
"Những kẻ xuất chúng" - Cuốn sách làm tôi phấn khích

(Dẫn nhập) Vì sao cây sồi kia lại cao lớn nhất trong khu rừng !

"Cầy sồi cao lớn nhất trong rừng sở dĩ cao lớn nhất không phải chỉ bởi vì nó nảy ra từ quả sồi cứng cáp nhất, mà còn vì không có cây cối nào chặn mất ánh sáng mặt trời của nó, đất đai xung quanh nó vừa sâu vừa màu mỡ, không có con thỏ nào gặm mất vỏ cây khi nó còn non tơ, và cũng không có tay thợ rừng nào đốn hạ khi nó chưa đủ cứng cáp. Chúng ta đều biết những kẻ thành công vươn lên từ những hạt mầm cứng cỏi. Nhưng liệu chúng ta có hiểu biết đủ nhiều về thứ ánh sáng mặt trời đã sưởi ấm cho những hạt mầm đó, về thứ thổ nhưỡng mà trong đó chúng cắm sâu bộ rễ, và cả những con thỏ hay tay thợ rừng mà chúng đủ may mắn tránh thoát không?

Khi xem xét thành công một người, chúng ta đều biết người đó là người có các tố chất như thông minh, chăm chỉ, quyết đoán ..., nhưng liệu chúng ta có hiểu biết đủ nhiều về việc họ xuất thân từ đâu, môi trường xung quanh họ như thế nào và đặc biệt là những cơ may phi thường đã đến với họ như thế nào.

Đây là những câu văn trong cuốn sách "Những kẻ xuất chúng", một cuốn sách mà tôi phải dùng từ "phấn khích" để chỉ cảm xúc của mình khi dành trọn một tối đọc xong nửa cuốn. Tất nhiên, tôi muốn chia sẻ cảm xúc và những gì chắt lọc được từ cuốn sách đó cho tất cả bạn bè của mình, và cho cả những ai đang dành thời gian đọc những dòng này nữa.

Rất cám ơn anh Cảnh Bình đã tặng tôi cuốn sách rất hay này! ^_^

(WHAT) Cuốn sách “Những kẻ xuất chúng” nói về cái gì?


Cuốn sách “Những kẻ xuất chúng” phần nào đó khám phá ra một số nguyên lý của thành công mới mẻ mà xưa nay vẫn bị ẩn đi, chưa được xem xét đến khi lý giải thành công của một người.

Những người thành công trông có vẻ như tự thân làm lụng mọi điều, nhưng trên thực tế họ luôn vẫn là kẻ thụ hưởng những lợi thế ẩn giấu và những cơ may phi thường cũng như những di sản văn hóa cho phép họ học hành, làm việc chăm chỉ và nhìn nhận về thế giới bằng những cách thức mà kẻ khác không thể. Nói cách khách, sẽ không đầy đủ nếu chúng ta chỉ biết hỏi xem những người thành công có đặc điểm như thế nào, mà cần phải xem xét thêm nguồn gốc họ xuất thân từ đâu và những cơ may phi thường đến với họ như thế nào mới có thể làm sáng tỏ hoàn toàn sự thành công của họ.

(WHY) Tại sao nên bỏ thời gian đọc cuốn “Những kẻ xuất chúng” ?

Mặc dù những khám phá của cuốn sách chưa được chứng minh một cách khoa học, thuyết phục 100% (sẽ rất nhiều thời gian và công sức để làm một phép chứng minh như vậy), nhưng qua những cảm nhận sơ bộ về tính hợp lý, thuyết phục của chúng thì tôi thấy rất đáng để bỏ thời gian xem xét các nguyên lý mới mẻ này. Biết đâu, một trong các nguyên lý đó sẽ là chìa khóa để giải quyết một vấn đề bạn đang quan tâm ^_^ Chẳng hạn: tìm kiếm, đào tạo và xây dựng nhân tài.

Cuốn sách này có hạn chế còn nặng về lý thuyết, còn thiếu những ứng dụng vào thực tiễn xem nên sử dụng các nguyên lý thành công đó như thế nào. Lúc mới đọc thì thấy rất hay, nhưng đọc xong ngẫm lại thì thấy có vẻ chả thu được lợi gì sau khi dành một đống thời gian đọc nó, vì chưa thấy có gì có thể áp dụng ngay vào thực tế được. Nhưng có lẽ nhiệm vụ gợi mở của tác giả như thế đã là đủ, phần ứng dụng thực tế nên là nhiệm vụ của người đọc, và có thể nó sẽ trở thành “món quà vô giá” cho những người đọc sâu sắc và thực dụng, chịu khó trăn trở đào sâu suy nghĩ. Có thể, nó sẽ tạo ra một cơ may thần kỳ mà người đọc hời hợt không thể có được.

Hi vọng rằng, nhờ những gợi mở của tác giả về các nguyên lý thành công mới mẻ này, chúng ta có thể hiểu được bản chất sâu xa của nguyên nhân thành công của một người. Từ đó sẽ rút ra các bài học áp dụng các nguyên lý đó vào thực tiễn cuộc sống.

(HOW) Các điều kiện để thành công là gì?

A - Điều kiện cần để thành công:

1. Thông minh hơn mức bình thường

Tác giả khẳng định, tôi thấy nhiều sách vở khẳng định và tôi cũng cảm nhận chắc chắn rằng một người thành công dứt khoát phải thông minh. Thông minh có thể ở dạng logic (IQ) hay phi logic. Thông minh phi logic bao trùm tất cả các dạng như EQ, kỹ năng thuyết phục, đàm phán, khả năng tập hợp lực lượng…

Thông minh phi logic trực giao với thông minh logic (IQ). Có người có trí thông minh logic rất cao nhưng trí thông minh phi logic thì có thể là zero và ngược lại. Nếu một người có cả thông minh logic và phi logic thì xác xuất thành công của họ càng cao.

Thông minh logic có thể test bằng IQ test, còn thông minh phi logic thì hiện tại bản thân tôi cũng chưa biết phải test bằng công cụ gì. Việc kiểm tra và lượng hóa được mức độ thông minh logic và phi logic sẽ giúp chúng ta dễ đánh giá xác xuất thành công và mức độ thành công của một người để có thể ứng dụng vào công việc, cuộc sống.... Chẳng hạn, thi đầu vào ở một công ty dứt khoát phải có IQ test và nên dùng thêm công cụ nào đó để đánh giá thông minh phi logic của ứng viên???

Hiện tại một số câu hỏi tôi vẫn chưa tím được câu trả lời và muốn được trao đổi thêm cùng các bạn.

1.1 Nguồn gốc của thông minh logic hay phi logic là gì? Do gen hay do môi trường?

1.2 Môi trường, văn hóa, dinh dưỡng và các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng như thế nào đến trí thông minh? (sau này biết cách nuôi dạy con ^_^)

1.3 Quãng thời gian nào trong đời người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến trí thông minh logic và phi logic? (phát triển trí tuệ từ bé thì tin chắc là tốt rồi, còn có người lỡ đến 30 tuổi rồi thì còn phát triển được trí thông minh không? ^_^)

Những câu hỏi trên nếu được giải đáp thuyết phục, khoa học biện chứng thì từ đó có thể đưa ra các phương pháp để phát triển trí thông minh toàn diện? phương pháp để phát triển thông minh logic? phương pháp để phát triển thông minh phi logic. Một áp dụng nhỏ: Với cá nhân tôi, sau này có con thì dứt khoát sẽ đào tạo cho nó cân bằng cả hai trí thông minh. Nhưng nếu là con trai thì sẽ sử dụng mạnh các phương pháp để phát triển thông minh logic. Nếu là con gái thì sử dụng nhiều các phương pháp phát triển thông minh phi logic từ sớm…

2. Tích lũy đủ để thành công

Khi đọc cuốn “Từ tốt đến vĩ đại”, tôi đã rất đồng ý với cuốn sách đó rằng “Thành công” hay “sự vĩ đại” không bao giờ đến đột ngột, ngay lập tức mà thực ra là một quá trình tích lũy rất lâu dài. Giống như một cái bánh đà lớn, muốn quay đến tốc độ cao thì không có cách nào khác là phải ngày ngày tác động một lực theo cùng một hướng để làm nó chuyển động nhanh dần, nhanh dần. Hạn chế của cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” là không đề cập xem ta cần phải “tác động lực quay” trong thời gian bao lâu?

Thật bất ngờ cuốn “Những kẻ xuất chứng” lại khám phá ra rằng thời gian đó không thể nhỏ hơn 10.000 giờ được (Hãy đọc cuốn sách đó để bị thuyết phục bởi nguyên lý này). Thật là một phát hiện lý thú và bổ xung hoàn hảo cho cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại”. Bản thân tôi thực sự không chắc con số 10.000 giờ có chính xác thật hay không? Nhưng tôi cũng cần chờ đến lúc người ta chứng minh hay loại bỏ con số đó, điều quan trọng là tôi đã có một “cái mốc phấn đấu khả dĩ” và một niềm tin sáng sủa …ngay bây giờ. Trong số các bạn đọc tới dòng này của tôi, ai sẽ đếm ngay những giờ đầu tiên của con số 10.000 giờ? Còn ai sẽ chờ sự chứng minh sự đúng đắn của con số đó rồi mới hành động? ^_^ Rút cuộc, cơ may thần kỳ phía trước sẽ chờ đợi ai ^_^

Ngoài ra theo tôi thì ở thời đại mới, khi mà các con đường phát triển sự nghiệp đều vô cùng phức tạp và nhiều rủi ro thì một mình sẽ rất khó thành công, mà chúng ta nên tích lũy thêm “10.000 giờ xây dựng quan hệ nữa” (đó có thể là quan hệ đồng sự, quan hệ với các nhà đầu tư, nhà bảo trợ, đỡ đầu, nhà kỹ thuật ....). Khi rảnh rỗi tôi sẽ cùng một người bạn viết một bài về Phương pháp xây dựng và quản trị quan hệ dựa vào hai cuốn sách tôi rất thích "Đừng bao giờ đi ăn một mình" và cuốn "Điệp viên hoàn hảo - cuộc đời 2 mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn"

Hiện tại một số câu hỏi tôi vẫn chưa tím được câu trả lời và muốn được trao đổi thêm cùng các bạn.

2.1 Làm thế nào để biết mình đã tích lũy đủ một kỹ năng nào đó?

2.2 Thực tế thì cuộc sống có vô số kỹ năng, quá nhiều cái để tích lũy, biết chọn cái nào để tích lũy đủ 10.000 giờ? (đây là một vấn đề khá nghiêm trọng, vì nếu tích lũy nhầm hướng thì hóa ra công sức, hi sinh đổ xuống sông xuống biển hết. Cá nhân tôi thì vẫn sẽ quyết tâm chọn Công nghệ là hướng tích lũy ít nhất thêm 10 năm nữa ^_^)

2.3 Phương pháp tích lũy như thế nào hiệu quả nhất? Chẳng nhẽ lại dồn hết mọi thời gian vào việc tích lũy kỹ năng, chỉ có ăn, ngủ và tích lũy cho nhanh ???

A - Điều kiện đủ để thành công:

1. Hợp thời --> thời thế sinh anh hùng.

Việc sinh ra hợp thời là điều trước đây tôi cũng không chắc chắn lắm. Nhưng sau khi đọc xong cuốn sách này tôi ngộ ra điều đó hình như … chính xác. Cuốn sách đã lấy ví dụ tại sao danh sách đội tuyển bóng đá Czech hay đội khúc côn cầu Canada có đa số các cầu thủ sinh vào nửa đầu năm. Nghĩa là đã có may mắn thần kỳ nào đó giúp cho các cầu thủ sinh ra sớm thành công hơn các cầu thủ sinh ra muộn. Kỳ thực, may mắn đó chính là do cách thức xã hội “phân nhóm các tài năng” gây ra. Ngay từ khi còn bé các cầu thủ đã phải cạnh tranh để được vào “nhóm tài năng”. Dễ thấy, cùng là cậu bé 5 tuổi thì cậu bé nào sinh ra đầu năm sẽ lớn hơn chút đỉnh so với cậu bé sinh vào cuối năm, nghĩa là cậu ta sẽ nhanh nhẹn hơn, to cao hơn chút đỉnh so với các bạn sinh cuối năm, và cũng nhờ đó mà cậu ta có lợi hơn các bạn cuối năm khi cạnh tranh vào nhóm tài năng. Năm tiếp theo cậu ta nhờ vào nhóm tài năng nên được huấn luyện nhiều hơn, chăm sóc nhiều hơn, thầy giáo giỏi hơn … và vô số điều kiện thuận lợi khác khiến cho cậu ta vượt lên hẳn các bạn bè không được vào nhóm tài năng. Và nếu sinh ra sớm, thì lại có thêm chút đỉnh lợi thế so với các bạn khác sinh muộn nữa. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nên đến khi thành cầu thủ chuyên nghiệp 17 – 20 tuổi, thì số lượng các cầu thủ sinh muộn càng ít đi, số các cầu thủ sinh vào đầu năm càng nhiều. Kết quả là, xác xuất những cầu thủ vĩ đại, thành công rực rỡ càng dễ rơi vào các cầu thủ sinh ra sớm vào đầu năm.

Vậy là, việc phân nhóm tài năng từ sớm với ngày “ngắt ngọn” là ngày cuối năm 31/12 đem lại may mắn thần kỳ cho các “tài năng” sinh sớm và đem lại rủi ro cho các tài năng sinh muộn. Thực sự thành công của họ bên cạnh việc có tố chất, tập luyện chăm chỉ …. thì cũng còn do “may mắn thần kỳ” là được sinh sớm đem lại nữa. Người thành công không thực sự giỏi như chúng ta vẫn nghĩ ^_^ ‼‼‼!

Từ khía cạnh xã hội, phân tích trên đây cho thấy không nên “phân nhóm tài năng”, đề ra lớp chuyên, chọn … khi trẻ dưới 10 tuổi. Hãy chờ đến 10 tuổi, khi khoảng cách sinh sớm, sinh muộn bị san lấp gần như không còn đáng kể thì hãy phân nhóm tài năng. Số lượng tài năng sẽ tăng lên gấp đôi nhờ “khai thác” được các tài năng sinh muộn vào nửa cuối năm … mà trước kia vẫn thường “sớm bị loại”. Hoặc cũng có thể phân nhóm tài năng theo khe thời gian nhỏ hơn (3 tháng) thay vì một năm để giúp cho khoảng cách giữa trẻ sinh muộn và sinh sớm là không đáng kể.

Bí mật thần kỳ của thành công – phân nhóm tài năng, ngắt ngọn, sinh ra sớm có lẽ còn có thể được ựng dụng vào nhiều vấn đề khác của cuộc sống nữa.

(còn nữa ...)

Phần sau tôi sẽ đề cập đến thành công bị chi phối bởi nền tảng văn hóa, gia đình, phả hệ, nền tảng giáo dục như thế nào? Các may mắn thần kỳ khác chi phối thành công như thế nào?Bí mật của may mắn đó là gì - hay phương thức chuẩn bị để gia tăng xác xuất gặp may trong cuộc sống ra sao? Ứng dụng nguyên tắc thành công để dự đoán xác xuất thành công và tầm thành công của một người? Ứng dụng nguyên tắc thành công để vạch ra định hướng phát triển cho bản thân? Ứng dụng nguyên tắc thành công vào việc tìm kiếm, đào tạo nhân tài cho tổ chức, xã hội?

Nguyễn Thành Trung
Email: trungnt@lobby.vn
 
4.2 Điều kiện đủ để thành công:

4.2.1. Hợp thời --> thời thế sinh anh hùng.


Việc sinh ra hợp thời là điều trước đây tôi cũng không chắc chắn lắm. Nhưng sau khi đọc xong cuốn sách này tôi ngộ ra điều đó hình như … chính xác. Cuốn sách đã lấy ví dụ tại sao danh sách đội tuyển bóng đá Czech hay đội khúc côn cầu Canada có đa số các cầu thủ sinh vào nửa đầu năm. Nghĩa là đã có may mắn thần kỳ nào đó giúp cho các cầu thủ sinh ra sớm thành công hơn các cầu thủ sinh ra muộn. Kỳ thực, may mắn đó chính là do cách thức xã hội “phân nhóm các tài năng” gây ra. Ngay từ khi còn bé các cầu thủ đã phải cạnh tranh để được vào “nhóm tài năng”. Dễ thấy, cùng là cậu bé 5 tuổi thì cậu bé nào sinh ra đầu năm sẽ lớn hơn chút đỉnh so với cậu bé sinh vào cuối năm, nghĩa là cậu ta sẽ nhanh nhẹn hơn, to cao hơn chút đỉnh so với các bạn sinh cuối năm, và cũng nhờ đó mà cậu ta có lợi hơn các bạn cuối năm khi cạnh tranh vào nhóm tài năng. Năm tiếp theo cậu ta nhờ vào nhóm tài năng nên được huấn luyện nhiều hơn, chăm sóc nhiều hơn, thầy giáo giỏi hơn … và vô số điều kiện thuận lợi khác khiến cho cậu ta vượt lên hẳn các bạn bè không được vào nhóm tài năng. Và nếu sinh ra sớm, thì lại có thêm chút đỉnh lợi thế so với các bạn khác sinh muộn nữa. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nên đến khi thành cầu thủ chuyên nghiệp 17 – 20 tuổi, thì số lượng các cầu thủ sinh muộn càng ít đi, số các cầu thủ sinh vào đầu năm càng nhiều. Kết quả là, xác xuất những cầu thủ vĩ đại, thành công rực rỡ càng dễ rơi vào các cầu thủ sinh ra sớm vào đầu năm.

Vậy là, việc phân nhóm tài năng từ sớm với ngày “ngắt ngọn” là ngày cuối năm 31/12 đem lại may mắn thần kỳ cho các “tài năng” sinh sớm và đem lại rủi ro cho các tài năng sinh muộn. Thực sự thành công của họ bên cạnh việc có tố chất, tập luyện chăm chỉ …. thì cũng còn do “may mắn thần kỳ” là được sinh sớm đem lại nữa. Người thành công không thực sự giỏi như chúng ta vẫn nghĩ ^_^ ‼‼‼!

Từ khía cạnh xã hội, phân tích trên đây cho thấy không nên “phân nhóm tài năng”, đề ra lớp chuyên, chọn … khi trẻ dưới 10 tuổi. Hãy chờ đến 10 tuổi, khi khoảng cách sinh sớm, sinh muộn bị san lấp gần như không còn đáng kể thì hãy phân nhóm tài năng. Số lượng tài năng sẽ tăng lên gấp đôi nhờ “khai thác” được các tài năng sinh muộn vào nửa cuối năm … mà trước kia vẫn thường “sớm bị loại”. Hoặc cũng có thể phân nhóm tài năng theo khe thời gian nhỏ hơn (3 tháng) thay vì một năm để giúp cho khoảng cách giữa trẻ sinh muộn và sinh sớm là không đáng kể.

