What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bộ GTVT cấp phép thiết bị giám sát hành trình oto

LOBBY.VN

Administrator
Bộ GTVT cấp phép thiết bị giám sát hành trình oto​

News_Cty_18062011_1.jpg

Xuất hiện sản phẩm hộp đen hợp quy đầu tiên​

- Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho hay, tính đến ngày 17/6, mới chỉ có 1 đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm hộp đen được cấp giấy chứng nhận hợp quy

Theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, phương tiện vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) là một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và yêu cầu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp thiết bị này trên phương tiện vận tải

hopden190611_6a3f3.jpg

Hộp đen của Công ty Bình Anh được sản xuất tại Việt Nam​

Như vậy, mặc dù Chính phủ đã cho phép lùi xử phạt đối với xe thuộc diện phải lắp đặt trước ngày 1/7 thêm 2 năm (1/7/2013) nhưng với các doanh nghiệp, tới đây nếu muốn đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô vẫn phải lắp thiết bị này theo đúng thời điểm 1/7/2011

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 400.000 phương tiện tham gia kinh doanh vận tải và có khoảng gần 150.000 phương tiện thuộc diện phải lắp đặt hộp đen. Theo tình hình chung, mỗi năm số lượng phương tiện được đầu tư mới để tham gia vào thị trường vận tải tăng khoảng 10-15%”

Từ những con số trên có thể thấy mỗi năm sẽ có khoảng 10.000-15.000 phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải sẽ phải lắp đặt thiết bị hộp đen và sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1/7/2011

Ông Nguyễn Văn Ích - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) - cho biết: “Đến nay đã có một số đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm hộp đen làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận hợp quy

Tuy nhiên, đến ngày 17/6, Vụ KHCN mới chỉ cấp một giấy chứng nhận hợp quy cho 1 công ty là Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh. Chúng tôi đang tạo những điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thiết bị này để đáp ứng lộ trình thực hiện việc lắp đặt theo các qui định của Chính phủ và Bộ GTVT”

image001.jpg

Ông Đào Thanh Anh - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh - cho hay: “Thời gian để triển khai quy định bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình khi cấp phép kinh doanh vận tải không còn nhiều, chúng tôi đang nỗ lực đẩy nhanh việc sản xuất và cung cấp thiết bị kịp thời nhằm tạo sự chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thiết bị này và giúp các doanh nghiệp vận tải có được sự chuẩn bị tốt nhất”

Theo ông Đào Thanh Anh, hiện công ty Bình Anh có thể cung cấp khoảng 5.000 thiết bị mỗi tháng
 
Dấu hợp quy sẽ được dán lên sản phẩm BA1-BlackBox​

News_Cty_18062011_2.jpg

Bình Anh là đơn vị đầu tiên có sản phẩm đạt chuẩn thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT)

Đáp lại sự tin tưởng của quý khách hàng về khả năng công nghệ của công ty Bình Anh, ban giám đốc công ty Bình Anh trân trọng thông báo:
"Bình Anh là công ty đầu tiên được chứng nhận là đơn vị sản xuất trong nước có sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31: 2011/BGTVT về thiết bị TBGSHT của xe ô tô (Thông tư 08/2011/TT-BGTVT ngày 08/03/2011)

BA1-Blackox là sản phẩm đầu tiên đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy chứng nhận vào ngày 17/06/2011."
Theo nghị định 33&34 sẽ lùi thời hạn xử phạt đến năm 2013. Tuy nhiên theo nghị định 91, kể từ ngày 1/7/2011, để được cấp phép mới, xe khách, xe du lịch và xe côngtennơ phải được lắp TBGSHT phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2011/BGTVT và phải có bản hợp đồng và nghiệm thu lắp đặt TBGSHT

Vậy nếu quý khách có phương tiện thuộc diện nêu trên phải có ngay kế hoạch chuẩn bị để không ảnh hưởng, gián đoạn đến quá trình kinh doanh vận tải vì thời hạn áp dụng đã rất gần. Quý khách vui lòng liên hệ theo các số điện thoại sau để được tư vấn:

04.3 642 5009
0986 44 88 33
0985 87 95 95
0978 56 56 09
 
Xe khách lắp hộp đen mới được cấp phép kinh doanh vận tải

- Theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, phương tiện vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) là một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và yêu cầu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô phải có hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp thiết bị này trên phương tiện vận tải

Như vậy, mặc dù Chính phủ đã cho phép lùi xử phạt đối với xe thuộc diện phải lắp đặt trước ngày 1/7 thêm 2 năm (1/7/2013) nhưng với các doanh nghiệp tới đây nếu muốn đăng ký kinh doanh vận tải bằng ôtô vẫn phải lắp thiết bị này theo đúng thời điểm 1/7/2011

hopden1.jpg

Chính thức có sản phẩm hộp đen hợp quy trên thị trường​

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam: “Hiện cả nước có khoảng 400.000 phương tiện tham gia kinh doanh vận tải và có khoảng gần 150.000 phương tiện thuộc diện phải lắp đặt hộp đen

Theo tình hình chung, mỗi năm số lượng phương tiện được đầu tư mới để tham gia vào thị trường vận tải tăng khoảng 10 – 15%”. Từ những con số trên có thể thấy mỗi năm sẽ có khoảng 10.000 – 15.000 phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải sẽ phải lắp đặt thiết bị hộp đen và sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1/7/2011

Trước thời điểm qui định bắt buộc phương tiện vận tải phải lắp hộp đen thì mới được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, ngày 16/7, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ích – Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) cho biết: “Đến nay đã có một số đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm hộp đen làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận hợp quy

Tuy nhiên đến ngày 17/6, Vụ KHCN mới chỉ cấp một giấy chứng nhận hợp quy cho Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh. Chúng tôi đang tạo những điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thiết bị này để đáp ứng lộ trình thực hiện việc lắp đặt theo các quy định của Chính phủ và Bộ GTVT”

Ông Đào Thanh Anh – Giám đốc Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh – đơn vị sản xuất thiết bị giám sát hành trình đầu tiên được cấp giấy chứng nhận hợp quy, cho biết: “Hiện nay chúng tôi có thể cung cấp tới 5.000 thiết bị/tháng nên hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng kinh doanh vận tải trong thời gian tới”
 
Công bố các sản phẩm giám sát hành trình hợp quy​

Tính đến ngày 23/6/2011, Bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN:31/2001/BGTVT cho 4 loại thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô

Đó là các thiết bị kiểu loại:

- BA1-Blackbox của Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh (điện thoại: 04 36425009)

- XblackBox-A/XBA-A của Công ty TNHH TM điện tử Vinh Hiển (VECOM) (điện thoại: 08 62963926)

- TGPS-1 của Công ty TNHH Viễn Thông TÍT (điện thoại: 08 38681700)

- H1-2011 của Công ty Cổ phần VCOMSAT (điện thoại: 04 37916042)

Các độc giả quan tâm có thể xem danh sách chi tiết các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô có kiểu loại sản phẩm được Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN:31/2011/BGTVT được cập nhật liên tục tại đây
 
