What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

AI Lobby.vn

LOBBY.VN

Administrator
Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI
Kết luận trên được Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin đưa ra trong báo cáo ngày 25/1

Nghiên cứu của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin đánh giá về ứng dụng AI theo 30 chỉ số riêng biệt, trong đó bao gồm tài năng con người, hoạt động nghiên cứu, phát triển thương mại và đầu tư trong cả phần cứng và phần mềm, dựa trên những dữ liệu tổng hợp trong năm 2020

Trên thang điểm 100, Mỹ dẫn đầu với 44,6 điểm, tiếp đó là Trung Quốc với 32 điểm và Liên minh châu Âu (EU) với 23,3 điểm

Các nhà nghiên cứu nhận thấy Mỹ dẫn đầu trong các lĩnh vực chính như đầu tư vào khởi nghiệp và tài trợ nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được nhiều bước tiến trong một số lĩnh vực và năm ngoái đã phát triển thành công 214 siêu máy tính trong số 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Số siêu máy tính ra đời tại Mỹ trong năm 2020 là 113 chiếc và tại EU là 91 chiếc

Tác giả chính của báo cáo - ông Daniel Castro, Giám đốc bộ phận tư vấn chiến lược thuộc Trung tâm Đổi mới Dữ liệu, cho biết: "Chính phủ Trung Quốc đã đặt AI làm ưu tiên hàng đầu và các kết quả đã thể hiện rõ điều này. Mỹ và EU cần lưu tâm hơn đến những gì Trung Quốc đang thực hiện và có phản ứng phù hợp, bởi các quốc gia dẫn đầu trong việc phát triển và sử dụng AI sẽ định hình tương lai và cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong khi những nước tụt hậu lại có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp trọng điểm"

Theo quỹ trên, EU đã thụt lùi đáng kể trong vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân. Trong năm 2018, EU chỉ xuất bản 20.418 báo cáo nghiên cứu về AI, trong khi con số này của Trung Quốc là 24.929 và của Mỹ là 16.233 báo cáo. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Mỹ "có chất lượng trung bình cao hơn" các nghiên cứu của Trung Quốc và EU

Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin cũng kết luận rằng Mỹ "vẫn là nước đứng đầu thế giới về thiết kế chip cho hệ thống AI". Theo báo cáo, để duy trì tính cạnh tranh, các nước châu Âu cần tăng cường khuyến khích nghiên cứu và mở rộng các viện nghiên cứu công cộng trong lĩnh vực AI

Đối với Mỹ, nếu muốn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu, nước này phải tăng cường hỗ trợ cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng AI, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực phát triển tài năng AI trong nước, cũng như thu hút những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới
 
Nhu cầu chuyên gia AI nóng lên khi kinh tế Mỹ mở cửa trở lại
Khi nền kinh tế Mỹ tái mở cửa nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 được triển khai nhanh chóng, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia cao cấp trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI) tăng vọt vì giới doanh nghiệp đang tăng tốc nỗ lực chuyển đổi số hóa để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tăng doanh số và cải thiện hiệu quả hoạt động

56ac8_anh_1.jpg

Nhu cầu tuyển dụng nhân tài AI tăng mạnh ở Mỹ khi các doanh nghiệp tăng tốc làn sóng chuyển đổi số hóa trong thời kỳ dịch bệnh

Theo dữ liệu của Hiệp hội ngành công nghiệp công nghệ điện toán (CompTIA), có trụ sở ở bang Illinois, Mỹ, trong quí 1-2021, tại Mỹ, giới doanh nghiệp Mỹ tuyển dụng 37.000 vị trí việc làm cần kỹ năng AI, tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhà khoa học dữ liệu, lập trình viên học máy, kỹ sư học máy nằm trong số những công việc chuyên môn về AI được săn đón nhiều nhất

“Nhu cầu AI có sự khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2021”, Tim Herbert, Phó Chủ tịch phụ trách bộ phận nghiên cứu và thông tin thị trường của CompTIA, nhận xét

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy làn sóng chuyển đổi số hóa doanh nghiệp với nhiều công ty giờ đây dựa nhiều hơn vào các thuật toán AI để dự báo nhu cầu, sản xuất sản phẩm thông minh hơn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác

“Lần đầu tiên, chúng tôi thực sự chứng kiến hoạt động tuyển dụng chuyên gia AI sôi động ở khắp các lĩnh vực của thị trường lao động” Craig Stephenson, Giám đốc bộ phận tư vấn về nhân sự công nghệ ở hãng tư vấn quản lý Korn Ferry, cho hay. Tim Herbert cho biết ngành sản xuất, tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp, bán lẻ và các ngành khác đều đang tuyển dụng chuyên gia AI