Bí mật thần kỳ của thành công – phân nhóm tài năng, ngắt ngọn, sinh ra sớm có lẽ còn có thể được ựng dụng vào nhiều vấn đề khác của cuộc sống nữa.

Một số ví dụ về việc may mắn sinh ra hợp thời:

+ Phân tích những người giàu nhất thế giới: Trong số 75 người giàu nhất thế giới từ xưa tới nay thì có tới 14 người Mỹ sinh ra vào năm 1830 – 1840. Điều ngạc nhiên này được lý giải như sau: vào những năm 1860 – 1870, nền kinh tế Mỹ trai qua một cuộc chuyển đổi có lẽ là vĩ đại nhất trong lịch sử. Đây chính là thời điểm các tuyến đường sắt được xây dựng và phố Wall nổi lên. Đó là thời điểm các ngành sản xuất công nghiệp khởi đầu. Đó là thời điểm tất cả những quy luật chi phối nền kinh tế truyền thống bị phá vỡ và được sáng tạo lại.

Trong thời khắc giao thời của nền kinh tế đó rất nhiều cơ hội thành công nảy sinh, nếu bạn sinh ra vào cuối những năm 1840 thì bạn đã lỡ cơ hội thành công do còn quá trẻ. Nếu bạn sinh ra vào những trước 1830 thì bạn lại quá già: đầu óc đã bị định hình bởi một mô thức tiền – nội chiến Mỹ. Vậy những ai sinh vào năm 1830 – 1840 là không quá già và không quá trẻ để nắm lấy cơ hội thành công đó.

+ Thành công trong lĩnh vực máy tính: tháng 1-1975 là thời khắc bắt đầu của kỷ nguyên máy tính cá nhân với sự kiện chiếc máy Altair 8800 ra đời với giá 397$. Vậy ở thời khắc đó ai sẽ ở vào tình thế tốt nhất để có thể tận dụng cơ hội này?

Nếu 1975 bạn đã là một người đứng tuổi, hẳn bạn đã có sẵn công việc ở IBM. IBM khi đó là một công ty khổng lồ chuyên sản xuất máy tính lớn, máy chủ thì hẳn bạn đã bị khép vào mô thức: chỉ quan tâm máy cỡ lớn mà không quan tấm đến máy tính cá nhân. Bạn vẫn kiếm sống tốt mà chẳng phải quan tâm đến sự kiện Altair 8800 ra đời, nghĩa là bạn cũng đã bỏ qua luôn cơ hội thành công với kỷ nguyên máy tính cá nhân.

Nếu năm 1975 bạn đã ra trường và đi làm được vài năm (hơn 25 tuổi), bạn đã đính hôn và có công việc ổn định, và có một đứa con sắp chào đời … và bạn vẫn sống tốt. Vậy thì rất khó cho bạn có thể từ bỏ/đánh đổi tất cả để theo đuổi những ý tưởng viển vông về kỷ nguyên máy tính cá nhân khi Altair 8800 xuất hiện. Nghĩa là những người sinh ra trước 1952 sẽ không có điều kiện thuận lợi để thành công. Những người sinh ra sau 1958 cũng không có thuận lợi nắm bắt cơ hội 1975 do còn quá trẻ (<18 tuổi, đang học phổ thông).

Lý tưởng là năm 1975 là bạn không quá già mà cũng không quá trẻ, tốt nhất là tầm 20 – 21 tuổi nghĩa là bạn nên sinh ra vào năm 1954 – 1955. Hãy xem thực tế:

+ Bill Gate: 28/10/2955, Paul Allen: 21/01/2953, Steve Ballmer: 24/03/1956 (sáng lập và CEO Microsoft)

+ Steve Jobs: 24/02/1955 (sáng lập và CEO Apple)

+ Eric Schimidt: 27/04/1955 (CEO Google)

+ Billl Joy: 08/11/1954 (sáng lập Sun Microsystem)

4.2.2 Thừa hưởng những lợi thế từ nền tảng văn hóa, gia đình, phả hệ, nền tảng giáo dục

(sẽ bổ xung tiếp)

4.2.3 Thừa hưởng lợi thế do các may mắn thần kỳ đem lại

(sẽ bổ xung tiếp)

Bí mật của may mắn là gì - hay phương thức chuẩn bị để gia tăng xác xuất gặp may trong cuộc sống?

Câu hỏi là những may mắn đó là hoàn toàn ngẫu nhiên hay là có thể dự đoán trước. Câu trả lời là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có cách gì dự đoán trước xem may mắn đó là gì, thời điểm là khi nào. Nói như vậy, xem ra việc một người có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng, điều lý thú là xác xuất thành công của một người là yếu tố có thể dự đoán được
 
Trích cuốn sách "Những kẻ xuất chúng"

Sinh vào một ngày thật hoàn hảo, nhưng tài năng của họ lại không phải tự nhiên mà có. Chỉ 10% là thiên bẩm, 90% là tự nỗ lực bản thân, thiên tài cũng học tập và làm việc theo nguyên tắc "có công mài sắt có ngày nên kim".

Bill Gates sinh năm nào? Đó là ngày 28/10/1955. Đó là một ngày sinh hoàn hảo. Bạn thân nhất của Gates ở trường Lakeside là Paul Allen. Paul cũng thường xuyên lui tới phòng máy tính với Gates và trải qua những buổi tối đằng đẵng cùng Gates tại ISI và C-Cubed. Allen sau đó tiếp tục cùng Bill Gates sáng lập nên Microsoft.

Vậy Paul Allen sinh năm nào? Ông sinh vào ngày 21 tháng Giêng năm 1953. Nhân vật giàu có thứ ba ở Microsoft là người điều hành mọi hoạt động của công ty kể từ năm 2000, một trong những nhà lãnh đạo được kính nể nhất trong thế giới phần mềm - Steve Ballmer.

Còn ngày sinh của Steve Ballmer thì sao? Đó là ngày 24/3/1956. Và cũng đừng quên một người nổi tiếng không thua kém chút nào so với Gates: Steve Jobs, đồng sáng lập hãng Máy tính Apple. Không giống như Gates, Jobs không xuất thân từ một gia đình giàu có và ông cũng không đặt chân tới trường Michigan như Joy.

Nhưng cũng chẳng cần phải điều tra nhiều về quá trình sinh trưởng của Jobs để nhận ra rằng ông cũng đã có một quá trình Hamburg của riêng mình. Jobs lớn lên ở vùng Mountain View - vị trí tuyệt đối trung tâm của Thung lũng Silicon. Láng giềng quanh ông toàn là các kỹ sư của hãng Hewlett-Packard, cho đến ngày nay vẫn là một trong những hãng điện tử quan trọng bậc nhất trên thế giới. Khi còn là một cậu thiếu niên, Jobs đã lượn vòng vòng quanh các khu chợ trời ở Mountain View, nơi những kẻ yêu thích và thành thạo thiết bị điện tử mua đi bán lại các linh kiện rời. Jobs khi ấy đã đủ lớn để hít thở bầu không khí của chính lĩnh vực làm ăn mà sau này ông sẽ thống trị.

Đoạn văn dưới đây được trích từ cuốn Accidental Millionaire (Tạm dịch: Nhà triệu phú tình cờ), một cuốn tiểu sử về Jobs, sẽ khiến độc giả cảm nhận được những trải nghiệm thời thơ ấu của Jobs phi thường đến cỡ nào.

"Tham dự các cuộc nói chuyện buổi tối của những nhà khoa học hãng Hewlett-Packard. Các buổi chuyện trò ấy nói về những thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực điện tử còn Jobs thì thể hiện một kiểu vốn là đặc điểm khác biệt trong tính cách của mình, bám riết lấy các kỹ sư Hewlett-Packard và moi móc thông tin từ họ. Có lần cậu thậm chí còn gọi cả Bill Hewlett - một trong những nhà sáng lập của hãng để vòi vĩnh linh kiện. Jobs không chỉ nhận được những linh kiện cậu cần mà còn thành công trong việc xin được một việc làm thêm mùa hè. Jobs làm việc trên một dây chuyền lắp ráp để dựng các máy tính, cậu hào hứng tới mức còn cố gắng thiết kế kiểu máy tính của riêng mình..."

Gượm hẵng. Bill Hewlett đưa cho Jobs các linh kiện rời? Điều đó có tầm vóc tương đương với việc Bill Gates được tiếp cận vô thời hạn vào hệ thống đầu cuối thao tác đồng thời hồi mười ba tuổi. Nó cũng giống như việc giả sử bạn yêu thích thời trang mà người láng giềng trong những năm tháng bạn trưởng thành tình cờ làm sao lại chính là ông hoàng thời trang Giorgio Armani.

Mà Jobs sinh vào thời gian nào nhỉ? Đó là ngày 24/2/1955. Một nhân vật tiên phong khác trong cuộc cách mạng phần mềm là Eric Schmidt. Ông điều hành Novell - một trong những hãng phần mềm quan trọng nhất ở Thung lũng Silicon, và vào năm 2001, ông đã trở thành giám đốc điều hành của Google. Eric Schmidt sinh vào 27 tháng Tư năm 1955.

Dĩ nhiên, tôi không có ý gợi ra rằng mọi ông trùm phần mềm ở Thung lũng Silicon đều sinh năm 1955. Vài người không như thế, cũng giống như không phải tất cả những doanh nhân vĩ đại ở nước Mỹ đều sinh ra vào giữa thập niên 1830. Nhưng có những hình mẫu rất rõ ràng ở đây, và điều đáng chú ý là việc dường như chúng ta ít muốn thừa nhận chúng. Chúng ta vờ rằng thành công chỉ riêng rẽ là chuyện của công trạng cá nhân. Nhưng chẳng có gì trong số những đoạn tiểu sử chúng ta theo dõi từ đầu tới giờ lại nói lên rằng mọi thứ chỉ đơn giản có vậy.

Thay vào đó, đều là câu chuyện về những con người được trao tặng một cơ hội vàng để làm việc chăm chỉ thực sự và nắm chặt lấy nó, và đó cũng là những người tình cờ đủ trưởng thành vào thời điểm mà nỗ lực phi thường ấy được toàn bộ xã hội tưởng thưởng. Thành công của họ không chỉ là kết quả từ việc tự mình gây dựng. Nó là sản phẩm của cả thế giới trong đó họ sinh ra và lớn lên.

Tiện đây, cũng đừng quên mất Bill Joy. Nếu như ông cứng tuổi hơn một chút và nếu như ông phải đối mặt với sự vất vả cực nhọc của việc lập trình với những thẻ máy tính, như lời ông nói, thì ông đã chuyển sang nghiên cứu khoa học. Bill Joy - huyền thoại máy tính có thể đã trở thành Bill Joy - nhà sinh học. Và nếu Bill Joy trưởng thành muộn mất vài năm, cánh cửa nhỏ hẹp vốn mang lại cho ông cơ hội viết mã hỗ trợ cho Internet đã đóng sập mất rồi. Xin nhắc lại, huyền thoại máy tính Bill Joy có thể đã phải là nhà sinh học Bill Joy. Vậy Bill Joy ra đời khi nào?

Bill Joy sinh vào ngày 8/11/1954

Sau công việc ở Berkeley, Joy sẽ tiếp tục trở thành một trong bốn người sáng lập hãng Sun Microsystems, một trong những tập đoàn phần mềm kỳ cựu và quan trọng bậc nhất Thung lũng Silicon. Và nếu bạn vẫn khăng khăng nghĩ rằng sự tình cờ về thời điểm, nơi chốn và năm sinh không quan trọng đến thế, thì đây là ngày sinh của ba sáng lập viên còn lại hãng Sun Microsystems:

Scott McNealy sinh ngày 13/111954 còn Vinod Khosla sinh vào ngày 28 tháng Giêng năm 1955. Còn Andy Bechtolsheim sinh ngày 30/9/1955.

Số thứ Năm của loạt chương trình trò chơi truyền hình Mỹ mang tên Đấu trường 100 (1 vs. 100) năm 2008 đã đón chào vị khách đặc biệt của mình - một người đàn ông có tên Christopher Langan.

Đấu trường 100 là một trong rất nhiều chương trình truyền hình bung nở theo gót thành công mang tính hiện tượng của game show Ai là triệu phú (Who Wants to Be a Millionaire). Trong chương trình có một lô cố định gồm một trăm khán giả bình thường đóng vai "đám đông" (mob). Mỗi tuần, họ đọ trí thông minh với một khách mời đặc biệt. Tiền thưởng lên tới một triệu đôla. Khách mời cần phải đủ thông thái để trả lời chính xác nhiều câu hỏi hơn một trăm đối thủ của anh ta/cô ta - và với tiêu chuẩn ấy, có vẻ chẳng mấy người có điều kiện xuất sắc như Christopher Langan.

"Đêm nay đám đông khán giả sẽ phải đối mặt với cuộc đấu cam go nhất từ trước tới nay," lời người dẫn chương trình bắt đầu vang lên. "Đụng độ Chris Langan - được nhiều người mệnh danh là nhân vật thông minh nhất nước Mỹ". Máy quay quét chậm qua một người đàn ông bè bè, vạm vỡ ở lứa tuổi ngũ tuần. "Một người bình thường có chỉ số IQ khoảng 100," giọng thuyết minh tiếp tục. "Einstein là một trăm năm mươi. Chris có chỉ số IQ ở mức một 1985. Hiện giờ anh đang tập trung bộ não cỡ bự của mình vào một lý thuyết về vũ trụ. Nhưng liệu hộp sọ ngoại cỡ của anh có đủ hạ gục đám đông khán giả để giành được một triệu đôla hay không? Hãy tìm câu trả lời ngay bây giờ trong chương trình Đấu trường 100”.

Langan bước lên khán đài trong tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt. Anh không nghĩ là anh cần phải có trình độ học vấn cao để chơi tốt trong chương trình Đấu trường 100 sao?" người dẫn chương trình Bob Saget hỏi Chris. Saget nhìn vào Langan đầy tò mò, như thể Chris giống một kiểu vật mẫu trong phòng thí nghiệm vậy.

"Thực lòng mà nói, tôi nghĩ đó có thể là một trở ngại",Langan đáp lời. Anh có một giọng nói thâm trầm, thản nhiên. "Sở hữu chỉ số IQ cao, bạn có xu hướng chuyên biệt hóa, tư duy sâu. Bạn bỏ qua những chi tiết lặt vặt. Nhưng giờ đây tôi phải đối mặt với những khán giả này" - anh liếc nhìn đám đông, vẻ hài hước lóe lên trong mắt hé lộ rằng anh cảm thấy tất cả những gì đang diễn ra nực cười tới mức nào - "Tôi nghĩ là tôi sẽ chơi tốt".

Suốt trong thập kỷ trước đó, Chris Langan đã gặt hái được thứ danh tiếng kỳ lạ. Anh trở thành gương mặt thiên tài của công chúng trong đời sống Mỹ, một trong Những kẻ xuất chúng. Anh nhận được lời mời từ các chương trình tin tức và được đưa tiểu sử trên các tờ tạp chí, anh trở thành chủ đề trong một phim tài liệu thực hiện bởi nhà làm phim Errol Morris, tất cả chỉ bởi một não bộ bất ngờ thách thức mọi mô tả thông thường.

Chương trình tin tức truyền hình 20/20 có lần đã mời một chuyên gia tâm lý học thần kinh đưa ra cho Langan một bài trắc nhiệm IQ riêng biệt bởi điểm số của Langan thực sự vượt khỏi mọi bảng biểu đánh giá - quá cao để có thể đo đạc chính xác. Một lần khác, Langan thực hiện một bài kiểm tra IQ được thiết kế riêng cho những người quá thông minh trong những bài kiểm tra IQ thông thường. Anh trả lời đúng tất cả chỉ trừ một câu hỏi.

Biết nói hồi mới sáu tháng tuổi. Khi lên ba, Langan nghe radio vào các ngày Chủ nhật khi phát thanh viên đọc to những câu chuyện rẻ tiền, thì cậu cứ thế đọc theo một mình cho đến lúc tự dạy mình biết đọc. Lúc năm tuổi, Langan bắt đầu hỏi ông mình về sự tồn tại của Chúa trời - và đã rất thất vọng với những câu trả lời nhận được.

Ở trường, Langan có thể bước vào một giờ kiểm tra của lớp ngoại ngữ mà không cần phải học hành gì trước đó, và nếu có được hai hay ba phút trước khi giáo viên vào lớp, anh có thể lướt qua sách giáo khoa và hoàn thành xuất sắc bài kiểm tra. Vào tuổi thiếu niên, trong khi làm việc như một công nhân nông trường, anh bắt đầu mở rộng việc tìm hiểu các khái niệm của lĩnh vực vật lý lý thuyết. Đến tuổi mười sáu, anh tự mình nghiền ngẫm một kiệt
tác uyên thâm nổi tiếng của Bertrand Russell và Alfred North Whitehead - Nguyên lý Toán học (Principia Mathematica). Anh đạt được kết quả hoàn hảo trong kỳ thi SAT dù anh ngủ quên một lúc trong giờ thi.

"Chris làm toán suốt một tiếng đồng hồ", cậu em trai tên Mark nói về thói quen mùa hè của Langan hồi trung học. "Rồi anh ấy học tiếng Pháp một tiếng. Rồi học tiếng Nga một tiếng. Rồi anh ấy đọc triết học. Chris cứ làm thế đều đặn, hàng ngày".

Một người anh em khác của Langan, Jeff thì kể "Bạn biết không, khi Christopher mười bốn, mười lăm tuổi, anh ấy vẽ vời mọi thứ cho vui, và tác phẩm thì trông cứ như một bức ảnh vậy. Mười lăm tuổi, anh ấy có thể khớp với ngôi sao nhạc Rock Jimi Hendrix từng nhịp một trên cây guitar. Boom. Boom. Boom. Một nửa thời gian Christopher không hề đến trường. Anh chỉ có mặt vào các giờ kiểm tra và họ chẳng thể bắt bẻ gì về việc đó được. Đối với chúng tôi, điều đó thật vui nhộn. Chris có thể tóm lược đống giáo trình ngang với cả một học kỳ chỉ trong hai ngày, tập trung vào bất cứ thứ gì anh ấy phải để ý đến, rồi sau đó quay trở lại với những công việc anh ấy đang làm dở trước đó".

