What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

BA GPS

thoidaianhhung

Administrator
BinhAnh - Fleet Management System (BA-FMS)

Quan-Ly-doan-xe-tab.jpg

Giải pháp giám sát phương tiện giao thông

BA-FMS là giải pháp tối ưu cho công tác quản lý, điều hành, giám sát, cảnh báo phương tiện giao thông dựa trên hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, mạng viễn thông di động và bản đồ số phù hợp mọi mô hình quản lý phương tiện giao thông.

Sau khi lắp đặt hộp đen lên xe, bạn chỉ cần 1 máy tính kết nối internet là có thể quản lý, giám sát, điều hành phương tiện của bạn.

Sản phẩm được ứng dụng để:

* Quản lý điều hành taxi.
* Quản lý xe khách đường dài.
* Quản lý, giám sát xe buýt.
* Giám sát xe cho doanh nghiệp cho thuê xe tự lái.
* Giám sát các phương tiện khác….

Các tính năng cơ bản của hệ thống:

* Hệ thống sử dụng công nghệ GPS/GSM để kiểm soát chính xác vị trí xe của bạn.
* Lộ trình của xe được theo dõi liên tục. Vị trí, vận tốc, lỗi tốc độ, thời điểm xuất bến về bến, các điểm dừng đỗ, tổng quãng đường di chuyển … được gửi về phòng điều hành, tần suất gửi được cấu hình tùy chọn.
* Các thông tin như mức tiêu hao nhiên liệu, trạng thái bật/tắt máy, điều hòa, mở cửa khi di chuyển, có khách hay không, tiền cước … được gửi về phòng điều hành (*)
* Thống kê, tạo báo cáo, bảng biểu về các thông tin trên. (*)
* Chủ xe có thể tìm thấy xe dựa vào bản đồ số. Hệ thống phát tín hiệu cảnh báo hoặc tắt máy từ xa khi xuất hiện ra tình huống khả nghi. (*)
* Hệ thống phát ra loa các thông tin về địa danh xe sắp tới, thông tin về điểm dừng tới hoặc thông tin khác. (*)

Bộ GTVT cấp phép thiết bị giám sát hành trình oto

News_Cty_18062011_1.jpg

Xuất hiện sản phẩm hộp đen hợp quy đầu tiên

- Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho hay, tính đến ngày 17/6, mới chỉ có 1 đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm hộp đen được cấp giấy chứng nhận hợp quy

Theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, phương tiện vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) là một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và yêu cầu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp thiết bị này trên phương tiện vận tải

hopden190611_6a3f3.jpg

Hộp đen của Công ty Bình Anh được sản xuất tại Việt Nam

Như vậy, mặc dù Chính phủ đã cho phép lùi xử phạt đối với xe thuộc diện phải lắp đặt trước ngày 1/7 thêm 2 năm (1/7/2013) nhưng với các doanh nghiệp, tới đây nếu muốn đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô vẫn phải lắp thiết bị này theo đúng thời điểm 1/7/2011

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 400.000 phương tiện tham gia kinh doanh vận tải và có khoảng gần 150.000 phương tiện thuộc diện phải lắp đặt hộp đen. Theo tình hình chung, mỗi năm số lượng phương tiện được đầu tư mới để tham gia vào thị trường vận tải tăng khoảng 10-15%”

Từ những con số trên có thể thấy mỗi năm sẽ có khoảng 10.000-15.000 phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải sẽ phải lắp đặt thiết bị hộp đen và sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1/7/2011

Ông Nguyễn Văn Ích - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) - cho biết: “Đến nay đã có một số đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm hộp đen làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận hợp quy

Tuy nhiên, đến ngày 17/6, Vụ KHCN mới chỉ cấp một giấy chứng nhận hợp quy cho 1 công ty là Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh. Chúng tôi đang tạo những điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thiết bị này để đáp ứng lộ trình thực hiện việc lắp đặt theo các qui định của Chính phủ và Bộ GTVT”

Ông Đào Thanh Anh - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh - cho hay: “Thời gian để triển khai quy định bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình khi cấp phép kinh doanh vận tải không còn nhiều, chúng tôi đang nỗ lực đẩy nhanh việc sản xuất và cung cấp thiết bị kịp thời nhằm tạo sự chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thiết bị này và giúp các doanh nghiệp vận tải có được sự chuẩn bị tốt nhất”

Theo ông Đào Thanh Anh, hiện công ty Bình Anh có thể cung cấp khoảng 5.000 thiết bị mỗi tháng

image001.jpg


Lobby & BinhAnh
 
Last edited by a moderator:
Công nghệ GPS và GSM: Quản lý phương tiện giao thông

Kết hợp công nghệ GPS và công nghệ thông tin di động GSM, mới đây một số công ty vận tải hành khách, cho thuê xe tự lái đã sử dụng hệ thống này để quản lý phương tiện giao thông.

Quản lý xe tự lái bằng bản đồ số


"Quản lý điều hành phương tiện giao thông BA-FMS" là hệ thống giám sát, điều hành phương tiện giao thông dựa trên công nghệ GPS (định vị toàn cầu) và phương thức truyền dữ liệu bằng công nghệ GPRS của các mạng di động GSM (hoặc CDMA). Hệ thống này do công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh triển khai và có thể ứng dụng trong quản lý các phương tiện xe buýt, taxi, xe khách đường dài, cơ sở cho thuê xe tự lái... Vừa qua, liên tiếp các vụ lừa đảo thuê xe tự lái rồi đem cầm cố bỏ trốn khiến không ít doanh nghiệp lao đao. Một số doanh nghiệp tại Hà Nội đã "bí mật" gắn hộp đen định vị theo dõi xe. Chủ xe có thể dùng điện thoại nhắn tin ra lệnh ngắt nguồn điện của ô tô khi có trường hợp khả nghi và dễ dàng tìm đến vị trí xe của mình thông qua bản đồ số.

Anh Nguyễn Quyết Thắng, một chủ gara cho thuê xe hơi tự lái tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Mặc dù chưa bị mất xe nhưng hiện tượng xe bị mang đi cầm thời gian gần đây anh thường xuyên gặp phải. Ngoài việc mất thời gian, thủ tục rườm rà để lấy xe về, doanh nghiệp còn bị thiệt hại không nhỏ do xe nằm trong tiệm cầm đồ”.

Anh Thắng đã trang bị hệ thống hộp đen có tích hợp công nghệ định vị toàn cầu cho hơn 30 chiếc xe hơi tự lái của mình. Với phần mềm quản lý trực tiếp trên bản đồ số cài sẵn trong laptop, dù ngồi tại quán cà phê anh cũng giám sát được toàn bộ những chiếc xe trị giá tiền tỷ đang trong tay của khách hàng. "Với hệ thống định vị toàn cầu vừa được lắp đặt, tôi thật sự yên tâm khi giao xe cho khách hàng. Tôi có thể ngồi tại nhà điều khiển tắt máy xe nếu phát hiện hành vì lừa đảo cho dù chiếc xe có thể cách xa tôi hàng trăm cây số", anh Thắng cho biết thêm.

Biết vị trí xe chỉ với cú nhấp chuột


Tại phòng điều hành xe khách Tân Đạt, thuộc tổng công ty Vận Tải Hành Khách Hà Nội, hoạt động của các xe được máy tính liên tục theo dõi trên mười thông số: vị trí, tốc độ, nhiên liệu, thời gian dừng đỗ, điều hòa, động cơ... thông qua hộp đen đa năng lắp đặt trên mỗi xe. Chỉ với những chiếc hộp đen gắn trên xe, một phần mềm tích hợp bản đồ số được cài đặt trên máy tính, tất cả các phương tiện giao thông của Tân Đạt đã "hiện lên" trên máy tính của phòng điều hành tại vị trí thực của xe. Đại diện công ty này cho biết, tháng 9/2008, trung tâm Tân Đạt đã đồng bộ vận hành, khai thác hệ thống BA-FMS (Binh Anh - Fleet Management System). Việc tích hợp công nghệ định vị toàn cầu, công nghệ thông tin di động và bản đồ số trong việc quản lý, nâng cao chất lượng tuyến đường dài Hà Nội - Sài Gòn sẽ là điểm nhấn trong chiến lược phát triển dịch vụ vận tải hành khách của công ty này.

Hệ thống góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, cảnh báo ngay khi xe quá tốc độ buộc tài xế điều chỉnh tốc độ kịp thời. Các tình huống lái xe cố tình xuất bến về bến sai giờ, vòng vo đón khách, đi sai lộ trình, chạy ẩu... đều được phần mềm ghi nhận và in ra số liệu báo cáo. BA-FMS giám sát cả việc tài xế dừng xe, ăn nghỉ, đổ nhiên liệu, di chuyển qua điểm chốt theo các địa điểm và thời gian mà Tân Đạt quy định. Từ đó doanh nghiệp vận tải có chế tài xử lý: cảnh cáo, xử phạt, khen thưởng với lái xe. Hệ thống BA-FMS còn cung cấp các báo cáo đánh giá thái độ và tay nghề của tài xế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Các kết quả về mức tiêu hao nhiên liệu, thời gian tắt/bật điều hòa... từ hộp đen gửi về giúp việc quản lý nhiên liệu chặt chẽ, nhất là với tình hình xăng dầu đắt đỏ như hiện nay.
 