Chẳng hạn, chuỗi bán lẻ nội thất Home Depot đang tăng cường tuyển dụng nhân sự AI, cụ thể là các nhà khoa học dữ liệu và một số chuyên gia khác có kỹ năng AI. Fahim Siddiqui, Phó Chủ tịch phụ trách công nghệ thông tin của Home Depot, nói rằng công ty ông đang đưa nhân tài AI vào khắp các bộ phận, từ cửa hàng, chuỗi ung cứng cho đến thương mại điện tử

Home Depot đang sử dụng công nghệ học máy (một lĩnh vực của AI) để phân tích hoạt động trực tuyến của khách hàng và đưa ra các đề xuất mua sản phẩm trực tuyến dựa vào thói quen mua sắm của khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng đặt mua gạch men lát sàn, hệ thống AI của Home Depot sẽ gợi ý họ mua các công cụ giúp họ lát gạch men

Các doanh nghiệp ở Mỹ đã bổ sung thêm 50.000 nhân sự công nghệ thông tin trong tháng 3, kéo dài đà tăng trưởng tuyển dụng nhân sự ở mảng này sang tháng thứ tư liên tiếp, theo CompTIA

Sự tăng trưởng này phản ánh tình hình đang cải thiện trên thị trường lao động. Tháng trước, các doanh nghiệp Mỹ tạo ra thêm 916.000 việc làm, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, giúp tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm về mức 6%

Siddiqui nói: “AI và học máy đã trở thành công cụ quan trọng và cần thiết ở khắp các vai trò công việc khác nhau ở công ty chúng tôi”. Nhu cầu chuyên gia AI nói riêng và nhân sự công nghệ thông tin nói chung đang tăng bùng nổ giữa lúc bức tranh thị trường lao động Mỹ tươi sáng hơn

Hãng sơn PPG, có trụ sở ở bang Pennsylvania, cho biết đang đẩy mạnh tuyển dụng chuyên gia AI trong năm nay. Devashish Saxena, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc số hóa của PPG nói rằng Trung tâm xuất sắc (Center of Excellence) về trí tuệ nhân tạo và học máy của công ty ông sẽ tăng hơn gấp đôi số nhân sự từ 10 lên 25. Ngoài ra, PPG cũng đang tìm kiếm nhà khoa học dữ liệu, kỹ sư về AI và học máy

PPG muốn sử dụng AI để cải thiện quy trình sản xuất. Công ty này có kế hoạch loại bỏ việc kiểm nghiệm sản phẩm bằng cách thủ công, thay vào đó, sẽ sử dụng AI để phân tích vật liệu sơn và các hỗn hợp vật liệu sơn để xác định chất lượng sản phẩm

Công ty sản xuất máy móc nông nghiệp Deere & Co. đã đẩy mạnh tuyển dụng các chuyên gia AI trong vài năm qua và sẽ tiếp tục tăng tuyển dụng họ trong năm nay

Deere & Co. đang tích hợp công nghệ AI trong nhiều sản phẩm. Chằng hạn, công ty này đã phát triển công nghệ See & Spray cho các máy phun thuốc diệt cỏ, trong đó, sử dụng công nghệ thị giác máy tính và học máy để phân biệt cây trồng với cỏ dại, cho phép nông dân phun thuốc diệt hiệu quả hơn

Jahmy Hindman, Giám đốc công nghệ của Deere & Co., giải thích: “Vì các công nghệ tân tiến đang vai trò không thể thiếu ở các trang trại ngày nay, chúng tôi xem hoạt động tuyển dụng chuyên gia AI là một sự đầu tư nhằm hỗ trực trực tiếp cho khách hàng của chúng tôi”
 
Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc: Ba mô hình chiến lược trí thông minh nhân tạo
Bài viết này chỉ ra sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước EU với hai quốc gia hàng đầu khác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI : Artificial Intelligence), đó là Mỹ và Trung Quốc

bb746_bamohinhchienluoctrithongminhnhantao_600.jpg

Bài viết Trí thông minh nhân tạo - thấy gì từ dự thảo luật của EU? đăng trên Kinh tế Sài Gòn số 26 ra ngày 24-6-2021 đã chỉ ra những điểm chủ chốt trong dự thảo luật về AI của Liên minh châu Âu (EU). Như nhiều người đã biết, đây sẽ là khuôn khổ pháp lý chung đầu tiên về AI của các nước EU, với mục đích đảm bảo an ninh cũng như bảo vệ các quyền căn bản của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sáng tạo và đầu tư phát triển công nghệ AI ở khu vực này

