What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây StartUp

thoidaianhhung

Administrator
Bản Kế Hoạch Thành Lập
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Mạo Hiểm Espromote

Theo báo cáo của chính phủ hàng năm các doanh nghiệp trong cả nước bỏ ra từ 5 đến 7 tỷ USD để nhập khẩu trang thiết bị máy móc công nghệ phục vụ cho sản xuất và sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng. Để tăng cường năng lực tự sản xuất trang thiết bị máy móc công nghệ phục vụ cho nền kinh tế nhằm giảm mức độ phục thuộc vào công nghệ nước ngoài chính phủ đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển

Chính phủ tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội. Chính phủ gia tăng đầu tư vốn máy móc trang thiết bị nghiên cứu hiện đại cho các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Các cơ quan hàng đầu về công nghệ trong nước này có thể tiếp cận và chuyển giao các công nghệ hiện đại của thế giới tới các doanh nghiệp công nghệ trong nền kinh tế.

Chính phủ xây dựng các chương trình chiến lược quốc gia đầu tư vào công nghệ cao, chú trọng đưa đi đào tạo tại các nước phát triển đội ngũ chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực công nghệ. Khởi tạo môi trường đầu tư kinh doanh công nghệ tại Việt Nam, chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghệ cao Hòa Lạc Hà Nội và Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh kèm theo các ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư thành lập các doanh nghiệp công nghệ tại đây.

Trong nền kinh tế tri thức công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Với những yếu kém về cơ cấu tổ chức tại các viện và trung tâm nghiên cứu hoạt động dưới nguồn vốn của chính phủ, những năm vừa qua đội ngũ nhân lực này chưa có đóng góp tương xứng vào tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Với những cải tổ mạnh mẽ trong giai đoạn 2006 đến 2009 chính phủ buộc các nhóm ứng dụng công nghệ trực thuộc các viện phải trở thành doanh nghiệp công nghệ. Hoạt động với động lực cung cấp các sản phẩm chất lượng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, hoặc các đơn vị nghiên cứu này phải giải thể.

Chưa bao giờ các tổ chức khoa học công nghệ này và các nhóm nghiên cứu công nghệ độc lập lại đứng trước một thách thức buộc phải hành động như thời điểm này. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản này sau một thời gian ngủ quên buộc phải làm việc để nhanh chóng đưa các nghiên cứu ứng dụng khả thi trở thành sản phẩm thực sự đáp ứng cho thị trường, đó cũng chính là con đường để họ tồn tại.

Đội ngũ nhân lực được nhà nước gửi đi đào tạo tiếp cận công nghệ cao ở các nước phát triển mong muốn trở về đóng góp cho đất nước.

Đội ngũ nhân lực khoa học trong nước và đội ngũ nhân lực được đào tạo ở nước ngoài chưa thể phát huy được hết kiến thức và khả năng để sản xuất ra những sản phẩm công nghệ cao các điều kiện trong nước. Một trong những yếu tố quan trọng đó là thiếu các tổ chức tài chính cung cấp các nguồn vốn mạo hiểm. Từ nguồn vốn có được đội ngũ công nghệ này có thể khởi tạo các doanh nghiệp từ những ý tưởng công nghệ đột phá mà họ đã xây dựng, nhanh chóng đưa các thành tự công nghệ này thành sản phẩm phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.

Nguồn vốn của chính phủ thì đầu tư dàn trải không hiệu quả đặc biệt nhiều khi không được giao cho những dự án công nghệ khả thi. Các tổ chức tài chính như ngân hàng chưa xây dựng hướng kinh doanh vốn mạo hiểm cho doanh nghiệp công nghệ cao, chưa có đủ ngân lực để thẩm định những dự án như vậy đó là nguyên nhân mà đội ngũ làm công nghệ không thể tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tài chính trên. Đối với một cá nhân việc huy động vốn tự có để đầu tư vào dự án công nghệ là kế hoạch rủi ro và cơ hội thành công sẽ không cao. Hiện tại một số quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài đã hoạt động tại Việt Nam như IDG. Các quỹ đầu tư này mới chỉ cung cấp vốn cho một số nhỏ các lĩnh vực công nghệ có tỷ xuất lợi nhuận cao với các yêu cầu rất khắt khe về cơ hội đầu tư. Các quỹ đầu tư này chưa thể đáp ứng được nhu cầu vốn mà đội ngũ khoa học công nghệ trong nước đang cần để phát triển.

Công ty cổ phần đầu tư mạo hiểm Espromote được thành lập đặt mục tiêu thu lợi nhuận từ việc cung cấp nguồn vốn tin cậy ở quy mô nhỏ. Espromote mong muốn trở thành đối tác chiến lược của đội ngũ khoa học công nghệ trong nước, hai bên sẽ cùng nhau khởi tạo và điều hành các doanh nghiệp công nghệ xuất sắc mục tiêu sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm công nghệ cao. Espromote định hướng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới như: Hệ thống Nhúng, Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử và tự động hóa, khoa học vật liệu và công nghệ nano.

Espromote đủ khả năng xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia cố vấn là các GS, TS hàng đầu trên các lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam. Espromote đã và đang xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và một số tổ chức công nghệ nước ngoài. Với những khả năng liên kết các quan hệ hợp tác như trên Espromote tin rằng sẽ tham gia điều hành các doanh nghiệp công nghệ đi đến thành công.

Trong giai đoạn phát triển 2 năm đầu tiên Espromote có nhu cầu vốn là 10 tỷ VND, sau hai năm Espromote tiến hành đánh giá hiệu quả các dự án đã tiến hành đầu tư và đề xuất nhu cầu vốn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Mục tiêu trong hai năm đầu tiên hoạt động Espromote trở thành thành viên hội đồng quản trị của 5 đến 7 công ty công nghệ tại Việt Nam. Mục tiêu sau 5 năm Espromote sẽ trở thành một trong những công ty đầu tư vốn mạo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Trong một tương lai không xa thương hiệu Espromote còn gắn liền với hình ảnh là nhà sở hữu điều hành chính quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Phát minh sáng kiếm do chính nguồn lực trong thương hiệu Espromote tạo ra nói riêng và của người Việt Nam nói chung, tự hào là sản phẩm công nghệ của người Việt.
 
Last edited by a moderator:
II.Phân tích sơ lược thị trường công nghệ tại Việt Nam​

1.Thị trường dịch vụ công nghệ

Sau khi mở cửa đất nước các cơ hội phát triển kinh doanh đến với mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Với nguồn tài nguyên đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào các thành phần kinh tế có nhu cầu mua các máy móc công nghệ để khai thác hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên, sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Do năng lực sản xuất chế tạo thiết bị công nghệ trong nước còn yếu kém nên đa phần các thiết bị công nghệ trên được nhập khẩu để cung ứng cho thị trường.

Các sản phẩm công nghệ xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới với giá thành cao. Đối với sản phẩm công nghệ là đầu vào của dây truyền sản xuất thì hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành sản xuất yếu kém làm cho các doanh nghiệp trong nước không khai thác hết công suất của thiết bị. Đối với sản phẩm công nghệ là sản phẩm tiêu dùng giá thành cao, công nghệ nhanh chóng lạc hậu làm cho đất nước tốn kém rất nhiều ngoại tệ mua các sản phẩm công nghệ mới này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thị trường công nghệ phát triển nhanh là cơ hội kinh doanh cho các thành phần kinh tế có hiểu biết về lĩnh vực công nghệ. Đội ngũ kỹ sư và đội ngũ khoa học công nghệ trong nước, với kiến thức của mình họ hiểu được nguyên lý hoạt động và các sản phẩm cùng loại của các hãng danh tiếng trên thế giới. Với năng lực chuyên môn tương ứng họ thuyết phục được các hãng công nghệ nước ngoài để trở thành nhà đại diện độc quyền phần phối các sản phẩm công nghệ này ở Việt Nam. Đội ngũ này đồng thời gia cung cấp dịch vụ bảo hành sửa chữa máy móc cho các hãng công nghệ trên thế giới với khác hàng là đối tượng tiêu dùng trong nước.

Nhìn nhận một cách tổng quan hầu hết các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghệ đều chỉ dừng lại ở mức mua máy móc công nghệ nước ngoài và cung cấp dịch vụ gia tăng trên thiết bị công nghệ đó.

2.Năng lực nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ

Chúng ta chưa đủ năng lực đầu tư quy trình sản xuất cung ứng các linh kiện phụ kiện công nghệ từ trình độ thấp đến cao. Đội ngũ kỹ sư và nhà công nghệ được đào tạo trong và ngoài nước có đủ năng lực thiết kế và xây dựng mô hình máy móc công nghệ tương đương với nước ngoài. Đội ngũ này cần được cung cấp trang thiết bị phụ trợ để có thể lắp ghép lại thành các sản phẩm hoàn thiện nhưng hiện nay năng lực tự sản xuất và cung cấp sản phẩm phụ trợ này trong nước là rất yếu.

Hoạt động kinh tế thế giới hiện nay là không biên giới không một quốc gia nào có thể tự mình cung cấp tất cả các giai đoạn của một sản phẩm hoàn thiện, mỗi quốc gia có sự phân công công việc khác nhau, có quốc giá chỉ làm nghiên cứu thiết kế sản phẩm và nghiên cứu thị trường. Quốc gia khác chuyên làm công việc sản xuất chi tiết các thiết bị phụ trợ, một quốc gia khác chuyên làm nhiệm vụ lắm ráp các thiết bị theo thiết kế của quốc gia đầu tiên. Mỗi một bước đều mang lại các giá trị gia tăng khác nhau trong đó quốc gia thực hiện việc thiết kế sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phân phối sản phẩm là đạt được lợi nhuân cao nhất. Hiện nay Việt Nam chỉ tham gia như là quốc giá gia công lắp ráp sản phẩm với giá trị gia tăng thấp nhất.

Trong thời gian ngắn Viêt Nam rất khó để trở thành một quốc gia cung cấp linh kiện phụ trợ, chỉ còn con đường trở thành quốc gia thực hiện công việc thiết kế các sản phẩm công nghệ theo nhu cầu của thị trường và thực hiện lắp ráp các thiết bị đó nhờ nguồn linh kiện nhập khẩu. Đây là những công đoạn mà sự thành bại chủ yếu phụ thuộc vào trình độ nhân lực và với nguồn vốn và nhân lực hiện tại chúng ta mới có cơ hội thành công.

Trong thời gian qua đội ngũ kỹ sư và công nghệ trong viện nghiên cứu và các nhà nghiên cứu độc lập cũng đã thực hiện theo con đường trên. Đội ngũ nhà công nghệ này đã mua linh kiện rồi tự thiết kế lắp ráp thành các máy móc công nghệ hoàn chỉnh có chất lượng phù hợp với trình độ sử dụng tại Việt Nam và tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Nhưng những sản phẩm này không hẳn được thị trường chấp nhận do sản phẩm không có thương hiệu, đa phần được sản xuất bởi một bộ phận cá nhân nhỏ lẻ nên không đạt được sự tin tưởng từ người sử dụng. Các tổ chức này đa phần do những nhà khoa học công nghệ tâm huyết thực hiện, họ không có nghiệp vụ thương mại, không có nhiều vốn để xây dựng thương hiệu riêng nên đa phần những ứng dụng này không được áp dụng vào thực tế. Đây là sự lãng phí lớn cho nền kinh tế, đó là nguyên nhân tại sao đội ngũ khoa học công nghệ chưa có đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng của đất nước. Đội ngũ nhà khoa học và công nghệ trong nước cần một tổ chức cùng tham gia, sẵn sàng chịu mạo hiểm cùng họ để đưa thành tựu ứng dụng khoa học trong nước ra thị trường.

3.Yếu tố nước ngoài


Từ những năm 2000 trở lại đây đất nước chúng ta đang đón nhận những cơ hội đầu tư mới từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Tại sao các công ty công nghệ lại để ý đầu tư đến thị trường Việt Nam, ngoài những ưu đãi do chính phủ khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực đặc biệt này, các nhà đầu tư còn nhìn nhận được nguồn nhân lực được đào tạo ở Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu trong các nhà máy của họ. Đây là yếu tố quan trọng nhất để họ quyết định đầu tư, với hệ thống giáo dục khá tốt, hàng năm có hàng trăm ngàn kỹ sư công nghệ tốt nghiệp, với sức trẻ và khát vọng chinh phục công nghệ mới đó là động lực giúp công ty của họ thành công tại nước ta. Một thực tế đáng buồn là các công ty nước ngoài lại đủ khả năng nhận biết ra tiềm năng nhân lực đào tạo trong nước và sử dụng đội ngũ nhân lực này hiệu quả, các công ty trong nước với đầy đủ hiểu biết địa phương lại không có khả năng sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia mình đang sinh sống. Câu trả lời có thể là các công ty nước ngoài có tầm nhìn chiến lược xa hơn, dám chấp nhận rủi ro để khởi tạo thành công các công ty công nghệ tại miền đất mà trước đây chưa hề có khái niệm những công nghệ mới đó, các công ty trong nước không dám chấp nhận rủi ro nên chưa thể thành công trong lĩnh vực này.

Một xu hướng nữa là các công ty công nghệ của Việt Kiều tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp dẫn đầu đang tìm hướng đầu tư khởi tạo các công ty công nghệ tại quê hương. Những lĩnh vực họ quan tâm như, phần mềm nhúng, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, điện tử và tự động hóa, công nghệ nano…Đội ngũ nhà khoa học công nghệ và doanh nhân Việt Kiều này họ muốn thực hiện chính các phát minh sáng chế của họ tại nhà máy ở Việt Nam, từ đây các thiết bị máy móc, sản phẩm công nghệ sẽ mang thương hiệu Việt một phần đáp ứng cho nhu cầu trong nước một phần phục vụ xuất khẩu.

Tất cả các công ty công nghệ nước ngoài này khi vào Việt Nam đều muốn tìm các đối tác trong nước với điều kiện đã và đang hoạt động nghiên cứu kinh doanh các sản phẩm hoặc công nghệ tư đương. Đối tác trong nước đã đào tạo chuẩn bị sẵn một đội ngũ nhân lực chất lượng cao ban đầu, ngay sau khi có sự hợp tác hai bên có thể phát huy thế mạnh công nghệ của các đối tác nước ngoài và nhân lực chất lượng cao chi phí thấp trong nước tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh to lớn.

Đây là thị trường mở mà chưa có nhiều tổ chức tài chính trong nước tham gia đầu tư chuẩn bị các công ty công nghệ trong nước như trên nhằm đón nhận cơ hội hợp tác với các đối tác công nghệ lớn của nước ngoài. Để chuẩn bị số doanh nghiệp đủ lớn và đủ mạnh như trên chỉ còn cách duy nhất là đầu tư phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước, là bước đi nền tảng cho các cơ hội phát triển sau này
 
III.Tầm nhìn​

1.Mục đích thành lập Espromote

Các thành viên sáng lập Espromote nhận định rằng nhu cầu thị trường các sản phẩm công nghệ và dịch vụ công nghệ cao sẽ ngày càng lớn nhằm đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước trong những năm sắp tới.

