What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Amazon

LOBBY.VN

Administrator
Tài sản ông chủ Amazon vượt 100 tỉ USD


Theo Bloomberg, tài sản của nhà sáng lập Amazon.com vừa tăng 2,4 tỉ USD lên 100,3 tỉ USD, nhờ cổ phiếu hãng bán lẻ trực tuyến đi lên hơn 2% vì nhà đầu tư lạc quan về doanh số bán hàng ngày Black Friday. Theo dữ liệu từ Adobe Analytics, doanh số bán hàng trực tuyến tăng 18,4% và giới đầu tư cho rằng Amazon sẽ chiếm phần lớn chi tiêu trực tuyến trong dịp lễ mua sắm

Cột mốc 100 tỉ USD giúp ông Bezos, 53 tuổi, trở thành tỉ phú sở hữu tài sản trăm tỉ USD đầu tiên kể từ năm 1999, khi nhà sáng lập Microsoft Bill Gates làm được điều này

Từ đầu năm đến nay, ông Bezos có thêm 32,6 tỉ USD. Đây là mức tăng tài sản lớn nhất trong dàn tỉ phú có mặt trong chỉ số Bloomberg Billionaires, bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới thay đổi hằng ngày. Cổ phiếu Amazon tăng 5% chỉ trong tuần này

Khi ông Bezos ăn nên làm ra, nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu ông sẽ làm gì với khối tài sản kếch sù này. Không giống như Bill Gates, người từng giàu số một thế giới trước khi bị Bezos vượt mặt, hay Warren Buffett, huyền thoại đầu tư giàu thứ ba thế giới, ông chủ Bezos chưa làm từ thiện nhiều

Bezos chỉ mới tập trung vào hoạt động từ thiện gần đây và hồi tháng 6, ông có đăng trên mạng xã hội Twitter hỏi về ý tưởng giúp đỡ mọi người. Tỉ phú Mỹ đa phần vẫn chú tâm đến các dự án kinh doanh của riêng mình, chẳng hạn như việc phát triển Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ do ông thành lập

Bill Gates, tỉ phú đang sở hữu 86,8 tỉ USD theo chỉ số Bloomberg Billionaires, có thể đang có hơn 150 tỉ USD nếu ông không cho đi gần 700 triệu cổ phiếu Microsoft, 2,9 tỉ USD tiền mặt và các loại tài sản khác để làm từ thiện

Thu Thảo
 
Đằng sau dự án Amazon Grand Challenge
- Tập đoàn Amazon của Mỹ đang theo đuổi những dự án sáng tạo, vượt ra bên ngoài những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, như thương mại điện tử, thiết bị tiêu dùng và dịch vụ điện toán đám mây. Amazon đang dần trở thành một đế chế công nghệ hơn là một tập đoàn thương mại điện tử toàn cầu

Ẩn sâu bên trong tập đoàn thương mại điện tử Amazon (Mỹ), một nhóm bí mật với tên gọi Grand Challenge – được dẫn đầu bởi Babak Parviz, nhà đồng phát triển kính thông minh Google Glass – đang tiến hành một loạt dự án táo bạo liên quan đến nghiên cứu bệnh ung thư, hồ sơ y tế, giao hàng tận nơi…

Khám phá ý tưởng táo bạo


Tương tự như phòng nghiên cứu thực nghiệm bí mật X (trước đây là Google X) của hãng Alphabet (công ty mẹ của Google), Grand Challenge là một nhóm nhà nghiên cứu được thành lập để khám phá ra những ý tưởng táo bạo có thể giúp mở rộng phạm vi hoạt động của đế chế Amazon. Nhóm này, còn hoạt động dưới các biệt danh 1492 và Amazon X, đã bổ sung thêm hơn 50 thành viên kể từ năm 2014, thời điểm ông Parviz rời Google X để đảm nhận vị trí dẫn đầu bộ phận này

Theo các tài liệu nội bộ, một số thành viên Grand Challenge được lựa chọn từ đội ngũ nhân viên Amazon thông qua một cuộc thi nội bộ thường niên, được tổ chức nhằm giúp công ty tìm thấy những cơ hội kinh doanh lớn tiếp theo. Các thí sinh vào chung kết có cơ hội trình bày ý tưởng của họ trước những lãnh đạo cấp cao nhất của Amazon, trong đó có cả giám đốc điều hành Jeff Bezos. Những người chiến thắng được tham gia nhóm Grand Challenge và có ngân sách riêng cho việc tuyển dụng

Thành phần nhóm nói trên nêu bật Amazon sẵn sàng đi xa đến đâu để theo đuổi những dự án sáng tạo, vượt ra bên ngoài những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, như thương mại điện tử, thiết bị tiêu dùng và dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS). Thông tin ban đầu tiết lộ về mặt tổ chức, Grand Challenge là một phần của AWS và ông Parviz sẽ báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành AWS, ông Andy Jassy. Tuy nhiên, người phát ngôn Amazon sau đó khẳng định nhóm Grand Chellenge hoạt động toàn toàn riêng biệt

Một nguồn tin khác tiết lộ những dự án của Grand Challenge có khung thời gian lâu hơn so với những nhóm tập trung vào sản phẩm thương mại. Dược phẩm và y tế hiện là lĩnh vực trọng tâm của nhóm, trong đó nổi bật là bệnh ung thư và các công nghệ liên quan đến hồ sơ y tế. Họ đang hợp tác với Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson tại thành phố Seattle (Mỹ), tìm cách ứng dụng công nghệ học máy vào việc giúp ngăn chặn và điều trị ung thư. Grand Challenge cũng đang làm việc với AWS trong một dự án gọi là Hera, liên quan đến việc lấy dữ liệu phi cấu trúc từ hồ sơ y tế điện tử để nhận biết một mã không chính xác hoặc sự chẩn đoán sai bệnh tình của một bệnh nhân nào đó. Công nghệ này khai thác những dữ liệu bệnh nhân mà bác sĩ có thể bỏ qua

Trang LinkedIn của Parviz cho biết ông là một Phó chủ tịch của Amazon nhưng không nói thêm về vai trò của ông. Tại một lần xuất hiện công khai hiếm hoi hồi đầu năm nay, được tổ chức bởi công ty tiếp thị sức khỏe Klick Health (Canada), Parviz nói mập mờ về một số công việc mình đang làm liên quan đến chăm sóc người lớn tuổi. Đây là chủ đề từng thu hút sự quan tâm của Parviz, một người nhập cư Iran, ở thời gian trước. Khi gia nhập Amazon hồi năm 2014, Parviz và một nhóm nhân viên đã có chuyến đi khắp nước để tìm kiếm nguồn cảm hứng về những công nghệ có thể giúp ích cho dân số Mỹ đang ngày càng lão hóa

Alexa vào lĩnh vực y tế số


Ngoài những dự án do nhóm Grand Challenge bí ẩn tiến hành, Amazon còn tìm cách dựa vào thiết bị loa thông minh Echo để mở rộng hiện diện trong thị trường chăm sóc sức khỏe. Theo một tài liệu nội bộ, công ty đã xây dựng một nhóm bên trong bộ phận trợ lý giọng nói Alexa, có tên gọi là là “Sức khỏe và sống khỏe”. Nhóm này gồm hơn mười người và được dẫn dắt bởi bà Rachel Jiang, người đảm nhận các vai trò khác nhau, như phụ trách các quảng cáo và video, tại Amazon trong năm năm qua

Công việc chính của nhóm là giúp Alexa trở nên hữu ích hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – một lĩnh lực đòi hỏi việc tuân thủ các quy định và yêu cầu về bảo mật dữ liệu tại Mỹ. Nhóm này đang nhắm đến các lĩnh vực như quản lý bệnh tiểu đường, chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và tình trạng lão hóa

Dù Amazon không đề cập công khai về nhóm nói trên, sự tồn tại của họ là dấu hiệu rõ ràng nhất về tham vọng đưa công nghệ giọng nói Alexa vào lĩnh vực y tế số. Nếu được bật đèn xanh về mặt luật lệ, những thiết bị, ứng dụng tương thích với Alexa có thể tải lên những dữ liệu sức khỏe nhạy cảm để chia sẻ với các chuyên gia y tế và bệnh nhân. Nỗ lực mới cũng cho phép sự tích hợp với ứng dụng của bên thứ 3. Vào mùa hè năm 2017, Amazon đã làm việc với hãng dược phẩm Merck (Mỹ) để treo thưởng khuyến khích các nhà phát triển xây dựng “kỹ năng” (ứng dụng) dành cho Alexa, giúp bệnh nhân tiểu đường quản lý được quá trình chăm sóc sức khoẻ của họ

Amazon hiện còn theo đuổi nhiều dự án khác nhau nhằm tăng cường hiện diện trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá hàng ngàn tỉ đô la. Chẳng hạn như bộ phận AWS có một đội ngũ chuyên phục vụ các công ty y tế và dược phẩm. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, công ty này đang nghiên cứu những phương thức phân phối thuốc hiệu quả. Tuyên bố công khai nhất của Amazon về tham vọng nói trên xuất hiện vào đầu năm nay. Khi đó, công ty này thông báo bắt tay với tập đoàn Berkshire Hathaway và ngân hàng J.P. Morgan (đều của Mỹ) trong một sáng kiến chung nhằm cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Giao hàng chặng cuối