Có thể nói, cách tiếp cận của EU là một “đường lối thứ ba”, rất đặc trưng cho giá trị chung châu Âu, và dựa trên nguyên tắc chính là bảo vệ một cách hiệu quả an ninh an toàn và quyền lợi cho công dân EU. Cách tiếp cận của EU, tuy có một số điểm giao thoa, nhưng về căn bản, lại rất khác cách tiếp cận của Mỹ, hay Trung Quốc

Mỹ và “đường lối thứ nhất”


EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự tự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ; so với Mỹ thì EU nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích chung của người dân

Còn Trung Quốc tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến công nghệ AI thành một công cụ phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội


Sắc lệnh 13859 liên quan tới việc duy trì vị trí hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, ký ngày 11-2-2019 của Tổng thống Mỹ Donald Trump (Executive Order 13859 on Maintaining Leadership in Artificial Intelligence), đã đánh dấu sự khởi đầu của Chương trình AI Mỹ (American AI Initiative)

Chiến lược AI của quốc gia hàng đầu thế giới này nhấn mạnh vào mục tiêu căn bản là giữ vị trí đứng đầu thế giới của Mỹ cả về khoa học, công nghệ lẫn kinh tế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển AI

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ tập trung vào chính sách đào tạo nhân lực, cũng như nâng cao sự tin tưởng của người dân qua việc đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền về đời tư cũng như giá trị Mỹ

Dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mục tiêu này không thay đổi. Ngày 1-3-2021, Ủy ban An ninh quốc gia về AI Mỹ (NSCAI: National Security Commission on Artificial Intelligence) đã đưa ra báo cáo gửi cho tổng thống mỹ và quốc hội về vấn đề này

Đầu tiên, báo cáo nhấn mạnh sự tác động sâu rộng của trí thông minh nhân tạo đối với cuộc sống: “AI là một lĩnh vực bao gồm nhiều lĩnh vực... Nó là chìa khóa để tái cấu trúc lại cuộc sống của toàn thế giới”. Báo cáo này cũng chỉ ra những nguy cơ mà nước Mỹ có thể phải đối mặt: “Lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, vị trí đứng đầu thế giới của nước Mỹ trong lĩnh vực công nghệ - xương sống của quyền lực kinh tế và quân sự Mỹ - đang bị đe dọa. Trung Quốc đang sở hữu những sức mạnh, khả năng và tham vọng để có thể vượt lên Mỹ để giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI vào thập kỷ tới, nếu như (nước Mỹ) không có sự thay đổi”

Báo cáo còn chỉ ra nguy cơ tấn công an ninh mạng đến từ Nga, Trung Quốc và các đối thủ khác, nhằm ăn cắp dữ liệu và gây bất ổn. Vì thế, NSCAI đề xuất một chiến lược “tái cấu trúc chính phủ, định hướng lại quốc gia, và tìm kiếm đồng minh thân cận trong việc bảo vệ nước Mỹ cũng như cạnh tranh trong kỷ nguyên mà AI đang là nhân tố thúc đẩy mọi cạnh tranh và xung đột”

Báo cáo tập trung vào tìm cách giải quyết các nguy cơ mà AI đặt ra, đồng thời thúc đẩy công nghệ AI để gia tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước Mỹ cũng như bảo vệ các lợi ích căn bản khác. Ví dụ, NSCAI nhấn mạnh sự cần thiết thu hút nhân tài trong lĩnh vực AI ở trong nước và ngoài nước, sửa đổi hệ thống luật về sở hữu trí tuệ hiện tại (coi đây là một “ưu tiên an ninh hàng đầu”), duy trì những lợi thế công nghệ kinh tế của nước Mỹ, thúc đẩy sản xuất nội địa vi mạch điện tử...

Ngày 10-6-2021, chính phủ Mỹ thông báo việc thành lập Lực lượng nghiên cứu nguồn lực về AI quốc gia (National Artificial Intelligence (AI) Research Resource Task Force), có nhiệm vụ chuẩn bị lộ trình phát triển các công cụ giáo dục để thúc đẩy sự phát triển công nghệ AI cũng như ứng dụng của nó ở nước Mỹ

“Đường lối thứ hai” của Trung Quốc


Nếu như chính sách của Mỹ được coi là “đường lối thứ nhất”, thì ta có thể nói đến chính sách của Trung Quốc như “đường lối thứ hai”