Mơ ước về những chuyến xe an toàn

Nhờ có hệ thống định vị toàn cầu (GPS) gắn trên ô tô mà một chủ công ty cho thuê xe tự lái đã tìm lại được chiếc xe bị khách hàng chiếm đoạt bất hợp pháp.

Nhiều người tưởng rằng đó hẳn là một hệ thống định vị đắt tiền của nước ngoài, nhưng thực tế đó là sản phẩm 100% “made in Viet Nam”, được chế tạo bởi một công ty gồm toàn các thành viên 8X.

Ý tưởng của sản phẩm kiểm soát ô tô qua hệ thống định vị toàn cầu đến với Đào Thanh Anh - Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh (BAE), lại xuất phát từ một chuyện rất bình thường. Quê ở miền Trung nên cách đây hơn 10 năm, khi còn là sinh viên khoa Điện tử - Viễn thông (ĐH Quốc gia Hà Nội), Thanh Anh đã liên tục có những chuyến đi về giữa Hà Nội – Hà Tĩnh. "Tôi không nhớ nổi mình đã chứng kiến bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc trên đường. Chỉ biết rằng hình ảnh về những chiếc xe bẹp dúm, rồi những hành khách xấu số qua đời vì tai nạn giao thông bên quốc lộ đã trở thành một nỗi ám ảnh của tôi. Lúc đó tôi đã nghĩ giá như có được thiết bị nào đó có thể kiểm soát hành trình của xe; nhắc nhở và hỗ trợ, thậm chí báo động cho tài xế trong những lúc họ vượt quá giới hạn an toàn, thì sẽ rất có ích cho xã hội”, Thanh Anh kể.

Tháng 7.2007, cùng với một số thành viên của diễn đàn Điện tử VN www.dientuvietnam.net) và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm triển khai công nghệ (Viện Ứng dụng công nghệ), chàng kỹ sư 28 tuổi đã quyết định thành lập công ty với mục tiêu là đưa ra thị trường các sản phẩm điện tử phục vụ cộng đồng. Ban đầu chỉ là giải pháp giúp quản lý, điều hành và kiểm soát phương tiện giao thông qua việc ứng dụng phối hợp các công nghệ về GPS, GSM (truyền sóng di động) và GIS (bản đồ số). Chỉ chưa đầy nửa năm, các giải pháp do BAE đưa ra đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận.

Một trong những khách hàng lớn nhất của BAE hiện tại là Trung tâm điều hành xe khách Tân Đạt (thuộc Tổng công ty vận tải hành khách Hà Nội). Anh Phạm Hồng Sơn - phụ trách bộ phận giám sát của Trung tâm Tân Đạt cho biết, thông qua các hộp đen được lắp đặt trên xe, hoạt động của các xe được liên tục theo dõi qua mạng máy tính với khoảng 10 thông số như: vị trí, tốc độ, nhiên liệu, thời gian dừng đỗ, điều hòa… Với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 350 USD/hộp đen cộng thêm phí duy trì khoảng 80 nghìn đồng/tháng/xe, thời gian qua số vụ va chạm cũng như các vụ lái xe bị cảnh sát giao thông phạt do chạy quá tốc độ đã giảm đi đáng kể.

Giải pháp này của BAE cũng được áp dụng thành công cho khách hàng là chủ các công ty cho thuê xe tự lái. Anh T., giám đốc một công ty cho thuê xe tự lái tại Hà Nội, cho hay không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã phải co cụm hoạt động trong thời gian qua do việc khách hàng thuê xe sau đó đem cầm rồi bỏ trốn xảy ra quá nhiều. Nhưng với thiết bị giám sát này, chỉ cần có máy tính nối mạng là chủ xe có thể kiểm tra được tình hình hoạt động của xe do khách hàng sử dụng. "Trong trường hợp xấu nhất, kể cả khi xe đang cách Hà Nội cả trăm cây số, tôi vẫn có thể điều khiển tắt máy, khóa xe nếu phát hiện có sự cố bất thường", anh T. nói.

"Chúng tôi đã biết phát huy tinh thần đồng đội và quan trọng là biết lắng nghe khách hàng" - Đào Thanh Anh tiết lộ bí quyết thành công. BAE cũng khá may mắn khi tập hợp được một đội ngũ tuổi đời còn khá trẻ nhưng có tinh thần làm việc đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Chính nhờ chất trẻ này đã giúp BAE có nhiều sáng kiến độc đáo giúp hoàn thiện sản phẩm và được cộng đồng đón nhận.
 
Xe khách phải gắn hộp đen

- Nghị định và thông tư dự thảo về hướng dẫn thực hiện Luật GTĐB sửa đổi công bố ngày 6/3 để lấy ý kiến dư luận quy định, xe khách chạy trên quãng đường từ 1.000 km trở lên phải gắn hộp đen từ giữa năm 2010 trở đi.
199300.jpg

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có ít nhất từ 30 xe trở lên; xe khách tuyến cố định trên 1.000km, xe container, rơ moóc phải gắn hộp đen trước ngày 1/7/2010; các xe có cự ly dưới 1.000km, xe buýt phải trang bị hộp đen trước ngày 1/1/2011.

Xung quanh dự thảo này đang còn nhiều điểm tranh luận, nhất là từ phía các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Chẳng hạn, tranh cãi về điều chỉnh độ tuổi tài xế xe khách, lái xe rơ moóc phải có bằng FC thay vì bằng loại C như hiện nay, có lộ trình dự kiến áp dụng từ 1/7/2009 để các doanh nghiệp, các trung tâm sát hạch, cấp bằng lái có thời gian một năm chuẩn bị.

Tuy nhiên, việc quy định người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, người điều khiển ô tô không được uống rượu bia sẽ có hiệu lực ngay từ 1/7/2009.

Tienphong.vn
 
Sẽ lắp “hộp đen” trên xe khách

- Theo dự thảo của Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô của Bộ GTVT, phương tiện vận tải theo tuyến cố định liên tỉnh, xe container, xe kéo rơ moóc… phải gắn thiết bị giám sát hành trình xe (hộp đen).

Nhiều thay đổi


Cục đường bộ vừa công bố dự thảo của Nghị định và Thông tư (dự thảo) về hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường bộ sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2009. Theo đó, có rất nhiều quy định mới như bắt buộc phương tiện kinh doanh vận tải theo tuyến cố định liên tỉnh, kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe rơ moóc, xe sơ mi rơ moóc phải gắn thiết bị giám sát hành trình xe (hộp đen).

Đối với xe hoạt động với cự ly từ 1.000km trở xuống, xe buýt phải trang bị hộp đen trước ngày 1/1/2011. Xe khách tuyến cố định trên 1.000km, xe container, rơ moóc phải gắn hộp đen trước ngày 1/7/2010…

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô có trụ sở đóng tại trung tâm tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 50 xe, doanh nghiệp đóng ở trung tâm huyện, xã phải có tối thiểu 30 xe. Đối với xe buýt chỉ hoạt động trong nội thành, nội thị, không hoạt động sang tỉnh thứ ba, cự ly một tuyến xe buýt không quá 60km. Ngoài một số quy định mới cần có lộ trình thực hiện, quy định người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, người điều khiển ô tô không được uống rượu bia sẽ có hiệu lực ngay từ 1/7.

Vẫn chưa hết những “lăn tăn”


Trên thực tế, thiết bị được coi là “hộp đen” dành cho xe khách đã xuất hiện từ nhiều năm nay tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Tập đoàn Mai Linh đã lắp thí điểm hàng loạt “hộp đen” để kiểm soát xe khách tuyến cố định, Công ty vận tải Hoàng Long cũng lắp đặt thiết bị này. Sau vụ tai nạn đổ tàu E1, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng chế tạo một loại thiết bị tương tự như “hộp đen”. Tại Hà Nội, một số đơn vị cho thuê xe ô tô đã lắp thiết bị “hộp đen”.

hopden_070309.jpg

"Hộp đen" được ghi nhận như một "cảnh sát giao thông" bên cạnh tài xế (Ảnh minh họa: Phúc Hưng)

Khi xảy ra rủi ro trong quá trình vận tải, đây sẽ là căn cứ đặc biệt quan trọng để nhà chức trách, chủ xe cũng như các công ty bảo hiểm xác định vi phạm cụ thể và có đền bù tương đối chính xác. Đây cũng là quyền lợi của các công ty vận tải chuyên nghiệp. Còn nhớ vụ án cướp xe Innova cho thuê xảy ra vào cuối năm 2008 tại Hà Nội, thiết bị định vị vệ tinh (tính năng của hộp đen) gắn trên xe ô tô đã góp phần rất quan trọng trong việc phá án của cơ quan công an.