Công việc của nhóm Grand Challenge không chỉ giới hạn trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn liên quan đến chiến lược “giao hàng chặng cuối” của Amazon. Những dự án này nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả hoạt động giao hàng bằng cách tìm kiếm cách thức mới để tiếp cận người tiêu dùng

Diễn biến này không có gì lạ bởi Amazon thời gian quan dành nhiều nỗ lực để giúp quá trình giao hàng diễn ra nhanh và thuận tiện hơn. Ban đầu, những ai đăng ký sử dụng dịch vụ Prime có thể được giao hàng ngay trong ngày mua hoặc trong vòng 1-2 giờ sau khi mua đối với một số sản phẩm nhất định. Vấn đề là không phải ai lúc nào cũng có mặt ở nhà để nhận hàng. Vì thế, Amazon cho đặt tủ khóa tại những cửa hàng tiện lợi hoặc hành lang các tòa nhà gần đó. Công ty này thậm chí còn trình làng loại máy bay không người lái có thể thả gói hàng xuống sân sau của nhà người mua

Gần đây, Amazon còn đi xa hơn khi tung ra dịch vụ cho phép người giao hàng mở cửa và đặt gói hàng an toàn bên trong ngôi nhà khách hàng. Dịch vụ này gọi là Amazon Key, hoạt động dựa vào loại camera mới của Amazon – gọi là Cloud Cam - và khóa thông minh tương thích. Camera này kết nối với Internet thông qua mạng Wi-Fi của ngôi nhà và “giao tiếp” với ổ khóa thông qua Zigbee, một giao thức không dây đang được sử dụng bởi nhiều thiết bị gia dụng thông minh

Ngoài ngôi nhà, công ty vào cuối tháng 4 qua còn tung ra dịch vụ cho phép giao hàng bên trong cốp xe hơi thông qua sự cộng tác với hai hãng xe General Motors, Volvo và sử dụng những công nghệ kết nối tích hợp trên nhiều chiếc xe hiện đại ngày nay. Dịch vụ dự kiến sẽ có mặt tại 37 thành phố Mỹ trong thời gian tới, ban đầu chỉ dành cho thành viên dịch vụ Prime sở hữu xe của GM và Volvo. Amazon dự định bổ sung thêm những thương hiệu xe khác theo thời gian

Minh Phương

(CNBC, The Verge)
 
Last edited:
Một ngày, Amazon sẽ sụp đổ
Người giàu nhất thế giới cho rằng chìa khóa để kéo dài tuổi thọ là luôn quan tâm đến khách hàng và không được ích kỷ

Trong một cuộc họp tuần trước tại Seattle, một nhân viên đã hỏi ông chủ Amazon - Jeff Bezos về tương lai công ty này. Người này đặc biệt muốn biết Bezos đã học được bài học gì từ các vụ phá sản gần đây của các đại gia bán lẻ lớn tại Mỹ

"Amazon không phải công ty quá lớn đến mức không thể sụp đổ", ông trả lời, "Thực ra, tôi cũng dự báo ngày nào đó Amazon sẽ sụp đổ, sẽ phá sản. Nếu nhìn vào các công ty lớn, anh sẽ thấy tuổi thọ của họ chỉ khoảng hơn 30 năm, chứ không phải hơn 100 năm"

bezos-1457-1542361224.jpg

Ông chủ Amazon - Jeff Bezos trong một sự kiện hồi tháng 9

Vì thế, chìa khóa để kéo dài tuổi thọ là "phải luôn quan tâm đến khách hàng" và ngừng ích kỷ. "Nếu chúng ta bắt đầu quan tâm đến bản thân, thay vì khách hàng, đó sẽ là điểm khởi đầu của sự chấm hết. Chúng ta phải cố gắng và trì hoãn ngày đó lâu nhất có thể", ông nói

Những bình luận này được đưa ra khi Amazon đang ở thời kỳ đỉnh cao. Mảng bán lẻ cốt lõi của họ vẫn đang tăng trưởng. Công ty cũng ngày càng giành thị phần lớn trong mảng điện toán đám mây khổng lồ. Trợ lý ảo Alexa đang dần phổ biến trong các gia đình

Tuy nhiên, một số nhân viên vẫn lo ngại về tốc độ mở rộng của Amazon. Số nhân viên của Amazon đã tăng hơn 20 lần trong 8 năm qua, lên hơn 600.000 hiện tại. Tuần này, công ty lại thông báo sẽ làm trụ sở thứ hai ở New York và Virginia, với kế hoạch bổ sung 25.000 nhân viên mỗi nơi

Đây cũng không phải lần đầu tiên Bezos trả lời nhân viên về vấn đề quy mô công ty. Hồi tháng 3, ông từng giải đáp thắc mắc liệu các hãng công nghệ như Amazon có cần bị kiểm soát chặt hơn hay không, vì có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn

"Đúng là chúng ta là một công ty lớn. Vì thế, bất kỳ tổ chức lớn nào, dù là công ty hay chính phủ, bị kiểm soát cũng là điều hợp lý thôi", ông nói. Cách tốt nhất để đối phó với chuyện này là "thực hiện theo cách mà kể cả khi bị kiểm soát, chúng ta vẫn vượt qua xuất sắc"

Cũng trong cuộc họp này, Bezos đã trả lời khá hài hước về cách Amazon có thể tồn tại và phát triển. "Hầu hết công ty tồn tại hàng trăm năm đều là hãng bia. Rất thú vị. Tôi cũng chẳng biết nó nói lên điều gì về xã hội nữa", ông kết luận

Hà Thu
 
Amazon là công ty đầu tư nhiều nhất cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Trong nhóm 10 doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển (R&D), có đến 6 tên tuổi thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin

Theo dữ liệu vừa được công bố bởi PwC, tính đến cuối năm tài khóa 2018, Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google), Samsung và Intel đều nằm trong nhóm 5 công ty đầu tư nhiều nhất cho R&D

Amazon tiếp tục đứng đầu danh sách này trong năm thứ 2 liên tiếp với việc đầu tư tới 22,6 tỉ USD cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, vượt xa các tên tuổi còn lại. Alphabet đứng vị trí thứ hai khi đã chi 16,2 tỉ USD, tăng 16,3% so với năm 2017

Trong nhóm các tập đoàn công nghệ, các vị trí kế tiếp thuộc về Samsung (15,3 tỉ USD), Intel (13,1 tỉ USD), Microsoft (12,3 tỉ USD). Điều bất ngờ là Apple chỉ đầu tư 11,6 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển trong năm vừa qua, mặc dù họ là công ty đầu tiên có mức vốn hóa thị trường vượt ngưỡng 1000 tỉ USD

Các tên tuổi còn lại trong top 10 bao gồm hãng sản xuất xe hơi Volkswagen, 3 tập đoàn hoạt động trên lĩnh vực y tế là Roche Rolding, Johnson & Johnson và Merck

Cũng theo thống kê này, top 100 công ty đầu tư nhiều nhất cho R&D đã chi tổng cộng 782 tỉ USD trong năm 2018, tăng 11,4% so với năm 2017. Lĩnh vực liên quan đến máy tính, điện tử, phần mềm và Internet được đầu tư R&D nhiều nhất, chỉ đứng sau lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Facebook đã đầu tư mạnh mẽ cho R&D trong năm vừa qua khi chi ra 7,8 tỉ USD trong năm nay, tăng 31% so với năm 2017 nhưng vẫn nằm ngoài top 10 theo thống kê của PwC

Nguyễn Hiếu
 
Last edited:
Amazon “lột xác” để chinh phục thị trường nông thôn Ấn Độ
- Để chinh phục thị trường nông thôn Ấn Độ, Amazon đã thực sự “lột xác” với hàng loạt thay đổi, giúp mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn với hàng trăm triệu khách hàng không có tài khoản ngân hàng và những chiếc smartphone đắt tiền hay thậm chí địa chỉ cụ thể giao hàng

Đặt cược vào vùng nông thôn


Amazon đang xây dựng mạng lưới logistics ở các miền quê Ấn Độ, nơi có hơn 800 triệu người dân sinh sống và nhiều người trong số họ ít có cơ hội tiếp cận các nhà bán lẻ lớn. Hầu hết họ hoàn toàn xa lạ với hình thức mua sắm trực tuyến và không có những chiếc smartphone đắt tiền, thẻ tín dụng hay thậm chí địa chỉ để giao hàng

Kể từ khi khai trương hoạt động ở Ấn Độ vào năm 2013, Amazon đã cam kết đầu tư hơn 5 tỉ đô la để xây dựng mạng lưới logistics, nhà kho, công nghệ, tuyển dụng nhân viên, người bán hàng...