Đề xuất tiếp tục sử dụng hộp đen không hợp quy​

- Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục cho sử dụng hộp đen không còn phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ GTVT trong một thời gian nhất định để tránh lãng phí hoặc cho phép nâng cấp thiết bị để đạt yêu cầu

Như tin đã đưa, theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, phương tiện vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) là một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Yêu cầu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp thiết bị này trên phương tiện vận tải

Về qui định này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam - cho biết: “Theo phản ánh của các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, trong thời gian qua do các thiết bị hộp đen hợp chuẩn chưa được công bố nên các Sở GTVT và cơ quan chức năng khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải chỉ cấp tạm thời 1 năm thay vì 7 năm như qui định. Đồng thời có các yêu cầu phải hoàn thành việc lắp đặt khi có đủ điều kiện để được cấp giấy phép theo đúng qui định là 7 năm”

Theo Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT), đến ngày 22/6, đã có 4 doanh nghiệp cung cấp thiết bị hộp đen được cấp giấy chứng nhận hợp quy của Bộ GTVT

Một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp vận tải lo lắng hiện nay là “số phận” của những thiết bị mà các doanh nghiệp này lắp đặt nhưng nay không còn phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ GTVT đặt ra. Ông Hùng cho hay, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã chính thức có văn bản kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục cho sử dụng thiết bị này trong một thời gian nhất định để tránh lãng phí hoặc có thể cho phép nâng cấp thiết bị để đạt yêu cầu

Ông Đào Thanh Anh - Giám đốc Công ty Điện Tử Bình Anh, đơn vị sản xuất thiết bị hộp đen đầu tiên được cấp giấy chứng nhận hợp quy vào ngày 17/6 vừa qua, cho biết: “Hiện nay chúng tôi đã cung cấp gần 10.000 thiết bị ra thị trường cho một số khách hàng như: Transerco, Mai Linh, Hoàng Long, Hoàng Hà, Cổ phần xe khách Hà Nội, xe khách Bắc Giang…. Trong số này có khoảng 25% thuộc diện phải lắp thiết bị hộp đen

Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng thuộc diện đã lắp hộp đen nhưng chưa hợp quy, chúng tôi sẽ đưa ra 2 phương án là nâng cấp thiết bị cũ hoặc hỗ trợ mua lại thiết bị cũ do công ty sản xuất và bán cho khách hàng thiết bị mới đạt chuẩn”

Ngày 24/6, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho biết: “Tổng cục vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện quy định bắt buộc lắp thiết bị này khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Hiện nay, nhiều địa phương đang vận dụng những cách khác nhau khi cấp giấy phép kinh doanh nên cần phải có sự thống nhất trong cách hiểu để thực hiện. Đối với các thiết bị đã lắp đặt trước đây, chưa có giấy chứng nhận hợp qui thì các doanh nghiệp vận tải cần có phương án để nâng cấp, kiểm chuẩn và có giấy chứng nhận hợp qui theo đúng qui định”

Trước khó khăn của các doanh nghiệp vận tải khi phải đầu tư và duy trì hệ thống máy chủ và bản đồ số, ông Đào Thanh Anh cho hay, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp lắp thiết bị này đều chọn phương án thuê dịch vụ máy chủ. Khách hàng chỉ cần trả tiền hàng năm cho mỗi xe chứ không phải tốn kém đầu tư nhân lực quản trị, duy trì, bảo mật, bảo hành, bảo trì, nâng cấp sao lưu định kỳ…

“Mô hình này phù hợp với mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp chỉ có 1 xe đến vài nghìn xe, bởi vậy các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ đã không còn phải lo lắng.” - ông Thanh Anh nói
 
Phải lắp mới được cấp phép

- Theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, lắp hộp đen là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh vận tải từ ngày 1-7. Nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải cũng như Sở GTVT nhiều địa phương vẫn lúng túng trong việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình này

98918_400.jpg

Xe phải lắp hộp đen doanh nghiệp mới được cấp phép kinh doanh vận tải​

Hộp đen hợp chuẩn chưa được công bố

Mặc dù đã có quy định cho phép lùi xử phạt đến 1-7-2013 đối với xe thuộc diện phải lắp đặt hộp đen nhưng với các doanh nghiệp vận tải, nếu muốn đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô, vẫn phải lắp thiết bị này như một điều kiện bắt buộc từ 1-7-2011. Trong hồ sơ yêu cầu cấp phép phải có hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp hộp đen

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, lắp hộp đen không đơn giản là lắp thiết bị trên xe là xong mà còn phải đào tạo đội ngũ vận hành, xây dựng bộ máy quản lý và xử lý số liệu nên rất cần thực hiện theo một lộ trình cụ thể

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, HTX vận tải trong Hiệp hội, do hộp đen hợp chuẩn chưa được công bố nên các Sở GTVT và cơ quan chức năng khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải chỉ cấp tạm thời 1 năm thay vì 7 năm như qui định và yêu cầu phải hoàn thành việc lắp đặt khi có đủ điều kiện để được cấp giấy phép theo đúng qui định là 7 năm

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh cho biết, mặc dù là địa bàn có khá nhiều phương tiện thuộc diện phải lắp hộp đen nhưng đến nay Sở chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào từ Bộ GTVT. Do vậy, việc cấp phép kinh doanh vận tải vẫn diễn ra bình thường. Theo đó, các doanh nghiệp vận tải chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP sẽ chỉ được cấp phép tạm thời 1 năm

4 đơn vị có hộp đen hợp quy

Tính đến 23-6, theo thông tin từ Bộ GTVT, mới có 4 đơn vị sản xuất, cung ứng hộp đen được Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) cấp giấy chứng nhận hợp quy

Ông Nguyễn Văn Ích, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, cho biết: “Để cấp giấy chứng nhận hợp quy cho thiết bị hộp đen phải trải qua các công đoạn kiểm chuẩn tại các trung tâm sau đó mới chuyển hồ sơ về Vụ Khoa học công nghệ của Bộ để cấp giấy chứng nhận nên một số đơn vị vẫn đang trong quá trình kiểm chuẩn, chưa cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian tới, chắc chắn sẽ có thêm các đơn vị đủ điều kiện cung ứng thiết bị này”

Nhiều doanh nghiệp vận tải lo lắng bởi chi phí lắp đặt và duy trì hoạt động của trung tâm điều hành lớn trong khi giá cước vận tải thấp nên các doanh nghiệp, HTX có dưới 5 xe chưa dám lắp hộp đen. Không những thế, sự hiểu biết về thiết bị của nhiều cán bộ quản lý vận tải còn rất hạn chế

Tuy nhiên, ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Cty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh (đơn vị sản xuất hộp đen đầu tiên được Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận hợp quy) cho biết: “Hầu hết doanh nghiệp lắp thiết bị này đều chọn phương án thuê dịch vụ máy chủ, khách hàng chỉ cần trả tiền hằng năm cho mỗi xe chứ không phải tốn kém đầu tư nhân lực quản trị, duy trì, bảo mật, bảo hành, bảo trì, nâng cấp sao lưu định kỳ... Bởi vậy, kể cả các doanh nghiệp vận tải chỉ có một, hai xe cũng không còn phải lo lắng”