Nhu cầu vốn và các dịch vụ hỗ trợ cho môi trường hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ phát triển sẽ ngày càng lớn. Để các hoạt động công nghệ trên được diễn ra chuyên nghiệp thì nhiệm vụ đầu tiên phải thành lập một tổ chức tài chính với tư cách pháp nhân và mục tiêu hoạt động hoàn chỉnh.

Quyết định thành lập công ty cổ phần đầu tư mạo hiểm Espromote cho phép các thành viên sáng lập hoạch định chiến lược lâu dài cho tổ chức. Thực hiện ý tưởng xây dựng Espromote trở thành tổ chức tài chính uy tín, thân thiện cùng xây dựng và phát triển với đội ngũ nhân lực và công nghệ trong nước.

2.Nhiệm vụ


Trong 2 năm phát triển đầu tiên, Espromote phải đối mặt với những rủi ro khách quan. Ban giám đốc điều hành chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư công nghệ, môi trường hoạt động đầu tư vào công ty công nghệ khởi nghiệp trong nước mới hình thành. Tất cả những kinh nghiệm từ hai phía đầu tư và nhận đầu tư có được là học tập từ mô hình đầu tư của các công ty đầu tư mao hiểm nước ngoài, do sự khác biệt về văn hóa và môi trường sống mà rất nhiều yếu tố có thể thực hiện thành công ở nước ngoài những Việt Nam thì không. Cả hai phía cần chấp nhận rủi ro và tin tưởng sẽ tìm ra con đường thành công phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Espromote sẽ trở thành nhà đầu tư cung cấp vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp. Espromote còn tham gia giúp đỡ xây dựng quy trình quản lý chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp nhận đầu tư, Espromote trở thành đối tác thân thiện cùng phát triển.

3.Chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển của Espromote được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên, đây là khoảng thời gian để ban giám đốc tìm kiếm hoàn thiện cơ bản đội ngũ quản lý và tiến hành các dự án đầu tư ở quy mô nhỏ.

Giai đoạn 2

Từ tháng thứ 6 đến hết năm thứ 2, quảng bá rộng rãi tầm nhìn và chiến lược đầu tư của công ty tiến hành mở rộng quy mô và lĩnh vực đầu tư.

Giai đoạn 3

Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5, đầu tư nghiên cứu, mua, sở hữu các công nghệ nguồn. Xây dựng đội ngũ kỹ thuật và đầu tư nhà máy để nhanh chóng đưa các công nghệ trên thành sản phẩm thương mại trên thị trường.

Mục đích trở thành thành viên hội đồng quản trị, không nắm quyền chi phối các công ty công nghệ thuộc nhiều lĩnh vực công nghệ cao khác nhau mà Espromote có khả năng đầu tư. Espromote sẽ quản lý được nguồn thông tin công nghệ vô cùng lớn, đội ngũ quản lý sẽ tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành nhanh chóng sau các dự án. Trong 2 năm đầu tiên hoạt động chiến lược như trên là hợp lý, những nền tảng kinh nghiệm và tầm nhìn công nghệ trên sẽ chuẩn bị cho Espromote sở hữu các công ty công nghệ của riêng mình trong tương lai
 
IV.Định hướng đầu tư​

1.Danh mục đầu tư đối với các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp


Espromote định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên thuộc các lĩnh vực:
-Phần mềm nhúng
-Công nghệ thông tin
-Công nghệ vật liệu mới
-Công nghệ Hóa Học
-Công nghệ Sinh Học
-Công nghệ nano
-Điện tử và tự động hóa

Mục tiêu các doanh nghiệp công nghệ trên phải đưa ra được các sản phẩm công nghệ và dịch vụ công nghệ đang có tiềm năng và thị trương phát triển nhanh ở hiện tại và trong tương lai.

2.Danh mục đầu tư công ty buôn bán thương mại sản phẩm công nghệ


Hiện nay rất nhiều sản phẩm công nghệ mà năng lực sản xuất trong nước chưa thể cung ứng được đặc biệt như sản phẩm tiểu dùng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ nano. Espromote hợp tác đầu tư với các đối tác phù hợp thành lập công ty với nhiệm vụ chuyên cung cấp sản phẩm công nghệ cao nói trên phục vụ cho nhu cầu thị trường.

Lợi ích mang lại cho Espromote: Espromote có thể thu được lợi nhuận đầu tư trong thời gian ngắn, kiểm soát được thông tin sản phẩm công nghệ mới tại thị trường. Espromote có thể sử dụng hiệu quả một phần nhân lực tại các công ty công nghệ khởi nghiệp mà công ty đã đầu tư, nhân lực này tham gia nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm mẫu từ nước ngoài. Nghiên cứu đánh giá sản phẩm mẫu từ nước ngoài, tìm bí quyết công nghệ, sáng chế ra những dòng sản phẩm mới tốt hơn dựa trên nền tảng sản phẩm công nghệ đã có cơ hội tiếp cận.

Tham gia thành công quá trình kinh doanh sản phẩm công nghệ cao góp phần nâng cao uy tín của Espromote trong cộng đồng hoạt động công nghệ.

3.Quy mô đầu tư


Trong giai đoạn đầu tiên Espromote tham gia đầu tư vốn từ 200 triệu đến 1 tỷ VND vào các dự án hoặc công ty công nghệ có tính khả thi cao, đây là giai đoạn khởi tạo thị trường, quy mô đầu tư vừa phải giúp giảm rủi ro cho nhà đầu tư và chia sẻ khó khăn với các đối tác tham.

4.Điều kiện chấp nhận đầu tư


Espromote tìm kiếm và đầu tư vào các công ty công nghệ thỏa mãn các điều kiện sau:
-Đội ngũ sáng lập có quyền sở hữu công nghệ và ý tưởng công nghệ có khả năng cạnh tranh và thị trường tăng trưởng cao trong tương lai.
-Đội ngũ lãnh trẻ tuổi đời dưới 35, tâm huyết,có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao
-Dự án có tiềm năng phát triển bền vững và đột biến
-Ý tưởng được hiện thực thành đề án kinh doanh khả thi
-Đội ngũ sáng lập kêu gọi đầu phải đóng góp vốn ít nhất là 20% quy mô vốn của dự án

V.Vấn đề pháp lý và cơ cấu tổ chức


Pháp lý

Espromote hoạt động dưới dạng công ty cổ phần, mục đích ngoài nguồn vốn ban đầu do các thành viên sáng lập đóng góp, trong quá trình hoạt động Espromote có thể tìm kiếm thêm các nhà đầu tư tiềm năng hợp tác cung cấp vốn, công nghệ và mô hình quản lý tiến cùng nhau tham gia đầu tư hiệu quả vào thị trường vốn công nghệ tại Việt Nam
 
VI.Hoạt động​

1.Hoạt động thu thập thông tin

Đội ngũ điều hành tiến hành thu thập thông tin hoạt động khoa học công nghệ tại các trung tâm lớn như Viện Khoa Học công nghệ, các trường đại học lớn, Đại Học Bách Khoa, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Công Nghệ tại miền Bắc và miền Nam. Thông tin tại các nhóm nghiên cứu xuất sắc, tìm kiếm dự án khả thi và để xuất cơ hội hợp tác.

Theo dõi thông tin phát triển công nghệ của nước ngoài qua đó định hướng tìm hiểu thu thập thông tin trong nước, xác định những hướng đầu tư trong tâm ưu tiên thực hiện. Tham gia nghe các hội thảo khoa học công nghệ và báo cáo các đề tài khoa học công nghệ liên quan.

Khảo sát đánh giá nhu cầu thiết bị máy móc công nghệ và sản phẩm công nghệ của thị trường trong nước. Đặc biệt đội ngũ điều hành phải đánh giá được xu hướng và nhu cầu của thị trường công nghệ trong tương lai, phân loại được nhóm doanh nghiệp với các nhu cầu công nghệ như thế nào.

Trong một thời gian ngắn phải xây dựng được bản đồ phân bố nhân lực công nghệ, nắm bắt được danh sách các chuyên gia trong từng lĩnh vực công nghệ cụ thể.

Xây dựng quan hệ tốt với tư cách công ty đầu tư công nghệ Espromote với các tổ chức khoa học công nghệ của nhà nước, từ đó chúng ta có thể nhận được các cơ hội cung cấp thông tin chính xác và những lời đề nghĩ hợp tác đầu tư từ những tổ chức trên.

Xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu mua và nâng cấp công nghệ, những số liệu này giúp chúng ta có thể đưa ra các quyết định đúng đắn khi tham gia điều hành các công ty công nghệ mà Espromote đã đầu tư. Doanh nghiệp công nghệ trên sẽ phát triển công nghệ tương ứng cung cấp cho các doanh nghiệp mà Espromote đã có cơ hội nghiên cứu khảo sát.

2.Hoạt động đầu tư

a)Espromote tìm kiếm được thị trường sau đó đề nghị hợp tác với nhóm đội ngũ công nghệ có năng lực thực hiện mục tiêu đưa ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

b)Espromote đã trở thành một công ty đầu tư uy tín, ban giám đốc sẽ nhận được các dự án công nghệ từ tổ chức hoặc nhóm cá nhân. Espromote cùng trao đổi với chủ dự án làm rõ mọi khía cạnh cả kỹ thuật cũng như kinh tế trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

VII.Kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân sự và quảng bá thương hiệu

Nhân lực từ diễn đàn chuyên ngành

Ban giám đốc của công ty là cá nhân tham gia hoạt động tích cực trên các diễn đàn chuyên ngành, chúng tôi nhận thấy những cơ hội hợp tác tại diễn đàn. Các diễn đàn chuyên ngành được xây dựng nhằm mục đích là môi trường giao lưu ảo giữa công đồng học sinh, sinh viên, chuyên gia công nghệ, thạc sỹ và tiến sỹ ở khắp mọi nơi trong cả nước và cộng đồng lưu học sinh ở nước ngoài. Rất nhiều trong số các thành viên của diễn đàn hiện đang theo học thạc sỹ hoặc nghiên cứu sinh tại các phòng thí nghiệm nổi tiếng tại Mỹ, Nhật, Đức…Các thành viên này đang tham gia trực tiếp các hướng nghiên cứu mới nhất hiện đại nhất mà thế giới đang theo đuổi.

Espromote khi xây dựng được uy tín trong cộng đồng ảo này, công ty sẽ nhận được sự chia sẻ thông tin, đánh giá cố vấn cho các dự án dự định đầu tư trong nước, các thành viên có thể phân tích thông tin cố vấn xu hướng phát triển của lĩnh vực công nghệ Espromote đang định hướng đầu tư. Qua đó giúp Espromote hoạch định các chiến lược phù hợp để đón nhận cơ hội phát triển đó.

Đội ngũ nhân lực này đều mong muốn sau khi học xong sẽ trở lập nghiệp trên chính quê hương, họ mong muốn có cơ hội và môi trương làm việc tốt trong nước. Ban giám đốc tin rằng khi chúng tôi đưa ra lời đề nghị hợp tác thì chính các thành viên này sẽ trở thành đối tác đầu tư tiềm năng trong tương lai không xa. Những chuyên gia này sẽ mang về Việt Nam các hướng công nghệ mới nhất và cơ hội để chúng ta rút ngắn thời gian tiếp cận đến trình độ công nghệ của thế giớ.

Ban giám đốc hiện nay cũng đã thiết lập được một số quan hệ với các chuyên gia Việt Kiều Mỹ trong lĩnh vực công nghệ nano thông qua diễn đàn. Các chuyên gia này đang mong muốn tìm kiếm một đối tác phù hợp trong nước để có thể chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong nước. Có thể hợp tác Espromote chuẩn bị nhân lực và điều kiện vật chất trong nước phía chuyên gia cùng góp vốn để sản xuất sản phẩm công nghệ từ chính bằng phát mình sáng chế của họ.
Đội ngũ chuyên gia này sẵn sàng là cầu nối để các công ty công nghệ trong nước tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty công nghệ phù hợp ở Mỹ.

Diễn đàn thực sự là một môi trường tốt để Espromote tìm kiếm thông tin, tìm kiếm nhân lực, xây dựng quan hệ hợp tác đầu tư với đội ngũ khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Đây là một yếu tố mà các công ty đầu tư trong nước chưa thực sự khai thác được.

VIII.Dự báo tài chính


1.Chi hoạt động

-Chi phí lương và thưởng cho ban điều hành
-Chi phí di chuyển phục vụ hoạt động của ban điều hành
-Chi phí hoạt động quảng bá
-Chi phí thuê địa điểm, phí văn phòng
-Chi phí thuế

2.Tài chính đầu tư

-Tiền vốn đầu tư vào các dự án
-Chi phí tư vấn cho từng dự án nếu thấy cần thiết

3.Các hình thức thu hồi vốn

Với quyết định hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp Espromote có các hình thức thu hồi vốn sau:
-Các công ty công nghệ hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty chi trả lợi nhuận thông qua cổ phần đóng góp
-Espromote bán lại cổ phần cho đối tác khác có nhu cầu
-Espromote xây dựng lộ trình đưa các công ty công nghệ hoạt động hiệu quả lên sàn và bán cổ phần sở hữu
 
Ở nước ta hiện nay các quỹ đầu tư hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, khu nghỉ mát, khai thác dịch vụ trên hạ tầng công nghệ nhập khẩu....Tìm một quỹ đầu tư về công nghệ có duy nhất IDG một công ty mới cung cấp vốn cho 1 số ít lĩnh vực rất nhỏ trong nhu cầu vốn cho thị trường công nghệ Việt Nam nói chung. IDG là một trong số những công ty thực hiện tài trợ dự án thành công và đó là một công ty nước ngoài chưa có một công ty trong nước nào thực sự tham gia thị trường này.

Mình vừa tìm hiểu qua về lĩnh vực công nghệ của Israel, một đất nước có hơn 10 triệu dân nhưng có đến 80 quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ "Venture Capital Funds in Israel"

Những quỹ đầu tư này thu hút vốn từ các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, rất nhiều tập đoàn công nghệ cao có chi nhánh quỹ đầu tư mạo hiểm ở đây như Siemens, LG, Samsung... đó là nguyên nhân giải thích tại sao trình độ công nghệ của Israel ngang bằng Mỹ và EU.

Việt Nam có 80 triệu dân và cơ hội thành công trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm công nghệ còn rất lớn, chúng ta có quyền hy vọng sẽ sớm xuất hiện những công ty đầu tư của người Việt, tài trợ cho những dự án công nghệ của người Việt. Nước ta không còn là quốc gia tiêu thụ sản phẩm công nghệ nữa mà sẽ là quốc gia sáng tạo cung cấp công nghệ cao thế giới...

"Ước mơ lớn của mình là thành lập được một quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam"

Chia sẻ ước mơ đó cùng anh em chiến hữu, anh em cùng tham gia trở thành cổ đông của quỹ đầu tư mạo hiểm đó nhé.
 
Tán thành! Tán thành! Tán thành!

Tớ hoàn toàn đồng ý và quyết góp sức cho giấc mơ của cậu! Àh ko, cho giấc mơ của chúng ta thành hiện thực.

