What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ

LOBBY.VN

Administrator
Việt Nam làm ăn vẫn "không giống ai"

Đã hội nhập với thế giới, tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có cách làm ăn không giống ai. Nếu cứ tiếp tục, Việt Nam chỉ có thể "chơi" với người Việt Nam mà thôi - bà Virginia Foote nói.

Chưa sẵn sàng

Mười năm đã trôi qua kể từ khi cánh cửa kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được khai thông, với Hiệp định thương mại song phương (BTA) và sau đó là quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Là người đã can dự suốt quá trình kết nối kinh tế giữa hai quốc gia, bà có hài lòng với kết quả đạt được trong giao thương hai nước?

Câu trả lời là rồi và chưa. Nếu nhìn về con số thì chúng ta đã đạt với mức tăng trưởng ấn tượng. Thế nhưng các doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn hơn chúng tôi tưởng.

Mười năm sau BTA, môi trường làm ăn ở Việt Nam vẫn khó, không dễ dàng hơn được bao nhiêu. Cộng đồng DN Mỹ nói riêng và DN nói chung cần một môi trường tốt hơn, thông thoáng hơn

Về đầu tư, có ý kiến cho rằng, mười năm sau BTA, các doanh nghiệp Mỹ vẫn chỉ mới "xếp gạch giữ chỗ". Nhiều DN Mỹ mới chỉ dừng ở tuyên bố quan tâm tới thị trường Việt Nam nhưng thực tế họ lại chưa đến làm ăn tại Việt Nam. Bà lý giải điều này như thế nào?

Thực ra cũng có những doanh nghiệp lớn của Mỹ như Nike đã rất thành công ở Việt Nam, tuy nhiên nhiều công ty lớn của Mỹ đã đến và nhìn thị trường Việt Nam và nhận ra Việt Nam chưa sẵn sàng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn chờ đợi thị trường Việt Nam lớn lên, chờ đợi Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, chờ đợi Việt Nam cải thiện hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chờ đợi Việt Nam xử lý tệ quan liêu, tham nhũng và thủ tục hành chính nhiêu khê. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ phần lớn là các tập đoàn lớn, họ làm ăn có bài bản, luật pháp của họ không cho họ làm ăn theo kiểu đánh quả, chộp giật. Chắc ăn thì làm, chưa chắc ăn thì đợi

Có lẽ cũng phải mất rất nhiều thời gian nữa, Việt Nam mới giải quyết được hết các mặt yếu kém nêu trên. Thời gian cứ trôi đi, cơ hội cứ giảm bớt dần. - ông Nguyễn Đình Lương, trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt - Mỹ.

Cơ sở hạ tầng cả cứng và mềm của Việt Nam vẫn còn phải cải thiện nhiều, vẫn còn chồng chất việc phải làm. Ngay cả các doanh nghiệp Mỹ làm trong lĩnh vực hạ tầng cũng khó chen chân vào các dự án hạ tầng của Việt Nam

Các cơ sở hạ tầng mềm như quản lý của chính phủ, quản lý luật pháp, IT cải thiện quá chậm và gây bối rối cho doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo lắng về tình trạng tham nhũng và sự minh bạch để có thể giành hợp đồng ở Việt Nam

Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vẫn còn quan tâm đến Việt Nam nhưng chưa sẵn sàng đến và ở lại

Không giống ai

Quá trình đàm phán, kí kết và triển khai BTA, tham gia WTO... thực chất là quá trình Việt Nam học để chơi theo luật chơi của thế giới. Một thập kỉ đã trôi qua, theo đánh giá của bà, người Việt Nam đã học tốt chưa ?

Việt Nam đã học được nguyên tắc nhưng áp dụng chưa tốt

Thực ra đó là thách thức với tất cả các chính phủ vì không ai muốn thay đổi cả. Khi hội nhập, việc diều chỉnh luật lệ khiến ai cũng phàn nàn, làm khó chính phủ bởi họ buộc phải thay đổi cách thức làm ăn

Việt Nam đã sửa nhiều luật thế nhưng sẽ không có ý nghĩa gì nếu thông qua các luật lệ để rồi người ta bỏ qua nó

WTO cung cấp cái khung nhưng để cái khung ấy có hiệu quả thì không thể có chuyện người này tuân thủ mà người kia thì không. Đó là phần việc khó khăn nhất đối với chính phủ

Ví dụ, thống kê của Việt Nam cho thấy chỉ số doanh nghiệp đóng thuế chiếm tỷ lệ không cao, chỉ khoảng 80%, còn đóng đủ bao nhiêu thì không rõ. Số DN không đóng thuế còn lại nằm ở đâu thì không ai nắm được.

Việt Nam phải xây dựng quy trình, hệ thống để giảm dần tỉ lệ này, đặt mục tiêu và quyết tâm hiện thực nó.

Vậy làm thế nào để Việt Nam thực sự hấp dẫn trong mắt người Mỹ, không để cho các DN đến "ngó" rồi đi, mà phải thực sự ở lại, làm ăn ở Việt Nam ?

Chỉ bằng cách duy nhất là cải thiện hạ tầng cứng và mềm của Việt Nam. Làm được điều đó, DN Mỹ sẽ đến Việt Nam không chỉ một lần, mà hai, ba lần rồi ở lại

Việt Nam đã làm rất tốt việc lôi kéo các doanh nghiệp lớn của Mỹ đến để ngó, nhưng việc khó hơn nhiều là giữ họ ở lại làm việc và đầu tư chứ không phải chỉ đến thăm rồi quay sang nước khác để làm ăn

Bạn không thể mời khách đến nhà để rồi chứng kiến nhà bạn là một mớ hỗn loạn. Họ sẽ không muốn trở lại dù được bạn mời đi chăng nữa

Nếu thực sự muốn các doanh nghiệp lớn đến rồi ở lại, Việt Nam phải học để làm tốt hơn, dọn dẹp nhà cửa để đón khách. Đương nhiên việc muốn hay không lại là quyết định của Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có cách làm kinh doanh không giống ai, theo phương cách Việt Nam. Tiếp tục như thế, Việt Nam chỉ có thể làm việc với người Việt Nam mà thôi. Muốn làm ăn toàn cầu Việt Nam cần phải áp dụng cách thức làm ăn quốc tế

Đơn cử Việt Nam hiện có hệ thống kế toán riêng không giống ai, thế giới nhìn vào không ai tin và không ai hiểu. Các doanh nghiệp làm mọi cách để trốn thế, tránh thuế với nhiều trò bịp. Doanh nghiệp lớn nhất là doanh nghiệp Mỹ không chấp nhận được lối làm ăn này

Quy trình kế toán của Việt Nam cần được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế

Tương tự như vậy, hệ thống thu thuế, quy trình hải quan cũng cần cải thiện, áp dụng chuẩn quốc tế

Thực ra, bước vào hội nhập, nước nào cũng có vấn đề riêng và họ đều phải học để làm tốt hơn. Không ai đòi hỏi Việt Nam thay đổi phong cách hay văn hóa của mình nhưng Việt Nam phải dọn nhà nếu muốn đón khách.

Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình. Một số nước đạt ngưỡng này đã tự hài lòng và ngừng thay đổi. Liệu Việt Nam sẽ như thế nào thực sự là một câu hỏi lớn. Liệu Việt Nam có thực sự muốn là con hổ tiếp theo của châu Á ?

Không dễ dàng để trở thành Hàn Quốc, Singapore, nhưng nếu đó là mục tiêu thì Việt Nam cần phải bắt tay ngay từ bây giờ. Việt Nam cần hiểu và xác định rõ vị trí của mình ở đâu trong khu vực

Nếu Việt Nam quyết định hài lòng với chỗ đứng hiện nay tôi cho không phải là quyết định sáng suốt khi các nước láng giềng vẫn đi nhanh. Mỹ muốn thấy một Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn

Muốn một Việt Nam mạnh
Hiện nay, Việt Nam cùng Mỹ đang đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Theo bà, cơ hội nào cho hợp tác hai nước từ TPP ?

Việt Nam đã ngỏ ý muốn tham gia TPP cùng với Mỹ và một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác. Khác với việc tham gia WTO, khi Việt Nam phải chấp nhận luật chơi sẵn có, định chế sẵn có, các bạn sẽ cùng tham gia vào quá trình định hình nên khuôn khổ hợp tác mới này

Một trong những điều ý nghĩa thiết thực cho Việt Nam và các nước khi tham gia TPP là cam kết hài hòa hóa thủ tục hải quan. Các nước đang thảo luận xây dựng một hệ thống quy trình hải quan chuẩn áp dụng chung cho tất cả các thành viên, tạo dễ dàng và minh bạch cho các nước. Nhờ đó, việc tham gia TPP sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh, tăng lòng tin của cộng đồng DN

Quay lại quan hệ Việt - Mỹ nói chung, sau 15 năm bình thường hóa quan hệ, theo bà, hiện nay, mối quan hệ này đang ở vị trí nào ?

Về chính trị ngoại giao quan hệ hai nước rất tốt. Có những bất đồng như dân chủ, nhân quyền, nhưng hai nước đã có thể vượt qua thông qua đối thoại thẳng thắn. Ngày càng nhiều các cuộc đối thoại ở các lĩnh vực khác nhau ở hai nước

Để vượt qua những bất đồng sẽ cần thời gian và rất nhiều nỗ lực nhưng triển vọng hợp tác giữa hai nước rất sáng sủa. Tôi không thấy có vấn đề cản trở nào ở đó

Khó khăn trong quan hệ Việt Mỹ chủ yếu là ở kinh tế, trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Người Việt Nam đừng hỏi tại sao doanh nghiệp Mỹ đến rồi đi hoặc không ở lại một khi không chỉ điều chỉnh mình

Thời gian qua, Việt Nam đã đóng tốt vai trò tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Mỹ muốn đóng vai trò tốt hơn của ASEAN, APEC, là thành viên có trách nhiệm của khu vực và thế giới. Đương nhiên vẫn có một vài người Mỹ không thích Việt Nam nhưng họ chỉ là thiểu số. Phần lớn người dân, chính phủ và doanh nghiệp Mỹ tin tương lai Việt Nam có thể tốt hơn, mạnh hơn. Một Việt Nam thành công sẽ tốt cho tất cả

PHƯƠNG LOAN
 
Last edited:
Tính cạnh tranh của thanh niên Việt Nam đến đâu ?