Trong cuộc chơi Đấu trường 100, Langan thật đĩnh đạc và tự tin. Giọng anh trầm sâu. Đôi mắt nhỏ và sáng. Anh không lòng vòng về các chủ đề, tìm ra ngay cụm từ đúng. Tương tự như thế, Langan không nói ừm hay à hay sử dụng bất cứ lối xoa dịu đối thoại nào hết: các câu nói của anh cứ thế thốt ra, câu sau tiếp câu trước, lịch sự và quả quyết, hệt như các anh lính ở vị trí duyệt binh. Mọi câu hỏi Saget đặt ra với anh, Langan đều dẹp sang một bên, như thể nó chỉ là thứ gì vặt vãnh tầm phào. Khi số tiền thắng cuộc lên tới 250.000 đôla, Langan đột nhiên thực hiện một tính toán trong đầu rằng mối nguy cơ thua trắng ở thời điểm đó to lớn hơn những lợi ích tiềm năng của việc ở lại. Bất ngờ, Langan dừng cuộc chơi. "Tôi sẽ lấy tiền," anh nói. Anh bắt tay Saget thật chặt và kết thúc - ra khỏi sân khấu khi ở đỉnh cao hệt như cách các thiên tài vẫn làm - chúng ta thường nghĩ vậy.

Phần giới thiệu của chương trình Đấu trường 100 đã chỉ ra rằng Einstein có IQ là 150 điểm còn Langan là 195. IQ của Langan cao hơn 30% so với Einstein. Nhưng điều đó không có nghĩa là Langan thông minh hơn Einstein 30%. Thật nực cười. Tất cả những gì chúng ta có thể nói là khi phải tư duy về những lĩnh vực thực sự phức tạp như môn vật lý, thì rõ ràng cả hai người đều đủ thông minh.

Tôi nhận ra là: Ý tưởng cho rằng IQ có một ngưỡng nhất định đi ngược lại trực giác của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta vẫn nghĩ là những người giành giải Nobel trong các môn khoa học sẽ phải sở hữu mức IQ cao nhất có thể; Rằng họ ắt hẳn là kiểu người đạt điểm số hoàn hảo trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, giành được tất cả các loại học bổng sẵn có, và chắc phải có bảng thành tích siêu sao ở bậc trung học tới mức họ được các trường đại học hàng đầu trong nước bứng lên bằng được.

(Trích cuốn sách "Những kẻ xuất chúng" do Công ty First News phát hành)
 
U30 tạo ra đế quốc kinh doanh
- Andrew Gower, người Anh, là một trong 10 người được tạp chí CEO bình chọn là nhà kinh doanh vĩ đại nhất và trẻ nhất. Những người này đều không quá 30 tuổi và tự tạo ra đế quốc kinh doanh của mình và nổi tiếng thế giới.

Andrew Christopher Gower sinh ngày 2/12/1978, là một nhà thiết kế trò chơi điện tử và là người đồng sáng lập Jagex Ltd., công ty mà anh đã thành lập cùng với Paul Gower và Constant Tedder.Andrew Gower nổi tiếng nhờ việc viết MMORPG RuneScape với sự giúp đỡ của anh trai Paul Gower, cũng là một chuyên gia thiết kế games hàng đầu.

Biết lập trình từ năm 7 tuổi

226207.jpg

Andrew Gower​

Theo lời của Andrew Gower, anh bắt đầu lập chương trình các trò chơi máy tính từ khi mới 7 tuổi, tức là vào năm 1985 trên ZX Spectrum. Khi 10 tuổi anh đã xác định sẽ trở thành một chuyên gia sáng tạo trò chơi vi tính và gắn liền cuộc đời mình với những trò chơi điện tử. Anh đã kiếm được tiền từ những trò chơi đầu tiên của mình.

Theo tài liệu của Jagex Ltd., Andrew Gower sở hữu 38,35 % vốn góp công ty. Andrew Gower đã dành toàn bộ thời gian rỗi của mình để viết các chương trình phần mềm máy tính. Năm 1997 anh bắt đầu làm việc với tư cách một lập trình viên Java tự do.

Từ 1995-1996, Andrew đã sáng tạo ra Parallax Painter, Battle Zone và Destruction Imminent trên Atari ST với cái tên là Cunning and Devious Games (Những trò chơi Quanh co và Xảo trá). Nhóm sáng tạo này bao gồm Andrew, Paul và Ian Gower, cùng Peter Oliver. Andrew bắt đầu lo việc kinh doanh với công ty Jagex và sáng tạo ra hàng loạt trò chơi Java từ năm 1996 tới 1999. Nhiều trò chơi đã xuất hiện trên website Games Domain với các trò chơi 3D cho một người chơi hoặc nhiều người cùng chơi.

Tôi chỉ là một chàng trai bình thường sống một cuộc sống bình thường, vớí một lòng khát khao sáng tạo trò chơi, và muốn mọi người chú ý tới các trò chơi hơn là chú ý tới tôi… , Andrew Gower

Andrew nổi tiếng qua RuneScape mà anh đã sáng lập ra vào tháng 1/1999. Anh đã có tài khoản riêng khi mới chỉ là sinh viên đại học tổng hợp Cambridge.

Cùng với Paul Gower và Constant Tedder, Andrew đã sáng lập ra Jagex để phát triển các trò chơi.Việc viết lại giao điện đồ họa được hoàn thành năm 2004 với tên gọi RuneScape 2. Bản gốc của RuneScape được biết tới hiện nay là RuneScape Classic hoặc RSC.

Cuối năm 2008, Andrew hiện đại hóa RSC dùng nhiều kết cấu hơn, như việc sáng tạo RuneScape HD. Jagex Ltd. thu thập thông tin về chi tiết kỹ thuật của máy tính của những người sử dụng để phát triển RuneScape HD. Andrew có tài khoản thường xuyên trên RuneScape, nhưng ít ai , ngay cả bạn bè thân, biết đó là của anh.

Giàu nhờ … games

Năm 2007 tờ Sunday Times khẳng định Andrew và Paul Gower là người giàu thứ 654 tại Vương quốc Anh, có tài sản trị giá 106 triệu bảng Anh (tương đương với 176 triệu đô la). Năm 2008 Sunday Times lại xếp họ vào hàng thứ 746 trong số những người giàu nhất với tài sản trị giá 109 triệu bảng Anh (tương đương với 182 triệu đô la). Năm 2009 họ đã trở thành người thứ 566 trong số những người giàu nhất Anh, với tài sản 99 triệu bảng Anh (166 triệu đô la).

RuneScape của Andrew Gower được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness. Công ty Jagex có trụ sở tại Cambridge với một đội ngũ gần 400 nhân viên. Họ là một nhóm thiết kế trò chơi mạng độc lập lớn nhất tại Vương quốc Anh. Thêm vào RuneScape họ có một portal trò chơi online FunOrb và một MMO thứ hai đang được thiết kế.

Andrew Gower từng phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng anh không bao giờ ngồi không và nói với chính mình: “Tôi muốn tạo ra một trò chơi cực kỳ thành công và kiếm được nhiều tiền. Điều đó không bao giờ là mục đích. Tôi nghĩ nếu điều đó diễn ra tôi đã không thành công. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng có những mục tiêu thực sự là một điều vô cùng quan trọng”.

P.S: Đúng là những kẻ xuất chúng, đam mê được nuôi dưỡng từ năm 7 tuổi...
 
uh quả nhiên nếu không có đam mê dữ dội thì không thể dành cả một lượng thời gian khổng lồ cho mục tiêu của đời họ được
 
Quá thông minh không thể thành công​

Để trở thành người xuất chúng, bạn phải là người thông minh của thế hệ mình, nhưng chắc chắn người thành công nhất không phải là người thông minh nhất.

Đó là kết luận sau nhiều khảo sát của Malcolm Gladwell, tác giả những cuốn sách nổi tiếng như "Điểm bùng phát" (The Tipping point), "Trong chớp mắt" (Blink) và "Những kẻ xuất chúng" (Outliers).


Theo phân tích của Gladwell, những người thông minh nhất thường tính toán được mọi tình huống, cơ hội cũng như rủi ro có thể xảy ra, nên thường không dám mạo hiểm nắm lấy cơ hội lớn trước mắt. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thể có được những thành công vang dội. Gladwell phát hiện ra rằng, không ai trong số những người được đánh giá có chỉ số IQ cao nhất lại làm nên thành công lớn lao. Hầu hết họ đều lu mờ khi trưởng thành.

Phân tích về xã hội, văn hóa và thế hệ của những nhân vật kiệt xuất như tỷ phú phần mềm Bill Gates, ban nhạc danh tiếng The Beatles, các luật sư, nhà tài phiệt cự phách phố Wall…, Gladwel cho rằng bí mật thành công của họ là: bên cạnh tài năng, những nhân vật kiệt xuất đều biết cách rèn luyện để có kinh nghiệm, kỹ năng và đặc biệt đủ mối quan hệ để “xài” khi cần. Thời điểm sinh ra cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành người xuất chúng hay không.

Trên thực tế, hầu hết những người giàu nhất trong lịch sử nước Mỹ đều nắm được cơ hội làm giàu lúc họ ở tuổi 30, thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp (1860 - 1870) với hàng loạt sự kiện rung động như: thiết lập đường xe lửa từ Đông sang Tây, tìm ra mỏ dầu ở Texas, hình thành phố Wall... Tương tự, thành công của những người xuất chúng trong ngành công nghệ thông tin như Bill Gates liên quan mật thiết với sự kiện cách mạng trong ngành này. Đó là sự ra đời của chiếc máy tính điện tử cá nhân Altair 8800.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, người xuất chúng luôn chứng tỏ có cường độ làm việc khác người. Bất cứ ai muốn thành công đều phải trải qua 10.000 giờ luyện tập.

Có thể nhiều người sẽ bất ngờ với cách lý giải về sự thành công của Malcolm Gladwell vì với ông, thành công không chỉ nhờ tài năng và ý chí phấn đấu mà còn cần nhiều yếu tố cộng thêm. Những yếu tố này đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
 
15 tuổi, nổi tiếng nhờ lập web tách nhạc từ YouTube

- Một cậu bé 15 tuổi bỗng “nổi đình nổi đám” trong cộng đồng cư dân mạng vì đã tự tạo ra Muziic - một dịch vụ nhạc miễn phí bằng cách khai thác thư viện video nhạc khổng lồ của YouTube.

bf9davidnelson_610x3682.jpg

David Nelson, 15 tuổi, tự viết web tách nhạc từ video YouTube​

Đó chính là David Nelson, một teen mới 15 tuổi, hiện đang sống cùng bố mẹ tại Bettendorf, Iowa, Mỹ. Sản phẩm Muziic của cậu vừa ra đời đã nhanh chóng được cộng đồng mạng đón nhận bên cạnh những chương trình nghe nhạc trực tuyến khác.

David đã xây dựng một giao diện giống iTunes dựa trên YouTube. Dịch vụ này cho phép người sử dụng tách được nhạc của YouTube vào máy tính của mình mà không cần xem video. Người dùng có thể xây dựng những playlist và sắp xếp các bài hát tương tự như iTune.

Matt Rosoff, blogger của CNET, một trang web công nghệ nổi tiếng, khi lần đầu tiên viết về dịch vụ mới này đã dành tặng những lời khen ngợi cho David. “Bất cứ bài hát nào được tải lên YouTube đều có trong Muziic”, Rosoff viết. “Nó bao gồm cả những tác phẩm âm nhạc khó tìm kiếm trong hầu hết các dịch vụ thương mại khác, như toàn bộ phần trình diễn của Pink Floyd tại Live 8 và Led Zeppelin vào năm 2007”.

Để hoàn thành dự án Miziic, David phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha cậu, ông Mark Nelson - một công nhân cơ khí đang làm việc tại Alcoa, hãng sản xuất nhôm lớn nhất Mỹ. David chịu trách nhiệm trong việc phát triển phần mềm còn cha cậu có nhiệm vụ tổ chức dự án như một doanh nghiệp thực thụ.

Sau một năm phát triển, cha con David đã trình làng website www.muziic.com vào ngày 25/1/2009. Kể từ khi ra mắt, website Muziic đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong cộng đồng mạng, thậm chí, có nhiều thời điểm, người dùng không thể truy cập được vì quá tải. David cho biết cậu đã phải bổ sung thêm các máy chủ để đáp ứng hết nhu cầu của mọi người.

Trong hai tuần đầu kể từ khi khởi động trang web, ứng dụng của Muziic đã được tải về hơn 500.000 lần. Trang Muziic cũng chào đón được khoảng 4000 lượt truy cập mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi bài viết của blogger Matt Rosoff được đăng tải, con số đó đã tăng vọt lên 700.000 lượt người truy cập mỗi ngày.

Ý tưởng tạo ra Muziic đến với David khá tình cờ. Cách đây gần một năm, khi David đang cùng cha ngồi xem bộ phim “Star Treck”, ông Mark đột nhiên hỏi “Sẽ thật tuyệt vời không nếu chúng ta có thể sử dụng API của YouTube để xây dựng một website nhạc?”

David tỏ ra rất phấn khích trước lời gợi ý đó. “Nó cần phải là một ứng dụng desktop”, David nói. “Nó phải là cái gì đó mà ai cũng có thể mở trên hệ điều hành Windows. Hãy thử tưởng tượng nếu cha vào YouTube và có thể chơi nhạc tại một media player xem”.

Rồi ông Mark hỏi con trai “con có thể làm điều đó chứ?”. David không ngại ngần trả lời “có”. Và cậu bé bắt tay vào việc biến ý tưởng thành sản phẩm thật. Thời điểm đó, David mới chỉ là cậu nhóc 14 tuổi.

muziic.jpg

Giao diện trang web www.muziic.com.​

David đã tự học cách viết code. Lúc 8 tuổi, cậu bé đã bắt đầu làm quen với HTML, rồi JavaScript, PHP và cuối cùng là Visual Basic. Trong khi những đứa trẻ khác còn mải mê với những trò chơi ở bên ngoài thì David ngồi yên trong nhà đọc ngấu nghiến những quyển sách hướng dẫn về ngôn ngữ lập trình. Ông Mark tự thừa nhận ông biết sử dụng máy tính nhưng không biết cách code như thế nào, dó đó “David đã code toàn bộ”.

Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, David cũng thỉnh thoảng tụ tập cùng bạn bè. Nhưng cậu cũng rất thích đọc về những người anh hùng của cậu, đó là Larry Page và Sergey Brin, hai nhà đồng sáng lập Google. David cho biết: “tôi đã tìm hiểu về lịch sử của Google. Tôi thích học về kinh doanh”.

Bên cạnh việc giúp con trai tạo ra các ý tưởng cho trang web, đóng góp lớn nhất của ông Mark cho Muziic chính là việc thanh toán các hóa đơn. Theo lời của David thì toàn bộ dự án Muziic đã “ngốn” của gia đình cậu ít nhất 10.000 USD và chi phí này còn có thể tăng lên.

Tách nhạc từ YouTube là một ý tưởng mà nhiều người đã nghĩ tới, một trong số đó có hãng đĩa Universal Music Group. Hãng này thậm chí đã tuyên bố sẽ “kiếm hời” từ ý tưởng này. Tuy nhiên, có vẻ như Universal Music Group đã chậm chân hơn so với một cậu bé 15 tuổi. CNET cũng cho biết bốn công ty thu âm lớn nhất đang đàm phán với YouTube để tạo ra một website nhạc đặc biệt.

Việc David phát hành Muziic phiên bản 1 và các dịch vụ liên quan được cung cấp bởi trang web Muziic đã gây chú ý với giới công nghệ thông tin trên khắp thế giới. Thời điểm đó, không ít các công ty công nghệ máy tính, các trang web tin tức liên quan đến nhạc trực tuyến, các blogger đã truyền tay nhau câu chuyện về David và thảo luận một cách sôi nổi về các khía cạnh của dịch vụ Muziic.

Trọng tâm của các cuộc thảo luận là chương trình Muziic, nhà Nelson, David – người đóng vai trò trung tâm tạo ra Muziic, kèm theo đó là phản ứng của YouTube, Google và ngành công nghiệp thu âm.

Ông Mark, cha của David cho biết ông và con trai đã làm việc tích cực để đảm bảo rằng trang web tuân thủ các điều khoản API của YouTube. Ông cũng khẳng định cả hai đã tìm cách liên hệ với YouTube và Google trước khi khởi động website Muziic nhưng không nhận được phản hồi nào.

David không hề lo lắng về những phản ứng của YouTube. “Chúng tôi không sợ hãi trước Google. Bất cứ ai cũng sẽ biết đây là một ý tưởng tốt khi một lần nhìn thấy nó. Tôi nghĩ họ đang tiến tới việc công nhận dịch vụ của chúng tôi là một cách tuyệt với để nghe nhạc”.

Và đúng như David dự đoán, ngày 17/3/2009, trang công nghệ CNET cho biết YouTube và nhà Nelsons đã đạt được một thỏa thuận cho phép các dịch vụ Muziic tiếp tục hoạt động mà không gặp phải bất cứ trở ngại về bản quyền nào nữa
 
Quy tắc 10.000 giờ của các vĩ nhân​

Không có vinh quang nào lại không phải trả giá, những nhân vật được coi là xuất chúng trong lịch sử cũng phải tận dụng từng giây từng phút để tìm tòi nghiên cứu. Và từ đây, quy tắc 10.000 giờ hình thành.

Năm 1971, trường Đại học Michigan khai trương Trung tâm Máy tính mới trong một tòa nhà mới xây dựng tại Beal Avenue ở Ann Arbor, với các bức tường gạch bên ngoài màu be và mặt tiền ốp kính tối màu. Hệ thống máy chủ to lớn của trường tọa lạc giữa căn phòng màu trắng rộng rãi. Một thành viên trong khoa nhớ lại: "Nhìn vào đó hệt như một trong những cảnh cuối cùng của bộ phim 2001: A Space Odyssey (Cuộc du hành vũ trụ)".

Ngay mé bên là hàng tá các cỗ máy đọc phiếu đục lỗ - thứ trong những tháng ngày ấy làm nhiệm vụ nhập dữ liệu cho những thiết bị đầu cuối máy tính. Vào năm 1971, đó là thành tựu tiên tiến hạng nhất của thời đại. Đại học Michigan nắm trong tay một trong những chương trình khoa học máy tính tiên tiến nhất trên thế giới và trong suốt thời gian tồn tại của Trung tâm Máy tính, hàng nghìn sinh viên đã bước qua căn phòng trắng ấy, và người nổi tiếng nhất trong số đó là một chàng trai trẻ nhút nhát mang tên Bill Joy.

Joy nhập học trường Michigan đúng vào năm Trung tâm Máy tính khai trương. Cậu 16 tuổi, cao và rất gầy, với kiểu đầu ngỗ ngược. Trường cấp III North Farmington, ngoại ô Detroit, nơi cậu học, đã bầu chọn cậu là "Học sinh siêng năng nhất". Bill Joy chính là một "kẻ nghiện máy tính vô thời hạn". Cậu đã từng nghĩ mình sẽ trở thành một nhà sinh vật học hoặc nhà toán học. Nhưng cuối năm thứ nhất, tình cờ sa chân vào Trung tâm Máy tính - và cậu bị vướng ngay vào.