Mỗi lần muốn mua sắm đồ mới, Amulya Bhuyan, một giáo viên 37 tuổi, sống ở Dhowachala bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ không có nhiều sự lựa chọn. Anh thường phải mất nhiều tiếng đồng hồ để đi đến thị trấn nhỏ gần nhất từ ngôi làng nơi anh sinh sống để mua sắm. Sự xuất hiện của Amazon đã giúp anh mua sắm dễ dàng hơn nhiều

Anh bắt đầu mua hàng từ nền tảng này vào năm 2016. Gần đây, anh bắt đầu mua nhiều hơn gồm quần jean, giày, tất, quần dài, áo sơ mi, rèm cửa, giấy decal trang trí tường, chiếc đồng hồ treo tường hình con công và một bức tranh vẽ bảy chú ngựa trắng chạy dưới ánh trăng. “Trước đây, tôi thậm chí không biết mua những thứ này ở đâu còn bây giờ chúng được đưa đến ngay trước cửa nhà tôi”, anh nói với Nhật báo phố Wall

Năm ngoái, riêng khách hàng ở vùng nông thôn đã đóng góp hơn 400 tỉ đô la doanh thu cho ngành bán lẻ Ấn Độ. Ngân hàng đầu tư Barclays (Anh) ước tính chi nhánh Amazon ở nước này đạt được hơn 7 tỉ đô la tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) trong năm tài chính 2018, chiếm 2% GMV của Amazon trên toàn cầu. Hãng dự báo số khách hàng mua sắm trực tuyến ở Ấn Độ sẽ tăng gấp ba lần trong vài năm tới và phần lớn sẽ đến từ các vùng nông thôn. Năm 2019, hơn 80% khách hàng mới sẽ đến từ các khu vực nằm ngoài các thành phố lớn

Để tiếp cận khách hàng ở vùng nông thôn, Amazon đã chỉnh sửa ứng dụng mua sắm để phù hợp với những chiếc smartphone rẻ tiền và mạng lưới di động chắp vá ở Ấn Độ. Chẳng hạn, Amazon đã bổ sung hàng chục ngàn nội dung mô tả sản phẩm bằng tiếng Hindi, ngôn ngữ chính thức của nước này, đồng thời đưa các video lên ứng dụng mua sắm để hướng dẫn cách đặt hàng cho người dân không biết đọc. Amazon cũng cho biết sẽ bổ sung thêm tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng giọng nói và mô tả sản phẩm bằng các thứ tiếng khác của Ấn Độ

Trong năm 2018, Amazon đã vượt qua đối thủ bản địa Flipkart để trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất nước này xét trên tổng giá trị giao dịch hàng hóa, theo Ngân hàng Barclays

Tuyển dụng các tiệm tạp hóa làm đại lý giao hàng

Bán hàng cho người dân Ấn Độ sinh sống ở các khu vực miền quê từ lâu là một thách thức lớn đối với các công ty thương mại điện tử. Những người dân này thường không có địa chỉ rõ ràng nên rất khó để giao hàng cho họ

Một tiệm bán lẻ tạp hóa điển hình ở vùng nông thôn có diện tích chỉ bằng một căn buồng nhỏ, nơi những hàng hóa vụn vặt và rẻ tiền như xà phòng, thuốc lá, snack được bán sau khi đã qua tay nhiều lớp buôn trung gian. Kết quả là giá của chúng đã tương đối đắt khi đến tay người tiêu dùng nhưng chất lượng kém và không có nhiều sự lựa chọn. Muốn mua sắm lớn, người dân ở các miền quê phải thực hiện chuyến đi xa ở các thị trấn hoặc đợi phiên chợ lớn tổ chức hàng tuần

Giờ đây, Amazon đang tuyển dụng các tiệm tạp hóa nhỏ làm đại lý giao hàng. Nogenchandra Das, 31 tuổi, sở hữu một cửa hàng nhỏ ở thị trấn Jorhat, bang Assam với vài kệ hàng trưng bày các hàng hóa thiết yếu như dầu ăn, gạo và một vài loại kẹo cứng. Sau khi đồng ý hợp tác với Amazon, anh dành một góc nhỏ của cửa hàng để chất các gói hàng mà một nhân viên giao hàng của Amazon đến giao vào mọi buổi sáng

Những khách đặt mua hàng sống trong khu vực có thể đến cửa hàng của Das để nhận hàng và thanh toán hoặc Das sẽ đích thân lái xe máy đi giao hàng cho họ. Das sinh ra và lớn lên ở thị trấn Jorhat nên chỉ cần nhìn tên của khách, anh có thể biết nhà họ ở đâu

Anh là một trong 20.000 chủ tiệm tạp hóa ở Ấn Độ đang hợp tác giao hàng cho Amazon để kiếm hoa hồng

Rất ít dân miền quê có thể tín dụng hay thẻ ghi nợ vậy nên hãng này cho phép họ thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Amazon cũng giới thiệu ví điện tử Amazon Pay giúp dễ dàng thối tiền dư lại cho khách hoặc hoàn trả tiền nếu khách trả hàng

Ngoài ra, các “cửa hàng” Amazon cũng được xây dựng khá nhiều ở vùng nông thôn Ấn Độ, nơi mọi người có thể ghé vào để được hướng dẫn cách tìm kiếm sản phẩm và đặt mua từ nền tảng bán hàng trên các màn hình máy tính

Arjun, 29 tuổi, quản lý một cửa hàng Amazon ở Maddur, bang Kamataka. Đối với những người không biết tiếng Anh hay gõ bàn phím, anh sẽ trực tiếp giúp họ chọn đặt mua các sản phẩm đúng kích cỡ họ mong muốn. Khi hàng được chuyển đến, Arjun sẽ thông báo cho khách để họ trở lại cửa hàng của anh để nhận hàng và thanh toán bằng tiền mặt. Thậm chí cửa hàng của anh còn có phòng thay đồ để mọi người mặc thử áo quần trước khi quyết định mua hay không. Arjun nhận được 8-10% hoa hồng trên tổng doanh số mà anh mang về cho Amazon

Chánh Tài
 
Last edited:
Hạ tầng yếu kém, chính phủ hà khắc
Amazon vẫn chiếm trọn Ấn Độ “trong 1 nốt nhạc”
Chỉ vài năm sau thất bại ê chề tại Trung Quốc dưới tay Alibaba, Amazon tiến sang Ấn Độ với quyết tâm “rửa hận” và bài học biến hóa linh hoạt khi muốn thành công tại Châu Á

Nội dung nổi bật

Bối cảnh: Là một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng phát triển, nhưng Ấn Độ lại ẩn chứa nhiều hạn chế về hạ tầng cũng như chính sách kinh doanh

Kế hoạch: Linh hoạt thay đổi mô hình cho phù hợp, từ chiêu mộ nhà cung cấp đến tổ chức phân phối sản phẩm, Amazon quyết tâm chiếm trọn thị trường Ấn Độ sau thất bại cay đắng tại Trung Quốc

Kết quả: Nhanh chóng vươn lên với 21% thị trường và 1,25 tỷ người dùng, Amazon thể hiện sức mạnh "hủy diệt" bất chấp mọi khó khăn địa phương

Ấn Độ - tiềm năng nhưng đầy thử thách

photo-1-15476322338581280600880.png

Vào những năm 2010, Amazon hoàn toàn "bá chủ" cả Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng kế hoạch tấn công những thị trường khác lại không dễ dàng như mọi người nghĩ

Tại Châu Á, Ấn Độ là một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn với gần 1,3 tỷ người (chỉ đứng sau Trung Quốc). Không chỉ đông dân, 65% dân số Ấn Độ hiện dưới 35 tuổi với thu nhập và ngân sách mua sắm ngày một tăng

Thêm vào đó là hơn 80% người dùng Ấn Độ đang sở hữu điện thoại thông minh (với sự hỗ trợ không nhỏ của các hãng điện thoại giá rẻ Trung Quốc)

Hấp dẫn là thế, nhưng Ấn Độ được đánh giá là thị trường cực kỳ khó xâm nhập. Lý do chính là do chính sách hạn chế kinh doanh đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử nước ngoài từ chính phủ Ấn Độ

Quy định hà khắc này chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài bán những sản phẩm sản xuất trực tiếp tại Ấn Độ cho người dùng Ấn Độ. Đẩy các doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp trên thế giới như Amazon vào thế cực kỳ bất lợi

Để "lách" qua rào cản này và tiến tới thị trường màu mỡ kia, Amazon chỉ có 2 sự lựa chọn

Một là tự mở các cơ sở sản xuất tại Ấn Độ, hành động đi ngược lại với chiến lược chung của công ty

Hai là hợp tác với các nhà sản xuất tại Ấn, dù đối tác dạng này không thiếu, nhưng đa phần các cơ sở sản xuất nội địa lại có quy mô cực kỳ nhỏ, chưa kể trình độ kỹ thuật lại rất thấp, hoàn toàn không coi trọng thương mại điện tử và đã quá quen với những giao dịch tiền mặt

Về hạ tầng, Amazon Ấn Độ cũng phải đối mặt với một hạ tầng giao thông cực kỳ kém với gần 70% dân số sống ở nông thôn. Chưa kể đến việc 65% dân số Ấn Độ không có kết nối Internet thường xuyên, và chỉ 12% người dân sở hữu thẻ ngân hàng

Mạng lưới chiêu mộ rộng khắp

photo-1-15476322376261601829149.jpg

Tại Mỹ, Amazon hiện đang hoạt động rất hiệu quả khi bán song song hàng hóa của riêng mình và hàng của đối tác. Như đã đề cập ở trên, chính quyền Ấn Độ không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài bán hàng của mình tại Ấn Độ, nên Amazon buộc phải trở thành một "siêu trung gian", tập trung cung cấp các dịch vụ kho hàng và vận chuyển