Đây là một quốc gia có nhiều tiềm lực trong AI, cũng như nhiều tham vọng. Năm 2017, Trung Quốc đã chính thức xây dựng chiến lược về AI, mang tên “Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới” (New Generation Artificial Intelligence Development Plan) với mục đích trở thành cường quốc công nghệ về AI cũng như đặt ra giá trị tiêu chuẩn đạo đức “kiểu Trung Quốc” về AI

Quốc gia này rõ ràng là có cách tiếp cận khác so với Mỹ và EU, như tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến công nghệ AI thành một công cụ phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội ở đất nước này (việc dùng công nghệ AI “social scoring” (chấm điểm xã hội) ở Trung Quốc vốn không được mấy ủng hộ ở các nước phương Tây)

Một số công ty hàng đầu, được gọi là “vô địch quốc gia về AI”, được chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện để bứt phá, như Baidu trong lĩnh vực ô tô không người lái, Alibaba trong việc phát triển các “smart city” (thành phố thông minh) hay Tencent trong lĩnh vực chẩn đoán y học. AI cũng được khuyến khích sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, xét xử của tòa án... ở Trung Quốc

Về an ninh an toàn cũng như tính đạo đức trong việc sử dụng AI, tuy không được như ở các quốc gia EU, nhưng một số trao đổi về vấn đề này trong dư luận cũng đang nổi lên ở Trung Quốc, ví dụ Viện nghiên cứu Tencent cũng có xuất bản sách kêu gọi, cảnh báo những nguy cơ về an ninh an toàn cá nhân do AI đặt ra

Quay lại “đường lối thứ ba” của EU, có thể thấy rằng EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự tự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ (thể hiện qua các bộ ứng xử, label hay giấy chứng nhận do các doanh nghiệp tư nhân tự xây dựng)

Cũng xin bổ sung là, đối với những lĩnh vực chứa đựng nhiều “nguy cơ”, dự án luật của EU cũng có đề cập tới giải pháp “sand-box” - cho phép thử nghiệm công nghệ mới dưới sự kiểm soát của cơ quan chính phủ, trước khi được phép đưa ra thị trường. Ngoài ra, so với Mỹ thì EU nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích chung của người dân, vốn luôn là nguyên tắc nền tảng của EU

Hướng tới sự “vượt trội” và “niềm tin” của người dân EU, EU đặt ra những mục tiêu rất thuyết phục, nhưng đối đầu với Mỹ và Trung Quốc vốn cạnh tranh rất quyết liệt, mô hình này liệu có thể thành công và trở thành hình mẫu của thế giới ?

TS. Lê Thiên Hương
 
IBM rao bán hệ thống trí tuệ nhân tạo Watson

photo1641707023854-16417070241351429118989.png

Theo tờ Axios đưa tin, hệ thống trí tuệ nhân tạo nổi tiếng Watson của IBM tiếp tục gặp khó khăn trong tìm kiếm nhà đầu tư. Một lần nữa IBM rao bán dịch vụ mà cỗ máy tính cung cấp

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên IBM nỗ lực tìm kiếm nhà bảo trợ dự án. Lại một dấu hiệu khác cho thấy AI chưa đạt được kỳ vọng đặt ra

Chăm sóc sức khỏe sẽ luôn mang xu hướng nhạy cảm, đồng thời có lý do chính đáng hơn các lĩnh vực khác trong nỗ lực điều chỉnh”, CEO Arvind Krishna của IBM nói trong một buổi phỏng vấn hồi năm ngoái. “Với tôi, điều đó cũng thuận tự nhiên thôi. Nó là quyết định ảnh hưởng tới sự sống và cái chết của một cá nhân. Bạn phải cẩn thận thôi. Nên trong chăm sóc sức khỏe, hóa ra chúng tôi đã quá lạc quan

Nếu thuận mua vừa bán, Watson sẽ thực sự có cơ hội tạo nên sự khác biệt cho hàng triệu bệnh nhân, đồng thời thay đổi chiến lược vĩ mô trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe

Tập đoàn công nghệ IBM chi hơn 4 tỷ USD mua lại một loạt các công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhỏ, để tổng hợp thành IBM Watson Health với nền móng trí tuệ nhân tạo. Nói chuyện với Axios, đại diện IBM chỉ yêu cầu 1 tỷ USD tiền đầu tư, đồng nghĩa với việc IBM vừa lòng với khoản lỗ nhiều tỷ USD cho dự án trí tuệ nhân tạo

Trách nhiệm song hành với dự án Watson có thể khiến nhiều người mua chùn bước. Không dễ để kiếm lời với các quyết định liên quan tới chăm sóc sức khỏe, và nếu Watson không tìm được người mua đủ tiềm lực, rủi ro sẽ không dừng lại ở tài chính
 
Top