Các doanh nghiệp khi đầu tư hộp đen hợp quy đều tính toán để nhanh chóng khấu hao thiết bị và có thêm tính năng đo được mức nhiên liệu, kết nối được với camera để quản lý số lượng hành khách và thái độ phục vụ của lái xe, phụ xe, kiểm soát tình trạng cố tình tắt điều hòa…

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho biết, Tổng cục vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện qui định bắt buộc lắp hộp đen khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Nhiều địa phương đang vận dụng những cách khác nhau khi cấp giấy phép kinh doanh nên cần có sự thống nhất trong cách hiểu để thực hiện

Kiến nghị lùi lắp hộp đen

Ngày 27-6, đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam gửi văn bản tới Bộ trưởng GTVT kiến nghị lùi thời gian lắp đặt, cho phép tiếp tục sử dụng hộp đen đã lắp và nâng thời gian cấp phép kinh doanh tạm thời đến năm 2013 cho xe khách

Theo Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, kiến nghị trên nhằm khắc phục những bất cập, chồng chéo giữa quy định xử phạt và quy định lắp đặt: Nghị định xử phạt vi phạm giao thông mới được sửa đổi quy định đến ngày 1-7-2013, mới chính thức xử phạt xe ô tô không lắp đặt hộp đen.
Trong khi đó, Nghị định số 91 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô (chưa được sửa đổi) quy định từ ngày 1-7 này, kinh doanh vận tải vẫn phải lắp đặt hộp đen. Vì vậy, nhiều địa phương lấy lý do doanh nghiệp chưa lắp đặt hộp đen nên chỉ cấp phép tạm thời hoạt động vận tải trong thời gian 1 năm. Khi nào doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ việc lắp đặt hộp đen mới được cấp phép theo đúng thời hạn là 7 năm
 
Doanh nghiệp vận tải rối bời trước thời hạn lắp hộp đen​

Chỉ còn vài ngày nữa mốc giới hạn để các doanh nghiệp thực hiện lắp “hộp đen” theo Nghị định 91 ban hành (1/7/2011) có hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn đang rối bời trước việc thực thi nghị định trên

Theo lộ trình của Nghị đinh 91 bắt đầu từ 1/7 các doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép kinh doanh vận tải từ các Sở Giao thông vận tải phải thỏa mãn điều kiện có hợp đồng lắp đặt GPS và nghiệm thu GPS. Càng gần đến ngày Nghị định trên có hiệu lực các doanh nghiệp càng trở lên lúng túng

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 2,5 vạn chiếc container cần lắp, giá lắp cho 1 chiếc trên xe cỡ khoảng 6 đến 7 triệu, như vậy cũng lên tới trên 100 tỷ, đó là chưa kể xe khách và các hệ thống quản lý khác

Trước tình trạng trên, các doanh nghiệp và Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục cho sử dụng hộp đen không còn phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ trong một thời gian nhất định để tránh lãng phí hoặc cho phép nâng cấp thiết bị để đạt yêu cầu vì khó thể lắp đặt theo đúng lộ trình quy định

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam cho biết, Hiệp hội không chỉ kiến nghị lùi xử phạt mà còn đề nghị lùi lộ trình lắp ráp và cũng cần phải có thời gian để doanh nghiệp lựa chọn thiết bị lắp ráp. “Việc không lùi lộ trình thời hạn lắp đặt là gây khó khăn cho doanh nghiệp,” ông Hùng đưa ra chính kiến

Theo ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty Điện Tử Bình Anh, đơn vị sản xuất thiết bị hộp đen đầu tiên được cấp giấy chứng nhận hợp quy vào ngày 17/6, các doanh nghiệp sản xuất đều đã sẵn sàng với GPS, giờ Bộ ban hành quy chuẩn kiểm định, đơn vị được kiểm định thì sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã có mặt trên thị trường và đang tiến hành lắp đặt cho doanh nghiệp có nhu cầu

Số liệu thống kê của công ty Bình Anh cho thấy, hiện đơn vị này đã cung cấp gần 10.000 thiết bị ra thị trường cho một số khách hàng như: Transerco, Mai Linh, Hoàng Long, Hoàng Hà, Cổ phần xe khách Hà Nội, xe khách Bắc Giang…. Trong số này có khoảng 25% thuộc diện phải lắp thiết bị hộp đen

Đề cập đến chất lượng hộp đen, ông Thanh Anh cho hay: “Các mẫu thiết bị hộp đen được kiểm định tại Viện Đo Lường và Trung Tâm Kỹ Thuật I qua vài chục phép thử như: chịu nóng +70oC, chịu lạnh – 10oC, chịu rung xóc, va đập, độ chính xác của thời gian, các chức năng phần mềm.. Nếu đạt thì mới gửi các kết quả lên Bộ Giao thông vận tải để xét cấp giấy chứng nhận hợp quy”

Gỡ rối cho doanh nghiệp

Hiện tại, các doanh nghiệp cũng đang lúng túng trong việc lắp đặt hộp đen bởi có đơn vị đã tiến hành lắp trước thời hạn có dấu quy chuẩn hợp quy, đồng thời các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ không thể giám sát, quản lý được vì không đủ vốn đầu tư hệ thống giám sát

Ông Hùng đưa ra dẫn chứng như nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, (có doanh nghiệp chỉ 2-3 xe) đặc biệt là các hợp tác xã, việc lắp đặt thì các chủ xe có thể lắp được nhưng hợp tác xã làm thế nào để có cán bộ, thiết bị quản lý xe của xã viên và người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn chưa có thời gian chuẩn bị cho công việc này về khai thác thông tin, quản lý theo dõi xe

Ông Hùng cũng cho biết: “Đối với những thiết bị đã lắp ráp rồi, Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải không hồi tố, cho phép các doanh nghiệp vận tải tiếp tục sử dụng trong thời gian nhất định theo quy định của Bộ để tránh lãng phí cho doanh nghiệp”

Đồng tình quan điểm đó, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho hay: “Việc lắp thì chúng tôi vẫn lắp, nhưng sau đấy làm gì với thiết bị đó thì tới giờ chúng tôi chưa biết thế nào và đang gặp nhiều lúng túng”

Theo hai vị Chủ tịch Hiệp hội vận tải, những băn khoăn đó chủ yếu do doanh nghiệp chưa có thời gian chuẩn bị. “Do đó, cần có thời gian nghiên cứu, chứ nếu vội vã sẽ gây ra lãng phí,” hai vị chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô kiến nghị

Đối với những hộp đen đã lắp mà không đúng quy chuẩn trước thời hạn 1/7 của Bộ Giao thông vận tải các công ty sản xuất, lắp ráp sẽ có những cách gỡ rối để doanh nghiệp giảm được chi phí và thiệt hại

“Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng thuộc diện đã lắp hộp đen nhưng chưa hợp quy, chúng tôi sẽ đưa ra 2 phương án là bổ sung một số phụ kiện hay nâng cấp thiết bị cũ hoặc hỗ trợ mua lại thiết bị cũ do công ty sản xuất và bán cho khách hàng thiết bị mới đạt chuẩn,” ông Thanh Anh chia sẻ