Tuy nhiên, bản dự thảo kể trên cũng khiến không ít doanh nghiệp vận tải suy nghĩ. Về nội dung trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định: đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh doanh vận tải có trụ sở tại trung tâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có số lượng xe tối thiểu từ 50 xe. Với những doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở tại trung tâm huyện, xã thuộc tỉnh, thành phố phải có số lượng tối thiểu từ 30 xe.

Đại diện một doanh nghiệp vận tải tại Nghệ An lắc đầu nói: Thật khó hiểu khi cơ quan chức năng ra quy định này bởi lẽ, doanh nghiệp vận tải hầu hết vẫn ở dạng nhỏ lẻ, với số lượng xe hạn chế. Con số 50 đầu xe là mơ ước của phần đông các doanh nghiệp vận tải. Nếu quy định kể trên đi vào thực tiễn, rất dễ dẫn đến tình trạng các chủ doanh nghiệp “bắt tay ngang” nhằm lách luật, gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

Ngoài ra, việc quy định lộ trình đến 1/7/2010, các doanh nghiệp vận tải xe khách tuyến cố định, xe vận tải container… phải lắp thiết bị hộp đên là khá gấp gáp, dễ là điều kiện để các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thiết bị “hộp đen” o ép, tăng giá.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó cục trưởng Cục Đường bộ cho biết những quy định trên chỉ là dự thảo. Do đó, Cục Đường bộ Việt Nam công bố để lấy ý kiến dư luận nhằm điều chỉnh bổ sung cho hợp lý trước khi trình lên Chính phủ ký ban hành.
 
Nhà xe vẫn mù mờ về "hộp đen"

- Luật Giao thông đường bộ sửa đổi bắt buộc tất cả xe khách đều phải gắn hộp đen từ ngày 1/7/2009. Cho đến thời điểm này, cả doanh nghiệp vận tải lẫn nhà cung cấp “hộp đen” vẫn hết sức mù mờ về thông tin trên.

Mù thông tin


Ông Nguyễn Nghĩa, chủ xe khách Chín Nghĩa, chạy tuyến Quảng Ngãi – TP.HCM cho hay, đến giờ này ông chưa hề được thông tin sẽ gắn hộp đen trên xe khách. Ông Hoàng, chủ xe Ngọc Minh chuyến Sài Gòn – Quy Nhơn cũng tỏ vẻ ngạc nhiên trước thông tin xe khách bắt buộc phải gắn thiết bị hộp đen. “Thậm chí tôi chưa biết thiết bị hộp đen là gì chứ đừng nói sẽ gắn nó lên xe của mình”, ông Hoàng nói.

Cùng thái độ dửng dưng với thông tin trên, bà Bảo Trân, Công ty TNHH DVVT hành khách Trân Bảo Trân, và một đại diện hợp tác xã vận tải Cửu Long – TP. HCM cũng trả lời không biết gì về quy định này và nếu không bắt buộc thì họ sẽ không trang bị hộp đen cho đội xe của mình.

images1727292_buyt.jpg

Việc quy định gắn hộp đen vào ô tô ít người biết và giới vận tải cũng không mặn mà.

Không những các chủ xe, mà cả các doanh nghiệp - lĩnh vực nhanh nhạy nhất về thông tin thị trường, cũng không hề nắm bắt được thông tin. Hai doanh nghiệp cung cấp hộp đen tại TP. HCM Công ty TNHH Vinh Hiển, và Công ty TNHH Viễn Tân, ngớ người hỏi lại: “Thông tin gắn hộp đen cho xe khách có từ đâu?”.

Trước đây tại Việt Nam cũng có một số dự án về sản xuất hộp đen nhưng sau đó không thực hiện. Theo một kỹ sư công nghệ thông tin, nguyên nhân do thiếu vốn và nguồn cung cấp thiết bị, vi mạch giá rẻ. Hiện nay, các thiết bị hộp đen trong nước vẫn phải nhập linh kiện từ nước ngoài. Đó cũng là một trong những lý do cho đến nay thị trường này vẫn im ắng.

Chủ xe không khoái hộp đen?

Ông Trần Khánh Dương, Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam Việt, một trong những doanh nghiệp đã trang bị hộp đen cho hơn 300 xe du lịch cho biết, gắn hộp đen trên xe mang lại nhiều cái lợi. Hộp đen giúp chủ xe, tài xế kiểm soát đội xe một cách hiệu quả, giúp quản lý được các thông số tiêu hao nhiên liệu, cảnh báo để tránh được các rủi ro tai nạn do tài xế phóng nhanh vượt ẩu.

Mặc dù vậy, thiết bị hộp đen vẫn không được giới doanh nghiệp vận tải quan tâm, vì ngoài cái lợi vẫn có cái bất lợi. Chẳng hạn, hiện nay các doanh nghiệp vận tải hành khách đang áp dụng cơ chế quản lý giao khoán nhiên liệu, nếu chạy tiết kiệm thì tài xế được hưởng phần chênh lệch.

Để tiết kiệm, tài xế thường chạy xe với tốc độ cao. Nếu gắn hộp đen trên xe đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thay đổi cách thức quản lý nhiên liệu, cách thức quản lý thời gian, xe chạy đúng tuyến, đúng tốc độ… “Họ thực sự không muốn bỏ thêm tiền đầu tư mà không thấy ngay hiệu quả trước mắt” – một kỹ sư công nghệ thông tin cho biết.

Thị trường bỏ ngỏ

Cho đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 10 nhà cung cấp hộp đen. Tuy nhiên, nhà sản xuất vẫn phải nhập linh kiện từ nước ngoài và tự viết phần mềm sử dụng thiết bị theo điều kiện giao thông của Việt Nam.

Mặt khác, các thiết bị hộp đen trên thị trường chưa được kiểm định bởi một tổ chức, đơn vị nào. Hầu như các nhà sản xuất tự đưa ra thông số kỹ thuật như thiết bị đảm bảo không ảnh hưởng đến nguồn điện của xe, tự động hoạt động được khi máy xe đã tắt, thích ứng trong điều kiện môi trường nóng ẩm của Việt Nam, truyền tin 15 giây với giá thành 300 – 400 USD/hộp đen/xe.

Khi luật giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực, Bộ Giao thông vận tải có tính đến việc doanh nghiệp vẫn đảm bảo trang bị đủ thiết bị nhưng đối phó bằng cách gắn các thiết bị kém chất lượng hoặc gắn mà không sử dụng. Những tổ chức, đơn vị nào sẽ kiểm tra chất lượng và hoạt động của hộp đen? “Từ nay đến ngày 01/7/2009, dù cho các công ty có sản xuất đồng loạt thiết bị hộp đen cũng khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường”, một nhà cung cấp cho biết.

Thế nên, không ít chủ xe cho rằng, thông tin gắn hộp đen đưa ra nhưng giới vận tải vẫn mơ hồ, thị trường cũng không kịp đáp ứng, rõ ràng luật này khi ban hành đã chưa gắn chặt với tình hình thực tế.

Tiểu Anh
 
Dùng công nghệ thông tin quản lý chất thải nguy hại​

Để quản lý được tình trạng đổ bậy chất thải nguy hại tràn lan trên địa bàn TP.HCM, chỉ còn cách ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu có ngay 3 triệu USD thì phải mất hai năm mới thực hiện xong, nhưng nguồn vốn ở đâu vẫn là câu hỏi

01-17.jpg

Các xe chở rác sắp tới sẽ được gắn chip theo dõi. Ảnh: MP​

Ngày 20.8, tại hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, ông Nguyễn Trung Việt, trưởng phòng quản lý chất thải rắn, sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 250-350 tấn chất thải nguy hại. Ngoài ra, ước tính mỗi ngày còn có khoảng 100-150 tấn chất thải nguy hại từ các tỉnh khác được đưa về thành phố.

Thải nhiều, xử lý không bao nhiêu

Ông Việt cũng cho biết, sau khi những vụ việc vi phạm bị phanh phui, nhiều doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại đã ngưng hoạt động, đồng thời tỉ lệ chất thải nguy hại được xử lý đúng quy định cũng được nâng cao. “Ước chỉ còn khoảng 10-15% chất thải nguy hại bị mang đi đổ bậy”, ông Việt nói.