Hiểu rằng số lượng và chất lượng hàng hóa sẽ quyết định sự thành bại của mình, ngay sau khi khai trương website phiên bản Ấn Độ vào năm 2013, Amazon liền bắt tay vào chiêu mộ những đối tác cung cấp chất lượng trên cả nước

Bắt đầu với chiến dịch "Xe đẩy Amazon", những người bán hàng rong được Amazon tuyển mộ trở thành những "đại diện thương hiệu", họ vừa đẩy xe khắp mọi hang cùng ngõ hẻm để bán hàng như thường lệ, vừa cung cấp thông tin về những lợi ích của Amazon cho mọi đối tượng sản xuất và thương mại gặp được

"Team xe đẩy" này nhanh chóng di chuyển hơn 15.000 cây số khắp 31 thành phố và tuyển mộ thành công cho Amazon hơn 10.000 nhà cung cấp

photo-2-15476322376291741311930.png

Không những thế, Amazon còn thành lập hàng loạt "văn phòng di động" với đầy đủ trang thiết bị để có thể đăng ký và nhập thông tin hàng hóa cho các đối tác không rành về công nghệ. Khắp 15 thành phố của Ấn Độ, chỉ cần nhờ "văn phòng" trợ giúp là bạn sẽ sẵn sàng bán hàng trên Amazon.in chỉ trong vòng 60 phút

Nhờ chiến thuật đầy hiệu quả này, Amazon nhanh chóng thu hút hơn 50 triệu sản phẩm từ 75.000 nhà cung cấp chỉ trong vòng 4 năm. Đặc biệt là vào năm 2015 khi số lượng nhà cung cấp tăng hơn 2,5 lần chỉ trong vòng 12 tháng

Mạng lưới phân phối bậc thầy

photo-3-154763223763016970541.jpg

Fulfillment by Amazon (FBA) là mô hình mà Amazon hỗ trợ lưu trữ và phân phối hàng hóa cho các đối tác của mình. Chỉ cần gửi hàng đến kho của Amazon và trả một khoản phí hoạt động, người bán sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào việc bán hàng để nâng cao lợi nhuận

Tại Ấn Độ, mô hình FBA của Amazon hiệu quả đến mức gần 25 kho hàng đã được mở khắp cả nước chỉ trong một thời gian ngắn, trở thành một kho trữ gần như mặc định của tất cả doanh nghiệp kinh doanh online

Đối với những doanh nghiệp không muốn gửi hàng tại kho Amazon, gã khổng lồ này tung ra thêm hai chương trình "Easy Ship" và "Seller Flex". Với Easy Ship, nhân viên giao nhận của Amazon sẽ đến tận nơi bán để nhận hàng và tiến hành vận chuyển đến tận tay khách

Còn với Seller Flex, người bán sẽ quy định một khu vực riêng trong kho của mình là "khu Amazon", nhân viên của Amazon sẽ phối hợp với kho để nhận hàng ngay tại khu vực quy định và giao đến khách

photo-4-1547632237631449743974.jpg

Gã khổng lồ còn "tuyển mộ" hơn 14 triệu cửa hàng bách hóa tư nhân khắp Ấn Độ để trở thành đại lý Amazon. Mô hình này đặc biệt thành công với những vùng không có Internet lẫn thiết bị truy cập, người dân trong khu vực có thể đến cửa hàng tạp hóa gần nhà để đặt hàng ngay tại đó

Những cửa hàng bách hóa sẽ hỗ trợ mua hàng và thông báo với khách mỗi khi hàng về, không chỉ nhận được một phần "hoa hồng" từ Amazon, các cửa hàng còn dễ dàng gia tăng doanh thu mỗi khi khách đến đặt hàng Amazon và tiện thể mua thêm những sản phẩm đang được bày bán

Về mảng giao hàng, Amazon đã ký hợp đồng với nhiều đối tác nội địa nhằm tận dụng kinh nghiệm địa phương của họ, sau một thời gian hợp tác, Amazon thành lập hẳn doanh nghiệp vận tải của riêng mình, đánh mạnh vào giao hàng bằng xe máy và xe đạp đến những vùng khó tiếp cận nhất của Ấn Độ

Kết quả

photo-5-15476322376321684071975.jpg

Từ sản phẩm đến phân phối, Amazon đã nhanh chóng tạo ra một hệ sinh thái cực kỳ linh hoạt và phù hợp với những thử thách tại Ấn Độ, nhanh chóng nắm trong tay hơn 21% thị trường thương mại điện tử chỉ sau vài năm

Amazon cũng liên tục gây áp lực đối với các doanh nghiệp nội địa dày dạn kinh nghiệm như Flipkart và Snapdeal, đặc biệt với khoản đầu tư "khủng" 5 tỷ USD để tiếp tục mở rộng thị phần

Amazon Ấn Độ hiện có hơn 1,25 tỷ người dùng, gấp 4 lần Amazon Mỹ và 2 lần Amazon toàn bộ Châu Âu gộp lại. Với dân số 1,3 tỷ người vào năm 2018, gần như mỗi người dân Ấn Độ đều sở hữu một tài khoản trên Amazon

Amazon Ấn Độ cũng vừa được định giá hơn 16 tỷ USD với ước tính 70 tỷ USD doanh thu vào năm 2027, biến đây trở thành một trong những thế lực bán lẻ lớn nhất khu vực

Nhìn lại Việt Nam, vào ngày 14/1, dư luận trong nước xôn xao trước thông tin Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương đã công bố hợp tác với Amazon, đánh dấu sự xuất hiện chính thức của gã khổng lồ công nghệ sau nhiều năm đồn đoán

Dù bước đầu chỉ là chương trình Amazon Global Selling để thúc đẩy xuất khẩu, nhưng có thể thấy, một khi Amazon đã quyết định "tấn công", các tay chơi trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam cần phải đặc biệt dè chừng đối thủ đáng sợ này

Lê Thanh Sang
 
Last edited:
Các công ty 'lèo tèo' làm ngơ cũng không được, cạnh tranh cũng chẳng xong, đành phải hợp tác
Hiện nay, không ít công ty trên thế giới đang có xu hướng "nếu không làm ngơ hay cạnh tranh được với Amazon, hãy hợp tác với họ"

Làm ngơ Amazon không còn là một lựa chọn khả thi của nhiều công ty trên thế giới. Ngoài thương mại điện tử, công ty của người đàn ông giàu nhất hành tinh còn tham gia vào logistic, sản xuất, dịch vụ khách hàng, dịch vụ đám mây, phần cứng, robot, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp ô tô, tài chính, bất động sản, thời trang và chăm sóc sức khỏe. Có thể nói, những lĩnh vực của nền kinh tế mà Amazon chưa chạm tay tới càng ngày càng thu hẹp theo thời gian

Tầm ảnh hưởng của Amazon không chỉ được thể hiện ở việc trở thành công ty đại chúng giá trị nhất thế giới hay khối tài sản cá nhân khổng lồ của người sáng lập kiêm CEO Jeff Bezos mà còn ở việc các công ty khác thường xuyên dành sự quan tâm đặc biệt đến họ như thế nào

Theo phân tích của Quartz, năm 2018, CEO của các công ty đại chúng trên toàn thế giới đã nhắc đến "Amazon" trong hơn 2.300 cuộc gọi hội đàm và thuyết trình hội nghị. Con số này cao hơn khá nhiều so với 1.600 lần được nhắc tên của Amazon trong năm 2016 và tất nhiên số liệu không bao gồm những lần hãng tự nhắc tên của chính mình

Số liệu trên đã phần nào chứng tỏ sức mạnh và sức lan tỏa mạnh mẽ của Amazon trên phạm vi toàn cầu. Ở một mức độ nào đó, mọi công ty đều có lý do để lo ngại về sự bành trướng ngày một gia tăng của Amazon bởi họ sẵn sàng chấp nhận bào mỏng lợi nhận để trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm

Một trong những ngành đáng chú ý nhất thể hiện tần suất được nhắc tên tăng đột biến của Amazon trong 18 tháng qua là chăm sóc sức khỏe. Amazon đã xuất hiện trong nhiều chương trình radio của ngành chăm sóc sức khỏe năm 2017 vì tin đồn sẽ phân phối dược phẩm. Các CEO trong lĩnh vực này đề cập đến "Amazon" nhiều đến nỗi từ này đã "soán ngôi" cụm từ "phòng cấp cứu" trong quý III và quý IV của năm. Một số công ty thậm chí còn có dự định sáp nhập với nhau để tạo thành hàng rào chống lại Amazon

Tin đồn Amazon quan tâm đến dược phẩm đã được chứng minh vào tháng 6/2018 khi họ mua lại startup bán thuốc trực tuyến PillPack với giá 1 tỷ USD. Thương vụ trên ngay lập tức đã "thổi bay" 23,5 tỷ USD khỏi vốn hóa thị trường của 10 công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất

photo-1-15487441693441520837677.png

Mọi động thái của Amazon đều ít nhiều ảnh hưởng đến các công ty khác

Việc Amazon mua lại ông lớn phân phối thực phẩm Whole Foods năm 2017 không chỉ thay đổi cuộc chơi trong ngành tạp hóa mà còn trong lĩnh vực bất động sản