Kể từ thời điểm đó trở đi, Trung tâm Máy tính chính là cuộc sống của Joy. Cậu lập trình bất cứ khi nào có thể. Kiếm được việc làm với một giáo sư khoa học máy tính nên cậu có thể lập trình suốt mùa hè. Vào năm 1975, Joy theo học khoa sau đại học tại trường Đại học California ở Berkeley. Tại đó, cậu thậm chí còn dấn sâu hơn vào thế giới phần mềm máy tính. Trong bài kiểm tra vấn đáp cho kỳ thi Tiến sỹ của mình, cậu đã xây dựng một thuật toán đặc biệt phức tạp về chặng bay đến nỗi, như một trong những người ái mộ cậu đã từng viết, "làm kinh sợ các vị giám khảo đến mức một trong số họ sau đó đã ví trải nghiệm đó như là 'Jesus làm bẽ mặt các bậc tiền bối"'.

Cộng tác với một nhóm nhỏ các lập trình viên, Joy đảm trách nhiệm vụ viết lại UNIX, một hệ thống phần mềm được phát triển bởi AT&T cho các máy trung tâm. Phiên bản của Joy rất tốt. Nó tốt đến mức, trên thực tế, nó đã trở thành - và hiện vẫn duy trì - vai trò hệ điều hành mà đúng theo nghĩa đen hàng triệu máy tính khắp thế giới vận hành nhờ vào đó. "Nếu mở chiếc máy Mac của bạn ở chế độ có thể nhìn thấy phần mã nguồn", Joy nói, "Tôi sẽ nhìn thấy những thứ mà tôi nhớ mình đã viết ra hai mươi lăm năm về trước", anh cho biết thêm. Và, bạn có biết ai đã viết ra hầu hết phần mềm cho phép bạn truy cập vào Internet không? Đó chính là Bill Joy.

Sau khi tốt nghiệp Berkeley, Joy là đồng sáng lập hãng Sun Microsystems ở Thung lũng Silicon, một trong những công ty dự phần then chốt nhất trong cuộc cách mạng máy tính. Tại đó anh đã viết lại một ngôn ngữ máy tính khác - Java - và huyền thoại về anh càng trở nên ghê gớm hơn. Giữa những người trong nghề ở Thung lũng Silicon, Joy được nhắc tới với nhiều nể trọng kiểu như Bill Gates của Microsoft vậy. Anh đôi khi còn được gọi là Edison của Internet. Như David Gelernter, nhà khoa học máy tính trường Yale, nói: "Bill Joy là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại ngành máy tính".

Câu chuyện về tài năng thiên bẩm của Bill Joy đã được kể biết bao nhiêu lần, và bài học luôn là như thế. Lĩnh vực này là một thế giới thuần khiết nhất trong số các chế độ hiền tài. Lập trình máy tính không vận hành như một thứ hội vui tuổi già, nơi bạn thăng tiến nhờ vào tiền bạc hay các mối quan hệ. Nó là một sân chơi rộng mở trong đó tất cả những người tham dự được đánh giá chỉ dựa trên tài năng và thành tích của họ. Đó là một thế giới nơi những người xuất sắc nhất giành thắng lợi, và Joy rõ ràng là một trong những người như thế.

Mặc dù vậy, sẽ dễ dàng hơn nhiều để tiếp nhận phiên bản ấy của các sự kiện, nếu chúng ta không nhìn vào các cầu thủ khúc côn cầu và bóng đá. Lĩnh vực của họ cũng từng có nhiệm vụ phải là một chế độ nơi tài năng là điều tiên quyết. Có điều nó đã không phải hoàn toàn như vậy. Đó là câu chuyện về Những kẻ xuất chúng trong một lĩnh vực riêng biệt nào đó vươn tới vị thế cao ngất của họ thông qua sự kết hợp giữa năng lực, cơ hội và ưu thế không bị ràng buộc tối đa.

Liệu có khả năng mẫu hình tương tự của những cơ hội đặc biệt cũng khai triển trong một thế giới thực hay không? Hãy cùng quay trở lại với câu chuyện của Bill Joy và thử khám phá.

Bill Joy có tài năng nhưng đó không phải nguyên cớ duy nhất. Hãy nhìn vào cả dòng chảy cơ hội cuốn đến với Bill Joy. Nhờ việc đến học ở một trường xa xôi hẻo lánh như Đại học Michigan, anh có thể luyện tập trên một hệ thống sử dụng đồng thời thay vì với những thẻ đột lỗ; lại nữa, hệ thống của Michigan bỗng nhiên tồn tại một lỗi kỹ thuật để anh có thể lập trình bất kỳ thứ gì anh muốn; vì trường này tự nguyện chi trả tiền bạc để Trung tâm Máy tính mở cửa 24/24, nên anh có thể thức trắng đêm ở đó. Và vì anh có thể dốc vào đó rất nhiều thời giờ, nên đến thời điểm anh đột nhiên được mời viết lại UNIX, anh chắc chắn đã sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ. Bill Joy thật thông minh. Anh muốn học. Nguyên cớ này đóng vai trò quan trọng. Nhưng trước khi Joy có thể trở thành một chuyên gia thực thụ, ai đó phải đem đến cho anh một cơ hội để học cách làm thế nào trở thành một chuyên gia.

"Tại Michigan, tôi lập trình 8 giờ hoặc 10 giờ một ngày", anh nói tiếp. "Đến lúc ở Berkeley tôi làm việc đó cả ngày lẫn đêm. Tôi có một bộ thiết bị đầu cuối ở nhà. Tôi thức đến tận 2 hay 3 giờ sáng, xem những bộ phim cũ kỹ và lập trình. Đôi khi tôi ngủ gục ngay trên bàn phím" - Bill Joy diễn tả bằng điệu bộ đầu mình gục trên bàn phím - "Và bạn có biết là một phím sẽ nhấn đi nhấn lại ra sao cho đến cuối cùng, rồi nó bắt đầu kêu beep, beep, beep? Sau khi chuyện đó xảy ra ba lần, đã đến lúc bạn phải đi ngủ rồi. Tôi vẫn tương đối kém ngay cả khi tôi đã đến Berkeley. Tôi bắt đầu thành thạo vào năm thứ hai. Đây chính là thời điểm tôi viết ra những chương trình vẫn được sử dụng đến tận ngày nay, ba mươi năm kể từ khi đó".

Bill Joy cho biết nếu tính cả những ngày hè, những buổi tối, và thầu đêm suốt sáng anh đã ngồi lỳ bên máy tính chừng 10.000 giờ để tìm tòi và khám phá những tiện ích mà chiếc máy tính mang lại.

Vậy, quy luật 10.000 giờ có phải là yếu tố chính thành công? Nếu chúng ta bới sâu xuống phía dưới bề ngoài của tất cả những người thành công vĩ đại, liệu chúng ta có luôn tìm thấy những thứ tương tự như Trung tâm Máy tính Michigan hay đội tuyển toàn sao môn khúc côn cầu - tức một kiểu cơ hội luyện tập đặc biệt nào đó không?

Hãy kiểm nghiệm ý tưởng này với hai ví dụ, và để đơn giản dễ hiểu, ta sẽ lựa chọn ví dụ càng quen thuộc càng tốt: Beatles, một trong những ban nhạc rock nổi danh nhất từ trước tới nay; và Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới.

Beatles - với bốn thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison, và Ringo Starr - đặt chân tới nước Mỹ vào tháng Hai năm 1964, bắt đầu cái gọi là Cuộc xâm lăng Anh quốc vào sân khấu âm nhạc Mỹ và cho ra đời một loạt những bản thu âm đỉnh cao đã biến đổi cả diện mạo của nền âm nhạc đại chúng.

Điều quan sát thú vị đầu tiên về Beatles để phục vụ cho những mục đích của chúng ta là họ đã sát cánh bên nhau được bao lâu tính đến thời điểm họ đặt chân đến Mỹ? Tính cả thời gian chơi, tập luyện không ngừng thì con số này cũng suýt soát 10.000 giờ.

John Lennon một trong những thành viên trong ban nhạc nói: Chúng tôi chơi khá hơn và thêm tự tin. Điều đó là tất yếu sau những trải nghiệm do việc chơi nhạc suốt đêm dài mang lại. Thêm cái lợi nữa họ là người nước ngoài. Chúng tôi phải cố gắng thậm chí nhiều hơn nữa, trút tất cả trái tim và tâm hồn vào đó, để vượt qua chính mình".

Còn đây là Pete Best, tay trống của Beatles tâm sự: "Mỗi khi có tin tức lan ra về việc chúng tôi đang thực hiện một sô diễn, câu lạc bộ bắt tay vào dập tắt nó ngay. Chúng tôi chơi suốt bảy tối một tuần. Mới đầu chúng tôi chơi gần như một mạch không nghỉ tới khi câu lạc bộ đóng cửa lúc hai mươi ba giờ. Nhưng khi chúng tôi đã chơi khá hơn, đám đông khán giả thường ở lại tới tận hai giờ sáng".

Giờ hãy cùng quay trở lại với lịch sử của Bill Gates. Câu chuyện của ông cũng nổi tiếng tương tự như của Beatles. Một thần đồng toán học thông minh, trẻ trung khám phá việc lập trình máy tính. Bỏ học dở chừng trường Harvard. Khởi sự một công ty máy tính có tên Microsoft với bạn bè. Bằng trí thông minh và tham vọng cũng như lòng quả cảm tuyệt đối, ông đã xây dựng nó trở thành người khổng lồ của thế giới phần mềm. Đó chỉ là đường viền ngoài rộng lớn thôi. Hãy đào vào sâu thêm một chút.

Năm 1968, Gates đã gần như sống trong phòng máy tính. Ông và những người khác bắt đầu tự dạy cho mình cách sử dụng thiết bị mới mẻ lạ lùng này. Trong khoảng thời gian bảy tháng hồi năm 1971, Gates và nhóm bạn của ông đã sử dụng máy tính suốt 1.575 giờ đồng hồ trên máy chủ của ISI, tính trung bình là 8 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần.

"Đó là nỗi ám ảnh với tôi", Gates nói về những năm đầu tiên ở trung học của ông. "Tôi bỏ tiết thể dục. Tôi đến đó vào ban đêm. Chúng tôi lập trình vào cuối tuần. Hiếm hoi lắm mới có một tuần mà chúng tôi không tiêu tốn vào đó hai mươi hay ba mươi tiếng đồng hồ. Có một khoảng thời gian Paul Allen với tôi vướng vào chuyện rắc rối vì ăn cắp một loạt password và làm sập hệ thống. Chúng tôi bị tống cổ. Tôi không được sử dụng máy tính trong suốt mùa hè. Khi ấy tôi mới 15-16 tuổi.

Sau đó, tôi phát hiện ra là Paul tìm được một máy tính để trống ở Đại học Washington. Họ đặt những chiếc máy này ở trung tâm y tế và khu điều trị. Những chiếc máy này được đặt kế hoạch làm việc 24/24, nhưng có một khoảng thời gian nhàn rỗi, vậy nên trong khoảng từ 3 giờ đến 6 giờ sáng họ không lên kế hoạch gì cả", Gates cười. "Tôi rời khỏi nhà vào buổi đêm, sau giờ đi ngủ. Tôi có thể cuốc bộ đến Đại học Washington từ nhà. Hoặc tôi sẽ bắt xe buýt. Đó là lý do tại sao giờ đây tôi luôn hào phóng với Đại học Washington, bởi họ đã từng để tôi ăn cắp quá nhiều thời gian sử dụng máy tính." (Nhiều năm sau đó, mẹ Gates nói, "Chúng tôi cứ thắc mắc tại sao lại thằng bé lại khổ sở đến thế khi phải thức dậy vào buổi sáng")", Gates nói.
 
"Ông trùm" của WordPress​

- Bảy năm trước, không ai có thể nghĩ rằng, cái diễn đàn blog WordPress do Matt Mullenweg sáng lập và thiết kế lại nổi tiếng và phổ biến không chỉ ở nước Mỹ như ngày nay.

228798.jpg

Matt Mullenweg, ông chủ 25 tuổi của diễn đàn WordPress​

Ông chủ 25 tuổi này vừa được xếp thứ 12 trong số 50 doanh nhân mạng trẻ và nổi tiếng nhất thế giới với tài sản gần 40 triệu USD.

Sinh ra ở Houston, bang Texas, Mỹ, Matt say mê văn và âm nhạc. Vì thế, khi xây dựng Wordpress, anh đã lấy phương châm: Mã số (Code) chính là thơ ca.

Tạo ra điều kỳ diệu từ những đam mê

Chính Matt đã nói: “Nếu như bảy năm trước đây, mọi người hỏi tôi, hôm nay tôi sẽ là ai, thậm chí tôi đã không thể tưởng tượng nổi những điều kỳ diệu đã xảy ra với mình trong thời gian đó. Tôi đã làm quen với những người không thể tưởng tượng nổi và đã trở thành một phần của cộng đồng tuyệt vời này”.

Matt cũng yêu thích nhiếp ảnh, nhạc jazz, du lịch, đọc sách và những ý tưởng. Nếu nhìn vào các ảnh của Matt trên Flikr, có thể thấy anh còn thích ăn ngon với một số lượng lớn ảnh các món ăn khác nhau. Ảnh Matt cầm nĩa, thìa và đĩa. Blog của Matt, một blog mẫu, nơi không có cái thừa.

Matt đi du lịch nhiều. Tất nhiên được mời nhiều, vì ai mà không muốn thấy sự hiện diện của nhà sáng lập WordPress tại các hội nghị và hội thảo của mình.

Khi còn là một học sinh trung học, Matt Mullenweg đã thiết kế những dự án phần mềm ngay tại phòng ngủ của mình. Bảy năm sau, anh vẫn làm phần lớn công việc của mình ở nhà. Matt nghĩ ra việc làm WordPress từ năm 18 tuổi. Đối với anh, nó luôn là công cụ tự thể hiện bản thân mình. Đó là một blog với nhiều yếu tố nhiếp ảnh. Đối với nhiều người, nó không giống một blog bình thường mà giống một website hơn.

Trước WordPress là B2. Matt nói, chính vì anh không bao giờ cảm thấy “ấm cúng” trong mạng, công cụ này đã có quá nhiều điều không tiện lợi và chúng làm anh không hài lòng. WordPress ra đời để loại những sự không tiện lợi này.

WordPress ra đời đã hơn sáu năm. Matt nhớ lại khi lần đầu tiên ai đó ở Nhật dịch WordPress sang thứ tiếng khác. Vào lúc đó, Wordpress không có chức năng nhiều ngôn ngữ.

Việc dịch sang thứ tiếng khác cũng có nghĩa người đó phải dịch từng file, từng dòng code. Điều đó đã làm anh sững sờ. Và theo Matt, Rayan đã làm một công việc cực kỳ quan trọng, cực lớn và nhàm chán để làm cho WordPress thích nghi việc đa dạng hóa ngôn ngữ blog. WordPress đã trở thành diễn đàn cho một cộng đồng.

Matt nói, những cộng sự của anh bao giờ cũng tiến về phía trước bằng phương pháp thử nghiệm và đạt được thành tựu nhờ những người tình nguyện. Họ gặp nhiều khó khăn nhưng bao giờ cũng hăng hái lao về phía trước.

Matt phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, anh rất sung sướng được bày tỏ sự tôn trọng đối với từng người đã đóng góp công lao cho WordPress. Và đó cũng là nguyên nhân giải thích cho cách làm việc của WordPress.org hiện nay.

Mặc dù trụ sở của Automattic gần căn hộ tại San Francisco của anh, đi bộ chỉ hết năm phút, nhưng anh rất ít khi tới đó. Một tuần anh mới tới một lần, vào ngày thứ Năm, khi có những cuộc họp lãnh đạo.

Giống như việc ăn, thở, âm nhạc, tôi không thể không làm việc cho WordPress. Dự án liên quan tới nhiều người, một vài thứ gần đây tôi mới hiểu rõ giá trị. Tôi tự xem mình rất hạnh phúc vì có thể làm việc cho cái mà tôi rất yêu thích - Matt Mullenweg

Matt dành chủ yếu thời gian đi du lịch vòng quanh thế giới, gặp gỡ những người hâm mộ WordPress hoặc làm việc tại nhà. Theo Matt, ai cũng có thể làm việc tại nhà. Automattic là một công ty “ảo” (virtual). 40 người làm việc cho công ty và họ có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Năm ngoái, Matt du hành tới 200 ngày và vượt qua 175.000 dặm, bằng bảy lần vòng quanh thế giới. Mục đích của cuộc du hành là vì WordCamps. Matt đã tổ chức WordCamps lần đầu tiên tại Francisco vào năm 2006. Hiện nay, hàng năm có tới hàng trăm WordCamps ở các nước như Argentina, Nhật, và Trung Quốc.

Công ty của Matt chỉ chủ trì WordCamps hàng năm tại Bay Area, còn lại tất cả do các cộng đồng kỹ thuật địa phương tổ chức. Tại mỗi cuộc WordCamps, Matt bắt đầu bằng thông tin tổng hợp về WordPress và lịch sử của nguồn mở (open source). Matt cảm nhận trách nhiệm phát triển rộng những ý tưởng của mình, bởi vì nó tác động sâu sắc tới cuộc đời anh.

Âm nhạc là nguồn cảm hứng tạo code

Matt nghe nhạc hàng ngày, nhiều nhạc jazz - Dexter Gordon và Sonny Rollins. Theo chính lời Matt, âm nhạc giúp anh khi anh tạo code. Chiến lược quản lý của Matt là tìm những người cực kỳ tài năng, có mục đích và sau đó để họ tự phát triển. Không có người quản lý nào ngó qua vai bạn hàng ngày. Bạn cần có khả năng điều chỉnh mình một cách hoàn thiện.

Theo lời Matt, anh thường nghĩ về việc xây dựng một thính đường cho blog của mình, nhưng sau đó quan điểm của anh thay đổi: “Nếu tôi không blog cho chính mình, thì điều đó thực không đáng”. Matt rất thích đưa lên mạng những bức ảnh nơi anh từng đặt chân tới.

Đối với WordPress anh cùng các đồng nghiệp đang cố gắng thiết lập một đội quân thật nổi bật mà độc lập trong vòng 10 - 30 năm nữa. Đội của anh muốn tạo được phong trào như Google, eBay, Amazon.

Matt Mullenweg, sáng lập Automattic, công ty đứng sau công cụ blog WordPress và một loạt những dự án phần mềm khác. WordPress.com có khả năng cung ứng cho 12 triệu blog, bao gồm cả những blog của The New York Times đã đầu tư vào công ty của Mullenweg năm ngoái.
 
Người Đức kinh ngạc về 'điều kì lạ Việt Nam'​

Trong các bài viết về giáo dục Đức, VietNamNet đã giới thiệu hiện tượng"Huyền thoại học sinh Việt Nam" giữa lòng châu Âu dẫn nguồn tin trên báo Đức DIE ZEIT cho hay, không một nhóm nhập cư nào ở Đức giàu thành tích học tập như người Việt Nam.