Trước khó khăn của các doanh nghiệp vận tải khi phải đầu tư và duy trì hệ thống máy chủ và bản đồ số cũng như quá trình bảo mật thông tin, ông Thanh Anh cho hay, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp lắp thiết bị này đều chọn phương án thuê dịch vụ máy chủ để đỡ tốn kém và dễ quản lý

Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một tài khoản và mật khẩu riêng để họ có thể trực tiếp theo dõi, giám sát phương tiện

Ông Thanh Anh lý giải thêm: “Ngoài ra, khách hàng chỉ cần trả tiền hàng tháng trọn gói trên dưới 150.000 đồng/xe chứ không phải tốn kém đầu tư nhân lực quản trị, duy trì, bảo mật, bảo hành, bảo trì, nâng cấp sao lưu định kỳ…”

“Mô hình này chính là giải pháp phù hợp với mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp chỉ có 1 xe đến một nghìn xe, bởi vậy, các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ đã không còn phải lo lắng,” ông Thanh Anh nói
 
Doanh nghiệp vận tải phải lắp hộp đen trong vòng 6 tháng​

- Theo văn bản mới nhất của Bộ GTVT, tất cả ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình xe (hộp đen) trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1-7

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng vừa ký văn bản số 3864/BGTVT-KHCN về việc lắp thiết bị giám sát hành trình xe ôtô, yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT đảm bảo việc lắp hộp đen theo đúng quy định

Theo đó, việc lắp đặt thiết bị này là một trong các điều kiện bắt buộc khi xem xét để cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Về việc xử lý đối với các trường hợp cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu: Từ ngày 1-7, việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp chỉ được xem xét sau khi đã được kiểm tra và đảm bảo các xe ôtô kinh doanh vận tải đã được lắp hộp đen hợp quy

Với các trường hợp đã có giấy phép kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải có văn bản cam kết cụ thể lộ trình lắp đặt trình cơ quan quản lý căn cứ điều kiện thực tế của doanh nghiệp để xem xét chấp thuận

Đặc biệt, về nguyên tắc, lộ trình lắp đặt hộp đen không được chậm quá 6 tháng so với thời hạn quy định. Với thiết bị đã lắp đặt trên phương tiện vận tải, doanh nghiệp phải thống kê, báo cáo cụ thể về số lượng, kiểu loại, tính năng kỹ thuật, điều kiện hợp đồng, thời gian lắp đặt, đơn vị cung cấp và chủ động phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ để có phương án thay thế thiết bị đã lắp đặt

Như vậy, từ 1-7, các trường hợp đã được cấp phép trước khi qui định trên có hiệu lực vẫn phải có cam kết và lắp đặt hộp đen sau đó không quá 6 tháng. Đây là một thông tin khá bất ngờ đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp thiết bị hộp đen bởi trước đó họ cho rằng, Chính phủ đã cho phép lùi thời hạn xử phạt thêm 2 năm, đến 1-7-2013 mới phải thực hiện

Việc thực hiện theo nội dung của văn bản nêu trên cũng đặt ra vấn đề về khả năng cung ứng thiết bị, bởi sẽ có hàng trăm nghìn phương tiện thuộc diện phải lắp đặt, trong khi đến nay mới chỉ có 4 đơn vị được Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận thiết bị hợp quy

Tuy nhiên, theo ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Cty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh, hoàn toàn không lo thiếu hộp đen. Hiện doanh nghiệp này có thể cung cấp tới 5.000 thiết bị/tháng

Đối với khoảng 6-7 nghìn thiết bị chưa hợp quy đã được doanh nghiệp lắp đặt trước đây, các nhà cung cấp sản phẩm có thể đưa ra phương án là nâng cấp thiết bị cũ hoặc hỗ trợ mua lại thiết bị cũ và bán cho khách hàng thiết bị mới đạt chuẩn
 
Còn kẽ hở cho hộp đen ô tô kém chất lượng​

hop-den.jpg


Một số doanh nghiệp nhập khẩu hộp đen đã khai thành sản xuất trong nước, để những lô hàng nhập khẩu sau đó thoải mái tuồn về Việt Nam mà không kiểm soát chất lượng của các cơ quan chức năng

Từ ngày 1.7, thị trường thiết bị giám sát hành trình (gọi nôm na là hộp đen) bắt đầu nóng lên. Theo ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Cty TNHH TM điện tử Vinh Hiển (TPHCM) - số lượng hộp đen bán ra trong những ngày qua đã tăng khá

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, cần giữ cái đầu lạnh trong khi lựa chọn, vì trên thị trường hiện có nhiều kẽ hở cho các loại hộp đen kém chất lượng len lỏi

Hàng nhập khẩu núp danh sản xuất trong nước

Hiện nay, trong cả nước đã có 3 tổ chức được chỉ định có chức năng kiểm định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho hộp đen ôtô. Và bước đầu đã có 4 mẫu hộp đen được các tổ chức trên chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 31:2011/BGTVT của Bộ GTVT. Đó là các mẫu hộp đen H1-2011 của Cty cổ phần VCOMSAT; BA1-Blackbox của Cty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh; XblackBox -A/XBA-A của Cty TNHH TM điện tử Vinh Hiển (VECOM) và TGPS-1 của Cty TNHH viễn thông TÍT.

Tuy nhiên, số mẫu hộp đen bán trên thị trường còn nhiều hơn thế. Vì vậy nếu các doanh nghiệp, cá nhân không chú ý tìm hiểu kỹ, rất có thể mua phải những sản phẩm chưa được công nhận hợp quy.

Theo quy chuẩn QCVN 31:2011/BGTVT ban hành kèm theo thông tư 8.2011 của Bộ GTVT, giấy công bố hợp quy đối với hộp đen nhập khẩu được đánh giá theo phương thức 7 (theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ) chỉ có giá trị cho từng lô hàng. Trong khi đó, hộp đen sản xuất trong nước được đánh giá theo phương thức 1, giấy công bố hợp quy có giá trị theo mẫu sản phẩm. Vì thế, để né việc công bố hợp quy theo lô, một số doanh nghiệp nhập khẩu hộp đen đã khai thành sản phẩm sản xuất trong nước, để những lô hàng nhập khẩu sau đó thoải mái tuồn về Việt Nam mà không kiểm soát chất lượng của các cơ quan chức năng

Thấy lỗ hổng, sao không “bịt” ?