- “Nếu cứ tư duy vụn vặt, lỗi thời, sợ tiến lên, tham lam cho bản thân và gia đình thì thanh niên VN sẽ không làm được việc gì. Đó là điều những người đang điều hành đất nước này cần nghĩ tới mỗi ngày: tính cạnh tranh của thanh niên VN đến đâu?”. Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ Adam Sitkoff đặt vấn đề

Tôi thích nhà quê

Giống như rất nhiều người nước ngoài khác sống ở VN, Adam không thích mọi thứ đều chạy theo cái mới và rũ bỏ cái cũ của đô thị hiện nay. Ông nói nếu muốn tìm một nơi thuần túy hiện đại để sinh sống thì ông đã chẳng tới Hà Nội. Adam Sitkoff lý giải: “Tôi cũng không rõ nhưng tôi đã sống ở đây chín năm và vẫn chưa có ý định rời VN. Nhưng tôi sẽ đi khi mệt mỏi với cuộc sống ở đây. Đó là khi ô nhiễm tệ hơn, vệ sinh, tiếng ồn, giao thông, môi trường... tệ hơn. Nếu Hà Nội trông giống các thành phố khác trên thế giới, cái gì cũng xây mới thì tôi sẽ không sống ở đây nữa. Tôi biết các bạn thích thú khi đập bỏ một tòa nhà cũ kỹ và xây vào đó là các khu mua sắm cao tầng nhưng tôi thì không. Tôi thích nhà quê. Nếu muốn ở một nơi hiện đại thì tôi đã về nước rồi. Tất nhiên nếu là người VN thì có thể tôi sẽ nghĩ khác”

Gắn bó với VN 14 năm - gần bằng thời gian hai nước Việt - Mỹ chính thức thiết lập quan hệ song phương, ông nói mình rất hãnh diện khi thấy hiện nay nhiều món hàng bày bán trong các cửa hiệu ở Mỹ đều gắn mác “made in Vietnam” (sản xuất tại VN) nhưng VN vẫn cần tiến xa hơn những gì đã đạt được, không chỉ trong quan hệ song phương với Mỹ

Lần đầu ông Adam Sitkoff đến VN là với nhiệm vụ đưa một số đại diện công đoàn và các tổ chức, cơ quan khác nhau của Mỹ tìm hiểu điều kiện lao động để thuyết phục họ không áp dụng luật Jackson-Vanik đối với VN. Chuyến đi đó mang lại kết quả tốt đẹp

Tháng 3-1997, Tổng thống Bill Clinton ra quyết định miễn áp dụng luật Jackson-Vanik với VN, mở đường cho các công ty lớn của Mỹ tìm lại thị trường mới ở Đông Nam Á. Vài năm sau đó, Adam trở lại Hà Nội bắt đầu cuộc sống mới với vai trò kết nối và trợ giúp các công ty Mỹ làm ăn ở VN cho đến tận hôm nay. Ông có đầy đủ trải nghiệm về câu chuyện giao thương này

* Theo ông, tại sao quan hệ thương mại và đầu tư giữa VN và Mỹ đạt được nhiều thành công ?

- Một trong các lý do khiến quan hệ thương mại thành công là cái mà chúng tôi gọi là “nhu cầu bị kìm hãm”. Trong suốt một thời gian dài, người dân VN không có nhiều lựa chọn khi tiêu tiền. Đến lúc VN có thể mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, điều đó cho phép các công ty và sản phẩm vào thị trường nội địa, giúp người dân có thêm lựa chọn sẽ làm việc ở đâu hay mua ôtô loại nào

Hơn nữa, mối quan hệ song phương tiến triển rất nhanh, theo tôi, là chuyện dễ hiểu: các công ty và nhà đầu tư Mỹ quan tâm đến thị trường VN, còn các nhà sản xuất VN muốn bán hàng sang Mỹ. Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, bất kể bạn sản xuất cái gì, hễ bán được ở đó tức là bạn đang làm ăn tốt

Hiệp định thương mại song phương năm 2001 đã giảm thuế hàng nhập khẩu VN vào Mỹ từ mức 60% xuống khoảng 4%, khiến việc kinh doanh trở nên khả thi. Việc gia nhập WTO năm 2007 lại giúp tạo ra hàng loạt quy định về kinh doanh ở VN, cho phép doanh nghiệp các nước cạnh tranh trên cùng một mặt bằng. Sau đó có Hiệp định khung về đầu tư - thương mại song phương (TIFA) giúp bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ tốt hơn. Hai nước cũng đã bàn đến Hiệp định đầu tư song phương (BIT) và khởi động Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP). Tuy vậy, không thể nói rằng VN đã làm xong việc này hay việc kia, vì không có gì là “xong” cả. Lúc nào chúng ta cũng có thể tăng cường thương mại, đầu tư và các công ty VN luôn có thể tiến lên phía trước

* Ông có nói nhân tố chi phí gia tăng ở Trung Quốc đang khiến nhiều nhà đầu tư ở đó nản lòng. Nhưng rồi nó cũng sẽ diễn ra ở VN vì chúng tôi muốn tăng cường chất lượng nguồn lao động, mà điều đó có nghĩa là phải trả lương cao hơn. Liệu khi đó các nhà đầu tư Mỹ vẫn còn muốn kinh doanh ở VN?

- Tăng chất lượng lao động là điều then chốt mà VN cần làm nếu muốn thu hút những loại đầu tư thật sự có lợi cho mình. Mỗi năm các bạn có thêm 1,5 triệu người tham gia thị trường lao động. Họ cần việc làm. Bằng cách mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và cải thiện môi trường kinh doanh, sẽ có nhiều công ty vào đây làm ăn và tạo việc làm cho thanh niên VN.

Trung Quốc đang trở nên đắt đỏ hơn nhưng đó là tiến trình tự nhiên của hoạt động kinh tế. Đây là cơ hội tốt cho VN. Nhưng VN phải có đội ngũ lao động trẻ cạnh tranh được với thanh niên Mexico, Philippines, Nga, Pháp, Nhật Bản... nên trách nhiệm của Chính phủ là phải có các luật lệ và cơ sở hạ tầng để thanh niên VN thể hiện tốt hơn thanh niên nước khác.

Một phần quan trọng để làm điều đó là giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục của VN cần thay đổi. Tôi nghĩ bất cứ ai ở VN đều đồng ý như vậy. Hiện đang có quá nhiều thời gian bị lãng phí để học những kiến thức không sử dụng được và các cơ sở giáo dục không đủ hiện đại để có thể đào tạo ra những con người sẵn sàng làm công việc của thế kỷ 21.

Tìm ví dụ không khó. Có công ty công nghệ cao muốn vào VN. Họ có khả năng cung cấp việc làm tốt nhưng không tìm được lao động đáp ứng yêu cầu nên phải bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo lại, thậm chí để đưa người ra nước ngoài đào tạo. Như thế không hiệu quả và quá tốn kém.

Nếu Việt Nam khiến thanh niên của mình vượt trội, và phát triển cơ sở hạ tầng và quy định kinh doanh tốt tương đương với nơi khác thì Việt Nam sẽ thắng

HƯƠNG GIANG
 
Last edited:
Góc nhìn Việt Kiều: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ

Lobby Vietnam Cub xin đăng bài viết của thạc sỹ Trần Văn Xuân Linh thể hiện một góc nhìn khác về quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ. Bài viết phản biện lại các quan điểm đưa ra của bà Virginia Foote - Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt

Thạc sỹ Trần Văn Xuân Linh là một chuyên gia 20 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ tại Hoa Kỳ

Theo nhận xét của tôi từ phía trong của các công ty thì những chỉ trích về VN còn quá giáo điều và thiếu dữ kiện dẫn chứng

1. Luật lệ nhiêu khê, hối lộ quan liêu nhiều điều rắc rối

Vấn đề có, nhưng không phải là nút chặn các doanh nghiệp Mỹ. GE, Intel, Nike, vv... và nhiều công ty nữa đã vào Việt nam. Nói thật cho nhau nghe, công ty Mỹ họ bỏ tiền cho luật sư lo hết, thiếu gì những nước như Egypt, Ecuador họ còn vào được, nói gì Việt nam. Luật sư Mỹ hiểu luật Việt nam hơn người Việt nam nữa cơ. Có công ty Mỹ nào nhào vào xin giấy phép rồi bỏ cuộc chưa ? Vấn đề là họ không vào chứ không phải muốn vào mà không đươc

2. Chuẩn mực kế toán

Tôi chưa bao giờ nghe một công ty Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Pháp vv... nói vì kế toán không minh bạch là lý do không đầu tư. Lúc nghiên cứu các đối tác đầu tư thì chẳng một công ty nào dùng đó là tiêu chuẩn chọn lựa. Vả lại, nếu cần thì họ đều dùng một nhóm trung lập thứ 3 (ví dụ Authur Anderson) để bảo mật thông tin cả hai bên và thanh tra/thanh toán tiền nong. Còn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp thì họ có hệ thống riêng họ theo đúng tiêu chuẩn

Thiển ý của tôi - bà Foote chắc chưa làm một dự án nào đưa một công ty hay chi nhánh ra nước ngoài, có thể nói lại theo nguồn tin đọc từ nơi khác

Nếu muốn có một giải pháp cho Việt nam thì các doanh nghiệp Việt nam phải tự sức làm lấy. Không phải lúc nào cũng đổ lổi và ỷ lại chính sách nhà nước. Nếu các doanh nghiệp Việt nam còn chưa đủ sức làm một mình thì cùng chung họp sức

Để thu hút sự chú ý của doanh nghiệp Mỹ thì cần biết các động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ hướng ngoại

Theo cái nhìn từ phía trong của các công ty thì có 2 phương lược chính trong quá trình toàn cầu hóa thương trường:

Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTT). Công ty có thể sản xuất ở nước nhà và xuất khẩu, hoặc sản xuất ở nước ngoài và thay thế lượng hàng xuất khẩu bằng bán hàng của các chi nhánh nước ngoài. Một vài người cho rằng ĐTTT được sử dụng để bảo hộ các thị trường được thành lập từ xuất khẩu (Grosse và Trevino, "Foreign direct investment in the United States: An analysis by country of origin". Journal of International Business Studies, vol. 27, No. 1, pp. 139-155) trong khi những người khác cho rằng ĐTTT lúc nào cũng sau xuất khẩu (Eaton và Tamura, "Bilateralism and Regionalism in Japanese and US Trade and Foreign Direct Investment Relationships", Journal of Japanese and International Economics 1994, No. 8, pp. 478-510). Theo nhận xét của tôi thì xuất/nhập khẩu giúp các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận tìm hiểu thị trường Việt nam và giảm sự rủi ro về đầu tư, kích thích ĐTTT từ các doanh nghiệp Mỹ. Do đó việc mua bán xuất nhập khẩu nên đi trước các dự án đầu tư. Họ có tin Việt nam mình thì họ mới chịu bỏ tiền vào, nói thẳng như thế. Vấn đề khúc mắc là chiến lược xuất nhập khẩu với doanh nghiệp Mỹ khi hàng họ quá đắt và tiêu chuẩn hàng Việt nam còn yếu. Tôi sẽ bỏ giờ ra viết thêm một bài tới, nếu có ai muốn tìm hiểu

Vài động cơ chính thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ đầu tư nước ngoài, kỹ thuật (AMD đầu tư vào Đức), nhân lực (Intel, Nike đầu tư vào Việt nam), thị trường hàng hóa (GE turbine vào Việt nam), nguồn tài chánh (Trung Hoa đầu tư vào Luân đôn). Nếu khéo léo, Việt nam có thể có khả năng là đối tác tất cả những động cơ trên, ngay cả kỹ thuât

Ngoài những động cơ kinh tế trên, các động cơ ngoại tác khác như luật lao động, luật môi sinh, thị trường khắt khe đều là những nguyên tố tác động lên doanh nghiệp Mỹ mà Việt nam có thể khai thác

Nếu coi dự án đầu tư như một món hàng, thì Việt nam còn chưa chào hàng được, chưa biết định khách, v.v...