Dưới đây là bài viết của tác giả Martin Spiewak khi nghiên cứu “điều kỳ lạ Việt Nam” trong trường phổ thông Đức

images1873192_images263846_khaigian.jpg


Hơn 50% học sinh người Việt vào được trung học loại ưu


Mới đây, Detlef Schmidt-Ihnen nhận được những kết quả ban đầu của trường mình trong cuộc thi Ôlympích toán học.

Thầy hiệu trưởng hài lòng vì sáu học sinh trường ông lọt vào vòng trong cuộc thi của bang. Ở trường Barnim-Gymnasium thuộc Đông Berlin thì điều này chẳng có gì đặc biệt, vì nhà trường từ lâu vẫn đặt trọng tâm giảng dạy vào các môn khoa học tự nhiên.

Tuy nhiên, một vấn đề khá mới mẻ là làm sao phát âm chuẩn họ tên các học sinh xuất sắc. Cô học sinh đoạt giải ở khối lớp 7 có tên là Trần Phương Duyên hay Duyên Trần Phương? Còn tên cậu học sinh lớp 10 Đức Đào Minh phải đọc thế nào đây?

Thầy hiệu trưởng Schmidt-Ihnen thường xuyên đứng trước thử thách này: 17% học sinh trường trung học tại quận Lichtenberg là con em các gia đình người Việt, ở các lớp dưới con số này còn vượt 30%. "Nhiều em trong số đó giỏi chính các môn tự nhiên và môn toán“, thầy hiệu trưởng kể. Cậu học trò giỏi toán nhất trường cũng là người gốc Việt.

Không một nhóm nhập cư nào ở Đức giàu thành tích học tập như người Việt Nam: Hơn 50% học sinh người Việt vào được trung học loại ưu.

Như vậy, số trẻ em Việt Nam phấn đấu lấy bằng tốt nghiệp trung học hệ 12 năm nhiều hơn trẻ em Đức. So với các em cùng trang lứa đến từ các gia đình Thổ Nhĩ Kỳ hay Italia, thì số học sinh trung học người Việt cao gấp 5 lần.

Thành tích học tập của các em học sinh người Việt hoàn toàn trái ngược với hình dung của chúng ta về trẻ em nhập cư“, nữ viên chức về công tác ngoại kiều bang Brandenburg, bà Karin Weiss nói.

Viết một câu chuyện thành công

20 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, con em của những người công nhân xuất khẩu lao động sang Cộng hòa Dân chủ Đức trước kia đang viết một câu chuyện thành công mà cho tới nay còn ít được biết tới.

Đến Đức vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, sau ngày nước Đức thống nhất, những người lao động nhập cư đến từ đất nước xã hội chủ nghĩa anh em này thường xuyên bị rơi vào cảnh thất nghiệp và đói nghèo, họ bị cô lập và trở thành nạn nhân của tệ bài ngoại.

Nhưng giờ đây con em họ đang cố gắng chiếm lĩnh xã hội Đức với sự siêng năng và lòng ham học ghê gớm. Vì trong các gia đình Việt Nam, áp lực giành điểm tốt vô cùng lớn.

Thành tích học tập của trẻ em Việt Nam đồng thời đặt dấu hỏi một loạt những điều mà người ta cho là sự thật trong các cuộc tranh luận về hội nhập.

Nếu ai đó cho rằng sự nghèo nàn về giáo dục thường xuyên có các nguyên nhân xã hội, thì sẽ thấy bị phản bác bởi ví dụ Việt Nam.

Ngay luận điểm cho rằng chính các bậc cha mẹ nhập cư phải hòa nhập tốt thì con cái họ mới có thể theo học tử tế cũng không đúng với những người nhập cư Đông Nam Á này.

Chắc chắn rồi - khác với những người Thổ Nhĩ Kỳ và người Italia - các bậc phụ huynh Việt Nam thế hệ đầu tiên thường có trình độ học vấn cao hơn. Nhưng ngay cả họ cũng hầu như không nói được tiếng Đức mà sống trong một cộng đồng chỉ có họ với nhau và thiết lập nên một thứ xã hội tồn tại song song.

Việc con cái họ trở thành những học sinh kiểu mẫu trong số các học sinh nhập cư là một bằng chứng cho thấy sức mạnh của một nền văn hóa mà sự cần cù của nó trong chính những điều kiện khó khăn lại dẫn đến sự vươn dậy.

Điều này thể hiện từ nhiều năm nay tại Hoa Kỳ, nơi một tỉ lệ lớn sinh viên đến từ các nước châu Á – chính xác hơn: đến từ các nước chịu ảnh hưởng của đạo Khổng Tử – theo học tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Giờ đây điều kỳ lạ trong giáo dục này lặp lại tại Đức.

Em Nguyễn Vân Dung đã cùng gia đình sống nhiều năm trong một trại tị nạn. Cô bé không giữ những kỷ niệm xấu về thời gian này, mà xét cho cùng thì hồi đó em luôn có bạn chơi.

Ngược lại, cha mẹ em ghét cảnh sống tập trung như thế: bếp chung, rồi xích mích cãi cọ giữa cộng đồng dân nước nọ với nước kia, song trước hết vẫn là cảnh sống chật chội. Duy một thứ không bao giờ thiếu, đó là một chỗ để Dung có thể ngồi học.

Và còn một điều nữa mà cha mẹ em đã làm đúng. Như hầu hết các cha mẹ người Việt, ông bà sớm đăng ký cho con gái đi nhà trẻ.

Vì vậy mà em học tiếng Đức hoàn hảo. Hiện Dung đang theo học một trường trung học ở Potsdam và là một trong những học sinh giỏi nhất lớp với điểm bình quân là 1,5 (ở Đức điểm cao nhất là điểm 1).

Mùa hè năm ngoái, Quỹ hỗ trợ học sinh nhập cư năng khiếu Start-Stiftung đã đưa cô học trò 14 tuổi này vào danh sách được cấp học bổng của quỹ.

Khoảng 30% số học sinh được chọn cấp học bổng tại Đông Đức là người Việt Nam. Dung không phải là tài năng ngoại lệ trong gia đình em. Cả em trai và em gái của Dung đều đang học trung học và có điểm trung bình trên 1 phảy.

Vậy mà mấy chị em đâu có ai có thể giúp chúng làm bài tập ở nhà. Trong nhà chúng chẳng có nhiều sách, cũng không thấy những đồ chơi mang tính giáo dục. Đối diện bàn thờ nhỏ có cắm hương – nơi gia đình thờ tổ tiên - là một màn hình phẳng to đùng ngự trong phòng khách.

Căn hộ nhỏ của gia đình các em nằm ở một khu dân cư ven Potsdam. Trong hành lang chất chồng những thùng nước quả dành cho xe bán đồ ăn nhanh lưu động của cha mẹ chúng.

Buổi chiều, cả gia đình ngồi quây quần uống trà, và ông Nguyễn kể chuyện. Những từ tiếng Đức mà ông cố nói ra nghe thật khó hiểu. Các cô con gái bèn dịch lại câu chuyện ông bố từng làm lao động xuất khẩu ở Liên Xô như thế nào và sau khi quốc gia này sụp đổ thì ông đã xin tị nạn ở Đức ra sao. Và sau nhiều năm bấp bênh, rốt cuộc gia đình họ đã được phép ở lại Đức với điều kiện phải trình được mức thu nhập đủ sống. Cha mẹ Dung làm việc đến kiệt sức. Họ đứng suốt từ sáng đến 10 giờ đêm trên chiếc xe hàng lưu động để bán „súp sữa dừa cay“ hoặc „mỳ gà xào giòn“.

Phần lớn người Việt Nam tự xoay xở kinh doanh để sống. Do không thạo tiếng Đức, họ không tìm được việc làm. Họ làm việc cho đến 60 tiếng một tuần trong những trong những hiệu gốm sứ, những cửa hàng hoa, những tiệm làm móng tay hay trong các khu chợ. Việc nhiều người Việt cảm thấy có trách nhiệm gửi tiền đều đặn về cho họ hàng ở quê nhà, khiến áp lực kiếm tiền càng gia tăng.

Thường thì bọn trẻ phải tham gia vào công việc nhà. Dung phải chăm lo cho em trai và em gái mình. Vì quanh năm bọn trẻ ít khi trông thấy cha mẹ. Chỉ đến chiều mẹ mới đảo về nhà chốc lát để nấu ăn. Còn suốt nhiều giờ chỉ có bọn trẻ ở nhà với nhau. Vậy mà chiều chiều chúng vẫn cắm cúi trên trang sách và mang về nhà toàn điểm ưu.

Sao thế được nhỉ, thưa ông Nguyễn? Vì sao trẻ em Việt Nam lại học giỏi như thế? Lúc này, người cha nãy giờ có ánh mắt khá là nghiêm khắc mới lần đầu tiên nở nụ cười. Ông thích đề tài này hơn là kể về quá khứ. Câu trả lời của ông giản dị đến kinh ngạc: "Vì mọi ông bố bà mẹ Việt Nam đều muốn con cái mình học giỏi“.

Hẳn nếu dịch nghĩa ra thì như thế này: Lũ trẻ sớm nhận ra rằng chúng mắc nợ cha mẹ mình những điểm giỏi và vì vậy chúng phải học thật nhiều.

"Với các gia đình Việt Nam, học hành là tài sản quý giá nhất“, nữ viên chức về công tác ngoại kiều bang Brandenburg Karin Weiss nói. Cho dù công việc khiến các bậc cha mẹ có rất ít thời gian, họ vẫn luôn hỏi con cái về bài vở của chúng. Và nếu cần thì họ cho con học thêm.

Bà Weiss kể rằng bà biết những gia đình sống trong điều kiện kinh tế eo hẹp nhưng vẫn tiết kiệm từng xu để chi cho con học thêm.

Dung và các em không cần phải học thêm. Nhưng chúng vẫn được cha mẹ giúp đỡ. Ai săm soi căn hộ trang bị sơ sài của gia đình ông Nguyễn sẽ phát hiện trong phòng trẻ một giàn máy vi tính. Khi Dung muốn học pianô, cha mẹ em bèn sắm một chiếc đàn Pianô điện tử.

Sự ham học của người Đông Á là thứ tài sản quý giá nhất mà họ mang theo từ quê hương. Chỉ có học hành mới thoát được khỏi đồng ruộng, đó là châm ngôn của họ.

Cũng giống như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhiều trẻ em Việt Nam theo học gia sư vào các buổi chiều sau giờ lên lớp chính thức hoặc cuối tuần. Khối lượng bài tập giao về nhà lớn hơn ở Đức rất nhiều. Cho tới lúc kết thúc chương trình học phổ thông thì học sinh Việt Nam học hơn học sinh cùng trang lứa người Đức hàng ngàn giờ.

Đây cũng là một trong những điều lý giải kết quả một nghiên cứu mà nhà tâm lý học Andreas Helmke công bố cách đây vài năm.

Ông giao cho các học sinh lớp 4 ở Hà Nội và ở Muyních cùng số bài tập toán như nhau. Tại thủ đô của Việt Nam nhiều trường học trang bị tồi tàn, mỗi phòng học nhồi nhét tới 50 học sinh. Vậy mà các học sinh của đất nước đang phát triển này vượt xa những học trò 10 tuổi của bang Bayern.

"Thậm chí ở cả những câu hỏi đòi hỏi kiến thức toán học sâu hơn, những đứa trẻ Việt Nam cũng hơn hẳn“, vị giáo sư của trường đại học tổng hợp Koblenz-Landau nói. Kết quả này giống với kết quả các cuộc nghiên cứu khác, cho thấy từ nhiều năm nay các nước châu Á luôn chiếm các vị trí dẫn đầu.

Chỉ có tiến

Đó cũng là phương châm của những người nhập cư châu Á tại Đức. Nói chuyện với các bậc phụ huynh người Việt, ta sẽ nghe thấy những câu gợi nhớ tới những châm ngôn về sự tiến thân của Cộng hòa liên bang Đức những năm 50 của thế kỷ trước như "Không cố gắng, chẳng nên người““ hay "Đời con phải hơn đời cha“.

Có lẽ vì vậy mà người ta gọi người Việt Nam là những người Phổ của châu Á.

Trái với những bậc phụ huynh nhập cư đến từ các nước khác - những người thường không biết đâu mà lần với cấu trúc nhà trường phức tạp ở Đức -, những người Việt Nam lập tức hiểu ngay rằng con em họ chỉ có vào các trường Gymnasium – hay không tốt bằng là trường Gesamtschule – mới lấy được bằng tốt nghiệp 12 năm phổ thông và theo học đại học, phần còn lại họ không quan tâm..

Chỉ một con 3 trong bản điểm đã là hồi chuông báo động đối với nhiều phụ huynh.

Đối với không hiếm bậc cha mẹ, nếu con em họ khi học xong tiểu học chỉ vào được một trường Realschule (nơi học sinh sẽ chỉ lấy bằng sau lớp 10, không vào được đại học) đã là một sự mất mặt trong cộng đồng.

Nguyễn Minh Long, một chàng trai 20 tuổi, người đã suy nghĩ nhiều về những người đồng hương ở Đức, kể về một cuộc ganh đua thật sự giữa những bậc cha mẹ người Việt. Nếu hai người cha hoặc hai người mẹ gặp nhau, thì một trong những câu đầu tiên họ hỏi nhau là "Lũ trẻ học hành thế nào?“.

Nếu kết quả học tập không được như mong đợi, bọn trẻ sẽ bị trừng phạt, như bị mắng mỏ, nhốt vào buồng, có khi ăn tạt tai.

Cha mẹ tôi liên tục trách mắng tôi rằng những đứa học sinh khác được điểm tốt hơn tôi“, Minh Long nhớ lại.

Họ không cần biết điểm của anh không đủ tốt để được giới thiệu vào một trường Gymnasium.

Và quả nhiên: mùa hè vừa qua nhờ nỗ lực to lớn, Minh Long đã lấy được bằng tốt nghiệp 12 năm phổ thông với kết quả khá.

Trẻ con không đứa nào bẩm sinh giỏi hay dốt, mà chỉ có chăm hay lười mà thôi, nhiều cha mẹ người Việt tin như vậy.

Họ hầu như không bao giờ từ bỏ hy vọng về một đứa trẻ, đồng thời hiếm khi thứ lỗi cho những đứa học kém.

Ít lâu nay tại trường Barnim-Gymnasium ở Berlin niềm vui về lòng tự trọng cao của các bậc phụ huynh người Việt đã xen lẫn với sự lo lắng.

Lần đầu tiên các thầy cô giáo trở nên cảnh giác khi những học trò Việt Nam làm giả giấy bác sĩ để trốn một bài kiểm tra vì sợ bị điểm xấu.

Một lần khác thầy hiệu trưởng nói với một nam học sinh vi phạm nội quy rằng ông sẽ phải thông báo với cha mẹ cậu về việc này. Thế là cậu học sinh quỳ thụp xuống van xin thầy hiệu trưởng đừng làm thế. Trong suốt hơn 30 năm làm nghề giáo, thầy Schmidt-Ihnen chưa bao giờ chứng kiến một cảnh như vậy.

Nhà trường bèn phản ứng bằng cách cho mời một nhà công tác xã hội đến thăm trường vào mỗi thứ sáu, và lần đầu tiên tổ chức một tối gặp gỡ các phụ huynh, có người phiên dịch.

Cuộc gặp gỡ kéo dài nhiều giờ và các bậc cha mẹ có rất hiều câu hỏi. Mối lo lớn nhất của họ là nửa năm đầu tiên học thử ở trường. Vì gần đây học sinh Việt Nam đã không còn vượt lên dẫn đầu trong tất cả các điểm. Thậm chí rất có thể lần đầu tiên một số học sinh Việt Nam sẽ không vượt qua được thời gian thử thách ở trường Barnim-Gymnasium. "Các học sinh Việt Nam đần trở nên ngang bằng với học sinh Đức“, một cô giáo chủ nhiệm lý giải xu hướng này.

Thế nhưng điều bình thường đối với các gia đình Đức lại có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng thật sự trong cộng đồng người Việt.

Vì sự hòa nhập của trẻ em với tốc độ nhanh đã khiến chúng trở nên xa lạ với cha mẹ, đặc biệt khi chúng vào tuổi dậy thì. „

Các em sống trong hai nền văn hóa“, đó là quan sát của bà Tamara Hentschel thuộc Hội Trống Cơm – tổ chức giúp đỡ người Việt sống tại Berlin từ ngày thống nhất nước Đức. Giữa các thế hệ trong gia đình tồn tại một sự "không nói không rằng".

Bà Hentschel nhận xét theo đúng nghĩa đen của cụm từ này. Vì nhiều trẻ em Việt Nam đi nhà trẻ từ lúc còn rất nhỏ, nên sau đó chúng nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ, trong khi vốn tiếng Việt của chúng lại chỉ đủ cho giao tiếp hàng ngày. Khi đề cập đến những vấn đề tế nhị hay phức tạp – như bị điểm xấu, bắt đầu có bạn trai – thì câu chuyện giữa cha mẹ và con cái trở nên ngắc ngứ hoặc ầm ĩ.

Thế là đôi bên cùng to tiếng bằng hai ngôn ngữ khác nhau. Nếu tình hình trở nên quá tồi tệ, các em sẽ quay lưng lại với nền văn hóa của cha ông và từ chối không ăn các món ăn Việt Nam, hay thậm chí bỏ nhà ra đi.

Tuy nhiên đấy (mới) chỉ là những trường hợp riêng lẻ. Phần lớn các gia đình Việt Nam gắn bó mật thiết với nhau. Và lòng kính trọng cha mẹ nơi bọn trẻ cũng lớn ngang chí tiến thủ của chúng. „Chúng tôi muốn học hành và vươn lên“, ngay Long – vốn có cái nhìn phê phán - cũng nói như vậy. „Như thế, biết đâu sẽ có lúc chúng tôi thuộc vào tầng lớp ưu tú của đất nước này“

P/S: Nguồn gốc văn hóa lúa nước Việt Nam giúp cho những học sinh gốc Việt học Toán giỏi tại Đức. Góc nhìn này đã được phân tích rất rõ trong cuốn Những kẻ xuất chúng
 
Vì sao nước Nga giỏi Toán ?​

Sức mạnh của nền Toán học hậu Xô Viết xuất phát từ sự phát triển tự thân và cô lập với giới bên ngoài.

images1887139_pereman.jpg

Nhà toán học tài ba Perelman​

Những ai quan tâm đến Toán học chắc đã từng nghe đến bài toán hóc búa nhất thiên niên kỷ mang tên Poincaré Conjecture.

Đây là một trong 7 định lý quan trọng và phức tạp nhất liên quan đến những nghiên cứu về hình học, không gian và bề mặt do nhà toán học đồng thời cũng là nhà vật lý thiên tài Henri Poincaré (1854-1912) nêu ra vào năm 1904.