Khoản tiền trị giá 13,7 tỷ USD là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Amazon, một công ty vốn mạnh về năng lực trực tuyến giờ đây có tham vọng phát triển cả những cửa hàng vật lý. Nếu họ làm như vậy, rất có khả năng nhiều công ty thương mại điện tử khác sẽ làm theo và đó là tin tốt cho các nhà phát triển bất động sản

CEO của không ít công ty bất động sản đã đề cập đến "Amazon" với tần suất ngang ngửa "chủ đất" trong năm 2017. Tính đến ngày 31/12/2017, Amazon đã thuê hàng chục triệu mét vuông đất để làm văn phòng, cửa hàng, trung tâm dữ liệu cùng nhiều mục đích khác

Những công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ được người dùng coi là có thể lựa chọn thay thế chính là đối tác tiền năng của Amazon. Một số cái tên đáng chú ý là Ebay, Gap, Macy, Nike và Starbucks

Kể từ 2016, việc đề cập đến "Amazon" bởi CEO của lĩnh vực này trong các cuộc gọi và hội nghị đã tăng vọt. Đa số đều miêu tả cách họ tích hợp sản phẩm và dịch vụ của mình vào nền tảng Amazon. Thông qua gã khổng lồ thương mại, họ sẽ có cơ hội tiếp cận với hàng trăm triệu khách hàng mới

Có thể nói, Jeff Bezos đã xây dựng thành công một đế chế có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Chỉ một động thái của họ cũng đủ khiến cả ngành rung chuyển và chắc chắn cái tên Amazon sẽ còn được các công ty nhắc đến nhiều trong những năm tới

Gia Vũ
 
Amazon đã đạt đến đẳng cấp của một công ty ‘siêu thực’
Chính sự bùng nổ vào dịp cuối năm 2018 đã đẩy tổng doanh thu cả năm của Amazon lên mức cực kỳ ấn tượng, tới 232,9 tỷ USD

Amazon mới gia nhập nhóm ít ỏi những công ty đạt doanh thu hàng năm tới con số trăm tỷ USD

Cụ thể, ngày hôm qua, công ty này công bố doanh thu quý cuối cùng của năm 2018 đạt 72,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn dự đoán trước đó. Chính sự bùng nổ vào dịp cuối năm này đã đẩy tổng doanh thu cả năm của Amazon lên mức cực kỳ ấn tượng, tới 232,9 tỷ USD. Trong khi đó, nếu tính theo giá cổ phiếu hiện tại, giá trị thị trường của Alibaba - gã khổng lồ thương mại điện tử của tỷ phú Jack Ma đồng thời là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Amazon ở Trung Quốc chỉ đạt 169 tỷ USD

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu của họ đang chậm lại, thấp hơn mức 38% cùng kỳ năm ngoái

Cùng ngày, phía Amazon cũng hạ dự báo doanh thu quý đầu của năm 2019, vào khoảng 56 - 60 tỷ USD

Tin vui là dù tốc độ tăng trưởng không ấn tượng nhưng Amazon đã đạt lợi nhuận tới 3 tỷ USD trong quý cuối của năm 2018, đánh dấu mốc quý thứ 5 liên tiếp có lợi nhuận vượt 1 tỷ USD

Tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2018 của công ty này đạt gần 10 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử

AWS - mảng kinh doanh điện toán đám mây vẫn là cỗ máy kiếm tiền chính của công ty với doanh thu tăng tới 45% so với cùng kỳ năm trước lên mức 7,4 tỷ USD mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt với Microsoft

Những mảng kinh doanh khác, chủ yếu là quảng cáo cũng chứng kiến doanh thu tăng gần gấp đôi lên mức 3,4 tỷ USD trong quý

Đây đều là những con số hết sức ấn tượng với một công ty từng nổi tiếng báo cáo thua lỗ trong một thời gian dài

Càng ấn tượng hơn khi Amazon đạt lợi nhuận kỷ lục trong khoảng thời gian họ đang đầu tư mạnh vào những lĩnh vực mới như nhà kho, cửa hàng vật lý. Cũng trong quý vừa qua, công ty này tăng lương trung bình cho hơn 250.000 nhân viên và 100.000 nhân viên thời vụ lên mức 15 USD mỗi giờ

Kết quả kinh doanh ấn tượng cũng giúp cổ phiếu Amazon thăng hoa, tăng hơn 10% vào tháng 1

Phương Linh
 
Ý tưởng thành phố nổi ngoài vũ trụ
Người giàu nhất thế giới, CEO Amazon Jeff Bezos mong muốn con người có thể sống trên các thành phố nổi ngoài không gian giống như bộ phim khoa học viễn tưởng Interstellar hay Elysium

1941206.jpg

Mới đây hôm 10/5, tỷ phú Jeff Bezos, CEO Amazon kiêm sáng lập gia công ty hàng không vũ trụ Blue Origin đã giới thiệu tàu vũ trụ Blue Moon tại một sự kiện ở Trung tâm Hội nghị Washington. Đây là mẫu tàu đổ bộ Mặt Trăng mới nhất của công ty và có thể đem theo 6,5 tấn hàng hóa lên vệ tinh của Trái Đất vào năm 2024 theo kế hoạch dự kiến

lg.php

Nhưng để mở đầu cho ý tưởng đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng, Bezos cũng không quên đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về lý do tại sao tương lai của loài người không còn phụ thuộc vào Trái Đất hay bất kỳ hành tinh nào khác. Ông cho rằng, ở đâu có con người, ở đó sẽ có hoạt động tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng dân số, cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Bezos tin rằng, sớm muộn gì con người cũng sẽ phải rời khỏi hành tinh này vì không thể sinh sống được nữa

Để minh họa cho ý tưởng về một nơi sống mới của con người, Bezos đã dẫn chứng mô hình thành phố ngoài không gian có tên O'Neill Colonies, một giả thuyết lần đầu được công bố bởi nhà vật lý Gerard O'Neill. Trong đó, thế giới sẽ giống như một khối hình trụ xoay tròn ngoài không gian. Bezos nói: "Đây là những cấu trúc rất lớn. Mỗi một khối kiến trúc như vậy có thể chứa được từ 1 triệu người trở lên"

1941197.jpg

Ông tiếp tục chiếu các hình ảnh khác về thành phố như công viên, núi, thác nước,…và tất cả đều nằm trong một khối hình trụ khép kín. Bezos đặc biệt nhấn mạnh về việc thành phố này sẽ tạo ra một sự thay đổi về trọng lực và giúp con người có thể bay lượn được như chim

"Bạn sẽ có một thuộc địa giải trí của riêng mình, nơi trọng lực bằng 0 và bạn có thể bay mà không cần có cánh", Bezos chia sẻ

Mặc dù thừa nhận thực tế rằng, ý tưởng trên vẫn còn xa vời nhưng ít ra Bezos đã dám đặt ra một tầm nhìn không tưởng cho nhân loại. Con người có thể chung sống hòa bình giữa các ngôi sao trong O'Neill Colonies thay vì phải tìm tới các hành tinh khắc nghiệt như Sao Hỏa

O'Neill Colonies là gì ?

Năm 1974, nhà vật lý học Gerard K. O'Neill thuộc trường đại học Princeton đã đưa ra một đề xuất ý tưởng về khối hình trụ xoay tròn, mô phỏng các điều kiện sống trên Trái Đất khi quay tròn theo quỹ đạo ngoài không gian. Tuy ý tưởng của O'Neill lúc đó còn khá xa vời nhưng đã có nhiều người tin rằng, nó có thể trở thành sự thật

lg.php

Trước đó vào năm 1970, Gerard K. O'Neill thậm chí còn ra sức thuyết phục NASA tài trợ cho ý tưởng thành phố nổi ngoài không gian của ông. Năm 1985, nhà vật lý này được tổng tống Ronald Reagan bổ nhiệm vào Ủy ban quốc gia về không gian và các tài liệu liên quan đến công trình của ông vẫn đang được cất tại Kho lưu trữ bảo tàng Hàng không và Không gian quốc gia


1941209.jpg

Trong bài báo đăng tải trên tạp chí Physics Today năm 1974, O'Neill đã đưa ra các căn cứ khoa học và tính toán cụ thể cho việc xây dựng môi trường sống tiện nghi, hiệu quả hơn cả Trái Đất. Theo O'Neill, ban đầu ông nghĩ ý tưởng trên chỉ cho vui nhưng sau đó ông dần nghiêm túc hơn với nó vì những con số đã chứng minh rằng, con người có thể làm được. O'Neill khẳng định, mọi tính toán đều dựa trên những công nghệ của những năm 1970. Do đó, ông tin rằng tiến bộ công nghệ của nhiều thập kỷ sau đó có thể đảm bảo tính đúng đắn cho ý tưởng

O'Neill đưa ra giả thuyết, thành phố ngoài không gian sẽ có đường kính khoảng 6,4km và dài 25,7km. Cấu tạo nên thành phố chủ yếu là thép, nhôm, titan và chúng được khai thác từ Mặt Trăng. Hai trục khổng lồ sẽ quay ngược chiều nhau với hai vòng quay sau mỗi hai phút. Nhờ đó, trọng lực bên trong thành phố sẽ luôn được cân bằng. Ngoài ra còn có một lớp gương che phủ bên ngoài giúp mô phỏng hiện tượng ngày và đêm giống như Trái Đất

Một thành phố nổi ngoài không gian sẽ không còn lo gặp phải các vấn đề như thảm họa tự nhiên giống như khi sống trên hành tinh

Sau đó, O'Neill cũng giải thích ý tưởng của mình trong cuốn The High Frontier. Ông đặc biệt nhấn mạnh ở đầu trang rằng, ngay cả khi nghiên cứu dựa trên những công nghệ của những năm 1970 thì việc xây dựng hoàn toàn có thể bắt đầu trong thập kỷ tới và hoàn thành sau 15 đến 25 năm. Nhưng đã hơn 40 năm trôi qua, chúng ta vẫn đang chờ đợi một thành phố như vậy có thể xuất hiện ngoài không gian

Tại sao Bezos lại biết đến ý tưởng thành phố O'Neill Colonies và ủng hộ nó ?