Do đó, việc thu hút doanh nghiệp Mỹ cần nhiều chuẩn bị và chiến lược bổ túc nhau. Không thể ai cũng mời về, hoặc ai cũng thăm. Không đúng đối tượng thì họ qua mua vui, xí xô xí xào rồi bỏ đi. Cần có một kế hoạch lâu dài 5 năm 10 năm, đầu tư nhân lực tài lực, với từng bước kết quả và nội dung. Hôm nào tôi viết bài nữa cùng với một vài nhận xét của tôi về các sai lầm của các tập đoàn kinh tế Việt nam qua Mỹ kiếm đối tác, làm sao sữa chữa những sai lầm đó để đạt sự chú ý của công ty Mỹ

Chúc chú Thắng một ngày tốt lành !

Th.S. Trần Văn Xuân Linh
Nerac Company - lxtran@gmail.com
 
Last edited:
Mười năm nhìn lại thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Một bộ phận doanh nhân trẻ đang chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ "văn hoá kinh doanh Mỹ", "phong cách kinh doanh Mỹ"

Thời gian trôi thật nhanh, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tròn mười tuổi. Mười năm trong lịch sử chỉ là một khoảnh khắc.

Những tác động của một cam kết quốc tế đồ sộ như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mười năm chưa đủ để ngấm thấm đến điểm cùng, chưa thể tính sổ hết được cái lợi, cái hại, cái được, cái chưa được... Nhưng mười năm là khoảng thời gian đủ để có thể nhận diện được những nét cơ bản, đủ để cho những cái tốt, cái chưa tốt có thể hiển thị.

Lợi ích từ Hiệp định

Thứ nhất, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước hết là một sự kiện góp phần hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ, thực hiện quan hệ đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Từ nay, lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm của mình, Việt Nam có quan hệ bình thường và bình đẳng với tất cả các quốc gia trên thế giới, với tất cả các nước lớn, cả trên vũ đài chính trị, cả trên thương trường. Riêng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, hiệp định thương mại song phương tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế thương mại phát triển. Chính lợi ích trong quan hệ đó đã thúc đẩy nhiều quan hệ khác phát triển và mở rộng. Lợi ích kinh tế thương mại đã tạo ra nhu cầu giao lưu giữa hai nước ngày càng lớn, từ đó làm cho hai nước hiểu nhau hơn, tin cậy nhau hơn và thấy cần hợp tác với nhau nhiều hơn. Hiện giữa hai nước đang có nhiều chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Thứ hai, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Trong lĩnh vực kinh tế, 10 năm qua là 10 năm kinh tế Việt Nam phát triển tốt đẹp. Trong bước phát triển đó có sự đóng góp không nhỏ của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Sự đóng góp này được thể hiện từ nhiều góc độ và nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ khi có Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn, các chuẩn mực đó là những quy định trong WTO đã được cả thế giới thừa nhận và tuân thủ. Và trên cơ sở kết quả cuộc tổng rà soát năm 2001, trong nhiệm kỳ 2001-2005, Quốc hội nước ta đã riết ráo vừa ban hành luật mới, vừa sửa đổi các luật cũ, và một loạt các luật quan trọng đã được ban hành, sửa đổi như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chống tham nhũng, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự, các Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Lao động... Hệ thống pháp luật không phân biệt đối xử đang cho phép chúng ta huy động mọi tiềm lực xã hội để phát triển.

Đến hôm nay, có thể nói về cơ bản (chỉ mới là cơ bản), hệ thống luật của Việt Nam đã khớp với luật lệ của WTO. Vấn đề hôm nay là phải khẩn trương tháo gỡ những khúc mắc trong khâu thực thi pháp luật. Đó là thành công lớn nhất của Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và hội nhập kinh tế.

Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ta cam kết bảo đảm hệ thống pháp luật công khai, minh bạch và bảo đảm để các thành viên trong xã hội tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, quy chế. Cùng với quá trình đổi mới tư duy trong xã hội Việt Nam. Cùng với sự phát triển mau lẹ của phương tiện Internet, công nghệ thông tin, nhận thức và ý thức làm chủ của dân ta ngày càng cao, thông tin ngày càng phong phú, hiểu biết ngày càng rộng, do đó sự tham gia của dân ngày càng rộng rãi, ngày càng có chất lượng vào quá trình xây dựng pháp luật, đường lối chính sách, vào quá trình điều hành, quản lý kinh tế, xã hội bằng các phương tiện và hình thức khác nhau.

Hình thành đội ngũ doanh nhân Việt Nam

Chưa bao giờ ở Việt Nam có đội ngũ doanh nhân đông đảo như hôm nay. Những quy định trong các văn bản pháp luật mới sửa đổi của Việt Nam bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp ở những lĩnh vực, những ngành nghề, những nơi mà luật không cấm. Pháp luật bảo vệ quyền kinh doanh đúng luật của doanh nghiệp. Người giỏi được xã hội và nhà nước tôn vinh, khuyến khích. Thị trường trong nước mở cửa, thị trường nước ngoài thông thoáng là cơ hội để các doanh nghiệp tung hoành, bươn chải và trưởng thành.

So với thế giới thì doanh nghiệp chúng ta còn phải học hỏi và cố gắng nhiều, nhưng so với 10 năm trước đây thì đất nước ta đã có một đội ngũ doanh nghiệp hoàn toàn khác hẳn.

Trong quá trình trưởng thành của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, có một hiện tượng không khó phát hiện, đó là một bộ phận doanh nhân trẻ đang chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ "văn hoá kinh doanh Mỹ", "phong cách kinh doanh Mỹ".

Các doanh nhân Việt Nam, trước hết là các doanh nhân trẻ, có xu hướng lao tới học cách kinh doanh của người Mỹ, học cách quản lý kinh doanh hiện đại của các doanh nghiệp Mỹ. Họ cũng liên tục đi Mỹ tham quan, khảo sát, học hỏi, tìm cơ hội kinh doanh. Họ nhìn thấy được điều họ muốn, họ cần: thị trường Mỹ là thị trường năng động, thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp Mỹ là doanh nghiệp năng động, là doanh nghiệp luôn biết sống với các ý tưởng, luôn biết cách nối tiếp các chuỗi giá trị toàn cầu. Họ hiểu rằng đã chơi được với Mỹ thì có thể chơi được với bất cứ thị trường nào!

Sự ảnh hưởng này (có cả ảnh hưởng tốt, cả ảnh hưởng không tốt) còn tiếp tục sâu rộng, khi hiện tại những thanh niên ưu tú, những học sinh thông minh học giỏi, có điều kiện, phần lớn đang hướng tới các trường đại học Mỹ để tìm tri thức. Mới chỉ hơn 10 năm mà hôm nay Việt Nam đã được xếp hạng thứ 10 trong danh sách những quốc gia có nhiều lưu học sinh nhất ở Mỹ. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực, đội ngũ được đào tạo này sẽ bổ sung thêm cho đất nước những doanh nhân giỏi, những cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, những nhà quản lý tài năng.

Tạo điều kiện tăng xuất khẩu của Việt Nam

Nhờ có hiệp định thương mại, nhờ được hưởng quy chế tối huệ quốc, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh với khối lượng lớn chưa từng có với bất cứ thị trường nào trong lịch sử ngoại thương Việt Nam. Tăng nhanh hơn cả sự tưởng tượng của những người lạc quan nhất.

Nếu như năm 2000, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ có khoảng hơn 400 triệu USD thì năm 2009 nó đã đạt con số gần 13 tỷ USD, và nếu năm 2000 xuất khẩu Hoa Kỳ vào Việt Nam khoảng vài trăm triệu USD thì năm 2009 là trên 3 tỷ USD (nguồn: số liệu Hải quan Hoa Kỳ năm 2009). Những năm gần đây xuất siêu của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn ở mức trên dưới 10 tỷ USD, góp phần bù đắp sự thiếu hụt trong cán cân thương mại luôn nhập siêu lớn từ các nước châu Á láng giềng.

Từ chỗ chưa có gì đáng kể, nhưng trong 10 năm, Việt Nam đã vượt lên xếp thứ 26 trong số 30 quốc gia xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Những hàng hoá đã vào được thị trường Mỹ thì có đủ trình độ, có thể vào bất cứ thị trường nào trên thế giới. Và như vậy xuất khẩu Việt Nam nói chung tăng nhanh. Trong sự tăng trưởng nhanh chóng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải nhắc đến một số mặt hàng tăng nhiều, tăng nhanh.

Hàng dệt may: Từ vài ba chục triệu USD trước lúc ký Hiệp định thương mại, đến năm 2009 xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 5 tỷ 340 triệu USD. Trên thị trường Hoa Kỳ rộng lớn, hàng dệt may của Việt Nam chỉ kém hàng Trung Quốc. Mới chỉ có hơn 10 năm mà chúng ta đã vượt cả những bạn hàng dệt may quen thuộc hàng thế kỷ của thị trường Hoa Kỳ như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia...

Mặt hàng giày dép: Từ con số vài chục triệu USD trước lúc ký Hiệp định thương mại, năm 2009 Việt Nam đã xuất vào thị trường Mỹ 1,5 tỷ USD. Tuy còn kém xa Trung Quốc (chỉ bằng khoảng 10% hàng Trung Quốc), nhưng chúng ta đã vượt xa các nhà nhập khẩu truyền thống của thị trường Hoa Kỳ như Italia, Ấn Độ, Indonesia...