Không ít tài năng kiệt xuất của những đất nước có nền toán học phát triển bậc nhất thế giới như Mỹ, Đức… đã cố thử sức nhưng đều thất bại.

Thế nhưng, 1 nhà toán học trẻ tuổi của nước Nga đã giải được câu đố thiên niên kỷ khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Đó là Tiến sĩ Grigori Perelman, Viện Toán Steklov, St Peterburg.

Liệu chiến thắng đầy vinh quang này có phải chỉ là một sự ngẫu nhiên? Câu trả lời là hoàn toàn không phải. Để có được thành tựu này, nước Nga đã phải nỗ lực gây dựng, bồi dưỡng nhân tài từ nhiều thập kỷ trước, kể từ thời Liên bang Xô Viết.

"Hữu dụng" trong chiến tranh

Toán học Nga đã chứng minh được chân lý đúng đắn, xác thực cũng như sức mạnh phi thường ở vào cái thời điểm mà đáng lẽ ra nó có thể bị trì trệ trước các tác động xấu trong những năm 1930. Đặc biệt, toán học đã chứng minh được tính hữu dụng của mình cho nhà nước đương thời, đó là hỗ trợ cho nền quân sự.

Ba tuần sau khi phát xít Đức xâm chiếm Liên bang Xô Viết (tháng 6/1941), không lực Xô viết đã bị đánh bom tiêu diệt hoàn toàn. Quân đội Nga phải trang bị thêm những máy bay dân sự để sử dụng chiến đấu với vai trò như máy bay ném bom.

Tuy nhiên, máy bay dân sự chỉ bay được ở tầm thấp. Vì vậy, các nhà toán học phải vào cuộc để tính toán lại tốc độ, khoảng cách cho những chiếc máy bay này có thể hạ gục được mục tiêu.

Nhà toán học người Nga lừng danh của thế kỷ 20 Andrei Kolmogorov đã dẫn đầu một nhóm sinh viên thực hiện nhiệm vụ này, hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch quân sự của Hồng quân Liên Xô.

Sau chiến tranh, nước Nga Xô viết đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu các công trình có hàm lượng khoa học công nghệ cao để phục vụ cho quân đội.

Hơn 40 thành phố được xây dựng mới, là địa bàn hoạt động bí mật của các nhà khoa học, các nhà toán học.

Điều này gần như đã cô lập toàn bộ nền khoa học của Xô viết thời kỳ đó. Vì yêu cầu bảo mật quân sự, nên bất cứ sự liên lạc nào với bên ngoài đều bị đưa vào diện tình nghi đặc biệt.

Nhiều năm sau khi Stalin mất, xã hội Xô viết trở nên cởi mở hơn. Mặc dù các nhà toán học nước này vẫn chưa thể hội đàm, hợp tác cùng các đồng nghiệp trên thế giới nhưng họ cũng bắt đầu được công bố một vài thành tựu đáng tự hào của mình.

Đến những năm 1970, một tổ chức toán học của Xô viết đã được thành lập. Tổ chức này không những chỉ đạo cụ thể về mặt công việc, mà còn trợ cấp đầy đủ tiền nong, thậm chí cả nhà ở, thức ăn, phương tiện đi lại cho các thành viên. Tổ chức này cũng quyết định thời gian, địa điểm và cách thức cho bất cứ một chuyến đi nào của các nhà toán học cho dù là công việc hay đi chơi.

Vào thời điểm này, trong xã hội Xô viết cũng đã xuất hiện nhiều tài năng kiệt xuất, tiêu biểu là Israil Moiseevic Gelfand, được biết đến như một trong những tượng đài vĩ đại của toán học thế kỉ 20 .

I.M. Gelfand sinh ra tại Ukraine và nhận được bằng Ph.D vào năm 1935 tại đại học tổng hợp Matcova(MSU) dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Andrei Kolmogorov.

Ông trở thành Giáo sư của đại học MSU từ năm 1941 cho đến năm 1990 . Trong sự nghiệp của mình, I.M. Gelfand đã nhận vô số các giải thưởng cao quí như giải thưởng nhà nước của Liên Xô (1953), giải thưởng Lênin (1956), giải thưởng Wolf (1978), giải Kyoto (1989)…

Dusa McDuff, nhà đại số học người Anh, hiện là giáo sư của trường một trường ĐH bang New York từng có cơ hội làm việc với I.M. Gelfand trong 6 tháng đã thốt lên rằng: Tôi thực sự đã được mở mang tầm mắt và hiểu được rõ toán học thực sự là như thế nào. Gelfand đã làm tôi kinh ngạc khi nói chuyện về toán học như thể nó là thơ ca vậy”.

Nhà Toán học "điên rồ" đậm chất Nga

Say khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nhà toán học Nga đã đua nhau đến phương Tây, đặc biệt là Mỹ để làm việc. Đây được coi giai đoạn chảy máu chất xám lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ngay đến Gelfand cũng chuyển đến Mỹ sinh sống và giảng dạy tại trường ĐH Rutgers gần 20 năm.

Perelman sinh ngày 13/6/1966 ở Leningrad, tên cũ của St Petersburg.

Năm 16 tuổi, Perelman giành giải cao nhất tại cuộc thi Olympic Toán Quốc tế ở Budadpest năm 1982 với số điểm tuyệt đối.

Vào năm 1996, Perelman giành giải thưởng tại Đại hội Toán học châu Âu lần thứ hai ở Budapest. Ông từ chối giải này, vì cho rằng ban giám khảo chưa đủ trình độ.

Hiện nay thiên tài toán học được cho là đang sống cùng mẹ ở St Petersburg. Gọi tới số điện thoại Perelman đăng ký trong danh bạ đều không có người đáp. Những người quen thì từ chối cung cấp số liên lạc hay địa chỉ của ông, giải thích rằng ông không muốn nói chuyện với giới báo chí.
Tuy nhiên, môi trường Mỹ có vẻ thoải mái hơn nhưng cũng tồn tại những sự thiên vị nhất định, tính cạnh tranh cao và đặc biệt là các nhà khoa học phải tự đối mặt với những áp lực tài chính.

Một ví dụ điển hình về việc lựa chọn và thích nghi thế nào với hai nền văn hóa này chính là trường hợp của thiên tài Grigory Perelman, người đã hóa giải được bài toán hóc búa thiên niên kỷ.

Grigory Perelman đến Mỹ từ những năm 1990, khi là một sinh viên rất trẻ.

Nhưng sau 3 năm giảng dạy tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Học viện Công nghệ Massachusetts, Grigory Perelman cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi trong công việc, đặc biệt là việc luôn phải lưu ý bảo toàn vị thế của mình.

Chính vì vậy, nhà toán học này đã trở về nhà trong nỗi thất vọng tràn trề.

Về St Petersburg, ông tham gia nghiên cứu trong một tổ chức về toán học. Sau gần 7 năm, Perelman đã giải được bài toán hóc búa của Henri Poincaré. Đó là điều mà toán học Mỹ không thể tưởng tượng được.

Sau khi gửi công bố công trình toán học này lên internet, ông Perelman đã đến Mỹ vào mùa xuân năm 2003, để giảng dạy tại một vài trường đại học East Coast.

Tại đây, ông được đãi ngộ đặc biệt, được tặng thưởng nhiều khoản tiền lớn.

Tuy nhiên, nhà toán học chân chính này lại coi đó là một sự xúc phạm nặng nề. Ông lại trở về nước và tiếp tục cuộc sống ẩn dật.

Đến năm 2006, sau nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã chính thức thừa nhận tính chính xác trong lời giải của Perelman.

Tạp chí Science, một tờ báo khoa học đại chúng hàng đầu của Mỹ, cuối năm 2006 đã bầu chọn sự kiện “Chứng minh được Giả thuyết Poincaré của Perelman” là sự kiện đột phá số 1 của năm 2006. Hơn thế nữa, theo bình luận của Tổng biên tập Tạp chí Science, Donald Kennedy, đây sẽ là “sự kiện đột phá của ít nhất một thập kỷ nữa!”.

Tuy vậy, Grigory Perelman, nhà khoa học Nga khước từ giải Nobel Toán học lại thường tách mình khỏi thế giới bên ngoài và không đoái hoài đến danh tiếng. Ông không đến nhận giải này, và đã từ chối phần thưởng 1 triệu USD cho việc giải được câu đố Thiên niên kỷ.

Một cựu đồng nghiệp nhận xét Perelman “là một người rất hướng nội, không quan tâm đến tiền mà chỉ nghĩ đến việc nghiên cứu. Đôi khi anh ấy có vẻ như hơi điên rồ nhưng đó là phẩm chất mà tất cả các nhà toán học tài năng đều có”.

Đặc tính đó của nhà toán học kiệt xuất này cũng rất giống với tính chất chung của văn hóa xã hội nước Nga. Hầu như đứa trẻ nào của nước Nga cũng có thể hiểu một sự thật hiển nhiên là: Toán học cần phải được thực hành thường xuyên, nó như chuyến bay đến tận cùng của thế giới tưởng tượng và tiền bạc cũng không bao giờ mua nổi
 
Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng​


Nhiều năm trước khi hầu hết các tổ chức đều dựa trên mô hình kinh doanh bậc thang của Thời kỳ công nghệ, những nhà lãnh đạo lớn là những người lãnh đạm, lý trý, thậm chí là máy móc. Những ngày như vậy đã xa rồi. Người lãnh đạo ngày nay, đặc biệt là người lãnh đạo của một tổ chức toàn cầu năng động tự thấy bản thân họ có một mong muốn mãnh liệt về một đặc điểm quan trọng là tự nhận thức.

Ngày nay, thành công của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều loại khả năng và kỹ năng mà không một nhà lãnh đạo nào có thể đồng thời có. Đó là những vấn đề về công nghệ, những vấn đề toàn cầu, vấn đề tài chính, vấn đề về nguồn nhân lực, vấn đề về sự lãnh đạo, vấn đề về nhân viên, vấn đề về pháp lý và nhiều vấn đề khác. Một nhà lãnh đạo có thể tự nhận thức rằng mình không giỏi mọi mặt là người đã đi được bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại.

Việc làm chủ bản thân như vậy đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, động lực và tài năng của chính mình và phải có "trí thông minh cảm xúc" - để có thể kiểm soát và làm chủ những phản ứng cảm xúc của mình trong nhiều loại tình huống. Nhiều loại tình huống ở đây không chỉ giới hạn trong văn phòng hay phòng họp. Nó mang tính toàn cầu, đa văn hóa, rất khác biệt và khó nắm bắt, đặc biệt với những người không tự chủ, không hiểu biết hoặc không sẵn sàng thừa nhận điểm mạnh và yếu của cá nhân họ.

Mọi người đều có một hoặc vài khuyết điểm - nhà lãnh đạo nào sẵn sàng thừa nhận điều đó, luôn phấn đấu để phát triển và tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài để lấp đầy chỗ thiếu sót của mình sẽ

1) Khuyến khích nhân viên làm giống mình

2) Tạo không gian phát triển cho những người khác có tài nhưng không nhận thức được tài năng của chính họ

Bạn đã từng bao giờ làm việc với một nhà quản lý chú trọng tiểu tiết chưa? Đây là kiểu người nghĩ rằng mình cần phải tham gia vào tất cả mọi việc xảy ra trong công ty. Những người lãnh đạo này đã cản trở tài năng của người khác do không thể tự gạt bản thân họ ra khỏi những hoạt động giải quyết vấn đề thường ngày của công ty. Nhà lãnh đạo vĩ đại không quá chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề thường ngày của công ty.

Thay vào đó, họ chọn cách tối ưu hóa những nỗ lực xây dựng các mối quan hệ và chiến lược. Những nỗ lực này góp phần lan truyền động lực của công ty thay vì tạo ra một "nút thắt cổ chai" tại bàn người lãnh đạo. Không người nào nên làm tất cả mọi việc - và nếu nhận thức được, hầu hết mọi người sẽ nhận ra rằng họ thực sự không có đủ năng lực hoặc kiến thức để làm tất cả mọi việc.

Bạn có biết khoảng cách giữa những việc bạn cần phải làm và những việc bạn nên giao cho nhóm mình làm? Sếp của bạn có như vậy không?

Dưới đây là một danh sách ngắn những điều bạn có thể làm để có được sự tự nhận thức và làm chủ bản thân trong công việc lãnh đạo.

- Kiểm soát hoạt động của mình. Ghi chú những lĩnh vực bạn giỏi và những lĩnh vực cần cải thiện. Trao đổi vấn đề đó với nhóm của bạn.
- Nhận thức rằng thất bại và sai lầm cũng chỉ là một bước dẫn đến thành công.
- Ghi nhận rằng ý thức được về ảnh hưởng của hành vi ứng xử của bạn đối với người khác là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng.
- Hãy nhớ rằng dù sự phê bình có khó chấp nhận đi nữa thì trong đó rất có thể luôn ẩn chứa sự thật.
- Và, cuối cùng, hãy học cách để cho bản thân và người khác cơ hội để tự hoàn thiện

Marshall Goldsmith
 
Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ ?​


Nếu có 1 tỉ đôla, bạn sẽ làm gì trước tiên? Mua du thuyền? Máy bay phản lực? Hay thậm chí một hòn đảo? Không ai trong số 10 tỉ phú hàng đầu thế giới mà tạp chí Forbes hỏi chuyện gần đây dùng số tiền khổng lồ đó cho bất cứ lựa chọn nào kể trên.

Tạp chí uy tín này vừa thực hiện một cuộc "bàn tròn" thú vị với sự góp mặt của 10 tỉ phú nổi tiếng. Mỗi tỉ phú tham gia chương trình đều trả lời 10 câu hỏi liên quan đến một loạt vấn đề từ rất trọng đại và vĩ mô như kinh tế thế giới, chiến lược đầu tư, đến rất đời thường như nghề nghiệp mơ ước hay lợi ích của việc là một tỉ phú.

Với câu hỏi "Làm tỉ phú thì được lợi gì?", đại gia ngành da giày người Ý Mario Moretti Polegato thích nhất là có thể "đến bất cứ chỗ nào trên thế giới cực nhanh". Ông trùm y tế Ấn Độ Malvinder Singh, người cùng với em trai sở hữu đến 3,2 tỉ đôla, thì thấy lợi nhất là có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, nhờ đó không chậm chân trong những phi vụ kinh doanh mạo hiểm.

Tỉ phú Mỹ Steven Schonfeld, người vươn lên từ ngành may mặc, hơi khác một chút, dành thời gian để chơi với con gái, chơi golf và chơi bài với "các chiến hữu". Nhưng quan trọng hơn, trở thành tỉ phú khiến ông "không còn phải lo lắng về tiền". Nhưng ông biết mình may mắn thế nào và không bao giờ coi nhẹ điều đó.

Với tỉ phú Ấn Độ Gautam Adani, làm tỉ phú hay ở chỗ "nhiều người sẵn sàng đặt lòng tin vào mình", nhưng điều đó cũng có nghĩa là trách nhiệm lớn ngang tài sản.

10 tỉ phú trong cuộc đàm đạo với Forbes (Tên - Quốc tịch - Ngành - Tài sản tính đến tháng 3/2010)

Donald Trump (Mỹ - Bất động sản - 2 tỉ USD)

Steven Schonfeld (Mỹ - Kinh doanh quyền sở hữu - 1 tỉ USD)

Malvinder Singh (Ấn Độ - Y tế - đồng sở hữu 3,2 tỉ USD với Shivinder Singh)

Stewart Rahr (Mỹ - Phân phối dược phẩm - 1,9 tỉ USD)

Mario Moretti Polegato (Ý - Giày dép - 2,4 tỉ USD)

Ricardo Salinas Pliego (Mexico - Bán lẻ, truyền thông, tài chính - 10,1 tỉ USD)

R.J. Kirk (Mỹ - Dược phẩm - 1,5 tỉ USD)

Bahaa Hariri (Thụy Sĩ - Bất động sản, đầu tư, dịch vụ logistics - 3 tỉ USD)

Enrique Banuelos (Tây Ban Nha - Bất động sản - 1,5 tỉ USD)

Gautam Adani (Ấn Độ - Hàng hóa, cơ sở hạ tầng - 4,8 tỉ USD)

Nói về công việc mơ ước, hầu hết các tỉ phú đều không muốn làm một ai khác ngoài... chính họ. Không phải chỉ bởi vị trí họ đang có đã là mơ ước của bao nhiêu người, mà quan trọng hơn là họ "được diễn trên sân khấu của chính mình". Tỉ phú Adani nhấn mạnh: "Tôi không thể để bất cứ ai ra lệnh cho mình".

Nhưng nếu có thể làm một công việc khác, ông Singh và tỉ phú người Libăng mang quốc tịch Thuỵ Sĩ Bahaa Hariri sẽ chọn công ty sáng tạo nhất thế giới với vị CEO xuất sắc nhất thế giới làm đích đến - Apple và Steve Jobs.

"Chính mình" cũng là câu trả lời của đa số các tỉ phú cho câu hỏi quan điểm kinh tế của ai là đáng tin cậy, bởi họ chính là những người đang đối mặt mỗi ngày với các quyết định kinh doanh. Một số tên tuổi khác được nhắc đến là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet; cựu và đương kim Chủ tịch FED - Alan Greenspan và Ben Bernanke, và... Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Thế các tỉ phú ghét làm công việc gì? Với ông trùm dược phẩm Mỹ R.J. Kirk, một việc làm đáng ghét là một việc làm "chỉ để kiếm được tiền càng nhanh càng tốt".

Ông Polegato thì đơn giản là không muốn làm "những công việc không có tính sáng tạo", còn ông trùm bất động sản Donald Trump sẽ không làm những việc ông "không thích và thấy không phù hợp".

Một điều thú vị là, không ai trong số 10 tỉ phú cho rằng "Tổng thống Mỹ" là một công việc lý tưởng.

Nhân tiện, nếu được phép "chấm điểm" Tổng thống Obama, thang điểm các tỉ phú đưa ra có thể từ cao nhất đến không thể thấp hơn. Nhìn chung, các tỉ phú không mang quốc tịch Mỹ cho điểm ông Obama khá hào phóng nhờ nỗ lực đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, cứu vãn hình ảnh Hoa Kỳ, cải cách hệ thống y tế, giải quyết xung đột ở một số khu vực trên thế giới; và sẵn sàng cho ông "thêm thời gian".

Trong khi đó, các công dân giàu có của Mỹ tỏ ra khắt khe hơn với người đứng đầu đất nước. Tỉ phú Donald Trump cho Tổng thống điểm C vì một số chính sách chưa hiệu quả. Ông Bahaa Hariri cũng chọn điểm C vì "ông ấy cần tìm một cách tiếp cận cân bằng hơn trong chính sách tài chính". Một ông trùm ngành dược khác của Mỹ, Stewart Rahr, chấm Tổng thống điểm "dưới F" (nghĩa là "G") mà không kèm theo giải thích gì.