Năm ngoái, sáng lập gia Amazon đã được Hiệp hội vũ trụ quốc gia Mỹ trao giải thưởng Gerard K. O'Neill Memorial Award vì những đóng góp trong mục tiêu đưa con người lên định cư ngoài không gian

Khi lên nhận giải thưởng, Bezos có nhắc về việc ông từng đọc The High Frontier ở trường trung học rất nhiều lần và ý tưởng đó ý nghĩa như thế nào với ông. Ngoài ra khi Bezos mới nhập học tại Đại học Princeton, O'Neill vẫn đang là giáo sư ở đó

Một thế giới như vậy liệu có thể tồn tại trong tương lai ?

Nhân loại đang không ngừng tìm kiếm một không gian sinh sống mới ngoài Trái Đất và đó chắc chắn phải là một hành tinh có điều kiện giống như hành tinh chúng ta đang sống. Vậy ý tưởng về những thành phố nổi ngoài không gian của O'Neill hay Bezos liệu có khả thi ?

Al Globus, một nhà khoa học trong Ban giám đốc của Hiệp hội Vũ trụ quốc gia Mỹ đã từng làm việc với NASA nhiều năm để khôi phục lại các nghiên cứu về thành phố nổi ngoài không gian từ những năm 1990. Ông cũng có hẳn một cuốn sách của riêng mình ghi lại những cách có thể xây dựng nên chúng
1941212.jpg

Giống như O'Neill, Globus tin rằng số phận của loài người không nằm trên Trái Đất hay bất cứ bề mặt hành tinh nào khác. Ông chia sẻ: "Nếu bạn muốn một nền văn minh ngày càng phát triển và mở rộng. Tôi nghĩ chúng ta không thể ở Trái Đất mãi mãi"

Thay vào đó, Globus hình dung ra hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người sẽ định cư ở ngoài không gian. Và rõ ràng không gian là vô tận và chúng ta có thể tăng trưởng dân số thoải mái mà không lo chật chội như trên Trái Đất

Con người không phải chưa từng nghĩ đến đến viễn tưởng có một thành phố khổng lồ ngoài Trái Đất. Lấy đơn cử như bộ phim Interstellar hay Elysium. Thế nhưng liệu con người có thể làm được những thành phố như vậy hay không là điều chưa thể biết được, ít nhất tại thời điểm hiện nay

Một số hình ảnh về ý tưởng thành phố nổi ngoài vũ trụ

1941185.jpg


1941191.jpg


1941194.jpg


1941188.jpg


1941203.jpg

Tiến Thanh
 
Last edited:
Andy Jassy được chọn làm CEO tiếp theo của Amazon

photo1612316999986-1612317000266814152771.jpg

Andy Jassy là người đã biến Amazon từ một công ty thương mại điện tử trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực điện toán đám mây

15 năm chính là quãng thời gian Jassy đã bỏ ra để biến đổi Amazon, đưa nó từ một gã khổng lồ thương mại điện tử thành một công ty công nghệ có lợi nhuận cao, tạo ra và sau đó thống trị thị trường hạ tầng đám mây toàn cầu

Giờ đây, người đàn ông ấy sắp trở thành CEO của công ty có giá trị vốn hóa cao thứ 3 ở Mỹ chỉ sau Apple và Microsoft. Hôm 2/2, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos cho biết Jassy sẽ kế nhiệm ông trong vai trò CEO của công ty sau khi ông rời vị trí này vào quý 3 năm nay. Như vậy, Jassy sẽ trở thành CEO thứ 2 của Amazon trong lịch sử 27 năm của doanh nghiệp này

Jassy, 53 tuổi, là một trong nhóm lãnh đạo ưu tú của Bezos được gọi là S-team. Dù là người đứng đầu bộ phận điện toán đám mây của Amazon kể từ khi nó được thành lập nhưng phải tới năm 2016, Bezos mới chính thức trao cho Jassy một danh phận với chức danh giám đốc điều hành bộ phận điện toán đám mây. Hồi tháng 9/2020, Bezos gọi Jassy là người "kế nhiệm rõ ràng" của mình

Jassy tốt nghiệp đại học Harvard năm 1990 và Trường Kinh doanh Harvard vào năm 1997. Sau đó, ông gia nhập Amazon và chưa bao giờ rời đi. Trong một cuộc phỏng vấn vào mùa thu năm ngoái, Jassy chia sẻ rằng vợ chồng ông đã chuyển đến bờ biển phía tây để vợ có cơ hội gần gũi với gia đình cô ấy trong vài năm trước khi chuyển về New York. "Việc này xảy ra 23 năm trước và thời hạn đó có lẽ đã hết", Jassy chia sẻ

Amazon trả cho Jassy tổng cộng 348.809 USD vào năm 2019, giảm từ 19,7 triệu USD của năm 2018 khi ông nhận hơn 19 triệu USD tiền thưởng cổ phiếu. Ngoài ra, Jassy còn sở hữu khoảng 85.000 cổ phiếu Amazon trị giá khoảng 287,3 triệu USD tính theo giá đóng cửa ngày 2/2. Lượng cổ phiếu của Jassy hiện đã giảm từ hơn 100.000 cổ phiếu hồi năm ngoái

Điều quan trọng trong thành công của Jassy là khả năng thu hút các loại hình doanh nghiệp và tổ chức đến với các dịch vụ điện toán đám mây mà Amazon cung cấp. Ngay cả những công ty mới thành lập nhỏ nhất tới những doanh nghiệp lớn nhất thế giới như Apple đều có thể sử dụng dịch vụ của Amazon. Thậm chí, người đàn ông này còn giành được hợp đồng từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ

Trong những năm gần đây, nhiều hợp đồng của AWS đã được công khai khi các doanh nghiệp như Pinterest, Slack, Lyft và Snowflake nộp đơn xin IPO. Theo quy định, họ cần phải tiết lộ chi tiêu lớn trong lĩnh vực điện toán đám mây và từ đó, Amazon hiện diện

Khi AWS bắt đầu triển khai dịch vụ vào năm 2006, trong tâm của họ là cung cấp khả năng lưu trữ và tính toán trên đám mây. Khách hàng của họ chủ yếu là các công ty công nghệ nhỏ hơn và các nhóm phát triển ứng dụng. Khi những doanh nghiệp này lớn lên, nhiều trong số họ không bao giờ mua máy chủ hoặc mảng lưu trữ riêng của mình. Thay vào đó, họ dựa vào Amazon để đáp ứng tất cả các nhu cầu về trung tâm dữ liệu

Vào thời điểm Microsoft nghiêm túc với Azure và Google bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng đám mây của mình, Jassy đã kịp xây dựng cho mình nền móng mà cho đến nay trở thành một vị thế dẫn đầu không thể vượt qua

Tính đến giữa năm 2020, Amazon kiểm soát 33% thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu, tiếp theo là Microsoft với 18% và Google với 9%. Hôm 2/2, Amazon cho biết doanh thu điện toán đám mây trong quý 4 đã tăng 28% lên 12,7 tỷ USD. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã tăng 37% lên 3,56 tỷ USD, chiến 52% tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Amazon

Trong những năm gần đây, điện toán đám mây đã mở rộng ra ngoài tính toán và lưu trữ. Thay vào đó, nó cung cấp một loạt dịch vụ khác nhau trên cơ sở hạ tầng của mình, bao gồm cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, phân phối nội dung và phần mềm học máy. Điều đó biến Amazon thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các công ty như Oracle hay những công ty mới nổi như Snowflake

Trong cộng đồng điện toán đám mây, Jassy được xem là tên tuổi lớn, có tiếng nói. Trong các hội nghị chuyên ngành, người đàn ông này được biết tới với các bài phát biểu hoành tráng và ví dụ minh họa cụ thể. Năm 2016, Jassy mang hẳn 1 chiếc xe tải 18 bánh có tên Snowmobile để trình diễn cách AWS có thể chuyển dữ liệu trung tâm của một doanh nghiệp vào đám mây của Amazon

Với vai trò của mình, Jassy đã được tin tưởng để trở thành CEO tiếp theo của Amazon vào cuối năm nay khi Bezos chuyển sang làm chủ tịch điều hành của công ty. Thông báo này được đưa ra chưa đầy nửa năm sau khi Jeff Wilke, người đừng phụ trách mảnh kinh doanh tiêu dùng toàn cầu của Amazon và cũng là người đứng đầu trong danh sách kế nhiệm Bezos, tuyên bố nghỉ hưu