SẼ DỒN TOÀN TÂM SỨC CHO MỤC TIÊU NÀY.

Trong vòng 1 tháng tới, những nhiệm vụ ưu tiên nhất của chúng ta là gì, tớ xin list tạm ra đây:
1. Xây dựng lực lượng ban đầu cho espromote: 15 người. Cố gắng gồm nhiều anh em đến từ nhiều lĩnh vực, trước hết tập trung vào: embedded system, telecommunication, information technology.

2. Xây dựng tầm nhìn cho espromte

3. Lên được kế hoạch làm việc chi tiết trong 6 tháng.

Deadline: 2008/01/31
 
ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

Đầu tư mạo hiểm (Venture Investment - VI), vốn mạo hiểm (Venture Capital - VC) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund - VCF) được nghiên cứu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1991. Từ năm 1991 đến năm 1993, một nhóm nghiên cứu gồm Vũ Cao Đàm, Nguyễn Thanh Hà và Dennis Ray (Mỹ), đã thực hiện một số cuộc trao đổi bàn tròn tại Hà Nội và vào năm 1992, một seminar đã được tổ chức giữa nhóm nghiên cứu này với một số chuyên viên ngành tài chính, ngân hàng.

Kết thúc giai đoạn nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được một số luận điểm và một số khuyến nghị về chính sách và luật lệ, được trình bày trong tập báo cáo kết thúc dự án “Finance institutions for S &T in Market Reform” do International Development Research Center (IDRC) tài trợ từ năm 1992.

Đây là một thiết chế tài chính đặc trưng cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Nó đã không tồn tại trong hệ thống kinh tế chỉ huy và ngay cả trong một nền kinh tế thị trường chưa phát triển hoàn hảo. Bởi vì nó liên quan đến một phạm trù rất căn bản của kinh tế thị trường, đó là thị trường chứng khoán. Bài viết phân tích bản chất của VI với các đặc điểm, giai đoạn của nó, từ đó chỉ ra những cơ hội để hình thành VCF ở Việt Nam hiện nay.

Vì sao cần “VI”?

VI là thực hiện đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc đầu tư để lập ra một doanh nghiệp mới, mà đặc trưng cơ bản của nó là còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chưa tỏ rõ khả năng sinh lợi của mình, những nơi mà các thể chế tài chính truyền thống (tín dụng, ngân hàng...) không để ý đến. Thay vì cho vay, họ đầu tư vốn để một công ty có thể phát triển, đồng thời có thể nhận lấy một tỷ lệ cổ phần không có lãi cố định hoặc quyền sở hữu cổ phần trong công ty mà họ đầu tư. Xét về bản chất, hệ thống tín dụng thông thường không thể thúc đẩy đổi mới công nghệ khi mà khả năng thành công về kỹ thuật và thương mại còn chưa rõ ràng.

Trên thực tế, hệ thống tín dụng đã không đóng được vai trò gì lớn trong công cuộc đổi mới công nghệ của sản xuất. Lý do hoàn toàn đơn giản: Do bản chất kinh doanh của hoạt động ngân hàng, không thể thực hiện chế độ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp, có rủi ro về khả năng thương mại, phù hợp với quy luật đổi mới công nghệ, trừ trường hợp Nhà nước có một chính sách hết sức ưu đãi cho việc này.

Một công nghệ muốn đi vào sản xuất phải qua giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn làm quen với thị trường. Thử nghiệm hoàn toàn có thể bị thất bại. Chế độ tín dụng ngắn hạn, lãi suất cao không thể thoả mãn những điều kiện của đổi mới công nghệ, nếu không muốn nói là nó bóp chết mọi ý đồ đổi mới công nghệ từ trong trứng.

Chúng ta không thể và cũng không nên đòi hỏi ngành ngân hàng phải thực hiện chế độ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp cho hoạt động đổi mới công nghệ. Đòi hỏi như thế là không hiểu biết về bản chất của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Đương nhiên, các ngân hàng thương mại quốc doanh, với những khoản vốn lớn nhận được từ các nguồn như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản tài trợ lớn của Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh châu âu (EU), có thể là những nơi có chế độ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp, nhưng đổi mới công nghệ vốn chứa đựng những rủi ro kỹ thuật và thương mại, lại không thuộc đối tượng của những nguồn vốn này.

Như vậy, muốn có một chế độ tạo vốn nào đó cho đổi mới công nghệ, phải đi theo một hướng tiếp cận khác phù hợp với kinh tế thị trường. VI giống như một cuộc đánh bạc của những nhà giàu chịu chơi, được ăn, lỗ chịu, một luật chơi chỉ có trong điều kiện phát triển thị trường chứng khoán, nó là lời giải cho những thách thức của trò chơi công nghệ trong nền kinh tế thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu thị trường công nghệ đã có câu nói bất hủ: “Công nghệ là trò chơi của người giàu, ước mơ của người nghèo và chìa khoá của người thông minh”. Chúng ta là người nghèo đi vào kinh tế thị trường. Nếu muốn chứng tỏ là người thông minh, chúng ta cần biết khơi dậy trò chơi mạo hiểm này của người giàu để tìm chìa khoá cho sự phát triển của mình. Một trong những trò chơi ấy, chính là sử dụng VC cho mục tiêu VI, và sự hình thành những VCF.

Từ đâu “VI”?

Cổ phiếu xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, ban đầu có lẽ không phải dành cho các nhà VI. Nhưng bản chất “đánh bạc” của cổ phiếu đã là một gợi ý rất quan trọng cho những người tham gia thị trường chứng khoán trong việc ném loại “tiền đánh bạc” này vào lĩnh vực đầu tư đổi mới công nghệ. “Đã đánh bạc, thì đánh bạc một thể” Đó có lẽ là ý tưởng rất quan trọng, từ đó hình thành loại VC, VI, và đi xa hơn là VCF.

Các nhà tư bản khi ném tiền mua cổ phiếu đã phải tính toán đến sự lựa chọn giữa mạo hiểm và may mắn. Đầu tư đổi mới công nghệ được hiểu là mạo hiểm (thậm chí rất mạo hiểm), nhưng nếu thắng, thì sẽ giành được thế mạnh áp đảo trong cạnh tranh, sẽ thu về những khoản lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ.

Thực tế, quá trình đổi mới công nghệ của các hãng nổi tiếng trên thế giới, khi còn ở giai đoạn mới thành lập, chưa có nhiều vốn tự có, đã cho thấy, họ luôn có những vướng mắc liên quan đến việc tìm nguồn vốn, đến việc tìm các biện pháp khai thác những thành tựu của R &D với một lượng vốn đủ lớn để hiện thực hoá các kết quả của R &D.

Những người ném tiền cho VC đã ý thức rất rõ ràng tính chất mạo hiểm của nó. Về bản chất, họ mang ý thức của kẻ đánh bạc, nhưng khác kẻ đánh bạc ở chỗ, họ đã phải xem xét khả năng thành công của những công nghệ mới sẽ được áp dụng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa VI với đánh bạc, và đây cũng chính là lý do các VCF chứng minh được lẽ tồn tại của mình trong kinh tế thị trường.

Đặc điểm của VI

VI không tồn tại như một vật tự nó, mà phải có cơ sở kinh tế. Lẽ sống của VC là ở chỗ, nó đòi hỏi người ta bỏ vốn một cách dài hạn, nếu sinh lời thì cùng nhau ăn chia, nếu lỗ thì cùng nhau chịu, và tính mạo hiểm càng cao, thì khả năng sinh lợi càng lớn. Luật chơi này sẽ không thể tồn tại trong một hệ thống kinh tế “chộp giật”, không thể tồn tại với một hệ thống kiểm toán đang còn non yếu, và nhất là còn thiếu một hệ thống pháp luật có hiệu lực của nền kinh tế thị trường.

Việc sử dụng đầu tư cổ phần không hưởng lãi cố định thay cho vay nợ giúp xoá bỏ tình trạng phải hoàn trả tiền vay theo kế hoạch định kỳ. Nó cho phép các công ty mới thành lập có thể đầu tư số tiền thu được để triển khai một ý tưởng mới về sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên công nghệ mới, đồng thời tạo ra một cơ sở vật chất mà công ty có thể sử dụng để thu hút thêm vốn từ bên ngoài, và nâng cao sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính, các nhà cung ứng.

Việc hỗ trợ tài chính thông qua hình thức cổ phần không hưởng lãi cố định tạo điều kiện cho các nhà VI chịu được những rủi ro từ các khoản đầu tư lớn vì một khoản đầu tư mang lại thành công và lợi nhuận lớn có thể thừa sức bù đắp lại một loạt những khoản đầu tư hoà hoặc lỗ vốn.

Các VCF chuyên nghiệp cung cấp nguồn tài chính hỗ trợ cho việc khởi xướng, gây dựng và mở rộng doanh nghiệp, cũng như nguồn tài chính cho quản lý /mua lại phần đầu tư lớn. Bên cạnh những đặc tính nổi bật này, một số quỹ có thể đi chuyên sâu vào các lĩnh vực công nghệ, như công nghệ thông tin hay sinh học, trong khi các quỹ khác lại đầu tư vào nhiều lĩnh vực công nghệ và phi công nghệ khác.

Các công ty VI thường được thành lập dưới dạng các hợp doanh đầu tư vốn của các thành viên hữu hạn. Những thành viên này thường là các quỹ lương hưu tập thể, chính phủ, tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn lớn, công ty bảo hiểm, các quỹ tự nguyện và thậm chí là các VCF khác. Khi các công ty VI thu hút được tiền từ các nguồn đó, họ tập hợp lại thành một qũy.

Vai trò của VCF rất quan trọng trong giai đoạn bắt đầu sự đổi mới hay đột phá về công nghệ. Giai đoạn này được đặc trưng bởi việc thử nghiệm công nghệ mới, sự không chắc chắn về tiến triển trong tương lai, các thị trường mở rộng, những trở ngại thấp và phi tiết kiệm quy mô.

Khi kế hoạch kinh doanh được chấp nhận, các doanh nghiệp mới sẽ được đầu tư vốn. Để đáp lại, các nhà VI nhận được quyền sở hữu một tỷ lệ cổ phần đáng kể trong công ty mới, đồng thời được tham gia vào ban lãnh đạo công ty.

Theo thời gian, tầm quan trọng của các kỹ năng kinh doanh và công nghệ giảm xuống, trong khi năng lực marketing và quản lý lại trở nên quan trọng hơn theo thời gian và cơ cấu của công ty mới thành lập trở nên hình thức hơn. Giai đoạn này, vai trò của VI chuyển từ sự chủ động can thiệp sang hình thức trợ giúp hoặc tư vấn.

Vai trò của các nhà VI trong quá trình đổi mới đạt đến đỉnh cao khi họ “rời khỏi” các vụ đầu tư. Điều này thường được hoàn thành bằng việc nhà đầu tư bán cổ phần ra ngoài hoặc thông qua hình thức sáp nhập với công ty khác, nhờ đó các khoản đầu tư được chuyển thành vốn rút ra bằng tiền mặt được.
 
Các giai đoạn của VI

Sự phát triển của một doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới và sự tham gia của VI có thể qua bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Lúc này, các dự án kinh doanh mạo hiểm vẫn chưa có doanh thu từ sản phẩm và chưa sử dụng hoặc mới sử dụng rất ít vốn, điều đó thường chứng tỏ một đội ngũ quản lý chưa hoàn thiện nhưng có ý tưởng, kế hoạch và có thể có một vài phát triển sản phẩm ban đầu.

Giai đoạn 2: Các dự án kinh doanh mạo hiểm vẫn chưa mang lại doanh thu từ sản phẩm, nhưng đã dùng một số vốn đầu tư, cho thấy sự phát triển sản phẩm đang được triển khai.

Giai đoạn 3: Các dự án kinh doanh mạo hiểm đã tạo ra doanh thu từ sản phẩm, nhưng vẫn trong tình trạng lỗ.

Giai đoạn 4: Các công ty có doanh thu lớn từ sản phẩm và hoạt động có lợi nhuận. Lộ trình của một doanh nghiệp từ lúc được đầu tư theo phương thức VI cho đến lúc ra thị trường chứng khoán có thể bao gồm các bước sau (số liệu là giả định):

- Thiết lập: Một hoặc một số nhà doanh nghiệp, kỹ sư hoặc nhà nghiên cứu có ý tưởng công nghệ /sản phẩm mới bỏ 15.000 USD vốn thành lập công ty.

- Khởi động góp VC lần thứ nhất: Để có thể phát triển sản phẩm mẫu /nguyên mẫu công nghệ, các sáng lập viên bán cổ phần (25%) cho các nhà VI để nhận về 100.000 USD, đưa giá trị công ty lên 400.000 USD.

- Góp VC lần thứ hai: Để có thêm vốn, công ty phải hoàn chỉnh dự án và đưa ra chào bán. Dưới hình thức vốn VI, 2 triệu USD được góp vào để đổi lấy 50% cổ phần. Như thế giá trị công ty tăng lên 4 triệu USD.

- Phát triển: Huy động vốn của toàn thể nhân viên của công ty. Công ty trao cho họ 15% cổ phần để lấy thêm vốn cho đầu tư mở rộng và cạnh tranh. Trong vòng 4 năm VI đem lại 13 triệu USD, kiểm soát 69% cổ phần. Tài sản của công ty bây giờ trị giá 32, 5 triệu USD.

- Gia nhập thị trường chứng khoán: Qua 6 năm, sản phẩm đã phát triển tốt. Để tài trợ cho sự tăng trưởng, công ty phải bán 19% tài sản ở thị trường chứng khoán, thu về 21 triệu USD. Giá trị tích luỹ của công ty đạt 112 triệu USD. Các sáng lập viên chỉ còn sở hữu 9% cổ phần, nhưng giá trị cổ phần của họ đã lên tới hơn 10 triệu USD.

Cơ hội hình thành các VCF ở Việt Nam

Cho đến nay, Việt Nam mới có 3 loại hình tài chính chủ yếu cho phát triển sản phẩm dựa trên các công nghệ mới.

Ngân sách nhà nước: Trước đây, ngân sách nhà nước chỉ cấp cho hoạt động R &D dưới dạng kinh phí sự nghiệp khoa học và chủ yếu là cho các viện nghiên cứu, trường đại học. Gần đây, một phần ngân sách đã được cấp cho các dự án sản xuất thử nghiệm. Đối tượng và hình thức cấp cũng được mở rộng, ví dụ cho các dự án có sự tham gia của các doanh nghiệp, hoặc các dự án ghi rõ địa chỉ áp dụng. Tuy nhiên, quy mô của nguồn tài chính này còn rất nhỏ bé, và cơ chế quản lý cứng nhắc đã gây khó khăn cho các hoạt động R &D và ứng dụng mang tính rủi ro cao.

Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng đã có quy chế tín dụng cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ từ thập niên 80 của thế kỷ trước (Chỉ thị 16 và sau đó là Quyết định 270), nhưng không được thực hiện trên thực tế do cơ chế thị trường lúc đó chưa hoạt động, không tạo ra nhu cầu thực sự phải vay vốn. Đến nay, có thể nói cơ chế tín dụng không hoàn toàn thích hợp cho một số hoạt động R &D và đổi mới mang tính rủi ro cao, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, chưa có tài sản thế chấp, chưa có thị trường ổn định...

Đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp: Trong bối cảnh bước đầu công nghiệp hoá và mới chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phần lớn còn yếu và khả năng đầu tư từ vốn tự có là rất nhỏ bé.

Như vậy, có thể thấy, các thể chế tài chính và nguồn đầu tư hiện tại chưa đủ đa dạng để tài trợ cho các hoạt động R &D, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, cần phải có những phương thức đầu tư tài chính mới như VI. VI trở nên quan trọng hơn khi một quốc gia muốn phát triển dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ mới. Trong khi đó, thị trường vốn không chính thức của Việt Nam có tiềm năng rất lớn chưa được khai thác. Một số lượng khổng lồ vốn nhàn rỗi trong nhân dân chưa được đưa vào sử dụng. Gần đây, một loạt các thể chế tài chính mới đã được thiết lập: Các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, quỹ bảo hiểm… với cả vốn trong và ngoài nước. Bản thân các thể chế tài chính đó cũng có nhu cầu tự nhiên là phải đầu tư để lấy lãi và tất nhiên, một trong những kênh đầu tư của họ có thể là các VCF. Một số yếu tố khác làm cho việc VI có thể khả thi ở Việt Nam là:

- Việt Nam có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu và mạng lưới các cơ quan R &D lớn. Đội ngũ và mạng lưới này đã tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu được đánh giá là “có giá trị và khả năng ứng dụng lớn”, nhưng cho đến nay vẫn ít được áp dụng. VI có thể thổi một luồng sinh khí vào lực lượng này.

- Hệ thống luật pháp của Việt Nam đang được hoàn thiện dần, cho phép các tổ chức VI có thể hoạt động được. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép việc góp và rút vốn thuận lợi, dễ dàng; Luật Chứng khoán cho phép các loại hình quỹ đầu tư ra đời.

- Thị trường chứng khoán đã hình thành và đi vào hoạt động. Trên thực tế, đã có một số VCF được thành lập ở nước ngoài nhưng nhằm vào thị trường Việt Nam, điển hình là Quỹ IDG Venture. Quỹ này đã huy động 100 triệu USD cho mục đích đầu tư ở Việt Nam, và đã đầu tư vào một số công ty non trẻ, nhưng có tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Một số quỹ đầu tư khác đã thành công trong các lĩnh vực đầu tư an toàn như bất động sản, doanh nghiệp cổ phần hóa, ví dụ, Vinacapital đang xúc tiến một VCF vào lĩnh vực công nghệ cao.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, VI không phải là hình thức đầu tư đơn giản và yêu cầu phải hội tụ nhiều điều kiện mà Việt Nam còn phải cố gắng nhiều mới có được, ví dụ thái độ khoan dung với những công ty thất bại, óc mạo hiểm kinh doanh, tinh thần sáng tạo, vượt ra khỏi những thói quen và cách làm đã định hình.
 
Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhật muốn đầu tư vào các doanh nghiệp Venture của Việt nam liên quan đến ICT

Chào tất cả các bạn !

Hiện nay, Công ty chuyên về đầu tư CAI (venture business) của Nhật đang tìm kiếm các nhà khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp trẻ đang hoặc trong quá trình triển khai kinh doanh liên quan đến lĩnh vực Internet (E-commerce, Mobile contents, Media, o­nline Advertisements...). Những doanh nghiệp trẻ này đang cần hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để đầu tư cho dự án khởi nghiệp đang triển khai thì CAI sẽ xúc tiến đầu tư theo kiểu Venture investment bằng cách mua cổ phần của các công ty này và trở thành cổ đông chiến lược. Sau khi trở thành cổ đông chiến lược thì Công ty CAI sẽ support và tư vấn cho đối tác về technical, hõ trợ tài chính để doanh nghiệp trưởng thành.

Nếu anh chị em nào hiện đang là nhà khởi nghiệp, hoặc có quen biết các doanh nghiệp trẻ mới thành lập đang kinh doanh lĩnh vực internet nói trên và đang có mong muốn kêu gọi vốn đầu tư thì xin hãy liên lạc hoặc giới thiệu cho mình với.

Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự hợp tác các bạn.
Chi tiết xin liên hệ:
Mạnh Dũng
E-mail:dung@cai.co.jp or nguyenhosei0709@gmail.com
Tel: 080-6533-7779

http://www.nhatban.net/nb/forum/index.php?post_id=5427
 
Thanks for your attention in our VCF. Now, we are finding enterpreuner who establishes ICT business to invest in. If you know any ICT potential projects, pls contact me at: dung@cai.co.jp or nguyenhosei0709@gmail.com

Hope to have cooperation with you.
Thx n rgds
Nguyen Manh Dung
 
Dear Mr Dung,
Thank for your regard. Glad to know you.
Hope that you will coordinate closely with us to discover a number of opportunities in Vietnam.

First discussion topic, what do you think about opportunity in embedded system outsourcing in Vietnam for Japanese market. I think the most Vietnam competitive advantages is potential human resource in embedded system. If we can deploy a business model [1 Japaneses engineer + 5 Vietnam engineer], I think we will success.

Do you know USOLV company http://www.usol-v.com.vn/Default.aspx
In my opinion, I think we can deploy above model better than USOL, which we can utilize the [advantages of Japanese technology, finance, brand ... + advantages of Vietnam human resource]

Regards,
 
Bí mật của các công ty đầu tư vốn cổ phần cá nhân

Các công ty đầu tư vốn cổ phần cá nhân đang quản lý khoản 1.000 tỷ USD vốn trên toàn cầu. Do tính chất riêng tư rất cao của mô hình hoạt động này, công chúng còn rất nhiều điều chưa biết về các giao dịch và vận động bên trong các tổ chức này. Các công ty đầu tư vốn cổ phần cá nhân được tổ chức ra sao? Vận hành thế nào để có được thành công? Nghiên cứu của các giáo sư Ayako Yasuda (Đại học Wharton) và Andrew Metrick (Trường quản trị đại học Yale) với tiêu đề “Nền kinh tế của các quỹ đầu tư cổ phần cá nhân” hé mở phần nào thế giới kỳ bí này.

Kết quả nghiên cứu được rút ra từ bộ dữ liệu rất lớn- danh mục đầu tư vốn cổ phần của một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới. Đây là một điều kiện rất hiếm khi xảy ra. Công ty đầu tư không lộ danh này đã cung cấp dữ liệu của 238 quỹ đầu tư vốn cổ phần riêng khác nhau mà chính công ty này cũng tham gia bỏ vốn từ năm 1992 đến 2006. Trong 238 quỹ đầu tư, 144 là quỹ mua lại, 94 quỹ còn lại chuyên về đầu tư vốn mạo hiểm.

Đầu tư vốn cổ phần riêng đang quay trở lại và David Turner, Giám đốc điều hành các hoạt động đầu tư vốn cổ phần riêng của Guardian Life Insurance, cho rằng, thời điểm bùng nổ của hoạt động này đã đến.

Nguồn thu phí ổn định

Theo giáo sư Yasuda, hai kết luận quan trọng nhất của nghiên cứu này là:

* Thứ nhất, khoảng 60% nguồn thu của các công ty đầu tư vốn cổ phần cá nhân đến từ những nguồn cố định, không phụ thuộc vào hiệu quả vận hành của hoạt động đầu tư.

* Thứ hai, trong khi các quĩ đầu tư mạo hiểm có xu hướng thu về nhiều hơn từ một đô-la bỏ ra so với các quỹ đầu tư chuyên thực hiện mua lại, thì các quỹ mua lại về căn bản có khả năng chịu tải cao hơn với lượng vốn lớn, và do đó, có thể thu về số tiền lớn hơn rất nhiều từ một đối tác hay một nhân sự làm việc. Thêm vào đó, các nhà quản lý quỹ thành công có thể tạo ra các điều khoản có lợi cho mình khi đưa ra các quỹ mới, có qui mô lớn hơn.

Phần lớn các quỹ đầu tư vốn cổ phần riêng được vận hành với hình thức quan hệ đối tác hữu hạn (limited partnership), với một công ty đầu tư vốn cổ phần riêng phục vụ như một đối tác chung (general partner), các đối tác hữu hạn (limited partner)- những tổ chức lớn và cá nhân giàu có- bỏ vốn vào quỹ. Mỗi đối tác hữu hạn thông thường duy trì mối quan hệ trong vòng 10 năm với các điều kiện về mức phí được được đối tác chung đưa ra ngay từ khi bắt đầu lập và vận hành quỹ. Đối tác chung (công ty quản lý quỹ đầu tư vốn cổ phần) nhận được phần phí cố định, thường là mức 2% hoặc hơn trên tổng số tiền quản lý cho mỗi năm, cộng thêm một hay nhiều khoản thu biến đổi theo hiệu quả vận hành, bao gồm cả các quyền lợi của việc nắm giữ vai trò đối tác. Các công ty chuyên thực hiện mua lại có tên tuổi cũng thường yêu cầu được nhận phí giao dịch từ các quỹ mà họ lập ra. Một số đối tác hữu hạn nhưng có tiềm lực mạnh như các quỹ tiền lương lớn, cũng có khi đưa ra các điều kiện lợi ích riêng.

Các công ty vốn cổ phần riêng duy trì kinh doanh bằng việc đưa ra các quỹ mới sau mỗi 3 đến 5 năm. Khi đã thành công với các quỹ trước, công ty có thể đưa ra yêu cầu phí quản lý cao hơn, đòi hỏi phí mức phí cao hơn với thành công của quỹ và cũng dựng được quỹ với qui mô lớn hơn.

Tuy vậy, có những khác biệt quan trọng giữa chiến lược và cách thức triển khai giữa quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ mua lại, hai loại hình chính trong ngành đầu tư vốn cổ phần riêng. Giáo sư Yasuda lưu ý rằng, kết quả nghiên cứu khẳng định điều mà rất nhiều đầu tư cảm nhận: bản chất kinh tế của quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và quỹ mua lại không giống nhau, dẫu rằng cả hai đều dựa trên phí quản lý cố định, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu doanh thu. Khác biệt không chỉ nằm trong khả năng chịu tải với lượng vốn lớn của các quỹ mua lại so với các quỹ đầu tư mạo hiểm mà còn trong các kỹ năng vận hành cơ bản.

Đầu tư sớm (early-stage investing)

Chuyên gia đầu tư mạo hiểm thường là các nhà khoa học và kỹ sư, sau đó tiếp tục được đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong vận hành, marketing, quản trị và các kỹ năng cần thiết khác để giúp các công ty nhỏ phát triển. Đầu tư sớm là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, Giáo sư Yasuda cho biết, và ngay cả các đầu tư vốn mạo hiểm chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm nhất cũng sẽ gặp phải khó khăn nếu phải đồng thời giám sát hoạt động của 5 công ty.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm điển hình thường có 5 đối tác và đầu tư mỗi năm 5 công ty trong 5 năm đầu tiên của một quỹ có thời gian hoạt động 10 năm. Giá trị đầu tư sớm cũng hiếm khi vượt quá 100 triệu đô-la Mỹ. Tính bình quân, một chuyên gia đầu tư mạo hiểm có thể thực hiện hiệu quả 1 dự án đầu tư mỗi năm trong 5 năm hoạt động đầu tiên của quỹ, với qui mô đầu tư từ 350 đến 500 triệu đô-la Mỹ. Trong 5 năm tiếp theo, chuyên gia này sẽ chủ yếu tập trung vào việc giám sát và tăng cường hiệu quả kinh doanh tại những công ty đã đầu tư.

Một nhóm dự án, chiếm 20% trong tổng số đầu tư, mang lại nguồn thu lớn nhất cho các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là nhóm dự án mang lại lợi nhuận có thể lớn gấp 5 lần con số đầu tư, và thường xuất hiện với tỷ lệ 1/5 (cứ 5 dự án đầu tư vốn mạo hiểm, sẽ có một dự án thuộc nhóm lợi nhuận cao). 20% dự án đầu tư khác của các quĩ đầu tư mạo hiểm có khả năng thất bại hoặc chỉ đạt được mức thu hồi tối thiểu. 60% dự án đầu tư còn lại mang lại thu nhập bình quân gấp 2,5 đến 3 lần vốn đầu tư ban đầu. Một kết quả không quá cao nếu xem xét tới các rủi ro, nhưng phần lớn công ty đầu tư có thể chấp nhận và tồn tại với kết quả này.

Các công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu (nổi tiếng với qui mô lớn và các thành công rực rỡ) như Kleiner Perkins Claufield & Buyers, được biết đến với các khoản đầu tư thuộc vào nhóm 20% tốt nhất. Có thể kể tới các thương vụ Amazon, Compad (sau đó được Hewlett-Packard mua lại), Genentech, và Netscape (AOL mua lại); và Sequoia Captial với các thương vụ Google, Yahoo, Paypal (Ebay mua lại), Apple và YouTube (Google mua lại). Các công ty đầu tư mạo hiểm này có thể huy động được những nguồn lực rất lớn. Tuy nhiên, chính những công ty này cũng gặp phải giới hạn do tính chất công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của hoạt động đầu tư mạo hiểm. Để phát hiện và thực hiện đầu tư vào nhiều công ty nhỏ, có tiềm năng tăng trưởng vượt trội, cần đội ngũ chuyên gia đầu tư mạo hiểm rất đông đảo. Do vậy, trong thế giới đầu tư mạo hiểm, qui mô lớn hơn không nhất thiết đồng nghĩa với việc có lợi nhuận lớn hơn.

Can thiệp ít hơn (less hand holding)

Các quỹ mua lại có khả năng chịu tải với lượng vốn lớn tốt hơn quỹ đầu tư mạo hiểm bởi họ thực hiện các khoản đầu tư có qui mô lớn, vào những công ty đã bước sang giai đoạn trưởng thành, và do vậy, thường cần ít sự can thiệp vào hoạt động quản lý. Trong mẫu khảo sát của Metrick và Yasuda, trung vị của các quỹ mua lại là 600 triệu đô-la Mỹ qui mô và các khoản đầu tư có độ lớn trung bình 50 triệu đô-la Mỹ với 10 đến 12 công ty trong vòng 10 năm hoạt động của quỹ. Với tỷ lệ huy động vốn vững chắc và an toàn, các quỹ mua lại có thể thâu tóm những công ty rất lớn như Chrysler (Cerberus Capital Management mua lại), RJR Nabisco (Kohlberg Kravis Roberts) hya Hilton Hotel (The Blakstone Group mua lại).

Do đầu tư vào các hoạt động kinh doanh đang được có cấu trúc điều hành tương đối hoàn chỉnh và phức tạp, các quỹ mua lại có thể trông nom những khoản đầu tư lớn mà không cần thiết phải bổ sung thêm nhân sự. Công việc không phải là cung cấp các kỹ năng quản lý cần thiết mà thiên về xu hướng đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh đang được quản lý hiệu quả, giám sát chiến lược tài chính và xác định các vận hành hiệu quả mới.