Chia sẻ về quyết định thành bại trong kinh doanh, Stewart Rahr nửa đùa nửa thật gọi "giấy đăng ký kết hôn" là khoản đầu tư vừa thành công nhất, vừa thất bại nhất đời mình. Với Mario Moretti Polegato, "ngừng lại" là quyết định sai lầm nhất: "Ngừng đầu tư cho phát minh của mình, ngừng tìm kiếm đối tác để biến phát minh đó thành hiện thực". Còn "mua bằng mọi giá" là bài học để đời mà Malvinder Singh không bao giờ muốn lặp lại.

Tuy thành công rực rỡ trong sự nghiệp nhưng cả Donald Trump và tỉ phú ngành bán lẻ người Mexico Ricardo Salinas Pliego đều thừa nhận đã từng mắc những sai lầm "nhiều đến nỗi không kể hết" và "tệ đến nỗi không muốn nhớ".

Thế còn quyết định đầu tư khôn ngoan nhất? Tỉ phú Ấn Độ Gautam Adani lúc còn thiếu niên đã biết mua kim cương đã chau chuốt để bán dần cho các thương lái trên đường phố Mumbai. "Vụ mua bán đó là tuyệt nhất vì nó làm tôi tự tin rằng mình có khả năng thương thảo", Adani tự hào nói.

Nền kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu khởi sắc nhưng nhìn chung, chiến lược đầu tư trong năm nay của các tỉ phú đều thận trọng hơn. Tỉ phú Ấn Độ Gautam Adani chọn các dự án được chính phủ nước mình ưu tiên trọng tâm. Trùm bất động sản Tây Ban Nha Enrique Banuelos thì hạn chế sử dụng các công cụ đòn bẩy, đầu tư vào tài sản và "trau dồi kiến thức quản trị".

"Cắt giảm chi phí một cách ngôn ngoan để đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho bất cứ biến động nào của nền kinh tế" là lựa chọn của Ricardo Salinas Pliego. Tỉ phú Singh chọn ngành dịch vụ (y tế và tài chính) thay vì ngành sản xuất. Bất động sản tiếp tục là miền đất hứa của Donald Trump và Mario Moretti Polegato. Trong khi chiến lược của Stewart Rahr vẫn kiên định "mua rẻ, bán đắt".

Nhận định về các khoản đầu tư dài hạn của 10 tỉ phú cũng rất khác nhau. Gautam Adani chọn cổ phiếu các công ty năng lượng và quản lý nguồn nước. Đây cũng là lựa chọn của tỉ phú Enrique Banuelos. Ông R.J. Kirk chọn các công nghệ phục vụ cuộc sống con người. Còn Ricardo Salinas Pliego và Steven Schonfeld đánh giá cao việc đầu tư vào các nhu cầu cơ bản của người dân.

Dự báo đâu là rủi ro cho nền kinh tế thế giới trong thời gian tới, ngoài những lựa chọn phổ biến như tàn dư của cuộc khủng hoảng tài chính, tình trạng nợ xấu của chính phủ và các ngân hàng, chi tiêu công và thâm hụt ngân sách chính phủ; Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ cũng là mối lo ngại của nhiều tỉ phú.

Tỉ phú Mario Moretti Polegato khá quan ngại vì tình trạng thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, còn Gautam Adani cảnh báo những rủi ro về an ninh lương thực và năng lượng.

Và sau cùng, trầm ngâm cùng câu hỏi "Di sản ông để lại cho cuộc đời là gì?", Donald Trump cho là "những công trình xây dựng của tôi mà nhờ đó thành phố New York trở nên tráng lệ hơn". Ông cũng khẳng định con cái ông sẽ tiếp bước tư duy của cha.

Những gì mà Gautam Adani đóng góp cho đất nước Ấn Độ, đặc biệt về cơ sở hạ tầng, cũng là điều ông tin tưởng sẽ trường tồn. Tỉ phú Ricardo Salinas Pliego cũng tin rằng đất nước sẽ ghi nhớ ông là người "đã thúc đẩy những thay đổi tích cực trong kinh doanh và xã hội Mexico - kể cả nếu hiện nay vẫn còn có người chưa hiểu hết".

Tỉ phú Malvinder Singh mong dịch vụ y tế giá rẻ - chất lượng cao của mình có thể giúp đỡ người dân trên toàn thế giới. Ông trùm bất động sản Tây Ban Nha Enrique Banuelos thì tin rằng "di sản" của mình vẫn còn ở phía trước: một điều có lẽ chỉ thay đổi cuộc sống của một phần mười triệu nhân loại, nhưng là theo hướng tốt đẹp hơn.

Tỉ phú Stewart Rahr thậm chí còn không nghĩ đến cái gọi là "di sản"
 
17 tuổi lập website trị giá 50 triệu đô la​

- Chỉ sau 3 ngày miệt mài làm việc, Andrey Ternovkiy, 17 tuổi đã thiết kế xong trang web Chatroulette.com và chỉ để chơi. Ai ngờ, số lượng người truy cập ngày càng đông và đến giờ nó được định giá gần 50 triệu đô la.

249573.jpg

Andrey tại “tổng hành dinh” của Chatroulette​

Mới cách đây ít lâu, Andrey Ternovskiy học sinh một trường trung học phổ thông ở Matxcơva,chẳng được ai biết đến ngoại trừ cha mẹ và người thân của em. Em say mê tiếng Anh, tiếng Trung và Internet.

Nhưng em chẳng bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ trở thành một nhân vật nổi tiếng, nhất là lại với tư cách một nhà lập trình. Vậy mà điều này đã trở thành hiện thực sau khi em đột nhiên nảy ra ý tưởng lập trang web Chatroulette.com chuyên dành cho những ai muốn tìm bạn ngẫu nhiên trên mạng để trực tiếp trò chuyện, trao đổi bằng webcam.

Ngay sau khi nẩy ra ý tưởng nói trên, Ternovskiy lập tức bắt tay thực hiện ý định của mình. Chỉ mất ba ngày miệt mài làm việc, em đã thiết kế xong Chatroulette.com và website mới đã ra đời vào mùa thu năm ngoái. Mục đích ban đầu của em rất đơn giản: phục vụ bạn bè và người thân.

Và quả đúng như vậy, trong thời gian đầu, trang web của em chỉ có trên dưới hai chục người truy nhập. Nhưng sau khi được nhiều người tham gia các diễn đàn khác nhau trên mạng trích dẫn, số người ghé thăm Chatroulette.com không ngừng tăng lên.

Chỉ sau vài tháng, tiếng tăm nhà lập trình trẻ tuổi đã lan đến tận nước Mỹ và được báo chí Mỹ để mắt tới. Sau khi tờ The New York Times tổ chức phỏng vấn Ternovskiy, số người truy nhập trang Chatroulette.com tăng vọt và giờ đây đã lên tới khoảng gần 2 triệu người mỗi ngày.

Nguyên tắc hoạt động của Chatroulette.com rất đơn giản. Để trở thành người tham gia trang này, bạn chỉ cần mở trang web và bật webcam. Sau khi ấn New Game (Trò chơi mới), máy tính sẽ kết nối bạn với một đối tác ngẫu nhiên nào đó để trò chuyện.

Người trò chuyện với bạn có thể là người đang ngồi ngay trước mặt bạn mà cũng có thể là một người bạn chưa hề quen biết ở lục dịa khác. Nếu thấy đối tác đó không thích hợp để trò chuyện, bạn sẽ dùng lệnh Next và máy lập tức sẽ kết nối bạn với một đối tượng ngẫu nhiên khác.

Website Chatroulette.com được nhiều chuyên gia đánh giá là có triển vọng lớn. Tuy mới chỉ ở mức độ như hiện nay, nó đã được định giá là hơn 30 triệu euro (tương đương gần 50 triệu USD).

Nhưng Andrey Ternovskiy từ chối mọi đề nghị mua lại. Giờ đây em đang bận bịu với hai việc: tìm người tài trợ và nghiên cứu những chức năng mới cho đứa con đẻ của mình.
 
Làm giàu nhờ bị hủy hôn

Choáng váng vì vợ sắp cưới đột ngột hủy hôn, song một anh chàng tại Mỹ vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra cơ hội kinh doanh trong lúc đi bán chiếc nhẫn mà nàng trả lại.

Năm 2006, Joshuaua Opperman, khi đó là một nhân viên môi giới bất động sản tạ thành phố New York của Mỹ, sử dụng khoản tiết kiệm để mua tặng người vợ sắp cưới một chiếc nhẫn đính hôn trị giá hơn 10.000 USD. Ba tháng tiếp theo, sau một ngày làm việc mệt mỏi, anh trở về nhà và phát hiện người vợ tương lai cùng toàn bộ đồ đạc của cô đã biến mất. Nhưng người phụ nữ để chiếc nhẫn đính hôn trên bàn anh hay ngồi uống cà phê.

“Khi đó tôi cảm thấy choáng váng và thất vọng suốt một thời gian dài, bởi tình yêu của đời tôi đã ra đi mãi mãi”, anh nhớ lại.

Joshua quyết định bán lại chiếc nhẫn cho hiệu kim hoàn ở New York, nhưng anh ngạc nhiên khi thấy họ trả giá rất thấp.

“Hóa ra những hiệu kim hoàn đã tăng giá gấp hai tới ba lần so với giá ban đầu. Họ chỉ phải bỏ ra 3.500 USD để mua chiếc nhẫn, nhưng sau khi tạo ra vài họa tiết trên đó họ bán cho tôi với mức giá hơn 10.000 USD", anh giải thích.

Sự việc đó giúp Joshua - nay đã 32 tuổi - nảy ra một ý tưởng kinh doanh. Vào tháng 1/2007, anh và cô em gái Mara lập trang IdoNowIDont.com. Đây là nơi những người bị bỏ rơi trong tình yêu có thể bán nhẫn cưới hoặc nhẫn đính hôn. Người bán sẽ được trả mức giá cao hơn so với việc bán nhẫn cũ ở hiệu kim hoàn nếu họ rao bán trên trang web. Người mua cũng sẽ chỉ phải trả mức giá thấp hơn nhiều so với việc mua nhẫn mới ở hiệu kim hoàn.

Không chỉ có thế, mỗi chiếc nhẫn mà người mua đem về sẽ được tặng kèm một câu chuyện tình dang dở.

Mara, phó chủ tịch phụ trách tiếp thị và quan hệ công chúng của trang web, sử dụng cách khởi nghiệp kỳ lạ của người anh trai để thu hút sự chú ý của các tờ báo và đài truyền hình lớn. Câu chuyện tình buồn và ý tưởng kinh doanh của Joshua nhanh chóng xuất hiện trên nhiều chương trình ăn khách tại Mỹ.

Chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi khởi nghiệp, Joshua và Mara kiếm được số tiền đủ lớn để họ có thể tự tin từ bỏ công việc làm thuê để dành toàn bộ thời gian cho trang web. Ngoài nhẫn, người ta còn rao bán vòng, khuyên tai, dây chuyền, đồng hồ và nhiều loại trang sức khác.

Tới mùa hè năm 2008, công việc kinh doanh có dấu hiệu chững lại. Tháng 10 năm đó, hai anh em nhà Opperman quyết định mời David Becker, một chuyên gia nổi tiếng về thương mại điện tử, làm giám đốc điều hành. Becker từng tham gia 4 công ty trên mạng từ khi chúng bắt đầu được thành lập và cổ phiếu của hai công ty trong số đó đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.

“Chúng tôi nghĩ Becker sẽ đưa công việc kinh doanh lên một tầm cao mới”, Mara bày tỏ.

Becker đến với anh em nhà Opperman vào giai đoạn mà nền kinh tế Mỹ bắt đầu bước vào suy thoái. Nhưng số lượng giao dịch trên trang web lại tăng lên. Chỉ tính riêng trong tháng 10, số lượng giao dịch tăng gần ba lần so với tháng trước và doanh thu tăng 68%.

“Chúng tôi từng cho rằng công việc kinh doanh tụt dốc do khủng hoảng kinh tế. Nhưng thực tế không phải vậy. Trong mọi thời điểm người mua luôn muốn tìm những chiếc nhẫn đẹp nhất và rẻ nhất, còn người bán lại không muốn giữ nhẫn nữa. Thế là chúng tôi có sự hợp tác hoàn hảo giữa bên bán và bên mua”, Mara nhận xét.

Mara cũng nhận thấy có một sự thay đổi trong những câu chuyện mà người bán đưa lên trang web để giải thích cho quyết định bán nhẫn.

“Ngày càng có nhiều người nói họ bán nhẫn vì cần tiền để trang trải thứ gì đó trong cuộc sống, chứ không phải do tình yêu tan vỡ”, cô nói.

Chẳng hạn, mới đây một người đấu giá một nhẫn gắn kim cương và hồng ngọc với giá khởi điểm 1.200 USD. Anh ta viết: “Đây không phải là nhẫn cưới. Tôi mua nó với hy vọng một ngày nào đó chiếc nhẫn sẽ được trao cho con gái riêng của vợ tôi với người chồng trước. Giờ đây chúng tôi có một đứa con chung và cần mua một số đồ đạc cần thiết cho bé. Bán chiếc nhẫn là cách duy nhất để tôi có một khoản tiền vào lúc này”.

Trang IdoNowIDont.com hoạt động như sau: Người bán đăng ký thông tin vào mẫu dành cho họ trên trang web rồi đưa ra giá khởi điểm. Nếu không muốn bán theo kiểu đấu giá, người bán có thể chọn chức năng “Buy It Now” (mua ngay) để người mua nhận ra. Nếu một người mua giành phần thắng trong cuộc đấu giá, họ gửi tiền qua dịch vụ thanh toán trực tuyến của PayPal. Ban quản trị trang web sẽ giữ tiền cho đến khi một chuyên gia về đá quý xác nhận chiếc nhẫn là “đồ xịn”. Sau đó ban quản trị gửi hàng cho người mua và trao tiền cho người bán. Thông thường người mua và người bán có thể trao đổi với nhau qua email về việc giảm giá.

Người bán không mất phí khi đưa hàng lên trang web, còn người mua chỉ phải trả tiền mua hàng cộng với cước phí vận chuyển. Sau khi người mua đồng ý lấy hàng và gửi tiền, ban điều hành giữ lại 12% số tiền.

“Chúng tôi tập trung vào kim cương, bởi giá bán trung bình đối với chúng rất cao, từ 2.100 tới 2.300 USD. Người dân chẳng mấy khi mua nhẫn kim cương, nhưng một khi đã làm việc đó, họ muốn giao dịch ở một nơi có độ tin cậy cực cao. Mang đến cảm giác an toàn cho cả bên bán và bên mua là điều rất quan trọng. Với tư cách là trung gian, chúng tôi phải đảm bảo rằng cả hai bên đều hài lòng và thực hiện được những giao dịch hoàn hảo”, Becker nói.

Câu chuyện tình buồn của Joshua Opperman là thứ giúp cho công việc kinh doanh phát triển và những câu chuyện khác tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.

“Chúng tôi đưa chuyện của Joshua ra giữa trang nhất. Đó là một câu chuyện cá nhân nhưng cực kỳ phù hợp với hoạt động kinh doanh này. Khách hàng cũng phản hồi những câu chuyện khác trên trang web, như ly hôn và những sự cố khác. Đó là một cách hay để lôi kéo độc giả”, Becker nói.

Mới đây một chiếc nhẫn vàng gắn kim cương được đưa lên mục bán đấu giá với câu chuyện sau: “Tôi hẹn hò với người yêu từ thời phổ thông trung học suốt 4 năm rưỡi trước khi ngỏ lời cầu hôn và mua tặng nàng chiếc nhẫn mà nàng thích. 4 tháng sau khi đính hôn, nàng vứt chiếc nhẫn và lao vào vòng tay người đàn ông khác trong vòng hai tuần. Tôi không vứt chiếc nhẫn, nhưng cũng chẳng muốn đeo vào tay”.

Giá khởi điểm 4.000 USD được dành cho chiếc nhẫn 1,2 carat với câu chuyện sau: “Tôi tạo ra một khung cảnh tuyệt vời khi ngỏ lời cầu hôn bạn gái và cả hai không bao giờ quên khoảnh khắc đó. Nhưng ba tháng sau, trong lúc tôi chuẩn bị cho việc mua nhà và đám cưới thì nàng hủy hôn. Kể từ đó, chúng tôi không gặp gỡ hay nói chuyện trong gần hai năm. Chiếc nhẫn là thứ nhắc nhở tôi về quá khứ và tôi không thể chịu đựng nổi sự hiện diện của nó trong cuộc đời tôi nữa”.

“Những câu chuyện có vai trò quan trọng. Những thứ được rao bán kèm theo một câu chuyện thường được mua nhanh hơn. Khi bạn đặt một câu chuyện bên cạnh chiếc nhẫn, người mua sẽ chú ý tới nó hơn”, Mara nói.

Người mua có thể liên lạc với người bán qua trang web để lấy thêm thông tin về chiếc nhẫn hoặc câu chuyện. Mara cho biết, thỉnh thoảng người mua và người bán vẫn giữ quan hệ sau khi thương vụ hoàn tất. Thậm chí nhiều người bán nhẫn còn tham dự lễ cưới của người mua.

Becker dự đoán tổng trị giá giao dịch những chiếc nhẫn kim cương trong năm nay sẽ đạt 2,6 triệu USD. Còn trang CashforGold.com cho rằng tổng doanh thu của trang web trong năm 2009 lên tới 180 triệu USD.

“Mỗi năm nước Mỹ có 1,3 triệu vụ ly hôn. Trị giá của những chiếc nhẫn bị tháo khỏi tay các cặp vợ chồng tan vỡ vào khoảng 10,3 tỷ USD. Phần lớn họ sẽ cất nhẫn suốt nhiều năm. Đó là một tài sản lãng phí. Chúng tôi chẳng cần phải tìm kiếm thị trường ở nơi khác trong vòng 10 năm tới nếu có thể khiến cho người dân Mỹ mở tủ và đem nhẫn ra bán”, Becker nhận xét.

Còn về phần Joshua Opperman, anh chàng đã kết hôn vào tháng 8 năm ngoái.