Nhưng thực tế, toàn thành phố chỉ có bảy công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại. Hầu hết doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại đều nhỏ, công suất xử lý thấp, như công ty môi trường đô thị TP.HCM (hai lò đốt, tổng công suất 11 tấn/ngày, chủ yếu xử lý rác y tế), công ty môi trường Xanh (từ 4-6 tấn/ngày); công ty môi trường Việt Úc (khoảng 6 tấn/ngày); công ty Tân Đức Thảo đã ngưng hoạt động vì mang chất thải nguy hại đi san lấp mặt bằng… Năng lực xử lý của các đơn vị này (khoảng vài chục tấn) không thấm vào đâu so với lượng rác thải nguy hại phát sinh mỗi ngày (từ 350-500 tấn/ngày).

Ước tính mỗi ngày TP.HCM cũng thải ra từ 200 đến 250m3 bùn hầm cầu. Qua trao đổi với SGTT ngày 20.8, ông Lê Tiến Dũng, giám đốc công ty Hòa Bình (đơn vị duy nhất ở TP.HCM có chức năng xử lý bùn hầm cầu) cho biết, mỗi ngày công ty chỉ thực hiện khoảng 50-60 xe thu gom từ 150 - 180m3 chất thải về xử lý.

Công nghệ thông tin: giải pháp duy nhất?

Theo ông Việt, hiện đã có trên 110 xe vận chuyển phân hầm cầu đăng ký hoạt động và chỉ với chừng ấy xe, sở Tài nguyên môi trường, cảnh sát môi trường đã không quản lý nổi.

Nhiều năm qua, thành phố vẫn chưa đưa hoạt động thu gom, xử lý bùn hầm cầu vào nề nếp. Trong khi đó, thành phố có hơn 700 xe chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt, 120-150 xe chuyên chở chất thải nguy hại cho 12.000 - 14.000 cơ sở, doanh nghiệp (chủ nguồn thải). Ông Việt thừa nhận, việc quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều khó khăn. Chỉ có một "cứu cánh" là ứng dụng công nghệ thông tin, như áp dụng chứng từ điện tử (đối với chủ nguồn thải nguy hại), thẻ điện tử và hệ thống định vị toàn cầu (với các chủ vận chuyển); hệ thống quan trắc từ xa (đối với chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý). Ước tổng kinh phí khoảng 40-50 tỉ đồng (tương đương 3 triệu USD).

Dự kiến ngày 21.8, sở Tài nguyên môi trường TP.HCM sẽ tập huấn cho các bệnh viện, các doanh nghiệp áp dụng chứng từ điện tử. Ngoài ra, do chưa bố trí được kinh phí nên dự kiến trước mắt, việc gắn chip theo dõi quá trình vận chuyển sẽ thực hiện trước tiên đối với hơn 110 xe chở phân hầm cầu.

Ông Việt cho hay, nếu có đủ tiền thì cần 2 năm mới thực hiện xong, hiện nguồn tài trợ cho kế hoạch này chưa có và sở đang tính đến việc kêu gọi tài trợ từ quỹ Môi trường Việt Nam hoặc hỗ trợ từ Hàn Quốc, hoặc từ chương trình biến đổi khí hậu.

Hiện phòng quản lý chất thải rắn, Sở TNMT đang triển khai phần mềm H-Waste do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện gồm chứng từ điện tử, thẻ điện tử để đăng ký và quản lý chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải rắn. Đặc biệt, Sở còn phối hợp với Trường ĐH Bách khoa ứng dụng công nghệ GPS và TMS (Tele - monitoring System) vào quản lý chất thải nguy hại .

Ông Lưu Đình Hiệp, Phó Giám đốc Trung tâm Ditagis, ĐH Bách khoa cho biết với thiết bị định vị (GPS) có kích thước nhỏ gọn được lắp vào trục cần lái. Thiết bị này giúp định vị, nhận dạng hướng di chuyển của xe chở chất thải, sau đó sẽ chuyền dữ liệu nhận dạng thông qua GPRS (dịch vụ truyền dữ liệu gói) cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao đến hệ thống trung tâm là Sở TNMT, Phòng Cảnh sát Môi trường…
 
Tổng kiểm tra, xử lý xe khách đường dài​

– Trước thực trạng xảy ra liên tiếp các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe vận tải khách đường dài tại Phú Thọ, Lạng Sơn và Hà Tĩnh, Tổng cục Cảnh sát vừa có công điện yêu cầu Bộ Công an huy động tối đa lực lượng, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ mở đợt tổng kiểm soát, xử lý vi phạm ô tô chở khách từ ngày 10 đến 30-10.

Theo đó, xử lý nghiêm ô tô kinh doanh vận tải chở khách đường dài với các lỗi vi phạm như: chạy quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, chở quá số người quy định, uống rượu bia… đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành GTVT tăng cường giáo dục nhắc nhở, giáo dục đội ngũ lái phụ xe, chủ xe nâng cao trách nhiệm, tự giác chấp hành Luật GTĐB trên các QL 1, 5, 51 và các tuyến QL trọng điểm.
 
Gấp rút triển khai lắp 'hộp đen' trên xe khách​

- Chiều 7/10, liên quan hoạt động kinh doanh vận tải xe khách, Bộ GTVT đã họp bàn việc tiêu chuẩn và lựa chọn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen).

Theo Thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng, những vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng liên quan xe khách gần đây càng khiến cơ quan quản lý nhà nước phải gấp rút hoàn thành các thủ tục liên quan để triển khai việc lắp thiết bị hộp đen trên xe khách theo đúng lộ trình vào ngày 1/7/2011.

Tại cuộc họp, Cục Đăng kiểm Việt Nam giới thiệu hai loại hộp đen một số nước đã và đang sử dụng.

Cục này cho biết: Có rất nhiều thiết bị đang được một số doanh nghiệp lắp đặt thử nghiệm, nhưng mới chỉ nhằm kiểm soát luồng tuyến, dừng đỗ, chưa phù hợp các quy định trong luật Giao thông Đường bộ (yêu cầu phải có thiết bị giám sát tài xế).
 
'Tử thần' mang tên xe khách

Con số hơn 20 người chết, hàng chục người bị thương do tai nạn xe khách chỉ trong ba ngày (2 - 4/10) khiến ai cũng phải rùng mình.

Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt, trong số 105 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng 8 tháng đầu năm nay (chưa tính hàng loạt các vụ TNGT liên quan đến xe khách xảy ra trong tháng 9 và đầu tháng 10), có tới 22 vụ do xe khách gây ra, làm chết 72 người, bị thương 180 người. Thực trạng này gióng lên hồi chuông báo động về những bất cập trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

Coi thường tính mạng hành khách

Kết quả phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn nói trên của Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho thấy, có 8 vụ xảy ra do xe khách đi không đúng phần đường, 5 vụ chạy quá tốc độ, ba vụ xử lý kém, hai vụ thiếu chú ý quan sát… Những nguyên nhân này đều xuất phát từ ý thức chủ quan của lái xe, coi thường sinh mạng hành khách do các lỗi vi phạm như uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu…, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT.

Điển hình như vụ TNGT vừa xảy ra tại Lạng Sơn hôm 2/10 giữa một ô tô Ford và một xe container, làm 11 người chết, 5 người bị thương. Theo Thượng tá Đặng Văn Phú, Trưởng công an huyện Chi Lăng, nguyên nhân được xác định ban đầu là lái xe Vũ Thế Vinh (điều khiển xe Ford) đã phóng nhanh, vượt ẩu, lấn phần đường của xe container đi ngược chiều. Tương tự, vụ TNGT tại Hà Tĩnh ngày 4/10, làm chết 7 người, bị thương 25 người cũng bước đầu được xác định do một lái xe lấn trái đường và đâm vào xe khác. Trước đó, nguyên nhân của vụ TNGT tại Đoan Hùng, Phú Thọ ngày 20/9 làm 6 người chết, 61 người bị thương cũng xuất phát từ việc tài xế say rượu, không làm chủ tay lái, lấn trái chiều, gây tai nạn.


Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng Tuyên truyền và xử lý TNGT (Cục CSGT đường bộ, đường sắt) nhận định: "Rất đáng báo động về sự thiếu ý thức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe khách. Cùng với đó là việc quản lý đội ngũ lái xe của các doanh nghiệp vận tải còn nhiều bất cấp và chưa nghiêm túc". Trong số các vụ TNGT xảy ra từ đầu năm đến nay, có tới 77% do xe khách tư nhân gây ra. Đây có thể là hệ quả của việc buông lỏng quản lý, vì sức ép lợi nhuận mà chủ xe thường “khoán trắng” cho lái xe tự tung, tự tác, gần như không có sự quản lý. Đến lượt lái xe, để có thu nhập, họ buộc phải chạy nhanh, tranh giành khách, chở quá số người quy định…

Sớm lắp hộp đen kiểm soát tài xế

Trước thực trạng trên, chiều 7/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã họp bàn về việc đưa ra tiêu chuẩn và lựa chọn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên xe khách. Theo Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách thời gian qua càng khiến cơ quan quản lý nhà nước phải sớm hoàn thành các thủ tục liên quan để triển khai lắp hộp đen trên xe khách theo đúng lộ trình vào ngày 1/7/2011.