Trong số những mặt hàng xuất khẩu mới phải nhắc đến đồ gỗ và đồ nội thất: Trước hiệp định thương mại, mặt hàng này chưa có trong danh mục xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ, năm 2009 chúng ta đã xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 1,4 tỷ USD, vượt cả các bạn hàng mạnh về lĩnh vực này như Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Italia... Việc tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã giúp chúng ta giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đang góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam. Một số ngành kinh tế mới đang hình thành và phát triển như ngành sản xuất đồ gỗ, đồ nhựa, dây điện, cáp điện... và giúp cho nhiều ngành tăng trưởng nhanh chóng hơn như ngành nông sản, thủy hải sản, du lịch... Tuy nhiên 10 năm qua, nếu chúng ta khôn hơn, giỏi hơn, làm ăn có bài bản hơn thì những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã tốt hơn nhiều.

Tạo điều kiện cho đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Việt Nam chưa ký với bất kỳ quốc gia nào một hiệp định thương mại mà lại có cả chương "Phát triển quan hệ đầu tư" dài như thế, cụ thể như thế trong hiệp định với Hoa Kỳ.

Khi ký hiệp định thương mại song phương, Việt Nam có nhiều kỳ vọng về nguồn đầu tư từ Hoa Kỳ. Mười năm qua chúng ta hiểu Mỹ hơn và nhận ra rằng những kỳ vọng của chúng ta không phải là không có cơ sở. Mặc dù đến hôm nay, theo số liệu thống kê, số vốn đầu tư FDI đăng ký từ Hoa Kỳ vào Việt Nam xếp hàng thứ 6 sau các nước láng giềng châu Á.

Theo cách tính của các quan chức Hoa Kỳ, tức là cộng với số vốn đầu tư của các công ty Hoa Kỳ từ nước thứ 3 vào, thì Hoa Kỳ xếp thứ 3 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam. Có điều mới xuất hiện là năm 2009, Hoa Kỳ vượt lên đứng đầu danh sách đầu tư FDI trong năm 2009 vào Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã sở hữu 65% số trái phiếu quốc tế của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đã vào Việt Nam khai thác nguồn nhân lực rẻ và tài nguyên của Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Rõ ràng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chưa nhiều, chưa nhanh như ta mong đợi cả về số lượng, cả về cơ cấu. Ngoài một số dự án lớn của các tập đoàn như Intel, Ford... các tập đoàn hùng mạnh trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Hoa Kỳ chỉ mới vào khảo sát thăm dò, thử nghiệm, "xếp gạch" giữ chỗ...

Những cái Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đem lại cho Việt Nam còn có thể kể nhiều và ở trong nhiều lĩnh vực. Những mặt tiêu cực từ thị trường này mang đến Việt Nam cũng thấy được. Đặc biệt là "văn hoá Mỹ" đang ảnh hưởng đến bản sắc văn hoá của dân tộc Việt bằng nhiều phương tiện khác nhau, cũng là điều rất đáng lưu tâm.


NGUYỄN ĐÌNH LƯƠNG
Tác giả bài viết là nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
 
Last edited:
Việt Nam rất quan trọng với Mỹ

“Những năm qua, Việt Nam được coi là một trong những nước quan trọng nhất trong quan hệ đối ngoại của Mỹ trên toàn thế giới", thượng nghị sĩ Mỹ Jim Web khẳng định

Tuyên bố trên được đưa ra trong ngày 14/9 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Washington, Mỹ, khi Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ phối hợp với Phòng Thương mại và Trung Tâm Đông Tây của Mỹ tổ chức cuộc Hội thảo Quan hệ Việt- Mỹ để kỷ niệm 15 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có cựu Bộ Trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê công Phụng, các cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Bàng, Nguyễn Tâm Chiến

Về phía Mỹ có thượng nghị sĩ Jim Web, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Joe Yun, Giám đốc Trung tâm Đông Tây Sautu Limaye. Đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp Mỹ và bà con Việt kiều đến tham dự Hội thảo

Hội thảo tập trung vào hai chủ đề chính là quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ. Các đại biểu của hai bên đều khẳng định quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian qua có bước phát triển nhảy vọt, phục vụ tích cực cho lợi ích của nhân dân hai nước

Phát biểu tại Hội thảo, Thượng nghị Sỹ Mỹ Jim Web nói: “Trong nhiều năm qua Việt Nam được coi là một trong những nước quan trọng nhất trong quan hệ đối ngoại của Mỹ trên toàn thế giới. Tôi tin tưởng rằng, với các cuộc thảo luận hôm nay, chúng ta có thể thảo luận một cách cởi mở về những thách thức chính trị, các cơ hội kinh tế, các cơ hội đem lại lợi ích cho hai bên, chúng ta có thể làm cho mối quan hệ này trở thành một trong những mối quan hệ mạnh nhất mà Mỹ từng có”

Là người từng tham gia nhiều cuộc đàm phán với Mỹ về các vấn đề thương mại, một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong quan hệ Việt - Mỹ, cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh: “Từ vấn đề tù binh Mỹ, người Mỹ mất tích trong chiến tranh đến thiết lập quan hệ ngoại giao, từ BTA đến WTO, hai nước đã mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, nghiên cứu đối phó với biến đổi khí hậu, đào tạo tiếng Anh cho sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, bước đi đầu tiên trong hợp tác quốc phòng. Hiện tại hai bên đang đàm phán về Hiệp định Tự do hóa đầu tư và Việt Nam cũng đang là quan sát viên đặc biệt trong đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình dương (TPP) theo sáng kiến của Mỹ”

Các đại biểu của Việt Nam và Mỹ đã trả lời và giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường đầu tư ở Việt Nam, đến các vấn đề còn khác biệt giữa hai bên như dân chủ, nhân quyền v.v… Hai bên đều khẳng định rằng tuy vẫn còn tồn tại những quan niệm khác biệt nhưng quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh

Nhận xét về tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc hội thảo này bà Ann Mill Griffiths, Giám đốc điều hành Liên đoàn quốc gia về các gia đình người Mỹ mất tích trong chiến tranh nói: “Tôi cho rằng Hội thảo ngày hôm nay rất thú vị, mang tính tổng quát lớn. Với kinh nghiệm tham gia vào mối quan hệ Việt- Mỹ từ năm 1978 đến nay, tôi đã chứng kiến tất cả các bước phát triển trong mối quan hệ. Sự phát triển đó không những phục vụ lợi ích của nhân dân Việt Nam mà cũng có lợi nhiều cho người dân Mỹ. Tôi rất thích thú với câu nói của Đại sứ Phụng rằng giữa hai bên còn những vấn đề nhất định nhưng chúng ta phải cùng nhau hợp tác để giải quyết và để xây dựng niềm tin lẫn nhau”
 
Last edited:
Đầu tư Mỹ vào Việt Nam hướng đến thị trường toàn cầu
- Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành của Amcham Việt Nam tại thành phố Hồ chí Minh, nhận định: “Các doanh nghiệp Mỹ đang bước đến làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam” và đây là giai đoạn các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam chú trong đến thị trường toàn cầu nhiều hơn cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất hiện đại

Sản phẩm làm ra ngoài việc tiêu thụ ở Việt Nam còn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường toàn cầu. Đây là một đặc trưng đáng chú ý, vì trong năm 2006, thông qua Hồng Kông, Tập đoàn Intel Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam dự án Công ty TNHH Intel Product, có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD để sản xuất các sản phẩm chip mang nhãn hiệu Intel từ màng mạch. Đây là dự án công nghệ cao, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Cuối tháng 10 vừa qua, Intel Hoa Kỳ đã khánh thành nhà máy và sẽ là nơi xuất khẩu sản phẩm khắp thế giới. Sau kết quả đó, Intel tiếp tục quyết định tăng thêm vốn đầu tư một cơ sở mới với số vốn 1 tỷ USD

Ông Herb Cochran cho biết thêm: “Chúng tôi đã tiếp xúc các nhà lãnh đạo của 25 công ty trong danh sách Fortune 500. Họ đã đến thảo luận với chúng tôi việc thành lập nhà máy tại Việt Nam để thay thế cho các nhà máy tại Trung Quốc, Ấn Độ hoặc để cạnh tranh với các nước trong vùng, chẳng hạn như Thái lan, Malaixia hay Inđônêxia. Chính vì vậy mà trong các bản tổng kết BTA những năm gần đây, không ít lần các chuyên gia Dự án Hỗ trợ thực thi BTA đã nhắc đến khả năng: nếu tính cả nguồn vốn đầu tư qua nước thứ 3 thì Mỹ sẽ là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam

Hiện tại, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam, Starwood Hotels & Resorts, Citigruop và American Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA và đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường này. Cùng với các làn sóng đầu tư của các công ty khổng lồ này, đầu tư của người Mỹ gốc Việt tại Việt Nam cũng đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy quy mô chưa thật lớn.

“Trong danh sách hội viên của chúng tôi có Công ty Quality Systems Incorporated (QSI) của một người Mỹ gốc Việt ở bang California thành lập một nhà máy xử lý các chất bán dẫn. Một công ty nữa tên là ICP (International Consumer Products) chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm, dầu thơm. Đó là những công ty thành công và đã tạo được thương hiệu ở Việt Nam”- Ông Herb Cochran nói. Đây là minh chứng tốt nhất về thành công của nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam, cũng là nguồn thuyết phục tuyệt vời các nhà đầu tư Mỹ đến Việt Nam

Mới đây nhất, ngày 19/11, Domino’s Pizza- công ty sản xuất bánh pizza lớn thứ nhì nước Mỹ- đã thông báo về việc mở một cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Michael Lawton, Giám đốc tài chính của công ty, công nhận rằng, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, ổn định, Việt Nam là một trong 4 nước Domino’s Pizza, chọn để mở rộng hoạt động kinh doanh toàn cầu trong năm nay.