Như vậy, lỗ hổng lớn nhất trong vấn đề chứng nhận hợp quy cho hộp đen hiện nay chính là chưa có biện pháp để phân biệt, đánh giá chính xác hộp đen nhập khẩu với hộp đen lắp ráp, sản xuất trong nước. Đành rằng hiện nay, các linh kiện để lắp ráp hộp đen trong nước dù mang nhãn của các Cty Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc thì cũng đều được gia công sản xuất tại Trung Quốc. Song các nguồn linh kiện từ Trung Quốc rất đa dạng theo tính chất tiền nào của nấy, tốt có và kém chất lượng cũng đầy rẫy

Nếu sản phẩm nhập khẩu thay vì phải kiểm định theo lô, nhưng lại né được thủ tục này, thì những lô sản phẩm nhập khẩu sau đó ai bảo đảm đạt chất lượng? Theo các nhà sản xuất trong nước, mỗi hộp đen chỉ cần thay bằng một số linh kiện giá rẻ nhưng vẫn bán với mức giá linh kiện tốt, thì nhà nhập khẩu đã vớ bẫm. Tai hại hơn nữa, khi hàng nhập khẩu kém chất lượng núp bóng danh nghĩa hàng sản xuất trong nước sẽ gây ra tai tiếng và làm mất uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam

Theo chúng tôi được biết, các cơ quan quản lý đã nhìn thấy lỗ hổng này như một con đường êm thấm để hàng kém chất lượng tuồn vào thị trường VN, thế nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp kiểm soát. Trong các văn bản quy định về kiểm định, công bố hợp quy đối với hộp đen ôtô hiện nay đều không có điều khoản nào đề cập đến việc kiểm tra thực tế xưởng sản xuất, mà chỉ thuần túy đánh giá trên hồ sơ. Doanh nghiệp khai báo thế nào thì cơ quan quản lý và tổ chức kiểm định biết vậy

Giá mỗi chiếc hộp đen bán trên thị trường hiện dao động ở mức từ 250-300USD/chiếc. Với hàng kém chất lượng, giá thành chỉ bằng một nửa hoặc thấp hơn. Giả sử trong trường hợp có xảy ra hậu kiểm, thì các sản phẩm kém chất lượng cũng đã được bán ra, các doanh nghiệp và cá nhân là khách hàng khi ấy cầm chắc thiệt hại. Hơn thế nữa, hộp đen kém chất lượng cũng khó bảo đảm tính ổn định trong hoạt động, sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý phương tiện, hành trình và tài xế của DN và cơ quan chức năng
 
Thị trường hộp đen ô tô: Thêm nhà cung cấp mới​

20110705175553_hopden.jpg

Tích hợp công nghệ định vị vệ tinh GPS và hệ thống viễn thông di động, dịch vụ V-Tracking của Viettel đang trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường hộp đen ô tô

Lợi thế chăm sóc khách hàng vượt trội

So với các công ty cung cấp dịch vụ “hộp đen” khác, Viettel có lợi thế vượt trội của hệ thống phân phối và chăm sóc khách hàng trên khắp toàn quốc. Bất kỳ một công ty nào đề nghị cung cấp dịch vụ giám sát phương tiện vận tải cũng được Viettel đáp ứng ngay mà không phụ thuộc vào địa điểm. Bên cạnh đó, khách hàng cũng được hưởng các ưu đãi về hỗ trợ tại chỗ khi thiết bị có hỏng hóc, trục trặc ở các địa điểm khác nhau

Trong khi đó, với những đơn vị khác, thiết bị “hộp đen” chủ yếu được cung cấp ở các thành phố lớn. Khi có hỏng hóc, trục trặc ở địa bàn không có chi nhánh của công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng khó có khả năng được hỗ trợ tại chỗ và phải đợi đến khi về thành phố lớn mới được giúp đỡ trực tiếp

Khi chính thức cung cấp dịch vụ giám sát phương tiện vận tải có tên gọi V-Tracking kể từ 1/6, Viettel đã tích hợp thành công giữa công nghệ định vị vệ tinh GPS và hệ thống viễn thông di động. Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ này và phần mềm chuyên biệt đi kèm, “hộp đen” với dịch vụ V-Tracking của Viettel đem lại khả năng quản lý, giám sát, truyền tải thông tin cho phương tiện vận tải tốt hơn. Khả năng định vị chính xác phương tiện vận tải online của V-Tracking tới 2,5m

Tiết kiệm chi phí

Các hãng cung cấp dịch vụ hộp đen ô tô phải thuê lại dịch vụ viễn thông và tất nhiên, chi phí đó được tính cho khách hàng. Cước dữ liệu cũng được tính với mức thông thường của một thuê bao di động. Trong khi đó, gói cước chuyên biệt V-Traking của hãng viễn thông di động Viettel có mức phí rẻ hơn hẳn do cước thuê bao “hộp đen” + cước dữ liệu vượt định mức (nếu có) của “hộp đen” đã tích hợp sẵn sim di động. Khách hàng không phải trả phí thuê bao cho dịch vụ thông tin di động của sim

Vùng phủ sóng rộng cũng là một ưu thế khiến dịch vụ V-Traking của Viettel có khả năng giám sát, quản lý tốt hơn hẳn. Đối với các hãng vận tải có nhu cầu giám sát phương tiện khi ra nước ngoài thì Viettel đang là công ty duy nhất đưa ra các hỗ trợ chi tiết về roaming quốc tế cho dịch vụ này

Theo Nghị định số 91 của Chính phủ, kể từ 1/7, tất cả các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường thủy đều phải gắn thiết bị định vị (hộp đen) cho phương tiện của mình trước ngày 1/7. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp vận tải đang chạy đua với thời gian để lắp đặt “hộp đen” với những dịch vụ đi kèm

Xuất hiện ngay trước thời điểm thị trường lên cơn sốt cùng nhiều lợi thế đặc biệt của một hãng viễn thông di động, Viettel đang trở thành một đối thủ nặng ký của các công ty cùng cung cấp dịch vụ giám sát vận tải

Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở Hà Nội nhận xét: “Thị trường có thêm nhà cung cấp mới, công ty vận tải sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, dịch vụ cũng tốt hơn và giá thậm chí còn rẻ hơn”
 
Các doanh nghiệp báo cáo việc lắp hộp đen​

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp vận tải thống kê, báo cáo cụ thể về việc lắp hộp đen cho ô tô, xe khách theo Nghị định 91 của Chính phủ. Sở này cũng cho biết, với các đơn vị không thực hiện lắp hộp đen theo quy định sẽ kiên quyết không cấp phép hoạt động

Trong văn bản vừa gửi cho các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải yêu cầu, với các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô: phải có văn bản cam kết cụ thể lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình gửi đến Sở GTVT Hà Nội (Lộ trình tối đa là 06 tháng so với quy định). Căn cứ điều kiện thực tế của doanh nghiệp Sở sẽ xem xét chấp thuận

Đối với các doanh nghiệp đã lắp thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện vận tải: yêu cầu doanh nghiệp thống kê, báo cáo cụ thể về Sở GTVT Hà Nội (số lượng, kiểu loại, tính năng kỹ thuật, điều kiện hợp đồng, thời gian lắp đặt thiết bị, đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ)

110712114319-10-979.gif

Sở Giao thông vận tải vừa yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo việc lắp hộp đen cho ô tô khách​

Nếu thiết bị hộp đen chưa hợp quy theo quy định của Bộ GTVT, đề nghị các doanh nghiệp chủ động làm việc với đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ để có phương án thay thế các hộp đen đã lắp đặt trên xe ôtô, sau đó bổ sung hồ sơ cấp phép kinh doanh vận tải văn bản công bố hợp quy, bản sao chụp Giấy chứng nhận thiết bị giám sát hành trình phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Trong công văn trên, Sở Giao thông vận tải cũng khẳng định, kể từ ngày 01/7/2011, việc cấp mới Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô cho các doanh nghiệp vận tải chỉ được xem xét sau khi kiểm tra đảm bảo các xe ôtô kinh doanh vận tải được lắp thiết bị hộp đen hợp quy theo quy định

Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, đến ngày 01/7/2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình

Đến ngày 01/01/2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn TBGSHT. Đến ngày 01/7/2012, toàn bộ phương tiện ôtô kinh doanh vận tải thuộc các loại hình trên đều phải gắn TBGSHT (trừ xe taxi)
 
Kiến nghị tất cả ô tô phải gắn thiết bị giám sát​

- Ngày 10.8, hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM đã gửi công văn lên bộ Giao thông vận tải kiến nghị sửa đổi nhiều bất cập ở Nghị định 91 ngày 21.10.2009, quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

5e88cfc971953687285dfe80d9b9392d.jpg

Theo ông Lương Hoàng Trung, phó chủ tịch hiệp hội, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình phải được tuyền truyền vận động thường xuyên để doanh nghiệp vận tải hiểu được lợi ích thiết thực, qua thực tiễn áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn…​


Theo hiệp hội, qua một thời gian áp dụng Nghị Định 91, đơn vị này đã ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh từ các doanh nghiệp về một số quy định chưa phù hợp cần phải sửa đổi bổ sung cho sát với điều kiện thực tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp

Cụ thể, theo quy định tại Điểm b, khoản 6: “Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe”. Quy định này mang tính chất bắt buộc đối với doanh nghiệp vận tải, nếu không có hợp đồng thuê kho bãi thì không được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Tuy nhiên, trong thực tế quy định này chỉ mang tính hình thức vì hiện nay số lượng doanh nghiệp vận tải đáp ứng được điều kiện này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa phần các doanh nghiệp vận tải thường ký hợp đồng tạm, không công chứng, chứng thực hợp đồng được với bên cho thuê đất (vì đa số đất cho thuê là sử dụng vào các mục đích khác nhưng chưa sử dụng nên tạm thời cho thuê, vì thế thiếu tính ổn định, lâu dài)

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vận tải chỉ có một vài xe nên họ thường gửi vào bãi chứ không thuê kho bãi. Do đó, hiệp hội kiến nghị chỉ khi nào quy hoạch được hạ tầng bến bãi để cho các doanh nghiệp vận tải thuê ổn định, lâu dài thì mới nên đưa vào quy định bắt buộc, hoặc chỉ nên áp dụng bắt buộc đối với các doanh nghiệp vận tải thành lập mới để từng bước tạo nên chuẩn mực chung cho hoạt động vận tải

Ngoài bất cập trên, Hiệp hội còn kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 của điều 12 quy định về “Thiết bị giám sát hành trình của xe” cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Theo ông Lương Hoàng Trung, phó chủ tịch hiệp hội, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình phải được tuyền truyền vận động thường xuyên để doanh nghiệp vận tải hiểu được lợi ích thiết thực, qua thực tiễn áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn…

Thiết bị giám sát không những có ý nghĩa giúp doanh nghiệp vận tải quản lý, khai thác được phương tiện một cách hiệu quả nhất mà còn có ý nghĩa giúp cơ quan nhà nước tổng hợp được dữ liệu, từ đó xây dựng các giải pháp quản lý hiệu quả phương tiện tham gia giao thông, đồng thời thiết bị này sẽ phòng ngừa sự vi phạm của lái xe, góp phần đảm bảo an toàn hơn cho người tham gia giao thông và bảo vệ tài sản

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 12 thì chỉ có những doanh nghiệp vận tải sau đây mới phải gắn thiết bị giám sát hành trình cho xe: “Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe”

Hiệp hội đề nghị sửa đổi: “Tất cả các phương tiện cơ giới ô tô đều gắn thiết bị giám sát hành trình”. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 12 về “Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình” như sau: Từ ngày 1.7.2013, tất cả các phương tiện cơ giới ô tô quy định tại khoản 1 điều này phải gắn thiết bị giám sát hành trình mới được kinh doanh
 
84% xe khách đã lắp đặt hộp đen
- Phú Yên có 4 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định cự ly trên 500 km (với 88 đầu xe) phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) là Công ty cổ phần Thuận Thảo (56 xe), doanh nghiệp tư nhân Vận tải và du lịch Cúc Tư (18 xe), doanh nghiệp tư nhân Thành Ban (8 xe) và doanh nghiệp tư nhân Vận tải và dịch vụ du lịch Bình Phương (6 xe). Đến nay, có 2 đơn vị là Công ty Thuận Thảo và doanh nghiệp Cúc Tư đã lắp đặt hộp đen 100% (74 xe)

Theo bà Nguyễn Thị Kim Cúc – Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Phú Yên, bên cạnh yêu cầu các doanh nhiệp vận tải chưa lắp đặt hộp đen phải có kế hoạch cụ thể cam kết thực hiện theo đúng lộ trình quy định; đoàn kiểm tra cũng đề nghị 2 doanh nghiệp vận tải Thuận Thảo và Cúc Tư liên hệ với nhà cung cấp để có phương án đảm bảo các hộp đen đã lắp đặt trên xe được chứng nhận hợp quy theo quy định
 
Gắn hộp đen cho xe chỉ để... đối phó​

Theo quy định, từ đầu năm 2012, xe khách chạy trên 300 km, xe buýt, xe hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen). Nhiều lái xe đã gắn hộp đen dỏm để đối phó do chưa có hướng dẩn “chuẩn” về thiết bị này

Trên thị trường đang tồn tại nhiều loại hộp đen khác nhau, giá cả của chúng cũng rất khác nhau. Rẻ thì 3,5 triệu đồng/bộ, đắt thì 6 triệu đồng. Có đơn vị còn hét giá đến 10 triệu đồng/bộ

Giá rẻ, đủ loại

Trong vai một gia đình, cần lắp hộp đen cho xe chỉ để kiểm định. Chúng tôi có dịp tiếp xúc với những đơn vị cung cấp hộp đen. Mỗi đơn vị đưa ra một vài mức giá khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng là mua để giám sát thực sự hay chỉ để qua cửa kiểm định. Các sản phẩm cũng được giới thiệu với nhiều xuất xứ như Châu Âu, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam…

Anh Hoàng Thế C, nhân viên một công ty lắp hộp đen giới thiệu, công ty hiện có 2 loại thiết bị hộp đen. Một loại giá 5,7 triệu đồng/bộ, một loại giá 6,4 triệu đồng/bộ và đều là hàng Đài Loan. Giá thành không chênh nhau là bao nhiêu, nhưng loại hộp đen có giá 5,7 triệu đồng/bộ thì chất lượng và độ chính xác không cao, chủ yếu dùng để đối phó. Theo anh C., công ty không khuyến khích lắp loại này, tuy nhiên, vẫn đưa ra nhiều loại để khách hàng lựa chọn

hop.jpg

Gắn hộp đen cho xe ô tô​

Anh Nguyễn V, công ty Nguyễn V cũng cho biết, giá để lắp đặt một hộp đen của công ty là 4,2 triệu đồng. Song, để thiết bị thực sự hoạt động “đúng chuẩn” trong trường hợp gia đình muốn kiểm soát tài xế thì phải tốn vài triệu nữa. Anh V còn cho biết thêm, không cần phải lo lắng về việc cảnh sát giao thông phạt nguội, bởi vì nếu muốn kiểm tra phải vào theo dõi lộ trình của xe trên phần mềm thì rất mất thời gian, công sức… vì phần mềm chỉ nhà cung cấp dịch vụ, hoặc người mua hộp đen mới có