“Đó mới là tình yêu đích thực của tôi”, anh khoe

Joshuaua Opperman
 
MIGM - lò luyện lãnh đạo mới của Nhật Bản​


Mỗi ngày, học viên Học viện tư nhân quản lý và điều hành Matshushita (MIGM) dậy từ 6h, dọn dẹp vệ sinh và chạy 3 km, học đấu kiếm cổ truyền, bất kể trời nóng hay lạnh. Buổi chiều, họ nhổ cỏ trên ruộng lúa.
Chương trình học còn có môn làm việc trên tàu đánh cá vào ban đêm, chạy bộ 100 km trong vòng 24 giờ; nghệ thuật trà đạo và thiền định. Ngoài ra, học viên phải tranh luận và luyện các môn khác

Mục tiêu duy nhất là giúp học viên "hiểu được truyền thống và văn hóa để gia nhập vào nền chính trị và làm thay đổi nước Nhật"

tg96z.jpg

Đấu kiếm, làm nông... để rèn sức chịu đựng​

Le Monde cho rằng, con đường đi vào nền chính trị tại nước Nhật từ trước đến nay chỉ mở ra cho những ai xuất thân từ tầng lớp quyền quý và giới chính trị bị là điểm yếu nhất của tam giác quyền lực với hai đỉnh còn lại là giới doanh nghiệp và giới quản lý hành chính cao cấp. Tình hình đang chứng minh điều đó khi 5 thủ tướng nước này thay nhau mất chức chỉ trong 4 năm gần đây

Trong bối cảnh đó, MIGM mở ra một con đường mới cho những người muốn lãnh đạo nước Nhật bằng một lối đi khác

Được tuyển chọn rất ngặt nghèo cùng với 5, 6 người khác, trong tổng số 200 ứng cử viên cho khóa này, Kiyohiro Katayama, 36 tuổi, tỏ ra rất tin tưởng vào con đường đã chọn. Là cựu công chức tại một tòa thị chính, anh muốn sau khi kết thúc khóa đào tạo ở đây, sẽ lập nên một thành phố mẫu mực, để từ đó nhân rộng mô hình trên toàn quốc

Còn một học viên khác là bác sĩ cho biết, ông muốn học để thay đổi hệ thống y tế Nhật Bản. Trong số 200 học viên tốt nghiệp học viện MIGM, 38 người được bầu vào nghị viện. Một số điều hành các thành phố lớn, cũng có những người phụ trách các cơ quan quản lý cấp tỉnh. Hai bộ trưởng trong Chính phủ hiện nay xuất thân là học sinh trường này

Theo Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao trong chính phủ Nhật, ông Koichi Takemasa, một cựu học viên thuộc các khóa đầu của MIGM, các cựu học viên của học viện MIGM có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên một giới tinh hoa trong nền chính trị Nhật Bản

Hiện MIGM thu nạp rất ít học viên, là một trong các trường được xếp hạng cao tại Nhật, cùng với ĐH Tokyo và Keio. Đây là sự lựa chọn hàng đầu với những ai muốn tham gia vào chính trường Nhật Bản

Uy tín của MIGM vượt qua biên giới Nhật Bản và Pháp hiện có ba sinh viên tới theo học các khóa thực tập 6 tháng tại đây

MIGM nổi tiếng với chương trình học mang tên Thay đổi nước Nhật. Matshushita là tên của ông Konosuke Matshushita (1894-1989), người sáng lập hãng điện tử nổi tiếng Panasonic

Năm 1980, ông Matshushita dùng một phần tài sản riêng, trị giá 7 tỷ yên (tương đương 65 triệu euro) và 5 tỷ yên của hãng Panasonic để sáng lập học viện MIGM
 
Thành triệu phú nhờ kinh doanh bài giảng​

Một thanh niên từng bỏ học tại Mỹ trở thành người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục trực tuyến

Sean McCleese là người luôn khiến kẻ khác bất ngờ. Khi còn nhỏ cậu nhóc Sean khiến mọi người sửng sốt bởi chỉ số thông minh (IQ) cực cao và sự già dặn trước tuổi. Sự nghiệp học hành đang thuận lợi thì Sean quyết định bỏ dở sau khi hoàn thành chương trình lớp 9 tại trường trung học cơ sở Flintridge tại La Cañada, bang California, Mỹ. Cha mẹ anh bày tỏ sự ủng hộ dè dặt đối với quyết định của con trai. Điều này tương đối dễ hiểu, bởi cha McCleese có bằng tiến sĩ, còn mẹ anh có hai bằng thạc sỹ

Nhưng Sean lại gây bất ngờ khi anh tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và đỗ. Sau đó mọi người sửng sốt khi biết anh trở thành người trẻ nhất được nhận vào Đại học Occidental tại thành phố Los Angeles. Anh tốt nghiệp năm 2005 với tấm bằng cử nhân vật lý

“Đúng, tôi không đi theo con đường học thuật truyền thống. Nhưng tôi nghĩ con đường mà tôi chọn, dù chưa ai từng đi qua và đầy rẫy chông gai, đã giúp tôi trở thành một con người và một doanh nhân”, Sean, chủ tịch công ty đào tạo trực tuyến Student of Fortune tại bang California, Mỹ, phát biểu

Sean2.jpg

Sean McCleese, chủ tịch công ty Student of Fortune​

Trong quá trình giải quyết một vấn đề hóc búa trong học kỳ cuối cùng tại Đại học Occidental, Sean phải tìm kiếm một câu trả lời nhanh chóng cho một vấn đề vật lý phức tạp, song không thể tìm thấy nó trong bất kỳ nguồn tài liệu nào. Ngay sau đó anh nảy ra ý tưởng thành lập công ty đào tạo trực tuyến để lấp khoảng trống kiến thức như thế. Ý tưởng đó dẫn tới sự ra đời của Student of Fortune - một công ty mới hoạt động được 5 năm nhưng phát triển nhanh như vũ bão. Doanh thu hàng năm của nó dao động từ 5 tới 10 triệu USD

Student of Fortune một hình thức hoàn toàn mới để kết nối người có kiến thức với người cần kiến thức. Khi phải giải quyết một vấn đề bất kỳ - như cách làm pháo hoa, cân bằng phương trình hóa học - mọi người có thể đưa câu hỏi lên trang web của Student of Fortune cùng với số tiền mà họ sẵn sàng trả cho bài giảng có thể dẫn giúp họ tìm ra câu trả lời hoặc cách giải quyết. Mức tiền tối thiểu là 25 xu (1 USD = 100 xu). Sau đó ban điều hành trang web sẽ chuyển câu hỏi tới những chuyên gia hợp tác với công ty. Những chuyên gia có câu trả lời sẽ đưa lên các bài giảng để giải quyết vấn đề

Sau khi xem phần giới thiệu sơ lược của bài giảng, người đặt câu hỏi chọn một hoặc vài bài để trả tiền. Student of Fortune giữ lại 18% số tiền và phần còn lại được chuyển tới chuyên gia. Nếu bài giảng nào đó được nhiều người ưa thích, nó sẽ được lưu lại trên thư viện ảo của trang web để những người khác có thể mua, nhờ đó mà các giảng viên sẽ có thêm nguồn thu nhập tiềm năng trong tương lai. Giảng viên có thu nhập cao nhất từ công ty kiếm được hơn 125.000 USD mỗi năm

“Chúng tôi không bán thời gian của người dạy mà bán kiến thức của họ”, Sean nói

Công ty của Sean tăng trưởng ngoạn mục theo từng năm, đặc biệt là năm 2009, khi mà doanh thu quý sau luôn tăng gần gấp đôi so với quý trước. Ông chủ trẻ của nó cho rằng công ty phát triển mạnh nhờ cách làm hoàn toàn mới lạ. Anh và người bạn thân Nikhil Sreenath đã xây dựng công ty mà không cần tới một xu từ người ngoài

“Chúng tôi lãi rất nhanh và mỗi xu mà công ty làm ra đều thuộc về chúng tôi. Do không nợ ai nên chi phí của chúng tôi rất thấp, vì thế mà tỷ lệ lợi nhuận cận biên cao tới mức khó tin”, Sean nói

Tất cả những yếu tố mà Sean đưa ra đặt công ty vào một vị trí rất lợi thế về chiến lược. Nó không chỉ giúp anh hoàn thành ước mơ “trở thành nguồn cung cấp tri thức trên mạng”, mà còn thu hút sự chú ý của vô số nhà đầu tư. Mặc dù vậy, Sean chưa chấp nhận đề nghị chung vốn của bất kỳ nhà đầu tư nào. Anh luôn lắng nghe yêu cầu của họ rồi từ chối một cách nhã nhặn

Hiện tại Sean đang tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ tại Đại học Southern California. Anh thừa nhận đó là một bước ngoặt đáng ngạc nhiên đối với một người luôn trốn tránh phương pháp học tập truyền thống và điều hành công ty đào tạo trực tuyến. Giờ đây, với tư cách học viên cao học, sự nhàm chán không còn là vấn đề với Sean nữa. Vị doanh nhân trẻ nói anh đã có động lực để quay trở lại lớp học

“Tôi yêu trường và tôi nhớ hoạt động học tập. Theo một khóa cao học cũng giúp tôi hiểu rõ hơn những khách hàng xuất thân từ sinh viên”, anh nói
 
Người giàu ngày càng thông minh hơn​

Thật bất công nếu lấy tiền của những người đã lao động chăm chỉ, sáng tạo để cho những người cả đời chỉ biết ngồi lỳ một chỗ

Một nhân viên ngân hàng nổi tiếng nói rằng khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, những người phụ nữ mà ông biết đã ngừng đeo đồ trang sức. "Đó không chỉ vì họ biết nghĩ về sự phô trương mà còn do đeo chúng chẳng còn là việc hay"

Ông cho biết: "Có những blog có tên tôi, tên gia đình tôi và cả địa chỉ. Còn có cả những lời đe dọa giết người. Bạn có thể cho rằng đó chỉ là đứa trẻ ranh nào đó ngồi trong xó nhà nhưng John Lennon đã gặp một đứa trẻ như thế và anh ta đã bị đứa trẻ đó bắn"

Các vụ phá sản hàng loạt đã gây nên một làn sóng giận dữ trong công chúng đối với các nhà tài chính và toàn bộ những người giàu có nói chung. Bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các nước giàu có nên tranh luận về chúng cũng vì thế mà trở nên căng thẳng hơn

Người giàu ngày càng giàu hơn

Ví dụ như tại Hoa Kỳ vào năm 1987 top 1% những người đóng thuế nhiều nhất nhận 12.3% tổng số thu nhập trước thuế. 20 năm sau, con số này đã lên tới 23.5%, gần gấp đôi so với trước. Tỷ lệ này của nửa dưới những người đóng thuế giảm từ 15.6% xuống 12.2%

Jan Pen, một nhà kinh tế học Hà Lan qua đời năm ngoái, đã đưa ra một cách rất ấn tượng để hình dung về bất bình đẳng

Giả dụ chiều cao con người tỷ lệ thuận với thu nhập, do đó một người với chiều cao trung bình sẽ có thu nhập trung bình. Bây giờ tưởng tượng rằng toàn bộ dân số trưởng thành của Hoa Kỳ đi qua bạn trong một giờ theo thứ tự thu nhập tăng dần

Những người đi qua đầu tiên là những chủ doanh nghiệp thua lỗ và họ vô hình bởi đầu họ nằm dưới mặt đất. Sau đó là tới những người thất nghiệp và những lao động nghèo khổ - những người lùn.

Sau nửa tiếng thì đoàn người đi qua vẫn chỉ cao tới eo bạn bởi thu nhập mức giữa của Hoa Kỳ chỉ bằng nửa mức thu nhập trung bình. Phải mất tới gần 45 phút thì những người có kích thước bình thường mới xuất hiện

Nhưng sau đó ở những phút cuối cùng, những người khổng lồ ầm ầm băng qua. Trong vòng 6 phút toàn những người cao 12 feet (~3.66m). Khi 400 người cao nhất đi qua vào lúc cuối cùng, mỗi người cao đến hơn 2 dặm

Thước đo bất bình đẳng phổ biến nhất là hệ số Gini. 0 điểm tương ứng với mức bình đẳng tuyệt đối: mọi người có thu nhập như nhau. 1 điểm bằng với việc một người có tất cả mọi thứ

Chỉ số Gini của Hoa Kỳ đã tăng từ 0.34 (những năm 1980) lên 0.38 (giữa những năm 2000). Chỉ số này của Đức đã tăng từ 0.26 lên 0.3 và Trung Quốc từ 0.28 lên 0.4. Chỉ một nước lớn duy nhất là Brazil có chỉ số này giảm từ 0.59 xuống 0.55

Đáng ngạc nhiên là trong cùng lúc đó, bất bình đẳng toàn cầu đã giảm từ 0.66 xuống 0.61, theo số liệu của Xavier Sala-i-Martin, một nhà kinh tế học tại Đại học Columbia. Đó là bởi những nước nghèo hơn, như là Trung Quốc, đã tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu

Bất bình đẳng chẳng phải chuyện nhỏ

Bất bình đẳng giàu ảnh hưởng đến đâu? Rất nhiều là câu trả lời của Richard Wilkinson và Kate Pickett, hai tác giả của cuốn "The Spirit Level: Tại sao bình đẳng tốt cho tất cả mọi người"

Cuốn sách của họ đã gây xôn xao tại Anh bằng cách chỉ ra rằng bất bình đẳng có liên quan tới mọi tệ nạn xã hội với những biểu đồ và số liệu phong phú

Sau khi so sánh các quốc gia và những tiểu bang không bình đẳng ở Mỹ với những nước và tiểu bang bình đẳng hơn, các tác giả kết luận rằng sự bất bình đẳng lớn hơn sẽ dẫn tới nhiều tội phạm hơn, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao hơn, dân cư phát phì hơn, tuổi thọ thấp hơn, nhiều thiếu niên mang thai hơn, phân biệt đối xử với nữ giới nhiều hơn, v.v… Họ thậm chí còn rút ra là những nước bình đẳng hơn sẽ cách tân hơn, thể hiện ở số bằng sáng chế trên đầu người

Ông Wilkinson và bà Pickett cho rằng những xã hội bình đẳng phát triển tốt hơn bởi loài người tiến hóa trong những nhóm nhỏ săn bắn - hái lượm chia sẻ thức ăn

Những xã hội hiện đại bất bình đẳng đều rất căng thẳng bởi ý thức cơ bản về bình đẳng của con người bị xâm phạm. Các tác giả kêu gọi tăng cường sở hữu chung tại các công ty và đánh thuế cao hơn vào những người giàu. Các học giả cánh tả rất hoan nghênh ý tưởng này nhưng những người còn lại thì không chắc

Ông Peter Saunders từ cơ quan nghiên cứu trung hữu Policy Exchange tại London, cho rằng những kết luận dựa trên thống kê trong cuốn sách hầu hết là vớ vẩn. Ông đã chỉ ra một số điểm sai sót

Đầu tiên là ông Wilkinson và bà Pickett không loại trừ những ngoại lệ từ mẫu của họ

Do đó, ví dụ khi họ nói rằng các nước bất bình đẳng có tỷ lệ giết người cao hơn những nước bình đẳng, tất cả những gì họ quan sát chỉ là các vụ giết người ở Mỹ xảy ra thường xuyên hơn ở những các nước giàu có khác, có thể là bởi họ được trang bị vũ khí dễ dàng hơn. Đối với phần còn lại của mẫu, không có liên hệ chặt giữa bất bình đẳng và giết người.

Tương tự như vậy, phát hiện của họ về tuổi thọ trung bình lại dựa vào Nhật Bản, đất nước có tuổi thọ cao có lẽ là do chế độ ăn uống hợp lý chứ không phải do phân phối thu nhập đồng đều

Và những phát hiện về mang thại vị thành niên, vị thế nữ giới và sự cách tân lại dựa vào Scandinavi, một khu vực với nền văn hóa hòa nhã và vừa phải, có thể thấy rất rõ ở những người gốc Scandinavi sống tại Mỹ

Những nhân tố ngoài sự bất bình đẳng thường tương quan lớn với những vấn đề nêu ra trong cuốn sách

Ông Saunders nói rằng ví dụ tại các bang của Mỹ, chủng tộc là một yếu tố dự đoán chuẩn xác hơn nhiều cho việc giết người, bỏ tù hay tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong

Ông cũng phê phán các tác giả vì bỏ qua các nước không phù hợp với giả thuyết của họ và lờ đi những vấn đề xã hội như ly dị và tự sát, hiện đang tồi tệ hơn ở các nước bình đẳng hơn

Giàu, đơn giản vì họ giỏi

Cuộc tranh luận này có lẽ sẽ không bao giờ được giải quyết. Những vấn đề được thống kê đã đủ rắc rối

Nếu đo lường bất bình đẳng trong tài sản thay cho thu nhập, trật tự thế giới sẽ thay đổi. Theo cách đo lường này, Thụy Điển sẽ bất bình đẳng hơn so với Anh, bởi rất ít người Thụy Điển có lương hưu tư nhân

Và nếu đo lường mức tiêu thụ thì thế giới dường như bình đẳng hơn nhiều. Những người nghèo ở các nước giàu thường tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm ra bởi họ được hưởng phúc lợi và sử dụng dịch vụ công cộng.

Những người rất giàu thường chỉ chi một phần nhỏ trong thu nhập của họ. Bill Gates giàu gấp hàng triệu lần một người bình thường nhưng ông ta không ăn hàng triệu bữa trong một ngày

Các vấn đề về triết lý thậm chí còn phức tạp hơn. Ông Saunders lưu ý rằng dường như là bất công khi những cầu thủ bóng đá, các giám đốc ngân hàng và những nhà tài phiệt kiếm được nhiều hơn những gì họ làm trong khi những người thất nghiệp và những ông bố bà mẹ độc thân phải vật lộn để trả tiền nhà

Tuy nhiên cũng có vẻ là không công bằng nếu lấy tiền từ những người làm việc vất vả để cho những người lười biếng hay là lấy đi lợi nhuận của những người đã liều lĩnh khoản tiết kiệm cả đời để mang tới một phát minh mới cho thị trường nhằm giúp cho những người mà đã không mạo hiểm gì cả

Những xã hội khác nhau sẽ chọn các cách khác nhau để xử lý xung đột này

Rất khó để đánh giá người dân sẽ phản đối bất bình đẳng mạnh tới mức độ nào. Một cuộc thăm dò gần đây của BBC, một đài truyền hình có ngân sách từ tiền đóng thuế, đã phát hiện ra rất nhiều người ở Anh nghĩ rằng các thủ quỹ, trợ lý chăm sóc khách hàng nên được trả lương cao hơn và những giám đốc điều hành cùng với các ngôi sao bóng đá thì ít đi

Tuy vậy rất ít người Anh bo cho những người thủ quỹ, tẩy chay những hãng có những ông chủ kếch xù hay xem những đội bóng ở giải hạng hai

Dự án thái độ toàn cầu Pew Global Attitudes Project phỏng vấn nhiều người ở các nước khác nhau xem quan điểm của họ có phải là "hầu hết mọi người đều sống tốt hơn trong một nền kinh tế thị trường tự do, thậm chí một vài người giàu và một vài người nghèo"

Ở Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Mỹ và thậm chí cả Thụy Điển hầu hết mọi người đều đồng ý, nhưng tại Nhật Bản và Mexico phần lớn lại phản đối. Người dân ở những nước mới mở cửa gần đây và hiện đang bùng nổ là đồng tình nhất: 79% người Ấn Độ và 84% người Trung Quốc đồng ý với quan điểm đó
 
Top