Ông Lawton nói: “Khai trương cửa hàng đầu tiên của chúng tôi tại thành phố lớn nhất của Việt Nam sẽ giúp chúng tôi có cơ hội tuyệt vời để thâm nhập vào nền kinh tế đang phát triển này”. Tương tự như vậy, nhiều công ty cũng đang tìm hiểu Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư

Trong định hướng xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch- Đầu tư đã nhận định, Mỹ là nơi hội tụ của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), có thế mạnh về tài chính và công nghệ hiện đại, mạng lưới thị trường quốc tế và kỹ năng quản trị kinh doanh tốt. Các lợi thế nêu trên một khi được kết hợp với các lợi thế của Việt Nam sẽ mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho cả các bên. Việt Nam chủ trương hướng mạnh vào việc tiếp cận và thu hút đầu tư từ các TNCs của Mỹ theo cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, Việt Nam mong muốn các tập đoàn lớn cũng như các doanh nghiệp Mỹ đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam

Đáp lại những kỳ vọng này, những chuyển động gần của các nhà đầu tư Mỹ cho thấy, vị trí số một mà cả hai bên kỳ vọng đang đến rất gần. Hiện tại, Mỹ và Việt Nam có một cơ chế chung thúc đẩy thương mại đầu tư là Hội đồng tư vấn Việt- Mỹ, nơi mà bên cạnh chức năng tư vấn chính sách còn là điểm để các nhà đầu tư Mỹ thảo luận với các đối tác Việt Nam các kế hoạch làm ăn một cách “cơ bản” và “có hệ thống” nhất. Chính tại các cuộc thương thảo thông qua cầu nối này, các nhà đầu tư đã đề xuất ít nhất khoảng 10 dự án trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, điện, hàng không và công nghệ thông tin trong hơn một năm qua. Và 10 thành viên chính thức về phía Mỹ trong hội đồng, cùng với một số doanh nghiệp chưa là thành viên khác, đã cam kết sẽ đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD vào Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới

Mới đây, một đoàn đại diện 18 doanh nghiệp lớn của Mỹ đã đến Việt Nam và có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ngay sau chuyến đi, các doanh nghiệp này đã đánh giá có nhiều ý nghĩa và hiệu quả mang lại kỳ vọng về những dự án quan trọng từ các nhà đầu tư sắp vào Việt Nam

Thực tế, trong một báo cáo gần đây cho thấy, hiện rất nhiều nhà đầu tư Mỹ đã chính thức đưa ra những đề xuất cho các dự án lớn. Thời điểm APEC năm ngoái, các nhà đầu tư Mỹ đã đạt được thỏa thuận xây dựng dự án nhiệt điện Mông Dương và dự án mở rộng cảng Cái Lân. Trong khi đó, hai hãng bảo hiểm ACE và Liberty Mutual cũng đã đạt được hai giấy phép kinh doanh bảo hiểm sớm hơn dự kiến

Đây là một tín hiệu cho thấy sự sẵn sàng của cả hai phía và mở ra một thời kỳ mới, một động lực để các nhà đầu tư Mỹ đẩy nhanh các dự án …
 
Last edited:
Đầu tư của Mỹ và “làn sóng thứ ba”
Tháng cuối năm 2010 có lẽ là tháng bận rộn nhất của đại sứ Mỹ Michael W. Michalak, người sắp hoàn tất nhiệm kỳ tại Việt Nam

Sau khi chính thức chào từ biệt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 13/12, ông Michalak tiếp tục dự một loạt các tiệc chia tay với nhiều cơ quan khác nhau, để khép lại một nhiệm kỳ đại sứ nhiều sự kiện

Đại sứ Mỹ là người đã chứng kiến ba trong số hàng loạt sự kiện quan trọng liên quan đến đầu tư của Mỹ tại Việt Nam, gồm lễ ký hợp đồng gói thầu số 2 “Cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng” giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems thuộc Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ), lễ ký hợp đồng dự án BOT Mông Dương 2 giữa Công ty AES và Vinacomin vào tháng 4/2010, và lễ khánh thành nhà máy của Intel tại khu công nghệ cao Tp.HCM vào tháng 10/2010

Hai khởi đầu (đối với AES) và một thành tựu (đối với Intel) là những minh chứng cho dòng chảy đầu tư liên tục của các nhà đầu tư Mỹ trong nhiều năm qua; đồng thời, là trải nghiệm đáng kể cho đại sứ Michalak trong nhiệm kỳ của mình. Dù rằng, trong nhiệm kỳ của mình, cũng như nhiều đồng nghiệp trước đó, ông Michalak còn nhiều mối quan tâm khác song hành với việc thúc đẩy quan hệ đầu tư

Nói về dự án của AES, đại sứ Michael W. Michalak nói ông tin rằng dự án với quy mô 1200 MW và vốn đầu tư trị giá 1,8 tỷ USD này thể hiện cam kết dài hạn của AES đối với quá trình phát triển năng lượng ở Việt Nam. “Cam kết dài hạn” là khái niệm thường thấy trong hầu hết các phát biểu của các quan chức hay doanh nhân Mỹ liên quan đến đầu tư ở Việt Nam

Kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt- Mỹ, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ đã bảo trợ một cuộc thi thiết kế biểu tượng, qua đó kêu gọi công chúng Việt Nam đóng góp các ý tưởng về một hình ảnh đại diện cho tầm quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ

Hình ảnh được chọn để trao giải cao nhất là một chiếc diều, mà theo nhận xét của Đại sứ Michalak, đã “thể hiện tốt nhất hy vọng về quan hệ thậm chí còn rộng lớn hơn và thành công hơn nữa giữa hai nước chúng ta trong tương lai”

Kể từ năm 2004, Mỹ đã chi 409 triệu USD ở Việt Nam cho các chương trình toàn diện phòng chống, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, và cung cấp các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm cho 1.146.326 phụ nữ. 50 triệu USD cũng đã được chi để giúp Việt Nam đối phó với cúm gia cầm và 46 triệu USD khác cho việc giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam

Song hành với đó, kể từ năm 1995, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng hơn 33 lần. Năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam và thương mại hai chiều đã đạt 15,4 tỷ USD

”Thậm chí trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009, xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 11%. Trong khi đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ vào hầu hết các nước ASEAN còn lại đều sụt giảm ở mức hai chữ số. Các số liệu thương mại song phương từ đầu năm đến nay đều rất tích cực. Tôi thấy rằng năm 2010 sẽ là một năm mà kỷ lục về thương mại song phương của chúng ta sẽ tiếp tục được phá vỡ”, ông Michalak lạc quan

Nhận diện làn sóng mới

Vào tháng 4/2010, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đã được thành lập với mục tiêu chính là chia sẻ để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cung cấp thông tin cho chính phủ về luật và các quy định sẽ tác động đến vấn đề kinh doanh, cũng như thúc đẩy hợp tác "ba bên" bao gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tạo ra các mối quan hệ công nghiệp hài hòa

Đại sứ Michalak nói rằng phái đoàn ngoại giao Mỹ đã xác định cái gọi là “những khu vực có triển vọng tốt nhất”. Đây là những khu vực mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh, bao gồm: viễn thông, công nghệ thông tin, thăm dò dầu khí, sản xuất điện, xây đường cao tốc, quản lý dự án môi trường và công nghệ môi trường, hàng không

"Thách thức chủ yếu cho chúng tôi là làm cho các công ty Mỹ hiểu rằng có vô số cơ hội làm ăn đang chờ đợi họ tại Việt Nam. Đôi khi, cũng cần phải có thời gian để danh tiếng của một nước có thể thu hút được sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ", ông nói

Các nhà đầu tư Mỹ cho rằng đang có một “làn sóng thứ ba” về đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), nói đây là thời điểm cần phải hợp tác để đáp ứng “làn sóng” này của các công ty Mỹ

"Làn sóng đầu tiên" đến trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000. Nhiều công ty Mỹ đã rất thành công và đã liên tục mở rộng đầu tư như Cargill, Coca Cola, Pepsi, Kimberly-Clark, Procter & Gamble, Chevron, ConocoPhillips, ExxonMobil…

"Làn sóng thứ hai" xuất hiện sau khi Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) Việt - Mỹ có hiệu lực vào tháng 12/2001. Thị trường mới được mở cửa của Mỹ đã trở thành chỗ tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là trong các lĩnh vực lao động như may mặc, giày dép, và đồ nội thất. Trong quá trình này, nhiều công ty lớn của Mỹ đã trực tiếp tham gia với việc mua và phân phối các sản phẩm, qua đó tăng nhập khẩu từ Việt Nam từ 1,1 tỷ USD vào năm 2001 đến 14,8 tỷ USD trong năm 2010

"Làn sóng thứ ba" của đầu tư Mỹ diễn ra trong các ngành công nghiệp sản xuất hiện đại và các dịch vụ, bắt đầu vào năm 2006 và 2007 với dự án của Intel. Năm nay, hơn 20 công ty Mỹ đứng đầu trong danh sách "Fortune 1.000" đã đến Việt Nam để đánh giá các cơ hội trong việc sản xuất có mức giá trị gia tăng cao hơn và các ngành công nghiệp dịch vụ, bao gồm cả điện tử, ôtô, hóa chất, điều khiển xây dựng

Ông Herb Cochran nói rằng yếu tố quan trọng của chiến lược kinh doanh của các công ty là những khái niệm gọi là "Trung Quốc cộng 1" hoặc thậm chí "Trung Quốc và Ấn Độ cộng 1". Đầu năm 2008, Việt Nam ghi nhận hiện tượng này và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã yêu cầu các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá sự phân kỳ của các dòng FDI từ Trung Quốc cho các nước Đông Nam Á, và có được một sự hiểu biết sâu sắc về cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt để thu hút vốn FDI. Đây chính là một sự chuẩn bị đáng kể cho việc đón đầu “làn sóng thứ ba”

Chủ tịch Amcham, ông Hank Tomlinson trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam mới đây cũng nhấn mạnh đến việc tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. “Bởi vì các nguồn đầu tư chất lượng cao thường chảy về các nước có điều kiện tối ưu. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để góp phần giải quyết các thách thức và để bảo đảm rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam có khả năng cạnh tranh hữu hiệu với các nước láng giềng”

Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam đã tuyên bố ý định trở thành thành viên đầy đủ của đàm phán Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nhà đầu tư Mỹ đặc biệt quan tâm

“Chúng tôi hy vọng rằng việc này sẽ giúp tăng cường sự hài hòa và giúp cho việc kinh doanh ở Việt Nam được dễ dàng hơn. “Hầu hết các nhà đầu tư đều đồng tình rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, việc phát huy tối đa tiềm năng của quốc gia này lại đang vấp phải rất nhiều khó khăn, do sự tiến triển chậm trong việc gỡ bỏ các rào cản lâu năm đối với đầu tư", ông Hank Tomlinson nói. Mặc dù, "trong khi Việt Nam đang tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, Việt Nam cũng cần có được những bước tiến rõ ràng đối với các vấn đề được nêu ra ở trên và cả những vấn đề khác đang làm mờ đi hình ảnh về một Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài”
 
Last edited:
2011, lãnh đạo cấp cao Việt - Mỹ có thể thăm song phương

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng cho hay Việt Nam đã đặt vấn đề, và phía Mỹ cũng cân nhắc, về một chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama

Trả lời phỏng vấn của TTXVN về quan hệ Việt - Mỹ trong năm qua, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng cho rằng năm 2010 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ song phương, dấu mốc 15 năm bình thường hóa quan hệ

Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội hai lần. Ảnh: Lê Anh Dũng Năm 2010 tuy không có các cuộc viếng thăm cấp cao chính thức giữa hai bên, nhưng lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục gặp nhau trong suốt cả năm, tại nhiều diễn đàn khác nhau, mà theo Đại sứ, vừa để xác định bước đi của quan hệ song phương cho giai đoạn tới, vừa củng cố lòng tin lẫn nhau