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 30 đơn vị được phép cung cấp và lắp hộp đen cho xe. Do số lượng và mẫu mã khác nhau, nên nhiều doanh nghiệp tỏ ra bối rối khi chọn sản phẩm lắp cho xe của mình. Đó là chưa kể, các sản phẩm hộp đen này chưa xác minh được chất lượng và độ chính xác tới đâu

Theo ông Nguyễn Văn T, trưởng phòng kinh doanh công ty A.D, hầu như mức giá sản phẩm hộp đen, chủ yếu dựa vào thương hiệu, tên tuổi của nhà sản xuất. Do chưa có những quy định kiểm tra gắt gao, nên một bộ phận doanh nghiệp lắp cho khách hàng hộp đen chỉ dùng để đối phó khi kiểm định. Loại hộp đen này thường bán ngoài “chợ đen” với mức giá rẻ hơn khoảng 30% so với hàng chính hãng

Lúng túng thực thi

KS Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-0, quận 9, TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2012, Trung tâm đã bắt đầu kiểm tra hộp đen trên các xe ô tô theo quy địnhcủa nhà nước

Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng của hộp đen nên việc kiểm tra chỉ là xem xe đó có gắn hộp đen và gắn có chắc chắn hay không !

Ông Hải cũng cho biết, mặc dù đã có Thông tư 08 do Bộ Giao thông vận tải ban hành tháng 3.2011, đó là “hộp đen phải có tính năng liên tục ghi, lưu trữ và truyền phát qua mạng internet về máy chủ của doanh nghiệp các thông tin về xe...” nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cách thức cũng như phương pháp tiến hành kiểm tra

Do vậy, Trung tâm đăng kiểm chưa thể tiến hành kiểm tra được chất lượng của hộp đen gắn trên xe. Bên cạnh đó, cũng không thể giám sát được, nếu như một hộp đen dùng gắn cho xe này đi đăng kiểm, sau đó lại được tháo ra để gắn cho xe khác tiếp tục đưa đi đăng kiểm !

Ông Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khẳng định, việc gắn hộp đen cho một số phương tiện vận tải là rất khả thi, song cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo đó là những hộp đen có chất lượng, hợp chuẩn. Nếu không sẽ đem lại những kết quả tiêu cực như không quản lý được giới tài xế chạy nhanh, chạy ẩu, bớt xén, mà còn khiến doanh nghiệp phải tốn thêm một phần chi phí để lắp hộp đen

Box: Theo lộ trình áp dụng Luật Giao thông đường bộ mới, từ 1.—7.2011, các xe kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container sẽ phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen)

Từ ngày 1/1/2012: Xe kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng buộc phải gắn thiết bị GSHT. Từ ngày 1.7.2012: Tất cả các loại xe kinh doanh vận tải hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình

Khánh Mai
 
Xe khách thiếu 'hộp đen' sẽ bị cấm lưu hành
- “Cục Đăng kiểm đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ôtô đã tới thời hạn vào kiểm định nhưng chưa lắp đặt hộp đen. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu xe lưu thông trên đường không bị phạt vì chưa lắp hộp đen thì sẽ bị phạt không đủ tiêu chuẩn lưu hành”

Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết trước thực trạng có nhiều đơn vị vận tải chậm trễ trong việc lắp thiết bị giám sát hành trình GPS (hay còn gọi là ‘hộp đen”)

Kiến quyết gắn hộp đen đúng theo lộ trình

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa mốc giới hạn ngày 1/7/2012 để các doanh nghiệp thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS theo Nghị định 91 ban hành

Tuy nhiên, thống kê của Vụ Vận tải - Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), đến ngày 1/1/2012, số lượng phương tiện phải lắp thiết bị hộp đen theo báo cáo của các Sở GTVT ở các địa phương là 35.481 xe. Tính đến thời điểm 30/3/2012 có 22.786 xe lắp đặt và vẫn còn gần 14.000 phương tiện chưa gắn thiết bị

Lý giải cho việc chậm lắp thiết bị này, ông Đỗ Xuân Hoa, Vụ trưởng Vụ Vận tải - Pháp chế cho rằng, xuất phát từ việc Bộ GTVT ban hành các Thông tư, Nghị định cho lùi thời hạn lắp đặt; hoãn xử phạt; doanh nghiệp phân vân lựa chọn thiết bị, lúng túng trong khai thác, quản lý…hộp đen

“Quan điểm của Tổng cục Đường bộ VN và Bộ GTVT sẽ kiên quyết gắn hộp đen đúng theo lộ trình. Những đơn vị vận tải, xe ôtô không thực hiện sẽ có nhiều biện pháp xử lý thông qua đăng kiểm, CSGT,” ông Hoa khẳng định

Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho biết: Dù thời hạn xử phạt được lùi tới 1/7/2013, nhưng các loại ôtô thuộc diện phải lắp hộp đen đều phải lắp đặt theo lộ trình mới đủ tiêu chuẩn kinh doanh vận tải

Theo ông Giao, Cục đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ôtô đã tới thời hạn vào kiểm định nhưng chưa lắp đặt hộp đen. Như vậy, nếu xe lưu thông trên đường không bị phạt vì chưa lắp hộp đen thì sẽ bị phạt không đủ tiêu chuẩn lưu hành

Bên cạnh đó, ông Hoa cho rằng, hiện nay, hầu hết các hợp tác xã, đơn vị ít xe vận tải lắp thiết bị chỉ để đối phó, hoàn thành các thủ tục đăng kiểm, đăng ký…nên không quan tâm đến chất lượng và tận dụng tối đa khả năng khai thác

Hộp đen chất lượng kém, phạt ai ?

Ông Nguyễn Văn Ích, Vụ phó Vụ Khoa học Công nghê (Bộ GTVT) cho biết, các thiết bị GPS phải tối thiểu đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép

Hiện nay, Bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn cho 34 đơn vị sản xuất kinh doanh thiết bị hộp đen trên cả nước với nhiều loại giá khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn

Tuy nhiên, theo ông Hoa, nhiều thiết bị hộp đen giá rẻ, chất lượng kém, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị khai thác. Thậm chí, một số đơn vị khi được cấp chứng nhận hợp quy không làm mà lại “ủy quyền” cho doanh nghiệp khác sản xuất, lắp ráp như ở Quảng Ngãi, Lâm Đồng

Theo ông Hoa, các đơn vị vận tải sẽ phải bắt buộc gắn thiết bị giám sát hành trình chậm nhất là trước “giờ G” (1/7) do số lượng các phương tiện phải đến kiểm định 6 tháng/lần nếu đáp ứng thiết bị hộp đen hoạt động tốt thì mới cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe.“Thiết bị hộp đen là một bộ phận của ôtô. Nếu nó không hoạt động thì sẽ không được kiểm định. Vì vậy, đơn vị có nhu cầu lắp đặt cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn thiết bị,” ông Hoa khuyến cáo