Tại cuộc họp, Cục Đăng kiểm Việt Nam giới thiệu hai loại hộp đen mà một số nước trên thế giới đã và đang sử dụng. Ông Đỗ Hữu Đức, Cục phó cục Đăng kiểm, cho biết hiện có rất nhiều thiết bị được một số doanh nghiệp lắp đặt thử nghiệm, song mới chỉ nhằm kiểm soát luồng tuyến, dừng đỗ.

Theo ông Đức, hộp đen được lắp trên xe khách phải có chức năng ghi và lưu trữ các thông tin liên quan tới việc vận hành xe như: ai là người điều khiển, thời gian xe chạy, thời gian xe dừng, tốc độ… Căn cứ vào đó, cơ quan chức năng có thể biết được người lái xe có chạy đúng tốc độ cho phép hay không, có dừng nghỉ theo quy định hay không. Những thông tin được lưu giữ cũng đồng thời phục vụ cho việc phân tích, điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông (nếu xảy ra).

Ông Nguyễn Văn Quyền, Cục phó cục Đường bộ Việt Nam, cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu việc lắp thiết bị GPS (định vị toàn cầu) trong hộp đen để giúp lực lượng tuần tra, kiểm soát dễ dàng phát hiện vi phạm. Điều này cũng sẽ giúp các trung tâm điều khiển giao thông, ban điều hành của doanh nghiệp vận tải giám sát và đưa ra các cảnh báo, hoặc có biện pháp đình chỉ kịp thời với những lái xe vi phạm.

Xét xử điểm các vụ án tai nạn giao thông nghiêm trọng

Tổng cục Cảnh sát vừa yêu cầu công an các địa phương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội khẩn trương điều tra, kết luận nguyên nhân các vụ TNGT và phối hợp với ngành kiểm sát, toà án sớm đưa ra truy tố, xét xử điểm đối với các vụ án TNGT đặc biệt nghiêm trọng.
 
Lắp "hộp đen" trên xe khách: Vẫn "lăn tăn" về giá​

- Các chuyên gia cho rằng, lắp "hộp đen" cho xe khách sẽ giảm thiểu đáng kể tình hình tai nạn giao thông, song với giá thành khoảng 400USD/1chiếc, nhiều doanh nghiệp vận tải lại "lăn tăn" về giá.

Hàng loạt các vụ TNGT thảm khốc liên quan đến xe khách đã xảy ra trên khắp các tuyến quốc lộ, gây thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt khiến hành khách cảm thấy bất an mỗi khi bước lên xe.

Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp bàn về kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý ôtô trực tuyến thông qua việc lắp đặt hộp đen cho ôtô. Các chuyên gia cho rằng, lắp "hộp đen" cho xe khách sẽ giảm thiểu đáng kể tình hình TNGT, song với giá thành khoảng 400USD/1chiếc, nhiều doanh nghiệp vận tải lại "lăn tăn" về giá.

Có tiện ích?

Ông Trịnh Ngọc Giao - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam - khẳng định, việc lắp hộp đen cho xe ôtô sẽ đem lại nhiều tiện ích. Theo đó, xe sẽ được gắn hộp đen sử dụng sóng điện thoại di động, khi lắp một sim điện thoại di động của bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào vào hộp đen, các thông tin về chiếc xe sẽ được chuyển về trung tâm xử lý.

Đặc biệt, lợi ích của "hộp đen" là có thể phát sóng tín hiệu liên tục 24/24 giờ và cập nhật dữ liệu 15 giây một lần, nên khi xảy ra tai nạn hay sự cố trên đường, hộp đen sẽ phân tích chi tiết xe có chạy quá tốc độ hay không, từ đó văn phòng điều hành có thể cảnh báo tức thời khi có những bất thường về tốc độ gây mất ATGT.

"Tổng số kilômét hành trình trong tháng của mỗi lái xe, hướng đi, điểm đến của hành trình... cũng sẽ được thông báo chi tiết. Việc này sẽ giúp quá trình kiểm định xe được dễ dàng hơn, đồng thời sẽ hạn chế đáng kể tình trạng xe phóng nhanh, vượt ẩu" - ông Giao cho biết.

Nói về tác dụng tích cực của việc lắp đặt "hộp đen" trên xe khách, đại diện Doanh nghiệp vận tải Hoàng Long cũng thừa nhận tính hữu ích. Đến thời điểm này, Hoàng Long là một trong những đơn vị đầu tiên lắp hộp đen thí điểm ở hơn 20 đầu xe chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng.

Thông qua các số liệu từ "hộp đen" gắn trên xe, doanh nghiệp đã quản lý tối đa việc dừng, đón - trả khách dọc đường; vì thế, hành trình Hà Nội đi Hải Phòng gói gọn trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mức giá áp dụng cho hành khách đi xe "hộp đen" của Hoàng Long trong thời gian đầu vẫn chỉ là 40.000 đồng/vé.

Sẽ lùi thời hạn lắp "hộp đen"

Không phủ nhận lợi ích do hộp đen mang lại, nhưng ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - lại cho rằng, vấn đề bắt buộc áp dụng thực hiện vẫn cần phải xem xét cụ thể.

"Giá một chiếc hộp đen là 400USD, do một doanh nghiệp trong nước sản xuất theo công nghệ của Mỹ cung cấp. Tiếp đến, mỗi xe lắp đặt thiết bị này sẽ phải mất chi phí quản lý, thuê bao điện thoại khoảng 190.000 đồng/tháng. Vì thế, mức chi phí ban đầu này khá cao, nên những doanh nghiệp có nhiều đầu xe sẽ gặp khó khăn (cụ thể là các hãng taxi lớn, nhiều hãng có tới hàng ngàn xe)" - ông Thanh lý giải.

Tuy nhiên, tại cuộc họp này, rất nhiều doanh nghiệp vận tải đã đồng tình với quan điểm bắt buộc lắp hộp đen cho xe ôtô. Nhưng đa số đều cho rằng, về lộ trình thực hiện nên có sự linh hoạt, bởi nếu bắt buộc thực hiện vào năm 2010 là quá gấp, như vậy các doanh nghiệp rất khó thực hiện.

Được biết, hiện đã có đề xuất lùi thời hạn lắp hộp đen thêm một năm nữa (năm 2011, thay vì từ 2010) như dự thảo và trước mắt áp dụng đối với xe chạy đường dài từ 1.000km trở lên, sau đó mới áp dụng với các xe khác.

Về phía Bộ GTVT, có ý kiến cho rằng, hiện nay việc quy định lắp thiết bị hộp đen là bước đột phá trong hoạt động vận tải, nhưng thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khoa học cần thiết về loại thiết bị này như lắp trên bao nhiêu xe, cần bao nhiêu thiết bị, cơ quan nào quản lý chất lượng...
 
Xe khách, xe buýt phải gắn hộp đen​

Xe khách, xe buýt, xe du lịch, xe contaner chở hàng sẽ phải có thiết bị giám sát hành trình. Đó là quy định mới trong Nghị định số 91 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, vừa ban hành.

Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình đối với từng loại hình nói trên cũng được quy định rõ, đến ngày 1/7/2011, các xe khách chạy cự ly trên 500 km, xe du lịch, xe container phải gắn hộp đen. Từ 1/1/2012, xe khách chạy trên 300 km, xe buýt, xe hợp đồng sẽ phải gắn thiết bị giám sát. Đến hạn cuối cùng là ngày 1/7/2012, tất cả các xe ô tô kinh doanh các loại hình nói trên đều phải được gắn thiết bị này.

Thiết bị giám sát trên xe phải hiển thị các thông số về vận tốc, hành trình, số lần đóng mở cửa, thời gian dừng đỗ, thời gian lái xe. Các thông tin này sẽ được sử dụng làm tài liệu cho đơn vị quản lý vận tải và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.


Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ GTVT, việc gắn các thiết bị giám sát sẽ nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của lái xe, cơ quan quản lý nhà nước cũng dễ dàng phát hiện các lỗi vi phạm của lái xe, tìm nguyên nhân vụ tai nạn nếu có... Việc đưa ra lộ trình gắn hộp đen để các doanh nghiệp vận tải có thời gian chuẩn bị thực hiện.

Nghị định 91 cũng quy định rõ niên hạn sử dụng của các xe kinh doanh vận tải. Xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, chạy cự ly trên 300 km sẽ được hoạt động không quá 15 năm. Xe buýt và xe khách chạy cự ly từ 300 km trở xuống được hoạt động không quá 20 năm Xe taxi được sử dụng không quá 12 năm. Xe du lịch không quá 10 năm.

Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/12
 
Hà Lan kiểm soát tai nạn giao thông và khí thải bằng GPS​

Để sắm một chiếc xe ô tô không khó, nhưng các lái xe ở Hà Lan sẽ phải trả thuế cho mỗi kilomet mà xe của họ lưu thông trên đường. Việc giám sát được thực hiện nhờ vào hệ thống GPS.

Chính phủ nước này coi việc đánh thuế thời gian lưu thông của xe ô tô là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tai nạn gây chết người, khắc phục tình trạng ùn tắc và kiểm soát lượng khí thải.

Trong khuôn khổ luật giao thông mới được chính phủ Hà Lan thông qua cuối tuần vừa rồi, bắt đầu từ năm 2012, các lái xe chở khách hạng trung bình phải đóng thuế ở mức tới thiểu 0,03 euro/1 km. Mức thuế này gia tăng đối với những loại xe hạng nặng, gây nhiều ô nhiễm và lưu thông vào giờ cao điểm.

Hà Lan sẽ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để xác định thời gian lưu thông của mỗi chiếc xe và gửi dữ liệu tới một cơ quan có trách nhiệm gửi hóa đơn thanh toán tới chủ phương tiện.

Theo tính toán của Bộ Giao thông Hà Lan, luật mới sẽ mang lại lợi ích cho 60% lái xe, khi số lượng xe tham gia lưu thông giảm 15%, tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm giảm một nửa, số người thiệt mạng do tai nạn giao thông giảm 7% và lượng khí thải giảm 10%.
 
Quản lý xe và dẫn đường bằng GPS​

Việc gắn thiết bị định vị toàn cầu GPS và sử dụng các dịch vụ liên quan để xác định vị trí xe, theo dõi lộ trình, tìm đường,... ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Đất Việt trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Đông Dương, một trong những đơn vị cung cấp loại hình dịch vụ này để tìm hiểu tìm hiểu những tiện ích mà công nghệ GPS.

- Ông có thể cho biết rõ hơn về các tiện ích của dòng sản phẩm được ứng dụng công nghệ GPS?

- Hiện trên thị trường có hai dòng sản phẩm GPS dành cho xe ô tô chính là hệ thống dẫn đường sử dụng tín hiệu vệ tinh và các giải pháp quản lý xe dành cho doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Các sản phẩm đều có đặc điểm chung và nổi bật là: định vị, tìm đường ngắn nhất, hướng dẫn lộ trình và tự động tìm lại lộ trình khi đi sai đường, báo đường cấm, đường một chiều, giúp tìm địa điểm nhà hàng, khách sạn, ngân hàng... và hướng dẫn lộ trình bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS.

- Còn đối với dòng sản phẩm, quản lý xe dành cho các doanh nghiệp?

- Thông qua hệ thống này, các doanh nghiệp có thể biết được hầu hết các thông tin cơ bản của chiếc xe đang hoạt động trên đường như: Vị trí, lộ trình, số hành khách trên xe, tình trạng của xe, thậm chí đến cả các thông tin như động cơ đã được khởi động bao nhiêu lần, số xăng còn lại trên xe...

Nhờ hệ thống thông tin này, chủ các doanh nghiệp sẽ đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời khi xe xảy ra sự cố. Đối với trường hợp rủi ro nhất nếu chiếc xe gặp tai nạn, hệ thống sẽ phát tín hiệu báo động tới trung tâm điều hành và cũng tự gọi tới tổng đài 113... Các sản phẩm này rất đa dạng có thể gắn trên ôtô, cầm tay hoặc cài đặt cho Pocket PC và điện thoại.

- Trong thời gian tới, công nghệ GPS còn có thể ứng dụng được đến đâu trong lĩnh vực quản lý vận chuyển, thưa ông?

- Hiện tại các nhà công nghệ đang phát triển thêm hệ thống dẫn đường trên biển, đo trọng lượng thùng xe (xe chở hàng đường dài) chống thất thoát cho doanh nghiệp, phần mềm tính tiền cho xe tắc xi, hệ thống cảnh báo sớm (chống tắc đường). Hy vọng các sản phẩm trên sẽ sớm ra mắt và đáp ứng được các nhu cầu của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp
 
Hoạt động taxi tại Thủ đô: Lạ lùng​

- “Thành phố nhỏ mà có trên 100 hãng taxi là điều thật lạ lùng, không hiểu ngành giao thông quản kiểu gì?”- một chuyên gia nói...

Chỉ tính trong năm 2009 Hà Nội có khoảng 7.000 xe được đưa vào hoạt động taxi, trong đó 4.000 xe là thay thế xe cũ, 3.000 xe được đưa vào hoạt động mới. Trên 12.000 xe taxi với sự góp mặt của 109 doanh nghiệp khiến hoạt động này trở nên cực kỳ sôi động . Nhưng sự bùng nổ taxi cũng kéo theo nhiều hệ luỵ khiến dư luận bức xúc, lo ngại nhất là trước dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

5 xe cũng thành...hãng

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Phòng Vận tải - Sở GT-VT Hà Nội ghi nhận sự phát triển bất thường của taxi Hà Nội bằng con số khá ấn tượng. Nếu như năm 2008 Hà Nội có 9.000 xe thì năm 2009 tăng vọt lên trên 12.000 xe. Tức là mỗi tháng Hà Nội có thêm gần 300 xe taxi được đưa vào hoạt động. Cộng với khoảng 4.000 xe được thay thế năm 2009 thì trung bình cứ 10 ô tô đăng ký mới tại Hà Nội có 2 xe hoạt động taxi.

Lý giải về sự tăng đột biến này, theo Sở GT-VT Hà Nội là do nhu cầu kinh doanh tăng mạnh, nhất là 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng. Kế đó là doanh nghiệp chạy thuế và phí. Vì rằng nếu đầu tư sớm một xe với giá 400 triệu đồng, doanh nghiệp tiết kiệm được hàng chục triệu đồng. Bởi vậy, có doanh nghiệp đầu tư mới cả trăm xe.

Đáng lưu ý là quy mô của các doanh nghiệp taxi tại Hà Nội khá bất thường. Trong khi khoảng 10 doanh nghiệp lớn chiếm 50% tổng số xe thì 100 doanh nghiệp còn lại chia nhau 50% số xe.

Cụ thể: Cty Mai Linh Đông Bắc Bộ có 800 xe; Mai Linh Đông Đô khoảng 700 xe; Taxi CP khoảng 700 xe; taxi Hà Nội khoảng 700 xe; Taxi Thanh Nga 500 xe; Taxi Phù Đổng trên 400 xe...

Bên cạnh đó nhiều hãng chỉ duy trì khoảng 20 xe như: Taxi Mùa Xuân (7 xe); Taxi Vạn Phúc (15 xe); Taxi Hoà Lạc (10 xe...). Có một số doanh nghiệp chỉ có 5 xe cũng hình thành hãng như: Taxi Hồng Hưng (5 xe); Huy Phương (5 xe)...

Theo bà Hương hiện nhiều doanh nghiệp lách luật bằng nhiều chiêu. Ví như bên cạnh hoạt động theo kiểu doanh nghiệp đầu tư xe rồi thuê lái, còn có loại hình doanh nghiệp thuê xe cá nhân để hoạt động taxi. Thêm nữa, nhiều cá nhân thuê thương hiệu của doanh nghiệp với giá trên dưới 1 triệu đồng/tháng để hoạt động taxi.

Cuối cùng là loại hình HTX taxi. Chỉ cần quyết định kết nạp xã viên và cam kết giữa xã viên với HTX là chủ xe được phép hoạt động. “Đây là loại hình khó quản lý nhất. Vì với loại giấy tờ đơn giản như vậy, một xe được mua đi, bán lại vẫn có thể hoạt động dưới vỏ bọc HTX. Cơ quan quản lý nhà nước không thể quản được chất lượng phương tiện, người lái, hay chất lượng dịch vụ”- bà Hương nhấn mạnh.

Thêm hỗn loạn

“Thành phố nhỏ mà có trên 100 hãng taxi là điều thật lạ lùng, không hiểu ngành giao thông quản kiểu gì?”- một chuyên gia nói. Theo chuyên gia này, với cách đầu tư manh mún các doanh nghiệp nhỏ khó có khả năng để đầu tư, tăng cường chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, nhiều mô hình hoạt động còn lỏng lẻo dễ dẫn đến tiêu cực.

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó GĐ Sở GT-VT Hà Nội, sự phát triển nóng của taxi dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đặc biệt trong việc sử dụng lái xe. Hiện tại Hà Nội có khoảng 14.000 lái xe taxi, trong đó có 80% là lái xe ngoại tỉnh. Do khan hiếm lái xe nhiều doanh nghiệp sử dụng cả lái xe chưa đủ tuổi (21 tuổi), lái xe không có chứng chỉ tập huấn. Hơn thế tình trạng giành đường vượt ẩu vi phạm luật giao thông của lái xe taxi diễn ra phổ biến.