Ở cấp bộ trưởng, đặc biệt là ở các ngành ngoại giao và quốc phòng, hai nước đã trao đổi các chuyến viếng thăm chính thức. Hiếm có khi nào Việt Nam đón Ngoại trưởng Mỹ tới hai lần trong một năm. Các cuộc gặp này mang tính quyết định cho việc triển khai cụ thể trên thực tế

Đại sứ Lê Công Phụng cho rằng đây là những nét rất đặc trưng cho quan hệ song phương, thể hiện đà tiến của mối quan hệ, đồng thời thể hiện quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước để mối quan hệ này ngày càng tốt hơn, phục vụ thiết thực cho hai quốc gia, cho ổn định, an ninh và hòa bình ở khu vực và trên thế giới

Nâng quan hệ để tạo không gian mới

Một điểm thuận lợi khác trong năm 2010 là việc Việt Nam làm chủ tịch ASEAN trong lúc Mỹ có chính sách quay trở lại khu vực. Đại sứ nói: "Chúng ta cùng các nước ASEAN hoan nghênh sự trở lại của Mỹ mang tính xây dựng ở khu vực". Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với Mỹ để triển khai chính sách vì hòa bình, vì hợp tác của Mỹ ở khu vực

Về vai trò của Việt Nam trong cách nhìn nhận của Mỹ, Đại sứ cho rằng "Mỹ đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN, và vì lợi ích chiến lược của mình, Mỹ đánh giá rất cao vai trò chiến lược của Việt Nam ở khu vực".

Nhìn tổng thể, Đại sứ Phụng cho rằng quan hệ Việt - Mỹ năm 2010 là sự đúc kết, quy tụ thành quả của quan hệ hai nước 15 năm qua. Nó cũng là cơ hội để hai bên nhìn lại những việc làm trong 15 năm và thống nhất với nhau về định hướng trong tương lai. Ông tin rằng với đà phát triển như hiện nay, quan hệ Việt Mỹ "không thể không phát triển tốt đẹp"

Về hướng đi cho những năm tới, Đại sứ Lê Công Phụng cho biết, đã đến lúc hai nước phải tính đến việc nâng quan hệ lên một đỉnh cao hơn, đó là quan hệ đối tác chiến lược. Nếu làm được, nó sẽ tạo ra một môi trường mới, không gian mới đưa quan hệ hai nước đi lên trong tương lai

Xử lý khác biệt

Hiện hai nước còn nhiều vấn đề phải bàn, như các tranh chấp thương mại, các áp đặt về thương mại của Mỹ, những khác biệt về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Ông Lê Công Phụng nói rằng Việt Nam phải đấu tranh để hai bên hiểu biết sâu hơn, mọi sự áp đặt, dù là trong thương mại, buôn bán, hay trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền đều không có lợi cho quan hệ hai nước. Để quan hệ tiếp tục phát triển, hai nước phải xử lý được những khác biệt, không để những khác biệt này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước

Việc thúc đẩy các cuộc đàm phán, đối thoại hiện có cũng là một trong những hướng đi quan trọng. Đại sứ Phụng cho biết Việt Nam đang tiến hành đàm phán với Mỹ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, như Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định mậu dịch tự do song phương. Hai bên đều hiểu đây không phải là những vấn đề dễ dàng, nhưng cả hai bên đang quyết tâm thúc đẩy

Trong năm 2011, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ có nhiều cuộc gặp tại các diễn đàn quốc tế, như hội nghị APEC tổ chức tại Hawaii tháng 11, hội nghị cấp cao Đông Á tại Indonesia. Việt Nam đã đặt vấn đề, và phía Mỹ cũng cân nhắc, về một chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama. Đại sứ Phụng không loại trừ khả năng lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ đi thăm song phương trong năm 2011
 
Last edited:
Việt Nam và Mỹ cam kết thành đối tác chiến lược
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng cho biết Việt Nam và Mỹ đã cam kết thúc đẩy quá trình hợp tác trao đổi để biến quan hệ hai nước trở thành quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai gần

Phát biểu trong lễ mừng xuân Tân Mão ở thủ đô Washington, Đại sứ Lê Công Phụng thông báo chính phủ Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Chính phủ Mỹ cũng đang khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ đầu tư buôn bán với Việt Nam và hỗ trợ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Đại sứ Lê Công Phụng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Mỹ trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2010, phát triển nhanh, mạnh. Dù có sự thay đổi về cơ quan hành pháp và lập pháp, việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu vẫn nhận được sự nhất trí cao giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa với Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ

Quan hệ song phương với Mỹ đang phát triển trên tất cả các mặt then chốt: chính trị, an ninh quốc phòng và đang đi vào các lĩnh vực được coi là nhạy cảm. Hai bên tiếp tục đối thoại để xử lý những vấn đề còn khác biệt

Trước đó, Đại sứ cũng thông báo với bà con Việt kiều về những bước phát triển mới của đất nước trong năm qua, việc tổ chức thành công Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, việc Việt Nam hoàn thành xuất sắc cương vị chủ tịch ASEAN, tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong đó đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội-quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn mới

Ông đánh giá cộng đồng người Việt ở khu vực thủ đô Washington nói riêng và ở Mỹ nói chung cũng có những bước phát triển mới, bà con tiếp tục ổn định công việc và cuộc sống trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ở Mỹ vẫn chưa chấm dứt. Ông cũng cảm ơn lòng hảo tâm của bà con và thanh niên, sinh viên đã hỗ trợ các nạn nhân lũ lụt và thiên tai trong nước

Về sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, với con số hiện hơn 13.000, Đại sứ Lê Công Phụng cho rằng đây là lực lượng mới trong cộng đồng, năng động, có trí tuệ và sức trẻ, là tương lai của đất nước

Mặc dù thời tiết ở khu vực thủ đô Washington rất khắc nghiệt, vừa trải qua bão tuyết, vẫn có khoảng 500 kiều bào, sinh viên cùng nhiều bạn bè Mỹ và quốc tế tới dự buổi lễ mừng xuân do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức

Trước đó, trong các ngày 22 và 26/1, lãnh sự quán Việt Nam ở các thành phố San Francisco và Houston cũng tổ chức lễ mừng xuân Tân Mão với sự tham dự của đông đảo bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế
 
Last edited:
Công ty Mỹ đề nghị đầu tư 7 sân bay tại miền Trung theo hình thức PPP

Công ty quản lý sân bay Mỹ vừa đề xuất ý tưởng đầu tư vào các sân bay tại khu vực miền Trung theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Đề xuất này do đại diện Tập đoàn Cedona Group, công ty tư vấn của ADC-HAS, gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các sân bay nằm trong đề xuất gồm Chu Lai, Phú Bài, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Pleiku và Cam Ranh. Theo Cedona Group, các sân bay này rất có tiềm năng và việc đầu tư vào đây cũng phù hợp với kế hoạch phát triển của Việt Nam

Năm ngoái, ADC-HAS đã đến Việt Nam nhưng chỉ đề xuất đầu tư vào sân bay Long Thành và Chu Lai
 
Last edited:
Tập đoàn Mỹ chuyển giàn khoan từ Vịnh Mexico đến Việt Nam

- Giàn khoan của Diamond Offshore Drilling dự kiến sẽ chuyển đến Việt Nam vào tháng 11 tới với trị giá hợp đồng 340.000 USD

Diamond Offshore Drilling (có trụ sở tại Houston, Texas, Mỹ) ngày 15/6 cho hay họ sẽ chuyển dàn khoan nước sâu Ocean Monarch từ Vịnh Mexico để phục vụ cho hoạt động thăm dò của BP ở ngoài khơi Việt Nam

Giàn khoan Ocean Monarch dự kiến sẽ được chuyển đến Việt Nam vào tháng 11 này với hợp đồng trị giá khoảng 340.000 USD

Đây sẽ là giàn khoan thứ 3 rời vịnh Mexico kể từ sau thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico hồi tháng 4/2010, buộc ngưng hoạt động khai thác ở ngoài khơi bờ biển Mỹ

Diamond cho biết hiện tại giàn khoan này vẫn đang phải hoàn thiện hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Marathon đến khoảng giữa tháng 8 tới. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu đến hơn 3.000m
 
Last edited:
John McCain - Mỹ cần giúp ASEAN trong các tranh chấp ở Biển Đông

- Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã kêu gọi Mỹ thiết lập trợ giúp chính trị và quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc trong các mâu thuẫn ngày càng gia tăng ở Biển Đông

Ông McCain, một thành viên cấp cao của đảng Cộng hoà, cho rằng Mỹ nên trợ giúp các nước ASEAN nhằm phát triển và triển khai một hệ thống cảnh báo sớm cùng tàu thuyền tại các vùng biển tranh chấp

Thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu nói Mỹ cũng nên dùng ngoại giao để trợ giúp các quốc gia Đông Nam Á giải quyết các tranh chấp và "thiết lập một mặt trận đoàn kết hơn"

“Trung Quốc muốn lợi dụng sự chia sẽ giữa các thành viên ASEAN để thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng họ”, ông McCain phát biểu tại Hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông, do Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) tổ chức tại thủ đô Washington, Mỹ

Ông McCain, người được biết đến với chính sách quân sự quyết đoán, cũng hoan nghênh việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhưng nói thêm rằng cần thúc đẩy việc này hơn nữa

Thượng nghị sĩ Arizona nói Mỹ cần “cho các nước khác biết rằng tuyên bố nào được Mỹ chấp nhận, tuyên bố nào thì không và chúng ta sẽ ủng hộ những hành động nào - đặc biệt là bảo vệ Philippines, một đồng minh thân thiết

Tuyên bố của ông McCain được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng trong những tháng gần đây vì các hành động gây hấn của Trung Quốc

Ông McCain nói ông hoan nghênh quan hệ hợp tác với Trung Quốc và không muốn nhìn thấy xung đột. Nhưng ông cũng thẳng thừng cáo buộc rằng chính “thái đội hung hăng” và “những tuyên bố lãnh thổ không có căn cứ” của Trung Quốc là nguyên nhân của những căng thẳng gần đây

Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ không sử dụng vũ lực tại Biển Đông và hối thúc các nước khác “làm nhiều việc hơn nữa để chứng tỏ hoà bình và ổn định trong khu vực”

Lobby Vietnam Club: Thượng nghị sĩ John McCain là đại diện lobbyist của Hà nội tại Washington
 
Last edited:
Hải quân Việt, Mỹ sẽ có hoạt động chung trên biển

Việt Nam và Mỹ sẽ tổ chức một số hoạt động chung nhằm thúc đẩy quan hệ, trao đổi chuyên môn, tập tìm kiếm cứu nạn