Các đối tác tham gia quỹ mua lại thường là nhóm tổ chức tài chính hay vận hành kinh doanh trong cùng ngành, hoặc gần gũi. Và vì các quỹ mua lại đầu tư vào những hoạt động kinh doanh lớn hơn, phức tạp hơn, một đối tác mua lại điển hình cần giám sát không quá hai hay ba dự án đầu tư tại cùng một thời điểm.

Lượng vốn vay nhỏ bé sẵn sàng để các quỹ đầu tư vốn cổ phần huy động có hiệu ứng không đáng kể tới các nhà đầu tư vốn mạo hiểm, Giáo sư Yasuda cho biết, lý do là vì các khoản đầu tư của họ thường có tỷ lệ huy động vốn thấp. Ngay tại thời điểm này, các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn dành rất nhiều quan tâm cho các thị trường IPO dài hạn- hiện đang mất điểm, làm hạn chế khả năng rút vốn đầu tư từ các dự án hiện tại và lệ thuộc nhiều hơn và cơ hội bán lại các dự án này cho những công ty lớn hơn.

Thị trường IPO suy giảm kể từ sau vụ đổ vỡ của thế giới công nghệ sau năm 2000 xảy ra chỉ ngay sau khi các công ty đầu tư mạo hiểm mở những quỹ lớn nhất trong lịch sử. Các quỹ này hiện đã bước vào năm thứ tám và thứ chín, như vậy, họ sẽ sớm phải rút vốn đầu tư trong vòng 2 năm tới. Nếu điều này không thực hiện được, hoặc gặp nhiều khó khăn, một số không nhỏ công ty đầu tư mạo hiểm sẽ rời khỏi ngành kinh doanh này.

Ngược lại, thị trường tín dụng thiếu thanh khoản gây tác hại trực tiếp tới các công ty mua lại bởi có rất ít những công ty hấp dẫn mà lại đòi hỏi tỷ lệ huy động vốn vay thấp. Các công ty mua lại đã lập kỷ lục huy động vốn cổ phần trước khi thị trường tín dụng sụp đổ vào mùa hè năm 2007 và rất nhiều công ty đăng gặp khó khăn trong giải ngân vào lúc này. Thị trường tín dụng càng ở lâu trong trạng thái chán nản, càng có nhiều khả năng một số quỹ phải trả lại vốn huy động cho các đối tác hữu hạn hoặc bắt đầu đầu tư vào một số lượng lớn các công ty có qui mô nhỏ và vừa, điều này sẽ đòi hỏi nguồn lực lớn cho việc giám sát các khoản đầu tư.

Nếu điều đó xảy ra, hoạt động kinh doanh mua lại sẽ mất đi rất nhiều năng lực chịu tải và sự khác biệt trong bản chất kinh tế giữa các quỹ đầu tư mạo hiểm và mua lại sẽ khó phân biệt hơn.
 
Last edited by a moderator:
Obama sẽ là tổng thống công nghệ đầu tiên của Mỹ
Chiến thắng lịch sử của Barack Obama không chỉ mang đến cho nước Mỹ một chủ nhân da màu tại Nhà Trắng mà còn là tín hiệu tốt lành đối với các công ty ở thung lũng Silicon.

"Obama yêu công nghệ và một trong những lý do giúp ông thành công là vì đã tận dụng hiệu quả mạng Internet", chuyên gia phân tích Rob Enderle thuộc hãng nghiên cứu Enderle Group nhận xét. Trong ngày bầu cử, gần 91% nhân viên tại Silicon Valley được cho là đã bỏ phiếu cho Obama. Các công ty ở đây cũng đầu tư cho cuộc vận động của Obama nhiều gấp 5 lần John McCain.
B5.jpg

Ảnh: BarackObama.com.

Tân tổng thống Mỹ từng tuyên bố sẽ bảo vệ tính trung lập của Internet và mang đến kết nối băng rộng cho mọi người dân khi trò chuyện với Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt.

Thời gian qua, không ít cuộc tranh luận đã nổ ra xoay quanh việc các nhà cung cấp dịch vụ mạng có nên can thiệp vào lưu thông Internet và ưu tiên một số ứng dụng và website nhất định. ISP giải thích điều này giúp họ đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng cũng như tránh được tình trạng nghẽn đường truyền vì quá tải thông tin.

Trong khi đó, Google khẳng định việc phân quyền sẽ kìm hãm sự sáng tạo và làm nhụt chí những công ty Internet mới thành lập do không đủ thực lực cạnh tranh với các "đại gia" để được ưu tiên băng thông. Obama cũng cho rằng nhà cung cấp cần đối xử công bằng với tất cả mọi người sử dụng.

Ông còn dự định chọn ra một người đảm nhận chức vụ CTO (Chief Technology Officer) đầu tiên ở tầm quốc gia nhằm đảm bảo vai trò của công nghệ trong mọi quyết định của chính phủ. Người được chọn có thể sẽ là nhà sáng lập Trung tâm Internet xã hội Stanford Lawrence Lessig hoặc Giám đốc kỹ thuật Shane Robison của hãng máy tính Hewlett Packard hoặc Schmidt (Google).

"Cũng có thể là Al Gore, nhưng sẽ thú vị hơn nếu như CTO là ai đó trong lĩnh vực công nghệ thay vì một chính trị gia", Enderle nhận định.

Quan điểm gây băn khoăn nhất là Obama không ủng hộ việc outsource (gia công bên ngoài nước Mỹ). Ông kêu gọi thay đổi chính sách nhập cư nhằm tạo điều kiện cho các hãng Internet tuyển kỹ sư và người có tay nghề từ các nước khác dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện hệ thống giáo dục để đội ngũ kỹ sư hàng đầu trong tương lai sẽ được "nuôi dưỡng" ngay tại Mỹ.

"Obama có nhiều tham vọng lớn, nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, chưa thể nói trước được bao nhiêu trong số những kế hoạch đó sẽ thành hiện thực", chuyên gia Van Baker của hãng nghiên cứu Gartner nói.

Trong khi đó, cộng đồng mạng đang ăn mừng chiến thắng của đảng dân chủ bằng những video độc đáo trên YouTube như... nuốt chửng chai soda 2 lít. Hàng chục thành viên thuộc Second Life cũng nhảy múa điên cuồng tại "đại bản doanh" của Barack Obama trong thế giới ảo này. Ngược lại, Straight Talk Cafe - nơi ủng hộ John McCain - lạnh lẽo như một thị trấn không người.
 
Last edited by a moderator:
Chuyện về Tổng giám đốc IDG Venture Việt Nam !

Nguyễn Bảo Hoàng là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

NBH_DC.jpg

Nguyễn Bảo Hoàng tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển tại Đại học Harvard khoá học 1991-1995.

Sau đó, anh lấy bằng bác sỹ y khoa của Trường Y Feinberg (Feinberg School of Medicine, thuộc Đại học Northwestern) và thạc sĩ khoa quản trị kinh doanh thuộc Trường Quản trị Kinh doanh Kellogg (Kellogg School of Management) cũng của Trường Đại học Northwestern) cùng trong năm 2000 (khoá học 1995-2000).

Nhưng có lẽ bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bảo Hoàng là cuộc gặp tình cờ vào năm 2003 giữa anh với tỷ phú Mỹ Patrick McGovern-người sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn IDG của Mỹ.

Đánh giá cao khả năng phân tích thị trường và năng lực quản lý của Nguyễn Bảo Hoàng, Patrick McGovern đã giao cho Hoàng trọng trách là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

IDG Venture Việt Nam là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên về công nghệ thông tin tại thị trường Việt Nam với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong một hai năm tới. IDG Việt Nam dự kiến sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển trên quy mô toàn cầu.

Thời tuổi trẻ

Nguyễn Bảo Hoàng sinh năm 1974, là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em gồm 2 trai, 2 gái. Gia đình anh rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia, khi anh mới 22 tháng tuổi.

Ngay từ khi 8 - 9 tuổi, Hoàng được cha mẹ dành dụm cả 3 tháng lương để mua cho con một chiếc máy tính IBM, lúc đó là mơ ước của nhiều người kể cả đối với người Mỹ. Với chiếc máy tính đó, ngoài việc chơi game như bao đứa trẻ khác, Hoàng đã mày mò tìm hiểu các linh kiện của nó, học cách lập trình.

Khi thấy thông tin rao bán nhà của những người họ hàng xung quanh mình khá lộn xộn, Hoàng đã giúp họ đánh lại văn bản, trình bày sạch đẹp, lại có thêm những bức ảnh minh họa khá đẹp mắt, dễ nhận diện. Kể từ đó, hầu hết những người buôn bán bất động sản trong vùng đều tới nhờ Hoàng làm giúp những tờ rơi (brochures).

Số tiền thù lao mà họ trả đủ để Hoàng mua thêm hai chiếc máy tính nữa. Có thêm máy, Hoàng rủ thêm hai người bạn cùng làm. Yêu thể thao và chơi giỏi một số môn thể thao, Hoàng còn tham gia viết báo thể thao và làm việc cho đài phát thanh của trường.

Các anh chị của Hoàng đều là bác sĩ. Hoàng kể “Các anh chị tôi đều muốn trở thành bác sĩ, bởi vì chúng tôi coi đó là cách tốt nhất có thể trực tiếp giúp đỡ người khác. Lúc đầu tôi vẫn nghĩ mình sẽ theo đuổi nghề bác sĩ và tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ như các anh chị tôi. Thế nhưng, dịp trở về quê hương Việt Nam sau 20 năm xa cách đã làm thay đổi sự nghiệp và cả cuộc đời tôi”.

Năm 1995, sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển tại Đại học Harvard, Nguyễn Bảo Hoàng lần đầu tiên trở về Việt Nam sau thời gian dài xa cách. Được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội và nhiều vùng miền của đất nước kể cả các vùng thôn quê đánh dấu một cảm xúc khác lạ trong dòng máu con cháu Lạc Hồng trong anh.

Thực ra những năm tháng theo gia đình định cư trên đất Mỹ, ký ức về quê hương của anh là những điệu hò xứ Nghệ mà mẹ hát cho anh nghe, và những câu chuyện mà cha anh kể lại về những vùng đất mà ông từng đi qua. Vị mặn nồng quê hương như theo lời ru của mẹ cứ thấm dần vào cảm xúc của một người con xa quê lâu ngày.

Đặc biệt, trong chuyến về Việt Nam đó, Hoàng đã được gặp lại bà nội của mình, dù cho tiếng Việt của Hoàng lúc bấy giờ chưa rành lắm. Nhưng tình thương yêu và sự chăm sóc của những người thân trong gia đình ở quê nhà đã trỗi dậy trong anh nỗi thiết tha trở lại Việt Nam và gắn bó lâu dài hơn với đất nước quê hương.

Sau chuyến thăm đó anh lại trở về Mỹ, tiếp tục học lấy bằng bác sỹ y khoa của Đại học Northwester. Cũng trong thời gian này anh đồng thời theo học thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Quản lý kinh doanh Kellogg (Kellogg School of Management cũng trực thuộc Đại học Northwestern) và tốt nghiệp hai trường này vào năm 2000.

Trong thời gian theo học Trường Y khoa, anh đã cùng các cộng sự xây dựng nhóm S2S Medical Publishing chuyên xuất bản sách, tài liệu học tập cho sinh viên y khoa, thành lập website medschool.com chuyên sâu nghiên cứu việc phát triển hệ thống học tập từ xa cho sinh viên y khoa và đã thu hút được hơn 25 triệu USD vốn đầu tư cho công trình này.

Trên 8 năm làm việc trong lĩnh vực y học, Hoàng đã có công trình nghiên cứu về chu kỳ và sự suy giảm của protein và sự phát triển của cấu trúc neuron, được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành The Journal of Biological Chemistry.

Năm 2000, Nguyễn Bảo Hoàng quay lại Việt Nam lần thứ hai để giúp một doanh nghiệp viễn thông Mỹ mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Anh trở thành giám đốc điều hành cho Công ty Viễn thông Mỹ VITC tại khu vực châu Á - một công ty chuyên về giao thức Internet và công nghệ.

Trong suốt thời gian làm việc tại VITC, Hoàng đã góp sức biến công ty mới được thành lập, phát triển lớn mạnh và đạt doanh thu hơn 30 triệu USD hàng năm.

Bước ngoặt

Trước khi đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn IDG cũng đã cân nhắc rất nhiều vì họ cũng chưa hình dung hết những khó khăn, thách thức mang tính đặc thù rất riêng biệt của thị trường Việt Nam.

Chỉ đến khi tỷ phú Mỹ Patrick J. McGovern - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG - tình cờ gặp Bảo Hoàng trong năm 2003, bài toán này mới tìm ra lời giải. Patrick không chỉ là người đặt nền móng cho lĩnh vực truyền thông trong ngành công nghệ thông tin mà còn có tầm nhìn rất rộng về tương lai và sự phát triển của lĩnh vực này.

Năm 2003, Nguyễn Bảo Hoàng tình cờ gặp ông Patrick McGovern - vào một buổi ăn sáng do Hội đồng thương mại Mỹ (Amcham) tổ chức cách đây hơn 6 năm. Họ trao đổi rất nhiều về tình hình công nghệ thông tin tại Việt Nam, về lĩnh vực truyền thông, viễn thông và về tương lai của chúng trong nhiều năm tới.

Sau đó ít lâu, bằng những lập luận của mình, Nguyễn Bảo Hoàng đã thuyết phục được hơn 300 nhà lãnh đạo của Tập đoàn IDG khi họ đồng ý đầu tư vào Việt Nam.

Hoàng cảm nhận được sự đồng cảm của Patrick khi ông chia sẻ với Hoàng về tương lai của việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, về niềm tin rằng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và thu hút thật nhiều nhà đầu tư trong một tương lai không xa.

Hoàng cắt nghĩa đầu tư mạo hiểm là số vốn bỏ ra để đầu tư vào các công ty hoặc các nghiên cứu mang tính đổi mới và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi tiềm ẩn cả hai khả năng mất vốn hoặc thu được lợi nhuận cao đều có thể xảy ra.

Nhưng thực ra đối với Hoàng anh không thích dùng từ “mạo hiểm” lắm, và Hoàng thích dùng khái niệm đầu tư triển vọng hơn, bởi quỹ hỗ trợ cho những công ty mới, có nhiều tiềm năng phát triển. Tất nhiên, đối với việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, khả năng mất vốn và kinh doanh có lãi đều có thể xảy ra.

Hoàng nói: “Vốn đầu tư sẽ không hạn chế, mà điều quan trọng là doanh nghiệp xin cấp vốn phải chứng tỏ được tiềm năng của mình”. Anh cho biêt trong số gần 2.000 doanh nghiệp xin cấp vốn đầu tư trong năm 2007, chỉ có 13 doanh nghiệp được IDG Venture Việt Nam lựa chọn.

Ngoài ra, IDG Ventures Việt Nam còn đóng vai trò là cầu nối cho thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. “Khi hiểu rõ thị trường Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng giới thiệu những công ty về công nghệ thông tin tốt nhất của Việt Nam tới các đối tác nước ngoài”, Hoàng nhấn mạnh.
 