Ông Hoa cũng khẳng định, trong các văn bản, thông tư hiện nay của Luật vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn

Ngoài ra, vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi

Theo ông Hoa, doanh nghiệp đều tính đến việc thuê đơn vị sản xuất hộp đen hệ thống theo dõi, giám sát phương tiện do không có đủ vốn để đầu tư máy chủ và bản đồ số

Để có thể hạn chế mức độ rủi ro thông tin sai lệch, khả năng lưu giữ, ông Hoa cho rằng, cần có sự bắt tay của doanh nghiệp theo dõi thiết bị với nhà mạng để hình thành một trung tâm dữ liệu chung

Theo quy định, đến ngày 1/7/2011, nhóm đối tượng 1: Gồm xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị giám sát hành trình

Với nhóm đối tượng 2 gồm: xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng thì thời hạn gắn thiết bị giám sát hành trình phải kết thúc vào ngày 1/1/2012
 
Hộp đen xe khách không hợp chuẩn sẽ phạt​

- “Phương tiện không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khi kiểm tra, kiểm định sẽ xử lý bằng cách rút hoặc không cấp giấy phép kinh doanh, đăng kiểm

Hộp đen cũng là một sản phẩm trên thị trường nên sẽ được xử phạt theo Luật thương mại và Luật khác quy định nên không quy định trong Luật giao thông”

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã có cuộc trao đổi với VietNamNet trước ngày quy định bắt buộc phải lắp hộp đen đối với xe khách

- Chuẩn bị tới hạn cuối ( 1/7) các phương tiện bắt buộc lắp đặt hộp đen. Ông có thể đánh giá sơ bộ về việc lắp đặt hộp đen của doanh nghiệp vận tải trên cả nước ?

Lắp hộp đen để quản lý hoạt động vận tải là chủ trương đúng đắn, qua thực tiễn, các Sở GTVT đã triển khai tích cực và đồng bộ. Sở đều yêu cầu doanh nghiệp phải cam kết lắp khi đến hạn

20120630153636_ng-Quy-n-MG_0138.jpg

Ông Nguyễn Văn Quyền​

Các doanh nghiệp, Hợp tác xã về cơ bản đều hưởng ứng chủ trương này. Tuy nhiên, đơn vị vận tải vẫn chưa quan tâm khai thác nên hiệu quả chưa đều

Ở nước ta, số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, xe ít, hợp tác xã có từ 5-7 xe chiếm tỷ lệ lớn nên thường chưa quản lý tập trung, khoán cho lái xe là chính. Các đơn vị này nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu của Nhà nước về lắp hộp đen và tự thân doanh nghiệp cũng chưa thấy tính cấp thiết của thiết bị để phục vụ kinh doanh nên họ chưa thực hiện đầy đủ và sử dụng thiết bị hữu hiệu

- Nhiều sản phẩm đang lưu hành trên thị trường hiện nay không đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT do chủ xe đã bắt tay với nhà sản xuất, lắp rắp tháo bớt 1 số tính năng để giảm giá. Những trường hợp này sẽ xử lý thế nào thưa ông ?

Theo quy định Bộ GTVT đã ban hành quy chuẩn kĩ thuật về hộp đen trong đó yêu cầu 5 thông tin cơ bản để phục vụ quản lý gồm: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, tình trạng khi xe đang chạy, thời gian lái xe

Ngoài ra, các đơn vị cung ứng có thể theo yêu cầu của doanh nghiệp vận tải sẽ lắp thêm một số phụ kiện với những tiêu chí khác như: mức tiêu hao nhiên liệu, số lượng hành khách trên xe...

Với các đơn vị cung ứng thiết bị khi đăng kí chất lượng sản phẩm sẽ được Viện Đo lường (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) và trung tâm đo lường quân đội kiểm định và cấp phiếu đạt chuẩn. Trên cơ sở đó Bộ ra văn bản công nhận thiết bị hợp quy

Hiện có hơn 30 sản phẩm hợp quy, các doanh nghiệp vận tải phải lắp đặt ở những đơn vị đã được công nhận hợp quy. Tổng cục Đường bộ cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần lắp đúng sản phẩm đã được công bố không lắp thiết bị trôi nổi trên thị trường

- Vậy làm thế nào có thể loại hộp đen kém chất lượng để đảm bảo tính công bằng và tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh “hộp đen” ?

Hộp đen là 1 trong những thiết bị trên ôtô và là điều kiện để kinh doanh. Thiết bị không hợp quy sẽ không đủ điều kiện kinh doanh

Các doanh nghiệp lắp đặt chỉ đối phó để đăng kiểm thì sau này Nhà nước sẽ có hình thức kiểm tra theo định kỳ thông qua hợp đồng, nghiệm thu sản phẩm, lưu trữ hồ sơ

- Ý kiến của ông như thế nào khi trong các văn bản, thông tư hiện nay của Luật giao thông vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn ?

Hộp đen cũng là một sản phẩm trên thị trường nên sẽ được xử phạt theo Luật thương mại và Luật khác quy định nên không quy định trong Luật giao thông

Kiểm tra, xử phạt vi phạm theo định kỳ

- Có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp không có tiền đầu tư mua thiết bị theo dõi nên đã thuê máy chủ. Thậm chí, các doanh nghiệp không quan tâm theo dõi hoạt động của xe ?

Việc theo dõi, quản lý hoạt động của phương tiện các đơn vị vẫn chưa thật sự để ý và quan tâm đến

Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước chưa bắt buộc mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng đủ 5 tiêu chí trên

Còn kiểm tra hộp đen sẽ định kì theo tháng, năm khi kiểm tra phải có đủ

- Vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi. Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không ?

Trong các văn bản và chỉ đạo vẫn chưa có quy định các doanh nghiệp phải truyền thông tin trực tiếp để lực lượng kiểm tra. Doanh nghiệp lưu trữ liên kết như thế nào đó để lưu trữ, hình thành trung tâm quản lý thì tự thân họ phải làm, để đảm bảo có thông tin đầy đủ khi kiểm tra

- Vậy theo ông có nên xây dựng trung tâm quản lý thông tin chung để theo dõi thiết bị ?

Đây là chủ trương đã được Tổng cục Đường bộ đề xuất và tiến tới xây dựng trong đó thông tin về hộp đen là 1 trong những trung tâm thông tin. Phần mềm cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều hoạt động nên sẽ là rất lớn

Và để xây dựng dữ liệu chung đó cũng phải trang bị hạ tầng kỹ thuật cho các Sở, các bến xe… Nếu triển khai tích cực và kinh phí có được nhanh nhất cũng phải mất 2 năm mới có thể có trung tâm quản lý thông tin chung

- Việc xử phạt vi phạm thông qua hộp đen sẽ thực hiện như thế nào bởi lực lượng công an và thanh tra giao thông vẫn chưa có các trang thiết bị để kiểm tra, theo dõi và xử lý phương tiện vi phạm ?

Các thiết bị khi kiểm tra phải in được dữ liệu để khi cơ quan chức năng kiểm tra thông qua hình thức in hoặc kiểm tra định kì khi đăng ký cấp phép kinh doanh, đăng kiểm phải in kết quả ra
 
Top