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga cho biết “Hoạt động chung sắp tới giữa lực lượng Hải quân Việt Nam và Mỹ là một sự kiện hàng năm”

Trả lời câu hỏi của phóng viên, bà Nguyễn Phương Nga nói: "Về việc tàu hải quân Mỹ tới thăm cảng của Việt Nam, hiện nay 2 bên đang trao đổi, thống nhất về chương trình cụ thể. Việt Nam có các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa hải quân Việt Nam với hải quân của một số nước. Việc tàu hải quân của một số nước tới thăm cảng của Việt Nam là hoạt động bình thường và đã được tiến hành trong một số năm gần đây

Những hoạt động sắp tới của tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Việt Nam cũng là hoạt động định kỳ hàng năm, được trao đổi, thỏa thuận trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân 2 nước với thực hiện một số hoạt động nhân đạo, trao đổi những vấn đề chuyên môn, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn"

Việt Nam và Mỹ đã bình thường quan hệ từ năm 1995, quan hệ giữa đôi bên đã có những bước phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực

Cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2011, tàu của Trung Quốc đã 2 lầm xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí hợp pháp của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Bà Nguyễn Phương Nga cho biết thêm “Việt Nam không muốn thấy thêm các sự cố tương tự”, đồng thời, khẳng định quyết tâm của Nhà nước Việt Nam giải quyết các tranh chấp “thông qua biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế”

"Việt Nam luôn chủ trương giải quyết mọi bất đồng, mọi vấn đề thông qua thương lượng hòa bình, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn luôn chủ trương và thực thi những nỗ lực theo hướng đó và chúng tôi mong rằng các bên liên quan cũng có các nỗ lực như vậy", bà Nguyễn Phương Nga trả lời báo chí

Trong khi đó, ngày 22/6 Trung Quốc tiếp tục cảnh báo Mỹ tránh xa các tranh chấp trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân tiếp tục chối bỏ trách nhiệm gây ra các căng thẳng hiện nay trên biển Đông

“Tôi tin rằng, một số nước hiện nay đang chơi với lửa, tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ không bị đốt cháy bởi ngọn lửa này”, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trao đổi với tờ Wall Street Journal
 
Last edited:
Mỹ - Việt tập luyện hải quân từ 15/07
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh nói trong một thông báo ra hôm thứ Sáu, rằng "Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi giữa hải quân hai nước tại thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 15/07/2011"

Hoạt động này được gọi một cách danh chính ngôn thuận là "giao lưu hải quân"

Thông báo cũng cho biết sẽ có một lễ đón chính thức và một buổi họp báo trên tàu USS Chung-Hoon tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 15/07

Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận tàu chiến Hoa Kỳ sẽ vào thăm Việt Nam và "tăng cường quan hệ" cùng hải quân nước chủ nhà nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Theo cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ, khi ở Việt Nam các thủy thủ Mỹ sẽ tham gia hoạt động cộng đồng, các buổi huấn luyện về tìm kiếm và cứu nạn, kiểm soát thiệt hại, lặn và cứu hộ với hải quân Việt Nam

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói việc tàu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam là 'hoạt động bình thường'

Bà nói: "Việt Nam có các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa hải quân Việt Nam với hải quân của một số nước. Và việc tàu hải quân của các nước tới thăm cảng của Việt Nam cũng là việc bình thường và cũng đã được tiến hành trong một số năm gần đây"

"Những hoạt động sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam cũng là hoạt động định kỳ hàng năm và cũng đã được trao đổi, thỏa thuận trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước"

Căng thẳng Biển Đông

Chưa rõ tàu chiến Mỹ sẽ ở Việt Nam trong thời gian bao lâu

Tháng Tám năm ngoái, Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đã có các hoạt động hợp tác với hải quân Việt Nam kéo dài trong một tuần

Tuy nhiên sự kiện năm 2010 mang tính chất đặc biệt vì nó trùng dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai bên

Trước đó tàu chiến của Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam, trong đó hai chuyến vào năm 2008, hai chuyến năm 2009

Trong tháng 2 và 3 năm 2010, tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh (cảng Hòn Khói, vịnh Vân Phong)

Hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực được nhiều người nhìn nhận như đối trọng với Trung Quốc và đã bị Bắc Kinh phản đối

Lần này khu trục hạm thuộc loại tối tân USS Chung-Hoon sẽ tới Việt Nam sau khi đã tham gia cuộc tập trận chung CARAT kéo dài 11 ngày với hải quân Philippines

Mỹ và Philippines đều tuyên bố rằng cuộc tập trận là hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ đồng minh, chứ không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền cũng như quan ngại về Trung Quốc

Tuy nhiên, giới quan sát nói chung đánh giá đây là hành động biểu thị sự liên kết giữa hai quốc gia đồng minh trong tình hình mới

Thời gian qua, cả Philippines và Việt Nam đều đã bày tỏ quan ngại trước các hành động mà hai nước này nói là Trung Quốc gây hấn trong các vùng biển chủ quyền của hai nước gần Biển Đông

Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đang khiến các quốc gia trong khu vực tăng cường hoạt động và nâng cao năng lực hải quân
 
Last edited:
Tổng thống Obama muốn sớm sang thăm Việt Nam

- Ngày 7.7, phát biểu với các phóng viên Việt Nam tại Mỹ sau lễ trình thư ủy nhiệm lên Tổng thống Mỹ Barack Obama, đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho biết một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất của ông trong nhiệm kỳ là công tác đối với cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ

Đại sứ khẳng định nhiệm vụ của ông cũng như đại sứ quán, bên cạnh việc duy trì đà phát triển trong quan hệ hai nước và đưa quan hệ hai nước lên một tầm phát triển mới, việc làm cầu nối đưa kiều bào ngày càng hướng về quê hương, đất nước là hết sức quan trọng

Đại sứ cho biết sắp tới ông có kế hoạch đi thăm và làm việc tại nhiều bang khác nhau của Mỹ và trong chương trình luôn có phần làm việc, gặp gỡ với cộng đồng người Việt. Đại sứ nói rằng ông muốn lắng nghe tâm tư, tình cảm của bà con, đồng thời đây cũng là dịp để giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với bà con

Về quan hệ Việt-Mỹ, Đại sứ cho biết trong lễ trình thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước tới Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay trước đó, Tổng thống Obama đánh giá quan hệ giữa hai nước hiện nay đã có bước tiến đáng kể và sự hợp tác giữa hai nước đã và đang được tăng cường trên nhiều lĩnh vực, gồm kinh tế, thương mại, an ninh, không phổ biến vũ khí hạt nhân, y tế, môi trường, khoa học - kỹ thuật và giáo dục

Theo Tổng thống, hai nước cần tiếp tục đà phát triển này để đưa quan hệ song phương lên tầm đối tác và hợp tác mới. Tổng thống cho rằng Mỹ và Việt Nam cùng chia sẻ lợi ích trong việc duy trì ổn định và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương. Tổng thống cũng hứa sẽ tích cực hỗ trợ Đại sứ và các cơ quan của Việt Nam tại Mỹ

Tại buổi lễ, Đại sứ đã chuyển lời thăm hỏi của Chủ tịch nước và lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Tổng thống Obama và phu nhân, thông báo lãnh đạo và nhân dân Việt Nam hoan nghênh Tổng thống Obama sớm có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đánh giá quan hệ Việt Nam-Mỹ đã có những bước phát triển vượt bậc trong 16 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ. Hai nước đã và đang tạo dựng nền tảng vững chắc và khuôn khổ quan hệ rõ ràng trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - an ninh - quốc phòng đến kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật, các vấn đề nhân đạo như tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA) và giải quyết hậu quả chất độc da cam, cũng như việc hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn cầu như ứng phó với biến đổi khí hậu, chống khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân

Đại sứ cũng khẳng định trọng tâm trong nhiệm kỳ của mình là góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới hướng tới đối tác chiến lược vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới

Tổng thống Obama đã chúc mừng Đại sứ đảm trách nhiệm vụ mới. Tổng thống gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch nước và lãnh đạo Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn sớm sang thăm Việt Nam

Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết mục tiêu quan trọng nhất của ông trong nhiệm kỳ này là góp phần đưa quan hệ Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược. Tuy nhiên, theo ông, hiện vẫn còn nhiều rào cản phải vượt qua để quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, trong đó có những di sản của quá khứ, cũng như những khác biệt giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo

Về những khác biệt này, đại sứ cho biết hai bên đã thiết lập được cơ chế đối thoại thường xuyên, trao đổi với nhau rất thẳng thắn để tăng cường hiểu biết về quan điểm, việc làm của mỗi bên về các điểm còn khác biệt này
 
Last edited:
Đằng sau mức tăng 21,7% xuất khẩu sang Hoa Kỳ

- Cơ quan Thống kê của Hoa Kỳ vừa cho biết kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2011 đạt gần 8,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 6,488 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ 2010

5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể là: Dệt may tăng 18%. Tiếp đó lần lượt là giày dép đạt 787,4 triệu USD, tăng 30%; sản phẩm gỗ đạt 683,4 triệu USD, tăng 4,6%; máy móc, thiết bị điện và sản phẩm âm thanh - thu thanh đạt 342,3 triệu USD, tăng 16%; thủy sản đạt 265,5 triệu USD, tăng 46,6%

Kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010, đạt hơn 1,786 tỷ USD

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Việt Nam, hàng bông, bao gồm sợi và vải dệt, luôn giữ vị trí số một trong mấy tháng gần đây với kim ngạch đạt 246,7 triệu USD trong năm tháng đầu năm, tăng 189% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng; phương tiện giao thông; máy móc - thiết bị điện - phụ tùng

Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của những tháng đầu năm thì kế hoạch năm 2011 với mức tăng khoảng 10% so với năm 2010 (18,3 tỷ USD) là hoàn toàn có thể đạt

Yếu tố chủ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tăng trưởng mạnh chính là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)

Với tác động tích cực trên nhiều phương diện của Hiệp định BTA, năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã lên tới gần 17,9 tỷ USD (gấp tới gần 40 lần giá trị 451 triệu USD của năm 2000). Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu 14,2 tỷ USD và NK hơn 3,7 tỷ USD, xuất siêu tới 10,45 tỷ USD

Có hiệu lực vào cuối năm 2001, BTA đã tác động ngay đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Thông qua BTA, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có sức cạnh tranh hơn nhờ hưởng thuế nhập khẩu thấp hơn nhiều so với mức thuế trước đó (giảm từ 30-40%)