Vài nét về mẫu hình công ty spin-off trên thế giới
ImageHandlerLargeashx.jpg

Mô hình công ty spin-off là một trong những giải pháp tốt nhất để thương mại hoá sản phẩm công nghệ. Các công ty spin-off tạo ra cơ hội cho những nghề nghiệp trình độ cao, thành quả của nó là động lực của nền kinh tế tri thức.

Sự phát triển công ty spin-off của ĐH Alberta


Năm 2003, 44 công ty spin-off của ĐH Alberta thu hút hơn 150 triệu USD đầu tư cá nhân, so với khoảng 15 triệu USD từ khu vực công cộng.
Ở đây, các nhóm chuyển giao công nghệ và phát triển công ty spin-off giúp các nhà phát minh triển khai việc thành lập công ty và đăng ký bản quyền công nghệ của trường ĐH để làm nền tảng công nghệ cho công ty đó. Sau khi xác định được tính khả thi, những bước đầu tiên là phải xây dựng được các hợp đồng và thống nhất điều khoản giữa các bên. Những bước tiếp theo có thể là cung cấp sự tư vấn về kế hoạch thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng đội ngũ điều hành và nhận định sự liên hệ với các nhà đầu tư tiềm năng cũng như các nguồn tài chính khác.

Lộ trình hoạt động


Giai đoạn đầu: Trong giai đoạn đầu, công ty được sáp nhập và nằm trong một quan hệ thống nhất với trường ĐH, nó sẽ phát triển dần lên để có thể sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn chuyển giao này, các công ty có thể theo đuổi sự cộng tác với các hiệp hội, hoạt động tài chính, phát triển công nghệ, xây dựng một đội ngũ điều hành và những chuyên môn thích hợp.

Giai đoạn công ty đi vào hoạt động: một công ty "hoạt động" nghĩa là giành được một không gian tư nhân/cho thuê thích hợp để phục vụ cho sự vận hành của nó. Đồng thời, ít nhất một trong hai điều kiện sau phải thỏa mãn, thứ nhất, phải có một đội ngũ điều hành, thứ hai, đảm bảo được khả năng thu nhập tài chính liên tục. Một công ty hoạt động phải có khả năng giữ được cân bằng và ổn định cho sự phát triển trong tương lai, sau khi đã hoàn tất các giai đoạn đầu tiên của sự thành lập.

Công ty spin-off Onware
mau2.jpg

Một trong những công ty spin-off mới nhất của ĐH Alberta là tập đoàn phần mềm Onware. Onware đã mở rộng cánh cửa thương mại của nó từ tháng 9 năm 2002. Công ty được thành lập sau khi các sinh viên tốt nghiệp khoa học máy tính của ĐH Alberta là Fraser Gallop và Ian Moon phát triển một đề án chuyển giao công nghệ cùng với John Shillington, giám đốc của một chương trình gọi là Nghiên cứu và Cách tân trong việc Sáng lập Công ty Mới (LINC - Learning and Innovation in New Company Creation).

Mặc dù sự phát triển dường như là rất nhanh, nhưng trên thực tế, sản phẩm phần mềm đã phải dựa trên công sức bảy năm nghiên cứu của các giáo sư ĐH Alberta, đó là Paul Sorenson, Jim Hoover và Eleni Stroulia, những nghiên cứu viên nòng cốt của chương trình LINC, làm việc ở Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Phần mềm (SERL - Software Engineering Research Lab).

Xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu mà những giáo sư này cùng các cộng sự đã đạt được ở SERL, Gallop, Moon và Shillington đã thúc đẩy sự áp dụng việc điều hành giao tiếp cho các công ty xây dựng có hệ thống trực tuyến. Sau đó, ba người này quyết định đưa sản phẩm của họ ra thị trường, và Onware ra đời. Shillington là chủ tịch công ty, Gallop là phó chủ tịch, còn Moon hoạt động với vai trò kiến trúc sư nòng cốt về phần mềm.

Mặc dù mới bắt đầu và còn tương đối ít kinh nghiệm kinh doanh, nhóm này cũng đã tranh thủ được những lợi ích từ các mối liên kết, sự tư vấn sản xuất kinh doanh và xây dựng được sự nhạy bén cần thiết để đạt tới thành công. Onware đã xây dựng được một cơ sở khách hàng với khoảng 20 nhà doanh nghiệp đang sử dụng sản phẩm của họ.

"Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng, việc phân tích dữ liệu cho các đề án kiến trúc và kỹ thuật đang thách thức việc sử dụng các phương pháp truyền thống, và thông thường, nó đòi hỏi tới 10% ngân sách đề án", Gallop nói. "Sản phẩm phần mềm của chúng tôi, là một giải pháp trực tuyến, giúp làm giảm những chi phí này bằng việc xử lý dữ liệu và hệ thống giao tiếp của đề án, đồng thời lưu giữ lại tất cả thông tin để tham khảo trong tương lai".

Tổ chức Onware được hình thành một cách đặc biệt dành cho những đề án tự động trong công nghiệp xây dựng, từ công đoạn thiết kế kiến trúc, qua thiết kế kỹ thuật, đến công đoạn xây dựng.

"Lò ấp" các công ty spin-off của Đại học Alberta

Việc sáng lập công ty spin-off trong các trường ĐH Canada bị thách thức bởi sự khả năng giới hạn về không gian dành cho quá trình thai nghén những công ty mới. Sự thành lập Trung tâm Chuyển giao Nghiên cứu (RTF - Research Transition Facility) hồi năm 2000 đã giúp ĐH Alberta vượt qua thách thức này và từ đó làm tăng số lượng cũng như chất lượng tri thức và công nghệ của những công ty khơi nguồn từ hoạt động nghiên cứu ở trường ĐH.

RTF cho phép các công ty start-up mới tiếp tục cải cách công nghệ và thống nhất được với lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục. RTF sẽ nuôi dưỡng và nâng đỡ giai đoạn ban đầu của các kế hoạch kinh doanh, cùng phối hợp xây dựng thị trường cho các sản phẩm cũng như đảm bảo lợi ích rõ ràng cho những thành viên và các nhà đầu tư. RTF có thể đảm bảo không gian sinh sống cho 15 đến 20 công ty ở bất kỳ thời điểm nào, phụ thuộc vào nhu cầu về không gian đối với mỗi cơ sở, với hy vọng rằng, "thời gian cư trú" đối với bất cứ một công ty nào cũng nằm trong giới hạn từ sáu tháng đến bốn năm. RTF giúp các công ty thực hiện sự chuyển giao thành công từ một môi trường nghiên cứu hàn lâm sang một khu vực hoạt động thương mại.

"Điển hình" Lenovo
Thông tin nhanh về các công ty spin-off của Đại học Alberta, tính đến 31/3/2005
+ 84 công ty spin-off được thành lập kể từ năm 1963.
+ 69 công ty spin-off hiện đang hoạt động.
+ 1 công ty mới được thành lập trong giai đoạn 2004-2005.
+ 60 công ty được sáng lập trong vòng một thập kỷ gần đây, kể thời điểm hình thành Đơn vị Chuyển giao Công nghệ Đại học Alberta.
+ Các công ty spin-off trực tiếp sử dụng hơn 1000 lao động tri thức trình độ cao.
+ 7 công ty spin-off của Đại học Alberta là các công ty thương mại công cộng.
+ Đại học Alberta nắm cổ phiếu của 36 công ty spin-off, với giá trị ước tính khoảng 38 triệu USD
+ 90% các công ty spin-off có trụ sở ở Alberta, 80% trong số đó nằm ở Edmonton.

Năm 1984, với số vốn ban đầu 200.000 NDT (25.000 USD - chưa bằng giá một chiếc ô tô ở Việt Nam) do Viện Khoa học Trung Quốc cấp, nhà khoa học Lưu Truyền Chí (Liu Chuanzhi) cùng mười đồng nghiệp trong Viện thành lập Công ty Phát triển công nghệ mới. Họ thuê một gian nhà nhỏ làm trụ sở công ty. Sản phẩm đầu tiên của công ty là máy tính dành cho gia đình, loại máy lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Sau đó công ty mở rộng hệ thống bán lẻ trên cả nước, tạo nên thói quen dùng máy tính cho hàng triệu người Trung Quốc. Phần mềm từ điển Anh - Hán "Thiệp Truyền kỳ Trung Quốc" (Legend Chinese Character Card) được giải nhất Giải thưởng Tiến bộ khoa học - kỹ thuật Trung Quốc.

Năm 1989, công ty "thoát thai" khỏi Viện Khoa học Trung Quốc, trở thành Công ty tập đoàn Liên Tưởng Bắc Kinh, tên giao dịch tiếng Anh là Beijing Legend Computer Group Co, kinh doanh các mặt hàng máy tính, phần mềm, bo mạch chủ... Sau đó một năm, Công ty lên sàn giao dịch, và đến năm 1994, Legend đã có tên trên thị trường chứng khoán Hồng Kông.

Sau một loạt thành công của thương hiệu máy tính Lenovo (1 triệu máy năm 1994, 10 triệu máy năm 1998), công ty đổi tên giao dịch từ Legend (Truyền Kỳ) thành Lenovo. Lenovo là từ ghép của "Le" - thừa kế phần đầu chữ "Legend" và "novo" - tiếng Latin là "mới". Mục tiêu của Lenovo là chiếm lĩnh thị trường 3C (computer, communications, consumer electronics - máy tính, truyền thông và điện tử dân dụng). Tháng 5/2005, Lenovo gây chấn động khi mua bộ phận máy tính cá nhân của hãng IBM và trở thành một "đại gia" sản xuất máy tính cá nhân trên thế giới, có tổng doanh thu 13 tỷ USD/năm.

Lenovo rất chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển, hiện bộ phận R&D của công ty đang nghiên cứu hơn 200 hạng mục, trong đó nhiều hạng mục là công nghệ hàng đầu. Lenovo cũng vừa thành lập Trung tâm Cách tân (Innovation Center) ở Research Triangle Park, Bắc California.
P.V (tổng hợp)
 
Doanh nghiệp khoa học công nghệ - một lực lượng sản xuất mới?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đổi mới quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, tạo bước chuyển biến quan trọng cho các tổ chức KH&CN trong hoạt động nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Bên cạnh hình thức chuyển đổi thành tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí, Điều 4 của Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã quy định: Các tổ chức KH&CN có thể lựa chọn hình thức chuyển đổi thành doanh nghiệp KHCN(1). Đến thời điểm này, dự thảo Nghị định của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN đã được hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét ban hành.

Doanh nghiệp KHCN là gì?

Trong thời gian qua, nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp KHCN. Thực ra, khái niệm này xuất phát từ mô hình doanh nghiệp spin-off (tạm gọi là doanh nghiệp khởi nguồn) và doanh nghiệp start-up (doanh nghiệp khởi nghiệp) hình thành ở các nước công nghiệp phát triển.

Về cơ bản, chúng tôi tán đồng với ý kiến của một số nhà khoa học: Hình thức doanh nghiệp spin-off do người sáng tạo hoặc người chủ sở hữu công nghệ đó sáng lập (góp vốn và huy động vốn) nhằm đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá mang hàm lượng chất xám cao cho xã hội, là phương thức để nhà khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến cùng với kết quả nghiên cứu của mình. Doanh nghiệp spin-off gắn bó hữu cơ với cơ sở nghiên cứu, hình thành trên nền kết quả KH&CN của cơ sở nghiên cứu tạo ra và do những người sáng tạo ra cùng với cơ sở nghiên cứu sáng lập và điều hành.

Khác với doanh nghiệp spin-off, doanh nghiệp start-up không nhất thiết phải gắn liền với cơ sở nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu hoặc bí quyết công nghệ áp dụng vào sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp này có thể là sản phẩm của chính những người làm công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nhưng cũng có thể được chuyển giao từ các viện nghiên cứu, trường đại học, thậm chí được chuyển nhượng từ các nhà khoa học, các doanh nghiệp khác hoặc nhập khẩu.

Như vậy, có thể hình dung một cách đơn giản: Ai cũng có thể độc lập thành lập và điều hành doanh nghiệp start-up hoặc các loại hình doanh nghiệp khác, nếu muốn và có khả năng. Nhưng không phải ai cũng có thể thành lập và điều hành doanh nghiệp spin-off, mà chỉ có nhà khoa học có thành tựu sáng tạo cùng với cơ sở nghiên cứu của mình kết hợp với nhau mới có thể thành lập và điều hành doanh nghiệp spin-off, thành viên sáng lập của doanh nghiệp spin-off phải là những nhà nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu.

Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của doanh nghiệp spin-off và start-up rất đa dạng, tính chất năng động và tự chủ của nó rất thích hợp với nền kinh tế thị trường, vì thế khó áp dụng một cách “nguyên bản” trong điều kiện của Việt Nam. Theo chúng tôi, mô hình doanh nghiệp KHCN ở Việt Nam nên được xây dựng tổng hoà cả hai hình thức doanh nghiệp spin-off và doanh nghiệp start-up nêu trên, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học hoặc ươm tạo công nghệ của chính doanh nghiệp hoặc được chuyển giao từ các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Vì sao phải tạo lập và phát triển doanh nghiệp KHCN?

Một là, hoạt động KH&CN của nước ta hiện nay mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra rằng hoạt động KH&CN “chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế - xã hội… Các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các trường đại học chưa gắn kết với nhau”. Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX đã yêu cầu “từng bước chuyển các tổ chức KH&CN nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khoá IX khẳng định lại “phải khẩn trương chuyển các tổ chức KH&CN nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X cũng khẳng định: “Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Hai là, xuất phát từ thực tế bức xúc hiện nay: Nhiều nhà khoa học trong quá trình hoạt động KH&CN của mình đã có kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, có triển vọng áp dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị cho xã hội, nhưng việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất lại gặp nhiều khó khăn: Doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu, thiếu nguồn vốn đổi mới công nghệ sản xuất phù hợp, vấn đề mất bản quyền khi chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, lợi ích của nhà khoa học không được đảm bảo trong quá trình kinh doanh sản phẩm khoa học, trong khi bản thân nhà khoa học mà phần đông là viên chức nhà nước không có tư cách pháp nhân để tự sản xuất kinh doanh… Vì vậy, Nhà nước phải tạo cơ chế và điều kiện để các nhà khoa học có thể đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất, thậm chí không cần qua một khâu trung gian nào, bằng việc cho phép họ thành lập doanh nghiệp, trực tiếp áp dụng kết quả nghiên cứu của chính mình hoặc làm chủ công nghệ được chuyển giao để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá mang hàm lượng trí tuệ cao. Đó chính là doanh nghiệp KHCN được hình thành trên nền kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN các cấp trong các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu phát triển.

Ba là, kinh nghiệm của nhiều nước phát triển và mới công nghiệp hoá như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… về doanh nghiệp spin-off hay start-up rất ấn tượng và đáng học tập. Các nước này đặc biệt chú trọng khuyến khích phát triển các ý tưởng sáng tạo của các nhà khoa học trẻ, ươm tạo các công nghệ mới, hình thành và phát triển mạnh các khu công nghệ cao - nơi các kết quả nghiên cứu khoa học và các ý tưởng kinh doanh gặp nhau để tạo ra bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế.

Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình: Đại học Standford và Viện Công nghệ Massachusette - MIT (Mỹ) đã hình thành trên 8.000 doanh nghiệp KHCN, năm 2001 các doanh nghiệp này có tổng doanh thu gần 490 tỷ USD (chiếm khoảng 1/24 GDP của nước Mỹ). Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tây Nam Nhật Bản có khoảng 30.000 doanh nghiệp KHCN hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ cao, với tổng doanh thu năm 2002 gần 180 tỷ USD, chiếm 1/30 GDP của Nhật Bản. Khu công nghệ cao Trung Quan Thôn của Trung Quốc có gần 3.000 doanh nghiệp KHCN trong tổng số gần 14.000 doanh nghiệp KHCN của Trung Quốc được thành lập từ năm 1999 trở lại đây. Nổi bật là Tập đoàn Lenovo, khởi nghiệp từ Công ty phát triển công nghệ mới do 11 nhà khoa học của Viện khoa học Trung Quốc thành lập từ năm 1984 với số vốn ban đầu chỉ có 200.000 NDT, nay trở thành tập đoàn sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu thế giới với tổng doanh thu 13 tỷ USD/năm. Các nước Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia… nhiều năm qua cũng đã tập trung phát triển doanh nghiệp KHCN, coi đây là lực lượng sản xuất mới, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.

Bốn là, ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đang hoạt động đã có yếu tố của doanh nghiệp KHCN như Viện Máy và dụng cụ công nghiệp - IMI (được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm hoạt động như doanh nghiệp KHCN theo mô hình công ty mẹ - công ty con từ 2002), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ - APP, Công ty cổ phần Ứng dụng tiến bộ KH&CN - MITEC, Công ty cổ phần Dược phẩm - TRAPHACO, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng CAVICO… và đều có tốc độ tăng trưởng cao, có triển vọng phát triển và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Viện KH&CN Việt Nam thí điểm thành lập doanh nghiệp KHCN trên cơ sở kết quả nghiên cứu chế tạo thành công kính hiển vi điện tử quét đầu dò SPM của đề tài KH&CN cấp nhà nước KC.01.10 do GS Trần Xuân Hoài làm chủ nhiệm. Theo chúng tôi, để phát triển doanh nghiệp KHCN thì Nhà nước phải tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích tập thể và cá nhân các nhà khoa học có nguyện vọng và năng lực trực tiếp tiến hành sản xuất kinh doanh, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, ý tưởng khoa học, bí quyết công nghệ vào sản xuất và bảo đảm quyền lợi của họ về tài sản trí tuệ.

Trong quá trình xây dựng Nghị định của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN, có nhiều ý kiến với quan điểm trái ngược nhau xuất hiện, và phải thông qua các hội thảo khoa học và tham khảo ý kiến của các bộ ngành, các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp xuất thân từ khoa học, đang hoạt động thành công mới đi đến sự thống nhất tương đối về mô hình và tiêu chí của doanh nghiệp KHCN. Ví dụ: Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp KHCN là một loại hình doanh nghiệp mới, chưa được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Thực ra, doanh nghiệp KHCN không phải là một loại hình doanh nghiệp mới, mà chỉ là một cách gọi đối với doanh nghiệp thuộc các loại hình đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp khi đáp ứng được một số điều kiện đặc thù trong lĩnh vực KH&CN trong một thời hạn nhất định - giai đoạn mới hình thành doanh nghiệp hoặc mới chuyển đổi từ tổ chức KH&CN, có thể gọi là giai đoạn khởi nghiệp, tương tự loại doanh nghiệp spin-off hay start-up ở các nước phát triển.

Xung quanh điều kiện công nhận doanh nghiệp KHCN có một số ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết đều đồng ý với một điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng kết quả nghiên cứu đã được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (gọi chung là tài sản trí tuệ) của chính doanh nghiệp hoặc được chuyển giao từ các viện nghiên cứu, trường đại học cho doanh nghiệp.
 
Chính sách đối với doanh nghiệp KHCN như thế nào?

Nhà khoa học và tập thể cán bộ KH&CN khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi chuyển đổi tổ chức KH&CN thành doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn: Thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Tài sản lớn nhất của họ chính là “chất xám” và sự tâm huyết với sự nghiệp KH&CN của đất nước, họ rất cần sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước thông qua chính sách ưu đãi về thuế, giao tài sản (kể cả tài sản trí tuệ thuộc sở hữu nhà nước), giao quyền tự chủ như doanh nghiệp… Còn việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHCN phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác, sau thời gian được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và đã phát triển ổn định, doanh nghiệp KHCN sẽ tiếp tục hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Về thuế, theo pháp luật thuế hiện hành thì doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và được giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo và hưởng thuế suất 10% suốt thời gian hoạt động. Theo chúng tôi, doanh nghiệp KHCN cần được ưu đãi cao hơn doanh nghiệp mới thành lập, và được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất trong khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành, nghĩa là cần được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghệ cao, được giảm thuế một số năm tiếp theo (ví dụ 4-6 năm) nếu có tốc độ tăng trưởng cao.

Về tái đầu tư phát triển KH&CN, cần cho phép tính vào chi phí hợp lý trước thuế khoản trích đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp (mức hợp lý là khoảng 10-20% lợi nhuận trước thuế, bởi nếu quy định tỷ lệ này cao hơn có thể sẽ phát sinh hiện tượng triệt tiêu thu nhập chịu thuế, nếu quy định tỷ lệ này quá thấp sẽ không đảm bảo tái đầu tư phát triển cho doanh nghiệp).

Về tài sản trí tuệ, doanh nghiệp KHCN hoặc nhà khoa học tác giả của tài sản trí tuệ phải được Nhà nước chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với tài sản trí tuệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước áp dụng vào sản xuất. Khi đó, doanh nghiệp hoặc nhà khoa học có thể góp vốn bằng giá trị tài sản trí tuệ, có thể chuyển nhượng giá trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp, có thể được hưởng lợi từ sản xuất kinh doanh khi áp dụng tài sản trí tuệ. Việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà khoa học.

Một số vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập thành doanh nghiệp KHCN.

Có ý kiến cho rằng, tổ chức KH&CN công lập trước hết nên chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước một thành viên, sau đó mới chuyển sang hình thức đa sở hữu. Chúng tôi cho rằng, việc chuyển thành DNNN là không phù hợp với chủ trương chung (hạn chế thành lập mới DNNN) và sẽ cản trở sự năng động, sáng tạo của cán bộ KH&CN trong quá trình hoạt động, hơn nữa tiến trình cổ phần hoá DNNN sau chuyển đổi sẽ rất chậm chạp và vướng mắc như các DNNN hiện nay. Thực tế không thành công của việc thí điểm thành lập DNNN trong các viện nghiên cứu, trường đại học (thường gọi là doanh nghiệp 68 vì thực hiện theo Quyết định số 68/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã cho thấy điều đó. Vì thế các tổ chức KH&CN khi có nhu cầu chuyển đổi nên lập đề án chuyển đổi ngay thành công ty cổ phần hoặc TNHH nhiều thành viên (đa sở hữu), và nên quy định thời gian quá độ chuyển đổi đủ dài (đến 2009) được Nhà nước hỗ trợ mọi mặt để tổ chức KH&CN chuẩn bị đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp KHCN.

Việc chuyển xếp lương cho cán bộ, viên chức của tổ chức KH&CN chuyển đổi theo thang bảng lương của doanh nghiệp cũng là một vấn đề vướng mắc lớn, nếu không có chỉ đạo thống nhất có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ khoa học. Chúng tôi kiến nghị: Tại thời điểm chuyển đổi, việc chuyển xếp lương cho cán bộ, viên chức sang bảng lương doanh nghiệp nhưng phải không thấp hơn mức lương đang hưởng tại tổ chức KH&CN trước chuyển đổi.

Chúng tôi cũng đề xuất phương thức hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp KHCN khi mới chuyển đổi. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp KHCN chuyển đổi từ tổ chức KH&CN công lập hay được thành lập mới đều rất khó khăn về vốn và tài sản, tài sản lớn nhất của doanh nghiệp KHCN chính là “chất xám”, là tài sản trí tuệ, khi khởi nghiệp sản xuất kinh doanh nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì khó tồn tại và phát triển được. Vì vậy, đề nghị Nhà nước cần xem xét hỗ trợ khuyến khích tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi sớm trước thời hạn 31.12.2009 như là một hình thức “thưởng” cho doanh nghiệp. Mức “thưởng” này tương ứng với tổng kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức KH&CN được cấp cho các năm còn lại. Cán bộ, viên chức tiếp tục làm việc trong doanh nghiệp KHCN có thể sử dụng kinh phí này để mua cổ phần ưu đãi, góp vốn.

Kết luận

Việc cho ra đời mô hình về doanh nghiệp KHCN không chỉ nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi hình thức hoạt động như một số người lầm tưởng, bởi ở thời điểm hiện nay số lượng các tổ chức KH&CN có nguyện vọng và đủ khả năng chuyển đổi thành doanh nghiệp KHCN không nhiều. Chúng tôi hy vọng vào một mục tiêu cao hơn, đó là tạo ra một xu thế phát triển mới trong cộng đồng doanh nghiệp với sự hình thành hàng nghìn doanh nghiệp KHCN từ các trường đại học, viện nghiên cứu, với sự tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh của hàng trăm ngàn nhà khoa học có trình độ cao và có tinh thần doanh nghiệp. Có thể coi doanh nghiệp KHCN như những doanh nghiệp của nguồn nhân lực ưu tú nhất, có thương hiệu mạnh, có hàm lượng chất xám cao trong sản phẩm hàng hoá, là “quả đấm thép” của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới, với việc ban hành Nghị định của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp KHCN, sự ra đời và phát triển của hàng loạt doanh nghiệp KHCN sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất mới có tính năng động cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đóng góp tỷ trọng lớn trong tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

(1) Hiện nay có hai cách gọi: Doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp KHCN, chúng tôi sử dụng doanh nghiệp KHCN theo dự thảo Nghị định trình Chính phủ.

Tạp chí Hoạt động KHCN
 
Start-up từ Sillicon Valley

Gần đây, báo chí Việt Nam có đăng khá nhiều về sự thành công của Trung Dũng, một thành công vượt bực từ một người tỵ nạn trở thành sáng lập viên của một hảng start-up (tôi xin tạm dịch là khởi nghiệp). Thật ra, chẳng có ai kể về những thất bại, khó khăn, cực khổ trong quá trình gây dưng sự nghiêp. Cho tôi kể hầu các bạn vài kinh nghiệm, nhận xét của tôi và bạn bè trải qua những khúc ngoặt thăng trầm của cuộc đời khởi nghiệp. Hy vọng các bạn "mua vui cũng được một vài trống canh".

Thế nào là start-up ?

Truyền thống lâu đời và tốt đẹp của Sillicon Valley là sáng tạo (innovation). Hàng loạt các hãng nổi tiếng như HP, Sun, Cisco, Yahoo đều bắt nguồn một ý tưởng hay hay nào đó, và được VC (Venture Capitalist) bỏ tiền vào hãng đó để phát triển thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán ra thị trường. Sau một thời gian, nếu hảng start-up làm ra được sản phẩm, và bán sản phẩmra thi trường có một mức lời khã dĩ thì hảng start-up sẻ chuẩn bị lên sàn (go public). Nếu công ty của bạn không lên sàn được, thì có ba lựa chọn, bán công ty mình cho hãng khác, tàng tàng vậy hoài nếu không bị lổ, đóng cửa tắt đèn .

Tứ Đại Thế Gia

Ở Sillicon Valley, những hãng VC nổi tiếng Sequoia Capital (Cisco, Yahoo), Kleiner Perkins Caufield & Byers (KPCB) (Juniper, Google, Amazon, Intel), Benmarch Capital (Ebay),US Venture Partners (Sandisk)... Thật là khó so sánh thế nào là tứ đại thế gia . Hãng thì có nhiều tiền (US Venture Partners), hãng thì lâu đời (KPCB), hãng thì chịu chơi đến cùng với startup (Sequoia), hãng thì rất đàng hoàng với những nhà đầu tư đã không chịu nhận tiền vì tình hình hype quá (Benmarch Capital). Đúng là mỗi hãng một vẻ mười phân vẹn mười . Nếu bạn lên Menlo Park, khu của tập trung của VC, bạn sẻ thấy bình thường, không có vẻ gì là đại gia (tuy là khu đó có một sân golf nhỏ). Bạn thử bước chân vào Redpoint Venture thì bạn sẻ thấy nội thất sang hơn những hãng quen thuộc ở Sillicon Valley, rest room cũng được cẩn bằng đá cẩm thạch (marble). Nếu hãng của bạn được đại gia để mắt, thì bạn có nhiều khả năng thành công hơn vì due diligence của những VC này khá hơn. Ví dụ như Sequoia một năm chỉ đầu tư vào khoảng mười hai hãng tuy là nhận hàng ngàn lời mời mọc tư những entrepreneur.

"I have a dream"

Mổi người gia nhập hãng startup đều có mộng đẹp . Người nghèo chưa có nhà thì mong có nhà, người có nhà rồi thì mong upgrade. Trúng lớn để retire đó là tình cảnh "trăm hoa đua nở" trên đất Sillicon Valley vào 1998-2000. Hồi đó, tiền bạc làm dể dàng hơn bây giờ nhiều . Thử ra dealer porsche mua chiếc xe phải vào waiting list cả năm, bán lại chổ trong waiting list cũng kiếm được 5K. Tình hình trở nên khó khăn sau vụ bể stock năm 2000 và tệ nhức là 2002. Hãng startup phá sản hàng loạt vì không bán được sản phẩm và VC không châm thêm tiền vào . Đi làm startup giống như mua vé số, thường là không trúng :)

"Nhất lưu cao thủ"

Sau khi được VC đồng ý bỏ tiền, nhóm founder (thường vài người lúc đầu) bắt đầu kiếm "nhất lưu cao thủ" để xây dựng một đội ngũ lính phát triển sản phâm. Theo kinh nghiệm bản thân tôi, thường thường trong nếu bạn nằm trong bát đại cao thủ thì sẻ lãnh được độ 1-3% option của hãng, nhưng giá trị này sẻ giảm dần (dilute) theo những lần đầu tư sau, và nhóm này bắt đầu phỏng vấn mướn người từ từ theo business plan. Vào năm 2001-2002, Có thêm màn mới là outsource strategy. Hầu hết VC nào cũng muốn thấy trong business plan có thêm phần outsource. Trong lúc lựa chọn outsource vendor, tui thấy Viet Nam mình chẳng có ai vào bid cả phần chưa có track record và móc ngoặt với đám CEO/CTO/CFO bên trong. Tôi cũng định promote outsource cho VN, nhưng chẳng có đủ thì giờ mà đi tìm kiếm và làm due diligence nên lựa chọn trong pool của tụi nó giới thiệu . Cánh Tàu làm khá rẻ tuy communication hơi binh...