Việc người đứng đầu lĩnh vực điện toán đám mây được chọn trở thành lãnh đạo mới của Amazon phần nào phản ánh hướng đi của gã khổng lồ thương mại điện tử trong tương lai
 
Jeff Bezos gửi lá thư xúc động tới nhân viên

photo1612324548971-16123245553231999211924.jpg

Jeff Bezos khép lại hành trình 27 năm làm CEO Amazon bằng một bức thư xúc động

Nhà sáng lập Amazon vừa tuyên bố sẽ rời vị trí CEO công ty trong quý 3 của năm nay và trở thành Chủ tịch. Đi kèm thông báo này, Jeff Bezos đã gửi một bức thư cho toàn thể nhân viên

Dưới đây là nội dung bức thư

Gửi tất cả người Amazon

Tôi rất vui khi tuyên bố rằng quý 3 năm nay tôi sẽ không còn là CEO Amazon và vị trí này được trao cho Andy Jassy. Trên cương vị Chủ tịch, tôi sẽ tập trung toàn bộ năng lượng và sự quan tâm của mình vào những sản phẩm và những sáng kiến mới. Andy hiểu rất rõ công ty và đã có thời gian dài ở Amazon giống như tôi. Anh ấy sẽ là một nhà lãnh đạo tuyệt vời và tôi tin tưởng tuyệt đối vào anh ấy

Hành trình này bắt đầu từ 27 năm trước. Amazon chỉ là một ý tưởng và thậm chí nó còn không có một cái tên. Câu hỏi tôi luôn đặt ra nhiều nhất thời điểm đó là: Internet là gì? Thật may tôi đã sớm lý giải được câu trả lời đó

Hiện tại, công ty chúng ta đang có 1,3 triệu nhân tài, những người luôn tận tâm phục vụ hàng trăm triệu khách hàng và doanh nghiệp. Chúng ta được xem là một trong những công ty thành công nhất trên thế giới

Để đạt được thành quả như vậy tất cả là nhờ đổi mới. Đổi mới là gốc rễ thành công của Amazon. Chúng ta đã cùng nhau làm những điều điên rồ và biến nó trở thành bình thường. Chúng ta đi tiên phong trong các bài đánh giá của khách hàng, sáng kiến 1-Click, hệ thống giao hàng cực nhanh của Prime, mua sắm Just Walk Out, Climate Pledge, Kindle, Alexa, cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, Career Choice, và nhiều hơn nữa. Nếu làm đúng, một vài năm sau một phát minh gây ngạc nhiên, điều mới đã trở thành bình thường. Mọi người sẽ tỏ ra kinh ngạc và đó là lời khen lớn nhất mà một nhà phát minh có thể nhận được

Tôi chưa thấy công ty nào có những kỷ lục sáng tạo như Amazon và tôi tin rằng chúng ta đang ở thời kỳ sáng tạo nhất từ trước tới nay. Tôi hy vọng bạn tự hào về tinh thần sáng tạo của công ty như tôi. Tôi tin là như vậy

Khi Amazon trở nên đủ lớn, chúng ta quyết định sử dụng quy mô và phạm vi của mình để giải quyết những vấn đề xã hội quan trọng. 2 ví dụ điển hình nhất là: Mức lương tối thiểu 15 USD và Cam kết cho hoạt động chống biến đổi khí hậu. Trong cả 2 trường hợp, chúng ta đều đã nắm vị trí dẫn đầu và sau đó yêu cầu những công ty khác chung tay. Cả 2 vấn đề đều đang được giải quyết ổn thoả. Những công ty lớn khác cũng đang làm như vậy. Tôi hy vọng các bạn cũng sẽ tự hào về điều đó

Tôi luôn cảm thấy sự vui vẻ và ý nghĩa trong công việc mình làm. Tôi làm việc với những người tài năng nhất, thông minh nhất và những đội nhóm sáng trí nhất. Trong giai đoạn tốt, các bạn khiêm tốn, lúc rơi vào khó khăn, các bạn trở nên mạnh mẽ và giúp đỡ hết mình, và rồi tất cả chúng ta cùng cười. Đó là niềm vui trong công việc mà chúng ta cùng nhau làm

Tôi rất hào hứng với việc chuyển giao vị trí CEO lần này. Hàng triệu khách hàng đang dùng dịch vụ của chúng ta và hơn 1 triệu nhân viên phụ thuộc vào chúng ta để kiếm sống. Là CEO của Amaon là một trọng trách đặc biệt nặng nề và nó chi phối nhiều thứ. Khi bạn nắm trong tay trọng trách như vậy, rất khó để có thể bận tâm tới những việc khác. Vì vậy trên cương vị Chủ tịch, tôi sẽ tập trung vào những cải tiến quan trọng của Amazon và cũng có thời gian và năng lượng cần thiết để tập trung cho những công ty và dự án khác như Day 1 Fund, Bezos Earth Fund, Blue Origin, The Washington Post... Tôi chưa bao giờ có nhiều năng lượng hơn thế và việc rời vị trí CEO không phải là nghỉ hưu. Tôi đang rất hứng khởi với tiềm năng những ảnh hưởng có thể tạo ra cho công ty trong tương lai

Chúng ta sẽ tiếp tục mang đến cho thế giới những thứ gây kinh ngạc. Chúng ta đã phục vụ các cá nhân và doanh nghiệp và đi tiên phong trong hai ngành công nghiệp hoàn chỉnh và một loại thiết bị hoàn toàn mới. Chúng ta dẫn đầu trong các lĩnh vực đa dạng như máy học và hậu cần. Và nếu các ý tưởng của người Amazon đòi hỏi thêm một kỹ năng mới khác, chúng ta đủ linh hoạt và đủ kiên nhẫn để học hỏi

Hãy tiếp tục sáng tạo, và đừng tuyệt vọng khi ý tưởng ban đầu có vẻ điên rồ. Hãy đi lang thang và luôn giữ đức tính tò mò về mọi thứ. Hãy luôn xem ngày nào cũng như Ngày đầu tiên

Jeff
 
Bức thư gửi cổ đông cuối cùng với tư cách CEO Amazon của Jeff Bezos
Trong bức thư gửi cổ đông cuối cùng với tư cách là CEO của Amazon, tỷ phú Jeff Bezos cho biết bản thân cảm thấy “buộc” phải để lại cho người đọc một lời khuyên cuối cùng. Đó là hãy giữ lấy sự khác biệt của bạn

“Chúng ta đều biết rằng sự khác biệt, hay độc đáo, là thứ rất có giá trị. Chúng ta đều được dạy để là chính mình. Điều tôi thực sự muốn các bạn làm được là hãy chấp nhận và phải thực tế về việc bản thân bạn cần bao nhiều năng lượng để duy trì sự khác biệt đó. Thế giới muốn bạn bình thường theo một nghìn cách khác nhau… Nhưng đừng để điều đó xảy ra”

jeff-bezos-jpeg-9772-1618928770.jpg

Tỷ phú Jeff Bezos

Để minh họa cho quan điểm này, người giàu nhất thế giới đã trích một đoạn từ cuốn sách phi giả tưởng “The Blind Watchmaker: Why the Evidence of Evolution Reveals a Universe without Design” của Richard Dawkins

Ông viết: “Cuốn sách phi thường này nói về một thực tế cơ bản của ngành sinh học và là một phần của điều quan trọng cuối cùng tôi cảm thấy buộc phải nói ra. Đó là: ‘Duy trì mạng sống là việc mà bạn luôn phải nỗ lực làm… Khi chết đi, cơ thể có xu hướng trở lại trạng thái cân bằng với môi trường của nó. Ví dụ, cơ thể chúng ta thường có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh và trong thời tiết lạnh giá, cơ thể phải làm việc vất vả hơn để duy trì mức chênh lệch về nhiệt độ này. Khi chúng ta chết, công việc đó cũng ngừng lại… Nếu các sinh vật không tích cực hoạt động để ngăn chặn sự chết, cuối cùng chúng sẽ hòa vào môi trường xung quanh và không còn tồn tại như những sinh vật chủ động nữa’”

Đoạn văn trên nằm trong bối cảnh của cuốn sách không nhằm mục đích ẩn dụ nhưng ông Bezos cho rằng: “Đây là đoạn nội dung tuyệt vời và rất phù hợp với Amazon. Tôi phải nói là nó thậm chí có liên quan đến tất cả doanh nghiệp và tổ chức cũng như mỗi cá nhân chúng ta”

Nói cách khác, người đứng đầu Amazon cho rằng cần phải liên tục làm việc chăm chỉ để duy trì sự khác biệt của mỗi người. “Điều đó rất đáng giá”

Ông Bezos viết: “Ngày xưa, mọi người thường dùng câu nói: ‘Mọi nỗi đau sẽ dừng lại ngay khi bạn cho phép sự khác biệt của mình được tỏa sáng’ để khuyên ai đó hãy là chính mình. Câu nói đó thực ra dễ gây hiểu lầm. Là chính mình là một điều đáng giá, nhưng đừng hy vọng đó là việc dễ dàng hay miễn phí”