Các ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như may mặc, giày dép, đồ gia dụng, thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm điện tử… đã tiếp cận được thị trường khổng lồ, mỗi năm nhập khẩu hàng nghìn tỷ USD, tạo điều kiện phát triển ổn định và vững chắc hơn

Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, Hiệp định Thương mại BTA, đã góp phần giúp VN liên tục trong nhiều năm xuất siêu sang Hoa Kỳ - một “hiện tượng” đáng được ghi nhận. Điều mà không phải nhiều hiệp định đa phương, song phương khác cũng làm được

Nếu cộng dồn số liệu 6 năm từ 2005 đến 2010, Việt Nam đã XK khoảng 61,24 tỷ USD (chiếm tới từ 18,3-20,8% tổng kim ngạch XK hàng năm của cả nước), NK 12,90 tỷ USD (chỉ chiếm từ 2,2-4,4% tổng kim ngạch NK cả nước) và xuất siêu tới 48,34 tỷ USD, tính trung bình đạt khoảng 8,4 tỷ USD/năm

Tính chung cả giai đoạn 2001 – 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 15 lần, từ mức 1,05 tỷ USD của năm 2001 lên 15 tỷ USD trong năm 2010. Qua đó, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác thương mại lớn của nhau và Mỹ vươn lên vị trí đầu bảng các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam

Ngoài thương mại hàng hóa, BTA còn bao hàm lĩnh vực đầu tư, dịch vụ và sở hữu trí tuệ - những yếu tố làm gia tăng dòng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. “Hiệu ứng BTA” đã đưa Mỹ trở thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Chỉ riêng năm 2009, các công ty Mỹ đã đổ vào Việt Nam 9,8 tỷ USD, chiếm trên 45% FDI cả năm đó vào Việt Nam

Tính đến cuối tháng 6/2011, Mỹ có 578 dự án FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 13,24 tỷ USD, đứng thứ 7 trong tổng số 93 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Mỹ được đánh giá là đối tác đầu tư lớn nhất mà Việt Nam cần thu hút

Các lĩnh vực mà doanh nghiệp Mỹ có lợi thế cạnh tranh tại Việt Nam như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ cao, hoá dược, năng lượng, cơ khí chế tạo và cơ sở hạ tầng. Những doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam đều là những tên tuổi lớn của thế giới như Intel, IBM, Citi Group, Coca Cola, Pepsi Cola, Chevron, AES, GE...

BTA cũng mở đường cho một số hàng hoá của Mỹ vào thị trường Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ đã đạt 3,539 tỷ USD năm 2010. Mỹ hiện là nhà cung cấp hàng hoá lớn thứ 6 cho Việt Nam. Việt Nam nằm trong số những thị trường châu Á có mức tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ nhanh nhất

Trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng 20,9%, đạt 1,77 tỷ USD với các mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, thức ăn gia súc, bông….Trong đó, các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng cao. Nhập khẩu những mặt hàng này từ Mỹ được coi là chất xúc tác quan trọng hỗ trợ tăng cường xuất khẩu của Việt Nam không chỉ vào thị trường này
 
Last edited:
Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Hai nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ cảnh báo Bắc Kinh rằng những vụ xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông có thể làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực. Nhận xét này chắc chắn không làm Bắc Kinh hài lòng

“Chúng tôi lo ngại rằng một loạt vụ việc trên biển trong những tháng qua đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang”, John Kerry thuộc đảng Dân chủ - Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ cùng John McCain - cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, tuyên bố. “Nếu không có biện pháp thích hợp nào được thực hiện để xoa dịu tình hình, những vụ việc tiếp theo có thể còn nghiêm trọng hơn nữa và làm tổn hại tới lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ”

Hai nghị sĩ nói trên đã đưa ra lời lẽ trên trong thư gửi cho ông Đới Bỉnh Quốc - quan chức cấp cao về đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước khi cuộc họp giữa các ngoại trưởng ASEAN cùng các nước đối tác diễn ra trong tuần này, tờ Financial Times cho hay

Trung Quốc có thể coi tuyên bố này như một đòn khiêu khích bởi nó phản ánh lại nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton vào năm ngoái. Phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 năm ngoái, Hilary Clinton đã khiến Bắc Kinh tức giận khi nói rằng Mỹ “có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”

Bà Clinton cũng sẽ có một bài phát biểu tại diễn đàn này ở Bali, Indonesia, vào cuối tuần, khi mà căng thẳng ở biển Đông đang tăng cao so với năm ngoái

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ không can dự vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau khi các nghị sĩ Mỹ nhiều lần ra nghị quyết về vấn đề này. Tại hội nghị tham vấn an ninh Mỹ - Trung tháng trước, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thậm chí còn cảnh báo rằng "một số nước đang đùa với lửa, và (tôi) hy vọng lửa đó không cuốn vào nước Mỹ"

Biển Đông chứa những tuyến đường biển quan trọng cho hoạt động nhập khẩu dầu ở Đông Bắc Á và các giao dịch khác với châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền với một số vùng trong khu vực, nhưng Trung Quốc đòi quyền sở hữu rộng lớn nhất

Cảnh báo của hai nghị sĩ Mỹ được đưa ra sau khi chính quyền Obama đã giảm bớt chỉ trích đối với hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông

Trong đối thoại Shangri-La tại Singapore vào tháng 6, Robert Gates - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ - đã khiến một số quan chức các nước Đông Nam Á thất vọng khi nói với Trung Quốc bằng một giọng khá ôn hòa, một dấu hiệu cho thấy không muốn làm tổn hại tới quan hệ quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, ông Gates vẫn cam kết với các đồng minh trong khu vực rằng Washington sẽ duy trì “sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực”

Trong một diễn biến khác có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ngày mai 5 nghị sĩ Philippines có kế hoạch đến đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo này đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền từ lâu. Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với đảo Thị Tứ, và vì vậy phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng phản đối kế hoạch đi ra đảo của các nghị sĩ Philippines

Hôm qua, giới chức Đài Loan được báo chí dẫn lời cho biết một đoàn học giả của Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Ba Bình, đảo lớn nhất trong số các đảo ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam
 
Last edited:
Mỹ - Việt lập quan hệ đối tác quân y

Đại diện Việt Nam và Hoa Kỳ vừa ký kết biên bản thỏa thuận Hợp tác Quân y trong khuôn khổ cộng tác giữa quân đội hai nước

Thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay biên bản đã được ký giữa Chủ nhiệm Quân y Hải quân Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Adam M. Robinson, Jr. và Đại tá Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Quân y thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam

Nhân dịp này, Phó Đô đốc Robinson cũng đồng chủ trì một hội nghị Quân y cùng với Bộ Quốc phòng Việt Nam

Theo sứ quán Mỹ, các chủ đề thảo luận được trong hội nghị này bao gồm hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, y học hàng không và y học biển

Tiền đề của sự hợp tác này đã được thống nhất giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt-Mỹ từ tháng 10/2010

Sau đây, Cơ quan nghiên cứu y học Hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (NAMRU-Pacific) đóng tại Hawaii sẽ có các hoạt động ở Việt Nam

Hợp tác quân y là một trong các lĩnh vực trong kế hoạch hợp tác đa dạng và ngày càng sâu rộng giữa quân đội hai nước cựu thù

Mới đây, ba tàu hải quân Mỹ là USS Chung–Hoon (DDG 93), USS Preble (DDG 88) và USNS Safeguard (ARS-50) đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong đợt hoạt động kéo dài từ 15/07 - 21/07

Thủy thủ đoàn của ba tàu là gần 700 người

Việt Nam nhấn mạnh đây chỉ là 'hoạt động thường kỳ và đã được định sẵn', cho dù nó diễn ra trong bối cảnh gia tăng bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, khiến nhiều người bình luận rằng đây là hành động 'tìm đối trọng' của Việt Nam

Trong những năm gần đây, hải quân Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam
 
Last edited:
Việt Nam xem Mỹ là đối tác chiến lược hàng đầu

- Ngày 23.8, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương, ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam của thượng nghị sĩ

Tại buổi tiếp, bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao các chuyến thăm gần đây của thượng nghị sĩ Jim Webb tới Việt Nam và cảm ơn những đóng góp tích cực của ông đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương và những quan tâm của ông đối với các vấn đề hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng bày tỏ vui mừng về sự phát triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ thời gian qua, khẳng định trong triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược

Thượng nghị sĩ Jim Webb chúc mừng bộ trưởng Phạm Bình Minh đảm nhiệm cương vị mới, bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam, mong muốn tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước

Thượng nghị sĩ Webb cũng khẳng định cá nhân ông và Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình trong khu vực, khẳng định Quốc hội Mỹ ủng hộ giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp trên Biển Đông

Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng bày tỏ mong muốn các bên hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của thượng nghị sĩ Jim Webb trong năm nay. Lần gần đây nhất ông thăm Việt Nam vào tháng 4.2011
 
Last edited:
Hoan nghênh các doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội hợp tác tại Việt nam

Ngày 6/9, tiếp Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) và các doanh nghiệp thành viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các công ty của Mỹ tìm kiếm cơ hội hợp tác, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Việt Nam, và có nhiều đóng góp tích cực hơn nữa trong việc xây dựng và thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ

Đồng thời, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đã đề nghị các công ty Mỹ tiếp tục tham gia vào quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, nhân đạo và các hoạt động xã hội ở Việt Nam

Đây là đoàn doanh nghiệp Mỹ thăm Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay với khoảng gần 40 tập đoàn, công ty lớn do Chủ tịch USABC, ông Alexander Feldman, và Chủ tịch Ủy ban Mỹ-Việt của USABC, ông Stuart Dean, dẫn đầu

Mục đích chuyến thăm là nhằm tìm hiểu mục tiêu và các ưu tiên trong chính sách của Việt Nam sau khi có Chính phủ mới, các biện pháp đối phó với các thách thức kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế; vấn đề thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt-Mỹ trong bối cảnh hai nước tiếp tục tăng cường và nâng tầm quan hệ; và các vấn đề hợp tác khu vực như tiến trình liên kết ASEAN và đàm phán Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP)

Trong cuộc tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trên mọi lĩnh vực; giữ vững và phát huy hình ảnh Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới

Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đã và đang phát triển trên nhiều lĩnh vực cả trên bình diện song phương (chính trị, kinh tế-thương mại, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, nhân đạo…) lẫn bình diện đa phương (ASEAN, APEC…), và hai nước đang phấn đấu thúc đẩy, nâng tầm quan hệ trong thời gian tới

Ông Alexander Feldman khẳng định doanh nghiệp Mỹ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, nhân đạo và xã hội

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, các doanh nghiệp Mỹ gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo và các quan chức của một số bộ, ngành về các vấn đề đoàn quan tâm
 
Last edited:
Top