Thường thường hãng nhận tiền của VC chia làm ba đơt (round). Nếu giá trị của hãng mình tăng hơn trước qua mổi vòng, thì gọi là up round, còn giảm down round. Trong giai đoạn "buble", hầu hết các hãng đều có up round, nhưng vào hậu buble (sau 2000) tình hình khó khăn, bắt đầu có down round nghĩa là công sức anh em bỏ vào trôi sông trôi biển hết . Trong giai đoạn khó khăn, VC còn ép hãng bằng cách bảo đãm return 1x, 2x, 3x. VC bỏ vào một đồng, thì bán hãng hoặc go IPO thì phải trả lại cho VC $1, $2, 3$, xong rồi mới chia chác sau . Có nhiều trường hợp, bán hãng xong, ngay cả founder cũng chẳng kiếm được bao nhiêu huống chi là nhân viên.

Đảo chính, Phản bạn

Môi trường trong hãng startup là môi trường chụp dựt, đoản kì . Nếu hãng bị down round, VC giữ nhiều cổ phần , VC sẻ "thay ngựa giữa dòng ", nhiều khi ngay cả founder, tụi nó cũng đá đít luôn . Ở đâu VC cũng ức hiếp NM. Có hai đứa founder cùng lập ra hãng . Đến vòng hai, VC ép giá, một chú không chịu, cương quyết giữ giá cao . VC chơi trò "divide and conquer", mua một chú và tăng cổ phần của VC trong hãng, sau đó một thời gian đá chú kia đi . Sau đó VC toàn quyền với hãng, chơi nhiều trò ma giáo . Đến ngày bán được hãng chỉ có chú founder và VC còn kiếm được tiền . NM còn lại mất trắng, làm nhiều mà chẳng hưởng được gì.

Tin đồn thất thiệt


Tin đồn là một điều rất phổ biến trong môi trường hãng startup. Đủ thứ loại đồn đoán . Đoán hãng public nào sẽ acquire hãng mình, customer của hãng mình, thay đổi management, hết tiền phải xin thêm tiền VC, layoff . Lúc layoff, hãng startup không có một process rõ ràng, nên dựa vào vây cánh và cảm tính hơi nhiều nên nhiều chú làm siêng năng nhưng bị chết oan .

Bánh vẻ

Khi trong hãng public, muốn motivate poeple, thì bạn có thể khen, thưởng, lên lương, lên chức . Hãng startup thường thì cho thêm cũng không có gi đặc biệt tuy công việc cực hơn nhiều . Muốn lính làm hăng lên thì chỉ có bánh vẻ thiệt bự . Tán tụng linh tinh về viễn ảnh huy hoàng một ngày go ipo, hay là M &A . Vậy mà cũng lắm thằng tin :)

Lót Đường

Xã hội lúc nào cũng vậy, cũng có giai cấp . Giai cấp trên được giữ nhiều resource nhất . Khi thành công giai cấp thống trị hưởng lợi nhiều nhất . Còn đám lính, ăn bánh vẻ thì nhiều chứ ăn thiệt thì ít vì sau này valuation của hãng thấp quá .

Source: member hain802 - X-cafe.org
 
Sau 8 năm lặn hụp trong môi trường start-up để mong được 1 bước làm giàu trở thành triệu phú, hôm nay tui quyết định sẻ tạm thời chấm dứt cuộc chơi start-up này để đi vào 1 hảng lớn có vài ngàn nhân viên trong thời gian tới. Tui cũng quyết định luôn là nghĩ luôn job phụ thứ 2 làm vào mổi weekend để kiếm thêm học phí bởi vì từ nay đã có người chịu trả khoảng tiền đó (10,000 USD mổi năm).

Trãi qua suốt cuộc chơi start-up từ ngày mới ra trường, tui chưa bao giờ làm cho 1 hảng nào có trên 100 nhân viên cả. Hảng đầu tiên 10 người, hảng thứ nhì 50, hảng hiện tại cộng cả Mỹ và bên ấn độ mới được 70... Cuộc chơi này đòi hỏi người tham dự phải có máu liều lĩnh, sẳn sàng chấp nhận ăn thua, lúc nào cũng trong vị thế chờ lãnh giấy sa thải vì hảng hết tiền hay bị trục trặc. Ngoài số giờ làm việc nhiều hơn thường lệ, lãnh số lương + phụ trội thấp hơn ở ngoài, it gặp vợ, gặp con, găp bạn bè, người làm startup chỉ còn 1 hy vọng là trúng mánh vào stock-option để dùng tiền bù đắp cho tất cả những mất mát đó. Sau bubble dot.com, ngoài trừ cú ngoạn mục của Google, xem ra chẳng anh nào có thể ló dạng ra tới thị trường. Google cũng có thể hiện đang trong 1 con bubble có thể ảnh hưởng tới kinh tế trong khu vực này. Thôi thì tạm nghĩ tranh giành 1 thời gian, biết đâu mình cũng có thể trúng số thành triệu phú thay vì trúng stock.

Cuộc chơi start-up này khá thú vị và khá nhiều điều hay để cho tôi học hỏi và nhất là kiểm chứng lại toàn bộ kiến thức MBA mà nhà trường đang trang bị. Bắt đầu từ những bài học cơ bản làm sau đem 1 ý tưởng biến thành 1 sản phẩm, rồi từ sản phẩm đó đi vào thị trường thử nghiệm. Từ thị trường thử nghiệm nhảy và thị trường tiêu thụ...v..v Rồi tới kế hoạch marketing của từng công ty, chiến lược ngắn hạn, dài hạn... rồi đến những thất bại trong kế hoạch dinh doanh, thất bại trong việc tạo ra mô hình kinh doanh có hiệu quả, kém hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài lực từ những nhân tài trong công ty khiến họ phải bỏ đi, sự phản bội của bè bạn...V..v.. quả là nguồn kinh nghiệm quý báu vô cùng.

Vì làm cho startup công việc nguy hiễm và có khả năng mất việc cao, tui phải làm thêm 1 công việc khác vào cuối tuần tại 1 hãng báo ở đia phương. Đây là 1 công việc có công đoàn bảo trợ... thâm niên đã 13 năm rồi cho nên cũng có nhiều quyền lợi đáng kể. Điểm sung sướng nhất là mình muốn xếp thời khóa biểu làm việc thế nào thì xếp... nếu bị thất nghiệp thì có thể làm ở đây 5 ngày 1 tuần. Lương tuy ít hơn kỷ sư nhưng mỗi ngày chỉ làm 7 tiếng và 1 năm có tới 5 tuần nghĩ phép nếu làm việc toàn thời gian. Thấm thoát mà tui đã làm công việc này 13 năm rồi.. từ ngày mới sang xứ này, vừa làm vừa học, và bây giờ vẫn vừa làm vừa học tới ngày hôm nay. Lúc đi học ở xa vẫn có thể cuối tuần lái xe về làm 3 buổi cuối tuần để kiếm thêm mà không bị ảnh hưởng gì cả. Tui vẫn thường hát câu đầu tuần là kỷ sư, và cuối tuần làm culi là vậy! Tiền mà... đồng tiền do mình kiếm về dù là bằng trí óc hay bằng mồ hôi đều có giá trị và thơm như nhau.

Khi gần tốt nghiệp đại học thì các đại công ty, tiểu công ty nhào vào trường tui kiếm người. Chắc là tui không có duyên với các hảng lớn cho dù tui đã lặn lội vào những vòng interview khó ở vòng hai với những hảng khổng lồ như IBM, HP, Applied Material... nhưng có lẻ tiếng anh quá cứng, hay cái mặt quá "ngố" cho nên chẳng đi tới đâu. Cuối cùng thì cũng có 1 hảng lớn chuyên làm chip offer làm chip testing engineer, 2 hảng còn lại thì offer công việc làm software engineer và tui đã quyết định chọn cái software engineer ở gần nhà vì phần cũng mến ông xếp quá bình dân và thật thà. Hảng đầu tiên thì quá nhỏ. Cả cái công ty chỉ có 2 cái phòng: 1 phòng làm văn phòng có 1 office manager và 1 VP sale, phòng còn lại chỉ có 5 cái bàn dành cho 5 kỷ sư làm việc. Trong 5 người kỷ sư, 3 cụ là Phd đầu đã trắng xóa chuyên làm mô hình cho mạch điện tử, 1 ông master cari phụ trách software và tui là lính tà lọt sai gì viết đó. Kết quả đáng hảnh diện trong 3 năm đầu đó là thành công ịmplement được 1 cái chương trình dùng để cho các hảng điện tử chạy simulation online và nhìn được kết quả real-time và hảng đã được cấp bằng phát minh cho sản phẩm này.

Ngay vào lúc này dot com bắt đầu bể, văn phòng bị đóng cửa và tui bị mời đi đến văn phòng chính của công ty ở 1 tiểu bang khác làm việc. Tui không đi và chấp nhận ở lại với điều kiện tự làm việc ở nhà, cuối tuần đáp máy bay đi học và bay trở về... nhưng Bà xả can ngăn vì có con nhỏ không tiện đi xa, phần thì bả nói bả sợ ma nên không cho đi ra ngoài nhiều... cho nên đành nộp đơn tìm 1 công việc khác. Tuy lúc này dot.com vừa bắt đầu bễ cái bụp... nhưng cũng chưa tới nổi nào, 1 ngày sau khi bỏ resume lên internet thì có người gọi phone tới interview cho 1 công ty mới thành lập có 1 tuần... Trưa đi interview, tối đã có người gọi làm offer và nhận việc... thế là cuộc chơi thứ 2 bắt đầu.

Công ty mới thành lập này thật là hổn độn... chẳng đâu ra đâu, quan quá nhiều mà lính quá ít! Tuy vậy rồi thì mọi việc cũng bắt đầu đâu ra đó. Tui gia nhập với con số (14) người nhân viên thứ 14 của công ty. Khi bắt đầu công việc thì chẳng biết bắt đầu từ đâu, cuối cùng CEO của công ty tơi giao việc, nó đưa 1 tờ giấy trên đó có 1 số hình vẽ và muốn tui làm 1 phần mềm để thực hiện chuyện đó... chẳng thành vấn đề! Miễn có tiền, có việc thì làm thôi... từ tờ giấy đó 3 tháng sau tui đã làm xong bản alpha cho software đó dùng để chạy trên 1 hệ thống máy network... mọi người coi qua và cho là đúng hướng và cứ thế tiếp tục phát triễn... tới 2 năm sau thì phần mền đó mới chính thức chạy trên phiên bản đầu tiên của phần cứng do hảng chế tạo. Trong suốt thời gian đó hảng bắt đầu lục đục, phần thì hết tiến, phần thì những người sáng lập hảng chia rẻ... rồi thì layoff, layoff và layoff. Cứ mổi lần có 1 đợt layoff thì công việc của tui là take over phần của người bị đuổi rồi tiếp tục... 1 người, 2 người rồi 3 người...! Bị đuổi rồi mướn lại nhiều tới nổi tạo ra cho mình 1 cảm giác tiên tri đặc biệt, cứ khi nào nằm mơ thấy ai bị trục trặc, bị đuổi thì y như là người đó bị dính trong đợt sau đó. Tui trở thành tiên tri cho mấy thằng bạn... cứ nằm mơ rồi thì lại vào báo cáo tình hình rồi chờ kết quả! Từ vị trí (14) tui từ từ tiến lên, tiến lên, và tiến lên trở thành người nhân viên thứ 3 của hãng. Stock option của tui càng lúc càng tăng và ở mức tương đương với 1 director cho dù chỉ là 1 anh coder loại xoàng!!! Quanh đi quẩn lại là nhân viên lâu đời thứ (3) sau mổi tên sáng lập ra hảng và 1 tên Mỹ khác. Cùng 1 lúc phải làm 3 - 4 sản phẫm 1 lúc thật là quýnh cả tay nhưng cũng vẫn có thì giờ đi uống cafe ảo. Hãng đã đổi 3 lượt CEO, sản phẫm đã làm xong, đã có khách hàng... nhưng không bán được với 1 số lượng ồ ạt như mô hình kinh tế về product life cycle đã diễn tả. Có lẽ là trục trặc trong mô hình kinh doanh của sản phẫm. Rồi 1 đêm lại năm mơ và thấy mình... được mời vào phòng nhận giấy... Tôi lo lắng và lại bắt đầu đi kiếm việc khác, 1 tuần sau, 1 người bạn giới thiệu sang 1 hãng về wireless tôi bye bye hãng cũ đúng vào ngày kỷ niệm 4 năm gia nhập hãng. 1 tháng sau khi tui ra đi, CFO, rồi tới CEO, VP Engineer của hãng rồi các director lần lượt bị khai trừ bởi ban hội đồng mới. Có lẻ ở lại tui vẫn thoát nạn và tiếp tục làm việc tới hôm nay... nhưng 1 công việc không còn hứng thú như vậy thì ở lại chỉ kéo thêm sự stressful của công việc và mệt mõi của mình.

Dịch vụ về Wireless của hảng thứ 3 thật là hấp dẫn nhưng khó nuốt vô cùng... nhìn vào những cái protocol chằng chịt, các chuẫn mới này, chuẫn mới nọ đẽ ra ào ào như châu chấu... tui biết rằng mình chẵng có duyên và muốn đi sâu vào ngành này. Công việc mới quá đơn giản, chỉ làm cùng 1 người khác để bảo hành 1 NMS software đã có sẳn... cũng chẳng có gì lấy làm hấp dẫn cho lắm. Công việc không nhiều thi thời gian uống x-cafe lại càng nhiều... mỗi ngày chỉ 1 vài tiếng là xong công việc khoảng thời gian còn lại chủ yếu là vào x-cafe hay đi search net... Rồi 1 người nghĩ ngang, tui lãnh thêm phần đó.. bận rộn 2 tháng thì đâu vào đó... rồi lại rãnh rồi ngồi chờ thời. Khốn nạn 1 cái là cái cubicle và bàn làm việc của tui ngồi ngay trước văn phòng thằng cha CEO... tui mà lên NET thì chả sẻ thấy ngay... thật là chán. Vậy mà đã 1 năm trôi qua.. Hãng nói chung thì làm ăn cũng OK, chắc chắn sẻ thành công như cứ ngồi không với số lượng công việc quá ít mà lại không lên NET được thì... khổ vô cùng... Chung quanh thì tới 70% là kỷ sư Ấn... nhiều bữa cả cái văn phòng bé bỏng cứ bốc mùi Cà ri từ sáng tới chiêu, chẳng có ai để tán dóc và tâm sự. Thôi thì tìm đường mà dọt vậy.

Lần này tui sẻ phiêu lưu vào 1 hãng lớn, vừa có dịp học hỏi lối tổ chức của họ để bổ sung cho bài vỡ MBA, vừa có người trả tiền học phí, vừa lại làm chuyện mà tui thích làm đó là tiếp tục công việc mà tui làm cho hãng đầu tiên khi mới ra trường. Hy vọng cuộc đới sắp tới sẻ có những buổi sáng 9 chiều 5 như mọi người đã quảng cáo...! Phải tĩnh dưỡng 1 thời gian cho khỏe để vài năm sau lại có thể có cơ hội lao vào những cuọc chơi start-up mới.

Source: member tinman X-cafe.org
 
Top