Theo Phòng Vận tải, Sở GT-VT nhiều doanh nghiệp hoạt động taxi bất chấp quy định của luật pháp. Ví như tháng 3-2009, Sở có văn bản gửi 7 doanh nghiệp như: Taxi 27/7; Taxi Tân Hoàng Minh, Taxi An Phú, Taxi Tuấn Hải, Taxi Tân Hồng Ngọc, Taxi Phú Gia... chấn chỉnh một số hoạt động. Tuy nhiên, đến tháng 12-2009 mới có một doanh nghiệp hồi âm. Sáu doanh nghiệp còn lại, theo Sở GT-VT là đã khai tử (?).

Tăng đột biến taxi nảy sinh điều lo ngại hơn cả chính là sự quá tải về hạ tầng. Hiện tại 12.000 xe taxi chủ yếu lấy đường làm điểm đỗ, dừng đón khách. Với 600km đường của 9 quận nội thành Hà Nội trung bình mỗi kilômét đường đang gánh 20 xe taxi. Đường phố Hà Nội vì thế ngày một thêm quá tải và lộn xộn.

Xử lý 5.000 vi phạm

Năm 2009, Thanh tra Sở GT-VT lập biên bản xử lý trên 5.000 vụ vi phạm, tạm giữ 258 taxi, phạt tiền trên 1,1 tỷ đồng. Cụ thể lỗi dừng, đỗ: 4.600 trường hợp; lỗi đồng hồ tính tiền: 38 trường hợp; lỗi lái xe không đủ tuổi: 12 trường hợp; lỗi không đăng ký kinh doanh: 7 trường hợp; lỗi không chứng chỉ tập huấn: 104 trường hợp; hết hạn kiểm định: 6 trường hợp...

Taxi dù 'đại náo' tại Sân bay Nội Bài


Ngày 22-1-2010, Bộ GTVT có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc đảm bảo an ninh trật tự khu vực Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Theo Bộ GT-VT, thời gian qua tại khu vực Sân bay Nội Bài xuất hiện tình trạng các chủ xe dù thông đồng với cò mồi lôi kéo bắt khách gây mất trật tự... Tính 2 tháng cuối năm 2009, an ninh sân bay đã xử lý 103 xe taxi dù, 126 lượt cò mồi bắt khách.

Khi lực lượng an ninh đã bị các đối tượng đe doạ, chống đối và tấn công gây thương tích....Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm điều tra xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của luật pháp về vận tải taxi tại khu vực cảng hàng không Nội Bài
 
Gắn chíp theo dõi xe hút hầm cầu đổ bậy​

Đó là một trong những giải pháp cụ thể được đưa ra tại buổi đối thoại cùng chính quyền thành phố về môi trường, do Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM tổ chức hôm qua 29.5, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến phức tạp

Ngay đầu buổi đối thoại, nhiều người dân đã gọi đến đường dây nóng của chương trình bày tỏ sự bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường sống. Từ việc xả chất thải các loại không qua xử lý ra môi trường của các doanh nghiệp, bệnh viện..., đến sự thiếu ý thức của người dân làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm…

Một trong những bức xúc người dân phản ánh nhiều là tình trạng xe hút hầm cầu xả chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm mà không thấy cơ quan chức năng xử phạt. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày có khoảng 100 xe vận chuyển khoảng 210 tấn bùn hầm cầu từ khu dân cư, hộ gia đình trên địa bàn thành phố thải ra, nhưng chỉ có khoảng 50% số xe này vận chuyển bùn hầm cầu về các bãi đổ chất thải đúng quy định, còn lại vận chuyển bùn hầm cầu đổ tùy tiện khắp nơi. Về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), cho biết thành phố đã quy hoạch, xây dựng khu xử lý bùn ở Khu liên hợp xử lý Đa Phước (H.Bình Chánh) và quy định xe hút hầm cầu ở khu dân cư, hộ gia đình thu gom, vận chuyển về Khu xử lý bùn hầm cầu Đa Phước để xử lý. Nhưng thực tế vẫn có nhiều trường hợp lén lút, lựa nơi vắng vẻ không ai kiểm soát đổ chất thải ra môi trường. "Sở TN-MT đang có kế hoạch đầu tư khoảng 2,2 tỉ đồng để gắn thí điểm hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cho khoảng 100 xe vận chuyển bùn hầm cầu trên địa bàn. Qua đó giúp nhanh chóng phát hiện, xử lý những trường hợp đổ chất thải không đúng nơi quy định", ông Phước nêu giải pháp và cho biết dự kiến trong tháng 7.2010, thành phố sẽ triển khai lắp đặt hệ thống GPS quản lý các xe hút hầm cầu nói trên

“GDP của TP.HCM cao nhất nước, nhưng ngược lại chất lượng cuộc sống thì lại rất thấp. Người dân phải sống chung với ô nhiễm không khí, kẹt xe, ngập nước, khói bụi… Xin hỏi cơ quan chức năng, vậy đến bao giờ vấn đề này mới được giải quyết?”, một người dân chất vấn. Ông Nguyễn Văn Phước trả lời: “Với vai trò chuyên môn, sở đã có nhiều cố gắng trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường để dần đem đến cho người dân chất lượng cuộc sống tốt, giảm đi mức độ gia tăng ô nhiễm. Cụ thể đến nay, các KCN - KCX đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải tập trung; hệ thống kênh rạch như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Bến Cát, Rạch Nước Lên… đều đã có dự án xây dựng cải tạo...”. Tuy nhiên, ông Phước cũng nhìn nhận vẫn còn doanh nghiệp lén lút xả thải gây ô nhiễm. "Do đó, Sở TN-MT sẽ tiếp tục xây dựng các biện pháp mạnh để chấn chỉnh, khắc phục, xử lý nghiêm minh các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm", ông Phước cam kết

Đối với những lo ngại của người dân TP về việc xử lý chất thải tại các cơ sở y tế, bệnh viện, ông Phước cho biết Sở TN-MT đã phối hợp với Sở Y tế rà soát, buộc các bệnh viện, cơ sở y tế quận, huyện có hệ thống xử lý nước thải mà chưa đạt chuẩn phải cải tạo, nâng cấp, trường hợp chưa có thì phải khẩn trương xây dựng...

Một số người dân ở Hóc Môn phản ánh những hộ nuôi heo thu mua vải vụn từ các cơ sở thải ra về nhóm lò nấu thức ăn cho heo, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường... Ông Cao Tung Sơn, Phó phòng Quản lý môi trường - Sở TN-MT, khẳng định việc dùng vải vụn, hạt điều, vỏ xe đun nấu là hoàn toàn sai trái. “Khi phát hiện, người dân có thể báo ngay cho chính quyền địa phương xử phạt, buộc cơ sở vi phạm ngưng ngay hành vi sai trái trên”, ông Sơn nói. Khi người dân đã báo chính quyền nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng xuống xử lý thì ông Sơn bảo "sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý ngay...
 
TPHCM: Xe chở bùn hầm cầu phải gắn thiết bị định vị​

– UBND TPHCM đồng ý cho Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai dự án trang bị hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System – GPS) để kiểm soát các phương tiện vận chuyển bùn hầm cầu trên địa bàn thành phố.

Quy định về quản lý sử dụng hệ thống định vị GPS cho các phương tiện vận chuyển bùn thải hầm cầu sẽ được Sở Tư pháp thẩm định và trình HĐND thành phố trong kỳ họp tháng 7 tới.

Thiết bị GPS có kích thước nhỏ gọn, được lắp vào trục cần lái của xe vận chuyển bùn hầm cầu giúp định vị, nhận dạng hướng di chuyển của xe, sau đó truyền dữ liệu nhận dạng về trung tâm kiểm soát để theo dõi xem xe vận chuyển có đổ trộm chất thải ra môi trường hay không.