Liên hệ lời khuyên này với Amazon, vị tỷ phú 57 tuổi này cho biết thế giới sẽ luôn tìm cách để khiến Amazon trở nên bình thường, tức là đưa Amazon về trạng thái cân bằng với môi trường. “Amazon cần phải nỗ lực không ngừng, chúng tôi có thể và phải làm tốt hơn thế… Tôi đảm bảo với các bạn rằng Andy Jassy sẽ không để thế giới biến chúng tôi trở thành một thứ bình thường”

Tháng 2, ông Bezos tuyên bố sẽ từ chức CEO của Amazon và chuyển sang giữ chức chủ tịch HĐQT của công ty. Andy Jassy, người từng xây dựng Amazon Web Services thành một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD, là người kế nhiệm của ông
 
Amazon sẽ "thống trị" ngành y tế

photo1631783189553-1631783189697265900431.jpg

Amazon đang trong quá trình công bố một loạt dịch vụ y tế hướng đến người tiêu dùng, ví dụ như hiệu thuốc trực tuyến và telehealth. Công ty này cũng đang phát triển các khả năng của AWS, một nỗ lực tạo ra hệ điều hành từ quản lý hồ sơ chăm sóc sức khỏe đến áp dung AI chẩn đoán bệnh tật

Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Thay vì nói những lệnh đơn giản với trợ lý ảo của Amazon như "phát nhạc" hay "hẹn giờ 11 phút cho món mì", bệnh viện Houston Methodist đang bắt đầu ứng dụng công nghệ tương tự với lệnh: "bắt đầu phẫu thuật"

Trong năm qua, có một thỏa thuận giữa mạng lưới 8 bệnh viện và công ty con cung cấp nền tảng điện toán đám mây - Amazon Web Services (AWS) đã thúc đẩy việc sử dụng trợ lý ảo tích hợp trong các phòng phẫu thuật thử nghiệm

Phần lớn công nghệ vẫn là trợ lý ảo Alexa. Các lệnh bắt đầu được đưa ra với những bước sống còn trong một ca mổ, cho phép bác sĩ phẫu thuật xác nhận bằng giọng nói khi đã thực hiện một số hành động như gây mê

Tiến sĩ Nicholas Desai, bác sĩ phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân kiêm giám đốc thông tin y tế tại Houston Methodist cho biết: "Alexa nghe giọng của tôi để thực hiện những lệnh đó, vì vậy không có bước nào bị bỏ lỡ. Sau khi hoàn thành, trợ lý ảo sẽ ghi lại thông tin vào hồ sơ y tế điện tử, vì vậy nếu có vấn đề hoặc có phần chưa được hoàn thành, hệ thống sẽ có thông báo"

Trong các phòng khám, công nghệ của Amazon cũng đang được sử dụng với sự đồng ý của bệnh nhân. Những nội dung trợ lý ảo nghe thấy sẽ được nhập vào hồ sơ sức khỏe bệnh nhân để phân tích và đưa ra lựa chọn điều trị sáng suốt


Amazon – Gã khổng lồ thức tỉnh

Hệ thống này chỉ là một phần trong kế hoạch của Amazon để trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sản xuất các công cụ, nền tảng củng cố ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ

Amazon đang trong quá trình công bố một loạt dịch vụ chăm sóc sức khỏe hướng đến người tiêu dùng, ví dụ như hiệu thuốc trực tuyến và telehealth. Công ty này cũng đang phát triển đều đặn các khả năng của AWS, một nỗ lực tạo ra hệ điều hành từ quản lý hồ sơ chăm sóc sức khỏe đến áp dung AI chẩn đoán bệnh tật

Lâu nay, Amazon được coi là gã khổng lồ đang ngủ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nay ông lớn công nghệ cuối cùng cũng đã thức tỉnh. Đối tượng mục tiêu của công ty rất đặc biệt. Amazon bán thông tin chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho người tiêu dùng, những người chủ chán nản vì chi phí y tế cho nhân viên và cho các bệnh viện cùng các mạng lưới y tế chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ chăm sóc

Tuy nhiên, Amazon đang phải cạnh tranh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với rất nhiều gã khổng lồ công nghệ khác như Google, Microsoft, Walmart với các dịch vụ đám mây và AI riêng. Gã khổng lồ bán lẻ Walmart gần đây đã mở một số phòng khám trên toàn quốc cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp, phòng thí nghiệm, chụp X-quang và chẩn đoán, tư vấn, nha khoa, thị giác và thính giác

Trận chiến Big Tech

Tại Mỹ, chi phí y tế đã tăng cao ngoài tầm kiểm soát. Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid của Mỹ (CMS) dự kiến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe vào năm 2021 đạt 4,2 nghìn tỷ USD, khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội, và 5 nghìn tỷ USD vào năm 2025

Phần lớn chi phí do người chủ sử dụng lao động gánh chịu. Theo một cuộc khảo sát do Kaiser Family Foundation thực hiện, 87% các giám đốc điều hành cho biết việc chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe của nhân viên sẽ trở nên không bền vững trong vòng 5-10 năm tới

Song, những xu hướng mới đang xuất hiện. Các thiết bị theo dõi sức khỏe ngày càng trở nên thông minh hơn và được sử dụng rộng rãi hơn. Khả năng kết nối được cải thiện và rẻ hơn đã khiến dịch vụ chăm sóc từ xa không chỉ có thể thực hiện được mà còn là một sở thích đối với nhiều người

Trí tuệ nhân tạo, được hỗ trợ bởi việc thu thập dữ liệu lớn, đã mở ra những con đường lớn hơn để tạo ra các phương pháp điều trị hoặc kế hoạch chăm sóc mới

Các công ty công nghệ lớn cho rằng họ đang đứng giữa ngã ba đường. Ngoài các lĩnh vực kinh doanh mà họ đang xây dựng trong nội bộ, các khoản đầu tư chăm sóc sức khỏe tập thể của Facebook, Amazon, Microsoft, Google và Apple đã tăng vọt vào năm 2020, lên 3,7 tỷ USD. Theo CB Insights, từ giữa năm nay, thêm 3,1 tỷ USD đã được đưa vào lĩnh vực này


Amazon khác biệt ở điểm nào

Động thái của Amazon là tung ra những dịch vụ gần như tương đương với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của riêng mình. Amazon tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, các kho hàng và trình điều khiển giao thông để làm với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tương tự như với mua sắm trực tuyến

Tiến sĩ Desai của Houston Methodist vạch ra tầm nhìn về cách các dịch vụ công nghệ cao có thể hoạt động: "Chúng tôi có Amazon Prime để giao thuốc cho bạn ngay lập tức. Tôi có các hoạt động điều khiển bằng giọng nói với Alexa để đặt lịch hẹn. Tôi có thể giúp bạn gặp bác sĩ trực quan bằng giọng nói và kỹ thuật số"

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe do Amazon cung cấp đang dần được mở rộng. Có rất nhiều chủ lao động muốn giảm chi phí y tế cho nhân viên. Theo chuyên gia phân tích về chăm sóc sức khỏe tại CB Insights Jeff Becker, nếu Amazon có thể làm được điều đó, họ sẽ nắm trong tay một ngành kinh doanh béo bở. Chính số lượng 1 triệu nhân viên công ty chỉ tính riêng ở Mỹ đã mang lại cơ hội phong phú để Amazon triển khai các sáng kiến của mình

Vào tháng 3, họ thông báo sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ xa Amazon Care sẽ được cung cấp cho các công ty trên khắp nước Mỹ. Dịch vụ cung cấp các cuộc trò chuyện video 24 giờ một ngày với bác sĩ hoặc y tá, cũng như thăm khám trực tiếp ở một số khu vực. Dịch vụ đã có sẵn cho nhân viên của Amazon gần trụ sở chính ở Seattle như một phần của chương trình thử nghiệm từ năm 2019

Theo báo cáo của Business Insider vào tháng 7, Amazon cho biết "nhiều công ty" đã đăng ký sử dụng Amazon Care và công ty được cho là đang đàm phán với các công ty bảo hiểm lớn

Tầm nhìn tương lai

Jeff Bezos từng nói rằng AWS là mảng may mắn nhất trong lịch sử kinh doanh khi không đụng độ với bất kỳ đối thủ nào trong suốt 7 năm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang gia tăng từng ngày

Các đối thủ của Amazon trong Big Tech đã nhanh chóng thành công hơn khi cung cấp công cụ đám mây dành riêng cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cả Microsoft và Google hiện đều có nhiều khách hàng chăm sóc sức khỏe được tiết lộ công khai hơn Amazon

Với nỗ lực bù đắp và cạnh tranh với các công ty khác, Amazon đã ra mắt AWS for Health, một lựa chọn các dịch vụ phù hợp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nó bao gồm công cụ học máy để nhập và chuẩn hóa dữ liệu sức khỏe

Chương trình tăng tốc phần nào thể hiện vai trò dự kiến của Amazon trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Amazon sẽ phải đối đầu với các công ty bảo hiểm như Cigna, cũng như các nhà bán lẻ khác như Walmart

Đối với các dịch vụ hàng đầu của mình, chiến lược của Amazon phụ thuộc vào việc thuyết phục người tiêu dùng, những người lớn tuổi hơn so với khách hàng ở mảng thương mại điện tử, để chọn các dịch vụ trực tuyến hơn là những địa điểm thực tế mà họ đã tin tưởng
 
Top