Thời gian qua, việc các xe vận chuyển đổ bậy bùn hầm cầu ra môi trường gây ô nhiễm là vấn đề khá nhức nhối, thường xuyên xảy ra trên địa bàn thành phố nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 210 tấn bùn hầm cầu, có khoảng 70 xe chở bùn hầm cầu nhưng trên thực tế, số xe vận chuyển bùn hầm cầu về đúng nơi quy định là rất ít, chỉ có khoảng 30 xe vận chuyển về Công ty xử lý bùn hầm cầu Hòa Bình ở huyện Bình Chánh
 
Bộ GTVT chạy thử “hộp đen” cho xe khách​

- Ngày 16/7, Bộ GTVT đã tổ chức thử nghiệm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên phương tiện vận tải cho xe khách trên suốt hành trình tuyến Hà Nội-Lạng Sơn

Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã quy định về việc gắn thiết bị giám sát hành trình lên phương tiện và Cục Đăng kiểm Việt Nam được giao nghiên cứu thử nghiệm các thiết bị trước khi áp dụng rộng rãi

Ông Nguyễn Đông Phong, cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, từ tháng 4/2010 đã thử nghiệm cả thiết bị nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Cả hai đều đáp ứng yêu cầu

Suốt hành trình từ Hà Nội đi Lạng Sơn, thiết bị giám sát đã ghi, lưu trữ hàng loạt thông tin liên quan tới quá trình vận hành của phương tiện như: tốc độ; hành trình tuyến; số lần, thời gian dừng, đỗ, đóng, mở cửa xe…


images2000579_thunghie.jpg

Thiết bị giám sát hành trình được Bộ GTVT thử nghiệm ngày 16/7​

Ngòai ra, thiết bị này còn có thể cảnh báo lái xe không được phép điều khiển phương tiện vượt quá thời gian quy định để bảo đảm sức khỏe, hoặc cảnh báo khi vượt quá quy định… Với những thông số kỹ thuật này, lực lượng chức năng có thể dễ dàng bắt lỗi và “phạt nguội” hành vi vi phạm

Trên hành trình này, lái xe đã “thử vi phạm” và ngay lập tức bị cảnh báo. Không chỉ có vậy, trong tình huống xảy ra sự cố về tai nạn giao thông, các thông số kỹ thuật lưu lại còn giúp dễ dàng “dựng lại” hiện trường, xác định nhanh tốc độ trước khi xảy ra va chạm, vết phanh, thời gian phanh để xe dừng lại, xi nhan bật hay tắt, cửa mở hay đóng...

Theo các cơ quan tham mưu Bộ GTVT, không chỉ các cơ quan chức năng thuận lợi, các doanh nghiệp vận tải cũng có lợi khi sử dụng loại thiết bị giám sát. Hiện đã có không ít doanh nghiệp đã tự tổ chức lắp thiết bị định vị vệ tinh GPS để quản lý phương tiện, lái xe và thu được kết quả hết sức tích cực

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng đánh giá cao những lợi ích của việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. “Các thiết bị đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quy định, đơn giản, dễ sử dụng, có tính bảo mật cao, lái xe không thể can thiệp, thay đổi số liệu… Sau lần thử nghiệm này, Bộ GTVT sẽ thống nhất với các bộ, ngành liên quan và ban hành thông tư hướng dẫn ngay trong tháng 7, hoặc đầu tháng 8 để triển khai áp dụng thuận lợi, đúng lộ trình đã được xác định”, ông Hùng cho hay

Ông Hùng cho biết thêm, Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm gửi thông báo đến tất cả các doanh nghiệp, chủ phương tiện; đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi để tránh phải gia hạn như với bằng lái xe ô tô FC

Theo quy định, từ 1/7/2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên; xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ sẽ phải có thiết bị giám sát mới được hoạt động

Từ 1/1/2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên; xe búyt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Đến 1/7/2012, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ phải có và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình

P/S: Hộp đen BinhAnh GPS đối tác chiến lược của Bộ giao thông vận tải
 
Quản lý xe khách, xe container bằng hộp đen​

- Tới đây các loại xe khách tuyến cố định cự ly 500 km trở lên, xe chở khách du lịch, container sẽ phải gắn thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen). Thiết bị này được Bộ GTVT thử nghiệm ngày 16-7, nhưng từ đây đặt ra bài toán quản lý hộp đen không dễ...

15969_400.jpg

Thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng trực tiếp chạy thử nghiệm xe gắn
“hộp đen” trước khi áp dụng từ 1-7-2011​

Xóa xe dù, bến cóc

Nếu như những gì thể hiện qua tính năng của hộp đen trong đợt thử nghiệm vừa qua, người quản lý hoặc cơ quan chức năng có thể ngồi một chỗ giám sát hoạt động của phương tiện. Thậm chí, nếu lắp camera trong xe còn có thể đếm được bao nhiêu khách

Qua thử nghiệm hộp đen cho thấy, doanh nghiệp vận tải có thể tự đặt tốc độ tối đa của xe để hạn chế việc tài xế phóng nhanh vượt ẩu, thậm chí kiểm soát được cả tiêu hao nhiên liệu. Trong lần thử nghiệm vừa qua, trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng cho biết: “Phần cứng của thiết bị nhập từ Trung Quốc nhưng phần mềm do công ty ở Việt Nam sản xuất”

Hộp đen nhỏ gọn được lắp trên đầu xe khách tương tự như thiết bị GPS dẫn đường được lắp trên hầu hết các ô tô ở châu Âu. Theo đại diện Cục Đăng kiểm giới thiệu ngay trên xe thử nghiệm, ngoài quy định của Luật Giao thông Đường bộ bắt buộc, người sử dụng có thể chọn nhiều tính năng khác nữa

Như một số doanh nghiệp còn lắp cả camera giám sát số lượng khách trên xe. Cước phí sử dụng thiết bị hộp đen mỗi xe/tháng từ 50 đến 140 nghìn đồng. Nhiều doanh nghiệp vận tải có tiếng đã tự trang bị để giám sát công việc kinh doanh. Trong tương lai, không có lý do gì để cho các loại xe dù chạy vòng vo đón khách, bến cóc mọc tuỳ tiện tồn tại

Khó quản

Tuy nhiên, không phải cứ lắp hộp đen lên xe, mọi việc sẽ đi vào trật tự. Trên thực tế, chỉ trên tuyến quốc lộ đã có nhiều mức tốc độ khác nhau, trong khi đó, hộp đen chỉ cho phép ghi nhận một mức tốc độ giới hạn. Ví dụ nếu đặt mức tốc độ tối đa chạy 80km/h, khi nào xe hoạt động trên mức đó, máy sẽ cảnh báo và ghi nhận. Nhưng, trên toàn tuyến quốc lộ, nhiều chỗ giới hạn tốc độ khác nhau: Có nơi chỉ cho chạy tối đa 50km/h, nơi khác chỉ 40km/h...Chưa kể, tài xế có thể viện lý do tai nạn hoặc gặp ổ gà tác động tới hộp đen gây hỏng, xoá dữ liệu

Phó Tổng cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền nói: “Trước mắt, các doanh nghiệp vận tải sẽ tự lưu trữ dữ liệu. Nhà nước sẽ quy định thời gian lưu trữ và kiểm tra định kỳ để kịp thời chấn chỉnh. Về lâu dài, Tổng Cục Đường bộ sẽ xây dựng hệ cơ sở dữ liệu vận tải cả nước như danh mục đơn vị vận tải, tuyến, chất lượng vận tải...”

Chuyện hộp đen, các bộ ngành chức năng sốt sắng và đưa vào luật từ lâu nhưng nếu không chuẩn bị tốt sẽ giống câu chuyện bằng FC vừa qua. Thứ trưởng Hùng khẳng định: “Nếu đến 1-7-2011, các xe thuộc diện phải lắp mà không thực hiện sẽ phải ngừng hoạt động. Các Trạm Đăng kiểm xe cơ giới sẽ kiểm tra giám sát, nếu xe nào không có thiết bị sẽ không được cấp giấy kiểm định. Dự kiến cuối tháng 7, đầu tháng 8, Bộ GTVT sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về lắp đặt thiết bị này”

Làm căn cứ xử phạt


Theo Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, CSGT có thể căn cứ những dữ liệu trong hộp đen để xử lý xe vi phạm thay vì đứng ngoài đường bắn tốc độ. Ngay trong buổi thử nghiệm, đại diện Cục Đăng kiểm nói rõ, đi kèm với thiết bị còn có cả máy in để khi cần có thể in ngay các số liệu như tốc độ, bẻ lái hay phanh gấp... trình cơ quan chức năng

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Trung tướng Cao Xuân Hồng, cũng cho biết: "Bộ Công an và các bộ ngành liên quan sẽ nghiên cứu áp dụng cơ sở dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình để xử phạt vi phạm giao thông và điều tra tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn"
 
Quản lý phương tiện bằng công nghệ cao​

- Theo Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Trần Ngọc Thành, từ ngày 1-7-2012, các loại xe chở khách du lịch, container, xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe khách hợp đồng phải lắp thiết bị giám sát hành trình

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên ô tô để ghi nhận các hành vi: Không được lái xe liên tục 4 giờ và quá 10 giờ một ngày; không được đón khách dọc đường, chạy sai hành trình…Việc ứng dụng công nghệ này để quản lý vận tải tạo thuận lợi cho hành khách và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị này và duy trì tình trạng hoạt động của thiết bị

Bộ GTVT quy định (thiết bị) phải có 5 tính năng cơ bản có thể ghi nhận: Bến đi bến đến; hành trình; tốc độ lái xe; số lần đóng mở cửa xe và thời gian lái xe liên tục của tài xế

Với việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình doanh nghiệp có thể dừng hoạt động của xe từ xa
 
Top